Tài liệu Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu tại Công ty may Thanh Trì: ... Ebook Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu tại Công ty may Thanh Trì
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu tại Công ty may Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xuất khẩu là một hướng đi đúng của những nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá đi sau. Xuất khẩu dệt may là ngành đóng góp thứ hai vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta, xuất khẩu các sản phẩm may mặc có vị trí quan trọng, giúp khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam so với thế giới, giải quyết việc làm cho người lao động
Với những điều kiện biến động trên thị trường hiện nay, đặc biệt là Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, nó vừa tạo nhiều cơ hội lớn vừa là đe doạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu may thì mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược khoa học, phù hợp điều kiện doanh nghiệp và tình hình thị trường quốc tế. Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì là doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc có uy tín ở Việt Nam. Trong tình hình mới, Xí nghiệp cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược thích ứng với môi trường. Theo đó chiến lược 2006-2010 sẽ là trước mắt để khẳng định vị trí của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì trên thị trường quốc tế trong tương lai. Leo những bậc thang một cách cẩn thận sẽ giúp Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì chinh phục được những đỉnh cao trong tương lai không xa.
Xuất khẩu từ lâu đã trở thành hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Xí Nghiêp, chiếm hơn 90% năng lực sản xuất, đóng góp 95% doanh thu của Xí nghiệp. Nên hoạch định cho nó một chiến lược là cần thiết. Đã qua rồi cái thời mà Nhà nước giao đơn hàng và Xí nghiệp sản xuất theo còn không quan tâm gì đến khách hàng ra sao, ngày nay Xí nghiệp phải tự mình tổ chức sản xuất, thiết kế mẫu mã, đàm phán với đối tác để ký được hợp đồng. Có được một chiến lược xuất khẩu phù hợp sẽ làm cho cánh tay phải của Xí Nghiệp thêm dẻo dai. Vì một chiến lược thông thường được xây dựng trước khi nó diễn ra nên không tránh khỏi sự đánh giá thiếu chính xác về môi trường, ảnh hưởng bởi tham vọng quá lớn của mục tiêu nên cần phải được đánh giá, xem xét lại nội dung chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu tại Xí nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì” nhằm vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010.
2. Mục đích nghiên cứu
Điểm qua những lý thuyết về xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp.
Giới thiệu và vận dụng một số mô hình kinh tế trong hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp.
Trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến để hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu, bản chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì.
Phạm vi nghiên cứu: Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê, dự báo
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp toán và lượng hoá
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp ngành may
Chương II: Đánh giá chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010
Chương III: Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH MAY
I. Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1. Xuất khẩu
Xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng của kinh tế đối ngoại. Tính ưu việt của nó đã được biết đến từ lâu qua các mô hình phân tích của Adam Smith, Ricardo, … mà vấn đề mấu chốt của xuất khẩu là do tính chuyên môn hoá nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia.
Theo từ điển kinh tế chính trị thì xuất khẩu là "việc đưa hàng hoá và của cải vật chất của một nước ra bán trên thị trường nước ngoài”. Những đối tượng để xuất khẩu là hàng hoá được sản xuất ở trong nước, cũng như hàng hoá trước đây đã nhập từ nước ngoài và được chế biến, đôi khi cả hàng hoá nhập nhưng không qua chế biến " Từ điển Kinh tế chính trị, nhà xuất bản Tiến Bộ - NXB Sự thật, tr 533, 1987
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường ngoài nước và với yêu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ đó phải di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia.
Hay nói một cách ngắn gọn thì xuất khẩu chính là việc bán hàng ra nước ngoài.
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, xuất khẩu là một hình thức đầu tiên và ít rủi ro nhất để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước ngoài sau này.
Hàng hoá xuất khẩu rất đa dạng, bao gồm: hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, hàng thuỷ sản … dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ thông tin …
Đặc đỉêm của hoạt động xuất khẩu là:
- Hàng hoá ra khỏi biên giới quốc gia: Đây là đặc điểm thật sự khác biệt với hoạt động mua bán ở thị trường trong nước.
Tiền thanh toán trong xuất khẩu rất đa dạng (ngoại tệ, hàng hoá, dịch vụ) : thông thường do hai bên thoả thuận nhưng thường có xu hướng dùng đồng ngoại tệ mạnh (hiện nay như đồng USD, EURO)
Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu rất đa dạng: Ngoài việc tuân theo pháp luật của 2 nước xuất và nhập khẩu ra nó còn chịu sự áp đặt của thông lệ quốc tế, tập quán quốc tế.
Nghiên cứu về xuất khẩu ta thấy có 3 yếu tố chính trong hoạt động xuất khẩu là:
Chủ thể xuất khẩu (người xuất khẩu, người bán)
Đối tượng của hoạt động xuất khẩu: rất đa dạng gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình.
Khách hàng (chủ thể nhập khẩu, người tiêu dùng)
2. Vai trò xuất khẩu đối với doanh nghiệp may
May mặc là một ngành có từ lâu ở nước ta. Ngoài nhiệm vụ nó phục vụ nhu cầu trong nước, nhất là khi nền kinh tế mở cửa thì việc xuất khẩu các sản phẩm may mặc trở thành một trong hai hướng sản xuất kinh doanh chủ đạo của doanh nghiệp may.
Trước hết xuất khẩu giúp cho việc tập trung phát triển các lợi thế của doanh nghiệp may. Việc xuất khẩu cái gì? Không phải đơn giản ai muốn là được mà phải dựa trên cơ sở cân nhắc tính toán các lợi thế so sánh. Các doanh nghiệp may Việt nam có lợi thế so sánh là: thu hút nhiều lao động với kỹ năng không cao, thời gian đào tạo ngắn, có tỷ trọng lợi nhuận tương đối cao, vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sản xuất không lớn như các doanh nghiệp công nghiệp nặng, hoá chất … thời gian thu hồi vốn nhanh, đầu tư cho một lao động tương đối rẻ, lại có điều kiện thuận lợi để mở rộng thương mại quốc tế.
Xuất khẩu là động lực để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp may, đưa doanh nghiệp nhanh chóng hoà nhập, thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế. Thông qua việc đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế sẽ có tác dụng nâng cao trình độ, ý thức của cán bộ công nhân viên, không ngừng cải tiến công nghệ, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Như một luồng sinh khí mới sẽ làm cho doanh nghiệp lớn lên mọi mặt. Điều này giúp doanh nghiệp may thích ứng tốt hơn trên thị trường quốc tế.
Đối với doanh nghiệp may, xuất khẩu ổn định đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân, tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp.
Xuất khẩu tốt sẽ giúp doanh nghiệp may xây dựng uy tín cả trong và ngoài nước. Trên thị trường quốc tế thì doanh nghiệp được biết đến như một sản phẩm mang chất lượng quốc tế còn trên thị trường trong nước với thành tích xuất khẩu của mình sẽ được biết đến như một thương hiệu đã được khẳng định, sẽ tô điểm thêm như một cú huých với thị trường trong nước.
3. Các phương thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp may
3. 1 Xuất khẩu trực tiếp:
Là việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc mua của các tổ chức sản xuất trong nước xuất khẩu ra nước ngoài thông qua hệ thống tổ chức của mình mà không qua bất kỳ tổ chức trung gian nào.
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được chi phí trung gian
+ Doanh nghiệp khai thác triệt để mức giá xuất khẩu
+ Có cơ hội tiếp cận và làm quen dần với khách hàng
- Nhược điểm:
+ Yêu cầu các cán bộ kinh doanh phải giỏi chuyên môn nắm rõ tình hình thị trường xuất khẩu.
+ Đòi hỏi vốn lớn
3.2 Xuất khẩu uỷ thác:
Là hình thức xuất khẩu trong đó các đơn vị ngoại thương thay mặt người sản xuất ký kết các hợp đồng mua bán, tiến hành các thủ tục cho hoạt động xuất khẩu và thu được một khoản hoa hồng thù lao nhất định.
3. 3 Mua bán đối lưu
Là việc xuất nhập khẩu bằng hàng hoá giữa các quốc gia trong đó người bán đồng thời là người mua hàng theo giá trị tương đương. Hai loại nghiệp vụ phổ biến trong mua bán đối lưu là đổi hàng và trao đổi bù trừ.
Đổi hàng: trao đổi một hay nhiều hàng này lấy một hay nhiều hàng khác. Tổng giá trị tương đương nhau. Khi thiếu hụt thì trả bằng hàng khác.
Trao đổi bù trừ: một hay nhiều mặt hàng này trao đổi với một hay nhiều mặt hàng khác. Tổng giá trị tương đương nhau. Khi thiếu hụt thì trả bằng tiền hoặc bổ sung hàng theo yêu cầu của bên kia.
Buôn bán đối lưu được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển vì thiếu ngoại tệ tự do nên các nước đang phát triển sử dụng hình thức này để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên khó tìm được đối tác phù hợp với nhu cầu và khả năng cung cấp.
3. 4 Gia công xuất khẩu
Là một hình thức chuyên môn hóa sản xuất theo quá trình phân công lao động quốc tế. Trong đó bên đặt gia công có đầy đủ các yếu tố để sản xuất sản phẩm nhưng muốn tìm người sản xuất có giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có để hạ giá thành sản phẩm.
