Tài liệu Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thuốc chữa bệnh tại Việt Nam: ... Ebook Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
235 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thuốc chữa bệnh tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho phép tôi cảm ơn PGS.TS.Trần Thọ Đạt, PGS.TS.Đòan
Thị Thu Hà người đã toàn tâm, toàn ý hướng dẫn tôi về mặt khoa học để hoàn
thành bản luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn PGS.TS. Mai Văn Bưu, PGS.TS.Lê Thị Anh Vân,
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS.TS.Hoàng Văn Cường, TS.Đinh
Tiến Dũng và tập thể các thầy, cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa khoa học
quản lý, Viện đào tạo sau đại học –Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về
những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ tôi hòan thành nhiệm
vụ nghiên cứu của mình.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn PGS.TS.Lê Quang Cường-Viện chiến lược
và chính sách Bộ Y tế, PGS.TS.Phạm Chí Dũng-Khoa quản lý dược-Trường
Đại học Y tế công cộng đã tận tình góp những ý kiến khoa học chuyên sâu về
lĩnh vực chính sách quản lý dược để tôi có điều kiện hoàn chỉnh bản luận án
này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn những người thân trong gia đình đã luôn động
viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi vượt qua rất nhiều khó khăn
trong quá trình nghiên cứu thời gian qua.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo công ty
Mega LifeSciences Pty.Ltd, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã kề vai sát
cánh và thường xuyên động viên để tôi hòan thành nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong Luận án là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào
Tác giả Luận án
NGÔ HUY TOÀN
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................... 5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ 6
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH ....................................19
1.1. Thị trường thuốc chữa bệnh..............................................................19
1.2. Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh....23
1.3. Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại
một số nước trên thế giới.........................................................................61
Kết luận chương 1 ...................................................................................75
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM .....................................77
2.1. Thực trạng thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam........................77
2.2. Thực trạng chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa
bệnh tại Việt Nam ................................................................................. 103
2.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh của một số doanh nghiệp sản xuất
thuốc chữa bệnh tại Việt Nam ............................................................... 124
2.4. Kết quả điều tra lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành sản xuất và
kinh doanh thuốc chữa bệnh của Việt Nam ........................................... 130
Kết luận chương 2 ................................................................................. 140
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC CHỮA BỆNH
TẠI VIỆT NAM.................................................................................................. 142
3.1. Xu hướng phát triển thị trường thuốc chữa bệnh trên thế giới......... 142
3.2. Quan điểm và định hướng chính sách quản lý Nhà nước của Việt Nam
đối với thị trường thuốc chữa bệnh giai đoạn 2007-2015....................... 152
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị
trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam.................................................... 160
Kết luận chương 3 ................................................................................. 197
KẾT LUẬN ...................................................................................................199
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.............................202
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................203
4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Giá cân bằng thị trường ................................................................ 22
Hình 1.2: Nhập khẩu thuốc song song .......................................................... 37
Hình 1.3: Sự thay đổi về giá thuốc của hai thị trường A,B với mức cầu khác
nhau ............................................................................................ 42
Hình 1.4: Ngăn cản hình thành giá cân bằng do nhập khẩu song song.......... 47
Hình 1.5: Mức giá cân bằng trung gian......................................................... 48
Hình 1.6: Doanh thu và kinh phí nghiên cứu từ các công ty sản xuất thuốc của
Mỹ giai đoạn 2002-2006 (tỷ USD Mỹ).......................................... 64
Hình 1.7: Doanh thu và kinh phí nghiên cứu của các doanh nghiệp sản xuất
thuốc chữa bệnh của Nhật bản giai đoạn 2002-2006...................... 67
Hình 2.1: GDP/ đầu người (USD) của Việt Nam giai đoạn 2000-2006........ 78
Hình 2.2: Chi phí tiêu dùng thuốc/ đầu người (USD) của Việt Nam giai đoạn
2000-2006 ..................................................................................... 79
Hình 2.3: Giá trị nhập khẩu thuốc giai đoạn 1995-1999 ............................... 87
Hình 2.4: Giá trị sản xuất thuốc tại Việt Nam............................................... 88
Hình 2.5 : Tỷ lệ % dây truyền sản xuất ra dạng bào chế ............................... 92
Hình 2.6: So sánh số lượng các dược sĩ cao cấp đang làm việc trên 10.000 dân
giữa Việt Nam và một số nước ...................................................... 98
Hình 2.7: Vị trí công tác của những người trả lời phiếu điều tra ................. 131
Hình 3.1: Tỷ lệ chi phí cho các hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất
thuốc ........................................................................................... 147
Hình 3.2. Giá trị thị trường thuốc thế giới năm 2006 .................................. 149
Hình 3.3. Quá trình chính sách đối với thị trường thuốc tại Việt Nam........ 162
Hình 3.4: Mô hình liên kết ngành của M. Porter(56) .................................. 167
Hình 3.5: Mô hình chính sách phát triển công nghệ (44) ............................ 170
Hình 3.6: Kiểm soát hiệu quả ..................................................................... 175
Hình 3.7: Kiểm soát không hiệu quả Sở hữu trí tuệ .................................... 175
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách 10 doanh nghiệp đứng đầu về doanh thu năm 2006 tại
Mỹ................................................................................................. 63
Bảng 1.2: Doanh thu của 20 công ty sản xuất thuốc hàng đầu của Nhật Bản tại
thị trường Nhật bản năm 2006....................................................... 66
Bảng 2.1: Các bệnh mắc cao nhất tại Việt Nam năm 2006 ........................... 80
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất thuốc của Việt Nam giai đoạn 1995-1999........... 84
Bảng 2.3: Các dự án đăng ký về doanh nghiệp sản xuất thuốc có vốn đầu tư
nước ngoài..................................................................................... 85
Bảng 2.4: Nguồn gốc các quốc gia có dự án về doanh nghiệp sản xuất thuốc
tại Việt Nam.................................................................................. 86
Bảng 2.5: Nhóm dược lý đối với thuốc sản xuất trong nước......................... 93
Bảng 2.6: Giá trị xuất - nhập khẩu thuốc giai đoạn 2001-2006 ..................... 96
Bảng 2.7: Số lượng các dược sĩ đang trong tuổi làm việc tại Việt Nam ........ 97
Bảng 2.8: Cơ sở - Giường bệnh nhân theo loại năm 2006 ............................ 99
Bảng 2.9: Mức đóng bảo hiểm Y tế tự nguyện ........................................... 100
Bảng 2.10: Phân loại và số lượng cơ sở kinh doanh thuốc tại Việt Nam..... 103
Bảng 2.11: Chi phí bình quân khám, chữa bệnh BHYT năm 1999 ............. 121
Bảng 2.12: Chi phí bình quân khám, chữa bệnh BHYT năm 2006 ............. 122
Bảng 3.1: Sự hợp nhất giữa các doanh nghiệp sản xuất thuốc lớn trên thế giới
(1994-1999)................................................................................. 145
Bảng 3.2. Các chính sách của Nhà nước tác động đến khả năng phát triển của
các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh ............................... 166
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ tiếng Anh Chữ đầy đủ tiếng Việt
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
ETC (Drug) Ethical (Prescribtion Drug)
Thuốc bắt buộc có đơn
của bác sĩ khi sử dụng
FDA Food & Drug Administration
Cục quản lý thuốc và
thực phẩm
GLP Good Laboratory Practice
Thực hành tốt phòng thí
Nghiệm thuốc
GMP Good Manufacturer Practice
Thực hành tốt sản xuất
thuốc
GPP Good Pharmacy Practice Thực hành tốt nhà thuốc
GSP Good Storage Practice
Thực hành tốt lưu trữ
thuốc
KCB Khám chữa bệnh
OECD
Organization for Economic
Cooperation & Development
Tổ chức các nước hợp
tác phát triển kinh tế
OTC (Drug) Over the Counter Drug
Thuốc không bắt buộc
đơn của bác sĩ khi sử
dụng
QLNN Quản lý nhà nước
R & D Research & Development
Nghiên cứu và Phát
triển
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước năm 1989, nước ta luôn nằm trong tình trạng thiếu thuốc chữa
bệnh cho người. Nguyên nhân chính của tình trạng này là cơ chế bao cấp làm
cho Nhà nước không đủ kinh phí để chi trả thuốc chữa bệnh cho người dân.
Từ sau năm 1989, Nhà nước đã áp dụng chính sách xã hội hoá công tác y tế,
mở cửa cho phép các thành phần kinh tế tham gia vào hệ thống phân phối và
kinh doanh thuốc chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng
đồng. Hiện nay, một hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước đã được thiết
lập, thuốc chữa bệnh cho người đã tương đối đầy đủ về số lượng và chủng
loại. Tuy nhiên, chúng ta lại gặp tình trạng thuốc chữa bệnh có nguồn gốc
nhập khẩu đang chiếm ưu thế trên thị trường.
Theo những báo cáo mới nhất của Bộ Y tế năm 2007 [12], các sản
phẩm thuốc chữa bệnh dạng thành phẩm của Việt Nam chỉ chiếm khoảng
41,83% doanh số tiêu thụ thuốc tại thị trường trong nước và 90% nguyên liệu
dạng bán thành phẩm để sản xuất thuốc thành phẩm phải nhập khẩu. Tình
trạng này dẫn tới hệ quả là hàng năm chúng ta phải tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ
dùng cho việc nhập khẩu thuốc, người dân phải chịu giá rất cao để mua thuốc
nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam phải chịu thua lỗ
và cắt giảm lao động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng
chủ yếu do các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh tại Việt Nam chưa có
khả năng cạnh tranh ngay trên chính thị trường Việt Nam chứ chưa nói gì đến
vươn ra thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh cho người tại Việt Nam
cần phát triển để chiếm lĩnh thị trường trong nước, cung cấp cho người dân
những sản phẩm thuốc có chất lượng tốt, phong phú về chủng loại, giá cả hợp
lý là vấn đề thu hút được sự quan tâm rất lớn không chỉ của Nhà nước Việt
8
Nam mà còn là nhu cầu cấp thiết của đông đảo người dân Việt Nam, yêu cầu
này còn cấp thiết hơn nhiều khi trong giai đoạn 2003-2007, tình trạng giá cả
các sản phẩm thuốc chữa bệnh có nguồn gốc nhập khẩu tăng lên không
ngừng, thực sự đây là vấn đề nổi cộm và rất bức xúc mà Nhà nước Việt Nam
chưa có được những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát.
Phát triển các doanh nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh tại Việt Nam là
một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm giá của các sản phẩm thuốc chữa
bệnh nói chung trên thị trường, chủ động nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh
cho người dân, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu, tiết kiệm
ngoại tệ cho đất nước, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đại đa số người dân Việt
Nam còn ở mức thu nhập tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực
và trên thế giới, hơn nữa còn tạo ra nhiều việc làm trong ngành sản xuất thuốc
chữa bệnh, tạo đà cho phát triển ngành dược trong nước, góp phần quan trọng
cho công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, trực tiếp góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân.
Để thị trường thuốc Việt Nam phát triển theo xu hướng hạn chế nhập
khẩu và phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường nhất thiết cần đến
sự phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất
thuốc tại Việt Nam. Việc nâng cao được năng lực canh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh cho người tại Việt Nam nói chung cần
phải có được sự cải cách sâu rộng trên phạm vi toàn ngành. Không có bất
kỳ một doanh nghiệp riêng lẻ hay một nhóm nhỏ các doanh nghiệp nào có
đủ khả năng và uy tín để có thể tự giải quyết được vấn đề này, ở đây cần
đến vai trò của Nhà nước.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau
các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc Việt Nam còn tồn
tại nhiều bất cập. Bên cạnh sự yếu kém trong cạnh tranh của các doanh nghiệp
9
sản xuất thuốc Việt Nam gây ra tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn
cung thuốc nhập khẩu, chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc
chữa bệnh vẫn chưa loại bỏ được sự tồn tại các hình thức độc quyền sản
phẩm, độc quyền phân phối bởi các doanh nghiệp đa quốc gia, độc quyền
nhập khẩu thuốc bởi các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước hoặc doanh
nghiệp đã được cổ phần hoá nhưng Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Quy
hoạch đầu tư phát triển ngành dược còn thiếu tập trung, chiến lược phát triển
ngành dược bao gồm các mục tiêu khó thực hiện đối với thực trạng năng lực
của ngành dược Việt Nam. Nhà nước kiểm soát giá thuốc ở tầm vĩ mô chưa
hiệu quả, hiện tượng vi phạm bản quyền còn diễn ra, nhiều lô thuốc không đạt
tiêu chuẩn chất lượng lưu hành trên thị trường và bị thu hồi sau đó, mất cân
đối giữa cung và cầu thuốc đặc biệt là các loại thuốc tiên tiến thuộc nhóm kê
đơn dẫn tới tình trạng leo thang của giá thuốc làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích
kinh tế và chăm sóc sức khoẻ của người bệnh Việt Nam.
