LỜI MỞ ĐẦU
Vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá. Trong các doanh nghiệp, vật liệu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp. Là yếu tố cơ bản và quan trọng để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục
Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quản lý và hạch toán đầy đủ chính xác hợp lí nguyên vật liệu, phải đảm bảo cả ba yếu tố của công tác hạc
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Phú Diễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h toán là: chính xác, kịp thời, toàn diện.
Trong sản xuất kinh doanh, chính sách giá cả chính là yếu tố để đứng vững và chiến thắng trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Mặt khác, chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng tới giá thành. Vì vậy việc hạch toán NVL một cách đầy đủ chính xác có tác dụng quan trọng đến việc hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Công ty cổ phần Phú Diễn là một doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm cơ khí. Do đặc điểm của các sản phẩm mà Công ty chế tạo là các sản phẩm cơ khí, nên chi phí nguyên vật liệu (NVL) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm (chiếm tỷ trọng khoảng 60% - 70%). Vì vậy, khi có sự biến động nhỏ về giá cả, chất lượng của NVL cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Sau một thời gian thực tập tại phòng kế toán của Công ty cổ phần Phú Diễn, nhận thấy các nghiệp vụ kế toán NVL là nghiệp vụ diễn ra thường xuyên, với giá trị lớn tại Công ty và giữ một vai trò quan trọng và có nhiều vấn đề cần quan tâm. Do đó, trên cơ sở phương pháp luận đã học và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, được sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty, các anh chị trong phòng kế toán tài chính cũng như các phòng ban khác của công ty cổ phần Phú Diễn, đồng thời là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Liên, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác hạch toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Phú Diễn”.
Đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Phú Diễn
Chương 2. Thực trạng hạch toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Phú Diễn.
Chương 3: Hoàn thiện công tác hạch toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Phú Diễn
Vì thời gian và khả năng có hạn, nên chuyên đề của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý, bổ xung của các thầy cô giáo đặc biệt là cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Liên và cán bộ phòng kế toán Công ty cổ phần Phú Diễn để chuyên đề của em được hoàn thiện về lý luận và thiết thực với thực tế.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ DIỄN
. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Phú Diễn
* Thông tin chung về công ty
Tên công ty bằng tiếng Việt Nam : CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ DIỄN
Tên viết tắt bằng tiếng Việt Nam : CÔNG TY PHÚ DIỄN
Tên công ty bằng tiếng Anh : PHUDIEN JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt của công ty là : PHUCO
Trụ sở của công ty : xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại : (84.43) 7 656 198
Fax : (84.43) 7 656 200
Số Đăng ký kinh doanh : 0103006354
Loại hình doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN
Loại hình hoạt động : DOANH NGHIỆP
Người đại diện theo pháp luật: Chủ tịch hội đồng quản trị: ĐINH VĂN THÂN
* Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Phú Diễn:
Công ty cổ phần Phú Diễn có tiền thân là Nhà máy Quy chế cơ khí xây Dựng.
Ngày 26/12/1983 Bộ cơ khí và luyện kim có quyết định 287/CL/CB thành lập Ban quản lý công trình Nhà máy phụ tùng ô tô máy kéo Hà Nội với nhiệm vụ làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy Phụ tùng ôtô máy kéo Hà Nội với sản lượng 6.000T/năm do Liên Xô viện trợ.
Ngày 18/12/1992 Bộ công nghiệp nặng có quyết định số 764/ QĐ-CNG- TC về việc ban quản lý công trình Nhà máy phụ tùng ô tô máy kéo Hà Nội thành Xí nghiệp Vật tư thiết bị thuộc công ty xây lắp II. Nhiệm vụ đặt ra là tổ chức tiêu thụ và kinh doanh vật liệu xây dựng và các sản phẩm cơ khí… hoạt động theo phân cấp của giám đốc Công ty Xây lắp II.
