Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền Tải Điện 4

Tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền Tải Điện 4: ... Ebook Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền Tải Điện 4

pdf96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền Tải Điện 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------ DƯƠNG THỊ MỸ LÂM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MINH TUẤN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2007 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỀU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP................................................ 1 1.1.1. Bản chất của Tài chính doanh nghiệp........................................................ 1 1.1.1.1 Khái niệm về Tài chính doanh nghiệp..................................................... 1 1.1.1.2 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp .................................................. 2 1.1.2 Vị trí của Tài chính doanh nghiệp .............................................................. 3 1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.......................................... 3 1.2.1 Quản lý vốn và tài sản................................................................................. 3 1.2.1.1 Quản lý vốn cố định - tài sản cố định ...................................................... 3 1.2.1.2 Quản lý vốn lưu động - tài sản lưu động ................................................. 9 1.2.1.3 Cơ chế quản lý vốn trong công ty nhà nước.......................................... 10 1.2.2 Quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước13 1.2.2.1 Quản lý doanh thu.................................................................................. 13 1.2.2.2 Quản lý chi phí....................................................................................... 13 1.2.2.3 Lợi nhuận thực hiện ............................................................................... 15 1.2.2.4 Phân phối lợi nhuận ............................................................................... 16 Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆN HÀNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 2.1 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 19 2 2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4......................................... 21 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 21 2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý ............................................................................. 23 2.3 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆN HÀNH CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4................................................................................................................ 27 2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản................................................ 28 2.3.1.1 Quy mô vốn và tài sản ........................................................................... 28 2.3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ......................................................... 28 2.3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định ........................................ 29 2.3.1.4 Tình hình quản lý và sử dụng nguyên liệu, vật liệu (gọi chung là vật tư) ............................................................................................................................... 30 2.3.2 Tình hình quản lý doanh thu và chi phí .................................................... 31 2.3.2.1 Tình hình quản lý doanh thu.................................................................. 31 2.3.2.2 Tình hình quản lý chi phí....................................................................... 31 2.3.2.3 Tình hình phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ .............................. 32 2.4 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC....................................................................... 33 2.4.1 Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ............................................................................................................................ 33 2.4.2 Đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước ............................................. 35 2.4.3 Cơ chế tài chính hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc của Công ty Truyền tải điện 4 .......................................................................... 35 2.5 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ...................................................... 36 2.5.1 Cơ chế khoán chi phí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với Công ty 36 2.5.2 Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và tài sản .............................. 39 2.5.3 Những tồn tại trong quá trình quản lý doanh thu và chi phí..................... 41 2.5.4 Những tồn tại trong phân phối lợi nhuận.................................................. 42 Kết luận chương 2 3 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 3.1 NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 ..................................................... 44 3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam .44 3.1.2 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ...45 3.1.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn và tài sản ................................................. 50 3.1.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu và chi phí....................................... 55 3.1.5 Hoàn thiện cơ chế khoán chi phí .............................................................. 57 3.1.6 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực....................................................... 64 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 65 3.2.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ.................................................................... 65 3.2.2 Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam....................................................... 70 Kết luận chương 3 KẾT LUẬN CHUNG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Electricity of Vietnam) NPTC : Công ty Truyền tải điện quốc gia (National Power of Transmission Company) PTC4 : Công ty Truyền tải điện 4 (Power of Transmission Company 4) SCL : Sửa chữa lớn TCDN : Tài chính doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định 5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Trang Bảng 2.1 : Khung thời gian sử dụng TSCĐ theo quy định của EVN .................... 29 Bảng 2.2 : Tình hình nộp ngân sách nhà nước từ năm 2004 – 2006 ..................... 35 Bảng 3.1 : Chi phí SCL.......................................................................................... 58 6 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1 : Tỷ trọng khối lượng quản lý vận hành của các công ty truyền tải điện 23 Hình 2.2 : Tình hình giao nhận điện năng từ năm 2001 – 2006............................. 34 Sơ đồ 2.1 : Qui trình giao nhận điện năng của Công ty Truyền tải điện 4 .............. 22 Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tổ chức Công ty Truyền tải điện 4 ............................................ 25 Sơ đồ 3.1 : Mô hình công ty Truyền tải điện quốc gia ............................................ 69 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, ngành điện là một trong những ngành công nghiệp lớn có vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội; góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Sản phẩm của ngành điện còn được coi là huyết mạch của nền kinh tế hiện đại. Sau khi hiệp Giơ - ne - vơ năm 1954, Miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, lúc này những gì ngành điện có được giống như báo cáo của các chuyên gia Xô - viết “Kết quả là (sau cuộc kháng chiến thành công), Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ nhận được (từ người Pháp) một nền kinh tế bị tàn phá và thực tế là không có cơ sở Điện Lực” 1. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành điện thực sự bắt đầu có những bước kiến thiết và phát triển mạnh mẽ. Từ một số cơ sở nhỏ ngày trước, ngành điện Việt Nam nay đã phát triển thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam với hơn 50 đơn vị thành viên trải dài trên khắp mọi miền đất nước. Mô hình ngành điện Việt Nam vận hành với 3 khâu chính: sản xuất, truyền tải và phân phối. Cùng với khâu sản xuất điện, khâu truyền tải điện có vai trò cực kỳ to lớn đảm bảo cung cấp điện năng cho nền kinh tế. Công ty Truyền tải điện 4 là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chính là truyền tải điện năng. Trong những năm gần đây Công ty đã truyền tải được khoảng 30 tỷ kWh/năm, chiếm hơn 50% sản lượng điện truyền tải hàng năm của cả nước. Công ty là một trong những đơn vị quản lý khối lượng vốn và tài sản rất lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sự trưởng thành và phát triển bền vững của Công ty sẽ góp phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển của ngành điện Việt Nam. Với nguồn lực hữu hạn nhưng các năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã dành một sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất cho các công ty truyền tải điện. Thêm vào đó hoạt động truyền tải điện có tính chất độc quyền tự nhiên nên không bị áp lực cạnh tranh gay gắt so với các công ty khác trong P 1 Trích báo cáo ngày 1 tháng 9 năm 1959, của Trưởng đoàn khảo sát của Viện thiết kế điện khí hóa nông nghiệp Liên Xô (cũ) V.I.Pho-ran-cu-li-an. Tức là sau 4 năm Miền Bắc nỗ lực hết mình để vực dậy ngành điện 8 cùng ngành. Chính vì thế mà việc quản lý tài chính tại Công ty đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam đặt biệt quan tâm nhất là trong những năm gần đây. Thế nhưng trong mô hình hoạt động của Công ty hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và vướng mắc, trong số đó có cơ chế quản lý tài chính. Công ty vẫn chưa có quyền tự chủ tài chính, tự chủ kinh doanh nên còn tồn tại cơ chế xin – cho, đồng thời cũng giảm tính năng động trong sản xuất kinh doanh. Chính điều này là một trong những cản trở đối với sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty. Mặc khác trong bối cảnh hiện nay, ngành điện đang có những bước cải cách lớn nên cũng cần đòi hỏi một cơ chế quản lý mới phù hợp hơn. Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền tải điện 4” với kỳ vọng giải quyết được một số vấn đề về cơ chế quản lý tài chính cho Công ty, giúp Công ty phá bỏ cơ chế cũ vốn đang không còn phù hợp và thích ứng với tình hình mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: - Làm rõ cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp. - Cho thấy được những thay đổi to lớn của ngành điện. - Trình bày thực trạng cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Công ty Truyền tải điện 4 và những thành tựu đạt được. - Nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4. - Xuất phát từ lý luận về tài chính doanh nghiệp, các chính sách, chế độ quản lý tài chính hiện hành, thực trạng công tác quản lý tài chính của Công ty Truyền tải điện 4 và định hướng phát triển của ngành điện để nêu lên các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho Công ty trong hiện tại và tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Công ty Truyền tải điện 4, một trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (không bao gồm các công ty Truyền tải điện còn lại trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam). 9 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt trong đề tài này là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích và dự báo trong quá trình nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả hơn. Ngành điện đang từng bước đổi mới để hướng đến một thị trường điện cạnh tranh. Các công ty phát điện và phân phối điện đã và đang từng bước được xã hội hóa để tham gia vào thị trường điện tại Việt Nam và ngày một năng động hơn. Trong khi đó hoạt động truyền tải điện vẫn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên với cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4 đã làm hạn chế tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn và liên tục hệ thống lưới truyền tải điện, khó đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Nội dung luận văn trình bày là đề tài nóng bỏng và đang rất được quan tâm tại Công ty. Những nhà quản lý của Công ty rất cần những nghiên cứu có liên quan nhằm giúp họ hoàn thiện dần cơ chế quản lý tài chính, đưa Công ty ngày một đi lên. 6. Những điểm nổi bật của luận văn Luận văn này được nghiên cứu trong một Công ty cụ thể, mang tính đặc thù riêng của ngành điện. Lĩnh vực truyền tải điện năng mặc dù có vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện quốc gia, song có rất ít các nghiên cứu nhằm hoàn thiện hoạt động của khâu này. Luận văn một mặt giải quyết những trở ngại trong cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Công ty Truyền tải điện 4, mặt khác mạnh dạn đề xuất một mô hình mới cho khối truyền tải điện và xây dựng cơ chế quản lý tài chính trong tương lai cho mô hình này. 10 7. Kết cấu của luận văn Luận văn dài 72 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung của luận văn thể hiện ở 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Công ty Truyền tải điện 4. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Công ty Truyền tải điện 4. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1 Bản chất của Tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm về Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp (TCDN) là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này có thể là nhà cửa, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng khoán có giá… Bên cạnh đó TCDN còn là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các doanh nghiệp để phục vụ và giám đốc quá trình sản xuất kinh doanh. Quan hệ tài chính ở các doanh nghiệp được biểu hiện thành quá trình vận động của vốn kinh doanh và thể hiện qua ba mối quan hệ lớn sau đây: • Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước: Quan hệ thông qua việc phân phối, phân phối lại tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập quốc nội. Quan hệ kinh tế này thường ít chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu mà chịu sự chi phối của các quan hệ có tính luật pháp thông qua các sắc luật thuế mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Các khoản nộp của doanh nghiệp là nguồn thu nhập của ngân sách. Ngược lại việc trợ vốn của ngân sách tạo nên các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp. • Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, cho vay, với bạn hàng và khách hàng: Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành các nghiệp vụ huy động vốn đầu tư, cho vay vốn với các doanh nghiệp khác... Từ đó cũng phát sinh quan hệ mua bán như mua bán vật tư, hàng hóa, chứng chỉ bảo hiểm... Tất cả các mối quan hệ kinh tế này luôn bị chi phối bởi quy luật kinh tế, qui luật giá trị, qui luật cung cầu và qui luật cạnh tranh. 12 • Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là những quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc doanh nghiệp, quan hệ giữa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. Các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị tồn tại một cách khách quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, gắn liền với việc hình thành và sử dụng các loại quỹ bằng tiền của doanh nghiệp (vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ xí nghiệp…). Nói cách khác, sự hình thành và sử dụng vốn lưu động, vốn cố định, chi phí; sự hình thành và sử dụng thu nhập, tích lũy tiền tệ trong doanh nghiệp đều thuộc nội dung tài chính doanh nghiệp. 1.1.1.2 Chức năng của Tài chính doanh nghiệp • Tổ chức vốn (tạo vốn bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) và luân chuyển vốn: Để đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải tổ chức vốn tốt. Phải xác định số vốn cần thiết để từ đó bố trí, khai thác hợp pháp, hợp lệ, hợp lý mọi nguồn vốn để có thể bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vốn và giúp cho vốn luân chuyển ngày càng nhanh. • Phân phối thu nhập bằng tiền: Là quá trình hình thành các khoản thu nhập bằng tiền, bù đắp chi phí nhằm tái tạo lại nguồn vốn cố định, vốn lưu động, sức lao động..., phân phối tích lũy tiền tệ đạt được thông qua sự vận động và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp. • Giám đốc (kiểm tra) bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Giám đốc của TCDN là loại giám đốc toàn diện, thường xuyên và có hiệu quả cao, không những giúp doanh nghiệp thấy rõ tiến trình hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp thấy rõ hiệu quả kinh doanh do những hoạt động đó mang lại. Ba chức năng của TCDN có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời nhau. Thực hiện chức năng quản lý vốn và chức năng phân phối tiến hành đồng thời với chức năng giám đốc. Quá trình giám đốc, kiểm tra tiến hành tốt thì quá trình tổ chức phân phối vốn mới được thực hiện tốt. Ngược lại, việc tổ chức vốn và phân phối tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chức năng giám đốc. 13 1.1.2 Vị trí của Tài chính doanh nghiệp TCDN là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia. TCDN bao gồm: Tài chính các đơn vị, các tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong hệ thống tài chính nước ta, ngân sách giữ vai trò chủ đạo. Các định chế tài chính trung gian có vai trò hỗ trợ. Tài chính đối với các tổ chức xã hội và hộ dân cư bổ sung nhằm tăng nguồn lực tài chính cho nền kinh tế, còn TCDN là khâu cơ sở của cả hệ thống. Sự hoạt động có hiệu quả của TCDN có tác dụng củng cố hệ thống tài chính quốc gia. 1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1 Quản lý vốn và tài sản 1.2.1.1 Quản lý vốn cố định - tài sản cố định a. Khái niệm Trong doanh nghiệp có nhiều loại tư liệu lao động khác nhau: Khác nhau về thời gian sử dụng, giá trị, mức độ hao mòn. Do đó để đơn giản việc quản lý, toàn bộ tư liệu lao động được chia thành hai loại: Tài sản cố định (TSCĐ) và công cụ lao động nhỏ (công cụ, dụng cụ). Theo qui định hiện hành ở nước ta, những tư liệu lao động nào thỏa mãn được đồng thời các điều kiện sau đây được gọi là TSCĐ: - Thời gian sử dụng trên một năm - Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy Vốn cố định của doanh nghiệp là giá trị ứng trước về TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng (khấu hao đủ). 14 b. Phân loại TSCĐ • Căn cứ vào công dụng kinh tế TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh như nhà làm việc, kho tàng, cửa hàng, phương tiện vận chuyển… TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh gồm những TSCĐ phục vụ cho đời sống vật chất và văn hóa của công nhân viên chức trong doanh nghiệp. • Căn cứ và tình hình sử dụng TSCĐ đang dùng gồm những TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh và những TSCĐ đang dùng ngoài sản xuất kinh doanh (TSCĐ phúc lợi). TSCĐ chờ xử lý gồm các TSCĐ chưa dùng, không cần dùng hoặc chờ thanh lý. • Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp gồm những TSCĐ do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng… bằng vốn của doanh nghiệp, vốn vay hay Nhà nước cấp hoặc của cá nhân, tổ chức bên ngoài cho. TSCĐ bảo quản hộ. TSCĐ thuê ngoài. • Căn cứ vào hình thái vật chất TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, trang thiết bị văn phòng… TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể như những khoản chi phí để mua bằng phát minh, sáng chế, bản quyền tác giả, chi phí nghiên cứu phát triển… Mỗi cách phân loại có những tác dụng khác nhau. Vì vậy để nâng cao hiệu quả của việc phân loại TSCĐ cần phải kết hợp các cách phân loại trên. c. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần bao gồm hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Hao mòn hữu hình là do tác động của lý hóa làm cho năng lực phục vụ sản xuất kinh doanh của TSCĐ bị giảm dần và hư hỏng đi. Còn hao mòn vô 15 hình là một phạm trù kinh tế chỉ rõ trạng thái TSCĐ đã lạc hậu, đã bị mất phẩm giá do tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Giá trị TSCĐ bị hao mòn đã chuyển dịch vào giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là tiền khấu hao. Số tiền này được tích lũy lại để tái sản xuất TSCĐ gọi là quỹ khấu hao. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ Phương pháp khấu hao đường thẳng: Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ trung bình hàng năm = của TSCĐ Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của TSCĐ. Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh 16 Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau: Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: 1 x 100 Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) = Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5 Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0 Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau: - Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế. 17 - Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. - Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ bình quân tính cho = một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế - Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao năm của TSCĐ = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ. d. Quản lý vốn cố định Trong quá trình luân chuyển, giá trị của TSCĐ thông qua hình thức khấu hao sẽ được chuyển dần từng bộ phận hình thành quỹ khấu hao TSCĐ. Do đó, việc quản lý vốn cố định thể hiện ở 2 mặt: Một là bảo đảm cho TSCĐ được toàn vẹn cả về hiện vật lẫn giá trị và nâng cao hiệu quả sử dụng nó; hai là phải tính toán chính xác số khấu hao, đồng thời phân phối và sử dụng quỹ khấu hao để bù đắp lại giá trị hao mòn TSCĐ từ đó thực hiện tái sản xuất TSCĐ. Quản lý tình hình sử dụng TSCĐ TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của một doanh nghiệp, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có. Máy móc, thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản 18 lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng TSCĐ về số lượng, thời gian, tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị. Đối với TSCĐ vô hình, doanh nghiệp cũng phải tính toán, xác định chính xác giá trị của chúng và có biện pháp quản lý phù hợp. Để đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ thường dùng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá một cách khái quát tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, cho biết một đồng TSCĐ bình quân sử dụng thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Hcđ = bqNG DT Trong đó: Hcđ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ DT: Doanh thu thuần dự tính trong kỳ NGbq: Nguyên giá bình quân TSCĐ trong kỳ Quản lý tình hình sử dụng TSCĐ còn phải gắn liền với việc quản lý tình hình tăng, giảm TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp tăng, giảm cần phải theo kế hoạch đầu tư đã được duyệt, không nên mua bán tùy hứng… Quản lý quỹ khấu hao Thông thường doanh nghiệp được phép sử dụng toàn bộ số khấu hao lũy kế của TSCĐ để thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ thì doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với các tổng công ty Nhà nước, việc huy động số vốn khấu hao lũy kế từ TSCĐ ở các công ty thành viên phải tuân thủ theo quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Mặc khác, cần phải quản lý chặt chẽ công tác sửa chữa TSCĐ (sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn) đảm bảo chi phí thấp nhất, chất lượng cao và thời gian ngắn. 19 1.2.1.2 Quản lý vốn lưu động – tài sản lưu động Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành 2 bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục; một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến. Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nó gọi là tài sản lưu động. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về những tài sản lưu động hiện có của doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu, vốn hàng tồn kho. Nếu thiếu vốn lưu động thì không thể kinh doanh ổn định và liên tục được. Nếu thừa thì lãng phí và không có hiệu quả. Do đó, cần phải quản lý vốn lưu động. Quản lý vốn bằng tiền Vốn bằng tiền không sinh lời hoặc lời ít. Nếu không có tiền mặt thì không thể hoạt động kinh doanh được do thiếu phương tiện chi trả và thanh toán. Do đó, cần có lượng tiền mặt tối ưu thỏa mãn yêu cầu, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và không lãng phí. Nên cần phải có công tác quản lý vốn bằng tiền. Quản lý các khoản phải thu Trong kinh tế thị trường, khi doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu, bán trả góp có thể làm cho doanh thu tăng, tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường, nhưng mặt khác cũng làm cho các khoản phải thu tăng theo. Do đó cần phải có chính sách bán chịu tốt nhất để tăng lợi nhuận nhưng rủi ro cho phép. Quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho là các vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc để bán. Đối với hàng tồn kho nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí dự trữ, ứ đọng vốn và ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ không đủ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 20 Những nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho: - Loại hình doanh nghiệp; - Tính chất của qui trình sản xuất; - Mối liên hệ của chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho; - Các rủi ro trong quan hệ cung cầu; - Các cơ hội bất thường; - Tính dễ thay đổi trong các điều kiện sản xuất kinh doanh; - Lạm phát… 1.2.1.3 Cơ chế quản lý vốn trong công ty nhà nước Vốn điều lệ của công ty nhà nước được ghi trong điều lệ công ty. Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu (gọi chung là đại diện chủ sở hữu) phê duyệt vốn điều lệ ban đầu, tăng vốn điều lệ của công ty sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định vốn điều lệ của công ty nhà nước. - Đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho công ty nhà nước. Đối với công ty nhà nước mới thành lập, đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ trong thời hạn hai năm, kể từ khi quyết định thành lập công ty nhà nước. Nếu công ty nhà nước mới thành lập phải thực hiện đầu tư và xây dựng thì đại diện chủ sở hữu phải bảo đảm cấp đủ vốn điều lệ khi công ty nhà nước đi vào hoạt động kinh doanh. Quá thời hạn trên, đại diện chủ sở hữu không đầu tư đủ vốn thì phải điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty nhà nước. Trường hợp không điều chỉnh giảm vốn điều lệ hoặc không được điều chỉnh giảm vốn điều lệ do vốn điều lệ đã bằng mức vốn pháp định thì tùy tình hình cụ thể phải sắp xếp lại công ty nhà nước theo các hình thức: sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh. - Đối với công ty nhà nước kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty nhà nước không được thấp hơn vốn pháp định. - Trong quá trình kinh doanh, đại diện chủ sở hữu có quyền quyết định điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ của c._.ông ty nhà nước. 21 - Đại diện chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư tại công ty nhà nước khi tổ chức lại công ty nhà nước hoặc điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty nhà nước. Việc rút vốn chỉ được thực hiện nếu vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của công ty nhà nước. - Đối với công ty nhà nước được thiết kế, đầu tư thành lập và đăng ký kinh doanh để thực hiện mục tiêu chủ yếu, thường xuyên và ổn định là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng giao kế hoạch hoặc đấu thầu được đại diện chủ sở hữu đầu tư bổ sung đủ vốn để thực hiện khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích. Giao vốn nhà nước đầu tư cho công ty nhà nước Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao vốn nhà nước đầu tư cho các công ty nhà nước mới thành lập. Việc giao vốn phải được hoàn thành trong vòng 60 ngày, kể từ ngày công ty nhà nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với công ty nhà nước phải đầu tư và xây dựng thì việc giao vốn thực hiện trong vòng 60 ngày, kể từ khi công ty nhà nước đi vào hoạt động kinh doanh. • Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước trong việc sử dụng vốn và quỹ do công ty nhà nước quản lý - Công ty nhà nước được quyền chủ động sử dụng số vốn nhà nước giao, các loại vốn khác, các quỹ do công ty nhà nước quản lý vào hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước. Công ty nhà nước chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dụng vốn; đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan đến công ty nhà nước như các chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết. - Trường hợp công ty nhà nước sử dụng các quỹ do công ty quản lý khác với mục đích sử dụng quỹ đã quy định thì công ty nhà nước phải đảm bảo đủ nguồn để đáp ứng nhu cầu chi của các quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. 22 - Đối với công ty nhà nước được thiết kế để thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích nhà nước đặt hàng giao kế hoạch, phải tập trung vốn và nguồn lực cho việc sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích. Khi cần thiết đại diện chủ sở hữu được điều động vốn giữa các công ty nhà nước được thiết kế để thường xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng giao kế hoạch theo hình thức ghi tăng, giảm vốn. Trường hợp điều động vốn cho công ty khác Bộ, ngành, khác địa phương; điều động vốn từ Bộ, ngành Trung ương về địa phương hoặc ngược lại thì đại diện chủ sở hữu thỏa thuận, quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính. Việc điều động vốn trên đây phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty nhà nước bị điều động vốn. - Trường hợp công ty được Nhà nước giao nhiệm vụ đặc biệt thì phải tập trung vốn và các nguồn lực khác để hoàn thành nhiệm vụ này. Bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước Công ty nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước tại công ty bằng các biện pháp sau đây: - Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước; - Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; - Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định. Quy chế này và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây: + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; + Dự phòng các khoản phải thu khó đòi; + Dự phòng các khoản giảm giá các khoản đầu tư dài hạn; + Dự phòng trợ cấp mất việc làm, thôi việc. 23 1.2.2 Quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước 1.2.2.1 Quản lý doanh thu Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác. • Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường và doanh thu hoạt động tài chính: - Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của công ty. Đối với công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nước cho công ty khi công ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao mà thu không đủ bù đắp chi; - Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của công ty, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài công ty (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại trích các Quỹ của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế trích lập Quỹ đầu tư phát triển của công ty thành viên hạch toán độc lập). • Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền bảo hiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác. 1.2.2.2 Quản lý chi phí Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính, bao gồm: • Chi phí sản xuất kinh doanh: - Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá gốc thực tế), chi phí phân bổ công cụ, 24 dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động. - Kinh phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà công ty phải nộp theo quy định. - Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh. - Chi phí bằng tiền khác gồm: Các khoản thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài; tiền thuê đất; trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động; đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động; chi cho công tác y tế; chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Mức thưởng do Tổng giám đốc, Giám đốc công ty quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc trên mang lại nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm; chi phí cho lao động nữ; chi phí cho công tác bảo vệ môi trường; chi phí ăn ca cho người lao động; chi phí cho công tác Đảng, đoàn thể tại công ty (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định); các khoản chi phí bằng tiền khác. - Giá trị tài sản tổn thất thực tế, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. - Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm, thôi việc, chênh lệch tỷ giá theo số dư khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù. - Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản chi liên quan đến đầu tư ra ngoài công ty, tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá khi thanh toán, 25 chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn. • Chi phí khác, bao gồm: - Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ gồm cả giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán. - Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ kế toán. - Chi phí để thu tiền phạt. - Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng. - Các chi phí khác. • Không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây: - Chi phí mua sắm xây dựng, lắp đặt TSCĐ hữu hình, vô hình; - Chi phí lãi vay vốn được tính vào chi phí đầu tư và xây dựng, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ của các khoản đầu tư xây dựng phát sinh trước thời điểm đưa công trình vào sử dụng; - Các khoản chi phí khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, các khoản chi không có chứng từ hợp lệ; - Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật không mang danh công ty mà do cá nhân gây ra. 1.2.2.3 Lợi nhuận thực hiện Lợi nhuận thực hiện trong năm của công ty là tổng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác. • Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bao gồm: - Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ; - Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. 26 • Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ. 1.2.2.4 Phân phối lợi nhuận • Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau: - Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); - Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế; - Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa; - Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập; - Số còn lại sau khi lập các quỹ trên đây được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm. Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất. • Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ này. • Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau: - Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty; 27 - Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch; - Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn công ty. • Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng Ban quản lý điều hành công ty trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị (đối với công ty có Hội đồng quản trị) hoặc Giám đốc (đối với công ty không có Hội đồng quản trị). • Đối với những công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của công ty. • Đối với công ty đầu tư thành lập mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi không đạt 2 tháng lương thực tế thì công ty được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích quỹ đầu tư phát triển trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó. • Đối với Công ty nhà nước được thiết kế và thực tế thường xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo mức 2 tháng lương, thực hiện như sau: - Trường hợp lãi ít công ty được giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để cho đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ. Nếu 28 giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ thì sẽ được Nhà nước trợ cấp cho đủ; - Trường hợp không có lãi thì Nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương. Kết luận chương 1 Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý doanh nghiệp. Trong đó, cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp là một hệ thống tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ quản lý được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý tài chính nói riêng và của doanh nghiệp nói chung. Vận dụng những qui định về quản lý tài chính doanh nghiệp để phân tích cơ chế quản lý tài chính hiện hành của Công ty Truyền tải điện 4, một đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm rút ra những mặt đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý tài chính của Công ty có vai trò rất quan trọng. Từ đó, chúng ta sẽ có cơ sở nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Công ty Truyền tải điện 4 để khai thác tối đa các nguồn lực hiện có, nâng cao hiệu quả quản lý của Công ty nói riêng và của ngành điện nói chung. 29 CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆN HÀNH TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 2.1 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được thành lập theo Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Việc chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn là một bước thay đổi sâu rộng và cơ bản trong quá trình phát triển, đổi mới tổ chức quản lý của EVN. EVN khác biệt hẳn về "chất", ở một vị thế mới so với Tổng công ty Điện lực Việt Nam trước đây vì EVN sẽ kinh doanh đa ngành nghề, không chỉ điện lực mà được mở rộng phạm vi sang các ngành: viễn thông, cơ khí, kinh doanh du lịch, bất động sản,... không chỉ ở Việt Nam mà có thể mở rộng phạm vi kinh doanh sang các nước. Tuy nhiên, EVN vẫn phải giữ vai trò chủ đạo, điều tiết được cả hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ cho nền kinh tế (dự kiến nhu cầu điện năng tăng trưởng từ 16 – 17%/năm trong giai đoạn năm 2006 – 2010). Để quản lý tài chính hiệu quả, EVN đã ban hành các hệ thống văn bản về cơ chế chính sách tài chính phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý ngay từ khi còn là Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ). Có thể xem năm 1995 là năm EVN đã xây dựng hệ thống chính sách chế độ về tài chính kế toán áp dụng thống nhất trong toàn ngành điện ở Việt Nam và được coi là xương sống cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ của EVN. Trong những năm qua, hệ thống này đã phát huy hiệu quả tích cực, luôn được cập nhật sửa đổi để tuân thủ với những quy định của Nhà nước hiện hành và phù hợp với thực tiễn quản lý ngành. Chế độ quản lý tài chính của EVN thường được cập nhật sửa đổi khi có ít nhất 03 lý do sau: 1- Có sự thay đổi từ chính sách của Nhà nước, đặc biệt từ các quyết định, 30 thông tư của Bộ Tài chính, 2- Do nhu cầu của bản thân EVN phải tự hoàn thiện cơ chế quản lý của mình, 3- Khi có sự biến đổi về cơ cấu tổ chức. Về quản lý vốn và tài sản của Tổng công ty Điện lực Việt Nam - EVN được Nhà nước giao vốn và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và thực hiện cơ chế tự cân đối tài chính. - Trên cơ sở vốn và các nguồn lực được Nhà nước giao, EVN giao vốn và nguồn lực cho các đơn vị thành viên. EVN thực hiện quyền điều động vốn và tài sản phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị và phương án sử dụng vốn được Hội đồng quản trị EVN phê duyệt. - EVN quản lý tập trung khấu hao các nhà máy điện trực thuộc và lưới điện từ 220 kV trở lên. Về quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ của Tổng công ty Điện lực Việt Nam - EVN thực hiện hạch toán tổng hợp, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đối với các nhà máy điện, EVN giao cơ chế giá hạch toán nội bộ. - Đối với các công ty truyền tải điện và các đơn vị phụ trợ, EVN giao kế hoạch chi phí thực hiện nhiệm vụ. - Đối với các công ty điện lực thực hiện kinh doanh bán điện theo giá quy định của Thủ tướng Chính phủ, mua điện đầu nguồn theo giá nội bộ của EVN. - Mỗi công ty hạch toán độc lập là một trung tâm lợi nhuận, cả khối hạch toán tập trung là một trung tâm lợi nhuận. Trong hơn 10 năm kể từ ngày thành lập, EVN đã tập trung được các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện như: khấu hao TSCĐ, chênh lệch điều chỉnh giá điện, lợi nhuận sau thuế, thu sử dụng vốn và các nguồn vốn vay ưu đãi, vay thương mại... cơ bản đáp ứng nhu cầu về điện của nền kinh tế. Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2006, lưới điện quốc gia đã bao phủ toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước, 100% số huyện đã có điện lưới và điện tại chỗ, 93% số xã và 88% số hộ nông dân có điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. 