Lời nói đầu
Trong những năm vừa qua, sự chuyển biến nền kinh tế nước ta sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại cũng không nằm ngoài sự tác động đó, nó đang dần mở rộng, phát triển và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hoá- nó là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và
148 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá và biện pháp nâng cao lợi nhuận tiêu thụ tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu dùng. Việc quản lý tốt khâu này có liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác tổ chức hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hoá một cách khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp thương mại có ý nghĩa to lớn trong việc xử lý thông tin cho nhà quản lý và các cơ quan có thẩm quyền.
Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động là một đơn vị chuyên kinh doanh, buôn bán các mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng và ngành hàng bảo hộ lao động thì công tác lưu chuyển hàng hoá thường xảy ra với quy mô lớn. Kế toán lưu chuyển hàng hoá đảm nhiệm việc phản ánh, giám sát về tình hình mua hàng, bán hàng, dự trữ hàng hoá tại doanh nghiệp trên cả hai mặt số lượng, giá trị.
Nhận thức được tầm quan trọng trên với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Minh Phương, em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá và biện pháp nâng cao lợi nhuận tiêu thụ tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động”.
Nội dung của luận văn gồm có những phần sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại.
Phần 2: Thực trạng tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động .
Phần 3: Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
Do thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty và trình độ của em còn hạn chế vì vậy, bài luận văn này của em còn có những sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các nhân viên kế toán của công ty.
Phần I
Cơ sở lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh thương mại.
I. Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán lưu chuyển hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh thương mại.
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại.
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Thương mại bao gồm phân phối và lưu thông hàng hoá. Trên góc độ vĩ mô hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt và giữa các quốc gia với nhau, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng. Do đó chức năng của thương mại là mua bán, trao đổi hàng hoá cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ mục đích sản xuất và đời sống.
Hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm hai quá trình là mua hàng, bán hàng . Xuất phát từ đặc điểm này kế toán lưu chuyển hàng hoá cũng gồm hai phần hành chính là quá trình mua hàng và quá trình bán hàng . Hạch toán quá trình mua hàng liên quan đến việc xác định giá trị và phản ánh trị giá hàng mua vào. Còn kế toán quá trình bán hàng không những liên quan đến việc xác định và phản ánh doanh thu mà còn phải xác định chính xác giá vốn hàng bán ra. Giữa hai quá trình mua hàng và bán hàng bao giờ cũng có khoảng cách về không gian và thời gian. Hàng hoá mua về không phải bao giờ cũng tiêu thụ được ngay do đó dự trữ hàng hoá là một tất yếu. Hạch toán dự trữ hàng hoá có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chi tiết tình hình tồn kho hàng hoá cả về số lượng lẫn giá trị. Ngoài ra, kế toán lưu chuyển hàng hoá còn phản ánh kết quả kinh doanh thương mại thông qua phần kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh thương mại có đặc điểm là địa bàn tiêu thụ phân tán nên trong kế toán lưu chuyển hàng hoá có thể hạch toán chi tiết từng phần hành của từng cửa hàng, từng kho hoặc theo từng mặt hàng để phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh của các kho hàng, cửa hàng hoặc hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng.
Những đặc trưng trên đây cho thấy kế toán lưu chuyển hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp thương mại. Do vậy, kế toán lưu chuyển hàng hoá hàng hoá phải được thực hiện một cách khoa học, hợp lý để có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý ra quyết định kinh doanh. Trên đây là những đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại có ảnh hưởng đến kế toán lưu chuyển hàng hoá. Như vậy, chúng ta làm rõ khái niệm và nhiệm vụ của kế toán lưu chuyển hàng hoá.
2. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá .
Khái niệm.
Lưu chuyển hàng hoá là quá trình đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến tiêu dùng qua các phương thức mua bán.
Đối với các đơn vị kinh doanh thương mại, hoạt động lưu chuyển hàng hoá là hoạt động chủ yếu của đơn vị, bao gồm hai quá trình: mua hàng và bán hàng không qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng hoá . Có thể đưa ra công thức của hoạt động này là: T-H-T’(Tiền-hàng-tiền)
Quá trình mua hàng ( T-H) là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ hình thái vốn bằng tiền sang hình thái vốn bằng hàng hoá. Tại các doanh nghiệp thương mại quá trình mua hàng hoàn tất khi hàng mua vào đã kiểm nhận nhập kho hoặc chuyển bán thẳng.
Quá trình bán hàng( H-T’) là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn hàng hoá dang vốn tiền tệ và hình thành kết quả kinh doanh. Quá trình bán hàng hoàn tất khi hàng hoá đã giao cho khách hàng và đã thu được tiền hàng hoặc được chấp nhận thanh toán.
Quá trình dự trữ hàng hoá phải theo dõi tình hình tồn kho của từng loại hàng hoá cả giá trị lẫn số lượng. Để đưa hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng người ta có thể thực hiện lưu chuyển hàng hoá theo các phương thức khác nhau đó là lưu chuyển hàng hoá bán buôn và lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Lưu chuyển hàng hoá bán buôn là lưu chuyển hàng hoá với khối lượng lớn cho mạng lưới bán lẻ, cho người sản xuất, cho xuất nhập khẩu. Hàng hoá lưu chuyển trong khâu bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông chưa chuyển sang người tiêu dùng. Lưu chuyển hàng hoá bán lẻ là lưu chuyển hàng hoá với khối lượng nhỏ hơn, trực tiếp đến người tiêu dùng.
Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh mua bán các doanh nghiệp thương mại còn có thể thực hiện nhiệm vụ gia công, chế biến kèm theo để tạo ra nguồn hàng và tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
Như trên đã trình bày, đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán lưu chuyển hàng hoá có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Vậy, kế toán lưu chuyển hàng hoá có nhiệm vụ gì?
2.2. Nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá .
Kế toán lưu chuyển hàng hoá trong các đơn vị thương mại cần thực hiện đủ các nhiệm vụ để cung cấp thông tin cho người quản lý ra các quyết định hữu hiệu đó là: ghi chép kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng và giá phí chỉ tiêu mua hàng theo chứng từ đã lập trên hệ thống sổ thích hợp.
- Phản ánh kịp thời khối lượng hàng bán, ghi nhận doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu liên quan khác của khối lượng hàng hoá .
- Kế toán quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ kho hàng hoá, phát hiện kịp thời hàng hoá ứ đọng.
- Phân bổ chi phí mua hàng cho số hàng bán ra trong kỳ và tồn cuối kỳ.
- Lựa chọn phương pháp và xác định đúng giá vốn hàng xuất bán để đảm bảo chỉ tiêu lãi gộp hàng hoá chính xác cao.
- Xác định kết quả bán hàng và thực hiện chế độ báo cáo hàng hoá và báo cáo bán hàng .
- Theo dõi và thanh toán kịp thời công nợ với nhà cung cấp và khách hàng.
Kế toán lưu chuyển hàng hoá là bộ phận công việc phức tạp, và quan trọng nhất trong toàn bộ công tác kế toán của đơn vị, khối lượng công việc chiếm tỷ trọng lớn, cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho các nhà quản lý. Vì vậy phải tổ chức khoa học và hợp lý kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá .
II. Hạch toán lưu chuyển hàng hoá .
1. Hạch toán quá trình mua hàng .
Thu mua hàng hoá là giai đoạn đầu tiên trong quá trình lưu chuyển hàng hoá tại các đơn vị kinh doanh thương mại. Việc thu mua hàng hoá [phải nhằm đảm bảo cung cấp cho khâu bán hàng được bình thường, không dự trữ quá nhiều gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ quá ít làm gián đoạn quá trinh bán hàng . Có nhiều phương thức thu mua hàng hoá và vấn đề lựa chọn phương thức nào là tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp và sự qui định trong hợp đồng kinh tế.
1.1. Phương thức mua hàng và thủ tục chứng từ.
Các doanh nghiệp thương mại mua hàng của các tổ chức sản xuất thuộc các thành phần phần kinh tế, mua của nước ngoài, mua của các doanh nghiệp trong ngành trên cơ sở hợp đồng kinh tế và giá cả kinh doanh , ngoài ra có thể mua ở thị trường tự do theo giá cả có thể kinh doanh được. Có hai phương thức mua hàng có thể áp dụng: phương thức chuyển hàng và phương thức mua hàng trực tiếp.
Theo phương thức chuyển hàng: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa các bên: bên mua tại địa điểm qui định trong hợp đồng( tại kho, bến cảng, tại bến ô tô, xe lửa). Khi chuyển hàng cho bên mua, bên bán phải gửi cho người mua chứng từ bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, chất lượng của từng mặt hàng, đơn giá từng loại và tổng tiền thanh toán. Chứng từ mua hàng có thể là hoá đơn bán hàng , hoá đơn GTGT.
Theo phương thức mua hàng trực tiếp: Căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết giữa bên mua và bên bán, bên mua cử người được uỷ nhiệm của Giám đốc đến bên bán để nhận hàng theo qui định trong hợp đồng hoặc đi mua trực tiếp tại thị trường, tại các cơ sở sản xuất, các cơ sở gia công chế biến. Chứng từ mua hàng có thể là hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, bảng kê mua hàng (với trường hợp mua hàng trên thị trường tự do mà người bán không có hoá đơn). Người mua hàng có trách nhiệm quản lý số hàng đã mua và gửi chứng từ mua hàng về phòng kế toán kiểm tra, đối chiếu và ghi sổ kế toán .
Thủ tục và chứng từ nhập kho: Hàng hoá mua về phải được tiến hành thủ tục nhập kho. Trên cơ sở hợp đồng kinh tế, hoá đơn bán hàng do bên bán lập, bên mua phải kiểm tra sự phù hợp về số lượng, chất lượng hàng hoá thực nhận với số lượng, chất lượng hàng hoá ghi trong chứng từ thông qua biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá . Sau khi hàng hoá mua về được kiểm nhận sẽ lập phiếu nhập kho, nếu có sai lệch về số lượng, chất lượng hàng hoá giữa số ghi trong chứng từ với số thực nhập do đó phải lập biên bản kiểm nhận làm cơ sở để xử lý và ghi sổ kế toán .
Đặc điểm tính giá hàng hoá mua.
Giá hàng hoá mua vào, nhập kho trong kinh doanh thương mại theo quy định được tính theo giá thực tế. Giá thực tế của hàng hoá mua vào tuỳ thuộc vào từng nguồn hàng khác nhau cũng như tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà doanh nghiệp áp dụng. Đối với doanh nghiệp tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong giá mua không bao gồm thuế GTGT đầu vào, còn đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT thì giá mua là giá đã tính thuế GTGT.
Giá thực tế hàng hoá thu mua trong nước
=
Giá mua ghi trên hoá đơn
+
Chi phí thu mua
-
Giảm giá hàng mua
Như vậy, giá thực tế hàng hoá bao gồm: trị giá mua( kể cả thuế phải nộp) là giá phải thanh toán cho nhà cung cấp. Và chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ... từ nơi mua về đến doanh nghiệp.
1.3. Hạch toán tổng hợp quá trình mua hàng .
1.3.1. Các phương pháp hạch toán tổng hợp về hàng hoá.
a. Phương pháp kê khai thường xuyên( KKTX).
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp KKTX các tài khoản hàng tồn kho được dùng để phán ánh số hiện có, tình hình tăng giảm hàng hoá . Vì vậy, giá trị hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ hach toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán để xác định số thừa, thiếu và tìm nguyên nhân giải pháp xử lý. Phương pháp này áp dụng cho các đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, có điều kiện kiểm kê chính xác từng nghiệp vụ xuất kho.
b. Phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK).
