Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và có sự điều tiết của Nhà nước. Sở dĩ có sự quản lý của Nhà nước là nhằm khắc phục những hạn chế do nền kinh tế thị trường gây ra. Song không chỉ nền kinh tế thị trường mới cần có sự can thiệp của Nhà nước mà trong bất cứ hoàn cảnh nào thì vai trò của Nhà nước cũng đều rất quan trọng. Một bộ máy Nhà nước hoạt động thực sự có hiệu quả khi nó đảm bảo: Tính tối ưu, tính linh hoạt, độ tin cậy, tính kinh t
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế, tính bí mật. Nhưng trên thực tế, bộ máy Nhà nước ta hết sức cồng kềnh, hoạt động trì trệ, chậm chạp nên hiệu quả quản lý không cao, do đó Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ tiến hành cải cách đồng bộ nền hành chính Nhà nước.
UBND huyện là một cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương. Trong quá trình cải cách bộ máy Nhà nước trong những năm gần đây, việc tổ chức và hoạt động của cơ quan này đã được xây dựng một cách văn bản thể hiện trong Hiếp pháp 1992, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 và một số văn bản dưới luật khác. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của UBND thời gian qua chưa phải đã hoàn toàn trôi chảy, hơn nữa còn nảy sinh nhiều vướng mắc nên cần thiết phải có sự nghiên cứu sâu rộng để đề ra các biện pháp hoàn thiện.
Cũng như các đơn vị hành chính khác, bên cạnh những kết quả to lớn đạt được thì UBND huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh còn mắc phải một số hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu tổ chức. Vì vậy, em đã chọn đề tài "Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh" làm mục tiêu nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần nhỏ bé để hoạt động của UBND huyện được linh hoạt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới. Bài viết được chia làm 3 phần:
Phần I : Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức
Phần II : Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh.
Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Xuân Cầu và của các cô chú, anh chị công tác tại Phòng TC-LĐ-XH huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh trong suốt thời gian em thực tập tại Phòng. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu ngắn cho nên bài viết sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự cố vấn, góp ý của thầy cô giáo cũng như của các bạn đọc./.
Phần I:
Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức
I - Các khái niệm liên quan:
Theo giáo trình Phân tích lao động xã hội- TS.Trần Xuân Cầu, đưa ra:
Cơ cấu là sự phân chia tổng thể ra những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung.
Tổ chức bao hàm một chỉnh thể hoạt động độc lập có chính danh và tôn chỉ mục đích hoạt động. Ngoài ra, tổ chức còn được hiểu là sự bố trí, sắp xếp các bộ phận trong một tổ chức sao cho các bộ phận đó phối hợp hoạt động nhịp nhàng, không chồng chéo, không trùng lặp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Cơ cấu tổ chức của một đơn vị (tổ chức) là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoávà có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung đã xác định của đơn vị.
Trong cuốn: “Quản lý Nhà nước về kinh tế”- ĐHKTQD, nêu:
Quản lý là sự tâc động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Biểu 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Chủ thể quản lý
Đối tượng bị quản lý
Bộ máy quản lý
Phương pháp quản lý
Mục tiêu quản lý
Thông tin phản hồi
Tổ chức bộ máy quản lý là quá trình xác định các chức năng, các bộ phận tạo thành một bộ máy quản lý nhằm tổ chức và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phân bổ nguồn lực và các nguồn lực khác cho từng bộ phận và công việc cụ thể. Nó cũng cho phép chúng ta xác định rõ mối quan hệ tương quan giữa các hoạt động cụ thể và trách nhiệm quyền hạn gắn liền với mỗi cá nhân, phân hệ của bộ máy xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức. Nó trợ giúp cho việc ra quyết định bởi các luồng thông tin rõ ràng, nó giúp xác định cơ cấu quyền lực cho tổ chức.
II - Nội dung xác định cơ cấu tổ chức:
1) Cơ sở khoa học của việc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý:
Trong “Cơ sở khôa học của quản lý kinh tế” của PTS.Nguyễn Bá Sơn, có viết:
Cơ cấu tổ chức quản lý là hình thức thể hiện sự phân công lao động trong lĩnh vực quản lý. Bản thân quản lý đã trở thành một chức năng xã hội, mỗi bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức quản lý được CMH những phần việc nhất định trong hoạt động quản lý.
Như vậy, tiền đề khách quan của sự hình thành và phát triển cơ cấu tổ chức quản lý là sự phân công lao động xã hội trong lĩnh vực quản lý. ở đây ta thấy giữa cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Chính cơ cấu sản xuất quyết định cơ cấu tổ chức quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý phải xuất phát từ cơ cấu tổ chức sản xuất. Quy mô, tổ chức, đặc điểm của cơ cấu sản xuất quyết định cơ cấu tổ chức quản lý. Sự thống nhất giữa 2 lĩnh vực này là điều kiện phát triển của hệ thống kinh tế xã hội.
Stephen P. Robbins nêu ra 6 yếu tố cơ bản hình thành nên cơ cấu của 1 tổ chức, đó là CMH công việc, bộ phận hoá, hệ thống ra mệnh lệnh, phạm vi quyền lực, tập trung quyền lực (tập quyền) và phân chia quyền lực (phân quyền), và chính thức hoá.
Từ đó ta thấy những thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức bộ máy là:
* Chuyên môn hoá:
CMH là quá trình nhận diện những công việc cụ thể và phân công các cá nhân hay nhóm làm việc đã được đào tạo đảm nhiệm chung. Do đó trong một tổ chức, một cá nhân hay nhóm làm việc có thể chuyên sâu vào 1 công việc hay 1 công đoạn nào đó của 1 công việc.
* Tiêu chuẩn hoá:
Tiêu chuẩn hoá là quá trình phát triển các thủ tục của tổ chức mà theo đó các nhân viên có thể hình thành công việc của họ theo 1 cách thức thống nhất là thích hợp. Quy trình này tác động vào mỗi nhân viên như một cơ chế mà các công việc không được tiêu chuẩn hoá thì tổ chức không thể đạt được mục tiêu của nó.
Các tiêu chuẩn cho phép các nhà quản trị đo lường thành tích của nhân viên. Đồng thời cùng với bản mô tả công việc, các tiêu chuẩn công việc là cơ sở để tuyển chọn nhân viên cho tổ chức.
* Sự phối hợp:
Sự phối hợp là những thủ tục chính thức và phi chính chức để liên kết hoạt động cho các nhóm riêng rẽ trong tổ chức đảm nhiệm. Trong các tổ chức quan liêu, các quy định, quy chế của nó đã đủ để liên kết các hoạt động này. Còn trong những tổ chức có cấu trúc lỏng lẻo, đòi hỏi có sự phối hợp một cách linh hoạt trong việc giải quyết những vấn để của toàn đơn vị, đòi hỏi sự sẵn lòng chia sẻ trách nhiệm và sự truyền thống một cách hiệu quả giữa các thành viên của tổ chức.
* Quyền lực:
Quyền lực là quyền ra quyết định và điều khiển hoạt động của người khác.
Mỗi tổ chức đều có những cách thức phân bổ quyền lực khác nhau. Trong những tổ chức phi tập trung, một số quyền ra quyết định được uỷ quyền cho cấp dưới và ngược lại trong tổ chức tập quyền thì quyền ra quyết định được tập trung vào các nhà quản trị cao cấp.
2) Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý:
Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Số lượng cấp bậc quản lý càng ít càng tốt để đảm bảo tính linh hoạt thông suốt của cơ cấu, tăng hiệu lực trong sản xuất kinh doanh.
- Xác định rõ các mối quan hệ dọc, ngang, đảm bảo phối hợp chặt chẽ nhiệm vụ giữa các bộ phận
- Phân công hợp lý nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn giữa các bộ phận, không chồng chéo, xoá bỏ các cấp trung gian không cần thiết, tăng mối quan hệ trực tiếp.
- Bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả sao cho chi phí quản lý ít mà hiệu quả quản lý ngày càng cao.
3) Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý:
* Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý gắn với phương hướng mục đích của hệ thống. Phương hướng mục đích của hệ thống sẽ chi phối cơ cấu của hệ thống. Nếu một hệ thống mục tiêu, phương hướng của nó có quy mô lớn thì cơ cấu tổ chức, đội ngũ, trình độ nhân cách các con người tham gia hệ thống cũng ở mức tương xứng và ngược lại.
* Nguyên tắc CMH và cân đối: Nguyên tắc này đòi hỏi cơ cấu tổ chức quản lý phải được phân công, phân nhiệm các phân hệ trong hệ thống theo các nhóm chuyên ngành với những con người được đào luyện tương ứng và có đủ quyền hạn. Để thực hiện nguyên tắc này phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Phải công bố rõ ràng nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của cả hệ thống để mọi thành viên của hệ thống nắm và hiểu phần việc của mình trong guồng máy chung của hệ thống.
- Cơ cấu tổ chức được phân phối dựa theo nhiệm vụ được giao chứ không phải nhiệm vụ công việc phải thực hiện, chỉ có giao nhiệm vụ một cách cụ thể với sự cân xứng giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lực, lợi ích của từng phân hệ để phân biệt rõ ai làm tốt, ai làm kém thì hệ thống mới có thể tồn tại và phát triển.
* Nguyên tắc thích nghi và linh hoạt với môi trường: Nguyên tắc này đòi hỏi việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo sao cho mỗi phân hệ một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để mọi cán bộ quản lý ở các cấp thấp phát triển được tài năng, chuẩn bị cho việc thay thế vị trí của các cán bộ quản lý cấp trên khi cần thiết.
* Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả: Đòi hỏi bộ máy quản lý phải thu được kết quả hoạt động cao nhất so với chi phí mà hệ thống bỏ ra, đồng thời đảm bảo hiệu lực hoạt động của các phân hệ và các điều khiển của người lãnh đạo. Để đảm bảo nguyên tắc này cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Cơ cấu tổ chức phải là cơ cấu hợp lý nhất, đảm bảo chi phí hoạt động là nhỏ nhất mà kết quả chung thu được của hệ thống là cao nhất trong khả năng có thể.
- Cơ cấu tổ chức phải tạo được môi trường xung quanh, nhiệm vụ của các phân hệ làm cho mỗi phân hệ hiểu rõ vị trí, giá trị của các hoạt động mà mình tham dự, là nhằm tạo lợi thế, thuận lợi cho các phân hệ có liên quan trực tiếp với mình, tránh gây khó khăn và trở ngại cho các phân hệ và cả hệ thống, từ đó hình thành các hành vi xử sự hợp lý, tích cực giữa các phân hệ trong hệ thống.
- Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo cho cán bộ quản lý các phân hệ có quy mô hợp lý tương ứng với khả năng kiểm soát, điều hành họ. Nếu trình độ của một cán bộ quản lý chỉ có thể điều hành 10 người mà cấp trên lại giao cho họ quản lý 20 người là điều bất cập.
Trong thực tế khó có thể xây dựng được một bộ máy quản lý đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên và thoả mãn mọi nguyên tắc đã nêu ra. Tuy nhiên những nguyên tắc yêu cầu trên là cần thiết và nó là kim chỉ nam cho việc xây dựng và thực hiện bộ máy quản lý.
4) Các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý:
Sau khi tham khảo 1 số tài liệu như: Giáo trình PTLĐXH của TS.Trần Xuân Cầu, “Cơ sở khoa học của quản lý kinh tế” của PTS. Nguyễn Bá Sơn, hay giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp của bộ môn Quản trị kinh doanh,…ta thấy có các mô hình cơ cấu tổ chức chủ yếu sau:
a) Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến:
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến:
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo tuyến 2
Người lãnh đạo tuyến 1
Các đối tượng quản lý
Các đối tượng quản lý
Mô hình này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc quản trị của Fayol với đặc trưng cơ bản là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới quy định theo tuyến. Đây là quan hệ dọc trực tiếp, một cấp thừa hành nào đó chỉ nhận lệnh và chịu trách nhiệm từ một cấp trên trực tiếp và các bộ phận cùng cấp không liên hệ trực tiếp với nhau mà phải thông qua cấp trên chung.
