Lời mở đầu
Trong những năm qua nhờ đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp đã có sự phân cực, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xác định cho mình một kế hoạch chiến lược đúng đắn, nếu không có kế hoạch chiến lược hoặc có kế hoạch chi
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chiến lược Công ty Cổ phần Đại Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến lược sai lầm thì chắc chắn sẽ nhận được sự thất bại trong hoạt động kinh doanh.
Trước đây nhiều doanh nghiệp đã thành công là do chỉ chú ý đến chức năng hoạt động nội bộ và thực hiện các công việc hàng ngày của mình một cách có hiệu quả nhất, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ phải đối mặt với môi trường kinh doanh ngày càng biến động, phức tạp và có nhiều rủi ro. Do vậy, chỉ chú ý đến chức năng nội bộ và công việc hàng ngày là không đủ, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần thiết phải vạch ra kế hoạch chiến lược đúng đắn nhằm triệt để tận dụng các cơ hội kinh doanh và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ từ đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tiễn kinh doanh trong và ngoài nước cũng đặt ra vấn đề là làm thế nào để các doanh nghiệp thành công và làm ăn có lãi trong điều kiện thay đổi của môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tài nguyên hiếm hoi. Do vậy kế hoạch chiến lược không thể thiếu được, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Đại Thắng-một doanh nghiệp mới thành lập cách đây 5 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng việc hoạch định kế hoạch chiến lược ở công ty là một vấn đề còn hết sức mới mẻ, chính vì vậy em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế hoạch chiến lược của Công ty Cổ Phần Đại Thắng ” nhằm đóng góp một số ý kiến của mình tạo thêm cơ sở cho quá trình hoạch định chiến lược liên quan đến sự phát triển lâu dài của Công ty.
Luận văn của em có kết cấu gồm hai chương:
* Chương 1 : Thực trạng về kế hoạch chiến lược của Công ty Cổ Phần Đại Thắng trong những năm vừa qua.
* Chương 2 : Một số phương hướng nhằm hoàn thiện kế hoạch chiến lược đến năm 2010 của Công ty Cổ Phần Đại Thắng.
Do khả năng của bản thân em còn có hạn và lần đầu tiên nghiên cứu một vấn đề còn khá mới mẻ nên chắc chắn bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, các cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các phòng ban trong Công ty Cổ Phần Đại Thắng đã tạo điều kiện nghiên cứu trao đổi, cung cấp tài liệu và đặc biệt là cô giáo Th.s Nguyễn Thu Hà đã tận tình giúp đỡ và truyền thụ những kiến thức quý báu để em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Chương I
Thực trạng về kế hoạch chiến lược của công ty cổ phần đại thắng trong những năm vừa qua
I.Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Đại Thắng
1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Đại Thắng là doanh nghiệp được thành lập theo giấy phép Số 4485/GP - TLDN ngày 08/07/1999 do UBND Thành phố Hải Phòng cấp. Đăng ký kinh doanh Số 072027/GPĐKKD ngày 14/07/1999 do Sở kế hoạch Đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp.
Công ty có trụ sở chính tại : 152 Tôn Đức Thắng – Huyện An Dương – TP Hải Phòng.
Có tên giao dịch viết tắt : ĐAI THĂNG ISC.
Điện Thoại:031858325-031771689. Fax:03185825-031717689.
2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Đại Thắng
Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là:
- Nhận thầu xây dựng mới, cải tạo các công trình dân dụng và công nghiệp: xây dựng trang thiết bị nội ngoại thất, lắp đặt các hệ thống điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước; xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh (nhập khẩu) các loại vật tư thiết bị giao thông,máy xây dựng và các nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
- Vận tải hàng hoá, thi công san lấp các công trình dân dụng và công nghiệp.
