Lời mở đầu
ở các quốc gia khác nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ngành xây dựng cơ bản chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế .Tục ngữ có câu: “An cư lạc nghiệp”, chính vì vậy có thể nói: Không một quốc gia có thể phát triển được nếu như không có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vững mạnh, không một nền kinh tế nào có thể phát triển nếu như không có ngành xây dựng cơ bản tạo cơ sở vật chất cho nó. Đặc biệt là trong công cuộc xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá hiệ
75 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 - Vinaconex 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nay, ngành xây dựng cơ bản lại càng có vai trò quan trọng- đi tiên phong trong sự phát triển và đổi mới toàn diện của đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, sự phát triển tồn tại hay suy vong của những doanh nghiệp là điều tât yếu. Mặt khác, cùng với những biến động phức tạp của thị trường như cuộc khủng hoảng tài chính ,tiền tệ, kinh tế của các nước Đông Nam á trong đó có Việt nam trong thời gian vừa qua , sự thay đổi chính sách vĩ mô của nhà nước (thuế GTGT ) đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp,đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng cơ bản trong điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, máy móc ít, vốn đầu tư còn hạn chế. Muốn phát triển và đứng vững được, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói riêng, phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội: chất lượng sản phẩm phải được nâng cao tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời phải xây dựng được mức giá thành phù hợp. Đồng nghĩa với điều đó là doanh nghiệp đạt được mức hiệu quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất.
Chi phí giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng có liên quan chặt chẽ với nhau. Tính đúng, tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế to lớn, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong kinh doanh để đạt được những mục tiêu đã nêu trên.
Do đặc thù riêng của xây dựng cơ bản, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất phải là công tác hạch toán trọng tâm cơ sở giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nhất, là cơ sở để nhà nước kiểm soát vốn đầu tư xây dưng cơ bản và thu thuế nhằm tăng thu ngân sách.
Nhận thức rõ vấn đề trên, với sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Lê Hà cùng các cô, các chú, các anh các chị trong Công ty Cổ phần xây dựng số 1 đặc biệt là phòng tài chính kế toán công ty, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex- 1”
Mục đích của đề tài là vận dụng những lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào việc nghiên cứu thực tiễn tại công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1, trên cơ sở đó phân tích những ưu điểm và tồn tại nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty .
Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều và trình độ kiến thức cá nhân còn hạn chế, chắc chắn bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết về nội dung cũng như hình thức trình bày, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy cô và các bạn để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Nội dung của đề tài gồm ba phần chính:
- Chương I: Cơ sở lý thuyết về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Chương II: Phân tích tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1.
- Chương III: Biện pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1.
Phần I
Cơ sở lý thuyết về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
I/ Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
1/ Khái niệm và phân loại chi phí ở Doanh nghiệp:
a/ Khái niệm:
Quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố:
+ Tư liệu lao động.
+ Đối tượng lao động.
+ Lao động sống.
Đồng thời, quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động, Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
Vậy, Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định ( tháng, quý, năm).
Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai nhân tố sau:
+ Khối lượng lao động và khối lượng tư liệu sản xuất đã tiêu hao.
+ Giá cả của tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền công của một đơn vị lao động đã hao phí.
b/ Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:
Theo kế toán Pháp, việc phân loại căn cứ vào tính chất của từng hoạt động.Các chi phí:
+ Chi phí kinh doanh thường
+ Chi phí kinh doanh tài chính
+ Chi phí kinh doanh đặc biệt
ở nước ta, các doanh nghiệp dựa trên đặc điểm sản xuất, quản lý và trình độ nghiệp vụ của mình để phân loại. Trong xây dựng, việc phân loại chi phí là một yêu cầu tất yếu khách quan để hạch toán chính xác chi phí và giá thành, thông thường chi phí được phân loại theo hai phương pháp sau:
- Phân loại theo yếu tố
- Phân loại theo khoản mục giá thành
1.1. Phân loại theo yếu tố:
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố là sắp xếp những chi phí có chung tính chất kinh tế vào một yếu tố không kể chi phí sản phẩm đó phát sinh ở đâu,dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất .Theo cách này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu chính
- Chi phí nhiên liệu và động lực
- Chi phí tiền lương và phụ cấp lương
- Trích BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn
- Khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Việc phân loại chi phí theo cách này giúp ta biết được nội dung kinh tế ban đầu của từng loại chi phí, từ đó có cơ sở tiến hành xác định phân tích,kiểm tra về định mức cũng như nội dung của từng khoản chi tiêu.
1.2. Phân loại theo khoản mục giá thành:
Căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất, người ta chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục bao gồm các chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Theo cách này toàn bộ chi phí được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
+ Giá trị vật liệu xây dựng
+ Giá trị vật liệu kết cấu
+ Giá trị các loại thiết bị gắn liền với vật kiến trúc.
Giá trị vật liệu kể trên là giá trị về đến hiện trường thi công bao gồm cả gốc và chi phí tại hiện trường. Chi phí vật liệu không bao gồm các vật liệu phụ, nhiên liệu dùng cho máy thi công, dùng cho công trình tạm..
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương cơ bản, tiền lương phụ, các phụ cấp lương có tính chất ổn định của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân vận chuyển nguyên vật liệu trong thi công.
- Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu dùng cho máy, tiền khấu hao máy, tiền thuê máy, tiền lương chính trả cho công nhân điều khiển máy.
- Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ công trình nhưng không tính trực tiếp cho đối tượng cụ thể. Đó là tiền lương cho bộ phận quản lý công trình ,các khoản trích theo lương, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý và các chi phí khác.
Thông thường ba loại chi phí này được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm. Người ta cộng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng (trong doanh nghiệp xây dựng là chi phí bàn giao công trình, hạng mục công trình...) để hình thành lên giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp. Trên cơ sở cách phân loại này, ta có thể xác định được địa điểm sử dụng và mức phân bổ từng khoản chi phí nhờ đó giá thành sẽ được tính toán nhanh chóng và chính xác.
1.3 Phân loại chi phí theo chức năng sản xuất kinh doanh:
Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng.
+Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay chi phí quản lý phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng, đội sản xuất.
+Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: gồm tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá...