Ngày 25/6/1995 Xí nghiệp vât tư thiết bị được chuyển thành Xí nghiệp vật tư thiết bị xây dựng thuộc Công ty xây lắp II. Chủ trương đặt ra là, bổ sung thêm nhiệm vụ cho Xí Nghiệp như tham gia xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng, xây dựng đường dây điện 35KV.
Ngày 13/10/2000 Xí nghiệp vật tư thiết bị xây dựng được chuyển thành Nhà máy Quy chế Cơ khí xây dựng thuộc Công ty kết cấu thép cơ khí Xây dựng theo quyết định 36/QĐ- HĐQT của chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra là tổ chức sản xuất các sản phẩm cơ khí, bulông chất lượng cao, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, thi công các công trình điện đến 35KV.
Ngày 06/5/2003 Bộ công nghiệp có quyết định số 900/QĐ- TCCB về việc chuyển Nhà máy Quy chế cơ khí xây dựng từ Công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng về trực thuộc Tổng Công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam.
Ngày 12 tháng 8 năm 2004 theo Quyết định số 79/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp chuyển Nhà máy Quy chế cơ khí xây dựng thuộc Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam thành Công ty cổ phần Cơ khí MESCO. Có tên giao dịch quốc tế: MECHANICAL JOINT STOCK COMPANY; Tên viết tắt: MESCO
Ngày 18 tháng 11 năm 2004 theo sửa đổi Điều 2 Quyết định số 79/2004/QĐ-BCN ngày 12 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về chuyển Nhà máy Quy chế cơ khí xây dựng thuộc Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam thành Công ty cổ phần Cơ khí MESCO như sau: “Chuyển Nhà máy Quy chế cơ khí xây dựng thành Công ty cổ phần Phú Diễn, viết tắt là Công ty Phú Diễn” .Đại hội đồng của công ty đã họp và quyết dịnh chuyển tên công ty thành Công ty cổ phần Phú Diễn. Có tên giao dịch quốc tế: PHUDIEN JOINT STOCK COMPANY, viết tắt là PHUCO.
Mức đầu tư ban đầu (năm 2004) là 3 tỷ đồng trong đó: Đầu tư thiết bị là 1 tỷ đồng, đầu tư xây dựng là 2 tỷ đồng. Được chia thành 30.000 cổ phần, với mệnh giá là 100.000 đồng / 1 cổ phần
Cơ cấu vốn:
- Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước : 10,53 %;
- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty : 64,79 %;
- Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài Công ty : 24,68 %.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Phú Diễn.
* Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần Phú Diễn.
- Chức năng
+ Quản lý mặt bằng và tiếp tục giải quyết những công việc còn tồn tại của Nhà máy quy chế cơ khí xây dựng.
+ Tiến hành tổ chức cơ sở sản xuất các loại bulông, kết cấu thép và sản phẩm cơ khí. Tổ chức hoạt động xây lắp các công trình theo giấy phép kinh doanh và theo quy chế của công ty.
- Nhiệm vụ.
+ Chủ động tự tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, khai thác công việc hợp phối hợp liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài công ty để tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên, đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty.
+ Nghiên cứu, đổi mới nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của thị trường để tăng thêm sức cạnh tranh.
+ Thường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
* Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: chủ yếu là sản xuất cơ khí bao gồm
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí
+ Thiết kế, chế tạo và lắp đặt kết cấu thép.
+ Xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, xây lắp đường dây và trạm biến áp.
+ Kinh doanh kim khí và vật tư tổng hợp.
+ Kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
- Thị trường kinh doanh: Hiện nay sản phẩm của công ty mới chỉ tiêu thụ ở thị trường trong nước. Với bạn hàng truyền thống của công ty như: Tổng công ty điện lực, Tổng công ty lắp máy, Tổng công ty cơ khí xây dựng, Tổng công ty công nghiệp Việt Nam và một số doanh nghiệp liên quan đến sản phẩm cơ khí
* Đặc điểm qui trình sản xuất sản phẩm.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất bulông gia công kết cấu thép. Sản phẩm bulông chất lượng cao có nhiều kích cỡ khác nhau. Được sản xuất trên hai dây chuyền sản xuất bulông dập nóng và bulông dập nguội. Theo tiêu chuẩn TCVN 1946-76. Mẫu bulông dập nóng đạt cấp độ bền là 6.8. Còn bulông dập nguội đạt cấp độ bền 8.8.