Bên nhận gia công nhận nguyên liệu, thiết bị để sản xuất ra thành phẩm rồi giao cho bên đặt gia công và nhận tiền công theo hợp đồng đã thoả thuận.
Khi bên nhận gia công nhận toàn bộ các yếu tố sản xuất từ bên đặt gia công, kể cả mẫu mã kích thước sản phẩm rồi giao thành phẩm cho bên đặt gia công gọi là gia công đơn thuần.
Còn nếu bên nhận gia công không nhận yếu tố sản xuất mà chỉ có mẫu mã, kích thước rồi tự mình tổ chức sản xuất và giao thành phẩm cho bên đặt gia công gọi là gia công theo phương thức FOB.
Hiện nay các doanh nghiệp may nước ta do điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế nên gia công xuất khẩu vẫn là hình thức chủ yếu. Hình thức này đã giúp giải quyết nhiều công ăn việc làm cho công nhân ngành may. Muốn từ gia công xuất khẩu đi lên xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc thì các doanh nghiệp cần cải tiến mẫu mã, công nghệ, xúc tiến thị trường theo đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Đây là một quá trình lâu dài và gian khổ.
3. 5 Tái xuất khẩu
Là xuất khẩu hàng đã nhập về trong nước sau đó bán lại cho nước ngoài không qua chế biến để hưởng chênh lệch về giá và một số ưu đãi khác. Trong hình thức này có thể hàng không về chăng nữa mà nhận từ nước ngoài rồi bán lại ngay cho người mua ở nước khác.
3. 6 Giao dịch qua trung gian
Tức là người xuất khẩu và người nhập khẩu giao dịch với nhau qua người thứ ba.
Giao dịch qua trung gian có ưu điểm là do trung gian nắm chắc tình hình thị trường tiêu thụ, giúp nhà xuất khẩu giảm bớt chi phí bộ máy quản lý cồng kềnh ở nước nhập khẩu, các nghiệp vụ khác như vận chuyển, phân loại hàng hoá của nhà trung gian sẽ chuyên nghiệp hơn. Có thể người trung gian cũng lấy mức lãi vừa phải thôi nên nhà xuất khẩu có nhiều thuận lợi mở rộng thị trường. Tuy nhiên so với hình thức xuất khẩu trực tiếp thì giao dịch qua trung gian sẽ làm mất cơ hội quan hệ trực tiếp với thị trường, hoàn toàn phụ thuộc vào trung gian. Hàng gửi trung gian bán chưa chắc đã bán được gây ứ đọng vốn, phải nhận lại hàng. Vì trung gian phải làm việc với nhiều nhà xuất khẩu nên có khi tiêu thụ hàng cho nhà xuất khẩu này thì gây khó khăn cho tiêu thụ hàng của nhà xuất khẩu kia.
II. Tổng quan về chiến lược xuất khẩu
1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia nhằm thoả mãn mục tiêu kinh doanh của các chủ thể tham gia.
Kinh doanh quốc tế đựơc hình thành từ rất sớm nhưng cho đến những năm 90 nó thực sự phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu hướng chính hiện nay. Rõ ràng thế giới đang thu hẹp dần trở thành một thị trường chung thì kinh doanh quốc tế càng trở thành một hoạt động quan trọng của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế.
Hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm các lĩnh vực chính như thương mại hàng hoá (xuất nhập khẩu hàng hoá), thương mại dịch vụ (xuất nhập khẩu dịch vụ), đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Từ đó ta có khái niệm về chiến lựơc kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp là việc xác định mục tiêu và các phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu trong môi trường kinh doanh của các quốc gia khác nhau.
Khi tiến hành vận hành toàn cầu, có hai khía cạnh trong hình thành các chiến lược quốc tế:
Một là lợi thế cạnh tranh: thể hiện qua chi phí thấp, phản ứng nhanh, đa dạng hoá sản phẩm hoặc kết hợp các yếu tố đó.
Hai là những quan hệ chính quyền với nước sở tại cũng sẽ là một lợi thế cạnh tranh.
Tuỳ thuộc vào triết lý của các doanh nghiệp mà hình thành các dạng hình tổ chức và chiến lược vận hành khác nhau:
- Dạng triết lý của doanh nghiệp coi mình là trung tâm, thực hiện kinh doanh trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của nước chủ nhà và tận dụng lợi thế kinh tế do quy mô của nước mình. Điều này hình thành nên những nhà xuất khẩu toàn cầu.
- Triết lý coi mỗi quốc gia là một thị trường có những đặc tính riêng biệt nên tại mỗi quốc gia nó hình thành nên một công ty khác với quốc gia khác (chiến lược đa địa phương) nhằm thích ứng nhất với nước sở tại.
- Triết lý này coi thế giới là một thị trường thống nhất có sự tương đồng về nhu cầu và sở thích của khách hàng trên toàn cầu. Vì vậy hình thành các công ty toàn cầu. Các công ty này có chung một chiến lược mà không hề quan tâm đến vị trí của chúng.
- Các công ty xuyên quốc gia. Triết lý của nó là sự kết hợp hai dạng trên.
Thế giới hiện nay đang tiến bộ rất nhanh và xu hướng hướng ra thị trường toàn cầu là tất yếu, khó có thể lay chuyển. Những doanh nghiệp thành công nhất trong tương lai sẽ là những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh thích ứng với môi trường này.
2. Chiến lược xuất khẩu
2. 1. Khái niệm
Chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp thực chất là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hướng ra thị trường ngoài nước.
Một cách chung nhất có thể coi chiến lược xuất khẩu là một loại kế hoạch mang tính định hướng của doanh nghiệp về xuất khẩu trong đó xác định mục tiêu tổng quát của việc xuất khẩu và những phương thức để đạt được mục tiêu xuất khẩu.
Một cách chi tiết hơn, có thể hiểu chiến lược xuất khẩu là kế hoạch tổng thể nhằm huy động các nguồn lực của doanh nghiệp để sản xuất và bán ra thị trường nước ngoài nhằm đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra là tăng kim ngạch xuât khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, tăng tỷ suất lợi nhuận.
Vì một tổ chức không biết mình sẽ đi đến đâu thì chắc chắn nó sẽ đi đến nơi mà nó không hề muốn cho nên chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp chính là bản tóm tắt xem tổ chức muốn đi đến đâu trên thị trường nước ngoài.
Chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp theo cấp chiến lược gồm:
- Chiến lược cấp doanh nghiệp:
+ chiến lược định hướng xuất khẩu: lựa chọn con đường tăng trưởng, ổn định hay thu hẹp kim ngạch xuất khẩu. Lựa chọn sản phẩm nào xuất khẩu? Lựa chọn thị trường nào để xuất khẩu? Lựa chọn khách hàng nào để xuất khẩu?
+ Chiến lược danh mục sản phẩm: sản phẩm nào xuất khẩu là mũi nhọn của xí nghiệp, quyết định phân bổ nguồn lực cho các sản phẩm xuất khẩu như thế nào để tối ưu?
+ Chiến lược cạnh tranh: Doanh nghiệp xuất khẩu cạnh tranh bằng lợi thế cạnh tranh nào (bằng giá hay sự khác biệt hoá) .
- Chiến lược cấp ngành: bao gồm chiến lược cạnh tranh và chiến lược hợp tác của doanh nghiệp xuất khẩu với các doanh nghiệp khác.
- Chiến lược cấp chức năng: Để tạo năng lực hoạt động nhằm có được lợi thế cạnh tranh. Đây là chiến lược dành cho từng bộ phận của xí nghiệp như marketing, nhân sự, sản xuất, tài chính, nghiên cứu và phát triển …
2. 2. Nội Dung Chiến lược xuất khẩu
2.2.1 Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu
Vị thế đạt được trên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Thực hiện thông qua sản phẩm, dịch vụ nào?, khách hàng nào? xuất khẩu trên những thị trường nào?
Dựa trên triết lý kinh doanh nào?
2.2.2 Mục tiêu của chiến lược xuất khẩu
- Kim ngạch xuất khẩu đạt bao nhiêu? Doanh thu xuất khẩu đạt bao nhiêu? tổng thể và cụ thể từng mặt hàng.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu là bao nhiêu mỗi năm hay cả thời kỳ?
- Thị phần xuất khẩu của xí nghiệp là bao nhiêu phần trăm so với trong nước, trên thị trường thế giới?
- Và các nguồn lực cơ bản khác của xí nghiệp đạt được như thế nào?
2. 2. 3 Các phương thức chiến lược xuất khẩu:
Doanh nghiệp sẽ chọn trong các hình thức sau:
- Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu uỷ thác
- Mua bán đối lưu
- Gia công xuất khẩu
- Tái xuất khẩu
- Giao dịch qua trung gian
- v. v…
III. Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp
1. Quy trình hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp
1. 1Khẳng định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp
Sứ mệnh của doanh nghiệp xác định những lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, những giả định về mục đích, sự thành đạt và vị trí của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
Sứ mệnh doanh nghiệp giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Nội dung cơ bản của một bản sứ mệnh doanh nghiệp là:
Khách hàng: ai là người tiêu thụ của xí nghiệp?
Sản phẩm: sản phẩm hoặc dịch vụ chính của xí nghiệp là gì?
Thị trường: xí nghiệp cạnh tranh ở thị trường nào?
