Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty nhựa cao cấp hàng không

tRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN Hà NộI KHOA Kế TOáN cHUYÊN Đề TốT NGHIệP ĐạI HọC Đề tài: HOàN THIệN CÔNG TáC HạCH TOáN NGUYÊN vật liệu Và CôNG Cụ DụNG Cụ TạI Công ty nhựa cao cấp Hàng không Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Đức Cường Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuỷ Lớp : kế toán 40- B Hệ : Chính quy Hà nội 4 – 2002 Lời Nói đầu Sau hơn 16 năm đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chúng ta đã gặt hái được rất nhiều thành tựu lớn. Từ chỗ trước đổi mới, nền công nghiệp nước t

doc117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty nhựa cao cấp hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a còn rất lạc hậu, nông nghiệp chậm tiến, hơn 80 % dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp song nước nhà hàng năm vẫn nhập khẩu lương thực, thực phẩm tiêu dùng, thì đến nay, công nghiệp đã từng bước phát triển và khởi sắc bên cạnh một nền nông nghiệp vững mạnh, sản xuất đủ dự trữ và xuất khẩu. Có được những nét mới này không thể không kể đến những đóng góp to lớn của hệ thống các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp,…Đó là những doanh nghiệp có thể nằm trong các thành phần kinh tế khác nhau song đều có đặc điểm chung là con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong sự thành công chung của tất cả các doanh nghiệp trong cả nước, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của việc quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước và sự quản lý vi mô về kinh tế của các doanh nghiệp. Kế toán nói chung và phần hành kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ nói riêng chính là công cụ giúp nhà quản trị quản lý tài chính của mình. Nhất là trong cơ chế kinh tế mới có nhiều biến động vô cùng phức tạp, mỗi doanh nghiệp đều phải tự lựa chọn cho mình một con đường đi ưu việt nhất trong khả năng hiện có. Muốn vậy, các nhà quản trị phải thông qua bộ máy kế toán để phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, đồng thời qua đó điều hành gián tiếp nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất. Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ chính là nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp, do vậy vai trò của kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ là phải làm sao cung cấp cho nhà quản lý những thông tin nhanh nhất để cho họ có thể phân tích và nắm rõ mỗi bước phát triển của doanh nghiệp mình, từ đó đề ra những biện pháp thúc đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn. Công ty nhựa cao cấp Hàng không là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất nên vai trò của kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ lại càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Đây là một phần hành quan trọng nhưng khá phức tạp nên việc thực hiện thường dễ mắc phải những thiếu sót mà chúng ta phải tìm những biện pháp mới để khắc phục nhằm làm hoàn thiện hơn công tác hạch toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ nói riêng và công tác hạch toán kế toán nói chung. Chế độ kế toán là công cụ để Bộ tài chính quản lý và điều hành hệ thống doanh nghiệp và đó cũng là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành những hoạt động kinh tế của mình. Dựa trên cơ sở thực tế là chế độ kế toán và các chuẩn mực cùng thực tế thực hiện công tác kế toán của Công ty nhựa cao cấp Hàng không, sau thời gian thực tập tại Công ty, được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy giáo Phạm Đức Cường cùng sự góp ý nhiệt tình của các cô chú trong phòng tài chính kế toán của Công ty, tôi đã chọn đề tài: hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không Với mục đích nhằm vận dụng những kiến thức về lý thuyết đã được học vào thực tế thực hiện công tác kế toán Nguyên vật liệu và Công cụ dụng cụ để rút ra được những điểm còn hạn chế, tìm phương hướng và các biện pháp khắc phục. Qua đó củng cố thêm những kiến thức lý thuyết, đồng thời có thêm kiến thức kế toán thực tế vận dụng vào trong cuộc sống có nhiều nghiệp vụ kinh tế mới đa dạng và phức tạp. Đề tài đã thực hiện bao gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần 2: Thực trạng hạch toán NVL, CCDC tại công ty nhựa cao cấp hàng không. Phần 3:Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL và CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Thực tế thực hiện phần hành kế toán NVL và CCDC ở Công ty đã có 1 số hạn chế. Tuy không thực sự toàn vẹn khi triển khai một đề tài, song tôi vẫn hy vọng bài chuyên đề sẽ đóng góp những lợi ích nhất định trong cơ chế hạch toán kế toán đang ngày càng hoàn thiện ở nước ta hiện nay, một phần cũng nhằm bổ sung vào chuẩn mực kế toán mới ban hành những cái mới từ thực tế vận dụng lý thuyết hạch toán kế toán NVL, CCDC ở Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Tuy nhiên, do kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi hy vọng sẽ đón nhận được những ý kiến đóng góp bổ ích của những người quan tâm nhằm làm đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Phạm Đức Cường, người đã hướng dẫn tôi đi những bước đi đầu tiên và cả chặng đường hoàn thiện đề tài này. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các nhân viên trong phòng kế toán tài chính của Công ty nhựa cao cấp Hàng không đã đón nhận và nhiệt tình giúp đỡ tôi, cung cấp cho tôi những thông tin thực tế cần thiết trong thời gian thực tập. Hà nội, ngày 07 tháng 05 năm 2002. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ phần 1: cơ sở lý luận chung về hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất. kháI quát chung về hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: 1.1.1, KháI niệm, đặc đIểm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Khái niệm: Đối tượng lao động là một trong những điều kiện thiết yếu của mọi quá trình sản xuất của xã hội, dưới sự tác động của con người (lao động), qua các tư liệu lao động để biến thành các sản phẩm theo mục đích sản xuất của con người nhằm thoả mãn một nhu cầu hay một nhóm nhu cầu nào đó. Nguyên vật liệu (NVL) là những đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, bịtiêu hao toàn bộ giá trị hoặc bị thay đổi hình thái (biến dạng) để cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm. Công cụ dụng cụ (CCDC) là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định về mặt thời gian và giá trị để xếp vào tài sản cố định, được quản lý và hạch toán như NVL. Đặc điểm của NVL: NVL là những đối tượng lao động, đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như: bông, sợi, sắt, thép, bột, đường,… chỉ tham gia một lần vào một chu kỳ sản xuất nhất định. Dưới tác động của lao động, NVL sẽ bị tiêu hao toàn bộ giá trị hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Giá trị của NVL chuyển dịch một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sản xuất. NVL được xem là tài sản lưu động của doanh nghiệp và giá trị NVL tồn kho chính là nguồn vốn lưu động được doanh nghiệp dự trữ dưới dạng vật chất. Đặc điểm của CCDC: CCDC có một số đặc điểm vừa giống như tài sản cố định mà khác với NVL song cũng có những đặc điểm giống với NVL mà khác với tài sản cố định: Một số đặc điểm giống với tài sản cố định mà khác với NVL: + CCDC tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh giống như tài sản cố định, trong khi đó NVL thường chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. + CCDC trong qúa trình sử dụng bị hao mòn dần giá trị giống như tài sản cố định, trong khi đó NVL thường tiêu hao toàn bộ giá trị vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. + Giá trị của CCDC thường được chuyển dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm giống như tài sản cố định. Trong khi đó NVL chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá thành sản phẩm. Một số đặc điểm giống với NVL mà khác với tài sản cố định: + CCDC tuy bị hao mòn dần giá trị khi tham gia vào quá trình sản xuất song lại không được theo dõi riêng giá trị hao mòn như tài sản cố định. + Tài sản cố định chỉ được chuyển dần giá trị vào chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm trong khi đó NVL và CCDC có thể chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí. Trên đây là những đặc điểm cơ bản thường dùng để so sánh, phân biệt CCDC với NVL và tài sản cố định. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau luôn được xếp vào nhóm CCDC: Các lán trại tạm thời, đà giáo dùng trong ngành xây dựng cơ bản, CCDC gá lắp chuyên dùng cho sản xuất. Các loại bao bì bán kèm theo hàng hoá có tính tiền riêng nhưng trong quá trình bảo quản hàng hoá vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị bao bì. Các loại bao bì dùng để đựng NVL, hàng hoá, sản phẩm trong quá trình thu mua, bảo quản, tiêu thụ. Những dụng cụ đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành sứ. Các loại quần áo, giầy dép chuyên dùng để làm việc. 1.1.2, Phân loại NVL, CCDC: Phân loại NVL: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thường sử dụng nhiều loại NVL khác nhau. Mỗi NVL lại có vai trò và công dụng rất khác nhau trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Do vậy chúng thường được phân ra chi tiết thành các loại khác nhau theo một đặc trưng nhất định để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán. Trên thực tế, người ta thường phân loại NVL theo vai trò và tác dụng của chúng trong sản xuất kinh doanh. Bao gồm: Thứ nhất, nguyên liệu và vật liệu chính: Là những nguyên liệu, vật liệu sau quá trình sản xuất tạo nên hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm. Trong đó nguyên liệu chính thường là những vật chất chưa qua chế biến công nghiệp như: mía, quặng sắt, than mỏ, trứng, bông,… Vật liệu chính là những vật chất đã qua chế biến công nghiệp như: bột mỳ, đường, sắt, thép, xi măng, sợi vải,… Thứ hai, vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, chúng thường được sử dụng kết hợp với nguyên liệu, vật liệu chính để hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, vật liệu phụ còn được dùng cho các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Một số ví dụ về vật liệu phụ như: phẩm màu, mỡ xe, dầu bôi trơn máy,… Thứ ba, nhiên liệu: Là những thứ tạo ra nhiệt năng như: xăng, dầu, củi, than, khí đốt,… Thực chất nhiên liệu là một loại vật liệu phụ. Tuy nhiên chúng được gọi thành một loại riêng vì việc tiêu dùng chúng cho sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng. Mặt khác, việc quản lý chúng cũng có nhiều điểm khác biệt so với NVL thông thường. Nhiên liệu trong một số doanh nghiệp còn được phân chia thành hai loại là Nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất và Nhiên liệu sử dụng cho máy móc thiết bị. Thứ tư, phụ tùng thay thế: Là loại vật tư dùng vào việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Loại này thường phát sinh trong các doanh nghiệp thường xuyên phải bảo quản, sửa chữa, khôi phục năng lực hoạt động của các máy móc thiết bị sản xuất. Ví dụ như: vòng bi, săm, lốp, bộ răng cưa,… Thứ năm, Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: Là những cơ sở vật chất đi cùng với công trình xây dựng nhưng không phải là tài sản cố định. Chúng được sử dụng nhằm phục vụ cho hoạt động Xây dựng cơ bản tái tạo tài sản cố định. Thứ sáu, Phế liệu: là