31 Tuy nhiên trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thì mô hình tổ chức Tổng công ty càng bộc lộ rõ một số nhược điểm dẫn đến tình trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Những nhược điểm chủ yếu đó là quan hệ của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên chưa thực sự liên kết với nhau thông qua mối quan hệ kinh tế, việc quản lý còn mang nặng phương thức hành chính do đó chưa phát huy được vai trò của Tổng Công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh trong Tổng Công ty, chưa huy động được tối đa các nguồn lực. Khối lượng vốn của Nhà nước giao hiện nay là trên 40.550 tỷ đồng, đây là nguồn vốn tương đối lớn. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh của toàn Tổng Công ty giảm từ 12% năm 1996 xuống còn 3,65% năm 2004 và năm 2005 là 2,48% và năm 2006 là dưới 1%. Nhằm chuyển đổi tổ chức và tăng tính hiệu quả hơn nữa trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, ngày 22/06/2006 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 147/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con là biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng khắc phục những nhược điểm hạn chế của mô hình tổ chức hiện tại của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Đây là một quyết định hết sức quan trọng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của EVN trên cơ sở liên kết và ràng buộc về kinh tế, tăng tính độc lập của các doanh nghiệp thành viên. Đồng thời, sự đầu tư phần vốn của công ty mẹ vào các công ty con sẽ nâng cao vai trò của công ty mẹ đối với hoạt động và sự phát triển của các công ty con. 2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) là đơn vị thành viên của EVN, trước ngày giải phóng miền Nam có tên là Nha Chuyển vận phân phối và được tiếp quản nguyên vẹn vào ngày 30/04/1975. Ngày 15/09/1976 Sở truyền tải điện (tiền thân của PTC4) ra đời trên cơ sở tách ra từ Nha Chuyển vận phân phối cũ để thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành “Quản lý vận hành lưới điện cao thế từ 66 kV trở lên trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam” theo Quyết định số 1878/QĐ/TCCB.3 của Bộ Điện và Than. 32 Ngày 04/03/1995 Bộ Năng lượng ban hành Quyết định số 105/NL/TCCB-LĐ về việc thành lập PTC4 trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) trên cơ sở cơ cấu tổ chức lại Sở truyền tải điện đương thời. PTC4 là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc theo phân cấp của EVN. Trong suốt hơn 30 năm hình thành và phát triển, chức năng xuyên suốt của PTC4 là quản lý và truyền tải điện năng, xây lắp đường dây và trạm cao thế, sửa chữa thiết bị điện. Với nhiệm vụ này, PTC4 sẽ nhận điện từ các nhà máy phát điện: Nhà máy Thủy điện Đa Nhim, Nhà máy Thủy điện Trị An, Nhà máy Nhiệt điện Thủ Đức, Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ,… để truyền tải, sau đó cung cấp điện cho các điện lực địa phương trên 21 tỉnh, thành phố phía Nam như: Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực Đồng Nai, Công ty Điện lực 2,… và kết nối lưới điện truyền tải với miền Trung, miền Bắc thông qua tuyến đường dây 500kV Bắc Nam. Ngoài ra, để cải thiện thu nhập của người lao động và góp phần đảm bảo lưới điện được vận hành liên tục, an toàn, PTC4 còn ký các hợp đồng với các chủ đầu tư trong và ngoài ngành để thực hiện các phần việc trong khả năng. điện năng điện năng Giao Công ty CP Thủy điện Thác Mơ Nhà máy Thủy điện Đa Nhim Nhà máy Thủy điện Trị An … Công ty Điện lực TP.HCM Công ty Điện lực Đồng Nai Công ty Điện lực 2 … PTC4 Nhận Sơ đồ 2.1: Qui trình giao nhận điện năng của Công ty Truyền tải điện 4 Tính đến nay, PTC4 là đơn vị hiện đang quản lý vận hành với tổng số chiều dài các tuyến đường dây truyền tải điện và tổng công suất các trạm biến áp lớn nhất trong hệ thống lưới truyền tải điện thuộc EVN. Điện năng truyền tải trên lưới điện của PTC4 hàng năm chiếm hơn 50% tổng sản lượng điện truyền tải của cả nước. Để 33 quản lý vận hành tốt lưới điện, PTC4 đã tổ chức 4 đơn vị quản lý vận hành theo khu vực địa lý gồm: Truyền tải điện Miền Đông 1, Truyền tải điện Miền Đông 2, Truyền tải điện Cao Nguyên và Truyền tải điện Miền Tây. Nguồn : www.evn.com.vn [19] Hình 2.1 Tỷ trọng khối lượng quản lý vận hành của các Công ty Truyền tải điện2 2.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Hơn 30 năm qua, lực lượng cán bộ công nhân viên PTC4 đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu năm 1975 toàn PTC4 có 649 cán bộ công nhân viên, trong đó bao gồm 32 kỹ sư và cao học, 48 trung cấp thì đến nay tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 1.870 người bao gồm 456 kỹ sư và cao học, 189 cao đẳng và trung cấp. 2 EVN hiện có 4 công ty truyền tải điện. Đó là PTC1: Công ty Truyền tải điện 1 PTC2: Công ty Truyền tải điện 2 PTC3: Công ty Truyền tải điện 3 PTC4: Công ty Truyền tải điện 4 34 Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, lực lượng cán bộ công nhân viên vẫn hết lòng gắn bó với nghề. Với tinh thần nỗ lực, chịu thương chịu khó tìm tòi học hỏi để nắm bắt được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ứng dụng hiệu quả vào sản xuất, tập thể cán bộ công nhân viên trong PTC4 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh truyền tải được EVN giao, đáp ứng kịp thời nhu cầu về điện năng để phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như tốc độ phát triển lưới điện phía Nam nói riêng. Với thành tích đó PTC4 đã được EVN, Bộ Công nghiệp và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. 35 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty Truyền tải điện 4 Ban Giám đốc Phòng Tổ chức hành chánh Phòng Tài chính kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật an toàn Phòng Thanh tra bảo vệ Phòng Vật tư Phòng Kế hoạch Phòng Quản lý xây dựng Truyền tải điện Miền đông 1 Truyền tải điện Miền đông 2 Truyền tải điện Miền Tây Truyền tải điện Cao Nguyên Đội Điều độ Thông tin và Máy tính Xưởng Bảo trì Thí nghiệm điện Đội Xe máy 36 Phòng Tổ chức hành chánh là đơn vị tổng hợp 2 chức năng: Tổ chức lao động, hành chánh quản trị. Với các chức năng này phòng tham mưu giúp cho Ban giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý các mặt công tác như thi đua tuyên truyền, lưu trữ và chuyển công văn đến, tổ chức bộ máy hoạt động, tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, đào tạo nâng bậc, định mức lao động. Phòng Kế hoạch tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn diện cho PTC4, thẩm tra dự toán các công trình, đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị và theo dõi các hợp đồng kinh tế được ký kết. Phòng Kỹ thuật tham mưu giúp Ban giám đốc chỉ đạo, điều hành về công tác quản lý kỹ thuật, vận hành sửa chữa và đào tạo cán bộ công nhân quản lý lưới điện toàn Công ty. Phòng Kỹ thuật an toàn tham mưu Ban giám đốc chỉ đạo, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động trong Công ty. Phòng Tài chính kế toán tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý kế toán - tài chính và tổ chức hạch toán của Công ty. Thực hiện việc quản lý tài chính theo các quy định của Nhà nước. Phòng Quản lý xây dựng tham mưu giúp Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện quản lý trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản các công trình thuộc phạm vi công ty phụ trách. Phòng Thanh tra bảo vệ tham mưu cho Ban giám đốc về công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ an toàn tài sản, lưới điện và phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc trong phạm vi Công ty phụ trách. Phòng Vật tư tham mưu cho Ban giám đốc về tổ chức cung ứng và tồn trữ vật tư, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị từ các nguồn trong và ngoài nước cho các công trình, công tác theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất của Công ty, đồng thời quản lý vật tư thiết bị, theo dõi việc sử dụng vật tư toàn Công ty. Ngoài ra còn có 7 đơn vị trực thuộc trong đó: Có 4 đơn vị (khối sản xuất trực tiếp) được mở tài khoản tại các ngân hàng ở địa phương có trụ sở đơn vị làm việc: 37 - Truyền tải điện Miền Đông 1 - Truyền tải điện Miền Đông 2 - Truyền tải điện Cao Nguyên - Truyền tải điện Miền Tây Chức năng, nhiệm vụ chính của khối này là trực tiếp vận hành và quản lý lưới điện truyền tải và 3 đơn vị còn lại (khối phụ trợ) được Công ty cấp vốn bằng tiền mặt và vật tư sản xuất kinh doanh: - Phân xưởng Bảo trì Thí nghiệm Điện - Đội Điều độ Thông tin và Máy tính - Đội xe máy Chức năng, nhiệm vụ chính của khối này là hỗ trợ khối sản xuất trực tiếp cũng như các phòng trong Công ty hoàn thành được nhiệm vụ của mình như: thí nghiệm, hiệu chỉnh, xử lý sự cố, cung cấp phương tiện,… 2.3 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HIỆN HÀNH CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4 Hiện nay Quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh của PTC4 đang áp dụng do EVN ban hành theo quyết định số 178/QĐ-EVN-HĐQT ngày 13/04/2006. Bên cạnh đó PTC4 là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc EVN, hoạt động trong lĩnh vực truyền tải điện nên chịu sự chi phối thêm của Quy chế khoán chi phí truyền tải (áp dụng cho 04 công ty truyền tải điện) được EVN ban hành tại Quyết định số 104/QĐ-EVN-HĐQT ngày 16/03/2005). Mục tiêu của Quy chế khoán chi phí truyền tải điện này nhằm: 1- Cơ sở để EVN hoạch định một mức chi phí ban đầu tính trong một năm hoạt động sản xuất kinh doanh cho từng công ty truyền tải điện, 2- Các công ty truyền tải điện căn cứ vào định mức khoán chi phí để xây dựng kế hoạch chi tiêu trong năm cho riêng mình đáp ứng với nhiệm vụ EVN giao, 3- Qua đó EVN cũng như các công ty truyền tải điện sẽ giám sát được việc chi tiêu thực tế so với mức khoán, từ đó đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặc khác cũng từ thực tế thực hiện theo Quy chế khoán chi phí truyền tải sẽ có hướng điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong Quy chế, 4- 38 Khi chi phí phát sinh thực tế có sự biến động đáng kể so với mức khoán ban đầu, các công ty truyền tải điện phải giải trình lý do với EVN để EVN quyết định và đây là một trong những tiêu chí quan trọng để xét thi đua, khen thưởng, duyệt quỹ tiền lương cho từng công ty trong năm. 2.3.1 Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản 2.3.1.1 Quy mô vốn và tài sản PTC4 là đơn vị có tài sản lớn nhất trong khối truyền tải. PTC4 được EVN đầu tư toàn bộ vốn điều lệ. EVN cũng thực hiện điều chỉnh vốn từ các đơn vị phụ thuộc thừa sang các đơn vị phụ thuộc thiếu. Quy mô vốn và tài sản của PTC4 trong 3 năm gần đây được thể hiện trong Phụ lục 1. 