Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang phát triển, sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp trẻ và đầy tiềm năng khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển điều cốt yếu mà mỗi doanh nghiệp cần đạt được là sản phẩm sản xuất ra phải được sự chấp nhận của khách hàng cả về mặt chất lượng và giá cả. Để làm được điều này các doanh nghiệp một mặt cần phải tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất,
96 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, một mặt cần phải chú trọng công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế đảm bảo sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Yêu cầu này chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp quản lý chặt chẽ việc sử dụng lao động, vật tư và tiền vốn..., nghĩa là phải quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất nhằm mục đích tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp .
Công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp loại vừa, công ty có một đội ngũ kế toán vững vàng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Qua một thời gian thực tập tại công ty, nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Quý Liên, cùng sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Tài Chính- Kế Toán tại công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài : Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
Nội dung luận văn bao gồm ba chương chính
Chương I : Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Chương II : Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất tại công ty DVCNHN.
Do sự hạn chế về mặt năng lực và thời gian nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy, các cô, và các cán bộ phòng Tài Chính-Kế Toán trong công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương I
Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
---------------//--------------
I/ Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất :
1.1- Chi phí sản xuất .
1.1.1- Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất :
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất của bất kỳ một phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của 3 yếu tố là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để sản xuất hàng hoá người sản xuất phải bỏ ra những chi phí tương ứng với các yếu tố cấu thành nên quá trình sản xuất: tương ứng với viêc sử dụng TSCĐ là chi phí về khấu hao TSCĐ, tương ứng vơí việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu...là các chi phí về NVL, tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí tiền lương và các khoản thù lao khác phải trả cho công nhân viên. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh tất cả các chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền .
Như vậy, khái niệm chi phí sản xuất được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vât hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Một doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động sản xuất ra sản phẩm dịch vụ hay lao vụ còn có những hoạt động kinh doanh và những hoạt động khác không mang tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, hoạt động sự nghiệp..., tuy nhiên chỉ có những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm mới được coi là chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh trong suốt qúa trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nó gắn liền với các công việc triển khai nghiệp vụ ở từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh chi phí sản xuất phải được tính toán và tập hợp theo từng thơì kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm ... và được tập hợp theô nơi phát sinh chi phí, theo đối tượng chịu chi phí. Chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới đựoc tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.
1.1.2-Phân loại chi phí sản xuất :
Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm nhằm thúc đẩy mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại một cách đúng đắn các chi phí sản xuất còn có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng kiểm tra và phân tích kinh tế. Tuỳ theo yêu cầu của quản lý và công tác hạch toán ta có các cách phân loại khác nhau :
a- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí sản xuất :
Theo tiêu thức phân loại này mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và tác dụng của chi phí như thế nào. Toàn bộ các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố như sau :
+ Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản .
+ Chi phí nhân công : Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên và công nhân sản xuất trong doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định : Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp dã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền bưu phí...phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã nêu trên.
Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế cuả chúng có tác dụng cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho việc lập bản thuyết minh BCTC (phần chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố) phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp để phân tích tình hình dự toán chi phí, lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng và mục đích của chi phí :
Theo cách phân loại này căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Vì vậy cách phân loại chi phí này còn gọi là cách phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục sau :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu ... trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dich vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp : Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo tiền lương như tiền ăn ca, làm đêm, làm thêm giờ, BHXH, BHYT, KPCĐ...của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Chi phí sản xuất chung : Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu ở trên ) như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất ...
Việc phân loại chi phí theo mục đích và công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản phẩm và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
c- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm :
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia làm 2 loại :
Chi phí khả biến : Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Thuộc loại này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí cố định (định phí) : Là những chi phí không thay đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành.
Phân loại chi phí sản xuất làm chi phí khả biến và chi phí cố định có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho công việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
d-Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí :
Theo cách phân loại này chi phí được chia làm 2 loại :
- Chi phí trực tiếp : Là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định, những chi phí này kế toán căn cứ vào số liệu từ chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho đối tượng chịu phí.
Chi phí gián tiếp : Là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc, những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho đối tượng chịu phí theo tiêu thức phân bổ phù hợp.
Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn, hợp lý.
Gíá thành sản phẩm :
1.2.1- Khái niệm giá thành sản phẩm :
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công tác, lao vụ hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và là một chỉ tiêu tính toán không thể thiếu được trong nguyên tắc hạch toán kinh tế. Giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất, tiêu thụ mà phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp chứ không bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.
Như vậy, giá thành được tính toán và xác định cho từng loại sản phẩm hoặc từng lao vụ dịch vụ cụ thể và tính toán đối với các sản phẩm đã hoàn thành giai đoạn sản xuất (thành phẩm hoặc kết thúc một số giai đoạn công nghệ bán thành phẩm).
1.2.2- Phân loại giá thành sản phẩm :
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi khác nhau.
Trong lý luận cũng như từ thực tế công tác ở doanh nghiệp, phạm trù giá thành thường được phân thành 3 loại như sau :
Giá thành kế hoạch : Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch sản phẩm được tiến hành trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí kế hoạch và được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức : Giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng có thể được thực hiên trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm dựa vào chi phí dự toán hiện hành. Giá thành định mức được xem là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong doanh nghiệp, để đánh giá các giải pháp mà doanh nghiệp đã áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.
Giá thành thực tế : Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ chỉ được xác định khi quá trình tái sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành và được dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh đã tập hợp được trong kỳ.
Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế-kỹ thuật để thực hiện quá trình tái sản xuất, là cơ sở để xác định giá trị sản phẩm, giá bán sản phẩm và để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo phạm vi tính toán giá thành người ta còn có thể chia giá thành làm 2 loại : giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) và giá thành toàn bộ.
+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) : Bao gồm các chi phí sản xuất ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ) tính cho những sản phẩm, lao vụ, dich vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm dã hoàn thnàh nhập kho hoặc đã giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và tính lãi gộp trong doanh nghiệp sản xuất.
+ Giá thành toàn bộ : Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, lao vụ hoặc dịch vụ đã được tiêu thụ, đây là căn cứ để tính toán lãi trước thuế của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Giữa chi phí sản xuất và giá thành công xưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giá thành công xưởng được tính toán trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất và số lượng sản phẩm đã hoàn thành ở kỳ báo cáo. Số liệu để tính toán giá thành công xưởng được tạo ra trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất. Từ đó ta thấy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt có mối quan hệ biện chứng và là hai công việc liên tiếp nhau. Mối quan hệ này vừa có điểm giống và khác nhau :
Chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là những hao phí lao động sống (V) và lao động vật hoá (C). Nếu chu kỳ sản xuất ngắn thì giá thành sản phẩm bằng những chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ. Tuy nhiên, nếu chu kỳ sản xuất dài thì giữa chi phí sản xuất và giá thành lại cần phải được phân biệt :
+ Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm và công việc đã hoàn thành
+ Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm những sản phẩm đã sản xuất hoàn thành trong kỳ, sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phảm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ trước chuyển sang.
Điều này cho ta thấy tổng giá thành sản phẩm không đồng nhất với tổng chi phí sản xuất chi ra trong kỳ.
Vai trò và nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh :
Đối với các doanh nghiệp chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu. Một doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trước tiên sản phẩm sản xuất ra phải đạt được hai yêu cầu : chất lượng cao và giá thành hạ. Do đó tính toán và hạch toán giá thành một cách chính xác có vai trò hết sức quan trọng. Muốn làm tốt được điều này đòi hỏi ngay từ khâu kế toán chi phí sản xuất phải được chính xác.
Có thể thấy, việc tính đúng và đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ là căn cứ cho doanh nghiệp xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý, khai thác sử dụng hiệu quả mọi khả năng tiềm tàng hạ giá thành của doanh nghiệp, đồng thời dựa vào đó doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động về vấn đề tài chính.
II-Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất:
2.1- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất phát sinh ở những địa điểm khác nhau với mục đích tạo ra các sản phẩm lao vụ khác nhau, ở những phạm vi và giới hạn nhất định theo quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó để quản lý chi phí sản xuất theo những giới hạn đó cần phải xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí cần căn cứ vào các yêu cầu sau :
Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Quy trình công nghệ sản phẩm.
Địa điểm phát sinh chi phí và mục đích công dụng của chi phí.
Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là :
Từng phân xưởng, từng bộ phận, tổ, đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp.
Từng giai đoạn (bước công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ).
Từng đơn đặt hàng hoặc hạng mục công trình.
Từng nhóm sản phẩm.
Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm.
2.2- Hệ thống phương pháp hạch toán chi phí sản xuất :
Do đối tượng hạch toán chi phí sản xuất khác nhau nên cũng có nhiều phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với từng đối tượng. Vì vậy trên thực tế thường áp dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sau đây :
a, Phương pháp hạch toán chi phi sản xuất chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm:
Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng chi tiết hoặc bộ phận riêng biệt phù hợp với tính chất, quy trình công nghệ và đáp ứng yêu cầu quản lý. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng cách tổng cộng các chi phí của các chi tiết bộ phận cấu thành sản phẩm .
