Hoàn thiện chính sách quản lý nhằm giảm tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hà Tây

Lời mở đầu Điện Lực Hà Tây là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh điện năng ( truyền tải và phân phối điện năng). Điện là một ngành độc quyền, được nhà nước bao cấp nên Điện Lực Hà Tây có rất nhiều điều kiện phát triển đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điện năng có vai trò quan trọng là vì nó có nhiều tính ưu việt hơn so với các loại năng lượng khác. Một trong những tính quan trọng và quý giá nhất củ

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chính sách quản lý nhằm giảm tổn thất điện năng ở Công ty Điện lực Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a điện năng là nó có thể truyền đi xa một cách nhanh chóng mà lại tổn hao ít so với các dạng năng lượng khác thông qua hệ thống truyền tải điện. Nó giải quyết được vấn đề sử dụng tài nguyên tại chỗ để biến thành dạng năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu ở khắp mọi nơi cách xa hàng nghìn Km không chỉ cho một quốc gia mà có thể cho nhiều quốc gia Việc giảm tổn thất điện năng làm cho lượng điện mà Điện lực cung ứng cho khách hàng sẽ nhiều hơn, do đó đảm bảo các nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Điện là yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh do đó nếu lượng điện tổn thất lớn, giá thành điện cao, chất lượng điện thấp làm cho chi phí đầu vào của các ngành này cao. Việc tăng chi phí đầu vào của các ngành này dẫn đến giảm doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao. Và hệ quả tất yếu của việc này là giá thành các sản phẩm tăng lên để bù đắp cho chi phí dùng điện phát sinh thêm. Ngoài ra đối với hộ gia đình sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, giá điện tăng dẫn đến họ sẽ phải chi trả nhiều tiền hơn cho điện sinh hoạt, nếu trong cùng một mức thu nhập khi chi phí cho dùng điện tăng thì tất nhiên chi phí cho các nhu cầu khác sẽ giảm hay …Nói tóm lại, điện năng nó ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện chính sách quản lý nhằm giảm tổn thất điện năng ở công ty điện lực hà tây” là một đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn và lý luận về công tác quản lý với mục đích góp phần hoàn thiện hơn nữa các chính sách quản lý tổn thất điện năng tại công ty Điện Lực Hà Tây- nơi mà Tôi đang thực tập Mục đích nghiên cứu của đề tài: Mong muốn có thể đưa ra một số ý kiến có thể sử dụng trong việc quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho việc giảm tổn thất điện năng. Đảm bảo hoàn thành và vượt các chỉ tiêu về tổn thất mà doanh nghiệp đã đặt ra. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình tổn thất đIện năng của công ty, và các chính sách quản lý của công ty nhằm chống lại nạn tổn thất điện. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các chủ trương chính sách của nhà nước và của công ty về giảm tổn thất đIện năng. Tổng hợp và phân tích , đánh giá quá trình thực hiện công tác giảm tổn thất đIện của doanh nghiệp. Đề xuất ý kiến để bổ xung thêm ý kiến cho chính sách quản lý nhằm giảm tổn thất điện năng. Phương pháp nghiên cứu: Trong chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích nhằm đưa ra các nhóm giải pháp để giảI quyết vấn đề được đặt ra như: Phân tích thực tế, so sánh, tổng hợp, thu thập và sử lý số liệu… Mục tiêu của chuyên đề: Bằng việc sử dụng các công cụ và phương pháp nghiên cứu, tổng hợp , phân tích và đánh giá tình hình quản lý tổn thất điện năng tại doanh nghiệp và các chính sách quản lý điện năng của nhà nước. Bám sát định hướng phát triển của tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng không tốt tới chính sách quản lý giảm tổn thất điện năng tại công ty Điện Lực Hà Tây. Nghiên cứu và đề xuất nhóm giải pháp mang tính tổng thể nhằm góp phần đảm bảo thực hiện tốt công tác chống tổn thất điện năng. Kết cấu của chuyên đề: Trong chuyên đề này gồm có ba phần cơ bản: Chương I: Giới thiệu chung về công ty Điện lực Hà Tây Phần này cho biết những thông tin chung nhất về công ty ĐIện Lực Hà Tây: như là thông tin về quá trình thành lập và phát triển của công ty, chức năng và nhiệm vụ của công ty, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Chương II: Thực trạng tổn thất điện năng và chính sách quản lý hiện nay tại công ty Điện lực Hà Tây Xem xét, phân tích và đánh giá thực trạng tổn thất điện năng tại công ty Điện Lực Hà Tây trong trong những năm gần đây (2000 – 2006). Tìm ra những những mặt mạnh và những khó khăn trong công tác giảm thiểu tổn thất điện năng của công ty. Chương III: Giảm tổn thất điện năng bằng việc hoàn thiện hơn chính sách quản lý. Trình bày nhóm giải pháp nhằm đảm tăng thêm tính hiệu quả trong công tác quản lý giảm tổn thất đIện năng của công ty Điện Lực Hà Tây. Chương 1: Giới thiệu chung về công ty Điện lực Hà Tây 1.1. Thông tin chung về công ty Điện lực Hà Tây. Điện lực Hà Tây là một đơn vị doanh nghiệp của nhà nước chịu sự chỉ huy trực tiếp của Công ty Điện lực I. Tiền thân của Điện lực Hà Tây là Sở quản lý phân phối điện Hà Sơn Bình. Năm 1976 tỉnh Hà Tây sát nhập với tỉnh Hoà Bình, thành lập Tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 23/2/1977 Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình với cơ cấu lớn và nguồn điện phân phối lớn bao gồm cả Thuỷ điện Hoà Bình với cơ cấu lớn và nguồn điện phân phối lớn bao gồm cả thuỷ điện Hoà Bình và toàn bộ mạng lưới điện của tỉnh Hà Sơn Bình. Do mạng lưới điện của Sở vẫv còn bị hạn chế và xuống cấp nhiều nên việc quản lý khà phức tạp và khó khăn. Sau đó Hà Sơn Bình tách thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thì Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình tách thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thì Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình cũng chịu ảnh hưởng và tách ra. Ngày 30/9/1991 theo quyết định của công ty Điện lực I đã đổi tên Sở quản lý và phân phối điện Hà Sơn Bình thành Sở Điện Lực Hà Tây, bàn giao chi nhánh Hoà Bình cho tỉnh Hoà Bình đồng thời tiếp nhận 4 chi nhánh của Điện lực Hà Nội nâng tổng số chi nhánh từ 7 lên 11 chi nhánh... Đến năm 1995, do việc thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 1995, nên đến ngày 28 tháng 2 năm 1995 Sở Điện lực Hà Tây đổi tên thành Điện lực Hà Tây để phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của công tác sản xuất kinh doanh điện năng. Đến năm 1999, Điện lực Hà Tây đã tách một số chi nhánh thành chi nhánh độc lập, nâng tổng số chi nhánh lên 14 chi nhánh. Điều này giúp cho việc quản lý thuận tiện hơn, triệt để và tối ưu hơn. Do việc quản lý thu gọn lại nên đã tạo điều kiện cho Điện lực Hà Tây có thêm đầu tư và phát triển, cải tạo và nâng cấp hệ thống điện của tỉnh, đồng thời phát triển điện khí hoá đến các thôn xã. Điều này làm cho nhu cầu điện của nhân dân tăng lên nhiều, đời sống nhân dân cũng dần được cải thiện và nâng cao. Năm 1991 Điện lực Hà Tây đã đem điện đến cho hầu hết các xã thuộc tỉnh quản lý. Đến nay Điện lực Hà Tây là một trong những tỉnh đã có điện đến các xã 100%. 1. 2. Chức năng và nhiệm vụ của điện lực Hà Tây. Chức năng: Điện lực Hà Tây có chức năng vận dụng và khai thác lưới điện một cách triệt để, đảm bảo cho lưới điện hoạt động một cách liên tục, có chất lượng cao và an toàn góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Hà Tây phát triển hơn nữa . Nhiệm vụ: Là một đơn vị kinh doanh điện nên Điện lực Hà Tây có các nhiệm vụ sau đây: - Nhiệm vụ sản xuất kỹ thuật: Phải thực hiện việc quản lý vận hành lưới điện phân phối đã được phân cấp trên địa bàn lãnh thổ theo đúng pháp quy quản lý kinh tế, các quy trình kỹ thuật, các quy định của Công ty Điện lực I và chịu sự chỉ huy thống nhất của Công ty sao cho lưới điện phải liên tục, có chất lượng cao cho khách hàng dùng điện theo đúng hợp đồng. Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khi vận hành lưới điện thức hiện các chỉ tiêu về tổn thất điện năng, thực hiện việc quản lý thiết bị trong ranh giới quản lý theo đúng quy trình quy phạm. Nắm chắc kết cấu và tình trạng vận hành lưới điện, theo dõi sự phát triển của lưới điện và sự biến đổi của phụ tải để đáp ứng nhu cầu dùng điện của các đơn vị khách hàng cũng như tải để đáp ứng nhu cầu dùng điện của các đơn vị khách hàng cũng như dân. - Nhiệm vụ kinh doanh Vì điện năng là loại hàng hoá đặc biệt nên Điện lực Hà Tây trong khi kinh doanh phải: Nắm chắc số lượng, tình hình đặc điểm của các hộ tiêu thụ trong địa bản. Dự báo và nắm chắc được các nhu cầu phát triển của các hộ tiêu thụ. Tổ chức kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng điện hợp pháp, hợp lý theo đúng hợp đồng, không để thất thoát điện. Quản lý chặt chẽ điện năng nhận ở đầu nguồn, không để mất cắp điện năng, không để hao phí điện năng quá chỉ tiêu quy định cho phép. Phát triển thị trường của mình bằng việc đưa điện đến từng hộ tiêu dùng, khuyến khích họ sử dụng điện năng cho hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo lượng điện thương phẩm đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Quản lý chặt chẽ các thiết bị đo đếm điện năng, các thiết bị điện, quản lý tốt các mức tiêu thụ của các hộ phụ tải. Xây dựng và phát triển lưới điện, tổ chức thi công, lắp đặt thiết bị, nâng cấp, cải tạo mạng lưới điện một cách hoàn chỉnh và an toàn cao. Đại tu đường dây có dấu hiệu xuống cấp. - Ngoài ra Điện lực Hà Tây còn có nhiệm vụ duy trì củng cố và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhân dân phát triển khinh tế, đóng góp vào ngân sách của nhà nước và các quỹ xã hội khác... Vai trò của Điện lực Hà Tây trong nền kinh tế là rất lớn. Doanh nghiệp này là một trong những nhân tố góp phần cho công cuộc hiện đại hoá đất nước thành công, tham gia vào cải thiện nền khinh tế đất nước. 1. 3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của điện lực Hà Tây Do đặc điểm nhiệm vụ của Điện lực Hà Tây là kinh doanh điện năng trên toàn lãnh thổ của tỉnh Hà Tây, vì vậy Điện lực Hà Tây có cơ cấu tổ chức quản lý để phù hợp với nhiệm vụ đó như sau: Cơ quan Điện lực Hà Tây đóng trụ sở chính tại số 100 đường Trần Phú, thị xã Hà Đông. Điện Lực Hà Tây có 14 chi nhánh trực tiếp quản lý và bán điện cho các hộ tại huyện thị, ở mỗi chi nhánh được tổ chức như một điện lực tỉnh thu nhỏ. Tại Điện Lực Hà Tây có 13 phòng ban chức năng, 4 phân xưởng đội, còn các chi nhánh cũng có các bộ phận trực tiếp sản xuất là các tổ sản xuất và các bộ phận giúp việc là các nhân viên kinh tế, kỹ thuật. Nhờ mô hình tổ chức sản xuất trên Điện Lực Hà Tây vừa có thể giám sát địa bàn quản lý vừa có lực lượng thường trực để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tiêu thụ điện. Cơ cấu quản lý bộ máy quản lý của Điện Lực Hà Tây được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng . Đứng đầu là Giám đốc (quản lý trực tiếp các phòng ban), 4 phó giám đốc phụ trách chức năng, mỗi giám đốc chịu trách nhiệm quản lý một số phòng thuộc chức năng của mình. Ban giám đốc ra các mệnh lệnh chỉ huy quá trình hoạt động của các đơn Sơ đồ tổ chức của Điện Lực Hà Tây Giám đốc Phó GĐ SX Phó GĐ Kỹ thuật Phó GĐ Hành chính viễn thông Phó GĐ Kinh doanh Phòng công nghệ TT & viến thông Phòng hành chính - QT Phòng kế hoạch-vật tư Phòng an toàn lao động Phòng tổ chức lao động Phòng thanh tra bảo vệ và pháp chế Phòng kỹ thuật Phòng điều độ Phòng tài vụ Phòng thiết kế Phòng quản lý xây dựng Ban quyết toán nội bộ Phòng kinh doanh CNĐ 14 CNĐ huyện,thị Phân xưởng:(px1) cơ điện Phân xưởng:(px2) đo lường Phân xưởng:(px3) PX 110 KV Phân xưởng:(px4) PX ĐZ110KV Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của bộ máy quản trị nhà máy 1.4. Nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện Lực Hà Tây. 1.4.1. Nguồn nhân lực: Hiện nay tổng số lao động của Điện Lực Hà Tây là gần 1000 người với trình độ từ trung cấp và công nhân kỹ thuật của các trường chuyên ngành trong hệ thống đào tạo của tổng công ty Điện Lực Việt Nam đến cao đẳng và đại học. Bảng 1.1: Cơ cấu trình độ lao động của Điện Lực Hà Tây được thể hiện trong bảng sau: TT Phòng ban - Đơn vị Đại học Cao đẳng Trung cấp công nhân Tổng cộng Chính qui Tại chức 1 Ban lãnh đạo 1 5 0 6 2 Tổ chức 1 5 2 0 8 3 Hành chính 1 3 1 4 7 16 4 CNTT & viễn thông 2 2 0 4 5 An toàn 5 0 5 6 Thanh Tra 2 2 0 4 7 ban quyết toán nội bộ 3 2 1 2 8 8 Kinh doanh 7 5 0 12 9 KH vật tư 3 1 2 3 9 10 QL xây dựng 2 3 1 0 6 11 Kỹ thuật 3 2 0 5 12 Thiết kế 3 3 1 0 7 13 Điều độ 3 4 2 2 0 11 14 Tài vụ 4 5 2 0 11 15 PX Cơ điện 2 4 3 1 22 32 16 PX Đo lờng 3 7 4 8 4 26 17 PX 110 7 13 40 23 18 101 18 Cao thế 4 20 4 5 33 19 Quốc Oai 1 1 6 4 14 26 20 Chơng Mỹ 2 1 3 4 34 44 21 Thạch Thất 5 3 2 22 32 22 Phúc Thọ 4 2 3 17 26 23 ứng Hoà 3 1 3 8 18 33 24 Mỹ Đức 3 5 6 17 31 25 Thờng Tin 3 4 4 6 32 49 26 Phú Xuyên 1 2 5 8 29 45 27 Hà Đông 5 20 18 23 65 131 28 Thanh Oai 2 1 6 5 23 37 29 Ba Vì 4 3 8 33 48 30 Hoài Đức 3 7 9 28 47 31 Đan Phợng 2 2 4 5 20 33 32 Sơn Tây 2 10 4 13 54 83 Tổng số 71 140 142 147 465 965 Tỷ lệ CBCNV có trình độ đại học trên tổng số CBCNV: = 21,87% 71 + 140 965 Tỷ lệ cao đẳng trên tổng số lao động: = 14,72% 142 965 Tỷ lệ trung cấp trên tổng số lao động: = 15,23% 147 965 _ Tỷ lệ công nhân kỹ thuật trên tổng số lao động: = 48,18% 465 965 Với cơ cấu, tỷ lệ lao động như trên có thể nói tập thể những người lao động của Điện lực Hà Tây đã và sẽ có đủ điều kiện tiếp thu, năm bắt những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại để thích nghi với sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhà nước, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng. 1.4.2. Cơ sở vật chất: Điện Lực HT đã đầu tư cho lưới điện với số vốn 500 tỷ đồng bao gồm các hạng mục chính : Xây dựng mới trạm biến áp 220 KV Xuân Mai có dung lượng 125.000 KVA, xây dựng mới các trạm 110 KV Phúc Thọ, Hòa Lạc, Thạch Thất với tổng dung lượng 75.000 KVA, nâng cấp trạm 110 KV Sơn Tây từ 02 máy x 16.000 KVA lên 02 máy x 40.000 KVA, trạm 110 KV Ba La từ hai máy 40.000 KVA và 25.000 KVA lên 02 máy x 63.000 KVA. Xây dựng mới 29 Km đường dây mạch kép 110 KV từ Xuân Mai đi Sơn Tây và 21 Km đường dây từ Chèm đi Phúc Thọ, Sơn Tây. Nâng công suất toàn bộ các trạm trung gian 35 KV trong toàn tỉnh và xây dựng mới cho mỗi huyện, thị xã một trục đường dây 35 KV hoặc 22 KV để đảm bảo cấp điện ổn định cho các huyện thị xã. Tổn thất điện năng đã đạt mức 6 đến 7% như chỉ tiêu công ty đa giao cho. Đến nay Điện lực Hà Tây đã tiếp nhận xong toàn bộ lưới điện trung áp nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Sau khi tiếp nhận xong, từ năm 2001 đén nay Điện lực Hà Tây đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng mới trên 150 trạm biến áp nông thôn, cải tạo nâng công suất trên 100 trạm biến áp nông thôn và hàng chục Km đường dây trung áp nông thôn đảm bảo nhu cầu điện cho khu vực nông thôn phục vụ sản xuất và đời sống. Do vậy đã giảm bớt khó khăn cho các địa phương và bà con nông dân. Đồng thời Điện lực Hà Tây cũng tiếp nhận xong toàn bộ lưới trung áp của các Doanh nghiệp thuỷ nông trong tỉnh, góp phần giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho các Doanh nghiệp công ích của tỉnh. Tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại là: Tài sản cố định dùng trong sản xuất, và tài sản cố định dùng ngoài sản xuất Trong đó: Tài sản cố định dùng trong sản xuất là tài sản cố định tham gia sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Tài sản cố định dùng trong sản xuất có liên quan đến việc tăng, giảm về số lượng và chất lượng sản phẩm được sản xuất ra. Tài sản cố định dùng trong sản xuất bao gồm: nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị sản xuất, thiết bị động lực, hệ thống truyền dẫn, dụng cụ đo lường và dụng cụ làm việc, phương tiện vận tải.... Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất gồm tài sản cố định bán hàng và tài sản cố định quản lý: Tài sản cố định bán hàng bao gồm các loại tài sản cố định phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là: kho chứa thành phẩm hàng hoá, các phương tiện vận tải, các công cụ, dụng cụ bán hàng, tiếp thị... Tài sản cố định quản lý là tài sản cố định phục vụ cho hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp, cụ thể: văn phòng và phương tiện làm việc của các phòng ban chức năng, dụng cụ, công cụ và các phương tiện kỹ thuật... Tuy doanh nghiệp hàng năm vẵn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cấp cải tạo lưới điện. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư không đủ lớn, không kịp thời khiến cho nhiều nơi lưới điện đã quá cũ nát mà vẫn chưa được thay mới, nên ảnh hưởng rất lớn đến việc cấp điện ổn định làm ảnh hưởn đến doanh thu và tổn thất điện năng. Lưới điện trung áp nông thôn và lưới điện thuỷ nông mới tiếp nhận đã cũ, phải sửa chữa, bảo dưỡng làm ảnh hưởng đến cấp điện, giảm doanh thu, tăng chi phí giá thành 1. 4.3. Vốn kinh doanh. 1.4.3.1. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Để nắm rõ tình hình vốn kinh doanh của Điện Lực Hà Tây ta xem xét bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp qua một số năm từ 2003- 2006. Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp từ năm 2003-2006. Đơn vị: đồng Nội dung 2003 2004 2005 2006 Tài sản I Tài sản LĐ và đầu tư NH 159894272266 181501385887 209337130179 201244224357 1 Tiền 3357592987 3969007156 20142982709 16062616306 2 Đầu tư TC ngắn hạn 0 0 0 0 3 Các khoản phải thu 146218362189 173227710507 183842926177 177735627534 4 Hàng tồn kho 9932388795 4160148724 5297064793 4633208963 5 Tài sản lưu động khác 185928295 144519500 54156500 2812771554 6 Chi sự nghiệp 0 0 0 0 II Tài sản CĐ và đầu tư DH 198047107523 226113981723 292293510662 276900098379 1 Tài sản cố định 186118642436 210292908899 273773345440 257946534702 2 Đầu tư tài chính DH (17246950) (17246950) (17246950) (17246950) 3 Đầu tư xây dựng 8987900866 12202587740 15055396004 18953563677 4 Các khoản ký quỹ DH 0 0 0 0 5 Chi phí trả trước 2940564221 3618485084 3464769218 3465527471 Tổng cộng tài sản 357941379789 407615367610 501630640841 478144322736 Nguồn vốn I Nợ phải trả 178420124828 213545971335 285346778674 264486231588 1 Nợ ngắn hạn 83714278673 95026903606 118941551238 114504155714 2 Nợ dài hạn 94705846155 118519067729 166405227436 149982075874 II Nguồn vốn CSH 179521254961 194069396275 216283862167 213658091148 1 Nguồn vốn-quỹ 179480481008 194028622322 216243088214 212199229903 2 Nguồn kinh phí 40773953 40773953 40773953 458861245 Tổng cộng nguồn vốn 357941379789 407615367610 501630640841 478144322736 Những chỉ tiêu cơ bản về việc sử dụng vốn . Vốn lưu động: là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanh gây ra. Chỉ tiêu này được sử dụng cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Vốn luân lưu ( vốn lưu động ròng) = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản cố định = Tài sản lưu động - nợ ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Bảng 1.3: chỉ tiêu dùng vốn 2003 2004 2005 2006 Nguồn vốn dài hạn 274227101116 312588464004 382689089603 363640167022 Vốn lưu động 76179993593 8647482281 90395578941 86740068643 Phần vốn lưu động ròng của Doanh nghiệp nó quyết định rất lớn đến việc Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Qua các chỉ tiêu trên cho thấy: phần vốn lưu động của Doanh nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Năm 2006 giảm, tuy nhiên mức giảm là chấp nhận được. Nhu cầu vốn lưu động: là lượng vốn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần của tài sản lưu động gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động = ( hàng tồn kho + khoản phải thu) - Nợ ngắn hạn Nhu cầu vốn lưu động = (4633208963+177735627534) - 114504155714 = 67864680783 Nhu cầu vốn lưu động là một số dương và tương đối lớn (67864680783) tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Như vậy các nguồn vốn ngắn hạn đã không đủ bù đắp cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần vốn để tài trợ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động dương không thể hiện là doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, căn cứ vào các số liệu đã phân tích cho thấy doanh nghiệp đang cần vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, vì vậy doanh nghiệp cần xem xét lại để cân đối nguồn vốn sao cho hợp lý hơn. Nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động là nguồn vốn nội bộ, doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn bên ngoài bằng việc tiến hành cổ phần hoá, để tháo gỡ bớt những khó khăn về vốn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Và theo hướng đó, sắp tới doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương của Nhà Nước. Đây là một bước đi đúng đắn! Các khoản nợ ngắn hạn ngoài việc tài trợ cho tài sản cố định của doanh nghiệp nó còn tham gia vào các khoản đầu tư dài hạn khác. Điều này đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá bình thường là một vấn đề rất nguy hiểm cho khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhưng đối với doanh nghiệp độc quyền kinh doanh sản phẩm hàng hoá đặc biệt thì đây có thể không phải là vấn đề lớn. Đây cũng chính là lợi thế sản xuất kinh doanh của ngành, của doanh nghiệp độc quyền Bảng 1.4: cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn 2003 2004 2005 2006 Nợ phải trả/ tổng NV 50.05% 52.29% 57% 55.31% VCSH/ tổng NV 49.95% 47.71% 43% 44.69% Căn cứ vào các số liệu trên ta có thể thấy là tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn so với tỉ lệ tài sản lưu động trên tổng tàI sản, và tỷ lệ này tăng tương đối đều qua các năm . Điều này là phù hợp với việc tăng tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn. Qua đó ta có thể thấy là Doanh nghiệp đang đẩy mạn việc đầu tư cho tài sản cố định, cải tạo và đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho việc kinh doanh. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì dư nợ tiền điện thuỷ nông là rất lớn, vượt quá mức, gây khó khăn về vốn kinh doanh. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng là do tăng tài sản cố định và các quĩ khác. 1.4.3.2. Các nguồn huy động vốn của công ty. - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Điện lực Hà Tây là công ty nhà nước, chịu sự quản lý của nhà nước, chính vì vậy một khối lượng rất lớn nguồn vốn của nó là do nhà nước cung cấp. Hầu như luồng tiền dành cho đầu tư vào tài sản cố định, đường dây tải điện là do nhà nước cung cấp. - Nguồn vốn tự bổ sung: Nguồn vốn này được trích từ một phần lợi nhuận hàng năm sau khi đã nộp thuế của doanh nghiệp. Nguồn vốn này được sử dụng với mục đích cung cấp vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp - Nguồn khác: phần vốn này huy động từ các nguồn bên ngoài. Có thể là huy động, kêu gọi đầu tư của các ngành khác, các công ty khác… 1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết qủa sản xuất kinh doanh hay còn gọi là báo cáo thu nhập là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, thu nhập của hoạt động tài chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là phần chênh lệch giữa các khoản thu và các khoản chi đã phát sinh trong kỳ, trong đó nguồn thu chỉ được thừa nhận khi chúng được xác nhận ở mức độ chắc chắn nhất định, trong khi các khoản chi