Phương pháp KKĐK không theo dõi một cách thường xuyên liên tục trên sổ kế toán tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá mà nó căn cứ vào kết quả kiểm kê trên thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị hàng hoá xuất bán. Theo phương pháp KKĐK mọi biến động của hàng hoá không theo dõi trên TK hàng tồn kho mà được phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng( TK mua hàng). Phương pháp KKĐK thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá với qui cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và xuất thường xuyên. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán nhưng độ chính xác không cao.
Do đặc điểm của từng phương pháp hạch toán tổng hợp quá trình mua hàng thì kế toán sử dụng tài khoản mua hàng nào?
1.3.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 156 “Hàng hoá”: Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại hàng hoá. Tài khoản 156 được chi tiết như sau:
Tài khoản 1561 “ Giá mua hàng hoá”
Tài khoản 1562 “ Chi phí thu mua hàng hoá”
+ Nội dung của Tài khoản 1561 “ giá mua hàng hoá”
Bên Nợ:
- Trị giá hàng hoá mua vào đã nhập kho theo hoá đơn( KKTX).
- Trị giá hàng hoá thuê gia công chế biến nhập kho( KKTX).
- Trị giá hàng tồn kho, tồn quầy cuối kỳ( KKĐK)
- Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê(KKTX).
Bên Có:
- Trị giá thực tế hàng hoá xuất kho để bán, giao đại lý...( KKTX)
- Kết chuyển trị giá hàng tồn kho, tồn quầy đầu kỳ( KKĐK)
- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng( KKTX)
- Trị giá hàng hoá trả lại cho người bán( KKTX).
- Trị giá hàng hoá phát hiện bị thiếu hụt, hỏng...( KKTX)
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hoá thực tế tồn kho cuối kỳ.
Tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi đường”.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại hàng hoá mua ngoài đã thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa về nhập kho, còn đang trên đường vận chuyển ở bến cảng, bến bãi hoặc đã tới doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Nội dung của TK 151 như sau:
Bên Nợ:
- Giá trị hàng hoá đang đi trên đường(KKTX).
- Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi trên đường tồn cuối kỳ(KKĐK)
Bên Có:
- Giá trị hàng hoá đang đi trên đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao thẳng cho khách hàng(KKTX).
- Kết chuyển giá thực tế hàng đang đi trên đường tồn đầu kỳ(KKĐK)
Số dư bên Nợ:
- Giá trị hàng hoá đã mua nhưng còn đang đi trên đường
Giá thực tế hàng đang đi trên đường tồn cuối kỳ
Tài khoản 611(6112) “Mua hàng hoá”( phương pháp KKĐK)
Tài khoản này phản ánh trị giá hàng mua vào theo giá thực tế và được
mở chi tiết cho từng loại, từng kho, từng quầy hàng hoá. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ
- Trị giá hàng mua vào trong kỳ
Bên Có:
- Trị giá thực tế hàng hoá tồn kho đầu kỳ
- Trị giá hàng trả lại cho người bán
- Giảm giá hàng mua được hưởng
- Trị giá hàng hoá xuất bán hay xuất khác
Tài khoản này không có số dư
Tài khoản 157 “Hàng gửi bán”
Tài khoản này phản ánh giá thực tế hàng gửi bán cuối kỳ. Kết cấu của tài khoản này:
Bên Nợ: Kết chuyển giá thực tế hàng gửi bán tồn cuối kỳ
Bên Có: Kết chuyển giá thực tế hàng gửi bán tồn đầu kỳ
Số dư bên Nợ: Giá thực tế hàng gửi bán tồn cuối kỳ
Các tài khoản khác: TK 133, TK111, TK112, TK331...
1.3.3. Phương pháp hạch toán.
a. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng theo phương pháp KKTX
TK111,112,141,331
TK1561
TK133
TK151
TK3333(2)
TK3381
TK1381
TK154
Trị giá hàng mua nhập kho
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng mua vào
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng mua đang đi đường
Trị giá hàng mua đang đi đường
Trị giá hàng mua đang
đi đường về nhập kho
Thuế của hàng nhập khẩu
Trị giá hàng gia công thuê ngoài nhập kho
Trị giá hàng thừa tạm nhập kho chờ xử lý
Trị giá hàng thiếu được người bán bồi thường nhập kho
Các khoản giảm giá được hưởng
Trị giá hàng thừa trả lại người bán
Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng theo phương pháp KKĐK
TK 151,156,157
TK 333(3)
TK 611
TK 632
TK 111,112,331
TK 111,112,141,331
TK 151,156,157
TK 133
K/c trị giá hàng tồn kho, hàng mua
đang đi đường, hàng gửi bán đầu kỳ
Trị giá hàng mua trong kỳ
Thuế GTGT đầu vào
của hàng mua trong kỳ
Thuế nhập khẩu nếu có
K/c trị giá hàng tồn kho, hàng mua
đang đi đường, hàng gửi đại lý cuối kỳ
Trị giá vốn của hàng tiêu thụ
Các khoản giảm giá hàng
mua được hưởng
Hạch toán chi phí thu mua và phân bổ chi phí thu mua
Khái niệm và công thức phân bổ.
Chi phí mua hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp thương mại bỏ ra có liên quan đến việc thu mua hàng hoá, chi phí thu mua hàng hoá bao gồm:
- Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm hàng hoá.
- Chi phí thuê kho bãi
Các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá.
Do chi phí thu mua hàng hoá liên quan đến toàn bộ hàng hoá trong kỳ nên cần phải phân bổ cho hàng tiêu thụ và hàng còn lại theo tiêu thức phù hợp. Chi phí mua hàng được phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ, tính theo tiêu thức sau:
Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ
=
Chi phí mua hàng đầu kỳ
+
Chi phí mua hàng trong kỳ
x
Trị giá mua của hàng bán ra trong kỳ
Trị giá mua của hàng bán ra trong kỳ
+
Trị giá mua của hàng còn lại cuối kỳ
Trị giá mua hàng còn lại cuối kỳ bao gồm hàng còn tồn quầy, kho(TK1561), hàng gửi bán, hàng gửi đại lý(TK157), hàng mua đang đi đường (TK151).
Vậy tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong kỳ?
1.4.2. Tài khoản sử dụng
Để tập hợp các khoản chi phí thu mua phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 1562 “Chi phí thu mua hàng hoá”. Tài khoản này phản ánh chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh liên quan đến số hàng hoá đã nhập kho trong kỳ và tính hình phân bổ chi phí thu mua hàng hoá hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
Nội dung của TK 1562 “ Chi phí thu mua hàng hoá”
Bên Nợ: Chi phí thu mua hàng hoá thực tế phát sinh liên quan đến khối lượng hàng hoá mua vào đã nhập kho.
Bên Có: Chi phí thu mua hàng hoá tính cho khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Số dư bên Nợ: Chi phí thu mua hàng hoá còn lại cuối kỳ.
1.4.3. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ hạch toán chi phí thu mua hàng hoá
TK 152,138,111..
Các khoản thu hồi ghi
giảm chi phí thu mua
Thuế GTGT được khấu trừ
Chi phí thu mua bằng tiền, chi phí vận chuyển bốc dỡ phải trả
TK 111,112,331
TK 133
TK 1562
TK 334,338
TK 214
Chi phí nhân công của bộ phận thu mua
Chi phí khấu hao phục vụ thu mua
TK 152,153
TK 1381
Chi phí vật liệu bao bì có liên quan đến thu mua
Các khoản hao hụt trong định mức phát sinh
Chi phí thu mua phân
bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
TK 632
Hạch toán quá trình bán hàng
Các phương thức bán hàng.
Bán hàng là nghiệp vụ cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp thương mại. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại bao gồm:
2.1.1. Bán buôn hàng hoá.
Bán buôn là bán hàng hoá cho các tổ chức bán lẻ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển hàng hoá. Bán buôn gồm 2 phương pháp sau:
Bán buôn qua kho: là bán buôn hàng hoá mà hàng hoá bán được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Trong phương thức này có 2 hình thức:
- Bán buôn qua kho bằng cách giao hàng trực tiếp. Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua, sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này thì lúc này hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
- Bán buôn qua kho bằng cách chuyển hàng. Theo hình thức này căn cứ vào hợp đồng đã ký kết doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài chuyển giao hàng cho bên mua tại một địa điểm thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng số hàng này bên mua chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán thì hàng coi như là đã được tiêu thụ.
Bán buôn vận chuyển thẳng
Doanh nghiệp mua hàng về không nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua theo một trong hai hình thức sau:
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao trực tiếp. Theo hình thức này thì sau khi mua hàng sẽ giao trực tiếp cho đại diện bên mua tại kho hoặc địa điểm của người bán. Sau khi giao nhận đủ hàng bên mua thanh toán tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì hàng được xác định là tiêu thụ.
- Bán buôn vận chuyển thẳng và không tham gia thanh toán. Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại làm môi giới cho bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng môi giới do bên bán hoặc bên mua trả, bên mua chịu trách
nhiệm nhận hàng và thanh toán trực tiếp cho bên bán. Đối với doanh nghiệp này doanh thu được tính trên số tiền hoa hồng được hưởng.
2.1.2. Bán lẻ hàng hoá.
Phương thức bán lẻ là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong phương thức bán lẻ có 4 hình thức:
Bán lẻ thu tiền tập trung.
Theo hình thức này nghiệp vụ thu tiền của người mua và người giao hàng cho người mua tách rời nhau. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền mua hàng của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách hàng để khách nhận hàng ở quầy do nhân viên bán hàng giao. Hết ca, hết ngày bán hàng nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền nộp tiền cho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền.
Bán lẻ thu tiền trực tiếp.
Theo hình thức này nhân viên bán trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng. Hết ca, ngày bán hàng nhân viên bán hàng nộp tiền cho thủ quỹ và lấy giấy nộp tiền, sau đó kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán ra trong ngày và lập báo cáo bán hàng.
Hình thức bán hàng trả góp.
Hình thức bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần và người mua phải chịu một phần lãi suất trên số trả chậm. Về thực chất quyền sở hữu chỉ chuyển hết cho người mua khi họ trả hết tiền hàng nhưng về mặt hạch toán khi giao hàng cho người mua đã được người mua chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán thì được coi là tiêu thụ.
Hình thức bán hàng gửi đại lý.
Phương thức gửi đại lý là doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở nhận đại lý, ký gửi. Cơ sơ nhận đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng và thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp thương mại được hưởng hoa hồng. Số hàng ký gửi đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, số hàng này được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền do bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán .
2.2. Phương pháp tính giá hàng xuất bán.
Trong quá trình kinh doanh để xác định được kết quả kinh doanh và trị giá vốn hàng còn lại cuối kỳ kế toán cần phải xác định được trị giá hàng xuất kho trong kỳ. Về nguyên tắc giá thực tế của hàng xuất kho phải tính trên cơ sở của giá mua nhập kho. Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính giá hàng xuất kho sao cho phù hợp. Các phương pháp tính giá hàng xuất kho thường sử dụng là:
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Theo phương pháp này giả thiết rằng số hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới xuất dến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Do vậy phương pháp này cho phép kế toán có thể tính giá hàng hoá xuất kho kịp thời. Nhưng phải tính giá theo từng danh điểm hàng hoá và hạch toán chi tiết hàng hoá tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Ngoài ra phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường. Phương pháp này thích hợp với doanh nghiệp có ít danh điểm hàng hoá, số lần nhập kho của mỗi loại không nhiều.
Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO):
Phương pháp này được áp dụng với giả thiết là những hàng hoá thu mua sau cùng thì sẽ được xuất kho trước tiên, giá hàng hoá xuất kho sẽ tính theo giá hàng nhập kho lần cuối sau đó mới tính đến những lần nhập trước.
Phương pháp này cho phép tính giá hàng xuất kho kịp thời, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với giá cả thị trường nhưng lại tốn nhiều công sức, giá trị hàng hoá tồn kho được phản ánh thấp hơn so với giá trị thực tế.
Phương pháp giá đơn vị bình quân.
Theo phương pháp này giá thực tế hàng hoá xuất kho trong kỳ được tính giá trị bình quân( bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập).
Giá thực tế hàng hoá xuất kho
=
Số lượng hàng hoá xuất kho
x
Giá đơn vị bình quân
Trong đó giá đơn vị bình quân có 3 cách xác định:
(1)
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
=
Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ và giá thực tế hàng hoá nhập kho trong kỳ
Số lượng hàng hoá tồn đầu kỳ và số lượng hàng hoá nhập kho trong kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản, dễ làm giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết hàng hoá so với phương pháp FIFO và LIFO nhưng độ chính xác không cao và công việc tính toán bị dồn vào cuối kỳ gây ảnh hưởng tới công tác kế toán chung.
(2)
Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước
=
Giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ( hoặc cuối kỳ trước)
Lượng thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ( hoặc cuối kỳ trước)
Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước mặc dù khá đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc nhưng độ chính xác của công việc tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả hàng hoá, trường hợp giá cả thị trường có biến động lớn thì việc tính giá hàng hoá xuất kho trở nên thiếu chính xác và có trường hợp dẫn đến sự bất hợp lý( tồn kho âm).
(3)
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
=
Giá thực tế hàng hoá tồn trước khi nhập cộng số nhập
Lượng thực tế hàng hoá tồn trước khi nhập cộng lượng nhập
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập xác định trị giá hàng xuất vừa chính xác, vừa cập nhật. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là tính toán phức tạp và tốn nhiều công sức.
Phương pháp trị giá hàng tồn cuối kỳ.
Theo phương pháp này để tính được giá thực tế hàng hoá xuất kho đòi hỏi kế toán phải xác định được lượng hàng hoá xuất kho. Tuy nhiên trong thực tế có những doanh nghiệp kinh doanh nhiều chủng loại hàng hoá, lại được xuất bán thường xuyên thì sẽ không có điều kiện kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho, trong điều kiện đó, doanh nghiệp phải tính giá cho số lượng hàng hoá tồn kho cuối kỳ trước sau đó mới xác định được giá thực tế của hàng xuất kho.
Giá trị thực tế hàng hoá tồn cuối kỳ
=
Số lượng hàng
hoá tồn cuối kỳ
x
Đơn giá hàng hoá nhập kho lần cuối
Giá trị thực tế hàng xuất kho
=
Giá trị thực tế hàng nhập trong kỳ
+
Giá trị thực tế hàng tồn đầu kỳ
-
Giá trị thực tế hàng tồn cuối kỳ
Phương pháp tính giá đích danh:
Theo phương pháp này hàng hoá được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô hàng và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc bán( trừ trường hợp có sự điều chỉnh). Khi xuất bán hàng hoá nào sẽ tính theo giá thực tế của hàng hoá đó. Phương pháp này thưòng áp dụng đối với các loại hàng hoá có giá trị cao và có tính cách biệt. Phương pháp này có ưu điểm là rất chính xác, kịp thời theo từng lần nhập và thông qua đó kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản của từng lô nhưng rất tốn kém trong việc bảo quản.
Phương pháp giá hạch toán.
Theo phương pháp này toàn bộ biến động của hàng hoá trong kỳ được tính theo giá hạch toán( là một loại giá ổn định trong kỳ). Giá hạch toán không có ý nghĩa trong việc thanh toán và hạch toán tổng hợp về hàng hoá. Khi sử dụng giá hạch toán hàng ngày kế toán ghi sổ nhập- xuất- tồn kho hàng hoá theo giá hạch toán.
Giá hạch toán hàng hoá xuất bán trong kỳ
=
Số lượng hàng hoá xuất bán
x
Đơn giá hạch toán
Đến cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế qua hai bước: xác định hệ số giá của từng loại và giá thực tế hàng hoá.
Hệ số giá hàng hoá
=
Giá thực tế hàng tồn đầu kỳ + giá mua thực tế hàng nhập trong kỳ
Giá hạch toán hàng tồn đầu kỳ + giá hạch toán hàng nhập trong kỳ
Giá thực tế hàng hoá xuất bán trong kỳ
=
Giá hạch toán hàng hoá xuất bán trong kỳ
x
Hệ số giá hàng hoá
Kết luận: Mỗi phương pháp tính giá thực tế hàng hoá xuất kho đều có những ưu điểm, nhược điểm do vậy, kế toán phải căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để lựa chọn phương pháp đã nêu trên theo nguyên tắc nhất quán trong hạch toán nếu có thay đổi phải giải thích rõ ràng.
2.3. Tài khoản sử dụng.
Xác định các tài khoản sử dụng để ghi chép kế toán nhằm phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thông tin và quá trình kinh doanh. Đối với nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 511 “ Doanh thu bán hàng”.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ hoạt động kinh doanh. Kết cấu của tài khoản:
Bên Nợ:
- Các khoản ghi giảm doanh thu( thuế TTĐB, trị giá hàng bán trả lại....)
- Kết chuyển doanh thu thuần.
Bên Có: Doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và chi tiết thành 4 tài khoản cấp2:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”
Tài khoản 632 phản ánh giá vốn hàng đã tiêu thụ trong kỳ, kết cấu:
Bên Nợ:
-Tập hợp trị giá mua và phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ( theo phương pháp KKTX).
-Trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ( theo phương pháp KKĐK).
Bên Có:
- Giá vốn hàng bán bị trả lại( phương pháp KKTX).
- Kết chuyển giá vốn của hàng gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ (phương pháp KKĐK)
- Kết chuyển giá vốn hàng bán
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 157 “ Hàng gửi bán”
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng. Hàng hoá nhờ bán đại lý, ký gửi nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Kết cấu:
Bên Nợ:
- Trị giá hàng đã gửi cho khách hàng hoặc đại lý, ký gửi
- Kết chuyển trị giá hàng gửi bán cuối kỳ( KKĐK).
Bên Có:
- Trị giá hàng hoá đã được khách hàng chấp nhận._. thanh toán hoặc thanh toán.
- Trị giá hàng hoá đã gửi đi bị khách hàng trả lại
- Kết chuyển trị giá hàng gửi bán đầu kỳ( KKĐK).
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hoá đã gửi đi chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Ngoài các tài khoản trên còn sử dụng một số tài khoản sau:
Tài khoản 532: “ Giảm giá hàng bán”
Tài khoản 531: “ Hàng bán bị trả lại”
Tài khoản 131: “ Phải thu khách hàng”....
2.4. Phương pháp hạch toán
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp quá trình bán hàng theo phương pháp KTX
Hàng
gửi bán
TK111,
112,131
ThuếGTGT
đầu ra
Doanh thu
bán hàng
K/c khoản
giảm doanh thu
Thuế TTĐB
thuế XK
Kết chuyển
giá vốn
TK 156
TK 157
TK 632
TK 911
TK 333
TK 531, 532
TK 511
TK 331
TK3331
Xuất bán trực tiếp
Hàng được
chấp nhận
Bán buôn vận chuyển
thẳng giao trực tiếp
K/c doanh thu thuần
Doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp quá trình bán hàng theo phương pháp KĐK
TK 111,
112,331
TK531,
532
TK 156, 157,151
Doanh thu hàng bán bị
trả lại, giảm giá,
Thuế GTGT đầu ra
Doanh thu
bán hàng
K/c doanh thu
K/c giá vốn
Thuế TTĐB, thuế
XK phải nộp
Giá trị hàng
xuất bán
Giảm giá, hàng
mua bị trả lại
K/c trị giá hàng tồn, hàng gửi bán, đi đường cuối kỳ
TK 611
TK 333
TK 511
TK 911
TK 3331
TK 632
TK 111, 112,331
TK 111,
112,331
Trị giá hàng
mua chi phí thu mua
K/c trị giá hàng
tồn,hàng gửi bán, đi đường đầu kỳ
TK 156, 157,151
K/c khoản giảm doanh thu
2.5.Phương pháp hạch toán các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại.
2.5.1. Trường hợp chiết khấu bán hàng.
Chiết khấu bán hàng là số tiền giảm trừ cho người mua do việc người mua đã thanh toán số tiền mua hàng trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận( ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết thanh toán việc mua hàng). Chiết khấu bán hàng được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng và từng loại hàng bán. Tài khoản sử dụng là TK 811- Chi phí hoạt động tài chính.
2.5.2. Trường hợp hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại là số hàng hoá đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế về hàng không đúng chủng loại, quy cách, phẩm chất, hàng bị thiếu, kém chất lượng. Trị số hàng bán bị trả lại tính theo đúng đơn giá ghi trên hoá đơn. Tài khoản sử dụng là TK 531- Hàng bán bị trả lại.
2.5.3. Trường hợp giảm giá hàng bán
Các khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào TK 532 và chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi có hoá đơn bán hàng.
Sơ đồ hạch toán chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán
và hàng bán bị trả lại
Kết chuyển giảm giá,
hàng bán bị trả lại
Thuế GTGT tương ứng với số chiết khấu,
giảm giá, doanh thu hàng bán bị trả lại
Giảm giá, hàng bán bị trả lại
Chiết khấu hàng bán
TK 811
TK3331
TK 511
TK111,112,131
TK 531, 532
Hạch toán dự trữ hàng hoá
3.1. Vai trò của dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại.
Dự trữ hàng hoá là khối lượng hàng hoá đã rời khỏi lĩnh vực sản xuất nhưng chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, hàng hoá còn ở trong khâu lưu thông. Các loại hàng hoá dự trữ bao gồm: hàng đang đi đường, hàng đợi kiểm nhận, ở trong kho và các quầy hàng, hàng gửi bán chưa xác định là tiêu thụ.
Hàng hoá tồn kho là lượng hàng hoá dự trữ ở doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho việc bán hàng được bình thường. Vì vậy, các doanh nghiệp thương mại cần xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá, các định mức tồn kho đối với những mặt hàng chủ yếu. Dự trữ hàng hoá tốt đảm bảo cho quá trình lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp diễn ra có hiệu quả và hoạt động kinh doanh ổn định. Dự trữ hàng hoá phải đảm bảo vừa đủ, không nên quá thừa sẽ gây ứ đọng vốn hoặc quá thiếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình bán hàng.
3.2. Hạch toán nghiệp vụ hàng hoá ở kho và quầy hàng.
3.2.1. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng ở kho và ở quầy.
Tuỳ thuộc vào trình độ quản lý và phương pháp bảo quản ở kho doanh nghiệp áp dụng một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp hạch toán theo lô hàng: Theo phương pháp này mỗi lô hàng được đánh theo số hiệu và bảo quản riêng tại kho, đồng thời mở thẻ kho để phản ánh sự biến động của từng lô hàng.
