Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị

Tài liệu Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị: ... Ebook Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1 Hoạt động xây dựng trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta từ năm 1986 tới nay đã và đang phát triển mạnh mẽ. Số doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp chuyên nghiệp xây dựng) ngày càng tăng, phạm vi hoạt động xây dựng ngày càng được mở rộng, số người làm việc trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Mặt khác, để tồn tại, phát triển và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, hầu hết các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ trong nền kinh tế đều rất coi trọng hoạt động đầu tư và xây dựng công trình. Ngày nay, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt, nhiều loại máy móc, thiết bị với nhiều tính năng, chất lượng cao trong ngành xây dựng lần lượt ra đời, giảm lao động sống cho con người đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, giảm chi phí quản lý, chi phí nhân công,…từ đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, tất cả các doanh nghiệp nói chung đều phải chú trọng hoàn thiện mọi công tác, mọi phương diện để có thể thích ứng được sự thay đổi chóng mặt này. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động đấu thầu là hoạt động thường xuyên cho nên doanh nghiệp cần không ngừng hoàn thiện công tác đấu thầu làm tăng khả năng thắng thầu - đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Để hoàn thiện công tác đấu thầu làm tăng khả năng thắng thầu, doanh nghiệp cần chú ý tới hoàn thiện tất cả các mặt: năng lực về tài chính, thiết bị, công nghệ, marketing, tổ chức quản lý… để tạo ra lợi thế của mình so với các doanh nghiệp khác. Trong đó, giá tham gia dự thầu là chỉ tiêu có vai trò quan trọng trong việc quyết định nhà thầu trúng thầu hay không và ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà thầu khi xây dựng giá bỏ thầu đều dựa trên cơ sở của định mức dự toán, đơn giá ca máy, giá vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí khác. Vấn đề đặt ra là nhà thầu phải định ra được giá dự thầu thấp hơn đối thủ cạnh tranh để tạo ra khả năng cạnh tranh về giá. Trong thực tế, việc xây dựng giá dự thầu có thể trúng thầu cực kỳ quan trọng và phức tạp vì nó liên quan nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của khu vực thực hiện dự án, đặc điểm yêu cầu của dự án… Trong thời gian thực tập ở Công ty liên doanh công trình giao thông Hữu Nghị, em càng thấy rõ tính phức tạp của nó nên đã cố gắng nghiên cứu và tìm ra một số những ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác lập giá dự thầu xây lắp của Công ty; đồng thời, cố gắng tìm ra một số giải pháp để góp phần hoàn thiện được công tác này cho Công ty. Chuyên đề nghiên cứu “Hoàn thiện công tác dự thầu của Công ty Liên doanh Công trình Giao thông Hữu Nghị” của em được chia làm 3 phần lớn: Phần I: Tổng quan về Công ty. Phần II: Phân tích tình hình thực tế công tác lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty. Phần III: Một số ý kiến hoàn thiện phương pháp lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty. Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thảo – Giảng viên chính, giáo viên hướng dẫn, các thầy cô trong khoa, chị Lan Hương, các anh, chị phòng kế hoạch – kỹ thuật cũng như tất cả các cô, chú, anh, chị ở Công ty Hữu Nghị đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2006. Sinh viên thực hiện Lê Thị Hiền. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY3 Tên Công ty: Công ty liên doanh Công trình Hữu Nghị (CEFIO). Tên tiếng Anh: Civil Engineering Friendship Incorporation. Địa chỉ trụ sở chính: số 61 – Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội. Số điện thoại: 048583289. 045572663. Số Fax: 045580972. Công ty được thành lập năm 1994, tại xã Phú Thứ – Huyện Kinh Môn – Tỉnh Hải Dương. Công ty được thành lập theo quyết định số 2449QĐ/TCCB-LĐ ngày 26 tháng 11 năm 1994 của Bộ Giao thông vận tải, là doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 829 với Công ty tư vấn thiết kế Giao thông 8 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Giao thông 8 (Bộ Giao thông vận tải). Giấy phép kinh doanh số 109668 ngày 07 tháng 11 năm 1995 của Uỷ ban kế hoạch Tỉnh Hải Dương. Các ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất vật liệu xây dựng Từ năm 1994. Sản xuất cấu kiện bêtông đúc sẵn. Từ năm 1994. Xây dựng Công trình dân dụng, thuỷ lợi. Từ năm 1994. Xây dựng các Công trình giao thông. Từ năm 1994. Sản xuất bêtông thương phẩm Từ năm 2005. Hình thức hoạt động: Công ty liên doanh Công trình Hữu Nghị là tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng. Công ty được phép hoạt động theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ Công ty được Bộ Giao thông duyệt theo quyết định số 856 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 3 năm 1995. Công ty đã có 12 năm kinh nghiệm trong công tác thi công dân dụng, công tác xây dựng công trình cầu, đường. Một số công trình cầu, đường mà Công ty đã làm: xem phụ lục số 2. II – CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 4 Đặc điểm tổ chức của Công ty. 4 Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho Hội đồng quản trị của Công ty, có trách nhiệm lập chương trình và kế hoạch cho Hội đồng quản trị, đồng thời theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. Bộ máy điều hành Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Tức là, giám đốc Công ty được sự giúp đỡ của các phòng chức năng trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm phương hướng giải quyết những vấn đề. Tuy nhiên, quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về giám đốc. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được giám đốc thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Đặc biệt, các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các đội thi công. Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức Công ty Hữu Nghị. Đội thi công số 7 Đội thi công số 12 P.GĐ sản xuất vật liệu và thiết bị Vũ Thanh Lý Phòng tổ chức cán bộ - lao động HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 1.Chủ tịch: Vũ Hải Thanh. 2.P.Chủ tịch: Vũ Minh Thôn. 3.Uỷ viên: Đặng QuangThanh Giám đốc điều hành Nguyễn Văn Minh P.GĐ phụ trách thi công Phòng tài chính - kế toán Phòng thiết bị - vật tư Phòng hành chính Phòng kế hoạch - kỹ thuật Đội thi công số 15 Đội thi công số 5 Đội thi công số 10 Đội thi công số 14 Đội sản xuất đá Áng Sơn Đội thi công số 3 Đội thi công số 2 Đội sản xuất cấu kiện Trạm trộn bêtông tươi Đội sản xuất vật liệu số 16 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động). Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 48 Như đã nói ở phần I.5 doanh thu từ hoạt động xây lắp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2003 chiếm 69%, Năm 2004 chiếm 87,6% Năm 2005 chiếm 89,7% Năm 2006 chiếm 82,7%. Doanh thu từ hoạt động xây lắp không ngừng tăng và hoạt động xây lắp luôn là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty. Doanh thu từ lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công trong công tác đấu thầu nói chung, công tác lập giá dự thầu nói riêng. Qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh (bảng 12) ta thấy: lợi nhuận Công ty từ năm 2003 liên tục tăng lên: năm 2004 tăng hơn 6 lần so với năm 2003, năm 2005 tăng gần 1.5 lần so với năm 2004; trong 6 tháng đầu năm 2006, lợi nhuận của Công ty đã đạt hơn 1 nửa lợi nhuận so với năm 2005. Có được kết quả này là do doanh thu từ hoạt động xây lắp qua các năm liên tục tăng. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng ngày một tăng. Cùng với nó là hiệu qủa của công tác đấu thầu nói riêng và hiệu quả của công tác lập giá dự thầu nói chung cũng tăng. Kết quả đó xuất phát từ việc không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây lắp, hoàn thiện đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề khiến kết quả đạt được ngày càng cao. Bảng12: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 6 tháng đầu năm 2006 1.Doanh thu thuần. - Doanh thu từ hoạt động xây lắp 2. Giá vốn hàng bán. 3. Lợi nhuận gộp (1-2). 4. Doanh thu hoạt động tài chính. 5. Chi phí tài chính. 6. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.(4-5) 7. Chi phí bán hàng. 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.(3+6-7-8) 10. Các khoản thu bất thường. 11. Chi phí bất thường. 12. Lợi nhuận bất thường.(10-11) 13. Tổng lợi nhuận trước thuế.(9+12) 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.(28%) 15. Lợi nhuận sau thuế. 33.403.538.700 23.064.000.000 30.965.179.945 2.438.358.755 921.583.653 1.415.399.653 (493.816000) 185.103.999 1.768.624.049 (9.185.293) 111.250.285 52.941.347 58.308.938 49.123.645 13.754.620 35.369.025 31.118.731.659 27.257.000.000 28.827.715.115 2.291.016.544 910.336.313 1.267.101.658 (356.765.345) 375.047.012 1.486.516.463 72.687.724 600.805.938 353.780.433 247.025.505 319.713.229 89.519.704 230.193.525 148.729.554.628 49.264.000.000 145.872.120.604 2.857.434.024 1.221.513.027 1.357.603.954 (136.090.927) 996.802.889 1.492.513.600 116.013.304 502.346.527 196.596.308 305.750.219 421.763.523 118.093.786 303.669.737 151.736.924.773 19.700.000.000 149.732.257.553 2.004.667.220 1.235.862.746 1.052.333.415 183.529.331 1.433.630.060 659.256.823 95.309.668 253.956.859 71.732.306 182.224.553 227.534.221 63.709.582 163.824.639 (Nguồn: Phòng tài chính-kế toán.) 2. Chức năng của các bộ phận. 6 2.1. Phòng hành chính. 6 Là phòng tham mưu và tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: Quản lý văn phòng giao dịch với khách đến làm việc, nội quy cơ quan, giữ gìn trật tự an ninh trong cơ quan trong khi làm việc và phục vụ an ninh ăn ở, sinh hoạt tại cơ quan Công ty. 2.2. Phòng tổ chức cán bộ – lao động. 6 Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ chính sách, thanh tra pháp chế, thi đua khen thưởng, kỷ luật và một số vấn đề khác liên quan đến người lao động. 2.3. Phòng tài chính – kế toán. 6 Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tài chính – kế toán theo pháp luật của Nhà nước và yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm khai thác, huy động, đáp ứng kịp thời và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. 