Tài liệu Hoàn thiện cho vay ngoại tệ đối với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đồng Nai: ... Ebook Hoàn thiện cho vay ngoại tệ đối với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đồng Nai
123 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện cho vay ngoại tệ đối với Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------
VŨ HUỲNH NGA
HOÀN THIỆN CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------
VŨ HUỲNH NGA
HOÀN THIỆN CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng.
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế.
Những ý kiến đóng góp và giải pháp đề xuất là của cá nhân tôi từ việc nghiên cứu
và rút ra từ thực tế làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam chi nhánh Đồng Nai
Học viên Cao học K15
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY NGOAI TỆ ĐỐI VỚI DN
XNK TAI NHTM ......................................................................................................... 1
1.1. VAI TRÒ CỦA CHO VAY NGOẠI TỆ.............................................................. 1
1.1.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế ................................................................... 1
1.1.2. Đối với NHTM .............................................................................................. 2
1.1.3. Đối với DN XNK ........................................................................................... 3
1.2. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY NGOẠI TỆ CHỦ YẾU ..................................... 4
1.2.1. Căn cứ vào phƣơng thức tài trợ XNK ............................................................ 4
1.2.2. Căn cứ vào thời gian cho vay ........................................................................ 5
1.2.3. Căn cứ vào tính chất luân chuyển của vốn .................................................... 6
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHO VAY NGOẠI TỆ TẠI NHTM VN ..... 6
1.3.1. Chính sách TGHĐ ......................................................................................... 6
1.3.2. Chính sách XNK ............................................................................................ 8
1.3.3. Chính sách tín dụng của NHTM .................................................................... 9
1.3.4. Môi trƣờng kinh tế ....................................................................................... 11
1.3.4.1.Trong nước ............................................................................................. 11
1.3.4.2. Ngoài nước ............................................................................................ 13
1.4. RỦI RO TRONG CHO VAY NGOẠI TỆ TẠI CÁC NHTM VN .................... 13
1.4.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng: ....................................................................... 13
1.4.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .......................................................... 15
1.4.2.1. Nguyên nhân từ phía NH ..................................................................... 15
1.4.2.2. Nguyên nhân từ phía người vay ........................................................... 16
1.4.2.3. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài............................. 16
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI
VỚI DN XNK TẠI VCB ĐỒNG NAI ....................................................................... 18
2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI ...................................... 18
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VCB .......................................... 20
2.3. VÀI NÉT VỀ VCB ĐN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2007 ........................................................................ 21
2.3.1. Giới thiệu vài nét về VCB Đồng Nai ........................................................... 21
2.3.2. Kết quả họat động kinh doanh trong giai đoạn 2001-2007 ......................... 22
2.3.2.1. Công tác huy động vốn.......................................................................... 22
2.3.2.2. Công tác tín dụng .................................................................................. 23
2.3.2.3. Hoạt động dịch vụ ................................................................................. 24
2.3.2.4. Kết quả kinh doanh ............................................................................... 26
Nguồn: Vietcombank ĐN ................................................................................... 26
2.4. THỰC TRẠNG CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI DN XNK TẠI VCB
ĐỒNG NAI ........................................................................................................... 27
2.4.1. Tình hình cho vay ngoại tệ tại VCB Đồng Nai ........................................... 27
2.4.2. Các hình thức cho vay ngoại tệ tại VCB Đồng Nai ..................................... 30
2.4.2.1. Căn cứ vào thời gian cho vay ............................................................... 30
2.4.2.2. Căn cứ vào đối tượng DN XNK ............................................................ 33
2.4.3. Các nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu đến cho vay ngoại tệ tại VCB Đồng Nai . 34
2.4.3.1. Chính sách thu hút DN có vốn đầu tư và chính sách khuyến khích XK
của tỉnh Đồng Nai được thực hiện ..................................................................... 34
2.4.3.2. Chính sách điều hành nền kinh tế của Nhà nước ................................. 35
2.4.3.3. Chính sách lãi suất cho vay USD so với VND tại VCB Đồng Nai ....... 40
2.4.3.4. Chính sách cho vay có đảm bảo của VCB Đồng Nai .......................... 42
2.4.3.5. Các nhân tố khác ................................................................................... 43
2.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI DN XNK TẠI
VCB ĐỒNG NAI .................................................................................................. 48
2.5.1. Những thành tựu đạt đƣợc ........................................................................... 48
2.5.2. Một số tồn tại ............................................................................................... 56
2.5.2.1. Công tác huy động ngoại tệ còn nhiều hạn chế .................................... 56
2.5.2.2. Các hình thức cho vay còn đơn điệu ..................................................... 56
2.5.2.3. Quy trình cho vay còn một số vướng mắc ............................................. 57
2.5.2.4. Công tác kiểm tra sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo còn mang
tính hình thức ..................................................................................................... 57
2.5.2.5. Các công cụ phòng chống rủi ro cho vay ngoại tệ, các công cụ phái
sinh, vẫn chưa triển khai tại chi nhánh. ............................................................. 58
2.5.2.6. Thiếu thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng ............... 58
2.5.2.7. Thiếu bộ hợp đồng soạn thảo bằng tiếng Anh ...................................... 59
2.5.2.8.Mô hình chấm điểm XHTD DN tại chi nhánh còn khá phức tạp ........... 59
2.5.2.9. Trình độ một số nhân viên tín dụng còn hạn chế về ngoại ngữ và kiến
thức pháp luật .................................................................................................... 60
2.5.2.10. Công tác tiếp thị chưa hiệu quả .......................................................... 61
2.6. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ TỒN TẠI TRONG CHO VAY NGOẠI
TỆ ĐỐI VỚI DN XNK TẠI VCB ĐỒNG NAI ................................................... 61
2.6.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng ................................................................ 61
2.6.2 Nguyên nhân từ phía NH .............................................................................. 63
2.6.3 Nguyên nhân từ môi trƣờng kinh doanh ....................................................... 64
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO VAY
NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI DN XNK TẠI VCB ĐỒNG NAI ......................................... 67
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN XNK TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI ............................................................................................................ 67
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2010 ......... 67
3.1.2. Mục tiêu và định hƣớng phát triển XNK trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai ........ 67
3.2. ĐỊNH HƢỚNG CHO VAY NGOẠI TỆ CỦA NHNN TRONG THỜI GIAN
TỚI ........................................................................................................................ 68
3.3. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VCB TRONG THỜI GIAN TỚI ........... 69
3.3.1. VCB phát triển thành tập đoàn tài chính ..................................................... 69
3.3.2. Phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ ................................................... 70
3.3.3. Hoạt động tín dụng phát triển theo hƣớng đảm bảo mục tiêu chất lƣợng,
an toàn, giảm mạnh nợ tồn động, xử lý thu hồi nợ quá hạn. ................................. 72
3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO VAY NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI DN XNK
TẠI VCB ĐỒNG NAI .......................................................................................... 72
3.4.1. Giải pháp huy động vốn bằng ngoại tệ ........................................................ 72
3.4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay ngoại tệ đối với DN XNK ............ 74
3.4.2.1.Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay ................................................. 74
3.4.2.2. Tăng cường kiểm soát quá trình cho vay .............................................. 75
3.4.2.3. Giải pháp phát triển khách hàng và thị trường .................................... 76
3.4.2.4. Hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ ....................................................... 76
3.4.2.5. Xây dựng chính sách cho vay thế chấp tài sản đối với từng đối tượng
khách hàng theo xếp hạng tín dụng ................................................................... 77
3.4.2.6. Gắn kết các công cụ phái sinh với cho vay ngoại tệ ............................. 78
3.4.2.7. Chuẩn hóa các hợp đồng bằng tiếng Anh ............................................. 80
3.4.2.8. Giải pháp đa dạng hóa các loại hình cho vay bằng ngoại tệ .............. 80
3.4.3. Giải pháp nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng ..................................... 81
3.5. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, NHNN VÀ VCB ................................... 81
3.5.1. Đối với chính phủ ........................................................................................ 81
3.5.2. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc ....................................................................... 82
3.5.3. Đối với VCB ................................................................................................ 83
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
1. TCTD Tổ chức tín dụng
2. NH Ngân hàng
3. NHNN Ngân hàng nhà nước.
4. VCB Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
5. VCB ĐN Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Đồng Nai.
6. HSC Hội sở chính
7. NHTM Ngân hàng thương mại.
8. NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
9. DN Doanh nghiệp
10. XNK Xuất nhập khẩu
11. XK Xuất khẩu
12. NK Nhập khẩu
13. NQH Nợ quá hạn.
14. P. QHKH Phòng Quan hệ khách hàng
15. P. QLN Phòng Quản lý nợ
16. P. QLRR Phòng Quản lý rủi ro
17. XHTD Xếp hạng tín dụng
18. KCN Khu công nghiệp
19. PGD phòng giao dịch
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Huy động địa phương – trung ương quy VND 23
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu cho vay ngắn hạn – trung dài hạn 24
Biểu đồ 1.3: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 25
Biểu đồ 1.4: Doanh số mua bán ngoại tệ 26
Biểu đồ 1.5: Tình hình thu nhập – chi phí – lợi nhuận 26
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay ngoại tệ theo ngành nghề 27
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2007 28
Biểu đồ 2.3: Diễn biến nợ quá hạn từ năm 2001 đến năm 2007 29
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay ngắn hạn USD-VND 31
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay TDH USD-VND 32
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu cho vay USD ngắn hạn –TDH 32
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời đại ngày nay, với trình độ phát triển cao của nền kinh tế - xã hội, thị
trường ngày càng mở rộng và phát triển theo mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế -
Đây là điều kiện môi trường thuận lợi để các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
hoạt động ngân hàng nói riêng phát triển.
Cùng với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Đồng Nai, hoạt động
xuất nhập khẩu của khu vực này phát triển khá mạnh so với các khu vực còn lại của nền
kinh tế và đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của tỉnh nhà. Nhu cầu vay vốn
bằng ngoại tệ của các DN XNK trên địa bàn cũng rất lớn; đặc biệt, trong giai đoạn đầu tư
xây dựng cở sở hạ tầng, mua sắm thiết bị như thời gian qua. Ngoài ra, công nghiệp sản
xuất ngành phụ trợ của Việt Nam vẫn chưa phát triển nên nhu cầu nhập khẩu nguyên
nhiên liệu đầu vào vẫn còn khá lớn, kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai trong thời
gian qua không ngừng gia tăng.
Đồng thời, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của chi nhánh NHNT Đồng Nai cũng theo
đó mà tăng liên tục. Bắt đầu từ năm 2004-nay, dư nợ cho vay ngoại tệ của chi nhánh vượt
mức dư nợ cho vay VND và cũng như các NHTM VN khác, thu nhập từ hoạt động cho
vay của chi nhánh NHNT ĐN mang lạị hơn 80% thu nhập cho ngân hàng.
Mặc dù trong thời gian tới, Chi nhánh NHNT ĐN phát triển theo định hướng của
NHNT VN là phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở rộng đối tượng cho vay là các
DNVVN. Nhưng điều này không có nghĩa là NHNT ĐN hạn chế cho vay mà mở rộng
thêm đối tượng cho vay, không tập trung cho vay vào khách hàng lớn. Và với thế mạnh
của Tỉnh ĐN về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, DN hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh đa
dạng và phong phú, cho vay nói chung và cho vay ngoại tệ nói riêng của chi nhánh sẽ vẫn
đặt ra kế hoạch tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện nay công tác cho vay ngoại tệ tại chi nhánh
vẫn còn một số tồn tại liên quan đến công tác huy động ngoại tệ, các quy trình thẩm định
cho vay, hệ thống xếp hạn tín dụng, công tác marketing,…Chính vì vậy, tôi đã chọn đề
tài:”Hoàn thiện cho vay ngoại tệ đối với DN XNK trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài
tốt nghiệp của mình. Đây là một đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể một mảng cho vay
ngoại tệ của NHNT ĐN, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay ngoại tệ, đánh giá
những tồn tại của hoạt động cho vay ngoại tệ để từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt
động này.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau:
Một là, tìm hiểu cơ sở lý luận về cho vay ngoại tệ đối với DN XNK tại NHTM và
các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay ngoại tệ trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Hai là, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2007 của chi
nhánh NHNT ĐN. Đồng thời, phân tích các nhân tố tác động đến cho vay ngoại tệ
tại NHNT ĐN.
Ba là, trên cơ sở nghiên cứu thực tế tình hình cho vay ngoại tệ tại NHNT ĐN,
đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại và các nguyên nhân
tồn tại để đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cho vay ngoại tệ tại
NHNT ĐN.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu:
- Lý luận về cho vay ngoại tệ và các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay ngoại tệ đối với
các DN XNK tại NHTM.
- Đánh giá thực trạng cho vay ngoại tệ đối với DN XNK tại NHNT ĐN.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về hoạt động cho vay ngoại tệ tại NHNT ĐN sẽ
đề xuất các giải pháp hoàn thiện cho vay ngoại tệ tại chi nhánh NHNT ĐN
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động cho vay ngoại tệ tại Chi nhánh NHNT ĐN từ năm 2001 đến
30/6/2008.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu
thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và
làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cho vay ngoai tệ đối với Dn XNK tại các NHTM
Chƣơng 2: Thực trạng về hoạt động cho vay ngoại tệ đối với DN XNK tại NHNT ĐN
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện cho vay ngoại tệ đối với DN
XNK tại NHNT ĐN
Về mặt nhận thức, tôi cho rằng đề tài này liên quan đến nhiều các yếu tố kinh tế vĩ
mô, các chính sách điều hành của nền kinh tế quốc gia cũng như những biến động của
nền kinh tế thế giới. Do vậy, để làm nổi bật các vấn đề của đề tài cần rất nhiều công sức
và thời gian. Với khả năng của bản thân và thời gian nghiên cứu có giới hạn, đề tài này
không tránh được những sai sót và vẫn còn một hạn chế chưa cập nhập được kinh nghiệm
cho vay ngoại tệ tại các Ngân hàng nước ngoài. Rất mong quý thầy cô và đồng nghiệp có
ý kiến góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và phù hợp với thực tiễn hơn.
