Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dệt 10 - 10

LờI NóI ĐầU Trong công cuộc đổi mới hiện nay,các doanh nghiệp thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh cuả mình. Hoạt động sản xuất kinh doanh là tổ chức thực hiện sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm làm ra nhằm đạt được mục đích cơ bản và lâu dài đó là lợi nhuận.Vì vậy trong những hoạt động sản xuất kinh doanh đó ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, đó là chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Việc quản lí chi sản xuất, hạ giá thành sản phẩm sẽ tăng lợi nhuận

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dệt 10 - 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho doanh nghiệp, do vậy vấn đề này đã và đang được nhiều các doanh nghiệp quan tâm.Hơn nữa việc quản lí chi phí,tìm biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho nền sản xuất xã hội,thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bởi lẽ chính các doanh nghiệp là các tế bào quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh vàđảm bảo có lãi hay không.Vì vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đúng đủ,chính xác sẽ giúp ích cho công tác quản lí chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,kiểm tra tính hợp pháp,hợp lệ của chi phí phát sinh trong sản xuất cung cấp thông tin cho người quản lí từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Như vậy ,doanh nghiệp mới thực hiện được hạch toán kinh doanh có hiệu quả Mặt khác,nhiệm vụ kế toán là không những là phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất,phục vụ tốt cho việc hạ tổng sản phẩm ,đáp ứng yêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh .đồng thời cung cấp thông tin hữu ích ,kịp thời cho việc ra quyết địng.Để giải quyết được vấn đề đó phải hoàn thiện công tác kế toán và hạch toán kinh doanh có hiệu quả Công ty cổ phần dệt 10-10 cũng như các doanh nghiệp khác đã nhận thức được vai trò quan trọng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Do vậy công ty đã tìm hiểu và áp dụng nhiều phương pháp để tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm,trong đó có việc lựa chọn phương pháp,xác định yếu tố chi phí tính giá thành sản phẩm một cách hợp lí chính xác. Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc hạch toán chi chí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường .Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần dệt 10-10 được sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng đẫn thực tập –Lê Thị Bình-và các cán bộ kế toán phòng tài vụ, em xin nghiên cứu đề tài”Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dệt 10-10“ Đề tài gồm 3 phần Phần I:Lý luận cơ bản về hạch toán chi chí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Phần II:Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phầndệt 10-10 Phần III:Hoàn thiện công tác hạch toán chi sản xuất và tính giá thành sản phẩn tại công ty Do thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như kinh nghiệm thực tế còn ít nên quá trình thực hiện đề tài em không tránh khỏi những sai sót.Em rất mong được sự chỉ bảo hơn nữa của các thầy cô và phòng kế toán tại công ty cổ phần dệt 10-10 để bài viết của em được hoàn thiện và sâu sắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần I : Những vấn đề lý luận cơ bản về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất. 1.1.1 Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất : Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, lao động, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để biết được số chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong từng thời kỳ hoạt động là bao nhiêu nhằm tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ cho yêu cấu quản lý thì mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Như vậy, chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất là biêủ hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định ( tháng, quý, năm). Trong các doanh nghiệp sản xuất ngoài hoạt động sản xuất hàng hoá còn có các hoạt động khác. Bởi vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận đó là chi phí trực tiếp sản xuất ra hàng hoá và chi phí ngoài sản xuất. Khi đề cập tới vấn đề chi phí sản xuất cần phải phân biệt rõ chi phí sản xuất với chi tiêu. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, chi phí bỏ ra trong từng thời kỳ nhất định thì chi tiêu bao gồm cho cả mục đích sản xuất và ngoài sản xuất. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp ( khi mua sắm vật tư, hàng hoá…), chi tiêu cho quá ttrình sản xuất, cho quá trình tiêu thụ, quản lý( chi phí vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo, quản lý,…). 1.1.2Phân loại chi phí sản xuất : Chi phi sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung, tính chất kinh tế cũng như mục đích công dụng khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó công tác quản lý cũng như công tác kế toán đối với các loại chi phí cũng khác nhau. Để đáp ứng yêu cầu quản lý vào công tác kế toán phù hợp với từng loại chi phí, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phi sản xuất theo từng tiêu thức thích hợp : Phân loại chi phi sản xuất kinh doanh theo yếu tố của chi phí : Theo tiêu thức phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí giống nhau thì xếp vào một yếu tố không phân biệt chi đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu. Như vậy, toàn bộ chi phi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau : Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm các chi phí về đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản,… Chi phí nhân công : Là toàn bộ số tiền công và các khoản khác (BHXH, BHYT, KPCĐ) phải trả cho người lao động trong doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí khấu hao TSCĐ : Là toàn bộ số phỉa tính khấu hao trong kỳ đối với tất cả các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Chi phí khác bằng tiền : Là các chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài bốn yếu tố trên. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm : Theo cách phân loại này, căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Bao gồm chi phí nguyên liệu chính, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung : Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp nêu trên. Gồm các khoản : Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài. Phân theo mối quan hệ với quy mô sản phẩm sản xuất gồm hai loại : Chi phí khả biến (biến phí) : Là những chi phí có sự thay đổi về lượng trong tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Chi phí cố định( định phí) : Là chi phí không thay đổi về tổng số dù có sự thay đổi trong mức độ hoạt động của sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí : Chi phí trực tiếp : Là những chi phi sản xuất có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định Chi phí gián tiếp : Là những chi phi sản xuất liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm. 1.2 Giá thành sản phẩm 1.2.1 Cơ sở lý luận về giá thành sản phẩm : Sự vận động của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm hai mặt đối lập nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, mặt khác là kết quả sản xuất mà thu được những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành phục vụ cho nhu cầu của xã hội cần được tính giá thành. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm theo sơ đồ sau : Sơ đồ 1 : Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phi sản xuất dở dang đầu kỳ A Chi phí phát sinh trong kỳ B Tổng giá thành sản phẩm C Chi phi sản xuất dở dang cuối kỳ D Qua sơ đồ ta thấy : AC = AD + BD – CD hoặc ta có : Tổng giá thành Chi phi sản xuất Chi phi sản xuất Chi phi sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang ( như ngành điện) thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. 1.2.2 Phân loại giá thành : Nếu căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu để tính, giá thành sản phẩm được chia thành : Giá thành kế hoạch : Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành sản phẩm kế hoạch được tính trên cơ sở sản xuất kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện giá thành, kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. Giá thành định mức : cũng giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng cóthể thực hiện trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm, dựa vào các định mức dự toán chi phí hiện hành. Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp Giá thành thưc tế : Khác với hai loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ được xác định khi quá trình chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và dựa trên số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế của sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phần đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp. Nếu căn cứ theo phạm vi tính toán thì giá thành sản phẩm gồm hai loại : Giá thành sản xuất : Bao gồm các chi phí sản xuất về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm là căn cứ để tính giá vồn hàng bán và lãi gộp của các doanh nghiệp sản xuất. Giá thành toàn bộ : Bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lãi trước thuế thu nhập của doanh nghiệp. II. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất. 2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất : Đối tượng tập hợp chi phi sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn công nghệ, cụm chi tiết hay chi tiết, sản phẩm hay nhóm sản phẩm, phân xưởng hay hệ thống phân xưởng,…Do đó có thể xem đối tượng tập hợp chi phi sản xuất như một mốc tính để tính toán chi phí nào đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải dựa trên những căn cứ nhất định như đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tính chất tạo ra sản phẩm của quy trình công nghệ, cách tổ chức sản xuất ở đơn vị vì đây chính là những địa chỉ phát sinh chi phí và tập hợp chi phí. Như vậy thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào các cơ sở sau : - Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ của sản phẩm : Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tập hợp chi phi sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tập hợp chi phi sản xuất có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc từng giai đoạn công nghệ. Kiểu chế biến song song thì đối tượng tập hợp chi phi sản xuất là thành phẩm hoặc từng bộ phận chi tiết. - Căn cứ vào loại hình sản xuất : Các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phi sản xuất có thể là từng sản phẩm, từng công trình hay hạng mục công trình. Các xí nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt và có khối lượng lớn phụ thuộc vào tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thì đối tuợng tập hợp chi phí có thể là nhóm sản phẩm… - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất : Trong mỗi doanh nghiệp việc tổ chức có phân xưởng hay không có phân xưởng đối với từng ngành sản xuát nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu sản xuất và quản lý có hiệu quả cao. - Căn cứ vào trình độ quản lý của doanh nghiệp: Trong mỗi doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ một cách rộng rãi đòi hỏi phải kiểm tra, phân tích và xác đinh kết quả của hạch toán kinh tế đến các phân xưởng ,các giai đoạn sản xuất .Trong trường hợp này các phân xưởng ,các giai đoạn sản xuất cũng là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. - Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành: Căn cứ vào việc xác định đối tượng tính giá thành từ đó xác định đối tượng tập hợp chi phí cho phù hợp. 2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất : Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chính là cách thức được áp dụng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho đối tượng tính giá thành sản phẩm. Do đối tượng hạch toán chi phí sản xuất khác nhau nên cũng có nhiều phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với từng đối tượng. Vì thế trong thực tế thường áp dụng các phương pháp hạch toàn chi phí sản xuất như sau : Hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc theo sản phẩm : Khi áp dụng phương pháp này thì giá thành được tính bằng cách tổng cộng các chi phí của các chi tiết hoặc bộ phận cấu thành sản phẩm. Các chi phí sản xuất được tập hợp và phân bổ cho từng chi tiết hoặc từng bộ phận sản xuất. Phương pháp này khá phức tạp và thường chỉ áp dụng ở doanh nghiệp chuyên môn hoá sản xuất cao, ít loại sản phẩm hoặc mang tính đơn chiếc. Hạch toán chi phí theo sản phẩm : Các chi phi sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo thứ thự sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất hàng loạt và có khối lượng lớn. Phuơng pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng : Theo phương pháp này thì các chi phí đựoc tập hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt và được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc. Phương pháp hạch toán chi phi sản xuất theo giai đoạn công nghệ : Theo phương pháp náy các chi phí phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng giai đoạn công nghệ của từng sản phẩm và bán thành phảm. Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp mà toàn bộ công nghệ sản xuất được chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị sản xuất : Theo phương pháp này thì các chi phí được hạch toán theo từng đơn vị sản xuất ( phân xưởng, tổ đội) Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo dây chuyền sản xuất : Các chi phí được tập hợp và phân loại theo dây chuyền sản xuất. Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp mà sản xuất sản phẩm theo dây chuyền. 