Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội

Lời mở đầu Trong cơ chế thị trường, với quy luật cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, tồn tại và phát triển là một vấn để mang tính sống còn với tất cả các doanh nghiệp. Muốn thắng thế trong cạnh tranh và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là hiện đại hoá sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận và tích luỹ. Điều này, buộc các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải tăng cường công tá

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quản lý, giám đốc chặt chẽ việc sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, không ngừmg tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy , công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được coi là công tác trọng tâm của kế toán. Vì nó vừa cung cấp thông tin chính xác về những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất đồng thời đưa ra các biện pháp, phương hướng hoàn thiện nâng cao vai trò quản lý chi phí và giá thành. Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán đặc biệt là kế toán chi phí sản xuát và tính giá thành sản phẩm, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Trần Quý Liên và các cán bộ công nhân viên ở phòng kế toán tài chính, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu chuyên đề : “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung vào nhiều vấn đề cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội . Nội dung của chuyên đề được trình bày gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương II : Hoàn thiện công các hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2003 Sinh viên: Dương Thị Vân Anh Chương I Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. A. Khái quát chung về xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội Xí nghiệp sản xuất cung ứng vật tư Hà Nội có vị trí ở phường Phương Liệt Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là một xí nghiệp hạch toán phụ thuộc. Các sản phẩm mà xí nghiệp sản xuất ra nhằm chủ yếu phục vụ cho công tác cung ứng và tiêu thụ trong công ty hoá chất mỏ Micio. Ngoài ra, xí nghiệp còn kinh doanh thêm một số mặt hàng cho ngành mỏ. Mặc dù mới thành lập song xí nghiệp luôn đáp ứng đủ yêu cầu nội bộ ngành và được đánh giá là xí nghiệp năng động trong sản xuất kinh doanh đi đầu trong công ty hoá chất Mỏ. 1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc công ty Hoá chất Mỏ, Tổng công ty than Việt Nam. Xí nghiệp được thành lập theo QĐ 908 TVN/TCNS ngày 8/6/1995 của Tổng Giám đốc công ty than Việt Nam. Tiền thân của xí nghiệp là một xưởng gia công và cung ứng vật tư Giáp Nhị Hà Nội, thuộc xí nghiệp Hoá chất mỏ – Công ty xuất nhập khẩu than Coalimex. Từ năm 1995, khi xí nghiệp Hoá chất mỏ ở được nâng cấp thành công ty thì phân xưởng gia công và cung ứng vật tư được nâng cấp thành xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. Việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có sự chỉ đạo của công ty với phương hướng cụ thể tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh khá ổn định : - Vốn pháp định : 1.500.000.000 đồng - Vốn lưu động : 500.000.000 đồng - Vốn trích khấu hao cơ bản hàng năm : 250.000.000đ - Giá trị TS theo nguyên giá : 2.385.000.000đ Hiện nay, xí nghiệp đã và đang nâng cấp quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài việc chủ động lập kế hoạch sản xuất trình công ty, xí nghiệp còn mạnh dạn tìm kinh doanh những mặt hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đơn vị trong ngành than. Qua một chỉ tiêu sau chúng ta có thể thấy sự phát triển từng bước ngày một lớn mạnh của xí nghiệp : Một số chỉ tiêu kinh tế – tài chính qua các năm TT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1 Doanh thu 13.188.776.647 20.143.234.840 21.941.186.297 2 Thuế 191.051.245 272.536.054 331.142.770 3 Tổng quỹ lương 962.960.811 1.369.000.000 1.620.148.883 2. Nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 2.1. Chức năng : Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội trực thuộc công ty hoá chất mỏ là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, được Công ty giao TSCĐ và các nguồn lực khác trên cơ sở hiện có của Công ty được tổng Công ty giao. Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước công ty về hàng hoá được giao sản xuất kinh doanh. 2.2. Nhiệm vụ Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội hoạt động theo sự phân cấp của công ty hoá chất mỏ với các nhiệm vụ chính : - May quần áo bảo hộ lao động - May ống gió lò - Sản xuất dây mềm điện, dây kíp mềm và các loại dây cách điện khác. - Sản xuất bao bì thuốc nổ công nghiệp Ngoài ra, xí nghiệp cũng kinh doanh thêm một số mặt hàng khác như : Săm lốp ô tô, quả đập, núi vật tư kỹ thuật…. 2.3. Phương thức hoạt động * Do tính chất của xí nghiệp nên được phân cấp quản lý về : - Một phần vốn cố định nằm lại xí nghiệp - Vốn lưu thông : Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá. - Xí nghiệp thanh toán với nhà nước thuế GTGT, thuế nhà đất, thuế môn bài - Hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh, xí nghiệp nộp về công ty. * Xí nghiệp được giao khoán các chỉ tiêu sau : - Kế hoạch sản xuất dây mềm điện và giao sản phẩm hoàn thành về công ty. - Kế hoạch may quần áo bảo hộ lao động, may thành phẩm và giao bán cho các đơn vị trong ngành. Ngoài ra, từng loại vật tư tương ứng công ty giao theo chỉ tiêu mua bán. - Về doanh thu : Xí nghiệp thu từ nội bộ công ty và thêm các khoản thu từ hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá, thành phẩm với các đơn vị khác. - Về tiền lương : Được trích theo doanh thu và khả năng giá thành và chi phí bán hàng chịu được. - Sản phẩm giao về các xí nghiệp của công ty hay các đơn vị có quan hệ mua bán với công ty sẽ được thanh toán qua công ty. 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp, sản xuất và cung ứng vật tư. 3.1. Khối quản lý : Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc, người điều hành chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp theo đúng chế độ, luật định Nhà nước ban hành và theo sự định hướng của Công ty hoá chất mỏ. Giúp việc cho Giám đốc là một phó Giám đốc, phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật kiêm hành chính. Các phòng ban có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cụ thể là : * Phòng kỹ thuật – Kế hoạch và chỉ huy + Biên chế 3 người : 1 trưởng và 2 phó phòng không có nhân viên - Nhiệm vụ chính : + Chịu trách nhiệm tham mưu trình giám đốc sản lượng doanh thu, chi phí sản xuất hàng tháng, quý, năm cho các đơn vị + Xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. + Thường trực tổ chức cùng phòng kế toán tài chính thống kê kiểm tra, điều chỉnh xác nhận tỷ lệ hoàn thành sản lượng kế hoạch, doanh thu, lỗ, lãi hàng tháng, quý, năm làm cơ sở quyết toán quỹ lương. * Phòng tổ chức hành chính : Biên chế 5 người : 1 trưởng và 4 cán bộ phòng. - Nhiệm vụ chính : + Phối hợp với phòng kỹ thuật kế hoạch xây dựng và ban hành định mức, đơn giá tiền lương cho các đơn vị trong xí nghiệp. + Tổ chức hướng dẫn và giám sát việc thi hành quy chế trả lương, trả thưởng theo các chế độ hiện hành, giao khoán quỹ lương cho các đơn vị. + Quản lý về nhân sự, tổ chức lao động * Phòng kế toán – Tài chính – Thống kê Biên chế 5 người : 1 trưởng, 1 phó và 3 cán bộ. - Nhiệm vụ chính : + Cùng phòng tổ chức hành chính, kỹ thuật kế hoạch và chỉ huy sản xuất mở sổ sách theo dõi hạch toán