Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Tài liệu Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước: ... Ebook Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế 26 Bảng 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước đến 2005 theo giá thực tế ngành kinh tế 27 Bảng 2.3: Vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nền kinh tế 34 Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế....................39 Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư theo cùng lãnh thổ 40 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTXDCB đầu tư xây dựng cơ bản XDCB xây dựng cơ bản NSNN ngân sách Nhà nước FDI nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức USD đồng Đôla Mỹ CHN công nghiệp hóa HĐN hiện đại hóa NSTW ngân sách Trung ương NSĐP ngân sách địa phương HĐND hội đồng nhân dân UBND ủy ban nhân dân GDP tổng sản phẩm quốc dân WTO tổ chức thương mại thế giới LỜI MỞ ĐẦU Trước sự phát triển như vũ bão của thế giới, thời gian này Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khai thác và phát huy tối đa nội lực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động không thể thiếu của mỗi quốc gia, nó góp phần tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi đất nước. Đất nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó, từ trước tới nay hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước luôn được ưu tiên thực hiện, và làm mọi cách để ngày càng nâng cao hiệu quả của nó. Tuy chúng ta đã đạt rất nhiều kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, nhưng trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng tăng cho sự phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay đặt ra cho các cơ quan hoạch định chính sách cần tiếp tục quá trình nghiên cứu nhằm đổi mới và hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN . Đây là một vấn đề lớn, mang tính quyết định cần được quan tâm một cách đúng đắn, qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại Vụ đầu tư – Bộ tài chính tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này, được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân, cùng các cán bộ tại Vụ đầu tư – Bộ Tài chính tôi đã hoàn thành chuyên đề : Hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Chuyên đề được chia thành ba chương chính : Chương I : Lý luận cơ bản về chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước. Chương II : Thực trạng tác động của chính sách vốn đầu tư XDCB từ NSNN Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Do trình độ kiến thức còn hạn chế và do khuôn khổ của chuyên đề thực tập nên không thể tránh khỏi những sai sót . Kính mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để đề án của được hoàn thiện hơn . Xin chân thành cảm ơn . Sinh viên thực hiện Trần Quang Thọ CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 1.1.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 1.1.1.Vốn đầu tư XDCB tư NSNN 1.1.1.1. Khái niệm Vốn đầu tư là khái niệm bao gồm: các nguồn lực về tài chính, nguồn tài nguyên, chất xám... của chủ thể kinh tế và được đưa vào trong hoạt động đầu tư, chủ thể kinh tế ở đây có thể là các cá nhân, doanh nghiệp, ngành hay một quốc gia. Hay nói cách khác vốn đầu tư là giá trị tài sản xã hội được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai. Nội dung của vốn đầu tư bao gồm: Thứ nhất: tiền (hay là chi phí), dùng chi mua sắm các tài sản cố định gồm: máy móc thiết bị, đất đai, nhà xưởng, bí quyết công nghệ. Thứ hai: tiền (chi phí) mua sắm các tài sản lưu động và dự trữ tiền mặt để thanh toán hay trả lương (hay còn gọi là vốn lưu động). Thứ ba: các chi phí cho quá trình chuẩn bị đầu tư như chi phí dùng để khảo sát, lập dự án, làm các thủ tục cấp phép. Tất cả các thành phần của vốn đầu tư được hình thành trong quá trình để sử dụng vốn đầu tư, khi đó tùy vào tính chất đặc điểm và tầm quan trọng của mỗi dự án đầu tư mà quyết định tỷ trọng của chúng trong tổng số vốn đầu tư. Hoạt động ĐTXDCB thực hiện bằng nhiều nguồn vốn : vốn đầu tư của Nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư của tư nhân, vốn đầu tư của nước ngoài. Trong đó nguồn hình thành từ NSNN có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là : khoản vốn Ngân sách được Nhà nước dành cho việc dầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội mà không có khả năng thu hồi vốn cũng như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN. 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN Là một loại vốn đầu tư nên nó có các điểm giống với nguồn vốn đầu tư thông thường, ngoài ra vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có những đặc điểm khác như sau: Khác với vốn kinh doanh của doanh nghiệp (là loại vốn được sử dụng với mục đích sinh lợi, và có quá trình hoạt động vì lợi nhuận) vốn ĐTXDCB từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận mà được sử dụng vì mục đích chung của đông đảo mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế. Vốn đầu tư XDCB tập trung chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoặc định hướng hoạt động đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chiến lược. Đây là một đặc điểm quan trọng, góp phần quyết việc sử dụng vốn đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, và vốn ĐTXDCB hiện nay đã được phân cấp quản lý theo 3 loại dự án : dự án nhóm A, B, C và được phân cấp đầu tư theo luật định. Chủ thể sở hữu của nguồn vốn này là Nhà nước, do đó vốn đầu tư được Nhà nước quản lý và điều hành sử dụng theo các quy định của Luật NSNN, cũng như tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, quản lý chi phí các công trình, các dự án... Vốn đầu tư lấy nguồn từ NSNN do đó nó luôn gắn bó chặt chẽ với NSNN, được các cấp thẩm quyền quyết định đầu tư vào lĩnh vực XDCB cho nền kinh tế, cụ thể vốn đầu tư được cấp phát dưới hình thức các chương trình dự án trong tất cả các khâu cho đến khi hoàn thành và bàn giao công trình để đưa vào sử dụng. 1.1.1.3. Vai trò của nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN Vai trò của vốn ĐTXDCB từ NSNN là hết sức quan trọng, nó được thể hiện thông qua các tác động kép: vừa là nguồn động lực để phát triển kinh tế - xã hội, lại vừa là công cụ để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng trong xã hội. Cụ thể : Vốn đầu tư từ NSNN sẽ tạo ra năng lực sản xuất mới, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế, nhờ đó tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Bởi vì phần lớn vốn đầu tư từ NSNN tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng, các công trình hạ tầng trọng điểm như giao thông, điện, nước, thủy lợi,... Vốn đầu tư góp phần quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nhằm giải quyết những vấn đề mất cân đối trong phát triển giữa các vùng lãnh thổ, phát huy một cách tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị...của từng vùng lãnh thổ. Vốn đầu tư từ NSNN đã chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của quốc gia, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Ngân hàng thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra rằng vốn đầu tư thường chiếm khoảng từ 24 – 28% trong cơ cấu tổng cầu của các nước trên thế giới và vốn đầu tư từ NSNN ở các quốc gia đều chiếm tỷ trọng đáng kể. Cuối cùng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển và tăng cường khả năng công nghệ, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bởi vì hoạt động đầu tư chú trọng đến các ngành mới, khuyến khích công nghệ mới, sản phẩm mới.. do đó nguồn vốn này có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các ngành, sản phẩm mới, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. 