- Phương pháp hạch toán theo mặt hàng: Theo phương pháp này, mỗi mặt hàng mở một thẻ kho để theo dõi liên tục theo trình tự thời gian. Các thẻ kho được đăng ký, đánh số, sắp xếp theo trình tự danh mục, theo từng loại hoặc từng nhóm hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho ghi chép đối chiếu. Định kỳ từ 3 đến 5 ngày, thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất để ghi vào thẻ kho sau đó lập bảng kê nhập, xuất, tồn.
3.2.2. Hạch toán nghiệp vụ tồn kho ở quầy hàng.
Có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp hạch toán về mặt giá trị: Người bán nhận hàng để bán, tính thành tiền theo giá bán lẻ và chịu trách nhiệm về số hàng đã nhận, bán đến đâu nộp tiền đến đó. Định kỳ, cuối tháng kiểm kê số hàng ở quầy để đối chiếu số tiền chưa thanh toán. Theo phương pháp này người bán hàng phải mở sổ nhận hàng và thanh toán.
Phương pháp hạch toán về số lượng và giá trị: Mỗi mặt hàng người bán mở một thẻ quầy hàng riêng để ghi chép sự biến động về số hàng nhập, xuất, tồn. Cuối ca, hoặc cuối ngày tiến hành kiểm kê số hàng hoá còn lại về mặt số lượng để từ đó xác định số lượng bán ra trong ngày.
3.3. Hạch toán chi tiết hàng tồn kho
Hạch toán chi tiết hàng hoá là công việc hạch toán kết hợp giữa kho, quầy hàng và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi tình hình xuất, tồn kho của từng loại hàng hoá cả về số lượng và giá trị. Quá trình ghi sổ chi tiết nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá được tiến hành đồng thời cả ở kho và ở phòng kế toán theo qui định. Chứng từ kế toán phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình nhập, xuất hàng hoá và là cơ sở để tiến hành ghi chép trên thẻ kho và sổ kế toán.
Căn cứ vào báo cáo kho, báo cáo bán hàng, chứng từ nhập, xuất để ghi vào thẻ kho, bảng kê nhập- xuất- tồn. Bởi vậy, giữa kho và phòng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để phối hợp mối quan hệ giữa kho và phòng kế toán người ta sử dụng một trong ba phương pháp hạch toán chi tiết sau:
- Phương pháp thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp sổ số dư.
Mỗi phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho đều có ưu và nhược điểm do vậy, tuỳ theo đặc điểm tính chất và qui mô của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà có thể lựa chọn sử dụng một trong ba phương pháp để phát huy được những ưu điểm và hạn chế nhược điểm.
3.3.1. Phương pháp thẻ song song
Tại kho: Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho liên quan và sau đó mỗi nghiệp vụ nhập, xuất hoặc mỗi ngày tính ra số tồn kho của từng loại hàng hoá trên thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm hàng hoá. Sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ lên phòng kế toán.
Tại phòng kế toán: Hàng ngày khi nhận được hoá đơn mua, bán hàng, phiếu nhập, xuất kho hàng hoá thì nhân viên kế toán hàng hoá phải kiểm tra và phản ánh vào “sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết hàng hoá” để theo dõi cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên “sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết hàng hoá” với “thẻ kho”. Đồng thời từ sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết hàng hoá kế toán lấy số liệu ghi vào Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn hàng hoá theo từng loại hàng hoá, đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và cung cấp thông tin thường xuyên kịp thời cho người quản lý cả về mặt hiện vật lẫn mặt giá trị và có thể vận dụng được máy vi tính vào việc hạch toán chi tiết. Tuy nhiên, nhược điểm là ghi chép trùng lắp, khối lượng ghi chép lớn, không thích hợp với những doanh nghiệp kinh doanh quá nhiều các loại hàng hoá.
Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hoá
Sổ kế toán tổng hợp
Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
3.3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song
Tại phòng kế toán: Không mở thẻ (sổ) kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị của từng loại hàng hoá theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các bảng kê nhập, xuất của từng loại hàng hoá, mỗi loại hàng hoá được ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Và đối chiếu số lượng hàng hoá trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và đối chiếu số tiền của từng loại hàng hoá trên sổ đối chiếu luân chuyển với kế toán tổng hợp.
Như vậy phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán, giảm nhẹ khối lượng công việc của kế toán nhưng việc ghi sổ, kiểm tra, đối chiếu dồn vào cuối kỳ nên ảnh hưởng đến việc thực hiện các khâu kế toán khác.
Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Phiếu nhập kho
Bảng kê nhập
Phiếu xuất kho
Bảng kê xuất
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng tổng hợp nhập, xuất tồn
Thẻ kho
Sổ kế toán tổng hợp
Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
3.3.3. Phương pháp sổ số dư.
Tại kho: Giống các phương pháp trên. Định kỳ, sau khi thủ kho ghi thẻ kho, thủ kho chuyển toàn bộ chứng từ đã được phân loại theo từng loại hàng hoá và lập phiếu giao nhận chứng từ nộp cho kế toán. Cuối tháng thủ kho ghi số lượng hàng hoá tồn kho cuối kỳ theo từng loại hàng hoá vào sổ số dư.
Tại phòng kế toán: Nhận được các chứng từ do thủ kho chuyển đến, kế toán kiểm tra, phân loại chứng từ sau đó căn cứ vào giá hạch toán để tính ra tổng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ. Căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ đã tính tiền kế toán ghi vào “bảng luỹ kế nhập xuất tồn”. Cuối kỳ đối chiếu tồn kho từng loại hàng hoá trên “sổ số dư” với tồn kho trên “bảng luỹ kế nhập xuất tồn”. Phương pháp này có ưu điểm là tránh được việc ghi chép trùng lắp, mà dàn đều công việc ghi sổ trong kỳ và cung cấp được thông tin thường xuyên về tổng giá trị hàng hoá nhập xuất tồn. Nhưng việc đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn, do đó đòi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trình độ cao.
Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ số dư
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ số dư
Phiếu giao nhận chứng từ nhập
Bảng luỹ kế nhập xuất tồn kho hàng hoá
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Bảng tổng hợp nhập xuất tồn hàng hoá
Sổ kế toán tổng hợp
Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và phương pháp quản lý của doanh nghiệp. Song song với hạch toán chi tiết là hạch toán tổng hợp giữa hai quá trình hạch toán này có mối quan hệ với nhau.
- Về mặt quản lý: hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp hình thành một tổng thể hoàn chỉnh các thông tin phục vụ cho công tác quản lý.
- Về mặt ghi chép: đây là hai quá trình song song của công tác kế toán. Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết đều dựa vào một cơ sở chung đó là hệ thống chứng từ thống nhất do dó phải đảm bảo sự kiểm tra thống nhất và đối chiếu lẫn nhau.
III. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi.
1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá hàng hoá, vật tư, hàng tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
Phương pháp tính: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán bằng cách so sánh giá vật tư, hàng hoá ghi trên sổ kế toán với giá thị trường ngày cuối năm, nếu giá thị trường nhỏ hơn giá ghi trên sổ kế toán thì lập dự phòng như sau:
Mức dự phòng cần lập năm tới của hàng tồn kho i
=
Số lượng hàng tồn kho i cuối niên độ
x
Mức chênh lệch giảm giá của hàng tồn kho i
Lưu ý: Chỉ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho loại hàng hoá tồn kho có thực ở kho và những hàng tồn kho được kinh doanh hợp pháp có đầy đủ chứng từ hợp lệ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập vào kết quả kinh doanh .
Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trình tự hạch toán
Trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho
Hoàn nhập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho
TK 721
TK 159
TK 6426
Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi.
Khái niệm: Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu khó đòi, có thể không đòi đựoc do đơn vị nợ hoặc người nợ không có khả năng thanh toán.
Khi tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi kế toán phải chú ý đến điều kiện lập như sau:
+ Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:
- Phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ hoặc người nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
- Doanh nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của đơn vị nợ hoặc người nợ về số tiền chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ....
+ Căn cứ để ghi các khoản nợ phải thu khó đòi là:
Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên kể từ ngày đến hạn thu nợ hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưg vẫn chưa thu được nợ.
Trường hợp đặc biệt tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu như bỏ trốn đang bị cơ quan lập pháp truy tố, xét xử... thì cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.
+ Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối năm.
+ Các khoản nợ khó đòi được xử lý xoá sổ khi có bằng chứng sau:
- Phải có quyết định của toà án cho xử lý phá sản hay quyết định của cấp có thẩm quyền về giải thể doanh nghiệp hoặc các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo qui định pháp luật.
- Đơn vị nợ hoặc người nợ đang tồn tại nhưng có đủ minh chứng cho rằng họ không có đủ khả năng thanh toán.
- Có lệnh truy nã hay xác nhận của cơ quan pháp luật đối với những con nợ đã bỏ trốn hoặc đang thi hành án hoặc con nợ đã chết hoặc không có khả năng trả nợ( kèm theo xác nhận của chính quyền địa phương).
Phương pháp tính
Số dự phòng phải thu cần lập năm tới của khách hàng đáng ngờ
=
Số nợ phải thu từ khách hàng đáng ngờ
x
Số % có khả năng mất
Lưu ý: Tổng mức lập dự phòng phải thu khó đòi tối đa bằng 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Tài khoản sử dụng:
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được kế toán theo dõi trên TK 139
“ Dự phòng phải thu khó đòi”. Kết cấu
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
Bên Có: Số dự phòng phải thu khó đòi đã lập tính vào chi phí QLDN
Số dư bên Có: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn cuối kỳ.
Trình tự hạch toán
Trích lập dự phòng nợ
phải thu khó đòi
Hoàn nhập dự phòng
phải thu khó đòi
TK 721
TK 139
TK 6426
Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá.
1. Hạch toán chi phí bán hàng
1.1. Nội dung chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ... trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dịch vụ bán hàng ...
Chi phí bán hàng là một nội dung của chi phí lưu thông phát sinh dưới hình thức tiền tệ để thực hiện các nghiệp vụ bán hàng hoá kinh doanh trong kỳ. Xét về nội dung kinh tế chi phí bán hàng gồm những khoản:
- Chi phí nhân viên bán hàng: là khoản tiền phải trả cho nhân viên bán hàng bao gồm cả lương và các khoản trích theo lương.
- Chi phí vật liệu, bao bì chi dùng thực tế cho nhu cầu sửa chữa tài sản, xử lý hàng hoá dự trữ..
- Chi phí khấu hao TSCĐ của các khâu bán hàng như kho, quầy, cửa hàng, phương tiện vận tải...
- Chi phí bảo hành hàng hoá là chi phí phát sinh sửa chữa những hàng hoá bị hỏng trong một thời gian nhất định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: thể hiện hình thái chi là một khoản nợ phải trả hoặc đã trả do nhận dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại, vận tải...
- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi không thuộc nội dung trên, được ghi chi bằng tiền chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng.
1.2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 641: “Chi phí bán hàng”
Bên Nợ : Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có :
- Các khoản chi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ và chi tiết thành 7 tài khoản cấp hai.
1.3. Phương pháp hạch toán
Thể hiện qua sơ đồ: Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí QLDN.
Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp( QLDN)
Nội dung chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các nội dung sau:
- Chi phí nhân viên QLDN: gồm các khoản tiền lương, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ qui định với số tiền lương phát sinh.