Công nghệ: công nghệ có là mối quan tâm hàng đầu của xí nghiệp hay không.
Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi: xí nghiệp có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế hay không?
Triết lý: đâu là niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các ưu tiên của xí nghiệp.
Tự đánh giá về mình: năng lực đặc biệt hoặc lợi thế cạnh tranh chủ yếu của xí nghiệp là gì?
Mối quan tâm đối với hình ảnh công cộng : hình ảnh công cộng có là mối quan tâm chủ yếu đối với xí nghiệp hay không?
Mối quan tâm đối với nhân viên: Thái độ của xí nghiệp đối với nhân viên như thế nào?
Mục tiêu của doanh nghiệp là những kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt tới.
Yêu cầu của mục tiêu doanh nghiệp là phải rõ ràng, linh hoạt ; có thể đo lường được, phải có khả năng đạt được, phải có tính thống nhất, và có khả năng chấp nhận được.
1. 2 Đánh giá chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp
Đánh giá chiến lược là quá trình lập luận, phân tích nội dung của chiến lược và kết quả ảnh hưởng của chiến lược tới doanh nghiệp. Nếu kết quả không đạt được mục tiêu mong muốn hoặc chiến lược sẽ phải điều chỉnh hoặc thay đổi toàn bộ chiến lược.
Đánh giá chiến lược là cần thiết vì:
- Kết quả hiện tại không đảm bảo cho kết quả tương lai. Sự thành công luôn tạo ra các vấn đề mới khác. Vì vậy, các công ty có tư tưởng thoả mãn phải trả giá bằng sự tàn lụi.
- Các tình thế ngoài dự tính đòi hỏi phải điều chỉnh chiến lược. Các định hướng chiến lược có thể cần phải thay đổi. Các mục tiêu đề ra có thể cao hơn hoặc thấp hơn theo kinh nghiệm trong quá khứ và triển vọng trong tương lai.
- Với những gì xí nghiệp đã thực hiện một phần kế hoạch trong 2006 sẽ giúp có cái nhìn tích cực hơn, rõ nét hơn.
1. 2. 1. Mục đích đánh giá
Mục đích của đánh giá chiến lược xuất khẩu là xác định cơ hội chiến lược và vấn đề chiến lược.
Các cấp chiến lược đánh giá:
Chiến lược cấp doanh nghiệp: quan tâm đến các vấn đề lớn và dài hạn hơn, nó mang tính chất định hướng tổng thể tương lai cho doanh nghiệp.
chiến lược cấp ngành: Xem xét tổ chức đó cạnh tranh như thế nào trong ngành đó.
Chiến lược cấp chức năng: là chiến lược được xây dựng ngắn hạn (thường là 1 năm) ở các bộ phận của doanh nghiệp (marketing, nhân sự, tài chính, nghiên cứu và phát triển, …)
Bảng 1: Mô hình đánh giá chiến lược xuất khẩu sử dụng trong bài này
Lý do hình thành chiến lược
Nội dung chiến lược
Kết quả, ảnh hưởng của chiến lược
Lý do hình thành chiến lược
Nội dung chiến lược
Kết quả, ảnh hưởng của chiến lược
Lý do chiến lược có phù hợp mục đích của Xí nghiệp hay không?
Lý do chiến lược có phù hợp với điều kiện môi trường của Xí nghiệp không?
Nội dung chiến lược là đúng hay là sai
Nội dung chiến lược là hợp lý hay không
Đánh giá kết quả chiến lược một các định tính?
Đánh día kết quả chiến lược một cánh định lượng?
1. 2. 2 Nội dung đánh giá
1. 2. 2. 1 Đánh giá động cơ hình thành chiến lược xuất khẩu
- Chiến lược có phù hợp với mục đích của Xí nghiệp không?
- Chiến lược xuất khẩu có phù hợp với tình hình của Xí nghiệp không?
1. 2. 2. 2 Đánh giá nội dung chiến lược xuất khẩu
- Nội dung chiến lược có hợp lý không?
- Nội dung chiến lược như vậy đúng hay sai?
1. 2. 2. 3 Đánh giá kết quả, ảnh hưởng của chiến lược xuất khẩu
Nội dung đánh giá định tính chiến lược:
-Có tương thích với môi trường doanh nghiệp hay không? (SWOT)
-Có giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu hay không?
-Có tạo nên được lợi thế cạnh tranh bền vững hay không?
-Có tạo nên sự thống nhất trong nội bộ doanh nghiệp hay không?
-Có linh hoạt và thích ứng với môi trường thay đổi không?
-Có làm cho doanh nghiệp gặp rủi ro không?
Nội dung đánh giá định lượng chiến lược:
-Doanh nghiệp có đạt được mục tiêu chiến lựơc không?
-So với trung bình ngành doanh nghiệp có thực hiện tốt hơn không?
Các chỉ tiêu chính đánh giá tác dụng của chiến lược:
-Xu hướng trong doanh số và thị phần xuất khẩu
-Tăng hay duy trì khách hàng
-Xu hướng trong lợi nhuận ròng
-Xu hướng trong tỷ suất lợi nhuận
-Sức mạnh tài chính và đánh giá tín nhiệm chung
-Xu hướng của giá chứng khoán và giá trị cổ đông
-Nỗ lực liên tục hoàn thiện, đổi mới
-Hình ảnh và tiếng tăm với khách hàng
-Công nghệ , chất lượng, sáng tạo, thương mại điện tử v. v
-Vai trò lãnh đạo
1. 3. Đưa ra những ý kiến và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp
Sau khi dựa vào cơ sở lý thuyết để lập luận, đánh giá chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp đã có là đúng hay sai, có hợp lý hay không em sẽ dùng các mô hình về chiến lược kết hợp với những thông tin hiện có về doanh nghiệp để đưa ra một chiến lược tốt hơn chiến lược hiện tại (điều chỉnh chiến lược hiện tại hoặc thay đổi hoàn toàn chiến lược hiện tại của doanh nghiệp) .
2. Một số mô hình phân tích chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp
2.1.Các mô hinh nghiên cứu và dự báo môi trường
2. 1. 1Mô hình phân tích môi trường vĩ mô
Đưa ra những đánh giá khái quát nhất về môi trường vĩ mô đối với doanh nghiệp, nó bao gồm về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, công nghệ… của quốc gia hay trên thế giới mà doanh nghiệp liên quan.
2. 1. 2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
Giáo sư M. Porter, trường đại học kinh doanh Havard Mỹ đã đưa ra mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành. Đánh giá tiềm năng lợi nhuận
của các doanh nghiệp trong một ngành là do mối tương tác và sức mạnh của 5 lực lượng cạnh tranh.
Hai cấp độ của phân tích ngành:
Cơ cấu và sự hoạt động của tổng thể ngành:
-Có bao nhiêu doanh nghiệp, cơ số kinh doanh trong ngành đó?
-Các nhà sản xuất lớn trong ngành là ai?
-Những sản phẩm có nhiều cơ hội là gì?
-Những sản phẩm đối mặt với thách thức?
-Mức độ tăng trưởng của ngành là gì?
-Triển vọng xuất khẩu trong tương lai của ngành?
Các chiến lược và hoạt động của từng lực lượng cạnh tranh
-Phát hiện các điều kiện để thành công ở ngành đó
-Đánh giá các biện pháp cạnh tranh của các đối thủ.
2. 1. 3 Mô hình SWOT
SWOT là 4 chữ đầu tiên của các chữ:
S- Strengths – Điểm mạnh
W- Weaknesses – Điểm yếu
O-Opportunities – Cơ hội
T – Threats – Thách thức
SWOT là mô hình kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong một ma trận phân tích để đưa ra các ý tưởng chiến lược của doanh nghiệp.
Đánh giá chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp qua mô hình SWOT:
-Đánh giá sự phù hợp của chiến lược với điểm mạnh và điểm yếu xí nghiệp
-Chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp có nắm bắt được cơ hội thương trường tốt nhất và có các biệm pháp chống lại nguy cơ từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới doanh nghiệp không.
Ngoài ra SWOT còn là mô hình để đưa ra ý tưởng chiến lược mới cho doanh nghiệp nếu chiến lược hiện tại đang có vấn đề.
Mô hình SWOT dùng trong quá trình phân tích không phải là một mô hình SWOT ở trạng thái tĩnh mà là cả SWOT động.
SWOT
thời điểm t2
SWOT cứu
thời điểm t1
nghiên
SWOT độ
hiện tại
cấp
SWOT
Quá khứ Các
Bảng 2: Các cấp độ nghiên cứu SWOT
2. 2. Các mô hình đánh giá sự phù hợp chiến lược của doanh nghiệp với môi trường.
2. 2. 1. Mô hình lượng giá các nhân tố bên ngoài (EFE)
Mô hình lượng giá các nhân tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin trong môi trường xã hội và nhiệm vụ.
Cộng điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để các định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp. Tổng số điểm quan trọng (xếp từ 4. 0 (nổi bật) đến 1. 0 (kém) và 2. 5 là trung bình) chỉ ra rằng, doanh nghiệp đang đáp ứng với các nhân tố chiến lược hiện tại trong môi trường bên ngoài như thế nào? Số điểm có thể được dùng để so sánh một doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh.