2.4. Phòng thiết bị – vật tư.6 Là tổ chức thuộc bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực đầu tư, mua sắm, quản lý vật tư, xe, máy, thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả nhất khả năng sử dụng vật tư, thiết bị và bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa kịp thời kéo dài tuổi thọ thiết bị để tăng hiệu quả vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh. 2.5. Phòng kế hoạch – kỹ thuật.6 Là tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các vấn đề về kế hoạch sản xuất, hạch toán kinh doanh, quản lý kỹ thuật và chất lượng các công trình thi công, tham mưu chính trong công tác đầu tư, giá cả hợp đồng kinh tế, chỉ đạo và điều hành mọi mặt sản xuất kinh doanh và quản lý kỹ thuật của giám đốc Công ty. 2.6. Các đội thi công.7 Đội xây dựng là hình thức hiệp tác lao động, là lao động tập thể có tổ chức ở khâu đầu tiên trong hoạt động xây lắp, dựa trên sự hợp nhất những cố gắng khác nhau của nhiều người hay một tập thể nhiều loại việc, một giai đoạn công tác riêng biệt hay một hạng mục công trình, một công trình xây dựng. Đội xây dựng là đơn vị cơ bản của Công ty, nó có vị trí như phân xưởng trong doanh nghiệp công nghiệp. Đội trưởng Đội phó Tổ trưởng Công nhân kế toán đội Nhân viên kỹ thuật Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của mỗi đội: (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động) Các đội chia ra: Các đội thi công phần đường gồm các đội số 7, 15, 14, 3, 2. Các đội thi công phần cầu gồm các đội số 5, 10, 12 Đội sản xuất đá Áng Sơn có nhiệm vụ: khai thác, chế biến đá Áng Sơn; vận chuyển cung cấp đá tới các công trường thi công và cung cấp đá cho các khách hàng. Đội sản xuất cấu kiện: cung cấp cho các khách hàng trong khu vực cũng như các công trình của Công ty. Trạm trộn bêtông tươi: phục vụ các công trình có sử dụng bêtông; cung cấp cho khách hàng trong khu vực. Đội sản xuất vật liệu: sản xuất vật liệu phục vụ thi công, cung cấp vật liệu cho khách hàng. III - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.8 1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty.8 1.1. Tổ chức điều hành tại công trường.8 Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức điều hành tại công trường Bộ phận kế hoạch kỹ thuật – giám sát thi công Bộ phận an toàn lao động và bảo đảm giao thông Mũi thi công nền đường Hoàn thiện Ban chỉ huy công trường Bộ phận điều độ hành chính Bộ phận thí nghiệm Bộ phận tài vụ Bộ phận vật tư – thiết bị Đội thi công đường Đội thi công cầu Mũi thi công móng mặt đường và hoàn thiện Mũi thi công cọc khoan nhồi Mũi thi công mố và trụ Mũi thi công dầm Mũi thi công công trình thoát nước (Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật) 1.2. Mô tả sơ đồ tổ chức điều hành tại công trường.9 Ban chỉ huy công trường: gồm chỉ huy trưởng công trình và 2 chỉ huy phó công trình phụ trách từng mảng công việc và an toàn lao động. Bộ phận kế hoạch – kỹ thuật: giám sát thi công, đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí. Bộ phận điều độ hành chính: quản lý, điều động nhân sự thi công. Bộ phận thí nghiệm hiện trường: chịu sự giám sát của kỹ sư giám sát đồng thời chịu sự chỉ đạo của chủ nhiệm kỹ thuật để phục vụ kịp thời cho thi công. Phối hợp giám sát hiện trường làm công tác thí nghiệm, giám định và quản lý chất lượng nội bộ. Bộ phận này được trang bị đủ các dụng cụ, phương tiện thí nghiệm, đo đạc, kiểm tra. Các đội thi công chia ra: + Đội thi công phần đường: Trong đó lại chia ra thành mũi thi công nền đường; mũi thi công công trình thoát nước; mũi thi công móng, mặt đường và hoàn thiện. + Đội thi công cầu: Trong đó lại chia ra thành mũi thi công cọc khoan nhồi; mũi thi công mố và trụ; mũi thi công dầm; hoàn thiện. Các đội thi công chịu trách nhiệm toàn diện trước chủ nhiệm điều hành, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ nhiệm kỹ thuật và cơ quan chức năng để đảm bảo các hạng mục thi công theo đúng hồ sơ thiết kế, tuân thủ quy trình, quy phạm hiện hành cũng như đáp ứng cao nhất các yêu cầu về tiến độ thi công, chất lượng công trình mà chi phí thấp nhất. Đội thi công được trang bị đủ năng lực về con người, phương tiện, thiết bị máy thi công, đủ các dụng cụ đo đạc. Biện pháp an toàn lao động và bảo đảm giao thông: bố trí các nhân viên có thâm niên công tác, hiểu biết rộng về công tác an toàn phòng chống cháy nổ cũng như trật tự an ninh. * Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường: + Ban chỉ huy công trường là bộ máy điều hành nằm trong sự điều hành chung và thực hiện việc điều hành toàn bộ nhiệm vụ thi công ở hiện trường theo quy chế và theo phương án thi công chỉ đạo tổng thể của toàn bộ công trình, chuẩn bị sản xuất, cung cấp cho ban chỉ huy công trường về các mặt như tiền, vốn, vật tư, thiết bị, theo tiến độ thi công. + Điều hành cân đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và đảm bảo tiêu chuẩn đạt hiệu quả và đáp ứng tốt các yêu cầu của chủ đầu tư. 1.3. Quá trình đầu tư xây dựng.10 1.3.1. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. *Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư Phải chứng minh sự cần thiết phải đầu tư. Chuẩn bị về vốn cũng như tìm nguồn vốn đầu tư. Địa điểm xây dựng. Dự kiến khả năng về thị trường đầu ra. *Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư. Chuẩn bị xây dựng: mặt bằng, công tác khảo sát, thiết bi, các điều kiện khác liên quan để chuẩn bị xây dựng. Tổ chức xây dựng. Đấu thầu, giám sát, theo dõi, kiểm tra… Bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng. *Giai đoạn 3: Đưa công trình vào khai thác, sử dụng, đầu tư bổ sung để khai thác hiệu quả đầu tư, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Quá trình đầu tư xây dựng chỉ kết thúc khi công trình đã được thanh lý. 1.3.2. Tổ chức xây dựng. * Một số căn cứ để lập biện pháp thi công: Thông báo mời thầu gói thầu xây lắp. Hồ sơ thiết kế thi công gói thầu xây lắp. Các quy định kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu áp dụng cho công trình. Các điều kiện liên quan đến triển khai thực hiện dự án. Căn cứ vào thực tế mặt bằng, tính chất công việc, năng lực tổ chức thi công, khả năng huy động lực lượng, phương tiện thiết bị của nhà thầu Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Quy địng quản lý chất lượng công trình. Quy phạm kỹ thuật, an toàn trong xây dựng. Quy trình thiết kế cầu cống, máy móc, đường ô tô,… Các tài liệu, quy trình quy phạm, định mức xây dựng cơ bản hiện hành. * Biện pháp thi công cầu: Các bước thi công chính như sau: Thi công mặt bằng, lán trại. Thi công bãi đúc dầm, bãi chứa dầm, chứa vật liệu, thiết bị thi công. Thi công san ủi mặt bằng, đắp đảo. Thi công mố. Thi công trụ. Thi công đúc dầm bêtông cốt thép DƯL. Thi công lao lắp dầm vào vị trí. * Biện pháp thi công phần đường: Phải căn cứ vào địa hình khu vực tuyến đường: vị trí địa lý, điều kiện địa hình, tình trạng tuyến đường hiện tại, tính chất công trình, địa chất tại nơi thi công. Các bước thi công chính như sau: Giải phóng mặt bằng. Hướng và giải pháp thi công chỉ đạo. Tổ chức các dây chuyền xây lắp chính như sau: + Tổ chức theo tuần tự hoặc song song, trình tự cho từng hạng mục với ưu tiên công tác thi công móng, mặt đường được thực hiện dứt điểm trong mùa khô. + Thi công nền đường. + Thi công mặt đường. + Thi công lớp móng cấp phối đá dăm. + Thi công lớp mặt đường đá dăm. + Thi công lề đường. + Thi công công trình thoát nước. + Thi công hệ thống an toàn giao thông. + Tổ chức các dây chuyền phụ trợ. Trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn cho lực lượng thi công và cho nhân dân địa phương, các công trình gần nơi xây dựng. 2. Đặc điểm về lao động. 12 2.1. Cơ cấu lao động phân theo các tiêu chí khác nhau của Công ty.12 2.1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ. Bảng1: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ trong 5 năm 2002 – 2006. (Đơn vị: Người). Trình độ Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Đại học và trên đại học 42 43 45 46 46 Cao đẳng 15 17 17 17 10 Trung cấp 15 20 15 15 15 Tốt nghiệp phổ thông 128 100 113 87 79 Tổng số 200 180 190 165 150 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động). Sự thay đổi cơ cấu nhân sự theo trình độ này là do hàng năm Công ty luôn có chính sách cử cán bộ đi học để bồi dưỡng kiến thức, tăng năng lực làm việc đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác. Chính sách khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển luôn được chú ý để tăng hứng thú trong công việc cho cán bộ công nhân viên. Và một yếu tố tích cực không thể không nhắc tới đó là: Công ty đã thực hiện tinh giảm đến gọn nhẹ bộ máy quản lý làm cho Công ty hoạt động có hiệu quả hơn, giảm đáng kể những yếu tố không tích cực trong một doanh nghiệp nhà nước. 2.1.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Bảng2: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi trong 5 năm 2002 – 2006. (Đơn vị: Ngườ)i. Độ tuổi Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Từ 45 - 60 30 28 30 32 27 Từ 30 – 45 100 90 92 66 61 Từ 25 – 30 55 50 60 58 52 Dưới 25 15 12 8 9 10 Tổng số 200 180 190 165 150 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động). Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi trên ta thấy: nhân viên từ 30 – 45 tuổi luôn chiếm số lượng nhiều nhất. Nó thể hiện lao động của công ty có độ tuổi trung bình cũng như lao động có kinh nghiệm, trình độ, tay nghề luôn chiếm tỉ lệ cao. Điều này mạng lại lợi ích thiết thực cho một công ty xây dựng nói chung bởi yêu cầu về lao động đối với công ty xây dựng rất khắt khe xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của ngành: Đơn chiếc, sử dụng trong thời gian dài, chi phí cao,… Do đó, đòi hỏi tính chính xác cao trong quá trình thực hiện công việc. Đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm sẽ tạo độ tin cậy cao hơn giúp nâng cao khả năng thắng thầu khi tham gia tranh thầu. 2.2. Đặc điểm về chính sách nhân sự.13 Hàng năm, Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo, tuyển dụng, phát triển lao động để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Cụ thể, Công ty đã cử 3 đồng chí đi học ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thiết kế cũng như làm thế nào để tăng khả năng thắng thầu, tất cả lãnh đạo Công ty từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng đều tham gia vào lớp học quản trị kinh doanh để tăng sự hiểu biết trong quản lý kinh doanh nói chung và quản lý nhân sự nói riêng, 100% cán bộ công nhân viên có nhu cầu đi học để năng cao trình độ đều được Công ty tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, công việc. Ngoài nhân viên chính thức của Công ty, tại mỗi công trình các đội thuê thêm lao động tại chỗ vừa tiết kiệm chi phí nhân công mà lại giải quyết được việc làm cho dân ở vùng góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong vùng và nâng cao đời sống nhân dân địa phương. 2.3. Đặc điểm chính sách tiền lương, tiền thưởng, các hoạt động xã hội.13 Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của Đảng bộ, Ban giám đốc Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên mà kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả cao nên thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên từ năm 2002 đến 2006 đều tăng. Cụ thể: Năm 2002 là 1.112.000đ/tháng; năm 2003 là 1.200.000đ/tháng; năm 2004 là 1.252.000đ/tháng; năm 2005 là 1.273.000đ/tháng; năm 2006 là 1.500.000đ/tháng. Công ty phấn đấu thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2007 sẽ là 1.800.000đ/tháng. (xem thêm phụ lục số 5). Ngoài tiền lương chính, Công ty luôn có chính sách khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển … cho nhân viên thực hiện tốt công việc của mình để tăng hứng thú, tạo động lực trong công việc cho cán bộ công nhân viên. Hàng năm, Tổng công ty tổ chức cuộc thi tiếng hát hay để tạo ra san chơi giải trí tác động tích cực tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên. Những dịp lế 20/10, 8/3 Công ty cũng thường tổ chức đi chơI để tạo ra không khí thoải mái, vui vẻ trong Công ty giúp phát huy hết năng lực làm việc sáng tạo, hăng say của toàn thể cán bộ công nhân viên. 3. Đặc điểm vật tư – thiết bị.14 3.1. Nguyên vật liệu.14 3.1.1. Nguồn nguyên vật liệu chính. Sắt thép: hợp đồng với nhà máy thép Vinakansai, thép Thái Nguyên. Ximăng: hợp đồng với công ty đầu tư xây dựng Phú Thái. Các vật liệu đặc chủng: cáp DƯL, neo, gối, khe co giãn, ... của hãng CVM: hợp đồng mua của Công ty TNHH Kim Nguyên là nhà nhập khẩu chính của Công ty TNHH cơ khí CVM Liễu Châu – Trung Quốc. Phụ gia: dùng phụ gia của hãng Sika, mua tại văn phòng đại diện của hãng Sika tại Hà Nội là chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ công trình mà Công ty mua ở những vị trí thuận lợi cho thực hiện. Cát các loại: mua và khai thác tại Thanh Oai – Hà Tây là chủ yếu. Đá: Công ty có thể tự khai thác đá từ mỏ đá Áng Sơn. Nếu địa điểm công trình ở xa mỏ đá Áng Sơn Công ty mua tại địa điểm gần hơn để tiết kiệm chi phí vận chuyển. 