Hoàn thiện công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán

Mục Lục Các từ viết tắt: TTCK: thị trường chứng khoán CK: chứng khoán DN: doanh nghiệp NHNN: Ngân hàng nhà nước TT: thị trường SGDCK: sở giao dịch chứng khoán TTGDCK: trung tâm giao dịch chứng khoán UBCK: ủy ban chứng khoán TTCP: trái phiếu chính phủ Lời nói đầu Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận thị trường tài chính, mặc dù mới ra đời nhưng đang trên đà tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2007 TTCK đã chứng kiến sự ra đời của một số lượng lớn các DN niêm yết và các công ty chứng

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoán với số tài khoản được mở khổng lồ. Cho đến nay, đầu năm 2008, khi TTCK bắt đầu nhận được những tín hiệu của sự sụt giảm thì cũng không vì thế mà chúng ta mất lòng tin vào sự phát triển lâu dài cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước trong năm nay hay trong thời gian tới. Việc phát triển TTCK sẽ tạo một kênh huy động vốn đầu tư dài hạn có hiệu quả cho nền Kinh tế. Do đó phát triển bền vững TTCK VN cũng là một trong những tác động tích cực để bình ổn và vững mạnh thị trường tài chính Việt Nam. TTCK vốn được coi là một thị trường rất nhạy cảm với thông tin, những nguời sở hữu thông tin chính xác và phân tích thông tin tốt sẽ có quyết định đầu tư hiệu quả. Thông tin trên TTCK có khi mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư nhưng cũng có khi lại có tác động xấu dẫn đến những thiệt hại không chỉ với DN mà còn cả niềm tin của nhà đầu tư. Như vậy có thể nói, việc công bố cũng như nhận định thông tin trên TTCK là rất quan trọng đối thị trường mà cụ thể là những chủ thể tham gia trên thị trường. Nếu như hệ thống thông tin được công bố một cách đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ có những tác động rất tích cực tới sự phát triển của thị trường và ngược lại. Với đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán” chúng tôi hy vọng có thể đóng góp chút ý kiến của mình trong việc hoàn hiện hệ thống thông tin trên TTCK, đưa các thông tin được cung cấp đi vào công bố chính thức, minh bạch. Bố cục của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 phần: Những vấn đề chung về công bố thông tin trên TTCK Giới thiệu chung về TTCK và công bố thông tin trên TTCK. Thực trạng công bố thông tin trên TTCK: Khái quát thực trạng về việc công bố thông tin trên thị trường bao gồm những đáng giá về thành tựu, khó khăn cũng như nguyên nhân của những thành tựu khó khăn đó. Những giải pháp và kiến nghị: Đưa ra những giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công bố thông tin trên TTCK dựa trên những định hướng về phát triển thị trường. Những vấn đề chung Tổng quan về thị trường CK Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán Hiểu một cách chung nhất thì TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bác các chứng khoán- các hàng hóa và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước. Chứng khoán được hiểu là các giấy tờ có giá hay các bút toán ghi sổ mà chủ sở hữu của nó có quyền yêu cầu về thu nhập hay tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Như vậy về bản chất, TTCK là thị trường thể hiện cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là sự phát triển bậc của của nền sản xuất lưu thông hàng hóa. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán Vị trí TTCK là bộ phận của thị trường tài chính, thể hiện ở chỗ: TTCK là đặc trưng của thị trường vốn: giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ. TTCK là hạt nhân của thị trường tiền tệ: là nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán trao đổi các công cụ Nợ và công cụ Vốn. Cấu trúc: Phân loại theo hàng hóa: TT trái phiếu: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Như vậy bản chất là tổ chức phát hành vay của người sở hữu và người cho vay không phải chịu bất kỳ trách nhiệm vào với kết quả việc sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp nhà phát hành phải hoàn trả cả gốc và lãi cho người sở hữu trái phiếu theo cam kết đã xác nhận trong hợp đồng. Trái phiếu có thời hạn là trung hoặc dài hạn. TT cổ phiếu: cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm với phần đóng góp của mình. Người sở hữu cổ phiế có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty và tài sản của công ty khi tài sản này được bán. Đối với cổ phiếu là không thể xác định thời gian đáo hạn. TT các công cụ phái sinh: Chứng khoán phái sinh là những công cụ được phát hành dựa trên những công cụ đã có sẵn như trái phiếu, cổ phiếu; mục đích là để hạn chế rủi ro và tăng khả năng lợi nhuận. Các loại chứng khoán phái sinh bao gồm: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng tương lai. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn TT sơ cấp (TT cấp1): Phát hành chứng khoán ra thị trường nhằm huy động vốn cho chủ thể phát hành (đấu giá bán cổ phần lần đầu của DNNN cổ phần hoá; hoặc DN FDI). TT thứ cấp (TT cấp 2): Giao dịch mua – bán, chuyển nhượng các CK sau phát hành và không làm gia tăng vốn cho chủ thể phát hành. Phân loại theo hình thức tổ chức thị trường TT tập trung: là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn hoạt độngc có hiệu quả. Việc trao đổi mua bán được quản lý chặt chẽ bởi Ủy ban chứng kháon quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật Chứng khóan và thị trường chứng khoán. SGDCK (Stock Exchange): nơi giao dịch những chứng khoán của các tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK. TTGDCK: nơi giao dịch những chứng khoán của các tổ chức phát hành không đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK. TT phi tập trung (OTC – Over The Counter): là thị trường của các nhà buôn, những người tạo lập thị trường. Ở thị trường này không có địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra tại tất cả các quầy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diện rộng. Ngoài hai loại thị trường trên, người ta còn nhắc tới thị trường tự do (Gray market) là nơi diễn ra các giao dịch của các chứng khoán không đủ điều kiện tham gia thị trường tập trung và thị trường OTC. Các chủ thể tham gia thị trường CK Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành là các tổ chức cần vốn tiến hành phát hành, bán các Chứng khoán trên thị trường để huy động vốn. Các các thể phát hành bao gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc. Doanh nghiệp: phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính phát hành các công cụ tài chính như trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ…phục vụ mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc thù hoạt động của họ theo Luật định. Nhà đầu tư Cá nhân: là các cá nhân hay hộ gia đình có tiền nhàn rỗi tham gia vào hoạt động của thị trường chứng khoán nhằm thu lợi nhuận. Các nhà đầu tư cá nhân có thể mua chứng khoán một cách trực tiếp, mua bán qua môi giới, qua ủy thác cho các công ty đầu tư Chứng khoán, quỹ đầu tư. Tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với một số lượng lớn như các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán. Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động của TTCK (UBCKNN) Sở giao dịch CK Hiệp hội các nhà Kinh doanh Chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Các tổ chức hỗ trợ Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Vai trò Thứ nhất, thị trường chứng khoán là nơi tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao nhờ đó có tác dụng tập trung, tích tụ và phân phối vốn, chuyển thời hạn vốn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Thứ hai, thị trường chứng khoán góp phần phân phối vốn công bằng hơn qua việc buộc các tập đoàn lớn phát hành cổ phiếu ra công chúng, giải tỏa tập trung