Nhận thức được nhu cầu cấp thiết cần phải tiếp tục cải cách nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước trong những năm tới, tác giả đã chọn đề tài nghiên
cứu: “Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa
bệnh tại Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách quản lý Nhà
nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh. Những yếu tố ảnh hưởng đến cung,
cầu và giá thuốc chữa bệnh.
Nghiên cứu thực trạng thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam và
chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
giai đoạn 1995-2007.
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách quản lý Nhà
nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam đến năm 2015.
10
Kết quả nghiên cứu của Luận án là thông tin tham khảo hữu ích cho các
nhà quản lý và hoạch chính sách quản lý của nhà nước đối với thị trường
thuốc chữa bệnh tại Việt Nam trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: trọng tâm nghiên cứu của Luận án là các chính
sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam và thị
trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam. Luận án tập trung nghiên cứu những
chính sách quản lý Nhà nước đặc trưng có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và
phát triển của thị trường thuốc chữa bệnh nhằm hướng tới mục tiêu của chính
sách thuốc quốc gia được Nhà nước ban hành ngày 20/6/1996 “ Đảm bảo
cung cấp thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu của người dân và Sử dụng
thuốc an tòan hợp lý” như chính sách đăng ký thuốc, bảo hộ sở hữu trí tuệ,
chính sách khuyến khích sản xuất thuốc Generic, chính sách quản lý chất
lượng, chính sách đầu tư, chính sách kiểm soát giá thuốc, chính sách nhập
khẩu thuốc song song, chính sách đối với hệ thống phân phối thuốc và chính
sách sử dụng thuốc trong hệ thống bảo hiểm y tế.
Giới hạn không gian: Luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết
những vấn đề đã lựa chọn diễn ra ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Luận án giới
thiệu những kinh nghiệm thành công của các chính sách quản lý Nhà nước
đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại một số nước trên thế giới như Mỹ,
Nhật Bản và Ấn Độ.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: giai đoạn mà Luận án tập trung
nghiên cứu là từ 1995 đến 2007 nhằm phân tích một quá trình lịch sử và tác
động của các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa
bệnh tại Việt Nam.
11
4. Các phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, Luận án kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu. Trước hết là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là
phương pháp tổng hợp xuyên suốt toàn bộ Luận án. Các vấn đề nghiên cứu
thực tiễn chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại
Việt Nam trong thời gian qua, cũng như các đề xuất kiến nghị tiếp tục đổi mới
trong Luận án đều xuất phát từ các căn cứ lý luận khoa học, gắn liền với thực
tiễn, với bối cảnh lịch sử trong từng giai đoạn phát triển.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và phân tích
các số liệu thứ cấp.
Phương pháp chuyên gia được Luận án sử dụng trong nghiên cứu các lý
thuyết về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường, về kinh nghiệm
quốc tế để rút ra tính quy luật và những kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều
kiện Việt Nam.
Các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê được sử dụng để
nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình và kết quả chính sách quản lý của
Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam qua các giai đoạn
phát triển khác nhau.
Đồng thời Luận án còn sử dụng thêm phương pháp nghiên cứu so sánh
nhằm rút ra kinh nghiệm về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường
thuốc chữa bệnh của các nước có trình độ phát triển khác nhau và đi sâu
nghiên cứu so sánh với một nước có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế gần tương
tự như Việt Nam nhưng đã thành công.
5. Tình hình nghiên cứu
Tình hình triển khai nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách quản lý của Nhà
nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh, hạn chế hoặc xoá bỏ tình trạng độc
12
quyền trong khâu phân phối, xác lập khung pháp lý phù hợp với hoàn cảnh
của mỗi nước và không mâu thuẫn với các quy định quốc tế nhằm tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác nghiên
cứu và phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước. Tại các
nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và liên minh châu Âu thì vấn đề này đã
được nghiên cứu và ứng dụng từ vài chục năm về trước đem lại kết quả to lớn
là các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại các nước này đã chiếm lĩnh khoảng
70% thị phần xuất khẩu thuốc trên toàn thế giới và sở hữu khoảng 90% các
thuốc chữa bệnh tiên tiến, theo Keith E.Maskus (2006) [85].
• Burstall và Micheal. L (1997) [68] đã đánh giá các phương pháp quản
lý chi phí thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân tại Anh trong tác phẩm nghiên cứu
“ Quản lý chi phí và lợi ích đối với thuốc chữa bệnh tại Anh”, trong nghiên
cứu này các tác giả đã bàn luận về mối tương quan giữa mức chi phí thuốc
của bệnh nhân tại Anh và lợi ích về hiệu quả điều trị bệnh. Burstall và
Micheal L đã đưa ra khái niệm về “giá điều trị bệnh hiệu quả” thay vì giá
thuốc, bởi chi phí điều trị bệnh nhân được tính trong tổng thể dịch vụ y tế nói
chung. Từ đó các tác giả có những giải pháp kiến nghị đối với các nhà quản lý
bảo hiểm y tế, các nhà chuyên môn và các cơ quan chức năng không nên chỉ
quan tâm đến giá thuốc, mà còn phải quan tâm đến hiệu quả điều trị bệnh và
chi phí điều trị bệnh nói chung.
• Trong tác phẩm “Chi phí nghiên cứu và lợi ích kinh tế từ kết quả
nghiên cứu thuốc chữa bệnh”, Grabowski, Henry G và Wermon, Jonh (2006)
[76] đã phân tích chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất đa
quốc gia là đầu tư rất lớn cho nghiên cứu và phát triển để phát minh ra thuốc
mới có bảo hộ độc quyền, từ đó có thể định giá thuốc cao và chiếm thị phần
lớn để thu siêu lợi nhuận. Các tác giả cũng thống kê về chi phí trung bình tăng
từ 300 triệu đô la Mỹ giai đoạn sau năm 1970 đến 500 triệu đô la Mỹ giai
13
đoạn sau năm 2000 để đầu tư cho việc nghiên cứu phát minh ra một loại thuốc
mới bởi các doanh nghiệp đa quốc gia trong khoảng thời gian 1970-2003.
• Jacobzone và Stephane (2005) [82] đã công bố kết quả nghiên cứu với
nhan đề “Các chính sách quản lý thị trường thuốc chữa bệnh tại các nước thuộc
tổ chức hợp tác phát triển kinh tế, dung hoà giữa lợi ích xã hội và ngành”, trong
nghiên cứu này các tác giả đã phân tích và đề cao vai trò của các tổ chức cung
cấp dịch vụ bảo hiểm y tế và chính sách quản lý của Nhà nước đối với thị trường
thuốc chữa bệnh. Quan điểm nổi bật của các tác giả này là khuyến khích các
doanh nghiệp cạnh tranh bằng chất lượng thuốc, xây dựng thương hiệu, chấp
nhận giá thuốc cao để các doanh nghiệp thu siêu lợi nhuận và tái đầu tư cho
nghiên cứu phát triển, chi phí thuốc chữa bệnh nói riêng và dịch vụ y tế nói
chung cần được thực hiện theo phương pháp chi trả kết hợp giữa bệnh nhân-bảo
hiểm y tế hoặc giữa bệnh nhân-trợ giá của Nhà nước. Kết hợp chi trả được thực
hiện theo nguyên tắc chi phí dịch vụ y tế bao gồm chi phí thuốc chữa bệnh sẽ
được chi trả một phần bởi bệnh nhân, phần còn lại sẽ được chi trả từ hệ thống
bảo hiểm y tế hoặc trợ giá của Nhà nước. Với chi phí điều trị bệnh ở mức thấp và
đối với các bệnh nặng, bệnh nan y thì phần chi trả trực tiếp từ bệnh nhân chiếm
tỷ lệ thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị bệnh ở mức cao. Vì ở mức cao nhu
cầu tự nguyện của bệnh nhân đòi hỏi dịch vụ y tế tốt hơn như sử dụng các công
nghệ chẩn đoán, điều trị hiện đại, thuốc chữa bệnh có giá thành cao. Phương
pháp này được áp dụng để dung hoà giữa mức kinh phí giới hạn của các tổ chức
bảo hiểm y tế, Nhà nước và nâng cao trách nhiệm đối với các quyết định sử dụng
dịch vụ y tế ở mức khác nhau theo các đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Tại các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái
Lan thì Nhà nước đã nhận thức được vai trò quan trọng này khoảng 30 năm
trở lại đây và cũng đã có nhiều tác động chủ động, tích cực để hỗ trợ các
doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước phát triển theo xu hướng nâng cao
14
năng lực cạnh tranh. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới (2006)
[104], hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tại các nước này
đã đáp ứng được trên 70% nhu cầu của thị trường thuốc chữa bệnh trong
nước. Hiệu quả tác động tích cực của các chính sách quản lý Nhà nước tại các
nước trên đến thị trường thuốc chữa bệnh và hoạt động của các doanh nghiệp
sản xuất thuốc chữa bệnh trong nước đã được phát huy theo đúng hướng. Họ
đã ứng dụng các chính sách quản lý phù hợp với thực trạng của mỗi nước dựa
trên rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc.
• Trong công trình nghiên cứu về “Xu hướng, tác động và chính sách thực
hiện của Nhà nước các nước châu Á”, Narsalay R (2006) [94] đã phân tích
vai trò hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong
nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả đã chỉ ra khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp thuộc các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ấn độ, Trung Quốc. Trong đó, Nhật Bản thuộc một trong những nước có nền
công nghiệp dược tiên tiến nên Nhà nước khuyến khích thực hiện chiến lược
cạnh tranh bằng phát minh, sáng chế. Các nước như Hàn Quốc, Ấn độ, Trung
Quốc, là các nước có nền công nghiệp dược thuộc loại trung bình và khá nên
Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất thuốc
Generic để cạnh tranh.
• Năm 1998, Lanjouw JO [90] đã công bố công trình nghiên cứu với nhan
đề
“Bán thuốc Generic giá thấp, đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp Ấn Độ”.
Tác giả đã thống kê, phân tích và chỉ ra chiến lược chủ yếu để cạnh tranh của
các doanh nghiệp Ấn Độ là tập trung sản xuất các thuốc Generic giá thành
thấp để cạnh tranh bằng giá với các doanh nghiệp đa quốc gia tại thị trường
trong nước và thế giới, các doanh nghiệp Ấn Độ đã thu được những thành
15
công nhất định, đáng để doanh nghiệp của các nước đang phát triển khác rút
ra những bài học kinh nghiệm.
Tình hình triển khai nghiên cứu tại Việt Nam
Trước năm 2003, các chuyên gia và cơ quan chức năng tại Việt Nam
chưa quan tâm thích đáng đến nghiên cứu về thị trường và chính sách quản lý
Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh nên hầu như không có một công
trình nghiên cứu khoa học nào về thị trường thuốc chữa bệnh và chính sách
quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh. Giai đoạn từ 2003-
2007, do giá thuốc tại thị trường Việt Nam tăng lên liên tục, tạo ra sự chú ý
của xã hội đối với thị trường thuốc, từ đó những vấn đề về thị trường thuốc
chữa bệnh, doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam và các chính sách quản
lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh đã được các chuyên gia và cơ
quan chức năng quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu chủ yếu dưới dạng
tổng kết báo cáo, tổng hợp và phân tích các số liệu phản ánh thực trạng thị
trường thuốc và các doanh nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam:
• Trong báo cáo tổng kết về “Tình hình sản xuất và kinh doanh dược
tại Việt Nam”, Cục quản lý dược Việt Nam (2006) [40] đã tổng kết và nêu
rõ thực trạng thị trường thuốc Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn
nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc Việt Nam hiện chỉ tập trung
sản xuất các sản phẩm Generic thông thường, công nghệ sản xuất còn lạc
hậu so với khu vực và trên thế giới.
• Cao Minh Quang và cộng sự (2005) [19] đã giới thiệu nghiên cứu “Cơ
hội và thách thức của ngành dược Việt Nam trước thềm hội nhập”. Các tác
giả đã phân tích về những cơ hội đối với ngành dược Việt Nam sau khi hội
nhập với khả năng tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường dòng
chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến và xâm nhập thị trường thế
giới. Đồng thời, các tác giả cũng phân tích những nguy cơ đối với ngành dược
16
Việt Nam sẽ gặp phải sau khi hội nhập đó là gia tăng mức độ cạnh tranh ngay
tại thị trường Việt Nam, gia tăng sức ép đối với Nhà nước về kiểm soát hiệu
quả hơn nữa quyền sở hữu trí tuệ.