Trang 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY NGOAI TỆ ĐỐI
VỚI DN XNK TAI NHTM
1.1. VAI TRÒ CỦA CHO VAY NGOẠI TỆ
Toàn cầu hóa về kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hƣớng tất
yếu, tác động đến tất cả các nƣớc trên thế giới. Hiện nay, một quốc gia không chỉ
dựa vào năng lực sản xuất trong nƣớc mà còn phải mở rộng mối quan hệ giao dịch
trên thị trƣờng thế giới. Do vậy, hoạt động giao thƣơng quốc tế trở thành vấn đề
sống còn của một quốc gia trong quá trình hội nhập, cho vay trở thành sản phẩm cần
thiết và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Có thể nói đến vai trò của cho
vay ngoại tệ thông qua các lợi ích đối với sự phát triển nền kinh tế, DN XNK và
NHTM.
1.1.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế
Thứ nhất, khai thác tối đa các tiềm năng kinh tế về vốn, tài nguyên và con
người nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là một công cụ tập trung vốn hữu
hiệu trong nền kinh tế và cũng là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các tổ chức kinh
tế tạo động lực phát triển mạnh mẽ sản xuất của một quốc gia, góp phần tạo nên thị
trƣờng hàng hóa trong nƣớc đa dạng và phong phú hơn.
Thứ hai, phát triển các quan hệ đối ngoại, quảng bá hình ảnh quốc gia ra
thị trường thế giới thông qua hoạt động XNK. Cho vay ngoại tệ góp phần thúc đẩy
hoạt động ngoại thƣơng phát triển. Sản phẩm sản xuất trong nƣớc có cơ hội vƣơn ra
thị trƣờng quốc tế ngày càng nhiều hơn và ngƣợc lại nhu cầu nhập khẩu cũng không
ngừng tăng trƣởng theo đà phát triển của XK. Từ đó, sản phẩm của quốc gia dần
chiếm đƣợc vị trí nhất định trên thƣơng trƣờng quốc tế, tăng cƣờng uy tín và độ tín
nhiệm của các bạn hàng quốc tế đối với các DN XNK trong nƣớc và của NH quốc
tế đối với các NH nội địa.
Thứ ba, tạo cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới. Cho vay ngoại
tệ góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất trong nƣớc, nâng cao trình
độ của ngƣời lao động. Việc đáp ứng nhu cầu vốn để NK các trang thiết bị hiện đại
góp phần mở rộng sản xuất, hiện đại hóa hoạt động sản xuất tạo cơ hội cho ngƣời
Trang 2
lao động tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới. Bƣớc đầu là học tập cách vận
hành trang thiết bị, từ đó nâng cao trình độ của ngƣời lao động, tích lũy kinh
nghiệm và tạo điều kiện cho công tác sáng tạo sau này góp phần thúc đẩy tiến trình
công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nƣớc.
Thứ tư, tập trung nguồn ngoại tệ và đảm bảo sử dụng ngoại tệ theo yêu
cầu của đất nước nhằm thực hiện chính sách ngoại hối của nhà nước. Hầu hết
các hoạt động thanh toán XNK đều thực hiện qua NHTM. XK tạo ra nguồn ngoại tệ
đáp ứng cho nhu cầu NK máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản
xuất và NK hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế, … Do vậy, có thể
thấy hoạt động cho vay ngoại tệ tại các NHTM đã giúp nhà nƣớc thực hiện các
chính sách XNK, chính sách tiền tệ, …
1.1.2. Đối với NHTM
Cho vay ngoại tệ là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh
doanh của một NH đƣợc thể hiện qua:
Thứ nhất, khuyến khích khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ NH
khác. Cho vay ngoại tệ đôi khi là sự khởi đầu mối quan hệ hợp tác giữa DN XNK
với NH. Thông qua hoạt động cho vay, NH có thể bán kèm và bán chéo các sản
phẩm khác nhƣ dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, gửi tiền, dịch vụ bảo hiểm,
ngân quỹ… NH còn mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch
thanh toán dƣới hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau. NH sẽ tận dụng
đƣợc số dƣ duy trì trên tài khoản của khách hàng để cho vay hoặc tăng thu nhập từ
phí duy trì tài khoản hay phí thanh toán, …
Thứ hai, góp phần mang lại thu nhập cho NH. Tại một số NHTM, thu
nhập từ cho vay ngoại tệ có khi chiếm tỷ trọng khá lớn (hơn 80%) và là nguồn thu
nhập chủ yếu của NH. NH đóng vai trò là trung gian nhận tiền gửi từ ngƣời có
lƣợng tiền nhàn rỗi và cho vay lại đối với những ngƣời có nhu cầu để kiếm lời từ
chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.
Thứ ba, góp phần quảng bá hình ảnh của NHTM trên thị trường tài chính
quốc tế. Thông qua hoạt động thanh toán quốc, các NHTM trong nƣớc dần thiết lập
mối quan hệ hợp tác với các NH trên thị trƣờng tài chính quốc tế. Trên cơ sở duy trì
Trang 3
và đảm bảo thực hiện các giao dịch thanh toán uy tín, phù hợp với thông lệ quốc tế
sẽ góp phần giúp các NHTM trong nƣớc khẳng định và quảng bá hình ảnh của NH
trên thị trƣờng tiền tệ quốc tế. Đồng thời, tạo tiền đề cho các NHTM trong việc huy
động vốn liên NH quốc tế trong tƣơng lai nhằm ổn định nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu
cầu cho vay ngoại tệ của các DN XNK trong nƣớc.
1.1.3. Đối với DN XNK
Thứ nhất, giải quyết nhu cầu vốn cho DN XNK. Trong quá trình hoạt động,
DN cần đầu tƣ vốn vào tài sản lƣu động và tài sản cố định. Về nguyên tắc, DN sẽ
tận dụng tối đa nguồn vốn tự có và huy động từ khách hàng. Khi nào thiếu hụt, DN
sẽ sử dụng kênh huy động vốn từ ngân hàng để kịp thời nắm bắt thời cơ đầu tƣ mở
rộng sản xuất, NK đầy đủ nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ và các trang thiết bị cần thiết
nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục và nâng cao năng lực sản
xuất của DN.
- Thứ hai, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN XNK trên thương
trường quốc tế. Cho vay ngoại tệ sẽ giúp cho DN tiếp cận đƣợc công nghệ hiện đại
của thế giới. Bằng nguồn vốn tài trợ của NH, DN có thể đầu tƣ các trang thiết bị
hiện đại nhằm nâng cao công suất sản xuất, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, chất
lƣợng sản phẩm nhằm tạo điều kiện giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh và tiếp
cận với nhiều khách hàng trên thị trƣờng rộng lớn, có nguồn ngoại tệ dồi dào và mang
lại lợi nhuận lớn.
- Thứ ba, giúp DN XNK có cơ hội giao lưu văn hóa và học tập phong cách
kinh doanh chuyên nghiệp của các DN trên thế giới. Mỗi một quốc gia sẽ có một
nền văn hóa và phong cách ứng xử trong kinh doanh khác nhau. Do vậy, trong quá
trình giao lƣu kinh tế, các DN XNK không ngừng tự học tập từ các đối tác và rút
kinh nghiệm cho chính DN để từng bƣớc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua đó,
tiếp cận đƣợc với nhiều nền văn hóa đa dạng và phong phú trên thế giới.
- Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để có khả năng trả nợ ngân
hàng. Khi vay vốn nói chung vay ngoại tệ nói riêng, DN đều phải tính hiệu quả
phƣơng án kinh doanh, đặc biệt quan tâm đến những biến động tỷ giá và lãi vay
ngân hàng để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận và trả nợ đúng hạn cho NH.
Trang 4
1.2. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY NGOẠI TỆ CHỦ YẾU
Tùy từng tiêu thức phân chia mà cho vay ngoại tệ có hình thức biểu hiện khác nhau.
1.2.1. Căn cứ vào phƣơng thức tài trợ XNK
- Tài trợ NK
Thông thƣờng NH cho vay bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật tƣ,
hàng hóa máy móc thiết bị, công nghệ,… hoặc cho vay bằng tiền đồng nhƣng
trƣờng hợp này rất hiếm vì khi vay tiền đồng đổi sang ngoại tệ thanh toán hàng NK,
khách hàng phải mất một khoản tiền do chênh lệch tỷ giá mua, bán của NH. NH
thực hiện việc tài trợ vay vốn đối với nhà NK thông qua một số hình thức chủ yếu
nhƣ sau: mở L/C thanh toán hàng NK, chấp nhận hối phiếu và cho vay thanh toán
bộ chứng từ NK
+ Mở L/C thanh toán hàng NK là một hình thức tài trợ NK phổ biến hiện
nay. Mọi L/C đều do NH mở theo đề nghị của nhà NK. Nhƣng thực chất không phải
lúc nào nhà NK cũng có khả năng để đảm bảo cho việc mở L/C. Do vậy, có thể nói
việc mở L/C đã thể hiện sự tài trợ của NH cho nhà NK. NH sẽ gánh chịu rủi ro nếu
nhƣ nhà NK không có khả năng thanh toán cho phía nƣớc ngoài theo cam kết trong L/C.
+ Chấp nhận hối phiếu là loại tín dụng NH đảm bảo cho nhà NK sử dụng để
thanh toán hối phiếu khi đến hạn. Đây là một đảm bảo về tài chính của NH và NH
chƣa xuất tiền vay thực sự khi chấp nhận hối phiếu để DN có cơ hội nhận bộ chứng
từ, nhanh chóng giải phóng hàng tại cửa khẩu hải quan. Khi đến hạn, nếu nhà NK
không đủ khả năng thanh toán thì NH phải cho nhà NK vay ngoại tệ để thanh toán
cho nhà XK phía nƣớc ngoài.
+ Cho vay thanh toán hàng NK:
Nhà NK đã ký kết hợp đồng ngoại thƣơng với các nhà cung cấp nƣớc ngoài
và thỏa thuận phƣơng thức thanh toán phù hợp. Khi đến hạn thanh toán, nếu nhà
NK chƣa thanh toán đƣợc và yêu cầu một sự tài trợ thì NH có thể cho vay đồng
ngoại tệ để nhà NK thanh toán hàng NK trong trƣờng hợp các hình thức khác.
- Tài trợ XK:
Đây là một hình thức tài trợ thƣơng mại, kỳ hạn gắn với thời gian thực hiện
thƣơng vụ XK, đối tƣợng tài trợ là các DN XK trực tiếp hoặc ủy thác. Có thể chia
Trang 5
hình thức tài trợ XK trên thành hai loại là tài trợ trƣớc khi giao hàng và tài trợ sau
khi đã giao hàng.
+ Trước khi giao hàng:
Trên cơ sở hợp đồng XK, L/C mà phía nƣớc ngoài đã mở, NH cho nhà XK
vay ngoại tệ để NK nguyên liệu, thanh toán các chi phí đầu vào để sản xuất hàng XK.
+ Sau khi giao hàng:
Nhà XK sau khi giao hàng nhƣng chƣa nhận đƣợc tiền bán hàng ngay do chính
sách bán hàng trả chậm; trong khi đó, chu kỳ sản xuất tiếp theo không thể chậm trễ
vì thiếu vốn lƣu động. Vì vậy, NH có thể tài trợ cho nhà XK thông qua việc mua lại
hối phiếu hoặc ứng tiền trƣớc hoặc chiết khấu khi bộ chứng từ chƣa đến hàng thanh
toán.
1.2.2. Căn cứ vào thời gian cho vay
Cho vay ngoại tệ là một phần của cho vay. Theo tiêu thức phân chia hình thức
cho vay ngoại tệ theo thời gian sẽ đƣợc hiểu tƣơng tự nhƣ cho vay, cụ thể nhƣ sau:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. Khi
nói cho vay ngắn hạn ngƣời ta nghĩ đến cho vay vốn lƣu động nhƣ cho vay mua
nguyên liệu, cho vay trả lƣơng công nhân, thực hiện hợp đồng XK, … Tuy nhiên,
cần hiểu rộng hơn về cho vay ngắn hạn không phải chỉ dành để nói đến cho vay vốn
lƣu động mà thời gian cho vay phụ thuộc vào một số điều kiện nhƣ khả năng trả nợ
của khách hàng, chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi nợ, … Trong cho vay
ngắn hạn có hai phƣơng thức phổ biến là cho vay theo món vay (vay từng lần) và
cho vay theo hạn mức. Đối với phƣơng thức cho vay từng lần thì trong mỗi lần vay
vốn khách hàng phải gửi phƣơng án vay vốn và NH tiến hành thẩm định cho vay.
Nếu đồng ý cho vay thì trên cơ sở hợp đồng tín dụng ký kết giữa DN và NH thì DN
sẽ không đƣợc vay lại nếu trả nợ trƣớc hạn. Đối với phƣơng thức cho vay hạn mức
thì NH và khách hàng xác định, thỏa thuận một số tiền vay cụ thể đƣợc ghi nhận
trên hợp đồng hạn mức. Và theo phƣơng thức này, NH cho phép DN vay – trả nợ
luân chuyển trong một khoảng thời gian nhất định thƣờng là một năm.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60
tháng. Cho vay trung hạn để nhập khập các tài sản cố định nhằm cải tiến và đổi mới
Trang 6
kỹ thuật, mở rộng sản xuất và NK các vật tƣ, vật liệu xây dựng mà trong nƣớc
không có hoặc không đảm bảo chất lƣợng để thực hiện các công trình nhỏ có thời
gian thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở
lên. Cho vay dài hạn ngoại tệ dùng để cung cấp vốn cho các công trình xây dựng cơ
bản nhƣ: NK vật tƣ, vật liệu mới ở nƣớc ngoài để đầu tƣ xây dựng nhà máy hiện đại,
nhà máy công nghệ cao, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng với
quy mô lớn, tín dụng trung_dài hạn đƣợc đầu tƣ để hình thành tài sản cố định.