quyền lực của các tập đoàn mà vẫn tập trung vốn cho nền kinh tế. Nhờ đó mà tăng sự giám sát của xã hội trong việc phân phối vốn, tăng tính cạnh tranh công bằng nhằm phát triển bền vững và hiệu quả đối với nền kinh tế. Thứ ba, TTCK tạo điều kiên tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Cơ chế thông tin hoàn hảo tăng khả năng giám sát của thị trường nhờ đó mà giảm thiểu sự tác động của các tiêu cực trong quản lý,hài hòa mối quan hệ giữa chủ sở hữu, nhà quản lý và người lao động. Thứ tư, việc mở rộng thị trường tạo điều kiện tăng tính lỏng và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời các công ty cũng có điều kiện huy động vốn với chi phí rẻ hơn, tranh thủ các nguồn đầu tư tiết kiệm từ bên ngoài, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước. Thứ 5, TTCK cho phép chính phủ huy động vốn mà không tạo áp lực về lạm phát đồng thời cũng tạo ra những công cụ cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ. Thứ 6, TTCK cung cấp những dự báo cho chu kỳ kinh doanh sắp tới. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước so với chu kỳ kinh doanh, nhờ đó Chính phủ và các doanh nghiệp có điều kiện đánh giá lại các kế hoạch đầu tư của mình nhằm điểu chỉnh các nguồn lực một cách hợp lý hơn. TTCK cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế. Vài nét về một số thị trường chứng khoán lớn trên thế giới Thị trường chứng khoán Mỹ Thị trường chứng khoán Mỹ có lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt tới độ cao về mọi mặt. TTCK Mỹ hiện này là một thị trường quan trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng tư bản giao dịch và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các TTCK khác. Hai SGDCK lớn nhất nước Mỹ là:SGDCK New York (NYSE) là SGDCK lâu đời nhất nước Mỹ (ra đời năm 1864) và cũng là SGDCK lớn nhất thế giới. Và SGDCK Mỹ (AMEX) là SGDCK lớn thứ hai của Mỹ. Hai SGDCK trên đều hoạt động theo hệ thống đấu giá mở. Thị trường OTC qua mạng máy tính Nasdaq là bộ phận lớn nhất của thị trường thứ cấp Mỹ xét về số lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường với trên 15000 chứng khoán, Thị trường hoạt động bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và môi giới. Thị trường này hiện này đã được nối mạng toàn cầu với nhiều thị trường OTC khác trên thế giới. Thị trường chứng khoán Nhật TTCK Nhật nổi bật với SGDCK Tokyo (TSE) là SGD lớn thứ 2 trên thế giới về doanh thu sau NYSE. TSE đã trở thành định chế tài chính quan trọng trong hệ thống kinh tế của Nhật. TSE hoạt động hiệu quả với những nguyên tắc đã đặt ra: Nguyên tắc công khai: công khai về hoạt động của tổ chức phát hành, loại chứng khoán được chào bán, đặt mua; giá cả, số lượng chứng khoán được bán… Nguyên tắc trung gian mua bán: để đảm bảo sự tin cậy của thị trường, tránh sự giả tạo và lừa đảo mọi hoạt động giao dịch chứng khoán phải được thông qua môi giới bởi các công ty chứng khoán. Chỉ có 125 công ty chứng khoán (trong đó có 25 công ty nước ngoài) được phép hoạt động môi giới. Nguyên tắc tập trung: mọi đơn đặt hàng, chào bán được tập trung vào TSE để đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực, hợp lý. Nguyên tắc đấu giá: bao gồm quyền ưu tiên giá và thời gian. Công bố thông tin thị trường Giới thiệu chung TTCK là thị trường của thông tin, ai có thông tin chính xác và phân tích thông tin tốt thì sẽ đầu tư hiệu quả. Ngược lại nhà đầu tư thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch sẽ chịu tổn thất khi đầu tư. Như vậy thông tin trên TTCK là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thị trường, giúp cho thị trường hoạt động liên tục và thông suốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư, nhà quản lý cũng như tổ chức nghiên cứu. Các chủ thể phát hành chứng khoán Chứng khoán là một loại tài sản tài chính của tổ chức phát hành. Ngoài quan hệ cung cầu, giá