- Chi phí vật liệu dùng cho quản lý: Giá trị của NVL xuất dùng cho quản lý như văn phòng phẩm, vật liệu sửa chữa TSCĐ dùng cho quản lý...
- Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý: là giá trị của những công cụ dụng cụ đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp như văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện máy móc...
- Thuế, phí và lệ phí: phản ánh các khoản chi về thuế, phí và lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất, các khoản chi khác
- Chi phí dự phòng: phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các khoản chi phí thuê ngoài như điện nước, điện thoại, thuê nhà...
Chi phí bằng tiền khác: gồm những chi phí chung cho doanh nghiệp chưa kể ở trên: như chi phí hội họp, đào tạo cán bộ...
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642: “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Bên Nợ: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 8 tài khoản cấp hai
2.3. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
K/c chi phí với
chu kỳ kinh doanh dài
Chi phí chờ
kết chuyển
K/c chi phí bán hàng, QLDN với
chu kỳ kinh doanh ngắn
TK334,338
TK641,642
TK111,112,138
TK152,153
TK214
TK335
Chi phí nhân viên
TK333
TK111,112
TK139,159
TK911
TK1422
Chi phí vật liệu,CCDC
Thuế, phí và lệ phí
Chi phí trích trước
Chi phí khấu hao
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dự phòng
Ghi giảm chi phí
Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ
Nội dung hạch toán kết quả và phương pháp xác định kết quả tiêu thụ
Kết quả tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phương pháp xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
Doanh thu thuần
=
Doanh thu bán hàng
-
ThuếTTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải nộp
-
Giảm giá hàng bán
-
Hàng bán bị trả lại
Lợi nhuận gộp
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
=
Lợi nhuận gộp
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán kết quả kinh doanh kế toán sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 911: “ Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ
- Kết chuyển chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường
- Số lãi trước thuế về hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên Có:
- Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Thu nhập hoạt động tài chính và bất thường
- Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 421: “ Lợi nhuận chưa phân phối”
Bên Nợ:
- Số lỗ về hoạt động kinh doanh
- Phân phối lợi nhuận
Bên Có:
- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh trong kỳ
- Xử lý lỗ về hoạt động kinh doanh
Số dư bên Có: Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa xử lý
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý
Tài khoản 421 chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai:
- Tài khoản 4211“ Lợi nhuận năm trước”: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân phối kết quả và số lợi nhuận chưa phân phối thuộc năm trước.
Tài khoản 4212: “ Lợi nhuận năm nay”: phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối kết quả và số lợi nhuận chưa phân phối của năm nay.
Phương pháp hạch toán xác định kết quả tiêu thụ
Sơ đồ hạch toán kết quả tiêu thụ
TK641,642
K/c CPBH,
QLDN kỳ trước
TK632
TK911
TK511,512
TK1422
TK421
K/c giá vốn hàng bán
K/c chi phí bán hàng, QLDN
Chờ kết chuyển
K/c doanh thu
K/c lỗ kinh doanh
K/c lãi kinh doanh
V. Tổ chức hệ thống sổ kế toán lưu chuyển hàng hoá.
Sổ kế toán là phương tiện vật chất để kế toán ghi chép hệ thống thông tin chứng từ ban đầu theo từng đối tượng hoặc theo thời gian. Do qui mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hình thức sổ kế toán thích hợp. Trong doanh nghiệp thương mại, tổ chức sổ kế toán tổng hợp hạch toán quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo một trong các hình thức sổ kế toán sau:
- Hình thức Nhật ký chứng từ
- Hình thức Nhật ký chung
- Hình thức Chứng từ ghi sổ
Hình thức Nhật ký sổ cái.
Trình tự ghi sổ hạch toán mua bán hàng hoá theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Đặc điểm của hình thức này là kết hợp trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Trong suốt tháng để ghi vào Nhật ký chứng từ mở cho bên Có của các tài khoản kế toán. Trình tự ghi sổ kế toán được khái quát qua sơ đồ sau:
Chứng từ mua bán hàng hoá
-Nhật ký chứng từ số 8
-Nhật ký chứng từ có
liên quan số 1,2,4
Sổ Cái TK156, 157, 632, 511...
Báo cáo tài chính
-Sổ chi tiết TK331,131
-Sổ chi tiết hàng hoá
-Sổ chi tiết bán hàng
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê số8,9,10
Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Theo hình thức Nhật ký chứng từ có ưu điểm: tránh được sự ghi chép trùng lắp giữa các sổ kế toán, thuận lợi cho phân công lao động kế toán. Nhưng khi có nhầm lẫn sai sót thì khó phát hiện do vậy, đòi hỏi nhân viên kế toán phải có trình độ cao và đồng đều.
2. Trình tự ghi sổ hạch toán mua bán hàng hoá theo hình thức Nhật ký chung.
Đặc điểm của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh. Trình tự ghi sổ được khái quát qua sơ đồ sau:
Chứng từ mua bán hàng hoá
Nhật ký chung
Sổ nhật ký mua hàng, bán hàng
Sổ chi tiết hàng hoá
Sổ chi tiết bán hàng
Sổ chi tiết TK131,331
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái TK156,157,511,632...
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ quỹ
Báo cáo tài chính
Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Theo hình thức Nhật ký chung đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện cho việc đối chiếu với chứng từ gốc. Nhưng việc ghi chép trùng lắp, không thích hợp với doanh nghiệp lớn ghi chép bằng tay.
3. Trình tự ghi sổ hạch toán mua bán hàng hoá theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Đặc điểm của hình thức này là tách rời trình tự ghi sổ theo thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được vào hai loại sổ kế toán riêng là sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ Cái.
Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ mua bán hàng hoá
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
-Sổ chi tiết bán hàng
-Sổ chi tiết hàng hoá
-Sổ chi tiết TK331,131
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ Cái TK 156, 157,632,511..
Bảng cân đối số phát sinh
Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
4. Trình tự ghi sổ hạch toán mua bán hàng hoá theo hình thức Nhật ký sổ Cái.
Đặc điểm của hình thức này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp là sổ Nhật ký sổ Cái
Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc mua bán hàng hoá
-Sổ chi tiết hàng hoá
-Sổ chi tiết bán hàng
-Sổ chi tiết TK331,131
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ mua bán hàng
Nhật ký sổ Cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Theo hình thức Nhật ký sổ Cái đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, kiểm tra và thường ghi bằng tay, trình độ nhân viên kế toán có trình độ thấp. Nhưng nhược điểm của hình thức này là không thuận lợi cho phân công lao động kế toán, khó áp dụng máy vi tính vào kế toán.
VI. Phân tích lợi nhuận tiêu thụ
1. Các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận tiêu thụ
Trong kinh doanh thương mại, việc phân tích tình hình lợi nhuận tiêu thụ có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc phân tích này giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được toàn bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và biết được xu thế phát triển của doanh nghiệp từ đó lập ra những kế hoạch cụ thể cho kỳ kinh doanh tiếp theo và có những biện pháp tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phân tích lợi nhuận người ta thường sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:
Trong kinh doanh mục tiêu chính và cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Vì vậy để tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở nguồn vốn hạn chế thì yêu cầu các doanh nghiệp phải lựa chọn các mặt hàng kinh doanh có lợi nhất, đầu tư vốn vào những dự án tốn ít vốn nhưng lại có hiệu quả cao. Lợi nhuận luôn có mỗi quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu khác như là doanh thu, giá vốn, chi phí... Để phân tích lợi nhuận dùng các chỉ tiêu sau:
Lợi nhuận gộp
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần
=
Lợi nhuận gộp
-
Chi phí bán hàng và QLDN
Trên đây chỉ là những chỉ tiêu về số lượng, muốn đánh giá xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu thì sử dụng những chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần
=
Lợi nhuận gộp bán hàng
x
100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ giá bán của doanh nghiệp cao hơn so với giá mua. Điều này cho thấy doanh nghiệp thực hiện tốt quá trình mua hàng và bán hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp cao chưa khẳng định được doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận thuần cao. Do vậy, để đánh giá mỗi quan hệ giữa lợi nhuận và doanh số thì dùng chỉ tiêu:
Hệ số doanh lợi
=
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
Khi đánh giá hiệu năng sử dụng vốn lưu động thì dùng chỉ chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn lưu động bình quân.
Tỷ lệ lợi nhuận thuần so với vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần
x
100
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt.
Để đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí bán hàng thì sử dụng chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ lợi nhuận thuần so với chi phí bán hàng
=
Lợi nhuận thuần
x
100
Chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bán hàng bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí chi phí bán hàng. Trên thực tế các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách hạ thấp chi phí bán hàng.
Trong việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ, cụ thể phải xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiêu thụ như: giá bán, giá vốn, số lượng hàng tiêu thụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc xem xét, đánh giá từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận được thực hiện theo phương pháp so sánh tức là đánh giá nhân tố nào làm lợi nhuận tăng, lợi nhuận giảm. Với cách phân tích đó phải phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau đó tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng.
Trong quá trình kinh doanh thì lưu chuyển hàng hoá chịu rất nhiều nhân tố chủ quan, khách quan tác động. Nhân tố chủ quan là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. Đó là việc doanh nghiệp tổ chức quá trình bán hàng, mua hàng, dự trữ hàng hoá. Việc mua hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ về thị trường tiêu thụ, về nhu cầu thị trường, tổ chức quá trình thu mua hàng hoá bán ra phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và làm sao có lợi nhất. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm kê hàng hoá. Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp như các quy luật kinh tế thị trường, các chính sách, biện pháp của Nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp phải có những biện pháp khắc phục các nhân tố ảnh hưởng xấu, lợi dụng những cơ hội phát triển.
2. Các biện pháp làm tăng lợi nhuân tiêu thụ trong đơn vị kinh doanh thương mại.
- Tổ chức quản lý tốt hàng tồn kho dự trữ.
- Tổ chức tốt quá trình mua hàng nhằm mục đích bảo quản, gìn giữ hàng hoá, giảm chi phí thu mua.
- Phải nắm bắt thị trường để kịp thời chuyển hướng kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trường
- Không ngừng nâng cao chất lượng của hàng hoá bán ra để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Mở rộng mạng lưới kinh doanh đa dạng hoá mặt hàng trên cơ sở có những mặt hàng chủ chốt.
- Sử dụng các hình thức thanh toán, kết hợp sử dụng hệ thống giá cả mềm dẻo tạo điều kiện khai thác triệt để nhu cầu thị trường.
- Luôn giữ chữ tín với khách hàng
- Phải nắm bắt được nhu cầu tiềm năng của thị trường để có kế hoạch chuẩn bị hàng hoá tiêu thụ.
Phần II
Thực trạng tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty tạp phẩm và bảo hộ lao động
Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
1. Lịch sử hình thành của công ty
Công ty Tạp Phẩm và Bảo hộ Lao động là một đơn vị kinh ._.ạt được lợi nhuận cao thì việc tổ chức công tác lưu chuyển hàng hoá có một vị trí quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp xác định đúng đắn được chi phí và thu nhập, hiệu quả kinh doanh... để từ đó chủ động về tài chính, tự chủ trong kinh doanh. Vì vậy, việc đổi mới không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh để thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường là vấn đề cần quan tâm.
Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động là một đơn vị thuộc Bộ thương mại, công ty đã có cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm đạt được hiệu quả cao trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Song bên cạnh đó, công tác hạch toán kế toán của công ty đã tương đối hoàn thiện tuy nhiên vẫn còn một số những tồn tại cần giải quyết.