+Chi phí thực hiện chức năng quản lý: gồm các chi phí quản lý kinh doanh những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.4 Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí:
+Chi phí sản phẩm
+ Chi phí thời kỳ
Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua. Còn chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong thời một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua nên được xem là các phí tổn, cần được trừ vào kết quả của kỳ mà chúng phát sinh.
1.5 Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng cộng việc, sản phẩm hoàn thành:
Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành:
+Biến phí
+Định phí.
Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, ví dụ như chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp…
Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành, ví dụ như các chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh…
c/ Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Tuỳ theo đặc điểm vế tổ chức sản xuất, về quy mô sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:
- Loại sản phẩm.
- Nhóm sản phẩm.
- Đơn đặt hàng
- Giai đoạn sản xuất.
- Phân xưởng sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp xây dựng, do các đặc điểm về sản xuất, về tổ chức sản xuất và quá trình sản xuất nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường được xác định là từng công trình, hạng mục công trình hoặc từng hợp đồng, từng bộ phận (đội) sản xuất xây lắp.
2/ Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của giá thành sản phẩm:
2.1 Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Để xây dựng một công trình hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định, doanh nghiệp xây dựng phải đầu tư vào quá trình sản xuất, thi công một lượng chi phí nhất định. Những chi phí này cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp của công trình đó.
Như vậy: giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những khoản chi phí xây lắp có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành.
ở doanh nghiệp xây dựng, giá thành sản phẩm xây lắp mang tính đặc thù riêng cho mỗi công trình ,hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có một giá thành riêng . Giá thành sản phẩm xây lắp là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng của xây dựng cơ bản bởi lẽ: nó phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định kết quả tài chính ( lãi hay lỗ), là một trong những yêu cầu hạch toán trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác trong xây dựng khi nhận thầu một công trình thì giá nhận thầu là giá bán đã có ngay trước khi thi công công trình, do đó mà giá thành thực tế của công trình đó sẽ quyết định lỗ lãi của doanh nghiệp do thi công công trình đó tạo nên.
2.2 Phân loại giá thành:
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau.
*Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành:
Theo cách này, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế.
Giá thành kế hoạch (Zkh): Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
Giá thành định mức (Zđm): Là giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bát đầu quá trình sản xuất.
Giá thành thực tế (Ztt): Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trinh sản xuất sản phẩm.
Tuy nhiên, trong ngành xây lắp giá thành còn có giá thành dự toán
Giá thành dự toán (Zdt): Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình.
Về nguyên tắc, các loại giá thành trên phải đảm bảo: Zdt ³ Zkh ³ Ztt
Đây cũng là nguyên tắc khi xây dựng giá thành và tổ chức thực hiện kế hoạch giá thành. Có như vậy, doanh nghiệp đảm bảo có lãi, tích luỹ cho nhà nước và cho doanh nghiệp.
* Phân theo phạm vi phát sinh chi phí:
Được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.
Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi sản xuất.
Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ):
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Công thức tính:
Giá thành toàn Giá thành sản Chi Chi phí quản
bộ của sản phẩm = xuất của sản phẩm + phí + lý doanh
tiêu thụ tiêu thụ bán hàng nghiệp
2.2 ý nghĩa của giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn và lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phản ánh kết quả các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật cũng như công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, giá thành là căn cứ đánh giá chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp.
2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Xác định đúng đối tượng tính giá thành sản phẩm để lựa chọn phương pháp xác định giá thành là rất quan trọng, đối tượng tính giá thành có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp cho đối tượng đó. Chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn chiếc như: đóng tàu, sửa chữa ôtô, sản xuất máy móc công cụ theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính giá thành là từng chiếc. Việc xác định giá thành tính theo từng khoản mục chi phí, trên cơ sở đó xác định giá thành của sản lượng hàng hoá.
Đối với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì việc xác định giá thành sản phẩm được tính theo khối lượng từng loại và giá thành trên toàn bộ sản lượng hàng hoá theo khoản mục và trên cơ sở đó tính giá thành bình quân cho từng đơn vị sản phẩm.
Trong doanh nghiệp xây dựng, đối tựơng tính giá thành thường phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lương xây lắp hoàn thành bàn giao.
Trong trường hợp, các doanh nghiệp xây lắp có tổ chức thêm phân xưởng sản xuất phụ (sản xuất vật liệu...) thì đối tượng tính giá thành là tổng giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ cung cấp.
3/ Mối quan hệ giữa giá thành và chi phí:
Chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ rất mật thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành của sản phẩm, công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành.
Về thực chất, chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, ký trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua công thức:
Tổng giá thành Chi phí Chi phí Chi phí
sản phẩm = sản xuất dở dang + sản xuất phát sinh - sản xuất dở dang
hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
II/ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp:
1. Hạch toán chi phí sản xuất:
Theo quy định hiện hành trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp chỉ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.1 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
a/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá trị vật liệu sử dụng:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 152- Nguyên vật liệu (nếu xuất kho)
Có TK 111, 112, 331… (nếu mua sử dụng ngay cho công trình)
b/ Chi phí nhân công trực tiếp:
Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp hoạt động xây lắp bao gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp lương ( kể cả khoản phải trả cho công nhân thuê ngoài)
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334- Phải trả người lao động (công nhân của DN xây lắp và thuê ngoài)
c/ Chi phí sử dụng máy thi công:
Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công. Tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp.