những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị hoặc là những vật liệu thu hồi sau khi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Chúng có thể là những CCDC hoặc sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được hoặc mất phần lớn giá trị ban đầu. Trong các doanh nghiệp hiện nay, phế liệu có thể được sử dụng lại hoặc bán ra ngoài. Việc phân loại NVL theo vai trò và tác dụng trong sản xuất kinh doanh trên đây chỉ mang tính tương đối. Trong nhiều trường hợp khác nhau, các doanh nghiệp có thể cùng sử dụng một loại vật liệu như vật liệu chính đồng thời cũng được xem là vật liệu phụ. Tức là một loại vật liệu có thể vừa có vai trò chính trong việc cấu thành nên sản phẩm đồng thời vừa có tác dụng phu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đó muốn phân loại cụ thể để dễ dàng cho việc quản lý, doanh nghiệp có thể căn cứ vào vai trò chính của chúng. Ngoài cách phân loại trên đây, NVL còn được phân loại theo chức năng của vật liệu đối với quá trình sản xuất (bao gồm NVL sử dụng cho sản xuất, NVL sử dụng cho bán hàng, NVL sử dụng cho quản lý), theo nguồn hình thành (NVL mua ngoài, NVL tự sản xuất, NVL nhận góp vốn liên doanh, được biếu tặng cấp phát, Phế liệu thu hồi) hoặc theo quan hệ sở hữu (NVL thuộc sở hữu doanh nghiệp và NVL không thuộc sở hữu của doanh nghiệp). Phân loại CCDC: Trên thực tế, CCDC thường được phân thành 3 loại: CCDC sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các loại bao bì dùng trong luân chuyển hàng hoá, NVL phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Các loại đồ dùng cho thuê. 1.1.3, Tính giá NVL, CCDC: 1.1.3.1_ Tính giá nhập kho NVL, CCDC: Khi tính giá nhập kho NVL, CCDC để ghi vào sổ theo dõi, kế toán vật tư phải căn cứ vào nguồn nhập để có cách xác định giá trị cho phù hợp. NVL, CCDC thường được nhập kho từ hoạt động mua ngoài, từ hoạt động tự sản xuất hoặc do thuê ngoài gia công. Ngoài ra, NVL- CCDC còn có thể được nhập kho do doanh nghiệp được cấp phát biếu tặng hay do doanh nghiệp khác đem đến góp vốn liên doanh. ứng với mỗi nguồn nhập ta có các phương pháp tính giá nhập kho khác nhau. Giá nhập kho từ hoạt động mua ngoài: Giá thực tế NVL, CCDC mua ngoài nhập kho = Giá mua thực tế ghi trên hoá đơn + Chi phí thu mua _ Giảm giá hàng mua Trong đó: + Giá mua thực tế được ghi trên hoá đơn có thể là giá có thuế hoặc chưa có thuế giá trị gia tăng (VAT) tuỳ theo doanh nghiệp nộp thuế này theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp. Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì giá mua là giá chưa có thuế. Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng thì giá mua là giá có thuế. Trường hợp doanh nghiệp mua nông lâm thuỷ hải sản của người trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp khai thác chưa qua chế biến thì cần lập Bảng kê mua hàng và tính thuế giá trị gia tăng như sau: VAT được khấu trừ = Giá thanh toán (giá mua thực tế) x Tỷ lệ quy định của nhà nước Lúc đó: Giá chưa có thuế = Giá thanh toán - VAT được khấu trừ + Chi phí thu mua bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, tiền thuê kho bãi để hàng, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, hao hụt trong định mức, … phát sinh từ nơi mua đến kho doanh nghiệp. Giá thực tế nhập kho từ quá trình sản xuất: Giá nhập kho của NVL, CCDC từ quá trình sản xuất hay tự chế được xác định như sau: Giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = Giá thành sản xuất NVL, CCDC thực tế mà: Giá thành sản xuất NVL, CCDC thực tế = Giá trị NVL, CCDC dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ _ Giá trị NVL, CCDC dở dang cuối kỳ Trong đó: Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Giá trị NVL, CCDC đầu kỳ và cuối kỳ có thể được xác định bằng các phương pháp: Một là, phương pháp xác định giá trị VNL, CCDC dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. Hai là, phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. Ba là, phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính. Bốn là, phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí trực tiếp. Năm là, phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch. Và một số phương pháp khác. Giá nhập kho từ thuê ngoài gia công, chế biến NVL, CCDC: Giá thực tế NVL, CCDC nhập kho = Giá thực tế NVL, CCDC xuất đi gia công + Chi phí gia công chế biến phải trả + Chi phí vận chuyển NVL, CCDC từ doanh nghiệp đến nơi gia công và ngược lại Ngoài ra, đối với các NVL, CCDC mà doanh nghiệp được cấp phát, biếu tặng hay nhận của các cổ đông, các thành viên góp vốn liên doanh, vốn cổ phần, giá nhập kho được lấy từ kết quả đánh giá của hội đồng đánh giá tài sản góp vốn. 1.1.3.2_ Tính giá xuất kho NVL, CCDC: NVL, CCDC chính là hàng tồn kho của các doanh nghiệp. Theo lý thuyết về kế toán hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp tính giá các loại hàng tồn kho như sau: Phương pháp giá thực tế đích danh: Phương pháp này tính giá trị của các NVL, CCDC xuất kho theo đúng giá nhập kho của chúng. Có nghĩa là kế toán phải theo dõi giá nhập của từng lô hàng, khi xuất lô hàng nào thì phải lấy giá nhập của lô hàng đó để tính giá vốn hàng xuất bán hoặc giá trị vật tư xuất dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là phương pháp lý tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán là: Giá trị vật tư xuất dùng cho sản xuất phù hợp với giá trị thành phẩm mà nó tạo ra; Giá trị của hàng hoá xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn thế nữa, giá trị tồn kho của vật tư hàng hoá được phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chúng (thoả mãn nguyên tắc tính đúng của kế toán). Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này còn có nhiều nhược điểm bởi nó chỉ có thể áp dụng khi hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể phân biệt, chia tách ra thành từng loại, từng thứ riêng rẽ. Có nghĩa là phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít vật tư, hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp có nhiều vật tư, hàng hoá thì áp dụng phương pháp này làm cho công tác kế toán trở nên rất phức tạp. Phương pháp giá nhập trước - Xuất trước (FIFO): Phương pháp này tính giá hàng xuất kho trên cơ sở giả định rằng những NVL, CCDC nhập kho trước sẽ được xuất kho trước. Ưu điểm của phương pháp này là nó gần đúng với luồng nhập, xuất hàng trong thực tế. Trong trường hợp vật tư được quản lý theo đúng hình thức nhập trước- xuất trước, phương pháp này sẽ gần với phương pháp giá thực tế đích danh. Khi đó, giá trị của vật tư, hàng hoá xuất kho và tồn kho sẽ được phản ánh tương đối chính xác và gần sát với giá của thị trường. Bởi vì theo phương pháp này, giá trị hàng tồn kho sẽ bao gồm giá trị của vật tư, hàng hoá được mua ở những lần sau cùng. Đặc biệt là trong trường hợp giá cả thị trường của vật tư, hàng hoá cần tính giá có xu hướng tăng thì áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp có được số lãi nhiều hơn so với khi sử dụng các phương pháp khác do giá vốn của hàng bán bao gồm giá trị của những vật tư, hàng hoá mua vào từ trước có giá thấp hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại; những chi phí bỏ ra mua vật tư, hàng hoá kỳ này lại không được phản ánh trong doanh thu kỳ này, trong khi đó doanh thu hiện tại được tạo ra bởi vật tư, hàng hoá đã được vào sổ từ cách đó rất lâu. Điều này làm cho những thông tin thường nhật về giá cả không được doanh nghiệp quan tâm hay có quan tâm cũng không cần thiết. Phương pháp giá nhập sau - xuất trước (LIFO): Ngược lại với phương pháp nhập trước - xuất trước,phương pháp này giả định rằng những vật tư được nhập vào kho sau cùng sẽ được xuất ra trước, những vật tư nhập kho trước lại được xuất kho sau. Ưu điểm của phương pháp này là nó làm cho những doanh thu hiện tại phù hợp những khoản chi phí hiện tại. Vì theo phương pháp này doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị của vật tư, hàng hoá vừa mới được mua vào ngay gần đó. Quan trọng hơn, trong khi giá cả thị trường có xu hướng tăng lên, phương pháp này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được số thuế thu nhập phải nộp cho nhà nước. Bởi vì giả của vật tư, hàng hoá được mua vào sau cùng thường cao hơn giá của vật tư, hàng hoá được nhập vào trước tiên và được tính vào giá vốn của khoản doanh thu hiện tại. Điều này sẽ làm tăng giá vốn hàng bán và do đó giảm lợi nhuận dẫn tới giảm số thuế lợi tức phải nộp hay thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm. Thứ nhất, phương pháp này bỏ qua việc nhập xuất vật tư, hàng hoá trong thực tế. Vật tư hàng hoá thông thường được quản lý gần như theo kiểu nhập trước, xuất trước, nhưng ở đây người ta giả định rằng chúng sẽ được quản lý theo kiểu nhập sau, xuất trước nên đôi khi giá cả của hàng tồn kho nhập trước xuất kho lại được tính theo giá của hàng nhập mới nhất, do đó giá nhập và giá xuất của hàng tồn kho sẽ không được phản ánh đúng. Thứ hai, nếu áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp sẽ có xu hướng mua thêm vật tư, hàng hoá nhằm tính vào giá vốn hàng bán những khoản chi mới nhất với giá cao nhằm làm giảm thu nhập từ đó làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc mua thêm hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt, bởi có thể nó làm cho chi phí quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên. Điều này trái ngược với xu hướng quản lý hàng tồn kho một cách có hiệu quả: duy trì mức hàng tồn khi hợp lý vừa để bảo đảm quá trình sản xuất, tiêu thụ được liên tục, vừa cắt giảm được chi phí quản lý hàng tồn kho không đáng có lại vừa không gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Thứ ba, do giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp hơn so với giá thực tế của nó nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng được phản ánh thấp hơn so với thực tế. Từ đó làm cho những người quan tâm nhìn nhận và đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp kém hơn so với thực tế. Phương pháp giá thực tế bình quân: Khi sử dụng phương pháp này, người ta thường chia làm 3 loại bình quân: - Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (hay phương pháp giá bình quân cuối kỳ). Theo phương pháp này, khi NVL, CCDC xuất dùng cho hoạt động sản xuất cũng như tiêu thụ, người ta chỉ theo dõi về mặt khối lượng. Đến cuối kỳ, khi tính được giá bình quân, kế toán mới tiến hành xác định giá thực tế xuất kho NVL, CCDC. Ta có: Giá thực tế NVL, CCDC xuất trong kỳ = Số lượng NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ x Đơn giá bình quân của NVL, CCDC Trong đó:Đơn giá bình quân của NVL, CCDC Giá thực tế của NVL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng NVl, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ = Phương pháp này có ưu điểm là có thể vận dụng cho mọi loại doanh nghiệp và chi phí xuất trong các kỳ được phân bổ khá đều đặn. Do vậy, phương pháp này có ý nghĩa thực tiễn hơn là lý thuyết. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phải chờ đến cuối kỳ mới tập hợp đủ số liệu nên cung cấp thông tin chậm. Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập (hay phương pháp bình quân liên hoàn). Đơn giá bình quân của NVL, CCDC xuất Giá thực tế của NVL, CCDC nhập vào lần N+1 Số lượng NVl, CCDC tồn cuối lần nhập N = Giá thực tế của NVL, CCDC tồn cuối lần nhập N Số lượng NVL, CCDC nhập vào lần N+1 + + Theo phương pháp này cứ sau mỗi lần nhập, người ta lại tính lại đơn giá bình quân để làm cơ sở tính giá NVl, CCDC xuất dùng trong lần tiếp theo. Cuối kỳ, giá NVL, CCDC xuất kho chính là giá trị tổng cộng của những lần xuất trong kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là khá sát với thực tế, chi phí được phân bổ đều đặn mà vẫn cung cấp kịp thời thông tin cần thiết về giá trị hàng tồn kho đã xuất trong kỳ. Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp kỳ kế toán có số lần nhập NVL, CCDC ít nhưng số lượng trong mỗi lần nhập nhiều. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là bị hạn chế đối với doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho diễn ra nhiều lần trong một kỳ kế toán. Phương pháp giá thực tế cuối kỳ trước ( hay phương pháp giá thực tế bình quân đầu kỳ này). Theo phương pháp này, để tính giá bình quân của NVL, CCDC xuất dùng kỳ này phải dựa vào đơn giá bình quân của NVL, CCDC tồn cuối kỳ trước. Đơn giá bình quân của NVL, CCDC Giá thực tế của NVL, CCDC tồn cuối kỳ trước (đầu kỳ này) Số lượng NVl, CCDC tồn cuối kỳ trước (đầu kỳ này) = Phương pháp giá hạch toán (Phương pháp hệ số giá): Đây là phương pháp kế toán tính giá xuất NVL, CCDC hàng ngày theo giá tạm tính và ổn định giá đó trong suốt ky kế toán. Đến cuối kỳ, căn cứ vào giá trị hàng tồn kho thực tế đã nhập vào trong kỳ, kế toán xác định hệ số giá và tiến hành điều chỉnh giá hạch toán về giá thực tế của hàng tồn kho đã xuất dùng cho các hoạt động. H: Hệ số giá của hàng tồn kho. H Giá thực tế của NVL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá hạch toán NVl, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ = Sau đó điều chỉnh: Giá thực tế NVL, CCDC đã xuất dùng trong kỳ = Giá hạch toán NVL, CCDC trong kỳ x H Phương pháp xác định dựa trên giá thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ: Trị giá NVL, CCDC cuối kỳ = Số lượng NVL, CCDC tồn cuối kỳ x Đơn giá mua lần cuối trong kỳ và: Giá thực tế NVL, CCDC đã xuất dùng trong kỳ = Giá thực tế NVL, CCDC tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ _ Giá thực tế NVL, CCDC tồn cuối kỳ Tất cả các phương pháp tính giá trên đây đều có thể áp dụng, song tuỳ đặc điểm hoạt động của từng DN mà mỗi phương pháp sẽ phát huy những ưu điểm riêng 1.1.4, Phương pháp phân bổ giá trị NVL, CCDC xuất dùng vào chi phí: Đối với NVL khi xuất dùng, toàn bộ giá trị xuất dùng được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (phương pháp phân bổ một lần) Đối với CCDC, do đặc điểm của CCDC là có các giá trị lớn bé khác nhau nên đòi hỏi kế toán phải biết vận dụng những phương pháp phân bổ để chuyển dần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất sao cho phù hợp với tình hình sử dụng CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với CCDC có giá trị nhỏ: giống như NVL, loại CCDC này sử dụng phương pháp phân bổ một lần, tức là toàn bộ giá trị CCDC xuất dùng được tính vào chi phí của kỳ xuất dùng. Đối với CCDC có giá trị vừa: sử dụng phương pháp phân bổ 2 lần. Giá trị CCDC tính vào chi phí của kỳ xuất dùng = Giá trị CCDC xuất dùng x 50% Khi có sự báo hỏng của các bộ phận sử dụng, kế toán phân bổ và chi phí theo công thức: Giá trị CCDC tính vào chi phí của kỳ báo hỏng = Giá trị còn lại CCDC xuất dùng x 50% Khi có sự báo hỏng của các bộ phận sử dụng, kế toán phân bổ chi phí theo công thức: Giá trị CCDC tính vào chi phí của kỳ báo hỏng = Giá trị còn lại của CCDC xuất dùng _ Giá trị phế liệu thu hồi _ Tiền bồi thường của người làm hỏng (nếu có) CCDC có giá trị lớn: sử dụng phương pháp phân bổ nhiều lần. Giá trị CCDC tính vào chi phí cho 1 kỳ (1 lần) sử dụng Giá trị CCDC xuất dùng Số kỳ (số lần) dự kiến sử dụng = 1.1.5, Vai trò của NVL, CCDC - ý nghĩa, nhiệm vụ và sự cần thiết phải hạch toán NVL, CCDC. NVl và CCDC là các tài sản dự trữ quan trọng của sản xuất và chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Do vậy, quản lý về NVL, CCDC là quản lý một phần lớn số vốn lưu động của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc quản lý chính là hiệu quả sử dụng vốn lưu động, phải tăng cường công tác quản lý NVL, CCDC sao cho có hiệu quả. Mặt khác, đối với một doanh nghiệp sản xuất, chi phí là yếu tố quan trọng hàng đầu, thu hút sự quan tâm của các nhà quản trị trong và ngoài doanh nghiệp. Trong đó,chi phí về NVL thường chiếm một tỷ trọng rất lớn nên việc theo dõi, bảo quản NVL từ khâu thu mua, vận chuyển đến khi sử dụng trực tiếp vào sản xuất là rất quan trọng, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: sản lượng, chất lượng sản phẩm, giá thành, lợi nhuận, doanh thu,… Tổ chức công tác hạch toán NVL, CCDC là điều không thể thiếu được trong hoạt động quản lý. Có theo dõi được tình hình biến động của chúng thì mới có điều kiện để cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ những vật tư cần thiết cho sản xuất, đồng thời dự trữ và sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm, góp phần ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu hao, mất mát và lãng phí NVL trong quá trình sản xuất. Nhiệm vụ của hạch toán NVL là cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời cho nhà quản trị và những người quan tâm. Muốn vậy, kế toán vật tư phải đảm bảo: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời các thông tin về số lượng chất lượng và giá thành thực tế của vật liệu nhập kho. Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng và giá trị vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao vật liệu. Phân bổ hợp lý giá trị NVL, CCDC sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Tính toán và phản ánh chính xác số lượng, giá trị vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời NVL, CCDC thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống kho tàng đảm bảo với đầy đủ trang thiết bị cần thiết để bảo quản NVL. Người thủ kho của doanh nghiệp phải là người có khả năng hiểu biết, nắm vững để ghi chép ban đầu cũng như ghi chép các sổ sách kế toán kho. Người quản lý NVL nói chung cũng phải hiểu biết về NVL, CCDC để sắp xếp, kiểm tra kỹ thuật, đồng thời xây dựng được các định mức tiêu hao, định mức hao hụt và định mức dự trữ NVL, CCDC phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NVl, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tránh gây ứ đọng về vốn của doanh nghiệp. 1.2. Hạch toán nvl, ccdc: 1.2.1, Hạch toán ban đầu: Chứng từ kế toán là những minh chứng bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Mọi nghiệp vụ liên quan đến tình hình biến động của NVL, CCDC đều phải được phản ánh, ghi chép vào các chứng từ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Các chứng từ này là cơ sở pháp lý cho việc ghi chép vào Thẻ kho và các sổ sách kế toán có liên quan; là căn cứ để kiểm tra theo dõi và giám sát tình hình biến động về số lượng và giá trị của từng loại NVL, CCDC. Đồng thời chứng từ kế toán là cơ sở để cung cấp các thông tin cho nhà quản lý về tình hình quản lý NVL, CCDC tại kho và tình hình hạch toán các vật tư này tại phòng kế toán. Từ đó nhà quản lý có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NVL, CCDC, đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu về NVL, CCDC cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định của Bộ tài chính, chế độ kế toán hiện hành có 2 hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ bắt buộc. Hệ thống chứng từ hướng dẫn. Các chứng từ liên quan đến kế toán NVL, CCDC gồm: 1 Phiếu nhập kho MS 01- VT Bắt buộc 2 Phiếu xuất kho MS 02- VT Bắt buộc 3 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ MS 03- VT Bắt buộc 4 Phiếu xuất kho theo hạn mức MS 04- VT Hướng dẫn 5 Biên bản kiểm nghiệm MS 05- VT Hướng dẫn 6 Thẻ kho MS 06- VT Bắt buộc 7 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ MS 07- VT Hướng dẫn 8 Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá MS 08- VT Bắt buộc 9 Hoá đơn giá trị gia tăng MS 01- GTGT 10 Bảng kê hàng hoá,dịch vụ mua vào MS 02- GTGT 11 Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. MS 02- BH 12 Hoá đơn cước phí vận chuyển MS 03- BH Ngoài ra, tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của mình mà từng DN sẽ quy định sử dụng một số chứng từ riêng khác phục vụ cho nhu cầu sử dụng của DN. Trình tự luân chuyển chứng từ trong hạch toán NVL, CCDC: Lập ra các chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ. Kiểm tra chứng từ. Ghi sổ kế toán: Sổ chi tiết NVL, Sổ cái TK 152, TK 153, Thẻ kho,… Lưu trữ chứng từ. ã Một số thủ tục thực hiện khi lập và luân chuyển chứng từ: Đối với nhập kho NVL, CCDC: Căn cứ và giấy báo nhận hàng khi hàng về đến nơi, đơn vị có thể lập ban kiểm nghiệm để kiểm nghiệm số lượng và chất lượng của NVL, CCDC thu mua. Kết quả của công việc kiểm nghiệm trên thực tế sẽ được._. ghi vào "Biên bản kiểm nghiệm vật tư". Sau đó, bộ phận cung tiêu lập "Phiếu nhập kho" cho NVL, CCDC trên cơ sở Hoá đơn, Giấy báo nhận hàng và Biên bản kiểm nghiệm. Phiếu nhập kho là cơ sở để kế toán ghi sổ kế toán. Đối với xuất kho NVL, CCDC: + Nếu xuất kho NVL, CCDC thường xuyên với số lượng ít thì sử dụng Phiếu xuất vật tư theo hạn mức. + Nếu nhu cầu số lượng vật liệu mang tính thường xuyên, DN đã lập định mức tiêu hao NVL cho một sản phẩm thì sử dụng "Phiếu xuất vật tư theo hạn mức". + Nếu NVL, CCDC được xuất ra để gia công chế biến, lưu chuyển nội bộ thì DN sử dụng "Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ". + Nếu NVL, CCDC được xuất kho để bán, bộ phận cung tiêu sẽ lập "Hoáđơn kiêm phiếu xuất kho". Các chứng từ này là căn cứ để thủ kho và kế toán ghi và sổ sách kế toán. Tất cả các chứng từ sau khi được lập và vận chuyển sẽ dược phòng kế toán của các DN lưu trữ và bảo quản để dùng làm căn cứ chứng minh khi cần thiết. 1.2.2, Hạch toán chi tiết NVL, CCDC: NVL, CCDC thường có nhiều chủng loại khác biệt nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất. Chính vì vậy, hạch toán NVL, CCDC phải đảm bảo theo dõi được cả tình hình biến động của từng loại NVLvà CCDC, tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL, CCDC Trong thực tế, việc theo dõi chi tiết từng loại vật tư trong công tác hạch toán kế toán gọi là hạch toán chi tiết với 3 phương pháp thường được áp dụng là: phương pháp đối chiếu song song, phương pháp đối chiếu tổng mức luân chuyển và phương pháp đối chiếu số dư. Trong đó: Phương pháp thẻ song song: Là phương pháp mà ở kho, NVL, CCDC được theo dõi , ghi chép về mặt số lượng qua thẻ kho. ở phòng kế toán theo dõi NVl, CCDC cả về mặt số lượng và giá trị qua thẻ kế toán chi tiết vật tư. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Tại kho, thủ kho vẫn mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng đối với từng danh điểm vật tư. Tại phòng kế toán mở "Sổ đối chiếu luân chuyển" theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị của từng danh điểm vật tư vào cuối tháng. Phương pháp sổ số dư: Theo phương pháp này, tại kho, NVL, CCDC chỉ được theo dõi về mạt số lượng. Tại phòng kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị. Phương pháp thẻ song song: ở kho: Mỗi loại vật liệu, công cụ, dụng cụ đều được theo dõi riêng trên một thẻ kho do kế toán lập theo mẫu quy định thống nhất (mẫu số 06 VT). Bảng số 01: thẻ kho Hàng hoá, Vật tư: . Ngày Số chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Cộng Số dư đầu kỳ : Phát sinh trong kỳ: Số dư cuối kỳ : Ngày lập:………………….. Người lập Kế toán trưởng Giám đốc Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập kho và xuất kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan. Sau mỗi nghiệp vụ nhập kho và xuất kho hoặc cuối mỗi ngày, thủ kho tính ra số tồn kho trên thẻ kho. Trong thẻ kho, mỗi chứng từ chỉ được ghi một dòng. Đối với phiếu xuất NVL, CCDC theo hạn mức, sau mỗi lần xuất, thủ kho phải ghi giá thực xuất kho vào thẻ kho mà không đợi đến khi kết thúc chứng từ. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn kho ghi trên thẻ kho với số liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo số liệu sổ sách luôn khớp với số liệu thực tế. Định kỳ, thủ kho chuyển các chứng từ nhập xuất đã phản ánh vào thẻ kho lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán: Kế toán mở Thẻ kế toán chi tiết cho từng loại vật liệu tương ứng với mỗi thẻ kho (theo mẫu): Bảng số 02: thẻ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. Số thẻ:……………..Số tờ:……………. Tên vật tư:……………………………………………… Số danh điểm: ………………………………………….Đơn giá:…………… Đơn vị tính:…………………………………………………Kho:.………….. Chứng từ Trích yếu Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Thẻ này chỉ khác với thẻ kho là theo dõi cả về số lượng và giá trị của NVL, CCDC. Định kỳ, khi nhận được chứng từ nhập kho và xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc liên quan như: Hoá đơn mua NVL, CCDC, phiếu mua hàng, Hợp đồng vận chuyển, và ghi đơn giá hạch toán để tính thành tiền trên mỗi chứng từ nhập xuất. Sau đó, kế toán dựa vàocác chứng từ nhập xuất để ghi vào Thẻ kế toán chi tiết như trình tự thủ kho ghi vào Thẻ kho. Cuối tháng, sau khi ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ nhập kho và xuất kho vào Thẻ kế toán chi tiết NVL, CCDC, kế toán tính ra tổng số nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ. Số lượng vật tư tồn kho này phải khớp với số tồn kho ghi trên Thẻ kho tương ứng. Nếu đối chiếu thấy sai sót, chênh lệch phải kiểm tra, xác minh kịp thời và đúng sự thật. Sau khi đối chiếu với Thẻ kho, kế toán lập bảng Nhập - xuất - tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng số 03: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Tháng…… năm………… Số danh điểm Tên NVL, CCDC Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng SL ST SL ST SL ST SL ST Số liệu trong Bảng được đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp trên Bảng tính giá NVl, CCDC Sơ đồ số 01: sơ đồ hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song. SôsssssThẻ kho kế toán tổng hợp Bảng tổng hợp Nhập - Xuất- Tồn kho NVL, CCDC Sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC Phiếu xuất Phiếu nhập Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu, Kiểm tra. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Tại kho: Mở Thẻ kho theo dõi về mặt số lượng đối với từng danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ giống như phương pháp Thẻ song song. Tại phòng kế toán: Mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị của từng danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng số 04: Sổ đối chiếu luân chuyển Số danh điểm Tên vật liệu Đơn vị tính Đơn giá Số dư đầu tháng 1 Luân chuyển tháng 1 Số dư đầu tháng 2 SL ST Nhập Xuất SL ST SL ST SL ST Trên cơ sở tổng hợp nhập, xuất kho phát sinh trong tháng của từng danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán chỉ ghi vào sổ một lần và mỗi danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ chỉ được ghi một dòng. Cuối tháng, số liệu trên "Sổ đối chiếu luân chuyển" sẽ được đối chiếu với Thẻ kho về mặt số lượng và đối chiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị. Sơ đồ số 02: sơ đồ hạch toán chi tiết nvl, ccdc theo phương pháp Bảng kê nhập Phiếu nhập kế toán tổng hợp Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất Phiếu xuất Thẻ kho sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu, Kiểm tra. Phương pháp sổ số dư: Tại kho: Thủ kho mở thẻ kho theo dõi đối với từng danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ. Hàng ngày hoặc định kỳ (theo quy định thống nhất của doanh nghiệp), sau khi ghi Thẻ kho các chứng từ nhập kho và xuất kho được thủ kho tập hợp theo từng nhóm quy định. Thủ kho lập "Phiếu giao nhận chứng từ". Bảng số 05: phiếu giao nhận chứng từ. Từ ngày……. Đến ngày……. tháng……. năm…….. Nhóm vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Số tiền Người nhận Người giao Phiếu này dùng để ghi số lượng, số hiệu các chứng từ của từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ và được lập riêng cho phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho. Sau khi lập xong thì được đính kèm với các tập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để giao cho kế toán. Cuối tháng hoặc định kỳ, căn cứ vào các Thẻ kho đã được kế toán kiểm tra, thủ kho ghi số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho cuối tháng của từng danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ vào "Sổ số dư" (được kế toán mở cho từng kho,dùng cho cả năm và giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng hoặc cuối kỳ). Bảng số 06: sổ số dư Năm: ………………………… Kho: ………………………… Số danh điểm Tên vật tư Đơn vị tính Định mức dự trữ Số dư đầu năm Dư cuối tháng 1 Dư cuối tháng … Ghi chú SL ST SL ST ……. Trong sổ này, các danh điểm vật liệu, công cụ dụng cụ được in sẵn, sắp xếp theo thứ tự trong từng nhóm và loại vật liệu, công cụ dụng cụ. Sau khi thủ kho ghi "Sổ số dư" xong thì chuyển lên cho phòng kế toán đề kiểm tra và tính thành tiền. Nhân viên kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ phụ trách theo dõi kho nào phải thường xuyên xuống kho đó để hướng đẫn và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho đồng thời thu nhận chứng từ và ký tên vào phiéu giao nhận chứng từ. Tại phòng kế toán: Nhận được chứng từ nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ và piếu giao nhận chứng từ, kế toán kiểm tra,đối chiếu với các chứng từ gốc có liên quan rồi tính giá các chứng từ theo giá hạch toán, ghi tổng cộng vào cột số tiền (ST) trên Phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào Phiếu giao nhận chứng từ, kế toán ghi vào Bảng luỹ kế Nhập - Xuất - Tồn kho NVL, CCDC được mở cho từng kho. Bảng số 07: Bảng luỹ kế Nhập - Xuất - Tồn kho NVL, CCDC Tháng……… năm…… Kho: …………………. Nhóm NVL, CCDC Tồn kho đầu tháng Nhập Xuất Tồn kho cuối tháng Từ ngày …… Đến ngày …. Từ ngày …. Đến ngày …. Từ ngày …. Đến ngày …. Từ ngày …. Đến ngày …. Số tồn kho cuối tháng của từng nhóm vật liệu trên Bảng kê luỹ kế được sử dụng để đối chiếu trên Bảng kê bằng tiền trên Sổ số dư và Bảng kê tính giá vật liệu của kế toán tổng hợp. Sơ đồ số 03 sơ đồ hạch toán chi tiết nvl, ccdc theo phương pháp sổ số dư Phiếu xuất Phiếu nhập Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiéu giao nhận chứng từ xuất Sổ số dư Thẻ kho kế toán tổng hợp Bảng luỹ kế nhập xuất tồn NVL, CCDC 1.2.3, Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC: Việc theo tổng hợp tình hình nhập - xuất - tồn NVL và biến động tăng giảm CCDC được phản ánh theo 2 phương pháp: Kê khai thường xuyên (KKTX) và Kiểm kê định kỳ (KKĐK). Phương pháp KKTX Là phương pháp phản ánh, theo dõi thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL và biến động tăng, giảm của giá trị CCDC trên sổ sách kế toán mà các tài khoản dùng để theo dõi phản ánh số hiện có của NVL, CCDC. Vì vậy, NVL và CCDC có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán dựa vào giá trị được ghi chép trên sổ sách kế toán. Cuối kỳ vẫn có sự kiểm tra đối chiếu giữa số tồn kho NVl, CCDC thực tế với số tồn kho trên sổ sách kế toán để xác định nghuyên nhân gây chênh lệch ( nếu có). Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): Là phương pháp hạch toán NVL, CCDC căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế cuối kỳ để phản ánh giá trị NVL, CCDC tồn kho trên sổ sách. Sau đó, kế toán vật tư mới xác định giá trị NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ theo công thức: Giá trị NVL, CCDC xuất dùng trong kỳ = Tổng giá trị NVL, CCDC nhập vào trong kỳ + Giá trị NVL, CCDC tồn đầu kỳ - Giá trị NVL, CCDC tồn cuối kỳ Phương pháp này theo dõi mọi biến động NVl, CCDC mà giá mua và nhập được phản ánh trên một Tài khoản riêng (Tài khoản 611 "Mua hàng"). Do vậy các tài khoản tồn kho chỉ được sử dụng vào đầu kỳ và cuối kỳ kế toán để kết chuyển số dư. 1.2.3.1- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 151 "Hàng mua đang đi đường" Bên nợ: - Giá trị NVL, CCDC đang đi đường cuối kỳ. Bên có: - Giá trị NVL, CCDC ở các kỳ trước nhập kho hoặc chuyển thẳng vào sản xuất. Số dư Nợ: Giá trị NVL, CCDC đang đi đường cuối kỳ kế toán. Tài khoản 152 "Nguyên liệu, vật liệu". Bên nợ: Giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho. Giá trị NVL thừa khi kiểm kê. Bên có: Giá trị thực tế NVL xuất kho. Trị giá NVL thiếu hụt, khi kiểm kê. Số dư Nợ: Giá trị NVL thực tế tồn kho cuối kỳ kế toán. Tài khoản này được chi tiết tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tài khoản 153 "Công cụ, Dụng cụ" Bên nợ: Giá trị thực tế CCDC nhập kho. CCDC phát hiện thừa khi kiểm kê. Kết chuyển giá trị CCDC tồn cuối kỳ (phương pháp KKĐK). Bên có: Giá trị thực tế CCDC xuất kho. Giá trị CCDC trả lại hoặc được giảm giá. kết chuyển trị giá CCDC tồn kho cuối kỳ (phương pháp KKĐK). Số dư Nợ: Giá trị thực tế CCDC tồn kho cuối kỳ kế toán. Tài khoản 153 thường được chi tiết thành 3 tài khoản cấp hai: Tài khoản 1531 "Công cụ dụng cụ": phản ánh giá trị hiện và tình hình biến động của CCDC sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 1532 "Bao bì luân chuyển": Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại bao bì luân chuyển (loại bao bì được sử dụng nhiều lần) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 1533 "Đồ dùng cho thuê": Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp dùng để cho thuê. Tài khoản 6111 "Mua hàng" Bên nợ: Giá trị thực tế vật tư tồn đầu kỳ theo kiểm kê. Giá trị thực tế của vật tư mua vào trong kỳ. Bên có: Giá thực tế vật tư tồn cuối kỳ theo kiểm kê. Giá trị thực tế của vật tư trả lại người bán hoặc được người bán giảm giá. Giá trị thực tế vật tư xuất trong kỳ (ghi một lần vào cuối kỳ) Cuối kỳ: Không có số dư. Tài khoản này được chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai: Tài khoản 6111 "Mua NVl, CCDC": Theo dõi giá trị NVL, CCDC. Tài khoản 6112 "Mua hàng hoá": Dùng để phản ánh giá trị Hàng hoá. 1.2.3.2- Hạch toán NVL, CCDC theo Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX). Sơ đồ số 04 Sơ đồ hạch toán tổng quát tình hình nhập - xuất NVl, ccdc theo phương pháp KKTX. VAT của NVL,CCDC mua vào TK 131 VAT của NVL,CCDC được giảm giá TK 131 TK 412 Nhận cấp, phát, tặng, thưởng Nhận góp vốn liên doanh TK 111, 112, 331, 311, … TK 331 TK 152, 153 Giảm giá NVL,CCDC NVL,CCDC mua ngoài nhập kho TK 151 Nhập kho NVL,CCDC đi đường kỳ trước TK 412 Đánh giá tăng NVL, CCDC TK 333 TK 411 TK 338, 721 TK 154 TK 621 TK 142 Bao bì luân chuyển nhập lại kho theo giá trị còn lại NVL phân xưởng dùng không hết, phế liệu thu hồi nhập kho NVL,CCDC thuê ngoài gia công chế biến về nhập kho NVL,CCDC thừa khi kiểm kê Thuế nhập khẩu tính vào giá trị NVL,CCDC nhập kho TK 632, 157 Xuất bán trực tiếp hoặc gửi bán Xuất NVL, CCDC đi thuê ngoài gia công, chế biến TK 381,334,621,… TK 154 NVL, CCDC thiếu khi kiểm kê TK 128, 222 NVL xuất đi góp vốn liên