1.2.3. Căn cứ vào tính chất luân chuyển của vốn
- Cho vay vốn lƣu động là cho vay hình thành nên tài sản ngắn hạn nhƣ cho vay
mua nguyên liệu sản xuất, thanh toán các chi phí điện nƣớc, nhân công, công cụ dụng
cụ, …
- Cho vay vốn cố định là cho vay mua sắm các trang thiết bị, xây dựng nhà
xƣởng,… là một bộ phận của tài sản dài hạn.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHO VAY NGOẠI TỆ TẠI NHTM VN
1.3.1. Chính sách TGHĐ
TGHĐ là tỷ lệ so sánh giữa đồng tiền các nƣớc với nhau. Hay nói cách khác
TGHĐ là giá cả của một đơn vị tiền tệ nƣớc này đƣợc biểu hiện bằng số lƣợng đơn
vị tiền tệ của nƣớc khác.
Chính sách tỷ giá là một trong những chính sách quan trọng thuộc chính sách
quản lý ngoại hối. Tùy theo chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ mà cơ
chế điều hành tỷ giá có thể thay đổi. Chẳng hạn, để phục vụ cho chính sách Nhà
nƣớc độc quyền quản lý ngoại hối, chính phủ sử dụng tỷ giá cố định. Ngƣợc lại, chế
độ tỷ giá linh hoạt đƣợc xem là phù hợp với chính sách tự do hóa ngoại hối. Do xu
thế phát triển của kinh tế thế giới, chế độ tỷ giá trong chính sách tiền tệ của các
quốc gia chuyển dần từ hệ thống tỷ giá cố định sang hệ thống tỷ giá thả nổi.
Sau đây là ba chế độ TGHĐ cơ bản theo quan điểm chung hiện nay trong
việc phân loại chế độ TGHĐ.
Trang 7
- Trong chế độ tỷ giá cố định, nhà nƣớc cố gắng duy trì giá trị tiền tệ của
quốc gia mình ở mức độ ít cơ động so với đồng tiền của nƣớc khác. Điều đó, đƣợc
thực hiện nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý tiền tệ của Nhà nƣớc vào thị trƣờng
tiền tệ và đòi hỏi phải có một lƣợng dự trữ ngoại tệ đáng kể.
- Dƣới chế độ tỷ giá thả nổi thuần túy, các cơ quan quản lý ngoại tệ của Nhà
nƣớc để mặc cho thị trƣờng quyết định tỷ giá đồng tiền trong nƣớc so với đồng tiền
nƣớc khác. Tỷ giá hối đối đƣợc xác định và vận động một cách tự do theo quy luật
của thị trƣờng, cụ thể là quy luật cung cầu ngoại tệ.
- Tiếp theo là chế độ tỷ giá thả nổ._.i có quản lý (chế độ tỷ giá bán thả nổi).
Đây là chế độ TGHĐ có sự kết hợp giữa hai chế độ TGHĐ trên. Trong đó, TGHĐ
sẽ tự xác định trên thị trƣờng theo quy luật cung cầu, chính phủ chỉ can thiệp vào thị
trƣờng với tƣ cách là ngƣời mua bán cuối cùng khi TGHĐ có những biến động
mạnh vƣợt cho phép ban đầu một cách có cân nhắc.
Ngoài ra, trong thực tế tồn tại nhiều chế độ TGHĐ khác nhau dựa trên ba chế
độ TGHĐ cơ bản đề cập trên. Chẳng hạn, trong chế độ TGHĐ cố định thì còn có cố
định theo một đồng tiền hay các rổ đồng tiền; cố định theo đồng tiền này và thả nổi
theo đồng tiền khác; cố định vĩnh viễn (chỉ thay đổi khi tình hình kinh tế đã đổi
khác hay Crawling Peg).
TGHĐ và chính sách TGHĐ là nhân tố quan trọng trong thực hiện chiến
lƣợc ngoại thƣơng của một nƣớc cũng nhƣ ảnh hƣởng đến chính sách tiền tệ và
chính sách tài chính của quốc gia.
TGHĐ tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động XNK của các DN. TGHĐ
tăng sẽ khuyến khích XK; ngƣợi lại, TGHĐ giảm khuyến khích NK.
TGHĐ tăng làm cho hàng hóa nội địa rẻ hơn so với hàng hóa của thế giới, là
cơ hội khuyến khích XK và đồng thời hàng hóa thế giới khi NK lại có giá cao hơn.
Ngƣợc lại với TGHĐ giảm thì hàng hóa XK trở nên đắt hơn hàng hóa của thế giới
và hàng hóa NK có giá rẻ hơn so với trong nƣớc; đây là điều kiện thúc đẩy NK.
Thông qua tác động trực tiếp của tỷ giá lên hoạt động XNK mà nhu cầu mua bán
ngoại tệ hay nhu cầu vay ngoại tệ tại các NHTM trở nên sôi động hơn.
Một nền kinh tế ổn định và các yếu tố khác không đổi thì trong giai đoạn
TGHĐ có xu hướng tăng, giá cả đồng nội tệ giảm hơn so với đồng ngoại tệ, XK
Trang 8
đƣợc đẩy mạnh tăng trƣởng và phát triển, nhu cầu vay vốn sản xuất hàng XK tăng,
giá cả nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK cũng tăng cao do tác động của tỷ giá
làm cho nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của các DN hoạt động trong một số ngành
tăng theo. Đồng thời, khi giá NK tăng sẽ hƣớng DN chuyển sang sử dụng nguyên
liệu trong nƣớc, ngƣời dân sử dụng hàng hóa trong nƣớc thay thế hàng NK làm cho
nhu cầu vay vốn ngoại tệ trong một số trƣờng hợp sẽ giảm.
Ngược lại, trong giai đoạn TGHĐ có xu hướng giảm, giá đồng nội tệ đƣợc
đánh giá cao hơn so với đồng ngoại tệ, hàng hóa NK trở nên rẻ hơn hàng hóa trong
nƣớc nên khuyến khích các DN tăng cƣờng NK, tác động làm tăng nhu cầu vay vốn
ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vốn cho NK.
Với chính sách TGHĐ cố định thì cả DN đi vay ngoại tệ và NH cho vay
thƣờng ít lo ngại nhiều về các biến động tỷ giá, rủi ro tỷ giá đƣợc đánh giá gần nhƣ
không đáng kể; do vậy, các NH sẽ tập trung đánh giá tƣ cách pháp lý, tình hình tài
chính và phƣơng án kinh doanh của DN, tài sản đảm bảo,… trƣớc khi quyết định
cho vay vì ngay khi vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các DN NK nguyên liệu sản
xuất hoặc NK hàng hóa tiêu thụ trong nƣớc đã cố định đƣợc số tiền phải trả quy đổi
thành đồng nội tệ. Tuy nhiên, với chính sách TGHĐ linh hoạt cũng nhƣ chính sách
TGHĐ thả nổi có sự quản lý của nhà nƣớc thì cả DN và NH đều thận trọng hơn khi
vay và cho vay ngoại tệ và có sự điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với chính
sách của Nhà nƣớc mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt trong những giai đoạn có những
biến động lớn về tỷ giá, các DN vay vốn bằng ngoại tệ cần đặc biệt chú ý chính sách
TGHĐ để phòng ngừa rủi ro do sự biến động của tỷ giá; việc Nhà nƣớc thắt chặt
hay nới lỏng quản lý ngoại hối tác động rất lớn đến hoạt động cho vay ngoại tệ của
NH.
1.3.2. Chính sách XNK
Xuất phát từ đặc thù của từng quốc gia, chẳng hạn là các nƣớc đang phát
triển thì nhu cầu NK rất lớn về máy móc, trang thiết bị, công nghệ và quản lý cũng
nhƣ về các loại hàng hoá trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc. Đồng thời, căn cứ vào
từng chính sách XNK của quốc gia trong từng thời kỳ mà chính sách cho vay đối
với các DN XNK tại các NHTM, đặc biệt là các NHTMNN có sự phù hợp tƣơng
thích nhằm giúp nhà nƣớc thực hiện tốt chính sách vĩ mô của mình.
Trang 9
Với chính sách hướng đến NK: Nhà nƣớc thông qua các công cụ quản lý để
khuyến khích NK hạn chế XK. NK là một hoạt động quan trọng của thƣơng mại
quốc tế, tác động trực tiếp, quyết định đến sản xuất và đời sống trong nƣớc. Do vậy,
tùy từng tình hình cụ thể, tùy từng giai đoạn cụ thể mà mỗi quốc gia có chính sách
ngoại thƣơng riêng. Vì mỗi quốc gia có lợi thế so sánh riêng, sản xuất tất cả đáp
ứng nhu cầu trong nƣớc không phải là một biện pháp tốt cho sự phát triển kinh tế
quốc gia. Vì vậy, chính sách ngoại thƣơng cần linh hoạt; cụ thể, trong giai đoạn
kiến thiết đất nƣớc, nền kinh tế còn non trẻ thì mục tiêu trƣớc mắt là NK các máy
móc hiện đại để tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, NK hàng tiêu
dùng cần thiết mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc. Do vậy, với chính sách hƣớng
đến NK thì nhu cầu mua ngoại tệ hay nhu cầu vay vốn bằng đồng ngoại tệ của nền
kinh tế để thanh toán là khá lớn.
Ngược lại, chính sách hướng đến XK, khuyến khích XK hạn chế NK thì lãi
suất cho vay đối với DN XK thƣờng đƣợc ƣu đãi hơn so với DN sản xuất tiêu thụ
trong nƣớc. Đối với mặt hàng nhà nƣớc không khuyến NK thì NH hoặc từ chối cho
vay hoặc cho vay với lãi suất cao. Chẳng hạn, NH không ƣu tiên cho vay bằng đồng
ngoại tệ để NK hàng hóa xa xỉ mà trong nƣớc có khả năng sản xuất đƣợc. Tuy nhiên,
NH vẫn cho vay NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK.
Nhìn chung, chính sách XNK có ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay ngoại tệ
của các NHTM. Nhƣ với chính sách hạn chế NK các hàng hóa xa xỉ trong tình hình
nền kinh tế lạm phát cao thì các NHTM cũng hạn chế cho vay NK các mặt hàng đó.
1.3.3. Chính sách tín dụng của NHTM
Chính sách tín dụng1 của một NHTM là một hệ thống các biện pháp liên
quan đến việc khuyếch trƣơng tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã
đƣợc hoạch định của NHTM đó và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong kinh
doanh tín dụng của NH.
Tùy từng thời kỳ và môi trƣờng kinh tế cụ thể mỗi NHTM có chính sách tín
dụng khác nhau chẳng hạn nhƣ trên địa bàn nào có hoạt động XNK phát triển thì
chính sách của các NHTM sẽ hƣớng đến cho vay ngoại tệ đối với các DN XNK
1
PGS.TS Lê Văn Tề - Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại - NXB Thống kê 2007
Trang 10
nhằm thu hút nguồn ngoại tệ từ các DN XK để cho vay trở lại đối với DN có nhu
cầu NK. Đồng thời, giới hạn cho vay còn phụ thuộc vào một số yếu tố: khối lƣợng
vốn mà NHTM huy động đƣợc; sự ổn định hay bất ổn của nền kinh tế; uy tín của
DN vay vốn; tình trạng tài chính của ngƣời vay vốn; nhu cầu vay vốn của ngƣời đi
vay và mức độ hạn chế hoặc khả năng hỗ trợ của NHTM hội sở chính.
Chính sách cho vay ngoại tệ của NHTM thực hiện thông qua một số chính
sách chủ yếu nhƣ sau:
- Chính sách lãi suất: lãi suất cho vay ngoại tệ thấp và có khả năng cạnh
tranh thì dƣ nợ cho vay sẽ cao và ngƣợc lại lãi suất cho vay ngoại tệ cao và thiếu
tính cạnh tranh thì dƣ nợ cho vay sẽ thấp.
- Chính sách đảm bảo tín dụng:
Mỗi NHTM có chính sách cho vay khác nhau về hình thức đảm bảo. Nhƣng
nhìn chung, nếu điều kiện thế chấp giá trị tài sản đảm bảo càng lớn, NH cho vay căn
cứ chủ yếu vào giá trị tài sản thế chấp thì khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng
thấp vì có nhiều DN đặc biệt là DN kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại, có nhu
cầu vay ngoại tệ lớn nhƣng tài sản lại ít; cho nên dẫn đến dƣ nợ cho vay tại NH tăng
trƣởng thấp.
Còn ngƣợc lại, nếu NH cho vay không chú trọng quá nhiều vào điều kiện thế
chấp tài sản thì DN vay vốn dễ dàng tiếp cận tín dụng và NH cũng có nhiều cơ hội
tăng trƣởng dƣ nợ cho vay.
Chính sách về hạn mức tín dụng:
Việc cấp hạn mức tín dụng phụ thuộc vào mức độ uy tín của DN, vòng quay
vốn lƣu động, …thông qua quá trình thẩm định cho vay. Hạn mức cho vay ngoại tệ
đối với DN XNK cao hay thấp còn tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ
thể, quy mô hoạt động XNK của DN, doanh số thanh toán cam kết qua NH,…
Kết hợp với các chính sách trên, NHTM có hệ thống chấm điểm, phân loại
đối tƣợng khách hàng theo ngành nghề kinh doanh. Khách hàng nào đƣợc NH sếp
hạng tín dụng tốt thì lãi suất cho vay đƣợc ƣu đãi hơn và điều kiện thế chấp tài sản
Trang 11
ít hơn. Đồng thời, NH cũng phân tán rủi ro bằng việc phát triển dƣ nợ cho vay trong
nhiều lĩnh vực ngành nghề và đa dạng đối tƣợng cho vay,…
1.3.4. Môi trƣờng kinh tế
1.3.4.1.Trong nước
* Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Sức khỏe của nền kinh tế mạnh hay yếu thể hiện thông qua tốc độ tăng
trƣởng của GDP và ảnh hƣởng khá lớn đến hoạt động tín dụng NH trong đó có cho
vay ngoại tệ.
