Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH một thành viên 91

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, Việt Nam đã chính thức là thành viên của ASEAN, của tổ chức thương mại thế giới WTO và từ đầu năm 2005, hiệp định thương mại Việt - Mỹ cũng được thực thi. Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế thế giới này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp nước ta hiện đang phải đối mặt với các khó khăn từ nhiều phía nhưng trở ngại lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH một thành viên 91, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước. Muốn tạo được chỗ đứng và khẳng định vị trí của mình trên thương trường, doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc khai thác tối đa tiềm năng từ các nguồn lực sẵn có. Nhưng để làm được điều đó, trước tiên doanh nghiệp phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Đây là một yêu cầu khách quan mang tính cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi bộ máy quản lý là cơ quan đầu não của doanh nghiệp, là nơi đưa ra các chủ trương, chính sách, đường lối hoạt động cho toàn doanh nghiệp. Công ty TNHH một thành viên 91 (gọi tắt là Công ty 91) - Tổng công ty Đông Bắc vừa là thành viên của Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam vừa trực thuộc Bộ Quốc phòng. Thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm là: Sản xuất kinh doanh than và huấn luyện quân dự bị động viên, sẵn sàng bảo vệ vững chắc vùng Đông Bắc Tổ quốc. Mặc dù thành lập chưa lâu, kinh nghiệm còn ít so với các đơn vị bạn trong ngành than, điều kiện sản xuất khó khăn, nhưng Công ty 91 đã không ngừng khắc phục khó khăn và luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được cấp trên giao, góp phần đáng kể vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành than. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn những tồn tại, đặc biệt là cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty còn chưa hợp lý, chưa phát huy hết hiệu quả, làm ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Là một sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được về thực tập tại Công ty 91; Sau một thời gian đi vào thực tế để nghiên cứu, tìm hiểu thực tế cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH một thành viên 91. Em đã thấy được những ưu, nhược điểm của cơ cấu và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác này; Xuất phát từ thực tế của bộ máy quản lý nói chung và của Công ty TNHH một thành viên 91 nói riêng, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH một thành viên 91” làm nội dung cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương (trừ phần mở đầu và phần kết luận): Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH một thành viên 91. Chương 2: Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty 91. Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty 91. Do thời gian thực tập và trình độ bản thân còn hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô và các cấp lãnh đạo Công ty 91, để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên PGS TS Vũ Thị Mai và các cán bộ phòng tổ chức Công ty 91 đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 91 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty TNHH một thành viên 91, tên giao dịch quốc tế là 91 LICO (91 LIMITED COMPANY), là đơn vị quân đội làm kinh tế có tiền thân là Xí nghiệp khai thác than 91 (được thành lập tháng 4/1996) với địa bàn khai thác chính là Mỏ Khe Chuối. Mỏ Khe Chuối được hình thành trên cơ sở khảo sát thăm dò của Liên đoàn địa chất 9 Cục địa chất đã lập Báo cáo kết quả thăm dò sơ bộ khu Mỏ Khe Chuối - Đông Triều - Quảng Ninh năm 1973, đã được Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản phê duyệt theo công văn số 51/QĐHĐ ngày 30/12/1977 và được chuẩn xác theo thực tế. Tháng 8 năm 1988 Tiểu đoàn 15 Sư đoàn 319 được sự đồng ý chấp thuận của Bộ công nghiệp cho phép khai thác Mỏ Khe Chuối - Đông Triều theo Báo cáo thăm dò sơ bộ đoàn địa chất 906 cung cấp. Trong thời gian này Tiểu đoàn khai thác với sản lượng nhỏ, chủ yếu là phục vụ chất đốt cho Bộ đội. Sau chỉ thị 81, 82 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập lại kỷ cương khai thác than, Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập ngày 10/10/1994. Công ty Đông Bắc (nay là Tổng công ty Đông Bắc) - Bộ Quốc phòng thành lập ngày 27/12/1994 trên cơ sở tập hợp, sáp nhập các đơn vị Quân đội khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh lại, trong đó có Tiểu đoàn 15 - Sư đoàn 319 - Quân khu 3 hiện khai thác than tại Mỏ Khe Chuối - Đông Triều. Tháng 4 năm 1996 Xí nghiệp khai thác than 91 được thành lập theo Quyết định số 394/QĐ - ĐB ngày 20/3/1996 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và giấy phép kinh doanh số: 302055 ngày 21 tháng 4 năm 1996 do Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Quảng Ninh cấp. Ngày 04/08/1995 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng ký Quyết định số 343/QĐ - QPKT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khai thác và giao nhiệm vụ khai thác than cho Xí nghiệp khai thác than 91 - Công ty Đông Bắc thực hiện. Ngày 30/12/2006 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số: 223/2006/QĐ-BQP về việc sáp nhập Xí nghiệp khai thác than Quảng lợi vào Xí nghiệp khai thác than 91 và chuyển Xí nghiệp KTT 91 thuộc Tổng công ty Đông Bắc thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 91. Hiện nay Công ty TNHH một thành viên 91 là Công ty con của Tổng Công ty Đông Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước vừa trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam vừa trực thuộc Bộ Quốc Phòng chỉ đạo làm 2 nhiệm vụ chính trị chiến lược là sản xuất khai thác kinh doanh than và huấn luyện quân dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, giữ vững an ninh miền Đông Bắc Tổ quốc. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, mở tài khoản riêng, sử dụng con dấu riêng theo quy định và đăng ký là đơn vị hạch toán độc lập, với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng. Trong những năm qua cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước, Công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, áp dụng những phương pháp quản lý tiên tiến, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động... đạt được nhiều thành tích lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn xứng đáng là một trong những đơn vị đầu đàn của Tổng công ty Đông Bắc cũng như của Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam. II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 1. Tính chất hoạt động và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Công ty TNHH một thành viên 91 là một đơn vị kinh tế quốc doanh hạch toán độc lập, có hai nhiệm vụ trọng tâm là huấn luyện quân dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu bảo vệ, giữ vững an ninh miền Đông Bắc Tổ quốc và sản xuất khai thác kinh doanh than, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Công ty 91 - Tổng công ty Đông Bắc có hai nhiệm vụ chính trị trọng tâm; Nhiệm vụ thứ nhất của đơn vị là huấn luyện quân dự bị động viên sẵn sàng chiến đấu, các cán bộ chủ chốt và một số cán bộ, nhân viên ở các bộ phận khác của công ty cũng đồng thời là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc Lữ đoàn dự bị động viên 596. Hàng năm Tổng công ty, công ty luôn sắp xếp bố trí thời gian để tổ chức huấn luyện thường xuyên cho các đối tượng này, luôn sẵn sàng tham gia chiến đấu khi có chiến sự sảy ra để giữ vững an ninh miền Đông Bắc của Tổ quốc. Nhiệm vụ thứ hai của Công ty là sản xuất khai thác, chế biến - tiêu thụ than và các khoáng sản khác: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng. Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. Và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, khai thác, chế biến - tiêu thụ than và các khoáng sản khác là ngành chủ đạo của Công ty trong những năm qua, cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty. Khi mới thành lập sản phẩm chủ yếu của Công ty là than cám 5, cám 6 và than cục xô công nghệ khai thác 100% là khai thác than hầm lò. Từ khi sáp nhập với Xí nghiệp Quảng Lợi thành Công ty TNHH một thành viên 91, ngoài khai thác than hầm lò, công ty còn khai thác than lộ thiên và trong thời gian tới công ty tiếp tục đầu tư khai thác một số khoáng sản khác: đất sét cao lanh, khai thác đá..., sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống... để tiếp tục đứng vững trên thị trường và phát triển. 2- Đặc điểm công nghệ khai thác than: Do đặc điểm tình hình và điều kiện vỉa lớp, hiện nay Công ty 91 đang áp dụng cả 2 hình thức khai thác than là khai thác than lộ thiên và khai thác than hầm lò. 2.1- Khai thác than lộ thiên: Được thực hiện theo sơ đồ dưới đây: Hình 1.1: Sơ đồ khai thác than lộ thiên Nạp nổ mìn Vận tải đất, than Xúc đất đá, than Khoan lỗ mìn - Khoan lỗ mìn: Sử dụng các loại máy khoan thuỷ lực và khoan đập cáp: Khoan Roc-F7 (dk = 127 mm), khoan Furukawa (dk = 102 mm), khoan BTF (dk = 150 mm) và khoan KZ-20 (dk = 200 mm) đối với đá quá cỡ để khoan đất đá nổ mìn. - Nạp nổ mìn: Do đặc điểm của đất đá có độ cứng cao, Công ty luôn sử dụng các loại mìn lớn với lượng thuốc nổ theo định mức và dùng máy bắn mìn cho nổ các lỗ khoan để phá vỡ các lớp đất đá trên bề mặt. - Xúc đất đá, than: Sau khi lớp đất đá đã được phá vỡ bởi công đoạn nạp nổ mìn, bước tiếp theo là sử dụng các loại máy xúc để xúc đất đá và than. Dung lượng các loại máy xúc của Công ty từ 1,4 -:- 4,0 m3 được sử dụng tuỳ thuộc theo điều kiện tổ chức sản xuất-kỹ thuật cụ thể. - Vận tải đất đá, than: Dùng các loại ô tô chuyên dụng có trọng tải từ 10,5 đến 24 tấn để vận tải đất đá ra các bãi thải và vận chuyển than ra sân công nghiệp. 2.2- Khai thác than hầm lò: Hiện tại Công ty 91 đang áp dụng hệ thống khai thác cột dài theo phương (Hình 1.2) chống lò chợ bằng gỗ (cột thuỷ lực đơn) và hệ thống khai thác dọc vỉa phân tầng, khấu than bằng khoan nổ mìn kết hợp với thủ công. Hiện nay, do khó khăn về thiếu động lực (Công ty đang dùng điện máy phát 350KW) nên Công ty vẫn đang sử dụng cột chống thuỷ lực đơn, bơm dịch trong mã hiệu SUM - 5 của Ucraina lên việc kiểm tra áp lực cột (trong lò) rất khó khăn và mất rất nhiều công để thực hiện khâu bơm kích cột chống, dẫn đến năng suất lò chợ giảm. Hình 1.2: Sơ đồ khai thác than lò chợ (chống cột thuỷ lực đơn) Lên xà, cài chèn Nạp nổ+thông gió Khoan lỗ mìn Củng cố lò Tải than Dựng cột chống Hạ nền, sang máng Chuyển cột, chống tăng cường, thu hồi cột chống, phá hoả Hình 1.3: Sơ đồ đào lò chuẩn bị (đào lò than). Xúc bốc+vận chuyển chuyểnchuyển Nạp nổ+thông gió Khoan lỗ mìn Củng cố lò Đào rãnh nước, đặt đường ray Dựng vì chống Sửa gương * Công tác vận tải: ( Áp dụng hệ thống vận tải không liên tục) - Vận tải than trong lò: Than khai thác ở lò chợ theo máng trượt xuống rót vào goòng đặt tại lò dọc vỉa vận chuyển và được tầu điện ắc quy kéo ra mặt bằng bãi than cửa lò cùng mức. - Vận tải than ngoài mặt bằng: Than ở các cửa lò được xúc bằng máy xúc lên ôtô vận tải xuống sân công nghiệp * Công tác thông gió: Áp dụng hệ thống thông gió hút cho từng khu khai thác độc lập. Thông gió cho từng khu vực bằng trạm quạt hút gió chính đặt tại cửa lò dọc vỉa thông gió hoặc lò xuyên vỉa mức thông gió ở từng khu vực. Thông gió cho đào lò chuẩn bị bằng quạt đẩy cục bộ, nối ống gió vải cao su dẫn gió sạch vào vị trí gương thi công. * Công tác thoát nước: Do hệ thống mở vỉa đều bằng lò bằng và các mức cửa lò đều nằm trên mức thông thuỷ nên thoát nước bằng phương pháp tự chẩy qua hệ thống rãnh nước đào dốc hướng ra cửa lò. Nước ở các lò dọc vỉa thông gió và các lò dọc vỉa phân tầng, lò thượng được chẩy tập trung xuống lò dọc vỉa vận chuyển và theo rãnh nước tự chảy ra ngoài mặt bằng. * Công tác sàng tuyển: Hình 1.4 - Sơ đồ sàng tuyển Than NK Sàng tuyển Ôtô Sân CN Sơ tuyển thủ công Kho Tràng Lương Cám 5 Cám 6 Cám 7 Cục xô Cục xô 1b Ôtô Cảng Yên Đức Mỏ Mao Khê 3- Đặc điểm trang thiết bị kỹ thuật: Trong những năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây Công ty luôn chú trọng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tăng năng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cho người lao động. * Đối với khối Văn phòng: Cùng với việc nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, tất cả các phòng đều được trang bị máy vi tính, với một số phòng còn được nối mạng internet để kịp thời cập nhật thông tin cũng như trao đổi thông tin nội bộ. Ngoài ra Công ty còn đầu tư cài đặt các phần mềm phục vụ công việc mang tính chuyên môn cao ở một số phòng như: Phần mềm kế toán, phần mềm Thống kê vật tư... * Đối với các công trường, phân xưởng: Công ty không ngừng đầu tư các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật để thay thế cho sức người. Từ năm 2006 Công ty đã đầu tư đưa cột thuỷ lực đơn vào khai thác lò chợ, thay máng trượt bằng hệ thống máng cào, dùng băng tải và tầu điện để thay thế việc đẩy goòng thủ công trước đây. Đầu tư các loại máy xúc, gạt có dung tích cao và các loại ô tô có trọng tải lớn để vận chuyển than, đất đá... Số liệu được tập hợp qua bảng 1.1 Bảng 1.1: Bảng thống kê máy móc thiết bị của Công ty 91 năm 2007 TT Tên thiết bị ĐVT Mã hiệu Số lượng Ghi chú 1 Trạm máy phát điện 350 KVA Trạm Cummín (Mỹ) 02 2 Trạm máy phát điện 180 KVA Trạm DELTA (LB Đức) 01 3 Trạm máy phát điện 172 KVA Trạm DELTA (LB Đức) 02 4 Máy nén khí Trung Quốc Cái W - 3,5/5 04 5 Quạt gió 5,5-:-11KW Cái YBT 52 25 6 Máy bắn mìn Trung Quốc Cái MFB -200 33 7 Tàu điện ắc qui từ 5-:-10 tấn Chiếc CTXD - 5 10 8 Sàng rung Chiếc 200 tấn/ giờ 02 9 Băng tải than Chiếc Loại 7 ¸ 9 m 07 10 Cột chống thủy lực đơn Cột SUM - 8 1500 11 Máng cào Cái SKAT - 60 04 12 Máy xúc SOLAR 130 W Chiếc Hàn Quốc 01 13 Máy xúc lật Kawasaki Chiếc Nhật 02 14 Máy xúc KOMATSU PC 40 Chiếc Nhật 01 15 Máy xúc CAT Chiếc Nga 05 16 Máy ủi DZ 171 Chiếc Nga 02 17 Máy ủi T 130 Chiếc Nga 01 18 Máy ủi CAT D&R Chiếc Nga 02 19 Ôtô URAL 5557 - 01 Chiếc Nga 03 20 Ôtô Kraz 6510 Chiếc Nga 28 21 Ôtô Kraz 256b1 Chiếc Nga 04 22 Ôtô Kraz 65055 Chiếc Liên doanh 09 23 Ô tô DEAWOO K4D6A Chiếc Hàn Quốc 10 24 Ô tô Scania 24T Chiếc Nga 02 25 Xe Kamaz Stec (phun nước) Chiếc Nga 03 26 Xe FORD bán tải Chiếc Liên doanh 02 27 Xe con Toyota Chiếc Nhật 02 28 Xe U - oat Chiếc Nga 02 29 Xe con Nisan-Bluebid Chiếc Nhật 01 (Nguồn: Phòng Cơ điện-Vật tư-Vận tải) Qua bảng số liệu trên ta có thấy được Công ty đã có những đầu tư đáng kể cho một số trang thiết bị chính, tuy nhiên bên cạnh đó một số máy móc thiết bị đã cũ và lạc hậu đòi hỏi phải được thay thế kịp thời để đảm bảo tiến độ SXKD. Đồng thời trước sự phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật thì trong thời gian tới công ty sẽ không ngừng phải đầu tư các thiết bị dây chuyền hiện đại, và để có thể ứng dụng những thiết bị dây chuyền hiện đại đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ lao động có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu và sử dụng thành thạo các thiết bị đó. Đồng thời phải có những cán bộ quản lý năng động sáng tạo, bộ máy quản lý gọn nhẹ có thể điều hành tốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu Với mỗi doanh nghiệp sản xuất thì tuỳ theo tính chất, công dụng của sản phẩm và công nghệ sản xuất mà sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau. Công ty 91 là công ty khai thác than, chính vì vậy công ty không phải sử dụng nguyên liệu chính đầu vào mà chỉ cần sử dụng các nguyên vật liệu phụ để phục vụ quá trình khai thác than: thuốc nổ, gỗ chống lò, thép ray, đèn lò, biến áp khoan, máy khoan, choòng khoan, mũi khoan... Trong những năm qua cùng với sự khan hiếm của tài nguyên như gỗ chống lò, công ty phải dần giảm bớt và thay thế bằng vì chống cát môn, vì thép và đưa các công nghệ hiện đại như cột thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực đơn, giàn chống thuỷ lực di động để giảm bớt việc dùng gỗ. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thời gian gần đây do sự biến động của thị trường, giá cả của các nguyên vật liệu này không chỉ tăng rất nhanh mà còn khan hiếm, làm ảnh hưởng lớn đến quá trình cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty. Một vấn để đặt ra cho Công ty lúc này là phải tìm được thị trường thay thế, đặc biệt chú trọng thị trường trong nước để Công ty chủ động hơn trong công tác chuẩn bị nguyên vật liệu làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được thông suốt, tránh được những thiệt hại do thiếu nguyên vật liệu gây ra. Công tác sử dụng nguyên vật liệu như xây dựng định mức một cách hợp lý, tiết kiệm nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm …đều được ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm. Tuy nhiên, trong thực tế Công ty vẫn có hiện tượng nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, là một trong những nguyên chính dẫn đến ách tắc trong sản xuất. Vấn đề này đòi hỏi Công ty phải thiết lập hệ thống quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng vật tư, năng lượng và định mức, nâng cao khả năng quản lý, thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ. Đây là bước khởi đầu cho việc sản xuất sản phẩm, cũng là tiền đề cho việc tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm . 5. Đặc điểm về lao động Lao động là nguồn lực quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Công ty là đơn vị khai thác than công nghệ khai thác đang dần được cơ giới hoá hơn nữa lại là nghề nguy hiểm và độc hại đòi hỏi một số lao động có trình độ có ý thức kỷ luật cao mới đảm bảo sản xuất an toàn và phát triển của Công ty. Vì vậy hơn 10 năm qua Công ty đã tổ chức tuyển dụng và tổ chức các lớp học vừa nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lao động. Đến nay Công ty đã có một tập thể cán bộ công nhân viên đủ năng lực đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao, lực lượng lao động của Công ty được bố trí tương đối hợp lý và đúng ngành nghề đào tạo cho từng vị trí công tác và từng công đoạn sản xuất chính cũng như sản xuất phục vụ và phụ trợ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Theo số liệu ngày 31/12/2007, cơ cấu lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Qua bảng ta thấy tổng số công nhân viên lao động của Công ty hiện nay là 951 người. * Số lượng lao động trực tiếp có 720 người chiếm 75,7 %, số lao động gián tiếp là 231 người chiếm 24,3% tổng số lao động toàn Công ty. Theo thống kê của ngành than hiện nay, tỷ lệ lao động gián tiếp hợp lý là từ 14% - 18%. Vì vậy, tỷ lệ này tại Công ty 91 là cao so với quy định chuẩn. Yêu cầu đặt ra đối với Công ty là phải tinh giảm lực lượng lao động quản lý. Số lao động nữ có 25 người chiếm 2,6%, lao động nam có 926 người chiếm 97,2% trong tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Do đặc thù của ngành khai thác than là nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại do vậy lao động của công ty chủ yếu là nam, lao động nữ chiếm tỷ lệ rất thấp và chỉ làm những công việc của lao động gián tiếp. * Về chất lượng: - Số lượng lao động có trình độ đại học và Cao đẳng 97 người chủ yếu là cán bộ kỹ thuật. - Số lượng lao động có trình độ Trung cấp là: 54 người. - Công nhân khai thác hầm lò Bậc 3/6 là: 186 người. - Công nhân khai thác hầm lò Bậc 4/6 ¸ 6/6 là: 300 người. - Công nhân lái xe Bậc 1/3 ¸ 4/4 là: 139 người. - Công nhân lái máy Bậc 2/7 ¸ 7/7 là: 30 người. - Thợ sửa chữa Bậc 2/7 ¸ 7/7 là: 22 người. - Công nhân Cơ điện hầm lò Bậc 2/7 ¸ 7/7 là: 43 người. - Công nhân khác: 80 người Qua số liệu trên cho ta thấy hầu hết lao động của Công ty đều đã qua đào tạo với 871 người chiếm 91,5%, bên cạnh đó bậc thợ trung bình của công nhân cũng khá cao và đồng đều, cơ bản đủ năng lực đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty. + Về cơ cấu độ tuổi: Độ tuổi trung bình của cán bộ, công nhân viên trong Công ty tương đối trẻ. Số người từ 35 tuổi trở xuống là 658 người chiếm 69,2% so với tổng số. Số người > 46 tuổi chỉ có 45 người = 4,7%. Đây là điều kiện cơ bản về lao động sức trẻ để Công ty hoàn thành nhiệm vụ và phát triển. Cũng từ độ tuổi bình quân người cho ta thấy việc tuyển dụng lao động của Công ty là tương đối tốt và lãnh đạo Công ty mạnh dạn sử dụng tuổi trẻ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 6. Đặc điểm về tài chính của Công ty Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau như: vốn tự có, vốn góp của Nhà nước, vốn vay, vốn hoạt động thuế, vốn hoạt động tài chính, vốn liên doanh, quỹ đầu tư phát triển… Hiện nay vốn của Công ty TNHH một thành viên 91 là 30 tỷ đồng, trong đó: vốn cố định là 11 tỷ đồng chiếm 36,7%; vốn lưu động là 19 tỷ đồng, chiếm 63,3%. Thông thường đối với những doanh nghiệp công nghiệp thì số vốn lưu động chiếm một tỷ lệ nhất định, khoảng 60-70% trên tổng số vốn của Công ty, như vậy việc phân bổ vốn của Công ty 91 là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp có quy mô lớn trong nghành công nghiệp thì số vốn như vậy chưa phải là lớn. Vì thế Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư cơ bản, bảo dưỡng nâng cấp một số máy móc thiết bị đã quá cũ kỹ và đang ngày một xuống cấp của Công ty, làm ảnh hưởng đến mức doanh thu và lợi nhuận thu được. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã có những chiến lược kịp thời như: đầu tư chiều sâu, xây dựng trung tâm tự động hoá, hiện đại hoá các phân xưởng khai thác, đồng thời trang bị thêm một số phương tiện sản xuất hiện đại khác nhằm nâng cao năng lực sản xuất và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó có sự thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế và quản lý tài chính làm cho việc khai thác và tạo lập các nguồn vốn linh hoạt hơn và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để có thể khai thác hiệu quả nguồn vốn làm cho chi phí sản xuất là thấp nhất và lợi nhuận đạt được cao nhất đòi hỏi bộ máy quản lý, đặc biệt là ban lãnh đạo Công ty phải thật sự năng động và phải nắm bắt cơ hội một cách chính xác, kịp thời. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 91 I. THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY 91 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty 91 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tổng thể các bộ phận lao động quản lý khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí thành những khâu, những cấp khác nhau nhằm đảm bảo các chức năng quản lý và phục vụ mục tiêu chung của doanh nghiệp. Việc lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được xem như là điểm khởi đầu của một tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa trong thực tế không có kiểu cơ cấu tổ chức nào là cố định, nó sẽ thay đổi hoặc cải tiến cho phù hợp với tình hình cũng như nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Trong hơn mười năm xây dựng và trưởng thành, Công ty 91 đã không ngừng tìm tòi, đổi mới để lựa chọn kiểu cơ cấu tổ chức phù hợp với tình hình cũng như những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Công ty như sau: Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty GIÁM ĐỐC Phó GĐ điều hành SX Phó GĐ An toàn Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ Chính trị Phòng Cơ điện-VT-VT Phòng An toàn lao động Phòng Kỹ thuật SX Phòng Kế hoạch XDCB Phòng Tài chính - KT Phòng Tổ chức lao động Văn phòng công ty Phòng chính trị Dự án Hồ Thiên Đội Cầu đường Công trường KTHL số 2 Công trường KTHL số 3 Công trường HL Núi nhện Công trường LT Bắc QL Công trường LT Nam QL Phân xưởng VTCB số 19 Phân xưởng VTCB số 43 Công trường KTHL số 1 X.CK chính xác X. cán thép Qua sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 91 ta thấy bộ máy tổ chức của công ty khá khoa học với mô hình này, các bộ phận chức năng được bố trí từ cao xuống thấp. Chức năng của từng phòng chuyên môn được phân công rõ ràng rành mạch nhờ đó quá trình giải quyết công việc được diễn ra thuận lợi, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục, tránh tình trạng gián đoạn ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Với mục tiêu không ngừng hoàn thiện, củng cố và xây dựng bộ máy tổ chức của công ty ngày càng khoa học, gọn nhẹ đạt hiệu quả cao nhất, công ty đã xây dựng bản kế hoạch triển khai tổ chức lại bộ máy sản xuất, nhanh chóng bắt nhịp với sự chuyển biến của nền kinh tế đất nước, cũng như xu hướng toàn cầu hoá. Theo mô hình này: - Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc, 4 phó giám đốc. + Giám đốc: quản lý và chỉ đạo chung toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Bốn phó giám đốc gồm: Phó giám đốc chính trị-Bí thư Đảng uỷ; Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật; Phó giám đốc phụ trách công tác an toàn - bảo hộ lao động; Phó giám đốc phụ trách điều hành sản xuất. - Ngoài ra còn có các phòng chức năng và các công trường, phân xưởng sản xuất như: + Phòng chức năng: Phòng chính trị, văn phòng công ty, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch xây dựng cơ bản, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng an toàn lao động và phòng cơ điện - vật tư - vận tải. + Các công trường, phân xưởng: Công trường khai thác hầm lò số 1, số 2, số 3, công trường hầm lò Núi Nhện, công trường khai thác lộ thiên Bắc Quảng Lợi, Nam Quảng Lợi, phân xưởng vận tải chế biến-tiêu thụ số 19, số 43, dự án Hồ Thiên và Đội cầu đường. 2. Phân tích thực trạng chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị trong bộ máy quản lý Công ty 91 2.1. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban giám đốc trong công ty Trong lực lượng lao động quản lý, Ban giám đốc đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Để Công ty phát triển trong điều kiện hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển và thị trường cạnh tranh gay gắt, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, Ban giám đốc phải có trình độ chuyên môn vững, có khả năng tổ chức quản lý, có phẩm chất chính trị vững vàng. Ban lãnh đạo luôn là yếu tố cơ bản tăng cường sự đoàn kết, nhất trí nội bộ tạo ra sức mạnh tập thể, đảm bảo ăn khớp thường xuyên và sự phối hợp linh hoạt của hệ thống quản lý nhằm thực hiện tốt mục tiêu của doanh nghiệp. Với vai trò điều khiển mọi hoạt động của Công ty, Ban giám đốc Công ty 91 gồm 1 Giám đốc, 4 phó giám đốc. 2.1.1- Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ - Chỉ huy Tổng công ty Đông Bắc và cấp uỷ đơn vị về mọi nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo đảm đời sống cho cán bộ, công nhân viên cùng tập thể người lao động trong toàn đơn vị. Trực tiếp quản lý, điều hành xây dựng các phương án sản xuất, sắp xếp lao động và xây dựng đơn vị vững mạnh đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được Tổng giám đốc Tổng công ty phân công. 2.1.2- Phó giám đốc chính trị - Bí thư Đảng uỷ: Là người giúp việc Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp uỷ đơn vị về hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của đơn vị. Trực tiếp quản lý, điều hành và xây dựng hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở Đảng từ Đảng bộ, Chi bộ đến các tổ Đảng và các tổ chức quần chúng của đơn vị vững mạnh đồng thời chủ trì các mối quan hệ, phối hợp, hiệp đồng trong công tác Đảng công tác chính trị của đơn vị, giữa đơn vị với Tổng công ty và giữa đơn vị với các đơn vị địa phương và các đơn vị bạn. Cùng Giám đốc Công ty phối hợp công tác xây dựng lực lượng (nhất là đội ngũ chiến sỹ) trong công tác huấn luyện dự bị động viên của đơn vị được Tổng công ty phân công. 2.1.3- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp uỷ đơn vị về công tác kỹ thuật của đơn vị. Chủ trì việc chỉ đạo xây dựng, củng cố và phát triển công tác kỹ thuật phù hợp với loại hình sản xuất của Công ty. Xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất, các giải pháp kỹ thuật phù hợp theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn nhà nước. Phát hiện và khơi dậy phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong lao động sản xuất, quản lý củng cố và duy trì lực lượng thiết bị, máy móc trong đơn vị để đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Công ty và các cơ quan liên quan của Tổng công ty phân công, yêu cầu. 2.1.4- Phó giám đốc An toàn lao động: Là người giúp việc Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp uỷ đơn vị về công tác An toàn lao động và vệ sinh lao động. Trực tiếp quản lý, điều hành và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý An toàn lao động, vệ sinh lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên của Công ty vững mạnh. Chủ trì các cuộc họp bàn bạc, quyết định các nội dung về công tác an toàn lao động đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Công ty và các cơ quan liên quan của Tổng công ty phân công, chỉ đạo. 2.1.5- Phó giám đốc điều hành sản xuất: Là người giúp việc Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp uỷ đơn vị về công tác điều hành sản xuất của đơn vị. Nắm chắc và chỉ đạo công tác điều hành sản xuất phù hợp với loại hình sản xuất của Công ty. Xây dựng các phương án sắp xếp lao động, sản xuất và hoàn thiện quy trình sản xuất, các giải pháp điều hành đẩy mạnh tiến độ sản xuất phù hợp theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn Nhà nước. Phát hiện và khơi dậy phong trào thi đua tăng sản lượng, giảm hao phí vật tư, nguyên liệu, tăng năng suất lao động đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh... Hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Công ty và các cơ quan liên quan của Tổng công ty phân công, chỉ đạo. * Nhận xét chung: Năm 2007 có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu ban lãnh đạo của Công ty, khi Xí nghiệp Quảng Lợi sáp nhập vào Xí nghiệp 91 để hình thành nên Công ty TNHH một thành viên 91, ban lãnh đạo Công ty cũng được bố trí, sắp xếp lại với thành phần là 5 người, điều này đồng nghĩa với nhiệm vụ của ban lãnh đạo là khá nặng nề. Tuy nhiên, trong ban lãnh đạo Công ty hiện nay, các thành viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm quản lý sâu sắc, nên số lượng như vậy là hợp lý. Trình độ và kinh nghiệm của Ban lãnh đạo Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1: Trình độ và kinh nghiệm của ban lãnh đạo công ty TT Chức danh Trình độ Ngành đào tạo Tuổi đời TG công tác 1 Giám đốc ĐH Kinh tế mỏ 51 31 năm 2 Phó GĐ Chính trị ĐH Sỹ quan chính trị 48 28 năm 3 Phó GĐ kỹ thuật ĐH Khai thác mỏ 45 22 năm 4 Phó GĐ An toàn ĐH Khai thác mỏ 52 30 năm 5 Phó GĐ điều hành SX ĐH Khai thác mỏ 44 22 năm (Nguồn: phòng tổ chức lao động) Với tổng số cán bộ công nhân viên là 951 người, thì việc bố trí 1 giám đốc và 4 phó giám đốc của Công ty 91 như vậy là tương đối hợp lý. Mặt khác, về trình độ, 100% Ban giám đốc đều có trình độ Đại học, trên Đại học và đều đã qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Đây là một thuận lợi đối với Công ty vì trong điều k._.iện kinh tế thị trường đầy thử thách với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay luôn đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty phải vững về chuyên môn nghiệp vụ cùng lĩnh vực quản lý, pháp luật và ngoại ngữ để lãnh đạo doanh nghiệp thật sự có hiệu quả. Về tuổi đời, Ban giám đốc hiện nay có 3/5 người trong độ tuổi từ 40-50. Giám đốc Công ty và 4 phó giám đốc Công ty đều có nhiều năm gắn bó với Công ty. Đây là một thuận lợi cho Công ty vì họ kết hợp được cả kinh nghiệm quản lý lẫn sự năng động sáng tạo và họ có thể gắn bó lâu dài với Công ty trong những năm tới. Tuy nhiên, về nhiệm vụ sản xuất còn có sự chồng chéo: Cả Giám đốc và Phó giám đốc điều hành sản xuất đều có nhiệm vụ xây dựng các phương án sản xuất, sắp xếp lao động. Để hợp lý, nhanh chóng và hiệu quả hơn, thì Giám đốc chỉ nên xem xét và ký duyệt. 