Ưu điểm chủ yếu của mô hình này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghiêm túc chế độ 1 Thủ trưởng, do đó có sự thống nhất cao, hiệu lực chỉ huy mạnh. Vì mối quan hệ là đường thẳng, xoá bỏ việc 1 cấp phải nhận nhiều mệnh lệnh từ các cấp khác nhau nên thông tin truyền tải nhanh, thông suốt, tổ chức gọn nhẹ. Song do chỉ có một cấp lãnh đạo nên đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức tổng hợp, chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền. Những quyết định đưa ra mang tính chủ quan, độc đoán, áp đặt, không có sự tham mưu, góp ý của cấp dưới. Do đó cũng hạn chế việc khai thác, sử dụng trí tuệ của các chuyên gia. Thích hợp với mô hình này là các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.
b) Cơ cấu tổ chức quản lý chức năng :
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý chức năng:
Người lãnh đạo
Người lãnh đạo chức năng A
Người lãnh đạo chức năng B
Người lãnh đạo chức năng C
Đối tượng quản lý 1
Đối tượng quản lý 2
Đối tượng quản lý 3
Mô hình này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết của Taylor. Theo kiểu cơ cấu này nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thành nên những người lãnh đạo được CMH, chỉ đảm nhận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định. Các bộ phận chức năng được uỷ quyền chỉ đạo ra quyết định giải quyết những vấn đề chuyên môn do mình phụ trách. Nhờ đó có điều kiện sử dụng khai thác trình độ chuyên môn của các chuyên gia giỏi, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý, đồng thời giảm bớt được gánh nặng cho người quản lý, việc đưa ra quyết định nhanh hơn, giảm tính chủ quan, độc đoán, tiết kiệm được thời gian. Song mối liên hệ giữa các nhân viên trong tổ chức lại rất phức tạp, cấp dưới chịu sự chỉ đạo của nhiều đầu mối gây ra sự chồng chéo, khó tách bạch thẩm quyền của những người lãnh đạo chức năng. Từ đó làm suy yếu vai trò Thủ trưởng, phá vỡ tính thống nhất tạo mầm gây chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết trong tổ chức.
c) Cơ cấu tổ chức, quản lý trực tuyến, chức năng:
Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến - chức năng:
Người lãnh đạo chức năng A
Người lãnh đạo chức năng C
Người lãnh đạo chức năng A
Đối tượng quản lý 1
Đối tượng quản lý 2
Đối tượng quản lý 3
Người lãnh đạo cấp 1
Người lãnh đạo chức năng B
Người lãnh đạo cấp 2
Người lãnh đạo chức năng B
Người lãnh đạo chức năng C
Đặc trưng cơ bản của mô hình là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng. Theo đó, mỗi liên hệ giữa cấp dưới và người lãnh đạo là một đường thẳng (trực tuyến) nên quyền ra mệnh lệnh thuộc cấp trưởng trực tuyến và cấp trưởng chức năng. Còn những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến.
Cách tổ chức này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất trong tổ chức ở một mức độ nhất định. Bộ phận trung gian giúp cho lãnh đạo cấp cao nắm bắt được thông tin hơn nên quyết định được đưa ra nhanh chóng và có tầm chiến lược cao.
Tuy nhiên cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng gây ra khó khăn, phức tạp trong tổ chức quản lý, vì vậy đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực và trình độ cao. Mặt khác chi phí cho hoạt động ra quyết định là lớn.
d) Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến - tham mưu:
Sơ đồ 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến - tham mưu:
Người lãnh đạo
Tham mưu 1
Tham mưu 2
Tham mưu 3
Người lãnh đạo tuyến1 1
Người lãnh đạo tuyến2 1
Tham mưu 2
Tham mưu 1
Tham mưu 2
Tham mưu 1
Các đối tượng quản lý
Các đối tượng quản lý
Mô hình này dựa trên nguyên tắc quản lý trực tuyến nhưng giúp việc cho Thủ trưởng và lãnh đạo các cấp có bộ phận tham mưu, tư vấn hoặc nhóm chuyên viên. Các nhà lãnh đạo trực tuyến có quyền ra các mệnh lệnh, các nhà tư vấn chỉ có nhiệm vụ tư vấn cho cấp lãnh đạo trực tiếp. Do đó, tư vấn tham mưu chỉ chuẩn bị quyết định cho Thủ trưởng trực tiếp mà không có quyền ra quyết định.
Ưu điểm chủ yếu của loại hình cơ cấu này là giảm nhẹ công việc cho các nhà lãnh đạo trực tuyến, vừa đảm bảo tính thống nhất của hoạt động quản trị, vừa sử dụng được đội ngũ chuyên gia giỏi chuẩn bị các quyết định, đồng thời giảm bớt được sự phức tạp của cơ cấu tổ chức.
Nhược điểm chủ yếu của mô hình này là đã làm tách bạch một cách cứng nhắc giữa người chuẩn bị quyết định và người ra quyết định nên không gắn chặt trách nhiệm của người chuẩn bị quyết định vào chất lượng của quyết định đó. Mặt khác để đưa ra được những quyết định có hiệu quả cao thì phải tìm kiếm được các chuyên gia thực sự giỏi trong các lĩnh vực.
e) Cơ cấu tổ chức quản lý chương trình, mục tiêu:
Hiện nay nhiệm vụ thúc đẩy tiến bộ KHKT và đổi mới sản phẩm giải quyết những vấn đề phức tạp tổng hợp của KTXH đòi hỏi phải có những mô hình cơ cấu tổ chức mềm dẻo, linh hoạt, có hiệu lực. Từ đó đã xuất hiện hàng loạt các phương pháp và mô hình quản lý hiện đại tiên tiến như cơ cấu ma trận, cơ cấu quản lý theo dự án... Tất cả những cơ cấu đó được gọi chung là cơ cấu chương trình mục tiêu.
Sơ đồ 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý chương trình - mục tiêu:
Người lãnh đạo
X1
Lãnh đạo chương trình
Lãnh đạo ngành B
Lãnh đạo ngành A
X2
X1, X2 là cơ quan thừa hành tham gia chương trình mục tiêu.
Đặc điểm của mô hình này là: Các ngành có quan hệ đến việc thực hiện chương trình mục tiêu được liên kết lại và có một tổ chức để quản lý, thống nhất. Tổ chức đó là Ban chủ nhiệm chương trình. Chức năng cơ cấu là phối hợp, điều hoà các thành viên, điều phối các nguồn dự trữ giải quyết các vấn đề tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng và điều phối các quan hệ lợi ích.
Ưu điểm cơ bản của cơ cấu này là thống nhất, liên kết phối hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kể cả địa phương để giải quyết một chương trình tổng hợp theo một mục tiêu nhất định. Nhờ đó về mặt tổ chức hành chính không cần phải hình thành bộ mới, ngành mới. Cơ quan này tổ chức rất gọn nhẹ, linh hoạt và chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định. Điều kiện để hình thành cơ cấu là phải có những người tài giỏi cả về lý luận khoa học, cả về chỉ đạo thực tiễn. Họ tập hợp được các chuyên gia giỏi nhiều lĩnh vực nắm bắt được thông tin, thông thạo trong xây dựng và điều hành các chương trình.
Sau khi hình thành chương trình, bộ phận chuyên môn lại trở về đơn vị cũ. Các cơ quan của các ngành được giao, tham gia tổ chức thực hiện chương trình, đưa chương trình vào cuộc sống phục vụ cho các mục tiêu KTXH.
5) Một số biểu hiện cơ cấu tổ chức kém hiệu quả:
- Khi cơ cấu tổ chức có quá nhiều cấp lãnh đạo thì khoảng cách giữa nơi ra quyết định với đối tượng quản lý bị kéo dài, tốc độ ra quyết định chậm và có thể mang màu sắc chủ quan, quan liêu. Mặt khác nếu có quá nhiều cấp lãnh đạo thì phải sử dụng nhiều nhân viên nên chi phí ra quyết định cao, chất lượng quyết định thấp do bị "Nhiễu" thông tin. Các mô hình, cơ cấu tổ chức hiện đại đều hướng tới việc giảm số cấp lãnh đạo, đặc biệt thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Chú ý quá nhiều đến việc giải quyết các mâu thuẫn giữa các bộ phận chức năng. Đây là hạn chế tất yếu do mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến, chức năng gây ra, đặc biệt nếu sử dụng bộ phận chức năng nhiều hơn mức cần thiết. Khi đó thay vì tập trung vào việc ban hành các quyết định phân bổ và phối hợp có hiệu quả các nguồn lực để đáp ứng tốt nhất cầu của khách hàng thì các nhà lãnh đạo phải làm là tập trung giải quyết các mâu thuẫn nội bộ do tổ chức kém gây ra.
- Tổ chức quá nhiều cuộc họp và trong các cuộc họp lại có quá nhiều người tham dự. Trường hợp này xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng biểu hiện kết quả chỉ có 1 là tổ chức hoạt động kém hiệu quả.
- Khoảng cách kiểm soát quá lớn. Trên phương diện lý thuyết không kiểm tra có nghĩa là không quản lý. Một tổ chức hoạt động chỉ có hiệu quả nếu thiết kế sao cho mỗi nhà lãnh đạo có đủ khả năng kiểm soát các quyết định mà họ ban hành, nếu ngược lại thì tổ chức đó kém hiệu quả.
- Có nhiều mục tiêu đề ra không đạt được. Đây là biểu hiện trực tiếp nhất của sự kém hiệu quả của tổ chức vì tổ chức được xây dựng là để thực hiện các mục tiêu mà biểu hiện ở đó là các mục tiêu không đạt được trong khi vẫn phải chi phí nuôi dưỡng tổ chức đó.
III - Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức:
Một tổ chức ra đời cần phải ổn định trong một thời gian nhất định, mặc dù một vài bộ phận hoặc con người trong đó có thể thay đổi. Sự ổn định của tổ chức sẽ tạo điều kiện để thực hiện thành công những chiến lược đề ra của tổ chức đó, giúp cho các thành viên của tổ chức yên tâm ở vị trí công tác của mình. Tuy nhiên khi các yếu tố ảnh hưởng tác động mạnh đến cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức cũ trở nên không còn phù hợp nữa thì cần phải đổi mới một cơ cấu tổ chức đó. Một cơ cấu tổ chức lỗi thời trong nhiều trường hợp sẽ cản trở sự phát triển của tổ chức. Việc thay đổi một cơ cấu tổ chức dù đã lỗi thời không phải là vấn đề đơn giản vì có rất nhiều yếu tố cản trở sự thay đổi đó. Theo Stephen P. Robbins, sự cản trở có thể xuất phát từ cá nhân hoặc từ bản thân tổ chức, sự cản trở của cá nhân bao gồm thói quen của con người, nhu cầu đảm bảo an toàn, các yếu tố kinh tế, nỗi lo sợ không được ai biết đến, xử lý thông tin có lựa chọn, sự cản trở của tổ chức có thể là sự thiếu năng động (tính ỳ ) của cơ cấu tổ chức, chú trọng thay đổi đồng bộ, sự thiếu năng động của nhóm, mối đe doạ đối với hình thức chuyên môn và sự không lành nghề, đe doạ đối với các mối quan hệ quyền lực vốn đã được thiết lập, đe doạ tới sự phân bổ nguồn lực đã được thiết lập. Vì thế, muốn thay đổi được cơ cấu tổ chức hiện tại theo hướng tiến bộ, đòi hỏi người lãnh đạo phải nắm được các yếu tố đang thúc đẩy và các yếu tố đang cản trở sự thay đổi trong tổ chức của mình.
1) Các yếu tố khách quan: Đó là những yếu tố hoạt động từ bên ngoài vào, nó không phụ thuộc vào ý muốn của tổ chức.
- Quy mô của tổ chức có ảnh hưởng đến cơ cấu của tổ chức, khi quy mô của tổ chức tăng lên đòi hỏi phải có nhiều bộ phận, phòng ban mới làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, phức tạp, nhiều tầng lớp. Ngược lại khi quy mô tổ chức nhỏ thì cơ cấu tổ chức thường gọn nhẹ, đơn giản .
- Những quy định của Nhà nước về hệ thống tổ chức và sự phân cấp của nó. Khi Nhà nước quy định về việc chia tách, sát nhập tổ chức cũng như quy định tầng lớp lãnh đạo trong tổ chức đều có ảnh hưởng đến cơ cấu của tổ chức.