2. 2. 2. Mô hình lượng giá các yếu tố bên trong (IFE)
Công cụ này đánh giá và tóm tắt những mặt mạnh và yếu quan trọng của các nguồn lực bên trọng.
Tổng số điểm quan trọng xếp loại từ 1. 0 (kém) đến 4. 0 (nổi bật) và 3. 0 là trên trung bình, 2. 0 là dưới trung bình, cho thấy mức độ đáp ứng với các nhân tố chiến lược thuộc môi trường như thế nào?
2. 2. 3. Mô hình bên trong bên ngoài (IE)
Mô hình này dùng để đưa ra những định hướng cho doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng những thông tin kết quả từ mô hinh EFE và IFE
2. 3. Các mô hình phân tích chiến lược xuất khẩu
2. 3. 1Mô hình chiến lược tổng thể
Tất cả các công ty đều có thể nằm ở một trong bốn ô của mô hình. Từ đó xác định được định hướng kinh doanh của mình.
2. 3. 2 Mô hình chiến lược danh mục (BCG)
Mục đích của BCG là để xác định một sự cân đối giữa các ngành của tổ chức và phân bổ các nguồn lực của tổ chức vào các ngành một cách hợp lý.
2. 3. 3 Ma trận GE đưa ra định hướng đầu tư cho doanh nghiệp.
2. 3. 4 Mô hình chiến lược hội nhập quốc tế.
Mô hình này giúp Xí nghiệp xác định hình thức tham gia thị trường quốc tế.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU
CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU THANH TRÌ
GIAI ĐOẠN 2006-2010
I. Nội dung chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010
1. Giới thiệu Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
XÝ nghiÖp may xuÊt khÈu Thanh Tr× lµ mét ®¬n vÞ trùc thuéc c«ng ty s¶n xuÊt vµ xuÊt nhËp khÈu tæng hîp Hµ Néi (HAPROSIMEX), ®îc thµnh lËp vµo th¸ng 6 n¨m 1996 theo quyÕt ®Þnh sè 2032 Q§-UB ngµy 13/6/1996 cña UBND thµnh phè Hµ Néi.
XÝ nghiÖp lµ mét ®¬n vÞ h¹ch to¸n ®éc lËp, cã t c¸ch ph¸p nh©n vµ con dÊu riªng, víi tªn giao dÞch quèc tÕ lµ Thanh Tri Garment Factory.
XÝ nghiÖp ®îc nhµ níc ®Çu t sè vèn ban ®Çu lµ 10 tû ®ång. XÝ nghiÖp cã nhiÖm vô may gia c«ng xuÊt khÈu c¸c lo¹i quÇn ¸o (s¬ mi nam, n÷, jacket, quÇn, v¸y, b¶o hé lao ®éng. . .) . Toµn xÝ nghiÖp cã 4 ph©n xëng s¶n xuÊt
2. Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010
Trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu của ngành may Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu và uy tín đối với khách hàng.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu: Chuyển đổi từ gia công đơn thuần (khách hàng giao nguyên liệu, nhận thành phẩm) sang xuất khẩu theo phương thức FOB (mua đứt bán đoạn) và tiến tới tự sản xuất,
Tiếp tục củng cố uy tín, trên thị trường quốc tế
Trong giai đoạn 2006-2010 trở thành nhà xuất khẩu đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và thời hạn giao hàng đúng cam kết.
3. Chiến lược cấp doanh nghiệp
- Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì lựa chọn chiến lược theo con đường tăng trưởng, tập trung nguồn lực vào các sản phẩm sơ mi nam cao cấp.
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm may mặc từ 10-15%/năm
- Đến năm 2010 Xí nghiệp thực hiện sản xuất từ 90-100% đơn hàng gia công theo phương thức FOB và có một tỷ lệ nhỏ sản lượng sản xuất theo phương thức trực tiếp.
- Giữ vững và tăng trưởng thị phần xuất khẩu tại những thị trường truyền thống: EU, Nhật và mở rộng sang thị trường mới như Bắc Mỹ, châu Phi…
- Giảm dần các nhà cung cấp kém hiệu quả, nắm thế chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu.
- Lấy sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn là sơ mi nam cao cấp và đa dạng hoá sản phẩm: veston, jacket, váy, đồng phục …
4. Chiến lược cấp ngành kinh doanh
4. 1 Chiến lược cạnh tranh:
- Xí nghiệp thực hiện chiến lược cạnh tranh bằng giá thấp, và khác biệt hoá bằng sản phẩm, phân phối, xúc tiến hỗn hợp, quan hệ công chúng.
- Để giảm chi phí thì Xí nghiệp cần:
+ Đơn giản hoá thiết kế sản phẩm
+ Lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp, chi phí vận chuyển không cao.
+ Tiến tới bán hàng và xúc tiến qua mạng
+ Không ngừng cải tiến, đầu tư máy móc, trang thiết bị.
+ Bố trí lại một số khâu trong quy trình sản xuất, phối hợp đơn hàng giữa các phòng ban.
Để thực hiện chiến lược khác biệt hoá:
+ Sản phẩm: tập trung chủ yếu vào việc tạo giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng.
+ Phân phối: có nhiều nhà phân phối ở khắp các thị trường mục tiêu, và mở rộng ở những thị trường mới, khả năng phân phối hàng nhanh chóng.
+ Xúc tiến hỗn hợp
+ Quan hệ công chúng, tổ chức triển lãm, tài trợ …
4.2 Chiến lược hợp tác
- Hợp tác với nhà cung cấp nguyên liệu lớn
- Hợp tác với một số công ty may trong Tổng công ty dệt may nay là Tập đoàn dệt may Việt nam.
- Thiết lập mối quan hệ với các đại sứ quán, thương vụ nước ngoài tại Việt nam để khai thác thông tin về tình hình thị trường của các nước.
Nội dung hợp tác trên bình diện:
+ Hợp tác sản xuất các chủng loại sản phẩm không phải là thế mạnh của Xí nghiệp như: jacket, váy, quần áo trẻ em, áo choàng, hàng dệt kim, găng tay, tất, … tạo tiền đề cho việc kinh doanh thương mại.
+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng, lập danh mục các nhà thầu phụ theo từng chủng loại hàng may mặc cụ thể.
5. Chiến lược chức năng
5.1Chiến lược Marketing
Thiết kế và triển khai các sản phẩm mới nếu khách hàng FOB không chỉ định.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng, lập danh mục các nhà thầu phụ theo từng chủng loại hàng may mặc cụ thể, xây dựng và cập nhật thường xuyên ngân hàng dữ liệu về giá của các chủng loại NPL và tư vấn, giới thiệu các nhà cung ứng có tiềm năng cho bộ phận FOB và Phòng kinh doanh nội địa.
Lập danh mục các bạn hàng / đối tác với các thông tin ngắn gọn về: Chủng loại hàng, năm thành lập, nhãn hiệu và tên người mua cuối cùng, doanh số, tình hình tài chính, địa chỉ liên lạc, người liên lạc …
Xây dựng cơ chế chào giá linh hoạt theo kết qu._.ả nghiên cứu về sự biến động của thị trường
Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, quảng cáo và quảng bá hình ảnh của xí nghiệp trong và ngoài nước. Tổ chức và tham gia hội chợ thương mại quốc tế.
Xây dựng bộ phận kinh doanh hàng may mặc giống như các hãng nước ngoài đang làm bằng cách thiết lập mối quan hệ với tất cả các Nhà máy, Công ty may mặc khác trong nước để có thể hợp tác sản xuất các chủng loại sản phẩm không phải là thế mạnh của Xí nghiệp như: jacket, váy, quần áo trẻ em, áo choàng, hàng dệt kim, găng tay, tất, … tạo tiền đề cho việc kinh doanh thương mại.
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các Đại sứ quán, thương vụ Việt nam tại nước ngoài nhằm khai thác triệt để và chính xác nguồn thông tin về các khách hàng.
Thiết lập mối quan hệ với các đại sứ quán, thương vụ nước ngoài tại Việt nam để khai thác thông tin về tình hình thị trường của các nước.
Thành lập và quản lý văn phòng đại diện của Xí nghiệp tại nước ngoài
Đánh giá hiệu quả công tác marketing hàng năm, thu thập các thông tin về tình hình biến động của thị trường từ đó xây dựng các kế hoạch marketing cho những năm tiếp theo.
Tham gia các sàn giao dịch điện tử do các Công ty, Tổng công ty, tổ chức xúc tiến thương mại nhằm phát triển đa dạng các mối quan hệ giao thương.
Thực hiện các chế độ Thống kê, báo cáo trong xí nghiệp về tình hình thị trường và hiệu quả hoạt động.
Chiến lược marketing Mix:
sản phẩm :
nghiên cứu và đưa ra ý tưởng sản phẩm theo khu vực địa lý, theo từng nước, cho từng nhà phân phối khác nhau.
Giá cả: vẫn theo giá hợp đồng với các nhà phân phối trên cơ sở chào giá linh hoạt.
c) Phân phối
d) Xúc tiến hỗn hợp
Quyết định tiến ra nước ngoài
Quyết định cần xâm nhập thị trường nào
Quyết định xâm nhập thị trường như thế nào
Quyết định tài chính Marketing
Quyết định chương trình Marketing
Nội dung kế hoạch marketing (1 năm) :
1/ Kế hoạch về nhóm công việc marketing hàng may mặc:
a. Về số lượng khách hàng:
- Mỗi ngày giao dịch ít nhất với một khách hàng mới
- Mỗi tuần tìm được ít nhất một khách hàng mới có nhu cầu đặt quan hệ làm ăn với Xí nghiệp.
- Mỗi tháng ít nhất có một khách hàng đến thăm và làm việc với xí nghiệp.
- Mỗi quý tìm được một khách hàng đến đặt hàng tại Xí nghiệp.
2/ Kế hoạch phụ trợ cho kế hoạch marketing và phát triển thương hiệu:
Xây dựng xong phòng mẫu với quy mô phù hợp
Xây dựng xong ngân hàng dữ liệu về định mức kỹ thuật
Xây dựng danh sách các khách hàng
Thống kê khách hàng đến với xí nghiệp
Thiết lập mối quan hệ với một số nhà máy khác
3/ Kế hoạch phát triển loại hình kinh doanh thương mại khác:
tìm kiếm thông tin, nghiên cứu, và lập được ít nhất một dự án khả thi cho một loại hình kinh doanh thương mại khác.
4/ Kế hoạch về con người:
Đào tạo nghiệp vụ marketing cơ bản cho toàn bộ nhân viên của ban
Phân trách nhiệm marketing của 3 thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản cho 03 nhân viên tiến tới hình thành bộ phận chuyên trách cho 3 khu vực thị trường.
5. 2 Chiến lược tài chính
- Chuẩn bị các thủ tục để mở L/C cho khách hàng hoặc hợp đồng mua để thanh toán trực tiếp.
- Thu hút nhiều nguồn vốn ưu đãi, dài hạn theo nhu cầu đầu tư đặt ra.
- Hạch toán chi phí, lỗ lãi, và hiệu quả cho từng đơn hàng
- Đánh giá kết quả hoạt động theo chế độ kế toán
- Phấn đấu có một nền tài chính lành mạnh, là cơ sở vững chắc cho các hoạt động trong Xí nghiệp.
5. 3 Chiến lược nguồn nhân lực:
Nhân lực được coi là một trong những lợi thế cạnh tranh của Xí nghiệp, nhân lực của Xí nghiệp:
- Đảm bảo chất lượng nhân lực:
+ Trình độ học vấn: lao động trong các phòng ban nghiệp vụ có trình độ đại học, trên đại học chiếm 100%, công nhân có trình độ tối thiểu là từ trung học phổ thông trở lên .
+ Trình độ tay nghề: Số lượng công nhân có trình độ tay nghề bậc trung bình (3, 4) chiếm chủ yếu.
- Đảm bảo số lượng nhân lực: Số lượng lao động năm 2010 sẽ là 10.000 người.
- Đảm bảo kết cấu độ tuổi, giới về nguồn nhân lực
- Và lòng yêu nghề, gắn bó với Xí nghiệp
5. 4 Chiến lược nghiên cứu và phát triển:
- Tiếp cận, học hỏi và áp dụng những cách làm hiện đại mà các nước có ngành may phát triển và kết hợp với phòng kỹ thuật, các xí nghiệp thành viên và phòng ban liên quan khác tư vấn và xây dựng bộ phận nghiên cứu và tổ chức sản xuất phù hợp để có thể tăng năng suất lao động.
- Kết hợp với bộ phận marketing xuất khẩu để tìm ra các chiến thuật cụ thể, chiến lược phù hợp tìm ra và lập dự án khả thi cho các loại hình kinh doanh khác phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Xí nghiệp.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, chu kỳ sống của từng sản phẩm, lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới, nhãn hiệu mới, dựa trên nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
6. Lựa chọn các phương thức xuất khẩu:
Trong chiến lược xuất khẩu của mình, Xí nghiệp lựa chọn các phương thức xuất khẩu sau:
Gia công theo phương thức thuần tuý và theo phương thức FOB
Xuất khẩu uỷ thác
Giao dịch qua trung gian
Xuất khẩu trực tiếp
Hình thức cụ thể là:
+ Sử dụng một bộ phận xuất khẩu riêng của Xí nghiệp
+ Thành lập một chi nhánh xuất khẩu ở nước ngoài
+ Sử dụng đaị diện thương mại quốc tế
+ Hình thức liên doanh thì chủ yếu thực hiện trong nước và xem xét mở rộng ở thị trường châu Phi.
II. Đánh giá chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì giai đoạn 2006-2010
1. Khẳng định sứ mệnh, mục tiêu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
1. 1Khẳng định sứ mệnh của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì.
Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuộc ngành dệt may.
Các sản phẩm chính của xí nghiệp là các sản phẩm may mặc: sơ mi, áo vest, quần, complete, đồng phục , khăn, váy. Xí nghiệp hoạt động trên 2 lĩnh vực là bán sản phẩm trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài (là chủ yếu) . Trên thị trường xuất khẩu, Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì còn phải cạnh tranh với các công ty may của Trung quốc, Ấn Độ, Pakistan v. v
Đối với Xí nghiệp, công nghệ là mối quan tâm hàng đầu góp phần vào việc nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh. Thị trường tiêu thụ là vấn đề sống còn của Xí nghiệp.
Triết lý kinh doanh của Xí nghiệp là: đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm là:
- Đảm bảo thông số kích thước của sản phẩm
- Đảm bảo mật độ mũi chỉ
- đảm bảo tình trạng bề mặt, độ óng chuốt
- đảm bảo kỹ thuật may
- độ đồng màu, vệ sinh, nhãn mác, bao gói …
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác như phù hợp thị hiếu, tâm lý của khách hàng ở mỗi vùng, mỗi nước khác nhau.
Lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Xí nghiệp là giá nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng.
Xí nghiệp rất coi trọng đội ngũ nhân viên của mình, coi đó là lực lượng chủ yếu nhất quyết định vận mệnh của Xí nghiệp.
1. 2Mục tiêu và phương hướng đến 2010
1. 2. 1. Xây dựng Xí nghiệp thành đơn vị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
Đây là mục tiêu hết sức quan trọng, tạo cho Xí nghiệp một nền tảng, một cơ sở vật chất tương đối đồng bộ để Xí nghiệp hoạt động được thuận lợi trong giai đoạn mới.
Đa dạng hoá sản phẩm, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn
MÆt hµng gia c«ng chñ yÕu cña XÝ nghiÖp may xuÊt khÈu Thanh Tr× lµ hµng may mÆc: ¸o choµng, jacket, s¬ mi nam, s¬ mi n÷, quÇn ¸o trÎ em, b¶o hé lao ®éng, ¸o l«ng vò, hµng d¸n ®êng may, ¸o len ®an tay, ¸o mãc, ®å lôa t¬ t»m, mò c¸c lo¹i…vµ hµng thñ c«ng nh c¸c mÆt hµng thªu ren.
B¶ng 4: Danh môc s¶n phÈm xuÊt khÈu cña XÝ nghiÖp may Thanh Tr×.
ChØ tiªu
N¨m 2004
N¨m 2005
N¨m 2006
Sè lîng
(C/bé)
Tỉ Trọng
(%)
Sè lîng
(C/bé)
Tỉ Trọng
(%)
Sè lîng
(C/bé)
Tỉ Trọng
(%)
¸o s¬ mi
491.792
29,00
547.125
31,72
603.947
34,63
Jacket
473.621
27,93
465.320
26,98
443.244
25,43
QuÇn
541.088
31,91
540.697
31,35
510.794
29,31
Hµng kh¸c
189.038
11,16
171.382
9,95
184.561
10,63
Tæng sè
1.695.539
100
1.724.524
100
1.742.546
100
Nguån: Phßng kinh doanh thÞ trêng-XÝ nghiÖp may Thanh Tr×.
Qua b¶ng trªn cho thÊy mÆt hµng xuÊt khÈu chñ ®¹o cña XÝ nghiÖp lµ ¸o sơ mi. N¨m 2004 sè lîng ¸o sơ mi ®· xuÊt khÈu lµ 491.792 chiÕc, chiÕm tû träng 29%; n¨m 2005 ®¹t 547.125 chiÕc, øng víi tû träng 31,72% vµ n¨m 2006 lµ 603.947 chiÕc, b»ng 34,63%. MÆt hµng cã kim ng¹ch xuÊt khÈu lín thø hai trong tæng sè hµng xuÊt khÈu lµ quÇn dµi vµ quÇn sooc. N¨m 2004 XÝ nghiÖp ®· xuÊt khÈu 541.088 chiÕc, chiÕm 31,91%; n¨m 2005 xuÊt 540.697 chiÕc, chiÕm 31,35%; n¨m 2006 xuÊt 510.794 chiÕc, chiÕm tû träng 29,31%. TiÕp theo lµ mÆt hµng ¸o Jacket: xuÊt 473.621 n¨m 2004, chiÕm tû träng 27.93%; n¨m 2005 lµ 465.320 chiÕc chiÕm tû träng 26,98% vµ n¨m 2006 xuÊt 443.244 chiÕc, chiÕm tû träng 25,43%. Ngoµi ra XÝ nghiÖp cân xuÊt khÈu mét sè mÆt hµng kh¸c. C¸c lo¹i hµng ho¸ nµy thêng chiÕm tû träng nhá trong tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu cña XÝ nghiÖp. ChØ lµ 11,16% n¨m 2004; 9,95% n¨m 2005 vµ 10,63% n¨m 2006.