3.1.2. Đặc điểm công tác cung cấp vật tư. - Căn cứ tiến độ thi công xây lắp từng hạng mục, nhà thầu sẽ cung cấp vật tư đầy đủ, đúng chủng loại đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu đảm bảo không gián đoạn sản xuất. - Nhà thầu cung cấp vật tư kỹ thuật được gắn liền với thi công xây lắp, thời gian hoàn thành từng hạng mục công việc đã được xác định trong tiến độ thi công chi tiết. - Quá trình cung cấp vật tư vật liệu có tính đến sự hao hụt trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển nhằm làm giảm bớt chi phí do hao hụt tới mức tối đa. * Công ty luôn chú trọng đến hoạt động công tác quản lý kho tàng, dự trữ, bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu để mang lại hiệu quả cao nhất. * Tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu trong thời gian vừa qua đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty. Công ty càng quan tâm hơn tới tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, sự biến động của thị trường vật tư, dự trữ những phát sinh có thể có khi thi công công trình để đảm bảo giá dự thầu hợp lý, thấp hơn đấu thầu công trình và đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư. 3.2. Thiết bị máy móc.16 Năng lực công nghệ hiện có của Công ty so với yêu cầu thực tế là tương đối mạnh, chủng loại đầu tư số lượng lớn, năng suất cao đáp ứng được yêu cầu thi công trên khắp các địa bàn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, Công ty luôn quan tâm đến việc bảo dưỡng, nâng cấp đầu tư theo chiều sâu, những máy móc cũ không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phức tạp ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, làm chậm tiến độ thi công được đầu tư, đổi mới. Hơn nữa, với khối lượng công việc nhiều mà không có đủ máy móc thiết bị sẽ dẫn đến tăng chi phí do phải thuê thêm máy, làm giá dự thầu khó giảm tới thấp nhất. Công ty đầu tư thêm thiết bị máy móc hiện đại sẽ khắc phục những hạn chế hiện tại như: phải thuê thêm máy để thi công nên khó linh động, gián đoạn tiến độ thi công, thời gian kéo dài dẫn tới chi phí tăng. (xem thêm phụ lục số1,3, 4.) 4. Đặc điểm về quản lý chất lượng công trình. 16 Sản phẩm của Công ty là sản phẩm xây dựng. Đặc điểm của sản phẩm này là tồn tại trong thời gian dài, đơn chiếc, chi phí cao cho nên vấn đề bảo đảm chất lượng công trình được quan tâm hàng đầu. Công ty áp dụng mọi biện pháp để duy trì thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo tốt chất lượng và tiến độ thi công. * Bố trí lực lượng giám sát thi công. Bố trí ban điều hành công trường: Công ty có lực lượng đủ mạnh gồm những cán bộ kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm trong điều hành sản xuất, đã từng chỉ đạo, thi công các công trình, yêu cầu kỹ thuật cao. Bộ phận này được trang bị đủ các loại thiết bị để kiểm tra giám sát gồm: các loại mya quang học, thước thép... và dụng cụ thí nghiệm trung tâm với đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu của từng dự án. Các phân đội thi công: Bố trí cán bộ chỉ huy thi công, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm phụ trách tất cả các mũi thi công được trang bị đủ thiết bị kiểm tra và thí nghiệm hiện trường. Các biện pháp giám sát và quản lý chất lượng. Công tác giám định chất lượng duy trì thường xuyên, liên tục, có sổ ghi chép theo dõi hàng ngày làm cơ sơ cho việc hoàn công và bảo hành công trình. Chủ động, duy trì nề nếp tự kiểm tra, giám định chất lượng bằng hệ thống KCS của nhà thầu trước khi có sự kiểm tra nghiệm thu của tổ chức tư vấn giám sát. Công tác kiểm tra chất lượng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: + Kiểm tra chất lượng từng bước theo tiến độ. + Kiểm tra chất lượng từng lớp, từng đợt, từng phần việc của hạng mục công trình. + Kiểm tra chất lượng từng bộ phận công trình, những công trình ẩn khuất, những kết cấu chịu lực... + Kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị, biện pháp thi công, lắp đặt... của từng hạng mục công trình. + Kiểm tra đặc điểm của thị trường về nhu cầu cũng như hệ thống các nguyên, vật liệu có thể sử dụng. + Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác kiểm tra nghiệm thu của tư vấn giám sát, tự giác chấp hành nghiệm túc các yêu cầu của tư vấn giám sát trong việc xử lý những phần việc sai sót, không đảm bảo hợp lý. + Thực hiện nghiêm túc mọi quy định trong công tác nghiệm thu theo các văn bản quy phạm hiện hành. 5. Đặc điểm về tình hình tài chính của Công ty.18 Bảng3: Bảng tổng kết tài sản và công nợ của Công ty. (Đơn vị: triệu đồng). Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 6 tháng đầu năm 2006 Tổng tài sản có. Tài sản lưu động. Tổng số nợ phải trả. Nợ ngắn hạn Doanh thu thuần. Doanh thu từ hoạt động xây lắp Lợi nhuận trước thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế 145111. 104.081. 114.678. 87.880. 33.403. 23.064. 49. 14. 35. 138.504. 101.019. 107.752. 87.405. 31.118. 27.257. 319. 89. 230. 148.729. 112.644. 117.674. 106.360 54.944. 49.264 421. 118. 303. 151.736. 117.998. 120.517. 109.203 23.207. 19.700. 227. 64. 163. (Nguồn: phòng tài chính – kế toán). Qua các bảng tổng kết ở trên ta thấy: Doanh thu từ hoạt động xây lắp của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2003 chiếm 69%, Năm 2004 chiếm 87,6% Năm 2005 chiếm 89,7% Năm 2006 chiếm 82,7% Điều đó chứng tỏ uy tín của Công ty trong lĩnh vực xây dựng ngày càng được nâng cao. Doanh thu từ hoạt động xây lắp không ngừng tăng và hoạt động xây lắp luôn là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty. Doanh thu từ lĩnh vực xây lắp chiếm tỷ trọng tăng cũng chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công trong công tác xây lắp, hoàn thiện đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nâng cao trình tay nghề khiến kết quả đạt được ngày càng cao. - Năm 2002, Công ty đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thi công các công trình giao thông đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng các dự án, việc quản lý đó đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công cho nên việc thực hiện kế hoạch không những đã hoàn thành mà còn vượt mức kế hoạch 6 tỷ đồng - Năm 2003, 2004 Công ty tiếp tục thi công các hạng mục công trình còn lại. Trước những tình trạng chung trong ngành xây dựng cơ bản là vấn đề thiếu vốn cấp cho các công trình. Sự thay đổi về thiết kế, giá tại các dự án đang phải chờ xét duyệt ở nhiều cấp nên việc thu hồi vốn đầu tư rất chậm, lãi suất ngân hàng cao, trượt giá đồng Yên Nhật lớn, thời gian chờ đợi giải phóng mặt bằng dài, nghiệm thu nhiều thành phần và gặp khó khăn làm cho giá thành các công trình cao ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và kế hoạch đặt ra không hoàn thành. - Năm 2005, do hoàn thành được các công trình từ năm 2003, 2004 cộng với sự dày dặn kinh nghiệm của cán bộ quản lý nên những khó khăn gặp phải trong năm 2003, 2004 như thiết kế, tiến độ thi công,… được khắc phục dần đã đem lại hiệu quả cho hoạt động của Công ty nói chung mà biểu hiện cụ thể là việc hoàn thành vượt mức kế hoạch. - Năm 2006, Công ty trúng thầu nhiều công trình mới khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, nguồn vốn đầu tư vẫn tồn tại nên tiến độ thi công cũng chậm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của cán bộ quản lý và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nên kế hoạt đặt ra đã hoàn thành. 6. Đặc điểm về môi trường kinh doanh.19 6.1. Môi trường bên trong.19 Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo của Tổng Công ty cùng sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của Đảng bộ và Ban giám đốc Công ty đồng tâm hợp sức tháo dỡ khó khăn, xây dựng Công ty ngày càng bền vững. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhiệt tình có năng lực, trình độ đã góp phần nâng cao khả năng thắng thầu khi tham gia đấu thầu của Công ty. Trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty đã có định hướng đúng đắn, phù hợp, đầu tư đúng hướng, các biện pháp kỹ thuật, công nghệ mới được áp dụng vào quá trình sản xuất và thi công. Tất cả điều đó đã giúp Công ty mở rộng, nâng cao uy tín; nhiều bạn hàng, đối tác tín nhiệm. Tuy nhiên, Công ty cũng mắc phải những khó khăn cơ bản của ngành xây dựng là vấn đề thiếu vốn, vốn chủ yếu là vay tín dụng; thiết bị công nghệ chưa đồng bộ, trình độ đội ngũ công nhân kỹ thuật chưa tương xứn._.g với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và định hướng phát triển của Công ty. Đặc biệt, sự biến động về giá cả trên thị trường: giá điện tăng, giá nguyên vật liệu tăng... làm giá xây lắp tăng đã ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty. 6.2. Môi trường bên ngoài.20 Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên sự cạnh tranh là rất gay gắt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cả về giá dự thầu, về trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm công tác trong ngành... là rất mạnh mẽ. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, đất nước gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty phải nỗ lực hết mình phấn đấu để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao uy tín cho Công ty... đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của ngành. Một thực tế không thể không nhắc tới đó là những bất cập tồn tại trong đấu thấu xây dựng của nước ta đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty Hữu Nghị nói riêng, các Công ty xây dựng nói chung. Đó là các hiện tượng như: Quân xanh – quân đỏ, mua thầu, thông thầu, phá giá... Một số văn bản ban hành nhưng lại không thống nhất gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như: luật đất đai, luật xây dựng, luật đấu thầu,… PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP. 21 I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY. 21 1. Thế nào là giá dự thầu? 21 Giá dự thầu là giá do các doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu) tham gia tranh thầu tự lập ra để tranh thầu với các nhà thầu khác trên cơ sở hồ sơ thiết kế, các yêu cầu của chủ đầu tư (bên mời thầu), các quy định chung về đơn giá và định mức chi phí của nhà nước, các kinh nghiệm khả năng và chiến lược của nhà thầu. Theo điều 4 khoản 27 luật đấu thầu của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì “giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá dự thầu là giá sau giảm giá”. Giá dự thầu bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu, là giá do các nhà thầu lập ra để tranh thầu dựa trên hồ sơ thiết kế, các yêu cầu của bên mời thầu, các định mức, đơn giá, kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu thực tế và dựa vào ý đồ chiến lược tranh thầu. Đơn giá dự thầu phải được hiểu là đơn giá tổng hợp đầy đủ bao gồm: chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT đầu ra và các thuế khác (nếu có). Chi phí trực tiếp khác bao gồm: chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu, di chuyển thiết bị và nhân lực thi công đến công trường và nội bộ trong công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh. Một số chi phí khác: chi phí hỗ trợ tạo điều kiện làm việc tại hiện trường cho tư vấn giám sát, chi phí trang thiết bị thí nghiệm hiện trường. Giá dự thầu phải được hiểu lấy theo mặt bằng giá và thể chế hiện hành tại thời điểm mở thấu. Trên cơ sở khung giá, thể chế hiện hành của nhà nước, nhà thầu có thể bỏ giá theo khả năng thực có của mình để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bảo tồn vốn của nhà thầu nhằm hạ giá thành công trình một cách hợp lý đảm bảo sự phát triển của nhà thầu. 2. Vai trò của công tác lập giá dự thầu đối với Công ty. 22 Trong đấu thấu, chỉ tiêu giá bỏ thầu có vai trò quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp vừa đảm bảo khả năng trúng thầu cao. Việc xác định giá dự thầu các công trình xây dựng theo cơ chế thị trường là một vấn đề rất phức tạp. Trước hết, nó phụ thuọc vào điều kiện và yêu cầu của chủ đầu tư. Mặt khác, giá dự thầu còn do bản thân các tổ chức xây lắp tính toán và tự quyết định trên cơ sở mức chi phí có thể chấp nhận được và không làm tổn hại đến lợi ích của mình. Vì vậy, không thể có một quy định các mức giá cụ thể công tác xây lắp cũng như giá dự thầu của từng loại công trình mà chỉ có hướng dẫn nguyên tắc và phương pháp tính giá. Như vậy, chất lượng của việc xây dựng mức giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố. Nó thể hiện tổng hợp các phẩm chất của doanh nghiệp như: Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp. Kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến. Phẩm chất kinh doanh của doanh nghiệp. Để giá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh đòi hỏi phải có chính sách về giá một cách linh hoạt trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm của dự án, địa điểm của dự án, phong tục tập quán của địa phương có dự án thi công. Do đó, công tác lập giá dự thầu đối với các công ty xây dựng nói chung, Công ty Hữu Nghị nói riêng là hết sức quan trọng, cần sự phối hợp của tất cả các bộ phận để có thể đảm bảo giá dự thầu lập ra hợp lý, phù hợp khả năng, nguồn lực Công ty mà vẫn cạnh tranh được với các nhà thầu khác khi tham gia tranh thầu và thắng thầu. II. THỰC TẾ LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY. 23 1. Các căn cứ lập giá dự thầu xây lắp chung. 23 1.1. Bản tiên lượng mời thầu và hồ sơ thiết kế được duyệt. 23 Bản tiên lượng mời thầu là văn bản trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư nhằm thông báo cho các nhà thầu về khối lượng mời thầu từng hạng mục xây lắp cụ thể của gói thầu. Hồ sơ thiết kế cũng là văn bản trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư nhằm hướng dẫn các nhà thầu về kết cấu công trình, các hạng mục,...Từ đó nhà thầu có thể lập giá chính xác, đưa ra biện pháp tổ chức thi công hợp lý,... Ví dụ: Tính giá cho hạng mục bêtông móng cầu M200 với khối lượng là 200 m3, cán bộ lập giá phải đọc lại bản vẽ xem đã đủ khối lượng chưa, ví dụ đọc bản vẽ thấy hạng mục trên khối lượng là 250 m3 thì cần đưa ra văn bản gửi chủ đầu tư thông báo khối lượng chênh lệch trên, nếu chủ đầu tư phúc đáp lại khối lượng mời thầu vẫn là 200 m3 thì cán bộ lập giá thầu vẫn phải tính đủ cho 250 m3. Nghĩa là: giả sử đơn giá cho 1m3 hạng mục trên là 1.000.000 đồng thì khí tính giá cho cả hạng mục trên cán bộ tính giá khi tính giá cho hạng mục này sẽ tính theo đơn giá là : 1000.000 đồng x250/200. 1.2. Biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu. 23 Là sự bố trí tổng thể của nhà thầu trong công tác thi công gói thầu xây dựng, là lời cam kết về chất lượng của công trình với chủ đầu tư bằng hệ thống bản vẽ và thuyết minh kèm theo. Biện pháp tổ chức thi công là một trong những tiền đề quan trọng trong tính giá dự thầu, đồng thời nó cũng là yếu tố mạnh tạo giá dự thầu cạnh tranh và là cơ sở để chủ đầu tư đưa vào danh sách ngắn. Biện pháp tổ chức thi công thường đề cập đến các hạng mục như: - Phương án thi công đặc trưng. - Danh mục máy móc thiết bị chủ yếu bố trí thi công gói thầu. - Bố trí nhân lực chủ chốt, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trong quá trình thi công. - Biện pháp quản lý chất lượng công trình. - Biện pháp an toàn kỹ thuật công trình. 1.3. Các quy định của Nhà nước. 24 - Nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 7 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Thông tư 04/2005/TT - BXD ngày 1 tháng 4 của Bộ Trưởng Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. - Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. - Giá vật tư, vật liệu phổ thông theo thông báo giá của sở xây dựng tỉnh, thành phố. - Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty Nhà nước. - Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Với mức lương tối thiểu là 450.000 đồng. - Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ lao động thương binh xã hội về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo nghị định sôố94/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006. - Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng. - Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng. - Thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công. - Thông tư số 03/2006/TT-BXD ngày 22 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn bổ sung một số nội dung về phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công. - Bảng giá ca máy và thiết bị thi công. 2. Nguyên tắc lập giá dự thầu chung. 25 Giá dự thầu xây dựng các công trình được cán bộ lập giá của Công ty lập dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Tính đầy đủ các chi phí cho hoạt động xây lắp, có tính đến mặt bằng giá khu vực và tỉ lệ trượt giá, bảo đảm cho các nhà thầu xây dựng cạnh tranh được với nhà thầu xây dựng khác và hoạt động có lãi. - Tuân thủ những quy định hiện hành của Nhà nước đồng thời vận dụng có chọn lọc các quy định của chính quyền địa phương sở tại về xây dựng. - Giá xây dựng công trình giao thông được tính theo từng thời điểm và được điều chỉnh tăng hoặc giảm qua từng thời kỳ theo cung cầu về xây dựng, đối tượng hợp tác đầu tư, nhưng không được thấp hơn mức giá hướng dẫn của Bộ Xây Dựng trong từng thời kỳ. 3. Quy trình lập giá dự thầu xây lắp ở Công ty. 25 3.1. Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội thắng thầu. 25 Cán bộ phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ thu thập thông tin về các gói thầu như: tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thấu, thời gian lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng...thông qua: hệ thống thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông (internet, báo đấu thầu...), quan hệ với chủ đầu tư, cơ quan quản lý... Căn cứ vào các thông tin có được nhân viên phòng kỹ thuật phân tích một cách chi tiết, cụ thể chính xác đối với từng gói thầu: quy mô, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, mức độ cạnh tranh trong đấu thầu...; tìm hiểu những đòi hỏi cụ thể của chủ đầu tư đối với gói thầu. Qua sự phân tích trên, căn cứ vào yêu cầu và khả năng của Công ty để lựa chọn ra gói thầu sẽ tham gia tranh thầu. Đồng thời xác định được điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ và dự kiến các tình huống có thể xảy ra. 3.2. Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu. 26 3.2.1. Chuẩn bị. - Chuẩn bị các tài liệu phục vụ cho việc tính giá: + Hồ sơ mời thầu. + Các thông tư, văn bản hướng dẫn tính giá: định mức dự toán xây dựng, bảng giá ca máy và thiết bị thi công, bảng đơn giá nhân công,… + Bảng giá vật liệu tới chân công trình. - Xác định phương án tổ chức thi công: áp dụng công nghệ mới trong thi công, phương pháp tuần tự, song song,... 3.2.2. Tiến hành lập giá dự thầu. Nhiệm vụ tính giá dự thầu ở Công ty được giao cho 1 nhân viên phòng kỹ thuật thực hiện. Quy trình tính giá được thực hiện như sau: Tìm hiểu hồ sơ mời thầu để biết được những yêu cầu của bên mời thầu với gói thầu, đặc biệt những yêu cầu liên quan tới việc tính giá. Đọc bản vẽ thiết kế đã được duyệt trong hồ sơ mời thầu để tínhkhối lượng của hồ sơ mời thầu. So sánh khối lượng trong tiên lượng mời thầu của hồ sơ mời thầu với khối lượng tự tính. Làm văn bản gửi chủ đầu tư về khối lượng chênh lệch giữa khối lượng trong tiên lượng mời thầu với khối lượng trong bản vẽ (nếu có). Lập các biểu mẫu tính giá. + Bảng phân tích đơn giá chi tiết. + Bảng dự toán chi tiết. + Bảng tổng hợp giá dự thầu. 3.3. Trình duyệt giá. 27 Sau khi lập được đơn giá cho công trình tham gia dự thầu, cán bộ lập giá sẽ tổng hợp giá của toàn bộ gói thầu, trình giám đốc xem xét, phê duyệt. Giám đốc căn cứ vào các yêu cầu của chủ đầu tư, khả nẳng hiện tại của công ty, chiến lược kinh doanh của công ty để xét duyệt. Nếu giám đốc xét thấy phù hợp thì sẽ phê duyệt; còn thấy chưa phù hợp thì bộ phận lập giá phải điều chỉnh lại theo yêu cầu và chỉ đạo của giám đốc. 3.4. Xác định giảm giá dự thầu. 27 Dựa vào mức độ cạnh tranh, sự hấp dẫn của công trình và thực lực của Công ty, người lãnh đạo quyết định có giảm giá hay không và tỷ lệ giảm giá là bao nhiêu? Thư giảm giá được để trong phong bì to đựng cùng với hồ sơ dự thầu hoặc để riêng trong một phong bì nhỏ được dán kín có dấu niêm phong và phải được nộp cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Trong thư giảm giá, Công ty ghi rõ tỷ lệ giảm giá hoặc số tiền giảm, giá bỏ thầu sau giảm giá, giảm giá ở những phần việc gì, đơn giá nào và đơn giá dự thầu trước khi giảm giá. Tổng tiền giảm ở các đơn giá, các hạng mục phải bằng tổng số tiền xin giảm. Có trường hợp Công ty không ghi rõ hạng mục, đơn giá được giảm hay tỷ lệ giảm mà chỉ có giá trị giảm thì được hiểu: mức giảm giá đó tính chung cho tất cả các hạng mục hay tính tỷ lệ giảm chung cho tất cả các đơn giá dự thầu. Sơ đồ 4: Sơ đồ quá trình lập giá dự thầu Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội thắng thầu Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu Trình duyệt giá Xác định giảm giá dự thầu (nếu có). Chuẩn bị lập giá Lập giá dự thầu Tài liệu liên quan Phương án tổ chức thi công Tìm hiểu hồ sơ mời thầu Đọc bản vẽ, tính lại khối lượng. So sánh khối lượng trong tiên lượng mời thầu với khối lượng tự tính Phúc đáp chênh lệch khối lượng (nếu có) Lập các biểu tính giá (Nguồn: Phòng kế hoạch – kỹ thuật) 4. Tổ chức công tác lập giá dự thầu. 28 4.1. Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội thắng thầu. 28 Phòng kế hoạch – kỹ thuật có trách nhiệm tìm hiểu thông tin về gói thầu qua thông tin đại chúng, báo chí, phát thanh, truyền hình; tìm hiểu mối quan hệ giữa các doanh nghiệp; thông báo mời thầu của chủ đầu tư; các đặc thù của vùng, nguồn vốn đầu tư, tính cạnh tranh của gói thầu,… Từ đó, đưa ra cơ hội thắng thầu. Sau khi xác định được cơ hội thắng thầu, trình giám đốc để quyết định đơn vị có tham gia tranh thầu hay không. Công việc này được tiến hành liên tục trong quá trình hoạt động của Công ty. 4.2. Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu.29 Nhân viên phòng kế hoạch kỹ thuật phối hợp với nhau trong việc: - Chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc tính giá nói riêng, việc đấu thầu nói chung; liên tục cập nhật những quy định mới được ban hành (thông tư, nghị định hướng dẫn điều chỉnh đơn giá nhân công, xe máy thiết bị thi công,…). Tính lại khối lượng từ bản vẽ thiết kế trong hồ sơ mời thầu. Cán bộ tính giá tính chi tiết giá cho từng hạng mục phân bổ cho từng khoản mục chi phí: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy, chi phí chung, lãi dự kiến, thuế,…Lập thành biểu tính giá: bảng phân tích đơn giá chi tiết, bảng dự toán, bảng tổng hợp giá dự thầu. Công việc này tiến hành lâu nhất trong quá trình chuẩn bị đấu thầu. Tuỳ từng gói thầu lớn nhỏ, nhiều hay ít hạng mục mà thời gian thực hiện hoàn thành khác nhau nhưng dài nhất là trong 1 tuần. 4.3. Trình duyệt giá.29 Giám đốc Công ty sẽ căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư, khả năng hiện tại của Công ty, chiến lược kinh doanh của Công ty để xét duyệt. Công việc này sẽ tiến hành ngay sau khi cán bộ lập giá trình giám đốc duyệt và thời gian mất 1 ngày. 4.4. Xác định giảm giá dự thầu.29 Trưởng phòng kế hoạch sẽ đưa ra tỷ lệ giảm giá hoặc giá trị giảm giá nếu cần thiết. Sau đó trình giám đốc quyết định 1 lần nữa. Công việc này cũng mất 1 ngày. Bảng 4:Bảng mô tả quá trình tổ chức công tác lập giá dự thầu ở Công ty. Công việc Trách nhiệm Mô tả công việc Thời gian Thu thập thông tin về các gói thầu, nghiên cứu cơ hội tranh thầu Phòng kế hoạch kỹ thuật - Thu thập thông tin về gói thầu qua các thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, mạng internet,… - Xác định cơ hội thắng thầu - Trình lên giám đốc xem xét Tiến hành liên tục trong quá trình hoạt động của Công ty. Giám đốc Quyết định tham gia đấu thầu hay không Chuẩn bị và tiến hành lập giá dự thầu. Nhân viên phòng kế hoạch kỹ thuật - Nhân viên phòng kế hoạch kỹ thuật phối hợp với nhau trong việc chuẩn bị các tài liệu liên quan phục vụ cho việc tính giá, liên tục cập nhật những quy định mới được ban hành (thông tư, nghị định hướng dẫn điều chỉnh đơn giá nhân công, xe máy thiết bị thi công,…); tính lại khối lượng từ bản vẽ thiết kế trong hồ sơ mời thầu. - Cán bộ tính giá lập các biểu tính giá: phân tích đơn giá chi tiết, dự toán, tổng hợp giá. Dài nhất là 1 tuần Trình duyệt giá Giám đốc Công ty. Căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư, khả năng hiện có,…xét duyệt giá 1 ngày Xác định giảm giá dự thầu Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật - Đưa ra tỷ lệ giảm giá căn cứ vào điều kiện cụ thể của Công ty và chiến lược tranh thầu rồi trình lên giám đốc 1 ngày Giám đốc - Đưa quyết định cuối cùng (Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật) 5. Phương pháp xác định giá dự thầu. 31 Phương pháp xác định giá dự thầu là cách thức mà nhà thầu thực hiện nhằm xác định một giá dự thầu đáp ứng khả năng trúng thầu cao nhất, hoặc đạt được một xác suất trúng thầu nào đó thoả mãn những điều kiện đặt ra trước. Phương pháp mà cán bộ lập giá Công ty Hữu Nghị sử dụng là phương pháp xác định giá dự thầu bằng cách phân chia chi phí thành các khoản mục. Bước 1: Xác định đơn giá dự thầu cho từng công việc của hạng mục. Đơn giá dự thầu của công tác xây lắp thứ i (ĐGi) bao gồm: + Chi phí vật liệu (VL). + Chi phí nhân công (NC). + Chi phí máy xây dựng (M). + Chi phí trực tiếp khác (TT). + Chi phí chung (C). + Thu nhập chịu thuế tính trước hay lãi dự kiến của nhà thầu (L). + Thuế giá trị gia tăng (VAT). Sau đây là phương pháp xác định các chi phí thành phần trong đơn giá dự thầu: 5.1. Xác định chi phí vật liệu (VL). 31 Chi phí vật liệu là những chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, các kết cấu bán thành phẩm, các vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo…), các thiết bị vệ sinh đi kèm với nguyên vật liệu chi phí vật liệu tính đến chân công trình. ở đây không kể nguyên vật liệu dùng cho máy thi công, lán trại, thi công, nguyên nhiên liệu các xưởng sản xuất phụ. *Chi phí vật liệu (VL) được xác định căn cứ vào số lượng từng loại vật liệu đủ quy cách chất lượng tính cho 1 đơn vị tính và giá bán các loại vật liệu đó bán tại nơi cung cấp vật liệu, bảng giá cước vận tải hàng hoá và các quy định hiện hành về tính đơn giá vật liệu tại chân công trình. Vật liệu bao gồm: + Nguyên vật liệu chính cấu thành sản phẩm có tính đến hao hụt trong khi thi công theo định mức của doanh nghiệp. + Vật liệu phụ: tính theo % so với giá trị nguyên liệu chính (khoảng từ 5% - 10%). + Vật liệu luân chuyển như cốt pha, đà giáo, khuôn hợp kim… Công thức tính chi phí nguyên vật liệu như sau: VL= S QjxDjvlxkVL Trong đó: Qj là lượng vật liệu chính thứ i tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu trong định mức dự toán xây dựng cơ bản. Djvl là giá tính đến hiện trường xây dựng của một đơn vị vật liệu chính thứ j. KVL là hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ so vơí tổng chi phí vật liệu chính quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản hay kết cấu xây dựng (nếu có). Giá vật liệu xây dựng bình quân đến hiện trường xây dựng được xác định theo thông báo giá của Liên Sở. 5.2. Xác định chi phí nhân công (NC).32 Chi phí nhân công là chi phí tiền lương (lương cơ bản, phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn định sản xuất, lương phụ cho nghỉ lễ tết và một số chi phí lương khác) của công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ xây lắp kể cả công nhân chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp. ở đây không tính lương của công nhân điều khiển, công nhân sản xuất ở các phân xưởng phụ cũng như của cán bộ công nhân viên gián tiếp. Chi phí nhân công được xác định căn cứ vào: + Cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc. + Giá nhân công trên thị trường lao động. + Khối lượng công việc thực hiện trong ngày công. Công thức tính chi phí nhân công như sau: NC= S Qj xDjnc xknc Trong đó: Djnclà mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương ứng với cấp bậc quy định trong định mức dự toán xây dựng của công tác hoặc kết cấu xây dựng thứ j. Qj là lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp của công tác hoặc kết cấu xây dựng thứ j theo cấp bậc bình quân trong định mức dự toán xây dựng cơ bản. Knc là hệ số điều chỉnh nhân công (nếu có). Theo thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 về điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng thì hệ số điều chỉnh nhân công xác định theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc xác định theo công trình khi công trình được xây dựng đơn giá theo chế độ tiền lương và các chế độ chính sách tiền lương riêng. Chi phí nhân công trong dự toán xác định trên cơ sở đơn giá địa phương ban hành đã tính với mức lương tối thiểu là 350.000đ/tháng thì hệ số điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung mới chia cho mức lương tối thiểu đã tính trong đơn giá 350.000đ/tháng. Như vậy, chi phí nhân công trong dự toán chi phí xây dựng công trình lập theo đơn giá xây dựng cơ bản nói trên được nhân với hệ số điều chỉnh tương ứng (knc) quy định tại bảng 5. 5.3. Xác định chi phí máy (M). 33 Chi phí máy là những chi phí phục vụ máy trực tiếp thi công xây lắp công trình, hạng mục công trình, bao gồm: + Chi phí một lần: là những chi phí chỉ phát sinh 1 lần (làm đường tạm chi cầu, tháo cầu…) + Chi phí thường xuyên như: chi phí nhiên liệu, động lực, khấu hao máy thi công, bảo dưỡng định kỳ, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công. Chi phí sử dụng máy được xác định căn cứ vào: 5.3.1. Trường hợp thuê máy. Trường hợp khối lượng công tác làm bằng máy ít, thời gian thi công ngắn thì thuê máy theo ca. Giá ca máy theo giá thị trường xây dựng, cũng có khi dùng giá ca máy do nhà nước ban hành theo một mặt bằng nhất định và có điều chỉnh cho phù hợp cho người có máy cho thuê đủ bù đắp các chi phí và có lãi Nếu khối lượng công tác làm bằng máy nhiều và thời gian thi công dài (trên 1 năm) thì công ty phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi để đưa ra quyết định hợp lý. 5.3.2. Trường hợp máy của Công ty. Chi phí trong một ca máy bao gồm: + Khấu hao cơ bản (có tính đến hao mòn vô hình). + Khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và bảo dưỡng. + Chi phí nhiên liệu, động lực, năng lượng. + Chi phí tiền công cho thợ máy. + Chi phí khác và các chi phí quản lý máy. Công thức tính chi phí máy như sau: M = S QjxDjmxkmtc Trong đó: Qj là lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ j tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng quy định trong định mức dự toán xây dựng cơ bản. Djm là giá dự toán ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ j (theo bảng giá dự toán ca máy, thiết bị thi công). kmtclà hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (nếu có). Theo thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 về điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng thì hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công xác định theo công trình khi công trình được xây dựng bảng giá ca máy và thiết bị thi công riêng. Chi phí máy thi công trong dự toán tính theo đơn giá địa phương với bảng giá ca máy và thiết bị thi công đó tính với mức lương tối thiểu là 350.000đ/tháng và chi phí nhiên liệu, năng lượng tại thời điểm tính thì hệ số điều chỉnh được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền của chi phí theo nhóm máy. Theo nguyên tắc trên hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng của các tỉnh, thành phố là 1,05. Những tỉnh, thành phố có cơ cấu xây dựng đặc thù sẽ do UBND tỉnh, thành phố quyết định nhưng không vượt quá 1,05. Đối với các công trình thi công theo tuyến qua nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng bảng giá ca máy riêng thì chủ đầu tư tính toán hệ số điều chỉnh để báo các bộ quản lý ngàng phê duyệt; các trường hợp khác do người quyết định đầu tư quyết định. Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công (kmtc) quy định tại bảng 5. Bảng 5: Bảng hệ số điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình. Hệ số điều chỉnh Đơn giá xây dựng cơ bản địa phương tính theo mức lương tối thiểu/ tháng 144.000 đồng 180.000 đồng 210.000 đồng 290.000 đồng Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13 tháng 10 năm 2005 Chi phí nhân công (knc) 3.36 2.69 2.30 1.67 Chi phí máy thi công (kmtc) 1.40 1.34 1.30 1.24 Thông tư số 07/2006/TT-BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 Chi phí nhân công (knc) 4.32 3.45 2.95 2.14 Chi phí máy thi công (kmtc) 1.55 1.50 1.45 1.35 (Nguồn: Thông tư số 16/2005/TT-BXD và Thông tư số 07/2006/TT-BXD) 5.4. Chi phí trực tiếp khác (TT). 