chứng khoán còn phụ thuộc và tình hình hoạt động của tổ chức phát hành. Do đó, những thông tin liên quan tới tổ chức phát hành đều tác động tức thời tới giá chứng khoán, và trong trường hợp nào đó còn tác dụng tới thoàn bộ thị trường. Đây được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống thông tin của thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động công khai công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Thông tin được công bố từ Doanh nghiệp và các chủ thể phát hành được chia làm hai loại là công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường. Công bố thông tin định kỳ Công bố bản cáo bạch khi đăng ký phát hành chứng khoán. Bản cáo bạch bao gồm các thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành, thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán, báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong 2 năm gần nhất và các thông tin khác. Bản cáo bạch phải có chữ kỹ của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành. Công bố Báo cáo tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được kiểm toán. Báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doan, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Riêng với các báo cáo tài chính của các Ngân Hàng (đặc biệt là Ngân Hàng Quốc doanh) phải được thực hiện kiểm toán theo cả tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Các báo cáo tài chính hàng quý công bố công khai được kiểm toán theo tiêu chuẩn Việt Nam. Còn các báo cáo được kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế là do yêu cầu của cơ quan quản lý và không phải công khai ra bên ngoài. Công bố thông tin bất thường trong các trường hợp đặc biệt như: Tài khoản bị phong tỏa hoặc được hoạt động trở lại hoặc bị tổn thất tài sản lớn. Có những thay đổi quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập, Giấy phép hoạt động. Bị đình chỉ, hủy bỏ đợt chào bán. Có thông báo của Tòa án thụ lý yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thông qua các quyết định lớn của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Đại hội nhà đầu tư. Có thông tin liên quan ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tới giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó. Công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCK hay UBCK …. Các định chế tài chính tham gia TTCK Các định chế tham gia TTCK là các tổ chức tham gia cung cấp các dịch vụ kinh doanh chứng khoán cho TTCK. Các chủ thể này, ngoài việc công bố các thông tin về hoạt động kinh doanh của mình giốn như các tổ chức phát hành còn phải công bố các thông tin về tình hình thị trường, phương thức giao dịch, đặt lệnh, ký quỹ giao dịch, thời gian thanh toán, phí giao dịch, danh sách người hành nghề chứng khoán. Công bố thông tin theo yêu cầu của UBCK NN khi có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Cơ quan quản lý Các SGDCK, TTGDCK phải công bố thông tin về các giao dịch tại SGD và TTGD, thông tin về tổ chức niêm yết tại SGD và TTGD, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và các thông tin giám sát hoạt động của TTCK. Điều kiện để thực hiện công bố thông tin trên TTCK. Nghị định 144 /2003/NĐ-CP Thông tư số : 57/2004/TT-BTC (hướng dẫn thi hành việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cho nghị định 144-2003) Luật CK- 2006 bắt đầu có hiệu lực từ 01-07-2007 Thông tư số: 38/2007/TT-BTC(hướng dẫn thi hành việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cho luật CK- 2006) Thực trạng công bố thông tin trên TTCK Việt Nam Khái quát quá trình phát triển của TTCK VN: Từ khi ra đời đến 2003: Nhờ hoạt động của TTCK mà các kiến thức về chứng khoán và TTCK ngày càng được phổ biến dần trong công chúng. Kinh nghiệm của người làm chứng khoán đã phong phú hơn. Đến nay, lượng vốn huy động bằng cách phát hành các loại trái phiếu Chính phủ qua TTCK