• Cục quản lý dược Việt Nam (2006) [18] đã công bố “Chiến lược phát
triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của
Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” . Nội dung của
chiến lược đã phân tích về mục tiêu và quy hoạch phát triển ngành sản
xuất, kinh doanh thuốc tại Việt Nam đến năm 2015 theo xu hướng tăng
cường sản xuất thuốc bởi các doanh nghiệp trong nước nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người dân Việt Nam, giảm phụ thuộc vào nguồn
cung thuốc từ nhập khẩu.
Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có một công trình nghiên cứu tổng
hợp độc lập nào về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc
chữa bệnh tại Việt Nam. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu cần được
khắc phục, xuất phát từ tầm quan trọng của các chính sách quản lý Nhà nước
đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam.
6. Đóng góp của Luận án
Với những kết quả nghiên cứu, Luận án hy vọng sẽ đóng góp những ý
tưởng mới để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tiếp tục nâng
cao hiệu quả quản lý thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam.
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về các chính sách quản lý Nhà nước đối
với thị trường thuốc chữa bệnh. Đặc biệt Luận án đã làm sáng tỏ về chính
sách quản lý Nhà nước đối với nhập khẩu thuốc song song, đây là chính sách
có tính chất riêng biệt so với các loại hàng hoá tiêu dùng khác.
- Phân tích và đánh giá thực trạng thị trường thuốc và các chính sách
quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam giai đoạn
17
từ 1995 đến 2007, trên cơ sở đó chỉ rõ những vấn đề thuộc chính sách của
Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh cần được giải quyết.
- Đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới các chính sách
quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam đến
năm 2015. (i) Nhóm giải pháp về quá trình chính sách quản lý Nhà nước
đối với thị trường thuốc tại Việt Nam. (ii) Nhóm giải pháp chính sách
nhằm tăng cung thuốc sản xuất trong nước. (iii) Nhóm giải pháp chính
sách phát triển thị trường phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và năng lực của
các doanh nghiệp Việt Nam.
Những đóng góp khoa học này có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng của các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị
trường thuốc giúp các nhà hoạch định chính sách và quản lý tiếp tục cải tiến
các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thị trường thuốc Việt Nam phát triển ổn
định, đảm bảo dung hoà lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị
trường thuốc chữa bệnh.
Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc
chữa bệnh tại Việt Nam
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý Nhà
nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
Trong phạm vi thời gian và khả năng nghiên cứu cho phép, Luận án đã
rất cố gắng để có thể đóng góp nhất định vào quá trình nghiên cứu chính sách
quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc tại Việt Nam. Luận án cũng đưa ra
18
một số gợi ý tiếp tục nghiên cứu về các chủ đề liên quan tới vai trò quản lý
Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh tại Việt Nam nói chung.
19
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG THUỐC
CHỮA BỆNH
Thế kỷ 20 đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống, nói đúng
hơn là giữa hai mô hình kinh tế đối lập nhau: mô hình kế hoạch hoá tập
trung và kinh tế thị trường. Thế nhưng chỉ đến cuối thể kỷ 20 thì câu trả lời
._.cho sự phân tranh thắng bại nói trên mới rõ ràng: mô hình kế hoạch hoá tập
trung đã thất bại trong việc duy trì tăng trưởng nhanh, tạo ra sự phồn vinh
và đảm bảo phúc lợi kinh tế cao cho người dân. Trong khi đó, mô hình kinh
tế thị trường tỏ ra rất thành công trong các nền kinh tế đa dạng, từ những
nước có truyền thống thị trường như Tây Âu và Bắc Mỹ, đến những nước
đi sau ở châu Á hay Mỹ La tinh.
Thực tế cho thấy bàn tay vô hình của thị trường tự do thường tỏ ra có
ưu thế vượt trội so với bàn tay hữu hình của Nhà nước trong việc phân bổ
các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Song trong một số trường hợp, bàn
tay vô hình không vận hành tốt. Khi đó, sự can thiệp của Nhà nước vào thị
trường có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động chung của nền kinh tế. Do
vậy, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều vận hành theo mô hình
hỗn hợp. Trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, cả Nhà nước và thị trường
cùng điều tiết các hoạt động kinh tế. Nhà nước đóng vai trò quan trọng chứ
không chỉ đơn thuần giống như một “cảnh sát” giám sát và kiểm tra hoạt
động của khu vực kinh tế tư nhân.
1.1. Thị trường thuốc chữa bệnh
1.1.1. Khái niệm về thị trường thuốc chữa bệnh
Theo Marshall [60], thị trường là tổng thể những người có quan hệ mua
bán, hay là nơi gặp gỡ của cung và cầu. Khi nghiên cứu cơ chế thị trường
20
Marshall cho rằng, một mặt trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì cung cầu
phụ thuộc vào giá cả. Mặt khác, cơ chế thị trường tác động làm cho giá cả phù
hợp với cung cầu. Theo định nghĩa của tác giả Mỹ Bruce Abram [114] “thị
trường là nơi hàng hoá và dịch vụ được trao đổi theo hình thức mua và bán”.
Tổ chức Grossory của Mỹ lại quan niệm [114] “thị trường là mạng lưới có
nhiều người mua và bán tương tác trao đổi với nhau những hàng hoá và dịch
vụ vì tiền”.
Tổng hợp lại các khái niệm trên thì thị trường bao gồm một số yếu tố
cơ bản đó là có sự tham gia của người mua, người bán và hàng hoá. Hàng hoá
và dịch vụ được trao đổi giữa người mua và bán. Cơ sở để thực hiện sự trao
đổi này đó là giá cả thị trường của hàng hoá và dịch vụ.
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO) [104] “thuốc là chất
hoá học làm thay đổi chức năng của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể và
làm thay đổi tiến trình của một bệnh”. Khái niệm này được người Việt Nam
hiểu là định nghĩa về các loại thuốc tân dược. Tại các nước châu Á, trong đó
tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam còn có khái niệm về một loại thuốc
đông y hay thuốc y học cổ truyền để nói về những thuốc có nguồn gốc từ thực
vật, khoáng chất tự nhiên. Về vấn đề này Bộ Y tế Việt Nam đã có định nghĩa
tại thông tư số 5707/BYT-QĐ ngày 8-7-1993 [12] nêu rõ “các chế phẩm y
học cổ truyền là các dạng thuốc được sản xuất từ các dược liệu đã được chế
biến theo lý luận và phương pháp bào chế của y học cổ truyền dùng để phòng
bệnh, chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ cho con người”. Tuy nhiên, Tổ chức y
tế thế giới (WHO) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chưa công nhận
khái niệm về thuốc đông y trong việc đối sử với các sản phẩm này trong các
giao dịch thương mại, tính thuế, kiểm soát thị trường, quy trình đăng ký lưu
hành trên thị trường và điều trị như là một loại thuốc mà thường chỉ được coi
là thực phẩm chức năng.
21
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ hai nhóm thuốc: nhóm ETC (Ethical) khi
sử dụng bắt buộc cần đến đơn của bác sĩ và nhóm OTC (Over the counter) khi
sử dụng không nhất thiết cần đến đơn của bác sĩ. Quy luật cạnh tranh trên thị
trường của hai nhóm thuốc này có những đặc điểm rất khác nhau.
Bằng những phân tích trên đây có thể định nghĩa “thị trường thuốc
chữa bệnh là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi theo hình thức mua bán giữa
hai bên cung và cầu về thuốc chữa bệnh theo luật pháp và thông lệ”.
1.1.2. Giá thuốc chữa bệnh
Theo Marshall [60], giá cả là quan hệ số lượng mà trong đó hàng hoá
và tiền tệ được trao đổi với nhau. Giá cung là giá cả mà người sản xuất có thể
tiếp tục sản xuất ở mức hiện tại. Giá cung được quyết định bởi chi phí sản
xuất. Chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố
định là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu bất kể có hay không có sản lượng
và hầu như không thay đổi theo sản lượng. Chi phí biến đổi bao gồm chi phí
về nguyên liệu, lương công nhân, nó tăng thêm khi gia tăng sản lượng. Giá
cầu là giá mà người mua có thể mua số lượng hàng hoá hiện tại. Giá cầu được
quyết định bởi ích lợi giới hạn. Nghĩa là giá cầu giảm dần khi số lượng hàng
hoá cung ứng tăng lên, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi. Khi
giá cung và cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị
trường.
Đối với sản phẩm thuốc chữa bệnh, giá cung trước hết được quy định
bởi các doanh nghiệp sản xuất thuốc, sau khi đã tính toán các chi phí sản xuất
và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá thuốc do các doanh nghiệp sản
xuất đưa ra chưa phải là giá cung cuối cùng mà còn phụ thuộc vào chi phí và
lợi nhuận của các khâu phân phối trung gian. Do vậy, nếu các khâu phân phối
trung gian càng phức tạp, qua nhiều tầng nấc thì chi phí càng cao hoặc có hiện
22
tượng độc quyền trong phân phối với lợi nhuận cao thì điều tất yếu xẩy ra là
giá thuốc được cung ra thị trường sẽ tăng lên.
Hình 1.1: Giá cân bằng thị trường
Theo cách hiểu thông thường, giá cầu thuốc phụ thuộc vào khả năng
chi trả của người bệnh. Nhưng không phải hoàn toàn như vậy đối với thuốc
chữa bệnh, thị trường thuốc có những đặc điểm riêng như khi có sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống bảo hiểm y tế và khi số lượng người tham gia bảo
hiểm y tế chiếm tỷ lệ đa số thì giá cầu thuốc sẽ bị tác động thông qua khâu
trung gian là các tổ chức bảo hiểm y tế.
Theo nghiên cứu của Ballance R, Porany J và Forster H, 2005 [69], nhận
xét có hiện tượng tồn tại giá khác nhau của cùng một loại thuốc giữa các nước
khác nhau, đặc biệt là các loại thuốc mới phát minh đang trong thời hạn được
bảo hộ độc quyền sản xuất, phân phối theo quy định về quyền sở hữu trí tuệ
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để tính toán tác động của một số
yếu tố đến mức giá khác nhau của cùng một loại thuốc tại các nước khác
nhau, Schut và Van Bergeijk (1996) đã đưa ra công thức tính sau:
∆P = 38.5* + 1.4* GDPPC- 0.6* CONSPC + 7.1 DPAT-15.7**CDP- 11.1 IPC
Trong đó:
∆P : Chỉ số thay đổi giá một loại thuốc giữa các nước
GDPPC: GDP trên đầu người
23
CONSPC: Giá trị thuốc tiêu dùng trên đầu người
DPAT: Bảo hộ của Nhà nước đối với quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệu quả (1), không hiệu quả (0)
CDP: Những biện pháp kiểm soát trực tiếp giá thuốc của Nhà nước.
Có (1), không có (0)
IPC: Những biện pháp kiểm soát gián tiếp giá thuốc của Nhà nước.
Có (1), không có (0)
(*) độ tin cậy 95%, (**) độ tin cậy 99%
Như vậy, theo kết quả phân tích từ công thức tính chỉ số thay đổi giá
của cùng một loại thuốc giữa các nước khác nhau, các chính sách quản lý
vĩ mô của Nhà nước như chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chính
sách kiểm soát giá thuốc, các chính sách có liên quan đến mức cầu về thuốc
chữa bệnh từ chi tiêu của Nhà nước dành cho dịch vụ y tế trong đó có tiêu
dùng thuốc, chính sách sử dụng thuốc từ hệ thống bảo hiểm y tế có tác
động đến sự thay đổi mặt bằng giá thuốc trên thị trường trong phạm vi
quốc gia. Do đó cần phải nghiên cứu về các chính sách quản lý Nhà nước
đối với thị trường thuốc chữa bệnh.
1.2. Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh
Thị trường thuốc chữa bệnh và chính sách quản lý Nhà nước đối với thị
trường thuốc chữa bệnh về cơ bản giống như đối với hàng hoá tiêu dùng nói
chung. Tuy nhiên, thuốc là một sản phẩm đặc biệt nhậy cảm bởi nó liên quan
đến sức khoẻ con người và ảnh hưởng lớn đến phúc lợi xã hội. Do vậy, thị
trường thuốc chữa bệnh và chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường
thuốc chữa bệnh có những đặc điểm riêng cần được nghiên cứu.
Chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh của mỗi
quốc gia được ban hành nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể đối với ngành
dược và phù hợp với những mục tiêu chung của hệ thống Y tế.
24
Mục tiêu của chính sách thuốc quốc gia theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
thế giới [105]:
+ Đảm bảo công bằng đối với mọi người dân về khả năng tiếp cận những
thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu quốc gia với giá thành hợp lý.
+ Đảm bảo cung cấp cho người dân những thuốc chữa bệnh có chất lượng,
hiệu quả và an tòan.
+ Đảm bảo việc sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lý để chữa bệnh của các
chuyên gia y tế đối với người bệnh.
Tiếp cận từ phía ngành công nghiệp dược, chính sách quản lý Nhà nước
đối với thị trường thuốc cần đạt được những mục tiêu chính sau:
+ Bảo vệ quyền lợi cho những nghiên cứu phát triển nhằm duy trì liên tục
phát minh, sáng chế ra những sản phẩm thuốc chữa bệnh mới.
