Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng

Tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng: LỜI CAM KẾT Chuyên đề “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng” là sản phẩm sau quá trình thực tập tốt nghiệp tại XN ĐT& PT Du Lịch Sông Hồng”. Được sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong Khoa Du lịch, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Lan Hương_ Giáo viên hướng dẫn trực tiếp, cùng sự giúp đỡ của Ban giám đốc và toàn thể các cô chú cán bộ công nhân viên của XN ĐT &PT D... Ebook Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u Lịch Sông Hồng Em xin cam đoan đây là sản phẩm do quá trình học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lý thuyết và thực tế của bản thân. Trong chuyên đề có trích daanxlys luận của một số học giả, các Nhà nghiên cứu du lịch Việt Nam, các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân ( liệt kê trong danh sách tài liệu tham khảo), em xin gửi lời cảm ơn đến các học giả này và xin phép được trích dẫn một số lý luận cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu của mình. Ngoài các phần trích dẫn trong ngoặc kép, còn lại là phần nghiên cứu và phân tích của bản thân, không có sự sao chép của các cá nhân hay tài liệu khác. Em xin cảm ơn. LỜI CẢM ƠN Chuyên đề được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa Du lịch và Khách Sạn Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Ban Giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Đầu tư và Phát Triển Du lịch sông Hồng Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Thạc sĩ Hoàng Thị Lan Hương, cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc cùng các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập và viết chuyên đề này. Do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên chuyên đề khó tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy cô và toàn thể các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC BẢNG BIỂU 1.1 SƠ ĐỒ VỀ SẢN PHẨM MỚI T11 1.2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI T12 1.3 MA TRẬN THỊ PHẦN TĂNG TRƯỞNG BCG T 21 2.1 MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC T25 2.2 BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA XN NĂM 06,07 T35,36 3.1 KÊNH PHÂN PHỐI CỦA XN T48 3.2 SƠ ĐỒ ĐỊNH VỊ T54 LỜI MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Với 4,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2007 (thống kê của ngành Du lịch Việt Nam), đã cho thấy vị thế du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới được nâng lên đáng kể. Người nước ngoài cũng đã thừa nhận, Việt Nam là một điểm đến an toàn và hấp dẫn, là đất nước có nền kinh tế phát triển rất năng động vì vậy họ mến mộ khâm phục, mong muốn đến để tìm hiểu về con người, về đất nước, về văn hoá Việt Nam và để hợp tác làm ăn trao đổi kinh nghiệm với Việt Nam Đặc biệt, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh với hơn 150 thành viên,chiếm khoảng 90% dân số thế giới, 95% GDP và 97% thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục được bầu gần như với số phiếu tuyệt đối vào vị trí Uỷ ban không thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Điều này càng nói lên uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng lên. Năm 2007 cũng là năm mà nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm tăng trưởng liên tiếp , tốc độ tăng GDP đạt 8,48%, thu nhập bình quân đầu người đạt 835USD/năm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì chất lượng đời sống người dân cũng được cải thiện, du lịch đang trở thành nhu cầu quan trọng đối với người dân đặc biệt là với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Năm 2007, khách du lịch nội địa ước đạt 19,2 triệu lượt tăng 9,7% so với năm 2006. Thu nhập xã hội về du lịch năm 2007 đạt 56000 tỷ đồng Trên đây là toàn bộ điều kiện thuận lợi và cơ hội cho toàn ngành du lịch Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp lữ hành nói riêng phát triển Nhưng bên cạnh những thành tựu thì du lịch Việt Nam cũng tồn tại không ít vấn đề, một trong số đó là hiện tượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam du lịch thì số khách quay trở lại Việt Nam lần thứ hai là rất ít. Giải thích cho hiện tượng này có nhiều lý do nhưng một trong những lý do nổi bật là sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung còn đơn điệu, các chương trình du lịch lập lại, chất lượng dịch vụ ở mức chưa cao. Đây là thực trạng chung đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp Đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng, em thấy rất hứng thú với các chương trình du lịch tham quan các Đình, Chùa, Đền và các làng nghề truyền thống ven bờ sông Hồng mà Xí nghiệp tổ chức, nhưng nếu Xí nghiệp khai thác hết các lợi thế kinh doanh, đa dạng hoá các chương trình du lịch, đa dạng hoá các dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ trong các chương trình du lịch, em tin rằng sản phẩm du lịch của Xí nghiệp sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao hình ảnh của “Du Lịch Sông Hồng”trong lòng khách du lịch đến Thủ đô Hà Nội và du khách trên địa bàn Hà Nội. Với các kiến thức đã học trong trường đại học, kiến thức tích luỹ trong quá trình thực tập tại Xí Nghiệp cùng với sự yêu thích sản phẩm du lịch của Xí nghiệp em đã chọn đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG” Với mong muốn có thể nghiên cứu kỹ hơn về sản phẩm du lịch của Xí nghiệp và hy vọng góp phần nhỏ vào sự hoàn thiện sản phẩm của Xí nghiệp 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về sản phẩm của công ty lữ hành,chính sách sản phẩm của công ty lữ hành Đánh giá thực trạng chính sách sản phẩm của XN ĐT & PT Du Lịch Sông Hồng Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại XN ĐT & PT Du Lịch Sông Hồng ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng nghiên cứu : Chuyên đề tập trung nghiên cứu chính sách sản phẩm tại Xí nghiệp Đầu tư và phát triển Du lịch sông Hồng Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh và chính sách sản phẩm của Xí nghiệp trong các năm 2006,2007 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chuyên đề được thực hiện với những phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải, so sánh trên cơ sở tổng hợp, thống kê số liệu thứ cấp ( các bảng biểu, mô hình, các tài liệu tham khảo về mặt lý thuyết) từ các nguồn: tạp chí, sách, báo, báo cáo tổng kết của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển Du Lịch Sông Hồng. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ Ngoài lời cảm ơn, lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu bởi 3 chương l à: Chương 1: Lý luận chung về sản phẩm, chính sách sản phẩm trong kinh doanh lữ hành Chương 2: Thực trạng chính sách sản phẩm tại Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm tại Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng MỤC LỤC LỜI CAM KẾT 1 LỜI CẢM ƠN 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM, CHÍNH SÁCH 10 SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1 Khái niệm về sản phẩm, sản phẩm du lịch và sản phẩm của 10 Công ty lữ hành Khái niệm về sản phẩm 10 Khái niệm về sản phẩm du lịch 11 Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 11 1.2 Nội dung chính sách sản phẩm của công ty lữ hành 13 1.2.1 Khái niệm về chính sách sản phẩm của công ty lữ hành 13 1.2.2 Quy trình hình thành & phát triển của một sản phẩm của 14 công ty lữ hành 1.2.2.1 Khái niệm về sản phẩm mới 14 1.2.2.2 Quy trình phát triển một sản phẩm mới 16 1.2.3 Các quyết định chiến lược sản phẩm 19 1.2.3.1 Các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm 19 1.2.3.2 Các quyết định về nhãn hiệu của sản phẩm 21 1.2.3.3 Chính sách phân biệt hoá sản phẩm 23 1.2.4 