Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20

mở đầu Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm đạt được mục tiêu cơ bản và lâu dài đó là lợi nhuận. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt muốn tồn tại và phát triển được thì phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ là tiền đề quan trọng giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ và chiếm lĩnh thị

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và đem lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề này đã và đang là vấn đề được các doanh nghiệp rất quan tâm, hơn nữa việc quản lý chi phí , tìm biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho nền sản xuất xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính đúng, đủ kịp thời, chính xác sẽ giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh trong sản xuất, cung cấp thông tin cho quản lý từ đó phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có như vậy doanh nghiệp mới thực hiện được hạch toán kinh doanh độc lập một cách có hiệu quả. Xuất phát từ nhận thức vai trò quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường em đã nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20 “. Phần I: Tổng quan về công ty 20 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 20. Tên giao dịch: Công ty 20 Tên giao dịch quốc tế : GATEXCO- No 20 Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước. Trụ sở chính: Số 35, Phan Đình Giót, Phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội Giấy phép kinh doanh số: 110965 Số hiệu tài khoản mở tại ngân hàng thương mại cổ phẩn quân đội: 051246300 Công ty 20 là một công ty ra đời từ rất sớm, năm 2008 công ty tròn 51 tuổi. Quá trình hình thành và phát triển của công ty chia làm 4 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Thành lập “Xưởng may đo hàng kỹ” gọi tắt là X20 (1957 – 1962) Trước yêu cầu quân trang phục vụ cho cán bộ chiến sĩ, ngày 18/2/1957 TCHC đã quyết định thành lập “Xưởng may đo hàng kỹ” gọi tắt là X20. Nhiệm vụ ban đầu của xưởng may đo quân trang phục vụ cho các cán bộ trung, cao cấp, các cơ quan thuộc bộ quốc phòng- Tổng tư lệnh và các binh chủng đóng quân trên địa bàn Hà Nội. Xưởng còn có nhiệm vụ tham gia nghiên cứu chế thử và sản xuất thử nghiệm các kiểu quân trang phục vụ cho quân đội. Ban đầu X20 chỉ có 20 máy may, một máy vắt sổ, một máy thêu thùa khuy với trên 30 cán bộ công nhân viên. Từ 1957 đến 1962 trải qua 5 năm xây dựng và phát triển X20 đã từng bước phát triển cả về nhiệm vụ và phát triển của ngành quân đội. - Giai đoạn 2: X20 trở thành “Xí nghiệp may 20”. Xí nghiệp có 77 cán bộ công nhân viên do đồng chí Trần Quang Nhung làm giám đốc. Ngoài nhiệm vụ may đo cho cán bộ trung cao cấp và đảm bảo kế hoạch đột suất, Xí nghiệp còn có nhiệm vụ may đo cán bộ trung cao cấp và đảm bảo kế hoạch đột suất, Xí nghiệp còn có nhiệm vụ tổ chức các dây chuyền sản xuất hàng loạt và tổ chức mạng lưới gia công ngoài xí nghiệp. Năm 1974 Xí nghiệp hoàn thiện cơ cấu tổ chức thực hiện 2 băng chuyền tự động. Đứng trước khó khăn chung của đất nước, Xí nghiệp may 20 đã mạnh dạn đi sâu vào hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất cho Xí nghiệp như khu nhà A1, lắp ráp dây truyền 32 chạy điện. Đầu năm 1980 tổng quân số của Xí nghiệp là hơn 1000 người. Năm 1985, Xí nghiệp được TCHC chọn là đơn vị thí điểm trong việc triển khai thực hiện nghị định 156/HĐBT. Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, Xí nghiệp bắt đầu thực hiện một phương thức sản xuất mới: Sản xuất hàng dệt may theo phương thức gia công, đồng thời chuyển sang chế độ hạch toán kinh doanh, tuy gặp nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình đổi mới xong Xí nghiệp đã hoàn thành 794.994 sản phẩm quốc phòng quy ra bộ tiêu chuẩn là 1.316.840 bộ giá trị gia công hàng xuất khẩu cũng đạt 2.4208.384.000 đồng. Sự lớn mạnh của Xí nghiệp trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải chuyển sang một giai đoạn mới. - Giai đoạn 3: Xí nghiệp 20 trở thành “Công ty may 20” (2/1992) Ngày 12/2/1992 bộ quốc phòng ra quyết định số 74BQP (do Thượng tá Đào Đình Luyện ký) chuyển Xí nghiệp may 20 thành Công ty may 20. Đây là bước phát triển nhảy vọt của Công ty 20 sau này. Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và 6 phòng ban chức năng với 3 Xí nghiệp thành viên. Để tiếp tục mở rộng sản xuất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm. Ngày 2/7/1996 TCHC ra quyết định số 112/QĐH16 chính thức cho phép công ty thành lập 2 Xí nghiệp mới là Xí nghiệp 5 và Xí nghiệp 6 . Đến 1997 công ty lại thành lập thêm một Xí nghiệp mới - Xí nghiệp 7 (Xí nghiệp dệt Nam Định) - Giai đoạn 4: Công ty may 20 trở thành “Công ty 20” (Từ năm 1998 - nay) Không ngừng đa dạng hoá kinh doanh và thích nghi hơn với cơ chế thị trường, ngày 1/ 4/1998 trong quyết định số 118/QĐQP của Bộ Quốc Phòng Công ty may 20 trở thành Công ty 20. Công ty có nhiều phòng ban chức năng, với trên 3.000 cán bộ công nhân viên, năng lực sản xuất hàng năm đạt 5 triệu sản phẩm. Từ một xưởng may quân trang nhỏ ra đời năm 1957, đến năm 2005 công ty 20 đã trở thành một đơn vị kinh doanh may mặc với doanh thu trên 365 tỷ đồng, một trường đào tạo nghề may với trên 4141 số lao động. Với những thành tựu to lớn đã được trong 51 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, 17 huy chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác. 1.2 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 20 Công ty 20 - TCHC - Bộ quốc phòng là cơ sở may mặc quốc phòng có nhiệm vụ trung tâm và chủ yếu là: Sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ quốc phòng theo kế hoạch năm và dài hạn của Tổng cục Hậu cần. - Đào tạo bậc thợ cao ngành may mặc cho Bộ quốc phòng theo kinh phí được cấp trên cấp. - Sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Được trực tiếp ký hợp đồng kinh tế, liên doanh sản xuất, làm dịch vụ hàng may mặc với các tổ chức trong nước và ngoài nước. - Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài sản mà nhà nước giao cho, thực hiện chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp khác theo quy định của nhà nước và bộ quốc phòng. - Công ty được giao nhiệm vụ đảm bảo toàn bộ quân trang và một phần vải cho Quốc phòng, các đầu mối quân đội từ phía bắc đèo Hải Vân trở ra. Sản phẩm đa dạng, không chỉ là sản phẩm may mặc mà còn là kinh doanh hàng dệt, nhuộm, kinh doanh vật tư, thiết bị nguyên liệu, hoá chất phục vụ ngành dệt, nhuộm..., đáp ứng yêu cầu của quốc phòng và kinh doanh. Những mặt hàng tiêu biểu của Công ty như áo đua mô tô, áo Jẵcket, áo sơmi...đã có mặt trên 14 quốc gia thuộc châu á, châu Âu, châu Mỹ và đã được tặng 5 cúp chất lượng châu á. Đây là thành tích mà không phải bât kỳ một doanh nghiệp nào thuộc Ngành Dệt may trong nước dế dàng đạt được. Tuy nhiên máy móc hiện đại nhưng thiếu đồng bộ nên chất lượng sản phẩm sản xuất ra còn thấp so với hàng ngoại nhập, kích thước mẫu mã chủng loại còn ít. Đây cũng là một khó khăn đặt ra với công ty. Tuy nhiên, công ty 20 vẫn luôn đạt được những thành tích to lớn, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước: Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Tổng doanh thu 169.485 247.859 322.903 2 Doanh thu thuần 169.257 247.100 322.003 3 Lợi nhuận trước thuế 8.724 13.194 16.738 4 Thuế phải nộp 3.053 4.222 5.635 5 Lợi nhuận sau thuế 5.671 8.972 11.003 Biểu số 1: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007 ( Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán công ty 20) Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2006 tăng 58% so với năm 2005, năm 2007 tăng 22,6% so với năm 2006. Có được những thành tựu trên là do sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bộ phận quản lý, của các phòng ban cũng như của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty 20. 