chính sách tài chính kịp thời, đầy đủ các chỉ tiêu sản lượng, kết quả sản xuất kinh doanh, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các đơn vị cơ sở quyết toán quỹ lương. + Ghi sổ lương theo mẫu thống nhất của công ty. + Tạo nguồn tài chính để chi lương cho công nhân viên theo luật định. * Phòng kinh doanh – dịch vụ Biên chế 7 người : 1 trưởng, 1 phó và 5 cán bộ - Nhiệm vụ chính : + Thực hiện việc bán sản phẩm cho các đơn vị theo các hợp đồng ký kết dài hạn hàng năm và các hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá phát sinh, tìm nguồn hàng, thị trường tiêu thụ. + Vận dụng công tác Marketing vào việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, tham mưu với giám đốc về việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá của xí nghiệp. 3.2. Khối các đơn vị sản xuất Bao gồm 3 phân xưởng sản xuất * Phân xưởng may * Phân xưởng dây điện * Phân xưởng bao bì thuốc nổ công nghiệp. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư HN Giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế toán TC – TK Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kinh doanh PX sản xuất dây điện Phân xưởng xưởng may Phân xưởng bao bì 4. Đặc điểm tổ chức sản xuất Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là một xí nghiệp thành viên chịu sự giám sát quản lý của công ty HCM. Vì vậy, tổ chức bộ máy quản lý cơ cấu ngành nghề kinh doanh ban đầu do công ty chi phối, từ đó tác động trực tiếp đến bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất dây mìn điện, thuốc nổ và may quần áo bảo hiểm lao động, sản xuất ống gió lò và bao bì thuốc nổ. Các sản phẩm sản xuất ra không bán ra ngoài mà tiêu thụ nội bộ. Do đặc thù như vậy nên quy trình kinh doanh được thực hiện như sau : * Với sản xuất Công ty cấp vốn ban đầu XN tập hợp CPSX Xác định giá thành sản phẩm XN bán thu tiền, nộp sản phẩm thanh toán với Công ty Tiền Sản xuất Hàng Tiền Sản xuất * Với cung ứng : - XN mua hàng hoá XN bán thu tiền XN mua hàng hoá Tiền Hàng Tiền Hàng Công ty cấp vốn ban đầu Bộ phận sản xuất của xí nghiệp gồm 3 phân xưởng với 6 tổ với những mục đich khác nhau. * Phân xưởng may Đây là phân xưởng có số công nhân đông nhất 32 người với 1 phó phụ trách, các bậc thợ trong phân xưởng có gần như các loại bậc, nhưng bậc thợ cao chiếm tỷ trọng lớn, còn lại bậc 2 và 3 là phổ biến. + Nhiệm vụ : Sản xuất các loại quần áo bảo hộ lao động đồng phục và ống gió với nhiều kích cỡ khác. Phân xưởng được phân ra làm 2 bộ phận. * Bộ phận may bảo hộ lao động * Bộ phận may ống gió lò. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở phân xưởng may KCS Kho Kho Xí nghiệp NVL vải phân xưởng may Giáp màu Ghép mẫu May + Về trang thiết bị kỹ thuật: Chủ yếu là máy may công nghiệp và các dụng cụ cắt cần thiết. Máy đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn. + Về nguyên liệu sản xuất: - Bộ phận may bảo hộ lao động: Nguyên liệu chính là vải kaki 21 x 24 và vật liệu phụ là: cúc, chỉ, các bao bì đóng gói, nhãn mác, mực in… - Bộ phận may ống gió lò: nguyên liệu chính là vải mộc nilon tráng 2 lớp của Nam Triều Tiên và vật liệu phụ là thép f 8, que hàn, chỉ nilon, mực in phụ gia dung môi. * Phân xưởng sản xuất dây mìn điện: Có số công nhân là 21 người, có 1 quản đốc, 1 phó quản đốc. + Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ sản xuất ra dây mìn điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định, đồng được kéo j 3 ly- j 0,45 ly và phải được bọc đúng tâm cho đến khi kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm. Phân xưởng được chia ra thành: - Bộ phận bọc (hạt nhựa PVC) - Bộ phận cuốn dây thành phẩm… Do đặc điểm của sản phẩm ở phân xưởng này là độ chính xác về các thông số kỹ thuật vô cùng lớn, cho nên từ đầu