Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Sông Đà

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đứng vững và phát triển trong sự cạnh tranh nghiệt ngã của cơ chế thị trường là điều sống còn tất yếu. Để làm được điều đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược về nguồn nhân lực của mình, bởi lẽ con người là yếu tố mang tính quyết định trong sự phát triển của Doanh nghiệp đó. Tổng công ty Sông Đà hoạt động chủ yếu về chuyên n

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng nên rất cần đội ngũ lao động có chất lượng cao đáp ứng với công việc phù hợp. Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong Tổng công ty là không thể thiếu được để hoàn thành đúng tiến độ thi công các công trình lớn, vừa và nhỏ. Bên cạnh đó thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế và thiếu xót cần phải lỗ lực hơn nhiều để đạt được mục tiêu và chiến lược của Tổng công ty. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề đó nên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty Sông Đà” Kết cấu của đề tài : Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty sông đà Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty sông đà Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty sông đà Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế trong quá trình phân tích. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY * Thông tin chung về Tổng công ty: (+ ) Trụ sở chính của Tổng công ty: - Tên tiếng việt: TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ - Tên tiếng anh: SONG DA CORPORATION - Địa chỉ : Nhà G10, Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Hà Nội - Tel : (84-4)8541164/ 8541160 - Fax : (84-4)8541161 E-mail: tctxdsd@hn.vnn.vn (+) Đại diện TCT tại Sơn La: - Địa chỉ: Phường Quyết Thắng, thị xã Sơn La - Tel : (84- 22) 854630 - Fax : (84-22) 857155 (+) Đại diện TCT tại miền trung - Địa chỉ: Công trường TĐ Sê San 3, Chưpah, Gia Lai - Tel: (84-59) 840810 – 840813 - Fax: (84-59) 840814 (+) Chi nhánh TCT tại TP.Hồ Chí Minh - Địa chỉ: 14B Kỳ Đồng – Quận 3 - Tel: (84- 8) 8439304 - Fax: (84- 8) 8438504 * Các lĩnh vực kinh doanh: - Xây dựng: các công trình thủy điện, thủy lợi: Xây dựng các nhà máy thủy điện, các công trình thủy nông, các công trình thủy lợi: trạm bơm, đê, kè, kênh, đập… + Các công trình đường dây truyền tải điện và trạm biến áp; hệ thống điện công nghiệp và dân dụng. + Xây lắp các công trình thuộc lĩnh vực bưu điện, viễn thông. + Các công trình công nghiệp: lắp dựng nhà xưởng, xây dựng các nhà máy công nghiệp sản xuất: xi măng, thép, giấy, dệt, đường, vật liệu chịu lửa… + Các công trình dân dụng: nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn, chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể thao, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng… + Các công trình cơ sở hạ tầng và giao thông : các công trình ngầm, san nền, xử lý và gia cố nền móng, xây dựng đường giao thông theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. + Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. + Các hệ thống cấp thoát nước, chống thấm và xử lý nước. - Sản xuất kinh doanh công nghiệp và dân dụng: + Kết cấu thép và gia công cơ khí. + Bê tông và các cấu kiện bê tông đúc sẵn. + Vật liệu xây dựng : xi măng, thép, gạch.. + Khai thác và kinh doanh : cát, đá, sỏi và các vật liệu xây dựng khác. - Quản lý, vận hành và khai thác nhà máy thủy điện. - Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp. - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ xây dựng; tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dung. - Tư vấn xây dựng. - Xuất khẩu lao động : Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Vận tải đường thủy và đường bộ. - Nghiên cứu đào tạo : thuộc các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp,công nghệ thông tin… 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY. Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 01 tháng 6 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy Công trường Thuỷ điện Thác Bà sau đổi thành Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Thác Bà bởi nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Thác Bà có công suất 110 MW; Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên, cánh chim đầu đàn của ngành thủy điện Việt Nam. Từ năm 1979 - 1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên sông Đà - một công trình thế kỷ. Và cũng chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của đơn vị: Tổng công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà. Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Và ngày 11 tháng 3 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà. Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà (110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hinh (66MW), Yaly (720MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn La (2.400MW)...; Đường dây 500kV Bắc - Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Quóc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân... Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Từ một đơn vị nhỏ bé chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau: Xây dựng các công trình thủy điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao thông; Kinh doanh điện thương phẩm; Sản xuất vật liệu xây dựng; Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và đô thị; tư vấn xây dựng; Xuất nhập khẩu lao động và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Ngày nay Tổng công ty có một đội ngũ hơn 30.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, trong đó có hơn 4000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học. Cùng với việc phát triển về số lượng các đơn vị thành viên và đội ngũ CBCNV, Tổng công ty Sông Đà liên tục đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ, kỹ sư cũng như tay nghề của công nhân và năng lực xe máy, thiết bị. Nhiều khoá đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề đã được tổ chức cho CBCNV của Tổng công ty. Hàng chục dự án đầu tư nâng cao năng lực xe máy, thiết bị đã được thực hiện. Hiện tại, Tổng công ty Sông Đà có một dàn xe máy, thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Mỹ... Đặc biệt, trong lĩnh vực thi công công trình ngầm, Tổng công ty là đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại như máy khoan hầm và máy khoan néo anke của hãng ATLAS COPCO (Thụy điển), TAMROCK (Phần Lan), máy phun vẩy bê tông của hãng ALIVA (Thụy Sĩ), máy khoan ngược ROBBINS của hãng ATLAS COPCO (Mỹ)... Với đội ngũ CBCNV lành nghề và giầu kinh nghiệm, với năng lực xe máy, thiết bị hiện đại, tiên tiến, Tổng công ty Sông Đà luôn hoàn thành các công trình được Nhà nước giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Với phương châm "phát huy nội lực, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, tiến tới xây dựng Tổng công ty trở thành một tổng công ty kinh tế mạnh", từ năm 2000 Tổng công ty đã nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt các nhà máy thuỷ điện với qui mô vừa và nhỏ, các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, các khu đô thị và công nghiệp... Đó là các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh 2 (8,1MW), Nà Lơi (9,3MW), Cần Đơn (80MW), Nậm Mu (15MW), Sê San 3A (100MW), Nậm Chiến (220MW), Sekaman 3 (300MW)...., Nhà máy thép Việt – Ý (250.