Sau quá trình nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động, em đã hoàn thành bài luận văn này. Tuy nhiên, do thực tế đa dạng và trình độ của em còn hạn chế nên bài luận văn của em còn có nhiều khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo và nhân viên trong phòng kế toán của công ty để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Nguyễn Minh Phương và các cô trong phòng kế toán công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Tài liệu tham khảo
1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Công- Nhà xuất bản tài chính Hà Nội - 2000
2. 400 sơ đồ kế toán tài chính
Nhà xuất bản tài chính Hà Nội
3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp
Nhà xuất bản tài chính Hà Nội
4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà xuất bản thống kê Hà Nội - 2001
5. Tạp chí kế toán và kiểm toán
6. Tạp chí thương mại
7. Luận văn khoá 38, 39
mục lục
Lời nói đầu 1
Phần I - Cơ sở lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại 2
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại 2
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại 2
2. Khái niệm và nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá 3
2.1. Khái niệm 3
2.2. Nhiệm vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá 4
II. Hạch toán lưu chuyển hàng hoá 4
1. Hạch toán quá trình mua hàng 4
1.1. Phương thức mua hàng 5
1.2. Đặc điểm tính giá hàng hoá mua vào trong kinh doanh thương mại 5
1.3. Hạch toán tổng hợp quá trình mua hàng 6
1.4. Hạch toán chi phí thu mua và phân bổ chi phí thu mua 10
2. Hạch toán quá trình bán hàng 12
2.1.Cácphương thức bán hàng 12
2.2. Phương pháp tính giá hàng xuất bán 14
2.3.Tài khoản sử dụng 17
2.4. Phương pháp hạch toán quá trình bán hàng 18
2.5. Phương pháp hạch toán các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại 19
3. Hạch toán dự trữ hàng hoá 20
3.1. Vai trò của dự trữ hàng hoá trong kinh doanh 20
3.2. Hạch toán nghiệp vụ hàng ở kho và ở quầy 20
3.3. Hạch toán chi tiết hàng tồn kho 21
III. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi 24
1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 24
2. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi 25
IV. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh 27
1. Hạch toán chi phí bán hàng 27
1.1. Nội dung của chi phí bán hàng 27
1.2. Tài khoản sử dụng 27
1.3. Phương pháp hạch toán 28
2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 28
2.1. Nội dung hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 28
2.2. Tài khoản sử dụng 28
2.3. Phương pháp hạch toán 29
3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 29
3.1. Tài khoản sử dụng 29
3.2. Phương pháp hạch toán xác định kết quả 30
3.3. Phương pháp hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 30
V. Tổ chức sổ kế toán lưu chuyển hàng hoá 31
1. Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 31
2. Hình thức kế toán Nhật ký chung 32
3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 33
4. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái 33
VI. Phân tích lợi nhuận tiêu thụ 34
1. Các chỉ tiêu phân tích lợi nhuận tiêu thụ 34
2. Các biện pháp làm tăng lợi nhuận tiêu thụ trong đơn vị kinh doanh thương mại 36
Phần II-Thực trạng tổ chức hạch toán quá trình lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 37
I. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 37
1. Lịch sử hình thành của công ty 37
2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 39
3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 40
II. Tổ chức công tác kế toán của công ty 41
1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 41
2. Tổ chức hệ thống sổ sách 44
3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 46
III. Thực trạng tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 46
A. Những vấn đề chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 46
B. Hạch toán quá trình mua hàng ở công ty 47
1. Các phương thức mua hàng và chứng từ sử dụng 47
2. Tính giá hàng hoá 48
3. Hạch toán chi tiết kho hàng 49
4. Hạch toán tổng hợp quá trình mua hàng 52
4.1. Tài khoản sử dụng 52
4.2. Phương pháp hạch toán 53
C. Hạch toán hàng tồn kho 57
D. Hạch toán quá trình bán hàng 58
1. Các phương thức bán hàng và chứng từ sử dụng 58
2. Hạch toán tổng hợp quá trình bán hàng 59
2.1. Tài khoản sử dụng 59
2.2. Phương pháp hạch toán 59
2.3. Sổ sách sử dụng để phản ánh quá trình bán hàng 63
2.4. Hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người mua 65
E. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 66
1. Chi phí bán hàng 66
2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 67
F. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 68
1. Nội dung hạch toán kết quả tiêu thụ 68
2. Phương pháp hạch toán 68
Phần III - Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 76
I. Cơ sở lý luận trong việc hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại doanh nghiệp thương mại 76
II. Một số nhận xét về công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 76
1. Ưu điểm 77
2. Những tồn tại 78
III. Một số ý kiến đề xuất để hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động 83
Kết luận 91
Tài liệu tham khảo 92
Biếu số 2
Phòng nghiệp vụ
Báo cáo nhập xuất tồn kho
Mặt hàng: Bóng đèn RĐ
Tháng 3
Đơn vị: đồng
Mã số
Tên hàng hoá
Đơn giá
Đơn vị tính
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
B20
Bóng HQ 20w
4250
Cái
50000
212500000
40000
170000000
30000
127500000
60000
255000000
B40
Bóng HQ 40w
6060
Cái
100000
606000000
100000
606000000
Bt60
Bóng tròn 60w
1950
Cái
9500
18525000
10500
20475000
13200
25740000
6800
13260000
Bt75
Bóng tròn 75w
2410
Cái
28500
68685000
25000
60250000
39000
93990000
14500
34945000
Cộng
4779675000
3227150000
2730892000
5275933000
( Trích báo cáo nhập xuất tồn mặt hàng Bóng đèn Rạng Đông của phòng nghiệp vụ)
Biểu số 6
Phòng nghiệp vụ
Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Tài khoản 331
Đối tượng: Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông
Tháng 3
Đơn vị: đồng
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
9.280.757.312
1/3
95260
1/3
Mua bóng HQ 40w
Thuế GTGT
1561
133
424.200.000
42.420.000
10/3
106
10/3
Trả tiền hàng
111
250.000.000
Cộng PS
6.586.330.470
9.172.660.940
Số dư cuối kỳ
11.867.087.782
( Trích sổ thanh toán với công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông của phòng nghiệp vụ)
Biểu số 7
Phòng nghiệp vụ
Nhật ký chứng từ số 5- TK 331
Tháng 3
Đơn vị: đồng
Stt
Tên đơn vị
Số dư đầu kỳ
Có TK 331, Nợ TK
Nợ TK 331, Có TK
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
1561
133
Cộng Có
111
112
Cộng Nợ
Nợ
Có
1
Công ty BĐPN
Rạng Đông
9280757312
8338782673
833878267
9172660940
4586330470
2000000000
6586330470
11867087782
2
Công ty giấy Bãi Bằng
16175500
62130804
6213080
68343884
50000000
34519384
3
Công ty vang thăng long
58165076
15908000
477240
16385240
11384000
40000000
51384000
23166316
Cộng
8598000
19148717598
10165445134
1003267740
11168712873
6244214878
3500000000
9744214878
8598000
20573215593
( Trích nhật ký chứng từ số 5 của phòng nghiệp vụ)
Biểu số 9
Phòng nghiệp vụ
Tờ kê chi tiết hàng xuất kho
Mặt hàng: Bóng Rạng Đông
Tháng 3
Đơn vị : đồng
Ngày ghi sổ
Tên đơn vị nhận hàng
Tổng giá trị hàng xuất kho
Ghi Có TK156,
Nợ TK632
Phần phụ: ghi Có TK511, Nợ TK
Ghi chú
111
112
131
Cộng Có
Giá xuất
Giá bán
5/3
Công ty TM Phổ Yên
303000000
303000000
325000000
325000000
6060
6500
8/3
Cửa hàng BH Gia Lâm
29750000
29750000
31500000
31500000
4250
4500
10/3
Bán lẻ- báo cáo quầy Hạnh
731500
731500
731500
731500
6060
6650
20/3
Cửa hàng BH Bắc Giang
18180000
18180000
19500000
19500000
6060
6500
Cộng
2730892000
2730892000
1450800000
1425999000
2806799000
( Trích tờ kê chi tiết hàng xuất kho của phòng nghiệp vụ tháng 3)
Biểu số 10
Phòng nghiệp vụ Bảng kê số 4- TK 1561
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Tên hàng hoá
Dư đầu kỳ
Ghi Nợ TK1561, ghi Có TK
Ghi Có TK 1561, ghi NợTK
Phần phụ ghi Có TK 511, ghi Nợ TK
Dư cuối kỳ
331
Cộng Nợ
632
Cộng Có
111
112
131
Cộng Có
1. Bóng RĐ
4779675000
3227150000
3227150000
2730892000
2730892000
1450800000
1425999000
2806799000
5275933000
2. Phích RĐ
4209796165
5945510940
5945510940
4699526565
4699526565
3280092000
1429807206
4779899206
5455780540
3. Dây điện
403887708
526517997
526517997
491833625
491833625
499708000
499708000
438572080
4. Giấy VS
91591829
68343884
68343884
55712010
55712010
55712010
3951790
59663800
10422370
5. Rượu
1455000
15908000
15908000
14317200
14317200
14940000
3045800
6. Chấn lưu
79361100
50490000
50490000
52641600
52641600
54007200
54007200
77209500
7. Bao bì cát tông
55031000
55031000
55031000
55031000
5648000
5648000
8. Khác
338684008
292401313
292401313
190082087
190082087
106312244
92470756
198783000
44100323
Cộng
9904450810
10165445134
10165445134
8275718887
8275718887
4892916254
3511591952
8404508206
11794177057
Biểu số 11
Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động
Bảng kê số 4 – TK 156
Tháng 3- Toàn công ty đơn vị: đồng
Đơn vị
Dư đầu tháng
Ghi Nợ TK 1561
Ghi Có TK 1561
Phần phụ ghi Có TK 511
Số dư cuối tháng
TK 331
TK 111
Cộng Nợ
632
Cộng Có
111
112
131
Cộng Có
CH 1
4808572305
649204444
649205439
416837500
416837500
103902691
6260722
372547873
482711286
5040940245
CH 2
978049091
910695195
910695195
1048151293
1048151293
490314346
577971999
1068286345
830592993
Phòng NV
9904450810
10165445134
10165445134
8275718887
8275718887
4892916254
3511591952
8404508206
11794177057
Trạm BH
3851580189
604646308
604646308
1250553768
1250553768
1043741920
210968000
1254709920
3165672729
Trạm BHLĐ
1677440083
6016901940
6016901940
5533929608
5533929608
3491237634
565204875
1546654244
5603096753
2060412415
Cộng
21150092478
18346894016
18346894016
16525191056
16525191056
10022112845
571465597
6219734068
16813312510
Chi phí thu mua
27948000
111973519
Tổng cộng
21150092478
18346894016
27948000
18374842016
16637164575
16637164575
22887769919
Biểu số 12
Sổ Cái TK 156
Năm 2001
Số dư đầu năm
Nợ
Có
27513711955
Ghi Nợ TK 156 đối ứng Có TK
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
…
TK 111
26.864.522
57.160.997
27.948.000
TK 331
19.258.982.007
18.347.816.044
18.346.894.016
Cộng PS Nợ
19.285.846.529
18.404.977.035
18.374.842.016
56.065.665.580
Cộng PS Có
26.993.058.362
17.061.384.679
16.637.164.575
60.691.607.616
Dư Nợ
19.806.500.122
21.150.092.478
22.887.769.919
Biểu số 14
Phòng nghiệp vụ
Bảng kê số 11- TK 131
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Diễn giải
Dư đầu tháng
Ghi Nợ TK 131, ghi Có TK
Ghi Có TK 131, ghi Nợ TK
Dư cuối tháng
Nợ
Có
511
3331
131
Cộng Nợ
111
112
Cộng Có
Nợ
Có
Công ty TBD
197709961
121487786
12148779
133636565
200000000
200000000
131346526
Công ty TMPhổ Yên
771960664
445233441
44523344
489756785
500000000
500000000
761717449
CHBH Gia Lâm
376399096
182372750
17181677
199554427
295992533
295992533
279960990
CTy XNK Đà Nẵng
902708350
692725800
69272580
105000000
866998380
35709970
Cộng
7859134725
1204001596
3511591952
349141952
792500000
4653233904
1302068075
2218891721
3520959796
8186862461
399455224
Biểu số 15
Bảng kê số 11- TK 131
Tháng 3 Toàn công ty
Diễn giải
Dư đầu tháng
Ghi Nợ TK 131, ghi Có TK
Ghi Có TK 131, ghi Nợ TK
Dư cuối tháng
Nợ
Có
511
3331
131
Cộng Nợ
111
112
Cộng Có
Nợ
Có
CH 1
388698561
4647995619
372547873
30938693
403486566
1185059371
793644875
1978704246
400887602
6235402340
CH 2
519783437
22000596
577971999
56941843
634913842
689949251
15680416
705599667
427171866
74850
Phòng NV
7859134725
1204001596
3511591952
349141952
792500000
4653233904
509568075
2218891721
3520959796
8186862461
399455224
Trạm B H
59498830
3732182303
210968000
24413165
868468624
1137013424
13439121
34500000
47939121
59498830
2643108000
Trạm BHLĐ
508816161
1099622368
1546654244
154282744
399181151
2100118139
1036053714
553831651
1589885365
391690023
472263456
Cộng
9335931714
10705802482
6219734068
615718411
2060149775
8928765857
4226539532
3616548663
7843088195
9466110782
9752303870
Biểu số 16 Sổ chi tiết chi phí bán hàng
Toàn công ty Nợ TK 641, ghi Có TK 111
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
Chia ra
SH
NT
Vận chuyển, bốc xếp
Dịch vụ mua ngoài
…
Chi bằng tiền khác
60
1/3
Chi giới thiệu hàng của CH2
111
231.800
231.800
15
1/3
Chi bốc xếp hàng bán của CH1
111
150.000
150.000
67
2/3
Chi vận chuyển hàng bán phòng NV
111
348.000
348.000
…
…
111
…
…
…
…
158
26/3
Trả tiền điện thoại tháng 3- phòng NV
111
1.854.384
1.854.384
….
