Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Dệt len Mùa Đông

Tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Dệt len Mùa Đông: ... Ebook Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Dệt len Mùa Đông

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại Công ty Dệt len Mùa Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc Më ®Çu 1 Ch­¬ng I. Lý luËn c¬ b¶n vÒ c¬ chÕ qu¶n lý vèn cña doanh nghiÖp 2 1.1. Vèn vµ vai trß cña vèn trong doanh nghiÖp 2 1.1.1. Kh¸i niÖm vÒ vèn cña doanh nghiÖp 2 1.1.2. Vai trß cña vèn trong doanh nghiÖp 3 1.2. Néi dung c¬ chÕ qu¶n lý vèn cña doanh nghiÖp 5 1.2.1. C¬ chÕ huy ®éng vèn 5 1.2.2. C¬ chÕ sö dông vèn 16 1.3. C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng tíi c¬ chÕ qu¶n lý vèn t¹i doanh nghiÖp 22 1.3.2. C¸c yÕu tè thuéc vÒ doanh nghiÖp 22 1.3.2. C¸c yÕu tè ngoµi doanh nghiÖp 25 Ch­¬ng II. Thùc tr¹ng c¬ chÕ qu¶n lý vèn t¹i c«ng ty DÖt len Mïa ®«ng 28 2.1. Kh¸i qu¸t vÒ c«ng ty DÖt len Mïa ®«ng 28 2.1.1. Tæng quan vÒ c«ng ty DÖt len Mïa §«ng 28 2.1.2. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c«ng ty DÖt len Mïa §«ng 28 2.1.3. §Æc ®iÓm tæ chøc ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty DÖt len Mïa §«ng 29 2.1.4. T×nh h×nh s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty 33 2.2. Thùc tr¹ng c¬ chÕ qu¶n lý vèn t¹i C«ng ty dÖt len Mïa §«ng 35 2.2.1. C¬ chÕ huy ®éng vèn 35 2.2.2. C¬ chÕ sö dông vèn 42 2.3. §¸nh gi¸ c¬ chÕ qu¶n lý vèn t¹i c«ng ty DÖt len Mïa ®«ng 50 2.3.1. Nh÷ng thµnh tùu ®¹t ®­îc 50 2.3.2. Nh÷ng h¹n chÕ trong c¬ chÕ qu¶n lý vèn t¹i c«ng ty 51 2.3.3. Nguyªn nh©n cña nh÷ng h¹n chÕ trong c¬ chÕ qu¶n lý vèn cña c«ng ty 54 Ch­¬ng 3. Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn c¬ chÕ qu¶n lý vèn t¹i c«ng ty DÖt len Mïa §«ng 60 3.1. §Þnh h­íng ph¸t triÓn c«ng ty 60 3.2. Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn c¬ chÕ qu¶n lý vèn t¹i c«ng ty DÖt len Mïa §«ng 62 3.2.1. Cæ phÇn ho¸ c«ng ty 62 3.2.2. Tham gia lµ thµnh viªn cña Tæng c«ng ty DÖt may ViÖt Nam 65 3.2.3. X©y dùng ®éi ngò c¸n bé tµi chÝnh chuyªn tr¸ch 66 3.2.4. Më réng c¸c ph­¬ng thøc huy ®éng vèn 66 3.2.5. T¨ng c­êng qu¶n lý c«ng nî 69 3.2.6. Thùc hiÖn tiÕt kiÖm toµn diÖn nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn 71 3.2.7. Nghiªn cøu, dù ®o¸n sù biÕn ®éng cña tû gi¸ vµ cã c¸c biÖn ph¸p ng¨n ngõa rñi ro tû gi¸ 72 3.2.8. Hoµn hiÖn c«ng t¸c Marketing 73 3.2.9. Mét sè gi¶i ph¸p kh¸c 74 3.3. KiÕn nghÞ 75 3.3.1. KiÕn nghÞ víi Nhµ n­íc 75 3.3.2. KiÕn nghÞ víi c¸c bé, ngµnh liªn quan 78 KÕt luËn 79 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 80 danh môc c¸c b¶ng B¶ng 2.1: KÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh 34 B¶ng 2.2: T×nh h×nh t¨ng gi¶m vèn chñ së h÷u 36 B¶ng 2.3: KÕt cÊu nguån vèn chñ së h÷u 37 B¶ng 2.4: KÕt cÇu nguån vèn nî 39 B¶ng 2.5: KÕt cÊu nguån vèn nî theo nguån h×nh thµnh 41 B¶ng 2.6: T×nh h×nh t¨ng gi¶m gi¸ trÞ hµng tån kho 42 B¶ng 2.7: T×nh h×nh t¨ng gi¶m tiÒn mÆt 44 B¶ng 2.8: T×nh h×nh t¨ng gi¶m c¸c kho¶n ph¶i thu 45 B¶ng 2.9: HiÖu qu¶ sö dông vèn l­u ®éng 46 B¶ng 2.10: C¬ cÊu tµi s¶n cè ®Þnh vµ ®Çu t­ dµi h¹n 47 B¶ng 2.11: HiÖu qu¶ sö dông vèn cè ®Þnh 49 Mở đầu Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng đang có những bước tiến quan trọng trong việc hội nhập nền kinh tế quốc tế. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được những cơ hội thuận lợi để phát triển và vươn rộng ra thị trường thế giới. Nắm bắt được cơ hội này, công ty Dệt len Mùa Đông đã có những chuyển biến tích cực, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, toàn cầu hoá không chỉ đem lại những cơ hội mà còn cả thách thức cho các doanh nghiệp. Sức ép của cạnh tranh về mặt hàng, về chất lượng cũng như về giá cả đã và đang làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình ngành dệt may thế giới cũng biến động bất lợi cho ngành dệt may Việt Nam: giá nguyên liệu đầu vào tăng, các nước là thành viên của WTO được bỏ hạn ngạch dệt may nên đã chiếm mất thị phần của các nước khác trong đó có Việt Nam... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và công ty Dệt len Mùa Đông nói riêng phải tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn và có các biện pháp cần thiết để chủ động đương đầu với những thách thức mới. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là công ty phải không ngừng mở rộng khả năng huy động vốn đồng thời phải sử dụng các đồng vốn đấy một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, sau thời gian thực tập tại Công ty Dệt len Mùa Đông, qua nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động của Công ty, em đã quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông" làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Chương I Lý luận cơ bản về cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp 1.1. Vốn và vai trò của vốn trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn và công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ. Trong các yếu tố đó, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất đó chính là vốn, nếu thiếu vốn doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả được. Chúng ta có thể hiểu vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời hay nói cách khác vốn là tổng giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp có những đặc điểm chủ yếu là: - Vốn phải được quản lý chặt chẽ và gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Không thể có vốn vô chủ và không có ai quản lý. - Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định thì mới có thể tham gia vào sản xuất kinh doanh. - Vốn phải vận động để sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. - Vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn cả của những tài sản vô hình như: lợi thế thương mại, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải phân loại vốn. Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà vốn của doanh nghiệp có các loại khác nhau: - Phân loại theo nguồn hình thành thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nếu chia nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu bao gồm các bộ phận như: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn do phát hành cổ phiếu mới... Còn nợ phải trả là phần vốn không thuộc sở hữu của các chủ sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn chiếm dụng và nợ vay. - Phân loại theo phương thức chu chuyển thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây là các tài sản có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, thường có giá trị lớn. Còn vốn lưu động là phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và thường có giá trị nhỏ. Cách thức phân loại này rất quan trọng bởi vì vốn lưu động và vốn cố định có hình thái tồn tại và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, do đó cần có các cơ chế quản lý khác nhau. - Phân loại theo thời gian thì vốn được chia thành vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Vốn ngắn hạn là vốn có thời hạn dưới 1 năm, còn vốn dài hạn là vốn có thời hạn từ 1 năm trở lên. Vốn chủ sở hữu được coi là vốn dài hạn. 1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp Vốn là một yếu tố quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Trong tất cả các hoạt động kinh doanh, dù với bất kỳ quy mô nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vai trò của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp biểu hiện ở các đặc điểm sau: - Về mặt pháp lý: mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải có một lượng vốn nhất định và phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quy định đối với lĩnh vực kinh doanh đó. Như vậy vốn lúc này có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồn tại của doanh nghiệp trước pháp luật. - Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loại hình sản xuất kinh doanh nào. Điều này thể hiện rõ trong hàm sản xuất cơ bản P= F(K, L, T), vốn (K) chính là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của hàm sản xuất, bên cạnh các yếu tố lao động (L) và công nghệ (T). Hơn nữa, trong hàm sản xuất này thì vốn có thể coi là yếu tố quan trọng nhất bởi vì lao động và công nghệ có thể mua được khi có vốn. - Vốn không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển. Doanh nghiệp muốn phát triển phải không ngừng đầu tư cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, hệ thống phân phối sản phẩm... Tất cả các yếu tố trên đều có thể đạt được nếu doanh nghiệp có lượng vốn đủ lớn. - Vốn là một trong những yếu tố để lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải luôn tìm các phương án sản xuất nào tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất trên một đồng vốn cho doanh nghiệp. Vì thế, nói chung doanh nghiệp sẽ lựa chọn những phương án có lợi nhuận cao nhất với lượng vốn bỏ ra ít nhất. - Vốn là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vốn không những là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường mạng lưới phân phối mà còn có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh hay hơn nữa là loại bỏ họ bằng các chính sách marketing hiệu quả (tăng cường quảng cáo, giảm giá sản phẩm, khuyến mại...). Như vậy, vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nhận thức vấn đề này một cách rõ ràng, từ đó phải có một cơ chế quản lý vốn hiệu quả để có thể không ngừng tồn tại và phát triển trên thương trường. 1.2. Nội dung cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần có một cơ chế quản lý vốn hợp lý. Cơ chế quản lý vốn có thể được hiểu là một hệ thống các phương pháp, các hình thức và các công cụ được sử dụng để quản lý quá trình tạo lập và vận động của vốn trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ. Như vậy, theo định nghĩa trên thì cơ chế quản lý vốn bao gồm 2 bộ phận cơ bản đó là Cơ chế huy động vốn và Cơ chế sử dụng vốn. Sau đây ta sẽ xem xét cụ thể nội dung cơ bản của các bộ phận này. 1.2.1. Cơ chế huy động vốn Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, doanh nghiệp có rất nhiều cách để huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuỳ vào loại hình doanh nghiệp, sự phát triển của thị trường tài chính, khả năng huy động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có các phương thức huy động khác nhau. Có nhiều cách để phân loại các nguồn vốn cung ứng cho doanh nghiệp, nhưng khái quát nhất có thể phân thành 2 loại là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ. 1.