đến cuối đều được kiểm tra giám sát của Quản đốc và bộ phận KCS cán bộ xí nghiệp . Khi cuộn dây thành phẩm thì phòng kỹ thuật - kế hoạch và các bộ phận sản xuất kiểm tra xong mới cho nhập kho thành phẩm. Sơ đồ mô tả quy trình công nghệ và dây mìn điện Ngyên liệu chính (đóng M1), nhựa hạt PVC Máy kéo từ f 3 ly - 0,45 ly KCS Xuất Kho Xí nghiệp Nhập kho thành phẩm Máy bọc PVC PKT-KH và chỉ huy KT Máy cuộn thành phẩm (500m/c) + Về trang bị kỹ thuật: Máy móc đơn giản, gọn nhẹ, tiếng ồn ít, đạt tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật. + Về nguyên vật liệu sản xuất: Vật liệu chính là đồng M1, hạt nhựa PVC, vật liệu phụ là: bạc, xà phòng bôi trơn… * Phân xưởng bao bì thuốc nổ: Có số công nhân là 9 người với 1 Quản đốc, 1 phó quản đốc phân xưởng. + Nhiệm vụ: Sản xuất các loại bao bì thuốc nổ công nghiệp với nhiều kích cỡ khác nhau (40kg, 25kg, 10kg, 3kg) với 2 sản phẩm là bao PP và túi PE. Bao PP là lớp vỏ bên ngoài (bổ sung) và túi PE là lớp ở trong có nhiệm vụ chống ẩm ướt. + Nguyên liệu sản xuất: Nguyên liệu chính là các cuộn PP và cuộn PE Các cuộn PP và PE nhận từ kho xí nghiệp, chuyển cho bộ phận cắt theo yêu cầu về kỹ thuật chất lượng của sản phẩm Với PP thì may đ in xong để kiểm tra nhập kho. Quy trình công nghệ sản xuất bao bì thuốc nổ ở phân xưởng bao bì Kho XN NVL chính PP và PE Cắt May In xanh In đỏ Dán đáy KCS Kho PP PE 5. tổ chức bộ máy kế toán 5.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội là xí nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động tập trung tại 1 điểm. Tổ chức công tác kế toán tập trung. Phòng kế toán có chức năng thu thập và xử lý cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, giám đốc bằng đồng tiền sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong xí nghiệp, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ tình hình thực tế của xí nghiệp, từ yêu cầu thực tế quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ biên chế nhân viên phòng tài chính kế toán gồm 5 người với tổ chức công việc như sau : + Kế toán trưởng : - Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính thống kê và bộ máy kế toán xí nghiệp phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh theo yêu cầu và nhiệm vụ công tác kế toán mà công ty phân cấp. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc xí nghiệp, kế toán trưởng công ty và pháp luật về công việc thuộc phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của mình. - Hướng dẫn công tác chỉ đạo hạch toán và kế toán, hướng dẫn lập các báo cáo thống kê định kỳ. + Phó phòng kế toán : - Giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin kinh tế như lập báo cáo kế toán, tổ chức thông tin kinh tế, phân tích thông tin kinh tế, ghi vào một số TK tổng hợp. - Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm - Tập hợp xác định giá vốn và giá vốn hàng bán của hàng tiêu thụ - Hạch toán các nguồn vốn, các quỹ đơn vị - Xác định doanh thu lỗ (lãi) tiêu thụ + Kế toán thanh toán : - Có nhiệm vụ hạch toán tình hình thu, chi tiền mặt, TGNH, tình hình thanh toán với công nhân viên về tiền thưởng, tiền lương, tình hình công nợ phải thu, phải trả nội bộ xí nghiệp. + Kế toán công nợ, TK có nhiệm vụ - Phản ánh, hạch toán, theo dõi tình hình biến động đối với người mua hàng của xí nghiệp, công nợ tạm ứng và người bán hàng cho xí nghiệp từng ngày. - Hạch toán tăng, giảm TSCĐ về nguyên giá, trích khấu hao, giá trị còn lại. + Một thủ quỹ kiêm vật tư hàng hoá, thành phẩm có nhiệm vụ : - Quản lý quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt theo chứng từ cụ thể - Mở sổ, thẻ theo dõi tình hình nhập, xuất, vật tư, hàng hoá, thành phẩm. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng (Kế toán tổng hợp) Phó phòng kế toán (Kế toán tiêu thụ thành phẩm) Kế toán thanh toán Kế toán công nợ TS Thủ quỹ kiêm vật tư nội bộ Ghi chú Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu 5.2. Sổ sách kế toán + Hiện nay, hình thức sổ kế toán mà xí nghiệp đang áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ và xí nghiệp sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Hệ thống sổ kế toán gồm : Các nhật ký chứng từ, sổ cái và các TK, các bảng kê, bảng phân bổ số 1,2,3 và các sổ chi tiết có liên quan. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ KT chi tiết Bảng kê Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 5.3. Hệ thống báo cáo tài chính Xí nghiệp lập 2 loại báo cáo 5.3.1. Các báo cáo gửi công ty Xí nghiệp lập các báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có nhiều loại, tuy nhiên theo chế độ hiện hành chia làm 2 loại : * Báo cáo bắt buộc - Bảng cân đối kế toán (B01 - DN) - Báo cáo kết quả kinh doanh (B02 - DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính (B03 - DN) - Báo cáo hướng dẫn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B09 -DN) * Ngoài ra, còn có một số mẫu báo cáo quyết toán theo quy định của công ty mà hàng tháng xí nghiệp phải gửi kèm cùng báo cáo quyết toán tài chính. (Lập theo công văn số 383/CV - KTTCTK ngày 17/6/1999) 5.3.2. Các báo cáo tháng lưu tại xí nghiệp Cuối tháng sau khi khoá sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản, kế toán lên báo cáo tháng lưu tại xí nghiệp theo các mẫu các bảng kê, NKCT, bảng phân bổ theo mẫu biểu thống nhất của Bộ tài chính, gồm : - Các mẫu NKCT - Các bảng kê - 3 bảng phân bổ B. Tình hình thực tế công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. I. Đối tượng , phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là một trong những công việc của kế toán chi phí. Vệc này sẽ giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác và thuận lợi. Do đặc điểm của xí nghiệp là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào sản xuất theo chỉ tiêu giao hàng năm của công ty Hoá chất Mỏ. Vì vậy nên xí nghiệp xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm. Để thích ứng cho đối tượng đó, xí nghiệp thực hiện phương pháp kê khai thường xuyên. Khi có lệnh sản xuất của phòng kỹ thuật kế toán và chỉ huy sản xuất đưa xuống, các phân xưởng sẽ được nhận các vật tư khác từ kho (vì mỗi phân xưởng sản xuất một loại sản phẩm). Lúc này, kế toán chi phí sản xuất căn cứ vào chỉ tiêu về đưa mức tiêu hao vật tư và lao động để tập hợp chi phí sản xuất chính xác và kịp thời. VD : Với phân xưởng sản xuất dây điện Định mức tiêu hao cho 100m dây là 1,4261 kg đồng M1 và 1,603 kg hạt nhựa PVC và định mức lao động là 2460m/công. Khi đó, đơn giá chung áp dụng là 5,4đ/m. 2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Chi phí sản xuất ở xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư bao gồm nhiều loại và có tính chất kinh tế khác nhau. Để phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình xí nghiệp phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí. Các chi phí được chia ra như sau : - Yếu tố nguyên liệu : Bao gồm vải, cúc, chỉ, khoá (đối với sản phẩm may) Bao gồm đồng, nhựa hạt P VC (đối với sản phẩm dây mìn điện). - Yếu tố nhiên liệu : Bao gồm xà phòng bôi trơn dầu, mỡ, chỉ may. - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp. Gồm những khoản tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ – công nhân viên. - Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ : Trích theo quy định. - Yếu tố khấu hao TSCĐ - Yếu tố chi phí mua ngoài : Được tính là những khoản thuê bảo vệ tài sản bốc xếp vật tư, tư vấn kiểm toán, chi phí đăng kiểm. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền : Gồm các khoản công tác phí, bảo hiểm thiết bị TS, quảng cáo, thuế, trả lãi vay ngân hàng và tổng Công ty. II. Nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội. 1. Các tài khoản dùng để hạch toán Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xí nghiệp sử dụng các TK sau : * TK621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Dùng để phản ánh chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cấu thành sản phẩm. TK này được chi tiết theo từng phân xưởng. + TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp. Dùng để phản ánh lương nhân công trực tiếp cho hiện đại hoá sản xuất. TK này được chi tiết theo từng phân xưởng. + TK627 : Chi phí sản xuất chung : Phản ánh các chi phí gián tiếp cho hiện đại hoá sản xuất. TK này cũng được chi tiết theo từng phân xưởng. + TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang : Tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh ở từng phân xưởng. Ngoài ra, xí nghiệp còn sử dụng các TK khác có liên quan như : TK111,TK138, TK152, TK153, TK334, TK214… 2. Hạch toán chi phí sản xuất 2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ được trực tiếp đem vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các vật liệu này được xí nghiệp bảo quản trong kho và do phòng vật tư quản lý. Do xí nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với mục đích sử dụng khác nên mỗi loại sản phẩm lại sử dụng nguyên vật liệu chính khác nhau. Nguyên vật liệu chính của xí nghiệp bao gồm : Đồng M, nhựa hạt PVC, vải các loại, cuộn PD và PE. Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỉ trọng lớn khoảng 80-85% trong chi phí. Ngoài ra, xí nghiệp sử dụng các vật liệu phụ nhằm giúp tăng thêm vẻ đẹp của sản phẩm như : Bạc hàn , xà phòng bôi trơn, dầu mỡ, chỉ cúc, mực in,… nguyên vật liệu được xí nghiệp mua ở ngoài và việc xuất nguyên vật liệu được quản lý chặt chẽ và tuân theo nguyên tắc nhất định. * Nguyên tắc sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất: Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể và dựa vào nhu cầu và định mức sử dụng nguyên vật liệu đã được lên kế hoạch từ trước ở xí nghiệp sản xuất và cung ứng vật tư Hà Nội khi xuất nguyên vật liệu, kế toán sẽ căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức đã được phòng kế hoạch tính toán. Khi các phân xưởng lĩnh vật tư, nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm, các phân xưởng này sẽ phải giải trình về số vật tư, nguyên vật liệu đã dùng cho phòng kế toán. Trong hạch toán xuất, nhập nguyên vật liệu, xí nghiệp chọn hình thức thẻ kho. * Giá trị nguyên vật liệu thực tế nhập kho được tính theo công thức: Giá trị NVL nhập kho = Giá mua ghi trên HĐ + Chi phí mua (nếu có) * Giá trị thực tế xuất kho của nguyên vật liệu được xí nghiệp áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước. * Trình tự hạch toán : Bộ phận vật tư của xí nghiệp căn cứ vào từng loại sản phẩm làm ra của mỗi phân xưởng mà nhập số lượng nguyên vật liệu cho đầy đủ. Căn cứ vào lệnh sản xuất do phòng kế hoạch, kỹ thuật và chỉ huy sản xuất giao xuống từng phân xưởng, thống kê xưởng tính toán xác định khôí lượng nguyên vật liệu sử dụng. S Hình thức kế toán mà xí nghiệp đang áp dụng Sau đó kế toán vật tư sẽ kiểm tra lại, đối chiếu giữa lệnh sản xuất với nhu cầu vật tư, định mức vật tư của xí nghiệp với việc tính toán của thống kê xưởng. Nếu đúng, kế toán sẽ viết phiếu xuất kho. Sau đây là các mâũ chứng từ ban đầu * Lệnh sản xuất : + Giám đốc xí nghiệp yêu cầu : Phân xưởng : sản xuất dây điện - Thực hiện nhiệm vụ : sản xuất dây mìn điện - Số lượng : 480.000m - Thời gian thực hiện : Tháng 1/2002 Các phân xưởng căn cứ vào lệnh sản xuất và định mức vật tư đã ban hành, số lượng vật tư xin xuất