+ Đảm bảo tính an toàn cho sức khoẻ của người sử dụng thuốc để chữa
bệnh.
+ Kiểm soát số lượng, chất lượng và chi phí thuốc chữa bệnh của người
dân ở mức hợp lý phù hợp với hòan cảnh kinh tế, xã hội mỗi quốc gia.
Các chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh cần
ban hành và thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu trên.
1.2.1. Chính sách thuốc quốc gia theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
Nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các thuốc chữa bệnh là
một thách thức lớn đối với bất kỳ Nhà nước nào trên thế giới, đặc biệt là các
nước đang, kém phát triển khi mức sống của người dân còn thấp và ngân sách
quốc gia dành cho dịch vụ Y tế nói chung còn hạn chế. Tổ chức Y tế thế giới đã
khuyến cáo về những nguyên tắc và nội dung cơ bản đối với chính sách thuốc
quốc gia. Thông qua đó, Nhà nước sẽ hoạch định chiến lược và ban hành chính
sách thuốc phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
• Lựa chọn và sử dụng thuốc hợp lý
25
Không có bất kỳ hệ thống y tế nào trên thế giới có khả năng cung cấp
tất cả các loại thuốc cho người dân với số lượng vô hạn. Chính sách thuốc
quốc gia cần đảm bảo nguyên tắc lựa chọn và sử dụng danh mục thuốc thiết
yếu một cách hợp lý. Chính sách thuốc quốc gia cần được hoạch định theo
hướng đáp ứng các hướng dẫn điều trị tiêu chuẩn, đào tạo chuyên sâu cho
các cán bộ y tế, thông tin rộng rãi cho cộng đồng, kiểm sóat chi phí sử
dụng thuốc hợp lý và cung ứng thuốc đầy đủ cho nhu cầu khám, chữa bệnh
với chất lượng tốt. Những yếu tố này sẽ tác động lớn tới chất lượng chăm
sóc sức khỏe cho người dân nói chung. Đây là những quan điểm đã được
công nhận rộng rãi trên thế giới và có tác động tới tất cả các cơ sở y tế
công lập và tư nhân của mọi quốc gia. Nhà nước định hướng các cơ sở y tế,
người dân lựa chọn và sử dụng thuốc hợp lý thông qua những hướng dẫn
điều trị tiêu chuẩn quốc gia có tham khảo các nguyên tắc điều trị được
khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế thế giới, ban hành danh mục thuốc thiết yếu
quốc gia nhằm đảm bảo các giải pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh
nhân, tránh tình trạng lãng phí, lạm dụng thuốc chữa bệnh.
• Giá thuốc hợp lý
Nhằm đảm bảo kiểm soát tổng chi phí điều trị bệnh phù hợp với khả
năng chi trả của người dân ở tầm vĩ mô, giá của thuốc là một trong những yếu
tố quan trọng cần được xét tới trong chính sách thuốc quốc gia. Nhà nước cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp: một là, thông tin đầy đủ về giá thuốc cho các
cán bộ quản lý, cơ sở y tế, cán bộ y tế và người dân biết để có thể lựa chọn
được mức giá phù hợp nhất khi sử dụng. Hai là, thực hiện đấu thầu cung ứng
thuốc rộng rãi tại các cơ sở y tế nhằm khuyến khích cạnh tranh về giá đối với
các doanh nghiệp cung ứng thuốc. Ba là, khuyến khích sự liên kết trong nội
bộ hệ thống y tế, để có thể đặt hàng với số lượng lớn nhằm đạt được mức
chiết khấu cao, giúp giảm chi phí thuốc. Bốn là, khuyến khích sản xuất và sử
26
sụng thuốc Generic có chất lượng tốt thay thế, khi các thuốc mới có bản
quyền hết thời hạn độc quyền sản xuất. Năm là, giảm thuế hoặc không đánh
thuế đối với thuốc chữa bệnh, đặc biệt là các thuốc thuộc danh mục thuốc
thiết yếu quốc gia. Sáu là, khuyến khích đạt được sự công bằng khi định giá
thuốc theo khả năng chi trả của người dân tại các nước khác nhau, đặc biệt đối
với thuốc được sản xuất bởi các công ty đa quốc gia.
• Đảm bảo khả năng tài chính
Đảm bảo khả năng tài chính cho hệ thống y tế để cung cấp đầy đủ các
thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu quốc gia là nhiệm vụ quan trọng cần
được Nhà nước quan tâm. Các giải pháp được khuyến cáo thực hiện như sau:
một là, tăng cường ngân sách quốc gia cho chi phí y tế. Hai là, hạn chế việc
chi trả trực tiếp chi phí thuốc điều trị từ người dân thông qua phát triển hệ
thống bảo hiểm y tế và thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Ba là, khuyến khích
các giải pháp nhằm hỗ trợ chi phí thuốc chữa bệnh với bệnh nhân từ hệ thống
bảo hiểm y tế, cơ sở y tế công lập.
• Phát triển hệ thống y tế và cung ứng thuốc tin cậy
Nhiều nước đang và kém phát triển thường tỏ ra yếu kém trong việc
phát triển hệ thống y tế và cung ứng thuốc rộng khắp cả nước, nhằm đảm
bảo người dân có thể nhanh chóng tiếp cận được các dịch vụ y tế, thuốc
điều trị hiệu quả khi cần. Các giải pháp được Tổ chức Y tế thế giới khuyến
cáo thực hiện như sau: một là, phát triển hệ thống Y tế hiệu quả là nhiệm
vụ quan trọng của Nhà nước thuộc bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Danh
mục thuốc thiết yếu sử dụng tại các cơ sở y tế, cần được cập nhật hàng năm
theo sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất dược. Hai là, Nhà nước
cần khuyến khích nhiều nguồn khác nhau tham gia vào hệ thống Y tế, bao
gồm dịch vụ y tế công lập, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Ba là,
kiểm soát thị trường thuốc chữa bệnh thông qua các công cụ quản lý của
27
Nhà nước như chính sách, quy định nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho
người dân. Bốn là, khuyến khích nghiên cứu, phát triển, sử dụng các loại
thuốc cổ truyền dân tộc, địa phương nhằm đa dạng hóa nguồn cung thuốc
và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Trên cơ sở những nguyên tắc, nội dung cơ bản của chính sách thuốc
quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, chính sách quản lý thị
trường thuốc sẽ được đi sâu nghiên cứu ở những phần tiếp theo.
1.2.2. Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong ngành sản xuất thuốc chữa bệnh liên
quan đến cơ sở đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Nếu không có sự bảo hộ
này, lợi nhuận trên hoạt động đầu tư cho các thuốc mới phát minh sẽ bị sụt
giảm nghiêm trọng. Watal, Jayashee, 2005 [103], khi nghiên cứu về tác động
của hiệu quả bảo hộ sở hữu trí tuệ của Nhà nước tại 14 quốc gia thuộc châu Á
và châu Phi đã nhận xét “có nhiều bằng chứng chứng minh rằng nếu không có
sự bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ tại một quốc gia nào đó thì 65% loại
thuốc mới sẽ không được đưa vào thị trường phục vụ điều trị bệnh nhân, 60%
loại thuốc mới sẽ không được tiếp tục nghiên cứu phát triển”.
Đối với một loại thuốc mới được phát minh, sáng chế thì giá trị của bảo
hộ phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bảo hộ thuốc bằng cách cho phép doanh
nghiệp đã phát minh được quyền độc quyền sản xuất, phân phối loại thuốc đó.
Mặc dù, thời hạn quy định bảo hộ theo thoả thuận quốc tế là 20 năm tính từ
khi đăng ký bảo hộ, tức là từ khi kết thúc giai đoạn hai của quá trình nghiên
cứu phát triển. Sự chậm trễ giữa thời gian khi bắt đầu được đồng ý bảo hộ cho
đến khi doanh nghiệp sản xuất đạt được sự phê duyệt để đưa loại thuốc đó ra
thị trường đã làm cho thời hạn bảo hộ thực tế trên thị trường rút ngắn lại. Ví
dụ: như thời gian bảo hộ thực tế cho các loại thuốc mới tại Mỹ, Anh và Đức
đã bị rút ngắn lại rất nhiều trong giai đoạn 1960-1980 do có nhiều quy định về
28
thử nghiệm được áp đặt bởi Nhà nước trước khi cho phép loại thuốc đó lưu
hành trên thị trường. Thời gian bảo hộ thực tế về độc quyền sản xuất, phân
phối thuốc mới phát minh trên thị trường là khoảng 15 năm trong những năm
1960 đã bị rút ngắn lại khoảng 8 năm trong những năm 1980 tại Mỹ [82].
Để thích ứng với hiện tượng bị rút ngắn lại của thời gian bảo hộ thực tế,
tại Mỹ và liên minh châu Âu đã đưa ra quy định đặc biệt nhằm kéo dài thời
gian này. Tại Mỹ luật Waxman-Hatch đã quy định kéo dài thêm thời gian này
5 năm nữa và cũng quy định thời gian tối đa bảo hộ thực tế là 14 năm. Tại liên
minh châu Âu, họ đã quy định kéo dài thời gian bảo hộ thực tế tăng thêm 5
năm bởi một quy định có tên là “ chứng nhận bảo hộ bổ xung” [84].
Kéo dài thời gian bảo hộ là yếu tố quan trọng khuyến khích và thưởng
cho nghiên cứu phát minh trong ngành công nghiệp sản xuất thuốc. Vai trò
của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong xã hội hiện đại là rất quan trọng và là
yếu tố cơ bản đã được công nhận và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ cho độc quyền sản xuất những hoạt chất thuốc mới phát
minh đã đem lại những ưu điểm và nhược điểm. Nhược điểm quan trọng của
bảo hộ thuốc mới phát minh là sẽ dẫn tới sức mạnh độc quyền trên thị trường,
ưu điểm quan trọng là đảm bảo khuyến khích đưa ra thị trường những thuốc
mới ưu việt hơn.
Theo lý thuyết, chính sách khuyến khích nghiên cứu phát triển đối với
các doanh nghiệp sản xuất thuốc nhằm đảm bảo cho họ thu được nguồn lợi
nhuận đủ lớn khi họ đạt thành công trên thị trường với những thuốc mới đó để
bù đắp cho kinh phí đã đầu tư cho nghiên cứu phát triển, đồng thời tạo lợi
nhuận để cho các doanh nghiệp đó phát triển và tiếp tục đầu tư cho công việc
này. Cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ cho phép các doanh nghiệp có được
một thời gian bảo hộ nhất định trên thị trường với các thuốc mới nhằm giúp
các doanh nghiệp này đạt được lợi ích chính đáng bởi sự đóng góp phát minh
29
của họ đối với xã hội. Tuy nhiên, thời gian bảo hộ này không phải là vô hạn,
bởi vì việc bảo hộ sẽ gây ra tình trạng độc quyền và làm mất đi tính cạnh
tranh. Thị phần hay doanh số mà những doanh nghiệp sản xuất thuốc mới có
thể đạt được sẽ phụ thuộc vào đặc tính của thị trường, như khả năng chấp
nhận giá cao khác biệt, chính sách giá của thuốc đó do doanh nghiệp đặt ra,
chính sách chi trả của các tổ chức bảo hiểm y tế, sự tồn tại các phát minh
tương tự của các đối thủ cạnh tranh. Trong một số trường hợp chỉ với một vài
mức độ cải tiến nhỏ nào đó, không phải chịu chi phí nhiều các doanh nghiệp
sản xuất đã đạt được sự bảo hộ đối với thuốc đó như là các thuốc hoàn toàn
mới. Tóm lại, nếu tất cả các thuốc mới, thuốc cải tiến đều được quy định một
thời gian bảo hộ như nhau sẽ có thể làm méo mó môi trường cạnh tranh, do
đó mức độ bảo hộ cần được thay đổi phụ thuộc vào từng loại thuốc cụ thể.
Vấn đề trên trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất thuốc nói chung.
Những doanh nghiệp nghiên cứu phát triển thuốc mới không thể ngăn
chặn được việc nghiên cứu phát triển của các đối thủ cạnh tranh khi họ cùng
phát minh ra những loại thuốc chữa cùng một bệnh. Hơn nữa, các đối thủ
cạnh tranh nhỏ hơn lại nghiên cứu cải tiến thuốc cũ với chi phí thấp hơn nhiều
so với chi phí phát minh ra một hoạt chất hoàn toàn mới. Kết quả dẫn tới
những phát minh có giá trị sẽ có thể không được tiếp tục nghiên cứu nếu như
các doanh nghiệp này dự đoán rằng không được bảo vệ khỏi sự phát sinh ra
những dạng sản phẩm chỉ là cải tiến nhưng lại có lợi thế cạnh tranh. Mặt khác,
sẽ dẫn tới hiện tượng những doanh nghiệp lớn trước đây đầu tư cho nghiên
cứu phát minh ra những thuốc mới có giá trị lớn thì nay chuyển sang nghiên
cứu cải tiến nhỏ hoặc nghiên cứu phát triển thuốc thay thế Generic, hiện
tượng này làm cho giá trị phát minh, phát triển đóng góp cho xã hội bị giảm
xuống.