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp có thể bao gồm các bộ phận là: - Vốn góp ban đầu - Lợi nhuận không chia - Tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới a) Vốn góp ban đầu Khi doanh nghiệp mới thành lập thì bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định. Vốn dùng để thành lập doanh nghiệp có thể do một cá nhân, một tổ chức đầu tư toàn bộ hoặc có thể hình thành từ việc góp vốn của các thành viên, nhưng bắt buộc phải thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư. Lượng vốn này chính là cơ sở cần thiết để các doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, tại một số nước, trong một số lĩnh vực thì doanh nghiệp muốn thành lập được thì vốn góp ban đầu phải lớn hơn hoặc bằng một mức vốn phát định nhất định do Nhà nước đặt ra. Vốn góp ban đầu là khác nhau đối với các loại hình sở hữu khác nhau của doanh nghiệp, chẳng hạn: - Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì vốn góp ban đầu chính là số vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước. Chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước. - Đối với công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên thì vốn góp ban đầu là số tiền đóng góp của các cổ đông sáng lập (hay thành viên sáng lập). b) Lợi nhuận không chia Quy mô vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi để giữ lại một phần lợi nhuận không chia làm tăng trưởng nguồn vốn, giúp doanh nghiệp có thể tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn các doanh nghiệp vì nó có các ưu điểm là: + Doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động trong việc huy động và sử dụng, giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng. + Giảm được chi phí huy động vốn, giảm tỷ lệ nợ/vốn của doanh nghiệp. + Có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện chưa tạo được tín nhiệm với các nhà cung ứng tài chính. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước. Đặc biệt, đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố khá nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư, tức là không dùng số cổ phần đó để chia lãi cổ phần thì sẽ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Tuy nhiên, lúc đó giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên, và do đó sẽ khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài. Nói chung, quy mô của nguồn vốn này phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu là tổng số lợi nhuận thu được trong kỳ kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp . c) Phát hành cổ phiếu mới Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng cường nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Hình thức huy động này có đặc điểm cơ bản là tăng vốn mà không làm tăng nợ của doanh nghiệp bởi những người sở hữu cổ phiếu trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập ròng và tài sản của công ty cổ phần. Những người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Cổ đông có quyền tham gia quản lý và điều khiển các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết bỏi vì thông thường một công ty cổ phần có một số lượng lớn cổ đông, nên mỗi cổ đông chỉ có một quyền lực giới hạn trong việc bỏ phiếu hoặc chỉ định thành viên ban giám đốc. Nói chung, có hai loại cổ phiếu cơ bản là cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu tiên. Cổ phiếu thông thường Cổ phiếu thông thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu thế trong việc phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu thông thường là chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán, điều đó cũng đủ để chứng minh tầm quan trọng của nó so với các công cụ tài chính khác. Khi lựa chọn phương thức phát hành cổ phiếu thường, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các yếu tố sau: Giới hạn phát hành: Giới hạn phát hành là một quy định rằng buộc có tính chất pháp lý lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được quyền phát hành. Đây là một trong các quy định của ủy ban chứng khoán Nhà nước nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Mệnh giá và thị giá: giá ghi trên mặt cổ phiếu gọi là mệnh giá, giá cả của cổ phiếu trên thị trường được gọi là thị giá. Mệnh giá không chỉ được ghi trên mặt cổ phiếu mà còn được ghi rõ trên giấy phép phát hành và sổ sách kế toán của công ty. Tuy nhiên, mệnh giá chỉ có ý nghĩa khi phát hành cổ phiếu và một khoảng thời gian ngắn sau khi phát hành. Thị giá phản ánh sự đánh giá của thị trường đối với cổ phiếu, phản ánh lòng tin của các nhà đầu tư đối với hoạt động của công ty. Quyền hạn của cổ đông: các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thông thường chính là những người sở hữu công ty, do đó họ có quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các công việc của công ty, có quyền đối với tài sản và sự phân chia tài sản hoặc thu nhập của công ty. Vấn đề thôn tính: những người nắm giữ lượng cổ phiếu lớn nhất trong công ty sẽ có quyền kiểm soát các hoạt động của công ty. Vì thế, khi phát hành cổ phiếu mới thì các cổ đông cũ phải xem xét nguy cơ bị thôn tính, phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần thiết để để vẫn giữ vững quyền kiểm soát công ty. Cổ phiếu ưu tiên Cổ phiếu ưu tiên là loại cổ phiếu ít thông dụng hơn so với cổ phiếu thông thường, nó chỉ chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành. Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có cổ tức cố định. Người chủ của cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thông thường. Nếu số lãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ không được nhận cổ tức. Việc giải quyết chính sách cổ tức được nêu rõ trong điều lệ của doanh nghiệp. Hình thức huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu có ưu điểm lớn là tập hợp được lượng vốn lớn ban đầu và dễ tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng một cách tương đối nên bộ máy quản trị doanh nghiệp được toàn quyền chủ động sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Tuy nhiên, hình thức huy động này cũng có những hạn chế nhất định. Không phải mọi doanh nghiệp đều được khai thác nguồn vốn này mà chỉ những loại hình doanh nghiệp được Nhà nước cho phép mới được phát hành cổ phiếu. Mặt khác, hình thức huy động vốn này có thể làm cổ tức giảm cho nên doanh nghiệp phải có quy mô lớn, hứa hẹn lợi nhuận cao mới dễ bán được cổ phiếu. Vấn đề mất quyền kiểm soát cũng là một yếu tố khá nhạy cảm trong việc phát hành cổ phiếu mới. 1.2.1.2. Nguồn vốn nợ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần không ngừng tăng cường nguồn vốn. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn vốn chủ sỏ hữu cũng đáp ứng đủ cho nhu cầu của doanh nghiệp. Mặt khác, nguồn vốn chủ sỏ hữu cũng có những hạn chế nhất định. Do đó, doanh nghiệp cần phải xem xét đến nguồn vốn nợ để tài trợ cho các hoạt động của mình. Có rất nhiều cách để phân loại nguồn vốn nợ, tuy nhiên chung nhất có thể chia nguồn vốn này thành các loại chính sau: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu công ty, tín dụng thuê mua, vay của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. a) Nguồn vốn tín dụng ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường, rất ít doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả nếu chỉ dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu. Để đảm bảo nguồn tài chính cho quá trình sản xuất kinh doanh, vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn quan trọng nhất. Các doanh nghiệp thường tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng với những mục đích khác nhau như: bù đắp nhu cầu vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định và phát triển công nghệ theo chiều sâu... Tương ứng với các mục đích sử dụng đó, vốn vay ngân hàng được phân loại theo thời hạn vay gồm: vay ngắn hạn (dưới 1 năm), vay trung hạn (từ 1 đến 5 năm), vay dài hạn (từ 5 năm trở lên). Tuy nhiên, ở mỗi nước thì có những tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để phân loại như: ngành kinh tế, lĩnh vực phục vụ, hình thức đảm bảo tiền vay... Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại vững chắc trên trị trường nếu không vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn vốn này cũng không phải dễ. Doanh nghiệp thường vấp phải những khó khăn như điều kiện tín dụng, việc kiểm soát của ngân hàng hay chi phí sử dụng vốn (lãi suất). Điều kiện tín dụng: Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại cần đáp ứng được những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Các điều kiện bảo đảm tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chung các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghịêp đi vay phải có các bảo đảm tiền vay, phổ biến nhất là hình thức thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Yêu cầu này đã làm cho nhiều trường hợp bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiện vay, kể cả thủ tục về pháp lý, giấy tờ. Do vậy, doanh nghiệp cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Sự kiểm soát của ngân hàng: Khi một ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng đó sẽ thu thập thông tin nhằm kiểm soát doanh nghiệp về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Sự kiểm soát này có thể gây khó chịu cho doanh nghiệp nhưng nhìn chung nó cũng tránh được những rủi ro cho doanh nghiệp trong vấn đề sử dụng vốn. Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Nếu lãi suất vay vốn quá cao thì doanh nghiệp sẽ không có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh do chi phí sử dụng vốn lớn, làm ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. b) Nguồn vốn tín dụng thương mại Bên cạnh nguồn vốn ngân hàng, doanh nghiệp thưòng khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại .Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức rẻ, tiện dụng, linh hoạt trong kinh doanh và còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên khi quy mô tài trợ là quá lớn thì nguồn vốn này cũng mang rất nhiều rủi ro. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường sử dụng công cụ tín dụng thương mại là thương phiếu - một loại giấy ghi nhận nợ. Thương phiếu là một công cụ có tính thanh khoản cao, khi doanh nghiệp có nhu cầu gấp về vốn thì có thể đem thương phiếu tới ngân hàng để chiết khấu thông qua nghiệp vụ chiết khấu tại ngân hàng. c) Phát hành trái phiếu công ty Trái phiếu là tên gọi chung của giấy vay nợ dài hạn và trung hạn bao gồm: trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trên thị trường, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu công ty. Tuy nhiên, trước khi phát hành doanh nghiệp phải lựa chọn loại trái phiếu sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và thị trường tài chính. Việc lựa chọn trái phiếu có ảnh hưởng đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Hiện nay, trên thị trường tài chính nhiều nước thường lưu hành một số loại trái phiếu sau: Trái phiếu có lãi suất cố định Loại trái phiếu này có lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Như vậy cả doanh nghiệp (người đi vay) và người giữ trái phiếu (người cho vay) đều biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại (kỳ hạn) của trái phiếu. Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu, phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Tính hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào các yếu tố như: lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu, uy tín của doanh nghiệp. Đôi khi các doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến sức mua của dân chúng để có thể phát hành với mệnh giá cho phù hợp. Trái phiếu có lãi suất thay đổi Lãi suất của loại trái phiếu này thực ra phụ thuộc vào một số nguồn quan trọng khác. Nó được phát hành trong điều kiện mức lạm phát khá cao và lãi suất không ổn định. Như vậy do biến động của lạm phát kéo theo sự dao động của lãi suất thực mà một số nhà đầu tư có thể có được lợi nhuận từ trái phiếu này. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về lập kế hoạch tài chính khi không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu. Trái phiếu có thể thu hồi Doanh nghiệp có thể phát hành loại trái phiếu này sau đó mua lại vào một thời điểm nào đó. Doanh nghiệp phải thông báo và quy định rõ về thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu. Như vậy doanh nghiệp có thể điều chỉnh nguồn vốn của mình thông qua mua lại loại trái phiếu này. Chứng khoán có thể chuyển đổi được Để tăng tính hấp dẫn, giảm rủi ro của trái phiếu với người nắm giữ, doanh nghiệp đã phát hành loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành số lượng nhất định các cổ phiếu thường. Ngoài ra, người đầu tư còn có thể nắm giữ một loại giấy bảo đảm để được phép mua một lượng cổ phiếu thường theo giá cả và thời gian xác định. d) Tín dụng thuê mua Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua việc cho thuê các loại tài sản như máy móc, thiết bị... Đây là một phương thức giao dịch khá lâu đời, song nhờ việc sáng tạo ra nhiều hình thức giao dịch mới nên nó ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các nước có nền kinh tế phát triển. Tín dụng thuê mua có 2 hình thức là thuê hoạt động và thuê tài chính. Thuê hoạt động: là hình thức tín dụng thuê mua ngắn hạn. Thuê hoạt động có các đặc điểm chính là: thời gian thuê thường ngắn hơn thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, các bên có thể huỷ ngang hợp đồng mà chỉ cần báo trước trong môt thời gian ngắn, người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận, còn người cho thuê phải chịu các chi phí về vận hành, bảo trì của tài sản cũng như các hao mòn vô hình. Thuê tài chính: là hình thức tín dụng thuê mua dài hạn. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản đó với nhà cung cấp hoặc người cho thuê cung cấp tài sản của họ cho người thuê. Thời gian thuê chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản. Các chi phí vận hành, bảo trì, bảo hiểm, thuế liên quan đến tài sản và mọi rủi ro đều do người thuê chịu. Tổng số tiền thuê mà người thuê phải trả trong suốt quá trình thuê thường đủ để bù đắp giá gốc của tài sản. Tín dụng thuê mua có rất nhiều lợi ích đối với người thuê, là một phương thức tài trợ rất hiệu cho doanh nghiệp: - Người thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị. - Giúp doanh nghiệp không bị ứ đọng về vốn trong tài sản cố định - Là phương thức rút ngắn thời gian triển khai đầu tư, đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh. - Giúp doanh nghiệp hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới. - Đối với những quốc gia không quy định vốn hoá tài sản thuê thì tín dụng thuê mua không gây ảnh hưởng bất lợi tới các tỷ số tài chính của doanh nghiệp. - Tín dụng thuê mua giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhờ thuế do tiền thuê làm giảm thu nhập chịu thuế. e) Vay của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Đây là một phương thức tín dụng cổ điển nhưng vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ do các ưu điểm của nó: Thứ nhất: giúp doanh nghiệp huy động được vốn nhanh chóng do chỉ cần huy động ngay trong doanh nghiệp. Thứ hai: đây là một hình thức tín dụng rẻ do lãi suất trả cho người cho vay - cán bộ công nhân viên thấp hơn lãi suất khi doanh nghiệp vay ngân hàng. Thứ ba: tạo mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, phương thức này cũng có các nhược điểm như: khối lượng huy động nhỏ, thời hạn vay thường ngắn, phụ thuộc nhiều vào thu nhập của cán bộ công nhân viên. 1.2.2. Cơ chế sử dụng vốn 1.2.2.1. Quản lý vốn lưu động Quản lý vốn lưu động bao gồm các nội dung chủ yếu là: quản lý tiền mặt, quản lý các khoản phải thu, quản lý dự trữ, tồn kho. a) Quản lý dự trữ, tồn kho Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư, hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng hoá tồn kho có 3 loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp bao gồm 3 bộ phận như trên nhưng thông thường vấn đề quan trọng nhất trong quản lý dự trữ của doanh nghiệp là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để quá trình sản xuất kinh doanh bình thường. Có nhiều phương pháp để quản lý nguyên vật liệu dự trữ, nhưng phổ biến nhất là 2 phương pháp: phương pháp cổ điển (mô hình EOQ) và phương pháp dự trữ bằng 0. Mô hình EOQ Mô hình này được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau. Theo mô hình này, để tổng chi phí dự trữ là thấp nhất thì khối lượng đặt hàng mỗi lần là: Q* = Trong đó: Q* là lượng hàng đặt mỗi lần D là toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng trong một năm C1 là chi phí lưu kho đơn vị C2 là chi phí mỗi lần đặt hàng Bên cạnh việc xác định khối lượng nguyên vật liệu mỗi lần đặt, doanh nghiệp còn cần xác định thời điểm đặt hàng. Thời điểm đặt hàng mới được xác định bằng số lượng nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài của thời gian giao hàng. Tuy nhiên, nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến đổi không ngừng. Do đó, để đảm bảo tính ổn định cho việc sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn, lượng này phụ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hoá dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng. Phương pháp dự trữ bằng 0 Phương pháp này được hãng Toyota của Nhật áp dụng vào những năm 30 của thế kỷ trước, sau đó đã lan truyền sang các hãng khác của Nhật, sang Tây Âu và Bắc Mỹ. Theo phương pháp này, các doanh nghiệp trong một số ngành có liên quan chặt chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng nào đó họ sẽ tiến hành lấy trực tiếp những hàng hoá và sản phẩm dở dang của các doanh nghiệp khác mà không cần dự trữ. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự trữ bởi dự trữ của doanh nghiệp gần như bằng 0. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp quản lý được áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của doanh nghiệp và phải kết hợp với các phương pháp quản lý khác. b) Quản lý tiền mặt Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp tại ngân hàng. Nó được sử dụng để trả lương, mua vật liệu, mua tào sản cố định, trả nợ... Tiền mặt bản thân nó là một tài khoản không sinh lãi, do đó trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải nắm giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là một vấn đề cần thiết vì những lý do sau: - Đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày - Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp - Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được các luồng tiền vào và ra. - Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng Quản lý tiền mặt liên quan chặt chẽ tới việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một bước đệm cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán này, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Như vậy, doanh nghiệp có thể dùng các chứng khoán có tính thanh kho._.ản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. Có nhiều phương pháp để có thể xác định được lượng dự trữ tiền mặt tối ưu, trong đó có phương pháp khá phổ biến đó là áp dụng mô hình quản lý dự trữ EOQ. Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần một lượng tiền mặt để chi trả một cách đều đặn. Khi lượng tiền mặt này hết doanh nghiệp phải bán các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để có lượng tiền như ban đầu. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng là chi phí cho việc bán các chứng khoán. Khi đó ta có thể áp dụng mô hình EOQ là: M* = Trong đó: M* là lượng tiền mặt tối ưu Mn là tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm i là lãi suất Cb là chi phí cho một lần bán chứng khoán Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất hiếm khi mà lượng tiền vào ra của doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được, từ đó tác động đến việc dự trữ cũng không thể đều đặn như việc tính toán trên. Do đó, khi doanh nghiệp áp dụng mô hình này cần sử dụng thêm cả kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng một mức tiền mặt tối ưu cho từng thời kỳ. c) Quản lý các khoản phải thu Các khoản phải thu thực chất là tín dụng thương mại của doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp khác. Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là việc không thể tránh được. Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện trên những đặc điểm sau: - Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng: do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của doanh nghiệp hơn, từ đó làm cho doanh thu tăng. - Tín dụng thương mại làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hoá - Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng hiệu quả hơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô hình. - Tín dụng thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp cho sự thiếu hụt của ngân quỹ. - Xác suất không trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận ròng bị giảm, do đó thời hạn tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn. Do có những ưu điểm và hạn chế như trên của tín dụng thương mại, doanh nghiệp trước khi quyết định cấp tín dụng thương mại cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng, tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp. 1.2.2.2. Quản lý vốn cố định Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị của tài sản cố định. Do tài sản cố định bị hao mòn nên trong quá trình sản xuất người ta thường tính chuyển một phần giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá thành sản phẩm, khi sản phẩm được tiêu thụ thì bộ phận tiền này được trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất tài sản cố định, gọi là khấu hao tài sản cố định. Như vậy, việc quản lý tài chính phải xem xét tính toán mức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xác định mức trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố sau: - Tình hình tiêu thụ sản phẩm do tài sản cố định đó chế tạo ra trên thị trường. - Hao mòn vô hình của tài sản cố định - Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định - ảnh hưởng của thuế đối với việc trích khấu hao - Quy định của Nhà nước trong việc trích khấu hao tài sản cố định Có nhiều phương pháp tính khấu hao để doanh nghiệp có thể áp dụng. Phổ biến nhất là các phương pháp sau: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (khấu hao bình quân theo thời gian) Theo phương pháp này, khấu hao hàng năm được tính như sau: Khấu hao hàng năm = nguyên giá TSCĐ thời gian tính khấu hao Phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp thích hợp khi tài sản cố định được sử dụng trong suốt đời sống kinh tế. Phương pháp khấu hao theo tổng số năm Theo phương pháp này, khấu hao hàng năm được tính bằng cách nhân nguyên giá ban đầu của tài sản với một tỷ lệ khấu hao giảm dần theo năm. Tỷ lệ khấu hao tỷ lệ thuận với số năm còn lại của tài sản. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần Phương pháp này cho phép doanh nghiệp khấu hao nhanh với một tỷ lệ khấu hao nhanh hàng năm lớn hơn phương pháp khấu hao theo đường thẳng trong năm thứ nhất. Trong những năm tiếp theo, chi phí khấu hao được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Tỷ lệ khấu hao được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng nhân với hệ số khấu hao nhanh (do luật quy định ở từng nước). 