lên phòng kế toán, kế toán kiểm tra lại sau đó viết phiếu xuất kho vật liệu như sau : XNSX và cung ứng vật tư Phiếu xuất kho Hà Nội Ngày 3/1/2002 Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Thanh Tuấn – PX Dây Lý do xuất kho : sản xuất dây mìn điện Xuất tại kho : A STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Yêu cầu Thực xuất 1 Đồng Kg 295 295 34.000 8.806.000 2 Nhựa Kg 200 200 14.000 2.800.000 Cộng 11.606.000 Phụ trách bộ phận Người nhận Thủ kho sử dụng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Tương tự như trên, phòng kế toán lập phiếu xuất kho cho 2 phân xưởng còn lại. Căn cứ vào các phiếu xuất NVL, CCDC tập hợp lại cuối tháng kế toán lên bảng tổng hợp nhập xuất TK1521,1522, TK153 rồi lên bảng phân bổ NVL, CCDC. Số liệu ghi trên bảng xuất này ghi trực tiếp vào bảng cân đối kế toán số phát sinh cuối tháng và bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7. Số NVL xuất dùng cuối tháng còn thừa sẽ được nhập lại kho và theo dõi trên thẻ kho. Bảng phân bổ Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Tháng 1 năm 2002 TT Ghi có TK Ghi nợ TK đối tượng sử dụng TK152 TK153 152.1 152.2 Cộng 1 TK621 – CPNVLTT 427.359.589 53.658.711 481.018.300 a TK621.1 – PX dây điện 240.412.000 2.612.220 243.024.220 B TK621.2 – PX may BH 99.447.468 6.301.030 105.748.498 C TK621.3 – PX gió lò 21.941.184 1.416.976 23.358.160 D TK621.4 – PX bao PP 39.104.400 1.415.081 40.519.481 E TK621.5 – PX bao PE 26.454.537 52.205.898 76.660.435 F TK621.6 – PXSX PVC 810.000 810.000 2 TK627 – CPSX chung . 129.010 3 TK641 – CP bán hàng 8.897.556 8.897.556 2.915.432 Cộng 427.359.589 62.556.267 489.915.856 3.044.442 5 bảng ngang  Xí nghiệp sản xuất và cung ứng Vật tư Hà Nội Phiếu xuất kho Ngày 3/1/2002 Kho xuất hàng : Mão Họ tên người nhận : Lê Xuân Công Bộ phận : Phân xưởng sản xuất dây điện TT Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm, vật tư, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Xuất đồng j 26 x 0,45 Kg 5184,8 207.392.000 Phụ trách bộ phận Người nhận Thủ kho sử dụng (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Nguyên vật liệu là một yếu tố rất quan trọng của quá trình sản xuất. Để tập hợp được chi phí tính giá thành cô sự góp mặt rất nhiều của yếu tố nguyên vật liệu. Trước khi vật liệu được xuất ra để sản xuất kế bộ phận vật tư phải nhập kho vật liệu. Tuỳ từng sản phẩm làm ra của các phân xưởng mà nhập vật liệu tương ứng cho sản xuất. VD : Ngày 1/1/2002 nhập kho đồng j 26 x 0,45 cho bộ phận sản xuất dây điện. Bang ke 4 Tiép baN4 Sỏ CAI 621 Phiếu nhập kho Số : Ngày 1/1/2002 Nợ TK: Có TK : Họ và tên người giao hàng : Đặng Thị Hồ Theo hoá đơn số 6823 ngày 1/1/2002 của Công ty TNHH Hoàng Anh Nhập tại kho : Mão STT Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm, vật tư hàng hoá Mã số Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Nhập đồng j 26 x 0,45 Kg 4916,6 186.664.000 Cộng tiền hàng : 186.664.000 Thuế GTGT 10% : 18.666.400 Tổng thanh toán : 205.330.400 Bằng chữ : Hai trăm linh năm triệu ba trăm ba mươi nghìn bốn trăm đồng chẵn Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Người giao hàng Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trong đó : Đơn giá lương sản phẩm dây điện = 250.000 x 1.92 = đ/m 22 công x định mức sản phẩm Đơn giá lương sản phẩm may BHCĐ = 250.000 x 1.78 = đ/bộ 22 công x định mức sản phẩm Đơn giá lương SP ống gió lò = 250.000 x 1.78 = đ/m 22 công x định mức sản phẩm Đơn giá lương SP bao bì = 250.000 x 1.78 = đ/bao 22 công x định mức sản phẩm 2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Chi phí về lao động cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do vậy, việc hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công, trả