Tuy nhiên, thực hiện phương pháp này khá phức tạp nên chỉ áp dụng hạn chế ở các doanh nghiệp chuyên môn hoá cao, sản xuất ít sản phẩm hoặc sản xuất mang tính chất đơn chiếc và ít chi tiết bộ phận cấu thành sản phẩm.
b, Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm :
Theo phương pháp này các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất. Nếu quy trình công nghệ chế biến sản phẩm qua nhiều công đoạn khác nhau thì các chi tiết được tập hợp theo từng phân xưởng, trong đó các chi phí trực tiếp được phân loại theo từng sản phẩm, các chi phí phục vụ quản lý sản xuất được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Khi đó giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp tổng cộng chi phí.
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất hàng loạt và khối lượng lớn như dệt hoặc khai thác khoáng sản.
c, Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm:
Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp phân loại theo nhóm sản phẩm cùng loại sản phẩm cùng loại. Khi đó giá thành được xác định bằng phương pháp liên hợp, tức sử dụng đồng thời một số phương pháp như: phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau như xí nghiệp đóng giầy, may mặc, dệt kim.
d, Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng :
Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp phân loại theo đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí đã tổng hợp theo đơn đặt hàng là giá thành thực tế của sản phẩm, khối lượng công việc hoàn thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc.
e, Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ:
Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng giai đoạn công nghệ, trong từng giai đoạn công nghệ các chi phí được phân tích theo từng loại sản phẩm hoặc bán thành phẩm.
Phương pháp này được áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất mà toàn bộ công nghệ sản xuất được chia ra làm nhiều giai đoạn công nghệ và nguyên vật liệu chính được chế biến một cách liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối theo một trình tự nhất định.
f- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị:
Theo phương pháp này, các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng đơn vị sản xuất (phân xưởng, tổ, đội...). Trong mỗi đơn vị sản xuất, các chi phí lại được tập hợp theo mỗi đối tượng chịu chi phí: chi tiết, sản phẩm , nhóm sản phẩm .Giá thành sản phẩm có thể được xác định bằng phương pháp trực tiếp, tổng cộng chi phí, hệ số...
g, Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo toàn bộ dây truyền sản xuất:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp sản xuất giản đơn, sản xuất ít loại sản phẩm.
2.3-Trình tự hạch toán chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính chi phí vào giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành khi tính giá thành sản phẩm.
Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán ... Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau:
+ Bước1:Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng
+ Bước2: Tính toán và phân bổ lao vụ các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đôí tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
+ Bước3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan.
+ Bước4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. Do đó, trên thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng một trong 2 hình thức chính đó là tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và theo phuơng pháp kiểm kê định kỳ.
a, Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
* Khái niệm :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu ... được sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Trường hợp vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng sản phẩm... Cách thức phân bổ như sau:
+Tính hệ số phân bổ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần phân bổ
Hệ số phân bổ = ------------------------------------------------------------
Tổng tiêu thức phân bổ
+Phân bổ chi phí nguên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm (từng đối tượng)
Chi phí nguyên Tổng chi phí Hệ số
vật liệu phân bổ = nguyênvật liệu * phân bổ
cho từng đối tượng cần phân bổ
* TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để theo dõi và tập hợp các khoản chi phí nguyễn vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
+ Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
+ Bên Có: . Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập kho.
. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và cuối kỳ không có số dư.
Sơ đồ1-1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu và CCDC
TK 621
Giá trị NVL xuất dùng
Không hết, nhập kho
Kết chuyển chi phí
NVL vào giá thành SP
TK 152 (TK611)
Giá trị NVL sử dụng cho sản xuất.
Giá trị NVL mua ngoài cho sản xuất.
TK 154 (TK631)
TK 111,112,331
TK 152 (TK611)
b, Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Khái niệm : Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản trích theo tiền lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất theo một tỷ lệ nhất định (19%).
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi các khoản chi phí phát sinh có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nhưng có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì có thể tập hợp chung, sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.
Tiêu chuẩn để phân bổ nhân công trục tiếp có thể là: chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch), giờ công định mức hoặc giờ công thực tế...tuỳ theo từng điều kiện cụ thể.
Sơ đồ 1-2: Sơ đồ kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
TK 622
TK 334
TK 154 (TK631) (TK631)
Tiền lương và phụ cấp phải trả cho CN sản xuất.
TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN sản xuất.
TK338
Trích BHYT, BHXH, KPCĐ theo tiền lương của CN sản xuất
Kết chuyển chi phí NCTT cho các đối tượng chịu chi phí
c- Hạch toán chi phí sản xuất chung :
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.
* Kết cấu:
+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
+ Bên Có: . Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
. Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào chi phí sản xuất sản phẩm hay lao vụ dịch vụ
Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng (6271): Phản ánh các khoản tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh.
+ Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất (6272, 6273): Bao gồm toàn bộ những khoản chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất sử dụng trong phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định (6274): Phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong phân xưởng, bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất kinh doanh phụ như nhà cửa, máy móc, kho tàng, thiết bị...
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài ( 6277): Bao gồm những chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho xuất kinh doanh của các phân xưởng, bộ phận như chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí điện nước, điện thoại...
+ Chi phí bằng tiền khác (6278): là các chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, tiếp khách, giao dịch của phân xưởng sản xuất.
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế các tiêu thức thường được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chung là phân bổ theo định mức, theo giờ làm việc thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất, theo tiền lương công nhân sản xuất...
Sơ đồ 1-3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
TK 627
TK334,338
Chi phí nhân viên phân xưởng
TK152,153 (TK611)
Chi phí NVL, CCDC dùng trong phân xưởng.
TK 214
Chi phí KH TSCĐ dùng trong phân xưởng.
TK331,111
Chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Chi phí nhân viên phân xưởng
Các khoản ghi giảm chi phí SX chung
Phân bổ chi pí SX chung cho các đối tượng chịu phí
TK152,111,112
TK 154 (K631)
Hạch toán chi phí trả trước và chi phí phải trả:
Khi tính giá thành công xưởng ở các doanh nghiệp sản xuất ta thường thấy giá thành của các sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm những chi phí có tính chất công nghiệp, không bao gồm những chi phí đã chi ra trong kỳ nhưng còn chờ phân bổ dần trong kỳ sau, đồng thời phải cộng những chi phí đã chi trả kỳ trước chưa phân bổ kết chuyển sang. Những chi phí đó được chia ra thành 2 loại:
+ Chi phí trả trước (hay chi phí chờ phân bổ).
+ Chi phí phải trả (hay chi phí trích trước).
- Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào chi phí kinh doanh của kỳ này mà tính vào 2 hay nhiều kỳ sau đó. Đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn và bản thân chi phí cũng tham gia vào nhiều kỳ kinh doanh, do đó nếu đưa một lần vào giá thành có thể làm cho giá thành trong kỳ tăng đột biến.
Thuộc chi phí trả trước có thể bao gồm những khoản sau:
Giá trị công cụ, dụng cụ nhỏ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần.
Tiền thuê tài sản cố định, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh.
Giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê.
Dịch vụ mua ngoài trả trước (điện nước, điện thoại).
Chi phí mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh, lệ phí giao thông.
Chi phí nghiên cứu thí nghiệm, phát minh sáng chế...( giá trị chưa tính vào tài sản cố định vô hình).
Lãi thuê mua tài sản cố định.
Hàng tháng căn cứ vào kế họach phân bổ do doanh nghiệp xây dựng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh đó vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí trích trước: Là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất hoặc yêu cầu của quản lý nên được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho giá thành, phí bán hàng và quản lý khỏi đột biến tăng khi những chi phí này phát sinh.
Chi phí phải trả trong doanh nghiệp bao gồm:
Tiền lương phép của công nhân sản xuất (trường hợp doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ ).
Chi phí về sửa chữa lớn tài sản cố định trong kế hoạch.
Thiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch.
Chi phí bảo hành sản phẩm trong kế hoạch.
Lãi tiền vay chưa đến hạn trả.
Tiền thuê tài sản cố định, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ...
Các dịch vụ mua ngoài khác sẽ cung cấp.
Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch trích trước do doanh nghiệp xây dựng, kế toán sẽ tiến hành trích trước các khoản chi phí đó vào các đối tượng chịu chi phí có liên quan.
Các khoản trích trước được theo dõi trên tài khoản 335.
Các khoản chi phí trả trước được theo dõi trên tài khoản 142.
Phương pháp ._.hạch toán cụ thể như sau:
Sơ đồ 1-4: Sơ đồ hạch toán chi phí trả trước và chi phí phải trả.