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý vốn tại doanh nghiệp 1.3.1. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 1.3.1.1. Chi phí vốn Vốn là nhân tố quan trọng của sản xuất. Cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn thì doanh nghiệp cũng cần phải bỏ ra một chi phí nhất định. Chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng số lợi nhuận kỳ vọng được tính trên vốn đầu tư vào dự án hoặc doanh nghiệp để không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Chi phí vốn chính là cơ sở chủ yếu để doanh nghiệp lựa chọn giữa các phương thức huy động vốn khác nhau. Tương ứng với mỗi phương thức huy động vốn khác nhau thì có một loại chi phí vốn khác nhau như: cho phí nợ vay, chi phí cổ phiếu ưu tiên, chi phí lợi nhuận không chia, chi phí cổ phiếu thường mới. ở đây cần lưu ý là tất cả các chi phí vốn cần được quy về chi phí sau thuế trước khi doanh nghiệp dựa vào chi phí vốn để lựa chọn phương thức huy động vốn hiệu quả nhất. 1.3.1.2. Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là một công cụ để gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng cách sử dụng một cách có hợp lý các khoản nợ vay với lãi suất cố định thay vì chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Mức độ của đòn bẩy tài chính được định nghĩa là tỷ lệ thay đổi của EPS do sự thay đổi của 1% lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT): DFL = Tỷ lệ thay đổi của EPS Tỷ lệ thay đổi của EBIT Sau khi biến đổi ta được DFL = EBIT EBIT - R Trong đó: DFL là mức độ đòn bẩy tài chính R là chi phí lãi vay Nếu không sử dụng nợ thì DFL luôn bằng 1, tức là tỷ lệ thay đổi của EPS bằng với tỷ lệ thay đổi của EBIT. Nếu sử dụng nợ thì có DFL sẽ lớn hơn 1, tức là tỷ lệ thay đổi của EPS lớn hơn tỷ lệ thay đổi của EBIT. Điều này có nghĩa là nếu EBIT tăng thì EPS sẽ được tăng lên lớn hơn, nhưng ngược lại nếu EBIT giảm thì EPS sẽ giảm nhiều hơn. Do đó, đòn bẩy tài chính có thể là con dao 2 lưỡi: nó có thể khuếch đại sự gia tăng của EPS nhưng cũng có thể làm doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận. 1.3.1.3. Các hoạt động quản lý khác trong doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là 1 thể thống nhất, các hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới mục tiêu, định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Vì vậy, cơ chế quản lý vốn chịu sự tác động rất lớn của các cơ chế quản lý khác trong doanh nghiệp, các cơ chế này được thực hiện có hiệu quả thì cơ chế quản lý vốn cũng mới có điều kiện để hoàn thiện và ngược lại. Chẳng hạn, công tác hạch toán kế toán phải chính xác, nhanh chóng thì các nhà quản lý vốn của doanh nghiệp mới có được những số liệu kịp thời về tình hình tài chính của doanh nghiệp và có các tác động cụ thể. Bộ phận Marketing cũng vậy, nếu công tác marketing có hiệu quả cao, sản phẩm tiêu thụ tốt sẽ giúp cho vốn của doanh nghiệp được quay vòng nhanh, đồng thời làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3.1.4. Yếu tố con người Con người là nhân tố trung tâm của mọi hoạt động trong xã hội, đóng vai trò tiên quyết cho mọi thành công. Nói đến tác động của yếu tố con người tới cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp cần phải xem xét 2 nhóm đối tượng chính: Thứ nhất là những nhà quản lý doanh nghiệp. Những nhà quản lý doanh nghiệp là những người đưa ra các quyết định cho doanh nghiệp, trong đó có các quyết định về quản lý vốn. Những quyết định này ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp, nếu đúng đắn sẽ làm cho cơ chế này có hiệu quả, còn nếu không sẽ làm cho nó không hiệu quả, mà xấu hơn nữa là gây hậu quả cho doanh nghiệp. Thứ hai là những người lao động. Người lao động là những người hầu như không có quyền ra các quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại là những người trực tiếp thực hiện những quyết định đó. Những người lao động cần phải có chuyên môn tốt, tay nghề cao thì mới có thể lao động sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả của cơ chế quản lý vốn nói riêng. 1.3.1.5. Các nhân tố khác Ngoài các nhân tố chủ yếu kể trên thì còn nhiều nhân tố khác cũng có những ảnh hưởng nhất định tới cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp. Có thể kể tới một số nhân tố như: Loại hình doanh nghiệp: mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có những đặc điểm hoạt động khác nhau và do đó có cơ chế quản lý vốn khác nhau. Chẳng hạn, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn hơn các doanh nghiệp khác; các doanh nghiệp Nhà nước có sự bảo trợ của Nhà nước nhiều hơn... Cơ chế khen thưởng, khuyến khích và quy định trách nhiệm vật chất: đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả lao động của cán bộ trong doanh nghiệp, và do đó nâng cao hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp. Chu kỳ sản xuất: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến cơ chế quản lý vốn. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn nhanh, từ đó có điều kiện để tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.3.2. Các yếu tố ngoài doanh nghiệp 1.3.2.1. Sự quản lý của Nhà nước Sự quản lý của Nhà nước có tác động mạnh mẽ tới cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua các mặt: Thứ nhất: thông qua hành lang pháp lý về kinh tế của Nhà nước. Nhà nước xây dựng một hệ thống pháp luật kinh tế để điều chỉnh hành vi của mọi cá nhân, tổ chức tham gia sản xuất kinh doanh. Do đó cơ chế quản lý vốn của các doanh nghiệp này cũng phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ đầy đủ những quy định, nguyên tắc đó do Nhà nước đặt ra. Tuỳ vào từng nước, tuỳ từng giai đoạn mà mức độ ảnh hưởng của hành lang pháp lý của Nhà nước tới cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp là khác nhau. Thứ hai: thông qua các mục tiêu, chính sách kinh tế của Nhà nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào cơ chế hình thành, huy động cũng như sử dụng vốn của các doanh nghiệp mà chỉ gián tiếp điều chỉnh nó thông qua các định hướng phát triển, các chính sách kinh tế, tài chính của mình. Thông qua các chính sách này, Nhà nước có thể định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo mục tiêu Nhà nước đã xác định. Cũng giống như hành lang pháp lý, các chính sách kinh tế của Nhà nước là khác nhau ở các giai đoạn khác nhau và ở các quốc gia khác nhau. 1.3.2.2. Thực trạng của nền kinh tế a) Về thị trường tài chính Thị trường tài chính là thị trường có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động quản lý vốn nói riêng. Đây là nơi cung cấp vốn cho doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là nơi doanh nghiệp đầu tư tạm thời khi có dư thừa về vốn. Trong nền kinh tế thị trường, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển nếu không tham gia vào thị trường tài chính. Với vai trò quan trọng như vây, thị trường tài chính có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp. Nếu thị trường tài chính phát triển thì doanh nghiệp có thể có nhiều phương thức huy động vốn hơn, đồng thời thời gian và chi phí huy động sẽ rẻ hơn. Hơn nữa, khi thị trường này phát triển ở mức cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng cho vay phần vốn dư thừa của mình để thu lợi nhuận. b) Sự ổn định của nền kinh tế Sự ổn định của nền kinh tế được thể hiện qua các biến số kinh tế vĩ mô như: tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá... Mỗi doanh nghiệp chỉ là một thực thể nhỏ trong nền kinh tế, do đó khi các biến số của nền kinh tế thay đổi thì sẽ tác động đến các doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo, mà biểu hiện rõ nhất là ở trong cơ chế quản lý vốn. Chẳng hạn, khi lãi suất của nền kinh tế tăng lên, có nghĩa là chi phí huy động vốn của doanh nghiệp tăng lên, thì các doanh nghiệp có xu hướng giảm nguồn vốn vay, cơ cấu nguồn vốn thay đổi và cơ chế sử dụng vốn cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Tương tự như vậy, khi lạm phát xảy ra thì các doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất, giảm lượng vốn huy động, tức là cơ chế quản lý vốn đã biến đổi. c) Mức độ mở cửa của nền kinh tế Mức độ mở cửa của nền kinh tế phản ánh mức độ hội nhập của nền kinh tế trong nước với nền kinh tế quốc tế. Nền kinh tế mở của sẽ đem đến những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, và cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp sẽ phải thay đổi để doanh nghiệp có thể tận dụng hết những cơ hội, đẩy lùi những hạn chế đó. Khi nền kinh tế được mở cửa, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng huy động vốn qua thị trường tài chính quốc tế, đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại, đầu tư vốn nhàn rỗi... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện cơ chế quản lý vốn, đặc biệt là về hiệu quả sử dụng vốn đề có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Chương II Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa đông 2.1. Khái quát về công ty Dệt len Mùa đông 2.1.1 Tổng quan về công ty Dệt len Mùa Đông - Tên công ty: Công ty Dẹt len Mùa Đông - Tên giao dịch: Muadong Knitwear Company - Địa chỉ: Số 47 đường Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt len Mùa Đông Công ty Dệt len Mùa đông ban đầu có tên là "Liên xưởng Công ty hợp doanh Mùa Đông", được thành lập vào ngày 15/9/1960, là thắng lợi của quá trình cải tạo Công thương nghiệp tư bản, tư doanh ở Hà Nội. Đến nay, Công ty Dệt len Mùa Đông đã trải qua 5 giai đoạn phát triển chính: Giai đoạn 1960-1965: Đây là giai đoạn phát triển khó khăn chung của cả nước. Ngay từ ngày đầu thành lập, với đội ngũ CBCNV chỉ gồm 320 người nhưng các tổ chức Đảng và tổ chức Công đoàn đã được thành lập để lãnh đạo và vận động giáo dục CNV trong lao động sáng tạo và trong công tác. Tuy khó khăn thuở ban đầu là vô cùng lớn nhưng với tinh thần đoàn kết gắn bó tập thể CBCNV “Liên xưởng Công tư hợp doanh Mùa Đông” đã vượt qua mọi trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, cùng giai cấp công nhân và người lao động thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960-1965. Giai đoạn 1966-1975: đây là giai đoạn cả nước dốc sức chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc và phục vụ sự nghiệp giải phóng Miền Nam. Trong giai đoạn này, công ty vừa phải đảm bảo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa phải tìm mọi cách để bảo vệ, bảo toàn cơ sở vật chất - máy móc thiết bị và tiếp tục sản xuất để đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên và chi viện cho chiến trường. Tuy gặp phải những khó khăn to lớn nhưng với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tập thể CBCNV công ty vẫn đẩy mạnh sản xuất và hoàn thành xuất sắc kế hoạch Nhà nước giao. Giai đoạn 1976-1986: trong thời kỳ này, công ty đã có những sự thay đổi căn bản. Địa điểm sản xuất chính của công ty đã được tập trung về một nơi hiện nay là 47 Phố Nguyễn Tuân - Quận Thanh Xuân, tạo đièu kiện thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển sản xuất của công ty. Khoảng thời gian 10 năm này đã ghi nhận sự phát triển không ngừng của công ty cả về quy mô và năng lực sản xuất. Giai đoạn 1987-1990: Sau Đại hội Đảng VI (1986), công ty đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, chuyển từ thời kì kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang tự chủ hạch toán kinh doanh. Điều đó vừa tạo ra khả năng phát huy nội lực vừa đặt ra khó khăn cho việc giải quyết bài toán kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn 1991 đến nay: giai đoạn này của công ty Dệt len Mùa Đông có thể gói gọn trong cụm từ: "Thời cơ - Thách thức - Trưởng thành". Những kết quả đạt được trong giai đoạn trước đã tạo nền móng vững chắc cho công ty. Đặc biệt là việc chuyển từ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường tạo điều kiện cho công ty phát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt len Mùa Đông 2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Nhiệm vụ sản xuất chính của công ty Dệt len Mùa đông là sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm len để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, công ty còn làm gia công cho các bạn hàng quốc tế. Bên cạnh đó Công ty còn đảm nhiệm những chức năng cơ bản sau: - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh theo đúng qui định pháp luật hiện hành của Nhà nước và Sở công nghiệp Hà nội. - Chấp hành pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư tài sản nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phát triển theo kế hoạch mục tiêu, chiến lược phát triển của đại hội công nhân viên chức đề ra. - Tổ chức sản xuất nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. - Chấp hành pháp lệnh của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Sở để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, chăm lo đời sống tạo điều kiện cho người lao động, thực hiện phân phối công bằng. - Bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội theo qui định của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Công ty. 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực tuyến - đan cài theo chức năng và phân phối. Mô hình này được thể hiện rõ qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dệt len Mùa đông Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc kinh doanh Phã gi¸m ®èc s¶n xuÊt Phßng kinh doanh Phßng hµnh chÝnh Phßng tæ chøc L§TL Phßng tµi vô Phßng kü thuËt Phßng kÕ ho¹ch Phßng xuÊt nhËp khÈu Bé phËn thiÕt kÕ Bé phËn KCS Bé phËn b¶o vÖ Bé phËn y tÕ Trong đó, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý của Công ty, Chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động, điều hành sản xuất kinh doanh trong Công ty. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Trợ giúp giám đốc, trực tiếp chỉ đạo khâu mua bán nguyên vật liệu, phụ trách toàn bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm mở rộng thị trường tìm đối tác, phụ trách đào tạo lại, đào tạo mới và xây dựng, sửa chữa kiến thiết cơ bản. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Trợ giúp giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, chỉ đạo về mặt kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. - Phòng tổ chức lao động tiền lương (LĐTL): Lập kế hoạch tuyển dụng lao động, đào tạo công nhân học nghề, quản lý lao động, tiền lương, thưởng của các cán bộ công nhân viên, cung cấp các thông tin về nhân sự, tiền lương, thưởng và phụ cấp của CBCNV trong công ty chuyển cho phòng kế toán tập hợp chi phí và ghi sổ. - Phòng hành chính: Đảm bảo công tác hành chính, văn thư của công ty như: Vệ sinh, nước, tổ chức hội họp, tiếp khách, tiếp nhận và lưu trữ công văn tài liệu... Phụ trách quản trị kiến thiết cơ bản của công ty. - Phòng tài vụ: Theo dõi tình hình tài chính của công ty, xác định nhu cầu về vốn, tình hình luân chuyển vốn, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tính giá thành hạch toán, theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của các loại tài sản, tình hình hoạt động SXKD trong công ty, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho Ban giám đốc, lập các loại báo cáo tài chính và đóng góp ý kiến về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng kinh doanh: Cung ứng vật tư, vật liệu theo nhu cầu sản xuất và theo lệnh sản xuất yêu cầu. Quản lý nguyên vật liệu, kho tàng, thành phẩm nhập kho, theo dõi toàn bộ hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty, khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp các thông tin về thị trường cho Giám đốc ký lệnh sản xuất. - Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, điều độ, phân bổ kế hoạch cho từng phân xưởng sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất, định mức vật tư, định mức lao động, tính đơn giá các loại sản phẩm. - Phòng xuất - nhập khẩu: Tổ chức thiết lập mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng kinh tế, nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị từ nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm đi các nước. - Phòng Kỹ thuật: Chế thử mẫu mã, đưa ra và theo dõi kỹ thuật qui trình công nghệ dệt may, qui cách sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ sản xuất. - Bộ phận thiết kế : Nghiên cứu mẫu mã cho phòng kỹ thuật chế thử, cung cấp các thông tin về qui cách tiêu chuẩn sản phẩm cho phòng điều hành & xuất nhập khẩu viết lệnh sản xuất. - Bộ phận KCS : Mỗi một công đoạn trên dây truyền sản xuất của công ty đều bố trí bộ phận KCS để kiểm tra toàn bộ sản phẩm trên dây chuyền và thành phẩm trước khi nhập kho hay giao hàng cho bạn hàng. 2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Bằng sự chủ động sáng tạo của mình, công ty Dệt len Mùa Đông đã vượt qua được những khó khăn thử thách để đứng vững và không ngừng phát triển. Điều này có thể được thấy rõ qua tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2002-2004 đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu Trong đó: - Doanh thu xuất khẩu - Doanh thu nội địa - Doanh thu từ dịch vụ 32,219 21,034 10,966 0,219 34,893 23,360 11,301 0,232 39,589 26,053 13,287 0,249 42,145 27,187 14,617 0,341 2 Chi phí 31,646 34,177 38,765 41,462 3 Lợi nhuận trước thuế 0,573 0,716 0,824 0,683 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0,183 0,229 0,231 0,191 5 Lợi nhuận sau thuế 0,390 0,487 0,593 0,492 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty Dệt len Mùa Đông) Từ bảng trên ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Dệt len Mùa Đông khá khả quan và công ty tăng trưởng đều qua các năm: + Doanh thu của công ty tăng mạnh từ năm 2002 đến năm 2004: doanh thu năm 2003 tăng 8,3% so với năm 2002 và năm 2004 tăng 13,5% so với năm 2003. Đặc biệt, đóng góp phần lớn vào doanh thu của công ty là doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, trung bình chiếm khoảng 60% tổng doanh thu. Điều đó chứng tỏ công ty đã và đang tập trung vào thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngoài việc tăng cường khả năng sản xuất, công ty hiện đã bắt đầu cung cấp một số loại hình dịch vụ, góp phần tăng doanh thu cho công ty mặc dù tỷ trọng từ dịch vụ chỉ chiếm một phần rất nhỏ (khoảng 0,6 - 0,7% tổng doanh thu). + Cùng với doanh thu, tổng chi phí của công ty cũng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, mức tăng doanh thu vẫn lớn hơn mức tăng chi phí, do đó lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp vẫn tăng: lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2003 tăng 24,9% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 15,1%. + Do lợi nhuận trước thuế của công ty tăng qua các năm, do đó lợi nhuận sau thuế của công ty cũng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên ở đây có một điều đáng nói là lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003 (tăng 21,8%), còn lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 15,1%. Nguyên nhân là do thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2004 đã giảm so với năm 2003 (từ 32% giảm xuống còn 28%). 2.2. Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Công ty dệt len Mùa Đông 2.2.1. Cơ chế huy động vốn 2.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Bảng 2.2: Tình hình tăng giảm vốn Chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Vốn chủ sở hữu 13.051.133 100,00 14.154.683 100,00 18.435.842 100,00 Nhà nước cấp 9.576.000 73,37 10.189.402 71,99 13.880.360 75,29 Tự bổ sung 3.475.133 26,63 3.962.281 28,01 4.555.482 24,71 (Nguồn: báo cáo tài chính của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005) Từ bảng trên ta có thể thấy rất rõ là vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Tại thời điểm 31/12/2003, vốn chủ sở hữu của công ty là 13.051.133.000 đồng, đến 31/12/2004 đã tăng lên thành 14.154.683.000 và đến 31/12/2005 là 18.435.842.000đ. Như vậy, sau 2 năm hoạt động, vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng tới 41,26%. Đây là một cơ sở rất lớn giúp công ty có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành từ 2 nguồn đó là do ngân sách Nhà nước cấp và nguồn tự bổ sung từ lợi nhuận giữ lại. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước cấp chiếm tỷ trọng rất lớn, thường trên 70% tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn tự bổ sung từ lợi nhuận là phần lợi nhuận để lại luỹ kế của công ty, mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của công ty. Sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu của công ty trong những năm gần đây có sự đóng góp rất lớn của nguồn tự bổ sung. Do công ty kinh doanh có lợi nhuận nên có thể giữ lại lợi nhuận không chia để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh: lợi nhuận không chia năm 2003 là 487.148.000đ, năm 2004 là 593.201.000đ. Bên cạnh đó, công ty hàng năm đều vẫn được Nhà nước cấp thêm vốn bởi vì ngành may mặc vẫn là ngành được Nhà nước quan tâm ưu đãi. Cần nói thêm về vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2005. Năm 2005, vốn chủ của công ty đã có sự tăng lên đột biến. Nguyên nhân ở đây là do ngoài việc giữ lại lợi nhuận không chia, được Nhà nước cấp thêm vốn thì công ty có chênh lệch đánh giá lại tài sản là 3.538.364.000đ. Trong đó, giá trị tài sản được đánh giá lại tăng lên chủ yếu là bất động sản của công ty. Bảng 2.3: Kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 I. Nguồn vốn, quỹ 12.287.237 13.339.325 17.579.945 1. Nguồn vốn kinh doanh 7.384.583 7.686.275 7.950.184 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 3.038.364 3. Quỹ đầu tư phát triển 2.667.905 2.880.769 3.105.420 4. Quỹ dự phòng tài chính 541.004 610.451 650.270 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.693.745 2.161.830 2.335.707 II. Nguồn kinh phí 763.896 815.358 855.897 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 307.626 335.342 349.871 2. Quỹ trợ cấp mất việc làm 456.270 480.016 503.026 (Nguồn: bảng cân đối kế toán của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005) Từ bảng kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ta có thể thấy là cùng với sự tăng lên của vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng tăng lên, từ 7.384.583.000đ năm 2003 lên thành 7.950.184.000đ năm 2005. Công ty cũng đã thực hiện trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định của Nhà nước. Do tình hình kinh doanh của công ty là có lãi trong mấy năm gần đây, do đó công ty có thể trích lập được các quỹ nhằm ổn định và mở rộng sản xuất kinh doanh như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Bên cạnh đó, nguồn vốn xây dụng