LỜI NÓI ĐẦU
Sau những năm chuyển đổi nền kinh tế, với sự áp dụng cơ chế quản lý kinh tế mới thay cho cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thì hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển của đất nước là ngành xây dựng cơ bản – một ngành mũi nhọn thu hút khối lượng vốn đầu tư của cả nước. Thành công của ngành xây dựng trong những năm qua đã tạo tiền đề không nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với đặc tr
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng Lũng Lô (nhật ký chung - Ko lý luận), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng của ngành xây dựng cơ bản là vốn đầu tư lớn, thời gian thi công dài qua nhiều khâu nên vấn đề đặt ra là làm sao phải quản lý vốn tốt, có hiệu quả, đồng thời khắc phục được tình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề nói trên, công cụ hữu hiệu và đắc lực mà mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng cần có là các thông tin phục vụ cho quản lý đặc biệt là các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp một cách chính xác kết hợp với việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm sẽ làm lành mạnh hoá các mối quan hệ kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, góp phần tích cực vào việc sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư.
Xuất phát từ những vấn đề trên, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ. Bùi Thị Minh Hải và Phòng Kế toán-Tài chính Công ty, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô”.
Kết cấu chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô.
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô.
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô.
Với những hạn chế về kiến thức và thời gian, nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như cán bộ và nhân viên trong Phòng Tài chính - Kế toán Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
XÂY DỰNG LŨNG LÔ
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô
Trong những năm thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế mới cũng như tất cả các ngành sản xuất kinh doanh (SXKD) trong cả nước, ngành xây dựng cơ bản (XDCB) ngày càng thích nghi và phát triển. Với mục tiêu hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, XDCB lại càng khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh.
Do tính chất ngành XDCB là ngành sản xuất vật chất, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, cải tạo, đổi mới cơ sở hạ tầng nhưng sản phẩm lại mang những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm của các ngành sản khác. Vì vậy tổ chức hạch toán ở các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp phải dựa trên những đặc điểm chính của nó.
Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô với hoạt động kinh doanh chủ đạo là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là thi công xây dựng các công trình ngầm, đường hầm, thủy điện, cầu cảng và các công trình thủy lợi, xây dựng nhà cao tầng, hạ tầng khu đô thị, hoạt động trong lĩnh vực rà phá bom mìn, khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản (XDCB), Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô cũng có những đặc điểm chung của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.
Sản phẩm chủ yếu của Công ty là:
+ Công trình giao thông, công trình ngầm, cảng sông biển;
+ Khảo sát, dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ;
+ Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng.
Mỗi sản phẩm của Công ty là các công trình hay hạng mục công trình đều được mã hóa thành các ký hiệu theo thứ tự thời gian phát sinh công trình hay hạng mục công trình để thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm. Ngoài ra với cách mã hóa công trình như vậy rất thuận lợi để theo dõi số lượng công trình mà Công ty thi công được trong từng năm để đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các năm tiếp theo.
Ví dụ:
+ 0301: 03 - công trình thứ 3; 01- công trình Công ty thi công trong năm 2001 (công trình Thủy điện A Vương);
+ 0204: 02 - công trình thứ 2; 04 - công trình công ty thi công trong năm 2004 (công trình Đường hầm Nhà máy xi măng Nghi Sơn);
+ 0105: 01 - công trình thứ 1; 05- công trình Công ty thi công trong năm 2005 (công trình Âu tàu Song Tử Tây);
+ 0207: 02 – công trình thứ 2; 07 – công trình Công ty thi công trong năm 2007 (công trình Đường tuần tra biên giới);…
Tiêu chuẩn chất lượng công trình
Với phương châm chất lượng công trình là tiêu chí hàng đầu tạo uy tín và thương hiệu của Công ty trên thị trường nên các công trình xây dựng của Công ty đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định “Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam” do Bộ Xây dựng ban hành quy định chi tiết cho từng loại công trình. Các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng được Công ty thường xuyên cập nhật và thực hiện nghiêm túc như: Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 26/11/2003; Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 09/2005/Q Đ- BXD ngày 07/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam”; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 03: 2009/BXD về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tấng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành; …Đặc biệt Công ty luôn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn trong lĩnh vực rà phá bom mìn, vật nổ góp phần đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân…
Tính chất của sản phẩm
- Sản phẩm xây lắp có tính chất cố định: sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành thì không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà nơi sản xuất đồng thời là nơi sử dụng công trình sau này. Do đó, các điều kiện địa chất, thuỷ văn, cơ sở hạ tầng ở nơi địa điểm xây dựng công trình được lựa chọn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và khai thác công trình vì thế trong quản lý kinh tế xây dựng phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, điều tra, khảo sát để lựa chọn địa điểm xây dựng.