lương kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý,phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi phân xưởng để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp mà nó còn có tác dụng tâm lý với người lao động, tăng năng suất lao động, tiết kiệm NVL, góp phần hạ giá thành sản phẩm đồng thời đảm bảo thu nhập cho bản thân. Chi phí nhân công trực tiếp ở đây được hiểu là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp khác, trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Do đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất do đặc điểm quy trình công nghệ nên xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Đây là hình thức trả lương được áp dụng trong các phân xưởng sản xuất của Việt Nam đối với các công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn quy định. Căn cứ vào số sản phẩm giao nộp của từng cá nhân với đơn giá giao hàng. áp dụng công thức: Lương sản phẩm của cá nhân = Sản phẩm giao nộp của từng các nhân X Đơn giá giao nộp VD : trong tháng 01/2002, một công nhân sản xuất ở phân xưởng dây điện làm việc đủ 22 ngày làm theo đúng định mức quy định là 2460m/ công với đơn giá là 5,4đ/m. Như vậy, số lương cơ bản của công nhân đó nhận trong tháng là 2460 x 22 x 5,4 = 292.248 đ Ngoài ra, xí nghiệp còn sử dụng cả hình thức tiền lương bảo lưu để khuyến khích và phát huy tài năng của người công nhân. VD : Hoàn thành định mức 95% trở lên thì Bù bảo lưu chênh lệch bậc thợ = Hệ số quy định chung (2,5) hệ số lương cấp bậc công việc X Ngày công trong phạm vi được bù 22 công Cuối tháng, căn cứ vào phiếu báo số lượng sản phẩm nhập kho của các phân xưởng, bộ phận lao động tiền lương của xí nghiệp thu thấp các tài liệu chứng từ liên quan tính toán tiền lương thực chi của mỗi phân xưởng. Tuy nhiên, ngoài khoản tiền lương chính được tính vào chi phí sản xuất còn có các khoản trích tiền lương của công nhân sản xuất theo quy định hiện hành như BHXH, BHYT – KPCĐ. Việc theo dõi tập hợp tiền lương phải trả công nhân sản xuất của chung toàn xí nghiệp được thể hiện trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Sau đó được ghi vào sổ cái TK334 và TK338 và TK 622  Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Sổ cái TK 334 Số dư đầu năm Nợ Có 265.511.027 Ghi có các TK đối ứng nợ TK 334 Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 12 Cộng cuối năm 111 83.560.000 138 54.000 338 2.791.992 Cộng phát sinh Nợ 86.405.992 Có 135.062.872 Số dư cuối tháng Nợ Có 312.167.907 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng  Sổ cái TK 338 Số dư đầu năm Nợ Có 27.990.133 Ghi có các TK đối ứng nợ TK 338 Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 12 Cộng cuối năm 111 24.971.160 Cộng phát sinh Nợ 24.971.160 Có 21.738.704 Số dư cuối tháng Nợ Có 24.757.677 Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng  Sổ cái TK 622 Số dư đầu năm Nợ Có Diễn giải Tháng 1 Tháng 2 … Tháng 12 Cộng cuối năm 334 50.020.974 338 6.023.767 Cộng phát sinh Nợ 56.044.741 Có 56.044.741 Số dư cuối tháng Nợ Có Ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng 2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Ngoài các khoản chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT còn có các chi phí mang tính chất chung liên quan đến quá trình tạo ra các sản phẩm của xí nghiệp. Các chi phí đó bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng, CB, CNV không trực tiếp sản xuất. Các chi phí VL, CCDC dùng cho sản xuất Các chi phí về khấu hao TSCĐ Và các chi phí dịch vụ mua ngoài cùng các dịch vụ khác bằng tiền 2.3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng Đây là chi phí được trả nhân ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34420.doc
Tài liệu liên quan