2.2- Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, công trường, phân xưởng trong công ty: 2.2.1. Phòng Chính trị: 2.2.1.1. Chức năng: Tham mưu giúp việc Đảng uỷ - Giám đốc Công ty về Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện thông suốt hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác Đảng - Công tác chính trị, công tác cán bộ, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: 2.2.1.2. Nhiệm vụ: - Quy hoạch cán bộ, chính sách cán bộ, đào tào cán bộ; sắp xếp, thuyên chuyển, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, xếp lương, phong quân hàm, chuyển công tác, nghỉ hưu và các chế độ chính sách đối với cán bộ thuộc cơ quan cán bộ quản lý trong toàn Công ty. Chuẩn bị nguồn cán bộ lâu dài cho các chức danh nói trên. - Tổ chức Đảng, kết nạp Đảng viên mới, khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển về Đảng đối với các cấp uỷ, đội ngũ cán bộ Đảng viên theo thẩm quyền. Tổ chức hoạt động Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. - Công tác xã hội của Công ty tham gia các hoạt động xã hội với địa phương và các Bộ, Ngành. Tổ chức thực hiện và hỗ trợ chính sách xã hội, người có công, tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. - Thực hiện các thủ tục nhân sự cho việc xuất nhập cảnh trong Công ty. - Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Đảng uỷ, Chỉ huy Công ty. Phòng Chính trị hiện nay có 3 cán bộ nhân viên, chiếm 1,3 % trong tổng số lao động gián tiếp của Công ty. Trong đó có: 1 Trưởng phòng và 2 chuyên viên chính trị. Trưởng phòng là người phụ trách trực tiếp các công việc trong phòng và những công việc do giám đốc uỷ nhiệm. Các nhân viên có trách nhiệm tuân thủ và hoàn thành các công việc do trưởng phòng phân công. Về trình độ và tuổi đời của các thành viên trong phòng chính trị Công ty được tập hợp trong bảng sau: Bảng 2.2: Trình độ, tuổi đời các thành viên trong phòng chính trị TT Chức vụ Số người Trình độ Ngành đào tạo Tuổi ≤30 30-40 40-50 >50 1 Trưởng phòng 1 ĐH Chính trị 1 2 Chuyên viên 1 ĐH Công đoàn 1 3 Chuyên viên 1 TC Kinh tế mỏ 1 Tổng số 3 1 1 (nguồn: phòng tổ chức lao động) + Về biên chế và sự phân công công việc: Phòng chính trị hiện nay được biên chế 03 người và qua kết quả phỏng vấn trưởng phòng và các cá nhân trong phòng thì số người của phòng chính trị là tương đối phù hợp với thực tế chức năng, nhiệm vụ của phòng. + Về trình độ: Trình độ cán bộ nhân viên trong phòng khá cao, số người có trình độ Đại học là 2 người, chiếm 66,7%; trung cấp 1 người chiếm 33,3%. + Về tuổi đời: Độ tuổi < 40 có 2 người, chiếm 66,7%; độ tuổi 40-50 có 1 người, chiếm 33,3%. - Mối liên hệ công tác của phòng chính trị: + Mối quan hệ dọc: Phòng chính có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Giám đốc và các Phó giám đốc được uỷ quyền về các công việc được giao hàng ngày. + Mối quan hệ ngang: Phòng chính trị là cầu nối giữa Ban giám đốc và các bộ phận, các phòng, phân xưởng trong Công ty về công tác chính trị tư tưởng. Phòng chính trị có trách nhiệm thông báo các quyết định, kế hoạch của Ban giám đốc xuống các phòng, công trường, phân xưởng cũng như thu thập thông tin từ các phòng, công trường, phân xưởng cho ban lãnh đạo Công ty . 2.2.2. Phòng Kế hoạch xây dựng cơ bản 2.2.2.1. Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc về Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện thông suốt hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác kế hoạch hoá, điều độ sản xuất và kiểm soát chi phí, công tác đầu tư, giám sát đầu tư, đánh giá đầu tư, quản lý tổng hợp công tác đấu thầu, quản lý hồ sơ, sử dụng đất đai thuộc quyền Công ty quản lý, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: 2.2.2.2. Nhiệm vụ: - Chủ trì tổng hợp công tác kế hoạch hằng năm, 5 năm và dài hạn. - Chủ trì tổng hợp lập kế hoạch hoạt động hằng năm của Công ty bao gồm kế hoạch khảo sát, thăm dò, sản xuất; đầu tư, mua sắm; giá bán sản phẩm và dịch vụ; khoa học công nghệ; tài chính; bảo hộ lao động; phòng ngừa và loại trừ sự cố; bảo vệ môi trường; lao động tiền lương... - Điều độ khai thác, sàng tuyển chế biến than nhằm thực hiện đúng kế hoạch chuẩn bị chân hàng đã được Lãnh đạo thông qua. - Tổ chức thường trực 3 ca công tác điều độ sản xuất, tiêu thụ than, tiếp nhận, xử lý ban đầu các thông tin về an toàn, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản. - Xác lập các đơn giá tổng hợp, các chi phí trong hoạt động kinh doanh. Khoán và kiểm soát chi phí trong Công ty phù hợp với quy định của nhà nước, của Tổng công ty và cơ chế phối hợp kinh doanh trong Công ty. - Chủ trì công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB trong toàn công ty. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty. Biên chế hiện nay của phòng kế hoạch gồm có 9 cán bộ nhân viên, chiếm 3,9 % trong tổng số lao động gián tiếp của Công ty. Trong đó có: 1 Trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 trợ lý giá thành công đoạn, 1 trợ lý xây dựng cơ bản, 1 nhân viên giá thành, 3 nhân viên kế hoạch và 1 thống kê tổng hợp. Trưởng phòng chịu trách nhiệm chung công việc trong phòng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng trước ban lãnh đạo công ty, phó phòng phụ trách công tác khoán chi phí giá thành công đoạn. Các nhân viên hoàn thành các công việc ở từng cương vị chức danh nhiệm vụ được trưởng phòng phân công. Trình độ và tuổi đời của các thành viên trong phòng kế hoạch XDCB được tập hợp trong bảng sau: Bảng 2.3: Trình độ, tuổi đời các thành viên trong phòng kế hoạch TT Chức vụ Số người Trình độ Ngành đào tạo Tuổi ≤30 30-40 40-50 >50 1 Trưởng phòng 1 CĐ Kinh tế mỏ 1 2 Phó phòng 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 3 Trợ lý XDCB 1 ĐH Khai thác mỏ 1 4 Trợ lý Giá thành 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 5 N/viên Giá thành 1 TC Kinh tế 1 6 Nhân viên KH 1 TC Thiết bị mỏ 1 7 Nhân viên KH 1 ĐH Thống kê 1 8 Nhân viên KH 1 TC Thống kê 1 9 N/viên Thống kê 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 Tổng số 9 3 4 1 1 (nguồn: phòng tổ chức lao động) + Về trình độ: Qua bảng trên có thể thấy trình độ cán bộ nhân viên trong phòng khá cao, số người có trình độ Đại học cao đẳng là 6 người, chiếm 66,7%; trung cấp 3 người chiếm 33,3%. Tuy nhiên phòng kế họach là phòng phải đảm đương nhiều công việc phức tạp đòi hỏi trình độ nhiều mặt. Do đó, để hoạt động có hiệu quả thì cần tới 90% cán bộ trong phòng phải có trình độ đại học. Ngoài ra cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng về công tác khoán quản trị chi phí cho cán bộ nhân viên của phòng vì hiện nay công ty đang trong quá trình hoàn thiện quy chế khoán giá