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất điển hình bu lông dập nóng M20x200
Mạ nhúng kẽm
Nhập kho
Tổ tiện 2
Tổ rèn dập
Tổ tiện 1
Phòng KCS nghiệm thu SP
Kho thép sản xuất
Xưởng sản xuất bu lông
Tổ tạo phôi
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty cổ phần Phú Diễn
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty cổ phần Phú Diễn
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐÔC
PHÓ TGĐ KINH DOANH
PHÓ TGĐ KĨ THUẬT
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KĨ THUẬT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
XƯỞNG BU LONG
XƯỞNG CƠ KHÍ MẠ
BAN KIỂM SOÁT
Bộ máy quản lí của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty bao gồm:
* Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.
* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị quyết định đến các vấn đề sau:
Đề xuất chiến lược phát triển của công ty.
Kiến nghị với Đại hội cổ đông bán thêm cổ phần.
Quyết định chào bán cổ phần mới và quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
Đề xuất với Đại hội cổ đông quyết định phương án đầu tư của công ty
Quyết định các giải pháp phát triển thị trường.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh tương đương, quyết định mức lương và lợi ích khác của các chức danh khác.
Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty, quy chế quản lí nội bộ Công ty. Quyết định thành lập các đơn vị phụ thuộc.
Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
Kiến nghị chia cổ tức hàng năm hoặc xử lý các khoản lỗ lãi phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ này.
Hội đồng quản trị phải báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông về hoạt động của mình về việc giám sát đối với Tổng giám đốc điều hành.
* Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
* Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số nhiệm vụ theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc , chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị.
- Phó tổng giám đốc kinh doanh: Phụ trách chung về tình hình kinh tế-tài chính, thay giám đốc ký kết những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đôn đốc việc thực hiện cung cấp cho khách hàng theo các hợp đồng kinh tế đã kí kết.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Phụ trách việc theo dõi, quản lí máy móc thiết bị, xác định mức tiêu thụ vật tư cho từng loại sản phẩm.
* Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc theo đúng các qui định trong Điều lệ Công ty, các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng Cổ đông.
Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các Báo cáo cần thiết khác. Ban kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực vì lợi ích của Cổ đông và vì lợi ích của người lao động trong Công ty.
* Phòng Kinh doanh:
+ Theo dõi, tìm kiếm thông tin, phát hiện nhu cầu và gợi ý mua hàng với khách hàng.
+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường. Nắm bắt các nhu cầu cũng như các yêu cầu của khách hàng.
+ Thực hiện chức năng lập kế hoach sản xuất kinh doanh, đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, chuẩn bị cho giám đốc kí kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
+ Gửi các bản chào hàng tới khách hàng.
+ Đàm phán, ký kết các hợp đồng với khách hàng.
+ Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng và tiến hành thanh lý các hợp đồng khi đến hạn.
+ Báo cáo tình hình kinh doanh với ban giám đốc theo định kỳ.
* Phòng Tổ chức hành chính:
Là bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhân sự, nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với tính chất của công việc. Nghiên cứu, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, phân xưởng sản xuất trong công ty, là nơi nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với cổ đông và người lao động, làm tốt công tác quản lý hồ sơ nhân sự, nghiên cứu biện pháp bảo hộ lao động, xây dựng an toàn nhà xưởng, trả lương cho công nhân viên trong công ty, chăm lo đời sống sức khoẻ người lao động góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện các công tác khác như văn thư, tiếp tân, bảo mật, bảo vệ, vệ sinh, y tế… của công ty.
* Phòng kĩ thuật:
Thực hiện chức năng đôn đốc hướng dẫn sản xuất ở từng phân xưởng, xây dựng và quản lí các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật, quy cách, quy phạm cho từng sản phẩm, xác định định mức nguyên vật liệu, quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị.