chỉ được thừa nhận khi chúng ở mức độ hợp lý có thể. Bảng 1.5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: năm 2006. Đơn vị tính: đồng. TT Chỉ tiêu Kỳ trước Kỳ này 1 Tổng doanh thu 2933979597 3021638234 2 Giá vốn hàng bán 2611560832 2806450394 3 Lợi nhuận gộp 322418765 215187840 4 Doanh thu hoạt động tài chính 98340302 162926823 5 Chi phí tài chính 0 0 6 Chi phí bán hàng 0 0 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 31916920 50726520 8 Lợi nhuận thuần 388842147 327388143 9 Thu nhập khác 23795421 14015888 10 Chi phí khác 777000 89195468 11 Lợi nhuận khác 23018421 (75179580) 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 411860568 252208563 13 Thuế thu nhập DN phải nộp 115320959 70618397 14 Lợi nhuận sau thuế 296539609 181590266 Các hệ số: Tỷ lệ lãi gộp: thể hiện quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu, cho phép dự kiến biến động của giá bán so với biến động của chi phí, nó là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = x100% Doanh thu thuần Tỷ lệ lãi gộp kỳ này x 100% =7.12% = 215187840 3021638234 _ Tỷ lệ lãi gộp kỳ trước x 100% = 10,99% = 322418765 2933979597 Tỷ lệ lãi gộp kỳ này đã giảm nhiều so với tỷ lệ lãi gộp kỳ trước điều đó cho thấy tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng lên. Việc giá vốn hàng bán tăng lên cũng là hợp lý. Nhu cầu dùng điện của khách hàng tăng mạnh, thiếu điện cho nen doanh nghiệp cần phải nhập thêm điện của nước ngoài, giá điện nhập tăng cao trong khi giá đieenj bán cho khách hàng lại bị nhà nước khống chế cho nên mức tăng giá bán cho khách thấp hơn so với tỷ lệ tăng giá nhập. Vì vậy mà lợi nhuận của doanh nghiệp giảm nhiều so với năm trước. Tỷ lệ lãi thuần từ HĐKD trước thuế: thể hiện quan hệ giữa lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế với doanh thu Lãi thuần từ HĐKD trước thuế x100% Tỷ lệ LT từ HĐKDTT = Doanh thu thuần - Tỷ lệ lãi thuần từ HĐKD trước thuế kỳ này x 100% =8.34% = 252208563 3021638234 - Tỷ lệ lãi thuần từ HĐKD trước thuế kỳ trước x100% = 14,03% = 411860568 2933979597 Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế kỳ này cũng thấp hơn so với kỳ trước, như vậy tỷ lệ lãi trong doanh thu đã giảm, hoạt động của kỳ này đã kém hiệu quả hơn kỳ trước, chi phí khác tăng lên, lợi nhuận từ các hoạt động khác giảm, Doanh nghiệp cần phải chú ý nhiều hơn nữa. Việc khó khăn này là khó khăn của phần lớn các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay chứ không chỉ riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải xem xét lại các khoản chi phí cho việc bán hàng và quản lý doanh nghiệp. [ơ [[ Chương 2: Thực trạng tổn thất điện năng và chính sách quản lý hiện nay tại công ty Điện lực Hà Tây. 2.1. Nguyên tắc và phương pháp xác định tổn thất điện năng 2.1.1. Tổn thất điện năng. 2.1.1.1.Khái niệm tổn thất điện năng: Trong kinh doanh điện năng khâu đầu tiên chính là khâu ghi điện đầu nguồn do tổng công ty bán ra và khâu cuối cùng là qúa trình ghi điện từ các đồng hồ đo điện từng nhà hoặc hiện trường của khách hàng tuy nhiên tổng số đo ở khâu cuối cùng < tổng số đo ở đầu nguồn. Lượng điện chênh lệch ở khâu cuối cùng so với tổng số đo đầu nguồn người ta gọi là tổn thất điện năng . Một phần lượng điện năng tổn thất này tiêu hao cho quá trình truyền tải điện từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng đó là tiêu hao cho dây dẫn, cho các máy biến thế, máy đo đếm điện. Một phần lượng điện năng tổn thất này mất mát trong quá trình tổ chức quản lý, tổ chức bán điện Vậy tổn thất điện năng là gì? Tổn thất điện năng là lượng điện năng bị tiêu hao, thất thoát trong quá trình truyền tải và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, nó được tính bằng hiệu số giữa tổng lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra với tổng lượng điện năng do các khách hàng tiêu thụ nhận được trong cùng một khoảng thời gian. Mức độ tổn thất là khác nhau tại mỗi thời điểm khác nhau, mỗi vùng mỗi quốc gia khác nhau. Vì tổn thất nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi quốc gia chính vì vậy mà hiện nay cần phải áp dụng các biện pháp để nhằm làm giảm tổn thất điện năng. 2.1.1.2. ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng. Việc giảm tổn thất điện năng không chỉ có ý nghĩa đối với ngành Điện mà nó còn có ý nghĩa đối các ngành khác và đối với nền kinh tế quốc dân cũng như đối với mọi người dân. Trước hết là đối với ngành điện nói chung và đối với Điện lực Hà Tây nói riêng: việc giảm tổn thất điện năng làm cho lượng điện mà Điện lực cung ứng cho khách hàng sẽ nhiều hơn do đó đảm bảo các nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Việc giảm tổn thất điện năng còn làm giảm chi phí cho 1KWh, tăng số lượng điện, tăng chất lượng của nguồn điện do đó tăng được doanh thu, giảm tổng chi phí cho Điện lực vì vậy phần lợi nhuận của Điện lực sẽ lớn hơn vì vậy làm cho Điện lực ngày càng phát triển. Điện lực có nhiều vốn đầu tư hơn để đổi mới công nghệ sản xuất, thiết bị sản xuất trong công tác cung ứng điện do đó góp phần làm cho việc cung ứng điện ngày càng tốt hơn. Số lượng điện bán ra ngày càng lớn hơn, chất lượng điện ngày càng cao hơn, lượng điện tổn thất sẽ giảm đi hơn nữa. Đối với các ngành kinh doanh khác, vì điện là yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh do đó nếu lượng điện tổn thất lớn, giá thành điện cao, chất lượng điện thấp làm cho chi phí đầu vào của các ngành này cao. Việc tăng chi phí đầu vào của các ngành này dẫn đến giảm doanh thu, hiệu quả hoạt động sẽ kém dẫn đến không mở rộng sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu sử dụng giảm. việc giảm nhu cầu này nó lại ảnh hưởng trở lại đối với ngành Điện làm cho ngành Điện sẽ phát triển kém hiệu quả. Ngược lại nếu tỷ lệ tổn thất giảm dẫn đến giảm chi phí cho một đơn vị điện do đó làm giảm giá thành một đơn vị điện làm cho chi phí đầu vào cho các ngành giảm tăng hiệu quả kinh doanh của các ngành, tăng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng điện nó góp phần làm cho ngành Điện phát triển. Đối với người dân sử dụng điện cho nhu cầu tiêu dùng, khi lượng điện tổn thất lớn giá thành của điện cao làm cho người dân sử dụng điện tiết kiệm hơn. việc người dân sử dụng điện tiết kiệm là tốt nhưng nếu giá thành điện cao, chất lượng điện kém làm cho họ thay thế các thiết bị tiêu dùng từ điện sang các thiết bị khác do đó nhu cầu dùng điện giảm nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện. Đối với nhà nước, nguồn ngân sách của Chính phủ được thu từ các thành phần kinh tế, vì vậy gánh nặng ngân sách buộc các thành phần kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải tăng giá của mình, dẫn đến sức mua của người tiêu dùng sẽ giảm, hàng hoá bị ứ đọng, doanh nghiệp không phát triển được. Nền kinh tế bị suy thoái do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Ngành Điện là ngành quan trọng không thể thiếu nên khi ngành Điện hoạt động kém hiệu quả thì đòi hỏi sự trợ cấp của nhà nước sẽ lớn hơn làm giảm ngân sách nhà nước. Còn khi các ngành khác hoạt động kém hiệu quả thì thuế đóng cho nhà nước sẽ giảm làm giảm ngân sách nhà nước do đó làm giảm đầu tư của nhà nứơc cho các hoạt động xã hội, cũng như các ngành khác làm cho nền kinh tế xã hội phát triển chậm. Ngược lại khi điện năng tổn thất giảm làm cho ngành Điện cũng như các ngành khác phát triển làm cho nến kinh tế xã hội của đất nước phát triển vì vậy làm cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước ngày càng nhanh hoàn thành hơn, giúp đất nước nhanh chóng đi lên chủ nghĩa xã hội hơn. Hơn nữa giảm tổn thất điện năng khi nhu cầu về điện không thay đổi sẽ giúp cho nhu cầu sản xuất điện năng giảm xuống theo công thức: Điện năng sản xuất = Điện năng tiêu thụ + Điện năng tổn thất. Điều này ._.sẽ tạo điều kiện cho ngành Điện tiết kiệm được vốn cố định, tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia: năng lượng dòng chảy của nước đối với các nhà máy thuỷ điện, năng lượng than đối với các nhà máy nhiệt điện... nó thực sự có ích trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên nước ta đang dần bị cạn kiệt. Khi mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên giảm xuống thì mức độ ô nhiễm môi trường do khai thác tài nguyên giảm xuống đồng thời ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực do hoạt động sản xuất của các nhà máy điện cũng giảm xuống...từ đó làm cho đất nước phát triển ngày càng bền vững hơn đó chính là xu thế phát triển hiện nay của nhiều nước trên thế giới. 2.1.2. Phương pháp và nguyên tắc tính tổn thất : Tổn thất điện năng đòi hỏi phải có một phương pháp và nguyên tắc phân tích riêng để phát hiện đúng nguồn gốc tổn thất để từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để giảm tổn thất điện năng. 2.1.2.1. Phương pháp tính tổn thất Có nhiều phương pháp khác nhau để tính tổn thất sau đây là một số phương pháp tính: Phương pháp so sánh là phương pháp dùng để so sánh các chỉ tiêu, để phân tích các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu:phân tích nhịp độ biến động tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu so sánh mức biến động của kỳ trước so với kỳ thực hiện. Phân tích nhịp độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng khoảng thời gian của một năm. Đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu dự kiến, trị số thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu để ra. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh số thực tế với hợp đồng đơn hàng và tổng nhu cầu. Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Phương pháp liên hệ: do giữa các mặt, các bộ phận của kết quả kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với nhau, phương pháp này sẽ đánh giá tác động của từng mặt, từng yếu tố tới kết quả chung, cũng như sự tác động qua lại của các mặt, các yếu tố. Các chỉ tiêu tổn thất điện năng bao gồm chỉ tiêu tương đối, chỉ tiêu tuyệt đối, chỉ tiêu bình quân: Chỉ tiêu tuyệt đối là các chỉ tiêu biểu hiện bằng các số tuyệt đối. Việc đánh giá tổn thất điện năng trong kinh doanh qua các chỉ tiêu tuyệt đối cho thấy sự biến đổi về khối lượng của các nội dung so sánh. Nói cách khác, các chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng giảm của chỉ tiêu so với kỳ trước hay so với kế hoạch đề ra của doanh nghiệp. Số tuyệt đối tính tổn thất điện năng (KWh) Công thức tính: Atổn thất = Ađn – Atp Trong đó: Atổn thất là lượng điện năng tổn thất là lượng điện hao hụt trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng Ađn : là lượng điện nhận tại đầu nguồn của đơn vị là lượng điện đơn vị mua vào. Atp : Là lượng đIện thương phẩm là lượng điện bán ra cho các khách hàng. Tổn thất điện năng về giá trị: Là lượng điện năng tổn thất về mặt giá trị được tính bằng lượng điện năng tổn thất nhân với giá điện bình quân của một KWh G = * Atổn thất Trong đó G là giá trị điện năng bị tổn thất ( đơn vị là đồng) là gía điện bình quân /KWh(đơn vị là đồng) Chỉ tiêu tương đối đo bằng tỷ lệ phần trăm của sự biến đổi. Nếu so với thời kỳ trước, tỷ lệ này phản ánh tốc độ phát triển: nếu so với kế hoạch đặt ra thì nó lại cho thấy tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, qua đó thấy được nỗ lực của doanh nghiệp hoặc mức độ chính xác của kế hoạch được lập. Số tương đối : tỷ lệ tổn thất (%) Atổn thất % =(Ađn- Atp)/Ađn*100% Atổn thất % là lượng điện năng tổn thất tính theo % các chỉ tiêu bình quân phản ánh mức trung bình cộng của các nhân tố tổn thất cùng loại cùng lĩnh vực, là cơ sở để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ dài nhằm tìm ra được các yếu tố làm giảm tổn thất điện năng và phát huy những tiềm năng của bản thân doanh nghiệp. 2.1.2.2. Nguyên tắc phân tích tổn thất : Để tiến hành phân tích các chỉ tiêu đòi hỏi phải có một nguyên tắc phân tích nhất định. Điện năng là một loại hàng hoá, một loại sản phẩm có nhiều đặc điểm khác với các loại sản phẩm khác, việc đo lường điện năng tổn thất là rất phức tạp, khó khăn. Vì vậy trong phân tích tổn thất điện năng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Để phân tích tổn thất điện năng cần chú ý các điểm sau : Điểm gửi, điểm cung cấp, điểm nhận, điểm phân phối và điểm bán là các điểm có thể đo điện năng bằng KWh. Sự chênh lệch giữa các điểm đo chính là lượng điện năng tổn thất. Xu hướng thay đổi của tỷ lệ tổn thất có thể xem xét trên hai yếu tố riêng biệt là tỷ lệ tổn thất kỹ thuật và tỷ lệ tổn thất thương mại. Tỷ lệ tổn thất kỹ thuật dựa trên tình trạng hoạt động của lưới điện còn tỷ lệ tổn thất thương mại dựa trên lượng điện năng tiêu thụ. Tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi vì để lưới điện hoạt động đòi hỏi phải có một lượng điện nhất định. Tuy nhiên lượng điện năng tổn thất là bao nhiêu thì có thể chấp nhận được điều này đòi hỏi các đơn vị kinh doanh điện năng phải tính toán và thực hiện các giải pháp để có được một tỷ lệ tổn thất điện năng hợp lý. Điểm mua điện đo đếm điện năng đầu nguồn được tính bằng sản lượng điện đo đếm được ở các công tơ tổng đặt tại các trạm biến áp và các điểm đanh giới mua điện của tổng công ty. Điểm bán điện đo đếm điện năng thương phẩm. Điện năng thương phẩm bao gồm hai loại : + Thương phẩm bán tổng là tất cả lượng điện năng đã bán qua công tơ đặt tại trạm biến áp tính bằng KWh. + Thương phẩm bán lẻ đến hộ sử dụng điện bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công tơ đặt tại hộ sử dụng điện. Khi tổn thất càng cao thì tính kinh tế của việc giảm tổn thất càng lớn. Khi tỷ lệ tổn thất thấp thì hiệu quả của việc giảm tổn thất là nhỏ. Chính vì vậy khi đầu tư để giảm tổn thất điện năng phải tính toán đến hiệu quả kinh tế của việc đầu tư. 2.2. Thực trạng tổn thất điện năng tại công ty điện lực Hà Tây 2.2.1. Tổn thất điện năng tại công ty qua một số năm gần đây (2000 – 2006) Điện lực Hà Tây là một chi nhánh trong tổng công ty Điện lực I. Với nhiệm vụ nhận điện từ nguồn cung cấp và phân phối tới nơi tiêu thụ do đó trong tổn thất điện năng bao gồm tổn thất trong truyền tải và phân phối điện. Đó là chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật quan trọng không chỉ với riêng Điện lực Hà Tây mà nó còn quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Ngành điện. Nhu cầu tiêu thụ điện của Hà Tây hiện nay là rất lớn, mỗi năm nhu cầu tiêu thụ điện của Điện lực hà tây hiện nay vào khoảng gần 1000000 triệu KWh và nhu cầu này hàng năm tăng lên với tốc độ 15%. Cùng với sự tăng lên nhu cầu tiêu thụ điện thì Điện lực Hà Tây cũng áp dụng những biện pháp nhằm làm giảm tổn thất điện năng sao cho lượng điện tổn thất là thấp tới mức có thể để đảm bảo nhu cầu điện ngày càng tăng. Những năm đầu thập niên 90 không chỉ Điện lực Hà Tây mà ở điện lực các tỉnh khác tổn thất điện năng là rất cao. Nhưng trong những năm gần đây do áp các biện pháp giảm tổn thất có hiệu quả hơn nên tỷ lệ tổn thất đã giảm xuống. Bảng 2.1: Lượng tổn thất của Điện lực Hà Tây từ 2000 – 2006 Năm chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 điện nhận đầu nguồn(KWh) 575742915 648611267 773839981 910215976 1004527884 1204511595 1259015931 Điện năng thương phẩm(KWh) 532614806 602040978 722179896 855584297 948096337 1121761648 1174749119 Điện năng tổn thất(KWh) 43128109 46570289 51660085 54631679 56431547 82749947 84266812 Tỷ lệ tổn thất(%) 7.49 7.18 6.68 6.00 5.62 6.87 6.69 Mức tăng (giảm) điện năng tổn thất(KWh) 3229624 3442180 5089796 3416612 1360850 263184 1516865 Mức tăng(giảm) tỷ lệ tổn thất(%) Giảm 0.39 Giảm 0.31 Giảm 0.5 