Mặt khác, do sản phẩm xây dựng cố định nên lực lượng sản xuất của ngành xây dựng thường xuyên di chuyển từ công trình này sang công trình khác. Điều đó ảnh hưởng lớn đến sự ổn định đời sống người lao động, chi phí cho khâu di chuyển đòi hỏi công tác quản lý xây dựng cơ bản phải đặc biệt chú ý.
- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp: quy mô của sản phẩm xây dựng được thể hiện về mặt hiện vật là hình khối vật chất lớn, về mặt giá trị là vốn lớn. Kết cấu sản phẩm phức tạp, một công trình gồm các hạng mục công trình, 1 hạng mục có thể gồm nhiều đơn vị công trình, 1 đơn vị công trình bao gồm nhiều bộ phận, các bộ phận công trình có yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
- Hoạt động xây dựng chủ yếu ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, thời tiết, …ảnh hưởng này thường xuyên làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực của doanh nghiệp không điều hoà, ảnh hưởng đến sản phẩm dở dang, vật tư thiết bị thi công…, sức khoẻ người lao động. Đặc điểm này yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phải lập tiến độ thi công, tổ chức lao động hợp lý để tránh thời tiết xấu, giảm thiểu tổn thất do thời tiết gây ra, tổ chức cải thiện đời sống lao động.
- Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài: sản phẩm của xây dựng cơ bản thường tồn tại và hoạt động trong nhiều năm và có thể tồn tại vĩnh viễn, đặc điểm này đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ điều tra, khảo sát thiết kế cho đến thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình.
Thời gian xây dựng công trình dài
Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau. Điều này dẫn đến vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng bị ứ đọng lâu, cách tổ chức xây dựng dễ gặp rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như thời tiết, tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường…Công trình xây dựng dễ bị hao mòn vô hình ngay khi hoàn thành do sự phát triển của khoa học công nghệ nếu thời gian thiết kế, xây dựng lâu dài. Điều này đòi hỏi các bên tham gia phải chú trọng thời gian, phương thức thanh toán, lựa chọn phương án tiến độ thi công phù hợp cho từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
Loại hình sản xuất
Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc: không bao giờ có hai công trình xây dựng giống hệt nhau bởi lẽ sản phẩm xây dựng được sản xuất theo đơn đặt hàng, ngay sau khi hoàn thành sẽ được tiêu thụ ngay theo giá cả thoả thuận giữa các bên tham giam là Chủ đầu tư và Nhà thầu xây dựng. Điều này dẫn đến năng suất lao động không cao, khó khăn trong việc so sánh giá thành, mức giảm giá thành của sản phẩm.
Những đặc điểm trên đây của ngành xây dựng cơ bản cũng như sản
phẩm xây lắp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải có các biện pháp, kế hoạch chi phí và giá thành hiệu quả để không ngừng nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đặc điểm sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang trong xây lắp là các công trình, hạng mục công trình tới cuối kỳ hạch toán chưa hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng chưa bàn giao nghiệm thu thanh toán. Để xác định giá trị sản phẩm dở dang cần tiến hành kiểm kê thực tế và tiến hành phân bổ. Tính giá thành sản phẩm xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư.
Nếu quy đinh thanh toán sản phẩm xây lắp khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến cuối kỳ.
Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp cuối kỳ chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được đánh giá theo chi phí thực tế phát sinh trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế phát sinh của công trình, hạng mục công trình đó cho các giai đoạn công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo tỷ lệ với giá dự toán.