- Nếu có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng:
Tập hợp chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công:
Nợ TK 621, 622, 627- chi tiết sử dụng máy
Có TK 152
Có TK 334
Có TK 214
Có TK 331…
Tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công trên TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành ca máy, phân bổ cho các đối tượng xây lắp:
Nợ TK 154- Chi tiết sử dụng máy
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
+ Nếu daonh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ xe máy lẫn nhau giữa các bộ phận, căn cứ vào giá thành ca xa máy, ghi:
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 154- Chi tiết sử dụng máy
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ:
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 511, 512
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
- Nếu không tổ chức độ máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho độ máy thi công:
Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công:
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 142, 214, 331, 334, 338,…
Sau đó phân bổ và kết chuyển vào từng công trình:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
- Nếu thuê ca máy thi công: căn cứ vào chứng từ trả tiền thuê xe, máy thi công:
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…
d/ Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phục vụ cho hoạt động xây lắp được tập hợp vào bên Nợ TK 627 được chi tiết theo yếu tố chi phí, sau đó phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức phù hợp tại doanh nghiệp( theo tiền lương, công nhân SX, theo chi phí sử dụng máy, theo chi phí NVL trực tiếp):
Tập hợp chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627- Chi phí SX chung
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 142, 214, 331, 334, 338,…
Phân bổ chi phí sản xuất chung
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627- Chi phí SX chung
e/ Đặc điểm hạch toán theo phương thức khoán gọn trong các doanh nghiệp xây lắp:
Phương thức khoán gọn được thực hiện giữa ccá doanh nghiệp và các đơn vị nội bộ của doanh nghiệp như đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng trong doanh nghiệp đó. Giữa doanh nghiệp và các đơn vị nhận khoán gọn phải ký hợp đồng khoán gọn và khi thực hiện xong phải thanh lý hợp đồng khoán gọn làm căn cứ ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp sử dụng TK 141- Tạm ứng:
1411- Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp theo lương
1412- Tạm ứng mua vật tư, hàng hoá
1413- Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ
Khi tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ (đơn vị nhân khoán không tổ chức kế toán riêng):
Nợ TK 141- Tạm ứng (1413)
Có TK 111, 112, 152, 153,…
Khi nhận bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệt, căn cứ vào sổ thực chi để ghi:
Nợ TK 621, 622, 623, 627
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 141- Tạm ứng (1413)
g/ Tính giá sản phẩm dở dang:
Trong doanh nghiệp xây lắp sản phẩm dở dang có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.Tại các doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm dở dang có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
Tại các doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm dở dang có thể là công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được bên chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác địng bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Việc tính gí sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư:
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây, lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (xác định được giá dự toán thì sản phẩm dở dang là các khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và chưa tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. Cách tính như sau:
Chi phí CP thực tế của KLXL + CP thực tế của KLXL Giá trị
thực tế dở dang đầu kỳ thực hiện trong kỳ dự toán
của KLXL = x của KLXL
dở dang Giá trị dự toán của Giá trị dự toán của dở dang
cuối kỳ KLXL hoàn thành + KLXL dở dang cuối kỳ
bàn giao trong kỳ cuối kỳ
1.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Theo phương pháp này, cuối kỳ chi phí sản xuất tập hợp trên TK 621, TK 622, TK 627 không kết chuyển sang TK 154 mà kết chuyển sang TK 631 từ đó tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trên toàn doanh nghiệp trong kỳ.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKĐK thì cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê đánh giá, xác định trị giá vật tư, hàng hoá tồn kho cuối kỳ để xác định được trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá xuất dùng trong kỳ . Khi đó các tài khoản hàng tồn kho ( TK 152, TK 153, TK 154 ...) chỉ phản ánh giá trị vật liệu sản phẩm ,hàng hoá tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ .
Trên các TK này không phản ánh trực tiếp các nghiệp vụ nhập , xuất hàng hoá, sản phẩm vật liệu. Các nghiệp vụ mua hàng hoá , vật liệu trong kỳ phản ánh trên tài khoản 621. Sau khi kiểm kê xác định được giá trị hàng hoá, NVT
tồn kho cuối kỳ thì :
Trị giá NVL, Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL
hàng hoá xuất = hàng hoá tồn + hàng hoá mua - hàng hoá tồn - hàng hoá
dùng trong kỳ kho đầu kỳ vào trong kỳ kho cuối kỳ mất mát,hao
hụt( nếu có )
2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán giá thành và hạ giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí cố định cho các đối tượng tính giá thành.
2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (Phương pháp giản đơn):
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng, quý phù hợp với kỳ báo cáo. Do đó nếu không có sản phẩm làm dở cuối kỳ thì tổng số chi phí sản xuất đã tổng hợp được hàng tháng cho mỗi đối tượng cũng chính là tổng giá thành sản phẩm tương ứng. Tổng giá thành và giá thành đơn vị được tính theo công thức sau:
Z = C Và G = C/ Q
Trong đó: Z: Tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành.
C: Tổng chi phí sản xuất của đối tượng đã tập hợp trong kỳ.
G: Giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành.
Trong trường hợp cuối kỳ báo cáo còn sản phẩm dở dang, khi đó tổng giá thành đơn vị được tính theo công thức:
Z = C + Dđk – Dck
G = C/Q = (C + Dđk – Dck) / Q
Trong đó: Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có loại hình sản xuất có công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm phải qua nhiều bộ phận sản xuất, phân xưởng sản xuất khác nhau, nhiều mặt hàng ổn định, chu kỳ sản xuất dài, đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ từng phân xưởng hay chi tiết sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Z = Z1 + Z2 +…+ Zn
2.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn dặt hàng:
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp sản xuất theo đơn dặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành của từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Kế toán chi phí sản xuất tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng.
Đối với chi phí trực tiếp (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó.
Đối với chi phí sản xuất chung: được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp
Phương pháp tính giá thành: tuỳ theo tính chất số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như: phương pháp giản đơn, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ chi phí hay phương pháp liên hợp. Cuối tháng căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong sổ kế toán chi phí sản xuất để ghi vào các bảng tính giá thành có liên quan. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng chia cho số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng. Đơn nào chưa hoàn thành thì chi phí tập hợp được trong bảng tính giá thành là trị giá của sản phẩm dở dang.
2.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp có hệ thống định mức kinh tế- kỹ thuật hoàn chỉnh phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đồng thời phải tổ chức được hệ thống hạch toán có khả năng cung cấp và phân tích những chênh lệch do thay đổi định mức và do thực hiện định mức. Những thông tin giúp nhà quản lý phát hiện kịp thời, chính xác nguyên nhân mức tăng hoặc tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó đề ra biện pháp khắc phục nhằm giảm giá thành tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Cách tính giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức:
Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch
thực tế = định mức +(-) do thay đổi +(-) do thực hiện
sản phẩm sản phẩm định mức định mức
2.5 Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau. Kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng nhóm sản phẩm cùng loại.
Giá thành Giá thành kế Tỷ lệ
thực tế đơn vị = hoạch đơn vị SP x chi
SP cùng loại từng loại phí
Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
chi =
phí Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm
2.6 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất ngoài các sản phẩm chính còn thu được các sản phẩm phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch,…
Tổng giá Giá trị SP Tổng CPSX Giá strị SP Giá trị SP
thành SP = chính + phát sinh - phụ thu hồi - chính
chính DDĐK trong kỳ ước tính DDCK
2.7 Phương pháp phân bước:
a/ Phương pháp tính giá thành phân bước theo phương pháp hạch toán có bán thành phẩm:
Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước chuyển sang sau khi được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí.