TK 627
TK 154
TK 142
TK 335
TK 641
TK 642
TK 631
Phân bổ chi phí vào chi phí SX chung trong kỳ
Phân bổ CP vào CPBH
Phân bổ CP vào CPQLý
Kết chuyển CP tính giá thành theo PP KKTX
Theo PP KKĐK
Trích trước chi phí theo dự toán
e- Thiệt hại trong sản xuất:
Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên hay giảm xuống là do ảnh huhưởng của nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành của sản phẩm là thiệt hại trong sản xuất. Những thiệt hại này vừa làm tăng giá thành sản phẩm vừa làm giảm chất lượng sản phẩm, do đó doanh nghiệp cần thiết phải phấn đấu để hạ thấp các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại về ngừng sản xuất.
Thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp...Tuy nhiên, không phải tất cả những sản phẩm hỏng đều không thể sửa chữa được và về phương diện kinh tế nếu chi phí sửa chữa sản phẩm nhỏ hơn chi phí sản xuất sản phẩm thì sản phẩm đó được coi là hỏng có thể sửa chữa được và ngược lại những sản phẩm mà chi phí sửa chữa sản phẩm lớn hơn chi phí sản xuất sản phẩm thì không được coi là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được.
Để xử lý thiệt hại sản phẩm hỏng doanh nghiệp sử dụng định mức thiệt hại và được chia ra thành hai loại: thiệt hại trong định mức và ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà DN dự kiến sẽ xảy ra trong qúa trình sản xuất sẽ được coi là hỏng trong định mức . Đây là những sản phẩm hỏng được xem là không tránh khỏi trong khâu sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này được coi là CP sản xuất chính phẩm. Những sản phẩm hỏng ngoài định mức là sản phẩm hỏng do những nguyên nhân bất thường gây ra như máy hỏng, hoả hoạn..., và những chi phí của chúng được xem như là một khoản phí tổn thời kỳ và phải trừ vào thu nhập.
Thiết hại về ngừng sản xuất: Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan (hoặc khách quan ), các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng...Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi thiệt hại ngừng sản xuất. Với những sản phẩm ngừng sản xuất theo kế hoạch đã được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh và theo dõi trên TK335. Còn chi phí ngừng sản xuất ngoài kế hoạch cũng phải được theo dõi riêng ở một trong những TK sau: TK1381, TK154, TK627, TK1421. Sau khi trừ số tiền bồi thường phải thu (nếu có) giá trị thiệt hại thực sẽ được tính vào chi phí bất thường.
Sơ đồ 1-5: Sơ đồ hạch toán sản phẩm hỏng có thể sửa chữa
Chi phí sửa chữa SP hỏng trong (ngoài) định mức
TK 152, 334, 338
TK152,1388
TK142,1381
Giá trị phế liệu thu hồi hoặc bồi thường thiệt hại
TK 627
Giá trị chi phí tính vào chi ph í sản xuất chung
TK 821
Giá trị thiệt hại tính vào chi phí bất thường
Sơ đồ 1-6: Sơ đồ hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng không thể sửa chữa
TK 154- SP hỏng không SC
TK 111, 112,152...
TK 821
Xử lý thiệt hại
Giá trị thu hồi
Giá trị thiệt hại thực tế
Sơ đồ 1-7: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch
TK1421- thiệt hại NSX
TK 1388, 152...
TK 821
TK 152, 334, 214...
Chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh
Số tiền bồi thường phải thu
Giá trị thiệt hại thực tế
f- Tập hợp chi phí sản xuất toàn DN:
Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất( chi phí sản phẩm ). Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục: Chiphí NVLTT, ChiphíNCTT, Chi phí sản xuất chung cần được kết chuyển tập hợp chi phí sản xuất của toàn DN và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng TK 154 “CP sản xuất kinh doanh dở dang” đối với phương pháp kê khai TX và TK 631 “giá thành sản phẩm” đối với phương pháp kiểm kê định kỳ. Hai tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành.
Sơ đồ 1-8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (PP KKTX)
Kết chuyển chi phí SXC
Kết chuyển chi phí NCTT
TK 627
TK 622
Giá vốn của hàng bán thẳng không qua kho
TK 632
Kết chuyển chi phí NVLTT
Giá thành sản xuất của hàng gửi bán thẳng không qua kho
Giá thành sản xuất của sản phẩm nhập kho
Các khoản ghi giảm chi phí
TK 621
TK 157
TK 155
TK152,1381
TK 154
Sơ đồ 1-9: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
(Phương pháp KKĐK)
TK 631
TK 154
TK 152
TK 1388
TK 154
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
Giá trị phế liệu thu hồi
Tiền bồi thường phải thu về sản phẩm hỏng
Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ĐKỳ
TK 632
Giá thành sản xuất của sản phảm hoàn thành trong kỳ
TK 621
TK 622
Kết chuyển chi phí NVLTT
Kết chuyển chi phí NCTT
TK 627
Kết chuyển chi phí SXC
III-Kế toán giá thành sản phẩm
3.1-Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Xác định đúng đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của DN, các lại sản phẩm và lao vụ mà DN sản xuất, tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Về mặt tổ chức sản xuất: Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá có thể là môĩ loại sản phẩm sản xuất nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều, khối lượng lớn như xí nghiệp dệt, may...
Đối tượng tính giá thành còn tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. Nếu quy trình sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm hay sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất. Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là từng chi tiết, bộ phận hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn chỉnh.
Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị tính được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, phù hợp với tính chất lý hoá của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành thực tế phải tương ứng với đơn vị tính đã ghi trong kế hoạch của doanh nghiệp. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định, phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành để cung cấp số liệu về giá thành một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.
Thông thường doanh nghiệp sản xuất vớu khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Còn nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, thì chu kỳ tính giá thành của sản phẩm là vào thời điểm hoàn thành.
Như vậy kỳ tính giá thành của sản phẩm không trùng với kỳ báo cáo.
3.2- Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết sản phẩm phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng...theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói, việc phân chia quá trình hạch toán thành 2 giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí sản xuất, tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị- tức là đối tượng tính giá thành.
Xác định được đúng 2 đối tượng này phù hợp với đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tính giá thành được chính xác. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể trùng với đối tượng tính giá thành nếu như sản phẩm, lao vụ, công việc ở mỗi bộ phận, giai đoạn công nghệ, hoặc mỗi quá trình công nghệ. Có khi đối tượng hạch toán chi phí sản xuất khác với đối tượng tính giá thành. Để phân biệt đựoc 2 đối tượng này, ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào cơ sở sau:
+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp).
+ Loại hình sản xuất.
+ Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
3.3- Đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.
Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau đây:
Phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương:
Dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên vật liệu phải xác định theo số thực tế đã dùng.
+ Bước 1: Quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm tương đương.
Số sản Số lượng Mức độ
phẩm tương = sản phẩm * hoàn thành
đương dở dang
+ Bước 2: Phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang theo từng khoản mục chi phí:
Chiphí NVL Chi phí NVLC (Đkỳ + PS Tkỳ) Số lượng
= ------------------------------------------ *
Chính cho SPDD SL hoàn thành + SL dở dang Ckỳ SPDD
Các chi phí chế biến khác được tính theo công thức:
Chi phí chế biến Chi phí chế biến từng loại Số lượng khác nằm = ----------------------------------- * sản phẩm trong SPDD SLSP HT + SLSP tương đương tương đương
+ Bước 3: Tổng hợp chi phí sản xuất tính cho SPDD
Ưu điểm: Tính giá sản SPDD được chính xác
Nhược điểm: Phương pháp tính phức tạp
Phương pháp tính giá 50% chi phí chế biến:
Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Cụ thể:
Giá trị Giá trị NVL chính 50% chi phí chế biến
sản phẩm = nằm trong SPDD + so với thành phẩm
dở dang (theo định mức)
* Ưu điểm: Tính toán nhanh
* Nhược điểm: Không chính xác
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các DN có chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm . Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí NVLC trực tiếp còn các chi phí chế biến khác tính cả cho thành phẩm trong kỳ chịu.
Công thức tính: GT SPDD đkỳ CP NVLTT
GTSPDD ckỳ theo CPNVLTT + PS trong kỳ Số lượng
theo chi phí = ------------------------------------------------ * SPDD
NVLTT Số lượng SPHT + Số lượng SPDD ckỳ cuối kỳ
Trường hợp DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVL trực tiếp, áp dụng theo công thức trên.
Giai đoạn 2: Tính giá trị SPDD cuối kỳ theo tổng giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang và được tính theo công thức sau:
GT SPDD đkỳ Giá thành nửa TP
Giá trị gđoạn 2 theo NVLTT + gđoạn 1 chuyển sang Số lượng
SPDD ckỳ = ---------------------------------------------------------- * SPDD
Gđ 2 Số lượng SPHT gđ 2 + Số lượng SPDD ckỳ gđ 2 gđ 2
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít nhưng có nhược điểm là độ chính xác không cao.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức:
Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được những định mức chi phí hợp lý hoặc đã áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở tưèng công đoạn sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm.
3.4- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Đối với các doanh nghiệp, việc tính đúng và tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, vì nguyên tắc cơ bản tài chính của doanh nghiệp phải bù đắp được chi phí sản xuát của doanh nghiệp trong kinh doanh và có lãi.