Các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm 24 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 27 TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG 2.1 Tìm hiểu khái quát về XN ĐT & PT DL sông Hồng 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 27 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Xí nghiệp 32 2.1.4 Môi trường kinh doanh 35 2.1.5 Thuận lợi và khó khăn về môi trường kinh doanh 41 của XN ĐT & PT Du lịch Sông Hồng 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của XN ĐT & PT Du lịch sông Hồng 43 2.2.1 Thực trạng quy trình hình thành & phát triển 45 sản phẩm mới tại Xí nghiệp 2.2.1.1 Sản phẩm hiện tại 45 2.2.1.2 Thực trạng quy trình hình thành & phát triển sản phẩm tai XN 47 2.2.2 Thực trạng chính sách đa dạng hoá chủng loại, 52 Xây dựng nhãn hiệu chương trình du lịch của XN 2.2.3 Việc phối hợp chính sách sản phẩm với các 54 chính sách Marketing khác 2.2.3.1 Phối hợp chính sách sản phẩm với chính sách giá 54 2.2.3.2 Chính sách sản phẩm với chính sách phân phối 55 2.2.3.3 Chính sách sản phẩm với chính sách xúc tiến 55 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN 58 CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI XN ĐT & PT DU LỊCH SÔNG HỒNG 3.1 Căn cứ đề xuất 57 3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường du lịch Việt Nam và Hà Nội 58 3.1.2 Phương hướng kinh doanh của XN ĐT & PT Du lịch sông Hồng 60 3.2 Các đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm 62 tại XÍ Nghiệp 3.2.1 Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm của Xí Nghiệp 62 3.2.1.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị hình ảnh của XN 62 3.2.1.2 Xây dựng ngân sách cho hoạt động Marketing hàng năm 64 3.2.2 Các quyết định chiến lược trong chính sách sản phẩm của XN 65 3.2.2.1 Các quyết định về đa dạng hoá chủng loại sản phẩm du lịch của XN 65 3.2.2.2 Các Qđ liên quan đến việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm 67 du lịch của XN 3.2.2.3 Quyết định liên quan đến chính sách phân biệt hoá sản phẩm 68 du lịch của XN 3.2.2.4 Hoàn thiện và xây dựng chính sách sản phẩm đối với từng 69 giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm du lịch của XN 3.2.2.5 Chính sách sản phẩm du lịch mới 70 3.2.2.6 Đề xuất một số chương trình du lịch 71 KẾT LUẬN 73 Danh sách tài liệu tham khảo 74 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM, CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM, SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH Khái niệm về sản phẩm Theo các chuyên gia Marketing khái niệm sản phẩm được hiểu: “Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng” Dưạ theo khái niệm này thì sản phẩm bao hàm cả yếu tố vật chất (có thể cầm nắm, sờ mó được), và yếu tố phi vật chất được sản xuất và bán trên thị trường để nhằm thoả mãn nhu cầu của nhóm người nào đó. Khái niệm về sản phẩm du lịch “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi việc kết hợp khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” (GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS. TS Trần Thị Minh Hoà, giáo trình kinh tế du lịch, NXB lao động và xã hội,2004,trang 31) Theo khái niệm trên, sản phẩm du lịch được hiểu: Sản phẩm du lịch = Hàng hoá du lịch + Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch Gía trị tài nguyên bao gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên (địa hình,nguồn nước, khí hậu, sinh vật, các di sản tự nhiên…),tài nguyên du lịch nhân văn (các giá trị lịch sử, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, một số thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá…) Dịch vụ du lịch : Là tất cả những dịch vụ cơ bản (vận chuyển, lưu trú, ăn uống ) và dịch vụ bổ sung ( hoạt động vui chơi, tham quan,giải trí…) Hàng hoá du lịch: Gồm cả những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu hàng ngày tiêu dùng trong quá trình đi du lịch (thực phẩm, đồ uống, đồ dùng…)và hàng lưu niệm (hàng được bán tại điểm tham quan du lịch, hay được sản xuất tại nơi đến du lịch ). Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành Các dịch vụ trung gian Dịch vụ vận chuyển đường hàng không bao gồm: đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay Dịch vụ vận chuyển đường sắt: đăng ký đặt chỗ,bán vé tàu hoả Dịch vụ vận chuyển đường bộ Dịch vụ vận chuyển tàu thuỷ Dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện khác Dịch vụ bán bảo hiểm Dịch vụ bán vé xem biểu diễn nghệ thuật, thể thao… Các dịch vụ khác Các chương trình du lịch Đây chính là sản phẩm đặc trưng và chủ yếu của các công ty lữ hành. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chương trình du lịch, ở đây ta xét định nghĩa: “Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hoá được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thoả mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách”. (PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, TS Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân) * Tính chất và đặc điểm của chương trình du lịch Tính chất hàng hoá của chương trình du lịch: Xét theo tư cách là hàng hoá thì sản phẩm chương trình du lịch có hai mặt: Giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của nó thể hiện ở chỗ nó thoả mãn tổng hợp, đồng bộ các nhu cầu khi đi du lịch: Nhu cầu sinh lý, an ninh, an toàn, nhu cầu giao tiếp…và chỉ có thông qua tiêu dùng thì du khách mới có thể đánh giá và đo lường chính xác giá trị sử dụng của chương trình du lịch Đặc điểm của chương trình du lịch Một là Tính vô hình: Biểu hiện ở chỗ chương trình du lịch không phải là thứ có thể cân đong đo đếm hoặc dùng thử, khách chỉ có thể cảm nhận về nó khi họ tiêu dùng. Hai là Tính không đồng nhất: Do thời gian, không gian sản xuất và tiêu dung dịch vụ trong chương trình du lịch là trùng nhau nên chất lượng của một chuyến du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát được, ví dụ yếu tố thời tiết, yếu tố chính trị… Ba là Phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp: Do các dịch vụ trong chương trình du lịch gắn liền với các nhà cung cấp Bốn là Tính dễ sao chép và bắt chước:Phần lớn là do các điểm đến trong chương trình du lịch là cố định Năm là Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động: Bởi tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ thuộc nhiều và nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Và “chất lượng của chuyến du lịch chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và người tiêu dùng”(GT Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 173) Sáu là:Tính khó bán: Nguyên nhân của tính khó bán là do các tính chất nói trên của chương trình du lịch, khi mua chương trình du lịch khách hàng có cảm nhận rủi ro về các yếu tố thân thể, tài chính, tâm lý, thời gian… NỘI DUNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH Khái niệm về chính sách sản phẩm của công ty lữ hành Trong quá trình hội nhập kinh tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đưa ra các chính sách kinh doanh khác nhau xuất phát từ hệ thống các chính sách Marketing mix, bao gồm: Chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính sách giá cả, chính sách xúc tiến. Trong đó, chính sách sản phẩm là chính sách nền tảng, xương sống để xây dựng và thực hiện các chính sách khác. Có được một chính sách sản phẩm đúng đắn, hợp lý là một hoạt động quan trọng trong các hoạt động Marketing. Bởi nếu sản phẩm không đúng đắn hợp lý tức là không thoả mãn đúng nhu cầu mong muốn của thị trường thì các chính sách khác cũng khó có thể khuyến khích được người tiêu dùng mua sản phẩm của doanh nghiệp, hoặc nếu có mua thì cũng không nhiều hơn một lần. Ngược lại, nếu sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì rất có thể hành động mua sản phẩm sẽ được