cơ bản của công ty cũng không ngừng tăng lên, thể hiện chính sách tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản của công ty. Ngoài ra, các quỹ để đảm bảo cho người lao động như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm của công ty cũng đã được bổ sung nhiều trong mấy năm gần đây. 2.2.1.2. Nguồn vốn nợ Bảng 2.4: Kết cấu nguồn vốn nợ Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng dư nợ 17.381.439 18.754.902 20.138.589 I. Nợ ngắn hạn 9.629.311 10.717.248 12.622.835 1. Vay ngắn hạn 4.740.108 4.884.307 5.584.148 2. Phải trả người bán 3.438.768 4.045.815 5.080.509 3. Người mua trả tiền trước 132.000 101.153 245.568 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 444.051 573.865 542.451 5. Phải trả CBCNV 251.134 458.684 548.612 6. Phải trả, phải nộp khác 623.250 653.424 621.547 II. Nợ dài hạn 7.136.581 7.752.128 7.909.281 III. Nợ khác 615.547 285.526 425.473 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Dệt len Mùa Đông giai đoạn 2003-2005) Từ bảng kết cấu nguồn vốn nợ của công ty ta có thể thấy rõ nguồn vốn này tăng lên qua các năm từ năm 2003 đến nay: tổng dư nợ của công ty năm 2003 là 17.381.439.000đ, năm 2004 là 18.754.902.000đ, năm 2005 là 20.138.589.000đ, mỗi năm tăng khoảng 7-8%. Mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn nợ không mạnh mẽ như nguồn vốn chủ sở hữu nhưng nó cũng cho thấy sự tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng nguồn vốn nợ đó là nợ ngắn hạn. Qua 2 năm từ 31/12/2003 đến hết 31/12/2005 thì dư nợ ngắn hạn của công ty đã tăng từ 9.629.311.000đ lên đến 12.622.835.000đ, tương đương với mức tăng 31%. Trong khi đó, nợ dài hạn của công ty lại khá ổn định, có tăng nhưng không đáng kể trong mấy năm gần đây. Sở dĩ có tình trạng này là bởi vì nhu cầu đầu tư dài hạn của công ty đã được tài trợ một phần bởi nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Xét về kết cấu của nguồn vốn nợ thì nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng trên 60%, còn lại là nợ dài hạn và nợ khác. Thông thường, nợ ngắn hạn thường được dùng để tài trợ cho tài sản lưu động, còn nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu thường để tài trợ cho tài sản cố định, do đó muốn đánh giá được kết cấu này có hợp lý hay không ta cần phải xem xét thêm về kết cấu tài sản của công ty. Hiện tại, công ty huy động vốn nợ qua các nguồn chủ yếu là: vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên, vốn chiếm dụng và các nguồn vốn nợ khác. Kết cấu các nguồn này và tình hình tăng giảm qua các năm được thể hiện trong bảng 2.6 dưới đây: Bảng 2.5: kết cấu nguồn vốn nợ theo nguồn hình thành Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 17.381.439 100,00 18.754.902 100,00 20.138.589 100,00 Vay ngân hàng 11.638.868 66,96 12.324.190 65,71 12.386.978 61,51 Vay của CBCNV 237.821 1,37 312.245 1,66 287.451 1,43 Vốn chiếm dụng 4.889.203 28,13 5.832.941 31,10 7.038.687 34,95 Nguồn khác 615.547 3,54 285.526 1,53 425.473 2,11 (Nguồn: Báo cáo tài chí._. ty đã cao hơn. Thứ hai: cải tổ lại bộ máy tổ chức của doanh nghiệp Mô hình tổ chức của công ty cổ phần rất chặt chẽ: đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, cơ quan quản lý là Hội đồng quản trị, cơ quan điều hành là ban giám đốc, bên cạnh đó còn có ban kiểm soát có quyền kiểm soát các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ như vậy thì các bộ phận sẽ có thể thực hiện được một cách tốt nhất vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba: vẫn tận dụng được sự hỗ trợ của Nhà nước Hiện tại, chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của nước ta vẫn thường là cổ phần hoá một phần doanh nghiệp, Nhà nước vẫn giữ lại một phần cổ phần trong doanh nghiệp, tuỳ vào từng doanh nghiệp cụ thể mà lượng cổ phần này là lượng cổ phần chi phối hoặc không. Vì thế, công ty vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và vẫn có thế nhận được những sự ưu đãi nhất định. Thứ tư: được hưởng những ưu đãi của Nhà nước áp dụng với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá Theo nghị định 187/2004/NĐ-CP thì các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá sẽ nhận được các ưu đãi như: được hưởng các ưu đãi như đối với doanh nghiệp mới thành lập theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư; được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai; được tiếp tục vay ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế như đối với công ty Nhà nước... Thứ năm: góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Theo quy định của Nhà nước, cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ được mua cổ phần của công ty với giá giảm 40% so với giá bình quân, do đó cán bộ trong công ty sẽ có điều kiện để trở thành cổ đông trong công ty. Việc vừa là cổ đông, vừa trực tiếp làm việc trong công ty sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm làm việc của mọi người, không còn tâm lý "của chùa" như trước đây nữa, từ đó sẽ giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Do có các ưu điểm trên, công ty Dệt len Mùa Đông cần nhanh chóng hoàn thiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện nay, công ty đã thực hiện xong giai đoạn đánh giá lại tài sản, xác định giá trị của công ty và đang tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo. Ban giám đốc công ty cần phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá, cố gắng hoàn thành càng nhanh càng tốt. Khi thực hiện cổ phần hoá thì công ty cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau: - Tập trung nỗ lực để nhanh chóng hoàn thành cổ phần hoá công ty nhưng không được lơ là công tác sản xuất, đảm bảo vẫn thực hiện được các kế hoạch sản xuất đã đề ra. - Phải tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên hiểu biết về cổ phần hoá, về phương thức hoạt động của công ty cổ phần để họ không bị lúng túng khi công ty chuyển đổi. - Mạnh dạn tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để hưởng các ưu đãi của Nhà nước, đồng thời nâng cao vị thế và khả năng huy động vốn cho công ty. 3.2.2. Tham gia là thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) là một tổng công ty Nhà nước, chuyên hoạt động trên lĩnh vực dệt may. Tổng công ty bao gồm rất nhiều công ty thành viên, bao gồm các công ty khối sự nghiệp; các công ty hạch toán phụ thuộc; các công ty TNHH Nhà nước một thành viên; các công ty hoạt động theo mô hình mẹ - con; các công ty cổ phần do Tổng công ty chiếm cổ phần chi phối và không chi phối; các công ty liên doanh, liên kết. Việc là thành viên của tổng công ty Dệt may Việt Nam sẽ giúp cho các công ty dệt may thành viên có được nhiều lợi thế như: mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm các nguồn nguyên liệu với giá thấp nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, áp dụng các công nghệ dệt may tiên tiến nhất của thế giới... Đặc biệt, là thành viên của tổng công ty thì các doanh nghiệp thành viên sẽ có thể huy động được nguồn vốn điều chuyển giữa các thành viên. Chính vì vậy, công ty Dệt len Mùa Đông cần phải tham gia là thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam để tận dụng được các lợi thế trên. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề đơn giản. Để trở thành thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam thì công ty cần phải giải quyết cả vấn đề hành chính - pháp lý lẫn vấn đề kinh tế. Về mặt hành chính, công ty cần có được sự đồng ý của cơ quan quản lý trực tiếp là Sở công nghiệp Hà Nội, bên cạnh đó cũng cần được Tổng công ty Dệt may Việt Nam chấp nhận là thành viên. Còn về mặt kinh tế, công ty chỉ có thể là thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam khi tổng công ty nắm giữ một phần vốn của công ty. Vì vậy, trong quá trình cổ phần hoá tới đây, công ty Dệt len Mùa Đông cần phải dành một phần cổ phần ưu đãi cho Tổng công ty với tư cách là nhà đầu tư chiến lược. 3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách Hoạt động quản lý tài chính là một hoạt động có vai trò rất quan trọng của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tại công ty Dệt len Mùa Đông thì vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là cho đến nay công ty vẫn chưa có bọ phận tài chính riêng biệt, mà chức năng quản lý tài chính thường do Phòng Tài vụ đảm nhiệm. Trong điều kiện khó khăn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, hơn nữa thực trạng tình hình tài chính của công ty cũng không được khả quan thì việc đổi mới quản lý tài chính ở công ty là điều bắt buộc. Trong đó, việc cần thiết và quan trọng nhất là phải thiết lập nên một bộ phận tài chính riêng biệt, chuyên trách về vấn đề quản lý tài chính cho công ty. Nhiệm vụ của phòng tài chính này chủ yếu sẽ là: xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn, nắm bắt và xử lý các vấn đề tài chính ngắn hạn, báo cáo và chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về tình hình tài chính của công ty. 3.2.4. Mở rộng các phương thức huy động vốn Vốn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là yếu tố mang tính sống còn. Những doanh nghiệp nào không có đủ năng lực về vốn sẽ không thể tồn tại và phát triển trên thương trường. Vì thế một nhiệm vụ được đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp là phải không ngừng tìm kiếm các phương thức huy động vốn mới với chi phí rẻ nhất. Không nằm ngoài thực trạng đó, công ty Dệt len Mùa Đông đã và đang mở rộng các phương thức huy động vốn cho mình. Tuy nhiên, lượng vốn công ty huy động được vẫn còn quá ít so với nhu cầu sản xuất và phát triển của công ty. Công ty có thể giải quyết được phần nào thực trạng này thông qua việc tăng cường huy động vốn qua các nguồn sau: 3.2.4.1. Tín dụng ngân hàng Trong điều kiện thị trường tài chính của nước ta hiện nay còn chưa phát triển thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn là một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty Dệt len Mùa Đông có thể tiếp cận nguồn vốn này dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây chính là một thuận lợi rất lớn và công ty cần tận dụng tốt điều này. Bên cạnh đó, sau khi cổ phần hoá xong thì sự ưu tiên này vẫn còn, chưa mất đi ngay bởi vì theo chính sách khuyến khích cổ phần hoá của Nhà nước thì các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá vẫn sẽ được vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác theo cơ chế như đối với công ty Nhà nước. Do đó, công ty cần tiếp tục tăng cường huy động nguồn vốn này. 3.2.4.2. Nguồn vốn chiếm dụng Nguồn vốn chiếm dụng thực chất là các khoản nợ phải trả nhưng chưa đến hạn phải trả. Đó có thể là các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước, phải trả cán bộ công nhân viên, phải nộp Nhà nước..., nhưng quan trọng và lớn nhất đó là các khoản phải trả người bán, hay còn gọi là vốn chiếm dụng thương mại. Tận dụng nguồn vốn này sẽ giúp công ty có nhiều mặt lợi như không phải trả lãi suất cao như lãi suất ngân hàng, việc thoả thuận để sử dụng vốn đơn giản, tạo mối liên hệ chặt chẽ hơn với nhà cung cấp. Đặc biệt, do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là công ty thường chỉ hoạt động mạnh vào mùa đông, mùa mà sản phẩm len mới có thể tiêu thụ được ở trong nước, vì vậy công ty thường chỉ thiếu vốn vào giai đoạn này, do đó công ty có thể tận dụng việc trả chậm nhà cung cấp để không phải vay vốn từ nguồn khác bổ sung nữa. Tuy nhiên, quy mô của nguồn vốn này thường không lớn, không ổn định nên công ty không nên coi đây là một nguồn huy động vốn chính. 