Một nền kinh tế đang tăng trƣởng, nhu cầu vốn sẽ lớn và một trong các kênh
huy động vốn của nền kinh tế là thông qua các NHTM. Đồng thời, tốc độ tăng
trƣởng dƣ nợ cho vay tại các NHTM sẽ phản ánh một phần nhu cầu vốn hiện tại của
nền kinh tế. Và cùng với những thông tin khác, các nhà hoạch định chính sách có
thể đƣa ra nhận định tình tình kinh tế tƣơng đối phù hợp.
* Lạm phát
Trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả hàng hóa bị tăng liên tục, điều
này làm cho sản xuất gặp khó khăn. Quy mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút
do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tƣ liên tục. Cơ cấu kinh tế dễ bị mất cân đối vì sẽ
có xu hƣớng phát triển những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn
nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kỳ dài thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có xu
hƣớng bị đình đốn hoặc phá sản. Vì vậy, trong điều kiện có lạm phát lĩnh vực
thƣơng nghiệp thƣờng phát triển mạnh trong khi đó hoạt động sản xuất bị chựng lại.
Lạm phát xảy ra còn là môi trƣờng tốt để những hiện tƣợng tiêu cực trong
đời sống phát sinh nhƣ đầu cơ, tích trữ, gây cung – cầu hàng hóa giả tạo,… Hệ
thống tín dụng cũng rơi vào khủng hoảng khi ngƣời dân không an tâm đầu tƣ trong
điều kiện lạm phát gia tăng.
Nhƣ vậy, rõ ràng trong tình hình nền kinh tế bị lạm phát cao, giả sử các điều
kiện khác không đổi thì đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, tình hình kinh
doanh của các DN sẽ khó khăn hơn do giá cả chi phí đầu vào tăng. Đây là những
dấu hiệu tác động đến chính sách cho vay của NH, các NH sẽ hạn chế cho vay thậm
chí thu hẹp cho vay đồng nội tệ đối với các DN đang có quan hệ tín dụng, dẫn đến
Trang 12
khả năng thực hiện hợp đồng ngoại thƣơng đối với DN XK gặp khó khăn do thiếu
vốn lƣu động và nguồn ngoại tệ thực hiện thanh toán về NH sẽ bị giảm dần.
Đồng thời, với sự mất giá của đồng nội tệ, sự lên giá của đồng ngoại tệ cũng
ảnh hƣởng đến khả năng huy động ngoại tệ của NH. Điều này ít nhiều cũng ảnh
hƣởng đến hoạt động cho vay ngoại tệ tại các NHTM.
* Cung – cầu ngoại tệ:
Nguồn cung ngoại tệ có thể kể đến từ kiều hối, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thông
qua hoạt động đầu tƣ trực tiếp, gián tiếp, nguồn vốn ODA, vay nợ nƣớc ngoài và từ
khách du lịch,…
Nguồn cầu ngoại tệ xuất phát chủ yếu từ nhu cầu NK, trả nợ nƣớc ngoài, gửi
tiền cho ngƣời thân chửa bệnh, đi du học ở nƣớc ngoài, du lịch nƣớc ngoài,…
Xét ở góc độ tài chính NH, các yếu tố khác không đổi, nếu cung ngoại tệ lớn
hơn cầu về ngoại tệ thì giá đồng nội tệ lên giá, khuyến khích nền kinh tế NK vì giá
cả hàng hóa thế giới trở nên rẻ hơn so với giá trong nƣớc. Đồng thời, nguồn ngoại tệ
huy động đƣợc tại các NH trở nên dồi dào hơn sẽ kéo theo chính sách cho vay ngoại
tệ sẽ nới lỏng hơn. Ngƣợc lại, nếu cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ thì nền kinh
tế xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ, đồng ngoại tệ trở nên có giá so với đồng nội
tệ. Điều này buộc các NH chạy đua tăng lãi suất huy động để đảm bảo hoạt động
cho vay ổn định, duy trì khả năng thanh khoản cho NH và sau đó là lãi suất cho vay
ngoại tệ sẽ phải điều chỉnh tăng tƣơng ứng tác động chính sách cho vay ngoại tệ của
NH sẽ điều chỉnh theo hƣớng thắt chặt cho vay hơn.
* Tâm lý đầu cơ ngoại tệ
Tâm lý đầu cơ ngoại tệ đóng vai trò rất quan trọng và có thể dẫn đến những
hệ quả xấu nhƣ tạo ra tình trạng thiếu thừa ngoại tệ giả tạo triền miên ảnh hƣởng
đến thanh khoản của các NH do hiện tƣợng mua ngoại tệ găm giữ hoặc bán tháo
ngoại tệ của nhà đầu cơ và ảnh hƣởng đến DN có vay ngoại tệ. Song việc đầu cơ
một chiều này bản thân nó cũng chứa đựng những rủi ro vô cùng lớn, bởi tỉ giá
ngoại tệ có thể tăng, cũng có thể giảm. Nếu tỉ giá giảm mạnh, các NH phải từ chối
mua ngoại tệ của các DN XK.
Nhƣ vậy, với tâm lý đầu cơ của ngƣời dân găm giữ ngoại tệ sẽ dẫn đến tình
trạng thiếu ngoại tệ của các NH ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của NH. Do
Trang 13
đó sẽ ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các DN thực sự có nhu
cầu ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
1.3.4.2. Ngoài nước
Ngày nay, các quốc gia luôn có chính sách hợp tác, mở rộng các mối quan hệ
ngoại thƣơng và không ngừng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các quốc gia dù
lớn hay nhỏ đều có sự phụ thuộc nhất định vào phần còn lại của thế giới. Do vậy,
những biến động kinh tế thế giới ít nhiều ảnh hƣởng sự ổn định của một quốc gia,
đặc biệt là các quốc gia có mối quan hệ đối ngoại càng lớn, độ mở của nền kinh tế
càng rộng thì sức ảnh hƣởng đến phần còn lại của thế giới càng lớn và những biến
động của thị trƣờng tài chính tiền tệ của thế giới sẽ ảnh hƣởng đến thị trƣờng tài
chính tiền tệ trong nƣớc mà cụ thể là làm ảnh hƣởng đến chính sách điều hành
TGHĐ của NHTW, chính sách cho vay của các NHTM, …
Bên cạnh đó, những biến động của tình hình kinh tế thế giới, cụ thể là tốc độ
tăng trƣởng hay suy thoái của các quốc gia lớn sẽ ảnh hƣởng đến cung cầu trên thị
trƣờng hàng hóa, ảnh hƣởng đến kim ngạch XNK của các quốc gia có quan hệ
ngoại thƣơng. Từ đó, ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất của các quốc gia nhỏ, trực
tiếp là các DN hoạt động XNK sẽ phải điều chỉnh giảm sản xuất, hoạt động tài trợ
vốn cho vay của các NHTM cũng cần xem xét thận trọng tính hiệu quả trong
phƣơng án kinh doanh của các DN XNK.
Ngoài những yếu tố kể trên, tình hình chính trị, thiên tai, dịch bệnh, … ảnh
hƣởng hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngoại tệ nói riêng tại các NHTM
tùy thuộc vào sự tác động nhiều hay ít của nó đối với từng NH cụ thể.
1.4. RỦI RO TRONG CHO VAY NGOẠI TỆ TẠI CÁC NHTM VN
Cho vay ngoại tệ là một bộ phận của hoạt tín dụng. Do vậy, có thể nhận biết rủi
ro trong cho vay ngoại tệ tại các NHTM VN thông qua nghiên cứu rủi ro tín tụng .
1.4.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng đƣợc hiểu một cách đơn giản nhất đó là rủi ro không thu hồi
đƣợc nợ hoặc không có khả năng trả nợ khi đến hạn Nói một cách khác là ngƣời
vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng, không tuân
Trang 14
thủ theo nguyên tắc hoàn trả khi đáo hạn. Đây là loại rủi ro gắn liền với hoạt động
tín dụng NH.
Về mặt định lượng: rủi ro tín dụng đƣợc phản ánh bởi chính số tiền nợ quá
hạn, nợ đọng của mỗi NH.
Về mặt định tính: rủi ro tín dụng có quan hệ ngƣợc chiều với chất lƣợng tín
dụng. Theo đó chất lƣợng tín dụng càng cao thì mức độ rủi ro càng thấp và ngƣợc
lại, chất lƣợng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao thì rủi ro tín dụng là rất lớn và có tác
động ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh NH.
Có thể phân loại rủi ro tín dụng dưới hai hình thức sau:
+ Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập mối
quan hệ tín dụng, NH và khách hàng phải quy ƣớc về khoảng thời gian hoàn trả nợ
vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà NH vẫn chƣa thu hồi đƣợc vốn vay, những tổn thất
xảy ra trong trƣờng hợp này ngƣời ta gọi đó là rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn.
+ Rủi ro do không có khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra trong trƣờng hợp DN
đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy NH phải thanh lý tài sản của DN để thu nợ.
Bên cạnh các rủi ro thông thƣờng trong hoạt động tín dụng nói chung, hoạt
động cho vay nói riêng thì trong cho vay ngoại tệ có các rủi ro đặc thù nhƣ rủi ro
liên quan đến TGHĐ, rủi ro liên quan đến các yếu tố bất ổn kinh tế, chính trị của thế
giới hoặc rủi ro do bị lừa đảo trong hoạt động ngoại thƣơng,…
+ Rủi ro liên quan đến TGHĐ:
Nếu nhƣ hầu hết chi phí đầu vào và doanh thu bán hàng của DN cùng loại
tiền tệ thì những biến động TGHĐ không hoặc ít ảnh hƣởng đến hoạt động kinh
doanh của DN nói chung và hoạt động vay trả nợ vay bằng ngoại tệ ngân hàng nói
riêng. Còn ngƣợc lại, bất kỳ sự biến động nào của TGHĐ cũng có ảnh hƣởng dòng
tiền của DN.
* Khi hai loại tiền vay và trả nợ khác nhau thì với sự biến động của TGHĐ
theo hƣớng bất lợi cho ngƣời đi vay (giá loại đồng tiền vay bị tăng giá so với đồng
tiền thu từ hoạt động kinh doanh) sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận dự
kiến của DN. Từ đó, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của DN nhiều hay ít tùy theo
Trang 15
mức độ biến động của tỷ giá. Ngoài ra, với sự biến động của TGHĐ cũng ảnh
hƣởng đến khả năng đáp ứng nguồn ngoại tệ của Ngân hàng đảm bảo cho DN trả nợ
đúng hạn nên dẫn đến nợ bị quá hạn.
* Khi hai loại tiền vay và trả nợ giống nhau thì nguồn trả nợ vay của DN
đƣợc đảm bảo nếu DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả và không bị khách hàng
chiếm dụng vốn,… Tuy nhiên, nếu nhƣ một phần chi phí đầu vào của bằng đồng nội
tệ trong khi đó nguồn thu là ngoại tệ thì khi đồng ngoại tệ giảm giá thì số tiền đồng
nội tệ quy đổi từ đồng ngoại tệ thu về sẽ giảm và vốn lƣu động của DN cũng từ đó
giảm tƣơng ứng; Từ đó, tác động đến kết quả kinh doanh của DN và ảnh hƣởng khả
năng trả nợ của DN đối với NH.
+ Rủi ro liên quan đến các yếu tố bất ổn kinh tế, chính trị của thế giới:
Bên cạnh tác động của TGHĐ, trong hoạt động ngoại thƣơng giữa DN với
đối tác nƣớc ngoài còn phát sinh nhiều rủi ro khó dự đoán từ tình hình kinh tế, chính
trị của thế giới/của quốc gia mà DN có quan hệ. Đồng thời, trong một số trƣờng
hợp, trong hợp đồng thƣơng mại đã có chứa đựng các yếu tố lừa đảo mà DN XNK
trong nƣớc không lƣờng trƣớc đƣợc.
Nhìn chung, tất cả các rủi ro xảy ra trên đều có nhiều khả năng ảnh hƣởng
đến dòng tiền bán hàng và nguồn trả nợ vay NH của DN.
1.4.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Trong hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động cho vay nói riêng luôn tồn tại
nhiều nguyên nhân dẫn đến khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc không có khả năng
trả nợ. Nhìn chung, có thể thu gọn trong ba nguyên nhân cơ bản gây nên rủi ro tín
dụng: đó là nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng bên ngoài, từ phía khách hàng
và nguyên nhân do chính NH.
1.4.2.1. Nguyên nhân từ phía NH
Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận NH nên khi
cho vay quá chú trọng về lợi tức.
Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng
quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh.
Trang 16
Định giá tài sản không đảm bảo không chính xác hoặc không thực hiện đầy
đủ thủ tục pháp lý cần thiết.
Do sự cạnh tranh của các NH trong việc không ngừng tìm kiếm khách hàng
mới và tăng tỷ trọng cho vay nhiều hơn so với các NH khác.
1.4.2.2. Nguyên nhân từ phía người vay
Nguyên nhân từ phía ngƣời đi vay là một trong những nguyên nhân chính
gây ra rủi ro tín dụng cho NH. Nhìn chung các nguyên nhân này NH có thể xác định
đƣợc thông qua quá trình tìm hiểu, nắm vững “tình hình sức khỏe của khách hàng”
cả trƣớc, trong và sau khi cho vay, tìm hiểu mục đích sử dụng tiền vay và hiệu quả
của phƣơng án sản xuất kinh doanh.