3.Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị hiện nay của Công ty thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ Phần Đại Thắng
Giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng TCHC
Phòng Thương mại
Đội XD Số 1
Đội
XD
Số 4
Đội
XD
Số 3
Đội
XD
Số 2
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty như sau:
- Bộ máy quản lý của công ty đứng đầu là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Giám đốc là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ quyền lợi cán bộ công nhân viên trong Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
- Phòng Tổ chức - Hành chính : Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý sắp xếp nhân sự, tiền lương, chủ trì xây dựng các phương án về chế độ, chính sách lao động, đào tạo; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các phương án tổ chức bộ máy quản lý trong các đơn vị trực thuộc công ty; theo dõi công tác pháp chế, phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; quản lý kỹ thuật các công trình đang thi công; quản lý theo dõi giá về các biến động về định mức, giá cả, lưu trữ, cập nhật các thay đổi và văn bản chính sách mới ban hành; làm hồ sơ đấu thầu các công trình do Công ty quản lý, thiết kế các tổ chức thi công; nghiên cứu, tập hợp đưa ra các giải pháp công nghệ mới, đề xuất giám đốc đưa ra quyết định khen thưởng; chịu trách nhiệm quản lý qui trình, qui phạm, đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh như giám sát chất lượng công trình, quản lý thiết kế thi công các đội công trình; tổ chức công tác thống kê, lưu trữ; lập kế hoạch phát triển sản xuất, kế hoạch xây dựng cơ bản; phụ trách sọan thảo các hợp đồng kinh tế, hợp đồng giao khoán cho các đội xây dựng, thanh lý hợp đồng kinh tế.
Ngoài chức năng trên phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ quan trọng nữa là đấu thầu dự án. Đây là một việc làm đầy hấp dẫn có sự tập trung trí tuệ và năng lực của cán bộ chuyên môn, để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất của nhà thầu trong vấn đề đấu thầu để khai thác việc làm cho Công ty.
- Phòng Kế toán - Tài chính: Cung cấp thông tin giúp lãnh đạo quản lý vật tư - tài sản - tiền vốn, các quỹ trong quá trình sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và có hiệu quả cao. Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán - thống kê, tổ chức hạch toán kế toán chính xác, trung thực các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và quản lý sản xuất. Đề xuất các ý kiến về huy động các khả năng tiềm tàng của các nguồn vốn có thể huy động để phục vụ sản xuất. Thực hiện các khoản thu nộp đối với ngân sách Nhà nước. Các khoản công nợ phải thu, phải trả được kiểm tra, kiểm soát kịp thời, thường xuyên, hạn chế các khoản nợ đọng dây dưa kéo dài. Lập kịp thời, chính xác các báo cáo tài chính, quý, năm theo qui định hiện hành.
- Phòng thương mại: Có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thương mại như buôn bán các loại máy công nghiệp, vật tư thiết bị giao thông, tư liệu sản xuất, và đại lý các sản phẩm công nghiệp.
Bên cạnh đó, do các công trình có địa điểm thi công khác nhau, thời gian thi công dài, nên lực lượng lao động của Công ty được tổ chức thành các tổ, đội sản xuất, tổ chức hạch toán phụ thuộc. Mỗi một đội sản xuất lại phụ trách thi công trọn vẹn một công trình hoặc một hạng mục công trình. Trong đó mỗi một đội sản xuất lại có thể tổ chức thành các tổ sản xuất. Tuỳ thuộc từng điều kiện và từng thời kỳ mà số lượng các tổ, đội sẽ thay đổi phù hợp với điều kiện cụ thể.
4.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm gần đây
Trong 3 năm qua Công ty đã đạt được một số thành tích thông qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đại Thắng
năm 2002 á 2004
Đvt : Triệu đồng
Stt
Các chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Giá trị sản lượng
21.037,5
26.083,5
28.691,9
2
Tổng doanh thu
30.660
37.711,8
38.843,2
3
Tổng chi phí
29.993
36.891,8
37.779,2
4
Lợi nhuận gộp
667
820
1.064
5
Nộp ngân sách nhà nước
112
210
250
6
Lợi nhuận sau thuế
555
610
814
Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ trong vòng 3 năm mọi chỉ tiêu kinh tế của Công ty đã có những bước đột phá mạnh mẽ. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có được những thành tựu lớn lao nhất là trong bối cảnh 3 năm qua có nhiều biến động mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á vẫn còn tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, ngoài ra một số ảnh hưởng từ dịch SARR,dịch cúm gia cầm ở các nước trong khu vực cũng như chỉ số giá tiêu dùng ngày càng cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty mà trực tiếp là các hoạt động xây lắp và kinh doanh vật liệu xây dựng . Tình hình chung của ngành xây dựng trong thời gian này là rất nhiều dự án chưa được triển khai do các nhà đầu tư rút hoặc tạm ngừng các dự án đầu tư của họ nhưng công ty vẫn đứng vững thậm chí có những thành công vượt bậc chứng tỏ bộ máy quản lý của Công ty hết sức nhanh nhạy đã có những chính sách rất hợp lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
- Năm 2002 là năm có nhiều khó khăn đối với Công ty, trước hết là do yếu tố khách quan đó là vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á dẫn tới nhu cầu về đầu tư giảm. Mặt khác Công ty ở thời điểm này lượng vốn và máy móc thiết bị còn hạn chế, song do nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra:
Về chỉ tiêu giá trị sản lượng năm 2002 là năm Công ty đã đạt 124% so với năm 2001 vượt 24 % (tương đương 5.049 triệu đồng).