B¶ng 5: So s¸nh s¶n phÈm xuÊt khÈu cña XÝ nghiÖp giai ®o¹n 2004-2006
ChØ tiªu
Chªnh lÖch 2005/2004
Chªnh lÖch 2006/2005
Sè lîng
(C/bé)
Tèc ®é
t¨ng (%)
Sè lîng (C/bé)
Tèc ®é
t¨ng (%)
¸o s¬ mi
55.333
11,3
56.822
10,2
Jacket
-8301
-1,7
- 22.076
-4,7
QuÇn
-391
- 0.1
- 29.903
-5,5
Hµng kh¸c
- 17656
- 9,3
13.179
7,7
Tuy nhiªn, qua b¶ng so s¸nh l¹i thÊy r»ng c¬ cÊu hµng xuÊt khÈu cña XÝ nghiÖp may xuÊt khÈu Thanh Tr× ®· cã nh÷ng thay ®æi trong thêi gian võa qua. MÆc dï ¸o Jacket vµ quÇn lµ hai mÆt hµng xuÊt khÈu manh cña XÝ nghiÖp nhng tõ n¨m 2004 ®Õn n¨m 2006 hai mÆt hµng nµy ®· gi¶m ®i c¶ vÒ sè lîng vµ chÊt lîng.Trong khi ®ã, mÆt hµng ¸o s¬ mi xuÊt khÈu l¹i ®ang t¨ng vÒ sè lîng còng nh vÒ tû träng.
Nh vËy, cã thÓ thÊy r»ng s¶n phÈm ¸o s¬ mi cña XÝ nghiÖp ®ang ngµy mét ®îc kh¸ch hµng a chuéng vµ ®Æt gia c«ng, mua nhng s¶n phÈm ¸o Jacket vµ quÇn th× l¹i ®ang gi¶m ®i.
1. 2. 3. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng – các khâu thiết yếu phục vụ sản xuất - kinh doanh.
1. 2. 4. Tăng cường năng lực sản xuất, chú trọng hoạt động liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài:
- Tập trung vốn đầu tư cho công trình trọng tâm, trọng điểm
- Đầu tư dựa vào sức mạnh bằng nguồn vốn tự bổ sung
- Ngoài ra sự giúp đỡ để tạo vốn từ các khách hàng, từ các Đối tác nước ngoài, khi cần thiết phải sử dụng vốn vay.
-Mở rộng liên doanh, liên kết với nhiều địa phương trong cả nước, Xí nghiệp liên kết giúp đỡ trên các mặt: chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ công nhân, thị trường đầu ra đầu vào.
- Đối với các đối tác bên ngoài, thông qua quan hệ đến mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng liên doanh, liên kết, khai thác nguồn vốn từ bên ngoài.
1. 2. 5. Chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị trí và mở rộng thị trường xuất khẩu
Mở rộng thị trường xuất khẩu về thực chất là đặt Xí nghiệp trong mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh (cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội) ; buộc xí nghiệp phải quan tâm đến đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và khả năng tiếp thị. Xí nghiệp chủ trương giữ vững những thị trường xuất khẩu truyền thống đồng thời mở rộng sang những thị trường mới. Từ đó hình thành hệ thống chi nhánh đại diện tại một số nước và khu vực quan trọng làm đầu như thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh và bán hàng nước ngoài hàng năm tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hàng may mặc rất lớn và mang lại giá trị kinh tế cao.
Vấn đề đặt ra là hàng may mặc của Xí nghiệp sản xuất ra phải đáp ứng được yêu cầu, sở thích của khách hàng, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của cả nước trên thị trường. Và để làm được việc đó, một điều rõ ràng là phải có sự đầu tư nâng cao trình độ công nghệ và đầu tư về chất xám. Kinh tế càng phát triển, mức sống càng cao, thì nhu cầu về mặc của con người cũng càng cao. Người ta thấy rằng, ở thị trường EU, nhu cầu về mặc bình thường chỉ chiếm từ 10-15%, còn lại từ 85-90% là nhu cầu mặc theo mốt.
Trong tương lai, nếu đầu tư đúng hướng, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao thì xí nghiệp có thể tăng được đáng kể sản phẩm xuất khẩu.
Bảng 6:Khách hàng gia công chủ yếu của xí nghiệp
§¬n vÞ tÝnh: USD.
TT
Tªn kh¸ch hµng
2004
2005
2006
1
Adinin sendirian
1.399.700
1.401.200
1.560.820
2
Amtaexa limited
2.727..276
2.813.367
2.896.523
3
Arksun co. ltd
1.808.200
1.812.310
1.979.530
4
Asd asia ltd
3.648.492
3.920.678
4.283.850
5
Bringten co.ltd
668.880
673.412
821.090
6
Chinarear ltd
1.268.790
1.374.649
1.528.358
7
Hansa
3.236.369
3.651.342
4.219.021
8
Evf co.ltd
1.515.154
1.609.045
1.763.706
9
Five seasons co.ltd
2.121.221
1.997.315
2.760.620
10
Garnetcomporation
6.683.952
6.703.209
6.761.031
11
Textile group
2.442.246
2.531.329
2.697.102
12
Mainwear fashion ltd
3.030.307
3.039.103
3.163.567
13
Amxport co.ltd
3.535.158
3.841.072
4.092.640
14
Msa-co.ltd
6.410.920
6.849.890
6.923.709
15
Nkk coropopation
975.032
1.086.742
1.239.506
16
Poscelin co.ltd
1.212.123
1.323.503
1.363.297
17
C¸c h·ng kh¸c
Nguån: Phßng kinh doanh thÞ trêng XÝ nghiÖp may Thanh Tr×.
1. 3. Quan điểm phát triển của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
- Coi trọng chất lượng.
- Phát triển Xí nghiệp theo hướng hiện đại hoá, khoa học và công nghệ tiên tiến
- Luôn coi trọng yếu tố con người, có kế hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh, vừa phục vụ xuất khẩu vừa phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước
- Kết hợp với địa phương, khu vực để cùng phát triển.
- Bảo vệ quyền lợi người tiều dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia, môi trường và an ninh trật tự.
2. Đánh giá lý do hình thành chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì giai đoạn 2006-2010.
Với nội dung chiến lược xuất khẩu đã nêu, Xí nghiệp nhằm tăng lượng kim ngạch xuất khẩu, dần trở thành nhà xuất khẩu có uy tín trên thị trường may trên thế giới là phù hợp với loại hình. Kinh nghiệm của Xí nghiệp trong đàm phán thương mại và chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế không phải là nhỏ. Hơn nữa với Xí nghiệp năng lực sản xuất dành cho xuất khẩu chiếm tới 95% là phù hợp với một chiến lược có tầm cỡ như vậy. Bản chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp giai đoạn 2006 -2010 cho thấy rất phù hợp với sứ mệnh và quan điểm phát triển của Xí nghiệp .
2. 1. Dùng mô hình phân tích môi trường vĩ mô
a) Kinh tế:
Thu nhập và của cải của các quốc gia sẽ tiếp tục tăng nên sẽ kích thích mua sắm, xuất khẩu của thị trường thế giới. Tại các khu vực EU kinh tế đang có sự hồi phục với mức 1. 8% / năm bình quân, Khu vực Đông nam á dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng bình quân 4-5% / năm, kinh tế Nhật Bản đã phục hồi với sự báo hiệu của sự gia tăng trong lãi suất cho vay …
Xu hướng lãi suất tại Mỹ, EU, Nhật Bản có chiều hướng tăng nhưng vừa phải không dẫn đến việc người dân thích gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hơn thích đầu tư mua sắm.
Tỷ gía hối đoái VND/USD là cao chứng tỏ sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam rẻ tương đối hơn và tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
b) Chính trị - Pháp luật
Nhu cầu các sản phẩm dệt may thế giới vẫn tăng cao: khối lượng hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ và Canađa sẽ tăng từ 34% lên 45%, tại thị trường EU sẽ từ 48% lên 51%.
Khi không còn bị bó buộc bởi hạn ngạch, các xí nghiệp nhập khẩu sẽ được tự do lựa chọn những nguồn cung cấp rẻ hoặc ưng ý nhất. Đồng thời sự cạnh tranh sẽ rất cao giữa các nhà xuất khẩu.
Trung Quốc - đối thủ xuất khẩu lớn nhất đang có xu hướng giảm hoạt động của những ngành sử dụng nhiều lao động thấp, phát triển mạnh các ngành công nghiệp có giá trị cao.
Những lo ngại về hàng may Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường thế giới khi MFA (hiệp định đa sợi) được bãi bỏ đã không còn đáng lo. Các nước xuất khẩu hàng dệt may Châu Á đã và đang đối phó với tình hình tốt hơn dự đoán ban đầu. Tâm lý không một khách hàng nào muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc vì mức độ rủi ro chính sách rất cao.
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu của chính phủ đang tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay và trong tương lai sẽ có nhiều tổ chức tư vấn xuất khẩu của Việt nam và nước ngoài hoạt động sẽ giúp Xí nghiệp khai thác thông tin tốt hơn.