1.1.1.4.Phân loại nguồn vốn đầu tư từ NSNN Theo cấp ngân sách, vốn ĐTXDCB từ NSNN gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (NSĐP) và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương (NSTW). Nguồn đầu tư từ NSTW thuộc NSNN do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (gọi chung là bộ) quản lý...thực hiện. Và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tư từ NSNN. Vốn đầu tư từ NSĐP thuộc NSNN do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh) và các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (ngân sách cấp huyện) và các phường, xã quản lý (ngân sách cấp xã). Nguồn vốn này chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tư từ NSNN hàng năm của cả nước. Theo tính chất kết hợp nguồn vốn, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gồm nguồn ngân sách tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung là vốn đầu tư cho các dự án bằng nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN do các cơ quan Trung ương và địa phương chịu trách nghiệm quản lý. Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là loại vốn NSNN thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên cho các hoạt động sự nghiệp mang tính chất đầu tư như duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình giao thông, nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, lâm nghiệp và các Chương trình quốc gia, dự án Nhà nước. Theo nguồn vốn, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được chia thành vốn có nguồn gốc trong nước và vốn có nguồn gốc ngước ngoài. Vốn NSNN có nguồn gốc trong nước: là loại vốn NSNN nhưng dành để chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, nguồn vốn này được hình thành từ vốn vay trong dân cư và vay các tổ chức trong nước. Nguồn hình thành của loại vốn này là từ thuế và các nguồn thu khác của Nhà nước như cho thuê tài sản,... Vốn đầu tư từ NSNN có nguồn gốc từ vốn ngoài nước: cũng là vốn NSNN nhưng chủ yếu là vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Đây là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của Chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển theo hai phương thức: viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi). Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguồn vốn vay này được hình thành từ việc vay thương mại, thuê mua tài chính... 1.1.2.Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 1.1.2.1. Khái niệm Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thể quản lý (Nhà nước) lên các đối tượng quản lý (vốn đầu tư, hoạt động sử dụng vốn đầu tư) trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. 1.1.2.2. Nguyên tắc Việc quản lý vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ theo các nguyên tắc: Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toán thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình; định mức kinh tế - kỹ thuật trong thi công xây dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán... đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đề trên. Lập và quản lý chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Ghi theo đúng nguyên lệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi vốn đầu tư được thực hiện một cách có cơ sở và để tính toán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá nội tệ. Chủ thể đứng ra quản lý toàn bộ quá trình đầu tư (từ xác định chủ trương đầu tư, lập, thẩm định, phê duyệt, .. đến khi nghiệm thu bàn giao công trình để đưa vào sử dụng) là Nhà nước. Tuy nhiên cần lưu ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dự án (không quá 4 năm đối với dự án nhóm B, không quá 2 năm đối với dự án nhóm C). Chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các bước thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán... khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng. Căn cứ vào khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ. Giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghiệm hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với các công trình ở địa phương, UBNN cấp tỉnh căn cứ vào các nguyên tắc quản lý vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thi công xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban hành và hướng dẫn. 1.1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Tổ chức bộ máy quản lý Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều chủ thể tham gia từ Trung Ương tới địa phương: Quốc hội: ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý đầu tư, quản lý NSNN và các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư (Luật NSNN, Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật đất đai...). Đưa ra các quyết định về thu chi NSNN, phân bổ NSTW, giám sát việc thực hiện, phê chuẩn các quyết toán, cũng như có quyền thông qua các dự án công trình trọng điểm quốc gia. Chính Phủ: ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật, dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW, báo cáo tình hình thực hiện NSNN, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự án công trình quan trọng cho Quốc hội. Thủ tướng ra các quyết định đầu tư đối với các dự án đã được Quốc hội thông qua, chỉ định các gói thầu đối với các dự án mang tính chất bí mật quốc gia, cấp bách, an ninh và an toàn năng lượng. Chính phủ phân cấp cho các chính quyền địa phương, ban hành các quy định về định mức phân bổ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Bộ Xây dựng: đưa ra các cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý xây dựng, quy hoạch xây dựng. Quyết định đầu tư với các dự án nhóm A, B, C kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình... Bộ Tài chính: xem xét các chế độ chính sách về huy động quản lý các nguồn vốn đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh, ban hành văn bản pháp luật của các dự án về tài chính – ngân sách, phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành phân bổ vốn đầu tư cho các bộ, các địa phương và các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN. Kiểm tra, quyết toán vốn đầu tư các dự án, hướng dẫn cho quá trình cấp phát vốn cho các dự án NSNN, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến đầu tư, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với Bộ Tài chính lập lập dự toán NSTN, phương án phân bổ NSNW, hướng dẫn nội dung trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, phối hợp với các bộ ngành kiểm tra đánh giá hiệu quả vốn đầu tư. Các bộ ngành khác có liên quan: góp phần vào quá trình quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. HĐND các cấp: quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán ngân sách quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn mình. UBND các cấp: lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân bổ điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra nghị quyết của HDND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc. Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các nhà thầu, nghiệm thu công trình, quản lý chất lượng khối lượng chi phí, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường của các công trình cụ thể. Xây dựng cơ chế quản lý vốn Sử dụng các công cụ như các kế hoạch, chính sách với một số các yếu tố đặc thù: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và một số bộ ngành chức năng khác xây dựng các chính sách huy động và sử dụng vốn, được cụ thể hóa bằng các quy định, chỉ tiêu và các định mức. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về quyết toán vốn đầu tư, hướng dẫn chi tiết quuyết toán, đồng thời kiểm tra công tác quyết toán vốn đầu tư, định kỳ thẩm định các dự án. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi chi phí xây dựng, lập hồ sơ quyết toán vốn ... Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB gồm những quy định về quản lý chi phí dự án, về thanh quyết toán vốn đầu tư. Xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về đầu tư, qua đó có thể cụ thể hóa chủ trương, định hướng đầu tư trong cả nước. Dự báo các nhu cầu vốn cơ sở xác định và xây dựng gắn với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế, từ đó xác định rõ nguồn vốn huy động và phương thức phân phối nâng cao hiệu quả sử sụng vốn. Kiểm tra, giám sát về vốn Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng, qua đó đảm bảo được sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình. Theo dõi kiểm tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển trong phạm vi cả nước. Quá trình giám sát tức là giám sát đánh giá tổng thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là ngăn ngừa và xử lý các vi phạm . 1.2.Chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 1.2.1.Khái niệm chính sách Theo điển Bách khoa Việt Nam, định nghĩa : chính sách kinh tế là các giải pháp kinh tế lớn được Nhà nước áp dụng nhằm đạt được những yêu cầu và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kì nhất định Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN: đó là một bộ phận hợp thành của chính sách tài chính quốc gia, bao gồm một hệ thống các định hướng lớn của Nhà nước để thực hiện các yêu cầu và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kì nhất định. 1.2.2.Vai trò của chính sách Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống chính sách kinh tế, một trong những công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu nhất của Nhà nước trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vai trò của chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thể hiện ở điểm chính như sau: Chức năng giám sát việc sử dụng vốn NSNN cho hoạt động đầu tư XDCB. Chức năng phân phối nguồn vốn sao cho phù hợp yêu cầu và năng lực sản xuất của các vùng cũng như toàn xã hội để thúc đẩy mọi lĩnh vực của nền kinh tế phát triển phù hợp với chủ trương định hướng của Nhà nước. Hai chức năng chính này làm nảy sinh vai trò chủ động và tích cực của chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong việc khuyến khích (hay kiềm chế) đối với việc sử dụng vốn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế ở tất cả các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ và cá nhân theo các mục tiêu, định hướng và hoạch định của Nhà nước. Ba vấn đề lớn mà chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB cần quan tâm đó là : Huy động Phân bổ Sử dụng Như vậy, chính sách quản lý vốn có nhiệm vụ to lớn là phải làm sao vừa huy động nguồn vốn đáp ứng cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế quốc dân theo những mục tiêu nhất định, đồng thời có sự phân bố như thế nào cho hợp lý giữa các vùng miền lãnh thổ hay giữa các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, cuối cùng là phải làm sao để sử dụng được nguồn vốn để đem lại hiệu quả nhất cho nền kinh tế. 1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và thực thi chính sách 1.2.3.1.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc hoạch định và thực thi chính sách, nhất là đối với chính sách quản lý vốn cho đầu tư. Hoạt động đầu tư nhằm tạo tiền đề về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng cho xã hội, tạo nền tảng cho nền kinh tế để đáp ứng được các chiến lược đã đề ra. Do đó hiệu quả của hoạt động này ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nhà nước ban hành các chính sách về quản lý việc sử dụng vốn nhằm mục đích cuối cùng là mang lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư, hay nó là một trong các công cụ để thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2.3.2.Chương trình mục tiêu quốc gia Nhà nước đang tiến hành hàng loạt các chương trình trọng điểm (chương trình 135, chương trình 661, chương trình giáo dục, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình văn hóa, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình), do đó việc sử dụng vốn đầu tư phải được tiến hành cho những mục tiêu này. Chính vì thế mà các Nhà hoạch định chính sách luôn xem xét việc đề ra các chính sách để làm sao có được những ưu tiên nhất định cho các chương trình mục tiêu quốc gia. 1.2.3.3.Cơ chế quản lý Cơ chế quản lý phụ thuộc và chịu sự điều chỉnh chính sách của nhà nước về quản lý vốn cho kinh tế - xã hội theo ngành và vùng lãnh thổ, đồng thời cơ chế cũng có tác động lớn tới việc thực thi các chính sách của Nhà nước một cách có hiệu quả hay không. Cơ chế quản lý trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực thi của các chính sách, việc hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện đối với các chính sách từ Trung ương tới địa phương. 1.2.3.4.Môi trường trong nước Môi trường đầu tư gồm kinh tế - xã hội, tự nhiên, nhân văn, kỹ thuật – công nghệ có tác động rất mạnh mẽ tới hoạt động đầu tư XDCB, mức huy động vốn đầu tư, tính chất sử dụng vốn, cũng như các cơ quan hoạch định chính sách, chính quyền địa phương, các nhà đầu tư... Qua đó các nhà hoạch định chính sách xem xét các tác động của môi trường để có những điều chỉnh kịp thời (chẳng hạn các quy định, định mức cần bao quát để có thể áp dụng phù hợp với từng địa phương, từng ngành, hay tùy theo biến động của giá cả thị trường mà các định mức về chi phí vật tư nguyên vật liệu ... cần được điều chỉnh cho phù hợp.) 1.2.3.5.Môi trường quốc tế Có ảnh hưởng lớn tới quá trình hoạch định và thực thi chính sách, tính toán được các tác tác động và các khả năng có thể xảy ra xác định các nguy cơ và đề ra cách xử lý sơ bộ, cai gì cần phải tiến hành gấp để đối phó ngay, cái gì cần phải liên kết với các quốc gia để xử lý. Phân tích lợi thế chiến lược của Việt Nam trong mối quan hệ với bên ngoài, dự báo được xu thế phát triển xã hội trong những lĩnh vực cơ bản (chẳng hạn ảnh hưởng của xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang và sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển nền kinh tế Việt Nam, qua đó Việt Nam cần có các chính sách cởi mở để tận dụng các thời cơ, học tập kinh nghiệm các nước đi trước. Đồng thời cũng đưa Việt Nam vào các thách thức như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, sự cạnh tranh, để có các quyết sách phù hợp với tình hình phát triển). 1.3.Nội dung cơ bản của chính sách quản lý vốn dầu tư XDCB từ NSNN 1.3.1.Mục tiêu của chính sách Là một chính sách kinh tế, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN có những mục tiêu chính là: 1.3.1.1.Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế được thực hiện khi tỉ lệ tăng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) lớn hơn nhịp độ gia tăng dân số. Khi các công trình đầu tư xây dựng cơ bản được mở rộng và phát huy hiệu quả thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật tăng lên, kích thích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, phát triển tổng sản phẩm quốc dân, tăng tổng cầu, kích thích gia tăng sản xuất. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vững chắc quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm cao bởi vì những nhà kinh doanh muốn đầu tư vào tư liêu sản xuất để nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế khi mức thất nghiệp thấp và ngược lại khi thất nghiệp cao, các xí nghiệp nhàn rỗi thì không có lợi cho việc đầu tư. 1.3.1.2.Tạo công bằng xã hội Chính sách quản lý vốn sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, miền núi vùng sâu vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo để khoảng cách giữa các vùng không quá xa. 1.3.1.3.Sử dụng nguồn vốn hiệu quả Do quy mô NSNN có hạn mà trong điều kiện phát triển của nền kinh tế như vũ bão đòi hỏi phải được đầu tư với khối lượng tương xứng, mà NSNN lại hạn chế, việc thực hiện các chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về vốn, sử dụng NSNN hiệu quả tránh thất thoát lãng phí. 1.3.2.Nội dung của chính sách Do chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB là một trong những bộ phân hợp thành chính sách tài chính quốc gia, do đó thể chia làm ba loại chính sách chính : Chính sách phân bổ Chính sách sử dụng vốn đầu tư XDCB Chính sách huy động vốn dầu tư XDCB Tuy chia thành ba loại chính sách như vậy nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau : chúng vừa là tiền đề vừa là kết quả của nhau, cụ thể nếu việc phân bổ sử dụng vốn đầu tư được thực hiện một cách hợp lý tiết kiệm hiệu quả thì mới có thể tạo khả năng khai thác và huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước. Nguồn vốn đầu tư được hình dung như dòng chảy của một dòng nước nó được luân chuyển một cách liên tục và chỉ chảy đến những nơi mà ở đó vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả. Nội dung và phương pháp phân loại chính sách quản lý vốn đầu tư: 1.3.2.1. Các loại chính sách huy động nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN Nhu cầu vốn đầu tư sử dụng cho ĐTXDCB hàng năm là rất lớn trong khi khả năng huy động vốn từ Ngân sách lại có hạn và từ trước tới nay viêch sử dụng nguồn vốn này đều được cân đối từ hai nguồn là nguồn tích lũy của Ngân sách cho đầu tư và nguồn xử lý bội chi ngân sách. Đây có thể nói là một đặc điểm hết sức quan trọng để có thể phân tích được nội dung và có các chính sách quản lý cho phù hợp với đặc thù này của nó. Vốn đầu tư tư từ nguồn tích lũy ngân sách : Ở đây tích lũy ngân sách được hiểu là phần chênh lệch dương (+) giữa tổng thu ngân sách và tổng chi thường xuyên. Thời gian trước đây những lý do mang tính khách quan và chủ quan khiến cho nguồn thu hàng năm của NSNN rất hạn hẹp và thu không đủ đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên. Chính vì thế trong khoảng thời gian này NSNN không có tích lũy, và khoản chi cho ĐTXDCB hàng năm hình thành hoàn toàn bằng nguồn bội chi ngân sách, thông qua phát hành tiền vay và cá khoản viện trợ từ các nước khác. Nhưng kể từ sau khi hoạt động cải cách thuế bước một diễn ra năm 1991 lần đầu tiên NSNN có tích lũy cho các hoạt động đầu tư phát triển. Nguồn tích lũy cho ĐTXDCB ngày càng được nâng cao, do chúng ta đã bắt đầu xác định một cách đúng đắn hoạt động này, vận dụng thành công hệ thống chính sách: cải cách chính sách thuế, áp dụng chính sách khuyến khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước xóa bỏ dần chính sách bao cấp ( cấp vốn, trợ giá...) cho khu vực DNNN, áp dụng các chính sách tiết kiệm chi thường xuyên, cải cách hanhd chính, cải cách và cơ cấu lại khoản chi tiền lương, bảo hiểm xã hội, thí điểm và mở rộng tiến hành xã hội hóa đối với một số lĩnh vực như y tế, giáo dục... Đó cũng chính là hàng loạt các biện pháp nhằm cảc cách chính sách tài chính đảm bảo mục tiêu tiết kiệm các khoản chi thường xuyên để tăng vốn cho quá trình đầu tư xây dựng phát triển. Vốn đầu tư XDCB từ nguồn bội chi NSNN: thực tế trên thế giới từ những nước đang phát triển như nước ta hiện nay cho đến những nước phát triển với trình độ cao thì giải pháp cho nguồn vốn đầu tư XDCB ngoài vốn tích lũy thì phần thiếu hụt sẽ được Nhà nước xử lý bằng bội chi ngân sách. Hàng năm nhu cầu vốn cho đầu tư XDCB chiếm khoảng 6,5 – 7% GDP, do đó Nhà nước luôn tìm mọi cách để đảm bảo tỉ trọng này, hàng loạt các chính sách : chính sách ngân sách có bội chi, chính sách lãi suất, chính sách phát triển thị trường vốn, chính sách tài chính đối ngoại... đã được đưa ra và sử dụng thống nhất để đảm bảo các mục tiêu về vốn. Bên cạnh đó Nhà nước còn sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao tỉ trọng vốn đầu tư trong nước cho đầu tư lên khoảng 60%, khai thác một cách tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, xử lý tốt chính sách Ngân sách có bội chi để vừa có thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đầu tư mà còn đảm bảo an toàn cho nền tài chính quốc gia. 1.3.2.2. Các loại chính sách phân bổ vốn đầu tư từ NSNN Những chính sách liên quan đến lĩnh vực này hết sức quan trọng có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, giữ vững và khẳng định vai trò của nền kinh tế Nhà nước, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế: cân đối giưa tích lũy và tiêu dùng, cân đối giưa nhu cầu tăng trưởng và công bằng xã hội... Bên cạnh đó loại chính sách này còn có thể kích thích hay điều chỉnh ở những khâu mất cân đối của nên kinh tế. Các chính sách chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ: được đề ra nhằm xác định những cân đối lớn của nền kinh tế theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ qua đó đề xuất những giải pháp lớn và các bước đi cụ thể để thực hiện những cân đối trên. Để làm được điều này chủ yếu đó là việc đối chiếu căn cứ vào các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị quyết TW, các định hướng quan điểm mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì, đồng thời cũng căn cứ vào khả năng thu chi của NSNN cũng như tình hình thực tế của nhu cầu đầu tư. Không chỉ có vậy hàng loạt các chính sách khác cũng đã được đưa ra kịp thời : Chính sách tài chính tiền tệ, lãi xuất, quản lý đất đai, chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước ... nhằm hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi, cũng như luôn liên quan mật thiết tới nhóm chính sách này. 1.3.2.3.Các chính sách liên quan đến sử dụng vốn Chính sách liên quan đến sử dụng vốn đầu tư từ NSNN bao gồm các chính sách điều chỉnh: các chính sách này có tác động một cách trực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế để lập lại cân bằng thông qua các hoạt động tài chính đầu tư, gồm: Chính sách thắt chặt, chính sách này sử dụng các hoạt động thu chi tài chính để giảm bớt tổng cầu nhămg đạt tới sự cân đối giữa cung và cầu trong nền kinh tế. Một số các phương thức của chính sách này là: tăng thuế, giảm chi tiêu công cộng, giảm tổng cầu bằng cách giảm nhu cầu đầu tư. Chính sách này đã và đang được áp dụng đối với nền kinh tế phát triển ở mức quá nóng. Chính sách tài chính nới lỏng: ( chính sách kích cầu) là loại chính sách điều chỉnh thông qua các hoạt động thu chi tài chính để kích thích tổng cầu của nền kinh tế. Khác với chính sách thắt chặt khi mà tổng cầu của nền kinh tế giảm ( biểu hiện như chỉ số giá giảm, hàng hóa ứ đọng, lạm phát, sản xuất và thị trường trì trệ...) thì thực hiện chính sách nới lỏng làm kích cầu thu hẹp sự chênh lệch tiến tới cân bằng, do đó chính sách này còn được gọi là chính sách kích cầu. Biện pháp chủ yếu để thực hiện là giảm thuế và tăng chi tài chính đặc biệt là tăng chi cho đầu tư: + Khi giảm thuế sẽ làm tăng thu nhập của người dân trong điều kiện quy mô tài chính của nền kinh tế không đổ._.i như vậy sẽ mở rộng được tổng cầu. + Khi Nhà nước tiến hành tăng chi cho tài chính, đặc biệt là chi cho đầu tư các từ các nguồn vốn Nhà nước (NSNN và tín dụng nhà nước) là biện pháp kích cầu rất hiệu quả, tăng chi cho đầu tư XDCB sẽ mang lại hiệu ứng kép vì khi ĐTXDCB sẽ có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của một số ngành như xi măng sắt thép, thiết bị vật tư ... tạo điều kiện tiêu thụ đầu ra cho các ngành sản xuất này. Và qua ĐTXDCB đồng thì cũng tạo ra công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người lao động , đó cũng là một trong các biện pháp có thể kích thích tiêu dùng. Trong hội nghị Trung Ương 4 (khóa VIII) đã đề ra các chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ban hành các Nghị quyết như Nghị quyết 08/1999/ND-CP; NQ 11/2000/ND-CP về các biện pháp nới lỏng chính sách tài chính tiền tệ, tăng cường đầu tư cho các dự án thu hút nhiều lao động như Chương trình kiên cố hóa kênh mương, Chương trình xóa đói giảm nghèo..., bên cạnh đó đặc biệt là chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng được Đảng và chính phủ quan tâm và ưu tiên triển khai một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên mặt trái ở đây đã xuất hiện đó là chính sách tài chính nới lỏng dễ gây thâm hụt ngân sách và là một trong các nguy cơ gây ra lạm phát. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 2.1.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Từ những những năm 90, Việt nam diễn ra quá trình chuyển đổi của nền Kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của quá trình đổi mới Việt nam đã thu được những thành công về kinh tế đáng kể đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh (thương mại chiếm tới 51% của GDP). Những năm gần đây nổi cộm về cơ cấu cũng được thể hiện rõ và đã có các biện pháp khắc phục được đưa ra như: cải tổ lĩnh vực Tài chính và Ngân hàng, chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả, xây dựng một cơ chế hành chính có hiệu quả và một nhà nước Pháp quyền. Qua thực tế Đảng và Chính phủ cũng nhận thấy rõ ràng rằng không có sự phát triển hiệu quả của thành phần kinh tế tư nhân thì mục đích tăng trưởng và tạo công ăn việc làm sẽ không thể đạt được. Chính vì thế Nhà nước đã ban hành Luật doanh nghiệp và từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực đến nay số lượng các doanh nghiệp tư nhân đăng ký đã tăng lên gấp 3 lần (200 000 doanh nghiệp) và tạo ra hàng trăm chỗ làm việc mới cho người lao động. Đến đầu năm 2001 Đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010. Trên cơ sở của Chiến lược này mục đích đưa ra đến những năm cuối của giai đoạn 2001-2010 sự tăng trưởng kinh tế phải tăng lên gấp đôi tức là đến năm 2005 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải tăng 7% và từ năm 2006 đến 2010 mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải từ 7,5%. Mặc dù nền kinh tế thế giới đang có sự suy yếu nhẹ (giá nhiên liệu cao, nhiều thiên tai và sự cạnh tranh tăng mạnh trong xuất khẩu) nhưng những mục tiêu đặt ra ở trên đã thực hiện được. Năm 2005 Việt nam đã đạt được mức tăng trưởng là 8,4% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Trung Quốc (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 40 tỷ USD khoảng bằng GDP của Bang Mecklenburg – Vorpommern). Sự phát triển bền vững được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 22%) cũng như sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (11%). Tổng kết 4 năm (2001-2004) cho thấy vốn NSNN đã bố trí chi cho đầu tư phát triển khoảng 190 ngàn tỷ đồng, đạt 28,8% so với tổng chi NSNN và vượt so với mục tiêu Đại hội Đảng IX đề ra (25- 26%). Trong đó, vốn cho đầu tư XDCB là 152,4 nghìn tỷ đồng, với lượng vốn đầu tư được bố trí ngày càng tăng (tăng bình quân 30% hàng năm), vốn đầu tư được bố trí cho các tỉnh, thành phố tăng cao hơn so với các Bộ, ngành Trung ương (địa phương tăng khoảng 40%, Trung ương tăng khoảng 25%). Riêng năm 2004, tổng chi cho đầu tư XDCB từ NSNN là 47,7 nghìn tỷ đồng, (trong đó vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý là 68% và thuộc Trung ương quản lý là 32%), chúng ta đã tập trung chú trọng việc bố trí vốn cho lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... Có thể nói đây là một sự nỗ lực rất lớn của NSNN dưới hình thức “thắt lưng buộc bụng” để dành nguồn tăng chi cho hoạt động đầu tư, đồng thời cũng là nguồn vốn “mồi” để thu hút thêm nhiều các nguồn lực của toàn xã hội cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư XDCB trong những năm qua cũng đã góp phần làm phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế- xã hội ngày càng được phát triển, hoàn thiện, thay đổi diện mạo của nhiều địa phương trong cả nước. Bên cạnh đó tốc độ và quy mô tăng đầu tư XDCB đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tốc độ tăng GDP hàng năm, tăng cường tiềm lực nền kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nguồn vốn quan trọng này cũng đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng đáng kể năng lực nhiều ngành sản xuất, kinh doanh... góp phần tạo thêm sức cạnh tranh của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập toàn cầu. Những năm vừa qua Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu tăng lại, các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng cam kết đầu tư năm 2005 thêm 25% (tương đương 5,8 tỷ USD). Đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản đã đẩy mạnh hoạt động của họ tại Việt Nam (Cam kết đầu tư của họ trong năm 2005 là 810 triệu USD), và còn rất nhiều các nhà đầu tư lớn khác là Đài Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông. Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã đưa ra cam kết về tài trợ phát triển cho Việt Nam là 3,7 tỷ USD cho công cuộc xóa đói giảm nghèo đã thực hiện thành công. Cuối cùng, trong năm 2005 lượng kiều hối do người Việt Nam sống ở nước ngoài chuyển về cũng tăng cao và đạt được 4 tỷ USD (tăng 20%), đây là một kỷ lục từ trước tới giờ. Nhưng trên thực tế con số này có thể lên đến 7 tỷ USD nếu như người ta tính cả lượng tiền chuyển về không chính thức. Ngoài ra, cũng trong năm 2005 trái phiếu Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên đã được bán tại thị trường chứng khoán New York và đã mang lại nguồn kinh phí là 750 triệu USD, đó chính là điều kiện thuận lợi cho tiến trình xâm nhập thị trường vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. Giá cả cũng đang tiếp tục phát triển theo chiều hướng tăng, đạt được mức tăng trung bình là 8,4% và cũng như năm trước đây giá cả thị trường giữ ở mức độ cao. Đặc biệt là 2005 giá của một số ít các mặt hàng lương thực phẩm tăng cao, phần nhiều là sự tăng mạnh về giá cả của các ngành năng lượng và giá vàng tăng và sự gia tăng của tín dụng đã cũng cố thêm áp lực lạm phát cho nền kinh tế, ngay đến cuối năm 2005 chỉ giá tiêu dùng đã tăng 10% so với năm trước. Do ảnh hưởng của sự phát triển mạnh về kinh tế và bước đột phát về hệ thống tiền tệ của nền kinh tế quốc dân, sự tăng trưởng về số lượng tiền tệ diễn ra một cách tích cực, tuy nhiên Nhà nước vẫn luôn duy trì một mức lãi xuất ổn địch và giữ ở mức độ thấp. Cũng như năm trước đồng Việt Nam bị mất giá rất ít (đơn cử năm 2005 chỉ là -0,9%), cùng với đảm bảo về sự chênh lệch tỷ giá hàng ngày trong khoảng +/-0,25% Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đạt được mục đích đưa ra. Sau đây là kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu tính đến 2005 Kế hoạch Thực hiện 1.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm 7,5 7,51 2.Tỷ trọng các khu vực kinh tế trong GDP đến năm 2005 Nông lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 20 – 21 38 – 39 41 – 42 20,89 41,04 38,07 3. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản bình quân mỗi năm 4,8 5,42 4. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân mỗi năm 13,0 16,0 5. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm 14 – 16 17,5 6. Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005 <10 6,9 7. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2005 22 – 25 25,2 8. Tỷ lệ tăng dân số vào năm 2005 1,2 1,33 9. Tỷ lệ lao động qua đào tạo vào năm 2005 30,0 24,8 10. Tuổi thọ bình quân năm 2005 70 71,5 11. Tỷ lệ dân cư khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch vào năm 2005 60,0 62,0 Bảng 2.1: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế (nguồn: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX) Số liệu cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2001-2005 theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế % 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế Nhà nước 38,40 38,38 39,08 39,10 38,42 Kinh tế ngoài Nhà nước 47,84 47,86 46,45 45,77 45,69 Kinh tế tập thể 8,06 7,99 7,49 7,09 6,83 Kinh tế tư nhân 7,94 8,30 8,23 8,49 8,91 Kinh tế cá thể 31,84 31,57 30,73 30,19 29,95 Kinh tế có vốn ĐTNN 13,76 13,76 14,47 15,13 15,89 Bảng 2.2: cơ cấu tổng sản phẩm trong nước đến 2005 theo giá thực tế ngành kinh tế Bộ Tài chính cho biết, năm 2007, kế hoạch vốn đầu tư toàn xã hội là 452,1 ngàn tỷ đồng, chiếm 40% GDP, trong đó vốn NSNN là 99,45 ngàn tỷ đồng, tín dụng nhà nước là 40 ngàn tỷ đồng Ngoài nguồn vốn đầu tư bố trí trong cân đối NSNN, Chính phủ còn thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ trong năm 2007 là 200 ngàn tỷ đồng để đầu tư cho các dự án giao thông, thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư... Nhưng đến hết tháng 10/2007, vốn xây dựng cơ bản (XDCB) mới tập trung giải ngân được 43.991 tỷ đồng, tức chỉ đạt 52,3% kế hoạch (cùng kỳ năm 2006 là 55%) và vốn XDCB nguồn trái phiếu chính phủ giải ngân đạt 5.254 tỷ đồng, bằng 34% kế hoạch (cùng kỳ năm 2006 là 46%). Nhìn nhận, đánh giá về lĩnh vực đầu tư XDCB những năm qua vẫn còn mộ số “mảng tối” như tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực, đầu tư dàn trải, hiệu quả đồng vốn đầu tư đạt thấp đã trở nên khá phổ biến. Có thể khẳng định việc thất thoát, lãng phí thể hiện ở tất cả các giai đoạn, các khâu trong lĩnh vực đầu tư, trước hết là trong công tác phê duyệt thủ tục đầu tư, tư vấn, lập thiết kế, dự toán... Trên thực tế đã có không ít các dự án, cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán... thiếu chính xác phải điều chỉnh nhiều lần, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công, gây ra lãng phí vốn đầu tư... Việc thực hiện kế hoạch đầu tư vốn chờ công trình, thời gian đầu tư kéo dài, chậm đưa vào khai thác, sử dụng gây lãng phí, hạn chế hiệu quả đầu tư vẫn còn phổ biến, tình trạng nợ đọng vốn đầu tư lớn và kéo dài nhiều năm, triển khai kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương thường chậm, cùng với xu hướng ngày càng tăng các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư vẫn được bố trí kế hoạch cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng đầu tư. Một vấn đề đã được đề cập đến rất nhiều là trong khi nguồn vốn NSNN còn hạn hẹp thì tình trạng đầu tư còn quá dàn trải, phân tán, thiếu tập trung, vẫn trở nên phổ biến và đang có xu hướng tăng lên ở các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các dự án B, C. Theo số liệu tổng hợp của năm 2001 tổng số các dự án đầu tư thuộc các nhóm khoảng 7.000 dự án (trong đó nhóm A là 112 dự án), năm 2002: 8000 dự án (nhóm A: 101 dự án), 2003: 10500 dự án (111 dự án nhóm A) và đến năm 2004 tổng số các dự án đã tăng lên đến 12.355 và chủ yếu là các dự án nhóm B, C... với bình quân bố trí vốn đầu tư dành cho cho một dự án hàng năm là khá thấp. Có những dự án nhóm C chỉ được bố trí vốn khoảng 3-400 triệu đồng/năm, nếu so với tổng vốn của dự án thì không biết đến bao giờ mới hoàn thành. Mặt khác, việc đầu tư quá dàn trải đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công các công trình, dự án; nguồn vốn Ngân sách đã hạn hẹp lại phải phân tán, “rải mành mành” làm nhiều dự án cùng dở dang chậm đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư. Đây là một nguyên nhân không nhỏ gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB, nhưng việc khắc phục còn chậm, chưa mang lại hiệu quả. Việc thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB còn có nhiều nguyên nhân khác như công tác quy hoạch còn hạn chế, không theo kịp với tốc độ đầu tư, nên nhiều dự án phải điều chỉnh, hoặc di chuyển làm kéo dài thời gian, cũng như gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư... Thất thoát qua đấu thầu, chỉ định thầu các dự án, ách tắc tiêu cực trong giải phóng mặt bằng cũng làm mất đi không ít những đồng vốn mà Nhà nước đang phải “thắt lưng buộc bụng” để dành cho đầu tư. Việc thực hiện nguồn vốn ODA, bố trí vốn đối ứng không đủ không những làm chậm tiến độ giải ngân, kéo dài thời gian hoàn thành đưa công trình vào sử dụng mà còn làm tăng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng... Ngoài ra, cơ chế chính sách trong quản lý vốn đầu tư chưa đồng bộ, năng lực của các cá nhân tham gia các khâu trong quá trình đầu tư chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra trong đó có một số bộ phận cán bộ cố ý làm trái gây thất thoát, tiêu cực, việc thực hiện giám sát, quản lý chất lượng công trình cũng như xử lý các sai phạm còn hạn chế, nương nhẹ... cũng làm “đậm” thêm sự lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Kế hoạch “chi tiêu” đối với đầu tư phát triển từ NSNN trong năm cuối của kế hoạch 5 năm còn khá nặng, dự kiến khoảng 64,5 tỷ đồng, tăng 9,2% so với thực hiện năm 2004 và chiếm 28% tổng chi ngân sách năm nay. Tuy vậy một vấn đề còn “nặng” hơn là làm sao quản lý hiệu quả nguồn vốn này cho “xứng tầm” với năm chống lãng phí, thất thoát, đầu tư dàn trải trong đầu tư XDCB. Bởi nguyên nhân của tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong đầu tư nêu trên không hề có gì mới và đã được “đúc rút” từ nhiều năm trước, nhưng trên thực tế thì vẫn đang rất lúng túng và khó khăn để tìm được “liều thuốc đặc trị” thực sự hiệu quả. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 -2010 sẽ diễn ra trong điều kiện nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. Điều đó đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới chính sách, đổi mới thể chế, đi đôi với việc hành động một cách quyết liệt và một trong những tư tưởng chính sách xuyên suốt trong kế hoạch là: phải coi doanh nghiệp là đội quân chủ lực trong phát triển kinh tế và hội nhập; Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh chính là một thành tố quan trọng bậc nhất của chiến lược phát triển KTXH 5 năm 2006-2010;Coi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 2.2.Thực trạng tác động của chính sách 2.2.1.Chính sách huy động Cần nhận thức rõ ràng rằng trong chính sách huy động vốn ĐTXDCB từ NSNN trong những thập kỉ 90 mang những nét nổi bật : thực hiện chính sách xóa bỏ dần bao cấp trong vốn đầu tư băng nguồn vốn NSNN, khai thác và phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiến hành đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển, chyển đổi cơ cấu đầu tư phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây nguồn tích lũy trong nước còn rất nhỏ bé (chỉ khoảng 2-5% thu nhập) so với nhu cầu đầu tư rất lớn của đất nước, chính vì thế đã không thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết. Trong giai đoạn tiến hành công cuộc CNH – HĐH đất nước thì nhu cầu sử dụng vốn lớn và hiệu quả ngày càng trở nên búc xúc và là một trong những mục tiêu hàng đầu. Hàng loạt các chính sách cho việc khai thác và huy dộng nguồn vốn đầu tư XDCB được đưa ra, và nét nổi bật đó là đa dạng hóa mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước, bao gồm cả XDCB bằng việc tận dụng mọi nguồn vốn mọi nội lực có thể : vốn từ NSNN, vốn trong nhân dân, vốn của các doanh nghiệp và cả những