Về chỉ tiêu doanh thu năm 2002 đạt 105% so với năm 2001 vượt 5% (tương đương 1.533 triệu đồng) nhưng tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng giá trị sản lượng. Sở dĩ điều này xảy ra có thể là do kế hoạch thu hồi vốn và tình hình thực hiện kế hoạch tài chính chưa tốt.
Về lợi nhuận năm 2002 vượt 66 triệu đồng hay 11% so với năm 2001. Sự gia tăng này chủ yếu là do doanh thu năm thực hiện so với kế hoạch chứ không phải giảm chi phí tạo ra. Năm 2002 Công ty cũng đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nộp ngân sách nhà nước, vượt 80 triệu đồng so với năm 2001 trong đó thuế VAT tăng 71 triệu đồng, thuế thu nhập tăng 9 triệu đồng.
- Năm 2003 là đánh giá những bước tiến mạnh mẽ của Công ty Cổ Phần Đại Thắng, nhờ có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty kiên trì từng bước mở rộng thị trường, phát huy nội lực và các thuận lợi sẵn có của đơn vị, mạnh dạn cải tiến sắp xếp mô hình sản xuất cho phù hợp, tăng cường kiểm tra kiểm soát. Vì vậy năm 2003 Công ty đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra :
Về chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng năm 2003 đạt 121% so với năm 2002 vượt kế hoạch 21% ( hay 5.046 triệu đồng). Trong đó giá trị xây lắp vượt 15% và giá trị sản lượng SXKD khác vượt 5% so với năm 2002. Như vậy giá trị sản lượng vượt 21% so với kế hoạch chủ yếu là do giá trị xây lắp tăng. Sỡ dĩ đạt được điều này là nhờ cố gắng quyết tâm của Công ty với những biện pháp tích cực chủ động sáng tạo trong đấu thầu và tổ chức thi công hợp lý, quản lý nhân lực, vật tư tiền vốn có hiệu quả.
Về chỉ tiêu doanh thu, vượt 7.051,8 triệu đồng hay 23% so với năm 2002 đặt ra nhưng tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng giá trị sản lượng. Điều này chứng tỏ kế hoạch thu hồi vốn và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty năm 2003 tốt hơn năm 2002.
Về lợi nhuận năm 2003 vượt 153 triệu đồng hay 23% so với năm 2002. Sự gia tăng này chủ yếu là do doanh thu năm thực hiện kế hoạch. Công ty cũng đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước, vượt 98 triệu đồng trong đó thuế VAT tăng 45 triệu đồng.
- Bước sang năm 2004 do có nhiều kinh nghiệm hơn sau 2 năm hoạt động nên các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện giá trị sản lượng và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đại Thắng đều tăng so với năm 2002, 2003. Công ty cũng đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra tuy nhiên mức độ hoàn thành một số chỉ tiêu năm này không tốt bằng năm 2003:
Về giá trị tổng sản lượng năm 2004 đạt 110% (tương đương 2.608,4) so với năm 2003 trong đó sự gia tăng này chủ yếu vẫn là do giá trị xây lắp đạt 110% so với năm 2003.
Về doanh thu vượt 1.131,4 triệu đồng hay 3% so với năm 2003. Như vậy tuy doanh thu vẫn tăng nhưng năm 2004 mức tăng không bằng năm 2003.
Về lợi nhuận năm 2004 vượt 244 triệu đồng hay tăng 30% so với 2003 điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang diễn ra theo chiều hướng tốt. Lợi nhuận qua các năm không những tăng lên rất nhiều mà còn vượt mức với kế hoạch đặt ra.