* Phòng tài chính kế toán:
Là phòng thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tài chính của công ty đảm bảo cho công ty làm ăn có lãi, đời sống, thu nhập của công ty ngày càng cao, chấp hành đúng pháp luật về kế toán tài chính và luật thuế nhà nước.
- Thực hiện những công việc về tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán mà nhà nước quy định, nguyên tắc kế toán hiện hành….
- Theo dõi và phản ánh sự vận động của vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan.
- Tham mưu, cố vấn cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ.
- Cùng với các bộ phận khác trong công ty tạo nên hệ thống thông tin quản lý năng động, hiệu quả.
- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Môi trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.
Có các nhiệm vụ sau :
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban Tổng giám đốc.
* Các phân Xưởng sản xuất: bao gồm có 2 phân xưởng
- Xưởng Bulong: bao gồm có 24 người trong đó có 1 quản đốc, 1 phó quản đốc và 21 công nhân
Thực hiện nhiêm vụ sản xuất các sản phẩm của công ty như các loại bulong như: bulong M16, bulong M18, bulong M20, bulong M22, bulong M24, bulong M27, bulong M30 với nhiều kích cỡ khác nhau.
- Xưởng Cơ khí mạ: gồm 15 người trong đó có 1 quản đốc và 14 công nhân.
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm của công ty như:
+ Các loại Dai như: Dai M12, Dai M18, Dai M20, Dai M24, Dai M24 mỏng, Dai M27, Dai M30, Dai M36, Dai M48.
+ Các loại vông đệm như: Vòng đệm phẳng (M12, M16, M20, M22, M24, M27, M30, M36).Vòng đệm vênh (M16, M18, M20, M22, M24, M27, M30).
1.4. Đặc diểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Phú Diễn
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Phú Diễn
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu tổ cức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Phú Diễn:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN HTK , TSCĐ
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
KẾ TOÁN CHI PHÍ GIÁ THÀNH
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
THỦ QUỸ
* Chức năng và nhiệm vụ
+ Kế toán trưởng :
Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty. Tổ chức việc ghi chép tính toán và phản ảnh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xét duyệt các báo cáo tài chính kế toán, báo cáo quản trị nội bộ của công ty. Lập, tổng hợp đầy đủ và gởi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài chính của Công ty theo qui định. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho nhân viên cấp dưới và các bộ phận liên quan khác. Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các cơ quan hữu quan.
+ Kế toán tổng hợp:
Theo yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, quý, năm, căn cứ vào số liệu kế toán nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, phân bổ chi phí để tính toán giá thành để lập các báo cáo kế toán tổng hợp: bản cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Lập hồ sơ hoàn thuế theo luật định. Giúp Kế toán trưởng trong việc phân tích hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong công ty.
+ Kế toán vật tư, TSCĐ
Lập chứng từ kế toán (phiếu nhập, phiếu xuất) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ và lưu chuyển chứng từ theo đúng trình tự luân chuyển đã quy dịnh. Nhập số liệu trên các chứng từ vào hệ thống máy tính và xử lý số liệu nhập xuất. Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, thành phẩm, hàng hóa theo định mức và phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng. Báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư, thành phầm, hàng hóa phục vụ cho công quản lí.
+ Kế toán tiền lương:
Kiểm tra các tài liệu tính lương bảng kê sản lượng, bảng chấm công. Quản lý và theo dõi việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng. Dựa trên các chứng từ gốc thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương. Nhập số liệu vào máy tính. Theo dõi việc thanh toán lương và các khoản có liên quan.
+ Kế toán chi phí giá thành:
Dựa trên các số liệu chứng từ liên quan thực hiện ghi chép tổng hợp chi phí sản xuất trực tiếp từ đó tính giá thành sản xuất của sản phẩm. Và thực hiện kế toán quản trị chi phí và giá thành.