Với đặc điểm riêng của mình, mỗi doanh nghiệp sẽ chọn một phương pháp tính giá thành sao cho có hiệu quả nhất. Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc hoàn thành theo các loại khoản mục giá thành.
Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ công tác kế toán của doanh nghiệp, từng loại hình sản xuất cụ thể, kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành mang tính kỹ thuật nghiệp - vụ sau:
Phuơng pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp):
Phương pháp này áp dụng phù hợp với những sản phẩm có những quy trình công nghệ khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và sản xuất xen kẽ liên tục, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo (tháng, quý, năm).
Trường hợp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang mà không ổn định, cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp thích hợp trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và chi phí của sản phẩm dở dang đã xác định. Giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi phí theo công thức sau:
Z = C + D đkỳ - D ckỳ
Trong đó: Z là tổng giá thành từng đối tượng tính giá thành .
C là tổng chi phí sản xuất tập hợp đựơc trong kỳ .
D đkỳ là giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ.
D ckỳ là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Khi đó giá thành đơn vị sản phẩm được xác định là:
Z
z
=
----
S
(Trong đó: S là số lượng thành phẩm )
Trường hợp cuối tháng không có sản phẩm dở dang cuối kỳ hoặc có nhưng ít và ổn định nên không cần tính toán thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm đã hoàn thành: Z= C.
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, chính xác, tuy nhiên khi đối tượng hạch toán chi phí không trùng với đối tượng tính giá thành thì phương pháp này không còn phù hợp nữa.
Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, nhiều chi tiết sản phẩm hoặc nhiềugiai đoạn công nghệ. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng các chi phí sản xuất của từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn tạo nên sản phẩm. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt , nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc...
Phương pháp hệ số:
Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một qui trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng các yếu tố đầu vào nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau.
Trong trường hợp này đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.
Để tính giá thành trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó đưa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm chính đã tập hợp để tính ra giá thành các loại sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Công thức tính như sau:
Số lượng sản
Số lượng sản phẩm
Hệ số tính giá thành
=
*
Phẩm quy đổi
Thực tế từng loại
thành của sản phẩm đó
Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản
sản xuất của các = phẩm dở dang + phát sinh - phẩm dở dang
loại sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành sản xuất của các loại SP Sản lượng
đơn vị = --------------------------------------------------- * SP quy
sản phẩm gốc Tổng sản lượng tiêu chuẩn quy đổi đổi
Giá thành
từng loại = Giá thành đơn vị SP gốc * Hệ số từng loại SP tương ứng.
sản phẩm
d- Phương pháp tỷ lệ:
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau như sản phẩm may mặc, dệt kim, đóng giầy..., để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán tính ra giá thành đơn vị sản phẩm.
Tỷ lệ
Giá thành thực tế của cả nhóm
=
----------------------------------------------------------
Chi phí
Giá thành kế hoạch (định mức) của các loại SP
Giá thành thực Giá thành định mức Tỷ lệ
tế đơn vị = (kế hoạch) * chi phí
sản phẩm đơn vị SP
e- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp mà trong một quá trình sản xuất ngoài các sản phẩm chính còn thu đựơc các sản phẩm phụ. Để tính được giá trị sản phẩm chính kế toán cần loại trừ giá trị sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp khác nhau như giá ước tính, giá kế hoạch giá nguyên liệu ban đầu...
Phương pháp tính liên hợp:
áp dụng trong các doanh nghiệp có tính chất quy trình sản xuất và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải sử dụng nhiều cách khác nhau. Thực tế kế toán có thể kết hợp giữa tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ.
Các doanh nghiệp có thể tuỳ thuộc vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của mình mà chọn cách tính sao cho phù hợp với mình và chính xác nhất.
IV- Khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm taị một số nước trên thế giới.
* Tại Pháp:
Nội dung chỉ tiêu tính giá thành bao gồm tất cả các khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh không phân biệt chi phí đó thuộc loại nào. Về trình tự hạch toán gồm 4 bước chính như sau:
Bước 1: Tính giá tiếp liệu.
Giá phí của các loại NVL mua vào = Giá mua + Chi phí thu mua
Bước 2: Tính giá phí sản xuất.
Giá phí sản xuất bao gồm trị giá nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cùng với các chi phí sản xuất như chi phí nhân công, động lực, khấu hao...
Bước 3: Tính giá phí tiêu thụ (phân phối):
Phần chi phí này bao gồm các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bao bì, quảng cáo...phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm = Giá phí sản xuất + Giá phí tiêu thụ.
* Tại Bắc Mỹ (Mỹ và Canada):
Trong hệ thống kế toán Mỹ ta thấy cũng có 3 yếu tố chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng. Như vậy trong quan niệm của các nước này thì toàn bộ chi phí phát sinh được chia ra thành 2 loại chính đó là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Do đó chỉ những chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc mua mới thì mới được coi là chi phí sản xuất (còn gọi là chi phí sản phẩm).
Nguyên liệu trực tiếp và lao động trực tiếp của từng loại sản phẩm được theo dõi riêng trên tài khoản sản phẩm dở dang của sản phẩm đó, do vậy khi tập hợp chi phí sản xuất ta chỉ cần phải phân bổ chi phí sản xuất chung. Trong thực tế kế toán Mỹ có các cách thức phân bổ chi phí sản xuất chung như: phương pháp sản lượng, phương pháp chi phí nhân công trực tiếp, phương pháp số giờ công lao động thực tế, phương pháp số giờ máy chạy và phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...
Các chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí tiếp thị, chi phí quản lý chung...đây là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó chứ không tạo nên sản phẩm do đó cần phải loại trừ ra khỏi lợi tức của thời kỳ mà chúng phát sinh. Khoản chi phí này có tên gọi là khoản chi phí thời kỳ. Trình tự tính giá về cơ bản cũng giống như trình tự tính giá ở Việt Nam.
Hệ thống tài khoản kế toán mới của ta đang áp dụng dựa trên cơ sở hệ thống tà khoản kế toán Mỹ giúp cho kế toán viên làm việc được đơn giản hơn.
Như vậy trình tự tính giá ở các quốc gia không có sự khác biệt đáng kể, chủ yếu chỉ khác nhau về tên gọi và các bước phân chia. Tuy nhiên do quan niệm khác nhau về bản chất và chức năng của chỉ tiêu giá thành mà dẫn đến sự khác biệt trong tính toán, xác định phạm vi của giá thành.
Chương II
thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dệt vải công nghiệp hà nội
--------------------//--------------------
i- vài nét khái quát về công ty dệt vải công nghiệp hà nội
Tên gọi: công ty dệt vải công nghiệp hà nội.
Tên giao dịch quốc tế: HaNoi Industrial Canvas Textile Company.
Tên viết tắt : HAICATEX.
Trụ sở chính: 93 Đường Lĩnh Nam- Mai Động- Hai Bà Trưng- Hà Nội
Quá trình hình thành và phát triển Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội (DVCNHN).
Công ty DVCNHN là doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam- Bộ Công Nghiệp. Công ty được thành lập từ tháng 4/ 1967, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá nghành Dệt.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là dệt các loại vải phục vụ trong ngành công nghiệp như: vải mành, vải bạt, sợi xe... Công ty DVCNHN là doanh nghiệp duy nhất được giao nhiệm vụ sản xuất các loại vải dùng trong công nghiệp. Chính vì vậy mà các điều kiện sản xuất, các thông số kỹ thuật... công ty phải tự tìm tòi kinh nghiệm, trao đổi sản phẩm cùng loại với các doanh nghiệp trong ngành. Trong điều kiện như vậy, Công ty vừa tổ chức sản xuất, vừa từng bước hoàn thiện các quy trình công nghệ, sắp xếp lao động hợp lý, đưa năng suất lao động không ngừng tăng lên.
Qua 33 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật, trình độ sản xuất và trình độ quản lý, đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.
Sự hình thành và phát triển của công ty DVCNHN có thể chia thành 3 giai đoạn sau:
* Giai đoạn tiền thân của công ty DVCNHN:
Công ty ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của Mỹ đang leo thang phá hoại miền Bắc nước ta. Một trong các thành viên của nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định được lệnh tháo dỡ máy móc thiết bị sơ tán lên Hà Nội mang tên Nhà Máy Dệt Chăn. Nhà máy chọn địa điểm xây dựng tại xã Vĩnh Tuy- Thanh Trì- Hà Nội, quy trình công nghệ lúc đó là tận dụng bông bay, sợi rối, phế liệu của xí nghiệp Liên Hợp Dệt Nam Định để sản xuất chăn chiên. Vì thế, sau khi chuyển lên Hà Nội thì Nhà Máy phải thu mua phế liệu của các nhà máy khác trong khu vực như Dệt Kim Đông Xuân, Dệt 8-3..., để thay thế và giữ vững sản xuất. Do quy trình công nghệ quá thủ công, máy móc thiết bị quá cũ kỹ (chế tạo từ thời Pháp thuộc), nguyên vật liệu để sản xuất thuộc dạng phế liệu, cung cấp thất thường làm cho giá thành sản phẩm quá cao dẫn đến Nhà Nước phải bù lỗ triền miên.