II.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Đặc điểm về thị trường, sản phẩm của Công ty
1.1 Đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng
- Sản phẩm của ngành xây dựng là các công trình ( liên hiệp công trình, hạng mục công trình ) được tổ hợp từ sản phẩm của rất nhiều ngành sản xuất tạo ra. Được sử dụng tại địa điểm quy định và thường được phân bổ trên nhiều nơi của lãnh thổ. Vì vậy trong công tác hoạch định chiến lược cần chú trọng phân tích để lựa chọn các chiến lược liên kết.
- Sản phẩm xây dựng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mang nhiều tính chất cá biệt, đa dạng về công dụng cách thức cấu tạo và phương pháp chế tạo. Do đặc điểm này mà khi hoạch định chiến lược công ty phải tính đến thời vụ, tính chất đặc biệt của từng công trình, của từng địa phương - nơi đặt công trình. Nhiều khi công trình không hoàn thành kế hoạch do những biến cố bất ngờ của thời tiết do đó việc tìm hiểu tình hình thời tiết của năm kế hoạch rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác hoạch định chiến lược.
- Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, kết cấu phức tạp, khó chế tạo và sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao, chi phí sản xuất lớn, thời gian sử dụng dài.
- Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng và liên quan đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, nó mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh vì vậy khi có sự thay đổi chính sách vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp do đó khi hoạch định chiến lược cần phân tích kỹ môi trường vĩ mô.
1.2 Về thị trường và một số hạng mục công trình Công ty đã thi công trong thời gian qua
Kể từ khi thành lập tới nay do nhiều yếu tố khách quan công ty chủ yếu tham gia thi công các công trình ở 4 tỉnh thành phố chính là Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương. Một số hạng mục tiêu biểu của công ty đã thi công đạt được sự đánh giá tốt của khách hàng là:
+ Đường 353 Cầu Rào-Đồ Sơn .
+ Thi công một hạng mục nạo vét đường vào cảng Hải Phòng.
+ Đưòng ra đảo Đình Vũ.
+ Đường ra đảo Vân Đồn(Quảng Ninh).
+ Khu chung cư nhà ở Trung Dũng TP Hải Phòng.
2. Đặc điểm về vốn, trang thiết bị
2.1 Đặc điểm về vốn
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của Công ty từ 2002 á 2004
Đvt : Triệu đồng
Stt
Danh mục
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Nguồn vốn lưu động
19.520,671
23.059,321
28.768,000
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
21.271,358
25.900,000
39.450,934
3
Nguồn vốn kinh doanh
20.879,660
24.569,310
27.500,000
4
Cộng
61.677,689
73.528,631
95.718,934
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2002 á 2004)
Qua số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty cao.
- Về chỉ tiêu nguồn vốn năm 2003 đạt 120% so với 2002 hay vượt mức 20% ( tương ứng gần 11.850,94 triệu đồng ). Trong năm này cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi; vốn của Công ty tăng lên chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng. Điều này xuất phát từ lợi nhuận của Công ty năm 2003 cao hơn so với năm 2002 do đó phần lợi nhuận bổ sung vào vốn chủ sở hữu tăng.
Nguồn vốn năm 2004 đạt 130% so với 2003 vượt mức 30% tương ứng (22.2190.303 triệu đồng ). Bước sang năm 2004 cơ cấu nguồn vốn của Công ty đã có sự thay đổi rõ nét hơn. Vốn chủ sở hữu chiếm đa số còn vốn vay đang có xu hướng giảm xuống điều đó chứng tỏ Công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả, khả năng độc lập tự chủ ngày càng cao, ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Có được điều này do năm 2004 lợi nhuận của Công ty thu được cao hơn hẳn so với năm 2002 và 2003 nên phần lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên làm cho cơ cấu nguồn vốn thay đổi (số liệu bảng lợi nhuận).