Việc tính giá thành phải tiến hành lần lượt từ bước 1 sang bước 2…đến bước cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự.
Trình tự hạch toán:
Chi phí Chi phí Giá trị sản Giá thành bán
NVL + chế biến - phẩm dở dang = thành phẩm
chính bước 1 bước 1 bước 1
Giá thành bán Chi phí Giá trị sản Giá thành bán
thành phẩm + chế biến - phẩm dở = thành phẩm
bước 1 bướ._.c 2 dang bước 2 bước 2
…..
Giá thành bán Chi phí Giá trị sản Tổng
thành phẩm + chế biến - phẩm dở dang = giá thành
bước (n-1) bước n bước n thành phẩm
b/ Phương pháp tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm:
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài. Theo phương pháp này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành của thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phi nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.
2.8 Phương pháp tính giá thành theo hệ số:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc và từ đó tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
đơn vị SP =
gốc Tổng số sản phẩm gốc ( kể cả quy đổi)
Giá thành đơn giá thành đơn Hệ số quy
vị sản phẩm = vị sản phẩm x đổi sản phẩm
từng loại gốc từng loại
Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí sản Giá trị SP
sản xuất của các = phẩm dở dang + xuất phát sinh - dở dang
loại sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
2.9 Phương pháp liên hợp:
Phương pháp này thường áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác
Phần II
Phân tích tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1
I/ khát quát về công ty cổ phần xây dựng số 1- vinaconex- 1:
1/ Giới thiệu về Công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex- 1:
- Công ty cổ phần số 1- VINACONEX là doanh nghiệp hạng 1 thành viên của Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX JSC.Vốn điều lệ của công ty là 35 tỷ, doanh thu hàng năm trên 250 tỷ và lao động trong công ty có trên 900 người.Công ty có giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cả nước.
Vinaconex-1 có trụ sở đóng tại nhà D9- đường Khuất Duy Tiến- phường Thanh Xuân Bắc- quận Thanh Xuân- Thành phố Hà Nội.
- Năm 1973 Công ty được thành lập với tên gọi Công ty xây dựng Mộc Châu trực thuộc Bộ Xây Dựng có nhiệm vụ xây dựng khu công nghiệp Mộc Châu- tỉnh Sơn La.
- Từ năm 1977 đến năm 1981 được đổi tên là công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ Xây Dựng, trụ sở đóng tại thị trấn Xuân Mai, Hà Sơn Bình có nhiệm vụ xây dựng nhà máy bêtông Xuân Mai và tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Cuối năm 1981 công ty được Bộ Xây Dựng cho chuyển trụ sở về Hà Nội tham gia xây dựng nhà ở Thủ đô, được Nhà Nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà ở tại tiểu khu Bắc, Nam Thanh Xuân- Hà Nội.
- Năm 1984 chủ tịch hội đồng bộ trưởng kí quyết định số 196/ CT đổi tên công ty thành: Xí nghiệp Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 Bộ Xây Dựng với nhiệm vụ chính là xây nhà dân dụng và công nghiệp.
- Năm 1993 Liên lợp nhà ở tấm lớn số 1 được Bộ Xây Dựng cho phép đổi tên thành Liên hợp xây dựng số 1 thuộc Bộ Xây Dựng với nhiệm vụ là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Đến năm 1995 theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước: sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Xây Dựng ra quyết định sát nhập liên hợp xây dựng số 1 vào tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Vinaconex và từ đó mang tên mới: Công ty xây dựng số 1 (Vinaconex-1).
- Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước ngày 29/8/2003 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1173/QĐ-BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành lập lập công ty cổ phần theo luật kinh doanh, Công ty lại mang tên mới: Công ty cổ phần xây dựng số 1(Vinaconex-1) thành viên của tổng công ty cổ phần Vinaconex.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần xây dựng số 1:
Vinaconex_1 là một doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp với các ngành nghề theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp đã và đang hoàn thành nhiều công trình trên tất cả các lĩnh vực của ngành xây dựng. Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, công ty được phép kinh doanh các ngành nghề sau:
* Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế
* Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
* Xây dựng các công trình hạ tầng
* Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản
* Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
* Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án
* Kinh doanh khách sạn du lịch, lữ hành.
* Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
* Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng.
3. Công nghệ sản xuất:
Sơ đồ 1: Công nghệ sản xuất:
Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Làm hồ sơ dự thầu
Bên đặt hàng thông báo đơn vị trúng thầu
Thực hiện thi công
Lập kế hoạch thi công
Công ty giao nhiệm vụ cho đơn vị trực thuộc thi công
Kiểm tra sản phẩm
Nghiệm thu thanh toán
Bàn giao đưa vào sử dụng
Ban đầu phòng Kinh Tế- Thị Trường sẽ chuẩn bị hồ sơ dự thầu.Sau đó phòng sẽ làm hồ sơ thầu theo quy định. Cùng với công ty ra còn có nhiều công ty khác tham gia dự thầu.Khi hồ sơ dự thầu đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư sẽ được thông báo trùng thầu. Lúc này công ty sẽ giao nhiệm vụ cho đơn vị trực thuộc công ty thi công công trình, Đơn vị thi công và phòng kỹ thuật thi công sẽ lập biện pháp thi công rồi từ đó thực hiện thi công công trình. Công trình sẽ được cán bộ kỹ thuật của đơn vị và của chủ đầu tư kiểm tra khi công trình hoàn thành được một phần hay đã hoàn chỉnh. Sau khi công trình hoàn thành đơn vị sẽ nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư và bàn giao đưa vào sử dụng.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty:
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng: Đứng đầu Công ty là giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để hỗ trợ cho giám đốc có: phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh doanh và các phó giám đốc chi nhánh được cấp trên bổ nhiệm theo đề cử của giám đốc công ty. Công ty có 6 phòng ban giúp giám đốc điều hành công việc. Trưởng phòng là người triển khai công việc mà giám đốc giao và chịu trách nhiệm trược giám đốc về tình hình và kết quả thực hiện các công việc đó. Để đảm bảo các công việc không bị gián đoạn khi trưởng phòng đi vắng thì mỗi phòng có thêm một phó phòng.