Giảm 0.68 Giảm 0.38 Tăng 1..25 Giảm 0.18 Ta có đồ thị sau ình 2.1: Biểu đồ thể hiện mức điện năng tổn thất của doanh nghiệp (2000-2006) Qua bảng số liệu trên cho thấy lượng điện nhận đầu nguồn hàng năm của Điện lực Hà Tây là tăng lên cụ thể: Lượng điện nhận đầu nguồn năm 1999 là 506638373 KWh đến năm 2000 lượng điện nhận này là 575742915 KWh như vậỵ năm 2000 so với năm 1999 lượng điện nhận đầu nguồn tăng lên 69104542 KWh hay 13,4%. Năm 2001 so với năm 2000 điện nhận đầu nguồn tăng lên 72868352KWh hay 12.66% Năm 2002 tăng so với năm 2001 điện nhận đầu nguồn tăng lên là 125228651KWh hay 19,31%. Năm 2003 so với năm 2002 sản lượng điện nhận đầu nguồn tăng lên là 144104973KWh hay 18,62%. Năm 2004 so với năm 2003 sản lượng điện nhận đầu nguồn tăng lên là 101692176 KWh hay 11.1%. Năm 2005 so với 2004 sản lượng điện nhận từ đầu nguồn tăng thêm là 199983711 KWh hay 20% Năm 2006 so với 2005 sản lượng điện nhận từ đầu nguồn tăng lên là 54504336 KWh hay 5%. Qua phân tích mấy năm gần đây cho thấy lượng điện nhận từ đầu nguồn hàng năm tăng lên với tốc độ trung bình là hơn 14%. Đây là mức tăng khá lớn thể hiện khả năng cung ứng điện cho nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh ngày càng lớn. Điều này có thể do ngành điện có đầu tư mở rộng một số nhà máy sản xuất điện, cải tạo hệ thống truyền tải, phân phối điện… Cùng với sự tăng lên của lượng điện nhận đầu nguồn thì lượng điện thương phẩm cũng tăng lên qua các năm cụ thể là: Năm 1999 lượng điện thương phẩm là 466602338 KWh thì đến năm 2000 lượng điện thương phẩm là 532614806 KWh từ đó cho thấy năm 2000 lượng điện thương phẩm tăng so với năm 1999 về số tuyệt đối là 66012468KWh về số tương đối là tăng lên 14,15% Năm 2001 lượng điện thương phẩm là 602040978 tăng so với năm 2000 về số tuyệt đối là69426.172KWh về số tương đối tăng là 13,03%. Năm 2002 lượng điện thương phẩm là 722179.896KWh tăng so với năm 2001 về số tuyệt đối là 120138918 KWh tăng số tương đối là 19,96%. Năm 2003 lượng điện thương phẩm là 862868257 KWh tăng so với năm 2002 về số tuyệt đối là 140088361KWh tăng về số tương đối là 19,48%. Năm 2004 lượng điện thương phẩm là 948096337 KWh tăng so với năm 2003 về số tuyệt đối là 92512040 KWh tăng về số tương đối là 11%. Năm 2005 lượng điện thương phẩm là1121761648 KWh tăng hơn so với năm 2004 về số tuyệt đối là 173665311 về số tương đối là 18%. Năm 2006 lượng điện thương phẩm là 1174749119 tăng hơn so với 2005 về số tuyệt đối là 52987471 về số tương đối là 5%. Như vậy trong những năm gần đây lượng điện thương phẩm hàng năm tăng lên với tốc độ khoảng 15%. Lượng điện thương phẩm tăng cho thấy nhu cầu tiêu dùng của tỉnh là tăng. Nhu cầu tăng do mở rộng, xây dựng mới các khu công nghiệp, mở rộng vùng được cung cấp điện. Lượng điện thương phẩm tăng còn do hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nhằm làm giảm tổn thất của các năm. Năm 1999 tỷ lệ tổn thất điện năng là 7,88% năm 2000 tỷ lệ này là 7.49% như vậy cho thấy mặc dù lượng điện tổn thất tăng 3229624KWh nhưng tỷ lệ tổn thất lại giảm 0,39% như vậy việc áp dụng các biện pháp chống tổn thất điện năng năm 2000 phần nào là có hiệu quả hơn năm 1999. Năm 2001 so với năm 2000 lượng điện tổn thất tăng 3442180 KWh nhưng tỷ lệ tổn thất giảm 0,31% Năm 2002 so với năm 2001 lượng điện tổn thất tăng là 5089796 KWh giảm 0,5% Năm 2003 so với năm 2002 lượng điện tổn thất tăng là 3416612 KWh , Giảm 0.68 Năm 2004 so với năm 2003 lượng điện tổn thất tăng là 1360850 KWh , Giảm 0.38% Năm 2005 so với năm 2004 lượng điện tổn thất tăng là 26318400 KWh,tăng tương ứng 1.25 %. Năm 2006 so với năm 2005 lượng điện tổn thất tăng là 1516865. giảm tương ứng 0.18% Tỷ lệ tổn thất giữa các năm từ 1999 đến 2004 đã có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên năm 2005 lại có tỷ lệ tổn thất điện năng tăng lên đột biến, điều này cũng có thể rễ dàng lý giải được, lượng tiêu thụ tăng, điện cung cấp tăng đột biến nên tổn thất điện lớn lên theo tỷ lệ thuận của qui mô, trong giai đoạn này doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thêm các trạm biến áp ở một số huyện nhưng chưa quen với việc quản lý một khối lượng công việc lớn như vậy. Năm 2006 lượng điện đầu nguồn tăng lên nhưng tỷ lệ tổn thất đã giảm xuống 0.18% so với năm 2005. Điều này thể hiện dấu hiệu tốt cho việc quản lý có hiệu quả trong chính sách của công ty. Tuy nhiên nếu xét về mặt lượng thì lượng điện năng tổn thất hàng năm tăng và tăng ngày càng nhanh. Chúng ta có thể làm một phép tính hết sức đơn giảm, giá điện hiện nay đã ở mức trung bình khoảng 750 đồng/KWh ,với mức tổn thất của năm 2006 là 84266812 KWh, vậy 63,200109 tỷ đồng là khoản thiệt hại mà ngành điện, nói rộng hơn là nhà nước phải chịu trong riêng năm 2006. Đó là một sự lãng phí quá lớn cho Điện Lực và cho xã hội. Phải giảm mức tổn thất, hơn nữa cần phải có nhưng biện pháp tích cực hơn nữa trong việc giảm tổn thất điện năng, trong phạm vi các biện pháp giảm tổn thất điện năng không làm cho chi phí phát sinh lớn hơn so với thiệt hại do tổn thất gây ra( hiệu quả lâu dài) Để phân tích rõ hơn chúng ta đi xem xét tình hình tổn thất điện năng tại các điện lực trực thuộc. Điện lực Hà Tây có 14 chi nhánh thuộc 14 huyện. Mỗi khu vực có một đặc điẻm riêng, có nhu cầu sử dụng điện khác nhau do đó mà mức tổn thất cũng khác nhau, lượng điện nhận và điện thương phẩm cũng khác nhau. Nó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.2: tình hình tổn thất điện năng của các chi nhánh trong những năm gần đây. đơn vị tính : % stt Năm điện lực 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Hà Đông 9,87 8,64 8,8 8,81 8,69 9.02 9.27 2 Sơn Tây 8,39 11,14 8,75 7,60 7,34 8.19 7.09 3 ứng Hoà 6,52 6,03 6,8 4,40 4,28 5.49 5.54 4 Thường Tín 5,93 4,8 5,5 4.03 3,47 6.20 5.71 5 Chương Mỹ 5,5 9,68 7,67 6,34 5,78 7.94 7.85 6 Phú Xuyên 6,65 4,7 4,94 5.23 4,48 5.40 5.79 7 Hoài Đức 5,68 4,05 4,73 5,03 5,92 6.70 6.77 8 Ba Vì 9,28 9,12 7,62 7.10 6,64 7.90 7.75 9 Thạch Thất 6,34 5,42 5,22 5,90 4,66 5.23 5.27 10 Thanh Oai 7,38 8,2 6,00 5,58 5,07 6.13 5.96 11 Quốc Oai 7,25 7,73 5,5 6.53 4,28 5.61 6.13 12 Phúc Thọ 11,7 9,48 8,31 4.70 5.06 5.37 4.55 13 Mỹ Đức 6,99 5,37 5,6 4.90 5,29 6.15 6.97 14 Đan Phượng 5,17 6,38 5,3 5,02 4,45 4.80 4.96 Qua bảng số liệu trên cho thấy chi nhánh điện Hà Đông là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất cao nhất, Hà Đông là chi nhánh có đông dân cư, nhiều khu công nghiệp, nhà máy… do đó nhu cầu sử dụng điện lớn gây khó khăn trong việc quản lý phân phối truyền tải điện năng do đó nó là một nguyên nhân gây tổn thất điện năng. Hơn nữa Hà Đông là chi nhánh có số lượng khách hàng nhiều nhất trong các chi nhánh nên hệ thống đường dây, trạm biến áp nhiều, nhiều chỗ hệ thống đường dây, máy biến áp đã cũ chưa được thay thế, cải tạo do đó làm cho tỷ lệ tổn thất lớn. Đứng thứ hai về tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Hà Tây là chi nhánh Sơn Tây. Chi nhánh Sơn Tây có tỷ lệ tổn thất năm 2004 là 7,34% năm 1999 tỷ lệ tổn thất là 11,82%. Như vậy tỷ lệ tổn thất qua 5 năm giảm 4.48%. Một trong những nguyên nhân là do điện áp trên thanh góp 10KV tại trạm E7 Sơn Tây chỉ đạt 9,5/10KV(lúc cao điểm còn thấp hơn) do đó ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất điện năng. Hơn nữa lưới điện của thị xã cải tạo chưa được nhiều do đó còn nhiều đường dây cũ nát gây tổn thất lớn như đường dây 977 tổn thất 10,62%, đường dây 979 tổn thất 14,73%, đường dây 378 tổn thất là 11,7%, bán kính cấp điện xa do đó tổn thất điện năng trên đường dây tải điện lớn. Đứng thứ 3 về tỷ lệ tổn thất điện năng lớn trong Điện lực Hà Tây là Chi nhánh Ba Vì năm 1999 tỷ lệ tổn thất điện năng của chi nhánh Ba Vì là 13.03% là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất lớn thứ ba thế nhưng đến năm 2004 tỷ lệ tổn thất còn là 6.64 % so với các chi nhánh khác là cao hơn nhưng bản thân chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tổn thất điện năng, sau 4 năm tỷ lệ tổn thất giảm được 6.39%. Chi nhánh có tỷ lệ tổn thất cao sau Ba Vì là Chi nhánh điện Hoài Đức.Năm 1999 tổn thất 10.76% đứng thứ 5 về tỷ lệ tổn thất cao trong toàn điện lực, tới năm 2004 tổn thất là 5.92%.Tuy tổn thất điện năng còn cao song với sự cố gắng trong 5 năm qua Chi nhánh điện Hoài Đức đã giảm được 4.84%.