3.2.4.3. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên Hiện nay, công ty Dệt len Mùa Đông có khoảng gần 1000 cán bộ công nhân viên, với mức thu nhập ngày càng tăng theo các năm. Đây chính là một nguồn vốn đầy tiềm năng mà công ty cần khai thác. Không ai có thể hiểu được những khó khăn, những nhu cầu của công ty bằng chính những cán bộ trong công ty, vì thế họ sẽ là những người sẵn sàng nhất cho công ty vay vốn lúc công ty có nhu cầu cấp bách. Hơn nữa, việc huy động vốn này mang lại lợi ích cho cả 2 bên là công ty và cán bộ công nhân viên: công ty sẽ vay được vốn với chi phí rẻ hơn so với nguồn vốn vay ngân hàng, thủ tục vay đơn giản hơn và do đó thời gian để vay được vốn sẽ ngắn hơn. Còn đối với cán bộ công nhân viên, cho công ty vay thì họ sẽ có được lãi suất cao hơn là gửi tiền tiết kiệm, độ an toàn của khoản vốn sẽ cao hơn bình thường bởi vì họ chính là những người sử dụng các khoản vốn đấy trong công ty. Hơn nữa, hình thức vay vốn này cũng tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ công nhân viên với công ty, tạo điều kiện để phát huy tối đa nỗ lực của mọi người, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.2.4.4. Phát hành các công cụ tài chính Sau khi tiến hành cổ phần hoá xong thì công ty sẽ chính thức trở thành công ty cổ phần. Điều này sẽ giúp cho công ty có thể mở rộng thêm một phương thức huy động vốn mới đó là phát hành cổ phiếu. Đây chính là biện pháp để tăng vốn chủ sở hữu cho công ty một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng có thể lựa chọn phát hành các công cụ tài chính khác, mà quan trọng nhất đó là trái phiếu. Huy động vốn bằng trái phiếu sẽ giúp cho công ty tăng nguồn vốn nợ, bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do đó, công ty cần phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng các phương thức này. Đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay thì thị trường chứng khoán chưa phát triển nên việc phát hành chứng khoán sẽ mất chi phí phát hành cao, đồng thời khối lượng vốn huy động được cũng có thể không như mong đợi. Tuy nhiên, đây vẫn là một nguồn huy động có tiềm năng rất lớn, công ty cần chủ động huy động vốn qua nguồn này khi có thời cơ đến. 3.2.4.5. Sử dụng phương thức thuê mua tài sản Công ty Dệt len Mùa Đông là một công ty sản xuất, do đó việc đầu tư vào tài sản cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào công ty cũng có thể tìm được nguồn tài trợ để có thể mua sắm các thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại của nước ngoài. Điều đó có thể được giải quyết thông qua việc sử dụng phương thức thuê mua tài sản. Thuê mua tài sản sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi ích như: có tài sản cố định để sản xuất trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, tiếp cận được với các công nghệ hiện đại của thế giới, rút ngắn thời gian triển khai đầu tư... Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì công ty vẫn chưa áp dụng phương thức này mặc dù nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị của công ty là rất lớn. Trong hoàn cảnh khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho việc mua sắm các dây chuyền sản xuất mới như hiện nay của công ty thì thuê tài sản là một biện pháp giải quyết hết sức hữu hiệu, cần được công ty áp dụng ngay. 3.2.5. Tăng cường quản lý công nợ Như đã đánh giá ở chương 2, các khoản phải thu của công ty Dệt len Mùa Đông đã tăng nhiều trong mấy năm gần đây, đặc biệt là vẫn còn tình trạnh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Điều này đã làm giảm vòng quay vốn của công ty. Chính vì vậy, công ty cần có các biện pháp để hạn chế sự gia tăng vốn bị chiếm dụng này. Tuy nhiên, hạn chế điều này không có nghĩa là sử dụng biện pháp thắt chặt tín dụng thương mại, bởi vì tín dụng thương mại sẽ giúp cho công ty tăng doanh thu, tăng vòng quay hàng hoá tồn kho. Công ty cần xây dựng một chính sách tín dụng thương mại hợp lý, bao gồm các bước sau: - Đánh giá khách hàng: việc đánh giá khách hàng sẽ giúp cho công ty phân tích được khả năng tín dụng của khách hàng, từ đó có thể phân loại được các nhóm khách hàng khác nhau để có các hình thức cấp tín dụng khác nhau. Việc đánh giá khách hàng cần dựa trên các tiêu chí sau: phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn của khách hàng, thế chấp, điều kiện kinh tế... - Xác định khối lượng tín dụng và thời gian tín dụng: điều này được thực hiện trên cơ sở việc phân loại khách hàng ở trên. Những khách hàng có phẩm chất tín dụng tốt sẽ cần được cung cấp khối lượng tín dụng lớn hơn và thời hạn tín dụng dài hơn là các doanh nghiệp có phẩm chất kém. Công ty cũng cần hạn chế tối đa việc cấp tín dụng dựa trên các mối quan hệ phi kinh tế như hiện nay. - Có các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm: công ty cần đưa ra mức chiết khấu thanh toán hợp lý để khách hàng có thể khuyến khích khách hàng trả tiền hàng sớm nhất có thể. Mức chiết khấu này cần được đặt trong mối quan hệ với lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng cố tình dây dưa kéo dài thì công ty phải kiên quyết không cho khách hàng nợ thêm khi chưa thanh toán hết các khoản nợ cũ. - Xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi: không phải lúc nào các khách hàng cũng có khả năng trả được nợ đúng hạn. Đó có thể là do họ đang gặp khó khăn trong thanh toán hoặc cố tình dâu dưa kéo dài. Khi đó, công ty cần có các hình thức phạt bằng tiền, gia hạn thêm cho khách hàng hoặc kiên quyết đòi nợ tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Đối với các khoản nợ khó đòi thì công ty có thể thực hiện việc bán các khoản nợ đó cho các công ty mua bán nợ. - Thực hiện trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi: việc trích lập quỹ này là rất cần thiết bởi vì nó sẽ đảm bảo cho hoạt động của công ty được ổn định, không bị biến động lớn khi gặp rủi ro không thu được nợ của khách hàng. 3.2.6. Thực hiện tiết kiệm toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tiết kiệm là vấn đề được đặt ra với tất cả các doanh nghiệp. Tiêt kiệm ở đây cần được hiểu là tiết kiệm cả về vốn, về nhân lực và tận dụng tối đa các nguồn thu. Đối với công ty Dệt len Mùa Đông, khi xây dựng chính sách tiết kiệm cần tập trung vào vấn đề sau: Thứ nhất: định kỳ hàng năm hoặc hàng quý công ty phải tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản. Điều này có ý nghĩa rất lớn giúp cho công ty có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản. Việc kiểm kê sẽ giúp phân loại được tài sản nào đang sử dụng được, chờ sử dụng, chờ thanh lý... Từ đó, công ty cũng có thể xác định được các thiết bị máy móc nào có hiệu quả sử dụng thấp hay bị hỏng hóc. Việc phân loại trên là hết sức cần thiết để công ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xuyên, có hệ thống và đưa ra phương hướng giải quyết đối với các tài sản đang không phục vụ cho sản xuất, tránh việc bỏ không lãng phí. Thứ hai: xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất thì việc tiêu hao nguyên vật liệu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, công ty phải đề ra một mức tiêu hao hợp lý để phấn đấu thực hiện. Định mức tiêu hao này cần được xây dựng cho từng khâu, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh. Song song với việc xác định mức tiêu hao thì công ty cũng phải xây dựng một cơ chế khen thưởng tương ứng để khuyến khích mọi người thực hiện. Thứ ba: đổi mới phương thức mua sắm tài sản. Việc mua sắm tài sản cho công ty bao gồm hai phần chính là mua sắm tài sản cố định và mua sắm nguyên vật liệu. Đối với mua sắm nguyên vật liệu thì các cán bộ kinh doanh phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường để tìm được các nguồn cung ứng có lợi nhất cho công ty. Bên cạnh đó, cần xây dựng một kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu cụ thể, với khối lượng và chủng loại phù hợp với các yêu cầu sản xuất của công ty, tránh tình trạng mua hàng không đủ chất lượng. Đối với tài sản cố định, việc mua sắm có ý nghĩa dài hạn đối với hoạt động của công ty. Mỗi khi có nhu cầu đổi mới tài sản cố định thì công ty cần phải lập ra một hội đồng thẩm định để tìm hiểu, đánh giá các tài sản đó để tìm ra tài sản phù hợp nhất trong hoạt động của công ty. Sự đánh giá này cần dựa trên các tiêu chuẩn như: thời gian sử dụng, nguyên giá, chế độ bảo hành, bảo dưỡng, công suất... Công ty cũng cần phải xem xét việc mua hay thuê tài sản, bởi vì khi mua tài sản đòi hỏi công ty phải tìm đủ vốn để đầu tư, còn khi thuê tài sản thì công ty không cần phải huy động vốn đầu tư nhưng sẽ phải trả chi phí thuê thường là khá cao. Thứ tư: giải quyết nguồn lao động và máy móc trong thời gian nhàn rỗi. Vào khoảng thời gian mùa hè thì sản phẩm của công ty thường không tiêu thụ được, do đó công ty chỉ sản xuất cầm chừng không hết công suất. Điều này làm lãng phí gần 50% công suất của máy móc và công nhân sản xuất, đồng thời các nhân viên bán hàng của công ty cũng gần như không có việc gì làm. Vì vậy, công ty cần thực hiện chính sách nghỉ luân phiên cho các tổ sản xuất với mức lương bị giảm đi. Đồng thời, công ty có thể cho thuê các máy móc mà các doanh nghiệp may khác có thể sử dụng được như máy may, máy nhuộm... nhằm tăng doanh thu cho công ty. 3.2.7. Nghiên cứu, dự đoán sự biến động của tỷ giá và có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tỷ giá Công ty dệt len Mùa Đông là một công ty có hoạt động xuất - nhập khẩu mạnh: phần lớn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh phải nhập từ nước ngoài, đồng thời trên 50% doanh thu của công ty thu được từ hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chịu sự ảnh hưởng rất lớn của tỷ giá. Trong từng trường hợp cụ thể, sự thay đổi của tỷ giá sẽ có các tác động có lợi hoặc có hại tới doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi tỷ giá tăng (đồng tiền Việt Nam bị mất giá) thì công ty sẽ có lợi nếu xuất khẩu, nhưng sẽ bị thiệt nếu nhập khẩu, và ngược lại. Điều này đòi hỏi công ty phải tìm cách nghiên cứu sự biến động của tỷ giá, đưa ra các dự đoán về xu hướng của tỷ giá. Từ đó, nếu dự đoán tỷ giá biến động có lợi cho công ty thì không cần phải tác động gì, nhưng nếu nhận định tỷ giá biến động bất lợi thì công ty phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Có nhiều biện pháp để cho công ty có thể tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng đơn giản nhất là hai biện pháp sau: - Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: khi công ty kiếm được lợi nhuận dôi ra do sự biến động của rủi ro tỷ giá thì công ty sẽ trích phần lợi nhuận này để lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi, công ty bị tổn thất thì công ty sẽ sử dụng quỹ này để bù đắp. - Sử dụng hợp đồng kỳ hạn: đối với hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn thanh toán sau một thời gian nhất định, rủi ro tỷ giá sẽ phát sinh nếu ngoại tệ xuống giá so với nội tệ. Để hạn chế rủi ro, công ty sẽ ký hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn cho ngân hàng với thời hạn tương đương thời