lập đi lập lại và khách hàng có thể tiếp tục mua những sản phẩm khác của công ty, giới thiệu với người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Đây chính là những lý do giải thích tại sao doanh nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm đúng đắn phù hợp cho thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Như vậy một chính sách sản phẩm hợp lý sẽ có tác dụng to lớn đối với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đạt đồng thời 3 mục tiêu: Vị thế cao Lợi nhuận ổn định Đảm bảo an toàn trong những điều kiện kinh doanh biến động. Như vậy, một chính sách sản phẩm hợp lý sẽ có tác dụng to lớn với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung chính sách sản phẩm của công ty lữ hành bao gồm hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau Một là : Quá trình hình thành và phát triển sản phẩm Hai là : Các quyết định chiến lược sản phẩm của công ty lữ hành Quy trình hình thành và phát triển của một sản phẩm của công ty lữ hành Khái niệm về sản phẩm mới Theo quan điểm Marrketing, sản phẩm mới có thể là mới về nguyên tắc,có thể được cải tiến từ những sản phẩm hiện có hoặc có những nhãn hiệu mới sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của công ty. Một dấu hiệu quan trọng nhất để đánh giá sản phẩm là mới hay không phải tuỳ thuộc vào sự thừa nhận của khách hàng SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ VỀ SẢN PHẨM MỚI Sản phẩm mới, Sản phẩm hiện tại, thị trường mới thị trường mới Sản phẩm mới, Sản phẩm hiện tại, thị trường hiện tại thị trường hiện tại thị trường mới hiện tại mới hiện tại Sản phẩm ( Nguồn: PGS.TS Trần Minh Đạo, gt Marketing căn bản, NXB giáo dục ) Như vậy, theo quan điểm của các nhà tư vấn Boox Alen và Hamiton có 6 loại sản phẩm mới Mới hoàn toàn (lần đầu tiên xuất hiện)(chiếm 10% trong tổng số sản phẩm mới) Dây chuyền sản xuất mới Sản phẩm đi kèm mới cho sản phẩm hiện có của công ty Sản phẩm cải tiến (có tính năng hoàn thiện hơn) Thị trường mới: Sản phẩm hiện có xâm nhập vào thị trường mới Giảm chi phí: sản phẩm có chất lượng tương đương nhưng giá thấp hơn sản phẩm hiện có (PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB ĐH KTQD) Quy trình phát triển một sản phẩm du lịch mới Quy trình phát triển một sản phẩm du lịch mới cũng tuân theo quy trình phát triển của một sản phẩm hàng hoá mới thông thường. Nhưng do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ nên quá trình xây dựng một sản phẩm du lịch mới khó khăn và phức tạp hơn nhiều SƠ ĐỒ 1.2: QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI Ý tưởng chung Gạn lọc ý tưởng Phân tích thương mại Phát triển sản phẩm Thử nghiệm thị trường Bổ xung sản phẩm Loại bỏ sản phẩm Thương mại hoá sản phẩm (Nguồn: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, Bài giảng Marketing du lịch) - Ý tưởng chung: Đây là quá trình tìm kiếm ý tưởng về sản phẩm, là bước rất quan trọng để hình thành nên sản phẩm mới. Các ý tưởng để hình thành nên chương trình du lịch mới có thể phát sinh từ nhiều nguồn khac nhau: Từ các bộ phận trong công ty lữ hành, đối thủ cạnh tranh,các nhà cung cấp tại các điểm đến, khách hàng. Một chương trình mới bao gồm một hoặc nhiều yếu tố đổi mới, hoàn thiện từ tuyến điểm, chất lượng thời gian, mức giá và hình thức đi du lịch. Hai yếu tố chính tạo nên sản phẩm mới hoàn toàn là tuyến điểm du lịch và hình thức đi du lịch - Gạn lọc ý tưởng: Các doanh nghiệp sẽ thanh lập hội đồng khoa học kỹ thuật gồm các chuyên gia thiết kế,am hiểu về kinh doanh,sản phẩm và về thị trường. Mục đích của việc lựa chọn này là tìm kiếm những ý tưởng phù hợp nhất,thải loại những ý tưởng không phù hợp - Phân tích kinh doanh: Qua quá trình chọn lọc, phải xây dựng những dự án sản phẩm mới từ các ý tưởng. Hội đồng thẩm định sẽ xem kế hoạch phát triển sản phẩm có tính khả thi và hiệu quả hay không. Đối với sản phẩm là chương trình du lịch thì cần xem xét một cách toàn diện về: Tài chính, sản xuất, công tác Marketing và quảng bá sản phẩm,kiến thức của hướng dẫn viên về các tuyến điểm du lịch mới - Phát triển sản phẩm: Các doanh nghiệp sẽ soạn thảo các chiến lược Marketing cho dự án sản phẩm tốt nhất đã được lựa chọn, xem xét sản phẩm cần được bổ sung những gì - Thử nghiệm thị trường : Sản phẩm mới được người tiêu dùng kiểm tra, thử nghiệm. Ở công đoạn này, người ta vừa thử nghiệm sản phẩm và vừa thử nghiệm các chương trình Marketing. Mục tiêu của công việc này là tham dò khả năng mua và dự báo chung về mức tiêu thụ. Nếu thị trường không chấp nhận thì phải loại bỏ sản phẩm Do sản phẩm du lịch có tính vô hình, khó thiết kế, thay đổi, sự khác biệt của sản phẩm bị giới hạn. bên cạnh đó chất lượng của sản phẩm du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố chất lượng thiết kế và chất lượng thực hiện. Người tiêu dùng thì đánh giá sản phẩm dựa vào kinh nghiệm tiêu dùng du lịch. Theo quan niệm của các nhà kinh tế JC Hollway và RV Plant thì trước khi đưa sản phẩm ra thử nghiệm trên thị trường, doanh nghiệp nên giới hạn quy mô khách du lịch tham gia vào chương trình du lịch đó để có những thay đổi phù hợp trước khi đưa sản phẩm ra quy mô rộng rãi hơn - Thương mại hoá sản phẩm: Đây là quá trình triển khai và sản xuất hàng loạt, quyết định tung sản phẩm mới ra thị trường. Ở giai đoạn này các quyết định về tổ chức và Marketing sản phẩm mới là rất quan trọng.Công ty phải thông qua 4 quyết định: Thời điểm nào thì chính thức tung sản phẩm mới vào thị trường? Địa điểm tung sản phẩm mới là ở đâu? Thị trường khách hàng mục tiêu của sản phẩm mới? Phương án bán sản phẩm mới? Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán? Một số chú ý khi xây dựng một sản phẩm du lịch mới Đặc điểm của nguồn khách: Cần đặc biệt chú ý tới quy mô nguồn khách, xu hướng phát triển của quy mô thị thị trường đó, cơ cấu nguồn khách được phân theo tiêu chí nào: động cơ chuyến đi, vị trí địa lý…Đối với mỗi thị trường mục tiêu cần nghiên cứu kỹ đặc điểm về phong tục tập quán, khả năng thanh toán, sở thích…để xây dựng các chương trình du lịch thích hợp với từng thị trường khách Tính thời vụ của nhu cầu du lịch: Thời gian của mùa du lịch là một đại lượng thay đổi chứ không phải bất biến. Nhu cầu của khách du lịch cũng thay đổi theo mùa vụ Tài nguyên du lịch và khả năng khai thác các tài nguyên du lịch tại các điểm đến Điều kiện đón tiếp khách hiện có của các nhà cung cấp tại điểm đến có trong chương trình du lịch mới. Việc này nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro khi đưa chương trình vào thực hiện Khả năng chi trả của thị trường khách mục tiêu: Đối với mỗi thị trường có khả năng chi trả khác nhau, khi xây dựng chương trình du lịch cần chú ý về độ hợp lý của chương trình: số lượng điểm tham quan,các dịch vụ,hoạt động trong chương trình du lịch Các quyết định chiến lược sản phẩm Đối với doanh nghiệp, “chiến lược là kế hoạch hành động, điều khiển sự phân phối tài nguyên và các hoạt động để đối phó với những diễn biến của môi trường kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn” ( PGS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB Lao động- xã hôi 2002.) 