thành công đoạn cho các công trường, phân xưởng, nhưng trong thực tế trình độ của một số cán bộ làm công tác này của phòng chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc này làm ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ của phòng nói riêng. + Về tuổi đời: Độ tuổi < 40 có 7 người, chiếm 77,8%; độ tuổi trên 40 có 2 người, chiếm 22,2%. Như vậy tuổi đời của đa số cán bộ nhân viên phòng kế hoạch còn khá trẻ. Họ có thế mạnh là năng động, sáng tạo, tuy nhiên trong 1 số lĩnh vực kinh nghiệm quản lý chưa cao. - Mối liên hệ công tác của phòng kế hoạch: + Mối quan hệ dọc: Phòng kế hoạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Do vậy phòng kế hoạch có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp với Giám đốc về nhiệm vụ chuyên môn của phòng. + Mối quan hệ theo chiều ngang: Phòng kế hoạch có mối quan hệ khá rộng và phác tạp, bao gồm cả bên trong và bên ngoài Công ty. Phòng kế hoạch XDCB phải quan hệ với các đối tác để ký kết các hợp đồng kinh tế như mua bán các thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản, hợp đồng thuê ngoài. Đồng thời phối hợp với các phòng trong các công tác khoán chi phí giá thành và giao giá thành công đoạn cho các công trường, phân xưởng trực thuộc công ty. 2.2.3. Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương (TCLĐ - TL) 2.2.3.1. Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc về Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện thông suốt hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác tổ chức biên chế - chức danh, công tác lao động tiền lương, công tác huấn luyện - phát triển nguồn nhân lực, công tác trang bị và công tác quân số chính sách, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: 2.2.3.2. Nhiệm vụ: - Tổ chức bộ máy Công ty TNHH một thành viên 91 (bao gồm các đơn vị trực thuộc trong cơ cấu Công ty). Thành lập mới, chuyển đổi mô hình hoạt động, tổ chức lại, cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc. - Chủ trì xây dựng tổ chức biên chế, Điều lệ Công ty, xếp hạng doanh nghiệp. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng định mức lao động, đơn giá trả công lao động, đơn giá tiền lương áp dụng cho Công ty. Chính sách tuyển dụng, sử dụng, quản lý lao động, tranh chấp lao động. Chính sách về việc làm, tiền công, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội. Chính sách về nâng lương, nâng bậc, phong phiên quân hàm, khen thưởng, kỷ luật, bồi thường vật chất, điều dưỡng. - Phối hợp với các cơ quan Đại đội Dự bị động viên về: Bộ máy tổ chức Đại đội dự bị động viên; quản lý thực lực trang bị nhóm I, công cụ hỗ trợ; xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; tổ chức thực hiện công tác trang bị; kiện toàn và nắm danh sách Cán bộ chiến sĩ Đại đội 10; xây dựng kế hoạch huấn luyện Quân sự hàng năm; xây dựng kế hoạch sẵn sàng chiến đấu. - Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc. Biên chế và sự phân công nhiệm vụ: Phòng Tổ chức lao động hiện nay có 7 cán bộ nhân viên, chiếm 3,03% trong tổng số lao động gián tiếp toàn Công ty, do Giám đốc trực tiếp quản lý và được phân công như sau: 1 trưởng phòng; 1 phó phòng; 1 nhân viên đào tạo, 2 nhân viên tổ chức lao động, 1 nhân viên tiền lương và 1 nhân viên phụ trách chế độ chính sách. - Trưởng phòng có trách nhiệm phụ trách chung mọi hoạt động của phòng, thường xuyên báo cáo trực tiếp với giám đốc về tình hình hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động trong phòng. Phó phòng phụ trách công tác đào tạo và chế độ chính sách có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và điều hành các công việc trong phòng khi trưởng phòng đi vắng. Các nhân viên còn lại giúp việc cho trưởng phòng và phó phòng. Trình độ và tuổi đời của nhân viên Phòng tổ chức lao động như sau: Bảng 2.4: Trình độ, tuổi đời các thành viên trong phòng Tổ chức lao động TT Chức vụ Số người Trình độ Ngành đào tạo Tuổi ≤30 30-40 40-50 >50 1 Trưởng phòng 1 ĐH Q.trị nhân lực 1 2 Phó phòng 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 3 N/v đào tạo 1 CĐ Công nghệ TT 1 4 N/v tổ chức 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 5 N/v tổ chức 1 CĐ Q.trị nhân lực 1 6 N/v tiền lương 1 ĐH Q.trị nhân lực 1 7 N/v chế độ c.sách 1 ĐH Tài chính KT 1 Tổng số 7 2 4 1 (nguồn: phòng tổ chức lao động) Theo kết quả phỏng vấn các cán bộ, nhân viên trong phòng thì có 5/7 ý kiến cho rằng nhiệm vụ của phòng hiện nay còn có điểm chưa phù hợp (2 người còn lại không có ý kiến): Công tác định mức lao động theo nhiệm vụ công ty giao (đã nêu trong phần nhiệm vụ) nhưng thực tế hiện nay là do phòng kỹ thuật xây dựng mà chưa có ý kiến của phòng tổ chức lao động, do đó có những bước công việc định mức chưa thực sự phù hợp làm ảnh hưởng đến việc bố trí nhân lực, cũng như giao khoán quỹ lương cho từng công đoạn sản xuất của phòng. Các chức năng, nhiệm vụ khác các cá nhân trong phòng cho là phù hợp và không có ý kiến gì. - Nhận xét chung: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao của phòng và ý kiến của các cá nhân trong phòng ta có thể thấy: chức năng mà Công ty giao cho Phòng như trên là hợp lý nhưng nhiệm vụ còn có điểm chưa thực sự hợp lý: khối lượng công việc mà phòng đảm nhận hơi nhỏ so với quy mô và tính chất của phòng tổ chức. Để phù hợp hơn, theo tôi, phòng nên đảm nhận cả công việc lập kế hoạch và xây dựng định mức lao động, hoặc phối kết hợp với phòng kỹ thuật trong việc lập và xây dựng định mức lao động. + Về trình độ: Qua bảng trên ta thấy, trình độ của cán bộ nhân viên trong phòng khá cao với 100% có trình độ đại học, cao đẳng. Điều này cho thấy, cán bộ công nhân viên trong phòng có khả năng đảm nhận tốt các chức năng và nhiệm vụ mà Công ty giao cho. + Về tuổi đời: nhân viên trong phòng phần lớn ở độ tuổi dưới 40, có 6 người, chiếm 85,7% của cả phòng; chỉ có 1 người có độ tuổi 40 - 50, chiếm 14,3%. Như vậy tuổi đời của cán bộ nhân viên trong phòng là khá trẻ, đây là thế mạnh của phòng trong việc tiếp cận các ứng dụng của khoa học công nghệ mới. - Mối quan hệ công tác của phòng tổ chức lao động: + Mối quan hệ theo chiều dọc: Phòng tổ chức lao động do Giám đốc trực tiếp quản lý. Do vậy, Phòng có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc và các Phó giám đốc và truyền đạt lại các quyết định của Ban lãnh đạo, của phòng tới các cá nhân, bộ phận có liên quan. + Mối quan hệ theo chiều ngang: được thể hiện qua sơ đồ sau Phòng tổ chức Kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng việc sử dụng lao động Kế hoạch tiền lương và các chi phí khác Kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động Bố trí, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng kế hoạch Phòng kế toán Các công trường, PX Qua sơ đồ ta thấy, phòng tổ chức có quan hệ mật thiết với các phòng kế hoạch, phòng kế toán và các công trường, phân xưởng khác thông qua việc sắp xếp bố trí điều chỉnh lao động và các kế hoạch về tiền lương, chính sách đối với người lao động . 2.2.4. Phòng tài chính kế toán 2.2.4.1. Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc về Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện thông suốt hoạt động trên các lĩnh vực: Thực hiện Luật kế toán, thống kê; Công tác hạch toán kế toán, thống kê, tài chính, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: 2.2.4.2. Nhiệm vụ: - Tổ chức công tác hạch toán kế toán ở Công ty và phối hợp, hướng dẫn tổ chức công tác hạch toán kế toán ở các đơn vị trực thuộc. - Thu xếp huy động vốn bảo đảm hoạt động của Công ty. Tổ chức công tác kiểm kê tài sản của Công ty và hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm kê tài sản ở các đơn vị. - Tổ chức thanh toán các nghiệp vụ mua, bán sản phẩm và dịch vụ kể cả thanh toán bù trừ trong nội bộ Công ty và ngoài công ty. - Phân tích hoạt động kinh tế, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc. - Biên chế và sự phân công nhiệm vụ: Phòng tài chính kế toán của Công ty có 8 cán bộ nhân viên, được phân cộng nhiệm vụ như sau: 1 Trưởng phòng; 1 phó phòng; 1 nhân viên kế toán tổng hợp; 1 nhân viên kế toán tài sản cố định; 1 nhân viên kế toán theo dõi mua bán vật tư và nguyên vật liệu; 1 nhân viên kế toán lương; 1 nhân viên kế toán tiền mặt, thủ quỹ; 1 nhân viên giá thành công đoạn. Trưởng phòng có trách nhiệm phụ trách chung về mọi mặt hoạt động của phòng, thường xuyên báo cáo với Giám đốc tình hình trong phòng. Phó phòng có trách nhiệm giúp trưởng phòng và điều hành các hoạt động trong phòng khi trưởng phòng đi vắng. Trình độ và tuổi đời của cán bộ và nhân viên trong phòng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: Trình độ, tuổi đời các thành viên trong phòng tài chính kế toán TT Chức vụ Số người Trình độ Ngành đào tạo Tuổi ≤30 30-40 40-50 >50 1 Trưởng phòng 1 ĐH Kinh tế 1 2 Phó phòng 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 3 Kế toán tổng hợp 1 ĐH Kế toán 1 4 Kế toán TSCĐ 1 ĐH Tài chính 1 5 Kế toán vật tư 1 TC Kinh tế mỏ 1 6 Kế toán lương 1 CĐ Kế toán 1 7 Kế toán giá thành 1 CĐ Kế toán 1 8 Thủ quỹ 1 SC Kế toán 1 Tổng số 8 2 2 4 (nguồn: phòng tổ chức lao động) - Nhận xét chung: Nhìn chung sự phân công công việc trong phòng hiện nay là khá cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát thời gian làm việc tại phòng tài chính kế toán thì thường xuyên sảy ra việc lãng phí thời gian làm việc, do số lượng người được biên chế nhiều hơn chức năng, nhiệm vụ mà phòng được giao, và công việc phát sinh cũng không nhiều. Do vậy biên chế của phòng hiện nay là chưa thật hợp lý, hiệu quả. + Về trình độ: Qua bảng trên ta thấy trình độ của cán bộ nhân viên trong phòng có: 6 người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 75%; 1 trung cấp, 1 sơ cấp. + Về tuổi đời: Số người dưới 30 tuổi có 2 người, chiếm 25%; số người trong độ tuổi 30-40 có 2 người, chiếm 25%; trong độ tuổi 40-50 là 4 người, chiếm 50%; và không có người nào trong độ tuổi >50. Tuổi đời cán bộ công nhân viên của phòng như vậy là phù hợp với đặc điểm của ngành kế toán. - Mối quan hệ công tác của phòng với các phòng khác: + Mối quan hệ dọc: Phòng tài chính kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc, do vậy phòng phải có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính, kế toán, thống kê và những sự thay đổi trong phòng với Giám đốc. + Mối quan hệ ngang: Phòng tài chính kế toán có mối quan hệ với Phòng cơ điện-vật tư-vận tải trong việc mua bán vật tư, nguyên vật liệu; quan hệ trong vấn đề thanh quyết toán tiền lương, ăn ca, bồi dưỡng độc hại, ăn định lượng với phòng tổ chức lao động tiền lương và các công trường, phân xưởng; quan hệ với phòng kế hoạch XDCB trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản. 2.2.5. Phòng Cơ điện vận tải vật tư (CVT) 2.2.5.1. Chức năng : Tham mưu giúp việc Giám đốc về Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện thông suốt hoạt động trên các lĩnh vực: Quản lý vận hành an toàn hệ thống điện, các thiết bị cơ điện mỏ ; quản lý vận hành an toàn hệ thống vận tải than, đất đá đường bộ; công tác quản lý, khai thác sử dụng trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh ; công tác cung ứng vật tư, nhiên liệu, cung ứng và sử dụng điện năng và quản lý trang bị nhóm I, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: 2.2.5.2. Nhiệm vụ : - Đề xuất các dự án cung cấp điện trong Công ty, tham gia thẩm định các dự án phát triển sàng tuyển than. Tổ chức xây dựng các chỉ tiêu công nghệ, định mức tiêu hao điện, tiêu hao nhiên liệu, vật tư, các định mức kinh tế kỹ thuật khác trong lĩnh vực vận hành các thiết bị cơ điện, vận tải mỏ. - Tổ chức lập, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố, kế hoạch bảo trì, sửa chữa, hiệu chỉnh, kiểm định các hệ thống thiết bị điện, cơ điện, vận tải mỏ. - Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh; kế hoạch sửa chữa lớn trang thiết bị hàng năm. Quản lý theo dõi xuất nhập tồn vật tư, theo dõi việc sử dụng vật tư trong công ty. Tiến hành các thủ tục mua bán vật tư, trang thiết bị theo quy định. - Tổ chức đăng kiểm, lưu hành xe ô tô, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và quan hệ với các cơ quan có liên quan giải quyết các thủ tục pháp lý liên quan đến máy móc thiết bị, vật tư, nhiên liệu (như xăng, dầu, mỡ, vật liệu ...). - Phối hợp với các cơ quan đại đội 10 Lữ đoàn 596 quản lý số lượng, chất lượng trang bị nhóm I. - Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc công ty. Biên chế và sự phân công nhiệm vụ: Phòng cơ điện vật tư vận tải hiện nay được biên chế 10 người, chiếm 4,3% trong tổng số lao động gián tiếp toàn Công ty, bao gồm: 1 trưởng phòng; 1 phó phòng; 1 nhân viên kỹ thuật máy và thiết bị mỏ; 1 nhân viên kỹ thuật ô tô xe máy; 1 kỹ sư điện; 1 thống kê tổng hợp; 3 nhân viên vật tư và 1 thủ kho xăng dầu. - Trưởng phòng có trách nhiệm phụ trách chung mọi hoạt động của phòng, thường xuyên báo cáo trực tiếp với giám đốc về tình hình hoạt động của phòng. Phó phòng phụ trách công tác quản lý ô tô xe máy và điều hành các công việc trong phòng khi trưởng phòng đi vắng. Các nhân viên còn lại giúp việc cho trưởng phòng và phó phòng. Trình độ và tuổi đời của nhân viên Phòng cơ điện vật tư vận tải như sau: Bảng 2.6: Trình độ, tuổi đời các thành viên trong phòng CVT TT Chức vụ Số người Trình độ Ngành đào tạo Tuổi ≤30 30-40 40-50 >50 1 Trưởng phòng 1 TC Ô tô xe máy 1 2 Phó phòng 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 3 N/v kỹ thuật 1 ĐH Máy mỏ 1 4 N/v kỹ thuật 1 ĐH Ô tô xe máy 1 5 N/v cơ điện 1 ĐH Kỹ sư điện 1 6 N/v thống kê TH 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 7 N/ v vật tư 1 TC Kế toán 1 8 N/ v vật tư 1 TC Kế toán 1 9 N/ v vật tư 1 TC Quản trị DN 1 10 Thủ kho xăng dầu 1 TC Tài chính KT 1 Tổng số 10 2 3 2 3 (nguồn: phòng tổ chức lao động) - Nhận xét chung: Với số lượng 10 người như hiện nay là phù hợp với khối lượng công việc mà phòng đảm nhận. + Về trình độ: Qua bảng trên ta thấy, trình độ của cán bộ nhân viên trong phòng chưa cao với 5 người có trình độ đại học chiếm 50%, 50% còn lại có trình độ trung cấp. Trong khi đó trưởng phòng chỉ có trình độ là trung cấp ô tô xe máy. - Về tuổi đời: Số người dưới 30 tuổi là 2 người, chiếm 20%; số người từ 30-40 tuổi là 3 người, chiếm 30%; từ 40-50 tuổi có 2 người, chiếm 20%; có 3 người trên 50 tuổi, chiếm 30%. Cơ cấu tuổi của phòng nhw vậy là khá hợp lý. - Mối quan hệ công tác của phòng cơ điện vật tư vận tải: + Mối quan hệ theo chiều dọc: Phòng cơ điện vật tư vận tải có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc và các Phó giám đốc và truyền đạt lại các quyết định của Ban lãnh đạo, của phòng tới các cá nhân, bộ phận có liên quan. + Mối quan hệ theo chiều ngang: được thể hiện qua sơ đồ sau Phòng cơ điện vật tư vận tải Kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới sử dụng nguyên vật tư Mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất Kế hoạch SX KD ảnh hưởng đến việc sử dụng nguyên vật tư Biên chế máy móc thiết bị cho các công trường, phân xưởng SX Phòng kế hoạch Phòng kế toán Các công trường, PX Qua sơ đồ ta thấy, phòng cơ điện vật tư vận tải có quan hệ mật thiết với các phòng kế hoạch, phòng kế toán và các công trường, phân xưởng thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, điều động máy móc thiết bị và vấn đề sử dụng nguyên vật tư ở các công trường, phân xưởng sản xuất. 2.2.6. Phòng Kỹ thuật sản xuất 2.2.6.1. Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc về Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện thông suốt hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác trắc địa; Công tác quản lý đánh giá chất lượng sản phẩm từ khâu khai thác chế biến đến khâu tiêu thụ; công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất kinh doanh và công tác môi trường, phòng chống mưa bão; bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: 2.2.6.2. Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất hàng tháng, quý, năm và quy hoạch phát triển sản xuất 5 năm, 10 năm, xác định các chỉ tiêu công nghệ theo quy định của cấp trên. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất của đơn vị mình, tổ chức thẩm định phê duyệt và tổng hợp kế hoạch kỹ thật sản xuất chung của Công ty trình cấp trên phê duyệt; Nghiên cứu và chủ trì công tác môi trường, phòng chống mưu bão, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường, môi sinh, phòng chống mưa bão; Giám sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện kế hoạch kỹ thuật sản xuất, thiết kế khai thác, quy trình quy phạm kỹ thuật an toàn, các quy định quản lý kỹ thuật khai thác, địa chất, trắc địa, môi trường. Thẩm định các phương án điều chỉnh kế hoạch kỹ thuật SX trình Giám đốc Công ty phê duyệt. Nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị trong công tác quản lý nâng cao chất lượng than từ khâu khai thác đến khâu chế biến tiêu thụ; Điều tra giám sát và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra và phát hiện kịp thời việc thất thoát, giảm phẩm cấp than.Lập các phương án khai thác và tận thu than, có kế hoạch sử dụng tối ưu và kiểm tra việc đổ thải theo tiến độ; Chủ trì nghiệm thu khối lượng mỏ thực hiện, than tồn kho, khối lượng thuê ngoài. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc công ty. - Biên chế và sự phân công nhiệm vụ: hiện nay phòng kỹ thuật có 16 cán bộ nhân viên, chiếm 6,9% trong lao động gián tiếp toàn Công ty và được bố trí công việc như sau: 1 trưởng phòng phụ trách chung mọi hoạt động của phòng; 1 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng; 1 trợ lý kỹ thuật công nghệ; 2 trợ lý trắc địa, địa chất; 1 trợ lý về môi trường, 4 nhân viên kỹ thuật công nghệ; 3 nhân viên trắc địa mỏ; 1 nhân viên địa chất mỏ và 2 nhân viên môi trường. Trình độ và tuổi đời của nhân viên phòng kỹ thuật thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.7: Trình độ, tuổi đời các thành viên trong phòng kỹ thuật TT Chức vụ Số người Trình độ Ngành đào tạo Tuổi ≤30 30-40 40-50 >50 1 Trưởng phòng 1 ĐH Khai thác mỏ 1 2 Phó phòng 1 ĐH Trắc địa mỏ 1 3 Trợ lý kỹ thuật CN 1 ĐH Khai thác mỏ 1 4 Trợ lý trắc địa, ĐC 2 ĐH Trắc địa mỏ 1 1 5 Trợ lý môi trường 1 TC Địa chất mỏ 1 6 N/v công nghệ 3 ĐH Khai thác mỏ 3 7 N/v công nghệ 1 TC Khai thác mỏ 1 8 N/v trắc địa mỏ 3 ĐH Trắc địa mỏ 1 1 1 9 N/v địa chất mỏ 1 TC Địa chất mỏ 1 10 N/v môi trường 1 CĐ Khai thác mỏ 1 11 N/v môi trường 1 TC Địa chất mỏ 1 Tổng số 16 5 6 3 2 (nguồn: phòng tổ chức lao động) - Nhận xét chung: Qua bảng trên ta thấy, biên chế và sự phân công nhiệm vụ của phòng kỹ thuật như vậy là khá hợp lý. + Về trình độ: Trình độ của cán bộ phòng kỹ thuật có 11 người trình độ đại học, chiếm 68,8%; 1 người có trình độ cao đẳng, chiếm 6,2%; còn lại 4 người có trình độ trung cấp, chiếm 25%. Những con số đó nói lên phần nào trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm và sự gắn bó với Công ty của họ. Đây là mặt mạnh của phòng kỹ thuật, đảm bảo cho phòng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. + Về tuổi đời: Tuổi đời của cán bộ nhân viên trong phòng tương đối hợp lý, bởi yêu cầu công việc của phòng là tiến độ thực hiện phải nhanh và phần lớn công việc của nhân viên là phải đi xuống các công trường, phân xưởng nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ vừa trẻ lại vừa phải có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên để luôn duy trì được đội ngũ cán bộ hợp lý vừa có những cán bộ trẻ năng động vừa có những cán bộ trung tuổi có kinh nghiệm cao thì Công ty và phòng kỹ thuật phải luôn có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận liên tục và kịp thời thay thế cho những cán bộ đến tuổi nghỉ hưu - Mối quan hệ công tác của phòng kỹ thuật SX: + Mối quan hệ dọc: Phòng kỹ thuật SX nằm dưới sự chỉ đạo của Phó giám đốc điều hành sản xuất. Do đó, mọi công tác liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng đều phải được báo cáo với Phó giám đốc điều hành sản xuất và Giám đốc Công ty. + Mối quan hệ ngang: Các công trường, phân xưởng Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng kế hoạch XDCB Phòng cơ điện vật tư vận tải Qua sơ đồ trên, ta thấy phòng kỹ thuật sản xuất có mối quan hệ với phòng kế hoạch, căn cứ vào kế hoạch SXKD của phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật sẽ lập kế hoạch kỹ thuật sau đó chuyển sang phòng vật tư để phòng vật tư lập kế hoạch mua sắm vật tư tiêu hao, và triển khai các kế hoạch kỹ thuật tới các công trường, phân xưởng, đồng thời chỉnh sửa kế hoạch sản xuất khi kế hoạch chưa phù hợp hoặc có sự phản hồi từ các công trường, phân xưởng sản xuất. 2.2.7. Phòng An toàn - bảo hộ lao động (AT) 2.2.7.1. Chức năng: Tham mưu giúp việc Tổng giám đốc về Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và tổ chức thực hiện thông suốt hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, cấp cứu mỏ, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: 2.2.7.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, cấp cứu mỏ theo quy định và phù hợp với sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Thẩm định lần cuối cùng các kế hoạch phòng ngừa, loại trừ sự cố hằng năm của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ của các đơn vị trực thuộc. - Tổ chức huấn luyện, sát hạch cán bộ AT-BHLĐ theo phân cấp của Tổng công ty. Xây dựng và tổ chức mạng lưới an toàn viên trong toàn Công ty, quản lý đội cấp cứu mỏ bán chuyên; Biên chế và sự phân công nhiệm vụ: Phòng an toàn-bảo hộ lao động có 4 cán bộ nhân viên, được phân cộng nhiệm vụ như sau: 1 Trưởng phòng; 1 phó phòng; 1 nhân viên an toàn lao động và 1 nhân viên bảo hộ lao động. Trình độ và tuổi đời của cán bộ và nhân viên trong phòng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.8: Trình độ, tuổi đời các thành viên trong phòng An toàn-BHLĐ TT Chức vụ Số người Trình độ Ngành đào tạo Tuổi ≤30 30-40 40-50 >50 1 Trưởng phòng 1 ĐH Khai thác mỏ 1 2 Phó phòng 1 ĐH Khai thác mỏ 1 3 N/v an toàn 1 ĐH Khai thác mỏ 1 4 N/v bảo hộ LĐ 1 ĐH Kinh tế mỏ 1 Tổng số 4 2 1 1 (nguồn: phòng tổ chức lao động) + Về trình độ: Qua bảng trên ta thấy trình độ của cán bộ nhân viên trong phòng là khá cao với 100% cán bộ nhân viên đều có trình độ đại học, đây là lợi thế lớn giúp phòng có thể hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. + Về tuổi đời: Số người dưới 30 tuổi có 2 người, chiếm 50%; số người trong độ tuổi 30-40 có 1 người, chiếm 25%; trong độ tuổi 40-50 là 1 người, chiếm 25%. - Mối quan hệ công tác của phòng với các phòng khác: + Mối quan hệ dọc: Phòng an toàn chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc an toàn bảo hộ lao động, do vậy phòng phải có trách nhiệm báo cáo các hoạt động và những sự thay đổi trong phòng với phó giám đốc an toàn bảo hộ lao động và Giám đốc, đồng thời triển khai tới các công trường, phân xưởng các kế hoạch an toàn bảo hộ lao động khi được lãnh đạo công ty phê duyệt. + Mối quan hệ ngang: Phòng an toàn BHLĐ có mối quan hệ mật thiết với phòng kỹ thuật sản xuất như căn cứ vào các hộ chiếu của phòng kỹ thuật để lập các biện ph._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7449.doc
Tài liệu liên quan