Bộ phận quản lý trực tiếp tại công ty là các đơn vị, đội và ban chủ nhiệm công trình, có bộ máy quản lý khá độc lập, được giao quyền tương đối rộng rãi theo sự phân cấp của giám đốc. Đứng đầu là thủ trưởng đơn vị, trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về các hoạt động chấp hành và điều hành. Ngoài ra, các đơn vị cũng có cán bộ phụ trách các mảng công việc cụ thể. Cách thức tổ chức như vậy giúp các đơn vị có thể hoạt động độc lập theo định hướng mà công ty đã đề ra.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex-1):
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc công ty
P.Giám đốc công ty
P.Giám đốc công ty
P.Giám đốc công ty
Phòng kế hoạch kỹ thuật- TC
Phòng kinh tế thị trường
Phòng thiết bị vật tư
Phòng Đầu tư
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Đội xây dung 2
Đội xây dựng 3
Đội xây dựng 4
Đội xây dựng 5
Đội xây dựng 6
Đội xây dựng 7
Đội xây dựng 1
Đội xây dựng 9
Chi nhánh TP HCM
Đội xây dựng 11
Chi nhánh Nha Trang
Nhà máy gạch TERRAZZO
Khách sạn Đá Nhảy
Đội xây dựng 12
Đội xây dựng 14
Đội xây dựng 16
Đội điện nước
Đội chuyên nề
Đội xe máy bê tông
Các ban chủ nhiệm công trình
Đội xây dựng 10
5. Tình hình lao động của Công ty:
Công ty cổ phần xây dựng số 1 là một công ty xây dựng lâu năm, hoạt động trên quy mô và địa bàn rộng lớn. Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề và trình độ cao. Trong đó tỷ lệ nam chiếm 79,9% và lao động nữ chiếm 20,1%, Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.Hiện nay công ty có 912 nhân viên trong đó có 311 người là kỹ sư, 601 người là cử nhân. Căn cứ vào hợp đồng phân thành 2 loại là công nhân viên biên chế và công nhân viên ngoài biên chế.
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006- 2007
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tiền
Tiền
Chênh lệch so với năm 2005
Tiền
Chênh lệch so với năm 2006
(+\-)
(%)
(+\-)
(%)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
247.446
227.481
-19.97
-8,07
247.87
20.39
8,96
2.Doanh thu thuần bán hàng
247.446
227.481
-19.97
-8,07
247.87
20.39
8,96
3.Giá vốn bán hàng
234.820
205.356
-29.46
-12,55
222.87
17.52
8,53
4.Lợi nhuận gộp về BH & cung cấp DV
12.626
22.124
9.50
75,23
25.05
2.92
13,22
5.Doanh thu hoạt động tài chính
7.565
10.419
2.85
37,73
8.89
-1.52
-14,63
6.Chi phí tài chính
7.596
8.409
0.81
10,70
6.21
-2.20
-26,20
7.Chí phí bán hàng
8.Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.933
10.599
3.67
52,88
12.21
1.61
15,16
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
5.662
13.535
7.87
139,07
15.53
2.00
14,76
10.Thu thập khác
0.009
0.037
0.03
302,51
0.51
0.48
1304,99
11.Chi phí khác
0.02
0.02
12.Lợi nhuận khác
0.009
0.033
0.02
258,51
0.50
0.47
1426,8
13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
5.671
13.571
7.90
139,33
16.03
2.46
18,11
14.Chi phí thuế TNDN hiện hành
3.650
3.65
3.11
-0.54
-14,73
15.Lợi nhuận sau thuế TNDN
5.671
9.921
4.25
74,96
12.92
3,00
30,20
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Trong 3 năm qua tổng lợi nhuận của công ty có chiều hướng tăng lên nhưng công ty cần phải chú ý đến các khoản thu chi từ hoạt động tài chính. Năm 2007, thu từ hoạt động tài chính giảm 1,52 tỷ với mức giảm tương đối 14,63%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động khá phức tạp của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua vậy nên công ty đã giảm quy mô đầu tư trong hoạt động này. Song đây là hoạt động có thể mang lại lợi nhuận cao cho công ty, bởi thế công ty cần xem xét kĩ và có biện pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động của mình.
Bảng 2: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2006-2007:
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So sánh năm 2006-2007
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(%)
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
293.338.494.651
90.29
427.333.488.190
92.75
133.994.993.539
45.679
Tiền và các khoản tương đương tiền
18.271.342.260
5.62
5.431.114.320
1.18
-12.840.227.940
-70.275
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
0
0
Các khoản phải thu ngắn hạn
151.632.710.528
46.67
269.315.075.028
58.45
117.682.364.500
77.61
Hàng tồn kho
121.671.195.740
37.45
151.263.207.504
32.83
29.592.011.764
19.516
Tài sản ngắn hạn khác
1.763.246.123
0.54
1.324.091.338
0.29
-439.154.785
-24.906
B. Tài sản dài hạn
31.553.869.053
9.71
33.407.546.995
7.25
1.853.677.940
5.8746
Các khoản phải thu dài hạn
0
0
0
0
0
0
Tài sản cố định
21.692.596.509
6.68
17.505.920.378
3.8
-4.186.676.130
-19.3
Bất động sản đầu tư
0
0
0
0
0
0
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
9.325.000.000
2.87
13.959.000.000
3.03
4.634.000.000
49.694
Tài sản dài hạn khác
536.272.544
0.17
1.942.626.617
0.42
1.406.354.073
262.25
Tổng cộng tài sản
324.892.363.704
100
460.741.035.185
100
135.848.671.481
41.813
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
295.753.727.353
91.03
383.806.955.238
83.30
88.053.007.885
29.773
Nợ ngắn hạn
291.642.616.949
89.77
382.369.583.884
82.99
90.726.966.935
31.109
Nợ dài hạn
4.111.110.404
1.27
2.437.371.354
0.53
-1.673.739.050
-40.713
B. Vốn chủ sở hữu
29.138.636.351
8.97
75.934.079.947
16.48
46.795.443.596
160.6
Vốn chủ sở hữu
28.059.516.824
8.64
75.577.977.632
16.40
47.518.460.808
169.35
Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.079.119.527
0.33
356.102.315
0.077
-723.017.212
-67.001
Tổng cộng nguồn vốn
324.892.363.704
100
460.741.035.185
100
135.848.671.481
41.813
Nhận xét:
*Về cơ cấu tài sản:
Qua bảng trên em thấy tổng tài sản của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007 tổng tài sản của công ty là 460.741.035.185 đồng tăng 135.848.671.481 đồng với mức tăng tương đối là 41.81% so với năm 2006.