2.2.Tài sản cố định
Bảng 3: Biểu tài sản cố định của Công ty Cổ Phần Đại Thắng Năm 2005
Đv: tr.đồng
STT
Tên danh mục
Nguyên giá
Giá trị còn lại 31/12/2004
Tỷ trọng
1
Nhà cửa vật kiến trúc
4.001.743.95
3.332,180
6%
2
Máy móc thiết bị
36.674.203.13
33.321,830
60%
3
Phương tiện vận tải
19.222.592.2
17.771,620
32%
4
Thiết bị văn phòng
1.868.700
1.110.720
2%
Tổng
55.536,380
Nhận xét: Thiết bị máy móc chiếm 60% tổng giá trị tài sản cố định của Công ty phương tiện vận tải chiếm 32% trong khi thiết bị văn phòng chiếm 2%. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng vào mua sắm máy móc trang thiết bị của Công ty để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Thiết bị văn phòng chỉ chiếm 2% tổng giá trị tài sản cố định, như vậy là chưa phù hợp so với vị trí và khối lượng công việc của Công ty. Trong tương lai Công ty cần chú ý đầu tư vào trang thiết bị văn phòng nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý của Công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị của công ty
Bảng 4: Thiết bị Công ty Cổ Phần Đại Thắng hiện có đến ngày 31/12/2004.
Stt
Loại thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
Giá trị còn lại
A
Trạm trộn
1
Trạm trộn bê tông
Hàn Quốc + Nhật
03
80%
2
Trạm nghiền
Nga
01
80%
3
Máy trộn bê tông
Nga + Trung Quốc
06
80%
B
Ô tô vận chuyển
4
Ô tô MAZ ben
Nga
07
80%
5
Xe KAMAZ ben
Nga
20
80%
6
Xe ASIAN
Hàn Quốc
06
80%
7
Xe tảI thùng KAMAZ
Nga
02
80%
8
Ô tô cẩu KPAZ
Nga
02
80%
9
Xe bom chở bê tông
Nga
02
80%
10
Xe tưới nhựa
Hàn Quốc + Trung Quốc
02
80%
11
Xe Stec chở nước
Trung Quốc + Nga
02
80%
12
Xe chỉ huy LANDCUISER
Nhật
01
80%
13
Xe MAZDA 626
Nhật
01
80%
14
Xe MERSEDES
Đức
01
80%
15
Xe FOR bán tảI
Nhật + Mỹ
01
80%
16
Xe FOR 4 chỗ
Mỹ
01
80%
17
Xe TAFOOR 25 tấn
Nga
01
80%
C
Thiết bị thi công
Máy rải
18
Máy rải đá dăm
Nhật
01
80%
19
Máy rải bê tông
Nhật + Đức
03
80%
20
Máy rải cấp phối
Đức
01
80%
Máy nén khí
21
Máy nén khí
Tiệp + Nga
03
80%
22
Máy lu rung
Nhật
02
80%
23
Máy phun bê tông
Trung Quốc
01
80%
Búa đóng cọc
24
Búa rung 45 Kw
Nhật
01
80%
25
Búa đóng cọc 2,5 tấn
Trung Quốc
01
80%
26
Cọc thép L = 6 - 12 tấn
Việt Nam
01
80%
Máy xúc
27
Máy xúc
Nhật + Hàn Quốc
13
80%
28
Máy xúc lật
Đức
01
80%
Máy ủi
29
Máy ủi
Nga + Nhật
13
90%
Máy san
30
Máy san
Nhật
08
80%
Máy lu
31
Máy lu bánh thép
Nhật
15
80%
32
Lu rung YZ 14
Trung Quốc
03
100%
33
Lu SAKAI 4 tấn
Nhật
02
100%
34
Lu rung SAKAI 16 tấn
Nhật
03
80%
35
Lu rung BOMAX
Đức
02
80%
36
Lu bánh lốp 20 -25 tấn
Nhật + Việt Nam
02
80%
37
Máy phun bê tông
Trung Quốc
01
80%
38
Máy bơm nước
Nhật
07
80%
39
Máy phát điện
Nhật
04
80%
40
Máy hàn
Nhật + Việt Nam
05
80%
Máy kỹ thuật
41
Máy kinh vĩ
Đức + Nhật
05 bộ
90%
42
Máy thuỷ bình
Nhật + Thụy Sỹ
10
90%
Qua bảng kê khai thiết bị của công ty trên ta thấy lượng máy móc thi công của Công ty tương đối lớn sau 3 năm thành lập chứng tỏ Công ty đã đầu tư nhiều vào việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Nhưng phần lớn máy móc thiết bị có giá trị còn lại > 80% chứng tỏ những loại thiết bị mới và hiện đại phục vụ cho thi công trong Công ty chưa có vì vậy trong công tác hoạch định chién lược cho giai đoạn tới Công ty cần phải có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, tăng cường công tác nghiên cứu & phát triển để có được những máy móc đáp ứng kịp thời cho công tác thi công.