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng Hạ Long (2,4 triệu tấn/năm), Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì... Đến nay, một số nhà máy như thủy điện Ry Ninh 2, Nà Lơi, Nậm Mu, Cần Đơn, Nhà máy thép Việt - Ý đã đi vào hoạt động góp phần tăng đáng kể tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng công ty. Bằng những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, tập thể CNCNV Tổng công ty Sông Đà vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí trong đó có 2 Huân chương Hồ Chí Minh, nhiều huân chương Độc lập và Huân chương Lao động các hạng. Đặc biệt, ngày 15 tháng 1 năm 2004, một vinh dự lớn lao đã đến với Tổng công ty Sông Đà: Đảng và Nhà nước đã quyết định phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho tập thể CBCNV Tổng công ty. Phát huy những thành tích đã đạt được, tập thể CBCNV Tổng công ty Sông Đà đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Tổng công ty Sông Đà ngày nay là kết tinh của một hành trình xây dựng và phát triển liên tục trong suốt 40 năm gắn liền với sự phát triển của đất nước. Ngày 01 tháng 6 năm 1961 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 214 TTg về việc thành lập Ban chỉ huy công trường thủy điện Thác Bà; Quyết định này đã trở thành quyết định lịch sử khai sinh ra Tổng công ty, đồng nghĩa với ngành xây dựng thuỷ điện Việt Nam ra đời. Bắt đầu từ con số không, chỉ với lòng quyết tâm thấm đượm tinh phần yêu nước, đã hình thành một công trường công nghiệp lớn nhất lúc bấy giờ. Hàng ngàn CBCNV đã bất chấp khó khăn, gian khổ, lao động trong điều kiện thủ công thô sơ, nhưng trong trái tim họ vẫn tràn đầy niềm tin để thắp sáng một dòng điện đầu tiên cho Tổ quốc. Nhiều CBCNV đã hy sinh dưới bom đạn Mỹ. Thế hệ tiền bối của Tổng công ty đã để lại tấm gương sáng cho những người đi sau trân trọng về những thành quả, công sức đóng góp vào trang sử vàng của Tổng công ty Sông Đà. Thuỷ điện Thác Bà mãi mãi xứng đáng được lưu danh như một biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm thuộc về những người thợ thủy điện đầu tiên ở Việt Nam. Đó chính là người thợ Sông Đà. Khi công trình thuỷ điện Thác Bà còn chưa hoàn thành, do yêu cầu của đất nước cần nhiều nhà máy xí nghiệp phục vụ dân sinh và quốc phòng, CBCNV Tổng công ty có mặt kịp thời và đúng lúc tại những miền đất mới. Hàng loạt những công trình ra đời bởi công sức đóng góp và trí tuệ của tập thể CBCNV Tổng công ty Sông Đà ngày ấy giờ đây vẫn đang góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới đất nước; Đó là Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy giấy Bãi Bằng, đường số 7, sân bay Yên Bái, Nhà máy hoá chất Việt Trì…Mặc dù liên tục bị phân tán, thiệt hại cả tính mạng và tài lực do chiến tranh nhưng Tổng công ty vẫn âm thầm xây dựng và bảo toàn đội ngũ cán bộ, chuyên gia, thợ lành nghề dày dạn kinh nghiệm chuẩn bị cho những công trình lớn hơn. Cơ hội đó đến vào năm 1975 khi nước nhà thống nhất, cũng là lúc Đảng và Chính phủ tin cậy giao cho Tổng công ty nhiệm vụ rất nặng nề nhưng vô cùng vinh dự. Đó là: Chinh phục Sông Đà và xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á - Công trình thuỷ điện Hoà Bình. Một trang sử mới của Tổng công ty được mở ra ngay trên vùng đất từng được coi là "ma thiêng, nước độc". Tại công trình thế kỷ này hàng vạn CBCNV, đặc biệt là những người thợ trẻ đã không quản ngày đêm, không quản gian khổ, thời tiết khắc nghiệt, bất chấp mọi hiểm nguy để làm việc với tinh thần "Tất cả vì dòng điện ngày mai cho Tổ quốc". Đây thực sự là thời kỳ mà mỗi khoảnh khắc sống đều mang trong nó tính sự kiện và giá trị đạo đức. Không thể kể hết những khó khăn chồng chất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể CBCNV Tổng công ty Sông Đà phải vượt qua để biến giấc mơ từ nghìn đời của nhân dân thành hiện thực. Cho dù thời gian biến đổi thế nào đi nữa thì công trình thuỷ điện Hoà Binh vẫn luôn là tượng đài của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh, và sự hội tụ giữa trí và lực, là kết tinh của khát vọng, trí thông minh, lòng dũng cảm, truyền thống ham học hỏi, cầu thị tiến bộ, được nuôi dưỡng từ cội nguồn văn hoá Việt Nam. Đất nước chuyển mình bước sang thời kỳ đổi mới đặt ra trước mắt Tổng công ty những cơ hội và thách thức lớn. Chúng ta vừa phải nhanh chóng thay đổi công tác quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng gọn nhẹ, năng động để thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt; đồng thời vừa phải tìm mọi cách bảo toàn nguồn nhân lực quí giá có nguy cơ bị phân tán thời kỳ hậu Sông Đà. Để làm được điều đó Tổng công ty đã thực hiện nhiều phương án phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm. Từ việc mở ra các ngành nghề khác như may mặc, sản xuất vật liệu với 2 nhà máy xi măng lò đứng công suất một nhà máy là 8,2 vạn tấn/năm, sản xuất bao bì, dịch vụ vận tải, xây dựng dân dụng, xuất khẩu lao động. Nỗ lực không mệt mỏi và kịp thời đó đã giúp Tổng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để củng cố, xây dựng lực lượng bước vào một thời kỳ mời được đánh dấu bằng việc Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ làm tổng thầu xây dựng nhà máy thủy điện Yaly trên Tây Nguyên. Yaly không chỉ là vùng đất mới của người thợ Sông Đà. Yaly còn là nơi ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc của Tổng công ty mà người thợ Sông Đà có quyền tự hào. Công trình thủy điện Yaly không chỉ có địa hình, địa chất phức tạp, thời tiết biến động thất thường mà còn ngổn ngang tàn tích của chiến tranh. Những người thợ Sông Đà phải đối mặt với sốt rét, bom mìn, chất độc hoá học và một hạ tầng cơ sở vô cùng nghèo nàn và lạc hậu. Một lần nữa những người thợ Sông Đà cho thấy bản lĩnh kiên cường, và truyền thống đoàn kết vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho . Cũng tại công trình thuỷ điện Yaly trên Tây Nguyên, những người thợ Sông Đà đã xây dựng thành công Nhà máy thuỷ điện Yaly với công suất 720MW mà không phải thuê chuyên gia nước ngoài làm tư vấn, chúng ta đã chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng ngành xây dựng thuỷ điện Việt Nam đã thực sự trưởng thành. Sau thuỷ điện Yaly, Tổng công ty tiếp tục góp phần đánh thức tiềm năng Tây Nguyên và các vùng đất khác trên mọi miền Tổ quốc bằng thế mạnh xây dựng thuỷ điện thông qua các hình thức đầu tư BOO, BOT như thuỷ điện Cần Đơn, Ry Ninh 2, Nà Lơi, Nậm Mu, Sê San 3A, Nậm Chiến... Mặc khác, với kinh nghiệm xây dựng các công trình thủy điện, Tổng công ty Sông Đà vinh dự được Đảng và Nhà nước giao làm tổng thầu xây lắp các công trình thuỷ điện Sê San 3, Pleikrông, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Sơn La... Đối với các công trình giao thông, Tổng công ty Sông Đà đã đảm nhận thi công các công trình: Đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân... Tại công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, những người thợ Sông Đà tiếp tục khẳng định phẩm chất đặc biệt của mình. Đây là một công trình cực kỳ phức tạp về mặt kỹ thuật, xử lý địa chất. Nhiều chuyên gia, nhà thầu nước ngoài từng bỏ cuộc trước những sự cố địa chất ít gặp ngay cả trong thi công hầm trên thế giới. Nhưng với tinh thần sáng tạo và bản lĩnh kiên cường, không khuất phục trước khó khăn đã trở thành truyền thống, người thợ Sông Đà nhanh chóng tìm ra phương án khắc phục sự cố, vừa đảm bảo tiến độ thi công và mang lại kết quả kinh tế cao, tiết kiệm cho Nhà nước hàng chục tỉ đồng. Thành công của người thợ Sông Đà trên công trình hầm Hải Vân đã được Chủ đầu tư và các chuyên gia tư vấn nước ngoài đánh giá rất cao và thán phục. Tại công trình này, với công nghệ đào hầm tiên tiến, cộng với kinh nghiệm và trí thông minh người thợ Sông Đà đã làm nên một kỳ tích chinh phục "Đệ nhất ải quan ". Đồng thời cũng tại công trình hầm Hải Vân, một lần nữa đã minh chứng thêm sức mạnh của đội ngũ thợ Sông Đà thời đại mới. Chúng ta tự hào về những thành tựu đạt được. Nhưng để tồn tại và phát triển chúng ta không được tự kiêu, thoả mãn với chính mình mà phải ra sức