doanh TK 621, 627, 641, 642,… CCDC loại phân bổ 1 lần xuất dùng cho SXKD và cho các hoạt động khác của DN TK 142 Giá trị CCDC phân bổ vào chi phí CCDC loại phân bổ từ2lầntrở lên Đánh giá giảm NVL, CCDC Do đặc tính của CCDC là có thể dùng cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh như tài sản cố định nên ngoài các biến động tăng, giảm do việc sử dụng công cụ dụng cụ phục vụ các hoạt động trong doanh nghiệp, CCDC còn có thể sử dụng với mục đích cho thuê. Khi đó, kế toán vật tư sẽ hạch toán như sau: Sơ đồ số 05 TK 1531, 1532 Sử dụng CCDC dùng cho sản xuất để cho thuê (DN không chuyên cho thuê) TK 142 Nhận lại CCDC theo giá trị còn lại Xuất CCDC cho thuê TK 627 TK 142 Chi phí phát sinh từ hoạt động cho thuê (của DN- chuyên cho thuê) TK 111, 112, 331, … CCDC mua với mục đích cho thuê (đối với DN chuyên cho thuê) TK 1533 Chi phí phát sinh từ hoạt động cho thuê (của DN- không chuyên cho thuê) TK 821 sơ đồ hạch toán CCDC cho thuê Trong đó: Giá trị còn lại của CCDC cho thuê = Giá trị CCDC xuất kho cho thuê _ Hao mòn CCDC đã trích vào chi phí 1.2.3.3_ Hạch toán NVL, CCDC theo phương pháp Kiểm kê định kỳ. Sơ đồ số 06: Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn cuối kỳ TK 621, 627, 641, 642, … TK 151,152,153 TK 1421 phân bổ dần và phân bổ nốt CCDC vào chi phí CCDC loại phân bổ 2lần trở lên TK 1421 VAT của hàng trả lại TK 133 NVL, CCDC trả lại người bán hoặc giảm giá CCDC loại phân bổ 1lần xuất dùng trong kỳ TK 111, 112, 331, 411, … TK 151, 152, 153 TK 6111 Trị giá NVL, CCDC nhập trong kỳ TK 133 VAT của NVL, CCDC mua ngoài Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn đầu kỳ TK khác sơ đồ hạch toán tổng hợp tình hình nhập xuất NVL, CCDC theo phương pháp KKĐK 1.2.3.4_ Hạch toán dự phòng giảm giá NVL, CCDC: Dự phòng giảm giá NVL, CCDC thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí chưa thực chi vào chi phí kinh doanh của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau do các yếu tố khách quan làm giảm giá vật tư. Mục đích của lập dự phòng giảm giá NVL, CCDC đề phòng sự giảm giữa giá thị trường với giá gốc trên sổ sách. Đặc biệt khi chuyển nhượng, cho vay, thanh lý. Bên cạnh đó, kế toán cũng có thể xác đinh giá trị thực tế của NVL, CCDC trên hệ thống báo cáo kế toán. Số dự phòng cần phải lập cũng dựa trên số lượng của mỗi loại NVL, CCDC theo kiểm kê và thực tế diễn biếngiá trong năm có kết hợp với dự báo giá sẽ diễn biến trong niên độ tiếp theo. Ta có: Mức dự phòng cần phải lập cho niên độ sau = Số lượng NVL, CCDC mỗi loại x Mức chênh lệch giảm giá của mỗi loại Theo quy định chỉ lập dự phòng giảm giá cho những NVL, CCDC thuộc quyền sở hữu của DN, có chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp, chứng minh giá vốn của chúng. Như vậy, về mặt kinh tếcũng như tài chính, hành vi dự phòng cho phép DN luôn thực hiện được những nguyên tắc hạch toán tài sản theo giá phí gốc, lại vừa có thể ghi nhận trên các Báo cáo tài chính của mình giá trị thực tế của tài sản, mặt khác, dự phòng tạo lập cho mỗi DN một quỹ tiền tệ đủ sức khắc phục trước mắt những thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh. Tài khoản sử dụng dùng để theo dõi tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá NVL, CCDC và các loại hàng tồnkho khác là TK 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho". Kết cấu TK 159. Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá Số dư Có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn. Sơ đồ số 07: sơ đồ hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 721 TK 159 TK 642(6426) Trích lập dự phòng cho niên độ sau Hoàn nhập dự phòng cuối niên độ kế toán. 1.2.4, Hệ thống sổ sách kế toán: Theo chế độ kế toán hiện hành, có 4 hình thức sổ kế toán khác nhau dùng để ghi chépcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong DN. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ. Hình thức sổ kế toán Nhật ký sổ cái. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. 1.2.4.1_ Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là Sổ nhật ký chung", theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó số liệu trên các sổ nhật ký được lấy làm cơ sở để ghi sổ cái. Các loại sổ chủ yếu của hình thức này là: Sổ nhật ký chung. Sổ Cái. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sơ đồ số 08: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ gốc báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng (hoặc cuối kỳ kế toán) Đối chiếu, kiểm tra. 1.2.4.2_ Hình thức chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để kế toán ghi sổ tổng hợp . Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Các loại sổ kế toán chủ yếu của hình thức này là: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ cái. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sơ đồ số 09: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng (hoặc cuối kỳ kế toán) Đối chiếu, kiểm tra. 1.2.4.3_ Hình thức Nhật ký - Sổ cái: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái là: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc. Các loại sổ kế toán chủ yếu sử dụng trong hình thức này là: Nhật ký - Sổ cái. Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Sơ đồ số 10: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - sổ cái. Chứng từ gốc báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Nhật ký - Sổ cái Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng (hoặc cuối kỳ kế toán) Đối chiếu, kiểm tra. 1.2.4.4_ Hình thức Nhật ký - Chứng từ. Đặc trưng của hình thức Nhật ký - Chứng từ là: Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chi tiết quản lý kinh tế tài chính và lập Báo cáo tài chính. Các loại sổ kế toán chủ yếu sử dụng của hình thức này gồm: Nhật ký chứng từ (NKCT) Bảng kê Sổ cái Sổ hoặc Thẻ kế toán chi tiết Sơ đồ số 11: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các Bảng phân bổ Báo cáo Tài chính Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ số 5 Sổ Cái Bảng kê số 3 Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng (hoặc cuối kỳ kế toán) Đối chiếu, kiểm tra. phần2: Thực trạng hạch toán NVL, CCDC tại công ty nhựa cao cấp hàng không 2.1. Khái quát chung về công ty nhựa cao cấp hàng không 2.1.1, Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Tên giao dịch: Công ty Nhựa cao cấp hàng không. Tên giao dịch quốc tế: APLACO (Aviation High- Grade Plastic Company). Trụ sở chính: Đường Nguyễn Sơn (đường Phi trường), sân bay Gia Lâm, Hà nội. Ngày 04/11/1989, Xí nghiệp hoá nhựa cao su hàng không ra đời theo Quyết định số 732/QĐ_ TCHK của tổng cục trưởn tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Đây là tổ chức tiền thân của công ty nhựa cao cấp hàng không hiện nay. Sau gần 4 năm hoạt động, đến ngày 20/04/1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 747/QĐ/TCCB_LĐ về việc đổi tên Xí nghiệp hoá nhựa cao su hàng không thành Xí nghiệp nhựa cao cấp hàng không. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hoạt động theo cơ chế mới, ngày 21/07/1994, Bộ trưởng Bộ GTVT căn cứ vào Quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà nước (được ban hành theo Quy định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng) đã ra Quyết Định số 1125QĐ/TCLĐ về việc thành lập công ty nhựa cao cấp hàng không trực thuộc cục hàng không dân dụng Việt Nam. Từ đó đến nay công ty đã giữ nguyên tên này để làm tin giao dịch chính thức. Đến ngày 30/06/1997, Hội đồng Quản trị của tổng công ty Hàng không ra Quyết định số 1025 HĐQT về việc thành lập Công ty nhựa cao cấp hàng không với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước, một thành viên hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam xuất phát từ yêu cầu về tính độc lập trong hạch toán ngày càng cao và từ yêu cầu về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế mới, nền kinh tế thị trường. Với số vốn được cấp năm 1993 là hơn 5,5 tỷ đồng, sau gần 10 năm hoạt dộng và phát triển, số vốn hoạt động của công ty đã tăng lên khoảng từ 500 đến 600 triệu 1 năm. Hiện nay, số vốn kinh doanh của công ty đạt vào khoảng 13 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định và phát triển. Hiện nay, Công ty nhựa cao cấp hàng không có diện tích mặt bàng hoạt động là 11.000 m2, có 5 phòng chức năng, 3 phân xưởng sản xuất chính vầ một phân xưởng phụ. Ngoài ra công ty còn có một chi nhánh đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh.năm 2001, tổng số nhân viên của toàn công ty là 180 người. Bảng số 08: Bảng tổng hợp tình hình chung của công ty (Giai đoạn từ năm 1995 đến nay) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 kh 2002 1. Số lao động người 150 158 158 160 164 178 180 180 2. Tổng tài sản triệu đồng 12.600 13000 13400 16000 17375 22775 24300 29000 - TSLĐ triệu đồng 7.000 7.000 6.900 8.000 9.875 15.475 16.800 20000 - TSCĐ triệu đồng 5.600 6.000 6.500 8.000 7.500 7.300 7.500 9.000 3. Doanh thu triệu đồng 13.000 16.150 21.800 23.070 24.000 30.960 19.000 25.000 4. Lợi nhuận triệu đồng 410 530 510 680 430 240 265 350 2.1.2, Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và Quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Ngoài chức năng chính là cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ cho nhu cầu của ngành hàng không Việt Nam, công ty nhựa cao cấp hàng không còn sản xuất nhiều sản phẩm nhựa khác nhau phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của thị trường tự do. Chính vì vậy, sản phẩm nhựa của công ty vô cùng phong phú và đa dạng. Công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính nên mỗi phân xưởng sẽ sản xuất một số loại sản phẩm nào đó. Các sản phẩm đếu có đặc điểm khác nhau nên có quy trình công nghệ chế tạo khác nhau. Song xét về cơ bản, ta có thể khái quát quy trình sản xuất sản phẩm của 3 phân xưởng chính như sau: Sơ đồ số 12: quy trình chế tạo các loại sản phẩm của công ty màng PVC PE … Cắt màng Đặt khuôn Hút chân không Nắp khay nhập kho phân xưởng bao bì Đóng gói thành phẩm Gia công nhỏ Phân xưởng bao bì (Phân xưởng hút chân không) Phân xưởng Nhựa: Hạt nhựa Gia công nhỏ Nhập kho phân xưởng Đóng gói thành phẩm Phun ép khuôn Hoá Nhựa Phân xưởng Màng: Hạt nhựa Cắt dàn đột Nhập kho phân xưởng Bao bì đóng gói Đùn thổi màng Hoá Nhựa Công ty đã căn cứ vào tính chất và yêu cầu kỹ thuật của các sản phẩm để chia hoạt động sản xuất của công ty thành 3 phân xưởng. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm toàn bộ một quy trình công nghệ sản xuất khép kín, bắt đầu từ NVL đầu vào và đầu ra là các thành phẩm. Các sản phẩm nhựa của công ty được sản xuất tập trung tại các phân xưởng như sau: Phân xưởng Nhựa: Đây là phân xưởn chủ lực của công ty, cung cấp 70 % chủng loại sản phẩm và chiếm 43 % nhân lực toàn công ty. Phân xưởng này có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng nhựa cao cấp như: cốc cà phê, bộ đồ dùng bằng nhựa cho các chuyến bay,các loại hộp đựng bánh kẹo và rất nhiều các sản phẩm nhựa khác dùng cho sản xuất công nghiệp hoặc phục vụ người tiêu dùng. Phân xưởng màng mỏng: Sản phẩm chủ yếu của phân xưởng này là các loại túi, bao bì khác nhau được sản xuất từ hạt nhựa và các màng như: hạt PEHD, PELD, màng PVC,… Đây là các NVL nhập ngoại.Việc sản xuất của phân xưởng được tiến hành thông qua các máy móc, công nghệ phục vụ cho việc thổi túi, in mẫu mã và cắt dàn túi. Phân xưởng hút chân không (còn gọi là phân xưởng bao bì PVC): Các giai đoạn sản xuất sản phẩm của phân xưởng này đơn giản nhanh chóng. Đầu vào của sản xuất là các tấm màng, qua máy hút chân không, sản phẩm được cắt loại bỏ phế liệu và kiểm tra đóng gói tại phòng kiểm tra chất lượng rồi nhập kho phân xưởng. Qua sơ đồ trên ta thấy quy trình sản xuất sản phẩm của mỗi phân xưởng đều dơn giản và khép kín. Mỗi loại sản phẩm sản xuất không luân chuyển từ phân xưởng này sang phân xưởng khác nên công táckt ở công ty được tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản đi rất nhiều. Hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiếnhành tổng hợp tại phòng kế toán theo phương thức tính giá thành sản phẩm trực tiếp, kông phân bước, không tính giá thành bán thành phẩm. Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp vê phòng kế toán riêng cho các phân xưởng khác nhau. Và cuối kỳ, kế toán căn cứ vào số thành phẩm sẽ tính giá thành riêng cho từng loại sản phẩm. 2.1.3, Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Từ năm 1996 đến nay, sau khi được trở thành một đơn vị hạch toans độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Quyết định số 04/CP ngày 27/01/1996) thì quy mô, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối ổn định. Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; căn cứ vào đặc điểm công nghệ và tổ chức sản xuất của đơn vị, công ty nhựa cao cấp Hàng không tổ chức quản lý theo một cấp. Sơ đồ số 13s: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Giám đốc Phó giám đốc trợ lí giám đốc Phòng tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương. Phòng kỹ thuật Phòng chất lượng Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch Phòng hành chính Phân xưởng Màng Phân xưởng Bao bì Phân xưởng nhựa Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty: * Giám đốc: Giám đốc là người thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban và các phân xưởng. Hệ thống các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầucủa việc quản lý sản xuất-kinh doanh tại công ty, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và giúp việc cho giám đốc. Tại các phân xưởng cũng có các quản đốc điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trước giám đốc về sản phẩm làm ra. Đồng thời giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm ký xác nhận vào các loại Phiếu thu, Phiếu chi, các bản hợp đồng,… và các báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). * Phó giám đốc: Phó giám đốc là người dưới quyền giám đốc, sau giám đốc chỉ đạo toàn Công ty thực hiện các chỉ tiêu và mệnh lệnh của cấp trên. Đồng thời Phó giám đốc là người thay mặt giám đốc ký vào các hợp đồng, các giấy tờ lưu thông và một số giấy tờ khác. * Trợ lý giám đốc: Trợ lý giám đốc là người tham mưu về mọi mặt hoạt động của công ty cho giám đốc. Đồng thời, trợ lý giám đốc cũng chính là người thay mặt giám đốc đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiện các mệnh lênh của giám đốc, tổng hợp tình hình công ty báo cáo giám đốc. * Phòng tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương. Phòng TC- CBLĐTL gồm có 6 nhân viên có nhiệm vụ là quản lý chung công tác về nhân lực. Đó là việc sắp xếp, điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Đó cũng là việc tuyển dụng, sa thải cán bộ công nhân vien. Bên cạnh đó Phòng cũng có một người chuyên ký xác nhận vào bảng thanh toán lương và tính các định mức lương cho từng kỳ. * Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch bao gồm 6 nhân viên có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong công tác diều hành sản xuất kinh doanh, xây dựng công tác chiến lược dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công ty. Đồng thơi đây cũng chính là phòng cung tiêu, chịu trách nhiệm lo đầu vào và đầu._.tài khoản Tài khoản 15210001- Nguyên liệu, vật liệu kho Công ty. Từ ngày 10/10/2001 Đến ngày 31/12/2001. Ngày Số CT TK đối ứng Nợ Có Diễn giải … … … … … … 26/10 X376/NL 13111000 142.500 Xuất bán đề xê … … … … … … Cộng 4.035.000 … … … … … … 06/10 X215 15210002 Xuất NVL cho PX Nhựa … … … … … … 31/12 59/H 15210002 35.000.000 Số dư đầu kỳ 31/12 60/H 15210002 1.200.000.000 Xuất NVL PX Nhựa 31/12 64/H 15210002 38.000.000 NVL PX nhựa nhập lại kho … … … … … … Cộng 38.000.000 1.235.000.000 … … … … … … 08/10 N123/NL 33111000 31.635.400 Nhập hàng của CTTNHH QQ … … … … … … Cộng 1.450.000.000 … … … … … … Tổng cộng 1.870.000.000 2.816.660.000 Số dư đầu kỳ: 3.357.570.000 Phát sinh trong kỳ: 1.870.000.000 2.816.660.000 Số dư cuối kỳ: 2.410.910.000 Bảng số 30: Nhật ký tài khoản TK 15310000 - Công cụ dụng cụ Từ ngày 10/10/2001 Đến ngày 31/12/2001. Ngày Số CT TK đối ứng Nợ Có Diễn giải … … … … … … 25/10 X374/VT 14210000 650.000 Xuất trục lô in túi muối … … … … … … Cộng 405.312.000 … … … … … … 01/10 N284/VT 33111000 23.700.000 Nhập mua tủ tài liệu … … … … … … 15/12 N497/VT 33111000 370.000 Mua trục lô in túi PH … … … … … … Cộng 412.600.000 … … … … … … Tổng cộng 412.600.000 412.600.000 Số dư đầu kỳ: Phát sinh trong kỳ: 412.600.000 412.600.000 Số dư cuối kỳ: Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhựa cao cấp Hàng không và tình hình hạch toán kế toán tại Công ty. Công ty nhựa cao cấp Hàng không là một doanh nghiệp trẻ, có quy mô nhỏ của ngành hàng không. Được thành lập từ năm 1989 xuất phát từ nhu cầu về sản xuất đồ nhựa phục vụ cho mỗi chuyến bay, đến nay, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, trải qua những giai đoạn khó khăn để đứng vững trong nền kinh tế với cơ chế mới, Công ty đang tự khẳng định mình cả ở thị trường trong nước và ở thị trường nước ngoài. sản phẩm nhựa cao cấp của Công ty đã được người tiêu dùng tín nhiệm và sử dụng. Đặc biệt các sản phẩm nhựa phục vụ cho mỗi chuyến bay đã thực sự đáp ứng được nhu cầu đồ nhựa của ngành hàng không. Bên cạnh đó, sản phẩm của Công ty cũng đã làm hài lòng được cả những khách hàng khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,… Chính vì đây là một doanh nghiệp sản xuất nên các kết quả mang lại từ hoạt động sản xuất là vô cùng quan trọng và rất có ý nghĩa đối với mỗi bước phát triển của Công ty. Chi phí, lợi nhuận, giá thành, doanh thu là những thông tin kế toán quý giá để giúp những người quan tâm đến Công ty và nhất là các nhà quản trị có được những cái nhìn khái lược về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong các chỉ tiêu này thì chi phí là một chỉ tiêu kế toán phức tạp, nó có tầm ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu khác và đáng để cho các nhà quản trị doanh nghiệp lưu tâm chú ý đến. Công ty nhựa cao cấp Hàng không là doanh nghiệp sản xuất có chi phí NVL trực tiếp chiếm từ khoảng 60 đến 70% trong tổng chi phí sản xuất. Do đó, muốn giành chiến thắng trong sự cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp buộc phải tìm cách hạ thấp chi phí NVL trực tiếp để từ đó hạ thấp giá thành, phục vụ cho mục tiêu chiến lược giá cả trong cạnh tranh. Muốn vậy, các khâu quản lý, sử dụng NVL vào sản xuất phải được quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc theo dõi về biến động tăng giảm của NVL, CCDC cũng rất quan trọng. CCDC cũng là những yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào, chúng là những yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả cao hay thấp của quá trình sản xuất sản phẩm. Các mức dự trữ NVL, CCDC như thế nào là hợp lý? Việc phân bổ giá trị CCDC xuất dùng như thế nào là đúng nhất và có hiệu quả nhất? Đó chính là những câu hỏi thường đặt ra đối với việc quản lý, thu mua và sử dụng NVL, CCDC mà kế toán NVL, CCDC chính là cơ sở để cung cấp thông tin chính xác nhất. Công ty nhựa cao cấp Hàng không đã áp dụng máy vi tính vào thực hiện công việc hạch toán kế toán nên một phần lớn công việc kế toán đã được máy tính đảm nhiệm. Hình thức chứng từ ghi sổ mà doanh nghiệp đang sử dụng cũng khá phù hợp với công tác kế toán trên máy vi tính. Về kế toán chi tiết NVL, CCDC Công ty áp dụng phương pháp Thẻ song song là tương đối thích hợp với công tác theo dõi từng danh điểm NVL, CCDC bằng kế toán máy. Bởi số lượng và chủng loại NVL, CCDC ở doanh nghiệp không thực sự quá nhiều. Các chứng từ ban đầu được Công ty chức chi chép khá chặt chẽ, phù hợp với quy định của chế độ, tình hình đặc điểm của Công ty và là cơ sở ban đầu trung thực để ghi chép các giấy tờ kế toán tiếp theo. Đối với kế toán tổng hợp NVL, CCDC, các loại sổ được mở về cơ bản là tuân theo chế độ quy định của Bộ tài chính. áp dụng hệ thống tài khoản đã được ban hành, Công ty cũng có những quy định riêng về các tài khoản chi tiết sử dụng tuỳ theo đặc điểm và nhu cầu ghi chép vật tư. Về tổ chức bộ máy kế toán, do Công ty nhựa cao cấp Hàng không có quy mô sản xuất không lớn nên Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, quyền kiểm soát và điều hành do kế toán trưởng đảm trách. Bộ máy kế toán của Công ty cũng đã xây dựng chuyên môn hoá trong công việc một cách hợp lý nhất có thể. Mỗi nhân viên kế toán trong Công ty đều là những người có năng lực và chuyên môn khá cao nên công tác kế toán thực hiện khá chính xác và bước đầu có hiệu quả. Đồng thời trong mối liên quan giữa các phòng ban, phòng kế toán tài chính cũng đã phối hợp chặt chẽ được với các phòng ban khác để thực hiện tốt nhiệm vụ của mỗi phòng. Tuy nhiên, do các nghiệp vụ kinh tế trên thực tế diễn ra rất đa dang và phức tạp, ngày càng có nhiếu nét mới. Do vậy, công việc kế toán cũng ngày càng đòi hỏi có nhiều kiến thức, năng lực và kinh nghiệm. Một bộ máy kế toán có tổ chức tốt đến đâu cũng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Những hạn chế của công tác kế toán có thể ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau tới công tác quản lý mà chúng ta phải đánh giá đúng và thường xuyên phân tích, tìm hiểu để có các biện pháp khắc phục. Từ đó nhằm ngày càng làm hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và công tác của Công ty nhựa cao cấp Hàng không nói riêng. Qua thời gian thực tập tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu công tác kế toán NVL, CCDC của Công ty. Từ đó tôi thấy, bên cạnh những mặt Công ty đã thực hiện rất tốt, vẫn còn một số hạn chế trong công tác kế toán NVL, CCDC mà tôi xin được phép nêu ra để cùng tìm các giải pháp hoàn thiện. Qua đó tôi cũng bổ sung thêm được một số kiến thức cho mình cả trong lý thuyết và thực tiễn. Hạn chế trong công tác hạch toán NVL, CCDC của Công ty thể hiện ở một số vấn đề sau: Việc xây dựng hệ thống danh điểm NVL, CCDC thống nhất trong toàn Công ty . Công tác phân loại NVL, CCDC. Việc mở và theo dõi TK 159 "Dự phòng giảm giá hàng tồn kho". Công tác phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh mỗi quý. Tổ chức công tác theo dõi chi tiết CCDC Định kỳ lập chứng từ ghi sổ. Công tác tính giá vật liệu xuất kho. Theo dõi thuế nhập khẩu của NVL nhập ngoại thông qua các đơn vị nhập khẩu uỷ thác. Phương hướng hoàn thiện hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Trong nền kinh tế thị trường nhiệm vụ của kế toán vượt ra khỏi việc ghi chép đơn thuần mà được nâng cao hơn là để cung cấp các thông tin kế toán để làm cơ sở cho nhà quản lý ra quyết định. Thị trường là cạnh tranh, ai nắm được các thông tin trước nhất về giá cả thì càng có nhiều cưo hội chiến thắng trong cạnh tranh. Để có các thông tin vừa chính xác vừa dễ xử lý đối với người sử dụng thì các thông tin cần phải có những khuôn mẫu