Rủi ro trong kinh doanh của ngƣời đi vay: Rủi ro kinh doanh của DN đƣợc
thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hƣớng xấu của kết quả kinh
doanh. Rủi ro trong kinh doanh của DN sẽ xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai
các phƣơng án, dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh của DN không khoa học, việc dự
toán chi phí và xác định mức sản lƣợng không phù hợp. Các thiệt hại DN phải gánh
chịu do sự biến động của thị trƣờng cung cấp, thị trƣờng tiêu thụ.
Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính của DN thể hiện ở các DN không thể đối
phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ. Rủi ro tài chính diễn ra
cùng với mức độ sử dụng nợ, nó gắn liền với cơ cấu tài chính DN.
1.4.2.3. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài
Nguyên nhân bất khả kháng: Các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, bão lụt,
hạn hán, hỏa hoạn và động đất. Những thay đổi về nhu cầu của ngƣời tiêu dùng
hoặc về kỹ thuật một ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả cơ đồ của một hãng
kinh doanh và đặt ngƣời đi vay từng làm ăn có lãi vào thế thua lỗ. Một cuộc đình
công kéo dài, việc giảm giá để cạnh tranh hoặc việc mất một ngƣời quản lý giỏi có
thể làm thiệt hại nghiêm trọng đến khả năng chi trả tiền vay của ngƣời đi vay.
Thông tin không cân xứng: Thông tin không cân xứng trên thị trƣờng tài
chính dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã đặt các NH trƣớc nguy cơ
rủi ro cao.
Trang 17
Môi trƣờng kinh tế cũng có ảnh hƣởng đến sức mạnh tài chính của ngƣời đi
vay và gây ra thiệt hại hoặc mang đến thành công đối với ngƣời cho vay.
Nguyên nhân do chính sách của Nhà nƣớc: Trong điều kiện kinh tế mở cửa
dƣới nhiều hình thức và phƣơng tiện, những biến động lớn về kinh tế chính trị trên
thế giới có ảnh hƣởng đến các quan hệ kinh tế đối ngoại của một nƣớc mà biểu hiện
là cán cân thanh toán, tỷ giá hối đoái…biến động đến sự biến động của giá cả hàng
hóa XNK, lãi suất, mức cầu tiền tệ…
Môi trƣờng pháp lý: Cùng với môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng pháp lý tạo
nên môi trƣờng cho vay của các NHTM. Môi trƣờng cho vay có thể ảnh hƣởng tích
cực hay tiêu cực, có thể làm hạn chế hay tăng thêm rủi ro đối với hoạt động kinh
doanh tín dụng của các NHTM.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1 đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt
động cho vay ngoại tệ đối với các DN XNK. Trong đó nói lên vai trò của hoạt động
cho vay ngoại tệ đối với phát triển nền kinh tế, DN XNK và các NHTM. Kế đến là
các hình thức cho vay ngoại tệ, những nhân tố tác động đến cho vay ngoại tệ. Cuối
cùng là trình bày các loại rủi ro cho vay ngoại tệ tại các NHTM VN. Từ đó xác định
nguyên nhân phát sinh rủi ro cho vay nhằm giúp đề tài có định hƣớng trƣớc về việc
hoàn thiện của vay ngoại tệ tại chi nhánh VCB ĐN trong chƣơng 3.
Trang 18
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI DN XNK TẠI VCB ĐỒNG NAI
2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI
Đồng Nai nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cách trung tâm
Thành phố Hồ Chí Minh gần 30 km về hƣớng Đông Bắc. Trong những năm qua,
ĐN đƣợc biết đến bởi những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế với tốc độ tăng
trƣởng GDP vào loại cao của cả nƣớc. ĐN còn là một trong những điểm sáng về thu
hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến ngày 30/6/2008, ĐN có 26 khu công nghiệp
đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích là 7.978 héc ta và đã cho
thuê đạt 66% diện tích dành cho thuê.
Ƣớc thực hiện 6 tháng đầu năm/2008, tổng vốn đăng ký mới và dự án tăng
vốn là 2,168 tỷ USD, vƣợt 44,5% so kế hoạch và vƣợt mục tiêu Nghị quyết, tăng
gấp 3,5 lần so cùng kỳ; Trong đó: Có 50 dự án đƣợc cấp giấy phép mới, vốn đăng
ký là 1.918 triệu USD; 50 giấy phép tăng vốn, vốn đầu tƣ tăng thêm là 250 triệu
USD. Lũy kế từ trƣớc đến ngày 20/5/2008, tổng số giấy phép còn hiệu lực là 928
giấy phép đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 13,58 tỷ USD.
Về tình hình thu hút đầu tƣ trong nƣớc, dự ƣớc trong 6 tháng cấp giấy chứng
nhận đầu tƣ cho 22 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 7.040 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so
cùng kỳ năm 2007. Toàn tỉnh hiện có 68 giấy phép đầu tƣ trong nƣớc còn hiệu lực
với tổng vốn đăng ký 21.780,5 tỷ đồng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2007 đạt
2,658 tỉ USD. GDP bình quân đầu ngƣời là 17,809 triệu đồng, tƣơng đƣơng 1.105
USD (tăng 14,3% so với năm 2006). Tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,83%, vƣợt
mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết là 7,5%). Cả tỉnh huy động đƣợc nhiều
nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
và đầu tƣ của khu vực dân cƣ, DN ngoài Nhà nƣớc. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đạt
2,45 tỷ USD, thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc thông qua cấp giấy chứng nhận đầu tƣ
đạt 998 triệu USD.
Trang 19
Ƣớc thực hiện tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2008 (giá
so sánh 1994) là 12.755 tỷ đồng, đạt 43,7% kế hoạch, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 15,8% (6 tháng năm 2007 tăng
16,8%); khu vực dịch vụ tăng 17% (6 tháng năm 2007 tăng 15,3%); khu vực nông,
lâm, thủy sản tăng 5% so cùng kỳ (6 tháng năm 2007 tăng 4,2%).
Tổng kim ngạch hàng hoá XNK 2007 đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 28,11% so
với cùng kỳ. Theo Cục Hải quan ĐN (HQĐN) cho biết, 5 tháng đầu năm 2008 kim
ngạch XK trên địa bàn tỉnh tăng gần 21% so với cùng kỳ năm 2007, trong khi đó
kim ngạch NK tăng đến 38%, dẫn đến nhập siêu 5 tháng đầu năm nay khoảng 700
triệu USD, chiếm 33% kim ngạch XK (tỷ trọng nhập siêu năm 2007 chỉ chiếm 8%).
Về cơ cấu kinh tế: nhằm phát huy các thế mạnh của địa phƣơng, ĐN chủ
trƣơng phát triển kinh tế địa phƣơng theo mô hình Công nghiệp – dịch vụ - nông
nghiệp. Trong những năm qua, tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh đều tăng
trƣởng mạnh, cùng với cơ cấu của ngành kinh tế đang thay đổi tích cực theo hƣớng
tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ thƣơng mại.
Một xu hƣớng thay đổi quan trọng khác về cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đó là khu
vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng, đặc
biệt trong một số ngành công nghiệp, lĩnh vực XNK.
Phần lớn các DN thuộc khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đều tập trung vào
các lĩnh vực mà ĐN có lợi thế so sánh về cung cấp nguyên vật liệu, lao động và
những lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển khi VN hội nhập đầy đủ vào nền kinh
tế thế giới nhƣ giày da, may mặc, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, linh kiện điện tử.
Sự phát triển năng động của các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh đã tạo ra một
thị trƣờng đầy tiềm năng về các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Cho đến nay trên địa
bàn ĐN hơn 28 các ngân hàng thƣơng mại và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra mãnh liệt không chỉ các
NHTM Nhà nƣớc trên địa bàn mà còn là các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Tuy
họ chƣa mở chi nhánh tại ĐN nhƣng đã mở rộng tầm hoạt động tại các khu công
nghiệp và các DN đầu tƣ liên doanh nƣớc ngoài có quy mô hoạt động lớn, có hiệu
quả và là khách hàng truyền thống của các ngân hàng mẹ tại chính quốc. Các chi
Trang 20
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có nhiều lợi thế hơn hẳn các ngân hàng thƣơng mại
nội địa về vốn, công nghệ, về chính sách khách hàng và mạng lƣới quốc tế rộng lớn.
2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VCB
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB chính thức đƣợc thành lập theo Quyết
định số 115/GP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên
cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NH Trung ƣơng (nay là NHNN).
Theo Quyết định nói trên, VCB đóng vai trò là NH chuyên doanh đầu tiên và duy
nhất của VN tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm
cho vay tài trợ XNK và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...),
thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các NH nƣớc
ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với
các nƣớc xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, VCB còn tham mƣu cho Ban lãnh đạo
NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà
nƣớc và về quan hệ với NH Trung ƣơng các nƣớc, các Tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, đƣợc sự ủy quyền của Thủ tƣớng Chính phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại VCB
theo mô hình Tổng công ty 90, 91 đƣợc quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trƣởng thành, tính đến thời điểm cuối năm
2007, VCB đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi
nhánh, 1 Sở Giao dịch, 157 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn
quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nƣớc ngoài, với đội ngũ cán bộ
gần 7.500 ngƣời. Ngoài ra, VCB còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các
đơn vị trong và ngoài nƣớc trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhƣ kinh
doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tƣ … Tổng tài sản của VCB tại thời điểm
cuối năm 2007 xấp xỉ 200 nghìn tỷ VND (tƣơng đƣơng 11,7 tỷ USD), tổng dƣ nợ
đạt gần 96 nghìn tỷ VND (5,5 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt 13.234 tỷ VND, hệ số
an toàn vốn đạt 12%, cao hơn mức yêu cầu theo thông lệ quốc tế.
Trang 21
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bƣớc đi
quá độ, VCB đã từng bƣớc tiếp cận, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị
trƣờng, giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM VN và là NHTM hàng đầu
VN trong lĩnh vực tài trợ thƣơng mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và
ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, VCB tiếp tục
phát huy vai trò chủ đạo trên thị trƣờng tiền tệ góp phần thực hiện tốt chính sách
tiền tệ quốc gia. Thƣơng hiệu Ngân hàng Ngoại Thƣơng VN đƣợc cộng đồng trong
nƣớc và quốc tế biết đến nhƣ một biểu trƣng của hệ thống NHTM VN.
VCB là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội ngân hàng VN và
là thành viên của nhiều hiệp hội tài chính khác nhƣ Hiệp hội Ngân hàng Châu Á
(ABA), tổ chức thanh toán thẻ quốc tế Amex Express năm 2002. Tính đến thời
điểm hiện tại, VCB đã có quan hệ ngân hàng đại lý với khoản 1.200 ngân hàng và
định chế tài chính tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ
tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu .
Tháng 12 năm 2007, VCB đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần
đầu ra công chúng theo quy định của pháp luật với tổng số cổ phần chào bán lần đầu
ra công chúng (IPO) là 6,5 % vốn điều lệ (tƣơng đƣơng 97.500.000 cổ phần) thông
qua Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, chính thức chuyển đổi cơ chế từ
DNNN sang cổ phần có tên là ._.ường Future và Option – TS. Bùi Lê Hà, TS Nguyễn Văn Sơn,
TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu – Trường đại học kinh tế
TP.HCM – Nhà xuất bản Thống kê 2000.
3. Tiền tệ và Ngân hàng – Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn - Trường đại học
kinh tế TP.HCM – Nhà xuất bản Thống kê 2000
4. Nghiệp vụ Ngân hàng – Chủ biên TS. Nguyễn Minh Kiều- Trường đại học kinh tế
TP.HCM – Nhà xuất bản Thống kê năm 2006.
5. Giáo trình kinh tế Ngoại thương – GS, TS Bùi Xuân Lưu, PGS, TS Nguyễn Hữu
Khải –Trường Đại học Ngoại thương TP.HCM - Nhà xuất bản lao động – xã hội
Hà Nội 2006
6. Nghiệp vụ Tín dụng và Thanh toán Quốc tế -Người biên soạn PGS, TS Lê Văn Tề
- Nhà xuất bản Thống Kê 2006.
7. Giáo trình Tài chính Quốc tế- Người biên soạn Nguyễn Văn Tiến – Nhà xuất bản
Thống kê 2008.
8. Sách “30 năm xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai (1975-2005)- Tỉnh Ủy
Đồng Nai- Nhà xuất bản lý luận chính trị
9. Sách “ Việt Nam gia nhập WTO: Tác động tới nền kinh tế Đồng Nai và những giải
pháp để thích ứng với quá trình hội nhập”- PGS, TS Ngô Quang Minh, TS Phạm
Văn Sáng, TS Trần Thị Minh Châu - Nhà xuất bản lý luận chính trị Hà Nội 2005
10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2001-2007; 6 tháng năm 2008
của Chi nhánh VCB Đồng Nai.
11. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ
12. Tạp chí Ngân hàng
13. Ngân hàng nhà nước
14. Báo Đồng Nai www.baodongnai.com.vn
15. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam www.vietcombank.com
16. Bộ Tài chính:
17. Một số trang web khác: www.vnexpress.com, www.tuoitre.com.vn
1
PHỤ LỤC 1
BẢNG 1.1: CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNT ĐN
ĐVT: triệu đồng, ngàn USD
STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
I.