Điều đó thể hiện được lưới điện của Chi nhánh đã được cải tạo rất nhiều cùng chất lượng quản lý đã được nâng lên rất nhiều. Chi nhánh Quốc Oai là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất giảm lớn nhất trong các chi nhánh năm 1999 Quốc Oai là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất lớn nhất là 15,82% sau đó tỷ lệ tổn thất giảm dần tổn thất từ năm 1999- 2004, tỷ lệ tổn thất là 4,28% . Như vậy tỷ lệ tổn thất giảm 11,54%. Quốc Oai là chi nhánh có số lượng khách hàng ít nhất trong toàn điện lực, số khách hàng hiện nay của chi nhánh vào khoảng 400 khách hàng. Các chi nhánh Đan Phượng, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thạch Thất,Chương Mỹ,Phúc Thọ là các chi nhánh có tỷ lệ tổn thất trung bình và giảm đều hàng năm. Trong toàn điện lực chi nhánh Thường Tín là chi nhánh có tỷ lệ tổn thất thấp nhất từ năm 1999-2003. Năm 1999 tỷ lệ tổn thất là 7,29% đến năm 2004 là 3,47%. Số khách hàng mà chi nhánh quản lý vào khoảng 2100 khách hàng với khoảng 2400 công tơ đang vận hành. Nguyên nhân là do Thường Tín đã chú ý đến công tác cải tạo tổn thất, hoàn thiện lưới điện hạ thế cũng như quản lý khách hàng một cách chặt chẽ. Năm 2005 tỷ lệ tổn thất điện năng tại các trạm, huyện thị đều tăng theo xu hướng chung, nhưng tỷ lệ tăng khá đồng đều không có biến động lớn. Tóm lại: tỷ lệ tổn thất của các chi nhánh điện lực đều giảm dần( từ 1999 đến 2004). Tỷ lệ giảm nhiều hay ít một phần tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng chi nhánh. Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất của các chi nhánh qua các tháng, quý là luôn thường xuyên biến động. Qua đó cho thấy những cố gắng chung của toàn thể cán bộ công nhân viên Điện lực Hà Tây trong công tác kinh doanh điện năng thực hiện giảm tổn thất điện năng. Còn 2005 tỷ lệ tăng lên đột biến thì có thể giải thích là do nhu cầu sử dụng điện của nhân dân ngày càng cao, chính vì vậy mà khối lượng điện cung cấp tăng lên quá nhanh, cơ sở vật chất của điện lực không thể thay đổi kịp để phù hợp nên gây ra lượng điện tổn thất lớn là không thể nào chánh được. Đến năm 2006, tỷ lệ tổn thất lại giảm, như thế chứng tỏ là Ban quản lý điện lực đã có những chính sách quản lý để giảm tổn thất hữu hiệu hơn . 2.2.2. Tình hình tổn thất điện năng thực tế so với kế hoạch Để xem xét đánh giá một doanh nghiệp có hoàn thành kế hoạch hay không người ta thường dựa vào sự so sánh các chỉ tiêu thực tế so với kế hoạch. Để đánh giá xem Điện lực Hà Tây có hoàn thành kế hoạch giảm tổn thất điện năng trong những năm gần đây hay không ta xem xét tình hình thực hiện kế hoạch giảm tổn thất điện năng của Điện lực Hà Tây trong những năm gần đây qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3: tình hình tổn thất thực tế so với kế hoạch từ 1999- 2006 Của toàn Điện Lực Hà Tây. Năm Kế hoạch(%) Thực hiện(%) 1999 8.2 7.877 2000 7.83 7.49 2001 7.5 7.18 2002 7.0 6.68 2003 6.53 6.00 2004 6.3 5.62 2005 6.49 6.87 2006 6.70 6.69 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy từ năm 1999 đến năm 2004 tỷ lệ tổn thất thực tế tại Điện lực Hà Tây là luôn thấp hơn so với kế hoạch. Kết quả này cho thấy Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tổn thất điện năng và đã hoàn thành kế hoạch được giao. Do đó sự điều chỉnh giá bán điện của nhà nước đặc biệt là thêm mức giá bậc thang đối với hệ số sử dụng điện sinh hoạt thành phần phụ tải chiếm tỷ trọng lớn nhất và gây tổn thất nhiều nhất làm cho việc tiêu dùng điện năng ở các hộ sử dụng các thiết bị đúng công suất làm giảm tỷ lệ tổn thất. Năm 1999 tỷ lệ tổn thất thực tế là 7,877% so với kế hoạch giảm 0,323%. Điều này cho thấy năm 1999 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cán bộ công nhân viên ở Điện lực Hà Tây đã hết sức cố gắng để hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu mà tổng công ty Điện lực I giao cũng như kế hoạch tổn thất điện năng mà Điện lực Hà Tây đề ra. Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 3229624 KWh do năm 2000 Điện lực Hà Tây mở rộng lưới điện do đó cần có thêm đường dây và trạm biến áp, số lượng khách hàng tăng lên do đó tổn thất về mặt kỹ thuật là lớn hơn. Mặc dù công tác quản lý tuy có nhiều tiến bộ, tổ chức chặt chẽ hơn, các đơn vị đã làm thủ tục khi xuất nhập thanh lý và thay công tơ chết, cháy, mất nhưng đôi khi còn chưa kịp thời dẫn đến khách hàng ding điện trực tiếp không qua công tơ vì vậy không thể đánh giá được chính xác lượng điện khách hàng dùng từ đó gây ra tổn thất điện năng cho Điện Lực. Hơn nữa khi thay công tơ chất lượng công tơ có trường hợp không đảm bảo chất lượng, công tơ vừa treo lên lưới đã bị chết, cháy, lúc chạy lúc không vì vậy cũng gây tổn thất cho Điện lực Hà Tây. Bên cạnh đó, việc kiểm tra vi phạm sử dụng điện có một số trường hợp tập trung thu và phạt không dứt điểm, nhiều trường hợp khách hàng ăn cắp điện nhưng không phát hiện ra do đó cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng . Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2001 so với năm 2000 giảm là 0,3% giảm so với kế hoạch là 0,32% điện năng tổn thất tăng so với năm 2000 là 3442180 KWh. Như vậy năm 2001 mặc dù đã hoàn thành kế hoạch đề ra và giảm tỷ lệ tổn thất so với năm 2000 nhưng số điện năng tổn thất so với năm 2000 vẫn còn cao. Năm 2001 là năm mà Điện lực Hà Tây chuyển đổi mô hình quản lý lưới điện nông thôn được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Cùng với việc chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn là việc tổ chức lại cơ cấu của toàn điện lực một cách hợp lý hơn do đó làm cho tỷ lệ tổn thất giảm. Năm 2002 tỷ lệ tổn thất là 6,68% giảm so với năm 2001 là 0,5% giảm so với kế hoạch là 0,32 %. Điện năng tổn thất tăng so với năm 2001 là 5089776KWh kết quả này cho thấy năm 2002 Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tổn thất điện năng. Tỷ lệ tổn thất tổn thất đã giảm đáng kể năm 2002 với việc đưa mô hình quản lý điện nông thôn mới vàtổn thất áp dụng làm cho việc quản lý điện đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa để đạt được kết quả này Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng tuy việc sửa chữa hư hỏng trong mạng lưới đường dây kịp thời đề xuất những biện pháp chống lấy cắp điện, công tơ, ngăn chặn kịp thời việc khách hàng lấy cắp điện hoặc có hành vi phá hoại hệ thống đtổn thất đếm điện. Tuy nhiên lượng điện năng tổn thất vẫn còn cao là do nhu cầu sử dụng điện lớn trong khi đó hệ thống đường dây của toàn Điện lực nhiều chỗ là quá cũ nát do chưa được đầu tư, cải tạo cũng như một số trạm máy biến áp đã quá hạn thời gian sử dụng do đó lượng điện năng tổn thất còn lớn. Năm 2003 tỷ lệ tổn thất là 6,3% giảm so với cùng kỳ năm trước là 0,23%, lượng điện tổn thất tăng so với năm 2002 là 314612 kwh Điện lực đã hoàn thành kế hoạch giảm tổn thất. Năm 2003 là năm diễn ra Seagame 22 do đó cũng như nhiều ngành khác và các chi nhánh khác Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện cung cấp điện đầy đủ phục vụ cho Seagame 22 đồng thời phải đảm bảo an toàn tránh xảy ra tổn thất . Mặc dù nhiệm vụ đặt ra nặng nề nhưng Điện lực Hà Tây đã hoàn thành tốt điều đó cho thấy sự lãnh đạo đúng đắn và sự cố gắng của toàn cán bộ công nhân viên trong Điện lực Hà Tây. Năm 2003 Điện lực Hà Tây cũng chú ý vào việc cải tạo hệ thống điện:đã cấp thêm 58 TBA và nâng công suất 24 TBA nông thôn nâng cao chất lượng điện năng phục vụ nông thôn. Đã cải tạo phát triển lưới điện kịp thời. Đã đưa 2 trạm biến áp 110kv Hoà Lạc và Di Động Thạch Thất nhập lưới điện, đặt thêm MBA 40000KVA số 2E7 Tây Sơn. Năm 2004 cũng là một năm mà tổn thất điện năng của Điện lực Hà Tây đã giảm mạnh.Với kế hoạch được giao là 6.3% nhưng với sự cố gắng ,nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Điện lực mức tổn thất mà Điện lực thực hiện là 5,62% với mức điện năng tổn thất giảm so với năm 2003 là 4055762 kWh.