+ Thủ quỹ:
Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu (Phiếu thu, Phiếu chi). Quản lý tiềm mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền. Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ. Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận. Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu.
1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty cổ phần Phú Diễn:
♦ Chế độ kết toán chung tại công ty
Chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Niên độ kế toán áp dụng: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
Nguyên tắc nghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền:
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển
+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tương đương tiền: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
+ Phương pháp chuyển đổi các dòng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Theo thực tế kiểm kê.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo giá bình quân gia quyền.
+ Phương pháp dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đàu tư:
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Theo giá gốc.
+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng: Tại thởi điểm hàng được xuất ra khỏi kho
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tại thời điểm thu được tiền.
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Tại thời điểm nhận được giấy báo có của NH hoặc số tiền thu được.
+ Doanh thu hợp đồng xây dựng.
Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Theo khế ước vay tiền
♦ Đặc điểm hệ thống chứng từ tại công ty:
Một số chừng từ được sử dụng tại công ty như sau:
- Phần hành vốn bằng tiền:
+ Phiếu thu tiền
+ Phiếu chi tiền
+ Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy thanh toán tạm ứng
- Phần hành lao động tiền lương:
+ Hợp đồng lao động.
+ Bảng chấm công.
+ Bảng tính lương.
+ Phiếu làm thêm giờ.
+ Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.
- Phần hành hàng tồn kho:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Thẻ kho
- Phần hành TSCĐ:
+ Biên bản giao nhận tài sản cố định
+ Biên bản thanh lý tài sản cố định
+ Thẻ TSCĐ
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Phần hành bán hàng:
+ Hoá đơn giá trị gia tăng
+ Hoá đơn bán hàng
+ Hợp đồng kinh tế
-Và các chứng từ khác.
Công ty phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế toán. Các chứng từ được lập và sử dụng chủ yếu tại phòng kế toán. Ngoài ra có 1 số chứng từ tại các bộ phận khác như: Phiếu nhập kho do bộ phận thu mua lập, bảng chấm công được sử dụng tại các phân xưởng phòng ban... Sau đó được chuyển cho phòng kế toán để kiểm tra và nhập số liệu vào máy tính. Các chứng từ này phải có đầy đủ chữ kí của của các bộ phận liên quan, những người có trách nhiệm.
Sau khi xử lí các chứng từ này được phân loại sắp xếp và được bảo quản tại phòng kế toán.
♦ Đặc điểm hệ thống tài khoản tại công ty:
Là một doanh nghiệp sản xuất nên Công ty sử dụng hầu hết hệ thống tài khoản theo đúng trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính gồm có các tài khoản cấp 1 và chi tiết theo tài khoản cấp 2. Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của công ty nên không sử dụng một số tài khoản. Hệ thống tài khoản sử dụng của công ty (Phụ lục).
♦ Đặc điểm hệ thống sổ tại công ty:
Hệ thống sổ tổng hợp, sổ chi tiết.
- Hệ thống sổ tổng hợp:
+ Sổ Nhật kí chung:
+ Sổ cái các tài khoản:
- Hệ thống sổ chi tiết:
+ Sổ quỹ tiền mặt: Theo dõi phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt.
+ Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm: Được mở để theo dõi tình hình nhập, xuất cả về số lượng và giá trị của từng loại NVL, thành phẩm. Được mở chi tiết cho từng loại vật tư xác định.
+ Sổ chi tiết tài sản cố định: được mở để theo dõi ghi chép tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty.
+ Sổ chi tiết công nợ phải trả, phải thu: Được mở ra để theo dõi tình hình thanh toán công nợ phải trả với khách hàng và các nhà cung cấp, Ngân sách Nhà nước.
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh: Được mở để theo dõi và tập hợp các loại chi phí.
+ Sổ chi tiết chi phí quản lí doanh nghiệp: Được mở để theo dõi và tập hợp chi phí quản lí doanh nghiệp.
+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu sản phẩm
+ Bảng tổng hợp chi tiết nợ phải trả
+ Bảng tổng hợp chi tiết nợ phải thu
..........................