hạn của hợp đồng xuất khẩu và tỷ giá mua vào của ngân hàng sẽ là một tỷ giá kỳ hạn mua vào biết trước. Như vậy, công ty sẽ chắc chắn biết trước được doanh thu của hợp đồng xuất khẩu này là bao nhiêu khi đến hạn. Đối với hợp đồng xuất khẩu thì ngược lại, công ty sẽ ký hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ với tỷ giá kỳ hạn biết trước, nhờ đó công ty sẽ xác định được chi phí cố định cho hợp đồng này. 3.2.8. Hoàn hiện công tác Marketing Marketing là một hoạt động có vai trò rất lớn trong doanh nghiệp. Làm tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu. Tuy nhiên, ở các Việt Nam nói chung và ở công ty Dệt len Mùa Đông nói riêng thì công tác này còn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, công ty cần hoàn thiện công tác này một cách toàn diện trên tất cả các mặt: - Về sản phẩm: nhiệm vụ chính và chung nhất là phải liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã kiểu dáng sản phẩm. Bên cạnh đó, phải tiến hành phân đoạn thị trường và sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị hiếu của từng thị trường, tránh tình trạng sản xuất đại trà như hiện nay. - Về giá cả: luôn tìm cách hạ thấp giá thành sản phẩm để tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, công ty cần chú ý khi định giá cho hàng xuất khẩu ở những quốc gia "khó tính" như Mỹ hay các nước EU cần xem xét tới các quy định về bán phá giá ở các nước đó, bởi vì nước ta là một nước được coi là có "nền kinh tế phi thị trường" nên rất dễ bị kiện là bán phá giá. - Về phân phối: cần mở rộng các kênh phân phối đến các tỉnh phía Nam với những mặt hàng phù hợp với khí hậu nóng ở đó. Bên cạnh đó, tăng cường việc phân phối ở các tỉnh Phía Bắc bằng cách mở các đại lý bán hàng lớn, tăng cường gửi bán ở các cửa hàng, siêu thị... Đối với thị trường thế giới, ngoài việc tăng cường xuất khẩu vào các bạn hàng truyền thống như EU, Đông á, công ty cũng cần tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ mới để có thể nâng cao khả năng tiêu thụ. - Về xúc tiến khuyếch trương: tăng cường quảng cáo về sản phẩm qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các đợt khuyến mại để tăng cường tiêu thụ vào các dịp đặc biệt (ngày lễ, Tết...) và tăng cường thanh lý hàng tồn vào cuối mùa. 3.2.9. Một số giải pháp khác 3.2.9.1. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty Việc thường xuyên đào tạo lại là vấn đề bắt buộc của tất cả các doanh nghiệp. Điều này còn có ý nghĩa lớn hơn tại công ty dệt len Mùa Đông khi mà công tuy sắp có những biến chuyển lớn về hình thức tổ chức. Trong đó, công ty cần phải chú ý nâng cao trình độ chuyên môn của cả đội ngũ quản lý lẫn các cán bộ trực tiếp sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng cần tuyển dụng thêm lao động có trình độ cao vào các vị trí còn yếu kém trong công ty như nhân viên tài chính, nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên thiết kế... 3.2.9.2. Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích hợp lý Cơ chế khen thưởng khuyến khích có ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của người lao động. Vì vậy, công ty cần hoàn thiện cơ chế khen thưởng của công ty theo hướng khuyến khích mọi người thi đua sản xuất, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao, đồng thời phải có cơ chế thưởng cho những người có sáng kiến tốt giúp công ty tăng hiệu quả hoạt động. Công ty cũng cần lưu ý khi thực hiện chính sách này cần đảm bảo sự công bằng giữa mọi người, không được có sự ưu tiên, thiên vị vì nếu không nó có thể sẽ bị phản tác dụng. 3.2.9.3. Công khai các bản báo cáo tài chính Việc công khai các bản báo cáo tài chính sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình tài chính của công ty, từ đó mới có thể yên tâm đầu tư vốn của mình vào công ty được. Bên cạnh đó, đây cũng là yêu cầu bắt buộc khi công ty tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, cần lưu ý là các bản báo cáo này phải là các bản báo cáo thật với các số liệu tài chính trung thực thì nó mới có ý nghĩa. Vì vậy, công ty cần thực hiện nghiêm túc vấn đề này, tránh tình trạng chỉ công khai các bản báo cáo không chính xác như hiện nay. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 3.3.1.1. Nhà nước cần phải có biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế Tình hình lạm phát diễn ra mạnh trong mấy năm gần đây đã gây tác động xấu đến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Dệt len Mùa Đông nói riêng. Mặc dù những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là các nguyên nhân khách quan như: giá nguyên liệu trên thế giới tăng, dịch cúm gia cầm, giá vàng tăng đột biến... nhưng cũng có thể thấy là khả năng kiềm chế lạm phát của chính phủ còn hạn chế. Do đó, Chính phủ cần có những biện pháp ngăn chặn lạm phát cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định tình hình kinh doanh. Trong đó, cần phải đặc biệt quan tâm đến các giải pháp chiến lược để ổn định nền kinh kinh tế một cách bền vững như: thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng lưu thông hàng hoá, kiện toàn bộ máy hành chính, cắt giảm biên chế quản lý hành chính, tăng cường công tác điều hành ngân sách. 3.3.1.2. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính Thị trường tài chính của nước ta đã tăng trưởng khá tốt trong mấy năm gần đây, bắt đầu thực hiện được vai trò là nguồn cung cấp vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của nó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, chưa phát triển xứng với tiền năng. Đặc biệt là thị trường chứng khoán. Để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này, trước tiên Nhà nước cần ban hành Luật Chứng khoán. Luật chứng khoán cần xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học, lành mạnh và minh bạch, tức là phải dễ hiểu, dễ áp dụng, bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư, đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng, hiệu quả, ít rủi ro. Ngoài ra, cần có các chính sách khuyến khích các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán như: miễn giảm thuế cho các công ty niêm yết, miễn phí niêm yết, hạ thấp khung giá phí kiểm toán... Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải đầy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, tạo thêm nguồn hàng mới cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ nên cổ phần hoá các doanh nghiệp còn có khả năng sinh lợi, còn đối với các doanh nghiệp hoạt động quá kém hiệu quả khó có thể vực dậy được thì nên cho tiến hành giải thể, phá sản hoặc sáp nhập. Có vậy mới có thể tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển lành mạnh được. 3.3.1.3. Đẩy mạnh tiến trình đàm phán ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tăng cường ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia khác trên thế giới Việc nhanh chóng gia nhập Tổ chức thương mại thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam. Bởi vì WTO đã bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may cho các thành viên của tổ chức này từ ngày 1/1/2005, làm cho các nước chưa là thành viên của WTO bị giảm sút thị phần hàng dệt may. Hiện nay, việc tiến trình đàm phán gia nhập WTO của nước ta đã có những bước tiến triển rõ rệt, tuy nhiên vẫn cần có sự nỗ lực hơn nữa để cho nước ta sớm trở thành thành viên của WTO trong năm nay. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần tăng cường ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương với các quốc gia khác. Việc ký kết các hiệp định thương mại này sẽ giúp cho nước ta mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị trường. Đặc biệt, trong khi thoả thuận ký kết các hiệp định này cần phải quan tâm đến mặt hàng dệt may bởi vì mặt hàng này rất có triển vọng phát triển trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong thời gian tới. 3.3.1.4. Triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005 Luật Doanh nghiệp 2005 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Tuy nhiên, không phải Luật này sẽ áp dụng đồng thời cho tất cả các doanh nghiệp mà sẽ được triển khai dần dần cho từng nhóm doanh nghiệp riêng biệt. Điều này sẽ gây ra sự không thống nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần nhanh chóng áp dụng Luật này cho tất cả các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây dựng một hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành cho Luật Doanh nghiệp ứng với từng nhóm doanh nghiệp cụ thể, tránh tình trạng có luật nhưng lại không áp dụng được. 3.3.2. Kiến nghị với các bộ, ngành liên quan Hiện tại thì mới chỉ có thị trường EU là bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may của Việt Nam, còn các thị trường khác vẫn duy trì chế độ hạn ngạch. Do đó, Bộ Thương mại cần phải xây dựng phương thức phân bổ hạn ngạch cho các doanh nghiệp dệt may một cách công bằng, hợp lý dựa trên năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp, kiểm soát công tác phân bổ hạn ngạch chặt chẽ, tránh để lặp lại tình trạng "chạy quota" như trước đây. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp xử lý các doanh nghiệp để "khê quota", không xuất khẩu hết hạn ngạch được cấp. Đề nghị ngành hải quan kiểm soát chặt chẽ hàng hoá tại biên giới với Trung Quốc và Cam-pu-chia, tránh để tồn tại việc nhập lậu hàng hoá dệt may tràn lan như hiện nay. Bên cạnh đó, đội quản lý thị trường cũng cần tăng cường kiểm tra các cửa hàng thời trang, ngăn chặn và xử lý các trường hợp giả mạo nhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may trong nước. Kết luận Ngày nay, để có thể hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi nhu cầu về vốn lớn để liên tục đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, vấn đề làm sao để sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả cũng là một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, việc hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Trong chuyên đề tốt nghiệp "Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông", em đã đi vào nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp và phân tích thực trạng về quản lý vốn của công ty Dệt len Mùa Đông. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty. Em hy vọng rằng những ý kiến em đưa ra trong chuyên đề sẽ được công ty áp dụng để có thể phần nào giúp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và khả năng còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi còn những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Luật Doanh nghiệp 1999 2. Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 3. Bộ Tài chính, Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định 4. Chính phủ, Nghị định số 199/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác 5. TS. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Nguyễn Quang Ninh, Quản trị tài chính doanh nghiệp 6. TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), Giáo trình tài chính doanh nghiệp 7. TS. Vũ Duy Hào, Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp 8. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp 9. Công ty Dệt Len Mùa Đông, các Báo cáo tài chính giai đoạn 2002-2005 10. Công ty Dệt len Mùa Đông, 40 năm xây dựng và trưởng thành  ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36455.doc
Tài liệu liên quan