Trong đó, tăng mạnh nhất là tài sản ngắn hạn. Năm 2006 đến năm 2007 tổng TSNH của công ty tăng 133,99 tỷ với mức tăng 45,68%. Trong đó chủ yếu là sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006 tăng 117,69 tỷ với tỷ lệ tăng là 77,6%. Năm 2007 tăng 29,59 tỷ đồng, mức tăng là 24,9% so với năm 2006. Tuy nhiên, sự thay đổi của tài sản dài hạn trong công ty không theo một xu hướng cụ thể. Năm 2007 tổng tài sản dài hạn tăng 1.853.677.940 đồng với mức tăng 5,87 %. Sự gia tăng này chủ yếu là do tốc độ tăng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong công ty lớn hơn tốc độ giảm của tài sản cố định qua các năm. Cụ thể, năm 2007 các khoản đầu từ tài chính dài hạn tăng 4.634.000.000 đồng mức tăng là 49,69%.
So với năm 2006, năm 2007 tài sản cố định của công ty giảm 4,186,676,130 đồng với mức giảm 19,3%.
*Về cơ cấu nguồn vốn:
Nhìn số liệu trên em thấy tổng nguồn vốn của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm.
Năm 2006 tổng NV của công ty tăng 59,49 tỷ đồng với mức tăng 22,4% so với năm 2005.
Trong đó: Các khoản nợ phải trả tăng 52,38 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 21,52%;
Vốn chủ sở hữu tăng 7,11 tỷ đồng mức tăng 22,27%.
Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nhưng chủ yếu là do sự gia tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể, các khoản phải trả nội bộ trong năm tăng 29,95 tỷ với mức tăng 66,16%; khoản người mua phải trả tiền trước tăng 18,3 tỷ mức tăng là 27,36%. Đặc biệt, thuế và các khoản phải nộp tăng 20,9 tỷ đồng với mức tăng 4543,5%. Nguyên nhân là do theo quy định của nhà nước, đối với những công ty đang trong quá trình cổ phần hoá thì được ưu đãi miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và 50% trong 3 năm tiếp theo. Vì vậy năm 2004; 2005 công ty hoàn toàn không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, còn 3 năm tiếp theo là 2006; 2007; 2008 thì công ty chỉ chỉ phải đóng 50% thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì thế trong năm 2006 thuế phải nộp của công ty tăng nhanh.
Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là trong năm công ty đã tăng trích lập các quỹ như: quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển và một phần từ lợi nhuận sau thuế đã được phân phối.
Sang năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 135,85 tỷ mức tăng 41,81% và đạt 460,74 tỷ. Trong đó, nợ phải trả tăng 88,06 tỷ mức tăng 29,77%; vốn chủ sở hữu tăng 46,79 tỷ mức tăng 160,57%. Ta thấy nợ phải trả tăng là do sự tăng mạnh của các khoản phải trả nội bộ, tăng 127,33 tỷ mức tăng 169,14%. Còn vốn chủ sở hữu tăng mạnh là do trong năm vốn đầu tư của các chủ sở hữu tăng 24 tỷ mức tăng 218,18%. Và nếu như các năm trước chưa có khoản mục thặng dư vốn cổ phần thì năm 2007 thặng dư vốn cổ phần là 12,86 tỷ chiếm 2,79% trong tổng nguồn vốn từ đó làm cho tổng nguồn vốn của công ty tăng lên.
Như vậy, tổng nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm chủ yếu là do sự tăng mạnh của các khoản phải trả nội bộ và vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Đây là những dấu hiệu tốt, bởi phải trả nội bộ, vốn đầu tư của các chủ sở hữu chính là những nguồn vốn mà công ty có thể sử dụng với chi phí sử dụng vốn gần bằng 0, qua đó công ty có thể tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty. Mặt khác, sự gia tăng của thặng dư vốn cổ phần và vốn đầu tư của các chủ sở hữu càng tạo ra sự vững mạnh cho tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản vay và nợ ngắn hạn mặc dù có giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Bởi thế, hàng năm công ty phải chi một khoản chi phí trả lãi khá cao cho những đồng vốn đó, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của công ty. Vậy nên công ty cũng cần có những biện pháp tích cực để hạn chế việc phải huy động nguồn vốn này quá nhiều.
Bảng 3: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty trong năm 2006-2007:
Các tỷ số tài chính
Ký hiệu
Công thức tính
Kết quả
Năm 2006
Năm 2007
Các tỷ số về khả năng thanh toán
1. Khả năng thanh toán hiện hành
KHH
TSLĐ&ĐTNH
Nợ ngắn hạn
1,01
1,12
2. Khả năng thanh toán nhanh
KN
TSLĐ&ĐTNH- Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
0,59
0,72
Các tỷ số về cơ cấu tài chính
1.Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động
CTSLĐ
TSLĐ&ĐTNH
Tổng tài sản
0,9
0,93
2.Tỷ số cơ cấu tài sản cố định
CTSCĐ
TSCĐ&ĐTNH
Tổng tài sản
0,097
0,073
3. Tỷ số tự tài trợ
CVC
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
0,09
0,16
4. Tỷ số tài trợ dài hạn
CTTDH
NVCSH+ Nợ dài hạn
Tổng tài sản
0,1
0,17
Các tỷ số về khả năng hoạt động
1. Tỷ số vòng quay tài sản lưu động
VTSLĐ
Doanh thu thuần TSLĐ&ĐTNH bình quân
0,86
0,69
2. Tỷ số vòng quay tổng tài sản
VTTS
Doanh thu thuần
Tổng TS bình quân
0,77
0,63
3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
VHTK
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân
1.96
1.82
Các tỷ số về khả năng sinh lời
1. Doanh lợi tiêu thụ – ROS
LDT
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
0,044
0,052
2. Doanh lợi vốn chủ – ROE
LVC
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
0,39
0,25
3. Doanh lợi tổng tài sản - ROA
LTTS
Lợi nhuận sau thuế
Tổng TS bình quân
0,034
0,033
Nhận xét:
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2007 tăng so với năm 2006 cụ thể là: từ 59% lên 72%.