3.Đặc điểm về nhân lực của Công ty
3.1 Đặc điểm về đội ngũ lao động của Công ty
Bảng 5 : Số lượng công nhân viên biên chế thường xuyên
Đvt : Người
2002
2003
2004
Tổng số
155
206
320
- Biên chế quản lý hành chính
15
20
22
- Số kỹ sư
20
25
29
- Số kỹ thuật viên
10
10
19
- Công nhân kỹ thuật
65
71
100
- Công nhân lành nghề (thợbậc cao)
45
80
150
Qua số liệu trên cho thấy số lượng biên chế thường xuyên trong Công ty tăng qua các năm. Năm 2004 tổng số công nhân viên tăng gấp đôi năm 2002 điều đó chứng tỏ quy mô của Công ty ngày càng mở rộng số kỹ sư, số công nhân lành nghề, công nhân chuyên nghiệp gia tăng qua các năm và năng lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty được thể hiện qua biểu sau :
Bảng 6 : Năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của Công ty năm 2004
Stt
Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề
Số lượng
Thâm niên
³ 5 năm
³ 10 năm
³15 năm
I/
Đại học và trên đại học
52
1
Kỹ sư đường bộ
15
5
8
2
2
Kỹ sư cầu hầm
5
4
1
3
Kỹ sư cầu đường
10
6
3
1
4
Kỹ sư xây dựng
10
6
2
2
5
Kỹ sư có khí
3
2
1
6
Kỹ sư kinh tế xây dựng
5
2
2
1
7
Cử nhân kinh tế
4
2
2
II/
Cao đẳng
5
8
Cao đẳng giao thông
5
4
1
III/
Trung cấp
13
9
Trung cấp cầu đường
4
1
3
10
Trung cấp xây dựng
3
2
1
11
Trung cấp khảo sát
3
1
1
1
12
Trung cấp cơ khí
3
1
1
1
Tổng cộng
70
33
25
12
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty rất chú trọng đến trình độ năng lực của bộ phận các bộ cụ thể là cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm gần 75%, đồng thời đội ngũ cán bộ có thâm niên trong khoảng từ 5-10 năm chiếm gần 50% chứng tỏ Công ty rất chú ý vào đội ngũ cán bộ có năng lực và trẻ tuổi. Đó là một tiền đề quan trọng cho chính sách phát triển của Công ty trong tương lai, đồng thời đó là tiềm năng quan trọng khi cần giới thiệu về năng lực sơ bộ của Công ty trong đấu thầu.
3.2 Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân trong công ty
Do tính chất cơ động của ngành xây dựng, mỗi công trình trúng thầu Công ty sẽ tuyển dụng thêm công nhân xây dựng tại các địa phương nên chi phí tiền lương cho những công nhân này được chi trả với mức lương bao nhiêu thông qua hợp đồng giữa Công ty với người lao động theo thỏa thuận. Đối với công nhân viên biên chế thường xuyên, thu nhập hàng tháng được hưởng mức cố định theo quy định của Công ty ngoài ra còn được hưởng thêm nếu Công ty kinh doanh tốt theo tỷ lệ với thu nhập cụ thể được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 7: Bảng mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên
Chức vụ
Thu nhập (VNĐ)
Kỹ sư trưởng
3.000.000
Kỹ sư giám sát
2.000.000
Kỹ sư kinh tế xây dựng
1.500.000
Kỹ sư thiết kế xây dựng
1.700.000
Kỹ sư xây dựng
1.700.000
Kỹ sư xây lắp
1.700.000
Kỹ sư thuỷ lợi
1.700.000
Kỹ sư cầu đường
1.700.000
Công nhân xây dựng
900.000
Trưởng bộ phận kinh doanh thương mại
2.000.000
Điều hành kinh doanh
1.800.000
Nhân viên kinh doanh thương mại
1.000.000
Trưởng bộ phận tài vụ, tổ chức và hành chính
1.500.000
Nhân viên bộ phận tài vụ, tổ chức và hành chính
1.000.000
Qua bảng lương cơ bản trên ta thấy mức lương cơ bản của cán bộ công nhân viên trong Công ty là tương đối cao so với mặt bằng lương chung của các đơn vị thuộc các Tổng Công ty xây dựng lớn như Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Vinaconex… Ngoài mức lương cơ bản ở trên Công ty còn đề ra chính sách thưởng phạt hợp lý nhằm động viên cán bộ công nhân viên làm việc tốt hơn do đó đời sống người lao động trong Công ty ngày càng được đảm bảo.