- Khối lượng nhiệm vụ kế hoạch được giao dù tăng lên hay giảm đi đều làm thay đổi quy mô của tổ chức dẫn đến cơ cấu tổ chức cũng thay đổi.
- Trình độ công nghệ, kỹ thuật và mức độ trang bị lao động
Khi trình độ công nghệ, KHKT hiện đại được ứng dụng vào trong tổ chức làm tăng năng suất lao động, đặc biệt trong quản lý thì nhu cầu sử dụng lao động giảm, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn.
- Số lượng người và trình độ thích ứng của họ với các nhiệm vụ được giao.
Nếu số lượng người đông tức quy mô tổ chức lớn thì cơ cấu tổ chức càng thêm phức tạp và nếu trình độ chuyên môn của người lao động không đáp ứng được nhiệm vụ được giao thì cơ cấu tổ chức đó trở nên hoạt động kém hiệu quả.
- Môi trường và phạm vi hoạt động của tổ chức:
Môi trường thuận lợi phạm vi hoạt động của tổ chức rộng thì cơ cấu tổ chức càng phức tạp.
2) Các yếu tố chủ quan:
- Trình độ, năng lực của người lãnh đạo cũng như ý chí của họ.
Trong một tổ chức, người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, đó là người đứng đầu quyết định mọi vấn đề của tổ chức. Vì thế nếu người lãnh đạo có trình độ năng lực giỏi, nắm bắt được mọi vấn đề cũng như tâm huyết ý chí của họ vì tổ chức thì tổ chức sẽ có một cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt.
- ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ:
Khi một cơ cấu tổ chức trở nên cũ kỹ lạc hậu thì chúng ta không thể vứt bỏ nó đi mà phải cải tiến nó từng bước để nó trở nên phù hợp hơn, linh hoạt hơn. Vì vậy thay đổi cơ cấu là thay đổi trên nền tảng của cơ cấu tổ chức cũ.
- Trình độ năng lực của cán bộ ở bộ phận tham mưu tổ chức:
Trong những tổ chức có quy mô lớn nếu tổ chức theo cơ cấu trực tuyến thì người lãnh đạo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ra quyết định. Do đó, họ đều sử dụng những chuyên gia giỏi trợ giúp cho việc ra quyết định của mình.
- Quan hệ bên trong tổ chức: Đó là quan hệ giữa cấp quản lý với cấp bị quản lý, giữa các bộ phận với nhau.
+ Mức độ quyền lực: Quyền lực là mức độ chi phối của người lãnh đạo với người bị lãnh đạo. Mức độ chi phối càng nhiều, số lượng người nghe nhiều có nghĩa là bộ máy quản lý gọn nhẹ, thông suốt. Nhưng do năng lực trình độ của người lãnh đạo không cao, không có uy tín thì mức độ quyền lực thấp, hiệu quả của quyết định không cao thì cơ cấu tổ chức cồng kềnh.
+ Mức độ hợp tác: Là sự hợp tác giữa các phòng ban, giữa các nhân viên cùng nhau giải quyết vấn đề, một người kiêm nhiệm nhiều việc thì cơ cấu tổ chức sẽ trở nên linh hoạt.
+ Mức đảm nhận của các nhân viên trong tổ chức:
Nếu các đối tượng quản lý có trình độ chuyên môn phù hợp có khả năng đảm nhiệm được công việc cũng như kiêm được các công việc khác thì mọi việc sẽ được giải quyết nhanh chóng, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, ít đầu mối.
IV - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức:
Việc đánh giá hiệu quả hay tính hợp lý của một cơ cấu tổ chức rất phức tạp, cơ cấu tổ chức phải phục vụ mục tiêu hoạt động của tổ chức. Bất cứ 1 bộ phận nào ra đời đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan của tổ chức. Sau một thời gian hoạt động phải đánh giá lại các bộ phận trong tổ chức cũng như mối liên hệ giữa chúng để phát hiện ra những bất hợp lý, lỗi thời của chúng. Giáo trình PTLĐXH đưa ra các chỉ tiêu sau để đánh giá:
- Chỉ tiêu tổng quát: Được tính bằng so sánh mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của năm nay so với năm trước hoặc sau và trước khi có sự thay đổi cơ cấu tổ chức là tăng lên hay giảm đi. Song cũng có trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tiến triển tốt nhưng cơ cấu tổ chức lại đang gặp nhiều khó khăn mâu thuẫn vì sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thị trường, kinh tế chính trị, các nguồn lực…
- Ngoài ra người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu riêng để đánh giá.
+ Tốc độ hoặc thời gian chuyển tải thông tin (các quyết định quản lý hoặc các báo cáo) giữa cấp quản lý và cấp thực hiện, cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp tăng tốc và giảm thời gian chuyền tải thông tin, tránh được thông tin chuyển vùng qua nhiều cấp trung gian gây nhiễu, chi phí lớn.
+ So sánh cơ cấu tổ chức hiện tại với thiết kế tổ chức ban đầu để phát hiện những chồng chéo về chức năng giữa các bộ phận cũng như sự xuất hiện những bộ phận mới trong quá trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận đó so với nhiệm vụ chức năng đề ra.
+ Tính hiệu lực của các quyết định:
Khi các quyết định mà người lãnh đạo đưa ra được thi hành bởi các đối tượng quản lý thì có nghĩa là cơ cấu tổ chức hoạt động bình thường còn nếu quyết định không được thực hiện hoặc có được thực hiện nhưng đạt kết quả không cao thì cơ cấu tổ chức đó cần phải xem xét lại.
V - Vai trò của cấp huyện và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức UBND huyện:
Vì thế cần phải đánh giá mức độ hợp lý của một cơ cấu tổ chức. Một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý không chỉ có vừa đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với những con người đủ phẩm chất cần thiết để thực hiện các chức năng công việc được giao.
Chính quyền cấp huyện là một trong 4 cấp của hệ thống hành chính nước ta. TW, Tỉnh, Huyện, Xã. Mặc dù chính quyền cấp huyện không phải là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý hành chính Nhà nước nhưng là nơi trực tiếp chỉ đạo chính quyền cấp xã trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, VHXH, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân theo quy định của phát luật hiện hành. Sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp huyện đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ phục vụ nhân dân của Nhà nước .
Chính quyền cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương mình. Chính quyền cấp huyện có chức năng quản lý, thống nhất công việc của nhà nước trên lãnh thổ, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân và pháp chế XHCN, giám sát mọi cơ quan, tổ chức, công dân chấp hành đúng pháp luật nhà nước trên lãnh thổ, tham gia xây dựng và quản lý kinh tế trên lãnh thổ bao gồm cả phần TW quản lý và phần địa phương quản lý; chăm lo xây dựng kinh tế dịa phưưong và kết cấu hạ tầng KTXH do địa phương trực tiếp quản lý; làm đầy đủ nghĩa vụ của địa phương đối với TW; chăm lo ddowif sống của toàn thể dân cư sống trên lãnh thổ; bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên lãnh thổ; quản lý và bảo vệ tài nguyên & môi trường, bảo đảm xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân thuộc nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
Cùng tiến hành với việc cải cách bộ máy hành chính để hướng tới mục tiêu xây dựng một bộ máy tinh giản với đầy đủ thẩm quyền và hoạt động có hiệu quả trong điều kiện dân chủ công khai, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước, đồng thời đáp ứng kịp thời những đòi hỏi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân thì việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Việc hoàn thiện này phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Yêu cầu hoàn thiện bộ máy quản lý UBND huyện:
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu phòng ban được xác định theo hướng chuyên tinh, gọn nhẹ, hiệu quả, hiệu lực.
b) Hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước:
- Cần có sự phân công rõ ràng trong công việc, CMH chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban trong UBND để nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban.
- Có sự phân công nhiệm vụ hợp lý giữa các cán bộ trong từng phòng ban đảm bảo cho cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Các thành viên Uỷ ban chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban và hoạt động của ngành, lĩnh vực công tác được phân công.
- Tất cả các quyết định điều hành công việc của UBND và Chủ tịch UBND huyện đều phải được thể chế hoá bằng văn bản pháp quy, các văn bản quy định của Nhà nước đã ban hành.
c) Sử dụng đội ngũ cán bộ công chức hợp lý:
Trên cơ sở quy định của Nhà nước, theo yêu cầu nhiệm vụ có kế hoạch tuyên dương, sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp đảm bảo hiệu quả hoạt động, đồng thời tổ chức cho các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sử dụng cán bộ đủ về số lượng, đúng về chất lượng sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao, cơ cấu tổ chức trở nên linh hoạt, gọn nhẹ.
Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu trênta sẽ thấy 1 UBND huyện có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả; chức năng nhiệm vụ được phân công rõ ràng, không chồng chéo giữa các bộ phận, công việc; và có 1 đội ngũ cán bộ trong sạch, có trình độ chuyên môn phù hựop với vị trí, công việc được giao. Do đó hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện là cần thiết
Phần II:
Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức
của UBND huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh.
I - Những đặc điểm cơ bản của huyện Lương Tài có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của UBND huyện:
Trước 1959, Lương Tài ._.là một đơn vị hành chính tồn tại độc lập như các huyện khác của Tỉnh Hà Bắc. Đến 1959, Lương Tài cùng huyện Gia Bình sát nhập lại gọi là huyện Gia Lương với 27 xã, 1 thị trấn. Song do điều kiện tự nhiên, do yêu cầu của sự phát triển KTXH cùng với sự kiện tách Tỉnh Hà Bắc thành Bắc Ninh và Bắc Giang (1997) thì đến tháng 9/1999 thực hiện Nghị định số 68/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc tách huyện Gia Lương thành 2 huyện Lương Tài và Gia Bình. Huyện Lương Tài được tái lập và hoạt động chính thức mới từ tháng 9/1999 có 14 xã, 1 thị trấn với tổng diện tích là 101,1616km2. Tính đến hết ngày 31/12/2002 toàn huyện có 105.288 người, với tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,05%, số người trong độ tuổi lao động là 51.849 người.
1. Đặc điểm về tự nhiên:
a) Vị trí địa lý:
Sơ đồ 7: Sơ đồ tượng trưng tỉnh Bắc Ninh
1 3 4
2
6
7 8 8
Hải Dương
Bắc Giang
Hải Dương
Hà Nội
Hà Nội
Chú thích:
Từ Sơn 5. Thị Xã
Tiên Du 6. Quế Võ
Yên Phong 7. Thuận Thành
Gia Bình 8. Lương Tài
Lương Tài là huyện đồng bằng nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách Trung tâm Tỉnh 30km.
- Phía Bắc giáp huyện Gia Bình
- Phía Nam và phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp huyện Thuận Thành.
Toạ độ địa lý: 19000'00'' đến 21004'12'' vĩ độ Bắc
106008'45'' đến 106018'25'' kinh độ Đông
Với vị trí địa lý như vậy đã đem lại cho huyện những điều kiện thuận lợi là
- Nằm không xa thị xã Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội, đây là 2 thị trường rộng lớn và cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đến mọi miền Đất nước và Quốc tế.
- Hệ thống các tuyến đường Tỉnh lộ 280, 281, 284, 285 nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 5 qua huyện cùng với các tuyến đường huyện lộ hình thành nên mạng lưới giao thông khá thuận lợi. Việc nâng cấp quốc lộ 38 và xây dựng cầu Hồ đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, tiêu thụ sản phẩm.
- Nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh nên Lương Tài có điều kiện phát triển những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao.
2) Địa hình địa chất:
a) Địa hình:
Nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng nên địa hình huyện Lương Tài nhìn chung tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về Sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tuy không lớn ( 1,8-3,5m) nhưng Lương Tài là một trong những huyện thấp nhất của tỉnh Bắc Ninh.
b) Địa chất:
Nằm gọn trong vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng nên Lương Tài mang nhiều nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng Sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc.
3) Khí hậu:
Lương Tài nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ rất lớn kèm theo gió bão từ 3-5 ngày, gây ngập úng cục bộ.
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, có những thời kỳ khô hanh kéo dài 15-20 ngày, nhiều diện tích canh tác ao, đầm bị khô cạn.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng1).
Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ 1.530-1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nóng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nóng là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
- Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau
- Gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Nhìn chung Lương Tài có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau mầu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất trong việc sử dụng đất canh tác là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng, uy hiếp hệ thống đê điều và các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích.
4) Các nguồn tài nguyên:
a) Tài nguyên đất:
Trong tổng số diện tích đất tự nhiên là 101,1616 km2 có 5778,15ha diện tích dất canh tác (chiếm 57,12%) gồm 11 loại đất phù sa và đất xám có độ phì nhiêu từ trung bình trở lên tạo đIều kiện thuận lợi cho nhân dân trong huyện trong việc trồng trọt và chăn nuôi.
b) Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: Tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Lương Tài nói riêng có mạng lưới sông ngòi khá dầy đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0-1,2km/km2. Sông Thái Bình là con sông lớn của Miền Bắc có chiều dài 385km, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 5,5km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Vào mùa mưa, trung bình cứ 1m3 nước có khoảng 3km phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đóng vai trò quan trọng trong quá trính hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới tiêu chủ yếu cho diện tích rộng nước trong toàn huyện. Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất và sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm: Có độ sâu trung bình 3-6m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh họat.
c) Tài nguyên khoáng sản:
- Lương Tài là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có đất sét làm gạch ngói được phân bố tại 2 xã Minh Tân và Lai Hạ. Ngoài ra còn có thể khai thác cát, sỏi tại các xã ven sông phục vụ cho xây dựng .
d) Tài nguyên nhân văn:
- Là một huyện trong tỉnh Bắc Ninh, một miền quê có lịch sử lâu đời, có nhiều Chùa tháp, Đền miếu, có nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng, có truyền thống hiếu học, khoa bảng. Lương Tài cũng góp phần tạo nên truyền thống và những nét đẹp văn hoá đó. Hiện nay trên địa bàn huyện có 14 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng trong đó có 7 di tích được Bộ VHTT công nhận và 7 di tích được Tỉnh công nhận. Ngoài ra trong huyện còn có một làng nghề truyền thống lâu đời đến nay vẫn được giữ vững và mở rộng đó là nghề đúc đồng ở xã Quảng Phú.
e) Cảnh quan môi trường:
- Môi trường Lương Tài hiện nay chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên trong những năm tới việc thực hiện các mục tiêu KTXH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH sẽ làm gia tăng áp lực đến môi trường.
- Dưới áp lực về sự gia tăng dân số ngày một lớn mà diện tích đất nông nghiệp lại có hạn và hiện đang bị thu hẹp đã buộc nông dân phải thâm canh tăng vụ và sử dụng các giống lúa mới cho năng suất cao nhưng lại dễ mẫn cảm với sâu bệnh, do đó nông dân sử dụng ngày càng tăng lượng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật. Đây là một nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
- Việc duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống trong huyện nếu không có quy hoạch cụ thể, các biện pháp bảo vệ môi trường sẽ làm nảy sinh những vấn đề như: Ô nhiễm môi trường không khí do bụi khói, ô nhiễm môi trường nước do nước thải của các làng nghề không qua xử lý, vấn đề chất phải rắn.
Như vậy, bên cạnh lợi thế cách không xa thị xã Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm thì đặc điểm tự nhiên đã gây ra cho Lương Tài không ít những khó khăn.
- Lượng mưa phân bố không đều trong năm lưu lượng dòng chảy thay đổi mạnh theo mùa làm cho tình trạng ngập úng, hạn hán cục bộ vẫn thường xảy ra ở một số vùng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
- Trong huyện còn có một số vùng thấp trũng ven đê đất bị glây hoá, bị ngập úng thường xuyên nên hiện nay chỉ trồng được 1 vụ lúa, việc thâm canh tăng vụ gặp rất nhiều khó khăn.
5) Đặc điểm về kinh tế-xã hội:
a) Sản xuất nông nghiệp:
Về trồng trọt:
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của huyện phát triển với nhịp độ khá, từ nền sản xuất truyền thống mang tính tự cung tự cấp đã từng bước phát triển đa dạng theo hướng sản phẩm hàng hoá. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực. sản xuất lương thực từng bước ổn định về năng suất, sản lượng. Đặc biệt đã chú trọng phát triển một số cây màu có giá trị kinh tế cao như: : Lạc, đậu tương, dưa chuột xuất khẩu.
Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2002 là 13.000ha, trong đó diện tích lúa 10.000ha, năng suất bình quân 55tạ/ha; cây rau màu 2.100ha, trong đó ngô 250ha; năng suất 27tạ/ha; khoai lang 350ha, năng suất 100tạ/ha; khoai tây 300ha, năng suất 160tạ/ha; hành tỏi 350ha, năng suất 80ta/ha; đậu tương 200ha, năng suất 13 tạ/ha, ớt 200ha, năng suất 30tạ/ha, rau màu các loại 450ha.
* Về chăn nuôi:
Theo thống kê thời điểm 01/10/2002 tổng đàn lợn 48.000 con, đàn trâu bò 8.500 con, trong đó bò sữa 300 con, đàn gia cầm 500.000 con, xây dựng mô hình nuôi tằm ở Trung Kênh, diện tích thả cá 800ha, sản lượng 3.500 tấn.
Bảng 1: Giá trị tổng sản lượng của từng ngành Đơn vị: triệu đồng
Năm
Ngành
2000
2001
2002
Giá cố định
Giá hiện hành
P
cố định
P hiện hành
P
cố định
P hiện hành
Trồng trọt
164.979
195.564
133.522
161.652
209.340
248.445
Chăn nuôi
56.249
75.904
61.742
78.357
66.681
84.624
Thuỷ sản
25.021
39.746
29.950
36.100
285.548
32.519
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Tài ( Giá cố định tính theo giá 1994)
b) Sản xuất TTCN, XDCB, GTVT:
* TTCN: Toàn huyện có 6 Công ty TNHH, 3 HTX, 897 cở sản xuất TTCN.
Phối hợp với Sở công nghiệp lập dự án khu công nghiệp Táo Đôi đã được UBND Tỉnh phê duyệt và đề nghị tiếp dự án làng nghề Quảng Bố. Đồng thời triển khai việc cho phép một số cơ sở hạ thấp mặt bằng đất bãi ngoài đê sông Thái Bình sang sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng mô hình làng nghề, tạo mặt hàng mới ở các HTX sản xuất TTCN, Công ty TNHH và một số cơ sở khác.
Tổng giá trị sản xuất TTCN đạt 39,5 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2000; trong đó DNTN, HTX là 29,5 tỷ đồng, hộ cá thể 10 tỷ đồng. Các mặt hàng chủ yếu: Đúc đồng, nhôm 1.000 tấn, đồ nhựa 20 tấn, vôi hòn 5.500 tấn, xay sát gạo 765 ngàn tấn, gạch chỉ 35 triệu viên, gạch cay 3,5 triệu viên.
Bảng 2: Giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp:
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Ngành
2000
2001
2002
P cố định
P. hiện hành
P
cố định
P hiện hành
P
cố định
P hiện hành
CN
33.267
61.909
51.779
84.073
68.500
81.295,5
Nguồn: Phòng thống kê huyện Lương Tài.
* Công tác XDCB: Đã phối hợp chỉ đạo xây dựng các công trình để đưa vào sử dụng như Trụ sở làm việc khối cơ quan quản lý Nhà nước. Phòng TC-KH, đường giao thông nông thôn, Trạm biến áp 560KVA Quảng Bố, Xí nghiệp giầy da xuất khẩu, cứng hoá 8,4km mặt đê, đài kỷ niệm chiến dịch thuỷ lợi Bạch Đằng, kiên cố hoá kênh cấp 3, tổng vốn đầu tư lên 54.250 triệu đồng.
* Công tác GTVT: Xây dựng xong 13,5km 2 cầu Phú Trên (Phú Hoà) và Đăng Triều (Trừng Xá), hoàn thành 13,75km đường, nâng cấp mặt nhựa 7,9km đường huyện, 40km đường bê tông. Tổng vốn đầu tư đạt 11.360 triệu đồng; trong đó nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là 5.520 triệu đồng, nhân dân đóng góp 5.840 triệu đồng.
c) Công tác sự nghiệp:
* Giáo dục - đào tạo:
Năm học 2001 - 2002 có 42 giáo viên đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, trong đó có 8 giáo viên đạt xuất sắc. Cơ sở vật chất luôn được tu tạo, củng cố và sửa chữa xây dựng, đóng mới hàng nghìn bộ bàn ghế, xây dựng hàng chục phòng học kiên cố, đầu tư trên 200 triệu đồng đồ dùng dạy và học. 90% số trường đạt tiêu chuẩn "Xanh - sạch - đẹp", số học sinh giỏi cấp huyện ở Tiểu học, THCS là 475 em. Đồng thời chỉ đạo tham dự đủ các cuộc thi văn thể do Tỉnh tổ chức đạt kết quả khá tốt, việc tổ chức chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp các cấp học đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng quy chế , số học sinh tốt nghiệp cuối cấp đạt kết quả tốt. ở Tiểu học đạt 100%, THCS đạt 99,41%, Trường THPT số 1 đạt 90,40%, THPT số 2 đạt 99,42%, THPT dân lập đạt 99,38%, bổ túc THPT đạt 100%. Công tác xã hội hoá giáo dục được củng cố và phát triển, Hội khuyến học các cấp đã tạo dựng được phong trào khuyến học, khuyến tài từ các dòng họ đến cấp xã và huyện.
* Công tác y tế - Dân số gia đình và Trẻ em:
Không để dịch lớn nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, cán bộ ngành y tế có chuyển biến tinh thần thái độ và chấp hành tốt các quy chế chuyên môn phục vụ bệnh nhân, không có sai sót chuyên môn lớn xảy ra, các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều cơ bản hoàn thành.
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phấn đấu thực hiện mục tiêu mỗi thôn có từ 1-2 Y tá được đào tạo phục vụ nhân dân.
Nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông dân số để giảm tỷ suất sinh 0,4%0, giảm số người sinh con thứ 3 trở lên 8%, số người đẻ dày 9%, số người sinh con đầu lòng trước tuổi 22 là 9% so với năm 2001, tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai.
* Công tác VHTT-TT :
Xây dựng thêm 1 đài truyền thanh cơ sở xã Quảng Phú, trao bằng công nhận cho các làng được công nhận là làng văn hoá, tổ chức các cuộc liên hoan văn nghệ với chủ đề nhân các ngày kỷ niệm của Đất nước, Quê hương. Duy trì các CLB vật và phát triển bộ môn vật truyền thống của huyện, tham dự giải vật toàn Tỉnh có 16 vận động viên ở 11 hạng cân, đạt giải 3 đồng đội. Chỉ đạo các hoạt động của thư viện, phát hành sách, một số loại hình, CLB, quản lý các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, lễ hội theo quy định.
d) Công tác lao động - việc làm:
- Thực hiện chương trình lao động việc làm và xoá đói giảm nghèo: Chỉ đạo các xã tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã chuyển đổi 325ha, trong đó 285ha ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, 40ha đất bãi ngoài đê để sản xuất vật liệu xây dựng, tạo việc làm thêm cho hàng ngàn lao động. Rà soát lại số hộ nghèo theo chuẩn mới. ở thời điểm 2/2002 số hộ nghèo của huyện còn 2.905 hộ.
- Phát trợ cấp cho các đối tượng chính sách với tổng số tiền 2.463.851.000đ. Tiếp nhận các hồ sơ đề nghị cho hưởng trợ cấp, lập hồ sơ đề nghị suy tôn liệt sỹ.
- Làm thủ tục cho học sinh, sinh viên được hưởng trợ cấp theo chế độ chính sách và người cô đơn, tàn tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để hưởng trợ cấp thường xuyên.
II - Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài:
1) Cơ cấu tổ chức của UBND huyện:
UBND huyện do HĐND huyện bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND.