đã đạt hơn 10.000 tỷ đồng, bổ sung một lượng vốn đáng kể cho đầu tư phát triển kinh tế. Hoạt động của TTCK cũng đã làm đa dạng hóa các kênh đầu tư. Ngoài các kênh đầu tư truyền thống như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua vàng hoặc đầu tư địa ốc, người đầu tư còn có thể mua bán cổ phiếu, trái phiếu khá thuận lợi. Quy mô của TTCK ngày càng mở rộng . Từ chỗ chỉ có 5 loại Cổ phiếu, 2 loại TP CP với tổng giá trị niêm yết toàn thị trường khoảng 1000 tỷ đến 2003: 23 loại Cổ phiếu, 2 loại Trái phiếu công ty và gần 100 loại TPCP với tổng giá trị niêm yết lên đến 12500 tỷ Tuy nhiên TTCK đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế như: Hệ thống pháp luật về CK và TTCK thiếu, chưa đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn trong qúa trình thực hiện nhất là các quy định về phát hành chứng khoán. Thứ hai TTCK chưa thật sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế như mục tiêu ban đầu đặt ra, khi chỉ có thị trường TPCP là huy động còn thị trường CP gần như tê liệt. Đã hơn 3 năm hoạt động nhưng đến 2003 mới chỉ có 23 Công ty cổ phần niêm yết Cổ phiếu và đa số là các công ty nhỏ, không tiêu biểu cho ngành kinh tế then chốt. Tuy nền kinh tế vẫn tăng trưởng với tốc độ cao trong các năm qua và hoạt động của các công ty đều lạc quan nhưng do TTCK còn quá nhiều mặt yếu, nhất là trong công bố thông tin và cách điều hành thị trường… dẫn đến các rủi ro quá lớn nên các nhà đầu tư cũ lần lượt xa rời thị trường trong khi các nhà đầu tư tiềm năng thì e ngại tham gia do sức hấp dẫn của TTCK ngày càng kém đi. Mặt khác chất lượng hàng hóa chưa cao và các chính sách khuyến khích người đầu tư tham gia vào thị trường chưa thật hấp dẫn cũng làm cho thị trường CK yếu kém. Tuy nhiên NĐ 144/2003 /NĐ-CP về ck và TTCK được Thủ tướng Chính Phủ ký ban hành đc các nhà quản lý và giới đầu tư, kinh doanh CK kỳ vọng sẽ tạo động lực giúp TTCK hồi phục và phát triển. Điểm nổi bật của NĐ này là tách bạch hoạt động phát hành chứng khoán với hoạt động niêm yết chứng khoán. NĐ đã quy định cụ thể hơn về hoạt động của quỹ đầu tư CK. Năm 2004: Năm 2004 là một năm hoạt động khá thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ Chính phủ đã kịp thời ban hành và triển khai một loạt chủ trương, chính sách phát triển thị trường chứng khoán cũng như đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Thị trường cổ phiếu sau một thời gian dài rơi vào tình trạng trầm lắng đã có sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ số VN-Index đã tăng từ 166,94 điểm vào cuối năm 2003 lên gần 280 điểm vào hồi đầu tháng 4 (tăng 67,7%) và hiện đang đứng ở mức khá ổn định là 230 điểm. Việc giá cổ phiếu tăng mạnh đã làm cho các nhà đầu tư quan tâm hơn đến thị trường chứng khoán. Trên thị trường không chính thức, các hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra hết sức sôi động với hơn 100 loại cổ phiếu được giao dịch khá thường xuyên, tiêu biểu là cổ phiếu của Công ty Sữa Việt Nam, Giống Cây trồng miền Nam, Dầu Tường An, Dược Hậu Giang, Bảo Minh. Bên cạnh đó, với nỗ lực đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và được khích lệ bởi sự tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán, các đợt đấu giá bán cổ phần ra công chúng đã thu hút sự quan tâm rất lớn của công chúng và giới đầu tư. Các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ cũng đã diễn ra đều đặn với mức độ thành công vượt hẳn so với năm trước. Trên thị trường giao dịch, nghiệp vụ mua bán trái phiếu có kỳ hạn (repo) đã giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu và thực sự đem lại lợi ích cho các đối tượng tham gia mua bán trái phiếu. Các đơn vị chiếm thị phần lớn trên thị trường trái phiếu cũng thu được lợi nhuận đáng kể từ nghiệp vụ này, nổi bật là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cùng với tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh của phần lớn các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng đạt những kết quả khả quan, đặc biệt các công ty này đã có những tiến bộ đáng kể trong công tác công bố thông tin. Năm 2004 cũng chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ hơn của các quỹ đầu tư chứng khoán như VEIL, PXP Fund, VF1, giúp cho thị trường hoạt động ổn định hơn. Bên cạnh những thành công trên, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2004 cũng bộc lộ một số mặt hạn chế. Số lượng công ty niêm yết mới và nhà đầu tư tham gia thị trường còn hạn chế. Tình trạng thiếu minh bạch về thông tin vẫn xảy ra. Năm 2005: Tổng doanh số huy động qua thị trường đạt trên 5000 tỷ đồng . TTCK VN chứng kiến sự ra đời của TTGD CK Hà Nội .Mặc dù số lượng hang hóa giao dịch trên thị trường này chưa nhiều song đây cũng là 1 bước quan trọng nhằm hoàn thiện mô hình TTCK VN. Năm 2006: Đây là năm đánh dấu sự tăng trưởng về mọi mặt và đánh dấu sự phát triển mạnh nhất của TTCK trong sáu năm lịch sử hình thành. TTCK VN trong năm qua đánh dấu bằng sự tăng trưởng về mọi mặt từ số lượng ccác công ty mới niêm yết ,số lượng các công ty chứng khoán mới ra đời ,quỹ đầu tư đến tổng giá trị vốn hóa trên thị trường, chỉ số index, giá trị và khối lượng CK giao dịch bình quân hằng ngày của các nhà đầu tư trong nước đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường. Tuy nhiên với nhiều yếu tố tác động khác nhau TTCK VN trong 6 tháng đầu năm 2007 có sự chuyển mình sang giai một giai đoạn phát triển ổn định và bền vững hơn. Diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm 2007 có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tăng giá lien tục của thị trường đầu năm với những dấu hiệu đã được báo trước từ cuối năm 2006 cho đến giữa tháng 3 năm 2007 và một giai đoạn điều chỉnh tiếp sau đó để có một thị truờng ổn định hơn. Tính tới cuối tháng 12/2006 TTCK VN tăng 139, mức tăng cao nhất trong các nước tiếp đó là TTCK Thượng Hải, Thâm Quyến của TQ tăng 111,95%. Từ tháng 1/2007 đến đầu tháng 3/2007: Giai đoạn bùng nổ : VN index của 2 sàn Hà Nội và TpHCM, giá cổ phiếu OTC tăng khá mạnh: Đỉnh điểm HASTC–index ngày 19/3/2007 là 459,36 điểm tăng 90% so với 29/12/2006 giá trị giao dịch đạt 510,3 tỷ đồng (31,9 triệu $) Tại sàn giao dịch TpHCM có 107 công ty niêm yiết và đăng ký gao dịch 2 chứng chỉ quỹ. Tại sàn giao dịch Hà Nội có: 86 công ty niêm yiết và đăng ký giao dịch. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của CP niêm yết: 300000 tỷ đồng (20 tỷ $) Tăng 30% so với 2006. Tổng giá trị mua trung bình của nhà đầu tư nước ngoài tại HosTC : 15,44 ngàn tỷ đồng (965 triệu $) chiếm 30% tổng giá trị giao dịch của HOSTC Mức giao dịch bình quân 1 ngày: 359 tỷ đồng (22,4 tr $) Giai đoạn này các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp niêm yiết có quy mô lớn ,có thương hiệu kết quả kinh doanh tốt như: VNM(12,7 triệu CP), PPC(11,5triệu CP), VSH(9,6 triệu CP). Nguyên nhân: Sự tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng giá của các loại CP chứ ko phải tăng khối lượng CP do có thêm công ty niêm yiết trên sàn như vào thời điểm cuối năm 2006. Trong giai đoạn này có 1 số yếu tố khách quan cho sự tăng trưởng trên như: Số lượng cổ phiếu còn được phép mua của các cổ phiếu Blue –chips trên thị trường dành cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mua vào. Việc VN ra nhập WTO cũng như hành lang pháp lý về chứng khoán và TTCK tạo tiền đề tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường. Giai đoạn quý I/2007 là thời điểm các công ty niêm yiết công bố kết quả tài chính của năm 2006(lợi nhuận của các công ty trên sàn TPHCM tăng trưởng trung bình khoảng 49% so với năm 2005). Hầu hết các công ty đặc biệt là các công ty blue-chíp có tốc độ tăng trưởng tốt về doanh thu và lợi nhuận. Sự tăng trưởng nóng trên thị trường niêm