III. Công tác xây dựng kế hoạch chiến lược
1.Quy trình xây dựng kế hoạch ở Công ty Cổ Phần Đại Thắng
Trên thực tế, ở Công ty Cổ Phần Đại Thắng chưa có văn bản cụ thể về công tác hoạch định chiến lược của Công ty. Hiện nay ở Công ty có hai loại kế hoạch là kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn thường được xây dựng trong khoảng thời gian 5 năm, kế hoạch ngắn hạn được xây dựng cho 1 năm. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu kế hoạch dài hạn của Công ty còn kế hoạch ngắn hạn được xem như là sự điều chỉnh kế hoạch dài hạn trong từng năm. Qua tìm hiểu và phân tích quy trình xây dựng kế hoạch ở Công ty có thể thấy quá trình xây dựng kế hoạch tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ : Quy trình xây dựng kế hoạch của Công ty
Phân tích môi trường kinh doanh
Xác định mục tiêu
Đề ra các giải pháp
Công ty lập kế hoạch chiến lược trong từng giai đoạn dựa vào các căn cứ sau đây:
1.1.Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường là nhân tố chủ yếu quyết định doanh nghiệp sản xuất gì, sản xuất như thế nào và khối lượng bao nhiêu. Vì thế công tác điều tra nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên và là khâu quan trọng nhất làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ Phần Đại Thắng cũng không vượt khỏi quy luật này, tuy nhiên Công ty chưa có phòng ban chuyên môn để chuyên nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường cho nên khi Công ty chỉ dựa vào chiến lược phát triển kinh tế đầu tư xây dựng của các ngành, của các tỉnh mà Công ty có khả năng tham gia đấu thầu và khả năng (tỷ lệ) thắng thầu của Công ty để lập kế hoạch.
1.2. Căn cứ vào nguồn lực hiện có của Công ty
Nhu cầu thị trường là cơ sở, là điều kiện để Công ty xây dựng kế hoạch song một căn cứ không thể thiếu được đó là nguồn lực của Công ty. Nhu cầu thị trường có nhiều đến đâu thì mãi chỉ là một cơ hội chứ không thể là hiện thực hay nói cách khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động, kinh tế, tài chính,… Công ty lại kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống kinh tế, kỹ thuật, xã hội vì vậy đòi hỏi nguồn lực cũng phải lớn cụ thể nguồn lực ở đây chính là nguồn vốn ,tài sản cố định và nguồn lực lao động đó chính là những căn cứ cơ bản nhất giúp cho ban lãnh đạo Công ty hoạch định được kế hoạch chiến lược phát triển đúng đắn cho Công ty mình.
1.3. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch các năm trước
Xem xét khả năng thực hiện kế hoạch là bao nhiêu % đạt được những kết quả gì, còn những tồn tại nào và nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch, khả năng khắc phục được của Công ty đến đâu. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc lập kế hoạch cho năm sau, từng bước nâng cao chất lượng của công tác xây dựng kế hoạch đó là đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực.
2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2005-2010 (kế hoạch dài hạn)
2.1. Mục tiêu chiến lược của công ty trong giai đoạn 2005-2010
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đại Thắng là thâm nhập vào thị trường ngành xây dựng bằng sản phẩm chính là xây dựng các công trình giao thông, xây dựng dân dụng, thuỷ lợi và kinh doanh vật liệu máy móc thiết bị thông qua sử dụng những kinh nghiệm lâu năm, hệ thống máy móc thiết bị và công nhân rẻ. Với nhiệm vụ sản xuất đó, sẽ xác định được mục tiêu của Công ty.