111
…
…
…
…
Cộng
50.803.648
25.873.860
21.544.392
3.385.396
Biểu số 17
Bảng tổng hợp chi phí bán hàng
Tháng 3 Toàn công ty
Diễn giải
TK
ĐƯ
Tổng số tiền
Ghi Nợ TK 641
V/c
Lương
BHXH
Dụng cụ, đồ dùng
Chi phí bảo hành
Dịch vụ mua ngoài
Chi bằng tiền khác
Chi tiền mặt
111
50.803.648
25.873.860
21.544.392
3.385.396
Chi TGNH
112
16.155.120
16.155.120
Tạm ứng
141
4.450.000
4.450.000
Chi phí phải trả
142
2.500.000
2.500.000
Phải trả người bán
331
4.236.030
4.236.030
Chi phí trả trước
335
416.098.000
405.798.000
10.300.000
Lương
334
233.143.429
233.143.429
BHXH
338
7.790.319
7.790.319
Ghi giảm chi phí
641
(5.228.311)
(5228311)
Cộng
729.948.235
431.671.860
233.143.429
7.790.319
2.500.000
10.300.000
36.707.231
7.835.396
Biểu số18
Sổ chi phí quản lý doanh nghiệp
Toàn công ty Tháng 3
Nợ TK642, Có TK 111
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Tổng số tiền
Chia ra
SH
NT
Dịch vụ mua ngoài
…..
Chi bằng tiền khác
65
1/3
Chi tiền thuê phòng họp
111
150.000
150.000
24/3
Trả tiền điện thoại
111
251.314
251.314
Cộng
3.203.980
1.830.860
1.273.120
Biểu số19
Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Tháng 3 Toàn công ty
Diễn giải
TK
ĐƯ
Tổng số tiền
Ghi Nợ TK 641
Lương
BHXH
Dịch vụ mua ngoài
Chi bằng tiền khác
Chi tiền mặt
111
3.203.980
1.830.860
1.273.120
Chi TGNH
112
1.250.000
1.250.000
Lương
334
13.174.540
13.174.540
BHXH
338
2.576.508
2.576.508
Cộng
20.205.028
13.174.540
2.576.508
3.080860
1.273.120
Biểu số 24
Nhật ký chứng từ số 8
Quý 1
Đơn vị: đồng
Diễn giải
TK ghi Nợ
TK ghi Có
TK 511
TK 632
TK 641
TK 642
TK 911
Tiền mặt
TK 111
23.950.443.140
Tiền gửi ngân hàng
TK 112
19.357.906.320
Phải thu khách hàng
TK 131
18.510.396.445
Doanh thu bán hàng
TK 511
61.818.745.905
Xác định kết quả kinh doanh
TK 911
60.691.607.616
917.075.142
58.885.458
Cộng
61.818.745.905
60.691.607.616
917.075.142
58.885.458
61.818.745.905
Biểu số 28
Phòng nghiệp vụ Thẻ chi tiết hàng hoá
Tên hàng hoá: Bóng huỳnh quang 40 w Số thẻ
Số danh điểm: B40
Đơn vị: Cái Kho cô Ngọc – Phòng nghiệp vụ
Chứng từ
Trích yếu
TK ĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tồn đầu kỳ
1013
1/3
Nhập kho
331
6060
70.000
424.200.000
70.000
424.200.000
2008
5/3
Xuất bán
632
6060
50.000
303.000.000
10.000
60.600.000
8/3
Nhập kho
331
6060
10000
60600000
20000
121200000
Cộng
100.000
606.000.000
100.000
606.000.000
0
0
Biểu 4
Phòng nghiệp vụ
Sổ chi tiết thanh toán với người bán- TK 331
Đối tượng: Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
9.280.757.312
1/3
95260
1/3
Mua bóng HQ 40w
Thuế GTGT
1561
133
424.200.000
42.420.000
10/3
106
10/3
Trả tiền hàng
111
250.000.000
Cộng PS
6.586.330.470
9.172.660.940
Số dư cuối kỳ
11.867.087.782
Biểu 5
Phòng nghiệp vụ
Nhật ký chứng từ số 5- TK 331
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Stt
Tên đơn vị
Số dư đầu kỳ
Có TK 331, Nợ TK
Nợ TK 331, Có TK
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
1561
133
Cộng Có
111
112
Cộng Nợ
Nợ
Có
1
Công ty BĐPN
Rạng Đông
9.280.757.312
8.338.782.673
833.878.267
9.172.660.940
4586330470
2.000.000.000
6.586.330.470
11.867.087.782
2
Công ty giấy Bãi Bằng
16.175.500
62.130.804
6.213.080
68.343.884
50000000
34.519.384
3
Công ty vang thăng long
58.165.076
15.908.000
477.240
16.385.240
11384000
40.000.000
51.384.000
23.166.316
Cộng
8598000
19148717598
10165445134
1003267740
11168712873
6244214878
3500000000
9.744.214.878
8.598.000
20.573.215.593
Biểu 8
Phòng nghiệp vụ
Tờ kê chi tiết hàng xuất kho
Mặt hàng: Bóng Rạng Đông
Tháng 3 Đơn vị : đồng
Ngày ghi sổ
Tên đơn vị nhận hàng
Tổng giá trị hàng xuất kho
Ghi Có TK1561,
Nợ TK632
Phần phụ: ghi Có TK511, Nợ TK
111
112
131
Cộng Có
5/3
Công ty TM Phổ Yên
303000000
303000000
325000000
325000000
10/3
Bán lẻ báo cáo quầy Hạnh
731500
731500
731500
731500
20/3
Cửa hàng BH Bắc Giang
18.180000
18180000
19500000
19500000
Cộng
2730892.000
2730892000
1450800000
1425999000
2806799000
Biểu 11
Phòng nghiệp vụ
Bảng kê số 4- TK 1561
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Tên hàng hoá
Dư đầu kỳ
Ghi Nợ TK1561, ghi Có TK
Ghi Có TK 1561, ghi NợTK
Phần phụ ghi Có TK 511, ghi Nợ TK
Dư cuối kỳ
331
Cộng Nợ
632
Cộng Có
111
131
Cộng Có
1. Bóng RĐ
4779675000
3227150000
3227150000
2730892000
2730892000
1450800000
1425999000
2806799000
5275933000
2. PhíchRĐ
4209796165
5945510940
5945510940
4699526565
4699526565
3280092000
1429807206
4779899206
5455780540
3. Giấy
91591829
68343884
68343884
55712010
55712010
55712010
3951790
59663800
10422370
4. Rượu
1455000
15908000
15908000
14317200
14317200
14940000
3045800
Cộng
9904450810
10165445134
10165445134
8275718887
8275718887
4892916254
3511591952
8404508206
11794177057
Biểu13 Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động Bảng kê số 4 TK 156
Tháng 3- Toàn công ty đơn vị: đồng
Đơn vị
Dư đầu tháng
Ghi Nợ TK 156
Ghi Có TK 156
Phần phụ ghi Có TK 511
Số dư cuối tháng
TK 331
TK 111
Cộng Nợ
632
Cộng Có
111
112
131
Cộng Có
CH 1
4808572305
649204444
649205439
416837500
416837500
103902691
6260722
372547873
482711286
5040940245
CH 2
978049091
910695195
910695195
1048151293
1048151293
490314346
577971999
1068286345
830592993
Phòng NV
9904450810
10165445134
10165445134
8275718887
8275718887
4892916254
3511591952
8404508206
11794177057
Trạm BH
3851580189
604646308
604646308
1250553768
1250553768
1043741920
210968000
1254709920
3165672729
Trạm BHLĐ
1677440083
6016901940
6016901940
5533929608
5533929608
3491237634
565204875
1546654244
5603096753
2060412415
Cộng
21150092478
18346894016
18346894016
16525191056
16525191056
10022112845
571465597
6219734068
16813312510
Chi phí thu mua
27948000
111973519
Tổng cộng
21150092478
18346894016
27948000
18374842016
16637164575
16637164575
10022112845
571465597
6219734068
16813312510
22887769919
Biểu 14
Sổ Cái TK 156
Năm 2001
Số dư đầu năm
Nợ
Có
27513711955
Đơn vị: đồng
Ghi Nợ TK 156 đối ứng Có TK
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
…
TK 111
26.864.522
57.160.997
27.948.000
TK 331
19.258.982.007
18.347.816.044
18.346.894.016
Cộng PS Nợ
19.285.846.529
18.404.977.035
18.374.842.016
56.065.665.580
Cộng PS Có
26.993.058.362
17.061.384.679
16.637.164.575
60.691.607.616
Dư Nợ
19.806.500.122
21.150.092.478
22.887.769.919
Biểu 9
Phòng NV Sổ chi tiết thanh toán với người mua- TK 131
Đối tượng: công ty TM Phổ Yên
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Ngày tháng
Diễn giải
TKĐƯ
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
771.960.664
...