UBND huyện là cơ quan Nhà nước cấp trên trực tiếp của các phòng ban chuyên môn trực thuộc huyện và UBND xã, thị trấn, lãnh đạo và quản lý Nhà nước trong mọi hoạt động của các phòng ban, UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ theo chức năng quyền hạn trên cơ sở những quy định về thực hiện dân chủ ở cơ quan Nhà nước và cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức, của nhân dân lao động góp phần xây dựng cơ quan, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
UBND huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND Tỉnh. Thực hiện đúng chế độ báo cáo kịp thời, chính xác toàn bộ hoạt động của Uỷ ban đối với Tỉnh, chấp hành nghiêm chỉnh các Quyết định, Chỉ thị của UBND Tỉnh. UBND huyện chịu sự lãnh đạo toàn diện của Huyện uỷ, căn cứ vào Nghị quyết của Huyện uỷ, UBND huyện. Chuẩn bị các đề án phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, thông qua Huyện uỷ và thể chế hoá thành các văn bản pháp quy chỉ đạo thực hiện. UBND huyện chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND và Thường trực HĐND trong chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của HĐND. Chịu trách nhiệm báo cáo trước HĐND huyện.
Thực hiện Quyết định 144/2001/QĐ-UB ngày 31/12/2001 của UBND Tỉnh về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện. UBND huyện Lương Tài từ 12 phòng ban trực thuộc sau khi tách, nhập còn lại 10 phòng ban với cơ cấu như sau:
Đây là mô hình cơ cấu trực tuyến, làm việc theo chế độ Thủ trưởng nên cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, hiệu lực chỉ huy mạnh, thông tin nhanh, thông suốt. Tuy nhiên, Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND phải có kiến thức tổng hợp về mọi mặt, chịu trách nhiệm về công việc của cấp dưới. Đồng thời không có cơ hội sử dụng các chuyên gia giỏi trong việc cố vấn ra Quyết định.
Trực thuộc UBND có 10 phòng ban với số người như sau:
1. Văn phòng UBND : 10 người 6. Phòng GD-ĐT : 6 người
2. Phòng TCLĐXH : 10 người 7. UBDS GĐ&TE : 2 người
3. Phòng tư pháp : 3 người 8. Phòng TC-KH : 11 người
4. Thanh tra huyện : 5 người 9. Phòng kinh tế : 6 người
5. Phòng VHTT-TDTT : 3 người 10. Phòng GT-XD-ĐC: 4 người
UBND huyện do HĐND bầu ra gồm có Chủ tịch, 2 PCT và 4 uỷ viên uỷ ban.
Chủ tịch UBND huyện phụ trách toàn diện công tác của Uỷ ban, khối nội chính và công tác tổ chức chính quyền, phụ trách công tác tài chính.
1 Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế và Thường trực giải quyết công việc thay Chủ tịch đi vắng, 1 PCT phụ trách văn hoá xã hội, Chủ tịch UBND huyện là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cùng với tập thể, UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND huyện và UBND Tỉnh. Chủ tịch UBND huyện lãnh đạo các thành viên UBND và các cơ quan chuyên môn.
Chủ tịch phân công công tác cho các Phó chủ tịch và các thành viên. Các Phó chủ tịch UBND huyện là người giúp việc cho Chủ tịch, phụ trách các khối kinh tế & văn hoá xã hội, thay mặt Chủ tịch giải quyết công việc trên các lĩnh vực được phân công, đồng thời các Phó chủ tịch tham gia lãnh đạo điều hành các hoạt động chung của UBND, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các ngành ở huyện, UBND các xã, thị trấn trong việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND, thay mặt UBND huyện tham dự các cuộc họp do UBND Tỉnh hoặc các đề án, chương trình, các nội dung văn bản để trình Uỷ ban hoặc HĐND. Các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện có chức năng giúp việc UBND huyện thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước trên từng lĩnh vực công tác được giao. Triển khai các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của ngành dọc cấp trên đều phải đặt dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ cho các xã, thị trấn.
Nhận xét: Chủ tịch là người nắm quyền cao trong tổ chức của UBND và nắm quyền lãnh đạo các thành viên UBND cũng như các cơ quan chuyên môn nên đòi hỏi Chủ tịch phải có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực, phải có trình độ lý luận tương đương. Như vậy công việc của Chủ tịch rất bận mải, chồng chất do đó việc giải quyết sẽ bị trễ, không kịp thời. Trong khii đó các thành viên của UB là những người chấp hành mệnh lệnh của lãnh đạo, thực hiện công việc nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn. Vì vậy, việc san sẻ bớt chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch cho các thành viên là cần thiết, đồng thời làm tăng vai trò của các thành viên, gắn trách nhiệm của họ với các quyết định và kết quả thực hiện công việc của họ cao hơn.
2) Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện:
Luật tổ chức HĐND & UBND năm 1994 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện như sau:
a) Chức năng:
Chức năng chủ yếu của UBND huyện là quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phương bằng pháp luật, theo pháp luật tổ chức và chỉ đạo việc thi hành pháp luật, Nghị quyết của HĐND huyện.
b) Nhiệm vụ:
UBND huyện có 2 nhiệm vụ chính là:
- Đối với HĐND cùng cấp: Cùng HĐND chuẩn bị các kỳ họp, chấp hành các Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
- Quản lý hành chính Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ở địa phương mình.
c) Quyền hạn:
- Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, CN, TTCN, TM, DV,VH, GD, Y tế, KH, công nghệ và môi trường, TDTT, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn TNTN khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng tự do, danh dự nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, chống tham nhũng, chống buôn lậu làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, BHXH theo sự phân cấp của Chính phủ.
- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện việc thu - chi Ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật, phối hợp với các cơ quan để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương.
Nhận xét: Đặc điểm nổi bật và cũng là lớn nhất của huyện Lương Tài đólà một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chính, đời sống của nhân dân trong huyện chủ yếu là dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Đường vào huyện như vào 1 ngõ cụt, không có đường quốc lộ đi qua, do đó không tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp; phát triển TTCN là chính. Xã Quảng Phú có nghề truyền thống là nghề đúc đồng đã tạo việc làm cho hàng trăm, hàng nghìn lao động, mang lại thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 1-1,2 triệu đồng. Ngoài ra ở xã Trung Kênh nhờ có sông Thái Bình chảy qua nên phát triển được nghành vận tải thuỷ. Mặt khác, Lương Tài là 1 huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, không có rừng, du lịch không phát triển, các dịch vụ thương mại phát triển chậm, quy mô nhỏ nên UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ của mình so với quy định nhẹ nhàng hơn do được giảm bớt. So với các huyện khác trong tỉnh thì tiềm năng kinh tế của huyện Lương Tài còn đi sau và cần phải học hỏi kinh nghiệm.
d) Hoạt động của UBND huyện:
- UBND huyện Lương Tài do HĐND huyện Lương Tài bầu ra gồm có Chủ tịch, 2 Phó Chủ Tịch và 4 uỷ viên.
- UBND làm việc theo chế độ lãnh đạo tập thể và có sự phân công cá nhân chịu trách nhiệm, Chủ tịch UBND là lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ của mình, cùng tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan Nhà nước cấp trên.
- UBND huyện họp mỗi tháng 2 lần vào tuần đầu và tuần cuối của tháng để giao ban và đưa ra kế hoạch hoạt động của khối UBND trong thời gian tiếp theo.
- Chủ tịch UBND phân công công tác cho các PCT và Uỷ viên của UBND. Người được phân công chịu rách nhiệm trước Chủ tịch UBND về việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Chế độ làm việc của UBND là chế độ làm việc tập thể, UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau:
+ Chương trình làm việc của UBND
+ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán Ngân sách, quyết toán Ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình HĐND.
Dựa trên kết quả đạt được của năm 2002, sau quá trình phân tích, tính toán, UBND huyện dự báo 1 số chỉ tiêu tổng hợp KTXH để trình HĐND huyện xem xét.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
1.
Dân số trung bình
Người
105.288
106.340
2.
Tốc độ dân số tăng tự nhiên
%
1,05
1.00
3.
Tổng giá trị sản phẩm gia tăng (VA)
Triệu đồng
-Theo giá hiện hành
Triệu đồng
390.223
433.147
-Theo giá cố định 1994
Triệu đồng
289.093
320.836
4.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
%
110,7
110,9
-Nông nghiệp
%
108,0
107,9
-Công nghiệp – xây dựng
%
117,0
119,9
-Dịch vụ
%
114,0
111,8
5.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
Triệu đồng
4.145
4.750
6.
Ngân sách TW hoặc Tỉnh trợ cấp
Triệu đồng
4.500
5.000
7.
Chi ngân sách địa phương
Triệu đồng
8.000
8.500
8.
Chỉ tiêu xã hội
- Tổng số học sinh phổ thông
Học sinh
20.045
25.308
- Tỷ lệ số xã có trạm y tế
%
100
100
- Giường bệnh/ 1 vạn dân
Giường
14,6
14,9
- Số bác sỹ/ 1 vạn dân
Bác sỹ
2,6
2,65
Nguồn: Báo cáo tổng hợp KTXH của UBND huyện Lương Tài năm 2002
+ Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND về kinh tế xã hội, thông qua báo cáo của UBND trước HĐND.
Để có thể đạt được kế hoạch đề ra như trên, UBND huyện Lương Tài đã phối hợp với các phòng ban chuyên môn, UBND xã , thị trấn, cùng với nhân dân trong huyện đưa ra các biện pháp thực hiện. Do những vùng trũng ven sông Thái Bình đất bị úng ngập, glây hoá, khó thoát nước nên hiện nay chỉ trồng được 1 vụ lúa, việc thâm canh tăng vụ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó đời sống của nhân dân trong huyện lại phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp. Vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Kinh tế, phòng TC-KH phối hợp với bà con tập trung khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn; ứng dụng KHKT &CN tiên tiến vào sản xuất, phấn đấu giảm tỷ trọng trồng trọt từ 69% năm 2000 xuống còn55% năm 2005. Mặt khác, triển khai cụm công nghiệp tập trung ở Táo ĐôI, Kênh Vàng, Minh Tân, Lâm Thao,…quy hoạch làng nghề Quảng Phú, tạo đIều kiện thành lập các HTX, Công ty TNHH, sản xuất các mặt hàng TTCN,…để thu hút nhiều lao động, nâng giá trị sản xuất TTCN từ 24,7 tỷ đồng năm 2000 lên trên 50 tỷ đồng năm 2005.
Phòng TC-KH phối hợp với Chi cục thuế huyện, ngân hàng huyệndể áp dụng các luật thuế mới,mở rộng khai thác các nguồn thu ở tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện, tạo đIều kiện huy động vốn và cho vay. Phấn đấu đến năm 2005 có số dư tiền gửi 37 tỷ đồng, tổng dư nợ 40 tỷ đồng.
Chỉ đạo các phòng GD-ĐT, UBDSGĐ&TE, phòng VHTT&TT, phòng TCLĐXH phải phối hợp với nhau để thực hiện các chỉ tiêu VH-XH mà UBND huyện đã đề ra.Đó là, khuyến khích, động viên trẻ em tới độ tuổi đến trường, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt 90%, nâng cấp cơ sở trường học, trang thiết bị dạy học nhằm đạt hiệu quả đào tạo cao. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho trung tâm y tế huyện, củng cố trạm y tế xã, thị trấn, nâng cao trình độ chuyên môn và giáo dục y đức cho cán bộ làm công tác y tế. Phấn đấu đến năm 2005 có 60-70% trạm xá xã có bác sỹ. Toàn dân thực hiện nếp sống văn hoá , gia đình văn hoá, tổ chức các phong trào thể dục, thể thao lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu, văn hoá đồi trụy và tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt công tác KHHGĐ để phấn đấu đến năm 2005 không có người sinh con thứ 3, có nhiều khẩu hiệu được treo khắp nơi như: “Dù ít dù nhiều chỉ 2 là đủ” hay “Hãy dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt”…Phòng TCLĐXH thực hiện các cuộc điều tra lao động để từ đó phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong huyện có biện pháp tạo việc làm cho người lao động. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới 4% vào năm 2005. Hàng năm phòng cũng chi trả cho các đối tượng cính sách hàng nghìn tỷ đồng.
Để có thể thực hiện được như thế thì không thể không nói đến sự an toàn về chính trị. Phòng tư pháp cùng với Thanh tra huyện thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến pháp luật: các đề án thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh, giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo, bài trừ nạn tham những, buôn lậu.
+ Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và việc phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương.