Nhận thức rõ được những thuận lợi cũng như khó khăn thách thức của đất nước, của ngành và của Công ty khi bước vào thế kỷ XXI, căn cứ vào mục tiêu chiến lược 10 năm ( 2001 - 2010 ) của Đảng, Công ty Cổ Phần Đại Thắng cần xác định định hướng và mục tiêu phát triển trong 5 năm tới cho công ty như sau :
Định hướng : Xây dựng và phát triển Công ty trở thành một doanh nghiệp tư nhân vững mạnh lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng để đảm bảo Công ty Cổ Phần Đại Thắng là một chủ thể tham gia dự thầu mạnh. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
* Mục tiêu chiến lược tới năm 2010 cho Công ty
Trên cơ sở nguồn lực trong Công ty và định hướng phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển vùng Duyên Hải Phía Bắc của Chính Phủ, Công ty phấn đấu tới năm 2010 đạt được một số chỉ tiêu sau :
- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 13% - 15%.
- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 100 tỷ đồng.
- Doanh thu đạt 90 đến 95 tỷ đồng.
- Vốn kinh doanh bình quân năm từ 50 đến 60 tỷ đồng.
- Lợi nhuận bình quân năm đạt từ 5 đến 6 tỷ đồng.
- Lao động bình quân hàng năm từ 400 đến 500 người.
- Thu nhập bình quân 1 người/ tháng từ 1,5 đến 2,0 triệu đồng.
Bảng 8: Các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2005 - 2010
Đvt : Triệu đồng
Stt
Các chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1
Giá trị sản lượng
58.240
70.128
83.085
85.425
95.500
100.000
2
Tổng giá trị đầu tư
5.860
3.912
2.714
1.966
1.800
1.500
3
Các chỉ tiêu tài chính
3.1
Tổng doanh thu
60.500
72.710
75.028
80.102
90.000
95.000
3.2
Lợi nhuận thực hiện
2.048
2.982
3.820
4.018
5.000
6.000
3.3
Các khoản nộp Nhà nước
1.000
1.620
2.392
2.600
3.000
3.500
3.4
Tài sản và nguồn vốn
+ Nguồn vốn kinh doanh
30.500
32.602
35.741
40.012
50.000
60.000
+ Vốn cố định
32.420
32.113
30.310
27.870
30.000
32.000
+ Quỹ phát triển sản xuất
520
634
670
629
660
660
4
Lao động và tiền lương
4.1
Tổng số cán bộ CNV
330
345
360
400
450
500
4.2
Thu nhập bq/ người/ tháng
1,5
1,7
1,8
2,0
2,5
3,0
2.2.Kế hoạch sản phẩm-thị trường
Trên cơ sở hệ thống mực tiêu đã xác định, phân tích môi trường kinh doanh cho thấy doanh nghiệp cần phải có phương hướng xâm nhập thị trường. Kế hoạch thị trường có nhiệm vụ xác định và cụ thể hóa thêm lĩnh vực sản phẩm kinh doanh mà hệ thống mực tiêu đã đề ra. Kế hoạch sản phẩm- thị trường bao gồm các kế hoạch sau:
- Thị trường chuyên môn hóa hẹp: chỉ tập trung vào một thị trường chủ yếu chuyên môn hóa theo sản phẩm xây dựng.
- Thị trường mở rộng: tức là lựa chọn kinh doanh theo nhiều thị trường với những tỷ lệ khác nhau. Trong đó có các thị trường chính và thị trường bổ trợ.
- Thị trường tổng hợp: không chỉ hoạt động trong phạm vi thị trường xây lắp mà còn vươn ra chiếm lĩnh những thị trường khác như: vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu.
Qua đó, kết hợp toàn bộ những phân tích trên Công ty Cổ Phần Đại Thắng có thể xác định kế hoạch thị trường của Công ty là kế hoạch thị trường tổng hợp bao trùm các lĩnh vực: xây lắp, , kinh doanh vật tư, thiết bị vận tải.
* Về xây lắp lĩnh vực chính của công ty:
- Khu vực thị trường chính là: Vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành phố chính là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương. Đẩy mạnh xâm nhập vào các công trình thủy lợi, trạm biến áp, đường dây, bưu điện, cơ sở hạ tầng nhà ở, khu chung cư... ở các tỉnh thành phố này. Cụ thể trong năm 2005 ngoài thực hiện các công trình chuyển tiếp từ năm 2004, Công ty cố gắng đảm bảo tại một số các công t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0516.doc