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh của Công ty 20 Công ty 20 - TCHC - Bộ quốc phòng là cơ sở may mặc quốc phòng có nhiệm vụ trung tâm và chủ yếu là: - Sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ quốc phòng theo kế hoạch năm và dài hạn của Tổng cục Hậu cần. - Đào tạo bậc thợ cao ngành may mặc cho Bộ quốc phòng theo kinh phí được cấp trên cấp. - Sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Được trực tiếp ký hợp đồng kinh tế, liên doanh sản xuất, làm dịch vụ hàng may mặc với các tổ chức trong nước và ngoài nước. - Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, tài sản mà nhà nước giao cho, thực hiện chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp khác theo quy định của nhà nước và bộ quốc phòng. - Công ty được giao nhiệm vụ đảm bảo toàn bộ quân trang và một phần vải cho Quốc phòng, các đầu mối quân đội từ phía bắc đèo Hải Vân trở ra. Sản phẩm đa dạng, không chỉ là sản phẩm may mặc mà còn là kinh doanh hàng dệt, nhuộm, kinh doanh vật tư, thiết bị nguyên liệu, hoá chất phục vụ ngành dệt, nhuộm… đáp ứng yêu cầu của quốc phòng và kinh doanh. Những mặt hàng tiêu biểu của Công ty như áo đua mô tô, áo Jẵcket, áo sơmi…đã có mặt trên 14 quốc gia thuộc châu á, châu Âu, châu Mỹ và đã được tặng 5 cúp chất lượng châu á. Đây là thành tích mà không phải bât kỳ một doanh nghiệp nào thuộc Ngành Dệt may trong nước dế dàng đạt được. Tuy nhiên máy móc hiện đại nhưng thiếu đồng bộ nên chất lượng sản phẩm sản xuất ra còn thấp so với hàng ngoại nhập, kích thước mẫu mã chủng loại còn ít. Đây cũng là một khó khăn đặt ra với công ty. 1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của Công ty 20 Quá trình sản xuất ở Công ty 20 là liên tục, khép kín trong từng Xí nghiệp, sản phẩm được sản xuất qua nhiều giai đoạn, chu kỳ ngắn, khối lượng sản phẩm lớn. Do quy trình sản xuất phù hợp, trong mỗi Xí nghiệp có các phân xưởng độc lập không phụ thuộc lẫn nhau, tránh được sự vận chuyển nội bộ, đảm bảo công tác quản lý tốt hơn. Sản phẩm may mặc: - May đo lẻ: Bộ phận đo: Theo phiếu may đo của Cục quân nhu – Tổng cục hậu cần cấp phát hàng năm cho cán bộ, tiến hành đo cho từng người, ghi vào phiếu. Bộ phận cắt: Căn cứ vào phiếu đo của từng người ghi trên phiếu để cắt. Bộ phận may: May theo chuyên môn hóa, chia cho từng người may hoàn thiện. Sản phẩm may xong được thùa khuy, đính cúc, là hoàn chỉnh và kiểm tra chất lượng. Bộ phận đóng bộ: Theo số phiếu các sản phẩm thành bộ xuất cho từng người, sau đó nhập sang cửa hàng để trả lại cho khách. Vải NL chính Đo May Hoàn chỉnh Cắt Kiểm tra chất lượng Đồng bộ Thành phẩm Nhập kho Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ may đo lẻ - May hàng loạt: Bao gồm các sản phẩm quốc phòng, kinh tế và xuất khẩu. Các sản phẩm này có đặc điểm là sản xuất cỡ quy định của quân nhu và của khách hàng: Tại phân xưởng cắt: Tiến hành phân khổ vải, sau đó báo cho kỹ thuật giác mẫu theo từng cỡ số và trổ mẫu. Tiếp theo tiến hành rải vải theo từng bàn cắt, ghim mẫu và xóa phần Cắt phá theo đường giác lớn sau đó cắt vòng theo đường giác nh Đánh số thứ tự, bó buộc chuyển sang thành phẩm theo số thứ tự Rải chuyền theo quy trình công nghệ. Sản phẩm may xong được thùa khuy, đính cúc là hoàn chỉnh, kiểm tra chất lượng và đóng gói theo quy định, sau đó nhập kho thành phẩm. Vải NL chính May Cắt Đo Phân bổ Hoàn chỉnh Kiểm tra chất lượng llươlsllượng Đồng bộ Thành phẩm Nhập kho Sơ đồ 2: Quy trình may công nghệ hàng loạt Sợi Dệt Kiểm tra nhập kho Hoàn Nhuộm hấp Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim 1.2.3.Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Thị trường của Công ty được phân chia thành: * Thị trường đầu vào: Nguồn đầu vào của Công ty 20 trước đây là nhà máy dệt 8/3. Từ năm 1994 trở lại đây Công ty được quyền chủ động khai thác vật tư phù hợp với nhu cầu sản xuất của Công ty. Đến năm 1997 Công ty thành lập Xí nghiệp dệt Nam Định chuyên sản xuất hàng dệt làm nguồn hàng cung cấp vật tư cho Công ty. Cho đến nay Xí nghiệp dệt đã cung cấp hơn 60% nguồn NVL chính của Công ty.Như vậy có thể nói thị trường đầu vào của Công ty khá ổn định * Thị trường trong nước Từ ngày thành lập đến nay, nhiệm vụ trung tâm của Công ty là may quân phục cho cán bộ chiến sĩ từ quân khu IV trở ra phía Bắc. Do vậy thị trường Quốc phòng là thị trường quan trọng nhất – thị trường trọng điểm của Công ty – là thị trường ổn định giúp Công ty 20 luôn chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó hàng quân phục phục vụ các ngành đường sắt, hải quan, biên phòng, thuế vụ, công an cũng là một thị trường khá quan trọng đối với Công ty. *Thị trường ngoài nước. Từ năm 1994 Công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu, hợp đồng gia công với các khối EU, Hàn Quốc, Hồng Kông, Canada. Hiện nay số bạn hàng của Công ty lên tới 12 nước. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng gia công. Mọi nguyên liệu, kích cỡ, màu sắc đều do nước ngoài quy định, sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa được dán nhãn mác của Công ty. Do vậy thị trường nước ngoài vẫn chưa ổn định. Hướng phấn đấu của Công ty là thâm nhập vào thị trường bằng những sản phẩm mang nhãn hiệu Công ty 20. 1.2.4. Đặc điểm về nguồn vốn : Vốn luôn là vấn đề đặt ra gay gắt đối với Công ty để có thể chủ động hơn nữa trong cơ chế thị trường. Công ty hiện vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn, nhưng phải chuẩn bị tốt khả năng sử dụng vốn khi cấp trên ngày càng trao cho Công ty nhiều quyền chủ động hơn trong sản xuất, kinh doanh. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn, Công ty một mặt tích cực khai thác các nguồn vốn khác, một mặt phải đẩy nhanh tốc độ vòng quay của đồng vốn. Công tác tài chính vì vậy đòi hỏi phải năng động hơn, đồng thời cũng phải chấp hành đúng các quy định chế độ tài chính kế toán để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình chu chuyển đồng vốn. Vốn được hình thành từ 3 nguồn: Do bổ sung hàng năm từ lợi nhuận Nguồn do TCHC – BQP cấp Nguồn do ngân sách nhà nước cấp. Năm 1996 tổng nguồn vốn là 19.664.000.000 đồng, đến năm 2001 tổng nguồn vốn là 66.663.982.524 đồng. Qui mô vốn của Công ty năm 2005: Tổng số vốn kinh doanh : 145.360.709.885 đồng Vốn lưu động: 16.025.727.409 đồng Vốn cố định : 129.334.982.476 đồng Với đặc điểm chủ yếu là phục vụ Quốc phòng (70% doanh thu) nhưng Công ty cũng rất coi trọng tới xuất khẩu và tìm kiếm thị trường trong nước. Công ty có mạng lưới tiêu thụ rộng với các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý trên toàn quốc. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty 20 (Sơ đồ 4) Đứng đầu là Giám đốc Công ty: là người cấp trên bổ nhiệm, là người đại diện và là người điều hành cao nhất tại Công ty, có thẩm quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty theo đúng kế hoạch được cấp trên phê duyệt và nghị quyết của đại hội CNVC hàng năm. Giúp việc cho giám đốc là 4 phó giám đốc: - Phó giám đốc chính trị kiêm bí thư đảng uỷ - Phó giám đốc kinh doanh - Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ. - Phó giám đốc sản xuất Các phó giám đốc Công ty được phân công để quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phó giám đốc được uỷ quyền trực tiếp làm đại diện tư cách pháp nhân trong phần việc và có thời hạn do giám đốc Công ty giao. Khối hành chính gián tiếp: - Phòng chính trị: Chuyên trách công tác đảng giúp đảng uỷ và ban giám đốc tiến hành công tác tư tưởng, công tác tổ chức trong đảng bộ toàn Công ty, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của bí thư đảng uỷ và sự lãnh đạo chuyên môn của TCHC. - Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc tiến hành công tác tổ chức sản xuất, công tác tổ chức lao động và tiền lương. - Phòng kinh doanh: Với chức năng là kinh doanh tạo nguồn vật tư, ký kết các hợp đồng sản xuất, xuất nhập khẩu và hàng kinh tế phục vụ nhu cầu trong nước. - Phòng tài chính kế toán: Là cơ quan tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính, hạch toán kinh tế hoạt động của phòng phải phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD của toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên và giám đốc về thực hiện các chế độ nghiệp vụ công tác tài chính kế tóan của toàn Công ty. - Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Đây là cơ quan tham mưu cho giám đốc về công tác khoa học, chất lượng, nghiên cứu chế thử kiểm tra chất lượng sản phẩm và huấn luyện nghiệp vụ. - Văn phòng: Là cơ quan gíup cho giám đốc về các chế độ hành chính sự vụ văn thư bảo mật, thường xuyên bảo đảm an toàn cho Công ty, đảm bảo trang thiết bị nơi làm việc. Đồng thời là cơ quan bảo đảm cuộc sống về ăn ở, sức khoẻ đi lại, nhà trẻ mẫu giáo, tiếp khách trong phạm vi Công ty và chịu trách nhiệm về các mặt công tác khác của mình. Xí nghiệp: Mỗi Xí nghiệp có nhiệm vụ riêng và mỗi Xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh trong phạm vi được phân cấp. Mỗi Xí nghiệp thành viên có một giám đốc lãnh đạo trực tiếp, giúp giám đốc là các phó giám đốc và các ban: ban tổ chức sản xuất, ban tài chính, ban kỹ thuật, các phân xưởng và các tổ đội sản xuất. Xí nghiệp là nơi ghi chép, thu thập các tài liệu ban đầu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là đơn vị hành chính của Công ty, mọi nhiệm vụ tổ chức sản xuất của Công ty cũng như phương tiện kỹ thuật đều được tiến hành qua các phân xưởng và tổ chức sản xuất của Xí nghiệp. Hiện nay Công ty có các Xí nghiệp sau: - Xí nghiệp 1: Là Xí nghiệp may đo phục vụ quân trang cho các cán bộ trung cao cấp trong quân đội ở khu vực phía Bắc. - Xí nghiệp 3: Là Xí nghiệp may đo hàng loạt phục vụ quốc phòng và tham gia sản xuất hàng xuất khẩu - Xí nghiệp 5: Sản xuất các mặt hàng dệt kim như tất, khăn mặt - Xí nghiệp 6: Vừa tiến hành sản xuất và tiến hành các dịch vụ bán hàng giới thiệu sản phẩm - Xí nghiệp dệt Nam Định(XN7): Chuyên sản xuất và cung cấp vật liệu cho Công ty - Công ty cổ phần 199: chuyên dệt may - Xí nghiệp thương mại: bán và phân phối sản phẩm - Trung tâm đào tạo may hàng năm đào tạo đội ngũ công nhân viên đáp ứng yêu cầu của Công ty theo nhiệm vụ của TCHC giao cho. 1.4. Đặc điểm tổ chức Kế toán của Công ty 20 1.4.1. Tổ chức bộ máy Kế toán của Công ty 20 Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý của Công ty, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung(sơ đồ 4). Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung nghĩa là phòng tài vụ Công ty cũng là phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở Công ty từ xử lý chứng từ, ghi sổ Kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết đến việc lập báo cáo kế toán. Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ là hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện thu thập xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng chế độ và quy định của Bộ tài chính. Đồng thời, phòng kế toán còn cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của Công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, từ đó tham mưu cho ban giám đốc để đề ra các biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của Công ty kết hợp với mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ gồm 10 người và được tổ chức như sơ đồ 5. Xí nghiệp may1 Phó giám đốc kỹ thuật Xí nghiệp may3 Xí nghiệp 5 dệt kim Xí nghiệp may6 Xí nghiệp dệt 7 Xí nghiệp may8 Xí nghiệp may8 Trường mầm non Chi nhánh phía nam Trung tâm đào tạo nghề may Xí nghiệp thương mại dịch vụ Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng xuất nhập khẩu Phòng kỹ thuật chất lượng Phòng chính trị Văn phòng Giám đốc Công ty Phó giám đốc chính trị Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Trưởng phòng TC - KT: Là người phụ trách chung giúp giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán, tài chính của Công ty theo định kỳ. Phó phòng kế toán : có trách nhiệm giúp đỡ trưởng phòng theo dõi, quản lý và điều hành công tác kế toán. Kế toán vật tư: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn, các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên các TK 152, 153. Cuối tháng, kế toán vật tư tổng hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập, xuất, tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Khi có yêu cầu kế toán vật tư và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại vật tư, đối chiếu với sổ kế toán, nếu có thiếu hụt sẽ tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, lập biên bản kiềm kê. Kế toán thanh toán: Theo dõi công việc thanh toán giữa Công ty và khách hàng, các khoản nghĩa vụ mà Công ty phải đóng góp cho nhà nước trên các tài khoản: TK 131 - phải thu của khách hàng, TK 331 - phải trả cho người bán, TK 3331 - thuế, TK 136, 141, 336 và các khoản trích theo quy định của nhà nước. Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản trích theo lương. Việc thanh toán liên quan tới các tài khoản 334,.338, 622, 627, 641, 642, các khoản trích theo quy định của nhà nước. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của các Xí nghiệp và đơn giá lương, hệ số lương, bảng chấm công, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên thống kê ở các Xí nghiệp chuyển lên, kế toán tiền lương tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp thanh toán lương của Công ty. Kế toán TSCĐ và ĐTXDCB: thực hiện việc phân loại tài sản cố định hiện có của Công ty, theo dõi tình hình tăng, giảm, tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đều (khấu hao đường thẳng), theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty, phụ trách các tài khoản: TK 211 - Tài sản cố định; TK 214 - Hao mòn tài sản cố định, TK 411, 412, 415, 441... Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Phản ánh đầy đủ việc nhập, xuất, tồn thành phẩm. Phản ánh chính xác số lượng thành phẩm được xác định là tiêu thụ, doanh thu bán hàng của số thành phẩm đó. Từ đó làm cơ sở xác định các khoản nghĩa vụ mà Công ty phải đóng góp cho nhà nước. Sử dụng các tài khoản: TK 155 - thành phẩm, TK 156 - Hàng hoá, TK511 - doanh thu bán hàng, TK 911 - xác định kết quả kinh doanh, TK 421 - Lãi chưa phân phối. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, sản xuất phụ, tính gía thành sản phẩm do Công ty sản xuất, liên quan các tài khoản: TK621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622 - chi phí nhân công trực tiếp, TK627 - chi phí sản xuất chung, TK641 - chi phí bán hàng, TK642 - chi phí quản lý doanh nghiệp, TK154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK142 - chi phí trả trước. Thủ quỹ: Là người, phụ trách việc thu chi tiền mặt, những chứng từ có gía trị như tiền vàng bạc, đá quý. Trên các tài khoản TK 1111 - Tiền Việt Nam, TK 112 - Tiền gửi ngân hàng. Tại các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê phân xưởng. Các nhân viên này có nhiệm vụ thực hiện công tác ghi chép ban đầu tại các phân xưởng, các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm. Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ và điều lệ của Công ty, căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho để ghi thẻ kho, cuối tháng lập báo cáo nhập, xuất, tồn và chuyển lên phòng kế toán Công ty. Cụ thể nhân viên thống kê phải theo dõi : + Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của Xí nghiệp. + Số lượng bán thành phẩm, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và số lượng sản phẩm hòan thành để tính lương cho cán bộ công nhân viên. + Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào đầu ngày và số lượng thành phẩm nhập vào cuối ngày. Cuối tháng, nhân viên thống kê Xí nghiệp lập báo cáo nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu và báo cáo chế biến nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm, báo cáo thanh toán lương để chuyển lên phòng kế toán tài vụ của Công ty. Về mặt quản lý nhân viên thống kê chịu sự quản lý của giám đốc Xí nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán trưởng hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra. Tất cả các phần hành kế toán ở Công ty hầu hết đã được tin học hoá. Hiện tại phòng TC- KT có 7 máy vi tính và 1 máy in. Công ty sử dụng phần mềm kế toán ASIA SOFT. Kế toán máy là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm biến đôỉ dữ liệu kế toán thành thông tin kế toán. Nhờ sử dụng kế toán máy nên không cần phải làm thủ công các công việc như: ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu, lập báo cáo kế toán mà chỉ thực hiện phân loại, bổ sung thông tin chi tiết trên các sổ. Báo cáo có thể đưa ra một cách nhanh nhất phù hợp với quyết định kinh doanh và quản lý. 1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ Kế toán tại Công ty 20 Công ty 20 áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số15/2006/QĐ BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006 Niên độ kế toán: 1 năm dương lịch, từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. Để hạch toán hàng tồn kho Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Nhờ đó, kế toán theo dõi phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống tình hình xuất, nhập, tồn kho trên các sổ sách kế toán. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp sổ số dư. Công ty thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Phó phòng TC - KT Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương Kế toán TSCĐ và XDCB Kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm Thủ quỹ Kế toán thuế Kế toán vật tư Trưởng phòng TC - KT Sơ đồ 5: Bộ máy kế toán Công ty 20 a. Hệ thống chứng từ sử dụng Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính ban hành. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm: Chứng từ lao động tiền lương bao gồm: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm giờ, hợp đông giao khoán,... Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa... Chứng từ bán hàng: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho, Hoá đơn GTGT.. Chứng từ về tiền tệ, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định, Thẻ tài sản cố định, Biên bản thanh lý tài sản cố định... Tóm lại, Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành về chứng từ. Các chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời và đúng với tình hình thực tế phát sinh. Dựa vào các chứng từ, kế toán từng phần hành ghi chép vào các sổ sách kế toán liên quan, đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin kế toán cho ban giám đốc. b. Hệ thống tài khoản Công ty áp dụng bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC và các tài khoản sửa đổi bổ sung theo các thông tư hướng dẫn. Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán, Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2, cấp 3, 4 để theo dõi chi tiết cho từng loại sản phẩm theo từng phân xưởng. Ví dụ: TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mở chi tiết như sau: TK 62111 Chi phí NVL trực tiếp - QP - Đo may 62112 Chi phí NVL trực tiếp - QP - Hàng loạt 621133 Chi phí NVL trực tiếp - QP - Dệt kim - Bít tất 621233 Chi phí NVL trực tiếp - KT - Dệt kim - Bít tất 621306 Chi phí NVL trực tiếp - XK - Capital ... c. Hình thức sổ kế toán Hiện nay Công ty đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc điểm của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hệ thống sổ kế toán của Công ty đang áp dụng gồm: - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Nhật ký chung, các sổ nhật ký chuyên dùng (sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng) và sổ cái các tài khoản. - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết các tài khoản 152, 153, 211, 131, 331,...mở theo yêu cầu quản lý của Công ty. d. Trình tự ghi sổ kế toán (Sơ đồ 6) Hằng ngày căn cứ vào chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung. Sau đó từ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian rồi từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Các nghiệp vụ liên quan, cuối tháng từ sổ nhật ký chuyên dùng ghi vào sổ cái. Các chứng từ cần hạch toán chi tiết ngoài việc ghi vào sổ nhật ký chung hoặc sổ nhật ký chuyên dùng đồng thời được ghi vào sổ kế toán chi tiết. Cuối tháng lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết từ các sổ kế toán chi tiết. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh (vào cuối tháng). Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết, được dùng để lập báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung cùng kỳ. e. Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm 4 báo cáo: - Bảng cân đối kế toán: Mộu số B01 – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 – DN - Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B04- DN Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Hơn nữa cũng do là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty cho nên cuối kỳ ngoài các báo cáo tài chính bộ phận kế toán phải lập, cuối kỳ còn phải lập và nộp cho Tổng Công ty những báo cáo mang tính chất đặc thù riêng như: * Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm: Báo cáo này cho thấy giá thành cụ thể của từng đơn vị sản phẩm từ đó công ty có kế hoạch sản xuất và điều chỉnh giá thành cho hơp lý * Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố: Báo cáo cho thấy tỷ lệ từng yếu tố sản xuất trong tổng giá thành sản phẩm góp phần cân đối các yếu tố sản xuất cho hợp lý. * Báo cáo tình hình quân số và thu nhập của công nhân viên: Báo cáo cho thấy quân số và thu nhập bình quân của công nhân viên từ đó có thể so sánh với các năm trước và đặt kế hoạch cho năm sau để không ngừng nâng cao thu nhập của người lao động. Minh họa bảng cân đối kế toán của công ty năm 2007(Biểu số 2) Tổng cục hậu cần Mẫu số B01 - DN Công ty 20 (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Bảng cân đối kế toán Tại ngày 31 tháng 12 năm 20._.07 Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1 2 3 4 5 tài sản A.tài sản ngắn hạn (100 = 110+120+130+140+150) 100 188.133.069.561 199.294.377.886 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 54.870.139.171 18.531.967.176 1.Tiền 111 V.01 54.870.139.171 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 6.460.000.000 1.