1.2.3.1 Các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm Theo quan điểm Marketing: “chủng loại hàng hoá là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại hay trong khuân khổ cùng một dãy giá” (PGS.TS Trần Minh Đạo, giáo trình Marketing căn bản, NXB giáo dục 2002,trang 255,256) Mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình cơ cấu sản phẩm đa dạng, phong phú, thoả mãn nhu cầu đa dạng trên thị trường Quyết Định Về Bề Rộng Của Chủng Loại Sản Phẩm. “Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định, ví dụ theo kích cỡ hay công suất…” (PGS.TS Trần Minh Đạo, giáo trình Marketing căn bản, NXB giáo dục 2002,trang 256) Việc mở rộng chủng loại hàng hoá phụ thuộc vào mục tiêu theo đuổi của doanh nghiệp là có một hệ thống sản phẩm đầy đủ hay để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Quyết Định Về Danh Mục Sản Phẩm. “Danh mục sản phẩm là tập hợp các chủng loại hàng hoá và các đơn vị hàng hoá do một người bàn cụ thể đem đến chào bán cho người mua. Danh mục hàng hoá được phản ánh qua bề rộng ,mức độ phong phú,bề sâu và mức dộ hài hoà của nó.” (PGS.TS Trần Minh Đạo ,gt Marketing căn bản, NXB giáo dục 2002,trang 257) Danh mục sản phẩm du lịch phản ánh một phần quan trọng chính sách sản phẩm của công ty lữ hành. Danh mục càng đa dạng, phong phú thì khách du lịch sẽ càng cảm thấy thoả mãn vì có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Đối với kế hoạch Marketing chiến lược trong du lịch,doanh nghiệp lữ hành có thể cân nhắc các lựa chọn sau: Nhiều đoạn thị trường/nhiều danh mục sản phẩm cho mỗi đoạn: doanh nghiệp có thể tập trung vào nhiều đoạn thị trường khác nhau và cung cấp nhiều danh mục sản phẩm cho mỗi đoạn thị trường Nhiều đoạn thị trường/một sản phẩm đơn lẻ cho mỗi đoạn thị trường: Doanh nghiệp có thể tập trung vào vài đoạn thị trường mục tiêu nhưng chỉ cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ cho mỗi đoạn. Nhiều đoạn thị trường/một sản phẩm cho tất cả các đoạn thị trường: Doanh nghiệp chỉ cung cấp một sản phẩm duy nhất cho tất cả các đoạn thị trường. Một đoạn thị trường/nhiều danh mục sản phẩm: Doanh nghiệp tập trung vào duy nhất một đoạn thị trường nhưng cung cấp nhiều danh mục sản phẩm Một đoạn thị trường/một sản phẩm duy nhất: doanh nghiệp tập trung vào một đoạn thị trường và cung cấp một sản phẩm cho thị trường đó Việc quyết định cơ cấu danh mục chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Độ lớn và giá trị (mang tính dự báo) của cầu trên thị trường Tương quan giá cả và chất lượng dịch vụ Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và các sản phẩm thay thế Năng lực nổi bật của doanh nghiệp để cung cấp sản phẩm đó 1.2.3.2 Các Quyết Định Về Nhãn Hiệu Của Sản Phẩm Khi người tiêu dùng mua sản phẩm nghĩa là họ mua những đặc trưng (features) của sản phẩm. Đối với sản phẩm du lịch thì đó là những đặc trưng xuất phát từ những tiêu chuẩn về thiết kế và thực hiện sản phẩm. Hình ảnh và giá trị của sản phẩm có thể sẽ được tăng cường nếu như ta gắn cho sản phẩm một cái tên. Gắn nhãn hiệu cho sản phẩm không chỉ là cách để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác mà còn để gia tăng giá trị được đánh giá của sản phẩm ở chỗ người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, lựa chọn được những hàng hoá ưng ý và tăng hiệu quả khi đi mua hàng Theo quan điểm Marketing: “Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán để phân biệt chúng với hang hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh” (PGS.TS Trần Minh Đạo,gt Marketing căn bản,NXB giáo dục 2002,T 247) Khái niệm này có thể được hình dung như sau Thương hiệu = Tên gọi + Biểu tượng (nhãn hiệu thương mại_Trade mark) ( brand name) (brand mark) Tên nhãn hiệu: Là sự đọc được của một nhãn hiệu Biểu tượng : Là những ký hiệu về hình tượng ,màu sắc,hình vẽ…có thể nhận biết được, nhưng không thể đọc được Thương hiệu: là một nhãn hiệu hay một phần của nhãn hiệu được bảo vệ bởi luật pháp Nhãn hiệu nói lên xuất xứ của sản phẩm và cũng nói lên sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm Trong du lịch,nhãn hiệu của sản phẩm du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, khách du lịch không thể dùng thử sản phẩm trước khi họ mua. Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm: Có nên gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty không? Chủ nhãn hiệu của sản phẩm là ai? Việc đặt tên cho nhãn hiệu: có 4 cách đặt tên cho nhãn hiệu: Tên riêng biệt cho cùng một mặt hàng, tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các hàng hóa, tên nhãn hiệu của hàng hoá riêng biệt kết hợp với tên thương mại, đặt tên nhãn hiệu cho một hàng hoá bằng cách kết hợp tên riêng của hàng hoá và tên của doanh nghiệp. Dù lựa chọn cách đặt tên nào thì tên nhãn hiệu hàng hoá cũng phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo lợi ích hàng hoá,chất lượng hàng hoá, dễ đọc, dễ nhận biết, dễ nhớ, mang tính khác biệt. Mở rộng giới hạn và sử dụng tên nhãn hiệu ? Công ty nên sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm Đối với các sản phẩm du lịch, việc gắn nhãn hiệu cho các dãy sản phẩm du lịch là không đơn giản do tính vô hình của sản phẩm du lịch,chất lượng của sản phẩm du lịch chỉ được khẳng định qua sự trải nghiệm của khách du lịch 1.2.3.3 Chính sách phân biệt hoá sản phẩm Mục đích của chính sách là tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm độc đáo, được người tiêu dùng đánh giá cao. Để phân biệt sản phẩm phải dựa vào tính chất công dụng, dịch vụ sau bán, sự mong muốn trong ý thức của người tiêu dùng và việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Sự phân biệt hoá sản phẩm sẽ xây dựng được lòng trung thành của khách về chất lượng sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm của công ty du lịch. Khi khách hàng đánh giá sản phẩm có tính độc đáo thì công ty có quyền đặt giá cao hơn. Muốn thực hiện thàn công chính sách này thì công ty phải thực hiện các hoạt động truyền thông để cung cấp cho khách hàng những thông tin về tính chất độc đáo của sản phẩm Đối với một doanh nghiệp lữ hành,sản phẩm du lịch rất khó để tạo ra sự khác biệt, sản phẩm du lịch dễ dàng bị các công ty lữ hành khác nhái lại,bắt chước. Để tạo được sự khác biệt sản phẩm du lịch, công ty phải làm gia tăng giá trị bổ sung đó là các dịch vụ trong quá trình đi du lịch giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm Những biện pháp của chính sách sản phẩm luôn gắn liền với các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm. Chu kỳ sống của một sản phẩm tại một thị trường gồm 4 giai đoạn: giai đoạn giới thiệu,giai đoạn phát triển,giai đoạn bão hoà,giai đoạn suy thoái. Chu kỳ sống của sản phẩm sẽ hướng dẫn chương trình phát triển của sản phẩm, ở mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm công ty kữ hành sẽ đua ra các chiến lược quyết định sản phẩm phù hợp. Giai đoạn giới thiệu: Việc đưa sản phẩm ra thị trường gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Khi này,cần giới thiệu các chương trình tiêu biểu, tập trung vào nhóm khách hàng có điều kiện mua nhất, động viên các trung gian (các đại lý du lịch) và tăng cường quảng cáo, xúc tiến bán Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này mức tiêu thụ bắt đầu tăng,có nhiều đối thủ cạnh tranh, công ty phải tập trung vào các chương trình bán chạy nhất. Để khai thác và kéo dài, cần nâng cao chất lượng các chương trình, xâm nhập vào các thị trường mới, thay đổi thông điệp quảng cáo… Giai đoạn bão hoà: Ở giai đoạn này, mức tiêu thụ chững lại, sản phẩm tiêu thụ chậm. Để cạnh tranh, công ty phải tìm thị trường mới cho sản phẩm, cải biến sản phẩm, cải biến các công cụ Marketing mix. Các công ty lữ hành cần phát triển đầy đủ hệ thống các chương trình, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ. Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn này xuất hiện khi mức tiêu thụ các sản phẩm giảm sút,dẫn đến lợi nhuận giảm, một số doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường. Các doanh nghiệp còn lại phải thu hẹp chủng loại hàng hoá, theo dõi để phát hiện những sản phẩm bước vào giai đoạn suy thoái và phối hợp với các chương trình phát triển sản phẩm mới. Một trong những biện pháp để xác định chu kỳ sống sản phẩm du lịch là vận dụng ma trận BCG (Boston Consulting Group) để phân tích Tăng trưởng của thị trường Dấu Hỏi Ngôi sao Con chó Bò sữa Thị phần tương đối SƠ ĐỒ 1.3: MA TRẬN THỊ PHẦN TĂNG ._.TRƯỞNG BCG (Nguồn: PGS.TS Trần Minh Đạo,gt Marketing căn bản,NXB giáo dục 2002 ) Trục tung: Suất tăng trưởng của thị trường là tỉ lệ mà thị trường có nhu cầu phát triển thêm sản phẩm. Nó cho biết mức độ hấp dẩn của thị trường Trục hoành: Thị phần tương đối ( tốc độ tăng trưởng của thị trường) là thị phần mà sản phẩm có được + Nếu sản phẩm ở vị trí “ngôi sao”: Sản phẩm nằm ở vị trí này đang dẫn đầu về thị phần, có suất tăng trưởng thị trường cao, thị trường này có sức hấp dẫn rất lớn, sẽ có sức cạnh tranh rất gay gắt nên công ty cần đầu tư thêm để mở rộng và củng cố + Nếu sản phẩm ở ô “dấu hỏi” : Đây thường là sản phẩm mới, suất tăng trưởng thị trường cao, thị phần tương đối thấp, doanh số bán nhỏ, không có lợi thế cạnh tranh mặc dù cơ hội ở thị trường rất nhiều. Nếu sản phẩm ở vị tri này muốn cạnh tranh thắng lợi, để nó có thể trở thanh “ngôi sao” thì công ty phải đầu tư đúng mức để giành thị phần. + Nếu sản phẩm ở vị trí “bò sữa”: Các sản phẩm ở mức tăng trưởng giảm dần. Nếu sản phẩm ở ô “ngôi sao” vẫn giữ được vị trí của mình thì lúc suất tăng trưởng thị trường đi vào ổn định, các sản phẩm ở ô “ngôi sao” sẽ chuyển xuống ô “bò sữa”, đẻ ra tiền. Sản phẩm này là nguồn cung cấp tài chính cho công ty. Nếu sản phẩm ở giai đoạn này thì không nên đầu tư thêm. + Nếu sản phẩm ở vị trí “con chó”: Khi sản phẩm ở ô “con bò” không giữ được vị trí dẫn đầu của mình về thị phần thì nó có thể bị chuyển sang ô “con chó”. Sản phẩm ở vị trí này rất ít có khả năng sinh lợi nhuận, thường gây nên nhiều rắc rối cho công ty. Công ty cần xem xét để xây dựng sản phẩm ở ô này hay có thể gặt hái lợi nhuận ngay để rút khỏi thị trường hoặc xoá bỏ sản phẩm này đi. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG 2.1 TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển Tên Giao Dịch : XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG (RED RIVER TOURISM ) ĐC: 42 – 46 Chương Dương Độ - Hoàn Kiếm – Hà Nội ĐT : ( 04 ) 8261479 - ( 04 ) 9327094 Fax : (04) 9321174 Website : www.dulichsonghong.com Email : dulichsonghong@gmail.com Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng thuộc Công ty Du lịch Thương mại tổng hợp Thăng Long - Công ty do sở giao thông công chính Hà Nội sáng lập, được thành lập theo quyết định số 1914 QĐ/ UB ban hành ngày 01/05/1993 của UBND thành phố Hà Nội. khi mới thành lập, số vốn cố định của Công ty là 6.394.000.000 VNĐ và số vốn lưu động là 364.000.000 VNĐ. Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng tiền thân là xí nghiệp vận tải khách và dịch vụ Du lịch thuộc Công ty vận tải thuỷ Hà Nội, là doanh nghiệp nhà nước có trụ sở giao dịch tại số 46 đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. . Theo sự phát triển của kinh tế, xã hội, nhu cầu của du khách cũng ngày càng cao. Nhận thức được điều đó Ban lãnh đạo đã quyết định sắp xếp lại mô hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp vận tải hành khách và dịch vụ du lịch đã ra đời theo quyết định số 1054/QĐ – GTCC của Sở giao thông công chính Hà Nội. Ban đầu Xí nghiệp có chức năng vận chuyển khách đường thuỷ đi Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên. Sau một thời gian hoạt động, để tiếp tục tạo đà cho công cuộc đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng, tháng 02/2002 theo quyết định số 1369/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội, Xí nghiệp Vận tải hành khách và dịch vụ du lịch đã được chuyển giao nguyên trạng sang Công ty Du lịch và Thương mại tổng hợp Thăng Long thuộc sở Du lịch Hà Nội và được đổi tên thành Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng như hiện nay. Hiện tại, Xí nghiệp đã xây dựng bãi đỗ xe taxi , nhà hàng, nhà nổi, cùng kết hợp kinh doanh với các đơn vị tư nhân khác tại khu vực bến đón khách. Năm 2005, theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội, công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long được chuyển đổi thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thăng Long GTC. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, Ban Giám đốc Công ty TNHHNN Một Thành Viên Thăng Long GTC đã thống nhất chỉ đạo công tác sắp xếp lại mô hình tổ chức sản xuất của Xí nghiệp phải đảm bảo tính tối ưu của công tác tổ chức doanh nghiệp nói chung và tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp nói riêng nhằm: Tạo ra và duy trì một trật tự xác định giúp cho các cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý đạt hiệu quả cao Xác định sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các bộ phận, các phòng ban trong cơ cấu quản lý của Xí nghiệp hướng tới thực hiện mục tiêu chung mà Công ty đặt ra. Giúp Xí nghiệp có khả năng thích nghi và phản ứng nhạy bén trước những biến động của môi trường kinh doanh Sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực của Xí nghiệp như: Lao động, vốn, phương tiện, con người… Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty Thăng Long GTC và tham khảo mô hình sản xuất của một số đơn vị , Xí nghiệp đã sắp xếp mô hình tổ chức như sau: GĐ Xí nghiệp PGĐ Kinh doanh BP Kế toán PGĐ Kỹ thuật Hành chính Bảo vệ BP Kinh Doanh Nhà hàng nổi Dịch vụ Bán vé HDV Tàu TL 18 Tàu TL 333 Tàu SH 5 Sơ đồ 2.1: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC XN ĐT& PT DU LỊCH SÔNG HỒNG ( Nguồn: XN ĐT& PT Du lịch Sông Hồng) Nhận xét : Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp được sắp xếp theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, với cách sắp xếp này sẽ tạo ra ưu điểm : Sử dụng có hiệu quả năng lực quản lý và tính sáng tạo của cả Xí nghiệp ( do có sự phân chia rõ ràng theo chức năng của các bộ phận) Nâng cao chất lượng các quyết định ở cấp các Trưởng phòng, Phó giám đốc, Giám đốc Phù hợp với Xí nghiệp vì bộ phận kinh doanh và bộ phận kỹ thuật( đội tàu) có sự khác biệt lớn về đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ Giám đốc nắm toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Mặt khác, Giám đốc Xí nghiệp thường xuyên được sự giúp đỡ của các phòng chức năng tham mưu. BẢNG 2.1 THỐNG KÊ SỐ LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI XÍ NGHIỆP Các phòng ban Số laođộng (người) Cán bộ nữ Trưởng, phó phòng Trình độCĐ trở lên Ban giám đốc 3 0 3 Phòng kế toán 2 2 1 2 Hành chính, Bảo vệ 6 2 2 4 Phòng kinh doanh 14 8 2 14 Đội tàu 18 0 2 14 Tổng 43 12 7 37 Tỷ lệ % 24 16 86 (Nguồn : Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng) Nhận xét : Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng hiện được điều hành bởi Giám đốc Lê Thắng. Hiện nay Xí nghiệp có 43 cán bộ công nhân viên ( được phân bố theo bảng 2.1). Số cán bộ trong Xí nghiệp hầu hết là trình dộ cao đẳng và đại học chiếm 86%, số còn lại hầu hết là học Hàng Hải ra và làm thuỷ thủ trong đội tàu. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp có đội ngũ nhân viên có trình độ. Xét theo cơ cấu giới tính của toàn Xí nghiệp thì có sự chênh lệch giới tính rõ rệt với 24% là nữ nhưng nếu xét theo từng bộ phận thì điều này hoàn toàn hợp lý : Bộ phận kinh doanh có số nữ chiếm 57% bởi số hướng dẫn viên và nhân viên lễ tân chủ yếu là nữ trong khi đội tàu lại là 100% là nam giới bởi đặc điểm nghề nghiệp và công việc chịu nhiều áp lực. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp, các bộ phận trong Xí nghiệp: Giám đốc Xí nghiệp: Do Xí nghiệp là đơn vị thành viên của Công ty Thăng Long GTC nên Giám đốc Xí nghiệp là người chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt của Xí nghiệp trước công ty. Giám đốc trực tiếp điều hành, hướng dẫn các Phó giám đốc phụ trách các mảng kinh doanh, kỹ thuật và quản lý công tác tài chình, nhân sự của Xí nghiệp. Tổng hợp chủ trương của Giám đốc công ty Thăng Long GTC và các đề xuất của cấp dưới để đề ra những chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp. Phụ trách công tác đối ngoại và uỷ quyền cho các Phó giám đốc trong trường hợp cần thiết, là người phát ngôn chính thức của Xí nghiệp. Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Xí nghiệp về lĩnh vực mình phụ trách, trực tiếp điều hành, lập kế hoạch hoạt động. Thay mặt giám đốc Xí nghiệp đàm phán với các đối tác. Bên cạnh đó, có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp quản lý tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính của Xí nghiệp phù hợp với chức năng nhiệm vụ để các bộ phận hoạt động có hiệu quả hơn. Bộ phận kế toán: Chịu trách nhiệm hạch toán kế toán kinh doanh cho toàn bộ các mặt hoạt động của Xí nghiệp theo các chế độ tài chính hiện hành. Lập kế hoạch về tài chính, quản lý và kiểm soát các nguồn nhân lực, tài sản, của Xí nghiệp theo dõi ghi chép báo cáo số liệu, chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương và trực tiếp quản lý quỹ tiền mặt của Xí nghiệp. Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp để hạn chế tối đa chi phí giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Hành chính: tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự và đào tạo cán bộ cho Xí nghiệp. Thực hiện các công tác hành chính, tổ chức cuộc họp, hổi thảo, hội nghị,… Và sắp xếp lịch tiếp khách cho Giám đốc, Phó giám đốc. Trực tiếp quản lý và điều hành bộ phận bảo vệ , đảm bảo an ninh trật tự cho các khu vực mà Xí nghiệp hiện quản lý. Phòng kinh doanh: Chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Phó giám đốc kinh doanh. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ. Tổ chức, điều hành, triển khai các tour du lịch đường thuỷ và đường bộ mà Xí nghiệp đang khai thác. Tiến hành xây dựng và thực hiện các tour mới. Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn cho hướng dẫn viên và nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ. Mở rộng mối quan hệ với khách hàng và các nhà cung ứng, chính quyền địa phương tại các điểm đến mà Xí nghiệp đang khai thác trong các chương trình du lịch của mình. Tổ chức bán vé và thực hiện các chương trình du lịch. Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về việc mở rộng thị trường và khai thác các loại hình kinh doanh mới. Đội tàu: Chịu sự điều hành và quản lý trực tiếp của Phó giám đốc kỹ thuật. Nhận thông tin và sự điều hành từ Phòng kinh doanh. Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu cho các chương trình du lịch thuỷ. Lập các phương án sửa chữa, bảo dưỡng phương tịên cho phù hợp với quá trình hoạt động. Ngoài ra, có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ thuyền viên trên tàu. Nhà hàng nổi: Luôn sẵn sàng đón tiếp khách đi tàu. Đảm bảo cảnh quan môi trường cho việc đón tiếp khách đi du lịch, đảm bảo tốt cho việc đỗ đậu của các phương tiện thuỷ của Xí nghiệp. 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Xí nghiệp. * Dịch vụ tham quan Sông Hồng từ ngàn đời nay bồi đắp nên nền văn minh Châu thổ sông Hồng, một trong 36 nền văn minh của thế giới. Ngoài các lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà sông Hồng đã mang lại cho đồng bằng Bắc Bộ. Sông Hồng còn ẩn chứa trong nó nhiều giá trị lịch sử, văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Những năm gần đây các giá trị đó của sông Hồng dần được khai thác để phục vụ du lịch. Có thể nói, nếu được đi trên con tàu và ngắm nhìn cảnh làng quê êm đềm với luỹ tre xanh, hưởng những làn gió trong lành và không gian thanh bình của làng quê Bắc Bộ, được tham quan tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của rất nhiều Đình, Chùa, Đền dọc hai bờ sông Hồng, nghe lại câu chuyện kể về tình yêu của chàng trai nghèo hiếu thảo Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, còn rất nhiều câu chuyện tú vị khác, thì bất cứ ai cũng khó tránh khỏi cảm giác bị mê hoặc, cuốn hút. Tìm hiểu được nhu cầu và tâm lý đó của khách du lịch Hà Nội, XN ĐT& PT Du Lịch Sông Hồng đã khai thác tiềm năng du lịch của sông Hồng tổ chức các tour du lịch bằng tầu thuỷ trên sông Hồng và sông Đuống với 8 tour chính: Tour 1: Hà nội - Đền Dầm - Đền Đại Lộ (Hà Tây) - Đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên) - Làng Gốm Bát Tràng – Hà Nội Giá vé 210.000đ/khách Tour 2 : Hà Nội - Đình Vạn Phúc - Chùa Vạn Phúc ( Hà Nội) – Làng Gốm Bát Tràng - Hà Nội Gía vé 190.000đ/khách Tour 3 : Hà Nội - Đền Gióng – Chùa Kiến Sơ - Đền Đô ( Bắc Ninh) – Hà Nội Giá vé 250.000đ/khách Tour 4 : Hà Nội - Lăng Kinh Dương Vương – Chùa Bút Tháp – Làng Tranh Đông Hồ( Bắc Ninh) - Hà Nội Giá vé 250.000d/khách Tour 5 : Hà Nội – Chùa Chuông ( Hưng Yên) - Đền Mẫu - Đền Thiên Hậu – Văn Miếu – Hà Nội Giá vé 350.000đ/khách Tour 6 : Về Thăm Làng Quê Kinh Bắc : Hà Nội – Lăng Kinh Dương Vương – Chùa Dâu ( Bắc Ninh) – Làng Tranh Đông Hồ - Hà Nội Giá vé 27USD/người Tour 7 : Trở Lại Sông Hồng ( kết hợp tàu thuỷ và xe đạp) : Hà Nội - Phà Dương Quý (Thăm ngôi nhà 300 tuổi) - Đền Thờ Tình Yêu ( Đền Chử Đồng Tử - Hưng Yên) – Làng Gốm Bát Tràng – Hà Nội Giá vé 27USD/người Tour 8 : Thăm Làng quê Việt: Hà Nội – Đình Vạn Phúc – Làng Nghề Mây Tre Đan – Nhà Thờ Đức Thánh Lê Tuỳ ( Hà Tây) - Hà Nội Giá vé 27USD/người ( Giá vé đã gồm ăn trưa trên tàu, phí HDV, ca nhạc, vé tham quan tại các điểm đến , bảo hiểm, phí gửi xe ) Nội dung cụ thể của 8 chương trình du lịch này được giới thiệu ở chương II mục “2.1.1.1 Sản phẩm hiện tại” Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp hiện nay. Ngoài ra, Xí nghiệp còn tổ chức các hoạt động cho thuê bất động sản( bãi đỗ Taxi và nhà hàng) và là đại lý bán vé cho các công ty lữ hành * Dịch vụ vận chuyển Xí nghiệp có 3 tàu: Tàu Thăng Long 18 ( sức chứa 150 người), Tàu Thăng Long 333 ( sức chứa 60 khách), Tàu Sông Hồng 5 ( sức chứa 40 khách ) phục vụ cho hoạt động du lịch, ngoài việc vận chuyển khách du lịch mua tour chọn gói của Xí nghiệp, ba tàu này còn được cho thuê với bảng giá như sau: Bảng 2.2 BẢNG GIÁ THUÊ TÀU CT Tàu Thăng Long 18 ( 150 khách ) Tàu Thăng Long3 ( 60 khách ) Tàu Sông Hồng 5 ( 40 khách ) 1 15.000.000 10.000.000 7.500.000 2 13.500.000 9.000.000 7.000.000 3,4 18.000.000 12.000.000 9.500.000 5 22.000.000 15.000.000 11.500.000 ( Nguồn : Xí nghiệp ĐT& PT Du Lịch sông Hồng ) Giá thuê tàu trên đã bao gồm: phí HDV, ca nhạc trên tàu, phí tham quan, bảo hiểm, phí gửi xe, giá thuê tàu không bao gồm ăm trưa trên tàu. * Dịch vụ ăn uống Trên tàu cũng phục vụ ăn trưa theo yêu cầu của khách, Xí nghiệp có các thực đơn đa dạng với mức giá 60.000 đ/ người đến 150.000 đ/ người. Căng tin trên tàu là nơi du khách có thể mua thêm đồ ăn nhẹ, đồ uống…trong thời gian trên tàu. Bữa ăn trưa được các nhân viên phòng dịch vụ chuẩn bị và phục vụ ngay trên tàu để đảm bảo độ vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ cho thức ăn luôn nóng. Các món ăn cũng được chế biến rất khéo léo và ngon miệng 2.1.4. Môi Trường Kinh Doanh - Môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế : Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước tiếp tục tăng trưởng liên tiếp và ổn định trong những năm gần đây , Năm 2007 là năm đặc biệt với nền kinh tế nước ta khi mà tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong 10 năm tăng trưởng liên tiếp, tốc độ GDP đạt 8,48% , thu nhập bình quân đầu người đạt 835 USD/ năm, phấn đấu năm 2008 nước ta ra khỏi danh sách các nước nghèo. Năm 2007 thu nhập xã hội từ du lịch đạt 56000 tỷ đồng đã tăng 9,8% so với năm 2006 . Đầu tư trực tiếp nứơc ngoài vào lĩnh vực du lịch tiếp tục tăng, tính chung trong giai đoạn từ 1988 đến tháng 12/2007 số dự án đầu tư FDI trong du lịch còn 235 dự án với số vốn đầu tư là 6 163 triệu USD ( Theo nguồn: Tạp chí Du lịch số T1/2008) . Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cũng đồng nghĩa với áp lực công việc ngày càng cao khiến nhu cầu đi du lịch của người dân cũng ngày một tăng mạnh, đặc biệt là các chương trình du lịch vào các ngày cuối tuần. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói chung và Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch Sông Hồng nói riêng bởi Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, là nơi tập trung lượng lớn các doanh nghiệp, mặt khác đời sống của người dân thủ đô cũng ngày một tăng. Như vậy thị trường khách tại Hà Nội là rất lớn Tuy nhiên, cùng với sự kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong xu thế hội nhập nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ không có sự bảo hộ của Nhà nước như trước đây. Các doanh nghiệp phải đối mặt với sự đào thải của nền kinh tế thị trường đầy khắc nghiệt, nếu không đủ sức cạnh tranh thì doanh nghiệp dễ dàng bị thất bại. Đây chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch nói chung và Xí nghiệp ĐT & PT Du Lịch Sông Hồng nói riêng, điều này đòi hỏi Xí nghiệp phải có biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, tăng uy tín trên thị trường ,… Môi trường nhân khẩu học Dân số cả nước tính đến năm 2007 là 85,2 triệu người, trong đó dân số của thành phố Hà nội tính đến tháng 1/ 2008 là 3,4 triệu người. Thu nhập bình quân của người Hà nội năm 2007 là 31,8 triệu/ 1 người/năm ( theo nguồn: Tổng cục thống kê ). Đây là những con số đáng mừng, khi đời sống của người dân càng cao thì nhu cầu đi du lịch cũng ngày càng tăng. Mặt khác, trình độ dân trí ngày càng nâng cao thì nhu cầu tìm hiểu văn hoá thông qua hoạt động du lịch cũng tăng. Đây chính là thuận lợi cho toàn ngành du lịch nói chung trong đó có Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng nói riêng bởi quy mô thị trường ngày càng mở rộng Môi trường chính trị_luật pháp Việt Nam được bạn bè thế giới đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định ,an ninh, quốc phòng ổn định. Theo chủ trương của Nhà nước ta trong những năm tới là khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp dịch vụ, dịch vụ du lịch. Chính sách của Nhà nước ta là tiến hành quy hoạch và phát triển du lịch một cách bền vững khai thác có hiệu quả đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch Năm 2007, cũng là năm rất đặc biệt với ngành du lịch Việt Nam, lần đầu tiên hình ảnh du lịch Việt Nam được quảng bá chính thức trên kênh truyền hình Quốc tế CNN đem đến cho đông đảo khán giả truyền hình Châu Á và thế giới hình ảnh về đất nước Việt Nam_một điểm đến du lịch hấp dẫn, tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng về sắc màu văn hoá và sản phẩm du lịch Đây chính là các điều kiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp du lịch nói chung và Xí nghiệp Du Lịch Sông Hồng nói riêng bởi có ngày càng nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam, đây là lượng khách có khả năng chi trả cao, tiêu dùng nhiều dịch vụ Môi trường công nghệ Công nghệ phục vụ trong lĩnh vực du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các phương tiện để truyền tải thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng ngày càng hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Tính vô hình là đặc thù của sản phẩm du lịch ngày càng được các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại để làm giảm bớt khiến khách hàng thấy yên tâm khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, ví dụ chỉ qua những đoạn phim giới thiệu hoặc các hình ảnh trên Website khách hàng có thể cảm nhận được một phần dịch vụ của doanh nghiệp. Công nghệ thông tin giúp đem khách hàng và doanh nghiệp đến gần nhau hơn.Trên thực tế, Website của Xí nghiệp từ khi đi vào hoạt động đã cho thấy những hiệu quả đáng kể trong việc giới thiệu sản phẩm du lịch của Xí nghiệp đến với khách du lịch trong và ngoài nước Môi trường văn hoá xã hội Việt nam là đất nước có nền văn hoá độc đáo, phong phú và đa dạng. Một trong những nền văn hoá lớn của Việt Nam là nền văn hoá Châu thổ sông Hồng đã có từ hàng nghìn năm trước, do vậy mà hiện còn rất nhiều các Đền thờ, Đình, chùa và các làng cổ nằm dọc hai bờ sông Hồng; các đình, chùa, đền này không những có giá trị về văn hoá lịch sử mà còn có tiềm năng du lịch rất lớn, đây là những điểm tham quan du lịch vô cùng hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Mặt khác, “xu hướng tiêu dùng du lịch của người Việt nam đến năm 2010 thì loại hình du lịch lễ hội theo hình thức tập thể sẽ có xu hướng tăng mạnh”( TS Phạm Hồng Chương, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành, NXB đại học Kinh Tế Quốc Dân,T428). Đó chính là thuận lợi và cơ hội đối với Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng bởi các chương trình du lịch của Xí nghiệp chủ yếu là phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hoá và du lịch lễ hội . Hiện tại, Xí nghiệp mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ các điểm du lịch ven sông Hồng còn một lượng lớn các điểm du lịch mà khoảng cách từ bờ sông Hồng đến đó khá lớn đòi hỏi phải kết hợp cả phương tiện ô tô để vận chuyển khách, trong tương lai Xí nghiệp cần nghiên cứu và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của sông Hồng Năm 2007 cũng là năm mà tăng trưởng kinh tế đất nước đạt mức cao nhất trong 10 năm tăng trưởng liên tiếp, nền kinh tế đất nước ngày càng lớn mạnh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì chất lượng đời sống của người dân cũng được cải thiện, chất lượng đời sống được nâng lên đáng kể, du lịch đang ngày càng trở thành nhu cầu quan trọng đối với người dân, đặc biệt là với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay_một bộ phận dân cư lớn của đất nước. Trên đây là toàn bộ điều kiện thuận lợi và cơ hội cho toàn ngành du lịch Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp du lịch,trong đó có Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng nói riêng. -Môi trường vi mô: Đây là môi trường chứa các yếu tố tác động tương đối trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ để đưa ra các chiến lược phù hợp. Môi trường này bao gồm : Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, nội bộ doanh nghiệp. Môi trường này có thể gây sức ép đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh, cụ thể là: Cạnh tranh: Hiện nay trên địa bàn Hà nội, Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch sông Hồng là đơn vị duy nhất chuyên tổ chức các chương trình du lịch tham quan các Đình như Đình Mai Lâm,Vạn Phúc(Hà Nội),Chùa như Chùa Dâu, Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Chuông ( Hưng Yên) , Đền như Đền Chử Đồng Tử ( Hưng Yên), Đền Dầm… và các làng nghề cổ truyền như làng nghề gốm Bát Tràng ven hai bờ sông Hồng. Tuy nhiên, có thể kể đến đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm hơn cả của Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển du lịch Sông Hồng là Công ty lữ hành và giải trí kinh doanh dịch vụ Hồ Tây. Hồ Tây có diện tích khoảng 500 ha, là khu vực tập trung nhiều các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ,... Hoạt động du lịch Hồ Tây do công ty Dịch vụ Du lịch Hà Nội (Hà nội Toserco) và một số cơ sở tư nhân khác phối hợp hoạt động kinh doanh. Nhưng do du lịch tàu thuỷ ở hồ Tây chỉ dành cho đối tượng khách có khả năng thuê bao cả tàu, do đó những khách lẻ dù có nhu cầu nhưng không có cơ hội tham gia chương trình du lịch Tây hồ, chỉ vào những dịp lễ tết vé cho khách lẻ mới được bán với giá tiền 20.000 đ/vé. Kinh doanh du lịch ở khu vực Hồ Tây còn có Công ty dịch vụ du lịch Tây Hồ với các chương trình du lịch cuối tuần, giá vé 200.000 đ/người đến 400.000 đ/người để nhằm vào đối tượng khách có nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, giá vé này bao gồm: 1 đêm nghỉ tại khách sạn Tây Hồ, 1 giờ hát