- Khả năng thanh toán hiện hành tăng từ 101% lên 112%.
- Vòng quay tài sản lưu động giảm trong năm 2007 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chưa hiệu quả.
- Lợi nhuận sau thuế trong năm 2007 tăng hơn năm 2006 đồng thời doanh thu thuần cũng tăng nên doanh lợi tiêu thụ tăng.
- Doanh lợi tiêu thụ năm 2007 tăng không đáng kể so với năm 2006 nhưng cũng là những biểu hiện kinh doanh tốt của công ty đáng được ghi nhận.
- Doanh lợi vốn chủ năm 2007 giảm so với năm 2006 nguyên nhân là do công ty chưa sử dụng hết công suất tối đa của máy móc thiết bị và trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá lớn nên chưa tranh thủ được nguồn vốn từ bên ngoài nhiều.
- Doanh lợi tổng tài sản năm 2007 giảm so với năm 2006 là do máy móc thiết bị xây dựng trong công ty chưa được sử dụng hiệu quả, công ty chưa tận dụng tối đa công suất của tài sản nên giá trị sinh lời tạo ra còn hạn chế.
Bảng 4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch 2007/2006
(+/-)
(%)
Chi phí nguyên nhiên,vật liệu
123.33
183.08
59.75
48,45%
Chi phí nhân công
32.71
36.44
3.74
11,42%
Chi phí máy
14.65
16.89
2.24
15,31%
Chi phí nhân viên quản lý
9.56
7.51
-2.04
-21,38%
Chi phí vật liệu quản lý
0.25
0.24
-0.01
-3,59%
Chi phí dụng cụ quản lý
0.75
0.59
-0.16
-21,03%
Chi phí khấu hao TSCĐ
0.59
0.36
-0.24
-39,68%
Chi phí dịch vụ mua ngoài
3.11
4.94
1.83
58,75%
Chi phí khác bằng tiền
14.28
22.25
7.97
55,82%
Cộng
202.18
269.31
67.13
33,20%
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Nhìn chung tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng. Năm 2007 tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng 67.13 tỷ đồng với mức tăng 33,2% so với năm 2006. Trong đó tăng mạnh nhất là chi phí nguyên nhiên vật liệu, tăng 59.75 tỷ, mức tăng 48,45%. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của sự biến động giá cả trên thị trường. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, tăng 1,83 tỷ với mức tăng 58,75%; chi phí khác bằng tiền tăng 7,97 tỷ mức tăng là 55,82%. Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ, tiền thuê TSCĐ, kiểm toán, dịch vụ pháp lý... Do trong năm có nhiều công trình công nghiệp được khởi công rải rác ở khắp nơi làm cho các khoản chi phí về tiền điện, nước, đặc biệt là tiền thuê và sữa chữa TSCĐ gia tăng. Bởi vậy sự gia tăng của các khoản chi phí này được xem là hợp lý. Bên cạnh đó, chi phí nhân công và chi phí máy cũng lần lượt tăng tương ứng 11,42%; 15,31%. Nguyên nhân chính ở đây là do trong năm 2007 số hợp đồng mà công ty thực hiện ký kết tăng, quy mô sản xuất của công ty được mở rộng do đó mà nhu cầu về nguyên vật liệu cũng như nhân công đều tăng. Mặt khác, chi phí quản lý giảm 21.38% điều này càng chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt công tác phân công lao động, quản lý kinh doanh hiệu quả.
II/ hệ thống kế toán của Công ty:
1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung kết hợp với phân tán.Tại công ty có phòng kế toán tài chính, dưới các đơn vị trực thuộc có kế toán xí nghiệp, đội. Tuy nhiên kế toán đơn vị chỉ có trách nhiệm tập trung chứng từ và chuyển lên phòng kế toán công ty. Phòng công ty có nhiệm vụ tập hợp, tổng hợp và lập báo cáo lên sổ sách.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Kế toán tiền mặt
Kế toán ngân hàng
Kế toán thuế
Kế toán tổng hợp
Kế toán kho
Kế toán công nợ
Kế toán TSCĐ CCDC
Thủ quỹ
Kế TOáN TRƯởNG
Kế toán các đội xí nghiệp
Kế toán chi nhánh TP HCM
Kế toán nhà máy Terazzo
Kế toán các ban chủ nhiệm công trình
Hiện nay phòng kế toán của công ty bao gồm 9 người với sự phân công công việc và trách nhiệm cụ thể như sau:
Kế toán trưởng: kiêm trưởng phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty, tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán ở công ty. Đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát tình hình kinh tế tài chính của công ty cũng như đội công trình và các xí nghiệp đội trực thuộc.
Phó phòng: Có trách nhiệm tổng hợp số liệu phát sinh từ các phần hành khác để lập sổ cái và lập báo cáo tài chính
Kế toán TSCĐ và CCDC: theo dõi tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ, CCDC đồng thời theo dõi công nợ ở đơn vị.
Kế toán tiền mặt và tiền lương: theo dõi quỹ tiền mặt tình hình lưu chuyển tiền tệ và nhập bảng lương thanh toán lương.
Kế toán công nợ: theo dõi công nợ và hướng dẫn đơn vị vào sổ sách
Kế toán thuế: Tiến hành hạch toán thuế GTGT đầu ra, đầu vào. Đồng thời tổng hợp thuế của các đơn vị thành viên
Kế toán kho: Cùng với thủ kho kiểm tra chất lượng quy cách của hàng hoá trước khi nhập kho, theo dõi tình hình biến động các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Kế toán ngân hàng và tiền vay: Theo dõi các khoản gửi và rút tiền ở ngân hàng, kiểm tra và trình cấp trên duyệt đơn vay của các đơn vị, lập, ghi sổ và lưu chứng từ ngân hàng và tiền vay.
Thủ quỹ: Xem xét các chứng từ liên quan đến thu chi quỹ tiền mặt. Cập nhật chứng từ theo pháp lệnh kế toán thống kê, kiểm kê quỹ, lập báo cáo quỹ.