Huy động địa phƣơng
(quy VND)
604.694 958.340 1.524.737 1.698.336 1.894.419 2,351,289 2,154,503
1 VND 323.412 576.614 1.051.237 1.252.135 1.391.983 1,718,173 1,606,160
1.1 TG pháp nhân 263.827 446.388 874.308 979.225 1.069.314 1,321,217 1,165,709
1.2 TG Tiết kiệm 59.585 130.226 176.929 272.910 322.669 396,956 440,451
2 Ngtệ (quy USD) 18.665 24.839 30.337 28.350 31.923 39,346 34,029
2.1 TG pháp nhân 6.953 14.204 20.338 18.711 21.368 23,409 19,218
2.2 TG Tiết kiệm 11.712 10.635 9.999 9.639 10.555 15,937 14,811
II. Vay TW (quy VND) 709.609 1.007.705 912.321 1.779.734 1.851.052 2,399,274 2,994,203
1. Vay thanh toán 679.500 944.810 854.599 1.779.734 1.851.052 2,399,274 2,994,203
1.1 VND 679.500 745.026 185.000 969.459 868.612 634,075 604,451
1.2. Ngoại tệ (quy USD) 0 13.000 42.901 51.482 61.886 109,701 148,303
2. Vay nợ khoanh 30.109 62.895 57.722 0 0 - 0
Tổng cộng huy động 1.314.303 1.966.045 2.437.058 3.478.070 3.745.471 4,750,563 5,148,706
Nguồn: Vietcombank ĐN
2
BẢNG 1.2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNT ĐN
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
A. HOẠT ĐỘNG TD
1. Dư nợ 1.094.442 1.979.180 2.382.531 3.124.055 3.541.437 4.323.921 4,413,731
- Ngắn hạn 855.058 1.250.279 1.603.367 2.150.404 2.543.855 3.521.683 3,322,977
- Trung, dài hạn 239.384 660.151 711.437 939.026 986.723 802.238 1,046,006
2. Nợ khoanh 34.673 62.695 57.722 0 0 0 0
3. Nợ quá hạn 1.470 1.313 468 7.840 13.430 18.816 8.280
Dư nợ NH/tổng dư nợ 78% 65% 69% 70% 72% 81% 76%
Tốc độ tăng trưởng cho vay 43% 17% 25% 12% 17% 2%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ NH 32% 22% 25% 15% 28% -6%
Tốc độ tăng trưởng dư nợ TH 64% 7% 24% 5% -23% 23%
B. TỔNG TÀI SẢN CÓ 1.421.428 2.114.008 2.728.013 3.818.048 4.154.225 5.044.519 5.510.072
C. THANH TOÁN XNK 214.038 342.622 641,618 824,956 1,026,484 1,147,607 1,139,017
1. Doanh số TTXK 71.010 129.198 305,676 374,794 472,164 552,625 603,430
2. Doanh số TTNK 143.028 213.424 335,942 450,162 554,320 594,982 535,587
D. KINH DOANH NG TỆ 257.459 307.563 642.369 685.253 780.188 892.848 870.271
1. Doanh số mua 128.729 153.835 320.811 342.605 390.291 446.883 435.161
2. Doanh số bán 128.730 153.728 321.558 342.648 389.897 445.965 435.110
E. KẾT QUẢ KD 28.322 35.594 49.922 57.794 81.362 102.765 104.859
1. Thu nhập 93,999 125,248 185,669 204,066 286,135 379,865 394,935
2. Chi phí 65,679 89,658 135,747 146,276 204,773 237,136 290,076
Nguồn: Vietcombank ĐN
3
PHỤ LỤC 2
BẢNG 2.1: DƢ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ NĂM 2007
ĐVT: Triệu đồng
STT Ngành cho vay Dƣ nợ cho vay
theo ngành
%/tổng dƣ nợ
Dƣ nợ cho vay
bằng USD quy
VND
%/tổng dƣ nợ
1 Ngành dệt may-giầy 247,106 6% 238,271 11%
2 Ngành nhôm-sắt-thép 702,388 16% 668,155 30%
3 Ngành thực phẩm 442,346 10% 210,599 10%
4 Ngành thức ăn gia súc 609,558 14% 200,478 9%
5 Nông lâm sản 190,867 4% 157,638 7%
6 Ngàng giấy 362,498 8% 123,530 6%
7 Ngành cơ khí, công nghiệp nặng 493,414 11% 239,787 11%
8 Thương mại dịch vụ 323,247 7% 17,181 1%
9 Đồ gỗ 178,743 4% 146,724 7%
10 Ngành khác 863,565 20% 196,618 9%
Tổng cộng 4,413,732 100% 2,198,980 100%
Nguồn: Vietcombank ĐN
4
BẢNG 2.2: DƢ NỢ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng.
Năm
DNNN HTX ĐT nƣớc ngòai CT CP, TNHH Đối tƣợng khác
Tổng dƣ nợ
Dƣ nợ %
Dƣ
nợ
% Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ %
2001 566.083 51.7 5.782 0.5 443.038 40.1 54.175 4.9 25.364 2.8 1.094.442
2002 655.357 34.3 5.724 0.3 1.090.853 57.1 90.366 4.7 136.871 3.6 1.910.430
2003 628.394 27.1 5.754 0.2 1.410.546 60.9 185.472 8.1 152.132 3.7 2.314.804
2004 632.751 20.4 5.658 0.2 1.892.123 61.2 360.664 13.7 198.234 4.5 3.089.430
2005 648.235 18.3 7.521 0.2 2.165.883 61.3 409.954 14.6 298.985 5.6 3.530.578
2006 657.668 15.2 7.512 0.2 2.587.434 58.0 769.658 17.8 382.386 8.8 4.323.921
2007 558.378 12.7
11.26
0
0.2 2.668.724 60.1 792.748 18 390034 9 4.413.732
Nguồn: Vietcombank ĐN
5
BẢNG 2.3 : TÌNH HÌNH NỢ KHOANH, NỢ QUÁ HẠN TẠI NHNT ĐN
ĐVT: Triệu đồng.
Năm DN Nhà
nƣớc
CT TNHH,
CP
Tƣ nhân,
cá thể
TP khác Tổng cộng % so với
dƣ nợ
NK NQH NK NQH NK NQH NK NQH NK NQH NK NQH
2001 43.659 1.450 4 554 6 89 43.669 2.093 3,99 0,19
2002 62.692 551 4 450 6 62.702 1.001 3,17 0.05
2003 57.522 498 469 57.522 967 0.02 0,04
2004 5.860 1.980 7.840 0,25
2005 8.630 4.800 13.430 0,38
2006 10.014 8.366 18.380 0.43
2007 8.280 0.19
BẢNG 2.4: CƠ CẤU CHO VAY NGẮN HẠN USD-VND
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Quí II/2008
Dư nợ ngắn hạn VND 790,950 886,981 881,981 855,509 1,001,821 1,427,064 1,603,546 2,127,272
Dư nợ ngắn hạn USD - - 721,386 1,294,895 1,542,035 1,789,833 1,719,427 1,489,888
BẢNG 2.5: CƠ CẤU CHO VAY TDH USD-VND
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Quí
II/2008
Dư nợ TDH VND 212,394 474,705 458,369 438,683 452,974 565,206 566,443 691,142
Dư nợ TDH USD - - 253,068 500,343 533,750 489,230 491,455 429,385
Nguồn: Vietcombank ĐN
6
PHỤ LỤC 3
BẢNG 3.1 : GIÁ TRỊ XNK THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐN GIAI ĐOẠI 2004-2007
Đơn vị: triệu USD
Năm 2004 2005 2006 2007
Doanh nghiệp trung ương
- Xuất khẩu 67 82 109 137
- Nhập khẩu 46 58 63 73
Doanh nghiệp địa phương
- Xuất khẩu 165 195 244 313
- Nhập khẩu 112 119 126 142
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Xuất khẩu 2,254 2,908 3,922 5,023
- Nhập khẩu 3,126 4,007 4,810 6,114
Tổng giá trị XK 2,486 3,185 4,275 5,473
Tổng giá trị NK 3,284 4,184 4,999 6,329
Cơ cấu
Doanh nghiệp trung ƣơng
- Xuất khẩu 3% 3% 3% 3%
- Nhập khẩu 1% 1% 1% 1%
Doanh nghiệp địa phƣơng
- Xuất khẩu 7% 6% 6% 6%
- Nhập khẩu 3% 3% 3% 2%
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
- Xuất khẩu 91% 91% 92% 92%
- Nhập khẩu 95% 96% 96% 97%
Nguồn: Niêm giám thống kê Tỉnh Đồng Nai 2007
7
BẢNG 3.2: GDP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA TỈNH ĐỒNG NAI TRONG GIAI ĐOẠN 2004-2007
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2004 2005 2006 2007
GDP 16,812 19,179 21,941 25,254
Khu vực nhà nước 4,386 4,754 5,138 5,287
Khu vực ngoài nhà nước 6,133 6,886 7,652 8,739
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài 6,293 7,539 9,151 11,228
Cơ cấu 100% 100% 92% 91%
Khu vực nhà nước 26% 25% 22% 19%
Khu vực ngoài nhà nước 36% 36% 32% 31%
Khu vực vốn đầu tư nước ngoài 37% 37% 38% 40%
Nguồn: Niêm giám thống kê Tỉnh Đồng Nai 2007
8
BẢNG 3.3: MỐI QUAN HỆ GIỮA SỰ ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ VND/USD VỚI SỰ TĂNG TRƢỞNG DƢ NỢ USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6 tháng 2008
VND/USD 15.038 15.366 15.608 15.739 15.875 16.091 16.114 16.514
Tốc độ tăng 2% 2% 1% 1% 1% 0% 2%
Dư nợ Ngắn hạn (ngàn USD) 4,263 23,662 46,219 82,273 97,136 111,232 106,704 90,220
Tốc độ tăng trưởng 455% 95% 78% 18% 15% -4% -15%
Dư nợ TDH (ngàn USD) 1,795 12,068 16,214 31,790 33,622 30,404 29,760 26,001
Tốc độ tăng trưởng 572% 34% 96% 6% -10% -2% -13%
Tỷ giá VND/USD tại thời điểm hạch toán
9
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
10
Biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.4: DIỄN BIẾN LẠM PHÁT CỦA VN GIAI ĐOẠN 1995-2007
Lạm phát giai đoạn 1995-2007, tính theo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 mỗi năm so với tháng
12 năm trước. (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
11
PHỤ LỤC 4
C¸c B¶ng chÊm ®iÓm tÝn dông doanh nghiÖp
B¶ng 4.1 ChÊm ®iÓm quy m« doanh nghiÖp
Tªn doanh nghiÖp:
Lo¹i h×nh së h÷u:
Ngµnh nghÒ: << C¨n cø Phô lôc 1
Quy m« §iÓm
Lín 70-100
Võa 30-69
Nhá <30
STT Tieâu chí Noäi dung Ñieåm §iÓm ®¹t ®îc
1
Voán
Hôn 50 tyû ñoàng 30
Töø 40 tyû ñoàng ñeán 50 tyû ñoàng 25
Töø 30 tyû ñoàng ñeán 40 tyû ñoàng 20
Töø 20 tyû ñoàng ñeán 30 tyû ñoàng 15
Töø 10 tyû ñoàng ñeán 20 tyû ñoàng 10
Dưới 10 tỷ đồng 5
2
Lao ñoäng
Hôn 1.500 ngöôøi 15
Töø 1.000 ñeán 1.500 ngöôøi 12
Töø 500 ñeán 1.000 ngöôøi 9
Töø 100 ñeán 500 ngöôøi 6
Töø 50 ñeán 100 ngöôøi 3
Ít hôn 50 ngöôøi 1
3
Doanh thu thuaàn
Hôn 200 tyû ñoàng 40
Töø 100 tyû ñoàng ñeán 200 tyû ñoàng 30
Töø 50 tyû ñoàng ñeán 100 tyû ñoàng 20
Töø 20 tyû ñoàng ñeán 50 tyû ñoàng 10
Töø 5 tyû ñoàng ñeán 20 tyû ñoàng 5
Döôùi 5 tyû ñoàng 2
4
Nghóa vuï ñoái vôùi Hôn 10 tyû ñoàng 15
Ngaân saùch Töø 7 tyû ñoàng ñeán 10 tyû ñoàng 12
Nhaø nöôùc Töø 5 tyû ñoàng ñeán 7 tyû ñoàng 9
Töø 3 tyû ñoàng ñeán 5 tyû ñoàng 6