yết dần tác động đến thị trường OTC và các đợt IPO làm cho giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành với các công ty trên sàn tăng theo (giá đấu bình quân IPO ở giai đoạn này khá cao, ở mức 15-16 lần so với giá trị khởi điểm.) Việc nhiều nhà đầu tư thu được khoản lợi nhuận lớn từ TTCK cũng tạo tiếng vang lớn thu hút thêm các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường làm số lượng tài khoản tăng lên từ 106.000 vào cuối năm 2006 đến 200000 vào đầu năm 2007. Giai đoạn điều chỉnh giữa tháng 3 năm 2007: Chỉ số giá chứng khoán của 2 sàn HN, TP.HCM và giá cả trên thị trường OTC đều giảm mạnh cuối tháng 3, 4 sau đó dao động xung quanh mức 1000 điểm với VN-INĐEX, 300 điểm với HASTC - INDEX Số lượng công ty niêm yết và đăng ký giao dịch: HOSTC: 107 công ty, 2 chứng chỉ quỹ và HASTC là 87 công ty. Tổng giá trị vốn hóa trên thị trường cổ phiếu niêm yết tại sàn TPHCM t6/2007: 207,4 nghìn tỷ đồng (13tỷ $) giảm 23,3 % so với 12/3/2007. Tổng giá trị mua trung bình của nhà đầu tư nước ngoài tại HoSTC giảm đáng kể: 12,8 nghìn tỷ đồng (801 triệu $) chiếm khoảng 17% tổng giao dịch HOSTC Giá trị giao dịch bình quân 1 ngày khoảng 170,8 tỷ (10,7triệu $) giảm 52% so với giai đoạn 1. Đợt IPO diễn ra khá ảm đảm thậm chí có những cổ phiếu giá trúng nhỉnh hơn giá khởi điểm không đáng kể. Giai đoạn từ 7/2007 đến gần cuối năm 2007: Tính đến giai đoạn nay đã có 202 công ty chứng khoán niêm yết tại sở GDCK và trung tâm GDCK. Tổng giá trị vốn hóa trên thị trường đối với cổ phiếu niêm yết là 310 nghìn tỷ đồng (19,5 triệu $) chiếm 36% GDP 2006. Quy mô thị trường trong thời gian qua tăng nhanh do số lượng giao dịch cổ phiếu tăng (khoảng 8 lần). Việc điều chỉnh giá trong thời gian qua là phù hợp, là kết quả của một loạt các giải pháp của chính phủ bộ ngành và cơ quan quản lý. Các đợt phát hành IPO và phát hành thêm giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007: Cung về CK tăng lên rõ rệt . Hầu hết các công ty đều có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu đặc biệt là các ngân hang thương mại cổ phần. Trong 6 tháng đầu năm mới chỉ có hơn 40 doanh nghiệp được tổ chức đấu giá cổ phần hóa nhưng cung cấp cho thị trường một lượng lớn hàng hóa . Việc cung tăng lên nhanh chóng trong khi mức cầu lại bị hạn chế do chủ trương thắt chặt tín dụng của NHNN tạo nên sự điều chỉnh của thị trường. Đầu năm 2008: Khác hẳn với sức nóng ngùn ngụt đầu năm ngoái, thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay lại lạnh một cách tê tái, chỉ số chứng khoán liên tục giảm, khối lượng giao dịch ít, nhà đầu tư chán nản. Mặt khác, gần Tết, lượng tiền được đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác có khả năng sinh lời cao như mua bán hàng Tết, đầu tư bất động sản... Vì vậy, lượng tiền đổ vào chứng khoán ít đi, thị trường chứng khoán lạnh là điều dễ hiểu. Lợi nhuận mang lại của các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản vào năm 2007 cao... Chính việc này làm cho một số vốn đầu tư chuyển sang vàng và bất động sản. Điều này dẫn đến vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán đã ít (so với cung cổ phiếu) lại càng ít hơn. Thêm nữa, do tâm lý chuẩn bị Tết sắp đến gần, các nhà đầu tư cần tiền mặt để mua sắm, áp lực tiền mặt này đã làm các nhà đầu tư viết vào tờ phiếu bán CP của mình. Việc chấp nhận cắt lỗ của các nhà đầu tư cũng là điều dễ hiểu khi trong tình hình hiện nay có khá nhiều nhà đầu tư đang sẵn sàng rời bỏ hẳn thị trường. Thêm nữa, khi mà lượng cầu thấp vì nhiều yếu tố chi phối, nhất là việc trở lại của thị trường bất động sản cộng thêm giá vàng lên cao trong nhiều ngày qua đã khiến cho nhiều người ở vào trạng thái thăm dò. Thị trường chứng khoán tự do (OTC) hình thành tự phát và đi vào “vận hành” trước cả thị trường chính thức 2 - 3 năm. Tuy nhiên, đến tận thời điểm này, Bộ Tài chính mới bắt tay vào