30
Hơn nữa, việc bảo hộ phát minh, sáng chế có thể tạo ra sự mất cân đối
của giá trị phát minh khi không có sự cạnh tranh trong nghiên cứu phát triển.
Ví dụ, sự thiếu vắng hiệu quả cạnh tranh trong nghiên cứu tạo ra cơ hội cho
một doanh nghiệp lựa chọn cách kéo dài thời gian bảo hộ một loại thuốc sẵn
có bằng cách cải tiến một điểm nhỏ và xin phép tiếp tục bảo hộ thuốc đó.
Công ty Smithkline Beecham đã xin Nhà nước Mỹ tiếp tục kéo dài thời gian
bảo hộ thuốc kháng sinh Augmentin. Ngay trước thời hạn kết thúc thời gian
bảo hộ cho thuốc gốc Augmentin, công ty này đã đăng ký xin phép tiếp tục
bảo hộ thuốc này vì có bổ sung thêm thành phần mới có tác dụng chống lại
sự làm giảm tác dụng của Augmentin. Việc này giúp công ty đạt được giấy
phép kéo dài thêm thời gian bảo hộ cho thuốc cũ có cải tiến, xét về mặt khoa
học thì có rất ít giá trị nghiên cứu hay giá trị phát minh, sáng tạo.
Tương tự như vậy, công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp sản
xuất nghiên cứu theo hướng thêm một số hoạt chất phụ có tác dụng chống
lại sự làm giảm khả năng tác dụng điều trị của hoạt chất cũ, tăng khả năng
tác dụng của hoạt chất cũ, tăng độ an toàn của hoạt chất cũ hay giảm tác
dụng phụ của hoạt chất cũ. Bằng cách này, sự kết hợp mới sẽ giúp các
doanh nghiệp đạt được sự chấp nhận của Nhà nước cho việc kéo dài thời
gian bảo hộ. Một số loại thuốc đã được các doanh nghiệp thực hiện theo
hướng này, như thuốc Prozac jr là loại cải tiến của thuốc Anti-depressant
Prozac thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm (có doanh số 2,5 tỷ đô la năm
2004), thuốc Desloratidine là loại cải tiến của Claritin thuộc nhóm thuốc
chống dị ứng (có doanh số 2,2 tỷ đô la năm 2002), thuốc Nexium là loại cải
tiến của Losec thuộc nhóm thuốc điều trị loét dạ dầy tá tràng (có doanh số
là 6 tỷ đô la năm 2003) trên thị trường toàn cầu. Thêm vào đó, bảo hộ sẽ
dẫn tới giá cao độc quyền và siêu lợi nhuận làm ảnh hưởng lệch lạc đến
quy luật kinh tế thị trường. Những ảnh hưởng lệch lạc này xét về khía cạnh
31
kinh tế đôi khi là nghiêm trọng. Một ưu điểm của bảo hộ quyền phát minh
là về khía cạnh thông tin, nó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sáng chế
nhanh chóng đưa thông tin về phát minh, cải tiến của họ lên các phương
tiện thông tin đại chúng.
Giá trị kinh tế và giá trị xã hội của những thuốc mới này rất khó đánh
giá trong thời gian đầu. Chính bản thân các doanh nghiệp này sẽ là người
đầu tiên đánh giá lợi ích của thuốc mới cho chính họ và cho xã hội. Quyền
được bảo hộ là phần thưởng nhằm đánh giá lợi ích của những phát minh trực
tiếp tác động đến những doanh nghiệp có thuốc mới. Quy trình đăng ký bảo
hộ sẽ khiến cho các phát minh được thông tin rộng rãi, tạo ra một lượng kiến
thức cần thiết có lợi giúp cho các doanh nghiệp khác có thể định hướng cho
công việc nghiên cứu phát triển của mình.
1.2.3. Chính sách sản xuất thuốc Generic
Sau thời hạn bảo hộ bản quyền đối với các thuốc mới, các doanh
nghiệp sở hữu những thuốc này không thể ngăn cản được các doanh nghiệp
khác sản xuất ra những thuốc có cùng hoạt chất và tác dụng điều trị tương
tự. Những thuốc Generic có cùng khả dụng sinh học sẽ được sản xuất ra bởi
các doanh nghiệp khác với giá thành sản xuất và giá bán rẻ hơn rất nhiều.
Sự cạnh tranh của các thuốc Generic sẽ tuân theo quy luật cạnh tranh
thông thường. Mặc dù các thuốc này sẽ có khả năng cạnh tranh rất lớn trên
thị trường nhưng ảnh hưởng về cạnh tranh của chúng còn phụ thuộc vào yếu
tố giá cả và mức độ trung thành đối với thương hiệu cũ của khách hàng với
các thuốc được đưa ra thị trường đầu tiên đã hết thời gian bảo hộ độc quyền.
Thông thường các thuốc mới phát minh, sáng chế thuộc nhóm thuốc điều trị
mới khi đưa ra thị trường ngoài việc được bảo hộ tạm thời về hoạt chất còn
có đăng ký bảo hộ thương hiệu vĩnh viễn. Các doanh nghiệp sở hữu thuốc
mới phát minh đã đầu tư xây dựng thương hiệu và đảm bảo được sự trung
32
thành của khách hàng với thương hiệu đó. Do đó, các thuốc Generic mới đưa
ra thị trường không phải dễ dàng cạnh tranh được với thương hiệu của
những thuốc mới phát minh. Theo báo cáo của Levy cho uỷ ban thị trường
Mỹ, 2005 [88]: “Do được khách hàng công nhận có lợi thế là thuốc đầu tiên
có trên thị trường, với sự khác biệt của sản phẩm và sự trung thành với
thương hiệu, các thuốc mới phát minh không chịu ảnh hưởng quá lớn từ sự
cạnh tranh của các thuốc Generic bởi yếu tố giá cả trong thời gian đầu”.
Vì vậy, ở các nước đang và kém phát triển Nhà nước luôn có xu
hướng đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất
thuốc Generic và các cơ sở y tế sử dụng thuốc Generic cho bệnh nhân để có
thể kiểm soát giảm mức chi phí thuốc chữa bệnh ở tầm vĩ mô.
1.2.4. Chính sách tạo ra cạnh tranh trong điều kiện kiểm soát giá
Cạnh tranh trong sản xuất thuốc có thể được chủ động tạo ra mà vẫn
đảm bảo được mức thu lợi nhuận cho những doanh nghiệp sở hữu thuốc mới
phát minh và vẫn đảm bảo được hệ thống kiểm soát giá thuốc ổn định hợp lý
thông qua khuyến khích hoặc ép buộc nhượng quyền. Theo quy định về
khuyến khích, ép buộc nhượng quyền, một doanh nghiệp sở hữu thuốc mới
phát minh nào đó sẽ được Nhà nước sở tại yêu cầu nhượng quyền sản xuất
và bán ra trên thị trường thuốc mới phát minh đó cho những doanh nghiệp
sản xuất khác.
Doanh nghiệp được mua quyền sản xuất và bán thuốc sẽ phải trả cho
doanh nghiệp sở hữu thuốc mới phát minh một khoản tiền gọi là phí nhượng
bản quyền theo quy định hiện hành của cơ quan chức năng. Mức phí nhượng
bản quyền được lựa chọn theo cách đảm bảo doanh nghiệp sở hữu thuốc mới
phát minh vẫn giữ được lợi nhuận tương đương với lúc trước khi nhượng
quyền, như vậy là việc bắt buộc phải nhượng quyền không làm thiệt hại về
kinh tế cho doanh nghiệp sở hữu thuốc mới phát minh, nhưng lại giúp tạo ra
33
cạnh tranh. Việc chi trả phí nhượng quyền này sẽ kết thúc khi thuốc mới
phát minh đó hết thời gian bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Tạo ra cạnh tranh bằng cách này sẽ có được một số lợi ích như đảm
bảo được việc làm và sản xuất cho doanh nghiệp được nhượng quyền, phá
bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất thuốc. Khi sản xuất thuốc mới phát
minh được thực hiện bởi nhiều doanh nghiệp sản xuất khác nhau, nhiều yếu
tố chi phí sản xuất độc lập nhau sẽ tạo ra thế cạnh tranh để nâng cao hiệu
quả trong sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng nhưng giảm chi phí sản xuất.
Hơn thế nữa, thuốc mới phát minh được sản xuất bởi nhiều doanh nghiệp
khác nhau sẽ được đưa ra thị trường bởi nhiều kênh phân phối khác nhau do
đó sẽ ngăn chặn xu hướng liên kết độc quyền theo chiều dọc giữa một doanh
nghiệp sản xuất và một hệ thống phân phối.
Sản xuất nhượng quyền có thể tác động đến xác định giá thuốc hợp lý
hơn trên thị trường quốc tế và nhập khẩu song song. Một doanh nghiệp khi
bị buộc phải nhượng quyền sản xuất thuốc gốc cho một doanh nghiệp khác
tại những nước có mức chi phí sản xuất thấp, sẽ giúp làm tổng chi phí giảm
xuống và giá thuốc sẽ giảm xuống so với giá thuốc đó khi sản xuất tại những
nước có mức chi phí sản xuất cao hơn. Thuốc có mức giá thấp hơn được sản
xuất bởi doanh nghiệp được nhượng quyền sẽ được bán tới những nước có
giá thuốc đó cao do chi phí sản xuất cao. Mức giá mới hợp lý hơn sẽ hình
thành trên thị trường quốc tế.
1.2.5. Chính sách đối với hệ thống phân phối thuốc
Kiểm soát giá có ảnh hưởng quan trọng tới hệ thống phân phối thuốc.
Người sử dụng thuốc không phải chỉ chịu phí của thuốc mà còn phải chịu
mức chi phí do dịch vụ phân phối thuốc cung cấp bởi doanh nghiệp sản xuất
hay doanh nghiệp phân phối chuyên nghiệp (bán buôn) và hệ thống hiệu
thuốc (bán lẻ). Chi phí cho dịch vụ này là không nhỏ. Burstall, Micheal
34
L,1997 [68] nghiên cứu tại thị trường Anh nhận thấy tổng chi phí cho hệ
thống phân phối thuốc chiếm 44% tổng doanh thu.
Giả định nếu có một chính sách quy định kiểm soát giá bán buôn từ các
doanh nghiệp sản xuất thuốc và các doanh nghiệp phân phối thuốc bán buôn.
Vấn đề còn tiếp tục được tranh luận là mức lợi nhuận của hệ thống bán lẻ thuốc
hay của các hiệu thuốc. Nếu không có sự kiểm soát thì giá bán lẻ sẽ được bán ra
từ các hiệu thuốc là khác nhau do chất lượng dịch vụ và lợi nhuận mong muốn
khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng thuốc.
Nhiều nước đã áp dụng chính sách quy định một mức tỷ lệ lãi xuất
chung, thay bằng việc phải phụ thuộc vào mức lãi xuất khác nhau của mỗi
hiệu thuốc. Khi phương pháp này được áp dụng sẽ nẩy sinh một số vấn đề cần
được giải quyết. Tỷ lệ lợi nhuận cần phải được quy định đủ cao để đảm bảo
lợi nhuận cho tất cả các hiệu thuốc, tức là đã đánh đồng cả những hiệu thuốc
có doanh số lớn và doanh số nhỏ. Kết quả là, hầu hết những hiệu thuốc đều
được hưởng mức lợi nhuận quá cao, nâng cao giá thuốc trên thị trường và làm
tăng mức chi phí sử dụng thuốc của quốc gia. Mức lợi nhuận cao sẽ hấp dẫn
nhiều người đầu tư mở hiệu thuốc. Nếu không có kiểm soát về số lượng hiệu
thuốc, sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa số lượng hiệu thuốc. Chính vì vậy nhiều
nước đã quy định hạn chế tổng số lượng hiệu thuốc cho cả nước, cho một
vùng và quy định khoảng cách tối thiểu giữa những hiệu thuốc.
1.2.6. Chính sách nhập khẩu thuốc song song và chiến lược định giá
thuốc khác biệt giữa các nước của các công ty đa quốc gia
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) [104, tr 34] “Nếu một nhà
sản xuất sở hữu sản phẩm ở một vài nước, thì vì một lý do nào đó họ có thể
quyết định bán sản phẩm đó với mức giá khác nhau ở mỗi nước. Nếu giá ở nước
A thấp hơn ở nước B đáng kể thì các nhà nhập khẩu ở nước B có thể mua sản
35
phẩm ở mức giá rẻ hơn từ nước A và bán ở nước nước B với mức giá thấp hơn
mức giá do nhà sản xuất quy định tại nước B. Đó là nhập khẩu song song.”