Ở Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô, công tác tính giá thành sản phẩm dở dang đang thực hiện theo hình thức thứ nhất. Cuối mỗi quý, kế toán tính ra giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành. Số liệu sản phẩm dở dang mỗi tháng được theo dõi trên sổ chi tiết giá trị sản phẩm dở dang từng công trình, sau đó được kết chuyển sang đầu kỳ sau.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ
Chúng ta biết rằng sản phẩm xây dựng là những công trình, nhà cửa xây
dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc có kích thước và chi phí lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm đó nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô có đặc điểm là sản xuất phức tạp liên tục, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau tuy nhiên hầu hết các công trình đều phải tuân theo một quy trình công nghệ.
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty
Đấu thầu
Ký hợp đồng với bên A
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công với bên A
Bàn giao và thanh quyết toán với bên A
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
Ký hợp đồng xây dựng với bên A là:chủ đầu tư công trình, hoặc nhà thầu chính.
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết công ty đã tổ chức quá trình thi công để tạo ra sản phẩm: Giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật
tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện.
Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình hoặc nhà thầu chính về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính.
Trong cùng một thời gian Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô thường phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau trên các địa điểm khác nhau. Để việc thực hiện hoàn thành đúng theo tiến độ đã ký kết công ty phải điều động lao động từ công trình này đến công trình khác.
Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty có đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, trong đó sản xuất xây dựng là hoạt động sản xuất chính. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số hoạt động phụ hoặc phụ trợ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất chính như: sản xuất vật liệu xây dựng, cung ứng vật tư,... Tuy nhiên, ở Công ty, các khâu này không khép kín và không liên kết chặt chẽ vì các xí nghiệp ở xa nhau và xa địa điểm công trình xây dựng.
Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức sản xuất chung của Công ty
P. Kế hoạch tổng hợp
P. Kỹ thuật thi công
P. Tài chính kế toán
P. Tổ chức & LĐTL
P. Vật tư, trang bị cơ giới
GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
P.GĐ phụ trách chuyên môn
P.GĐ phụ trách kinh tế, VTCG
Các đội thi công
P.GĐ phụ trách kỹ thuật
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Sơ đồ 1.3: Bộ máy tổ chức sản xuất cụ thể của Công ty
Ban chỉ huy công trình
CHT công trình
Đội TC1
Đội TC2
Đội TC3
Đội TC...
Đội trưởng
Kế toán đội
Tổ 1
Tổ 2
Tổ ...
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Hoạt động sản xuất của Công ty được thực hiện đến từng đội sản xuất, từng tổ sản xuất, kế hoạch sản xuất được giao rất sát đến từng tổ sản xuất. Cụ thể như sau:
* Các phòng chức năng thuộc Công ty:
Lập kế hoạch sản xuất, tài chính căn cứ trên số liệu các đơn vị lập và ký các hợp đồng giao khoán cho các đội (đối với những công trình ký hợp đồng và giao khoán toàn bộ hoặc từng phần cho các đội).
Điều hành thực hiện kế hoạch:
+ Về kỹ thuật: Cung cấp đầy đủ thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp tổ chức thi công, dự toán công trình; cung cấp hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng và giám sát trong suốt quá trình thực hiện tiến độ sản xuất, kỹ thuật thi công, chất lượng công trình, an toàn lao động; trực tiếp hoặc tổ chức các đội để các đội trực tiếp làm thủ tục nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư hoặc người đặt hàng.
+ Đảm bảo các điều kiện sản xuất: Giao khoán dự toán thi công cho các đội trên cơ sở định mức nội bộ và khối lượng, biện pháp thi công; Đối với vật tư: công ty có thể trực tiếp ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho các đội mua nhưng phải trình Công ty duyệt giá và số lượng trước khi thực hiện. Đối với công trình do đội tự tìm kiếm và tự đấu thầu thì đội chủ động mua vật liệu và tự chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng giá cả và chủng loại vật tư đã sử dụng cho công trình; Cung cấp máy móc thiết bị phục vụ thi công cho công trình. Trường hợp không đủ thi thuê ngoài nhưng phải được sự chấp thuận của Công ty; Cung cấp nhân lực trên cơ sở đề xuất của đội; Cung cấp tiền vốn theo nhu cầu phù hợp với tiến độ của công trường nhưng chỉ nằm trong phạm vi đã thanh toán được với chủ đầu tư; Thực hiện việc kiểm tra, giám sát công trình về tiến độ, chất lượng, sản phẩm, doanh thu, chi phí, thực hiện kế hoạch giá thành, lợi nhuận, ..