2.3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn PTC4 được EVN giao vốn và cấp vốn hoạt động, có nhiệm vụ quản lý vốn của EVN đúng mục đích, đảm bảo quyền lợi của những người có liên quan như chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết. Mọi sự tăng giảm vốn đều do EVN quyết định. Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế, PTC4 sẽ trình EVN kế hoạch đầu tư mới, EVN sẽ phê duyệt kế hoạch này, bố trí nguồn vốn và cấp vốn cho PTC4. Nếu EVN không đủ nguồn vốn hoặc có dự định dùng vốn vay sẽ đứng ra bảo lãnh để PTC4 vay vốn từ các ngân hàng như ngân hàng Emxibank, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn... PTC4 hiện chưa được phép đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng các hình thức liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu. PTC4 cũng không thể cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản để thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ, thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh hiệu quả hơn trừ khi được EVN cho phép. Chẳng hạn, khi muốn thanh lý hoặc nhượng bán tài sản đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng kém mất phẩm chất,… PTC4 phải lập danh sách trình EVN xét duyệt, khi cho phép mới tiến hành thủ tục thanh lý hoặc nhượng bán. Gần đây, PTC4 mới được EVN chấp thuận cho Công ty Viễn thông điện lực thuê cáp quang phục vụ hoạt động viễn thông điện lực. 39 2.3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ Việc hình thành TSCĐ tại PTC4 có thể từ: 1- EVN trang bị trực tiếp hoặc điều động từ đơn vị khác trong ngành. Khi đó EVN sẽ ra quyết định tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu cho PTC4, 2- Cấp Quỹ đầu tư phát triển để tài trợ cho việc mua sắm, đầu tư TSCĐ tại PTC4. PTC4 trực tiếp trang bị TSCĐ và ._.ình thực hiện. Để có nguồn nhân lực đáp ứng được quá trình hoạch định nguồn nhân lực trên sẽ có từ 3 nguồn: nguồn nhân lực hiện có tại PTC4, nguồn nhân lực tại các Công ty truyền tải khác khi được sáp nhập và nguồn nhân lực tuyển ngoài. Dù là từ nguồn nào thì vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm: 1- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên đảm nhận công việc mới hoặc PTC4 áp dụng qui chế mới. 2- Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi trong PTC4. Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới, giúp họ thích ứng với môi trường làm việc mới của Công ty. Chuẩn bị đội ngũ quản lý chuyên môn kế thừa. Giải quyết vấn đề của tổ chức vì một khi nguồn nhân lực được đào tạo và phát triển sẽ giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân với tổ chức. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể được tiến hành tại chỗ, gửi đi đào tạo tại các trường, viện trong nước hoặc đưa đi đào tạo ở nước ngoài. 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.2.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ Luật Điện lực đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005 nhằm điều chỉnh toàn bộ các mối quan hệ trong các hoạt động điện lực tại Việt Nam. Luật Điện lực theo đuổi việc hình thành thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của thị trường điện tạo môi trường hoạt động điện lực cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ bao cấp trong ngành điện, đồng thời tăng quyền lựa chọn các nhà cung cấp cho khách hàng sử dụng điện. Thị trường điện tạo điều kiện thu hút mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo cho ngành điện phát triển bền vững. Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường điện cạnh tranh là các nhà máy điện, các 76 công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập về hạch toán kinh doanh. Đặc biệt điều 29 của Luật Điện lực nêu rõ “Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý” và điều 40 “Đơn vị truyền tải điện có quyền xây dựng và trình duyệt phí truyền tải điện” Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam là phù hợp xu thế, để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Chỉ thị số 36/2006/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010. Quyết định 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam phần lớn gắn với các thay đổi quyền sở hữu và quản lý, đã giúp giảm bớt sự độc quyền và tạo cơ hội cạnh tranh trong các khâu. Hiện mô hình tổ chức quản lý vận hành các lưới truyền tải của EVN bao gồm 4 công ty truyền tải điện. Tuy nhiên với phương thức quản lý điều hành hiện tại, khối lượng công việc tại cơ quan EVN quá lớn, dẫn đến tình trạng quá tải trong xét duyệt, chỉ đạo điều hành, đôi khi chưa bám sát thực tế quản lý vận hành, đầu tư xây dựng lưới truyền tải. Phần lớn các hạng mục công việc phải có sự nhất trí, thông qua của EVN nên các đơn vị bị hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong giải quyết công việc, cũng do các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên chưa khuyến khích các đơn vị giảm thiểu chi phí, thực hành tiết kiệm. Dựa trên những đặc điểm tình hình hoạt động của ngành điện hiện nay để áp dụng thành công mô hình thị trường điện cạnh tranh về lâu dài phía Nhà nước cần phải xem xét những mặt sau: - Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan các hoạt động điện lực, đảm bảo cho khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ phù hợp với thị trường. 77 - Phân định ranh giới giữa chức năng điều tiết và chức năng quản lý nhà nước để không bị phân tán, chồng chéo. - Điện không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân và là yếu tố đầu vào của hầu hết các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn yếu, Chính phủ đang thực thi chính sách giá điện theo mệnh lệnh hành chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và ổn định tình hình kinh tế xã hội. Tuy nhiên ngành điện, xét theo góc độ là một doanh nghiệp, vẫn có yếu tố đầu vào và đầu ra, với cách điều hành chính sách giá điện hiện nay của chính phủ, một mặt không phản ánh được các quy luật của nền kinh tế thị trường, mặt khác đã “bóp méo” đi lợi nhuận của ngành điện, có thể ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của nhà đầu tư đối với ngành. Khi đó mọi khâu của ngành điện đều bị tác động, không riêng gì lĩnh vực truyền tải điện. Chính vì lẽ đó, khi nền kinh tế phát triển lên một mức nhất định, sức chịu đựng của nền kinh tế đủ lớn, kiến nghị Chính phủ sớm có chính sách về giá điện chủ yếu do thị trường quyết định, khi thực sự cần thiết mới can thiệp. - Lưới điện truyền tải phải được coi là một thể thống nhất, bao gồm các cấp điện áp 500, 220 và 110 kV (có tính chất truyền tải). Khâu truyền tải điện đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của hệ thống điện quốc gia. Khi thị trường điện đi vào hoạt động, khâu truyền tải là khâu then chốt, có ảnh hưởng lớn tới các giao dịch mua bán trên thị trường. Do vậy để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển lưới điện truyền tải quốc gia và sự đồng bộ trong chỉ huy điều hành quản lý lưới điện truyền tải, 04 công ty truyền tải điện hiện hành cần được sáp nhập lại thành Công ty Truyền tải điện quốc gia (NPTC). Việc sáp nhập 4 công ty truyền tải điện thành một Công truyền tải điện quốc gia duy nhất sẽ tăng tính liên kết của lưới. Với mô hình tổ chức hiện nay của EVN, các công ty truyền tải trải rộng trên khắp các tỉnh thành cả nước đã tạo ra tình trạng thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các công ty trong quản lý vận hành và đầu tư lưới điện, làm phân tán nguồn lực và tăng chi phí, không phát huy hết hiệu quả các công trình được đầu tư. Đồng thời tách NPTC ra khỏi EVN. Việc tách NPTC ra khỏi EVN nhằm đảm bảo minh bạch hơn trong việc đấu nối vào lưới truyền tải bởi vì một khi EVN vẫn còn quyền lợi trong khâu 78 sản xuất và phân phối điện nếu không tách ít nhiều NPTC cũng sẽ bị EVN chi phối, làm mất đi tính công bằng đối với những công ty tham gia hoạt động ngành điện không thuộc EVN. Khách hàng công nghiệp lớn được quyền ký hợp đồng trực tiếp mua điện từ công ty truyền tải và việc mua bán điện được thông qua thị trường điện. Trong dây chuyền sản xuất - kinh doanh bán điện đã tách thành các khâu riêng biệt hoạt động kinh doanh độc lập, do đó các công ty phát điện và phân phối điện đã tự chủ và chủ động hơn trong công tác quản lý, tổ chức, vì thế hiệu quả kinh doanh của các công ty cao hơn. Các nước sử dụng mô hình này có: Chi lê, Argentina, Anh, Đan Mạch, Hà Lan. - Phí truyền tải điện nên để các bên tự thỏa thuận. Phí truyền tải điện là phí dùng để truyền tải điện năng từ các công ty phát điện đến các công ty phân phối điện. Phí này phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và đảm bảo một mức lãi hợp lý để công ty truyền tải điện có khả năng mở rộng lưới truyền tải điện, đáp ứng nhu cầu truyền tải điện ngày một tăng cao. Việc ban hành mẫu hợp đồng truyền tải điện để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường điện là việc hết sức cần thiết. Trong đó Nhà nước cần qui định công ty phát điện có trách nhiệm thanh toán phí truyền tải điện cho NPTC để đảm bảo lợi ích của NPTC vì nếu để công ty phân phối điện thanh toán khoản phí này có thể dẫn đến tình trạng vì lý do nào đó công ty phân phối không tiếp nhận được sản lượng do NPTC giao mặc dù NPTC đã nhận điện năng từ các công ty phát điện sẽ tạo rủi ro cho NPTC do đặc thù sản phẩm điện không có dở dang, không tồn kho. NPTC phải đối xử công bằng, bình đẳng với mọi công ty phát điện và phân phối điện trong phạm vi cả nước, cho phép đấu nối khi các công ty này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và thỏa thuận chi phí dịch vụ truyền tải điện phải trả. - Các công ty truyền tải điện khi được sáp nhập sẽ có quy mô rất lớn về giá trị tài sản cũng như địa bàn hoạt động. Việc xây dựng NPTC cần theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Trong đó công ty mẹ chỉ trực tiếp thực hiện chức năng quản lý vận hành, do Bộ Công thương nắm giữ 100% vốn. Từng bước tách bạch các hoạt động đầu tư, sửa chữa, thí nghiệm ra khỏi công ty mẹ. Thành lập các công ty con theo mô 79 hình công ty cổ phần để thực hiện chức năng này, đồng thời khai thác các lợi thế sẵn có nhằm mở rộng ngành nghề kinh doanh sang nhiều lĩnh vực như du lịch, dịch vụ,... Công ty mẹ - Công ty Truyền