Theo định nghĩa của cục quản lý dược Việt Nam, 2005 [19, tr 8]: “ Nhập
khẩu thuốc song song là việc nhập khẩu thuốc có cùng tên biệt dược với
thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam khi các công ty dược
phẩm nước ngoài định giá ở nước này thấp hơn ở nước kia. Hay là, nhập
khẩu thuốc có cùng tên biệt dược với thuốc đã có số đăng ký tại Việt Nam
của cùng một nhà sản xuất, cùng nước sản xuất, nhưng khác nước cung cấp.”
Những định nghĩa trên đã làm rõ vấn đề cơ bản của giao dịch nhập khẩu
thu._.ược và
xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn
2007-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định của số
43/2007/QĐ-TTg.
54. Thủ tướng chính phủ (2007), Quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 29/3/2007.
55. Thủ tướng chính phủ (2004), Quản lý giá thuốc phòng, chữa bệnh cho
người, Quyết định 120/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004.
56. Thủ tướng chính phủ (2005), Điều lệ bảo hiểm y tế, nghị định của Chính
phủ số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005.
57. Thủ tướng chính phủ (2006), Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Dược, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006.
208
58. Thủ tướng chính phủ (2006), Quản lý Nhà nước về dược phẩm, an tòan
vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đọan 2006-2015, Quyết định số
154/2006/QĐ-TTg.
59. Tổng cục thống kê (2006), Số liệu về các chỉ số kinh tế xã hội,
60. Trần Bình Trọng (2003), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB thống kê.
61. Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, NXB thế giới, Hồ Chí Minh.
62. Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội (2006), báo cáo số 3561/BHXH-
GĐYT.
TIẾNG ANH
63. Abbott, Frederic (2006), First report (final) to the committee on
International Trade Law of the International Law Association on the
Subject of Parallel Importation, Journal of Interantional Economic
Law 1: pp. 607-636.
64. Abbott A. Thomas, Jonh A Vermon (2005), The cost of US
Pharmaceutical price reductions: A financial simulation model of
R&D decisions.
65. Amitabh Chandra, Jonathan Gruber, Robin McKnight (2007), Patient
cost-Sharing, hospitalization offsets, and the design of optimal health
insurance for the elderly.
66. Andrew Street (2006), Reform of hospital funding and the introduction of
patient choice in England.
67. Burstall, Michael L (1995), The community’s Pharmaceutical Industry,
Commission of the European Communities, Office for official
Publications, Luxemburg.
209
68. Burstall, Michael L (1997), “The management of the cost and utilization
of pharmaceutical in the United Kingdom”, Health Policy.
69. Ballance R, Porany J and Forster H (2005), “An international Comparative
Study”, The world’s pharmaceutical Industries, pp.56-105.
70. Congressional Budget Office (2004), How Health Care Reform Affects
Pharmaceutical Research and Development, Washington DC.
71. Centre for monitoring Indian Economy (CMIE):
72. Cheri Grace (2004), The Effects of Changing Intellectual Property on
Pharmaceutical Industry Prospects in India & China.
73. Comons Health Commettee (2006), The Influence of the Pharmaceutical
Industry.
74. Deloitte (04/2007), The future of the Life sciences industries.
75. David Hinchliffe MP (2005), The Influence of the Pharmaceutical
Industry.
76. Grabowski, Henry G and Wermon, John (2006), The Cost and Return to
Pharmaceutical Research and Development.
77. Government of India (GOI), Ministry of Chemical and Fertilizer,
Department of Chemicals and Petrochemicals, Annual report, New
Delhi:
78. Elizabeth Howlett (04/1999), Review of Global Competitiveness in the
Pharmaceutical Industry.
79. Franz B Humer (2005), Innovation in the Pharmaceutical Industry-
Future Prospect.
80. Indian Credit Rating Agency-ICRA (1999), The Indian Pharmaceutical
Industry, ICRA, New Delhi:
210
81. Indean Drugs Manufacturers Association-IDMA (2006), Intellectual
Property Rights and Patent Protection.
82. Jacobzone, Stephane (2005), Pharmaceutical Policies in OECD
countries; Reconcilling Social and Industry Goals.
83. Joseph E. Stiglitz (1999), Incentives and Institutions in the Provision of
Health Care in Developing Countries: Toward an Efficient and
Equitable Health Care Strategy.
84. Klepper, Bengt (2005), European Policies on competition, trade and
industry.
85. Keith E. Maskus (2006), Final report to World Intellectual Property
Organization.
86. Keith E. Maskus and Mohamed Lahouel (2006), “Competition policy and
Intellectual Property Rights in Developing countries”, The World
Economy 23, pp. 595-611.
87. Keayla BK (2005), TRIPS Agreement on Patent Laws: Impact on
Pharmaceuticals and Health for all, Centre for Study of Global
Trading System and Development, New Delhi.
88. Levy R (2005), The Pharmaceutical Industry: A Discussion of
Competitive and Antitrust Issues in an Environment of Change.
89. Lanjouw J.O (1998), The Introduction of Pharmaceutical Products
Patents in India: Heartless Exploitation of the Poor and Suffering?
90. Lanjouw J.O (Dec/1998), “Selling cheap “ generic” drugs: Indian’s copy
industry", New York Times, pp.12-28.
91. Mark V.Pauly (2005), Taxation, Health Insurance, and Market failure in
the Medical Economy, Journal of Economic Literature, Vol.24, No.2,
pp. 629-675.
211
92. Malueg, David A and Marius Schwartz (2004), “Parallel Imports,
Demand Dispersion and International Price Discrimination”, Journal
of International Economy 37, pp. 167-196.
93. Michael Porter (2001), Competitive Advantage of Nations, Prentice Hall.
94. Narsalay R (2006), “Trends, Impact and Policy Implication
Pharmaceuticals”, paper presented at the Seminar on Cross-border
M&A and Sustained Compatitiveness in Asia.
95. Organization of Pharmaceutical Producers of India (OPPI):
96. Pharmaceutical Research & Manufacturers of America (01/2007),
Foreign Government Pharmaceutical Price & Access Controls.
97. Redwood H (1999), New Horizons in India: The Consequences of
Pharmaceutical Patent Protection.
98. Scherer, F.M and Jayashree Watal (2005), Post-TRIPS option for Access
to Patented Medicines in Developing countries.
99. Steven Seget (2006), Pharmaceutical Pricing Strategies.
100. The Credit Rating Information Services (2000), CRISIL Sector View:
Pharmaceuticals. Mumbai, CRISIL 2000:
101. Technology Development Board (TDB):
102. The Credit Rating Information Services (2006), CRISIL Sector View:
Pharmaceuticals. Mumbai, CRISIL 2006:
103. Watal, Jayashree (2005), “Pharmaceutical Patents, Prices and Welfare
Losses: A Simulation Study of Policy Option for India under WTO
TRIPS Agreement”, The World Economy 23, pp. 733-752.
212
104. World Health Organization (2006), Investing in Health Research and
Development: Report of the Ad Hoc Committee on Health Research
Relating to Future Intervention Options.
105. World Health Organization (2000), Medicines Strategy 2000-2003.
106. World Health Organization (2001), Globalization, TRIPS and access to
pharmaceuticals.
107. World Health Organization (2002), The Selection of Essential
Medicines.
108. World Health Organization (2002), Promoting rational use of
Medicines: core components.
109. World Health Organization (2002), Traditional Medicine-Growing
needs and Potential.
110. World Health Organization (2003), How to develop and implement a
national drug policy.
111. World Health Organization (2003), Effective medicines regulation:
ensuring safety, efficacy and quality.
112. World Health Organization (2004), Equitable access to essential
medicines: a framework for collective action.
113. World Health Organization (2004), Pharmacovigilance: ensuring the
safe use of medicines.
114.
115.
116. Modifications
in Drug Policy 1986.
213
PHỤ LỤC
- 1 -
PHỤ LỤC
1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
PHIẾU ĐIỀU TRA CÁC CHUYÊN GIA TRONG NGÀNH DƯỢC
VIỆT NAM
Thưa quý ông/bà,
Chúng tôi thuộc nhóm nghiên cứu đề tài:
“ Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường thuốc chữa bệnh
tại Việt Nam”
Xin gửi tới quý ông/bà lời chúc sức khoẻ và lời cảm ơn quý ông/bà đã tham gia trả
lời câu hỏi của chúng tôi!
Phần trả lời của quý ông/bà sẽ chỉ để chúng tôi sử dụng phân tích trong phạm vi
của đề tài này và sẽ không tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân/doanh nghiệp nào mà quý ông/bà
không cho phép.
Trong quá trình trả lời, ông bà sẽ thấy có thể có vài khả năng đúng với một câu hỏi,
tuy nhiên đề nghi ông/bà lựa chọn câu đúng nhất bằng cách đánh dấu.
1. Ông/bà cho biết vị trí công tác hiện nay của mình?
Cán bộ quản lý cấp bộ?
Cán bộ quản lý cấp sở?
Tổng giám đốc doanh nghiệp?
Giám đốc kinh doanh?
Giám đốc sản xuất?
2. Ông/bà cho biết nơi công tác hiện nay của mình?
Hà nội?
Tp Hồ chí Minh?
Các tỉnh phía bắc?
Các tỉnh miền trung?
Các tỉnh miền nam?
3. Ông/bà cho biết Nhà nước nên có chính sách yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp
sản xuất thuốc tại Việt Nam thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn nào đến
năm 2010?
- 2 -
GMP, GLP, GSP Châu Âu?
GMP, GLP, GSP ASEAN?
GMP, GLP, GSP Việt Nam?
Không cần?
Ý kiến khác
4. Ông/bà cho biết nhận xét về khả năng thực thi và kiểm soát của Nhà nước đối với
chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện nay?
Rất hiệu quả
Khá hiệu quả
Hiệu quả
Kém hiệu quả
Rất kém hiệu quả
5. Ông/bà cho biết ý kiến nhận xét về chính sách quy định tiêu chuẩn đăng ký thuốc
của Nhà nước Việt Nam hiện nay nên theo?
Châu Âu?
ASEAN?
Việt Nam?
Không cần?
Ý kiến khác?
6. Ông/bà cho biết ý kiến về chính sách xuất khẩu thuốc của Nhà nước hiện nay?
Rất khuyến khích
Khá khuyến khích
Khuyến khích
Kém khuyến khích
Không khuyến khích
7. Ông/bà cho biết ý kiến nhận xét về chính sách nhập khẩu thuốc của Nhà nước hiện
nay?
Rất khuyến khích
Khá khuyến khích
Khuyến khích
Kém khuyến khích
Không khuyến khích
- 3 -
8. Ông/bà cho biết nhận xét về chính sách đầu tư vào ngành dược của Nhà nước hiện
nay?
Rất khuyến khích
Khá khuyến khích
Khuyến khích
Kém khuyến khích
Không khuyến khích
9. Ông/bà cho biết ý kiến nhận xét, Nhà nước nên áp dụng chính sách quy định tỷ lệ
kinh phí của doanh nghiệp dành cho quảng cáo, tiếp thị so với doanh thu là bao
nhiêu thì phù hợp?
Mức 10%
Mức 20%
Mức 30%
Mức 40%
Không nên hạn chế
10. Ông/bà cho biết nhận xét về chính sách nên quản lý giá thuốc trực tiếp của Nhà
nước như hiện nay?
Tất cả các loại thuốc
Các loại thuốc đang trong thời gian bảo hộ độc quyền?
Các loại thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế?
Các loại thuốc nhập khẩu?
Các loại thuốc sản xuất trong nước?
11. Ông/bà cho biết nhận xét về quy hoạch các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt
nam hiện nay của Nhà nước?
Rất hợp lý?
Khá hợp lý?
Hợp lý?
Chưa hợp lý?
Rất bất cập?
12. Ông/bà cho biết nhận xét về chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam của Nhà
nước giai đoạn 2007-2015?
Rất hợp lý?
- 4 -
Khá hợp lý?
Hợp lý?
Chưa hợp lý?
Rất bất cập?
13. Ông/bà cho biết ý kiến về nguồn cung cấp nhân lực chuyên ngành dược cho các
doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay?
Thừa?
Đủ?
Tạm đủ?
Thiếu?
Rất thiếu?
14. Ông/bà cho biết khả năng về nguồn nhân lực hiện tại của các doanh nghiệp Việt
Nam có thể tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến?
Tốt?
Khá tốt?
Được?
Khó khăn?
Không thể?
15. Ông/bà cho biết có tự tin về khả năng các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt
Nam có thể sản xuất được nguyên liệu bán thành phẩm tính đến năm 2015?
Rất tự tin?
Khá tự tin?
Có tự tin?