phấn đấu không ngừng để tiến lên. Tổng công ty đã rút ra bài học sâu sắc đó và sẽ không có sự lựa chọn nào khác là phải thay đổi cách làm, cách nghĩ. Điều đó đã được thực hiện và đang cho thấy tính đúng đắn của nó. Có thể nói rằng, trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của mình, chưa bao giờ Tổng công ty chủ động phát huy tiềm năng nội tại mạnh mẽ và quyết đoán như giai đoạn hiện nay. Nguồn lực " sức mạnh - đoàn kết - trí tuệ - sáng tạo" đã và đang được đánh thức để phát huy cao độ tính hiệu quả. Những cải tiến mang tính cách mạng về tổ chức lại sản xuất tạo cho Tổng công ty một vị thế vững chắc hơn, đưa Tổng công ty từ một đơn vị chuyên nhận thầu xây lắp nay thực sự trở thành nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước; có trong tay đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, thợ lành nghề, thợ bậc cao vào hàng đầu trong ngành xây dựng, cùng với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, Tổng công ty sẵn sàng đảm nhận và thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Một thực tế cho thấy 70% sản lượng điện của cả nước hiện nay được cung cấp bởi những nhà máy thuỷ điện do Tổng công ty Sông Đà xây dựng. Nếu trước đây sản phẩm của Tổng công ty hầu như chỉ có thuỷ điện thì nay số ngành nghề đã lên đến vài chục, trong đó có nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ hoàn toàn mới như thép xây dựng, sân bay, cầu cảng, hợp tác lao động quốc tế... nâng tỉ trọng sản xuất công nghiệp tăng hơn 30%. Đặc biệt, cùng với phát triển sản xuất, lực lượng tư vấn của Tổng công ty ngày một trưởng thành, đủ sức đảm đương các dịch vụ tư vấn cho các dự án thuỷ điện, dân dụng và công nghiệp từ khâu khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật đến thiết kế bản vẽ thi công, giám sát thi công... Nhưng để trở thành một tổng công ty kinh tế mạnh và hiện đại Tổng công ty còn phải làm nhiều hơn thế, mà các biện pháp và giải pháp đã được chỉ rõ trong 10 chương trình lớn theo tinh thần Nghị quyết TW3 Khoá IX bao gồm: Sắp xếp lại tổ chức sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh; Tiếp thị tổng lực tìm kiếm công trình; Đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu, thu hút nhân tài; Đầu tư đổi mới hiện đại hoá công nghệ; Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; Tích cực ứng dụng phần mềm tin học hoá toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; Lành mạnh hoá tài chính, gia tăng tốc độ cổ phần hoá tiến tới niêm yết giá trên thị trường chứng khoán; Nâng cao hơn nữa năng suất lao động và thu nhập cá nhân; Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác Đảng và các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Với hơn 40 năm, thời gian đã ghi nhận những phát triển vượt bậc của Tổng công ty Sông Đà. Từ một tập thể nhỏ bé, thụ động; ngày mới thành lập vẻn vẹn chỉ gồm 3 kỹ sư thuỷ lợi, 30 kỹ thuật viên trình độ trung cấp, 40 kỹ thuật viên sơ cấp, 1 chuyên gia địa chất, 1 trắc đạc và mấy trăm công nhân lao động . . . Nhưng ngày nay Tổng công ty Sông Đà đã thực sự lớn mạnh kể cả lượng và chất. Hiện nay Tổng công ty có một đội ngũ CBCNV với gần 30 nghìn người trong đó hơn 5000 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ cao. Từ một cơ ngơi gần như không có gì thời kỳ "hậu Sông Đà", chỉ sau hơn 10 năm Tổng công ty đã trở thành một trong những đơn vị có vốn tài sản vào loại lớn trong ngành xây dựng, có doanh thu năm 2007 là 13.500 tỉ đồng, có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt từ 20 -:- 30%/năm. Thu nhập của CBCNV trong Tổng công ty không ngừng được cải thiện, hệ thống phúc lợi xã hội như bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, an ninh, giáo dục, đầu tư chiều sâu cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được đầu tư thích đáng và hiệu quả. 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Sông Đà Văn phòng P.Kinh tế Phòng đầu tư P.Tài chính kế toán P.Kế hoạch Đại diện TCT Miền Trung ĐẠI DIỆN TCT SƠN LA CHI NHÁNH TCT TẠI TP.HCM BĐH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG BĐH DỰ ÁN ĐƯỜNG HCM TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 1 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 2 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 3 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 5 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 4 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 8 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 7 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 6 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 9 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 10 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 11 TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 12 C.TY TƯ VẤN XD S.ĐÀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 25 C.TY BOT THỦY ĐIỆN CẦN ĐƠN C.TY BOT HẦM ĐƯỜNG BỘ QUA ĐÈO NGANG C.TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 17 C.TY CP CƯNL QT&TM SÔNG ĐÀ C.TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 19 C.TY CP PTDT HÀ THÀNH C.T CP THỦY ĐIỆN SÊ SAN 3A C.TY CP ĐTPTDT&KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ C.TY CP ĐTPT ĐIÊN VIỆT-LÀO C.TY CP THỦY ĐIỆN RY NINH II C.TY CP THỦY ĐIỆN NÀLƠI C.TY CP THỦY ĐIỆN NẬM MU C.TY CPĐT&PT ĐIỆN MIỀN TRUNG CTY CP XI MĂNG HẠ LONG CTY CP XI MĂNG S.ĐÀ-YALY CTY CP MAY XUẤT KHẨU S.ĐÀ CTY TNHH TVXD S.ĐÀ UCRIC CTY CP BAO BÌ S.ĐÀ CTY CP BOT QUỐC LỘ 2 CTY LIÊN DOANH VIC CTY TNHH TVXD S.ĐÀ- JURONG CTY CP BT & XD S.ĐÀ CTY CP THÉP VIỆT - Ý BỆNH VIỆN S.ĐÀ BỆNH VIỆN YALY TRƯỜNG CÔNG NHÂN VIỆT XÔ-S.ĐÀ TRUNG TÂM NC & ƯDKHCN S.ĐÀ BĐH DỰ ÁN HẦM VÂN BĐH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÊ SAN 3 BĐH DỰ ÁN THỦY ĐIỆN NẬM CHIẾN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Ban thanh tra P.Quản lý kỹ thuật P.Thiết bị công nghệ Phòng tổ chức đào tạo CTY CP XI MĂNG S.ĐÀ Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Sông Đà bao gồm có: Hội đồng quản trị , Ban và tổng giám đốc, Bộ máy giúp việc, Các đơn vị thành viên. Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị hoạt động của Tổng công ty (TCT), chịu trách nhiệm quản lý phần vốn nhà nước được Chính phủ ủy quyền theo nhiệm vụ được Nhà nước giao. Ban và tổng giám đốc Tổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong TCT. Là người đại diện hợp pháp của TCT; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước bộ trưởng Bộ xây dựng và trước pháp luật về điều hành họat động của TCT. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng, sau khi được đại diện chủ sở hữu chấp nhận. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 5 năm. Hội đồng quản trị quyết định việc bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng với Tổng giám đốc. Hiện tại TCT Sông Đà có 9 phòng ban trực thuộc, có chức năng tham mưu, giúp việc hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc cụ thể là: Văn phòng Tổng công ty, Phòng kinh tế , phòng kế hoạch, Phòng đầu tư, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ chức đào tạo, Phòng thiết bị công nghệ, Phòng quản lý kỹ thuật, Ban thanh tra. Bộ máy giúp việc. * Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc( TGĐ) điều hành một hoặc một số lĩnh vực họat động của TCT theo phân công của TGĐ và chiụ trách nhiệm trước TGĐ và pháp luật về nhiệm vụ được TGĐ phân công thực hiện. Tổng công ty có các Phó giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc. Các phó giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công theo uỷ quyền. Việc uỷ quyền có liên quan đến việc ký hợp đồng kinh tế hoặc liên quan đến việc sử dụng con dấu của Tổng công ty đều phải thực hiện bằng văn bản. Phó giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với thời hạn tối đa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng. * Văn phòng và các phòng ban (các ban) chuyên môn, nghiệp vụ của TCT: có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý điều hành công việc. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng kế toán: là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong các lĩnh vực kế toán và hạch toán kinh doanh trong toàn Tổng công ty. +) Giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Tổng công ty theo các quyết định về quản lý của nhà nước và của TCT. +) Kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị trong TCT. Phòng kế hoạch: là phòng chức năng tham mưu giúp hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực: +) Công tác quản lý kế hoạch và báo cáo thống kê +) Công tác quản lý vật tư và sản xuất công nghiệp +) Công tác giao thầu của TCT Phòng đầu tư: là tham mưu giúp hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong các lĩnh vực: +) Lập và quản lý các dự án đầu tư phát triển +) Quản lý công tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất +) Thực hiện và quản lý công tác báo cáo kinh tế và báo cáo các thống kê +) Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, các dự án liên doanh, liên kết trong ngoài nước. Phòng quản lý kỹ thuật là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về các lĩnh vực: +) Quản lý các giải pháp về tiến độ kỹ thuật +) Quản lý tiến bộ thi công các công trình +) Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất +) Công tác bảo hộ lao động Phòng thiết bị công nghệ là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về các lĩnh vực: +) Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu thiết bị, vật tư, phụ tùng +) Quản lý công tác lắp đặt thiết bị +) Nghiên cứu và đề xuất ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thiết bị vào sản xuất +) Quản lý cơ giới +) Công tác cơ khí +) Nghiên cứu, đề xuất tính năng, tác dụng, khả năng sử dụng của các xe máy thiết bị mới, hiện đại để TCT xem xét quyết định đầu tư cải tiến biện pháp quản lý phù hợp từng thời kỳ về công tác quản lý cơ giới và việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực cơ giới Văn phòng TCT là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về lĩnh vực chính là tham mưu tổng hợp và quản trị hành chính Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng giúp việc cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính - tín dụng trong toàn TCT theo đúng quy chế và điều lệ của TCT. +) Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của TCT đạt hiệu quả cao nhất. +) Giúp hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT trong việc chấp hành các quy định về tài chính tín dụng của nhà nước cũng như của TCT. +) Bảo đảm đầu tư đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động của TCT Phòng tổ chức đào tạo là phòng chức năng giúp việc cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về các lĩnh vực: +) Công tác tổ chức, công tác chuẩn bị về bộ máy, nhân sự +) Chế độ chính sách đối với người lao động +) Chế độ đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Phòng kiểm toán: là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc TCT về lĩnh vực: +) Công tác kinh tế các dự án +) Công tác hợp đồng kinh tế +) Công tác tiếp thị, đấu thầu +) Các công tác hạch toán sản xuất kinh doanh nội bộ Các đơn vị thành viên. TCT có các đơn vị thành viên là những doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị này được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình; có con dấu, có điều lệ tổ chức và họat động riêng do Hội đồng quản trị phê duyệt phù hợp với pháp luật và điều lệ của TCT 4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty: Tổng công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh đa chức năng trong đó lĩnh vực chủ đạo là xây dựng thủy điện với các đặc điểm sau: Về sản phẩm: TCT Sông Đà có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, đặc biệt có thế mạnh về xây dựng các công trình thuỷ điện, xây dựng hầm và các công trình ngầm. Vì vậy sản phẩm của xây dựng hầm và các công trình ngầm là các loại hầm nhà máy thuỷ điện Hoà Bình: Tổng chiều dài 20km, đường kính từ 6-12m như: Hầm dẫn dòng thi công, hầm dẫn nước, hầm gian máy… Các loại hầm nhà máy Yaly: Tổng chiều dài 12km, đường kính từ 4,5- 12m như: Hầm dẫn dòng thi công, hầm dẫn nước, hầm áp lực, hầm gian máy, hầm gian biến thế… Hầm giao thông Dốc Xây. Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, chiều dài 5km. Xây dựng thuỷ điện là một lĩnh vực hoạt động chuyên ngành của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước như: Thuỷ điện Thác Bà (108MW), Hoà Bình (1920MW), Yaly (720MW), Trị An ( 400MW), Vĩnh Sơn (66MW), và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ khác. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất Đông nam Á: công suất 1920MW, đập tràn cao 70km, đập đá đổ cao 128m. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có thời gian thi công lâu thường kéo dài trong nhiều năm, các yếu tố đầu vào cho sản xuất rất đa dạng và đòi hỏi cần phải có nguồn vốn để đầu tư cho các công trình. Về tiêu thụ sản phẩm: Các công trình mà tổng công ty nhận thi công chủ yếu là xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, xây dựng nhà ở…Quy mô công trình lớn và sản phẩm thường mang tính đơn chiếc. Chính vì vậy quá trình tiêu thụ sản phẩm được tiến hành rất tốt. Về kỹ thuật công nghệ: Lĩnh vực xây dựng trong đó chủ yếu là xây dựng các công trình thủy điện có quy mô lớn đòi hỏi tính an toàn cao, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến…Vì vậy, Tổng công ty tập trung đầu tư vốn lớn cho phương tiện vận tải, máy móc thi công hiện đại; đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật thi công và cán bộ vận hành lành nghề. Về cơ chế chính sách: Tổng công ty Sông Đà phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của luật pháp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, sự quản lý đó thể hiện trong từng giai đoạn kinh doanh, trong sự phân cấp quản lý giữa đơn vị chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, B chính, B phụ; giữa việc thiết kế kỹ thuật, bóc tách khối lượng, lập dự toán…Trong khi thi công, đơn vị sẽ phải đối mặt với sự thay đổi của thị trường nên thường xuyên phải có sự đàm phán, thương lượng để điều chỉnh giá đầu ra, đầu vào trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật. Mặt khác lợi nhuận từ lĩnh vực này không lớn do chịu sự quản lý chặt chẽ về định mức, đơn giá, lãi định mức của các cơ quan Nhà nước. Về mặt địa lý: Lĩnh vực xây dựng cơ bản xét trong bối cảnh thực tế của Tổng công ty với xây dựng thủy điện là chủ lực thì địa điểm xây dựng luôn nằm tại các khu vực vùng sâu vùng xa, giao thông khó khăn, địa bàn thi công hiểm trở gây ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện và tiến độ thi công. Về vốn: Quy mô vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh và đầu tư công cụ sản xuất là rất lớn trong khi vốn điều lệ do ngân sách cấp không đáng kể, do đó vấn đề huy động vốn là một trong những việc được lãnh đạo Tổng công ty hết sức quan tâm. Có thể nói sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động xây lắp luôn gắn liền với sự phát._. triển chung của các ngân hàng đặc biệt là 4 ngân hàng thương mại quốc doanh là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VietComBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Vietindebank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Về chu kỳ kinh doanh: Kinh doanh xây lắp có chu kỳ dài hơn các lĩnh vực khác: thời gian thi công trung bình từ 3 đến 4 năm, nguồn vốn là nguồn