Đây cũng là năm mà tổn thất điện năng của toàn Điện lực đạt mức thấp nhất trong 5 năm qua,điều đó thể hiện sự quan tâm của cấp Lãnh đạo Điện lực,sự nỗ lực trong quản lý kỹ thuật, kinh doanh của tất cả cán bộ công nhân trong toàn Điện lực. Các trạm biến áp trung gian 35/10kV ở các huyện được nâng công suất. Năm 2003 Điện lực Hà Tây đầu tư 91 dự án và cùng với EVN đầu tư trực tiếp xây dựng Đ2 110KV mạch kép là trạm biến áp 110KV Xuân Mai. Do đó năm 2003 Điện lực Hà Tây đã nâng công suất, cải tiến thiết bị… làm cho tỷ lệ tổn thất giảm và hoàn thành kế hoạch được giao.Năm 2004 với việc nâng công suất trạm biến áp 110 kV Sơn Tây,trạm biến áp 110 kV Tía và các trạm TG khác cùng hàng loạt các trạm biến áp phân phối được đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao chất lượng điện năng,giảm tổn thất điện năng trong toàn Điện lực. Năm 2005 nhu cầu sử dụng điện đột ngột tăng mạnh ( tăng 20%) so với năm trước nên cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng với sự thay đổi đó được, năm 2006 điện lực đã xây dựng thêm nhiều trạm biến áp mới vào sử dụng trung bình mỗi năm tăng 200 MBA. Toàn bộ các trạm MBA trung gian 35/10, 35/6KV đều nâng công suất lên trạm có cống suất nhở nhất là 1000KVA và trạm có công suất lớn nhất là 15000. do đó phần nào đã giảm bớt tổn thất kỹ thuật do non tải. Cùng với các biện pháp kỹ thuật đó Điện lực Hà Tây cũng thực hiện một số giải pháp quản lý nhằm làm giảm tổn thất thương mại như kiểm tra hệ thống đo đếm điện , cải tạo một số cơ sở hạ tầng, thay đổi một số cách quản lý… nên đã làm cho tỷ lệ tổn thất giảm. Tuy nhiên số tuyệt đối về tổn thất vẫn tăng rất nhiều chính vì vậy doanh nghiệp cần phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách quản lý ( đó là biện pháp nhanh nhất, còn về cơ sở hạ tầng đòi hỏi rất nhiều vốn và thời gian nên không thể thay đổi nhanh chóng được.) Nhìn chung trong những năm gần đây Điện lực Hà Tây đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thành kế hoạch giảm tổn thất điện năng làm cho tỷ lệ tổn thất điện năng hàng năm giảm xuống. Biểu số 2.4: bảng tổng kết kiểm tra hòm chống tổn thất TT Chi nhánh Tổng số hòm(1) Kiểm tra có mở hòm(2) Kiểm tra không mở hòm(3) Tỷ lệ % (2)/(1) 1 Ba Vì 290 68 127 23,45 2 Sơn Tây 4168 0 509 0 3 Phúc Thọ 40 16 141 40 4 Thạch Thất 80 53 165 66,25 5 Đan Phượng 80 19 64 23,75 6 Hoài Đức 202 54 307 26,73 7 Quốc Oai 96 11 40 11,46 8 Chương Mỹ 369 25 85 6,78 9 Hà Đông 2887 34 80 1,18 10 Thanh Oai 141 8 42 5,67 11 ứng Hoà 177 12 239 6,78 12 Mỹ Đức 285 47 252 16,49 13 Thường Tín 276 27 43 9,78 14 Phú Xuyên 226 24 103 10,62 15 Tổng 9447 398 1247 4,21 Như vậy hầu hết các chi nhánh trong điện lực đã kiểm tra các hòm đo đếm điện năng do đó kịp thời phát hiện những công tơ chết, cháy, kẹt do đó thay, sửa chữa kịp thời làm cho Điện lực hoàn thành kế hoạch được giao. 2.3. Tác động của tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Hà Tây Trong thực tế kinh doanh của ngành điện tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi và nó có tác động lớn đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Các doanh nghiệp tính lợi nhuận= doanh thu - chi phí Đối với ngành điện: Tổng doanh thu = Giá * sản lượng điện thương phẩm = Giá *(Điện nhận - Điện tổn thất ) Tổng chi phí = Tổng tiền mua điện đầu nguồn+ tổng tiền xử lý sự cố + tổng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Giảm tổn thất điện năng là giải pháp hữu hiệu và tối ưu nhất để tăng lợi nhuận. Giải pháp này làm tăng sản lượng điện thương phẩm. Lượng điện tổn thất ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giảm được tổn thất điện năng làm tăng sản lượng điện thương phẩm, làm giảm chi phí (do tổn thất điện năng là bộ phận cấu thành tổng chi phí) Vậy việc hiảm tổn thất điện năng đóng góp rất lớn đối với lợi nhuận của Điện lực Hà Tây. Giúp doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính chi trả tiền điện mua đầu nguồn và đầu tư mở rộng. Đồng thời với sự phát triển của lượng điện nó sẽ giúp cho các ngành khác phát triển do nó là ngành cung cấp năng lượng đầu vào cho các ngành vì vậy việc giảm tổn thất điện năng không chỉ làm cho Điện lực Hà Tây phát triển mà còn làm chi các ngành kinh tế khác phát triển. Năm 2006 tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Hà Tây là 6.69% giảm so với kế hoạch là 0,01% giảm so với năm 2005 là 0,18% ( với mức giá tính trung bình khoảng 750 VND/ KWh). Doanh thu 2006= 750*(1259015931 – 84266812) = 994,261948250 - 63,200109 = 881,061839250 (tỷ đồng) Tổn thất điện năng làm cho doanh thu giảm 63,200109 tỷ đồng Nếu giảm 1% tổn thất điện năng thì doanh thu tăng lên khoảng 632001090 đồng. Do đó việc đầu tư để giảm tổn thất là giải pháp quan trọng nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên đầu tư như thế nào thì hiệu quả. Đầu tư giảm tổn thất phải mang lại hiệu quả cho Điện lực và xã hội. Lợi nhuận thực tế = Toàn bộ lợi nhuận do giảm tổn thất đem lại- Đầu tư và chi phí để giảm tổn thất. Nói chung muốn giảm được tổn thất thì cần phải đầu tư để cải tiến trang thiết bị, phải bỏ ra chi phí để kiểm tra, tổ chức, đôn đốc chỉ đạo… việc giảm tổn thất. Nhưng không phải cứ đầu tư thật nhiều là tổn thất càng thấp mà phải đầu tư như thế nào để khi so sánh với lợi nhuận mang lại do việc giảm tổn thất là có lợi. Lượng giảm %tổn thất Tiền ( vốn) 1 2 3 4 Doanh thu do giảm tổn thất ( TR giảm tổn thất) Chi phí do giảm tổn thất( TCgiảm tổn thất) M 0 Δ At Hình 2.2: Đồ thị biểu thị chi phí giảm tổn thất và doanh thu thu dược do giảm tổn thất Ghi chú: - Doanh thu do giảm tổn thất( doanh thu tăng lên do việc làm giảm tổn thất đem lại) TRgiảm tổn thất = P* % tổn thất giảm được*điện năng đầu nguồn = P* % tổn thất giảm được* Ađn (Trong trường hợp này ta giả sử P và Ađn là không đổi)-> TRgiảm tổn thất có mối quan hệ tuyến tính với %tổn thất giảm được. Vì vậy nó có hình dạng như đồ thị trên. - Chi phí do giảm tổn thất( lượng tiền phải bỏ ra để làm giảm tổn thất điện năng). Để giảm tổn thất điện năng thì, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng( cải tạo lưới điện, xây dựng các trạm biến áp, lắp đặt và thay công tơ kịp thời khi cần thiết… ngoài ra còn phảI chi thêm tiền để thuê thêm nhân viên theo dõi, chi tiền cho công tác thanh tra kiểm tra…). Theo qui luật lợi ích cận biên giảm dần( chi phí bỏ ra cho việc giảm một %tổn thất điện năng ngày càng tăng), vì vậy đường TCdo giảm tổn thất có hình dạng như trên. Qua đồ thị trên cho thấy nếu vốn đầu tư K tăng lên thì tỷ lệ tổn thất %A giảm nhưng chỉ đến điểm M thì lợi nhuận đem lại do giảm tổn thất mới lớn hơn vốn đầu. Nếu tiếp tục tăng vốn đầu tư thì lợn nhuận thu được do giảm tổn thất ít hơn so với vốn đầu tư vì vậy lượng giảm tổn thất đến At là tối đa, ta không thể giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp hơn nữa vì khi đó chi phí bỏ ra lớn hơn so với lợi ích thu được. Tuy nhiên hiện nay ngành điện nói chung và Điện lực Hà Tây nói riêng vẫn chưa đạt được mức tỷ lệ tổn thất %._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32030.doc
Tài liệu liên quan