2.3 Trình tự hạch toán chi phi sản xuất : Chi phi sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phi sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục chi phí khi tính giá thành sản phẩm : Bước 1 : Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. Bước 2 : Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp đến đối tượng sử dụng trên cơ sở lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. Bước 3 : Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. Bước 4 : Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 2.4 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 2.4.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . Khái niệm : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm nguyên vật liẹu chính vật liệu phụ, nhiên liệu,…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt( phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ,…) thì hạch toán trực tiếp theo đối tưọng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được, phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo giá trị nguyên vật liệu chính tiêu hao, theo số giờ làm việc của máy móc thiết bị, tình hình thực hiện định mức,…Công thức phân bổ như sau : Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Hệ số (tỉ lệ) phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng chi phí nguyên vật liệu tiêu hao Tổng tiêu thức cần phân bổ Tài khoản sử dụng : Để theo dõi các khoản chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Bên nợ : Giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho chế tạo ản phẩm. Bên có : Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK154 và giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho. TK621 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán cụ thể sẽ được thể hiện trên sơ đồ 2. 2.4.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp . Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ, bao gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp,…Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, KPCĐ, BHYT do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Tài khoản sử dụng : Để theo dõi chi phí nhân công tực tiếp, kế toán sử dụng TK622 : Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Bên nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có : Kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản tính giá thành. TK622 cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán cụ thể được thể hiện trên sơ đồ 2. 2.4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung . Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng : Để theo dõi khoản mục chi phí này, kế toán sử dụng TK627 : Chi phí sản xuất chung. Bên nợ : Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có : Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phảm hoặc lao vụ, dịch vụ. TK627 cuối kỳ không có số dư. TK627 được chia thành các tiểu khoản sau : TK6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng. TK6272 : Chi phí vật liệu phân xưởng. TK6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất. TK6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ. TK6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6278 : Chi phí khác bằng tiền. Phương pháp hạch toán cụ thể được thể hiện trên sơ đồ : Mức cpsxc phân bổ cho từng đối tượng = ồcpsx chung x Tiêu thức phân bổ ồ tiêu thức phân bổ của từng đối tượng 2.4.4 Hạch toán chi phí trả trước . Chi phí trả trước là các chi phí trực tiếp đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa tính vào chi phi sản xuất kinh doanh kỳ đó do nó còn phát huy tác dụng ở các kỳ sau nên sẽ được phân bổ dần vào các kỳ sau. Trong sản xuất thì chi phí trả trước thường bao gồm : Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần. Giá trị sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch. Tiền thuê TSCĐ, phương tiện kinh doanh,…trả một hoặc hai lần. Giá trị bao bì luân chuyển đồ dùng cho thuê. Dịch vụ mua ngoài trả trước ( điện, nước, điện thoại). Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu, phát minh sáng chế,…không thể tính hết vào chi phí của một kỳ. Tài khoản sử dụng : Để hạch toán chi phí trả trước, kế toán sử dụng TK142 : Chi phí trả trước. Bên nợ : Các khoản chi phí trả trước phát sinh. Bên có : Các khoản chi phí trả trước phát sinh nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ. TK142 được chia thành hai tiểu khoản : TK1421 : Chi phí trả trước. TK1422 : Chi phi chờ kết chuyển. Phương pháp hạch toán cụ thể sẽ được thể hiện trên sơ đồ 2(phần tính vào chi phí sản xuất.) 2.4.5 Hạch toán chi phí phải trả. Chi phí phải trả là những chi phí đã ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo kế hoạch nhằm làm chi phí sản xuát và giá thành sản phẩm ít biến động giữa các kỳ. Chi phí phải trả thường gồm : Tiền lương của công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép. Chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch. Chi phí trong thời gian ngừng sản xuất theo kế hoạch. Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá dự tính trước kế hoạch. Tiền thuê TSCĐ, mặt bằng kinh doanh,…chưa trả. Lãi tiền vay chưa đến hạn trả. Chi phí về lao vụ, dịch vụ thuê ngoài sẽ phát sinh. Tài khoản sử dụng : Để hạch toán chi phí phải trả kế toán sử dụng TK335 : Chi phí phải trả. Bên nợ : Chi phí phải trả thực tế phát sinh. Phần chênh lệch do chi phí trích trước đã ghi nhận lớn hơn chi phí thực tế phát sinh được hạch toán giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Bên có : Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận (đã tính trước) vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Dư có : Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. Phương pháp hạch toán cụ thể sẽ được thể hiện trên sơ đồ 2 ( phần tính vào chi phí sản xuất). Sơ đồ 2 : Hạch toán tổng hợp chi phi nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên: TK151,152,111,331,411... TK621 TK152 Vật liệu trực tiếp chế rạo sản Vật liệu dùng không hết Phẩm tiến hành lao vụ dịch vụ nhập lại kho TK133 TK154 Thuế GTGT của Kết chuyển chi phí NVL NVL mua ngoài sử trực tiếp cuối kì dụng ngay TK334 TK622 Tiền lương,phụ cấp phải trả cnttscx TK335 Lương phép ngừng Trích trước lương Làm việc tt phải trả phép ngừng làm Kết chuyển chi phí NCTT của CNTTSX TK 338 Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất. TK 334, 338 TK 627 Chi phí nhân viên phân xưởng Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng. TK 152, 253, 214 Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ ch px TK 142, 335 Chi phí trả trước phải trả tính vào chi phí sản xuất chung TK 111,112, 152,… TK331, 111, 112,… Chi phi mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. TK 133 2.4.6 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất . Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng : Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất. Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia thành hai loại sau: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Với sản phẩm hỏng sửa chữa được:là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế. Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xẩy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng trong định mức. Đây được xem là những sản phẩm hỏng không tránh khởi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này (giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được) được tính vào chi phí sản xuất chính.. Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân bất thường như hoả hoạn, máy hỏng…Do xảy ra bất thường không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được tính vào chi phí sản xuất chính mà thường được xem là một khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa được và phần chi phi sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi(nếu có).Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên một trong cá tài khoản sau TK1381,154,627,1421(chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mưc),sau khi trưù đi số phế liệu thu hồi và bồi thường (nếu có),thiệt hại thực về sản phẩm hỏng xẽ được tính vào chi phí bất thường Phương pháp hạch toán cụ thể như sau : Sơ đồ 3 : Hạch toán chi phí sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được. TK 152, 153, 334,… TK 142 TK 138 Chi phí sửa chữa Bồi thường sản phẩm hỏng TK 821 Tính vào chi phí bất thường TK 627 Tính vào chi phí sản xuất sản phẩm Sơ đồ 4 : Hạch toán chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được. TK 154 TK 138 TK 111, 112, 152 Giá trị phế liệu thu hồi Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được TK 334 Bồi thường TK 821 Tính vào chi phí bất thường TK 627 Tính vào chi phí sản xuất Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất : Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (Thiên tai, dịch hoạ, thiếu nguyên vật liệu…), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì các hoạt động như tiền lương, khấu hao,…Những khoản chi phí chi ra này trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Với những khoản chi phí về ngững sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi ở TK335 : Chi phí phải trả. Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên một trong các tài khoản tương tự như hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức(TK 154,627,1421,1381…). Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi ( nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ được sử lý theo quyết định tuỳ thuộc nguyên nhân gây thiệt hại. Phương pháp hạch toán cụ thể : Sơ đồ 5 : Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch. TK 334, 152, 214, 111,… TK 335 TK627, 641, 642 Chi phí thực tế ngừng sản Trích trước chi phí về xuất trong kế hoạch ngừng SX trong kế hoạch Sơ đồ 6 : Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. TK 334, 152, TK142 TK821 214, 111,…. Thiệt hại thực tính vào chi phí bất thường Chi phí thực tế phát sinh ngừng TK 138,111 sản xuất ngoài kế hoạch Giá trị bồi thường 2.4.7 Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phụ . Trong doanh nghiệp sản xuất ngoài các phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh chính còn tổ chức các phân xuởng, bộ phận sản xuất kinh doanh phụ nhằm thực hiện cung cấp lao vụ cho sản xuất kinh doanh chính hoặc tận dụng năng lực sản xuất những mặt hàng, sản phẩm phụ để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Chi phí sản xuất kinh doanh phụ bao gồm : Chi phí nguyên vật liệu chính. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Phương pháp hạch toán các khoản chi phí trên giống như đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Các TK 621, 622, 627 được mở theo dõi chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Cuối kỳ sẽ được tập hợp vào TK 154, chi tiết theo từng hoạt động để tính giá thành sản phẩm. Phương pháp hạch toán cụ thể : Sơ đồ 7 : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phụ. TK621,622,627 TK154 TK155,152 Nhập kho TK151,152,334 TK632,157 Tâp hợp chi phí K/c chi phí Tiêu thụ gửi bán SXKD phụ Giá thành SXKD phụ SP hoàn TK 627 thành Phục vụ SX TK 641 ,642 Phục vụ quản lý, bán hàng Phương pháp tính giá thành sản phẩn, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp. Trường hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối lượng phục vụ không đáng kể. Chi phí sản xuất được tập hợp riêng từng bộ phận. Giá thành sản phẩm của từng bộ phận được tính theo phương pháp trực tiếp. 2.4.8 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. Tổng hợp chi phí sản xuất : Các chi phí sản xuất cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên nợ TK154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, nơi phát sinh,… Bên nợ : Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên có : Các khoản ghi giảm chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành . Dư nợ : Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ,…chưa hoàn thành. Phương pháp hạch toán cụ thể : Sơ đồ 7 : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm. TK 621 TK154 TK 152, 138 K/c chi phí NVL trực tiếp Các khoản ghi giảm chi phí TK 622 TK155 K/c chi phí nhân công trực tiếp Nhập kho Giá thành TK 627 thực tế lao vụ sản phẩm TK157 hoàn thành Gửi bán K/c chi phí sản xuất chung TK632 Tiêu thụ thẳng Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ : Trong quá trình sản xuất có những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa tạo thành sản phẩm. Bộ phận chi phí đó gọi là chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ hay còn gọi là giá trị sản phẩm dở dang. Để tính được giá thành của số sản phẩm hoàn thành trong kỳ thì đ._.ến cuối kỳ kế toán phải xác định được giá trị của sản phẩm dở dang gọi là đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Muốn đánh giá được sản phẩm dở dang phải tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang so với sản phẩm hoàn thành của từng giai đoạn chế biến. Trên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Có nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Sau đây là một số phưong pháp đánh giá sản phẩm dở dang được áp dụng trong các doanh nghiệp công nghiệp : Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính : Theo phương pháp này thì chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính cho nguyên vật liệu chính còn các chi phí khác tính hết cho thành phẩm. Việc tính toán phải dựa vào chi phí nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành cũng như sản phẩm dở dang. Tiêu chuẩn quy đổi sản phẩm dở dang thưòng dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Ưu điểm của phương pháp này là xác định giá trị sản dở dang tương đối chính xác nhưng tính toán lại khá phức tạp. 2.5 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 2.5.