dài hạn vì vậy phải mất thời gian trung bình là 10 năm để trả hết nợ và hoàn vốn. Đối với sản xuất công nghiệp: vòng quay vốn nhỏ, hàm lượng vốn lưu động cao, hiệu suất sử dụng vốn thấp vì vậy vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả, đẩy nhanh công tác thu hồi vốn là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Do những đặc điểm nói trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp nói chung và Tổng công ty Sông Đà nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Về nhân sự: Nguồn nhân lực - lực lượng lao động là một yếu tố của lực lượng sản xuất. Con người, với khả năng sáng tạo vô tận là nguồn lực duy nhất có thể suy nghĩ, tham gia vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi giai đoạn của hoạt động đầu tư, từ khâu lập dự án, thực hiện dự án đến khâu vận hành khai thác dự án.Con người cũng ảnh hưởng tới khả năng khai thác, vận hành các loại máy móc thiết bị, vận hành dây chuyền sản xuất…, ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng công trình, sản phẩm, do đó ảnh hưởng tới uy tín, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nói một cách khác nhân sự là nhân tố quyết định đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả đầu tư nói riêng. Về tài chính: TCT Sông Đà có tình hình tài chính ổn định. Tổng tài sản có xu hướng gia tăng qua các năm, điều này khẳng định quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Lợi nhuận có xu hướng gia tăng liên tục qua các năm: năm 2001 là 22 tỷ, năm 2006 là 293 tỷ đồng, năm 2007 là gần 1000 tỷ đồng. Nguồn vốn kinh doanh cũng tăng liên tục qua các năm. Vốn bổ sung năm sau tăng so với năm trước là năm 2001 là 144,7 tỷ đồng, năm 2002 là 254,4 tỷ đồng, tăng 75,8% so với năm 2001, năm 2003 là 311,7 tỷ đồng, tăng 22,5% so với năm 2002, và năm 2005 lên tới mức 389,6 tỷ đồng, năm 2006 là 1182 tỷ đồng, năm 2007 là 2369 tỷ đồng, chủ yếu bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện doanh nghiệp có sự tích luỹ qua các năm, tăng dần qua khả năng tự chủ tài chính, tăng hiệu quả hoạt động. Mặt khác để đi đến quyết định đầu tư, TCT không thể không tính đến năng lực tài chính của mình cũng như mức vốn huy động được nó sẽ quyết định đến khối lượng đầu tư. Mỗi doanh nghiệp chỉ có nguồn tài chính để đầu tư ở mức độ giới hạn nhất định. Đây là một nhân tố nội tại chi phối quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Về thị trường: Nền kinh tế đang trên đà phát triển với tốc độ cao, nhu cầu về điện năng, vật liệu xây dựng, các cơ sở hạ tầng, khu dân cư…ngày càng tăng, tạo điều kiện cho TCT mở rộng đầu tư các công trình thuỷ điện, các nhà máy xi măng, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng…phát huy thế mạnh của mình. Hiện nay TCT đang phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường: trong lĩnh vực truyền thống là xây dựng các nhà máy thuỷ điện thì hiện nay xuất hiện thêm một số đơn vị khác tham gia vào lĩnh vực này như: VINACONEX, TCT Cơ Điện…; trong các lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh nhà ở và khu đô thị, xây dựng dân dụng, lắp máy... Tiến trình hội nhập và mở cửa đang đặt ra cho TCT Sông Đà những thách thức mới trong việc cạnh tranh và giao lưu quốc tế. Nếu TCT không có một cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về hội nhập và không có một hướng đi đúng đắn thì có thể dẫn đến tụt hậu. Về khách hàng: Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một căn cứ hết sức quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt là doanh nghiệp chiếm được thị phần cao trên thị trường, tức là sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được số đông thị yếu của khách hàng. Vậy vấn đề đặt ra là TCT phải đầu tư để sản xuất những loại sản phẩm mà người tiêu dùng cần, cũng như xây dựng công trình thì phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng mà khách hàng yêu cầu. Tức là TCT phải dựa vào mức cầu về sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai để phân tích thị trường và xác định phương án đầu tư phù hợp. Việc nghiên cứu thị trường quyết định khả năng tồn tại và phát triển của các sản phẩm, từ đó quyết định hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỀN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ uPhòng tổ chức lao động. l Nhiệm vụ chung: - Là tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng của Tổng công ty. Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về công tác tổ chức và cán bộ trong đào tạo, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí và nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên Tổng công ty. - Giúp tổng Hội đồng quản trị và tổng giám đốc của tổng công ty nắm tình hình nhân sự, lao động của các đơn vị thành viên, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Là cơ quan thay mặt Hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổng công ty kiểm tra hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ cán bộ công nhân viên, giải quyết mọi chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động như đào tạo lại, nâng bậc lương, định mức lao động và thu nhập, tuyển dụng lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của cơ sở. Có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội Thành phố và tổ chức công đoàn trong việc giải quyết quyền lợi cho người lao động như về hưu nghỉ chế độ, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. - Giúp Hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổng công ty chức năng thanh tra, kiểm tra để tăng cường pháp chế trong sản xuất kinh doanh và chức năng bảo vệ, tự vệ nhằm bảo đảm cho sự an toàn trật tự trong sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổng công ty và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của thanh tra Tổng công ty và thanh tra Nhà nước Bộ công nghiệp được quyền thanh tra, kiểm tra, nắm tình hình đối với các đơn vị thành viên thuộc quyền quản lý của Tổng công ty. l Nhiệm vụ cụ thể: + Về tổ chức: - Tham mưu cho Hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổng công ty sắp xếp tổ chức kinh doanh các đơn vị trong toàn Tổng công ty phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn. - Tham gia cùng các đơn vị trong việc sắp xếp bộ máy quản lý và sắp xếp các tổ chức sản xuất trong đơn vị. - Giúp việc cho Hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổng công ty trong việc làm thủ tục hành chính cho các quyết định về tổ chức: thành lập, sát nhập, giải thể các tổ chức hoặc đơn vị thành viên theo phân cấp của Tổng công ty Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên + Về tổ chức cán bộ: Tham mưu cho Hội đồng quản trị và tổng giám đốc Tổng công ty về bố trí, sắp xếp, đề bạt, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ Tổng công ty, theo dõi hồ sơ cán bộ. + Về lao động: Nắm tình hình lao động toàn Tổng công ty, báo cáo Hội đồng quản trị và tổng giám đốc và cấp trên theo quý, xác định tiêu chuẩn các loại lao động cần tuyển, tham gia tuyển dụng. + Về chế độ chính sách y tế: kiểm tra chế độ chính sách hiện hành, duy trì khám sức khoẻ định kỳ. + Về kế hoạch tiền lương: hướng dẫn xây dựng định mức tiền lương, tổng hợp kế hoạch tiền lương chung toàn Tổng công ty. + Về đào tạo: theo dõi thống kê trình độ hiện có của cán bộ trong toàn Tổng công ty, tổ chức hoặc tham gia với các đơn vị tổ chức các lớp đào tạo mới, đào tạo lại, thi nâng bậc công nhân trực tiếp, tiến tới thi nâng bậc cán bộ công nhân viên gián tiêp theo quy định của Nhà nước. Đồng thời tổng công ty cũng đang áp dụng nguyên tắc xử lý lao động như sau: Người lao động được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ, chế độ theo quy định hiện hành về tiền lương, phụ cấp, đào tạo, bảo hiểm...khi thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp, lao động dôi dư được hưởng các chế độ theo Nghị định 41/CP. Với số lao động tiếp tục làm việc tại văn phòng Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên, theo thống kê đến cuối năm 2007, các Tổng công ty và các doanh nghiệp địa phương khi gia nhập Tổng công ty tổng số có 30.000 lao động. Để phục vụ cho các mục tiêu đầu tư phát triển sắp tới, nhu cầu tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý là rất lớn; Dự kiến hàng năm phải tuyển dụng một lực lượng lao động để bổ sung cho số lao động nghỉ chế độ, nghỉ thôi việc...và bổ sung cho các dự án công trình trọng điểm từ 6000-7000 lao động kỹ thuật các ngành nghề. Các biện pháp cụ thể như sau: Để đảm bảo đủ nhân lực với chất lượng cao phục vụ cho SXKD Tổng công ty sẽ có các chính sách thu hút nhân tài ngoài xã hội sử dụng và đãi ngộ hợp lý. Tổng công ty thường xuyên tổ chức đào tạo tại chỗ để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công nhân, viên chức. Một số cán bộ được quy hoạch chiến lược sẽ được đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Liên kết với các trường Đại học, trường công nhân kỹ thuật và đặc biệt là tổ chức đào tạo đồng bộ tại các trường hiện có của Tổng công ty là phương án quan trọng nhất để cung ứng nhân lực bền vững cho sự phát triển của Tổng công ty II. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của tổng công ty. Hàng năm nhu cầu đào tạo của tổng công ty được xác định dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó và dựa theo tình hình thực tế về số lượng và chất lượng lao động, về tình hình sử dụng vốn, cạnh tranh, nhu cầu cán bộ chuyên môn…mà xác định nhu cầu thực tế để lên kế hoạch đào tạo nhằm tạo sự phù hợp giữa kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với kế hoạch ng uồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Bảng 1: Nhu cầu nhân lực cho năm 2004, 2005 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 1 Đào tạo học sinh 3000 2064 2 Nghiên cứu khoa học Đề tài 3 3 Tổng công ty đã đào tạo và tuyển dụng trên 12000 người, riêng cán bộ kỹ thuật và quản lý là 3800 người. Trong đó trường công nhân kỹ thuật Việt Xô- Sông Đà đã đào tạo trên 4000 người, đào tạo tại chỗ trên 400 công nhân, tiếp nhận tuyển dụng trên 8000 người. Riêng đào tạo thông qua xuất khẩu lao động là trên 7000 công nhân, đưa lực lượng cán bộ công nhân viên từ 1900 người năm 2001 lên 3100 người năm 2005 trong đó lực lượng cán bộ kỹ thuật, quản lý là trên 7000 người. Nhu cầu đào tạo cán bộ: Dựa vào nhu cầu cán bộ chuyên môn trong từng ngành nghề, hàng năm theo kế hoạch của cấp trên tổng công ty cử một số cán bộ chủ chốt theo học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn và các lớp lý luận chính trị cao cấp cho các cán bộ theo yêu cầu của tổng công ty Sông Đà. Dựa trên những yêu cầu đó mà tổng công ty xem xét đề cử các cán bộ theo các lớp chuyên môn đó, mà đặc biệt những cán bộ được chọn là những người trực tiếp hoặc có liên quan đến công việc đó. Ngoài ra hàng năm công ty tổ chức ra các lớp đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên bồi dưỡng thêm kiến thức nghiệp vụ và chuyên môn. Tiêu chuẩn để xác định cho việc lựa chọn này là do ý kiến chủ quan của lãnh đạo theo kiểu thấy cần thiết thì làm, căn cứ dựa trên thực tế phát sinh và thách thức công việc hiện tại. Có rất nhiều hình thức đào tạo như đào tạo đại học tại chức, đào tạo nâng cao cho cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân kỹ thuật, đào tạo mới, đào tạo thêm nghề. Nhu cầu đào tạo công nhân: Dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, lượng máy móc sẽ định nhập trong năm để có thể bố trí công nhân theo kế hoạch đó. Dựa trên các tiêu chí đó để xem xét lại số lượng, chất lượng, trình độ lao động của từng bộ phận, từng ngành để có thể xác định lượng đào tạo cho từng ngành, từng bộ phận đó. Như vậy việc xác định nhu cầu đào tạo của tổng công ty được tiến hành đơn giản nhưng chủ yếu do ước lượng, dựa vào kinh nghiệm của người quản lý, dựa vào sự tự nguyện của người lao động. Còn thiếu tính chủ động trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo điều đó dẫn đến việc không phát huy được năng lực làm việc của lao động. Vì vậy đào tạo và phát triển phải có định hướng tương lai, phải gắn liền với kế hoạch phát triển ng uồn nhân lực trong dài hạn và thực sự phải có chất lượng mới đáp ứng những biến đổi về chất trong kinh doanh ở nền kinh tế thị trường như hiện nay. Bảng 2: Số lượng và trình độ của các cán bộ công nhân viên (CBCNV) TCT Sông Đà qua 5 năm ( 2001- 2005). TT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 I. Tổng số 17202 22647 23368 28108 28198 II. Cán bộ quản lý, kỹ thuật 5071 6168 6210 7220 7267 1. Cán bộ quản lý 1602 2080 2120 2712 2750 2. Cán bộ khoa học kỹ thuật 3469 4088 4090 4508 4517 III. Công nhân kỹ thuật 12131 16479 17158 20888 20931 Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo - Tổng công ty Sông Đà Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thì mọi năm TCT đều đưa ra những kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thông qua 2 hình thức: +) Một là tuyển dụng và gửi đi học tại các trường đại học, cao đẳng… +) Hai là tự đào tạo như đào tạo thông qua trường công nghệ kỹ thuật Việt Xô – Sông Đà và đào tạo tại chỗ trên các công trường. Ngoài ra TCT đã ban hành các quy chế về tuyển dụng, đào tạo, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc thu hút CBCNV. Sự lỗ lực của tập thể các CBCNV trong 5 năm ( 2001- 2005) đã thể hiện rõ nhất và cụ thể nhất thông qua các danh hiệu được chính phủ cấp: 60 huân chương, huy chương độc lập các loại (trong đó có: 13 tập thể và 47 cá nhân), 78 bằng khen của Chính phủ (trong đó có 20 tập thể và 58 cá nhân), 869 bằng khen của Bộ Xây Dựng (trong đó có 268 tập thể và 630 cá nhân), 189 cá nhân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Bộ Xây Dựng và nhiều danh hiệu khác… Đặc biệt vào năm 2004, TCT đã vinh dự được Chính phủ phong tặng danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Thông qua bảng số liệu trên ta thấy số CBCNV tăng lên rõ rệt, bên cạnh đó TCT đều có kế hoạch tuyển dụng vào đào tạo lao động nhưng công tác quy hoạch lại không đồng bộ, chưa chuẩn bị kỹ từ cơ sở do đó dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chưa có chính sách để thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với thợ bậc cao, cán bộ quản lý giỏi ở vùng sâu, vùng xa chưa tận dụng hết khả năng của đội ngũ kỹ sư, thợ bậc cao và các cán bộ có kinh nghiệm để truyền đạt và huấn luyện cho thợ bậc thấp và lực lượng mới tuyển dụng về việc làm sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động còn chậm, chưa kịp thời động viên người lao động. 2. Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việc xác định mục tiêu đào tạo còn mang tính chất chung chung chưa cụ thể đối với từng đối tượng, từng khoá đào tạo vì trong những giai đoạn khác nhau thì mục tiêu đào tạo cũng khác nhau. Vì vậy để xác định cụ thể chi tiết cho từng giai đoạn thì đòi hỏi phải tiến hành phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc một cách rõ ràng hơn. Đối với khóa đào tạo thêm nghề, đào tạo mới nhằm bổ sung trang thiết bị, kiến thức và kỹ năng ban đầu cho người lao động nhất là những người thuyên chuyển công tác, những người mới được tuyển vào công ty với mục đích là tạo điều kiện cho lao động nắm bắt được công việc và hoàn thành được nhiệm vụ đã đề ra. Đối với khoá đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn thì chất lượng đội ngũ lao động được đặt lên hàng đầu thông qua số lượng lao động ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tăng lên. Mục đích của khoá đào tạo này là nâng cao trình độ của người lao động nhằm tạo ra hiệu quả kinh doanh làm tăng năng suất lao động . Điều này được thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh trong năm năm qua: Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của TCT Sông Đà giai đoạn 2001 -2005 Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng giá trị SXKD Tỷ đồng 2115 3000 4300 6150 7100 Doanh thu Tỷ đồng 1892 2710 4595 5833 6000 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 22 34 130 232 255 Nộp ngân sách nhà nước Tỷ đồng 46.6 82.7 149 234 270 Giá trị đầu tư Tỷ đồng 840 1471 1790 1505 2185 Qũy lương năm Tỷ đồng 17202 22647 23368 28108 28198 Tiền lương BQCBCNV Trđ/người/tháng 1000 1400 1886 1723 1844 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh, Phòng kinh tế- kế hoạch. Bước vào thế kỷ 21- thế kỷ của nền kinh tế tri thức, với xu hướng nội nhập khu vực và toàn cầu. Tổng công ty đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, về tài chính, về đầu tư, thiết bị, công nghệ tiên tiến… Tổng công ty xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong chiến lược quan trọng để xây dựng và phát triển Tổng công ty thành tổng công ty kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TCT lần thứ VIII khẳng định: “ Xây dựng nguồn lực con người Sông Đà mạnh lên về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn”. Chính vì vậy bên cạnh việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh (Năm 2001 Tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 2115 tỷ đồng đến năm 2005 dự kiến đạt 7100 tỷ đồng – bình quân tăng trưởng hàng năm là 37.5%), Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực. Tổng công ty có hệ thống Tổ chức – Đào tạo từ Tổng công ty đến đơn vị thành viên, ngoài chức năng tham mưu, tổ chức các khoá, lớp đào tạo còn thực hiện một số công việc như tổ chức thi kiểm tra, đánh giá, xếp loại nhân viên…Tổng công ty có Trường CNKT Việt Xô Sông Đà chuyên làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và CNKT nhất là các chuyên ngành phục vụ cho sản xuất kinh doanh, bên cạnh Tổng công ty còn có Công ty SIMCO chuyên đào tạo, tuyển dụng xuất khẩu lao động; Tổng công ty thực hiện ký kết, hợp tác với các trường đại học, các địa phương có các công trình của TCT- đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và CNKT. 3. Xác định đối tượng đào tạo Hàng năm sau khi lập được kế hoạch kinh doanh trong năm tới, doanh nghiệp xác định xem cần bao nhiêu đối tượng lao động loại nào thì sẽ lập kế hoạch đào tạo theo số lượng đó, việc xác định này được thực hiện cả cấp lãnh đạo và cấp trực thuộc các đơn vị. Sau khi xác định được số lượng và cơ cấu cần đào tạo doanh nghiệp tiến hành lựa chọn những đối tượng phù hợp với từng công việc. Các tiêu chuẩn để lựa chọn đối tượng đào tạo là: Đối tượng đào đào tạo là đối tượng gián tiếp như cán bộ quản lý, nhân viên. Biểu 1: Biểu cơ cấu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng lao động gián tiếp trong Công ty. - Về cơ cấu trình độ: Lao động có trình độ đại học, cao đẳng (DH - CD) chiếm 75% Lao động có trình độ trung cấp (TC) chiếm 18% Lao động sơ cấp (SC) chiếm 7% Tổng công ty thường xuyên quan tâm đến việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các cấp lãnh đạo và đặc biệt là kỹ sư, cử nhân, nhân viên, bằng cách cử họ đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhưng đối với cấp lãnh đạo thì cử đi học các lớp lý luận chính trị cao cấp. Ngày nay do chủ trương của nhà nước về việc cổ phần hoá cơ quan nhà nước nên nhiều công ty đã mở các lớp đào tạo ngắn hạn về cổ phần, chứng khoán cho lao động của công ty. Vì vậy tổng công ty cũng mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên như: lớp tập huấn đấu thầu, lớp tư vấn giám sát công trình, lớp phân tích tài chính doanh nghiệp, lớp quản lý dự án…. Đối tượng là công nhân kỹ thuật Chủ yếu là mở lớp đào tạo lại nghề để nâng cao tay nghề cho người lao động. Điều kiện để công nhân kỹ thuật có thể tham gia cuộc thi nâng bậc (đây là cuộc thi diễn ra hàng năm nhằm tạo môi trường cho các công nhân có thể học hỏi nhau). Phần thi có 2 phần là phần lý thuyết và phần thực hành; Bảng 4: Tiêu chuẩn về thời gian giữ bậc Bậc của công nhân Thời gian giữ bậc 2/7-3/7 2 năm 3/7-4/7 đối với lái xe: 2/4-3/4 3 năm 5 lái xe: ¾ -4/4 5 năm Việc lựa chọn đối tượng đào tạo khá rõ ràng nhưng còn tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh, số công trình mới được ký kết mà công ty tiến hành lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp với ng uồn nhân lực của tổng công ty. 4. Xác định chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo Công việc quản lý đào tạo do phòng tổ chức lao động của tổng công ty đảm nhiệm vì vậy việc xây dựng chương trình do các cán bộ quản lý đào tạo chịu trách nhiệm. Dựa vào nhu cầu đào tạo mà phòng tổ chức tiến hành xây dựng các chương trình đào tạo sao cho phù hợp với từng đối tượng để có thể đánh giá được đúng trình độ. Việc xây dựng chương trình có các nội dung sau: - Số lượng đào tạo bao nhiêu, ở từng đơn vị, từng ngành, chuyên môn nghiệp vụ Đối với từng đối tượng lại có hình thức đào tạo riêng theo hình thức đào tạo của tổng công ty Xác định chi phí đào tạo: chi phí đào tạo cụ thể như thế nào, trích ở đâu, số lượng bao nhiêu Xác định địa điểm đào tạo Xác định thời gian đào tạo, nội dung môn học Lựa chọn người hướng dẫn Phương tiện dùng trong đào tạo Hội đồng đánh giá kết quả đào tạo Nội dung chương trình đào tạo đi sâu vào thực tế làm việc và phải phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế. Trên thực tế tổng công ty đã xây dựng một chương trình đào tạo rất chi tiết nhưng đối với các chương trình đào tạo có quy mô lớn thì đòi hỏi phải có sự tham gia của giáo viên hướng dẫn cùng với công ty xây dựng nên. Lựa chọn phương pháp đào tạo Bảng 5: Các công tác hỗ trợ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Các phương pháp ĐT & PT 2001 2002 2003 2004 2005 Đào tạo không tập trung 22 25 29 28 26 Kèm cặp tai chỗ kỹ sư, cử nhân 18 21 27 30 32 Đào tạo kèm cặp công nhân 46 69 158 64 55 Đào tạo tại các trung tâm 39 42 43 46 52 Tổng số LĐ được ĐT theo các phương pháp 125 157 257 168 165 Tổng số lao động được đào tạo 375 380 384 385 389 Tỷ lệ người được ĐT theo các phương pháp/ Tổng số người được ĐT ( %) 33.33 41.32 66.93 43.64 42.42 Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính của TCT Đào tạo không tập trung chủ yếu áp dụng đối với cán bộ, nhân viên. Các khoá học đào tạo ngắn hạn. Phương pháp này có ưu điểm: thời gian đào tạo ngắn, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do sự thay đổi của chính sách trong quản lý hay sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ bảo, kèm cặp: được áp dụng cả cán bộ và công nhân. Qua bảng trên ta thấy số lao động được đào tạo theo phương pháp này lại giảm qua các năm, do trong quá trình đào tạo thì người lao động không tiếp thu được kiến thức một cách hệ thống, dễ theo học những tật xấu của người kèm cặp. Theo phương pháp này thì người lao động không có tính chủ động sáng tạo vì vậy dễ gây ảnh hưởng đến công việc khi gặp phải trường hợp chưa gặp sẽ khó xử lý. Phương pháp đào tạo ở các trung tâm: Đây là hình thức TCT gửi lao động đến những trung tâm đào tạo nghề chuyên nghiệp. Phương pháp này có ưu điểm là người lao động có thể tiếp thu được kiến thức một cách hệ thống, điều này làm cho chi phí đào tạo cao. Số lượng lao động được cử đi học tăng theo các năm làm cho số lượng công nhân kỹ thuật có bằng của tổng công ty đã được cải thiện. Đây là các phương pháp thuộc đào tạo trong công việc nó thể hiện được lợi ích kinh tế cao, thời gian đào tạo ngắn, không tốn kém cho cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo do đó tiết kiệm được chi phí và thời gian cho đào tạo. Người học có thể nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng công việc. Nhược điểm: Do học tập bằng việc quan sát nên người học không được trang bị những kiến thức một cách hệ thống và học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy. Vì vậy để khắc phục được những nhược điểm và phát triển những ưu điểm thì TCT đã chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 5. Xác định chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Bảng 6: Chi phí cho phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2005 Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Chi phí cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Tỷ đồng 840 1471 1790 1505 2185 Tốc độ tăng chi phí cho nguồn nhân lực % _ 32 27.27 14.29 37.29 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Tổng kết công tác SXKD của Tổng công ty Sông Đà Trong bối cảnh hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi TCT phải biết sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, vì vậy nguồn nhân lực với khả năng sáng tạo vô tận là nguồn nhân lực duy nhất có thể khiến cho các nguồn nhân lực khác hoạt động và được xem là nhân tố cơ bản tạo động lực trong mọi doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng, nắm bắt được tầm quan trọng này, trong những năm qua Sông Đà luôn quan tâm đầu tư để phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực không lớn, trung bình dưới 3% trong cơ cấu chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. Trong những năm qua tốc độ tăng chi phí vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không liên tục được thể hiện trên bảng số liệu trên, qua các năm chi phí này lúc tăng, lúc giảm, nhưng khối lượng vốn tuyệt đối vẫn liên tục tăng, chứng tỏ TCT Sông Đà vẫn coi trọng việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức được rõ hạn chế của nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, công tác tuyển dụng và đào tạo luôn được TCT Sông Đà quan tâm đúng mức. Hàng năm, TCT đều lập ra một hội đồng tuyển dụng lao động đủ điều kiện vào làm việc theo nhu cầu của TCT và các đơn vị thành viên. Bảng 7: Số lượng và trình độ của TCT Sông Đà qua 5 năm TT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 I. Tổng số 556 898 1233 3775 4126 II. Cán bộ quản lý kỹ thuật 111 153 200 940 1006 1. Cán bộ khoa học kỹ thuật 87 118 143 730 430 2. Cán bộ quản lý 24 35 57 210 576 III. Công nhân kỹ thuật 445 745 1033 2835 3156 Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo – Tồng tổng công ty Sông Đà Lượng tuyển dụng tăng theo các năm, điều này phù hợp với xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT, số dự án ngày càng nhiều, cho nên nhu cầu lao động ngày càng tăng. Đặc biệt trong năm 2004 và 2005 thể hiện đây là năm bắt đầu khởi công nhiều công trình lớn như: công trình thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Sê San 3, thuỷ điện Tuyên Quang…Vì TCT hoạt động chủ yếu là lĩnh vực xây dựng nên trong tổng số lao động thì lực lượng công trình kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn vào khoảng 70-80%, nên khi tuyển lao động cần phải cân đối giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp để vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và thi công tại công trình, vừa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý, giám sát. Ngoài ra, TCT còn chú trọng nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động cũ và đào tạo lao động mới nhanh chóng thích nghi với công việc. Công tác đào tạo được thực hiện theo 2 hướng: +) Một là tự đào tạo. +) Hai là gửi đi học tại các trường đại học, cao đẳng… TCT còn thường xuyên mời chuyên gia nước ngoài về trực tiếp giảng dạy về quản lý dự án, kỹ thuật lắp máy thuỷ điện…hay hướng dẫn các kỹ sư, công nhân vận hành máy móc. Hàng năm TCT đã dành một phần vốn đầu tư để đầu tư cho các trường đào tạo nghề, trường công nhân kỹ thuật Việt Xô – Sông Đà và phân hiệu trường Việt Xô tại Sơn La Bảng 8: Chi phí cho các trường nghề của tổng công ty Sông Đà Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Chi phí cho các trường đào tạo nghề Triệu đồng 6320 7225 8129 10340 11031 Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo – Tồng tổng công ty Sông Đà TCT không những đầu tư trực tiếp qua đào tạo mà còn thường xuyên quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Mức lương của nhân viên ngày càng được cải thiện, môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi để tạo động lực thúc đẩy tinh thần của người lao động làm cho họ hăng say làm việc như thực hiện việc chống nóng, chống bụi tại các nhà máy, xí nghiệp… Vì hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT chủ yếu là xây dựng nên vấn đề bảo hộ lao động được TCT rất chú trọng, điều này thể hiện qua những năm vừa qua tỷ lệ lao động bị tai nạn là rất ít. Ngoài ra TCT còn thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, các hoạt động văn hoá – xã hội, thể dục thể thao, văn nghệ được triển khai rất tích cực, làm nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV, đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo, tác phong công nghiệp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tạo được khí thế thi đua sôi nổi hăng say lao động nhằm nâng cao năng suất lao động đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra. 6. Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Thực hiện triển khai các hình thức đào tạo nguồn lực con người Sông Đà đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân chuyên nghiệp, đặc biệt xác định rõ trách nhiệm đào tạo đội ngũ cán bộ chiến lược của tổng công ty và các đơn vị, nhờ đó trong những năm qua số lượng cán bộ công nhân viên của tổng công ty không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Sơ đồ 2: Tình hình nhân lực giai đoạn 2001-2005 Nhìn vào biểu đồ cho thấy: số lượng cán bộ công nhân viên của tổng công ty Sông Đà không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2005 tăng từ 17202 người đến 28198 người. Sở dĩ số lượng công nhân viên tăng nhanh và đạt một con số khổng lồ như hiện nay là do chủ trương mà tổng công ty đặt ra trong kế hoạch 5 năm là xây dựng tổng công ty Sông Đà thành tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, đa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm nhiều việc làm, lấy hiệu quả kinh doanh làm động lực phát triển một cách bền vững. Đi đôi với việc ngày càng có nhiều ngành nghề là việc số lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân bậc cao ngày càng đa dạng về số lượng và chất lượng tăng không ngừng là một điều tất yếu. Bảng 9: Thu nhập thực tế của cán bộ công nhân viên của tổng công ty Sông Đà trong 5 năm (2001-2005) TT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1 Lao động bình quân Người 18647 22647 23040 24050 25620 2 Thu nhập bình quân 1 CBCNV/ tháng 103 1000 1400 1886 1723 1844 Nguồn: Phòng tổ chức đào tạo – Tồng tổng công ty Sông Đà Số lượng công nhân viên thực tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cần có cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2005 số lượng nhân viên của tổng công ty là 25620 người trong khi thực tế là 28198 người. Vì vậy tổng công ty Sông Đà cần có kế hoạch bố trí nguồn lực hợp lý vừa đảm bảo cho sản xuất nhưng cũng phải đảm bảo về chất lượng nhân lực. Lao động bình quân hàng năm tăng lên qua các năm cùng với sự tăng lên của thu nhập. Năm 2001 thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên vào khoảng 1 triệu đồng/ tháng thì năm 2005 đồng lương hàng tháng của 1 cán bộ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7474.doc
Tài liệu liên quan