…
…
8/3
Bán 7000 bóng RĐ
Thuế GTGT
511
3331
325.000.000
32.500.000
...
…
…
15/3
Khách hàng trả nợ
111
250.000.000
...
…
…
Cộng PS
489.767.758
500.000.000
Số dư cuối tháng
761.717.449
Biểu 10
Phòng nghiệp vụ Bảng kê số 11- TK 131
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Diễn giải
Dư đầu tháng
Ghi Nợ TK 131, ghi Có TK
Ghi Có TK 131, ghi Nợ TK
Dư cuối tháng
Nợ
Có
511
3331
131
Cộng Nợ
111
112
Cộng Có
Nợ
Có
Công ty TBD
197709961
121487786
12148779
133636565
200000000
200000000
131346526
CTyTMPhổYên
771960664
445233441
44523344
489756785
500000000
500000000
761717449
CHBH Gia Lâm
376399096
182372750
17181677
199554427
295992533
295992533
279960990
CTy Đà Nẵng
902708350
692725800
69272580
105000000
866998380
35709970
…..
…..
….
…
….
….
….
….
….
…
….
….
Cộng
7859134725
1204001596
3511591952
349141952
792500000
4653233904
1302068075
2218891721
3520959796
8186862461
399455224
Biểu
Phòng nghiệp vụ Thẻ chi tiết hàng hoá
Tên hàng hoá: Bóng huỳnh quang 40 w Số thẻ
Số danh điểm: B40
Đơn vị: Cái Kho cô Ngọc – Phòng nghiệp vụ
Chứng từ
Trích yếu
TK ĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tồn đầu kỳ
1013
1/3
Nhập kho
331
6060
70.000
424.200.000
70.000
424.200.000
…
….
2008
5/3
Xuất bán
632
6060
50.000
303.000.000
10.000
60.600.000
8/3
Nhập kho
331
6060
10000
60600000
20000
121200000
….
….
Cộng
100.000
606.000.000
100.000
606.000.000
0
0
Tổ chức bộ máy quản lý
của công ty Tạp phẩm và Bảo hộ Lao động
Giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Cửa hàng số 1
Cửa hàng số 2
Phòng kế toán kế hoạch
Phòng nghiệp vụ
Trạm bảo hộ lao động
Trạm bách hoá
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Tổ chức bộ máy kế toán
của công ty Tạp phẩm và Bảo hộ Lao động
Kế toán trạm bách hoá
Kế toán TSCĐ, chi phí, tiền lương
Kế toán tồn
kho kiêm thủ quỹ
Kế toán quỹ và ngân hàng
Kế toán mua bán và công nợ
Kế toán cửa hàng số 1
Kế toán cửa hàng số 2
Kế toán phòng NV
Kế toán trạm BHLĐ
Kế toán phó
Nhân viên thống kê
Kế toán phó
Kế toán trưởng
Sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Thẻ( sổ) kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Ghi chú : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Biểu 1
Tên kho: cô Ngọc Thẻ kho
Tên, nhãn hiệu hàng hoá: Bóng huỳnh quang 40w
Mã hiệu: B40 Đơn vị tính: Cái
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập, xuất
Số lượng
SH
NT
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn đầu kỳ
1013
1/3
Nhập kho
1/3
70000
70000
…
…
…
…
…
…
…
2008
5/3
Xuất bán
5/3
50000
19900
1101
8/3
Nhập
10/3
10000
29990
…
…
...
...
...
...
...
2179
20/3
Nhập
3000
25740
2950
20/3
Xuất
3000
22740
...
...
.....
...
...
...
...
Cộng
100000
100000
0
Biểu 3
Phòng nghiệp vụ Báo cáo nhập xuất tồn kho
Mặt hàng: Bóng đèn RĐ
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Mã số
Tên hàng hoá
Đơn giá
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
SL
TT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
B20
Bóng HQ 20w
4250
50000
212500000
40000
170000000
30000
127500000
60000
255000000
B40
Bóng HQ 40w
6060
100000
606000000
100000
606000000
Bt60
Bóng tròn 60w
1950
9500
18525000
10500
20475000
13200
25740000
6800
13260000
Bt75
Bóng tròn 75w
2410
28500
68685000
25000
60250000
39000
93990000
14500
34945000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
4779675000
3227150000
2730892000
5275933000
Biểu 2
Đơn vị: Phòng nghiệp vụ Tờ kê chi tiết nhập
Mặt hàng: Bóng Rạng Đông
Tháng 3 Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Mã số
Đơn giá
Tổng giá trị nhập
Ghi Nợ TK 1561, ghi Có TK
SH
NT
331
Cộng Nợ
1013
1/3
Nhập bóng HQ40w
B40
6060
424.200.000
424.200.000
424.200.000
1024
2/3
Nhập bóng HQ20w
B20
4250
85.000.000
85.000.000
85.000.000
1024
2/3
Nhậpbóng tròn60w
Bt60
1950
13.650.000
13.650.000
13650.000
...
...
...
...
...
...
2179
20/3
Nhập bóng HQ40w
B40
6060
18.180.000
18.180.000
18.180.000
...
...
...
...
...
...
Cộng
3.227.150.000
3.227.150.000
3.227.150.000
Biểu 5
Sổ chi phí mua hàng
Nợ tài khoản 1562, Có tài khoản 111
Phòng nghiệp vụ - tháng 3 Đơn vị: đồng
Ngày ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Ghi Nợ TK 1562, chia ra
Cộng Nợ
SH
NT
Chi phí vận chuyển
Chi phí thu mua
1/3
Công tác phí P.NV
111
50.000
50.000
1/3
Chi vận chuyển P.NV
111
300.000
....
111
...
...
...
15/3
Chi ký hợp đồng với công ty Giấy bãi bằng
111
1.000.000
...
111
...
...
...
Cộng
16.968.634
3.840.782
20.809.416
Biểu 6
Bảng kê số 4- TK 1562
Toàn công ty- tháng 3
Đơn vị: đồng
Diễn giải
Dư đầu kỳ
Ghi Nợ TK 1562
Ghi Có TK 1562, Nợ TK 632
Dư cuối kỳ
111
Cộng Nợ
CH số 1
1829053
1829053
CH số 2
2621244
2621244
Phòng NV
20809416
20809416
Trạm BH
1466651
1466651
Trạm BHLĐ
1221636
1221636
Cộng
27.948.000
27.948.000
Biểu 15
Sổ Cái tài khoản 511
Năm 2001 Đơn vị: đồng
Ghi Nợ TK 511, ghi Có TK
Tháng1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
TK 911
61.818.745.905
Cộng PS Nợ
61.818.745.905
Cộng PS Có
27.746.126.089
17.259.307.306
16.813.312.510
61.818.745.905
Biểu 16
Sổ Cái tài khoản 632
Năm 2001 Đơn vị: đồng
Ghi Nợ TK 632, ghi Có TK
Tháng1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
TK 1561
26.993.058.362
17.061.384.679
16.525.191.056
60.579.634.097
TK 1562
111.973.519
111.973.519
Cộng PS Nợ
26.993.058.362
17.061.384.679
16.637.164.575
60.691.607.616
Cộng PS Có
60.691.607.616
Biểu 17
Sổ Cái tài khoản 641
Năm 2001 Đơn vị: đồng
Ghi Nợ TK 641, ghi Có TK
Tháng1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
TK 111
16.856.479
19.103.984
50.803.648
TK 112
12.968.025
14.616.039
16.155.120
TK 141
…
…
4.450.000
TK 142
2.500.000
TK 331
4.236.030
TK 334
233.143.429
TK 335
416.098.000
TK 338
7.790.319
TK 641
(5.228.311)
Cộng PS Nợ
93.958.270
93.168.637
729.948.235
917.075.142
Cộng PS Có
917.075.142
917.075.142
Biểu 18
Sổ Cái tài khoản 642
Năm 2001 Đơn vị: đồng
Ghi Nợ TK 642, ghi Có TK
Tháng1
Tháng 2
Tháng 3
Quý 1
TK 111
1.273070
2.089.300
3.203.980
TK 112
1.186.000
2.180.000
1.250.000
TK 333
3.050.000
TK 334
12.174.540
12.174.540
13.174.540
TK 338
2.276.490
2.276.490
2.576.508
Cộng PS Nợ
19.960.100
18.720.330
20.205.028
58.885.458
Cộng PS Có
58.885.458
58.885.458
Biểu 19
Sổ cái tài khoản 911
Năm 2001 Đơn vị: đồng
Ghi Nợ TK 911, ghi Có TK
Quý 1
Quý 2
…
TK 632
60.691.607.616
TK 641
917.075.142
TK 642
58.885.458
TK 421
151.177.689
Cộng PS Nợ
61.818.745.905
Cộng PS Có
61.818.745.905
Biểu
Bảng phân tích tình hình về lợi nhuận tiêu thụ
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
1. Doanh thu thuần
241.573.488.836
264.325.593.902
22.752.105.066
0,0941
2. Giá vốn hàng bán
238.661.890.759
261.749.988.945
23.088.098.186
0,0967
3. Lợi nhuận gộp
2.911.598.077
2.575.604.957
-335.993.120
-0,1154
4. Chi phí bán hàng
2.312.731.040
2.209.993.966
-102.737.074
-0,0444
5. Chi phí QLDN
174.580.471
206.994.280
32.413.809
0,1856
6.Lợi nhuận thuần từ HĐKD
424.286.566
158.616.711
-265.669.855
-0,626
7. Tỷ lệ LN gộp so DT(=(3)/(1))
0,012
0,0097
-0,0023
-0,1915
8. Hệ số doanh lợi (=(6)/(1))
0,0017
0,0006
-0,0011
-0,6583
9. Tỷ lệ LN so chi phí BH(=(6)/(4))
0,1834
0,0717
-0,111
-0,6087
Một số ý kiến đề xuất để hoàn thiện công tác
hạch toán lưu chuyển hàng hoá
tại Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động
Về công tác hạch toán nghiệp vụ mua hàng
Về sử dụng tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi đường”
Về hạch toán hàng tồn kho
Hạch toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán
Về khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán
Về chi phí thu mua hàng hoá
Về hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi
Về hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho bán hàng và QLDN
Về sổ sách ghi chép
Về việc ứng dụng tin học vào công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty
Phòng nghiệp vụ Thẻ chi tiết hàng hoá
Tên hàng hoá: Bóng huỳnh quang 40 w Số danh điểm: B40
Đơn vị: Cái Kho cô Ngọc – Phòng nghiệp vụ
Chứng từ
Trích yếu
TK ĐƯ
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Tồn đầu kỳ
1013
1/3
Nhập kho
331
6060
70.000
424200000
70000
424200000
…
….
2008
5/3
Xuất bán
632
6060
50.000
303000000
10000
60600000
8/3
Nhập kho
331
6060
10000
60600000
20000
121200000
….
….
Cộng
100000
606000000
100000
606000000
0
0
Đề tài:
Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá và biện pháp nâng cao lợi nhuận tiêu thụ tại công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
Nội dung của luận văn
Phần I: Cơ sở lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh thương mại.
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
II. Hạch toán lưu chuyển hàng hoá
III. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi
IV. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh
V. Tổ chức sổ kế toán lưu chuyển hàng hoá
VI. Phân tích lợi nhuận tiêu thụ
Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
I. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động
II. Tổ chức công tác kế toán của công ty
III. Thực trạng tổ chức hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
Phần III: Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29802.doc