36 Chi phí trực tiếp khác là những chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như: chi phí vét bùn, tát nước, đào hố tôi vôi, điện phục vụ thi công ban đêm, chi phí di chuyển nhân lực, an toàn lao động, bảo vệ môi trường,…không xác định trước từ thiết kế được. Theo thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 1 tháng 4 năm 2005, chi phí trực tiếp khác này được tính bằng 1.5% so với tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy trong dự toán xây dựng. TT=1.5%(VL+NC+M) 5.5. Xác định chi phí chung (C).36 Chi phí chung là loại chi phí phục vụ chung cho mọi công việc nằm trong dự toán xây lắp của hạng mục công trình, gồm có: Chi phí quản trị hành chính, chi phí phục vụ công nhân trực tiếp thi công xây lắp, chi phí phục vụ thi công và các chi phí chung khác. Loại chi phí chung này có thể được tách làm 2 phần: chi phí chung trực tiếp phục vụ cho thi công tại công trường đối với từng hạng mục và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí chung được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng công trình. Công thức tính như sau: C = PxT Trong đó: C là chi phí chung. P là định mức chi phí chung, đối với công trình giao thông, mức quy định là 5.3%. Chi tiết xem bảng dưới đây. T là chi phí trực tiếp. (T= VL+NC+M+TT). Bảng 6: Bảng định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Đơn vị tính: % TT Loại công trình Chi phí chung Thu nhập chịu thuế tính trước 1 Công trình dân dụng 6.0 5.5 2 Công trình công nghiệp 5.5 6.0 3 Công trình giao thông 5.3 6.0 4 Công trình thuỷ lợi 5.5 5.5 5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 4.5 5.5 (Nguồn: Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 01.4.2005 của Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng) *Giá thành dự toán xây dựng (Z) Z= T+C 5.6. Thu nhập chịu thuế tính trước (L). 37 Khoản thu nhập chịu thuế tính trước được sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước. TL= Zxtỷ lệ quy định Công thức tính: Tỷ lệ quy định này đối với công trình giao thông là 6.0%. Chi tiết xem bảng định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước ở trên. *Đơn giá dự thầu trước thuế Z1: Z1=TL+Z 5.7. Thuế giá trị gia tăng đầu ra (VAT). 37 Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả trước khi mua các loại vật tư, vật liệu, năng lượng, nhiên liệu… nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung vào đơn giá dự thầu và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp. VAT= Z1 x TXDGTGT *Công thức tính: Trong đó: G là giá trị dự toán trước thuế. TXDGTGT là mức thuế suất thuế giá trị gia tăng.(Theo quy định mức thuế suất cho ngành giao thông là 10%) Z2=Z1+VAT *Đơn giá dự thầu sau thuế Các loại chi phí khác được phân bổ bằng 1 - 2% so với đơn giá dự thầu sau thuế.Tức là K=a%xZ2. ( a bằng 1 đến 2 tuỳ theo loại công trình: 1% - đối với những công trình nội đô, 2% cho những công trình ở xa, tuyến đường sắt, giao thông, kênh, mương máng; có trường hợp theo quy định của nhà mời thầu). Trong chi phí khác được phân bổ này gồm có: - Chi phí nhà tạm trên công trường: +Nhà tạm chính: nhà làm việc, phòng họp,… + Nhà tạm sản xuất: kho, trạm trộn bêtông,… + Nhà sinh hoạt: nhà tập thể, nhà ăn cho công nhân,… - Các chi phí khác cho yếu tố rủi ro, trượt giá. *Cộng đơn giá bỏ thầu: G=Z2+K Bước 2: Xác định giá dự thầu cho từng hạng mục công trình. Giá dự thầu cho từng hạng mục được xác định bằng tổng giá dự thầu từng công việc của hạng mục công trình. Bước 3: Xác định giá dự thầu cho công trình. Giá dự thầu được xác định theo công thức: Gdth=S Qi x ĐGi Trong đó: Gdth là giá dự thầu Qi là khối lượng hạng mục i do bên mời thầu cung cấp căn cứ vào kết quả bóc tiên lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. ĐGi là đơn giá dự thầu hạng mục thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ cào điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu. n là số lượng hạng mục do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu. Cộng các chi phí và thuế trong đơn giá dự thầu ĐGdth. Ngoài ra, có thể tính thêm hệ số trượt giá (Ktrg) và yếu tố rủi ro (Krr) và ĐGi = ĐGdth(1+Ktrg+Krr). Thông thường trong các hồ sơ dự thầu các công trình đều có mục hướng dẫn tính hệ số trượt giá hoặc khoán gọn mức trượt giá để thuận tiện cho việc thanh toán. Trường hợp không có hướng dẫn riêng thì đơn vị nhận thầu phải tính hệ số trượt giá và nhân luôn vào đơn giá dự thầu. Do giá nguyên vật liệu luôn biến động thất thường nên cán bộ lập giá không thể lường hết được sự biến động này. vì vậy, khi tính giá đơn giá trong dự toán tính thêm hệ số trượt giá và yếu tố rủi ro. Tuy nhiên, thường 2 yếu tố này Công ty thường để trong phân bổ chi phí khác trong từng công việc của hạng mục. Đơn giá bỏ thầu:G= Z2+K Giá dự thầu công trình Gdth= SQixDi Giá dự thầu hạng mục 1 Giá dự thầu hạng mục 2 Giá dự thầu hạng mục 3 Giá dự thầu hạng mục n Giá dự thầu công việc m Giá dự thầu công việc 3 Giá dự thầu công việc 2 Giá dự thầu công việc 1 Chi phí vật liệu VL=S QjxDjVL x kVL Chí phí nhân công NC= S QixDjncxknc Chi phí máy thi công M= S QjxDjmxkmtc Chi phí chung: C= PxT Chi phí trực tiếpT=VL+NC+M+TT Trực tiếp phí khácTT= 1.5%x(VL+NC+M) Giá thành dự toán xây dựng Z=T+C Thu nhập chịu thuế tính trước TL=Zxtỷ lệ quy định Đơn giá dự thầu trước thuế Z1=Z+TL Thuế giá trị gia tăng: VAT=10%xZ1 Đơn giá dự thầu sau thuế: Z2=Z1+VAT Chi phí khác được phân bổ: K=a% xZ2 Đơn giá dự thầu công việc 2 Đơn giá dự thầu công việc 1 Đơn giá dự thầu công việc 3 Đơn giá dự thầu công việc m Sơ đồ 5: Sơ đồ tổng hợp phương pháp lập gi._. tinh thần, thường xuyên quan tâm tới gia đình (thưởng cho con cái nhân viên khi đạt học sinh giỏi, quà cho các cháu nhân dịp 1.6, đầu năm học, tổ chức các đợt đi du lịch cho nhân viên Công ty cùng gia đình…), thực hiện nhiều biện pháp làm khơi dậy lòng yêu nghề, yêu công việc, yêu Công ty của nhân viên (khen thưởng những nhân viên có thành tích tốt), động viên tinh thần nhân viên để họ thấy thoái mái dốc hết tâm lực vào công việc, không ngừng nâng cao tính sáng tạo trong công việc, vì lợi ích thiết thực của Công ty mà cố gắng hoàn thành nhanh, tốt công việc. - Tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp để những thành phần lãnh đạo vì lợi ích thiết thực của mình mà có trách nhiệm hơn, giúp công việc tiến hành trơn tru hơn. 5.3. Lợi ích mang lại cho Công ty. 74 Ccông ty sẽ gián tiếp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn Công ty. Bởi con người là nhân tố quan trọng hàng đầu trong mọi tổ chức, trong mọi hoạt động, nó quyết định hầu hết sự thành công hay thất bại. Suy cho cùng thì công việc dù thực hiện thủ công hay bằng máy móc đều là do con người cả, máy móc làm việc dưới sự điều khiển của con người. Vì vậy, giải pháp quan trọng là phải nâng cao hiệu quả của nguồn lực hàng đầu đó, bằng cách thường xuyên bổ sung kiến thức, cập nhật cái mới và hoàn thiện kiến thức chuyên ngành cũng như những vấn đề liên quan. Cán bộ làm công tác đấu thầu, công tác lập giá dự thầu cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty được nâng cao trình độ sẽ là nhân tố quan trọng làm giá dự thầu tăng tính cạnh tranh: do công việc được thực hiện tốt hơn, chi phí giảm, … đồng thời nhờ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Công ty, chi phí bỏ ra cho chính sách này không ít nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng lớn, đầu tư cho nhân lực luôn là khoản đầu tư mang lại lời cao. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 75 1. Hoàn thiện hệ thống các quy định, đơn giá xây dựng cơ bản. 75 1.1. Căn cứ đưa ra kiến nghị. 75 Xuất phát từ thực tiễn nước ta, hệ thống định mức để lập dự toán các công trình thường chưa bám sát thực tế, khi lập xong định mức mới thì thị trường đã thay đổi nên khi lập giá dự thầu thì hợp lý nhưng khi thi công lại không còn phù hợp nữa gây khó khăn cho cả nhà thầu và chủ đầu tư. Ví dụ: khi lập giá dự thầu, loại máy A theo định mức cũ được dùng để thi công công việc 1 nhưng khi lập xong giá, trúng thầu thì định mức mới lại cho loại máy B với chi phí cao hơn hoặc thấp hơn chi phí máy a để thi công công việc 1. Mặt khác, hệ thống các thông tư, nghị định thường xuyên điều chỉnh, bổ sung làm cho chủ đầu tư, nhà thầu, cán bộ lập giá gặp khó khăn nhiều, tốn thời gian, công sức để điều chỉnh lại cho phù hợp. 1.2. Nội dung kiến nghị. 75 Nhà nước sớm hoàn thiện những định mức xây dựng cơ bản, đơn giá xây dựng cơ bản bám sát với thực tế. Tránh sửa đổi bổ sung liên tục các thông tư nghị định bằng cách cố gắng bình ổn thị trường giá cả các yếu tố đầu vào của ngành nói riêng, của thi trường nói chung. Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung cần thông báo trước sớm cho nhà thầu để nhà thầu có sự chuẩn bị trước, dự đoán được trước để có thể dự toán chính xác. 1.3. Lợi ích mang lại. 75 Hệ thống định mức xây dựng cơ bản bám sát thực tế sẽ giúp các nhà thầu trúng thầu khi tiến hành thi công đạt mục tiêu đề ra: đạt mức lợi nhuận mong muốn, không bị thu lỗ về. Các quy định, thông tư, hướng dẫn ít sửa đổi giúp công tác lập giá cũng ít phải sửa đổi, sát thực tế mà vẫn đem hiệu quả như mong đợi. Trường hợp sửa đổi được thông báo sớm cũng giúp cho cán bộ lập giá dự tính chính xác sự biến động của thị trường từ đó có phương án hợp lý, tránh được nhiều thiệt hại cho Công ty. 2. Tạo điều kiện phát triển thị trường mua bán thiết bị máy móc, bình ổn thị trường giá nguyên vật liệu 76 2.1. Căn cứ đưa ra kiến nghị. 76 Biện pháp này là cần thiết đối với tất cả các ngành nghề nói chung, ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Nguyên vật liệu là đầu vào quan trọng của ngành, giá nguyên vật liệu biến động kéo theo sự biến động của hàng loạt các yếu tố như: định mức nguyên vật liệu, máy, nhân công,… dẫn đến các chi phí đều tăng và giá dự thầu tăng là điều không tránh khỏi. Như vậy thì khó có thể đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư. 2.2. Nội dung kiến nghị. 76 Cố gắng bình ổn giá nguyên vật liệu bằng chính sách giá trần, hạn chế việc thay đổi chính sách làm giá nguyên vật liệu tăng như: tăng giá điện, thuế… 2.3. Lợi ích từ kiến nghị. 76 Giúp thị trường bình ổn giá hơn, các định mức cũng ổn định theo, nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định thì giá dự thầu lập ra cũng chính xác và sát thực tế hơn. 3. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước. 76 3.1. Căn cứ đưa ra kiến nghị. 76 Tình hình đấu thầu nước ta còn nhiều bất cập, các hiện tượng như: thông thầu, mua thầu, phá giá, …còn nhiều. Nhiều khi việc đấu thầu chỉ là hình thức để che mắt các nhà quản lý Nhà nước. 3.2. Biện pháp thực hiện. 76 Cần có cơ chế hợp lý quản lý chủ đâu tư, các đơn vị cung ứng, các nhà thầu bằng các chế tài hình phạt nghiêm khắc, quản lý chặt chẽ sâu sát. Và những chế tài đưa ra cần thực hiện một cách nghiêm minh. 3.3. Lợi ích mang lại 77 Nâng cao hiệu quả của cơ chế thị trường, lành mạnh hoá thị trường xây dựng, tạo ra tính công bằng trong đấu thầu tạo động lực cho các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trong đó có cả Công ty Hữu Nghị hoàn thiện mình hơn. PHẦN KẾT LUẬN 77 Cùng với sự gia tăng về số lượng nhu cầu xây dựng thì những đòi hỏi về kỹ thuật, thiết kế, tài chính ngày càng cao và khắt khe hơn. Do vậy, Công ty phải liên tục đổi mới nâng cao chất lượng mọi mặt nói chung, công tác lập giá nói riêng. Công ty đã tham dự nhiều công trình nên cán bộ lập giá đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, những nguyên nhân dẫn đến thắng thầu, trượt thầu để lần tham dự sau thực hiện tốt hơn. Mặt khác, việc tìm hiểu thông tin phục vụ công tác lập giá cũng trở nên dễ dàng hơn trong thời đại ngày nay nhờ có sự hỗ trợ của nhiều phương tiện hiện đại, sự phổ biến của các phương tiện truyền thông, sách báo, điện thoại…đó là những thuận lợi trong công tác tính giá của Công ty. Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ nên quá trình liên doanh liên kết càng trở nên phổ biến. Đây cũng là một cơ hội thuận lợi cho công ty học hỏi kinh nghiệm từ các công ty khác trong và ngoài nước, từng bươc xâm nhập vào thị trường mới. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt hơn. Sự xuất hiện đông đảo các công ty xây dựng trong nước cũng như các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nươc ngoài có sức mạnh hơn hẳn các công ty trong nước gây sức ép đối với công tác lập giá dự thầu của công ty. Ngoài ra, nhiều tồn tại trong ngành xây dựng nói chung hoạt động đấu thầu nói riêng như quân xanh quân đỏ, thông thầu, chậy thầu, … đã gây khó khăn cho công ty trong việc đấu thầu và đồng thời cũng đặt ra yêu cầu trong việc thực hiện nghiêm túc kiểm tra, giám sát công trình, giáo dục ý thức đạo đức cho cán bộ công nhân viên. Phụ lục số 1. Bảng kê thiết bị thí nghiệm kiểm tra. Dự án: Cầu Xuân An - Huyện Yện Lập - Tỉnh Phú Thọ. Ở HIỆN TRƯỜNG THI CÔNG. Loại thiết bị Tính năng kỹ thuật nước sx Chủ sở hữu số lượng hiện đang ở tại Chất lượng sử dụng Máy nén bêtông - Dải nén: 1500 KN/5KN. - Nén mẫu bêtông xi măng lập phương và mẫu trụ, tự động lưu giữ kết quả nén bằng đồng hồ hai kim. - Điện nguồn: 1,1 KW; 220V/50Hz; 1Ph. Việt Nam Công ty 01 Hà Nội Mới 100% Khuôn bêtông lập phương - Khuôn thép, đúc mẫu bêtông ximăng lập phương kích thước 150x150x150 Việt Nam Công ty 09 Hà Nội Mới 100% Khuôn bêtông trụ - Khuôn thép, đúc mẫu bêtông ximăng hình trụ kích thước 150x150. Việt Nam CTy 09 HÀ Nội Mới 100% Dụng cụ VICA Model: TSC4055+TSC4055-05 Xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết của ximăng theo TCVN6017:1995 Việt Nam Cty 09 Hà Nội Mới 100% Chày, cối Proctor tiêu chuẩn Protor tiêu chuẩn: Cối TSC6185+ChàyTSC6187; Xác định độ chặt tiêu chuẩn Việt Nam Cty 01 Hà Nội Mới 100% Chày, cối Proctor cải tiến Protor tiêu chuẩn: Cối TSC6185+Chày TSC6187; Xác định độ chặt tiêu chuẩn của đất đắp theo TCVN 4201:1995 Việt Nam. Cty 01 Hà Nội Mới 100% Máy nén CBR 50KN - Model TSC 6211 - Động cơ 1,1 KW, 220V/50HZ, theo tiêu chuẩn ASTM, ASHTO và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. - Tốc độ gia tải CBR là 1,27mm/phút (có tốc độ di chuyển nhanh khi không tải) Việt Nam Cty 02 Hà Nội Mới 100% Khuôn CBR - Model: TSC 6211 - Động cơ bao gồm: thân khuôn cổ khuôn, đế khuôn, đĩa đo trương nở, quả gia tải có rãnh, quả gia tải không rãnh, giá đỡ đồng hồ so Việt Nam Cty 01 Hà Nội Mới 100% Bộ thí nghiệm giới hạn dẻo của đất - Model: TSC 6178 - Xác định giới hạn chảy, giới hạn dẻo của đất đắp theo TCVN 4197:1995. Việt Nam. Cty 02 Hà Nội Mới 100% Tủ Sấy Nhiệt độ 300oC, Model 101-2, dung tích 130lít, có thể đặt nhiệt độ tuỳ ý T. Quốc Cty 03 Hà Nội Mới 100% Thùng đong các loại Thể tích đong 2, 5, 10 lít Việt Nam Cty 01 Hà Nội Mới 100% Cân OHAUS311g Độ chính xác 0,001g Anh Cty 01 Hà Nội Mới 100% Cân OHAUS2610g Độ chính xác 0,01g Anh Cty 06 Hà Nội Mới 100% Cân điện tử 30kg Độ chính xác 1g Hiển thị điện tử số, Nguồn điện AC 220V, DC 9V. Nhật Cty 02 Hà Nội Mới 100% Bộ sàn cốt liệu TC đường kính 200 Sàng cốt liệu đất, đá, cát, sỏi,… thí nghiệm thành phần hạt theo TCVN, ASTM, AASHTO… T. Quốc Cty 20 Hà Nội Mới 100% Ống đong thuỷ tinh Thể tích đong 50, 100, 250, 500, 1000 ml Trung Quốc Cty 10 Hà Nội Mới 100% Bình tam giác Thuỷ tinh hữu cơ, chịu nhiệt Thể tích đong 500ml Trung Quốc Cty 03 Hà Nội Mới 100% Bình tỷ trọng 100ml Bình tỷ trọng loại A Trung Quốc Cty 02 Hà Nội Mới 100% Khay dựng mẫu bằng ton Kích thước 40x60x05cm Việt Nam Cty 02 Hà Nội Mới 100% Khay đựng nhôm Kích thước 15x30x05 cm Việt Nam Cty 06 Hà Nội Mới 100% Hộp nhôm làm ẩm Vật liệu Alumium, thể tích hộp 40cm3 Việt Nam Cty 20 Hà Nội Mới 100% B. Ở Trung tâm thí nghiệm: Loại thiết bị Tính năng kỹ thuật Nước sản xuất Chủ sở hữu Số lượng Hiện đang ở tại Chất lượng sử dụng Máy nén bê tông - Model: TYE - 2000. - Dải nén: 800KN/2.5KN; 2000KN/5KN - Nén mẫu bê tông xi măng lập phương và mẫu trụ, tự động lưu giữ kết quả nén bằng đồng hồ hai kim. - Điện nguồn: 1,1KW, 220V/50Hz; 1Ph Trung Quốc Cty 01 Hà Nội Mới 100% Khuôn bê tông lập phương Khuôn thép, đúc mẫu bêtông xi măng hình trụ, kích thước 150x150x150 Việt Nam Cty 18 Hà Nội Mới 100% Khuôn bêtông trụ khuôn thép, đúc mẫu bêtông ximăng lập phương kích thước 150x300 Việt Nam Cty 18 Hà Nội Mới 100% Máy thử độ mài mòn LosAngeles Model: TSC 1075 Bộ đếm cài đặt số vòng quay tuỳ ý và hiển thị số điện tử. Tốc độ quay: 30 - 33 vòng/phút Việt Nam Cty 01 Hà Nội Mới 100% Dụng cụ VICA Model: TSC4055+TSC4055-05 Xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết của ximăng theo TCVN 6017:1995 Việt Nam Cty 02 Hà Nội Mới 100% Chày, cối Protor tiêu chuẩn Protor tiêu chuẩn: Cối TSC6185+Chày TSC6187; Xác định độ chặt tiêu chuẩn của đất đắp theo TCVN 4201:1995 Việt Nam Cty 03 Hà Nội Mới 100% Chày, cối Protor cải tiến Protor cải tiến: Cối TSC6186+Chày TSC6188; Xác định độ chặt tiêu chuẩn của đất đắp theo TCVN 4201:1995 Việt Nam Cty 03 Hà Nội Mới 100% Máy nén CBR/MARSH ALL 50KN - Máy nén CBR/MARSHALL SG100D - Động cơ 1,1 KW, 220V/50Hz, theo tiêu chuẩn ASTM, ASHTO và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. -Tốc độ gia tải CBR là 1,27mm/ phút. - Tốc độ nén Marshall là 50mm/phút Trung Quốc Cty 02 Hà Nội Mới 100% Khuôn CBR Model: TSC 6200 Đồng hồ bao gồm: Than khuôn, cổ khuôn, đế khuôn, đĩa đo trương nở, quả gia tải có rãnh, quả gia tải không rãnh, giá đỡ đồng hồ so Việt Nam Cty 09 Hà Nội Mới 100% Bộ thí nghiệm giới hạn dẻo của đất Model: TSC6178 Xác định giới hạn chảy, giới hạn dẻo đất đắp theo TCVN 4197:1995 Việt Nam Cty 05 Hà Nội Mới 100% Tủ sấy Nhiệt độ 300oC, Model 101-2, dung tích 130lít, có thể đặt nhiệt độ tuỳ ý Trung Quốc Cty 03 Hà Nội Mới 100% Thùng đong các loại Thể tích đong 2, 5, 10lít Việt Nam Cty 06 Hà Nội Mới 100% Cân OHASU 311g Độ chính xác 0,001g Anh Cty 03 Hà Nội Mới 100% Cân OHASU 2610g Độ chính xác 0,01g Anh Cty 03 Hà Nội Mới 100% Cân điện tử 30kg Độ chính xác 1g Hiển thị điện tử số, Nguồn điện AC 220V, DC 9V Nhật Cty 06 Hà Nội Mới 100% Bộ sàng cốt liệu TC đường kính 200 Sàng cốt liệu đất, đá, cát, sỏi,… thí nghiệm thành phần hạt dẻo theo TCVN, ASTM, AASHTO… Trung Quốc Cty 80 Hà Nội Mới 100% Ống đong thuỷ tinh Thể tích đong 50,100, 250, 500, 1000ml Trung Quốc Cty 10 Hà Nội Mới 100% Bình tam giác Thuỷ tinh hữu cơ, chịu nhiệt Thể tích đong 500ml Trung Quốc Cty 10 Hà Nội Mới 100% Bình tỷ trọng 100ml Bình tỷ trọng loại A Trung Quốc Cty 10 Hà Nội Mới 100% Khay đựng mẫu bằng tôn Kích thước 40x60x05cm Việt Nam Cty 12 Hà Nội Mơi 100% Khay đựng nhôm Kích thước 15x30x05cm Việt Nam Cty 12 Hà Nội Mới 100% Hộp nhôm làm ẩm Vật liệu Alumium, thể tích hộp 40cm3 Việt Nam Cty 100 Hà Nội Mới 100% Phụ lục số 2. Danh sách các công trình cầu và đường đã hoàn thành trong vòng 5 năm qua (từ 2001 đến 2005) Tên hợp đồng Tính chất công trình Tổng giá trị Giá trị nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện Thời gian hợp đồng Tên và địa chỉ của cơ quan ký hợp đồng Khởi công Hoàn thành theo hợp đồng Hoàn thành thực tế Số 364/KTKH ngày 9/6/2001 v/v thi công Cầu Giành – QL10 Móng cọc khoan nhồi, mố BTCT, dầm BTCT DƯL 5.598 5.598 2001 2002 2002 Tổng công ty XDCT GT8 Số 266/KTKH ngày 9/6/2001 v/v thi công đường R1 – QL10 Xây dựng đường cấp 2 đồng bằng. Đắp cát, nền đường; Móng Subbase, Base; Mặt đường BTN 3.661 3.661 2001 2002 2002 Tổng Công ty XDCT GT 8 Số 265/KTKH ngày 9/6/2001 v/v Thi công CT Cầu Mục – QL10 Móng, cọc khoan nhồi, mố BTCT, dầm BTCT DƯl 10.732 10.732 2001 2003 2003 Tổng công ty XDCT GT8 Số 263/KTKH ngày 9/6/2001 v/v thi công đường ADB2-N4-QL1 xây dựng đường cấp 1 đồng bằng Đắp cát, nền; Móng Subbase, Base; mặt đường BT asphalt 18.320 18.320 2001 2002 2002 Tổng Công ty XDCT GT8 Số 262/KTKH ngày 8/6/2001 v/v thi công Cầu Chà Và; Cầu Km127- DA đường HCM Móng nông trên nền thiên nhiên, mố BTCT, dầm BTCT DƯL 5.598 5.598 2001 2002 2002 Tổng Công ty XDCT GT8 Số 262/KTKH ngày 8/6/2001 v/v thi công sụt trượt đềo Peke - đường HCM - Móng cọc khoan nhồi, tường chắn BTCT - Đường cấp IV miền núi 7.700 7.700 2001 2002 2002 Tổng Công ty XDCT GT8 Số 23/CT05/HĐKT ngày 28/11/2001; bổ sung số 01/BS ngày 16/12/2003; số 02/BS ngày 23/8/2005 và bổ sung 03/BS ngày 5/1/2006 v/v thi công gói thầu CT05-đường HCM Móng nông trên miền thiên nhiên, mố BTCT, dầm BTCT DƯL 9.389 9.389 2001 2003 2003 Tổng Công ty XDCT GT8 Số 405/KTKH ngày 8/8/2002 v/v thi công dự án đường vành đai 3 - Hà Nội Xây dựng đường cấp 1 đồng bằng - Nền đường bằng cát đắp. - Móng bằng Subbase, Base - Mặt đường BT asphalt 26.602 26.602 2001 2003 2003 Tổng Công ty XDCT GT8 Số 706/KTKH ngày 25/6/2004 v/v thi công Cầu Văn Nhuế - QL5 Móng cọc BTCT, mố BTCT, dầm BTCT DƯL 1.321 1.321 2003 2005 2005 Tổng Công ty XDCT GT8 Số 111/KTKH ngày 31/12/2004 v/v thi công Cầu Suối Mán; Xóm Thút; Xóm Áng - đường HCM Móng nông trên miền thiên nhiên, mố BTCT, dầm BTCT DƯL 4.657 4.657 2003 2005 2005 Tổng Công ty XDCT GT8 Số 111/KTKH ngày 31/12/2004 v/v tổ chức thi công đường HCM - Phá đá nền đường, đào nền; - Đắp đất; Móng Subbase; Base - Mặt đường BT Asphalt 32.500 32.500 2003 2006 2006 Tổng Công ty XDCT GT8 Số 1112/KTKH ngày 21/12/2001 v/v tổ chức thi công đường qua vường Quôc gia Cúc Phương - DA đường HCM - Phá đá nền đường, đào nền; - Đắp đất, móng Subbase; Base. - Mặt đường BT ASphalt 19.157 19.157 2004 2006 2006 Tổng Công ty XDCT GT8 Phụ lục số 3 Bảng kê máy móc thiết bị sẽ được huy động để thi công TT Tên thiết bị Công suất, nhãn hiệu Nước sản xuất Năm sản xuất Số giờ đã hoạt động Chủ sở hữu Số lượng Hiện đang ở tại Chất lượng sử dụng 1 Máy thuỷ tinh NIKON-A2-25 Nhật 2002 250 Cty 01 bộ Hà Nội Tốt 2 Máy kinh vĩ T100 LEICA-No.563851 Nhật 2002 250 Cty 01 bộ Hà Nội Tốt 3 Máy phát điện 150 KVA Italia 2001 2.000 Cty 01 cái Hà Nội Tốt 4 Máy trộn bêtông JS-500 L Trung Quốc 2002 1.000 Cty c2 cái Hà Nội Tốt 5 Máy ủi Caterpillar D6R Nhật 2002 1.000 Cty 01 cái Hà Nội Tốt 6 Máy xúc Kato - HD 1023 II Nhật 2002 1.200 Cty 01 cái Hà Nội Tốt 7 Ô tô tự đổ Kpaz 6510 Ucraina 2002 10.000 km Cty 01 cái Hà Nội Tốt 8 Ô tô ben Kamaz 15T Nga 2001 17.000km Cty 04 cái Hà Nội Tốt 9 Cần cẩu KC- 5473 25T Liên Xô 1991 8.500 Cty 03 cái Hà Nội Tốt 10 Cẩu KOBELCO 40T Mỹ 1997 6.200 Cty 01 cái Hà Nội Tốt 11 Lu bánh thép 10T Trung Quốc 1996 2.000 Cty 01 cái Hà Nội Tốt 12 Lu bánh lốp Hamm 2420D Đức 2002 1.500 Cty 01 cái Hà Nội Tốt 13 Máy đầm dùi tự hành đường kính 50 Trung Quốc 1997 1.500 Cty 06 cái Hà Nội Tốt 14 Máy đầm cóc Mikasa Nhật 2002 1.500 Cty 03 cái Hà Nội Tốt 15 Máy đầm rung 1,1KW Nhật 1999 1.000 Cty 24 cái Hà Nội Tốt 16 Máy đầm bản NIKATA 2,2 KW Nhật 1997 1.000 Cty 02 Hà Nội Tốt 17 Máy bơm nước 100m3/h Liên Xô 1991 500 Cty 03 Hà Nội Tốt 18 Bơm hố móng 120m3/h Liên Xô 14991 360 Cty 04 Hà Nội Tốt 19 Máy cắt hơi gas-oxy Liên Xô 1992 750 Cty 01 Hà Nội Tốt 20 Xe lao dầm 70T Tự chế tạo 1999 400 Cty 01 Hà Nội Tốt 21 Máy khoan cọc nhồi Hitachi-KH125 Nhật 1991 5000 Cty 01 Hà Nội Tốt 22 Máy khoan cọc nhồi GPS-20 đập Trung Quốc 2000 520 Cty 01 Hà Nội Tốt 23 Máy khoan khí nén DK-9 Trung Quốc 1989 1.125 Cty 01 Hà Nội Tốt 24 Máy uốn cốt thép 50CV Việt Nam 1994 1.340 Cty 01 Hà Nội Tốt 25 Máy hàn điện Điện Thông 23KW Liên Xô 2000 1200 