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu. Do đặc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ là các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Cuối kỳ doanh nghiệp mới tiến hành kiểm kê tất cả các nguyên vật liệu trong kho và tại các phân xưởng nên chi phí nguyên vật liệu xuất dùng rất khó phân định cho mục đích quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cũng như phưong pháp kê khai thường xuyên , để phản ánh chi phí nguyên vật liệu xuất dùng thì kế toán sử dụng TK621 : Chi phí NVL trực tiếp. Phương pháp hạch toán cụ thể : Sơ đồ 8 : Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKĐK. TK 631 TK111, 331,… TK611 TK621 Giá trị NVL nhập kho trong kỳ Giá trị NVL, CCDC K/c chi phí NVL TK 133 xuất dùng cho sản xuất CCDC vào giá trị Thuế GTGT sản phẩm, lao vụ, của NVL mua vào dịch vụ. TK151, 152, 153 Giá trị NVL, CCDC Giá trị NVL, CCDC tồn tồn đầu kỳ kho và đi đường ĐK 2.5.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng. Phương pháp hạch toán cụ thể : Sơ đồ 9 TK 334 TK 622 TK 631 Tiền lương và phụ cấp lương phải K/c chi phí CNTT trả cho CN trực tiếp sản xuất cuối kỳ TK 335 Lương phép ngừng Trích trước lương phép làm việc thực tế phải trả ngừng làm việc của CN sản xuất 2.5.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung . Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương tự như đối với phương pháp kê khai thường xuyên, sau đó thì chi phí sẽ được k/c vào TK 631 chi tiết theo từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Phương pháp hạch toán cụ thể : Sơ đồ 10 TK 334, 338 TK 627 TK 631 Chi phí cho nhân viên phân xưởng K/c chi phí sản xuất chung TK152, 153, 214 Chi phí vật liệu, ccdc, khấu hao TSCĐ TK 142, 335 Chi phí trả trước, phải trả tính vào chi phí sản xuất chung TK 331, 111, 112… Chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền TK 133 Thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài 2.5.4 Tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì kế toán sử dụng TK631 : Giá thành sản phẩm. Các chi phí được tập hợp vào TK631 bao gồm : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cũng tương tự như đối với phương pháp kê khai thường xuyên. Nội dung của TK 631 như sau : Bên nợ : Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ. Bên có : Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK 154, tổng giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. TK 631 cuối kỳ không có số dư. Phương pháp hạch toán cụ thể : Sơ đồ 11. TK 154 TK 631 TK 154 K/c giá trị spdd đầu kỳ K/c giá trị spdd cuối kỳ TK 621 K/c chi phí NVL, CCDC TK 622 TK 632 K/c chi phí nhân công trực tiếp Tổng giá trị sản phẩm TK 627 lao vụ, dịch vụ hoàn thành K/c chi phí sản xuất chung III. Phương pháp tính giá thành. 3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm . Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định đòi hỏi phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành của kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất ra sản phẩm hàng hoá, căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm cung cấp, sử dụng của từng loại sản phẩm đó mà xác định đối tượng tính giá thành thích hợp. Trước hết phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất. Nếu sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, công việc hoàn thành. Nếu sản xuất hàng loại thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đã hoàn thành. Về mặt quy trình công nghệ : Nếu là quy trình công nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành cuối quy trình sản xuất. Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu lien tục thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng và bán thành phẩm đã hoàn thành cở từng giai đoạn. Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã nắp ráp hoàn chỉnh và cả một số bộ phận, chi tiết của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị được thừa nhận trong nền kinh tế quốc dân. Kỳ tính giá thành : Là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính giá thành thích hợp giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thàh sản phẩm một cách khoa học, hợp lý đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế của sản phẩm được kịp thời Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất sản phẩm để quy định kỳ tính giá thành sản phẩm thích hợp cho từng đối tượng tính giá thành. Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều mặt hàng ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục có sản phẩm nhập kho thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Ngày cuối tháng sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất và ghi số kế toán chính xác thì bộ phận kế toán giá thành căn cứ vào chi phí đã tập hợp trong tháng và bằng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính ra giá thành đơn vị thực tế cho những sản phẩm đã hoàn thành trong thán để làm cơ sở nhập kho thành phẩm. Kỳ tính giá thành hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo giúp cho kế toán phát huy được chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp được kịp thời. Trường hợp sản xuất đơn chiếc, hàng loạt theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phảm hoặc loại sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì thời kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hoặc loại sản phẩm đã hoàn thành. 3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm . 3.2.1 Các phương pháp chung. Phương pháp trực tiếp : áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng sản phẩm sản xuất không nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn. Khi đó giá thành sản phẩm được tính theo công thức : Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá trị spdd đầu kỳ + chi phí ps trong kỳ – giá trị spdd cuối kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tổng cộng chi phí : áp dụng ở những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí của giai đoạn bộ phận sản xuất tạo lên sản phẩm. Khi đó ta có : Giá thành sản = Giá thành + Giá thành +… … + Giá thành phẩm hoàn thành chi tiết 1 chi tiết 2 chi tiết n Phương pháp hệ số : áp dụng khi 1 quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loại nguyên vật liệu, một lượng lao động tiêu hao mà thu được nhiều sản phẩm khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính giá thành từng loại sản phẩm phải căn cứ vào hệ số tính giá thành cho từng loại sản phẩ rồi tiến hành tính giá thành sản phẩm như sau : Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm sản phẩm gốc Số lượng sản phẩm quy đổi Tổng giá thành sản = Giátrị spdd + Tổng chi phí sản xuất - Giá trị spdd xuất các loại sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Số lượng sản = Số lượng sp x Hệ số quy đổi phẩm quy đổi loại i sản phẩm loại i Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản phẩm sản phẩm từng loại sản phẩm gốc từng loại i Phương pháp tỷ lệ : áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau nhưng cùng sử dụng các yếu tố sản xuất đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công,… kế toán không