Đến tháng 9/1999, huyện Lương Tài mới được tái lập và hoạt động với tư cách laaf một đơn vị hành chính độc lập. Trong thời gian này tổ chức của UBND huyện Lương Tài gồm 12 phòng ban chuyên môn. Do bộ máy tổ chức cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, hiệu quả hoạt động kémvà thực hiện theo Quyết định số 144/2001/QĐ-UB về việc sắp xếp lại một số phòng ban thì đến năm 2002, sau quá trình tách, sát nhập, số phòng ban trực thuộc chỉ còn lại là 10, tương đối gọn nhẹ hơn.
Như vậy, có thể nói UBND huyện Lương Tài thực hiện tương đối nghiêm chỉnh các quy định đưa ra.
- Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của UBND trên các lĩnh vực kinh tế xã hội đời sống của địa phương theo pháp luật, UBND thành lập các cơ quan chuyên môn gọi là phòng ban. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND có nhiệm vụ giúp UBND thực hiện quản lý Nhà nước ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành.
Nhận xét: Mặc dù UBND huyện do HĐND huyện bầu ra nhưng lại có chức năng là quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực về kinh tế, chính trị, quân sự chứng tỏ vai trò của UBND huyện là rất quan trọng đói với cấp huyện cũng như trong hệ thốn 4 cấp quản lý hành chính Nhà nước.
Theo Điều 49 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định chế độ làm việc của UBND là chế độ làm việc tập thể, UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Nhưng trên thực tế các chương trình làm việc của UBND, kế hoạch phát triển KT-XH của huyện,...là do các Phó chủ tịch đề ra, thông qua Chủ tịch xem xét rồi đưa ra trước cuộc họp để quyết định. Các uỷ viên trong tình huống này rơi vào thế bị động nên việc thảo luận sẽ gặp khó khăn và họ thường chấp nhận theo những gì kế hoạch đề ra.
Việc dự toán Ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương là do phòng TC-KH thực hiện, UBND huyện chỉ cần xem xét rồi trình HĐND huyện chứ không nên làm toàn bộ.
3) Mối quan hệ giữa UBND huyện với các cơ quan chức năng trong huyện và Tỉnh:
a) Mối quan hệ cấp trên, cấp dưới:
- Với cấp trên: Tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương của UBND tỉnh và HĐND Tỉnh; báo cáo thường kỳ kết quả chỉ đạo thực hiện của UBND huyện đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên.
-Với cấp dưới: Tổ chức và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện Luật, các văn bản của cấp trên, Quyết định của UBND và Nghị quyết của HĐND cùng cấp. Các phòng ban tham mưu, tổng hợp, phối hợp, phục vụ sự lãnh đạo, điều hành các mặt công tác của HĐND và UBND huyện. HĐND và UBND cấp xã báo cáo thường kỳ về kết quả hoạt động chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND huyện.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ TW đến cơ sở.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND và cơ quan ch._. bộ phận thì việc xử lý thông tin được thuận tiện, dễ dàng dẫn đến quyết định đưa ra chính xác, kịp thời.
- Đối với thông tin từ nội bộ của huyện: Bộ máy tổ chức phải gọn nhẹ, ít đầu mối, ít khâu trung gian để quyết định đưa ra của lãnh đạo xuống nhân viên nhanh chóng và những báo cáo phản ánh của nhân viên trình lên lãnh đạo cũng được nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
II. các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài:
1. Ngành y tế huyện dưới sự quản lý trực tiếp của UBND huyện:
Từ trước tới nay, Ngành y tế các cấp chịu sự quản lý trực tiếp của ngành dọc từ trên xuống. Nhưng do vai trò của y tế đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ cho con người, nhát là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thay đổi như vũ bão, với bao sự kiện, diễn biến phức tạp song con người vẫn đóng vai trò quan trọng nhất nên nhu cầu được đảm bảo về sức khoẻ luôn được coi trọng. Chính vì vậy trong thời gian tới, ngoài sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Sở Y tế thì ngành Y tế huyện còn chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND huyện.
Mục đích của việc thay đổi này nhằm tăng thêm hiệu quả quản lý của UBND về lĩnh vực Y tế, đồng thời tạo thuận lợi cho ngành Y tế trong việc tuyên truyền, phổ biến cũng như việc khám chữa bệnh.
* Chức năng:
Giúp UBND và Chủ tịch UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tình trạng sức khoẻ của nhân dân, bệnh dịch, bệnh xã hội ở địa phương để từ đó có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời.
Ngành y tế huyện chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn của Sở y tế.
* Nhiệm vụ:
- Có biện pháp ngăn chặn kịp thời các dịch lớn có nguy cơ xảy ra trên địa bàn.
- Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực y tế.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình về y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
- Duy trì đội ngũ cán bộ y tế có tinh thần thái độ tốt phục vụ bệnh nhân, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, là đơn vị trong sạch vững mạnh.
- Tổ chức việc ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ KHKT vào công tác khám chữa bệnh.
Tuy nhiên để thực hiẹn được việc này sẽ không tránh khỏi những khó khăn trước mắt, đó là số lượng các phòng ban trực thuộc tăng lên tức bộ máy tổ chức của UBND Huyện trở lên cồng kềnh hơn, Chủ tịch cũng như các Phó chủ tịch cần phải bổ sung thêm các kiến thức về Y tế đồng thời y tế Huyện không chỉ báo cáo thường kỳ và chịu sự chỉ đạo điều hành của Sở Y tế mà còn của cả UBND Huyện. Song những khó khăn này có thể khắc phục được nên sự thay đổi đó là cần thiết.
Khi đó, cơ cấu tổ chức của UBND Huyện Lương Tài như sau:
Với cơ cấu tổ chức mới này thì sẽ tạo thuận lợi hơn trong việc quản lý, điều hành các phòng ban chuyên môn.
Trước đây, PCT kinh tế và PCT văn hoá xã hội đồng thời quản lý trực tiếp cả 10 phòng ban, như vậy sẽ gây ra sự rắc rối trong việc ra quyết định thực hiện. Nhưng trong cơ cấu mới này, có sự phân rõ nhiệm vụ quản lý các phòng ban cho Chủ tịch, phó Chủ tịch.
Tư pháp và Thanh tra là hai ngành quan trọng vì có liên quan tới pháp luật, chính trị có ổn định thì kinh tế mới có điều kiện phát triển. Do đó, Chủ tịch UBND huyện sẽ quản lý trực tiếp Thanh tra huyện và phòng Tư pháp.
Phó Chủ tịch kinh tế quản lý trực tiếp các phòng ban có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, đó là: Phòng TC- KH, phòng kinh tế, phòng GT-XD-ĐC. Việc quản lý như vậy sẽ tốt hơn vì PCT Kinh tế có trình độ chuyên môn và hiểu biết về kinh tế nên giải quyết công việc của các phòng sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn, đồng thời số lượng phòng ít như vậy sẽ tập trung được thời gian và trí tuệ.
Phó Chủ tịch VH-XH quản lý trực tiếp các phòng ban còn lại thuộc lĩnh vực văn hoá xã hội. PCT VH- XH là người có kiến thức sâu rộng về văn hoá, xã hội nên quản lý các phòng đó là phù hợp. Tuy nhiên, số lượng phòng ban quản lý là nhiều (6/11) nên cần có sự cố vấn, giúp đỡ của chủ tịch, phó Chủ tịch kinh tế cũng như của các thành viên khác để hiệu qủa quản lý được nâng cao.
2. Xây dựng một số văn bản cụ thể quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ trong từng phòng ban chuyên môn:
Để bố trí cán bộ đúng trình độ năng lực, trình độ chuyên môn, đúng vị trí công tác đáp ứng yêu cầu bảo đảm tính hợp lý nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra cần phải xây dựng qui định tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí. Căn cứ vào của từng năng lực cán bộ và những quy định mà bố trí đúng người, đúng việc.
Các phòng ban chuyên môn phối hợp với phòng TCLĐXH tién hành xây dựng văn bản quy định tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí chức danh. Bên cạnh đó cần xem xét đến chủ trương, phương hướng hoàn thiện bộ máy, yêu cầu nhiệm vụ KTXH đặt ra cho huyện, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của nhà nước. Cần tiến hành đánh giá lại sự hoàn thành công việc của đội ngũ cán bộ,trên cơ sở đó đánh giá lại, xác định lại yêu cầu cần thiết đối với từng vị trí, từng chức danh về trình độ chính trị, năng lực, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác…Để xây dựng văn bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ 1 cách hợp lý nên tiến hành theo các bước sau:
* Bước 1: Phân tích công việc:
Phân tích công việc cần tiến hành xác định 1 cách có hệ thống các nhiệm vụ, công việc phải thực hiện,kỹ năng, kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức cần thiết của từng vị trí cán bộ để thực hiện công việc. Nói 1 cách khác, phân tích công việc ta phải tiến hành mô tả các mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động, các kỹ năng, thái độ, điều kiện làm việc để hoàn thành công việc.
* Bước 2: Lập bảng mô tả công việc: Cần xác định các thông tin về nhiệm vụ, trách nhiệm của công việc, thường bao gồm các thông tin sau:
- Các nhiệm vụ chủ yếu phải hoàn thành.
- Các mục tiêu, nhiệm vụ hoàn thành công việc.
- Bản chất, nhiệm vụ, vị trí và tầm quan trọng của công việc đó.
- Thời gian hoàn thành công việc.
- Các điều kiện, phương tiện làm việc.
*Bước 3: Xây dựng bản tiêu chuẩn công việc: Cần xác định các tiêu chuẩn, điều kiện tối thiểu mà một người cần có để hoàn thành công việc cụ thể.
- Phẩm chất chính trị: Hiểu biết rộng về chính trị, năng động và tích cực tham gia công cuộc đổi mới, trung thành với tổ quốc, với Đảng và CNXH; có tinh thần quốc tế vô sản và đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù của dân tộc và CNXH.
- Tiêu chuẩn chuyên môn: thể hiện ở trình độ hiểu biết chung và trình độ chuyên môn thích hợp, hiểu biết lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước, hiểu biết khoa học quản lý và ngoại ngữ, hiểu biết tính chất đặc thù của các khách thể quản lý và chủ thể quản lý, tính chất của từng ngành, của cơ quan, xí nghiệp và có năng lực về hành chính nhà nước.
- Tiêu chuẩn phẩm chất cá nhân: có ý chí cách mạng, có óc sáng tạo và tính kiên định; có khả năng sử dụng, lựa chọn con người và sắp xếp, bố trí họ 1 cách đúng đắn; có ý thức tổ chức kỷ luật, tính độc lập, có lòng nhân đạo và đạo đức XHCN; nghiêm túc, tự giác thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá XHCN; biết sử dụng hợp lý,biết lắng nghe có chọn lọc ý kiến các chuyên gia và cán bộ; có khả năng phán đoán và nhạy cảm với tình hình và áp dụng lý luận vào thực tiễn. Đó là những tiêu chuẩn chung đối với tất cả các chức vụ.
Đối với cán bộ lãnh đạo, trưởng phó các phòng ban và chuyên viên càn có thêm các yêu cầu sau:
- Trình độ đào tạo: ĐH trở lên, có trình đọ tin học.
- Trình độ lý luận chính trị: TC trở lên.
- Có 5 năm kinh nghiệm.
- Có sức khoẻ, có năng lực, nhạy cảm với những thay đổi của thời đại.
- Am hiểu kiến thức về tâm lý xã hội.
- Có kiến thức quản lý nhà nước về kinh tế.
* Bước 4: Xác định rõ các quy định về chế độ tiền lưởng, tiền thưởng, phúc lợi xã hội, cơ hội đào tạo, cơ hội thăng tiến.
3. Sắp xếp, bố trí nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong các phòng ban:
Trong giai đoạn tạo bước khởi đầu cho nền kinh tế tri thức thì dù cho làm việc ở lĩnh vực nào đi nữa thì người lao động cũng cần phải được nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn mà trước hết là về lý thuyết. Điểm yếu của hệ thống hành chính Nhà nước ta hiện naylà trình độ của đội ngũ cấp cơ sở còn thấp trong khi đó vai trò của cấp cơ sở rất quan trọng vì là cấp trực tiếp thực hiện những chủ trương, chính sách dẫn đến thông tin phản hồi nhiều khi bị sai lệch, phản ánh không khách quan. Vì vậy, việc nâng cao trình độ của cán bộ cơ sở là cần thiết và cấp bách. Song khi trình độ đã được nâng cao nhưng người cán bộ lại được sử dụng không đúng theo chuyên môn, sở trường của mình thì kết quả công việc cũng sẽ không được cao.