nhất định. Nói cách khác, cần phải xây dựng các mô hình chung áp dụng trong việc hạch toán kế toán cũng như cung cấp các thông tin kế toán nói chung và về phần hành kế toán NVL, CCDC nói riêng. Trên thế giới các nước có nền kế toán phát triển và Hiệp hội kế toán quốc tế đã xây dựng các chuẩn mực kế toán chung trong hạch toán và cung cấp các thông tin kế toán. Các chuẩn mực này được hướng dẫn áp dụng thống nhất cho tất cả các nước để tiện phục vụ cho các hoạt động kinh tế toàn cầu. Chế độ kế toán hiện hành của nước ta được chính thức áp dụng từ ngày 10/01/1996 nhìn chung cũng được xây dựng trên nguyên tắc trên. Tuy nhiên xét riêng về chuẩn mực Hàng tồn kho (trong đó có NVL, CCDC) thì kế toán Việt Nam còn có các điểm không chặt chẽ so với các quy định của Chuẩn mực kế toán Quốc tế, như các quy định về lập dự phòng, về các phương pháp tính giá hàng tồn kho và phương pháp hạch toán Hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Chính vì vậy, việc xây dựng các biện pháp hoàn thiện công tác hạch toán NVL, CCDC của Công ty nhựa cao cấp Hàng không phải dựa trên hướng vừa đảm bảo phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam, vừa hướng theo các Chuẩn mực kế toán Quốc tế để góp phần nhằm làm hoàn thiện thêm chế độ, trong đó quan trọng hơn cả là việc xây dựng các biên pháp hoàn thiện phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty. Cụ thể khi hoàn thiện cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Nắm vững chức năng và nhiệm vụ của kế toán các phần hành nói chung và phần hành kế toán NVL, CCDC nói riêng. Cùng lúc phải đồng thời vừa phản ánh vừa giám đốc quá trình luân chuyển NVL, CCDC. Phải hoàn thiện từ bộ máy kế toán đến công tác kế toán để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. - Đặc trưng của các doanh nghiệp nói chung và Công ty nhựa cao cấp Hàng không nói riêng khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều vì mục tiêu lợi nhuận, vì mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động, qua đó tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do đó mục tiêu của kê toán là phục vụ cho các mục tiêu trên nên phải lấy lợi ích và hiệu quả kinh tế làm động lực cho hoàn thiện công tác kế toán. - Công tác hoàn thiện phải dựa trên mô hình chung trong hạch toán, những quy định về ghi chép và luân chuyển chứng từ để hoàn thiện. Bởi hoạt động kinh doanh nói chung rất đa dạng nên tuỳ từng doanh nghiệp cụ thể mà việc tổ chức hạch toán cũng có những điểm khác nhau giữa các đơn vị. Do đó, căn cứ nền tảng để hoàn thiện phải là các quy định chung của chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán phần hành NVL, CCDC là sửa chữa những sai sót, những yếu tố còn chưa khoa học, chưa hợp lý để đi đến những cái chung chính xác và được nhiều người chấp nhận, đó chính là những quy định đúng. Hoàn thiện là một quá trình nắm bắt lý thuyết để vận dụng vào thực tế rồi từ thực tế đa dạng và phong phú bổ sung cho lý thuyết. 3.3. Một số kiến nghị và các giải pháp khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 3.3.1, Giải pháp về lập danh điểm NVL, CCDC thống nhất trong toàn Công ty. Hiện nay, phòng Kế hoạch, phòng kế toán tài chính và thủ kho của Công ty đều sử dụng máy vi tính để thực hiện các thao tác lập chứng từ. Đặc trưng của việc thực hiện ghi chép trên máy là mỗi danh điểm NVL, CCDC đều phải có một mã riêng, không trùng lắp và phải thống nhất trong cả kỳ kế toán để tiện cho việc gọi tên, lập chứng từ và lập sổ sách phục vụ cho các mục đích quản lý. Trong các danh mục của phần mềm kế toán thường có rất nhiều cách gọi mã cho các danh điểm như: Mã kiểu số thứ tự, Mã kiểu gợi nhớ,… Danh mục NVL, CCDC ở Công ty đang tồn tại một hạn chế Phòng kế hoạch, Thủ kho sử dụng thống nhất một danh mục vật tư, hàng hoá; Phòng tài chính – kế toán sử dụng riêng một danh mục vật tư, hàng hoá. Cụ thể, danh sách vật tư, hàng hoá của Phòng kế hoạch là: Bảng số 30: danh sách vật tư, hàng hoá. Số TT Mã số Tên vật tư, hàng hoá Đơn vị tính 1 NLB001 Màng PVC 0,4 Sôcôla Kg 2 NLB002 Màng PVC 0,4 màu trắng trong Kg 3 NLB003 Màng PVC 0,4 màu nâu Kg ... ... ... ... 22 NLM001 Hạt PELD Kg 23 NLM002 Hạt PELLD Kg 24 NLM003 Hạt PEHD Kg ... ... ... ... 27 NLN001 Hạt nhựa GPPS (phía Nam) Kg 28 NLN002 Hạt nhựa GPPS (caofu) Kg ... ... ... ... Bảng số 31: báo cáo hàng tồn kho Tk 1521 - nguyên liệu, vật liệu. Mã HH Tên vật tư, hàng hoá Đơn vị tính Tài khoản 149 Màng PVC 0,4 Sôcôla Kg 15210000 152 Hạt PSHI Kg 15210000 153 Hạt PSGP Kg 15210000 154 Hạt PPSY Kg 15210000 155 Hạt PELD Kg 15210000 156 Hạt PELLD Kg 15210000 157 Màng PVC 0,4 màu trắng trong Kg 15210000 158 Màng PVC 0,4 màu nâu Kg 15210000 ... ... ... ... Chính vì có hai danh mục mã vật tư, hàng hoá như trê nên ta thấy: Như phần trên đã trình bày, mỗi lần Thủ kho chuyển Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho NVL, CCDC, vật tư cho Phòng tài chính - kế toán, để vào số liệu trong máy khi hạch toán chi tiết, kế toán vật tư phải nhìn vào mục “Tên vật tư, hàng hoá” để đối chiếu với “Báo cáo hàng tồn kho” của Phòng kế toán để tìm mã vật tư, hàng hoá rồi mới nhập số liệu trong máy kế toán được. Ví dụ: Phiếu nhập kho N135/NL ngày 09/11/2001 và Phiếu xuất kho X215/NL ngày 06/10/2001 cảu Phòng kế hoạch ghi “Mã hàng hoá” của hạt PSHI là NLN003, Thủ kho lập Thẻ kho cho hạt PSHI ghi “Mã số: NLN003” thống nhất với Phòng kế hoạch, song ở “Thẻ chi tiết vật tư, hàng hoá” của Phòng kế toán lại ghi là: “Mã số 0152 – Hạt PSHI”. Như vậy, cùng chung một mạng nội bộ mà trong Công ty tồn tại hai Danh sách mã vật tư, hàng hoá sẽ cản trở việc hạch toán nhanh NVL, CCDC và việc đối chiếu, kiểm tra hay tìm số liệu qua máy vi tính bằng mã vật tư, hàng hoá là không thể thực hiện được hoặc nếu tiến hành thì rất mất thời gian. Thiết nghĩ Công ty nên quy định thống nhất mã vật tư, hàng hoá cho tất cả các phòng ban. Điều này là hợp lý và làm tăng hiệu quả quản lý NVL, CCDC. Đồng thời công việc hạch toán diễn ra thuận lợi hơn, nhất là trong hạch toán chi tiết NVL, CCDC. Có thể thấy mã vật tư, hàng hoá của phòng kế hoạch là mã gợi nhớ, quy định NLN, NLM, NLB lần lượt là Nguyên liệu phân xưởng Nhựa, phân xưởng Màng và phân xưởng Bao Bì. Sau đó, những NLN, NLM, NLB này lại được chi tiết bằng số thứ tự cho các NVL chính ở các phân xưởng. (Mẫu ở Bảng số ). Như vậy, việc đặt mã của Phòng kê hoạch là khá dễ nhớ, đảm bảo được việc phân loại các NVL dùng trong các phân xưởng. Chính vì vậy, để thống nhất mã danh điểm NVL, CCDC trong Công ty thì có rất nhiều cách, song hiệu quả hơn cả vẫn là ở kho, Phòng tài chính kế toán và Phòng kế hoạch có thể thống nhất sử dụng mã danh điểm vật tư, hàng hoá của Phòng kế hoạch. Việc làm này vừa đảm bảo tính thống nhất trong Công ty, vừa tạo điều kiện thay đổi mã hàng hoá, vật tư nhanh chóng và tiện lợi vì chỉ có Phòng tài chính kế toán mới phải thay đổi, còn ở kho và ở phòng kế hoạch được giữ nguyên, như vậy cũng là thực hành tiết kiệm cả về thời gian và chi phí tiền bạc cho Công ty. 3.3.2, công tác phân loại NVL, CCDC. Trong Công ty nhựa cao cấp Hàng không, các chủng loại vật tư, hàng hoá dùgn trong sản xuất, kinh doanh là khá nhiều và rất đa dạng. Do vậy, việc phân loại NVL, CCDC của Công ty chủ yếu dựa vào thực tế sử dụng. Vật tư chính là những tư liệu lao động như NVL, CCDC,... Song theo phân loại của kế toán Công ty, vật tư chính là những NVL tham gia vào quá trình sản xuất và được tính toàn bộ giá trị vào giá thành như: Hộp giấy, thùng carton, bìa dán,... Trên thực tế, có những vật tư được luân chuyển sử dụng nhiều lần, do vậy, xếp chúng vào NVL là chưa thật chính xác. Theo ý kiến của bản thân tôi, một số vật tư của Công ty nên được phân loại lại. Những vật tư chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh có thể vẫn xếp vào loại NVL do giá trị của chúng tiêu hao hoàn toàn trong một chu trình sản xuất. Ví dụ: Tem bình nước 5 galon, Nắp bình 5 galon, Gương thiết bị vệ sinh 707, Nhãn màng co nắp 0,5 lít (1 màu),... là những vật tư tham gia vào cấu tạo nên mẫu mã của sản phẩm nhựa của Công ty. Tuy nhiên, một số vật tư khác như: thùng carton, hộp giấy, thường dùng để chứa đựng và chuyên chở sản phẩm, hàng hoá, NVL của công ty nên theo quy định của Bộ tài chính, những vật tư trên dây được xếp vào loại Bao bì luân chuyển (cũng là một loại CCDC). Việc phân loại như trên sẽ đảm bảo được nguyên tắc tính đúng chi phí của những loại vật tư này vào giá thành sản phẩm của một chu kỳ sản xuất khi chúng tham gia luân chuyển trong nhiều kỳ sản xuất. 3.3.3, Mở và theo dõi tài khoản 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Hàng tồn kho trong Công ty đa dạng và phong phú về chủng loại. Trong đó NVL chiếm phần lớn, sau đó là thành phẩm và các loại hàng tồn kho khác như CCDC, hàng hoá. Doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang cuối kỳ do kế toán theo dõi phần sản phẩm dở dang, cuối mỗi quý đều kết chuyển về NVL. Mặc dù doanh nghiệp có khá nhiều hàng tồn kho khác nhau nhưng đến nay vẫn không có khoản dự phòng theo dõi những mặt hàng, vật tư có thể bị giảm giá. Việc lập dự phòng giảm giá cho một số hàng tồn kho là một biện pháp kế toán nhằm làm đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho các doanh nghiệp khi có những biến động tương đối lớn về mặt giá cả trên thị trường của các loại hàng tồn kho. ở đây, chúng ta quan tâm đến những biến động giảm: Giá thực tế hàng tồn kho trên thị trường thấp hơn giá thực tế hàng tồn kho ghi trên sổ sách. Kết cấu của tài khoản 159 như phần một đã trình bày, phần này xin được phép nêu lên kiến nghị về việc mở thêm tài khoản 159 để theo dõi về trích và hoàn nhập dự phòng đối với hàng tồn kho nói riêng cũng như việc mở thêm các tài khoản dự phòng nói chung như TK 129, TK 139, TK 229 (Dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản phải thu khó đòi). Thực chất công việc này là tự Công ty tạo quỹ để bảo đảm về mặt giá trị của các loại hàng tồn kho, các loại chứng khoán cũng như các khoản phải thu của Công ty. Lợi ích của nó là khắc phục kịp thời về tài chính do những biến động khách quan của thị trường bên ngoài gây nên. Rõ ràng khi có các biện pháp khắc phục tài chính kịp thời sẽ giúp Công ty ổn định tình hình chung và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, được các đối tượng như các nhà đầu tư tin tưởng và làm ăn lâu dài hơn. Từ đó Công ty có thể có các ưu đãi trong việc chiếm dụng vốn đầu tư của các nhà đầu tư. 3.3.4, phương pháp phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh mỗi quý. Hiện nay, theo quy định của Công ty thì mức phân bổ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí được xác định theo công thức: Mức phân bổ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí cho mỗi quý = Giá trị của CCDC xuất dùng x 3% Tỷ lệ phân bổ 3% là áp dụng chung cho tất cả các loại CCDC có giá trị khác nhau trong Công ty, có nghĩa là tất cả các CCDC đều được phân bổ 12% giá trị vào chi phí cho 1 năm. Như vậy, 1 CCDC trung bình sẽ được chuyển dần giá trị xuất dùng vào chi phí trong vòng 8 năm (hơn 33 quý). Thực tế, có nhứng loại CCDC chỉ dùng được trong 5 năm đã phải thay thế do hỏng hóc không sử dụng được hoặc sử dụng không mang lại hiệu quả kinh doanh. Khi đó mặc dù trên thực tế về mặt hiện vật, CCDC đó không tồn tại, song trên sổ sách kế toán, giá trị của nó còn được phân bổ vào chi phí trong hơn 3 năm nữa. Rõ ràng là