Đầu tư ngắn hạn 121 6.460.000.000 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 69.520.879.843 84.595.956.276 1.Phải thu khách hàng 131 56.585.048.960 80.169.373.013 2.Trả trước cho người bán 132 10.397.381.669 673.921.060 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 816.234.666 1.716.272.705 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng 134 0 5.Các khoản phải thu khác 135 V.03 1.722.214.548 2.036.389.498 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 0 IV. Hàng tồn kho 140 55.089.891.163 94.164.032.055 1.Hàng tồn kho 141 V.04 56.302.257.042 95.138.707.512 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 -1.212.365.879 -974.675.457 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 2.192.159.384 2.002.422.379 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 151 1.420.000 2.568.859 2.Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 1.893.234.939 3.Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 1.962.996 4.Tài sản ngắn hạn khác 158 2.188.776.388 106.618.581 B.tài sản dài hạn 131.153.849.993 124.818.846.537 (200=210+220+240+250+260) 200 I.Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 1.Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 3.Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 4.Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 II.Tài sản cố định 220 129.385.969.993 123.050.966.537 1.Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 127.794.956.283 119.677.575.915 - Nguyên giá 222 253.104.434.309 231.541.722.806 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -125.309.478.026 -111.864.146.891 2.Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 0 - Nguyên giá 225 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế 226 0 3.Tài sản cố định vô hình 227 V.10 768.366.550 806.766.550 - Nguyên giá 228 829.108.100 829.108.100 - Giá trị hao mòn luỹ kế 229 -60.741.550 -22.341.550 4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 822.647.160 2.566.624.072 III.Bất động sản đầu tư 240 V.12 0 0 - Nguyên giá 241 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế 242 0 IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 1.759.000.000 1.759.000.000 1.Đầu tư vào công ty con 251 0 1.659.000.000 2.Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh 252 0 3.Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 1.759.000.000 100.000.000 4.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 0 V.Tài sản dài hạn khác 260 8.880.000 8.880.000 1.Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 0 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 0 3.Tài sản dài hạn khác 268 8.880.000 8.880.000 Tổng cộng tài sản(270=100+200) 270 319.286.919.554 324.113.224.423 nguồn vốn 0 A.nợ phải trả(300=310+330) 300 140.665.836.102 148.660.524.342 I.Nợ ngắn hạn 310 139.397.631.749 148.660.524.342 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 77.214.161.647 58.521.865.422 2.Phải trả người bán 312 40.084.713.954 73.125.945.813 3.Người mua trả tiền trước 313 3.411.623.491 116.225.008 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 V.16 5.629.544.083 4.680.839.253 4.Phải trả cho người lao động 315 4.518.247.560 4.893.084.610 6.Chi phí phải trả 316 V.17 3.231.630.789 587.864.857 7.Phải trả nội bộ 317 0 8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng 318 0 9.Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 5.307.710.225 6.734.699.379 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 II.Nợ dài hạn 330 1.268.204.353 1.Phải trả dài hạn người bán 331 0 2.Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0 3.Phải trả dài hạn khác 333 0 4.Vay và nợ dài hạn 334 V.20 0 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 0 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 1.268.204.353 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 B.vốn chủ sở hữu(400=410+430) 400 178.621.083.452 175.452.700.081 I.Vốn chủ sở hữu 410 V.22 167.052.809.820 169.187.267.153 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 159.747.081.981 162.017.513.840 2.Thặng dư vốn cổ phần 412 0 3.Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 4.Cổ phiếu quỹ 414 0 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 240.996.731 7.Quỹ đầu tư phát triển 417 0 1.819.568.141 8.Quỹ dự phòng tài chính 418 6.636.986.957 5.350.185.172 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 0 0 11.Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 427.744.151 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 11.568.273.632 6.265.432.928 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 11.568.273.632 6.265.432.928 2.Nguồn kinh phí 432 V. 23 0 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0 Tổng cộng nguồn vốn(440=300+400) 440 319.286.919.554 324.113.224.423 Biểu số 2: Bảng cân đối kế toán công ty 20 năm 2007 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1.Tài sản thuê ngoài 24 8.515.104.100 8.515.104.100 2.Vật tư, h.hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3.H.hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 8.124.000 4.Nợ khó đòi đã xử lý 5.Ngoại tệ các loại 826.626,07 439.506,42 6.Dự toán chi sự nghiệp, dự án Biểu số 3: Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Phần II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 20 2.1. Đặc điểm quản lý CPSX ở Công ty 20 Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý sản phẩm và giá thành sản phẩm phải tiến hành phân loại chi phí và giá thành sản phẩm nhằm quản lý chặt chẽ các định mức chi phí, tiết kiệm chi phí để phát hiện mọi khả năng tiềm tàng trong việc hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.1. Phân loại CPSX ở Công ty 20 ở Công ty 20 CPSX bao gồm nhiều loại, mỗi loại có tính chất kinh tế, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và đáp ứng yêu cầu tính giá thành sản phẩm, Công ty 20 đã tiến hành phân loại CPSX thành các khoản mục sau: Thứ nhất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí, nó tham gia cấu thành thực thể sản phẩm, tạo ra đặc trưng vật lý cho sản phẩm. Thứ hai, chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp trách nhiệm thử việc, cơm ca, hỗ trợ lương...và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ...được tính vào chi phí sản xuất. Thứ ba, chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng gồm: tiền lương nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. 2.1.2 Đối tượng tập hợp CPSX Công ty 20 là đơn vị sản xuất quy mô lớn, có dây chuyền công nghệ liên tục khép kín ngắn ngày, tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ riêng. Mặt khác khối lượng sản phẩm mà Công ty 20 sản xuất trong kỳ là rất lớn nhưng lại được phân chia thành một số nhóm sản phẩm nhất định. Do đó bộ phận kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm. Do sản phẩm của Công ty 20 rất đa dạng và số trang viết có hạn nên trong phạm vi đề tài em chỉ trình bày đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm quốc phòng hàng loạt. 2.2 Quy trình hạch toán CPSX tại Công ty 20 Hiện nay, Công ty 20 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán chi phí sản xuất. Cuối kỳ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và từng phân xưởng căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tập hợp chi phí sản xuất chung. Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ Nhật ký mua hàng Nhật ký chi tiền Nhật ký chung Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Bảng tính giá thành và các bảng tổng hợp chi phí Sổ cái TK 621, 622, 627, 154, 152… Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 7: Quy trình hạch toán chi phí sản xuất 2.2.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp a. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của hầu hết các loại sản phẩm. Nguyên vật liệu của Công ty 20 được chia thành: * Nguyên vật liệu chính: + Các loại vải (đối với ngành may): vải Gabađin len rêu nội, vải Gabađin len be, vả katê mộc, vải katê sĩ lâm, vải phin mộc... + Các loại sợi (đối với ngành dệt): sợi Ne 32 cotton chảI thô, sợi ACC 32, sợi trục hồ... + NVL khác: Bông 100g/m2, mêx 1010, bạt mộc... * Vật liệu phụ: chỉ trắng 60/3, khuy bay rêu 11 ly, ken mút, khóa nhựa, chun 1cm, nhãn Công ty 20, nhãn cỡ... * Nhiên liệu: dầu Diezen, xăng Mogar 90, xăng Mogar 92, dầu máy, dầu F0 nhiệt trị cao... * Phụ tùng: băng ép méc, cước dán thoi 8448590, băng da, cáp treo Go ngắn, cáp treo Go dài, lược dệt, đầu tay đập... * Bao bì: Túi đựng tất quân trang, túi xách tay công ty, túi PE 94x72x60... Để thuân tiện cho việc cập nhật, xử lý và khai thác số liệu, Công ty 20 đã xây dựng một hệ thống mã nguyên vật liệu cho mỗi loại trên. Ví dụ như: Tên Mã hoá Vật liệu chính VLC + Vải katê màu xanh lá cây mới VLC091 + Sợi ACC32 VLC315 Vật liệu phụ PL + Khuy nâu 15 ly PL102 + Chỉ xanh lá cây TC 60/3- 5000m/cuộn PL225 Phụ tùng PT + Băng ép méc PT045 ........................................ ở Công ty 20, chi phí nguyên vật liệu được tập hợp trực tiếp cho từng nhóm sản phẩm. Để tập hơp chi phí này, kế toán sử dụng tài khoản 621 và các sổ kế toán sau: sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 621, sổ chi tiết tài khoản 621 Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ở Công ty 20 tuỳ theo loại sản phẩm khác nhau mà có chủng loại và cách thức khai thác khác nhau. Thứ nhất, đối với hàng quốc phòng: đây là mặt hàng công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của cục quân nhu. Đối với mặt hàng này, nguyên vật liệu sử dụng gồm: vải Gabađin, bông, mec, vải phin,chỉ, khuy... Trong đó, theo chỉ định của cục quân nhu, các loại vật liệu chính như: vải Gabađin cỏ úa, Gabađin len tím than, vải chéo pêcô xanh lá cây... được khai thác từ Công ty 28; các loại khuy nhựa, cúc đồng được khai thác từ K212 hoặc Z117; còn lại một số nguyên vật liệu như vải katê, vải phin, vải mộc, vải bạt... do xí nghiệp dệt của Công ty cung cấp hoặc một số nguyên vật liệu như: chỉ, mec, khóa...được khai thác từ các công ty khác ngoài thị trường như: công ty LD Coast Phong Phú, công ty TNHH Hữu Nghị, công ty TNHH YKK,... Thứ hai, đối với hàng gia công xuất khẩu: nguyên vật liệu chính, phụ được phía đưa gia công cung cấp trên cơ sở định mức tiêu hao do hai bên cùng xây dưng. Công ty chỉ hạch toán các chi phí tiền lương và phân bổ chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Thứ ba, đối với hàng kinh tế: các mặt hàng kinh tế bao gồm: các trang phục sản xuất theo yêu cầu của ngành đường sắt, cục thuế, hải quan... hoặc một số sản phẩm bán ra thị trường theo nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với mặt hàng này thì nguyên vật liệu chủ yếu được khai thác ngoài thị trường theo đúng chủng loại, mẫu mã do khách hàng yêu cầu. Ngoài ra, cũng có một số nguyên vật liệu được cung cấp bởi xí nghiệp dệt của Công ty như: vải mộc, vải phin... Không chỉ chủng loại nguyên vật liệu, cách thức khai thác nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm thuộc ba chủng loại mặt hàng trên khác nhau, mà nguyên tắc, thủ tục xuất nguyên vật liệu và việc tập hợp chi phí trong quá trình sản xuất ba loại mặt hàng này cũng có nhiều điểm khác nhau. ở đây em xin trình bày thủ tục xuất nguyên vật liệu và quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đối với sản xuất hàng quốc phòng hàng loạt. b Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho Công ty 20 áp dụng là phương pháp bình quân gia quyền. - Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty và vào tiến độ sản xuất của các xí nghiệp phòng tổ chức sản xuất sẽ cấp lệnh sản xuất hoặc hợp đồng sản xuất (Biểu 01 ) cho các xí nghiệp có nhiệm vụ may hàng loạt hàng quốc phòng. - Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu do Cục quân nhu xây dựng dựa trên ước tính với từng loại sản phẩm, phòng tổ chức sản xuất lập phiếu xuất kho (Biểu 02) từng loại nguyên vật liệu. Kế hoạch sản xuất Lệnh sản xuất Định mức tiêu hao NVL Phiếu xuất kho Sơ đồ 8 : Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu - Sau đó tổ cấp phát nguyên vật liệu xuất kho nguyên vật liệu, thủ kho chỉ ghi số lượng vật liệu xuất dùng mà chưa ghi giá trị vật liệu. Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: Một liên lưu tại chứng từ gốc ở phòng tài chính kế toán, Một liên lưu ở kế toán nguyên vật liệu, Một liên gửi cho xí nghiệp, Và một liên chuyển xuống cho thủ kho cùng với lệnh sản xuất . Căn cứ vào phiếu xuất kho cùng với lệnh sản xuất thủ kho tiến hành xuất nguyên vật liệu. Tại phòng tài chính kế toán, sau khi xuất kho vật liệu kế toán vật tư cập nhật số liệu vào máy. Khi nhập số liệu vào máy, kế toán chỉ tạm thời ghi số lượng vật tư xuất định, còn đơn giá xuất sẽ được máy tự động cập nhật và tự đông lên số liệu vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sổ chi tiết TK62111, TK62112... và các báo cáo, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn báo cáo tồn kho cuối kỳ... Cuối tháng kế toán nhập xong các chứng từ nhập, xuất kho vào máy, chương trình kế toán trên máy sẽ tự động tính được giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền. Sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân gia quyền của vật liệu xuất dùng và số lượng thực tế nguyên vật liệu xuất, kế toán tính được giá trị xuất nguyên vật liệu. Sau đó kế toán vào Bảng tính giá thành sản phẩm (Biểu số 04) cho từng Lệnh sản xuất Ngày 01 tháng 10 năm 2005 phòng Tổ chức sản xuất cấp Lệnh sản xuất số 453 cho Xí nghiệp 1 để sản xuất 5000 bộ quân phục chiến sĩ nam lục quân (Biểu 01). Khi có lệnh sản xuất, căn cứ vào hệ thống định mức vật tư kỹ thuật của Cục quân nhu (Biểu 02 ), kế toán vật tư phòng tổ chức sản xuất viết phiếu xuất kho nguyên vật liệu (Biểu 03 ). Căn cứ vào phiếu xuất kho và giá trị thực tế vật liệu xuất kho vào Sổ chi tiết NVL-CCDC theo từng chủng loại vật liệu (Biểu số 05). Biểu 01 BM.01.KH03 Tổng cục hậu cần 01/07/2001 Công ty 20 Số 453/10KHTCSX Lệnh sản xuất Cấp cho: Xí nghiệp may 1 TT Mặt hàng ĐVT Cỡ Số lượng 1 Quân phục chiến sĩ nam LQ-K03 Cái 3 1500 Cái 4 2500 Cái 5 1000 Cộng 5000 Ngày cấp 01/10/2007 Ngày giao hàng 23/10/2007 Giám đốc Công ty 2 Người nhận Biểu 02 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Hệ thống định mức vật tư kỹ thuật sản phẩm may mặc hàng loạt (Cục quân nhu- TCHC ban hành) TT Tên sản phẩm, nguyên liệu ĐVT Khổ vải Định mức 1 Quân phục chiến sĩ nam LQ Bộ Cỡ 3 Cỡ 4 Cỡ 5 - Gabađin pêcô rêu Mét 1.52 2,4 2,5 2,6 - Chỉ T53- 60/3- 5000m/c Cuộn 272 277 282 - Khuy nâu 15 ly Cái 15 15 15 - Khuy nâu 20 ly Cái 5 5 5 - Nhãn cỡ 3 Cái 2 2 2 - Nhãn cỡ 4 Cái 2 2 2 - Nhãn cỡ 5 Cái 2 2 2 ................ Biểu 03 Số Ngày Tổng cục hậu cần 6/10 03/10/2007 Công ty 20 Phiếu xuất kho Người nhận hàng: XN1 Đơn vị: NXN92 - Xí nghiệp may 1 Địa chỉ: Gia Lâm Tên kho: Kho vật tư TT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Gabađin pêcô rêu K1,5 Mét 12 500 2 Chỉ T53- 60/3- 5000m/c Mét 300 3 Khuy nâu 15 ly Cái 72 000 4 Khuy nâu 20 ly Cái 28 000 5 Nhãn cỡ 3 Cái 3 000 6 Nhãn cỡ 4 Cái 5 000 7 Nhãn cỡ 5 Cái 2 000 Cộng Ngày 03 tháng10 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người giao hàng Thủ kho Ví dụ: Tính giá trị thực tế vải Gabađin pêcô rêu xuất trong kỳ của phiếu xuất kho ngày 03/10/2007 của Xí nghiệp 1 như sau: Vải Gabađin pêcô rêu K 1,5 + Tồn đầu kỳ Số lượng 315m Giá trị: 8.505.000đ + Nhập trong kỳ Số lượng 78.000 Giá trị: 1.950.000.000 + Xuất trong kỳ Số lượng 12.500m Giá trị Đơn giá thực tế vải Gabađin pêcô rêu xuất trong kỳ = 8.505.000 + 1.950.000 315 + 78.000 = 25.000 Tổng giá trị thực tế vải Gabađin pêcô rêu xuất kho trong kỳ: = 25.000 x 12 500 = 312.500.000đ. Tương tự tính được giá trị thực tế vật liệu xuất kho trong kỳ của Phiếu xuất kho số 453 ngày 03/10/2007 của Xí nghiệp 1. + Chi phí nguyên vật liệu chính là: 321.500.000đồng + Chi phí nguyên vật liệu phụ là: 1.904.000 đồng + Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 331.904.000 đồn Biểu 04 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Bảng tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sản phẩm K03 - QPCS nam lục quân số lượng nhập kho 5000 sản phẩm TT Tên nguyên vật liệu Định mức NVL ĐVT Đơn giá xuất NVL Chi phí NVL trực tiếp I Chi phí NVL chính 312.500.000 1 Chéo pêcô rêu K1,5 12.500 Mét 25.000 312.500.000 II Chi phí NVL phụ 19.404.000 2 Chỉ T53- 60/3- 5000m/c 300 Mét 15.700 4.710.000 3 Khuy nâu 15 ly 72.000 Cái 42,7 3.074.400 4 Khuy nâu 20 ly 28.000 Cái 52,7 1.475.600 5 Nhãn cỡ 3 3.000 Cái 1.014,4 3.043.200 6 Nhãn cỡ 4 5.000 Cái 1.014,4 5.072.000 7 Nhãn cỡ 5 2.000 Cái 1.014,4 2.028.800 8 Tổng cộng 331.904.000 Biểu 05 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Sổ chi tiết nvl - CCDC Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Tên NVL- CCDC: Vải Gabađin pê cô rêu Đơn vị tính: m Quy cách: K1.5 Chứng từ Diễn giải TK Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL TT Tồn đầu kì 27.000 315 8.505.000 3 03/10 Xuất cho XN1 621 25.000 12.500 312.500.000 4 03/10 Nhập của XN7 331 25.000 450 14.400.000 ……… Cộng p/s 14.011,25 266.545.000 12.500 312.500.000 Tồn cuối kì 25.000 1.826,25 45.656.250 Sau đó kế toán căn cứ vào Sổ chi tiết NVL- CCDC để lập bảng tổng hợp xuất NVL (Biểu 06) Biểu 06 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Bảng tổng hợp xuất nvl Từ ngày 01/10/2005 đến ngày30/10/2005 STT Mã khách Tên khách hàng Số lượng Giá trị NXN92 NXN92 – Xí nghiệp may 1 1.332.844 3.480.117.257 I NVL phụ 103.068 812.530.815 1 BB005 Túi PE 40*60 2.680 1.538.963 2 PL018 Chỉ T53- 60/3- 5000m/c 3.677 67.107.897 3 PL102 Khuy nâu 15 ly 278.598 34.183.975 4 PL103 Khuy nâu 20 ly 36.100 7.385.699 ................ II NVL chính 302.161,600 2.667.586.442 1 VLC020 Gabađin pêcô rêu K1.5 12.500 312.500.000 2 VLC121 Katê mộc - K1,22 779 6.465.700 .................. Tổng cộng 3.480.117.257 Ngày 30 tháng10 năm 2007 Người lập biểu (Ký tên) Căn cứ vào Bảng tổng hợp xuất NVL- CCDC kế toán lập Bảng phân bổ NVL (Biểu 07) Biểu 07 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tháng 10 năm 2005 Ghi có Ghi nợ TK152 TK 153 1521 1522 1523 1524 1525 Cộng 1.TK621-chi phí NVLTT 8.123.084.819 1.820.549.280 17.011.350 9.960.656.449 Xí nghiệp 1 2.667.586.442 812.530.815 3.480.117.257 Xí nghiệp 2 1.560.442.015 25.115.647 1.734.085 1.587.291.747 ........... 2.TK627-CPSXC 5.459.468 4.976.820 20.763.850 31.200.138 52.612.749 Xí nghiệp 1 5.459.468 5.459.468 12.352.500 Xí nghiệp 2 ........ 12.018.473 12.018.473 3.TK641-CPBH 876.000 876.000 503.920 4.TK642-CP QLDN 237.000 237.000 350.000 Cộng 18.123.084.819 3.826.008.748 4.976.820 20.763.850 17.011.350 21.991.845.587 853.920 Ngườilậpbảng Kế toán trưởng (Đã ký ) (Đã ký) Sau đó ghi vào sổ NKC (Biểu 08) và Sổ cái TK 62112 (Biểu 09), Sổ cái TK621(Biểu 10) Biểu 08 Tổng cục hậu cần Công ty 20 trích nhật ký chung Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/10/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/10 6/10EN Nhập thành phẩm hàng Enter B Thành phẩm xuất khẩu- Enter B 155307 400 000 00 CPSX dở dang- xuất khẩu - Enter B 154307 400 000 000 03/10 PX6/10 Xuất vật tư theo lệnh sản xuất 453 QPCS nam LQ - K03 (5000bộ XN1) Chi phí NVL trực tiếp -Hàng QP - Hàng loạt 62112 312.500.000 Nguyên vật liệu chính 1521 312.500.000 Chi phí NVL trực tiếp - Hàng QP - Hàng loạt 62112 19.404.000 Vật liệu phụ 1522 19.404.000 ........................ Cộng chuyển trang sau 58.960.645.449 58.960.645.449 Ngày 31 tháng10 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu 09 Tổng cuc hậu cần Công ty 20 Sổ cái Tài khoản Tài khoản: 62112 - Chi phí NVL trực tiếp - Hàng QP - Hàng loạt Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/10/2007 Số dư đầu kỳ Chứng từ Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/10 7/9 Nhập trả lại hàng của PX7/9do và nhầm mã vật tư 1522 10.940.116 01/10 7/9 Nhập trả lại hàng của PX30/9 do xuất quá 1521 18.493.577 03/10 1/10 Xuất theo lệnh sản xuất số 452- áo ấm CB nam LQ (3220 cái) 1521 302.999.599 03/10 1/10 Xuất theo lệnh sản xuất số 452- áo ấm CB nam LQ (3220 cái) 1522 13.570.242 03/10 2/10 Xuất vật tư theo lệnh sản xuất số 441- quân len nam(6070 cái) 1521 579.870.580 03/10 2/10 Xuất vật tư theo lệnh sản xuất số 441- quân len nam(6070 cái) 12.878.189 03/10 3/10 Xuất vật tư theo lênh sản xuất số 453- QPCS nam LQ (5000 bộ) 1521 312.500.000 03/10 3/10 Xuất vật tư theo lênh sản xuất số 453- QPCS nam LQ (5000 bộ) 1522 19.404.000 04/10 8/10 Xuất đóng gói hàng may gia công 1525 1.148.480 .................. 31/10 19926 K/c chi phí vật liệu hàng QP từ TK 62112 sang TK15412 15412 12.658.741.350 31/10 20042 K/c CF NVLTT hàng loạt - hàng QP từ TK 62112 sang TK 15412 15412 784.054.546 Tổng phát sinh trong kỳ 24.120.708.391 24.120.708.391 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng10 năm 2007 Kế toán trưởng Người ghi sổ Biểu 10 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Sổ cái TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Từ ngày 01/10/2007 đến ngày 31/10/2007 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 01/10 9/10 Thanh toán tiền khai thác vật tư để sản xuất hàng tuỳ viên 1111 68.095.900 01/10 7/9 Nhập trả lại hàng của PX7/9do và nhầm mã vật tư 1522 10.940.116 01/10 7/9 Nhập trả lại hàng của PX30/9 do xuất quá 1521 18.493.577 03/10 1/10 Xuất theo lệnh sản xuất số 452- áo ấm CB nam LQ (3220 cái) 1521 302. 999.599 03/10 1/10 Xuất theo lệnh sản xuất số 452- áo ấm CB nam LQ (3220 cái) 1522 13.570..242 03/10 2/10 Xuất vật tư theo lệnh sản xuất số 441- quân len nam(6070 cái) 1521 579.870.580 03/10 2/10 Xuất vật tư theo lệnh sản xuất số 441- quân len nam(6070 cái) 12.878.189 03/10 3/10 Xuất vật tư theo lênh sản xuất số 453- QPCS nam LQ (5000 bộ) 1521 312.500.000 03/10 3/10 Xuất vật tư theo lênh sản xuất số 453- QPCS nam LQ (5000 bộ) 1522 19.404.000 .............. 