2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng số:
Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12 cùng năm
Đơn vị ghi sổ là đồng VN
Hình thức ghi sổ: Nhật kí chung
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: nhập trước xuất trước.
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
* Vận dụng chế độ kế toán:
- Hệ thống chứng từ kế toán: Công ty sử dụng một hệ thống chứng từ đa dạng, mỗi phần hành đều có chứng từ được thiết kế phù hợp, vừa tuân thủ chế độ kế toán, vừa đáp ứng nhu cầu quản lý.
- Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty vận dụng chế độ kế hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính . Ngoài ra, căn cứ vào đặc điểm hoạt đông sản xuất kinh doanh công ty còn thiết lập hệ thống tài khoản chi tiết để quản lý chặt chẽ tài sản của công ty và hoạt động của các đơn vị thành viên.
- Hệ thống sổ sách kế toán: Công ty sử dụng hình thức Nhật kí chung để ghi sổ kế toán. Hệ thống sổ gồm: sổ tổng hợp (sổ nhật kí chung, sổ cái), sổ thẻ kế toán chi tiết..
- Hình thức kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Unesco.
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí chung:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán
Chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi đối chiếu
Ghi cuối tháng
* Đơn vị tiền tệ của công ty thống nhất là đồng Việt Nam. Vàng, bạc, đá quý tính ra tiền theo giá trị thực tế để ghi sổ và theo dõi số lượng trọng lượng quy cách sản phẩm và giá trị của từng thứ, từng loại.
3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế:
* Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty sử dụng :
Tài khoản 621 “ Chi phí NVL trực tiếp”
Tài khoản 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp”
Tài khoản 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công”
Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Đối với các chi phí sản xuất không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì sẽ được tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp cho từng công trình.
Phương pháp tính giá thành:
Để phù hợp với chi phí sản xuất và quản lý giá thành công trình xây lắp, công ty xác định:
+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty Cổ phần xây dựng số 1 là từng công trình, hạng mục công trình nên phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty là theo từng công trình, hạng mục công trình, chi phí sản xuất có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp vào công trình, hạng mục công trình đó.
+ Thời gian tính giá thành: từ khi khởi công đến khi kết thúc bàn giao công trình. Đối với công ty, toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp trong tháng, nếu tháng đó hợp đồng chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng là chi phí sản xuất dở dang cuối tháng đó.
Sơ đồ4: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây lắp số 1:
TK 621/622/627
Tập hợp chi phí của các đơn vị
TK 336
TK 152/153
Kết chuyển chi phí đã tập hợp
TK 154
TK 621
Xuất kho vật liệu cho Công ty
Kết chuyển chi phí tự làm của Công ty
TK 622
TK 334
TK 133
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho công trình Công ty tự làm
TK 111/331/214
TK 627
TK 152/153
TK 133
Kết chuyển chi phí SX chung công trình Công ty tự làm
Chi phí gián tiếp và KHTSCĐ của Công ty
Xuất kho cho SX chung
+ Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đối tượng tính giá thành nên công ty thực hiện tính giá thành theo phương pháp giản đơn. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục đó.
* Công ty chỉ tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao hoặc hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý và đã được nghiệm thu, thanh toán. Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức:
Giá thành Giá trị Tổng chi phí Giá trị sản
sản phẩm = sản phẩm dở + sản xuất phát - phẩm dở dang
hoàn thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
+ Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ được lấy từ số liệu chi phí dở dang cuối kỳ trước chuyển sang.
+ Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định bằng cách kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và ước tính mức độ hoàn thành của số sản phẩm dở dang này.
+ Chi phí trong kỳ được tập hợp từ các hoá đơn, phiếu xuất kho, bảng trả lương…trong kỳ, được kết chuyển sang tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang”.
Cuối kỳ kế toán, nếu công trình chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được cho công trình đó coi như là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau.
III. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng số 1:
1.Hạch toán chi phí sản xuất:
Xuất phát từ đặc điểm về tổ chức quản lý của tổ chức công tác kế toán của Công ty là: các đội trực thuộc có tổ chức công tác riêng, còn các đội xây dựng trực thuộc Công ty là không có tổ chức kế toán riêng (mô hình kế toán vừa tập trung, vừa phân tán). Dưới đây em xin trình bày về mô hình kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm của công trình thuộc Công ty cổ phần xây dựng số 1.
1.1 Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621):
ở Công ty cổ phần xây dựng số 1, chi phí vật liệu thường chiếm khoảng 60- 80 % trong giá thành sản phẩm, Công ty luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trường.
Vật liệu ở công ty sử dụng bao gồm nhiều loại, chủ yếu là Công ty phải mua ngoài theo giá thị trường. Điều này là tất yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Song nó gây khó khăn lớn cho công tác hạch toán khoản mục vật liệu. Bởi vì công trình xây dựng thường có thời gian thi công kéo dài nên có nhiều biến động theo sự biến động của cung cầu trên thị trường.
Đối với vật tư mua ngoài: khi các đội có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì các đội sẽ gửi hợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của quý (hoặc tháng) về phòng kế toán Công ty. Thủ quỹ sẽ kiểm tra chứng từ, tài liệu trên đối chiếu với kế hoạch cung cấp vật tư. Nếu hợp lệ thủ quỹ sẽ trình kế toán trưởng ra quyết định mua vật tư. Sau đó thủ quỹ sẽ tiến hành xuất quỹ tiền mặt hoặc đi vay Ngân hàng cho các đội đi mua vật tư. Tuy nhiên giá mua vật tư đều phải qua Công ty duyệt.
Vật tư mua ngoài của Công ty chủ yếu được chuyển thẳng tới công trường thi công. Chỉ một phần nhỏ được nhập kho và thường là các loại vật tư ít mất mát, hư hỏng, giá trị thấp. Số vật tư mua ngoài phải đảm bảo chất lượng của bên A. Đội trưởng và chủ nhiệm thi công công trình này phải chịu trách nhiệm với số vật tư này.
Trình tự hạch toán kế toán khoản mục vật liệu với hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc về xuất vật tư (như phiếu xuất kho), hoá đơn đòi tiền khách hàng, bảng thanh toán tạm ứng ... Kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản.
Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu”
Có TK: 152, 331, 111, 112, 142.
Trong đó TK 621 “chi phí nguyên vật li._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28886.doc