những kỳ kế toán tiếp theo đã phải gánh chịu những khoản chi phí thực tế không phát sinh trong kỳ. Điều này làm cho nguyên tắc tính đủ và tính đúgn trong kế toán không được đảm bảo và sâu hơn, nó còn làm cho doanh thu thực tế và chi phí thực tế của kỳ sản xuất kinh doanh không chính xác. Do đó tuy phương pháp phân bổ như trên làm giảm nhẹ công tác kế toán, song tình hình thực tế sử dụng CCDC của Công ty lại không được phản ánh trong sổ sách kế toán hay nói cách khác nếu xem xét tình hình sử dụng CCDC thông qua các số liệu kế toán thì sẽ có những nhận xét và đánh giá sai lệch. Trong khi đó, số liệu trên sổ sách kế toán là những thông tin quý giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đó là cơ sở để các nhà phân tích tài chính đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm bổ sung cho các quyết định tài chính có liên quan. Chính vì những lý do quan trọng đã phân tích như trên mà tôi xin được kiến nghị về việc thay đổi phương pháp phân bổ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí. Để tuân thủ theo các quy định của Bộ tài chính, Công ty nên lựa chọn áp dụng các phương pháp phân bổ như đã trình bày ở lý thuyết (Phần 1.1.4: Phương pháp phân bổ giá trị NVL, CCDC xuất dùng vào chi phí). Hoặc nếu Kế toán của Công ty muốn đơn giản công tác ghi chép và tính toán số liệu, kế toán CCDC có thể phân loại CCDC theo một số ít nhóm khác nhau theo thời gian hữu dụng dự tính của các loại CCDC đó. Sau đó đối với mỗi nhóm CCDC, Công ty nên quy định mức phân bổ vào chi phí riêng biệt sao cho vừa đảm bảo các nguyên tắc kế toán, vừa phản ánh chính xác thực tế sử dụng CCDC tại Công ty mà vừa đảm bảo đơn giản dễ làm. Tỷ lệ kết chuyển giá trị của các nhóm CCDC có thể xây dựng theo công thức: Tỷ lệ kết chuyển giá trị CCDC nhóm ... vào chi phí Số năm dự kiến sử dụng của CCDC nhóm.... 1 = x 100% 3.3.5, về định kỳ lập chứng từ ghi sổ: Hiện nay, định kỳ lập chứng từ ghi sổ của Công ty là 1 quý. Với định kỳ này, cứ 3 tháng phòng kế toán mới dưa ra được những thông tin tài chính cho nhà quản trị. Mặt khác, công việc thường khôg được dàn đều trong năm mà tập trung vào cuối quý. Chính vì đặc điểm này đã làm cho công việc kế toán cuối quý vô cùng phức tạp. Khi có sai sót ở phần hành nào thì kế toán của phần hành đó lại phải xem xét số liệu của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 3 tháng. Đây chính là một nhược điểm lớn trong công tác kế toán ở Công ty. Các nghiệp vụ nhập xuất kho NVL, CCDC trong một ngày diễn ra khá nhiều. Do đó, đợi đến cuối quý mới lập các sổ sách có liên quan thì công việc kế toán sẽ vô cùng nặng nề. Trong khi đó, chứng từ ghi sổ của Công ty có thể được lập theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng. Với định kỳ như vậy, các nhà quản trị trong Công ty có thể sớm có được nhứng thông tin tài chính khi cần. Từ những phân tích trên đây, tôi xin được kiến nghị về việc Công ty có thể chuyển định kỳ lập chứng từ ghi sổ từ một quý chuyển thành hàng tuần. Tức là trong 1 tuần, các nghiệp vụ kế toán phát sinh có cùng đặc điểm sẽ được ghi vào 1 chứng từ ghi sổ. Đến kỳ lập báo cáo, các chứng từ này chính là căn cứ để ghi các loại sổ kế toán. Bên cạnh đó, hiện nay Công ty đang không có Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nên việc đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh không thực hiện. Do vậy, việc lập 1 quyển sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là rất nên làm bởi dòng tổng cộng của Sổ này là căn cứ để đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh. Dựa vào đó, kế toán tổng hợp có thể kiểm tra và phát hiện sai sót trong quá trình nhập số liệu vào máy của các kế toán phần hành. Chính vì vậy, qua những phân tích về những lợi ích của việc lập Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ trên đây, tôi xin được kiến nghị về việc mở thêm Sổ này tại Công ty theo mẫu. Bảng số 32 : Đơn vị:............ sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm ............. Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 1 2 3 1 2 3 Cộng Cộng Sổ này có ........ trang Ngày mở sổ: Ngày...... tháng........ năm..... Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 3.3.6, công tác tính giá vật liệu xuất kho: Trong công tác tính giá vật liệu xuất kho, kế toán Công ty sử dụng phương pháp bình quân cuối kỳ, tức là cứ sau một quý thì Công ty mới tính ra được đơn giá bình quân của NVL và CCDC. Từ đó căn cứ vào Bảng kê xuất theo dõi riêng các chứng từ xuất kho NVL, CCDC, kế toán sẽ tính ra được các giá trị xuất kho xủa từng nghiệp vụ xuất và cả giá trị xuất kho của NVL, CCDC cả quý. Như kiến nghị 3.2.5, đã trình bày, việc cung cấp thông tin kế toán tài chính, thông tin về tình hình biến động tăng giảm NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không tiến hành sau một quý là khá chậm. Do vậy, doanh nghiệp nên xem xét, sửa đổi định kỳ 1 quý xuống còn định kỳ mỗi tháng tính toán và lập Sổ cái, Thẻ, Bảng chi tiết, Bảng tổng hợp. 3.3.7, công tác theo dõi chi tiết cCDC: CCDC của Công ty cũng khá nhiều chủng loại, do vậy việc theo dõi chi tiết đối với CCDC là cần thiết nhằm cung cấp các thông tin theo hệ thống của các loại hàng tồn kho cho nhà quản trị. Hiện nay, Công ty đang không theo dõi các danh điểm CCDC (không theo dõi chi tiết). Do đó, tôi xin được phép kiến nghị về việc mở Thẻ và Sổ kế toán chi tiết cho các loại CCDC trong Công ty. 3.3.8, một số kiến nghị khác: Như phần khái quát những đặc điểm cơ bản về NVL của Công ty đã trình bày, nguồn nhập NVL chủ yếu là mua ngoài và một số NVL mua từ Công ty nhập khẩu uỷ thác. Toàn bộ Thuế nhập khẩu và chi phí nhập khẩu uỷ thác được kế toán doanh nghiệp tính vào nguyên giá NVL là đúng. Tuy nhiên, phần tài khoản đối ứng thường là tài khoản 33111000 “Phải trả người bán” mà không có phần tách của Thuế nhập khẩu. Thực tế định khoản ở Công ty: Nợ TK 15210000: Nguyên giá NVL đã tính thuế nhập khẩu. Có TK 33111000: Tổng số tiền phải trả người bán. Nợ TK 15220000: Phí uỷ thác tính vào nguyên giá NVL. Có TK 111, 112, 331,... Theo ý kiến của bản thân tôi, để theo dõi được khoản thuế mà Công ty đã đóng góp cho Nhà nước, Kế toán Công ty nên hạch toán: Nợ TK 15210000: Nguyên giá NVL đã tính thuế nhập khẩu. Có TK 33111000: Tổng tiền hàng phải trả người bán. Có TK 33330000: Thuế nhập khẩu. Nợ TK 33330000: Thuế nhập khẩu người bán trả hộ. Có TK 33111000 Nợ TK 15220000: Phí uỷ thác tính vào nguyên giá NVL. Có TK 111, 112, 331,... Lời kết Đối với quá trình sản xuất, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đóng vai trò then chốt, là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nhận thức được tầm quan trọng cuả vật liệu đối với một đơn vị sản xuất, trong thời gian thực tập tại Công ty nhựa cao cấp hàng không, cùng với việc tìm hiểu công tác kế toán tại đơn vị, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu lý luận của kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và việc ứng dụng vào thực tế. Thời gian thực tập đã giúp em không những củng cố kiến thức về lý thuyết mà còn hiểu biết thêm về thực tiến phong phú, phức tạp, đa dạng từ đó rút ra bài học bổ ích về chuyên môn cho bản thân. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp với kết cấu gồm ba phần chính là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, trong đó tôi còn mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với mục đích góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Tôi kính mong được sự quan tâm, xem xét, góp ý của quý cơ quan cùng các thầy cô tạo điều kiện để tôi có thể nâng cao hiểu biết về vấn đề nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, Th.s Phạm Đức Cường đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này, cũng như bày tỏ lòng biết ơn tới các cô chú trong phòng Kế toán – tài chính cùng tập thể nhân viên trong công ty nhựa cao cấp hàng không đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện, chỉ bảo tôi trong thời gian thực tập tại Công ty. Hà nội, ngày tháng 05 năm 2002. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ Tài liệu tham khảo Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình Kế toán quản trị. Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình Lý thuyết hạch toán Kế toán. Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình Phân tích các hoạt động kinh doanh. Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hệ thống Kế toán doanh nghiệp. NXB Tài chính. Các tạp chí Kế toán. Các luận văn, chuyên đề. Các tạp chí, tài liệu tham khảo của Công ty nhựa cao cấp Hàng không. Chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Mục lục Lời Nói đầu 1 Phần 1: cơ sở lý luận chung về hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất. 3 1.1. Khái quát chung về hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: 4 1.1.1, KháI niệm, đặc đIểm nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. 4 1.1.2, Phân loại NVL, CCDC: 5 1.1.3, Tính giá NVL, CCDC: 7 1.1.4, Phương pháp phân bổ giá trị NVL, CCDC xuất dùng vào chi phí: 12 1.1.5, Vai trò của NVL, CCDC - ý nghĩa, nhiệm vụ và sự cần thiết phải hạch toán NVL, CCDC. 13 1.2. Hạch toán NVL, CCDC 14 1.2.1, Hạch toán ban đầu: 14 1.2.2, Hạch toán chi tiết NVL, CCDC: 15 1.2.3, Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC: 21 1.2.4, Hệ thống sổ sách kế toán: 26 Phần2: Thực trạng hạch toán NVL, CCDC tại công ty nhựa cao cấp hàng không 30 2.1. Khái quát chung về công ty nhựa cao cấp Hàng không 31 2.1.1, Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 31 2.1.2, Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và Quy trình công nghệ sản xuất của công ty. 32 2.1.3, Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. 34 2.1.4, Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 37 2.2. Thực tế hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 42 2.2.1, Đặc điểm của NVL, CCDC của Công ty. 42 2.2.2, Phân loại NVL, CCDC: 43 2.2.3, Hạch toán ban đầu NVL, CCDC: 44 2.2.4, Tính giá NVL, CCDC tại Công ty 50 2.2.5, Phương pháp phân bổ giá trị CCDC xuất dùng vào chi phí. 51 2.3. Hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 52 2.3.1, Các tài khoản và hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán NVL, CCDC tại Công ty. 52 2.3.2, Hạch toán chi tiết NVL, CCDC tại Công ty. 53 2.3.3, Hạch toán tổng hợp NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 62 Phần 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 71 3.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhựa cao cấp Hàng không và tình hình hạch toán kế toán tại Công ty 72 3.2. Phương hướng hoàn thiện hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 74 3.3. Một số kiến nghị và các giải pháp khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL, CCDC tại Công ty nhựa cao cấp Hàng không. 75 3.3.1, Giải pháp về lập danh điểm NVL, CCDC thống nhất trong toàn Công ty. 75 3.3.2, Công tác phân loại NVL, CCDC. 77 3.3.3, Mở và theo dõi tài khoản 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. 77 3.3.4, Phương pháp phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh mỗi quý. 78 3.3.5, Về định kỳ lập chứng từ ghi sổ: 79 3.3.6, Công tác tính giá vật liệu xuất kho: 80 3.3.7, Công tác theo dõi chi tiết CCDC: 80 3.3.8, Một số kiến nghị khác: 81 Lời kết 82 Tài liệu tham khảo. 83 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33616.doc
Tài liệu liên quan