Ở các quốc gia trên thế giới, đây đó có những bất ổn về chính trị nhưng những quốc gia đó hầu như là Xí nghiệp ít hoặc chưa xuất khẩu tới. Còn tại các thị trường chủ yếu của Xí nghiệp là EU, Mỹ, Nhật Bản là tương đối ổn định về chính trị và pháp luật. Tuy nhiên khi vào thị trường Mỹ và EU luôn phải cẩn thận vì họ là những tay chơi dày dạn trong nền kinh tế thị trường và phải nghiên cứu thật kỹ pháp luật của họ.
c) Văn hoá – xã hội
Mỗi nước có một nền văn hoá khác nhau, thói quen tiêu dùng của người Mỹ khác người Châu Âu và người Nhật Bản. Đây không chỉ là vấn đề lịch sử mà nó còn liên quan đến cả sự giao thoa của các nền văn hoá khác nhau.
Quy mô dân số thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng và xu hướng dân số già đi ở EU, Nhật, Mỹ, nhu cầu ăn mặc tự thể hiện đẳng cấp, giới đang tăng cao. Do vậy, Xí nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng xu hướng này vì đây là mảng thị trường cao cấp có thể thu được giá cao.
d) khoa học – công nghệ
Các nước phát triển đang thúc đẩy việc nghiên cứu, khuyến khích các công nghệ tiên tiến, đào tạo nghề dài hạn, tăng cường đào tạo công nhân tay nghề cao, chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm dệt may " công nghệ " có giá trị gia tăng cao, như vải chống cháy, các loại sản phẩm có tác dụng chữa bệnh, các sản phẩm chuyên dụng cho ngành hàng không …
Ngoài ra các cơ sở hạ tầng, đường xá, cửa hàng, phương tiện đi lại, phương tiện thanh toán ở các quốc gia nhập khẩu cũng rất ảnh hưởng đến việc mua và sử dụng mặt hàng may mặc.
e) Môi trường tự nhiên, sinh thái
Rõ ràng tại mỗi khu vực có điều kiện khí hậu khác nhau nên người ta ăn mặc khác nhau. Xu hướng được đánh giá là trái đất đang nóng dần lên, xu hướng làm việc tại nhà đang làm cho Xí nghiệp ưu thế hơn với sản phẩm sơ mi nam truyền thống và tiến hành đa dạng hoá sản phẩm.
Tóm lại Môi trường vĩ mô đang có những thuận lợi cho định hướng chiến lược của Xí nghiệp, tuy nhiên giá xăng dầu tăng cao kéo theo giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và sẽ đẩy chi phí sản xuất lên.
2.2. Dùng mô hình SWOT
Dưới đây sẽ xem xét kỹ hơn lý do ra đời bản chiến lược đó qua phân tích SWOT của Xí nghiệp
S1: Chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàng
S2: Thời hạn giao hàng kịp
S3: Đội ngũ giao tiếp, đàm phán tốt
S4: Tài chính lành mạnh
W1: Thiết kế mẫu mốt còn kém
W2: Công tác xúc tiến thị trường hạn chế
W3: Kỹ năng người lao động chưa thật nổi bật
W4: Phải nhập hoàn toàn nguyên liệu từ nước ngoài
O1: Việt nam mới gia nhập WTO
O2: Tất cả các thị trường đều xóa bỏ hạn ngạch
O3: Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và duy trì ở mức độ cao
T1: Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng
T2: Xuất khẩu cho các nhà phân phối rồi mang thương hiệu của họ
T3: Nhu cầu mặc theo mốt, thể hiện phong cách, đẳng cấp
T4: Giá đầu vào đều tăng
Chiến lược SO: Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vì cơ hội thị trường mở ra rất lớn và khéo léo đưa được sản phẩm Xí nghiệp ra thị trường quốc tế. Chủ động đầu tư vốn để mở rộng sản xuất và đăng ký hạn ngạch sớm với Liên bộ thương mai - Hiệp hội dệt may Việt Nam để có thể nhận được nhiều đơn hàng từ Mỹ. Đội ngũ đàm phán sẽ năng động quảng bá hình ảnh Xí nghiệp và có những kế hoạch hợp tác với đối tác nước ngoài. Tăng cường đầu tư cho máy móc, thiết bị.
Chiến lược ST: Tiếp tục tăng trưởng qua gia công nhưng chủ yếu là theo phương thức FOB để dần khẳng định chất lượng với các nhà phân phối. Bên cạnh đó mạnh dạn gợi ý mẫu mốt mới cho khách hàng. Mặt khác tự mình sáng tạo mẫu mốt mới để mang thương hiệu của Xí nghiệp . Sắp xếp quy trình sản xuất, điều phối đội ngũ sản xuất để giảm chi phí.
Chiến lược WO: Chủ động dồn vốn vào sản xuất cho các đơn hàng truyền thống, không hoặc hạn chế mở rộng thị trường. Tổ chức tốt khâu mua, nhập nguyên liệu. Tập trung thị trường truyền thống vì công tác thiết kế còn kém nhưng chất lượng sản phẩm vẫn phải đảm bảo.
Chiến lược WT: Chỉ làm gia công nhưng chủ yếu là theo phương thức FOB. Tiết kiệm chi phí.
2. 3. Dùng mô hình lượng giá các yếu tố bên ngoài EFE
Các nhân tổ chiến lược
bên ngoài
độ quan trọng
xếp loại
Số điểm quan trọng
Các cơ hội:
1. Việt Nam sẽ gia nhập WTO (2006-2010)
0, 15
4
0, 6
2. Tất cả các thị trường đều xoá bỏ hạn ngạch chỉ còn Mỹ
0, 1
3
0, 3
3. Nền kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng
0, 05
2
0, 1
Các đe doạ:
1. Xu hướng bảo hộ mậu dịch không hề giảm
0, 1
3
0, 3
2. Nhu cầu mặc theo mốt, thể hiện phong cách, đẳng cấp
0, 05
3
0, 15
3. Giá đầu vào đều tăng
0, 15
4
0, 6
4. Phải cạnh tranh gay gắt với dệt may Trung quốc, Ấn độ, Bănglađet …
0, 15
4
0, 6
5. Cơ sở hạ tầng của Việt nam còn thấp kém, trình độ công nghệ thấp.
0, 05
2
0, 1
Kết quả: Tổng điểm = 2, 6 → Chiến lược của Xí nghiệp tận dụng cơ hội và chống lại đe doạ của môi trường ở mức khá.
2. 4. Dùng mô hình lượng giá các yếu tố bên trong IFE
Trước khi đi vào mô hình ta hãy xem xét các chỉ tiêu phán ánh tình hình tài chính lành mạnh của Xí nghiệp
Đơn vị các số tuyệt đối:1.000000đ
Chỉ tiêu
2005
2006
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
= Tổng TSLĐ/Tổng nợ phải trả
22.116/20.665
= 1.07
17.735/14.279
=1.24
Hệ số tài trợ
= Tổng vốn CSH/Tổng nguồn vốn
15.451/37.262
= 0.41
17.000/32.202
= 0.28
Tỷ số nợ
=Tổng nợ/tổng tài sản
20.665/37.262
=0,55
14.279/32.202
=0.44
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
= (TSLĐ+ ĐTNH)/nợ NH
21.606/19.096
=1.14
17.735/13.937
=1.27
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
= (Tiền+ĐTTCNH)/nợ NH
1.823/19.096
=0.095
2.043/13.937
=0.146
Mô hình lượng giá các yếu tố bên trong của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì:
Nhân tố chiến lược bên trong
Độ quan trọng
xếp loại
điểm quan trọng
giải thích
Những thế mạnh:
1. Chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người đặt hàng
0,1
4
0,4
2. Thời hạn giao hàng kịp
0,2
3
0,6
3. Đội ngũ giao tiếp, đàm phán tốt
0,075
3
0,225
4. Tài chính lành mạnh
0,05
3
0,15
5. Giá lao động rẻ
0,075
2
0, 15
Những điểm yếu:
1. Thiết kế mẫu mốt còn kém
0,075
4
0,3
2. Công tác xúc tiến thị trường hạn chế
0,1
3
0,3
3. Kỹ năng người lao động chưa thật nổi bật
0,075
2
0,15
4. Phải nhập hoàn toàn nguyên liệu
0,15
4
0,6
5. Kênh phân phối còn ít
0,1
3
0,3
Tổng số điểm quan trọng
1,00
3,175
Tổng số điểm = 3, 175 > 3 → Xí nghiệp có vị trí nội bộ dựa trên các nhân tố chiến lược bên trong ở mức khá.
Như vậy Qua ứng dụng hai mô hình trên ta thấy Xí nghiệp đang khai thác điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và hạn chế đe doạ ở mức khá.
2.5. Dùng mô hình bên trong bên ngoài (IE)
Tổng số điểm IFE
Mạnh Trung bình Yếu
4, 0-3, 0 2, 99-2, 0 1, 99-1
Cao 4, 0-3, 0 Xí nghiệp (II) (III)
Tổng (I)
số
điểm Trung bình
EFE 2, 99-2, 0 (IV) (V) (VI)
Thấp (VII) (VIII) (IX)
1, 99-1
Như vậy chiến lược của Xí nghiệp là tăng trưởng và xây dựng. Thích hợp nhất cho Xí nghiệp là chiến lược tăng cường (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm) .