Phải tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vững vàng về chính trị, trong sạch về lối sống, gương mẫu về đạo đức, có trí tụe, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân và thành thạo về ngiệp vụ công tác cán bộ. Phải thật sự trung thực, công tâm, trong sáng, có tư tưởng đổi mới, tin người, tôn trọng người. Có như vậy trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, mới tham mưu giúp cấp uỷ đảng, chính quyền 1 cách chính xác, khách quan, lựa chọn được những người “thích đáng đặt ở vị trí thích đáng”. Làm được điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước của tỉnh.
Qua quá trình phân tích các phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND ta thấy nhìn chung các đơn vị chưa đảm bảo về số lượng cũng như về chất lượng của đội ngũ cán bộ.
Phòng Tư pháp là phòng có hoạt động thuộc về lĩnh vực luật pháp nhưng hiện nay chưa có Trưởng phòng mà chỉ có Phó phòng nắm quyền Trưởng phòng. Sở dĩ như vậy là vì xét về trình độ của đội ngũ cán bộ phòng (3 người trong đó có 2 Đại học, và 1 Trung cấp) thì chưa ai có đủ năng lực đứng lên để giải quyết mọi công việc trong Phòng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của hoạt động Tư pháp trong huyện.
Uỷ ban dân số, Gia đình và Trẻ em có chức năng giúp UBND và Chủ tịch UBND huyện quản lý Nhà nước về Dân số, Gia đình và Trẻ em ở địa phương, phạm vi hoạt động rộng, nhiều lĩnh vực nhưng số cán bộ lại chỉ có 2 người nên buộc họ phải kiêm nhiệm nhiều dẫn đến tình trạng công việc không được giải quyết kịp thời nhanh chóng.
Việc sáp nhập 2 phòng GT-XD và Phòng ĐC làm cho cơ cấu tổ chức của UBND huyện gọn nhẹ, linh hoạt hơn, song hạn chế của nó là ở chỗ: Phạm vi hoạt động của Phòng trên cả 3 lĩnh vực GT, XD & ĐC trong khi yêu cầu Trưởng phòng phải là người có kiến thức tổng hợp, toàn diện, nhưng thực tế trong số 6 cán bộ thì có 3 Đại học mà chủ yếu là Đại học tại chức nên không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Phòng VHTT-TT thực hiện những nhiệm vụ VHXH cơ bản của huyện, đem lại những giá trị văn hoá tinh thần cho nhân dân, song xét về đội ngũ cán bộ, những nngười thực hiện chương trình còn chưa ổn. Trong tổng số 3 cán bộ biên chế thì không có ai có trình độ ĐH mà nhiệm vụ của phòng cũng rất nặng nề vì ở cả 3 lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao và thông tin nên cần phải có biện pháp kịp thời nâng cáo trình độ cho họ.
Vì vậy, đề nghị trong thời gian tới UBND huyện có những biện pháp để đội ngũ cán bộ của các phòng ban được nâng cao hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bố trí lại một số chức danh cho cán bộ để việc tham mưu, giúp đỡ của các phòng cho UBND huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn đạt kết quả cao hơn.
Từ đó ta có thể xây dựng lại biểu số lượng cán bộ trong UBND huyện Lương Tài như sau:
Bảng7: Bảng số lượng, chất lượng cán bộ trong khối UBND huyện
Tên phòng ban
Tổng số cán bộ
Chuyên môn
Tuổi
Nữ
ĐH
CĐ
TC
< 30
30-50
51-60
Văn phòng UBND
10
7
2
-
1
6
3
4
Phòng TC-LĐ-XH
8
5
3
1
2
5
1
3
Thanh tra huyện
5
4
1
-
1
4
-
1
Phòng tư pháp
4
2
2
-
1
2
1
2
Phòng GT-XD-ĐC
7
5
1
1
2
3
2
2
Phòng TC-KH
8
5
3
-
2
5
1
4
Phòng kinh tế
6
3
2
1
1
4
1
2
Phòng VHTT-TT
4
2
1
1
1
2
1
2
Uỷ ban DSGĐ&TE
4
2
1
1
1
2
1
2
Phòng GD-ĐT
6
4
2
-
1
4
1
2
Tổng số
62
39
18
5
13
37
12
24
Ta thấy, mặc dù tổng số cán bộ không thay đổi (62 người) nhưng về cơ cấu đã có sự thay đổi:
- Về trình độ chuyên môn:
+ ĐH có 39 người chiếm 62,9%, tăng 11,3%.
+ CĐ có 18 người chiếm 29%, giảm 8,1%.
- Về tuổi: + Dưới 30 tuổi có 13 người chiếm 21%, tăng 14,5%
+ 30-50 có 37 người chiếm 59,7%, giảm 4,8%.
+ 51-60 có 12 người chiếm 19,3%, giảm 9,7%.
- Về giới: Nữ có 24 người chiếm 38,7%, tăng 4,8%.
Với cơ cấu đội ngũ cán bộ mới này, những người có trình độ ĐH nhiều hơn, tuổi đời trẻ hơn,cân bằng giới hơn nen công việc sẽ được thực hiện tốt hơn, trôi chảy hơn, nhờ đó đời sống của nhân dân trong huyện ngày một nâng cao.
Do đó em mạnh dạn đề xuất 1 số ý kiến sau:
3.1. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ:
Công việc quan trọng nhất của công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ ta cần xác định lại nhu cầu về cán bộ quản lý. Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước thì nhu cầu cán bộ thay đổi do nhiều yếu tố như:
- Yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH: nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý các mặt của đời sống KTXH.
- Số cán bộ cần thay thế dự kiến hàng năm do nghỉ hưu, chuyển công tác.
- Chất lượng và nhân cách cán bộ.
- Tiêu chuẩn dịnh biên của Nhà nước…
Tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế đòi hỏi tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý, điều này tác dộng đến yêu cầu chức năng phạm vi quản lý và nhiệm vụ của từng phòng ban.
Với mục tiêu phát triển kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng 9% mỗi năm, huyện đã đề ra nhiệm vụ phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng NN:CN:DV là 5:3:2, tăng giá trị sản xuất. Làm được điều này thì ngành nông nghiệp phải phát triển đẩy mạnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng cường chuyển giao KHKT cây giống, con giống,…tăng cường chỉ đạo xây dựng các dự án kinh tế nông nghiệp …; ngành công nghiệp-TTCN đẩy mạnh phát triển những ngành nghề truyền thống, tăng cường tìm kiếm thị trường. Phòng GT-XD-ĐC, phòng kinh tế tăng cường xây dựng các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thuỷ lợi nội đồng. Vì vậy, phải tăng cường sự quản lý của các phòng ban trong công tác xây dựng các chương trình dự án phát triển ở các ngành, các nghề thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Thực hiện điều này đòi hỏi có đội ngũ cán bộ có trình độ phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
3.2. Lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ:
Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phòng TCLĐXH phối hợp với các phòng ban chuyên môn để tiến hành:
- Phân tích nhiệm vụ, kế hoạch thực tế đặt ra cho phòng trong quá trình quản lý.
- Phân tích đánh giá lại năng lực, trình độ chuyên môn của từng cán bộ so với yêu cầu của tiêu chuẩnvị trí của từng chức danh.
- Đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao, từ đó phân tích, xác định 1 số vấn đề sau:
+ Cần đào tạo, đào tạo lại cho những cán bộ ở những phòng ban nào? Cho những ai?
+ Cần đào tạo, bồi dưỡng cho những cán bộ ở những vị trí nào?
+ Cần đào tạo theo nội dung nào?
+ Căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo hàng năm từ kinh phí của nhà nước, của tỉnh, của huyện ta nên phân bổ chỉ tiêu đào tạo cho từng phòng ban, đặc biệt phải chú ý đến vai trò, nhiệm vụ của các phòng ban trong việc chỉ đạo quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu KTXH đã đề ra, đồng thời chú trọng phát hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, có phẩm chất nhằm xây dựng đội ngũ kế cận có trình độ cho tổ chức.
3.3. Tranh thủ mọi hình thức đào tạo:
* Hình thức 1: Chọn cán bộ chuyên môn trẻ, có nhiều tiềm năng gửi đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường ĐH theo hình thức tập trung dài hạn.
-Ưu điểm: Cán bộ sẽ được trang bị kiến thức lý luận 1 cách có hệ thống, chuyên môn vững vàng, toàn diện, tiếp thu được tiến bộ khoa học mới.
- Nhược điểm: Gặp phải tâm lý ngại đi học do sợ mất vị trí công tác, chi phí lớn, thời gian đào tạo dài.
* Hình thức 2: Gửi cán bộ đi học tập trung dài hạn trên Tỉnh.
* Hình thức 3: Liên kết với các huyện lân cận mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt.
* Hình thức 4: Phối hợp với các ban ngành tổ chức mở các lớp tại huyện, mời các thầy giáo, kỹ sư, chuyên gia về dạy.
Ba hình thức này có ưu điểm là mọi người thích đi học hơn hình thức 1 do gần nhà, chi phí thấp, thời gian đào tạo ngắn. Song hạn chế là ở chỗ do thời gian đào tạo ngắn, trang thiết bị giảng dạy thiếu, lạc hậu nên chất lượng không cao.
* Hình thức 5: Cung cấp tài liệu chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, khuyến khích họ tự học, tự nghiên cứu, bổ sung nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, khuyến khích họ trong việc áp dụng vào việc xây dựng các mô hình phát triển KTXH.
Bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, các cơ quan chức năng còn phải chú trọng đến việc tuyển dụng cán bộ, phải tuyển đúng người, đúng việc, chứ không phải vì “con ông cháu cha” mà đưa vào làm việc để rồi lại phải đưa đi đào tạo lại và đào tạo tiếp làm hạn chế đến kết quả công việc, gây lãng phí Ngân sách Nhà nước, cũng như lãng phí nguồn nhân lực.
4. Phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện:
Nói đến cơ cấu tổ chức bộ máy không thể không nói đến cơ cấu tổ chức bên trong mỗi cơ quan. Cơ cấu bên trong cũng được quyết định bởi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó, nó là công cụ vận hành các chức năng, nhiệm vụ theo những nguyên tắc nhất định, cơ cấu tổ chức là một trong những yếu tố cấu thành nên tổ chức bộ máy. Tổ chức bộ máy gồm 3 bộ phận chủ yếu hợp thành là: Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó yếu tố chức năng, nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng nhất là cơ sở để thiết lập cơ cấu tổ chức. Chức năng, nhiệm vụ quyết định cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, nhận thức đầy đủ nội dung mối quan hệ giữa chức năng, nhiệm vụ với cơ cấu tổ chức trong việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý vẫn đang là thách thức đối với kế hoạch tổ chức Nhà nước. Cơ quan điểm cho rằng: Do tính quyết định của chức năng, nhiệm vụ đối với cơ cấu tổ chức cho nên chức năng, nhiệm vụ đến đâu thì thành lập tổ chức đến đó, chức năng được bổ sung thêm khối lượng và tính phức tạp của nhiệm vụ quản lý tăng lên thì thành lập thêm hoặc tách cơ cấu, hoặc nâng quy mô cơ cấu tổ chức lên để đáp ứng yêu cầu quản lý. Tuy nhiên có ý kiến lại lưu ý rằng trên thực tế quan niệm như vậy về tính quyết định của chức năng, nhiệm vụ đối với cơ cấu tổ chức là phiến diện đến mức siêu hình. Có quan điểm khác lại coi cơ cấu tổ chức chỉ là trong các nhân tố trong cơ chế vận hành, chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức. Phương thức hoạt động của cơ quan tổ chức bao gồm cả quy trình, chế độ làm việc, lề lối công tác, là yếu tố tác động rất lớn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Với việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu KHCN vào công tác quản lý, đặc biệt là CNTT, hình thành và áp dụng những công nghệ quản lý mới thì có thể đối phó một cách có hiệu quả với khối lượng và tính phức tạp của công tác quản lý tăng lên, từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý cũng như chất lượng cung cấp các dịch vụ công mà không cần phải mở rộng và phát triển quy mô của cơ cấu tổ chức và tăng thêm người trong bộ máy.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước theo nguyên tắc: trong mọi hoạt động, ra sức phát huy trí tuệ và nguồn lực của dân; trong kinh tế vận dụng có hiệu quả cơ chế thị trường; trong nội bộ hệ thống hành chính mỗi công việc quản lý nhà nước do 1 cơ quan chịu trách nhiệm chính, kể cả những việc cần phối hợp với các cơ quan khác; trách nhiệm và thẩm quyền về công việc phải gắn với trách nhiệm và thẩm quyền về tổ chức cán bộ và về sử dụng kinh phí; người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm đầy đủ trong việc quản lý, điều hành cơ quan thực thi công vụ và chịu trách nhiệm liên đới về các vi phạm nghiêm trọng của tổ chức và cán bộ, công chức thuộc cơ quan mình phụ trách. Mỗi cấp, mỗi cơ quan, mỗi người thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, sử dụng đúng thẩm quyền của mình, không ôm đồm, không làm thay, không đùn đẩy trách nhiệm.