xây dựng một văn bản pháp lý dưới dạng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để tăng cường quản lý thị trường OTC ? “Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng Đề án Quản lý giao dịch trên thị trường OTC theo hướng tất cả các loại cổ phiếu muốn mua bán phải qua Trung tâm Lưu ký”. Một trong những giải pháp cơ bản nhất để quản lý thị trường OTC là mở rộng thị trường tập trung; trong đó, trọng tâm là phải khẩn trương quản lý công ty đại chúng và việc chào bán chứng khoán ra công chúng, yêu cầu các công ty cổ phần đáp ứng tiêu chuẩn công ty đại chúng đăng ký ngay hồ sơ công ty đại chúng, làm cơ sở để quản lý các doanh nghiệp này theo quy định pháp luật về chứng khoán Quản lý có tính chuyên nghiệp về các phương tiện thông tin đại chúng trong việc công bố thông tin. Thực trạng công bố thông tin trên TTCK Thành quả. Từ khi ra đời cho đến nay, TTCK VN đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng. Đánh dấu cho những mốc quan trọng đó, chính là việc ban hành nghị định 144/2003/NĐ-CP làm cơ sở cho những quy định, nguyên tắc trong công tác thực hiện giao dịch trên TTCK. Sau đó là sự ra đời của Luật Chứng khoán 2006 và các nghị định, thông tư bổ sung hoàn thiện thêm khung pháp lý cho TTCK nói chung và nghị định 144 nói riêng. Đầu tiên, nói về cơ sở pháp lý của công tác công bố thông tin trên TTCK, sự ra đời của 2 thông tư hướng dẫn: Thông tư số : 57/2004/TT-BTC (hướng dẫn thi hành việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cho nghị định 144-2003) và Thông tư số: 38/2007/TT-BTC(hướng dẫn thi hành việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán cho luật CK- 2006) đã cho thấy vai trò của vấn đề công bố thông tin trên TTCK là thế nào. Thông tư 38 đã quy định rõ các yêu cầu đối với từng đối tượng, chủ thể trên thị trường. Điều này chứng tỏ một sự quan tâm lớn của Chính phủ với chính sách phát triển TTCK. Thứ hai, đó là việc thực hiện được bản cáo bạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều này có được là do khi VN gia nhập WTO, theo tiêu chuẩn quốc tế, bản cáo bạch, yếu tố quan trọng cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng được thay đổi và thực hiện theo yêu cầu quốc tế nhằm đem lại cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh của một DN. Với quy định về việc phân tích, tổng hợp, báo cáo và cung cấp thông tin trên TTCK đã được quy định rõ trong văn bản quy định 47- 2000/QĐ- UBCK1 của Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, các đối tượng, chủ thể gồm: khối DN chung (công ty niêm yết), các định chế tham gia thị trường chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ), và cơ quan quản lý (Sở giao dịch, trung tâm giao dịch) đã thực hiện theo đúng yêu cầu của bản quy định về công bố thông tin: thông tin định kì, thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu đúng thời hạn và yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp cao. Thứ ba, việc TTCK ngày càng trở thành đề tài sâu rộng trong đời sống, các thông tin về giao dịch cũng được niêm yết chính thức trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng giúp các nhà đầu tư nắm được tình hình giá cả CK trên thị trường vào từng thời điểm. Chúng ta có thể thấy thông tin về chứng khoán xuất hiện tràn ngập trên các phương tiện truyền thông: báo đài, ti vi, internet….. Việc phổ biến rộng rãi này một mặt đem lại thông tin mới nhất cho nhà đầu tư một cách nhanh chóng nhưng cũng đôi khi trở thành mặt hạn chế sẽ được trình bày rõ hơn ở phần dưới. Thêm nữa, khi thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, để trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế thì những kiến thức về chứng khoán ngày càng phải được phổ biến rộng rãi, riêng về điều này thì công tác công bố thông tin có khá nhiều ưu điểm: các kênh t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5981.doc