hạch toán cho tiết cho từng loại sản phẩm từ ban đầu vì các sản phẩm khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn. Đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng còn đối tưọng tính giá thành là sản phẩm từng loại. Khi đó ta có : Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại = Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm từng loại x Tỷ lệ chi phí Tỷ lệ chi phí Tổng giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm x 100% Tổng giá thành kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ : áp dụng với các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình sản xuất, ngoài sản phẩm chính còn thu đuợc các sản phẩm phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính thì kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng giá trị chi phí sản xuất theo các phương pháp như giá kế hoạch, giá ước tính, giá nguyên vật liệu ban đầu,… Khi đó ta có : Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ Phương pháp liên hợp : áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất tính chất quy trình công nghệ và sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp đã trình bày ở trên. 3.2.2 Một số phương án tính giá hành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất giản đơn : Là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít loại hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có nhưng không đáng kể. Do vậy, việc tính toán chi phí được tiến hành theo sản phẩm, mỗi loại hàng được mở một sổ hoặc thẻ hạch toán chi phí sản xuất. Cuối kỳ kế toán thực hiện công tác tính giá thành theo phương pháp giản đơn ( trực tiếp ) hoặc liên hợp. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng : Việc tính giá thành chỉ hoàn thành khi đơn đặt hàng hoàn thành, kỳ tính giá thành không đồng thời với kỳ báo cáo. Trong một số trường hợp, theo yêu cầu quản lỳ cần xác định khối lượng công tác trong kỳ thì đối với những đơn hàng chỉ mới hoàn thành một phần thì việc xác định sản phẩm dở dang có thể dựa vào giá thành kế hoạch ( hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục( phân bước ): Với những doanh nghiệp này thì quy trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một chu kỳ nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đầu vào của bước sau. Theo phưong án này thì chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn nào sẽ được tập hợp theo giai đoạn đó, Riêng với chi phí sản xuất chung, sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm va yêu cầu của công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể tập hợp theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm hay không tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí, hệ số hoặc tỷ lệ. IV. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp . 4.1 Hệ thống sổ kế toán chi tiết . Sổ kế toán chi tiết là sổ được lập để phản ánh chi tiết các nghiệp kinh tế phát sinh có liên quan tới quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Các sổ được mở phải chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí và chi tiết theo đối tượng tính giá thành. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình tài sản, vật tư, tình hình hoạt động và kết quả sản xuất ở doanh nghiệp. Tuỳ theo phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng có thể có những chi tiết khác nhau, có thể chi tiết theo khoản 1 chi phí cần tập hợp kết chuyển, cũng có thể chi tiết theo đối tượng tính giá thành (chi tiết theo loại sản phẩm, giai đoạn công nghệ) kết quả hạch toán chi phí và tính giá thành được thể hiện trên sổ chi phí sản xuất và sổ tính giá thành sản phẩm. 4.2 Hệ thống sổ kế toán tổng hợp. Chế độ sổ sách kế toán tổng hợp có những quy định về việc mở sổ ghi sổ, sửa chữa, lưu trữ và hướng dẫn về các hình thức sổ kế toán. Cho đến nay có 4 hình thức sổ kế toán tổng hợp đó là : Hình thức nhật ký – Sổ cái. Hình thức nhật ký chung. Hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức nhật ký – chứng từ. Các hình thức sổ trên đều có đặc điểm chung là phải tổ chức ghi chép, phản ánh các hoạt động kinh tế theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế và ghi chép mang tính chất phân loại, hệ thống hoá các hoạt động kinh tế theo nội dung kinh tế. Vì vậy dù áp dụng hình thức sổ kế toán nào thì doanh nghiệp cũng phải mở sổ nhật ký và sổ cái. Sự khác nhau cơ bản và là căn cứ để phân biệt hình thức sổ kế toán chính là số lượng sổ và phương pháp ghi sổ. Doanh nghiệp căn cứ vào quy mô đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý và năng lực của cán bộ kế toán để lựa chọn một hình thức phù hợp. Sơ đồ các hình thức sổ kế toán tổng hợp : Hình thức nhật ký – Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết chi phí Các sổ hạch toán chi tiết chi phí Báo cáo tài chính Nhật ký – Sổ cái Chứng từ gốc và các bảng kê chi phí Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng phần II Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dệt 10 - 10 I.Vài nét về công ty Cổ phần dệt 10 - 10 1. Lịch sử hình thành và phát triển và tính hình sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cổ phần dệt 10 - 10 là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân có quan hệ đối nội, đối ngoại và được mở tài khoản riêng ở các ngân hàng trong và ngoài nước theo pháp lệnh của nhà nước CHXHCNVN.Trụ sở số 253 minh khai-vĩnh tuy-Hà nội Quá trình hìmh thành và phát triển: Giai đoạn 1: Đầu năm 1973 đến hết tháng 6-1975 quyết định số 2580\QĐ-UB lấy ngày giải phóng thủ đô 10-10-1974 đặt tên xí nghiệp 10-10 có diện tích 580m có 2 địa điểm số 6-Ngô Văn Sở và số 26 Trần Quí Cáp 10-1992 Giai đoạn 2: Tháng 7-1975 đến hết năm 1982 Giai đoạn 3: Năm 1983 đến tháng 1 năm 2000 xí nghiệp được sở công nghiệp Hà Nội chuyển đổi thành công ty dệt 10-10 Giai đoạn 4: thang 1-2000 đến nay theo quyết định của nhà nước số 5784\QĐ-UB ngày 29-12-1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển đổi công ty dệt 10-10 thành công ty cổ phần dệt 10-10 Tổng số vốn của công ty là: 270.980.689.000 Vốn do ngân sách cấp là: 216.784.551.200 Vốn tự bổ sung: 54.196.137.800 Tổng doanh thu: 556.957.000.000 Nộp ngân sách: 14.000.000.000 Tổ chức bộ máy quản lý Do đặc điểm của công ty mang tính chất sản xuất công nghiệp, sản xuất thường xuyên biến động theo thị trường và địa điểm cố định nên cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo hình thức trực tuyến- chức năng. Theo cơ chế này các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị sản xuất mà chỉ chuẩn bị các quyết định định hướng, kiến nghị với tư cách các cơ quan tham mưu cho tổng giám đốc Với hơn 160 tỷ đồng và gần 6.000CNV. Công ty cổ phần dệt 10 -10 là 1 trong những số ít các công ty thuộc ngành dệt may Việt nam được xây dựng với quy mô sản xuất tiên tiến, với thiết bị may mặc cao được trang bị hơn nhiều các công ty trong ngành. Công ty cổ phần dệt 10 -10 được tổ chức quản lý theo kiểu cơ cấu trực tiếp tham mưu. Đứng đầu công ty là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là 1 phó Tổng giám đốc phụ trách về kinh tế, 1 kế toán trưởng và các phòng ban có chức năng tham mưu. Tổng giám đốc là đại diện cho công ty thay mặt cho công ty giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của công ty đồng thời chịu sự trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Tổng giám đốc không trực tiếp ra quyết định về quản lý là thông qua các phó giám đốc và các phòng ban. Khi ra quyết định quản lý, cấp trên lấy ý kiến của các phòng ban chức năng hay các bộ phận có liên quan và ra quyết định này sẽ đưa thẳng xuống cấp dưới. Các phòng ban nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu giúp cho Tổng giám đốc quản lý và điều hành công việc Phòng Kinh tế tổ chức đảm bảo phản ánh đúng, chính xác , kịp thời các nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong công ty, xây dựng kế toán tài chính và tính giá thành, cân đối thu chi xác định các mức chi phí phân tích các mặt có liên quan đến tài chính tham mưu cho Tổng giám đốc về các kế hoạch tổ chức. Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hành chính của công ty, tổ chức đào tạo tuyển dụng lao động Phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu: là cơ quan tham mưu giúp Tổng giám đốc xây dựng phương hướng mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ nghiên cứu chiến lược kinh doanh tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm /KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra giám sát công nghệ sản xuất, kiểm tra vật tư, nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất, tham gia vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm. Trung tâm y tế: có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ tham gia xây dựng chế độ và quy chế an toàn lao động trong các nhà máy sản xuất. Phòng bảo vệ quân sự: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác xác định và thực hiện các phương án bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, trật tự xã hội. Khối các nhà máy sản xuất (nhà máy sợi I, II, nhà máy dệt kim, nhà máy Đông Mỹ…) chịu sự quản lý trực tiếp của phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất, có nhiệm vụ tổ chức sản xuất hệ thống kết quả và trên cơ sở hoàn thành kế hoạch công ty giao. III. Tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dệt 10 -10 1. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ nhất định. Công ty cổ phần dệt 10 -10 có biểu hiện bằng tiền về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, tiền lương phải trả cho công nhân viên trong công ty và các chi phí khác. Trong kỳ hạch toán của công ty, chi phí của công ty bỏ ra phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong 1quý nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất đầu ra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng và kế hoạch. Sản phẩm chính của công ty là sợi và các sản phẩm dệt kim, khăn … cho các khách hàng trong và ngoài nước . Chu kỳ sản xuất mỗi sản phẩm ngắn, công ty sản xuất nhiều sản phẩm với số lượng lớn sản phẩm hoàn thành và trao trả khách hàng đúng theo yêu cầu đòi hỏi. Chi phí sản xuất tương đối lớn. ở công ty, việc tổ chức công tác kế toán, rất được trú trọng trên cơ sở chế độ quy định của Nhà nước và sự vận dụng phù hợp với đặc điểm của công ty. Theo quy định, công ty có các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: NVL chính, NVL phụ và công cụ dụng cụ… + Chi phí nhân công trực tiếp gồm các khoản trả cho công nhân sản xuất, lương, phụ cấp, BHYT, BHXH, KPCĐ trích tỷ lệ quy định. + Chi phí chung bao gồm các khoản chi phí nhân công các nhà máy như nhân viên quản lý ở các ca sản xuất … chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất ở nhà máy, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền. Cuối quý, chi phí được kết chuyển vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. 1.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành Để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì đòi hỏi công ty phải có biện pháp quản lý hợp lí tức là phải quan tâm đến hiệu quả của chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty tìm mọi biện pháo để giảm bớt chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để thu được lợi nhuận cao nhất việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành là công việc vô cùng quan trọng quyết định sự thất bại hay thành công của công ty vì thế mà công ty có nhiều biện pháp để kế toán chi phí tức là phải lập kế hoạch chi phí sản xuất kế hoạch giá thành. + Lập kế hoạch giá thành: dựa trên kế hoạch chi phí sản xuất bỏ ra để định giá hợp lí sản phẩm của mình. + Lập kế hoạch chi phí sản xuất tức là phòng kĩ thuật đầu tư lập ra các định mức NVL, công cụ dụng cụ hợp lí. 2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất nhiều loại sản phẩm với những quy cách khác nhau được kí hiệu theo chỉ số sợi như ở nhà máy sợi I gồm sợi đơn Ne60 (65/35) CK, Ne45 (65/35)CK… Vậy ở công ty xác định được đối tượng tính giá thành là từng chỉ số sợi kì tính giá thành là 1 quý và đơn vị tính giá thành là 1 kg sản phẩm Đối tượng chính xác đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác hạch toán chi phí sản xuất. Tại công ty Dệt May Hà Nội quá trình sản xuất sợi là 1 quá trình sản xuất liên tục với quá trình công nghệ khép kín. Đây là quá trình công nghệ gồm 2 giai đoạn nối tiếp nhau theo 1 trình tự nhất định. Giai đoạn I: sản xuất ra sợi đơn. Sợi đơn chủ yếu được bán ra ngoài và 1 phần là đối tượng để chế biến giai đoạn II. Giai đoạn II: sản xuất ra sản phẩm sợi xe từ sợi đơn để phù hợp với đặc điểm này cũng như yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất phát sinh trong kì được tập hợp theo từng giai đoạn công nghệ và phương pháp hạch toán chi phí được lựa chọn tương ứng là phương pháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ. *Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Trong phần I chúng ta đã nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm và có sự phân biệt giống nhau và khác nhau. Cũng trên cơ sở công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm sợi trong từng nhà máy công cụ giai đoạn I và giai đoạn II còn đối tượng tính giá thành sản phẩm (từng chỉ số sợi) vì thế 1 đối tượng tập hợp chi phí trong công ty có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành. Mặt khác xuất phát từ quá trình công nghệ , đối tượng phương pháp tập hợp sản xuất và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp tỷ lệ. áp dụng phương pháp này kế toán phải căn cứ vào bảng giá thành chi tiết kế hoạch sợi theo từng khoản mục chi phí. Bảng này do phòng kế toán tài chính lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất trong năm và tính giá thành sản phẩm năm trước, bảng được lập từ đầu năm và được xây dựng trong suốt năm kế hoạch. Tỷ lệ chi phí theo từng khoản mục giữa chi phí sản xuất thực tế với giá thành kế hoạch theo từng khoản mục chi phí. Từ đó kế toán tính được giá thành thực tế theo từng khoản mục chi phí và tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm. 4. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Chi phí sản xuất hiện nay tại công ty được tập hợp theo các khoản mục + Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí NC trực tiêp + Chi phí sản xuất chung Do bộ phận kế toán lựa chọn hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX nên các TK sử dụng bao gồm TK 152 – có chi tiết ở phần sau TK 153 – CCDC: có chi tiết TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 – Chi phí sản xuất chung TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 241, 338, 335 Và các TK khác phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất. Nhà máy áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức NKCT, do vậy sổ sách kế toá được sử dụng để phản ánh việc hach toán chi phí sản xuất bao gồm Bảng kê số 3. Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ cụng cụ Bảng kê số 4,5: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước, chi phí phải trả Các bảng phân bổ: Số 1: TL và BHXH Số 2: NVL và công cụ dụng cụ Số 3: KHTSCĐ Cùng với các loại chứng từ khác như bảng thanh toán TL, bảng thanh toán hợp đồng sản xuất, biên bản hình thành giao nhận sản phẩm, phiếu nhập xuất… Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty theo đúng chế độ kế toán hiện nay và được khái quán theo sơ đồ “Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức NKCT” III. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp bao gồm toàn bộ NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu mà công ty dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đây là một khoản mục chi phí chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng hợp chi phí sản xuất của công ty (khoảng 60%). Vì vậy việc hạch toán chính xác về NVL là 1 trong những vấn đề có tầm quan trọng, đặc biệt để xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất là tính toán chính xác giá thành sản phẩm. NVL thực tế công ty bao gồm nhiều loại: NVL chính: bông, xơ NVL phụ: ống giấy, túi PE Nhiên liệu: Xăng A92, dầu CN20, dầu FO, diezen… Phụ tùng thay thế: Một số phụ tùng của máy móc thiết bị sản xuất. Để theo dõi tình hình nhập xuất tồn NVL công ty, áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu là phương pháp thẻ song song đồng thời sử dụng tài khoản 152- NVL và chi tiết thành các tiểu khoản cấp 2, cấp 3 TK 1521 – Bông xơ và sợi TK 1522 - Hoá chất,thuốc tẩy,ống giấy; TK 1523- Xăng dầu, than củi, mỡ TK 1524 – phụ tùng thay thế TK 1527 – phế liệu thu hồi Để tập hợp chi phí NVL thực tế kế toán sử dụng TK 621 – chi phí NVL trực tiếp TK này được mở chi tiết theo từng nhà máy TK 6211- chi phí NVL thực tế nhà máy sợi 1 TK 6212- chi phí NVL thực tế nhà máy sợi 2 Để đơn giản việc hạch toán hàng ngày công ty đã sử dụng giá hạch toán . Khi sử dụng giá hạch toán hàng ngày bài toán ghi sổ về nhập kho tồn kho vật liệu theo giá hạch toán Đối với vật tư mua ngoài về nhập kho, kế toán ghi sổ theo giá hạch toán (giá thực tế không có thuế VAT). Trong kỳ khi xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm và các mục đích sử dụng khác, số toán và thủ kho chỉ theo dõi về mặt lượng, cuối kỳ kế toán căn cứ vào hệ số chênh lệch trên bảng kê số 3 và giá hạch toán vật tư để tính giá thực tế xuất cho từng loại vật tư phục vụ công tác tập hợp chi phí và tính giá thành. Giá hạch toán NVL nhập (xuất) = Số lượng NVL nhập (xuất) x Đơn giá hạch toán Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá mua + chi phí thu mua (chi phí v/c bốc dỡ) Để tính giá thành thực tế theo các bước sau: Xác định hệ số giá từng vật liêu Xác định giá NVL dùng trong kì Căn cứ vào phiếu xuất kho số 25 ngày 20/8 xuất sợi petix cho sản xuất sản phẩm trị giá là: 4.480.000. Kế toán tiến hành định khoản như sau NợTK 6211 IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 1. Hạch toán tiền lương Chi phí nhân công trực tiếp là số tiền phải trả cho CN trực tiếp sản xuất. Tiền lương là bộ phận quan trọng cấu thành chi phí sản xuất cho nên việc tính toán và phân bổ hợp lý tiền lương và giá thành sản phẩm sẽ gó phần hạ giá thành sản phẩm tăng tích luỹ cải thiện đời sống cho cán bộ CNV của công ty. Hiện nay đối với tiền lương công nhân sản xuất công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Để tính tiền lương của công nhân sản xuất bộ phận tổ chức lao động tiền lương căn cứ vào báo cáo số lượng hình thành, bảng chấm công bảng thanh toán tiền lương và BHXH. Việc trả lương cho từng công nhân thực tế sản xuất cũng được tiến hành theo những cách thức khác nhau. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế Đối tượng trả lương theo hình thức này là các công nhân trực tiếp đứng máy, công nhân kiểm tra, công nhân phục vụ trong dây truyền sản xuất. Cuối mỗi tháng kế toán tiền lương ở mỗi nhà máy thống kê sản lượng hoàn thành của mỗi người lao động theo phiếu báo sản lượng cá nhân để tính lương cho người lao động Lương theo sản phẩm tập thể Đối tượng trả lương theo hình thức này là nhóm công nhân phục vụ, công nhân đứng máy không tách rời được sản phẩm cá nhân. Hàng tháng phải căn cứ vào nhóm sản lượng sản phẩm nhóm đạt được kết hợp với bình quân công chấm điểm hàng ngày để chia lương cho từng cá nhân Tổng điểm kế hoach = 10 x Tổng số CN theo định mức x Tổng số ca ngày + Tổng số CN theo định mức x Tổng số ca đêm Quỹ lương phục vụ nhóm = (Slg ngày x đơn giá + slg đêm x đơn giá x 1,4) Tiền lương bình quân 1 điểm = Quỹ lương phục vụ nhóm Tổng điểm kế hoạch Tiền lương cứng: + Lương ngày = điểm ngày của 1 công nhân x Tiền lương 1 điểm + Lương đêm = Điểm đêm 1 CN x TL 1 điểm x 1,4 Lương mềm: = Lương cứng x hệ số đăng ký cấp bậc x hệ số thưởng Thu nhập = (Lương cứng + Lương mềm) x hạng thành tích Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại Trả lương theo thời gian Dùng áp dụng đối với các công nhân ở các phòng ban nghiệp vụ. Cuối quý tính tổng tiền lương CNTTSX tính vào chi phí SXKD: 82.580.297 Kế toán tiến hành định khoản Nợ TK 622 982.580.297 Có TK 334 982.580.297 2. Hạch toán các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương công nhân được hưởng các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo quy định chế độ kế toán tài chính cụ thể sau: Công ty trích lập quỹ BHXH là 20% tính trên lương cơ bản và các khoản phụ cấp trong đó 15% tính vào CF SXKD, 5% tính vào thu nhập của CN BHYT: 3% trong đó 2% tính vào CF SXKD, 1% tính vào thu nhập của CN KPCĐ: 2% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ Cuối quý tính ra tổng các khoản trích theo lương tính vào chi phí SXKD Nợ TK 6221 122.977.189 Có TK 3382 40548757 Có TK 3383 82.428.432 Việc hạch toán kế toán sử dụng các tài khoản sau để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32534.doc
Tài liệu liên quan