Töø 1 tyû ñoàng ñeán 3 tyû ñoàng 3
Döôùi 1 tyû ñoàng 1
Tæng -
12
B¶ng 4.2. A: ChÊm ®iÓm ®èi víi c¸c doanh nghiÖp ngµnh n«ng, l©m, thuû s¶n
Tªn doanh nghiÖp
Lo¹i h×nh së h÷u
Quy m«
Ngµnh
Tæng ®iÓm tµi chÝnh
Ñieåm Tyû troïng 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
Chæ tieâu Thanh khoaûn
1. Khaû naêng thanh khoaûn 8% 2.1 1.5 1 0.7 <0.7 2.3 1.6 1.2 0.9 <0.9 2.5 2 1.5 1 <1 -
2. Khaû naêng thanh toaùn nhanh 8% 1.1 0.8 0.6 0.2 <0.2 1.3 1 0.7 0.4 <0.4 1.5 1.2 1 0.7 <0.7 -
Chæ tieâu hoaït ñoäng
3. Voøng quay haøng toàn kho 10% 4 3.5 3 2 <2 4.5 4 3.5 3 <3 4 3 2.5 2 <2 -
4. Kyø thu tieàn bình quaân 10% 40 50 60 70 >70 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 -
5. Doanh thu treân toång taøi saûn 10% 3.5 2.9 2.3 1.7 <1.7 4.5 3.9 3.3 2.7 <2.7 5.5 4.9 4.3 3.7 <3.7 -
Chæ tieâu caân nôï
6. Nôï phaûi traû/toång taøi saûn 10% 39 48 59 70 >70 30 40 52 60 >60 30 35 45 55 >55 -
7. Nôï phaûi traû/nguoàn voán chuû sôû höõu 10% 64 92 143 233 >233 42 66 108 185 >185 42 53 81 122 >122 -
8. Nôï quaù haïn/toång dö nôï ngaân haøng 10% 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3 -
Chi tieâu t u nhaäp
9. Toång thu nhaäp tröôùc thueá/doanh thu 8% 3 2.5 2 1.5 <1.5 4 3.5 3 2.5 <2.5 5 4.5 4 3.5 <3.5 -
10. Toång thu nhaäp tröôùc thueá/toång taøi
saûn coù
8% 4.5 4 3.5 3 <3 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5 -
11. T ång thu nhaäp tröôùc thueá/nguoàn voán
chuû sôû höõu
8% 10 8.5 7.6 7.5 <7.5 10 8 7.5 7 <7 10 9 8.3 7.4 <7.4
-
TOTAL 100% - -
Phaân loaïi caùc chæ soá taøi chính cho caùc doanh nghieäp
§iÓm ban
®Çu
§iÓm theo
träng sè
Quy moâ lôùn Quy moâ trung bình Quy moâ nhoû
-
13
B¶ng 4.2.B. ChÊm ®iÓm ®èi víi c¸c doanh nghiÖp trong ngµnh th•¬ng m¹i, dÞch vô
Tªn doanh nghiÖp
Lo¹i h×nh së h÷u
Quy m«
Ngµnh
Tæng ®iÓm tµi chÝnh
Ñieåm Tyû troïng 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
Chæ tieâu Thanh khoaûn
1. Khaû naêng thanh khoaûn 8% 2.1 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.3 1.7 1.2 1 <1 2.9 2.3 1.7 1.4 <1.4 -
2. Khaû naêng thanh toaùn nhanh 8% 1.4 0.9 0.6 0.4 <0.4 1.7 1.1 0.7 0.6 <0.6 2.2 1.8 1.2 0.9 <0.9 -
Chæ tieâu hoaït ñoäng
3. Voøng quay haøng toàn kho 10% 5 4.5 4 3.5 <3.5 6 5.5 5 4.5 <4.5 7 6.5 6 5.5 <5.5 -
4. Kyø thu tieàn bình quaân 10% 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 32 37 43 50 >50 -
5. Doanh thu treân toång taøi saûn 10% 3 2.5 2 1.5 <1.5 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 -
Chæ tieâu caân nôï
6. Nôï phaûi traû/toång taøi saûn 10% 35 45 55 65 >65 30 40 50 60 >60 25 35 45 55 >55 -
7. Nôï phaûi traû/nguoàn voán chuû sôû
höõu
10% 53 69 122 185 >185 42 66 100 150 >150 33 54 81 122 >122
-
8. Nôï quaù haïn/toång dö nôï ngaân
haøng
10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2
-
Chi tieâu thu nhaäp
9. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/doanh thu
8% 7 6.5 6 5.5 <5.5 7.5 7 6.5 6 <6 8 7.5 7 6.5 <6.5
-
10. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/toång taøi saûn coù
8% 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5.5 <5.5 7.5 7 6.5 6 <6
-
11. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/nguoàn voán chuû sôû höõu
8% 14.2 12.2 10.6 9.8 <9.8 13.7 12 10.8 9.8 <9.8 13.3 11.8 10.9 10 <10
-
TOTAL 100% - -
Phaân loaïi caùc chæ soá taøi chính cho caùc doanh nghieäp
§iÓm ban
®Çu
§iÓm
theo
träng sè
Quy moâ lôùn Quy moâ trung bình Quy moâ nhoû
-
14
B¶ng 4.2.C. ChÊm ®iÓm ®èi víi c¸c doanh nghiÖp ngµnh x©y dùng
Tªn doanh nghiÖp
Lo¹i h×nh së h÷u
Quy m«
Ngµnh
Tæng ®iÓm tµi chÝnh
Ñieåm Tyû troïng 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
Chæ tieâu Thanh khoaûn
1. Khaû naêng thanh khoaûn 8% 1.9 1 0.8 0.5 <0.5 2.1 1.1 0.9 0.6 <0.6 2.3 1.2 1 0.9 <0.9 -
2. Khaû naêng thanh toaùn nhanh 8% 0.9 0.7 0.4 0.1 <0.1 1 0.7 0.5 0.3 <0.3 1.2 1 0.8 0.4 <0.4 -
Chæ tieâu hoaït ñoäng
3. Voøng quay haøng toàn kho 10% 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2.5 3.5 3 2 1 <1 -
4. Kyø thu tieàn bình quaân 10% 60 90 120 150 >150 45 55 60 65 >65 40 50 55 60 >60 -
5. Doanh thu treân toång taøi saûn 10% 2.5 2.3 2 1.7 <1.7 4 3.5 2.8 2.2 <2.2 5 4.2 3.5 2.5 <2.5 -
Chæ tieâu caân nôï
6. Nôï phaûi traû/toång taøi saûn 10% 55 60 65 70 >70 50 55 60 65 >65 45 50 55 60 >60 -
7. Nôï phaûi traû/nguoàn voán chuû sôû
höõu
10% 69 100 150 233 >233 69 100 122 150 >150 66 69 100 122 >122
-
8. Nôï quaù haïn/toång dö nôï ngaân
haøng
10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.5 2 >2
-
Chi tieâu thu nhaäp
9. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/doanh thu
8% 8 7 6 5 <5 9 8 7 6 <6 10 9 8 7 <7
-
10. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/toång taøi saûn coù
8% 6 4.5 3.5 2.5 <2.5 6.5 5.5 4.5 3.5 <3.5 7.5 6.5 5.5 4.5 <4.5
-
11. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/nguoàn voán chuû sôû höõu
8% 9.2 9 8.7 8.3 <8.3 11.5 11 10 8.7 <8.7 11.3 11 10 9.5 <9.5
-
TOTAL 100% - -
Phaân loaïi caùc chæ soá taøi chính cho caùc doanh nghieäp
§iÓm ban
®Çu
§iÓm
theo
träng sè
Quy moâ lôùn Quy moâ trung bình Quy moâ nhoû
-
15
B¶ng 4.2.D. ChÊm ®iÓm ®èi víi c¸c doanh nghiÖp trong ngµnh c«ng nghiÖp
Tªn doanh nghiÖp
Lo¹i h×nh së h÷u
Quy m«
Ngµnh
Tæng ®iÓm tµi chÝnh
Ñieåm Tyû troïng 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
Chæ tieâu Thanh khoaûn
1. Khaû naêng thanh khoaûn 8% 2 1.4 1 0.5 <0.5 2.2 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.5 1.8 1.3 1 <1 -
2. Khaû naêng thanh toaùn nhanh 8% 1.1 0.8 0.4 0.2 <0.2 1.2 0.9 0.7 0.3 <0.3 1.3 1 0.8 0.6 <0.6 -
Chæ tieâu hoaït ñoäng
3. Voøng quay haøng toàn kho 10% 5 4 3 2.5 <2.5 6 5 4 3 <3 4.3 4 3.7 3.4 <3.4 -
4. Kyø thu tieàn bình quaân 10% 45 55 60 65 >65 35 45 55 60 >60 30 40 50 55 >55 -
5. Doanh thu treân toång taøi saûn 10% 2.3 2 1.7 1.5 <1.5 3.5 2.8 2.2 1.5 <1.5 4.2 3.5 2.5 1.5 <1.5 -
Chæ tieâu caân nôï
6. Nôï phaûi traû/toång taøi saûn 10% 45 50 60 70 >70 45 50 55 65 >65 40 45 50 55 >55 -
7. Nôï phaûi traû/nguoàn voán chuû sôû
höõu
10% 122 150 185 233 >233 100 122 150 185 >185 82 100 122 150 >150
-
8. Nôï quaù haïn/toång dö nôï ngaân
haøng
10% 0 1 1.5 2 > 2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.4 1.8 >1.8
-
Chi tieâu thu nhaäp
9. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/doanh thu
8% 5.5 5 4 3 <3 6 5.5 4 2.5 <2.5 6.5 6 5 4 <4
-
10. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/toång taøi saûn coù
8% 6 5.5 5 4 <4 6.5 6 5.5 5 <5 7 6.5 6 5 <5
-
11. Toång thu nhaäp tröôùc
thueá/nguoàn voán chuû sôû höõu
8% 14.2 13.7 13.3 13 <13 14.2 13.3 13 12.2 <12.2 13.3 13 12.9 12.5 <12.5
-
TOTAL 100% - -
Phaân loaïi caùc chæ soá taøi chính cho caùc doanh nghieäp
§iÓm ban
®Çu
§iÓm
theo
träng sè
Quy moâ lôùn Quy moâ trung bình Quy moâ nhoû
-
16
B¶ng 4.3. ChÊm ®iÓm dßng tiÒn
Tªn doanh nghiÖp
Lo¹i h×nh së h÷u
Tæng ®iÓm vÒ Dßng tiÒn -
Ñieåm chuaån 20 16 12 8 4 §iÓm
1 Heä soá khaû naêng traû laõi
(töø thu nhaäp thuaàn)
> 4 laàn > 3 laàn > 2 laàn > 1 time < 1 laàn
hoaëc Aâm
2 Heä soá khaû naêng traû nôï
goác (töø thu nhaäp thuaàn)
> 2 laàn > 1,5 laàn > 1time < 1time Aâm
3 Xu höôùng cuûa löu
chuyeån tieàn teä thuaàn
trong quaù khöù
Taêng
nhanh
Taêng Oån ñònh Giaûm Aâm
4 Traïng thaùi löu chuyeån
tieàn thuaàn töø hoaït ñoäng
> Lôïi
nhuaän
thuaàn
Baèng lôïi
nhuaän
thuaàn
< Lôïi
nhuaän
thuaàn
Gaàn ñieåm
hoaø voán
Aâm
5 Tieàn vaø caùc khoaûn
töông ñöông tieàn/ Voán
chuû sôû höõu
>2,0 >1,5 >1,0 >0,5 Gaàn baèng
0
Tæng 0
17
B¶ng 4.4. ChÊm ®iÓm chÊt l•îng qu¶n lý
Tªn doanh nghiÖp
Lo¹i h×nh së h÷u
Tæng ®iÓm vÒ Qu¶n lý -
Ñieåm chuaån 20 16 12 8 4
1 Kinh nghieäm trong ngaønh cuûa
Ban quaûn lyù lieân quan tröïc tieáp
ñeán döï aùn ñeà xuaát
> 20 naêm > 10 naêm > 5 naêm > 1 naêm Môùi thaønh laäp
2 Kinh nghieäm cuûa Ban quaûn lyù > 10 naêm > 5 naêm > 2 naêm > 1 naêm Môùi ñöôïc boå nhieäm
3 Moâi tröôøng kieåm soaùt noäi boä Ñöôïc xaây döïng, ghi
cheùp vaø kieåm tra
thöôøng xuyeân
Ñöôïc thieát laäp Toàn taïi nhöng khoâng
ñöôïc chính thöùc hoaù
hay ñöôïc ghi cheùp
Kieåm soaùt noäi boä haïn
cheá
Kieåm soaùt noäi boä ñaõ
thaát baïi
4 Caùc thaønh töïu ñaït ñöôïc vaø caùc
baèng chöùng veà nhöõng laàn thaát baïi
tröôùc cuûa Ban quaûn lyù
Ñaõ coù uy tín/thaønh töïu
cuï theå trong lónh vöïc
lieân quan ñeán döï aùn
Ñang xaây döïng uy
tín/thaønh töïu trong lónh
vöïc döï aùn hoaëc ngaønh
lieân quan.