Qua đó ta thấy chức năng, nhiệm vụ có vai trò rất quan trọng đối với tổ chức nên UBND tỉnh phải thống nhất với các ngành dọc cấp tỉnh, phân rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND huyện để tránh việc trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, công việc.
Như phần trước đã phân tích, nhiệm vụ của phòng giao thông- xây dựng - địa chính là quá nhiều. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa chính là thuộc nhiệm vụ chủ yếu của phòng TC- LĐXH, cũng như hướng dẫn, kiểm tra hồ sơ xin thành lập các doanh nghiệp là nhiệm vụ của phòng kinh tế và phòng Tư pháp. Vì vậy nên phân rõ lại nhiệm vụ của mỗi phòng ban.
5. Phân cấp công tác tổ chức quản lý cán bộ xã, thị trấn cho huyện:
Tỉnh nên phân cấp công tác tổ chức và quản lý cán bộ xã, thị trấn cho huyện để công việc được giải quyết kịp thời, nhanh gọn.
Hệ thống hành chính Nhà nước ta thực hiện công tác quản lý từ Trung ương đến địa phương. Tỉnh quản lý trực tiếp các huyện trong Tỉnh, huyện lại trực tiếp quản lý các xã, thị trấn trong huyện đó. Sở dĩ như vậy là nhằm tạo ra sự thống nhất, thuận lợi trong việc ra quyết định, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra mọi hoạt động.
Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện mọi đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, nơi mọi người bày tỏ nguyện vọng và thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Thành tích kết quả mà chính quyền cấp xã đạt được ngoài sự chỉ đạo đúng đắn của cấp trên, sự giúp đỡ của nhân dân còn là công lao to lớn của đội ngũ cán bộ xã. Họ là những người trực tiếp thực hiện đường lối của cấp trên giao phó, đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Để tăng thêm vai trò của cán bộ cấp xã, nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ từ Tỉnh nên phân cấp công tác và tổ chức quản lý trực tiếp cho Huyện. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý hành chính cũng như việc giải quyết công việc được nhanh chóng, kịp thời.
III. Một số kiến nghị:
Kiến nghị đối với Nhà nước:
- Nhà nước cần có các chính sách đồng bộ từ tiền lương, trợ cấp xã hội, BHXH, cho về nghỉ trước tuổi, giải quyết 1 lần đối với cán bộ không đủ trình độ, năng lực trong quá trình thực hiện công việc.
- Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển cán bộ, đặc biệt là lực lượng kế cận để vừa giảm biên chế vừa đảm đương được chức năng nhiệm vụ được giao, góp phần tạo điều kiện cho việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhanh hơn và tốt hơn.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí, khoa học công nghệ.
- Tăng cường pháp chế XHCN trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Kiến nghị đối với tỉnh:
So với các huyện khác trong tỉnh, kinh tế xã hội của huyện Lương Tài còn đi sau và gặp rất nhiều khó khăn do đường giao thông không thuận lợi (không có đường quốc lộ chạy qua), cách xa Trung tâm Tỉnh (30 km)…Vì vậy Tỉnh nên có chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho Lương Tài phát triển để sánh vai cùng các huyện khác. Đặc biệt với đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, Tỉnh nên thường xuyên mở các lớp tập huấn ngắng ngày để nâng cao trình độ chuyên môn cho họ.
Kiến nghị đối với huyện:
- Tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc thường kỳ (6 tháng,1 năm,…).
Đánh giá thực hiện côngviệc là đánh giá 1 cách có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của từng người lao động dựa trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng từ trước, đồng thời có sự thảo luận lại việc đánh giá đó với từng người lao động.
Qua việc đánh giá này sẽ biết rõ được năng lực, thành tích, triển vọng của từng người để từ đó có thể đưa ra quyết định về nhân sự đúng đắn, đồng thời người lao động phấn đấu để hàon thành công việc tốt hơn.
Từ việc đánh giá này, đối chiếu với trình độ đã được đào tạo của cán bộ để từ đó bố trí, sắp xếp lại cán bộ cũng như đưa đi đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức cho phù hợp với yêu cầu.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua hàng quý, hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ KTXH. Ngoài ra cần duy trì chế độ đi nghỉ mát thăm quan hàng năm cho cán bộ trong cơ quan để tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái trongtập thể, khuyến khích họ hăng say công tác.
- Đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc
Hiện tượng các phòng ban phỉa chờ đợi khi muốn chế bản văn bản, tài liệu, báo cá phục vụ quá trình làm việc là điều nổi bật trong khâu trang bị phương tiện làm việccho các phòng ban. Điều này gây mất nhiều thời gian lãng phí không cần thiết, còn gây ức chế về tâm lý do phải chờ đợi, đặc biệt khi cần hoàn thành công việc gấp. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình làm việc của đội ngũ cán bộ. Để giải quyết vấn đề này, huyện cần có giải pháp sau:
+ Trang bị cho mỗi phòng, ban một máy vi tính, máy in, máy photocopy.
+ Đầu tư trang bị máy Fac ở UBND huyện.
+ Bố trí cho mỗi phòng ban 1 phòng tiếp khách riêng.
+ Nâng cao trình độ tin học cho mỗi cán bộ ở các phòng ban.
Kết luận
Cơ cấu tổ chức ngoài những nhân tố khách quan còn có những nhân tố chủ quan tác động có thể làm thay đổi. Nhưng dù thế nào thì mọi hoạt động của cơ cấu tổ chức cũng đều do sự chỉ đạo và thực hiện của bàn tay và khối óc con người nên không thể không có sự sai sót. Vì vậy những ý kiến đóng góp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức là cần thiết. Nhưng việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện là vấn đề lớn và chỉ có thể được giải quyết trong tổng thể chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới hệ thống chính trị và hoàn thiện bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
Trong suốt thời gian thực tập tại Phòng Tổ chức - Lao động - Xã hội huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh (14 tuần), sau quá trình tìm hiểu cơ cấu tổ chức của UBND huyện và sự giúp đỡ của các cô chú, anh, chị đã giúp em hiểu được phần nào hoạt động của UBND huyện để từ đó em hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình cũng như xin góp một phần bé nhỏ vào việc tổ chức hoạt động của UBND huyện.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Trần Xuân Cầu và của các cô chú, anh chị công tác tại Phòng TC-LĐ-XH huyện Lương Tài khi em về thực tập tại đây.
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2003
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị ánh Huệ
Danh mục tài liệu tham khảo
Sách:
1) TS. Trần Xuân Cầu - Giáo trình phân tích lao động xã hội -NXB Lao động - xã hội năm 2002.
2) Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994.
3) Một số văn bản pháp luật về chương trình cải cách hành chính, tinh
giản biên chế trong bộ máy Nhà nước - NXB chính trị quốc gia năm 2002.
4) PTS. Nguyễn Bá Sơn - Cơ sở khoa học của quản lý kinh tế- NXB Tài chính Hà Nội 1996
5) Văn bản quy phạm pháp luật của UBND Tỉnh Bắc Ninh năm 2002
Văn bản báo cáo:
1) Quyết định 144/2001/QĐ-UB ngày 31/12/2001 của UBND Tỉnh
2) Quyết định số 132/2002/QĐ-UB ngày 28/10/2002 của UBND Tỉnh
3) Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và sự điều hành của UBND huyện năm 2001 và năm 2002.
4) Báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Lương Tài thời kỳ 2000 - 2010.
Tạp chí:
Tạp chí Nhà nước và pháp luật số tháng 7/2000; 9/2001; 10/2000
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
1
Phần I: Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức
2
I- Các khái niệm liên quan
2
II - Nội dung xác định cơ cấu tổ chức
3
1. Cơ sở khoa học của việc hình thành cơ cấu tổ chức quản lý
3
2. Những yêu cầu đối với cơ cáu tổ chức quản lý
4
3. Các nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý
5
4. Các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý
6
5. Một số biểu hiện cơ cấu tổ chức kém hiệu quả
11
III - Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức
12
1. Các yếu tố khách quan
12
2. Các yếu tố chủ quan
13
IV - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức
14
V - Vai trò của cấp huyện và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức UBND huyện
15
Phần II: Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh
18
I - Những đặc điểm cơ bản của huyện Lương Tài có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của UBND huyện
18
1. Đặc điểm tự nhiên
18
2. Địa hình, địa chất
18
3. Khí hậu
20
4. Các nguồn tài nguyên
20
5. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
22
II - Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài
26
1. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện
26
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện
30
3. Mối quan hệ giữa UBND huyện với các cơ quan chức năng trong huyện và Tỉnh
35
4. Phân tích các bộ phận hợp thành trong UBND huyện và hoạt động của các bộ phận đó
36
4.1. Văn phòng UBND
36
4.2. Phòng Tài Chính- Kế Hoạch
39
4.3. Phòng tổ chức - lao động - xã hội
42
4.4. Phòng kinh tế
47
4.5. Phòng tư pháp
47
4.6. Thanh tra huyện
47
4.7. Phòng Văn hoá- Thể thao- Thông tin
48
4.8. Uỷ ban DSGĐ&TE
48
4.9. Phòng Giáo dục & Đào tạo
48
4.10. Phòng giao thông - xây dựng - địa chính
48
5. Phân tích đội ngũ cán bộ trong UBND huyện
48
6. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức bộ máy quản lý UBND huyện Lương Tài.
50
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài - tỉnh Bắc Ninh
56
I. Những quan điểm về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
56
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài
61
1.Ngành Y tế huyện dưới sự quản lý trực tiếp của UBND huyện
61
2. Xây dựng một số văn bản cụ thể quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ trong từng phòng ban chuyên môn
64
3. Sắp xếp, bố trí và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong các phòng ban
66
4. Phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND
71
5. Phân cấp công tác tổ chức quản lý cán bộ xã, thị trấn cho huyện
73
III. Một số kiến nghị
73
Kết luận
76
Danh mục tài liệu tham khảo
77
Sơ đồ 8 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Tài
HĐNĐ huyện
Chủ tịch UBND huyện
Phó Chủ tịch
kinh tế
Phó Chủ tịch
VH-XH
PhòngTC-LĐXH
Phòng Tư Pháp
Thanh tra huyện
Phòng VHTT-TT
Phòng GD-ĐT
UBDS
GĐ &
Trẻ em
Phòng
TC-KH
Phòng Kinh tế
HĐND xã
UBND xã
Văn phòng UBND
Phòng
GT-XD-ĐC
Quần chúng nhân dân
Sơ đồ 12 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức mới của UBND huyện Lương Tài
HĐNĐ huyện
Chủ tịch UBND huyện
Phó Chủ tịch
kinh tế
Phó Chủ tịch
VH-XH
Phòng Kinh tế
Phòng GT-XD-ĐC
Thanh tra huyện
Phòng
Tư pháp
Phòng
TC_
LĐXH
UBDS
GĐ &
Trẻ em
PhòngGD &
ĐT
Văn phòng UBND
HĐND xã
UBND xã
Phòng
TC-KH
PhòngVHTT
&TT
Quần chúng nhân dân
Y tế huyện
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36986.doc