Năm 1970-1972, Dây chuyền sản xuất vải mành làm lốp xe đạp do Trung Quốc lắp đặt đã được đưa vào sử dụng, sản phẩm làm ra được Nhà Máy Cao Su Sao vàng chấp nhận tiêu thụ để thay thế cho vải mành phải nhập của Trung Quốc mang lại xu thế hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, mang lại lợi nhuận cao cho nhà máy. Năm 1973 trao trả dây chuyền dệt chăn chiên cho nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định, nhà máy nhận thêm nhiệm vụ lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất vải bạt và phát triển dây chuyền sản xuất vải mành.
Tháng 10/1973, Nhà máy đổi tên thành Nhà Máy Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như vải mành, vải bạt, sợi xe các loại..., các sản phẩm của nhà máy là tư liệu sản xuất cho các doanh nghiệp khác.
* Giai đoạn trăng trưởng- thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp từ năm 1974 đến năm 1988:
Xuất phát từ quy mô ban đầu rất nhỏ, tiền vốn ít, chỉ có 473.406.98đ, giá trị tổng sản lượng là 158.507 (giá năm 1968) với tổng số 174 công nhân viên trong đó 114 công nhân sản xuất. Trong quá trình sản xuất, nhà máy không ngừng đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường máy móc thiết bị, lao động, vật tư, tiền vốn...Đến năm 1998 tổng mức vốn kinh doanh đã lên tới 5 tỷ đồng, giá trị sản lượng đạt 10 tỷ đồng (giá 1988), nâng tổng số toàn bộ công nhân viên lên 1079 người (986 công nhân sản xuất). Trong quá trình phát triển đi lên Nhà Máy đã cải tiến 6 máy dệt vải Bạt thành 6 máy dệt vải Mành, đưa tổng số máy lên thành 8 máy dệt mành, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được nhu cầu vải mành cotton làm lốp xe đạp trong nước đảm bảo cho nhà máy phát triển sản xuất kinh doanh có lãi.
Trong thời gian này, Nhà Máy thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước đảm nhận, doanh nghiệp chỉ lo tổ chức sản xuất để hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, do đó tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm làm ra đều được ưa chuộng và tiêu thụ từ Bắc vào Nam.
Các sản phẩm chủ yếu đạt mức tiêu thụ cao nhất như: vải Mành năm 1988 tiêu thụ 3,608 triệu m2, vải Bạt 1,2 triệu m, vải 3024 (dùng để may quân trang cho quân đội) 1,4 triệu m, dây chuyền sản xuất làm việc liên tục theo chế độ 3 ca.
* Giai đoạn chuyển đổi theo cơ chế thị trường (từ năm 1988 đến nay):
Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường vơí chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường trong nước xuất hiện những sản phẩm tương tự như sản phẩm của Nhà máy. Vì thế thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy bị thu hẹp đáng kể. Đứng trước tình hình đó, công ty đã phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trưòng. Công ty đã thay thế nguyên vật liệu là vải mành làm lốp xe đạp từ sợi bông (100% cotton) sang vải pêcô (65% cotton và 35% PE), đa dạng hoá sản phẩm, dệt thêu các loại vải dân dụng như vải 6624, 3415, 5420..., tìm khách hàng mới để ký hợp đồng, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra công ty còn đầu tư 2 dây chuyền may áo Jăc-ket với công suất thiết kế là 500000 sản phẩm/ một năm.
Ngày 28/8/1994 Nhà Máy được đổi tên thành công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội theo giấy phép thành lập số 100151 ngày23/8/1994 của Uỷ Ban Kế Họach Nhà nước với chức năng hoạt động đa dạng hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và xu thế quản lý tất yếu hiện nay. Năm 1997, công ty tiếp tục đầu tư một dây chuyền may, thiết bị nhập toàn bộ của Nhật Bản với 150 máy may công nghiệp và đã đi vào hoạt động năm 1998. Trong việc thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và chuyên môn hóa sản phẩm công ty chủ động tìm các đối tác liên doanh, liên kết để chế thử vải mành nilon 6 (từ 1993) dùngđể làm lốp xe máy, xe ôtô mà thị trường đang có nhu cầu lớn và bước đầu đã đạt đựơc những kết quả đáng khích lệ: 9 tháng đầu năm 2000 tiêu thụ được 298 tấn (trong đó xuất khẩu được 40 tấn) và dự tính trong những năm tới đây sẽ là mặt hàng chủ lực của công ty.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty qua các năm 97-98-99:
STT
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
1
Giá trị TSL
33.015.726.450
31.247.586.300
40.896.252.600
2
Doanh thu BH
32.139.829.696
30.682.719.260
51.950.074.159
3
Lãi thuần
238.801.148
35.510.714
18.917.105
4
Vốn kinh doanh
14.246.128.829
14.246.125.829
14.246.128.829
5
Số phải nộp NS
1.173.939.854
1.168.262.459
6.629.997.433
6
Số lao động
777
851
962
7
Thu nhập bình quân
635.350
607.991
620.659
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có xu hướng đi lên. Công ty đã duy trì tốc độ phát triển, tạo đủ công ăn việc làm cho đa số công nhân viên, phát huy năng lực, máy móc thiết bị, đầu tư đúng hướng tạo uy tín về chất lượng sản phẩm truyền thống trên thị trường, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty:
1.3.1- Các sản phẩm chính của công ty:
Hiện nay, công ty DVCNHN chuyên sản xuất các loại vải mành, vải bạt và các loại mộc (không qua tẩy nhuộm), sợi xe các lọai và sản phẩm may, những sản phẩm này đựơc sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành công nghiệp trong cả nước:
Vải mành: Được dùng làm nguyên liệu sản xuất lốp ôtô, xe máy, xe đạp, dây đay thang, khách hàng chủ yếu là các công ty cao su như công ty Cao Su Miền Nam, cao su Sao Vàng, cao su Hải Phòng, cao su Đà nẵng, cao su Biên Hoà...
Vải bạt các loại: Với các kích cỡ, khổ vải, dày mỏng khác nhau được các khách hàng, các nhà sản xuất dùng làm giấy vải các loại, ống dẫn nước, băng tải loại nhỏ, găng tay bảo hộ lao động, vải bọc bia, vải may quần áo bảo hộ lao động...khách hàng chủ yếu là công ty giầy Thăng Long, giầy Thuỵ Khuê, giày Thượng Đình... và các cơ sở sản xuất bia tiêu thụ mạnh.
Sợi xe các loại: Dùng làm chỉ khâu công nghiệp, khách hàng là các công ty xi măng dùng để khâu bao bì xi măng. Ngoài ra còn se sợi cho các công ty như công ty Dệt Lụa Nam Định, Dệt Hà Nội...để dệt các loại vải dày.
Hàng may: Chủ yếu may gia công cho nước ngoài như thị trưòng EU, ngoài ra công ty còn may xuất khẩu, bán trong nứơc và được phép kinh doanh một số loại vật tư cho ngành Dệt như nhập bông từ nước ngoài và bán cho các nhà máy sợi như: Dệt 8-3, Dệt Vĩnh Phú.
I.3.2- Quy trình công nghệ sản xuất một số loại sản phẩm chủ yếu:
Quy trình công nghiệp may
Nguyênliệu(vải)
Cắt( trải vải,giác mẫu, đính số, cắt)
May(may cổ,tay,thân, ghép hoàn thành SP
Là
Nhập kho
Kiểm, đóng gói, đóng kiện
b.Quy trình công nghệ sản xuất vải mành:
Sợi ngang
Máy suốt
Sợi đơn
Sợi đơn
Máy đậu
Máy xe lần 1
Máy xe lần 2
Sợi dọc
Máy dệt
Nhúng keo
Mành nilon
Kiểm vải
Nhập kho
c.Quy trình sản xuất vải bạt:
Sợi đơn
Máy suốt
Sợi dọc
Máy go
Máy dồn
Sợi ngang
Nhập kho
Kiểm vải
Gấp+Đóng kiện
Máy dệt
Máy đậu
Máy lờ
Máy ống
Máy xe
Máy đậu
Sợi đơn
1.4/ Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty:
1.4.1- Tổ chức bộ máy quản lý cuả công ty
Trong cơ chế thị trường cũng như nhiều Công Ty khác, Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội được quyền chủ động quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong nôị bộ để phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội đang tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo kiểu cơ cấu tổ chức ._.0
8.037.225
14.858.235
13.925.734
3.675.734
2.750.000
75.000.000
61.826.000
23.394.000
18.660.000
9.772.000
345.483.146
197.589.778
117.782.985
30.110.383
55.046.031
28.218.614
12.232.357
14.595.060
37.832.575
21.598.594
12.927.861
3.306.120
6.042.926
3.097.276
1.343.113
1.602.537
192.070.100
192.070.100
1.295.282.547
1.251.908.915
34.738.957
8.634.674
383.3153721
219.188.372
130.710.846
33.416.503
219.235.041
115.965.207
50.962.710
52.307.124
2.089.903.409
1.587.062.491
408.462.613
94.358.299
1.295.282.547
1.251.908.915
34.738.957
8.634.674
383.315.721
219.188.372
130.710.846
33.416.503
219.205.041
115.965.207
45.486.114
125.283.720
Cộng
1318.997.159
5.628.838
5.959.700
57.061.200
13.925.734
51.826.000
400.529.177
43.875.501
192.070.100
1.295.282.547
383.315.721
219.235.041
3.987.706.718
Chương III.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty dệt vải công nghiệp hà nội
I- Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật khách quan vốn có của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ... mà trong đó nổi bật là quy luật cạnh tranh. Quy luật này có tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải thấy được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải là hao phí cá biệt cuả từng doanh nghiệp, đó là các chi phí cần bỏ ra với mức thấp nhất, để tạo ra được những sản phẩm, lao vụ, dịch vụ với chất lượng cao, có thể cạnh tranh trên thị trường mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp .
Cơ chế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt vấn đề hàng đầu là hiệu quả chi phí, phải xác định được nội dung và tính đúng, tính đủ các chi phí vào giá thành sản phẩm. Ngoài các chi phí theo quy định phải tính vào giá thành sản phẩm, có thể phát sinh những chi phí “ không theo quy định” doanh nghiệp cũng cần phải tổ chức hạch toán riêng để phục vụ trực tiếp cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Nhà nước chỉ quy định những khoản mục giá thành tổng hợp, việc hạch toán những khoản mục chi phí đó phải theo đúng chế độ. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp việc xác định được chi phí giá thành của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ cụ thể để có quyết định đúng đắn cho việc tiếp tục hoạt động hay không, để mở rộng quy mô đến đâu hay thu hẹp...Tất cả những điều này đủ dể khẳng định những quan điểm khi cho rằngtrong điều kiện nền kinh tế thị trường không cần phaỉ tính toán xác định giá thành sản phẩm nữa vì giá thành không còn là cơ sở để xác định giá bán như trong điều kiện nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung. Mặc dù trong điều kiện nền kinh tế thị rtường giá cả là sự thoả thuận giữa ngưòi mua và người bán, do cung cầu, do quy luật cạnh tranh..., song muốn biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp hay của từng loại hoạt động, sản phẩm... cần phải biết được những chi phí thực tế đã được chuyển dịch vào sản phẩm dịch vụ, đó chính là giá thành sản phẩm.
Nói tóm lại, trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng, luôn được các doanh nghiệp quan tâm vì chúng luôn gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì mục tiêu ôựi nhuận tối đa. Do đó viẹc hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành có tác dụng to lớn và là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp.
II-Nội dung hoàn thiện.
Hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được tiến hành phù hợp với nội dung của tổ chức công tác hạch toán kế toán. Từ đó tiêns hành so sánh với viẹc tổ chức hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tịa doanh nghiệp cụ hể để rút ra những phương hướng hoàn thiện.
Hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu:
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành đều phải được phản ánh vào các chứng từ kế toán đồng thời sử dụng các chứng từ kế toán đó làm cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán. Chứng từ kế toán phải được lập kịp thời theo đúng quy đinh về nội dung và phương pháp lập. Bộ Tài Chính đã ban hành chế độ chứng từ kế toán theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995, bao gồm hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Do vậy, đối với doanh nghiệp chỉ là vấn đề tổ chức thực hiện.
Đối với hệ thống chứng từ hướng dẫn chủ yếu được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là tổ chức lựa chọn, vận dụng sao cho có hiệu quả nhất.
Căn cứ vào các chứng từ mang tính chất bắt buộc hay hướng dẫn, kế toán phải tổ chức lập và luân chuyển cho hợp lý. Trình tự và thời gian luân chuhyển chứng từ bao gồm: lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ, kiểm tra chứng từ, ghi sổ và lưu trữ chứng từ.
Hoàn thiện việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản thống nhất:
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp là bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp thuỵc mọi thành phần kinh tế đều phỉa thực hiện viẹc áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1.11.1995 của Bộ Tài Chính.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã phản ánh đầy đủ mọi hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu và đặc điểm nền kinh tế thị trờng ở nước ta hiện nay. Điều quan trọng là phải biết vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán đó. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà kế toán có thể không sử dụng một số tài khoản hoặc chi tiết hơn nữa một số tài khoản nào đó sao cho thuận lợi trong ghi chép, phản ánh và lập báo cáo kế toán.
Kế toán cần hiểu rõ nội dung và yêu cầu của mỗi tài khoản để tránh vận dụng sai.
Theo yêu cầu của kế toán tập hợp chi ph í và tính giá thành sản phẩm, kế toán phải nắm được những thông tin về tình hình biến động của các loại chi phí, phải biết được lượng chi phí đã chi ra trong kỳ để tập hợp, phân bổ làm cơ sở tính giá thành sản phẩm. Để cung cấp được những thông tin đó kế toán sử dụng những tài khoản sau:
- TK 621 “Chi phí NVLTT”
TK 622 “ Chi phí NCTT”
TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”
TK 154 và TK 631.
Hoàn thiện việc tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để ngưòi làm kế toán ghi chép phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kinh tế theo thời gian cũng như theo đối tượng.
Công tác kế toán trong một đơn vị hạch toán, đặc biệt là trong các doanh nghiệp thường nhiều và phức tạp. Do vậy, đợn vị cần thiết sử dụng nhiều loại sổ sách kế toán khác nhau cả về nội dụng, kết cấu, phương pháp hạch toán tạo thành một hệ thống sổ sách kế toán. Các sổ sách ké toán này được liên hệ chặt chẽ với nhau theo trình tự hạch toán của mỗi phần hành. Mỗi hình thức sổ kế toán được xây dựng là một hình thức tổ chức sổ nhất định mà doanh nghiệp cần phải có để thực hiện công tác kế toán.
Như vậy hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hơqpj cac sloại sổ kế toán khác nhau về chức năng ghi chép, kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự nhất định trên cơ sở các chứng từ gốc. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ hình thnàh cho mình một hình thức tổ chức sổ khác nhau
Hoàn thiện việc lập báo cáo kế toán:
Hệ thống báo cáo tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống chế đọ kế toán doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp được lập với mục đíchtổng hợp và rình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Hơn nữa, nó còn cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua và dự báo tình hình trong tương lai.Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, chủ nợ...hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất và tổng hợp số liệu về tình hình, két quả sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi phải tổ chức thực hiện đầy đủ về thời hạn, nội dung và phương pháp lập báo caó tài chính. Trước yêu cầu của công tác quản lý nền kinh tế thị trường, kế toán không chỉ biết lập báo cáo mà còn phải biết đọc và phân tích báo cáo để đưa ra được những ý kiến đề xuất, cố vấn cho ban lãnh đạo công ty.
III. Một số nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
1. Nhận xét chung.
Công ty DVCNHN là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, có truyền thống lâu đời trong ngành Dệt nước ta. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại vải công nghiệp như vải bạt, vải lọc bia, vải mành PA và các sản phẩm may thêu xuất khẩu và nội địa.
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay công ty đã từng bước lớn mạnh về mọi mặt. Chính nền kinh tế thị trường đã tạo ra hướng đi mới cho công ty, đây là hướng đi hoàn toàn đúng đắn dựa theo nhu cầu của thị trường và nền tảng kỹ thuật sẵn có cuả công ty để ngày càng phát triển và đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Công ty đã cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị kinh tế góp phần khẳng định vị trí của mình. Để đạt được kết quả như vậy một phần là nhờ công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý sản xuất nói chung, quản lý tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.
Cùng với sự đi lên của nền sản xuất, trình độ quản lý kinh tế của công ty cũng không ngừng được củng cố và nâng cao, đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vấn đề này được xác định là trọng tâm trong công tác quản lý kinh tế ở công ty.
2. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
2.1. Những mặt đã làm được.
. Về tổ chức bộ máy kế toán:
ở công ty DVCNHN, bộ máy kế toán đã được tổ chức, sắp xếp phù hợp với yêu cầu của công việc và trình độ chuyên môn của từng người. Ngoài những cán bộ có trình độ đại học ra, một số cán bộ còn lại đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế theo chương trình đại học. Do vậy, việc tổ chức quản lý hạch toán kế toán công ty được thực hiện khá nghiêm túc và hoàn thiện, phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty.
. Về tổ chức công tác kế toán.
Nhìn chung các chứng từ ban đầu đều được tổ chức hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ. Cách thức hạch toán của công ty nói chung đã hữu hiệu, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Việc quản lý chi phí sản xuất, quản lý giá thành ở công ty tương đối chặt chẽ, biểu hiện qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty được thực hiện khá hoàn chỉnh và có nề nếp. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm diễn ra thường xuyên, theo định kỳ hàng tháng. Công ty đã căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp.