Ít tự tin?
Không tự tin?
16. Ông/bà cho biết có tự tin về khả năng các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt
Nam có thể phát minh được hoạt chất thuốc mới hoặc cải tiến hoạt chất thuốc cũ
để nhận được quyền bảo hộ phát minh sáng chế độc quyền sản xuất và bán ra thị
trường, những hoạt chất có bản chất hoá dược và công nghệ sinh học tính đến năm
2015?
Rất tự tin?
Khá tự tin?
- 5 -
Có tự tin?
Ít tự tin?
Không tự tin?
17. Ông/bà cho biết cơ sở vật chất dành cho nghiên cứu phát triển tại các doanh
nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam nói chung đang ở trình độ nào so với các
doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới?
Rất hiện đại?
Hiện đại?
Trung bình?
Lạc hậu?
Rất lạc hậu?
18. Ông/bà cho biết các doanh nghiệp Việt Nam có ưu tiên đầu tư cho phát triển ứng
dụng công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến để nâng cao chất lượng không?
Ưu tiên?
Khá quan tâm?
Quan tâm?
Ít quan tâm?
Không quan tâm?
19. Ông/bà cho biết khả năng tăng trưởng về giá trị thị trường tiêu thụ thuốc của Việt
Nam giai đoạn 2007-2010?
Tăng trên 20%/năm?
Tăng 20%/năm?
Tăng 15%/năm?
Tăng 10%/năm?
Tăng dưới 10%/năm?
20. Ông/bà cho biết các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam có khả năng cạnh
tranh được tại thị trường Việt Nam bằng loại sản phẩm nào?
Phát minh thuốc mới dành bảo hộ độc quyền?
Cải tiến thuốc cũ dành bảo hộ độc quyền?
Sản xuất thuốc Generic chất lượng tốt?
Sản xuất thuốc Generic giá thành rẻ?
Sản xuất thuốc Generic chất lượng tốt giá thành hợp lý?
- 6 -
Xin ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
Họ tên:......................................................................................................................................
Giới: .........................................................................................................................................
Tuổi:.........................................................................................................................................
Phần thông tin cá nhân này ông/bà có thể từ chối trả lời, nhưng xin ông/bà vui lòng trả lời
một cách đầy đủ các câu hỏi trên!
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia của ông/bà!
- 7 -
2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Số lượng Tỷ lệ
1. Ông/bà cho biết vị trí công tác hiện nay của mình?
a. Cán bộ quản lý cấp bộ 2 4%
b. Cán bộ quản lý cấp sở 9 19%
c. Tổng giám đốc doanh nghiệp 4 9%
d. Giám đốc kinh doanh 8 17%
e. Giám đốc sản xuất 24 51%
Số phiếu trả lời: 47
2. Ông/bà cho biết nơi công tác hiện nay của mình?
a. Hà Nội 5 11%
b. Thành phố Hồ Chí Minh 11 23%
c. Các tỉnh phía Bắc 5 11%
d. Các tỉnh miền Trung 4 8%
e. Các tỉnh miền Nam 22 47%
Số phiếu trả lời: 47
3. Ông/bà cho biết Nhà nước nên có chính sách yêu cầu bắt buộc các doanh
nghiệp sản xuất thuốc tại Việt Nam thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn nào đến năm 2010?
a. GMP, GLP, GSP Châu Âu? 14 30%
b. GMP, GLP, GSP ASEAN? 24 52%
c. GMP, GLP, GSP Việt Nam? 5 11%
d. Không cần? 3 7%
e. Ý kiến khác? 0 0%
Số phiếu trả lời: 46
4. Ông/bà cho biết nhận xét về khả năng thực thi và kiểm soát của Nhà nước
đối với chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay?
- 8 -
a. Rất hiệu quả? 0 0%
b. Khá hiệu quả? 0 0%
c. Hiệu quả? 4 9%
d. Kém hiệu quả? 16 37%
e. Rất kém hiệu quả? 23 54%
Số phiếu trả lời: 43
5. Ông/bà cho biết ý kiến nhận xét về chính sách quy định tiêu chuẩn đăng
ký thuốc của Nhà nước hiện nay nên theo?
a. Châu Âu? 4 9%
b. ASEAN? 34 72%
c. Việt Nam? 8 17%
d. Không cần? 1 2%
e. Ý kiến khác? 0 0%
Số phiếu trả lời: 47
6. Ông/bà cho biết ý kiến về chính sách xuất khẩu thuốc của Nhà nước hiện
nay?
a. Rất khuyến khích? 12 28%
b. Khá khuyến khích? 21 48%
c. Khuyến khích? 9 20%
d. Kém khuyến khích? 1 2%
e. Không khuyến khích? 1 2%
Số phiếu trả lời: 44
7. Ông/bà cho biết ý kiến nhận xét về chính sách nhập khẩu thuốc của Nhà
nước hiện nay?
a. Rất khuyến khích? 0 0%
b. Khá khuyến khích? 3 7%
c. Khuyến khích? 13 30%
- 9 -
d. Kém khuyến khích? 21 49%
e. Không khuyến khích? 6 14%
Số phiếu trả lời: 43
8. Ông/bà cho biết nhận xét về chính sách đầu tư vào ngành dược của Nhà
nước hiện nay?
a. Rất khuyến khích? 0 0%
b. Khá khuyến khích? 4 9%
c. Khuyến khích? 9 20%
d. Kém khuyến khích? 30 67%
e. Không khuyến khích? 2 4%
Số phiếu trả lời: 45
9. Ông/bà cho biết ý kiến nhận xét, Nhà nước nên áp dụng chính sách quy
định tỷ lệ kinh phí của doanh nghiệp Việt Nam dành cho quảng cáo, tiếp thị
so với doanh thu là bao nhiêu thi phù hợp?
a. Mức 10%? 3 6%
b. Mức 20%? 5 11%
c. Mức 30%? 7 15%
d. Mức 40%? 15 32%
e. Không nên hạn chế? 17 36%
Số phiếu trả lời: 47
10. Ông/bà cho biết nhận xét về chính sách quản lý giá thuốc trực tiếp của
Nhà nước như hiện nay?
a. Tất cả các loại thuốc? 6 13%
b. Các loại thuốc đang trong thời gian bảo
hộ độc quyền?
21
44%
c. Các loại thuốc trong danh mục bảo hiểm
y tế?
14
30%
- 10 -
d. Các loại thuốc nhập khẩu? 4 9%
e. Các loại thuốc sản xuất trong nước? 2 4%
Số phiếu trả lời: 47
11. Ông/bà cho biết nhận xét về quy hoạch các doanh nghiệp sản xuất thuốc
của Việt Nam hiện nay của Nhà nước?
a. Rất hợp lý 0 0%
b. Khá hợp lý 2 4%
b. Hợp lý 29 62%
c. Chưa hợp lý 12 26%
e. Rất bất cập 4 8%
Số phiếu trả lời: 47
12. Ông/bà cho biết nhận xét về chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam
của Nhà nước giai đoạn 2007-2015?
a. Rất hợp lý 2 4%
b. Khá hợp lý 4 9%
b. Hợp lý 25 56%
c. Chưa hợp lý 11 24%
e. Rất bất cập 3 7%
Số phiếu trả lời: 45
13. Ông/bà cho biết ý kiến về nguồn cung cấp nhân lực chuyên ngành dược
cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay?
a. Thừa 0 0%
b. Đủ 0 0%
c. Tạm đủ 3 6%
d. Thiếu 36 77%
e. Rất thiếu 8 17%
Số phiếu trả lời: 47
- 11 -
14. Ông/bà cho biết khả năng về nguồn nhân lực hiện tại của các doanh
nghiệp Việt Nam có thể tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến?
a. Tốt 3 7%
b. Khá tốt 4 9%
c. Được 14 32%
d. Khó khăn 21 48%
e. Không thể 2 4%
Số phiếu trả lời: 44
15. Ông/bà cho biết có tự tin về khả năng các doanh nghiệp sản xuất thuốc
của Việt Nam có thể sản xuất được nguyên liệu bán thành phẩm tính đến
năm 2015?
a. Rất tự tin 3 6%
b. Khá tự tin 17 36%
b. Có tự tin 19 40%
c. Ít tự tin 6 13%
e. Không tự tin 2 5%
Số phiếu trả lời: 47
16. Ông/bà cho biết có tự tin về khả năng các doanh nghiệp sản xuất thuốc
của Việt Nam có thể phát minh được hoạt chất thuốc mới hoặc cải tiến hoạt
chất thuốc cũ để nhận được quyền bảo hộ phát minh sáng chế độc quyền
sản xuất và bán ra thị trường (những hoạt chất có bản chất hoá dược và
công nghệ sinh học) tính đến 2015?
a. Rất tự tin 0 0%
b. Khá tự tin 0 0%
b. Có tự tin 0 0%
c. Ít tự tin 7 16%
e. Không tự tin 38 84%
- 12 -
Số phiếu trả lời: 45
17. Ông/bà cho biết cở sở vật chất dành cho nghiên cứu phát triển tại các
doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam nói chung đang ở trình độ nào so
với các doanh nghiệp đa quốc gia trên thế giới?
a. Rất hiện đại 0 0%
b. Hiện đại 0 0%
b. Trung bình 12 26%
c. Lạc hậu 31 67%
e. Rất lạc hậu 3 7%
Số phiếu trả lời: 46
18. Ông/bà cho biết các doanh nghiệp Việt Nam có ưu tiên đầu tư cho phát
triển ứng dụng công nghệ sản xuất thuốc tiên tiến để nâng cao chất lượng
không?
a. Ưu tiên 12 26%
b. Khá quan tâm 16 35%
b. Quan tâm 13 28%
c. Ít quan tâm 2 4%
e. Không quan tâm 3 7%
Số phiếu trả lời: 46
19. Ông/bà cho biết khả năng tăng trưởng về giá trị thị trường tiêu thụ thuốc
của Việt Nam giai đoạn 2007-2010?
a. Tăng trên 20%/năm 0 0%
b. Tăng 20%/năm 2 4%
b. Tăng 15%/năm 31 66%
c. Tăng 10%/năm 14 30%
e. Tăng dưới 10%/năm 0 0%
Số phiếu trả lời: 47
- 13 -
20. Ông/bà cho biết các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam có khả
năng cạnh tranh được tại thị trường Việt Nam bằng loại sản phẩm nào?