Cty 04 Hà Nội Tốt 26 Palăng xích 5-10 Tấn Trung Quốc 1995 1040 Cty 06 Hà Nội Tốt 27 Kích thuỷ lực 50Tấn Liên Xô 1994 500 Cty 04 Hà Nội Tốt 28 Kích căng kéo OVM-YCWB 250T Trung Quốc 2001 30 Cty 03 Hà Nội Tốt 29 Kích thông tâm OVM-YCWB 100T Trung Quốc 2004 30 Cty 06 Hà Nội Tốt 30 Máy bơm vữa UB3C- 5,5 KW Trung Quốc 2004 30 Cty 02 Hà Nội Tốt 31 Trạm bơm dầu ZB4-500 Trung Quốc 2004 30 Cty 06 Hà Nội Tốt 32 Trạm trộn BT CIE-45m3/h Việt Nam 2005 1.000 Cty 01 Hà Nội Tốt 33 Máy xúc lật Komatsu Nhật 2002 2.000 Cty 01 Hà Nội Tốt 34 Xe vận chuyển BT Daewoo-6m3 Hàn Quốc 1993 10.000 km Cty 02 Hà Nội Tốt 35 Máy bơm BT CIE_IMI 60m3/h Việt Nam 2000 1.000 Cty 01 Hà Nội Tốt 36 Máy khuấy ben 30m3/h Việt Nam 2005 300 Cty 01 Hà Nội Tốt 37 Máy tách cát 100 m3/h Việt Nam 2005 400 Cty 01 Hà Nội Tốt 38 Máy bơm ben Trusumi-200m3/h Nhật 2002 300 Cty 02 Hà Nội Tốt 39 Máy bơm nước Trusumi-150m3/h Nhật 2002 500 Cty 04 Hà Nội Tốt 40 Búa rung DZ45 45KW Trung Quốc 2002 100 Cty 01 Hà Nội Tốt 41 Máy nén khí Airman Nhật 2002 1.000 Cty 01 Hà Nội Tốt 42 Tời điện 5Tấn Trung Quốc 2000 70 Cty 04 Hà Nội Tốt 43 Tời tay 5Tấn TrungQuốc 1995 420 Cty 02 Hà Nội Tốt Phụ lục số 4 Bảng kê vật tư thiết bị STT Tên vật tư Đơn vị tính Đơn giá số lượng tồn kho SL tồn kho Thành tiền I Vật tư Bộ 1 Đầm dùi ZN 35 kg 685,950 1 685,950.00 2 Ray P43 M 4,286 1253 5,370,358.00 3 Cáp thép # 26 LD Bộ 28,100 715 20,091,500.00 4 Bu lông xích máy xúc R912 Chiếc 5,500 370 2,035,000.00 5 Yếm ô tô 1200-20 Cái 24,000 3 72,000.00 6 Mũ nhựa bảo hộ Đôi 14,000 32 448,000.00 7 Găng tay BHLĐ Chiếc 3,000 35 105,000.00 8 áo phản quang M 72,000 8 576,000.00 9 Thanh thép DLV #38 Cái 360,000 60 21,600,000.00 10 Đai ốc khoá #38 Cái 162,000 18 2,916,000.00 11 Cút nối thanh thép DVL Cái 309,000 6 1,854,000.00 12 Vòng đệm phẳng #38 Cái 45,000 6 270,000.00 13 Vòng đệm lõm Cái 135,000 12 1,620,000.00 14 Tấm đệm 180x150x50 Cái 300,000 12 3,600,000.00 15 Vành răng, bánh răng, máy ơ (Lu YZ 14JA) Bộ 5,714,300 1 5,714,300.00 16 Lọc dầu Do Đúc (Xúc LIEBHERR Cái 145,631 1 145,631.00 17 Răng gầu máy xúc R902 Cái 304,762 10 3,047,620.00 18 Bulông tắc kè 13 sau + 2 trước (xe IFA) Bộ 17,417 15 261,255.00 19 Răng gầu máy xúc R902 Cái 446,601 5 2,233,005.00 20 Yếm ô tô 1200-20 Cái 28,000 8 224,000.00 21 Guốc phanh sau Kpaz Cái 321,429 1 321,429.00 22 Quang nhíp trước (xe Kamaz) Cái 142,857 2 285,714.00 23 Trục ác cơ (xe Kamaz) Cái 666,667 1 666,667.00 24 Séc măng (xe Kamaz) Cái 795,239 2 1,590,478.00 25 Bulông tắc kè trước (xe Kamaz) Cái 24,271 4 97,084.00 26 Bulông tắc kè sau (xe Kamaz) Cái 24,271 9 218,439.00 27 Joăng mặt máy (xe Kamaz) Cái 7,619 2 15,238.00 28 Joăng nắp supap (xe Kamaz) Cái 9,524 8 76,192.00 29 Joăng nước (xe Kamaz) Cái 3,809 15 57,135.00 30 Joăng xilanh (xe Kamaz) Cái 9,523 10 95,230.00 31 Joăng nhẫn to + nhỏ (xe Kamaz) Cái 2,857 11 31,427.00 32 Bộ phận làm sạch thô (xúc KATO HD 1023II) Cái 3,387,931 1 3,387,931.00 33 Bánh răng côn hộp số mâm quay câu KC 4562 Cái 666,666 1 666,666.00 34 Con đẩy (đẩy đũa supáp động cơ 912) Cái 95,238 7 666,666.00 35 Joăng mặt máy (xe Kamaz) Cái 9,524 8 76,192.00 36 Phốt moay ơ (xe Kamaz) Cái 47,619 6 285,714.00 37 Bóng đèn pha (xe Kamaz) Cái 33,333 14 466,662.00 38 Guốc phanh cả má (xe Kamaz) Cái 285,714 3 857,142.00 39 Joăng nắp supap (xe Kamaz) Cái 9,524 8 76,192.00 40 Mũi khoan 311345 HR 89mm Cái 3,139,637 2 6,279,274.00 41 Thép I các loại kg 4,762 11476 54,648,712.00 42 Chụp đầu cọc quả búa kg 2,700 130 351,000.00 43 Thép 1700x11,3m kg 4,762 9266 44,124,692.00 44 Thép 1700x6m kg 4,762 2460 11,714,520.00 45 Bản táp 0.88x0.62;x0.88x0.12 kg 2,700 51.11 137,997.00 46 Thép V100x1.82m kg 2,700 22.2 59,940.00 47 Bạc biên balie cost 1 và căn dọc trục động cơ MFĐ IVECCO Bộ 2,568,794 1 2,568,794.00 48 lọc khí (MFĐ 250 KVA) 524,000 1 524,000.00 49 khớp cài ben Chiếc 350,000 1 350,000.00 50 dầu lọc gió máy khoan CL 120. Mã số 72741 Chiếc 350,000 3 1,050,000.00 51 dầu lọc gió máy khoan CL 120. Mã số 59606 Chiếc 350,000 4 1,400,000.00 52 Bầu lọc gió Chiếc 1,200,000 1 1,200,000.00 53 Bơm thuỷ lực máy khoan. Mã số 84135 Chiếc 220,000,000 1 220,000,000.00 54 Bơm điều khiển máy khoan Chiếc 58,971,500 1 58,971,500.00 55 Bầu lọc gió nén khí máy khoan Bộ 650,000 1 650,000.00 56 Bầu lọc gió máy khoan. Mã số 62571 Chiếc 350,000 3 1,050,000.00 57 Cần khoan SANDVIK Chiếc 3,000,000 9 27,000,000.00 58 Bulông tắc kê (Kpaz) Bộ 25,000 6 150,000.00 59 Lọc dầu điezel tinh + thô (Kpaz) Bộ 60,000 1 60,000.00 60 Nắp đèn xi nhan trước Chiếc 25,000 1 25,000.00 61 Năp đèn hậu Chiếc 25,000 1 25,000.00 62 Quần áo + in Bộ 38,000 2 76,000.00 63 Giày vải Đôi 18,000 7 126,000.00 64 Mũ nhựa + đề can Chiếc 16,000 2 32,000.00 65 Găng tay BHLĐ đôi 2,500 66 165,000.00 66 Lốp ô tô 8.25-20 16 PRSV 601 Chiếc 1,331,818 1 1,331,818.00 67 Săm ô tô 8.25-20 TR 77A Chiếc 118,182 1 118,182.00 68 Yếm ô tô 7.50/8-25/9.00-20 Chiếc 31,818 1 31,818.00 69 Van điện lên ben Chiếc 400,000 2 800,000.00 70 Khớp đầu bơm thuỷ lực Chiếc 150,000 4 600,000.00 71 Chế tạo cánh khuấy - Cánh trộn trong Chiếc 260,000 3 780,000.00 72 Chế tạo cánh khuấy - Cánh trộn ngoài Chiếc 250,000 4 1,000,000.00 73 Chế tạo cánh khuấy - Cánh vét trong Chiếc 250,000 5 1,250,000.00 74 Bu lông giác vuông côn M 16x80 Chiếc 12,000 35 420,000.00 75 Bu lông giác vuông côn M 16x40 Chiếc 10,000 10 100,000.00 76 Bu lông cầu (Kamaz 65115) Chiếc 18,000 16 288,000.00 77 Bu lông các đăng VN Bộ 4,000 18 72,000.00 78 Bu lông tác kê VN Bộ 20,000 18 360,000.00 II Nhiên liệu 1 Dầu ATF 220 Lít 23,591 92 2,170,372.00 2 Grease L4 kg 32,000 94 3,008,000.00 3 Grease L2 kg 23,000 78 1,794,000.00 4 Vannellus C 310W Lít 14,600 14 204,400.00 5 Gear oil 90 Lít 26,100 74 1,931,400.00 6 Autran 4-30 Lít 26,300 84 2,209,200.00 7 Vannellus C 350 Lít 19,940 17 338,980.00 8 Energol HLP-HM68 Lít 22,900 73 1,671,700.00 9 Vannellus C320W50 Lít 25,000 169 4,225,000.00 10 Energol HLP-HM46 Lít 22,500 119 2,677,500.00 11 Dầu điezel Lít 7,845 67 525,615.00 12 Grease L2 kg 25,454 80 2,036,320.00 Tổng cộng 545,491,551.00 Phụ lục số 5 Hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân TT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH HỆ SỐ TRẢ LƯƠNG HỆ SỐ THÀNH TIỀN HỆ SỐ PHÒNG ĐÁNH GIÁ 1 Nguyễn Văn Minh Giám đốc 5.98 2691000.00 1.13 2 Vũ Thanh lý Phó Giám đốc 6.31 2839500.00 1.13 3 Nguyễn Ngọc Sơn Kế toán trưởng 4.99 2245500.00 1.20 4 Phạm Xuân Bào TP Kế Hoạch 2.94 1323000.00 1.20 5 Nguyễn Thiện TP Vật tư 3.89 1750500.00 1.00 6 Đỗ Đình Nho P.P TCCB 4.99 2245500.00 1.13 7 Mai Xuân Trường TP Hành Chính 4.66 2097000.00 1.13 8 Hoàng Thị Hương P.Hành Chính 2.79 1255500.00 1.13 9 Nguyễn Quốc Công Lái xe 2.18 981000.00 0.00 10 Vũ Đức Hải Lái xe 3.60 1620000.00 0.00 11 Vũ Yến Lái xe 3.60 1620000.00 0.00 12 Nguyễn T Thanh Chà Phòng TCCB 1.80 810000.00 1.13 13 Nguyễn T Mai Hương Phòng kế toán 3.58 1611000.00 1.20 14 Trần Quốc Cường Phòng kế toán 3.27 1471500.00 1.20 15 Lê Thị Hường Phòng kế toán 2.96 1332000.00 1.20 16 Phạm Huy Hoàng Phòng kế toán 2.34 1053000.00 1.20 17 Nguyến Quý Nga Phòng kế hoạch 3.58 1611000.00 1.20 18 Nguyễn Lan Hương Phòng kế hoạch 3.58 1611000.00 1.20 19 Nguyến Tiến Long Phòng kê hoạch 2.65 1192500.00 1.20 20 Bùi Việt Cường Phòng kế hoạch 1.99 895500.00 1.20 21 Nguyễn Ngọc Khang Phòng kế hoạch 3.56 1602000.00 1.20 22 Lê Hoàng Anh Phòng kế hoạch 2.34 1053000.00 1.20 23 Lê Minh Phòng vật tư 3.89 1750500.00 1.00 24 Phạm Thị Hảo Phòng vật tư 2.37 1066500.00 1.00 25 Vũ Thị Duyên Phòng vật tư 1.99 895500.00 1.00 26 Nguyễn Văn Uyên Phòng vật tư 1500000.00 27 Nguyễn Văn Cảnh Phòng vật tư 2.34 1053000.00 1.00 Cộng 88.17 41176500.00 Phụ lục số 6. BIỂU TỔNG HỢP GIÁ BỎ THẦU SAU THUẾ Công trình đường Nà Hẩu (Đoạn An Thịnh - Đại Sơn) Huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái. Gói thầu số 2: KM5+254.8 - KM11+414.47 TT Hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng Đơn giá dự thầu Tổng cộng giá dự thầu hạng mục I Nền đường 1,038,454,612 1 Vét bùn. m3 30.48 70,899 2,161,002 2 Đào nền đất C2 m3 1,404.33 14,788 20,767,232 3 Đào nền đất C3 m3 7,637.00 16,925 129,256,225 4 Đào nền đất C4 m3 5,001.94 71,429 357,283,572 5 Đào rãnh đá C4. m3 175.14 289,412 50,687,618 6 Đào rãnh đất C3 m3 1,018.48 35,807 36,468,713 7 Đào cấp đất C3 m3 392.84 63,926 25,112,690 8 Đào xới đất C3. m3 3,678.09 29,685 109,184,102 9 Đào nền K95. m3 4,628.55 12,636 58,486,358 10 Đắp nền K98. m3 3,957.85 52,785 208,915,112 11 Đá hộc xây vữa M75. m3 75.62 530,706 40,131,988 II Mặt đường 4,476,722,736 1 Đào khuôn đất C3. m3 2,143.76 63,926 137,042,002 2 Đào khuôn đá C4. m3 1,027.18 289,412 297,278,218 3 Bù vênh đá dăm dày 8cm. m3 3,104.13 28,219 87,595,444 4 Bù vênh cấp phối dày 16cm. m3 53.25 29,061 1,547,498 5 Vá ổ gà. m3 58.75 50,915 2,991,256 6 Móng đá dăm 15cm. m3 19,394.02 50,583 981,007,714 7 Đá dăm lớp trên dày 15cm. m3 22,804.64 56,756 1,294,300,148 8 Láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4.5kg/m2 m3 22,804.64 63,685 1,452,313,498 9 Trồng vỉa m3 12,046.04 18,483 222,646,957 III Hệ thống phòng hộ 367,659,122 1 Cọc tiêu, cọc H cái 161.00 100,697 16,212,217 2 Mốc lộ giới cái 31.00 100,697 3,121,607 3 Cột KM cái 6.00 291,695 1,750,170 4 Đào đất C3 m3 86.48 139,161 12,034,643 5 Đắp đất m3 46.19 49,072 2,266,636 6 Biển báo tam giác+cột đỡ cái 30.00 665,781 19,973,430 7 Biển báo tròn+cột đỡ cái 3.00 791,649 2,374,947 8 Biển báo chữ nhật 1*1.6+cột đỡ cái 3.00 2,321,282 6,963,846 9 Hộ lan mềm tôn sóng m 578.00 484,550 280,069,900 10 Đầu cong hộ lan mềm tôn sóng cái 18.00 193,174 3,477,132 11 Bêtông chèn chân cột M100. m3 30.90 628,304 19,414,594 IV Công trình thoát nớc 401,803,864 1 Đào đất C3. m3 648.34 34,040 22,069,494 2 Đào nền đá C4. m3 148.73 289,412 43,044,247 3 Đắp đất k95. m3 313.64 53,320 16,723,285 4 Vét bùn. m3 0.79 70,899 56,010 5 Đắp cấp phối m3 10.18 181,631 1,849,004 6 Đá hộc xếp khan. m3 2.76 246,432 680,152 7 Đá hộc xây vữa M100. m3 317.36 555,588 176,321,408 8 Cống thép. m 15.02 600,000 9,012,000 9 Cốt thếp cống tròn. kg 50.40 12,883 649,303 10 Cốt thép cống bản ø>10 kg 3,440.74 12,312 42,362,391 11 Cốt thép cống bản ø<=10. kg 426.53 12,583 5,367,027 12 Bê tông chèn ống cống M100. m3 0.19 628,304 119,378 13 Bê tông móng cống M150. m3 6.61 638,884 4,223,023 14 Bê tông xà mũ M150. m3 4.55 732,027 3,330,723 15 Bê tông ống cống M200. m3 0.63 861,696 542,868 16 Bê tông xà mũ M200. m3 26.36 882,437 23,261,039 17 Bê tông cống bản M200. m3 2.85 949,480 2,706,018 18 Bê tống cống bản M250. m3 21.14 1,023,315 21,632,879 19 Làm mối nối ống cống + quét nhựa đường ngoài ống cống ø75. ống 3.00 107,686 323,058 20 Lắp đặt ống cống ø75. ống 3.00 52,090 156,270 21 Phá bỏ khối xây cũ. m3 24.67 140,978 3,477,927 22 Phá bỏ bê tông cống cũ. m3 0.42 427,768 179,663 23 Giấy dầu đệm bản và quét nhựa. m2 52.90 74,863 3,960,253 24 Bao tải tẩm nhựa chèn khe phòng lún. m2 1.78 81,908 145,796 25 Lắp đặt tấm bản. tấm 19.00 171,581 3,260,039 26 Ván khuôn ống cống. m2 33.73 31,773 1,071,703 27 Ván khuôn xà mũ. m2 182.76 40,444 7,391,545 28 Ván khuôn tấm bản. m2 149.99 31,773 4,765,632 29 Ván khuôn tấm bản. m2 15.48 31,773 491,846 30 Đinh D<=10. kg 39.23 10,958 429,882 31 Cây chống. cây 88.00 25,000 2,200,000 Tổng cộng 6,284,640,334 MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33441.doc
Tài liệu liên quan