tải điện quốc gia Công ty cổ phần truyền tải điện 1 Công ty cổ phần truyền tải điện 2 Công ty cổ phần truyền tải điện 3 Công ty cổ phần truyền tải điện 4 Nhóm các công ty cổ phần dịch vụ dự kiến sẽ thành lập Nhóm các công ty liên kết Sơ đồ 3.1: Mô hình Công ty Truyền tải điện quốc gia NPTC tích tụ tập trung vốn phục vụ đầu tư phát triển, tiến tới việc thiết lập quan hệ tài chính thông qua cơ chế đầu tư tài chính. Công ty mẹ đầu tư tài chính vào các công ty con, sử dụng cơ chế tài chính như một công cụ điều hành. Mô hình tổ chức công ty mẹ - Công ty truyền tải điện quốc gia và các công ty con có nhiều điểm tương đồng với công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các công ty con trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên cơ chế quản lý tài chính có thể vận dụng tương tự như cơ chế quản lý tài chính ở công ty mẹ và các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được trình bày ở mục 3.1.2 80 3.2.2 Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đẩy mạnh cổ phần hóa các đơn vị thành viên không cần nắm giữ 100% vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại EVN để chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong quá trình cổ phần hóa các công ty điện lực thì một thực tế là để giảm lỗ sẽ không công ty nào tự chịu trách nhiệm đứng ra kinh doanh ở những khu vực nông thôn, miền núi vì chắc chắn là không có lời. EVN cần xây dựng Quỹ công ích đảm bảo cho việc bù chéo giữa các vùng một cách minh bạch. Theo đó những công ty nào kinh doanh ở khu vực thành thị, mật độ cao, giá điện bình quân cao, có lãi thì sẽ nộp vào Quỹ công ích. Những công ty kinh doanh ở vùng nông thôn, miền núi, chi phí cao giá điện thấp bị lỗ thì sẽ có cơ chế bù lỗ từ Quỹ công ích kèm theo các chính sách ưu đãi. Chứ như hiện nay EVN kiêm luôn cả công ích nên thực sự là một gánh nặng tài chính cho EVN. Tăng cường hệ thống kiểm soát quản trị của EVN. Xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con, thực hiện chế độ phân cấp mạnh mẽ giữa công ty mẹ và các công ty con để phát huy quyền chủ động của công ty con thông qua vai trò quản lý của Hội đồng quản trị và năng lực điều hành của giám đốc công ty. Công ty mẹ tham gia quản lý các công ty con thông qua người đại diện phần vốn của công ty mẹ theo nguyên tắc hiệu quả đầu tư gắn với trách nhiệm cá nhân tham gia quản lý điều hành công ty con. Người đại diện phải có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có cổ phần hoặc vốn góp của EVN. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn góp của EVN tại công ty liên doanh với nước ngoài, công ty nước ngoài thì ngoài trình độ chuyên môn phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài mà không cần người phiên dịch. Người đại diện phải có trách nhiệm trước Hội đồng quản trị EVN về hiệu quả sử dụng vốn của EVN tại các công ty con. Nếu lợi dụng quyền đại diện cổ phần, vốn góp thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho EVN và công ty con thì phải chịu trách nhiệm về sai phạm và bồi thường thiệt hại vật chất. Một khi EVN vững mạnh sẽ là điều kiện tiên quyết để PTC4, NPTC vững mạnh. 81 Kết luận chương 3 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong PTC4 sẽ giúp Công ty thực hiện tốt công tác tài chính tại đơn vị và phù hợp với những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Từ đó có những biện pháp tích cực trong việc giảm giá thành truyền tải điện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế mà việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cần phải quan tâm và được thực hiện từng giai đoạn. Trước hết phải giải quyết những tồn tại trong cơ chế khoán chi phí. Ngoài những định mức khoán chi phí SCL, vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác có phân biệt giữa các tuyến đường dây mạch đơn và mạch kép, EVN cũng cần phải căn cứ vào thời gian sử dụng của TSCĐ, mức độ khai thác, trình độ công nghệ, chỉ số CPI để có một cơ chế khoán thuyết phục, khoa học và hợp lý. Ngoài ra trong công tác quản lý vốn và tài sản, quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận PTC4 phải tự hoàn thiện ngày một tốt hơn. Trong tương lai, PTC4 cùng với các công ty truyền tải điện khác cần sáp nhập thành NPTC hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con để tham gia vào thị trường điện cạnh tranh. Nhiệm vụ chính của NPTC vẫn là truyền tải điện năng. Nhưng để có sự độc lập tương đối với các công ty sản xuất và phân phối điện cần tách NPTC ra khỏi EVN. Các đơn vị tham gia vào hoạt động điện năng, nếu đáp ứng đủ yêu cầu về kỹ thuật sẽ được đấu nối và chi trả phí truyền tải. Phí này phải đảm bảo thu hồi vốn đầu tư và mang lại một mức lãi hợp lý cho NPTC. Các công ty con của NPTC không chỉ bao gồm các công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4 mà hình thành thêm các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, thí nghiệm điện và dịch vụ khác. Các công ty con này sẽ hoạt động dưới dạng công ty cổ phần. 82 KẾT LUẬN Trong bối cảnh ngành điện đã và đang được xã hội hóa để hướng tới một thị trường điện cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EVN và các doanh nghiệp kinh doanh điện năng khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước, ngành điện đang “chuyển mình” theo, PTC4 là công ty truyền tải điện năng lớn nhất nước cũng không là một ngoại lệ phải tự hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của mình để thích ứng với sự thay đổi của ngành. Đây là một quá trình lâu dài bền bỉ, bên cạnh những nỗ lực của PTC4 còn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía EVN và của Nhà nước. Tuy nhiên, với những tồn tại hiện nay, sự thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách,... thì bước chuyển đổi này hoàn toàn không đơn giản, nó đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền của và phải hết sức thận trọng khi ra quyết định cho từng giai đoạn nếu không muốn trả một giá đắt. Nói như thế không phải là không thực hiện được, nếu có sự đồng thuận từ nhiều phía rất có thể sẽ đạt được mục đích. Với những hạn chế về trình độ và thời gian, chắc chắn bài luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài nhằm giúp tôi rút kinh nghiệm nếu có điều kiện nghiên cứu sâu thêm. Xin chân thành cám ơn. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Bùi Hữu Phước, TS. Lê Thị Lanh, TS. Lại Tiến Dĩnh, TS. Phan Thị Nhi Hiếu (2005), Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Lao Động Xã hội. 2. PGS. TS Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội. 3. Công ty Truyền tải điện 4, Báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006. 4. Công ty Truyền tải điện 4, Báo cáo thống kê các năm 2004, 2005, 2006. 5. Chỉ thị số 36/2006/CT-TTg ngày 15/11/2006 về việc thực hiện chương trình hành động của chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010. 6. Luật Điện Lực ngày 14/12/2004. 7. Luật Doanh Nghiệp ngày 29/11/2005. 8. Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. 9. Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước. 10. Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp. 11.Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. 12.Quyết định 176/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. 13. Quyết định 104/QĐ-EVN-HĐQT Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam ngày 16/03/2005 ban hành Quy chế khoán chi phí truyền tải điện 84 áp dụng cho các Công ty Truyền tải điện thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. 14.Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam 15. Quyết định 178/QĐ-EVN-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam ngày 13/04/2006 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. 16. Quyết định số 148/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 17. Quyết định 110/2007/Qđ-TTg ngày 18/07/2007 Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025. 18. Website Tập đoàn Điện lực Việt Nam www.icon.com.vn. 19. Website Tập đoàn Điện lực Việt Nam www.evn.com.vn. 20. Website Bộ Tài chính Việt Nam www.mof.gov.vn. 21. Website Bộ Thương mại www.mot.gov.vn. 22. Website Công ty Truyền tải điện 4 www.ptc4.com.vn 85 PHỤ LỤC 1 B¶NG C¢N §èi kÕ TO¸N §¬n vÞ: VN§ tμi s¶n N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 A- Tμi s¶n ng¾n h¹n 648,241,810,318 1,275,229,302,536 1,312,426,436,516 I- TiÒn 4,052,206,388 9,640,197,218 16,933,559,313 1. TiÒn 4,052,206,388 9,640,197,218 16,933,559,313 II- C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 464,647,168,209 1,111,912,393,758 1,122,593,304,552 1. Ph¶i thu kh¸ch hμng 19,821,279,338 7,567,620,349 28,074,079,450 2. Tr¶ tríc cho ngêi b¸n 76,371,322,115 65,230,204,793 2,358,942,098 3. Ph¶i thu néi bé ng¾n h¹n 361,707,082,914 1,032,551,060,151 991,952,114,857 4. C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 6,747,483,842 6,563,508,465 100,208,168,147 III- Hμng tån kho 177,232,589,111 151,772,116,117 171,550,010,523 1. Hμng tån kho 177,232,589,111 151,772,116,117 171,550,010,523 IV- Tμi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 2,309,846,610 1,904,595,443 1,349,562,128 1. Chi phÝ tr¶ tríc ng¾n h¹n 1,661,344,940 1,471,728,294 1,081,452,228 2. Tμi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 648,501,670 432,867,149 268,109,900 B- Tμi s¶n dμi h¹n 4,174,897,976,332 5,527,634,967,630 5,110,908,157,627 I. Tμi s¶n cè ®Þnh 4,174,897,976,332 5,527,634,967,630 5,110,908,157,627 1. Tμi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh 4,136,534,984,652 5,494,843,026,601 5,083,098,627,381 - Nguyªn gi¸ 7,057,372,226,819 9,155,759,638,841 9,572,655,440,784 - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) - 2,920,837,242,167 (3,660,916,612,240) (4,489,556,813,403) 2. Tμi s¶n cè ®Þnh v« h×nh 101,600,870 75,416,678 49,232,486 - Nguyªn gi¸ 106,246,452 106,246,452 106,246,452 - Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ (*) -4,645,582 (30,829,774) (57,013,966) 3. Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang 38,261,390,810 32,716,524,351 27,760,297,760 Tæng céng tμi s¶n 4,823,139,786,650 6,802,864,270,166 6,423,334,594,143 B¶NG C¢N §èi kÕ TO¸N (TiÕp theo) §¬n vÞ: VN§ NGUỒN VỐN N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 86 A- Nî ph¶i tr¶ 4,371,697,181,087 6,217,618,712,768 6,272,589,390,461 I- Nî ng¾n h¹n 4,302,905,596,990 6,098,794,410,059 5,803,258,245,726 1. Vay vμ nî ng¾n h¹n 22,473,734,695 36,684,233,937 59,448,972,265 2. Ph¶i tr¶ ngêi b¸n 13,728,556,672 17,820,826,970 19,462,907,033 3. Ngêi mua tr¶ tiÒn tríc 733,706,499 701,802,151 227,855,928 4. ThuÕ vμ c¸c kho¶n ph¶i nép nhμ níc 1,001,585,915 592,901,011 2,175,616,942 5. Ph¶i tr¶ ngêi lao ®éng 31,856,651,379 44,408,321,614 41,812,356,733 6. Chi phÝ ph¶i tr¶ 35,486,369,301 30,760,136,065 26,324,545,404 7. Ph¶i tr¶ néi bé 4,015,222,873,977 5,565,916,606,285 5,439,554,754,444 8. C¸c kho¶n ph¶i tr¶, ph¶i nép ng¾n h¹n kh¸c 182,402,118,552 401,909,582,026 214,251,236,977 II- Nî dμi h¹n 68,791,584,097 118,824,302,709 469,331,144,735 1. Vay vμ nî dμi h¹n 68,791,584,097 118,800,147,580 469,413,185,981 2. Dù phßng trî cÊp mÊt viÖc lμm 0 24,155,129 (82,041,246) B- Vèn chñ së h÷u (400=410+430) 451,442,605,563 585,245,557,398 150,745,203,682 I- Vèn chñ së h÷u 437,497,076,182 560,054,541,036 133,586,739,734 1. Vèn ®Çu t cña chñ së h÷u 261,950,061,416 449,834,379,266 69,968,254,069 2. Vèn kh¸c cña chñ së h÷u 0 0 12,450,566,953 3. Quü ®Çu t ph¸t triÓn 174,976,971,409 110,138,046,567 50,926,238,518 4. Quü dù phßng tμi chÝnh 570,043,357 82,115,203 241,680,194 II- Nguån kinh phÝ vμ quü kh¸c 13,945,529,381 25,191,016,362 17,158,463,948 1. Quü khen thëng, phóc lîi 13,945,529,381 25,191,016,362 17,158,463,948 Tæng céng nguån vèn 4,823,139,786,650 6,802,864,270,166 6,423,334,594,143 87 PHỤ LỤC 2 Tổng chi phí truyền tải điện năm kế hoạch ∑CP.TTĐ=CP.CĐ + CP.TL +CP.SCL + CP.BĐ Trong đó: * CP.TTĐ: Là toàn bộ chi phí giao khoán dùng cho truyền tải điện một năm * CP.CĐ: Là tổng chi phí cố định dùng cho truyền tải điện Bao gồm các chi phí chủ yếu như sau: o Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho truyền tải điện o Chi phí trả tiền thuê, thuế đất dùng cho truyền tải điện phải trả hàng năm o Chi phí lãi vay cho các công trình đầu tư TSCĐ mới, dùng cho truyền tải điện o Chi phí cố định khác (như chi phí ăn ca, thưởng vận hành an toàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn…) * CP.TL: Là quỹ lương kế hoạch * CP.SCL: Là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ giao khoán theo định mức * CP.BĐ: Là các khoản chi phí biến đổi giao khoán theo định mức xác định theo 1 km đường dây, 1 trạm biến áp và 1 kVA theo các cấp điện áp bao gồm: o Chi phí vật liệu o Chi phí dịch vụ mua ngoài o Chi phí bằng tiền khác Cách xác định khoán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ CP.SCLn=∑ NG TSCĐ (n-3) x Tscl Trong đó: CP.SCLn: Là chi phí SCL được giao khoán ở năm thứ n 88 - NG TSCĐ (n-3) : Là nguyên giá TSCĐ năm thứ n trừ 3 - Tscl: Là tỷ lệ giao khoán xác định trên nguyên giá TSCĐ - Tscl = 0,9%/ năm theo nguyên giá TSCĐ của năm thứ n-3 Xác định chi phí biến đổi giao khoán - CPBĐ: Là chi phí biến đổi giao khoán - CPvl: Chi phí vật liệu - CPmn: Chi phí dịch vụ mua ngoài - CPbtk: Chi phí bằng tiền khác Xác định chi phí khoán vật liệu - CPvl: Là chi phí khoán vật liệu theo định mức - SKMĐi: Là số km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i - ĐMvlĐi: Là định mức vật liệu cho 1 km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i - SKMKi: Là số km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i - ĐMvlKi: Là định mức vật liệu cho 1 km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i - SKVAi: Là số kVA theo cấp điện áp i - ĐMvlti: Là định mức vật liệu cho 1 kVA trạm theo cấp điện áp i Xác định chi phí khoán dịch vụ mua ngoài CPBĐ = CPvl +CPmn +CPbtk CPvl = ∑(SKMĐi*ĐMvlĐi)+∑(SKMKi*ĐMvlKi) +∑(SKVAi*ĐMvlti) CPmn = ∑(SKMĐi*ĐMmnĐi) + ∑(SKMKi*ĐMmnKi) + ∑(STrami*ĐMmnti) + ∑( SKVAi*ĐMmni) - CPmn: Chi phí khoán dịch vụ mua ngoài - SKMĐi: Là số km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i - ĐMmnKi: Là định mức dịch vụ mua ngoài cho 1 km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i - SKVAi: Là số kVA theo cấp điện áp i - ĐMmnĐi: Là định mức dịch vụ mua ngoài cho 1 km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i - STrami: Là số trạm biến áp theo cấp điện áp i - SKVAi: Là số kVA theo cấp điện áp i - ĐMbtkKi: Là định mức bằng tiền khác cho 1 km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i - ĐMbtkĐi: Là định mức bằng tiền khác cho 1 km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i - SKMĐi: Là số km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i - ĐMbtki: Là định mức bằng tiền khác cho 1 kVA trạm theo cấp điện áp i - ĐMmni: Là định mức dịch vụ mua ngoài cho 1 kVA trạm theo cấp điện áp i - SKMKi: Là số km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i - SKMKi: Số km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i - STrami: Là số trạm biến áp theo cấp điện áp i - CPbtk: Chi phí khoán chi phí bằng tiền khác theo định mức Xác định chi phí khoán chi phí bằng tiền khác - ĐMbtkđi: Định mức chi phí bằng tiền khác đối với 1 trạm biến áp ở cấp điện áp i - ĐMmnti: Định mức chi phí mua ngoài đối với 1 trạm biến áp ở cấp điện áp i CPbtk = ∑(SKMĐi*ĐMbtkĐi) + (SKMKi*ĐMbtkKi) + ∑(STram i * ĐMbtkđi) + ∑(SKVAi*ĐMbtki) 89 91 BẢNG TÍNH ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TRUYỀN TẢI ĐIỆN 1. ĐỊNH MỨC ĐƯỜNG DÂY Đơn vị tính : đồng Định mức 1 km đường dây mạch đơn Định mức 1 km đường dây mạch kép STT YẾU TỐ CHI PHÍ 110kv 220kv 500kv 110kv 220kv 500kv 1 Vật liệu 1.608.849 2.224.680 3.272.339 3.217.698 4.449.360 6.544.678 2 Chi phí dịch vụ mua ngoài 386.097 477.187 745.212 424.707 524.906 819.733 3 Chi phí bằng tiền khác 1.787.527 2.184.756 4.507.168 1.966.280 2.403.232 4.957.885 2- ĐỊNH MỨC TRẠM BIẾN ÁP Đơn vị tính : đồng Định mức 1 trạm biến áp Định mức 1 KVA STT YẾU TỐ CHI PHÍ 110kv 220kv 500kv 110kv 220kv 500kv 1 Vật liệu 977 1.195 1.388 2 Chi phí dịch vụ mua ngoài 10.753.652 38.830.784 167.494.771 62 54 44 3 Chi phí bằng tiền khác 62.206.248 190.326.889 841.608.720 361 271 216 Ghi chú: Định mức đường dây & trạm biến áp trên tính cho vùng đồng bằng với hệ số 1. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác, vùng đồi & trung du tính hệ số 1,1; vùng núi, vùng sâu và vùng xa tính hệ số 1,2 (nếu có) 92 Đánh giá kết quả thực hiện khoán chi phí truyền tải điện Xác định mức tiết kiệm chi phí của các công ty: Mức tiết kiệm chi phí của các công ty được xác định trên cơ sở tổng chi phí thực hiện khoán gồm: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác với tổng chi phí thực tế thực hiện (của các yếu tố trên) trong một năm của mỗi công ty truyền tải ∑CP. TTĐ t/k = ∑CPK.TTĐs - ∑CP.TTĐ t/h CP.TTĐ t/k : Là chi phí truyền tải điện tiết kiệm được của năm thực hiện, nếu bội chi sẽ là số âm (-) CPK.TTĐs : Là toàn bộ chi phí khoán dùng cho truyền tải điện một năm gồm: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác CP.TTĐ t/h: Là tổng chi phí truyền tải điện thực tế thực hiện gồm chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí vật liệu, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Cơ sở quyết toán lương Kết quả thực hiện khoán chi phí sẽ là một trong những căn cứ quan trọng khi quyết toán tiền lương của các công ty truyền tải, quỹ tiền lương năm thực hiện phụ thuộc vào mức độ tiết kiệm chi phí đã giao khoán. Việc đánh giá kết quả thực hiện khoán chi phí gắn liền với quyết toán tiền lương được thực hiện như sau: Vhqki= 7%Vđgki x HhqixHkd Vhqki: Quỹ tiền lương còn lại tính theo hiệu quả SXKD điện được Tập đoàn duyệt phân phối cho công ty truyền tải điện thứ i Vđgki: Quỹ lương của đơn vị để tính hiệu quả SXKD điện đã được Tập đoàn thẩm định của Công ty truyền tải điện thứ i Hkd: Hệ số chênh lệch giữa tổng quỹ tiền lương (7%Vđgk) còn lại của các đơn vị khối hạch toán tập trung được Tập đoàn duyệt và tổng quỹ tiền lương còn lại (∑ 7%Vđgk) của các đơn vị được Tập đoàn thẩm định Hệ số Hkd được xác định như sau: 93 Hệ số hiệu quả của Công ty truyền tải điện thứ i được xác định như sau Hhqi=(1+Hcpi) x (1+ Htti) Htti: Hệ số giảm tổn thất điện năng của Công ty truyền tải điện thứ i Hcpi: Hệ số tiết kiệm chi phí thực hiện so với định mức khoán Tập đoàn giao của Công ty truyền tải điện thứ i. Hệ số tiết kiệm chi phí là hệ số tăng thêm (giảm bớt) tiền lương do việc tiết kiệm (chi vượt) chi phí so với tổng định mức khoán chi phí truyền tải được Tập đoàn giao. Hệ số tiết kiệm chi phí được xác định như sau: Trường hợp chi phí thực tế thực hiện thấp hơn tổng định mức khoán chi phí Tập đoàn giao. Hệ số tiết kiệm chi phí Hcpi được xác định tại quy chế đã ban hành Trường hợp chi phí thực tế thực hiện cao hơn tổng định mức khoán chi phí Tập đoàn giao. Hệ số tiết kiệm chi phí Hcpi được xác định tại quy chế đã ban hành Khi xác định hệ số tiết kiệm chi phí Tập đoàn sẽ xem xét và có loại trừ các yếu tố khách quan làm tăng (giảm) chi phí thực hiện đột biến. 94 chØ tiªu N¨m 2004 N¨m 2005 N¨m 2006 1. Doanh thu thuÇn b¸n hμng vμ cung cÊp dÞch vô 19,335,549,379 15,599,374,697 7,806,995,350 2. Gi¸ vèn hμng b¸n 17,839,110,757 14,759,633,316 7,391,152,881 3. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hμng vμ cung cÊp dÞch vô 1,496,438,622 839,741,381 415,842,469 4. Doanh thu ho¹t ®éng tμi chÝnh - - - 5. Chi phÝ tμi chÝnh - - - 6. Chi phÝ b¸n hμng - - - 7. Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 49,084,610 - 7,752,875 8. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng KD 1,447,354,012 839,741,381 408,089,594 9. Thu nhËp kh¸c 2,512,694,462 903,449,887 2,062,134,467 10. Chi phÝ kh¸c 792,710,361 602,702,338 254,043,629 11. Lîi nhuËn kh¸c 1,719,984,101 300,747,549 1,808,090,838 12. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tríc thuÕ 3,167,338,113 1,140,488,930 2,216,180,432 13. Chi phÝ thuÕ TNDN hiÖn hμnh 886,854,672 319,336,900 620,530,521 14. Chi phÝ thuÕ TNDN ho·n l¹i - - - 15. Lîi nhuËn sau thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 2,280,483,441 821,152,030 1,595,649,911 Ghi chú: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh chỉ thể hiện kết quả kinh doanh của hoạt động sản xuất khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các khoản chi phí truyền tải điện phát sinh tại Công ty không được thể hiện tại báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh này, mà được kết chuyển để ghi nhận tại báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 95 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA1414.pdf
Tài liệu liên quan