Qua đó cho thấy Xí nghiệp đang đi đúng hướng.
3. Đánh giá nội dung chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp
3. 1 Mô hình chiến lược tổng thể
Theo đó Xí nghiệp sẽ ở góc phần tư thứ I với 3 phương án là:
- Phát triển thị trường
- Thâm nhập thị trường
- Phát triển sản phẩm
- Còn 4 phương án sau là không phù hợp.
####
Sự tăng trưởng nhanh chóng
####
Vị trí cạnh tranh yếu
Góc phần tư II
1. Phát triển thị trường
2. Thâm nhập thị trường
3. Phát triển sản phẩm
4. Kết hợp theo chiều ngang
5. Loại bớt
6. Thanh lý
Góc phần tư I
1. Phát triển thị trường
2. Thâm nhập thị trường
3. Phát triển sản phẩm
4. Kết hợp về phía trước
5 Kết hợp về phía sau
6. Kết hợp theo chiều ngang
7. Đa dạng hóa tập trung
Vị trí cạnh tranh mạnh
Góc phần tư III
1. Giảm bớt chi tiêu
2. Đa dạng hóa tập trung
3. Đa dạng hóa theo chiều ngang
4. Đa dạng hóa lien kết
5. Loại bớt
6. Thanh lí
Góc phần tư IV
1. Đa dạng hóa tập trung
2. Đa dạng hóa theo chiều ngang
3. Đa dạng hóa liên kết
4. Liên doanh
###
Sự tăng trưởng chậm chạp
####
3. 2. Ma trận GE:
(được phát triển bởi công ty Mc kinsey và công ty General Electric)
- Sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc được dựa vào sự đánh giá của nhiều yếu tố như: Quy mô và tốc độ phát triển thị trường xuất khẩu may; Biên lợi nhuận của ngành may; Độ gay gắt của sự cạnh tranh; Hiệu quả kinh tế do quy mô; Luật pháp; Công nghệ.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế trong ngành và các số liệu xuất khẩu may mặc của Việt Nam thì thị trường xuất khẩu may mặc đang ở mức cao, là cơ hội lớn ngành xuất khẩu may mặc Việt Nam.
- Sức cạnh tranh của Xí nghiệp May Xuất khẩu Thanh Trì được đánh giá dựa vào các yếu tố của Xí nghiệp như:
+ Thị phần tương đối; Biên lợi nhuận; Khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng.
+ Hiểu biết về khách hàng và thị trường; Điểm mạnh yếu của cạnh tranh.
+ Năng lực công nghệ, khả năng quản lý.
Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng may mặc với sản lượng tương đối lớn, trình độ quản lý tổ chức thực hiện chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ và đội ngũ công nhân có tay nghề tương đối cao… Thương hiệu và tên tuổi của Xí nghiệp được ngành may mặc Việt nam đánh giá Xí nghiệp đang ở tốp các đơn vị xuất khẩu may mặc tương đối khá. Các số liệu về doanh thu các năm, các thương hiệu khách hàng đang cộng tác với Xí nghiệp, khả năng quảng cáo và khẳng định thương hiệu của Xí Nghiệp… cho thấy Xí nghiệp đang có sức cạnh tranh ở mức trung bình.
Bảng 7: Các chiến lược lựa chọn từ ma trận GE
Vị trí cạnh tranh của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì
Mạnh
Trung Bình
Yếu
Sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc
Cao
Hãy tiến lên;
Tăng cường đầu tư (Đầu tư để tăng trưởng)
Hãy tiến lên;
Tăng cường đầu tư (chọn lọc đầu tư để tăng trưởng).
(XÍ Nghiệp)
Hãy cẩn trọng trong chiến lược của mình (bảo vệ / tập trung lại. Đầu tư có chọn lọc)
Trung bình
Hãy tiến lên;
Tăng cường đầu tư (Duy trì ưu thế)
Hãy cẩn trọng trong chiến lược của mình (mở rộng có chọn lọc)
Ngừng đầu tư
Thấp
Hãy cẩn trọng trong chiến lược của mình (thu hoạch hạn chế)
Ngừng đầu tư (thu hoạch toàn diện)
Ngừng đầu tư
Nhìn vào mô hình ta thấy định hướng và những giải pháp cơ bản của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì là tương đối đúng.
3. 3 Đánh giá khái quát Chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì:
Xét về chiến lược cạnh tranh thì Xí nghiệp có xu hướng dùng chiến lược nhà cung cấp chi phí tốt nhất:
Đây là chiến lược dựa trên hai chân là chi phí thấp và sự khác biệt hoá. Chi phí thấp thì trong tương lai 2006-2010 là có thể đạt được vì giá thành ở Việt Nam so với nước ngoài vẫn là tương đối rẻ nhưng so với các doanh nghiệp trong nước cũng xuất khẩu thì Xí nghiệp hoàn toàn chưa phải có chi phí thấp mà chỉ ở mức tương đương với các doanh nghiệp khác, trình độ máy móc nhìn chung là hiện đại. Xí nghiệp đang có uy tín với sản phẩm tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên các chuyên gia đã cảnh báo rằng chiến lược này dễ rơi vào trường hợp " đứng giữa dòng " ít khi tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững hoặc một vị trí cạnh tranh nổi bật.
Bảng 8: Năm chiến lược cạnh tranh tổng quát theo mô hình của M. Porter
Kiểu lợi thế cạnh tranh theo đuổi
Giá Khác biệt hoá
C/L nhà cung cấp CP tốt nhất
Mảng thị
trường đan Chiến lược nhà cungcấp Chiến lược khác biệt
Thị xen rộng của chi phí thấp toàn diện hoá rộng rãi
trường người mua
mục
tiêu Mảng thị
trường hẹp Chiến lược chi phí Chiến lược khác biệt
(thị trường thấp tập trung hoá tập trung
ngách) người
mua
Xét về gắn chiến lược với tình huống của Xí nghiệp
Theo đặc điểm ngành và điều kiện cạnh tranh: Xuất khẩu may mặc là ngành bị phân mảng:
Trật tự dệt may thế giới trước năm 2004 đã được ấn định với những lợi thế cơ bản thuộc bốn nhóm các nhà cung cấp gồm:
Nhóm các nước có chi phí lao động rẻ và có công nghiệp phụ trợ phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ v. v
Nhóm các nước gần các trung tâm nhập khẩu lớn như: Đông Âu, Bắc Phi v. v…
Nhóm các nước được hưởng các điều kiện ưu đãi về hạn ngạch và thuế như Canađa, Mêhicô, Caribê, Thổ Nhĩ Kỳ …
Nhóm các nước có công nghệ và thương hiệu mạnh như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Với việc dỡ bỏ hoàn toàn chế độ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO từ 1/1/2005, bản đồ thương mại dệt may thế giới đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho các nước có nguồn nhân lực rẻ và có năng lực sản xuất hàng dệt may.
Như vậy chiến lược của Xí nghiệp là chiến lược ngách: nó đã biết tập trung vào chi phí thấp và sự khác biệt hoá, đã có sự chuẩn bị trong các chiến lược chức năng đối với mỗi thị trường đặc thù, nghiên cứu các nền văn hoá khác nhau, nhu cầu ăn mặc khác nhau. Khi hàng FOB chiếm chủ yếu thì ngoài bản mẫu của các nhà phân phối thì Xí nghiệp đã nghiêm túc có sự sáng tạo trong kiểu mẫu bằng cách gợi ý trước, hoặc thử nghiệm trong nước trước khi đưa ra thị trường thế giới. Đây là một cách làm thông minh, táo bạo. Nhưng suy cho cùng đã có phương pháp rồi nhưng sản phẩm của phòng mẫu có đáng đưa vào áp dụng không? Chiến lược của Xí nghiệp cần cụ thể hơn nữa để tạo ra được các mẫu mốt phù hợp, đi trước bằng cách:
Thuê chuyên gia thiết kế riêng cho Xí nghiệp
Nâng cao trình độ thiết kế cho nhân viên phòng mẫu
Kết hợp cả hai cách trên
Phối hợp với các trường đại học như Khoa thiết kế thời trang - Đại học Bách khoa và Đại học Mỹ thuật.
b) Xét dựa trên vị trí thị trường của Xí nghiệp
Theo đánh giá của Ban lãnh đạo thì Xí nghiệp là " người theo sát ".
Xí nghiệp cần chủ động, nhanh nhẹn và sáng tạo hơn trong việc thích ứng với thay đổi điều kiện của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Điều này Xí nghiệp cần thăm dò qua ý tứ của nhà phân phối, qua khảo sát thị trường thực tế, qua đại sứ quán.
Bước đầu và chắc chắn Xí nghiệp sẽ phải tạo ra liên minh chiến lược hấp dẫn với nhà phân phối chính. Điều này Xí nghiệp chưa có kế hoạch mà mới chỉ dừng lại ở quan hệ truyền thống đã có từ lâu. Để đạt được điều này thì chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng phải thực sự là những lợi thế cạnh tranh của Xí nghiệp . Là một Xí nghiệp may gia công xuất khẩu mà hai yếu tố đó không đảm bảo thì không thể có được uy tín với ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1-166.doc
- QT1-166 (Baocao Tongquan).doc