Quy trình ghi sổ của công ty:
Công ty cổ phần Phú Diễn áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật kí chung. Và được thực hiện trên máy vi tính
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung:
Chứng từ gốc
(1)
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Nhật kí chung
Bảng báo cáo tổng hợp
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sổ cái
(3)
(4)
(5)
(6)
(6)
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
(1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để lập định khoản kế toán sau đó ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian. Tùy theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi ghi sổ nhật ký chung, kế toán lấy số liệu để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán có liên quan.
(4) Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh và sổ cái của tài khoản tương ứng.
(5) Cuối kỳ kế toán lấy số liệu cần thiết trên các sổ cái để lập bảng đối chiếu số phát sinh tài khoản.
(6) Cuối kỳ kế toán lấy số liệu trên bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo.
♦ Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán tại công ty:
Các báo cáo tài chính được lập theo mẫu ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính, mang tính bắt buộc. Việc lập báo cáo tài chính được thực hiện vào cuối kì kế toán. Ngoài ra để phục vụ cho nhu cầu quản trị và kiểm soát nội bộ công ty phải lập thêm một số loại báo cáo. Các báo cáo tài chính này sau khi được phòng kế toán lập sẽ được gửi cho Ban kiểm soát của công ty để kiểm tra. Sau đó được đưa ra trong hội nghị của Đại hội đồng cổ đông. Công ty áp dụng các qui định về lập báo cáo tài chính: hình thức, mẫu loại, thời điểm lập, thời hạn lập và nội dung công khai.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm có
Các báo cáo bắt buộc:
Bản cân đối kế toán: (Mẫu số B 01 – DN)
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: (Mẫu số B 02 – DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: (Mẫu số B 03 – DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính: (Mẫu số B 09 – DN)
Các báo cáo này vào cuối kì kế toán sẽ được kế toán tổng hợp tổng hợp số liệu và lập báo cáo. Sau đó được kế toán trưởng kiểm tra và kí duyệt.
Các báo cáo nội bộ:
Bảng cân đối vật tư, CCDC, sản phẩm.
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo chi tiết doanh thu
Báo cáo giá thành sản phẩm
Bảng tổng hợp chi phí quản lí
Bảng kê chi phí quản lí
Báo cáo kiểm kê hàng tồn kho
Báo cáo chi tiết nợ phải thu
Báo cáo chi tiết nợ phải trả
Các báo cáo này được lập để phục vụ cho nhu cầu kiểm soát của công ty, nhằm cung cấp cho Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông biết được rõ hơn tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong kì kế toán.Các báo cáo này có thể lập được bất kì lúc nào theo yêu cầu của Ban quản trị. Do kế toán tổng hợp lập và được kế toán trưởng kiểm tra và kí duyệt.
1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Phú Diễn trong những năm gần đây:
* Tình hình vốn và tài sản tại công ty
Bảng 1.1: Tình hình vốn và tài sản tại công ty cổ phần Phú Diễn trong 3 năm 2006,2007.2008 Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
TÀI SẢN
A- Tài sản ngắn hạn
10.770.084.397
11.705.332.773
18.121.864.236
I- Tiền và các khoản tương dương tiền
75.186.844
32.129.118
587.229.988
1- Tiền
75.186.844
32.129.118
587.229.988
II- Phải thu ngắn hạn
3.333.946.184
6.008.733.375
5.792.136.347
1- Phải thu khách hàng
1.340.911.065
2.930.049.691
1.956.647.688
2- Trả trước cho người bán
40.000.000
292.000
92.518.178
3- Phải thu nội bộ ngắn hạn
40.534.120
152.325.931
15.000.000
4-Các khoản phải thu khác
1.912.500.999
2.926.065.756
3.727.970.481
III- Hàng tồn kho
6.419.136.591
5.331.731.212
10.762.659.492
1- Hàng tồn kho
6.419.136.591