Trong điều kiện sản xuất rất nhiều mặt hàng mà công ty vẫn thực hiện tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chi tiết cho từng loại sản phẩm, phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo định kỳ hàng tháng là một cố gắng rất lớn của công ty. Giá thành được tính toán cụ thể cho từng loại sản phẩm là cơ sở để công ty hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh theo từng loại sản phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán hàng tháng là những thông tin cần thiết cung cấp cho cán bộ quản lý công ty, phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra các biện pháp quản lý thích hợp, kịp thời.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty DVCNHN còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý cần được khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2. Những mặt còn tồn tại.
- Thứ nhất: Về việc hạch toán khấu hao TSCĐ.
Hiện nay ở công ty không tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ mà sử dụng các số liệu về khấu hao năm trên bảng TSCĐ theo đơn vị để tính mức khấu hao tháng cho từng đơn vị sử dụng. Do vậy, chưa phản ánh được sự biến động của TSCĐ trong kỳ và không cung cấp được thông tin kịp thời cho việc kiểm tra kế toán. Bảng TSCĐ theo đơn vị được lập từ đầu năm nên số khấu hao năm gần như là số kế hoạch, nó bao gồm cả số khấu hao của TSCĐ giảm trong năm – nếu có – nhưng lại không phản ánh số khấu hao của TSCĐ tăng trong năm. Kế toán không mở bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để theo dõi và trích khấu hao cho từng đối tượng sử dụng. Việc theo dõi và trích khấu hao của những TSCĐ tăng giảm sẽ được theo dõi riêng ở sổ kế toán TSCĐ.
Thứ hai: ở công ty trong mỗi xí nghiệp sản xuất đều được tổ chức thành các dây chuyền liên tục, khép kín, mỗi công nhân đảm nhận một hoặc một số bước công nghệ nhất định và có ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sản phẩm hoàn thành. Hơn nữa, mặt hàng sản xuất của công ty phần lớn là theo thời vụ, trong khi đó ở công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của giá thành sản phẩm, đặc biệt là trong một số tháng hè hoặc giáp Tết, sản lượng thường giảm do phát sinh công nhân nghỉ phép và trong những tháng này giá thành sản phẩm thường tăng. Đó là điểm bất lợi lớn, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay.
Thứ ba: Vì công ty DVCNHN là một doanh nghiệp sản xuất, do đó số lượng máy móc thiết bị nhiều và có giá trị lớn. Những chi phí phát sinh đối với TSCĐ thường là rất lớn (cụ thể: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí nâng cấp TSCĐ...), tuy nhiên ở công ty cho đến nay vẫn chưa tiến hành dự toán trước những khoản chi phí này để có thể phân bổ đều cho các kỳ kinh doanh – doanh nghiệp không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ - điều này dẫn đến tình trạng gây đột biến tăng giá thành sản phẩm sản xuất ra trong kỳ khi có chi phí này phát sinh. Doanh nghiệp cần thiết phải thay đổi cách thức hạch toán cho phù hợp hơn.
Thứ tư: Việc tính giá thành thực tế vải mộc PA xuất kho còn chưa chính xác. Bởi lẽ vải mộc PA sau khi sản xuất xong sẽ được nhập kho (nếu như không chuyển thẳng sang nhúng keo của xí nghiệp mành) theo giá thành sản xuất của xí nghiệp bạt. Nhưng khi xuất kho vải mộc PA kế toán vật liệu lại xác định giá thực tế của vải mộc PA xuất kho bằng cách lấy giá hạch toán (cũng chính là giá thành sản xuất của vải mộc PA nhập kho kỳ trước) nhân với hệ số giá tính cho vật liệu mua ngoài dùng cho sản xuất của xí nghiệp bạt.
Bên cạnh đó, cũng là từ vải mộc PA sản xuất ở xí nghiệp vải bạt chuyển sang xí nghiệp vải mành, nhưng nếu chuyển thẳng không qua kho thì được kết chuyển tuần tự theo từng khoản mục chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành. Nhưng nếu là vải mộc PA xuất kho thì lại được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, và kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo định khoản:
Nợ TK 621C – xí nghiệp vải mành:
Có TK 1521
Thứ năm: Hiện nay, ở công ty cho rằng các hộp nhựa, thùng giấy, bao gói sản phẩm may mặc trước khi đóng kiện nhập kho thành phẩm là bao bì luân chuyển và hạch toán vào tài khoản 627, kế toán ghi sổ tập hợp chi phí sản xuất theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 153 (153.1)
Quan điểm đánh giá như vậy là chưa chính xác, kế toán cần xem xét lại vấn đề này.
Với vốn kiến thức thu được trong quá trình học tập kết hợp với việc tìm hiểu thực tế tại công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhỏ nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty DVCNHN. Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý nói chung cũng như công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là tiếp tục phát huy những ưu điểm hiện có, tìm biện pháp khắc phục những tồn tại, đảm bảo công tác kế toán thực hiện đúng chế độ kế toán nhà nước quy định và đáp ứng được yêu cầu của quản lý trong doanh nghiệp.
IV. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty DVCNHN.
Thứ nhất: Để việc theo dõi khấu hao TSCĐ trong kỳ một cách dễ dàng, thuân lợi, đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm thì kế toán nên lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” - bảng phân bổ số 03 - để theo dõi chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ ở công ty cho từng đối tượng theo mẫu sau.
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
S
T
T
Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu hao
Nơi sử dụng ghi Nợ TK
TK 627
TK 641
TK 642
TK 241
NG
Mức KH
XN
XN
...
I
Số KH tháng trước (N)
II
Số KH TSCĐ tăng trong tháng này
...........
............
.............
III
Số KH TSCĐ giảm trong tháng này
...........
............
IV
Số KH phải trích trong tháng (N+1)
...........
...............
Ngày......... tháng....... năm......
Kế toán trưởng Người lập biểu
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Các số liệu trên “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” được lấy từ “Bảng TSCĐ theo đơn vị” và “Sổ theo dõi TSCĐ”.
Thứ hai: Để đảm bảo không gây ra sự biến động của khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì kế toán cần mở TK 335 để thực hiện trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép và tiền chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, cách thức hạch toán như sau:
+ Khi trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (hoặc chi phí về sửa chữa lớn TSCĐ), kế toán ghi:
Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Có TK 335 – chi phí phải trả.
Căn cứ vào tổng số chi phí kế hoạch và kết quả thực tế trong tháng để kế toán xác định tỷ lệ trích cho phù hợp.
+ Khi xác định được chi phí thực tế phải trả cho công nhân nghỉ phép (hoặc sửa chữa lớn TSCĐ), kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 334
hoặc Có TK liên quan.
Thứ ba: Theo em, để đảm bảo tính chính xác trong việc tính giá thành thực tế vải mộc PA xuất kho thì không nên áp dụng phương pháp tính như hiện nay mà nên sử dụng phương pháp khác cho phù hợp hơn: phương pháp tính giá thực tế vải mộc PA xuất kho theo đơn giá tồn kho đầu kỳ (vì vải mộc PA xuất kho phục vụ cho sản xuất trong tháng chỉ là vải mộc PA được sản xuất và nhập kho tháng trước đó), khi đó:
Giá thực tế vải mộc PA xuất kho = Số lượng x Đơn giá tồn đầu kỳ.
Vì ở công ty cho rằng vải mộc PA tự chế là nguyên vật liệu chính của xí nghiệp vải mành nên theo em nếu đã coi là nguyên vật liệu chính thì phần vải mộc PA chuyển thẳng từ xí nghiệp bạt sang xí nghiệp vải mành kế toán cũng cần hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cụ thể: giá thành sản xuất vải mộc PA hoàn thành chuyển sang xí nghiệp vải mành được ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621C – xí nghiệp vải mành
Có TK 154 – xí nghiệp vải bạt.
Khi đó khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp trong giá thành vải mành PA nhúng keo sẽ gồm giá thực tế của vải mộc PA xuất kho và giá thành sản xuất của vải mộc PA chuyển thẳng từ xí nghiệp vải bạt sang.