nguồn vốn từ nước ngoài. Xây dựng quan điểm hết sức rõ ràng : vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng. Để công việc này được tiến hành đồng bộ và nhất quán, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể bằng các Nghị định , Nghị quyết, thông tư. hệ thống luật pháp… với một số điểm chính như: tiến hành ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, thực hiện một cách nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, bảo hộ mọi hình thức sở hữu hợp pháp và quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, ban hành các đạo luật đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết từng bước quan hệ giữa Tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp, dân cư nhằm cải thiện công tác động viên vào NSNN và hoạt động đầu tư của dân cư, doanh ngiệp; từng bước hình thành thị trường vốn, đó là hệ thống các ngân hàng đầu tư và thương mại, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… ; thể chế hóa các chính sách để khuyến khích và hỗ trợ các nỗ lực đầu tư. Việc cơ cấu tổng vốn đầu tư xã hội với mục tiêu tăng cường ngày càng nhiều các nguồn khác nhau được thực hiện, các chính sách đa dạng hóa trong khai thác và huy động vốn đầu tư, đầu tư XDCB đã được vận dụng trong thực tiễn hoạt động khai thác và huy động đa dạng các nguồn vốn trong kinh tế cùng tham gia ĐTXDCB. Với mục tiêu huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển ngày càng cao như hiện nay thì ước tính nhu cầu phát triển kinh tế 5 năm tới lên đến 140 tỉ USD, tỉ trọng huy động vốn đầu tư trung bình cả giai đoạn là 38 - 40% GDP, tốc độ tăng bình quân là 12 - 13%, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm từ 60 – 65%. Trong giai đoạn 2001 - 2005 vốn đầu tư qua kênh tài chính trung gian tài chính vào nền kinh tế chiếm 20 - 22% tổng vốn bình quân, huy động vốn giai đoan 2001 – 2005 đạt 20 - 25% luồng vốn đầu tư từ NSNN, còn lại là vốn từ khu vực dân cư, FDI, kiều hối và vốn qua kênh NHTM. Nguồn vốn từ tích lũy của Nhà nước đang dần đạt tới trạng thái ổn định và đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu : vốn của NSNN chỉ chiếm 25 - 30% còn lại là huy động từ trong và ngoài nước, điều này làm giảm đi rất lớn gánh nặng mà NSNN phải gánh trong suốt những năm trước đây. Kết quả dó là do việc vận dụng một cách triệt để, chính xác chính sách đa dạng hóa trong khai thác và huy động vốn đầu tư XDCB cụ thể là việc vận dụng ngay đối với công tác huy động các nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu đầu tư, đầu tư XDCB từ NSNN. Một loạt các hình thức huy đông vốn đầu tư đã được Nhà nước sử dụng, ví dụ : phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch, thủy điện Yaly, khu đô thị Linh Đàm...; Chính phủ bảo lãnh vay vốn thực hiện nhiều dự án dưới hình thức BOT, BT ( dự án cầu đường Bình Triệu, An Sương – An lạc, quốc lộ 51, các dự án thoát nước thành phố Hồ Chí Minh, hay các dự án cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...); và hàng loạt các cơ chế của Nhà nước để hỗ trợ tài chính (Nhà nước đóng góp và nhân dân cùng đóng góp thực hiện các dự án phục vụ trực tiếp đời sống nhân dân trong vùng dự án). Đây là cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội ( Tỉ đồng ) 2001 – 2005 2006 2007 Kế hoạch 2008 Tổng vốn toàn xã hội 242,243 398,900 452,1 567,3 Vốn từ NSNN 56,9 86,4 89,4 98,13 Vốn tín dụng đầu tư 29,921 25,8 40 45 Vốn DNNN 36,960 60,2 70 85 FDI 39,953 68 73 96 Vốn dân cư và tư nhân 72,08 129,1 151 195 Vốn huy động khác 10,805 29,4 28,7 48,17 Bảng 2.3: Vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nền kinh tế (nguồn : Bộ tài chính) 2.2.2.Chính sách phân bổ Xuất phát từ nhu cầu phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói riêng để đề ra các chính sách phân bổ và sử dụng một cách hợp lý, tuy nhiên nó phải được xuất phát từ những yêu cầu cụ thể và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong nhưng giai đoạn nhất định. Hiện nay đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH và HĐH đất nước, đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt để mục tiêu đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp là 34 – 35%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 19 – 20%, dịch vụ chiếm 45 – 46%. Thực trạng việc thực hiện chính sách phân bổ và sử dụng nguồn vốn : 2.2.2.1.Chính sách phân bổ theo ngành kinh kế Mang ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới khả năng cạnh tranh và xuất khẩu chung của cả nền kinh tế. Lĩnh vực công nghiệp: Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách một cách cụ thể : sử dụng khả năng phát triển của tất cả các thành kinh tế, tăng cường xuất khẩu hàng tiêu dùng, ưu tiên tiến hành liên doanh hợp tác với nước ngoài; đẩy mạnh phát triển công nghiệp tư liêu sản xuất, khai khoáng và chế biến, tập trung trước hết vào sản xuất phục vụ nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; chú trọng trong công tác quy hoạch xây dựng phát triển năng lượng; tăng cường khả năng liên kết liên doanh với nước ngoài từ công nghiệp khai thác cho đến công nghiệp chế biến dầu khí; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đổi mới công nghệ, kỹ thuật với sản phẩm trong các ngành cơ khí, công nghệ điện tử tin học. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 - 10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40 - 41% GDP và sử dụng 23 - 24% lao động. Giá trị xuất khẩu công nghiệp chiếm 70 - 75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than); đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, một phần phân đạm; cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe cơ giới, máy và thiết bị đạt 60 - 70%; công nghiệp điện tử - thông tin trở thành ngành mũi nhọn; chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu; công nghiệp hàng tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Với những khó khăn thách thức và những đòi hỏi trong thời đại mới về vốn đầu tư, nhóm chính sách về phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong lĩnh vực công nghiệp trong giai đoạn này là: vốn đầu tư (gồm đầu tư XDCB) từ NSNN chỉ ưu tiên tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật và công nghệ cao... các thành phần kinh tế khác không thể thực hiện được, hoặc những ngành mà không mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp hay rất thấp nhưng lại mang lại hiệu quả kinh tế và đặc biệt là hiệu quả xã hội đối với toàn bộ nền kinh tế là rất lớn. Ví dụ : các dự án về thủy điện, cảng biển, quốc phòng, ... Có được những kết quả trên là do chúng ta đã thu hút được nhiều nguồn vốn cùng tham gia vào quá trình đầu tư, qua đó giảm gánh nặng cho NSNN có thể chuyển đổi cho các công trình XDCB quan trọng khác mà các thành phần kinh tế khác không có đủ điều kiện để thực hiện nhằm phát triển kinh tế - xã hội được toàn diện. Đối với hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, Bưu điện: Hoạt động đầu tư cho giao thông, bưu điện, thông tin liên lạc... là loại hình đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, và là một lĩnh vực rất quan trọng vì nó đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, kỹ thuật cao nhưng lại không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; tuy vậy kết quả đầu tư lại có một ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh cấp quốc gia, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quả trình thu hút nguồn vốn đầu tư khác từ trong và ngoài nước và hơn thế nữa nó còn liên quan đến an ninh quốc gia (bưu điện). Chính tầm quan trọng và đặc thù của nó mà Nhà nước chủ trương tập trung vốn NSNN để đầu tư XDCB cho lĩnh vực giao thông và bưu điện, còn sự tham gia của các thành phần kinh tế khác chỉ mang tính hỗ trợ. Kết quả thu được sau khi thực hiện một cách triệt để chủ trương này là: hàng loạt các công trình giao thông lớn đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp tạo cơ sở động lực phát triển kinh tế thông thương của các vùng; Nổi bật là lĩnh vực thông tin liên lạc trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng kể tốc độ phát triẻn cao chưa từng có, tạo nên một cơ sở hạ tầng kĩ thuật tiên tiến đáp ứng được nhu cầu thời đại. Hệ thống giao thông trục Bắc – Trung – Nam ngày càng được mở rộng, đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành, hàng loạt các quốc lộ trọng điểm đã hoàn thành: quốc lộ 18, 6, 15 ... Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy hải sản: Chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII : Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp phải gắn liền với công nghiệp chế biến, thực hiện phát triển một cách toàn diện nền kinh tế nông thôn và mục tiêu xây dựng nông thôn mới; Nông lâm ngư nghiệp phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế sinh thái, bảo vệ tài nguyên môi trường; phát triển và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, giải quyết căn bản khâu nước tưới cho các vùng trọng điểm, cấp lương thực và cây công nghiệp tập trung; Lâm nghiệp tiếp tục được quan tâm với nhiệm vụ chính hướng dẫn, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; Đẩy mạnh trồng rừng, khoanh nuôi, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Ngư nghiệp đẩy mạnh phát triển hình thức đánh bắt xa bờ và nuôi trồng hải sản, hướng mạnh vào xuất khẩu; Nhà nước tiếp tục hỗ trợ và huy động nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông thôn. Dưới đây là bảng phân bổ vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế INVESTMENT OUTLAYS BY KIND OF ECONOMIC ACTIVITIES (Giá hiện hành - Đơn vị triệu đồng) Năm 2004 2005 TỔNG SỐ - TOTAL 2.021.611 2.924.049 1. Nông lâm nghiệp - Agriculture and forestry 221.854 280.820 2. Thủy sản - Fishing 152.805 167.101 3. Công nghiệp khai thác mỏ - Mining and Quarrying 25.205 40.155 4. Công nghiệp chế biến - Manufacturing 346.205 561.749 5. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt & nước 58.155 74.115 Electricity, gas and water supply 6. Xây dựng - Construction 36.629 40.741 7.Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân 77.523 110.104 Wholesale and retail trade; Repair of motor vehicles, motor cycles and personal goods 8. Khách sạn Nhà hàng - Hotels and Restaurants 327.583 553.816 9. Vận tảI, kho bãI và thông tin liên lạc 380.975 571.041 Transports ; Storage and Communication 10. Tài chính, tín dụng - Financial Intermedation 5.299 7.664 11. Hoạt động khoa học và công nghệ 1.252 2.011 Scientific activities and Technology 12. Các hoạt động liên quan tới kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 12.019 17.384 Real estate; Renting business activities 13. Quản lý nhà nước và ANQP, đảm bảo xã hội bắt buộc 25.552 29.485 Public Administration and Defence; Compulsory social security 14. Giáo dục và đào tạo - Eduacation and Training 107.509 150.501 15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 35.248 45.234 Health and Social work 16.Hoạt động văn hoá thể thao 23.275 35.944 Recreational, Culture and Sporting activities 17. Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 2.427 2.801 Activities of party and of membership Organization 18. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 182.096 233.383 Community, Social and Personal service activities Bảng 2.4: cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế (nguồn: Tổng cục thống kê) 2.2.2.2.Chính sách phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo vùng lãnh thổ Chính sách phát triển vùng lãnh thổ với nội dung chính đó là : kết hợp phát triển vùng kinh tế trọng điểm thành đầu tầu nhằm lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế gắn với phát triển toàn diện các vùng lãnh thổ, giảm bớt chênh lệch và nhịp độ phát triển giữa các vùng. Với những mục tiêu như trên thì phương hướng của quá trình phân bổ nguồn vốn được thực hiện kết hợp, tập trung đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm và từng bước nâng cao đầu tư cho các vùng kinh tế còn khó khăn, những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bảo dân tộc, các vùng biên giới, miền núi và hải đảo . Dưới đây là bảng số liệu cơ cấu vốn đầu theo vùng lãnh thổ: (đơn vị %) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng 100 100 100 100 100 100 Miền núi phía Bắc 7,9 7,7 7,3 7,2 7,97 8,02 Đồng bằng sông Hồng 24,4 26,4 26,0 25,8 24,18 24,37 Bắc Trung Bộ 9,4 7,0 6,8 6,0 7,69 7,9 Duyên Hải MiềnTrung 11,2 11,3 11,4 12,1 11,81 12,19 Tây Nguyên 5,2 4,8 4,7 4,6 4,88 5,02 Đông Nam Bộ 26,3 28,4 29,2 29,3 28,57 27,37 Bảng 2.5: cơ cấu vốn đầu tư theo cùng lãnh thổ (nguồn : Bộ Tài chính) Từ sơ đồ trên ta thấy việc thực hiện chính sách này đã hình thành nên các vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế trọng điểm (vùng Bắc Bộ, vùng kinh tế Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế miền Trung), đó là các vung kinh tế đóng vai trò là động lực, mở đường và thúc đẩy các vùng kinh tế khác (vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế Tây Nguyên...) cùng phát triển. Các vùng kinh tế này có tác động qua lại với nhau, gắn bó chặt chẽ trong tổng thể nền kinh tế cả nước hợp tác, hỗ trợ nhau cho sự phát triển chung. Cũng không thể mắc phải ngững hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà nguyên nhân chính là nguồn vốn đầu tư còn hạn chế mà nhu cầu đầu tư lại rất lớn dẫn đến cơ cấu đầu tư dàn trải, và chưa tập trung được đúng mức vào các vùng kinh tế trọng điểm. 2.2.3. Chính sách sử dụng Trong suốt quá trình đổi mới chính sách quản lý việc sử dụng vốn luôn được thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của Đất nước, các văn bản pháp quy trong lĩnh vực đầu tư phát triển luôn luôn được cập nhật và đổi mới theo hướng phân cấp mạnh hơn trong quản lý, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cùng với việc nâng cao trách nghiệm của các cấp quản lý, các ngành, địa phương nhằm huy động sử dụng ngày càng hiệu quả hơn các nguồn vốn đầu tư. Cụ thể Nghị định 385/HĐBT đã ra đời nhằm tay thế Nghị định 232/HĐBT, tiếp đó Nghị định 177/CP năm1994 đời thay thế Nghị định 385/HĐBT có một số đổi mới như : dần tiếp cận được với các thông lệ quản lý đầu tư trong khu vực và thế giới, các dự án đã được phân loại rõ ràng thống nhất theo 3 nhóm A, B, C dựa trên tính chất và quy mô của chúng; các dự án liên quan đến FDI được tách riêng và được quản lý theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; vốn tín dụng đã được phân thành tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại với đối tượng vay khác nhau, trong đó vốn tín dụng ưu đãi được Nhà nước hỗ trợ về lãi xuất và các điều kiện vay trả; vốn của NSNN không để đầu tư cho các công trình sản xuất kể cả các công trình then chốt; không chỉ có vậy hình thức chỉ định thầu đã được bãi bỏ và thay vào đó là chế độ đấu thầu trong XDCB. Nghị định 42/CP ra đời năm 1996 và thay thế cho Nghị định 177/CP cho phù hợp với giai đoạn mới, sau đó nó lại được sửu đổi bằng Nghị định 92/CP, vấn đề đấu thầu đã được tách ra và quy định trong một văn bản riêng( Nghị định 43/CP và được bổ sung bằng Nghị định 93/CP). Qua một loạt các sửa đổi, phạm vi quản lý đã được mở rộng thêm đối với các dự án quy hoạch, và đưa ra một số quy định thêm về nguồn vốn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30676.doc
Tài liệu liên quan