karaoke và bơi tại bể bơi của khách sạn. Như vậy có thể xem đây là đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của Xí nghiệp trong việc cùng nhằm tới đối tượng khách là dân cư trên địa bàn thủ đô. Bên cạnh đó phải kể đến các đối thủ cạnh tranh là các công ty lữ hành có các tour đường bộ phong phú, tuy không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà là các sản phẩm thay thế cho các chương trình du lịch sông Hồng Khách hàng của Xí nghiệp Đầu tư và Phát Triển Du lịch Sông Hồng bao gồm khách hàng đến mua vé trực tiếp tại Xí nghiệp, khách đặt vé qua Website của Xí nghiệp và khách mua vé qua hệ thống đại lý du lịch của Xí nghiệp ( chủ yếu là lượng khách đến mua vé trực tiếp tại Xí nghiệp). Do đến nay Xí nghiệp vẫn còn là đơn vị độc quyền trong tổ chức và bán các chương trình du lịch trên Sông Hồng, sản phẩm của Xí nghiệp có sự phân biệt hoá cao các điểm đến trong chương trình các dịch vụ trong chương trình, người mua lại không có nhiều thông tin về giá thành của sản phẩm của Xí nghiệp hoặc các sản phẩm tương ứng nên sức ép từ phía khách hàng là nhỏ. Đối với các đại lý bán vé cho Xí nghiệp, Xí nghiệp áp dụng mức hoa hồng bằng10% giá bán. Hơn nữa Xí nghiệp cũng có chính sách giảm giá vé cho những khách mua vé với số lượng lớn, có chế độ ưu đãi khi cán bộ công nhân viên Xí nghiệp mua vé hoặc khách mua các chương trình thực hiện vào mùa trái vụ. Tuy nhiên, do chương trình du lịch của Xí nghiệp là các chương trình thực hiện trong ngày, khách du lịch thường mua tour vào hai ngày nghỉ cuối tuần dẫn đến tình trạng khách quá đông vào ngày thứ bảy và chủ nhật, còn các ngày còn lại trong tuần lai quá ít khách hoặc là không có, do đó đây cũng là sức ép từ phía khách hàng đòi hỏi Xí nghiệp phải có giải pháp điều chỉnh. Sức ép của các nhà cung cấp lên hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp cũng có thể nói là không đáng kể bởi mô hình kinh doanh của Xí nghiệp là kinh doanh lữ hành đơn giản (chỉ gồm 8 chương trình du lịch mang tên “ Một ngày trên sông Hồng”), phần lớn các khâu tổ chức và thực hiện đều do lao động của Xí nghiệp đảm đương, hơn nữa các chương trình trên Sông Hồng đều là các chương trình thực hiện trong ngày Về phía Nội bộ Xí nghiệp, với cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp bao gồm văn phòng (với các trang thiết bị hiện đại), bến tàu, bãi đỗ xe ôtô, đội tàu ( gồm 3 tàu), nhà hàng trên bờ (nhà hàng Phố Ngân) và nhà hàng nổi Titanic. Riêng một phần bãi xe, nhà hàng trên bờ và nhà hàng nổi Titanic Xí nghiệp đã cho các đơn vị cá nhân thuê lại để kinh doanh. Đội tàu gồm 3 tàu: Thăng Long 18, Thăng Long 333 và Tàu Sông Hồng 5 ( với tổng trọng tải là 250 khách), trong đó tàu Thăng Long 18 và Thăng Long 333 là do nhà máy đóng tàu Hà Nội đóng, với trị giá hơn 2,5 tỷ đồng. Tàu Sông Hồng 5 là tàu đóng mới (1999) được ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mua năm 2000, với số tiền trị giá hơn 600 triệu đồng. Sau đó Xí nghiệp đã tiến hành mua lại từ một công ty cho thuê tài chính. Trên các tàu luôn sẵn sàng các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho khách và phục vụ các dịch vụ bổ sung như dàn Karaoke, tivi, quầy bar, hệ thống âm thanh ánh sáng có thể tổ chức các bữa tiệc có quy mô lớn, ngoài ra còn có các thiết bị an toàn khác Văn phòng cũng được trang bị các tiện nghi, hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: máy Fax, máy điện thoại, máy vi tính, ti vi, đầu đĩa có sẵn băng hình về các điểm đến để giới thiệu với khách đến mua vé hoặc đến liên hệ ký hợp đồng, ngoaì ra còn các trang thiết bị khác như điều hoà, bàn ghế làm việc tiếp đón khách. Yếu tố con người: Xí nghiệp hiện dưới quyền điều hành của Giám đốc Lê Thắng và hai Phó giám đốc Kinh doanh, Phó giám đốc Kỹ thuật; với tổng số cán bộ công nhân viên là 43 người (được phân bổ thể hiện qua bảng 2.1). Số cán bộ trong Xí nghiệp hầu hết là trình độ Cao đẳng và Đại hoc chiếm 86%, số còn lại hầu hết là học Hàng Hải ra và làm thuỷ thủ trong đội tàu, chứng tỏ trình độ của cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp là khá cao 2.1.5 Thuận lợi và khó khăn về môi trường kinh doanh của Xí nghiệp đầu tư và phát triển Du lịch Sông Hồng. * Thuận lợi: - Sản phẩm của Xí nghiệp có sự phân hoá cao so với sản phẩm của các công ty lữ hành khác ở Hà Nội, sự phân biệt này tồn tại trong phương thức vận chuyển của Xí nghiệp. Ngoài ra, các điểm dừng trong các tour du lịch của Xí nghiệp đều rất khác biệt và độc đáo - Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Xí nghiệp là không có vì Xí nghiệp là đơn vị duy nhất trên địa bàn Hà Nội tổ chức các chương trình du lịch tham quan dọc hai bờ sông Hồng - Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng có đơn vị chủ quản là Công ty TNHHNN Một thành viên Thăng Long GTC trực thuộc Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Sở Du lịch Hà Nội, do đó Xí nghiệp có rất nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh, cụ thể : + Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty lớn bao gồm nhiều liên doanh với nước ngoài, khi quảng bá cho thương hiệu của minh, Công ty thường kết hợp quảng cáo cho các sản phẩm của Xí nghiệp + Chịu sự quản lý của Sở Du lịch Hà Nội nên mọi hoạt động xúc tiến du lịch Hà Nội đều góp phần quảng bá hình ảnh của Xí nghiệp:. Các Website của Sở Du lịch cũng luôn có thông tin về hình ảnh và địa chỉ của Xí nghiệp. Ngoài ra, trong việc quảng cáo và thông tin cho khách du lịch về các địa điểm du lịch tại Việt Nam, tai Hà Nội, Sở cũng luôn dành cơ hội cho Xí nghiệp được quảng cáo sản phẩm của mình. Sở Du lịch còn đặc biệt quan tâm cho Xí nghiệp phát các tờ rơi, tờ gấp tại các kiốt thông tin du lịch đặt tại khu vực Hồ Gươm, phố cổ, các đường phố lớn của Thủ đô đó là các vị trí thuận lợi để tiếp xúc với khách hàng và chào bán các chương trình du lịch của Xí nghiệp. + Xí nghiệp có hệ thống các đại lý chuyên phân phối và xúc tiến du lịch đặt tại các tuyến phố cổ nơi du khách tham quan Hà Nội thường xuyên qua lại, là các: Công ty Du lịch Tre Xanh có trụ sở số 2 Đường Thành, Saigontourist trụ sở tại 55B Phan Chu Trinh, Du lịch Miền Á Đông trụ sở 33B Phạm Ngũ Lão… *Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Xí nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình: + Do sản phẩm của Xí nghiệp là các chương trình du lịch bằng đường thuỷ dọc Sông Hồng vì vậy mà hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn vào mùa nước cạn cũng như mùa nước lũ, khi nước cạn các tàu rất dễ mắc cạn còn khi nước lớn lại không đảm bảo an toàn cho du khách. Điều này dễ dàng lý giải cho tính mùa vụ cao của sản phẩm du lịch của Xí nghiệp. + Cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn: riêng tàu Sông Hồng 5 là được trang bị máy lạnh trên tàu, còn lại tàu Thăng Long 18 và Thăng Long 333 đều chưa được trang bị máy lạnh trên tàu, vào mùa hè khi thời tiết oi bức không khí trên tàu nóng bức gây khó khăn cho hoạt động của khách và sự phục vụ của nhân viên trên tàu + Nguồn nhân lực có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhất là đối với doanh nghiệp du lịch. Bộ phận Marketing là bộ phận rất quan trọng trong một doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, Xí nghiệp lại chưa có bộ phận Marketing riêng biệt, nhân viên Phòng kinh doanh đảm nhận tất cả công việc hướng dẫn viên, tiếp tân, bán vé, và nhiệm vụ Marketing nên hiệu quả của hoạt động Marketing không cao 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XN ĐT&PT DU LỊCH SÔNG HỒNG Bảng 2. Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp năm 2005, 2006, 2007 Các Chỉ Tiêu Năm 2005 ( 1000 đ) Năm 2006 (1000 đ) Năm 2007 ( 1000 đ) Năm 2006/ 2005 ( % ) Năm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20133.doc
Tài liệu liên quan