Raát ít hoaëc khoâng coù
kinh nghieäm/thaønh töïu
Roõ raøng coù thaát baïi
trong lónh vöïc lieân
quan ñeán döï aùn trong
quaù khöù
Roõ raøng ban quaûn lyù coù
thaát baïi trong coâng taùc
quaûn lyù
5 Tính khaû thi cuûa Phöông aùn kinh
doanh vaø döï toaùn taøi chính
Raát cuï theå vaø roõ raøng
vôùi caùc döï toaùn taøi
chính caån troïng
Phöông aùn kinh doanh
vaø döï toaùn taøi chính
töông ñoái cuï theå vaø roõ
raøng
Coù phöông aùn kinh
doanh vaø döï toaùn taøi
chính nhöng khoâng cuï
theå, roõ raøng
Chæ coù 1 trong 2:
Phöông aùn kinh doanh
hoaëc Döï toaùn taøi chính
Khoâng coù caû Phöông
aùn kinh doanh vaø Döï
toaùn taøi chính
Tæng ®iÓm
18
B¶ng 4.5. ChÊm ®iÓm uy tÝn trong giao dÞch
Tªn doanh nghiÖp
Tæng ®iÓm vÒ uy tÝn
a. Quan hÖ tÝn dông
Ñieåm chuaån 20 16 12 8 4 §iÓm
1 Traû nôï ñuùng
haïn
Luoân traû ñuùng haïn trong
hôn 36 thaùng vöøa qua
Luoân traû
ñuùng haïn
trong khoaûng
töø 12-36
thaùng vöøa
qua
Luoân traû ñuùng
haïn trong
khoaûng 12 thaùng
vöøa qua
Khoâng coù thoâng
tin (khaùch haøng
môùi)
Khoâng traû ñuùng
haïn
2 Soá laàn giaõn nôï
hoaëc gia haïn nôï
Khoâng coù 1 laàn trong 36
thaùng vöøa
qua
1 laàn trong 12
thaùng vöøa qua
2 laàn trong 12
thaùng vöøa qua
3 laàn trôû leân
trong 12 thaùng
vöøa qua
3 Nôï quaù haïn
trong quaù khöù
Khoâng coù 1x30 ngaøy
quaù haïn trong
voøng 36
thaùng qua
1x30 ngaøy quaù
haïn trong voøng
12 thaùng qua,
HOAËC 2x30
ngaøy quaù haïn
trong voøng 36
thaùng qua
2x30 ngaøy quaù
haïn trong voøng
12 thaùng qua,
HOAËC 1x90
ngaøy quaù haïn
trong voøng 36
thaùng qua
3x30 ngaøy quaù
haïn trong voøng
12 thaùng qua,
HOAËC 2x90
ngaøy quaù haïn
trong voøng 36
thaùng qua
4 Soá laàn caùc cam
keát maát khaû
naêng thanh
toaùn (Thö tín
duïng, baûo laõnh,
caùc cam keát
khaùc…)
Chöa töøng coù Khoâng maát
khaû naêng
thanh toaùn
trong voøng 24
thaùng qua
Khoâng maát khaû
naêng thanh toaùn
trong voøng 12
thaùng qua
Ñaõ töøng bò maát
khaû naêng thanh
toaùn trong voøng
24 thaùng qua
Ñaõ töøng bò maát
khaû naêng thanh
toaùn trong voøng
12 thaùng qua
5 Cung cÊp th«ng
tin ®Çy ®ñ vµ
®óng hÑn theo
yªu cÇu cña
VCB
Cã, trong thêi gian trªn 36
th¸ng võa qua
Cã, trong thêi
gian tõ 12 ®Õn
36 th¸ng võa
qua
Cã, trong thêi
gian díi 12
th¸ng qua
Cha cã th«ng tin
g× (kh¸ch hµng
míi)
Kh«ng
Tæng (a)
b. Quan hÖ phi tÝn dông
§iÓm chuÈn 20 16 12 8 4 Đ iểm
1 Thêi gian duy tr× tµi
kho¶n víi VCB
>5 n¨m 3-5 n¨m 1-3 n¨m <1 n¨m Cha cã
2 Sè lîng NH kh¸c mµ
kh¸ch hµng duy tr× tµi
kho¶n
Kh«ng 1 2-3 4-5 >5
3 Sè lîng giao dÞch
trung b×nh hµng th¸ng
víi tµi kho¶n t¹i VCB
>100 (lÇn) 60-100 30-60 15-30 <15
4 Sè lîng c¸c lo¹i giao
dÞch víi VCB (*)
>6 5-6 3-4 1-2 cha cã
5 Sè d tiÒn göi trung
b×nh th¸ng t¹i VCB
>300 tØ
VND
100-300 tØ 50-100 tØ 10-50 tØ <10 tØ
(*) c¸c giao dÞch gåm: tiÒn göi, tµi trî th¬ng m¹i
(thanh to¸n XNK), Forex, th tÝn dông
Tæng (b)
-
19
B¶ng 4.6. ChÊm ®iÓm c¸c yÕu tè bªn ngoµi
Tªn doanh nghiÖp
Lo¹i h×nh së h÷u
Tæng ®iÓm vÒ yÕu tè ngoµi -
§iÓm chuÈn 20 16 12 8 4 §iÓm
1 Trieån voïng ngaønh Thuaän lôïi Oån ñònh Phaùt trieån keùm hoaëc
khoâng phaùt trieån
Baõo hoaø Suy thoaùi
2 Ñöôïc bieát ñeán Coù, treân toaøn caàu Coù, trong caû nöôùc Coù, ôû ñòa phöông Ít ñöôïc bieát ñeán Khoâng ñöôïc bieát ñeán
3 Vò theá caïnh tranh Cao, chieám öu theá Bình thöôøng, ñang phaùt
trieån
Bình thöôøng, ñang suït
giaûm
Thaáp, ñang suït giaûm Raát thaáp
4 Soá löôïng ñoái thuû caïnh tranh Khoâng coù, ñoäc quyeàn Ít Ít, soá löôïng ñang taêng Nhieàu Nhieàu, soá löôïng ñang
taêng
5 Thu nhaäp cuûa ngöôøi ñi vay chòu
aûnh höôûng cuûa quaù trình ñoåi
môùi, caûi caùch caùc doanh nghieäp
nhaø nöôùc
Khoâng Ít Nhieàu, thu nhaäp seõ oån
ñònh
Nhieàu, thu nhaäp seõ giaûm
xuoáng
Nhieàu, seõ loã
Tæng 0
20
B¶ng 4.7. ChÊm ®iÓm c¸c yÕu tè kh¸c
Tªn doanh nghiÖp
Lo¹i h×nh së h÷u
Tæng ®iÓm vÒ yªó tè kh¸c -
§iÓm chuÈn 20 16 12 8 4 §iÓm
1 Ña daïng hoaù caùc hoaït ñoäng
theo 1) ngaønh, 2) thò tröôøng,
3) vò trí
Ña daïng hoaù cao ñoä Chæ 2 trong 3 Chæ 1 trong 3 Khoâng, ñang phaùt
trieån
Khoâng ña daïng hoaù
2 Thu nhaäp töø hoaït ñoäng xuaát
khaåu
Coù, chieám hôn 70% thu
nhaäp
Coù, chieám hôn 50% thu
nhaäp
Coù, chieám hôn 20% thu
nhaäp
Coù, chieám döôùi 20%
thu nhaäp
Khoâng coù thu nhaäp töø
xuaát khaåu
3 Söï phuï thuoäc vaøo caùc ñoái taùc Khoâng coù Ít Phuï thuoäc nhieàu vaøo
caùc ñoái taùc ñang phaùt
Phuï thuoäc nhieàu vaøo
caùc ñoái taùc oån ñònh
Phuï thuoäc nhieàu vaøo
caùc ñoái taùc chuaån bò
4 Lôïi nhuaän (sau thueá) cuûa
Coâng ty trong nhöõng naêm gaàn
ñaây
Taêng tröôûng maïnh Coù taêng tröôûng Oån ñònh Suy thoaùi Loã
5 Vò theá cuûa Coâng ty
Ñoái vôùi DNNN Ñoäc quyeàn quoác gia -
lôùn
Ñoäc quyeàn quoác gia -
nhoû
Tröïc thuoäc Uyû ban
Nhaân daân Ñòa phöông–
lôùn
Tröïc thuoäc Uyû ban
Nhaân daân Ñòa phöông-
trung bình
Tröïc thuoäc Uyû ban
Nhaân daân Ñòa phöông-
nhoû
Tæng 0
Caùc chuû theå khaùc Coâng ty lôùn, nieâm yeát Coâng ty trung bình,
nieâm yeát, hoaëc coâng ty
lôùn, khoâng nieâm yeát
Coâng ty lôùn hoaëc trung
bình, khoâng nieâm yeát
Coâng ty nhoû, nieâm yeát Coâng ty nhoû, khoâng
nieâm yeát
21
B¶ng 4.8: Tæng hîp ®iÓm c¸c yÕu tè phi tµi chÝnh (tõ c¸c b¶ng 4.3 ®Õn b¶ng 4.7)
Tªn doanh nghiÖp -
C¸c yÕu tè phi tµi chÝnh DNNN DNVVN & DN khaùc DNÑTNN
tû träng ®iÓm ®¹t
®îc
§iÓm theo
träng sè
tû träng ®iÓm ®¹t
®•îc
§iÓm theo
träng sè
tû träng ®iÓm ®¹t
®•îc
§iÓm
theo
träng sè
i Löu chuyeån tieàn teä 20% - 20% - 27% -
ii Trình ñoä quaûn lyù 27% - 33% - 27% -
iii a. Quan hÖ tÝn dông 20% - 20% - 18% -
b. Quan hÖ phi tÝn dông 13% - 13% - 13% -
iv Caùc yeáu toá beân ngoaøi 7% - 7% - 7% -
v Caùc ñaëc ñieåm hoaït
ñoäng khaùc
13% - 7% - 9% -
Tæng céng ®iÓm phi
tµi chÝnh - -
-
22
B¶ng 4.9: tæng hîp ®iÓm vµ xÕp h¹ng doanh nghiÖp
1. Th«ng tin chung vÒ doanh nghiÖp
Tªn doanh nghiÖp:
Lo¹i h×nh së h÷u:
Ngµnh nghÒ:
Quy m«:
Th«ng tin ®îc kiÓm to¸n?
2. Tæng hîp ®iÓm
Tæng ®iÓm tµi chÝnh:
<<< lÊy tõ mét trong c¸c B¶ng 4.2.A - B¶ng
4.2.D
Tæng ®iÓm phi tµi chÝnh:
<<< lÊy tõ B¶ng
4.8
C¸c yÕu tè phi tµi chÝnh DNNN DNVVN & DN khaùc DNÑTNN
tû
träng
®iÓm
®¹t ®îc
§iÓm
theo
träng
sè
tû träng ®iÓm ®¹t
®•îc
§iÓm
theo
träng sè
tû träng ®iÓm ®¹t
®•îc
§iÓm
theo
träng sè
i Trêng hîp c¸c th«ng tin tµi chÝnh
dïng ®Ó chÊm ®iÓm cha ®îc kiÓm to¸n
ChÊm ®iÓm tµi chÝnh 40%
-
35% - 50% -
ChÊm ®iÓm phi tµi chÝnh 60%
-
65% - 50% -
ii Trêng hîp c¸c th«ng tin tµi chÝnh
dïng ®Ó chÊm ®iÓm ®· ®îc kiÓm to¸n
ChÊm ®iÓm tµi chÝnh 60%
-
55% - 60% -
ChÊm ®iÓm phi tµi chÝnh 40%
-
45% - 40% -
Tæng ®iÓm cuèi cïng - -
23
PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA NHNT
Loại
Mức độ rủi ro Quan điểm của Ngân hàng cấp tín
dụng
Quản lý danh mục đầu tƣ
AAA
(Thƣợng
hạng)
Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt,
hoạt động hiệu quả, triển vọng phát
triển, thiện trí tốt.
Rủi ro ở mức thấp
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng
với mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn
và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể
áp dụng tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ
nhằm cập nhật thông tin và
tăng cường mối quan hệ với
khách hàng
AA
(Rất tốt)
Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt,
thiện trí tốt.
Rủi ro ở mức thấp.
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với
mức ưu đãi về lãi suất, phí, thời hạn và
biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể áp
dụng tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ
nhằm cập nhật thông tin và
tăng cường mối quan hệ với
khách hàng
A
(Tốt)
Hoạt động hiệu quả, tình hình tài
chính tƣơng đối tốt, khả năng trả nợ
bảo đảm, có thiện trí.
Rủi ro ở mức thấp.
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc
biệt là các khoản vay từ trung hạn trở
xuống.
Không yêu cầu cao về biện pháp bảo
đảm tiền vay (có thể áp dụng tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ
để cập nhật thông tin.
BBB
(Khá)
Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát
triển; song có một số hạn chế về tài
chính, quản lý.
Rủi ro ở mức trung bình.
Có thể mở rộng tín dụng; không hoặc
hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi.
Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính
hiệu quả khi cho vay dài hạn.
Kiểm tra khách hàng định kỳ
để cập nhật thông tin.
BB
(Trung
bình)
Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm
lực tài chính và năng lực quản lý ở mức
trung bình, triển vọng ngành ổn định
(bão hòa).
Rủi ro ở mức trung bình. Các khách
Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập
trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn
với các biện pháp bảo đảm tiền vay
hiệu quả.
Việc cho vay mới hay các khoản cho
Chú trọng kiểm tra việc sử
dụng vốn vay, tình hình tài
sản bảo đảm.
24
hàng này có thể tồn tại tốt trong điều
kiện chu kỳ kinh doanh bình thường;
nhưng có thể gặp khó khăn khi các điều
kiện kinh tế trở nên khó khăn và kéo
dài.
vay dài hạn chỉ thực hiện với các đánh
giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu
quả, khả năng trả nợ của phương án vay
vốn.
B
(Trung
bình)
Hiệu quả không cao và dễ bị biến động,
khả năng kiểm soát hạn chế.
Rủi ro. Bất kỳ một sự suy thoái kinh tế
nhỏ nào cũng có thể tác động rất lớn
đến loại doanh nghiệp này.
Nói chung, các khoản tín dụng đối với
các khách hàng này chưa có nguy cơ
mất vốn ngay, nhưng sẽ khó khăn nếu
tình hình hoạt động kinh doanh không
được cải thiện.
Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung
thu hồi vốn vay.
Các khoản vay mới chỉ được thực hiện
trong các trường hợp đặc biệt với việc
đánh giá kỹ càng khả năng và các
phương án bảo đảm tiền vay.
Tăng cường kiểm tra khách
hàng để thu nợ và giám sát
hoạt động.
CCC
(Dưới trung
bình)
Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài
chính không bảo đảm, trình độ quản lý
kém, có thể đã có nợ quá hạn.
Rủi ro. Khả năng trả nợ của khách hàng
yếu kém và nếu không khắc phục được
kịp thời thì ngân hàng có nguy cơ mất
vốn.
Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng.
Có biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ
thực hiện nếu có phương án khắc phục
khả thi.
Tăng cường kiểm tra khách
hàng.
Tìm cách bổ sung tài sản bảo
đảm.
CC
(Dưới
chuẩn)
Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính
không bảo đảm, trình độ quản lý kém,
khả năng trả nợ kém (có nợ quá hạn)
Rủi ro cao. Khả năng trả nợ của khách
Không mở rộng tín dụng. Các biện
pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện
nếu có phương án khắc phục khả thi.
Tăng cường kiểm tra khách
hàng.
25
hàng yếu kém và nếu không khắc phục
được kịp thời thì năng hàng sẽ mất vốn.
C
(Yếu kém)
Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi,
tình hình tài chính yếu kém, khả năng
trả nợ không bảo đảm (có nợ quá hạn),
quản lý rất yếu kém.
Rủi ro rất cao. Có nhiều khả năng ngân
hàng sẽ không thu hồi được vốn cho
vay.
Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện
pháp dể thu hồi nợ, kể cả việc xử lý
sớm tài sản bảo đảm.
Xem xét phương án phải đưa
ra tòa kinh tế.
D
(Yếu kém)
Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành
mạnh, có nợ quá hạn (thậm chí nợ khó
đòi), bộ máy quản lý yếu kém.
Đặc biệt rủi ro. Có nhiều khả năng ngân
hàng sẽ không thu hồi được vốn cho vay.
Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện
pháp dể thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm
tài sản bảo đảm.
Xem xét phương án phải đưa ra
tòa kinh tế.
Nguồn: Cẩm nang tín dụng Ngân hàng ngoại thương.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA0548.pdf