31/10 9981 K/c chi phí vật liệu hàng QP từ TK 62111sang TK15411 15411 999.910..263 31/10 9981 K/c chi phí vật liệu hàng QP từ TK 62112 sang TK15412 15412 5.428.718.640 31/10 9982 K/c chi phí vật liệu hàng kinh tế từ TK 62132 sang TK154232 154232 215.590.500 Tổng số phát sinh 3.480.117.257 3.480.117.257 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 10 năm 2007 Kế toán trưởng Người ghi sổ 2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp a. Phương pháp tính lương của công nhân lao động trực tiếp: Đối với tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động bao gồm: Lương chính, lương thêm giờ, thưởng trong lương. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm... Tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty được thanh toán làm 2 kỳ trong tháng. Kỳ 1 được trả vào ngày 15 và kỳ 2 được trả vào ngày 05 tháng sau. Hằng năm, các xí nghiệp đều có kế hoạch nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên vì vậy kế toán không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép vào giá thành sản phẩm. Hiện nay Công ty 20 áp dụng các hình thức trả lương sau: Trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. + Trả lương theo sản phẩm: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng sợi, phân xưởng dệt, phân xưởng nhuôm, phân xưởng may được hưởng lương theo đơn giá khoán do phòng tổ chức sản xuất kết hợp với phòng kỹ thuật xây dựng. Công thức tính lương theo sản phẩm: Tiền lương sản phẩm được hưởng trong tháng = Số lượng sản phẩm nhập kho x Đơn giá tiền lương sản phẩm Đối với mức lương tổ trưởng được hưởng trong tháng được tính theo công thức: Lương sản phẩm = Đơn giá lương tổ trưởng x Số sản phẩm hoàn thành trong tháng của tổ phụ trách Việc phân bổ tiền lương này được kế toán tiền lương tính toán dựa vào bảng thanh toán tiền lương từ các phân xưởng và các bộ phận khác gửi lên. Tại các xí nghiệp, sau khi có đơn giá khoán của công ty đưa xuống, kế toán lương cùng quản đốc phân xưởng và tổ trưởng xây dựng bảng đơn giá chi tiết cho từng công đoạn theo quy trình sản xuất sản phẩm dựa trên yêu cầu về kỹ thuật và thời gian hoàn thành. Đơn giá tiền lương công nhân sản xuất của một bộ quân phục chiến sĩ nam lục quân là 5060 đồng, được chia cho từng công đoạn sau: TT Quy trình công nghệ Hệ số Đơn giá 1 Quay lộn moi quần 2 210 2 May túi dọc 3 315 3 May cạp hoàn chỉnh 6 630 4 May giàng gấu quần 2 210 5 Vào vai, tra cổ 2.1 226 6 Quay cổ, nắp túi, măng séc 1.05 113 7 Diễu nắp túi, may đố túi 1 105 8 Dán túi 2.1 226 9 May sườn 3 315 10 Tra mí, diễu măng séc 2 210 11 May gấu áo 2 210 12 Can chèn may thép tay 1 105 13 Tra tay hoàn chỉnh 2 210 14 Pha sửa 1 105 15 Thùa 1 105 ............... Cộng 100 5.060 Cách này đảm bảo việc phân phối tiền lương công nhân được công bằng, phản ánh chính xác sức lao động và trình độ tay nghề của từng người lao động qua từng công đoạn. Ngoài ra theo quy định của Tổng cục hậu cần các khoản như: nghỉ hưởng BHXH, nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ ốm đau, thai sản…được tính thêm 30% phụ cấp quốc phòng. Đồng thời tính thu 5% BHXH, 1% BHYT trên lương cơ bản theo chế độ Nhà nước quy định vào bảng thanh toán tiền lương. Mức lương bậc thợ quy định tại Công ty 20 là: Bậc 1: Hệ số 1,4 x 350.000 = 490.000đ Bậc 2: Hệ số 1.58 x 350.000 = 553.000đ Bậc 3: Hệ số 1.78 x 350.000 = 623.000đ Bậc 4: Hệ số 2.01 x 350.000 = 703.500đ Bậc 5: Hệ số 3.27 x 350.000 = 1.144.500đ Tuỳ theo số sản phẩm công nhân làm được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Căn cứ và việc định giá cho mỗi chi tiết mà công nhân làm được để tính tiền trả cho họ. + Lương thời gian : được tính theo công thức sau: 26 Lương thời gian = Mức lương cơ bản theo bậc thợ x 130% x Số ngày hưởng lương b. Đặc điểm hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622 và các sổ kế toán sau: sổ nhật ký chung, sổ cái tài khoản 622, sổ chi tiết tài khoản 622 theo từng nhóm sản phẩm nên tài khoản 622 cũng được mở chi tiết tương tự tài khoản 621. Riêng đối với các khoản chi phí nhân công trực tiếp khác như chi phí cơm ca, chi phí lương khác...do được tập hợp chung cho các sản phẩm có tài khoản chi tiết riêng như: chi phí cơm ca được tập hợp trên tài khoản 6225, chi phí lương khác được tập hợp trên tài khoản 6228, chi phí bảo hiểm được tập hợp trên tài khoản 6229. Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chi tiết theo từng phân xưởng, các nhân viên thống kê phân xưởng sẽ chấm công lao động cho từng công nhân, sau đó cuối tháng gửi lên phòng tài chính kế toán. Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm, bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, tổ trưởng lập bảng cân đối lương sản phẩm (Biểu 11), kế toán lương xí nghiệp tính tiền lương sản phẩm, lương thời gian và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Sau khi tính xong lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, kế toán lên số liệu vào bảng thanh toán lương (Biểu 12), gửi bộ chứng từ gồm bảng thanh toán lương, bảng cân đối sản phẩm, bảng chấm công lên phòng kế hoạch tổ chức sản xuất để duyệt lương. Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất căn cứ vào bộ chứng từ trên, duyệt chi tiết từng khoản thanh toán cho xí nghiệp rồi chuyển sang phòng tài chính kế toán viết phiếu chi. Xí nghiệp lĩnh tiền về phát cho các tổ trưởng, các tổ trưởng phát cho từng thành viên trong tổ và yêu cầu ký nhận vào bảng lương, sau đó đóng bộ chứng từ trên thành sổ lương và chuyển lên phòng tài chính kế toán. Tại phòng tài chính kế toán của công ty, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán lương lập bảng tính lương sản phẩm của các xí nghiệp, chương trình kế toán máy sẽ tự động lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ (Biểu 13) theo quy định của Nhà nước, sau đó tổng hợp lương cho toàn công ty trong bảng tính Excel, lấy kết quả xử lý từ Excel để nhập vào máy tính công ty. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 10 năm 2005, kế toán định khoản Nợ TK 622: 2.693.661.589 Có TK 334: 2.492.772.598 Có TK 338: 200.888.991 3382: 45.333.711 3383: 137.254.659 3384: 18.300.621 Sau đó ghi vào sổ NKC (Biểu 14) các cột: Tài khoản (gồm tài khoản Nợ và tài khoản Có), diễn giải, số tiền phát sinh nợ và phát sinh có và sổ cái TK 622 (Biểu 15). Ví dụ về trình tự tính lương và tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Tổ may 1 XN1 công nhân Nguyễn Thị Linh làm được 2950 chi tiết diễu nắp túi và 2854 chi tiết can chèn may thép tay kế toán tính lương cho chị: Căn cứ vào giá tiền đã định cho mỗi chi tiết trên, chẳng hạn định giá cho một chi tiết diễu nắp túi là 105 đồng, và một chi tiết chèn may thép tay cũng là 105 đồng nên kế toán tính được: Lương sản phẩm = (2950 x 105 ) + (2854 x 105 ) = 609.420đ Các khoản lương khác (lương thời gian ): Chị Linh hưởng bậc thợ 1/6 thợ may, lương cơ bản là 490.000 đồng, trong tháng nghỉ phép 2 ngày, nghỉ lễ 1 ngày. Lương thời gian chị Linh được hưởng trong 3 ngày là: 490.000 x 130% 26 x 3 ngày = 73.500đ Tính thu 5% BHXH và 1% BHYT trên lương cơ bản 490.000 x 6% = 29.400đ Tổng lương chị Linh được hưởng là: 662.970đ Trong đó: Lương sản phẩm: 609.420đ Lương thời gian : 73.500đ Thanh toán BHXH: 9.450đ Nộp BHXH, BHYT: 29.400đ Biểu 11 Tổng cục hậu cần Công ty 20 Bảng cân đối lương sản phẩm Tháng 10 năm 2007 Tên sản phẩm: Quân phục CS nam LQ TT Họ và tên Quay lộn May túi May c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6319.doc
Tài liệu liên quan