5.331.731.212
10.762.659.492
IV-Tài sản ngắn hạn khác
941.814.778
332.739.065
979.838.409
1- Chi phí trả trước ngắn hạn
21.947.474
27.290.550
77.659.284
2-Thuế VAT được khấu trừ
106.300.604
93.394.734
8.834.714
3- Tài sản ngắn hạn khác
814.066.700
212.053.772
893.344.411
B- Tài sản dài hạn
24.236.748.216
22.375.404.886
I- Các khoản phải thu dài hạn
129.136.065
1.227.936.065
1- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
129.136.065
1.227.936.065
II- Tài sản cố định
18.291.317.749
22.972.186.966
21.012.043.636
1- Tài sản cố định hữu hình
15.768.817.749
18.468.824.146
21.012.043.636
- Nguyên giá
23.216.971.735
27.934.856.032
32.853.518.032
- Giá hao mòn luỹ kế
(7.448.153.986)
(9.466.231.886)
(11.841.474.396)
2- Chi phí xây dựng cơ bản
2.522.500.000
4.503.562.820
-
III- Tài sản dài hạn khác
135.425.185
135.425.185
135.425.185
1 Thuế thu nhập hoãn lại
135.425.185
135.425.185
135.425.185
Tổng
29.196.827.331
35.942.080.989
40.497.269.122
NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả
23.698.740.383
14.934.714.351
15.855.482.056
I- Nợ phải trả ngắn hạn
23.338.740.383
14.574.714.351
15.855.482.056
1-Vay và nợ ngắn hạn
11.324.293.051
9.106.064.698
8.565.672.298
2- phải trả người bán
3.951.994.157
1.038.483.943
589.656.538
3- Người mua trả tiền trước
1.262.253.026
25.000.000
1.444.903.700
4- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
524.373.270
526.658.820
492.636.820
5- Phải trả người lao động
149.531.587
233.291.831
60.247.300
6- Chi phí phải trả
554.095.696
554.095.696
554.095.696
7- Phải trả nội bộ
1.677.586.220
1.667.586.220
1.653.143.026
8- Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác
3.894.613.382
1.413.533.143
2.135.126.678
II- Nợ phải trả dài hạn
360.000.000
360.000.000
360.000.000
1- Vay và nợ dài hạn
360.000.000
360.000.000
360.000.000
B- Vốn chủ sở hữu
5.498.086.948
21.007.366.838
24.641.787.066
I- Vốn chủ sở hữu
5.498.086.948
21.007.366.838
24.641.787.066
1- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
5.500.000.000
20.000.000.000
25.000.000.000
2- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
(1.913.052)
1.007.080.989
(358.212.934)
Tổng
29.196.827.331
35.942.080.989
40.497.269.122
(Nguồn: Bản cân đối kế toán của Công ty cổ phần Phú Diễn năm 2006,2007,2008)
Dựa vào bảng trên ta thấy: Tổng tài sản của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là gần 23%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 13% . Điều đó chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty ngày càng tăng và tăng với tốc độ cao
Và nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 282.08%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 17,3%. Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh, đặc biệt là năm 2007 tăng với tốc độ rất cao. Trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng mạnh nhất và với tốc độ cao. Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2007 tăng 264% so với năm 2006, năm 2008 tăng 25% so với năm 2007. Chứng tỏ các chủ đầu tư đang tin tưởng vào khả năng của công ty.
* Kết quả kinh doanh của công ty trong nhưng năm gần đây:
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động của công ty cổ phần Phú Diễn qua 3 năm 2006, 2007, 2008
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
9.803.954.322
21.533.538.232
18.636.169.774
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
9.803.954.322
21.533.538.232
18.636.169.774
Giá vốn hàng bán
8.333.613.630
19.100.524.117
15.711.851.408
Lợi nhuận gộp
1.470.340.692
2.433.041.115
2.924.318.366
Doanh thu hoạt động tài chính
12.269.548
83.174.700
465.097.548
Chi phí tài chính
140.251.889
587.445.708
797.285.014
Chi phí bán hàng
9.965.023
558.572
Chi phí quản lí doanh nghiệp
864._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21855.doc