a. Phát minh thuốc mới dành bảo hộ độc
quyền
0 0%
b. Cải tiến thuốc cũ dành bảo hộ độc
quyền
1 2%
c. Sản xuất thuốc Generic chất lượng tốt 6 14%
d. Sản xuất thuốc Generic giá thành rẻ 7 16%
e.Sản xuất thuốc Generic chất lượng tốt
với giá thành hợp lý
30 68%
Số phiếu trả lời: 44
- 14 -
3. CÁC CHỈ TIÊU DÂN SỐ-KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
(2003-2004)
Chỉ tiêu
2003
Ước tính
2004
Tốc độ
tăng (%)
Dân số (‘000) 80,032.4 82,032.4 2.50
Mật độ dân số(ng/km2) 245.7 249 1.34
Tốc độ tăng dân số (%) 1.50 1.38 -0.12
Tổng sản phẩm trong nước
(GDP-tỷ VND)
605,491
713,100
15.09
Tổng sản phẩm trong nước bình
quân đầu người (‘000 VND)
7,484.22
8,692.91
16.15
Tổng chi ngân sách nhà nước
(tỷ VND)
172,246
187,000
8.57
Ngân sách Y tế (tỷ VND) 10,181.0 13,723.7 34.80
Tỷ lệ ngân sách Y tế so với tổng
sản phẩm trong nước (%)
1.68
1.92
0.24
Tỷ lệ ngân sách Y tế so với tổng
chi ngân sách nhà nước (%)
5.91
7.34
0.24
Ngân sách Y tế bình quân đầu
người (‘000 VND)
127.2
167.3
31.51
Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao
của trẻ em < 5tuổi (%)
32.0
30.7
-1.3
Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng
của trẻ em < 5 tuổi (%)
28.4
26.6
-1.8
Tỷ lệ sơ sinh dưới 2500 gr (%) 6.5 5.8 -0.7
Nguồn: Niên giám thống kê Bộ y tế 2004
- 15 -
4. CƠ CẤU BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG CỦA VIỆT NAM NĂM 2005
TT Chương bệnh (%) Mắc (%) tử vong
1 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 12,12 16,62
2 Khối U 2,11 3,02
3 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch 0,39 0,77
4 Bệnh nội tiết-dinh dưỡng-chuyển hoá 1,56 0,85
5 Rối loạn tâm thần và hành vi 0,73 0,10
6 Bệnh của hệ thần kinh 2,70 2,15
7 Bệnh mắt và bệnh phụ 3,03 0,11
8 Bệnh tai và xương chũm 0,94 0,01
9 Bệnh hệ tuần hoàn 6,93 18,44
10 Bệnh hệ hô hấp 19,73 8,89
11 Bệnh hệ tiêu hoá 9,60 3,78
12 Bệnh của da và mô dưới da 1,17 0,11
13 Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết 2,97 0,05
14 Bệnh hệ tiết niệu-sinh dục 4,42 2,26
15 Chửa đẻ và sau đẻ 13,37 0,28
16 Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh 1,31 10,41
17 Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm
sắc thể
0,29
1,91
18 Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường phát hiện
qua lâm sàng và xét nghiệm
1,42
4,70
19 Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân
bên ngoài
8,44
15,35
20 Nguyên nhân bên ngoàI của bệnh tật và tử vong 4,29 9,59
21 Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ và việc
tiếp xúc với cơ quan y tế
2,48
0,59
Nguồn: Niên giám thống kê Bộ Y tế (2004)
- 16 -
5. TỔNG SỐ CÁC CƠ SỞ DƯỢC TOÀN QUỐC
Cơ sở dược 1999 2000 2001 2002 2003
Doanh nghiệp dược trung ương
19
19
19
9
22
Dự án đầu tư liên doanh sản
xuất dược đã được cấp giấy
phép
24
24
24
28
28
Doanh nghiệp tư nhân, Công ty
TNHH, Công ty cổ phần
245
290
359
409
589
Công ty nước ngoài có giấy
phép kinh doanh thuốc
----
----
210
213
250
Nhà thuốc ---- ---- ---- 8378 7560
Đại lý bán lẻ ---- ---- ---- 10347 10504
Quầy thuốc trạm Y tế ---- ---- ---- 9087 8912
Quầy thuốc thuộc doanh nghiệp
nhà nước
----
----
----
6487
5259
Quầy thuốc thuộc doanh nghiệp
nhà nước cổ phần
----
----
----
2974
5514
Cơ sở được cấp giấy chứng
nhận GMP
----
----
----
31
41
Cơ sở được cấp giấy chứng
nhận GLP
----
----
----
16
27
Cơ sở được cấp giấy chứng
nhận GSP
----
----
----
8
11
Nguồn : Cục quản lý dược Việt Nam, Bộ Y tế (2004)
- 17 -
6. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUNG, CẦU THUỐC
CHỮA BỆNH
NGƯỜI
SỬ
DỤNG
THUỐC
BÁC
SĨ
DƯỢ
C SĨ
BẢO
HIỂM
Y TẾ
DOANH
NGHIỆP
SẢN
XUẤT
THUỐC
DOANH
NGHIỆ
P
PHÂN
PHỐI
CÁC
HIỆU
THUỐC
CẦU
CUNG
NGHIÊ
N CỨU
PHÁT
TRIỂN
SẢN
XUẤT
THUỐC
GENERI
C
MỨC ĐỘ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
CỦA QUỐC GIA
CƠ CẤU TUỔI
VÀ
BỆNH TẬT
CÁC QUY ĐỊNH
PHÁP LÝ, HÀNH
CHÍNH
CÔNG NGHỆ
VÀ
BẢO HỘ QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
- 18 -
7. KHOẢNG THỜI GIAN XUẤT HIỆN THUỐC MỚI TRÊN THẾ
GIỚI VÀ XUẤT HIỆN TẠI ẤN ĐỘ
Năm đưa ra thị trường Thuốc
Thế giới bởi doanh
nghiệp phát minh
Tại Ấn Độ bởi
doanh nghiệp
trong nước
Khoảng
thời gian
Ibuprofen (Giảm đau- Hạ sốt) 1967 1973 6
Salbutamol (Giãn phế quản) 1973 1977 4
Mebendazole (Tốy giun) 1974 1978 4
Rifampicin (Kháng lao) 1974 1980 6
Cimetidine (Loét dạ dày-Tá tràng) 1976 1981 5
Naproxen (Thấp khớp) 1978 1982 4
Bromhexin (Hạ huyết áp) 1976 1982 6
Captopril (Hạ huyết áp) 1981 1985 4
Ranitidine (Loét dạ dầy-Tá tràng) 1981 1985 4
Norfloxacin (Kháng sinh) 1984 1988 4
Ciprofloxacin (Kháng sinh) 1985 1989 4
Acyclovir (Kháng Virus Herpes) 1985 1988 3
Astemizole (Chống dị ứng) 1986 1988 2
Larazepam (An thần) 1977 1978 1
Nguồn: Keayla (1997), Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất thuốc Ấn Độ
- 19 -
8: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP, VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc
1. Spic Pharma
2. Dr Reddy’s Foundations
3. Ranbaxy Laboratory Ltd
4. Dabur Research Foundation
5. Zandu Pharmaceutical Works Ltd
6. Recon Ltd
7. Bharat Biotech International Ltd
8. Cadila Healthcare Ltd
9. Indian Herbs Research and Supply Co. Ltd
10. Arya Vaidya Sala
11. Glenmark Pharmaceutical Ltd
12. Alembic Ltd
13. Cadila Pharmaceutical Ltd
14. Lupin Laboratories Ltd
Viện nghiên cứu
1. Indian institute of Chemical Technology
2. Central Drug Research Institute
3. Centre for Biotechnology
4. Regional Research Laboratory
5. National Chemical Laboratory
6. Indian Institute of Chemical Biotechnology
7. Centre for Cellular & Molecular Biology
Trường đại học
1. Indian Institute of Science
2. University of Hyderabad
3. University Department of Chemical Technology
4. All India Institute of Medical Science
5. Tamil Nadu Vetetinary & Animal Science University
6. Delhi University
7. Indian Institute of Technology
8. Seth G.S. Medical College & KEM Hospital
Nguồn: Bộ khoa học công nghệ, phòng khoa học công nghệ, báo cáo tổng kết 12/2000
9. C¸c sè liÖu ®Çu t− trùc tiÕp n−íc ngoµI t¹i ViÖt Nam (FDI)
STT Chuyªn ngµnh Sè dù ¸n TV§T Vèn ph¸p ®Þnh §Çu t− thùc hiÖn
C«ng nghiÖp 4,053 31,040,965,617 13,355,301,115 19,448,451,295
CN dÇu khÝ 27 1,891,191,815 1,384,191,815 5,541,671,381
CN nhÑ 1,693 8,470,890,198 3,817,492,569 3,142,740,953
CN nÆng 1,754 13,528,255,775 5,359,057,777 6,543,204,390
CN thùc phÈm 263 3,139,159,903 1,359,449,661 1,894,630,585
X©y dùng 316 4,011,467,926 1,435,109,293 2,326,203,986
N«ng, l©m nghiÖp 789 3,774,878,343 1,631,140,826 1,816,117,188
N«ng-L©m nghiÖp 675 3,465,982,163 1,495,963,445 1,660,641,099
Thñy s¶n 114 308,896,180 135,177,381 155,476,089
DÞch vô 1,188 16,202,102,288 7,698,540,445 6,721,767,094
GTVT-B−u ®iÖn 166 2,924,239,255 2,317,066,195 740,508,517
Kh¸ch s¹n-Du lÞch 164 2,864,268,774 1,247,538,654 2,342,005,454
Tµi chÝnh-Ng©n hµng 60 788,150,000 738,895,000 642,870,077
V¨n hãa-YtÕ-Gi¸o dôc 205 908,322,251 386,199,219 284,351,599
XD Khu ®« thÞ míi 4 2,551,674,000 700,683,000 51,294,598
XD V¨n phßng-C¨n hé 112 3,936,781,068 1,378,567,108 1,779,776,677
XD h¹ tÇng KCX-KCN 21 1,025,599,546 382,669,597 526,521,777
DÞch vô kh¸c 456 1,203,067,394 546,921,672 354,438,395
6,030 51,017,946,248 22,684,982,386 27,986,335,577
Nguån: Côc §Çu t− n−íc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t−
§Çu t− trùc tiÕp n−íc ngoµi theo ngµnh 1988-2005
(tÝnh tíi ngµy 31/12/2005 - chØ tÝnh c¸c dù ¸n cßn hiÖu lùc)
III
II
I
Tæng sè
10. BẢNG SO SÁNH GIÁ THUỐC BÁN LẺ GIỮA THUỐC SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM VÀ NHẬP KHẨU
- 21 -
Số TT Nhóm thuốc Tên hoạt chất Tên thương hiệu Công ty Sản xuất Nớc sản xuất Giá bán lẻ Đơn vị
1 Zinat 500 Glaxo Smithkline Anh 22,000 Vien
2
Cefuroxim
Haginat 500 Cong ty Hau giang Viet Nam 11,000 Vien
3 Klacid-Forte Abbott My 30,300 Vien
4
Clarithromycin
Clarithormycin 500 Cong ty Quang binh Viet Nam 3,500 Vien
5 Zithromax 500 Pfizer My 90,500 Vien
6
Azithromycin
Azicin 500 Cong ty Stada Viet Nam 7,000 Vien
7 Ciprobay 500 Bayer Duc 14,200 Vien
8
Ciprofloxacin
Cifga Cong ty Hau giang Viet Nam 750 Vien
9 Rovamycin Aventis Phap 8,000 Vien
10
Kháng sinh
Spiramycin
Novomycin Cong ty Mekophar Viet Nam 2,300 Vien
11 Losec 20mg Astra Zeneca Thuy dien 23,500 Vien
12
Omeprazole 20mg
Ufamezol 20mg Cong ty TW 25 Viet Nam 450 Vien
13 Smecta Boufour Ipsen Phap 3,000 Goi
14
Diosmectite
Smanetta Cong ty TW 25 Viet Nam 1,725 Goi
15 Motilium M Janssen cilag Thai lan 1,550 Vien
16
Domperidone 10mg
Notalium Cong ty TW 25 Viet Nam 200 Vien
17 Antibio Organon Phap 2,000 Goi
18
Lactobacilus
L-bio Cong ty Mebiphar Viet Nam 1,550 Goi
19 Fugacar Janssen cilag Thai lan 14,000 Vien
20
Tiêu hoá
Mebendazole
Mebendazole Cong ty Nam Ha Viet Nam 4,000 Vien
21 Adalat 10 Bayer Duc 2,500 Vien
22
Nifedipin 10mg
Nifedipin 10 Cong ty TW 1 Viet Nam 210 Vien
23 Lipanthyl 300mg Servier Phap 5,300 Vien
24
Fenofibrate 300mg
Fenbrat 300mg Cong ty Sai gon Pharma Viet Nam 2,000 Vien
25 Lipitor Pfizer My 16,000 Vien
26
Tim mạch
Astorvastatin 10mg
AstorHasan Cong ty Binh duong Viet Nam 4,000 Vien
- 22 -
Số TT Nhóm thuốc Tên hoạt chất Tên thương hiệu Công ty Sản xuất Nớc sản xuất Giá bán lẻ Đơn vị
27 Vastarel Servier Phap 1,550 Vien
28
Trimetazidine
Vatratel Viet Nam 200 Vien
29 Coramin Gluco Phap 7,325 Vien
30
Niketamid Glucose
Meko-Coramin Cong ty Mekophar Viet Nam 687 Vien
31 Tanakan Boufour Ipsen Phap 3,700 Vien
32
Gingko Biloba
Naphasukan Cong ty Nam Ha Viet Nam 1,000 Vien
33 Neurobion Merk Duc 1,300 Vien
34
B1-B6-B12
Pyraneuro Cong ty Ha tay Viet Nam 150 Vien
35 Stugeron Janssen cilag Thai lan 700 Vien
36
Cinarizin
Cinnarizin Cong ty Ha tay Viet Nam 40 Vien
37 Nootropyl 800mg Phap 3,000 Vien
38
Piracetam
Piracetam 800mg Cong ty TW 1 Viet Nam 700 Vien
39 Cavinton Gedeon-Richter Hungari 1,400 Vien
40
Thần kinh
Vinpoceptin
Vinpocetin Cong ty TW 1 Viet Nam 300 Vien
41 Viatril-S Rotta Y 2,375 Vien
42
Glucosamin Sulphate
Lubrex Cong ty Trapharco Viet Nam 786 Vien
43 Celebrex 200 Getz pharma My 11,735 Vien
44
Celecoxib 200mg
Celecoxib 200 Cong ty Dong thap Viet Nam 1,600 Vien
45 Colchicin Roche Phap 3,350 Vien
46
Colchicin
Colchicin Cong ty TW 25 Viet Nam 900 Vien
47 Mobic 7,5 mg Merk Duc 8,200 Vien
48
Meloxicam
Meloxicam Cong ty Dong thap Viet Nam 1,000 Vien
49 Rocaltrol Roche Phap 4,500 Vien
50
Cơ xơng
khớp
Calcitriol
Morecal Cong ty Ha tay Viet Nam 1,600 Vien
Nguồn: Điều tra từ các nhà thuốc tại Hà nội tháng 9/2007. Tác giả luận án
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2189.pdf