Thứ tư: ở xí nghiệp may, có sử dụng các hộp nhựa, thùng giấy dùng để bao gói sản phẩm may mặc trước khi đóng kiện nhập kho thành phẩm, kế toán coi đó là bao bì luân chuyển và trị giá những hộp nhựa, thùng giấy này được hạch toán vào TK 627, kế toán ghi sổ tập hợp chi phí sản xuất – TK 627 theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 1531
Việc phản ánh như vậy là chưa chính xác, xuất phát từ việc kế toán vật liệu có sự nhầm lẫn trong việc phân loại: những thùng giấy, hộp nhựa dùng để bao gói sản phẩm may mặc và được giao luôn cùng với sản phẩm may mặc cho khách hàng, đó chính là vật liệu phụ chứ không phải là bao bì luân chuyển. Vì thế ngay từ đầu kế toán vật liệu phải hạch toán chúng vào TK 1522 và được phản ánh trên sổ tập hợp chi phí sản xuất – TK 621 theo định khoản:
Nợ TK 621(621-P)
Có TK 152(1522)
Thứ năm: Về hình thức sổ kế toán.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này có nhiều ưu điểm như tránh được sự ghi chép trùng lắp, rất thuận tiện phân công lao động kế toán, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn kế toán cho nhân viên, rất dễ kiểm tra đối chiếu khi có sai sót. Công việc kế toán chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công nên khối lượng công việc lớn, khó cung cấp số liệu nhanh cho công tác quản lý. Hơn nữa, hiện nay ở công ty đã cài đặt phần mềm kế toán và nối mạng với Tổng công ty, do vậy hình thức sổ như này rất khó trong việc sử dụng máy tính, công ty nên lựa chọn hình thức sổ là Chứng từ ghi sổ hoặc hình thức Nhật Ký Chung để phù hợp với quy mô của công ty và cũng thuận tiện cho việc sử dụng máy vi tính.
Thứ sáu: Ta thấy trên sổ tập hợp chi phí sản xuất – TK154 thì chi phí sản xuất đã được tập hợp riêng cho từng mặt hàng, từng mã hàng, bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, phế liệu thu hồi, sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Số liệu ở cột TK 155 chính là tổng giá thành của thành phẩm nhập kho và số liệu ở cột TK 154 chính là tổng giá thành nửa thành phẩm vải mộc PA chuyển thẳng từ xí nghiệp vải bạt sang. Vì thế, theo em để giảm bớt khối lượng công việc ghi chép trong mỗi tháng số lượng các mặt hàng, mã hàng sản xuất lớn, thường là từ 60 đến 70 mã hàng, mặt hàng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành không cần phải mở các bảng tính giá thành cho từng mặt hàng và mã hàng mà chỉ cần thêm một số cột vào sổ tập hợp chi phí sản xuất – TK 154 để tính luôn giá thành cho từng mặt hàng, mã hàng và đổi tên sổ thành “Sổ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành – TK 154-”.
Cách lập các chỉ tiêu như sau:
Số liệu ở cột “Tổng giá thành” được lấy từ cột “TK 155” hoặc cột “TK 154” ở phần “Ghi Nợ các TK khác, ghi Có TK 154”.
Cột giá thành đơn vị:
+ Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: số liệu = số liệu cột “Số dư đầu kỳ” + số liệu cột “TK 621C” – số liệu cột “TK 1527” – số liệu cột “số dư cuối kỳ”/ số liệu cột “Sản lượng”.
+ Số liệu cột “chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp” = số liệu cột “TK 621P”/ Số liệu cột “Sản lượng”.
+ Số liệu cột “Chi phí nhân công trực tiếp” = Số liệu cột “TK 622”/ Số liệu cột “Sản lượng”.
+ Số liệu cột “Chi phí sản xuất chung” = Số liệu cột “TK 627” / Số liệu cột “Sản lượng”.
+ Cột “Tổng cộng” = Số liệu cột “Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp” + “Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp” + “Chi phí nhân công trực tiếp” + “Chi phí sản xuất chung”.
(Mẫu biểu trang sau).
Thứ bảy: Về công việc phân tích hoạt động kinh tế.
Như ta đã biết, phân tích hoạt động kinh tế có mối quan hẹ chặt chẽ với hạch toán kế toán, đây là một công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý kinh tế. Hạch toán kế toán là sự ghi chép phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh bằng con số trên sổ sách để từ đó dựa vào số liệu ghi chép, phân tích kinh tế, nghiên cứu và rút ra nhận xét đánh giá.
Tại công ty hiện nay, việc phân tích mới được thực hiện ở xí nghiệp vải bạt mỗi quý một lần, còn ở các xí nghiệp khác cũng như ở cấp công ty chưa thựchiện thường xuyên. Do vậy chưa tìm ra được những nguyên nhân tích cực hoặc tiêu cực làm tăng giảm chi phí. Vì thế công ty nên tiến hành phân tích hoạt đọng kinh tế hàng tháng, quý để có những giải pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Việc phân tích phải kết hợp phân tích tổng thể và phân tích chi tiết tại các xí nghiệp thành viên. Hơn nữa việc phân tích không chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu đã có sẵn trên các báo cáo kế toán, thống kê của công ty mà còn đi sâu vào kết cấu của số liệu để tính ra các chỉ tiêu cần thiết, rút ra những nhận xét và đánh giá đầy đủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, từ đó nêu giải pháp phấn đấu của kỳ sau.
Việc phân tích phải đi từ đánh giá chung kết quả thực hiện kế hoạch giá thành bằng cách so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, giá thành thực tế tháng này với giá thành thực tế tháng trước để thấy được kết quả phẩn đấu hạ thấp giá thành trong khoảng thời gian nhất định.
Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội
Phòng tài chính – kế toán
Sổ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
TK 154
Tháng... năm ...
Đối tượng tập hợp CPSX và tính giá thành
SDĐK
Ghi Nợ TK 154, ghi Có TK khác
Ghi Có TK 154, ghi Nợ TK khác
SDCK
∑ Z
Sản lượng
Z đơn vị
621C
621P
622
627
154
∑ Nợ 154
1527
154
155
∑ Có 154
CP
NVL
CTT
CP
NVL
PTT
CP
NC
TT
CP
SXC
∑
1.TK 154 - XNVB
........
..........
.........
2.TK 154 – XNM
.........
..........
..........
3.TK 154 – XNVM
..........
........
.........
Cộng
Kết luận
Hạch toán chi phí sản xuất là công việc khá phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - kỹ thuật, tổ chức và quản lý sản xuất. Ngoài mục tiệu cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất còn có nhiệm vụ thông tin để kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí, khai thác mọi tiềm năng nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Bởi vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất.
Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán công ty DVCNHN, em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Trong luận văn này, với một vài khía cạnh nhỏ trong phương hướng hoàn thiện, em mong rằng sẽ phần nào giúp cho việc hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty mang lại hiệu quả cao.
Do thời gian thực tập ngắn và hiểu biết về thực tế có hạn nên các vấn đề đưa ra trong luận văn này có thể chưa có tính khái quát, việc giải quyết vấn đề chưa hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi thiếu sót.
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Quý Liên và các cán bộ phòng Tài Chính - Kế Toán trong công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt bản luận văn này.
Mục lục
***
Trang
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lý luận của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sanr xuất.
I Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất.
Khái niệm, bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất.
Phân loại chi phí sản xuất.
Giá thành sản phẩm.
Khái niệm giá thành sản phẩm.
Phân loại giá thành sản phẩm.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Vai trò và nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
II Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất.
2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
2.2 Hệ thống phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
2.3 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất.
III Kế toán giá thành sản phẩm.
3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
3.2 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang.
3.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
IV Khái quát nội dung, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một số nước trên thế giới.
Chương II: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội.
I Vài nét khái quát về công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội.
Quá trình hình thành vầ phát triển của công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty qua các năm 97-98-99.
Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty.
1.3.1 Các sản phẩm chính của công ty.
1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty.
1.4 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty.
1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
1.4.2 Tổ chức quản lý sản xuất của công ty.
1.5 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội.
1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
1.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty.
1.5.3 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong công ty.
1.5.4 Hệ thống sổ sách vận dụng trong công ty.
1.5.5 Hệ thống báo cáo sử dụng trong công ty.
II Tình hình thực hiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội.
2.1 Một số vấn đề chung về công tác quản lý hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
2.2 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất.
2.3 Tổ chức tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
I Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
II Nội dung hoàn thiện.
III Một số nhận xét về công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
Nhận xét chung.
Đánh giá chung công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
Những mặt đã làm được.
Những mặt còn tồn tại.
IV Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty DVCNHN.
Kết luận.
1
2
2
2
2
3
5
5
5
6
7
7
7
8
10
19
19
20
20
22
25
27
27
27
29
30
30
30
32
32
35
36
36
37
38
40
42
42
42
43
78
82
82
83
84
84
85
85
86
87
90
Tài liệu tham khảo
----------//----------
Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp.
Trường đại học KTQD-Hà Nội. Nhà xuất bản giáo dục, năm 1996.
Tổ chức hạch toán kế toán.
Trường đại học KTQD-Hà Nội. Nhà xuất bản giáo dục, năm 1994.
Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính.
Trường Đại Học KTQD Hà Nội. Nhà xuất bản Tài Chính, năm 1999.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Nhà xuất bản thống kê, năm 1996.
Kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.
Trường đại học TCKT.Nhà xuất bản tài chính, năm 1997.
Nguyên lý kế toán Mỹ.
Nhà xuất bản thống kê, năm 1994.
Đặc điểm kế toán Pháp.
Nhà xuất bản thống kê, năm 1995.
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.
Một số tạp chí kế toán năm 1999.
Luận văn các khoá trên.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0215.doc