* Các đội sản xuất:
Hoạt động sản xuất của Công ty được thực hiện ở các đội sản xuất và được thực hiện đến từng tổ sản xuất.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất – kinh doanh, tiến độ thi công công trình Công ty giao cho hàng quý, hàng năm; đội xây dựng và trình Giám đốc Công ty phê duyệt hệ thống kế hoạch trên cơ sở dự toán thi công.
- Lập kế hoạch tài chính trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty giao; Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành và lợi nhuận.
- Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh: Đội chịu trách nhiệm tổ chức dây chuyền thi công, sản xuất hợp lý và đảm bảo tiến độ được giao hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, doanh thu, thu vốn, chi phí, lợi nhuận.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô
* Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch chi phí, dự toán, định mức sản xuất thi công do phòng Kế hoạch lập cho từng công trình hay đầu kỳ sản xuất.
* Phòng Kế hoạch: Tổng hợp, xây dựng, lập báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty
- Quản lý các định mức đơn giá, các chế độ phụ phí dự vào các chế độ chính sách của Nhà nước, Công ty và điều kiện cụ thể của mỗi công trình; đề xuất, bổ sung, sửa đổi để có cơ sở làm việc với Ban quản lý công trình, áp dụng vào giá công trình đảm bảo hạch toán kinh doanh.
- Quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng đơn giá và các phụ phí theo chế độ chính sách của Nhà nước và Công ty để các đơn vị trực thuộc hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Xây dựng giá thành sản phẩm, giá thành công trình đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty đảm bảo hạch toán có lãi
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ thiết kế, đề cương thực hiện của các đơn vị phụ thuộc và đối tác để lập dự toán.
- Cung cấp cho Phòng Kế toán – Tài chính kế hoạch sản xuất kinh doanh và hợp đồng; Cung cấp các hồ sơ nghiệm thu thanh toán để phối hợp thanh quyết toán công trình.
* Phòng Kỹ thuật - Vật tư:
- Căn cứ vào nhu cầu vật tư nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
của Công ty, thực hiện việc mua sắm vật tư, phụ tùng... theo đúng trình tự, đúng quy định của Công ty, Nhà nước, pháp luật.
- Tổ chức giao nhận, vận chuyển thiết bị máy móc tới các công trình theo nhiệm vụ của Công ty giao. Cân đối, điều chuyển các vật tư không cần dùng
trong nội bộ các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, giám sát công tác quyết toán vật tư, nguyên nhiên liệu theo cơ chế khoán và theo định mức kinh tế nội bộ của Công ty đối với các đội, công trình hàng tháng, quý, năm phục vụ công tác hạch toán kinh doanh.
- Xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, phụ tùng cho thiết bị, xe, máy.
* Phòng Kế toán – Tài chính:
- Vào đầu kỳ sản xuất, trước khi tiến hành hoạt động xây lắp công trình bộ phận Kế toán Tài chính của Công ty trên cơ sở kế hoạch sản xuất, thi công của Phòng Kế hoạch Công ty tiến hành lập kế hoạch chi phí cho từng quý đã được Giám đốc duyệt. Đối với các Xí nghiệp trực thuộc, kế hoạch chi phí được bộ phận Kế toán tài chính Xí nghiệp lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất trong năm sau đó chuyển cho Phòng Tài chính Kế toán Công ty duyệt. Cuối năm và khi công trình hoàn thành Công ty sẽ tiến hành so sánh kết quả thực hiện kế hoạch chi phí của toàn Công ty cũng như của từng Xí nghiệp.
- Kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn và các nguồn vốn; kiểm tra việc chấp hành các định mức về dự toán, định mức chi phí trong sản xuất kinh doanh, chi phi quản lý doanh nghiệp. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, thanh quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoán thành.
Tuỳ theo từng công trình xây dựng, quy mô xây dựng, đặc điểm của sản phẩm xây dựng mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là công trình, hạng mục công trình hay các giai đoạn công việc của hạng mục công trình. Phương pháp tập hợp chi phí là phương pháp trực tiếp, từ khi khởi công đến khi hoàn thành, chi phí sản xuất ở công trình nào thì tập hợp cho công trình đó. Cuối tháng từ sổ chi tiết từng công trình kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí . Cuối quý, kế toán căn cứ các sổ chi tiết chi phí sản xuất của các công trình tiến hành cộng luỹ kế các tháng để lập
bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của công trình.
Công tác kiểm tra tài chính đối với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm cũng được thực hiện tốt tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô. Việc kiểm tra chi phí nguyên vật liệu được thực hiện không chỉ trong khâu thi công mà còn được kiểm tra cả ở các khâu mua, khâu dự trữ. Trước tiên Phòng Kế hoạch căn cứ vào các dự toán, phương án thi công của các công trình mà Công ty đang nhận được hợp đồng và tiến độ thi công của các công trình để lập kế hoạch cung cấp vật tư đồng thời giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các tổ sản xuất kinh doanh và tổ cơ giới.
* Các tổ sản xuất và tổ cơ giới: căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính toán lượng vật tư cần phục vụ cho cho sản xuất kinh doanh và khi có nhu cầu về vật tư (vật liệu và công cụ lao động) thì các tổ trưởng lập yêu cầu cung cấp vật tư có xác nhận của cán bộ kỹ thuật, Chỉ huy công trình gửi lên bộ phận Kế hoạch của Công ty để bộ phận này xem xét, xác nhận rồi làm thủ tục xuất kho vật tư hoặc cử cán bộ vật tư cung ứng đi mua vật tư và chuyển thẳng đến công trường. Toàn bộ các chứng từ liên quan đều có sự phê duyệt của chỉ huy công trình hay người được uỷ quyền, kế toán công trình chịu trách nhiệm lập và quản lý các chứng từ đó.
* Đối với các khoản chi phí khác: công tác quản lý được thực hiện trong quá trình lập và thực hiện các kế hoạch chi phí này. Trên cơ sở nội dung các khoản chi phí và định mức chi phí, bộ phận tài chính tiến hành so sánh đánh giá để xem xét tính chất hợp lý của các khoản chi phí cũng như phát hiện những điểm bất hợp lý để có biện pháp điều chỉnh.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG LŨNG LÔ
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1- Nội dung
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu kết cấu... cần thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp. Giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng phục vụ cho máy móc, phương tiện thi công.
Để tiến hành quá trình xây lắp, vật liệu đóng một vai trò quan trọng trong các yếu tố chi phí đầu vào. Đối với Công ty, nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty. Việc quản lý, sử dụng vật liệu tiết kiệm hay lãng phí ảnh hưởng rất nhiều tới sự biến động của giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh toàn đơn vị. Vậy tổ chức thu mua, xuất dùng nguyên vật liệu cũng như hạch toán vật liệu luôn luôn phải gắn chặt với nhau và với từng đối tượng sử dụng nó.
Trong giá thành sản phẩm xây lắp khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn.
Khi có hợp đồng xây dựng, bộ phận kế hoạch Công ty phải đưa ra được giá dự toán công trình chuẩn bị tiến hành thi công. Và tuỳ theo từng công trình thì giá dự toán đó đã chỉ ra được là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng giá thành. Với phương châm của Công ty là hạ giá thành công trình do vậy Công ty phải thiết lập được tổ chức hoạt động để khai thác được nguồn cung cấp vật liệu với chất lượng tốt với giá thành hợp lý (có thể Ban chỉ huy công trường cử người có kinh nghiệm đi tham khảo giá thị trường tại địa điểm thi công hoặc các vùng lân cận) để có thể chọn được nhà cung cấp vật liệu phù hợp với từng công trình.
Các nhu cầu vật liệu, các chứng từ có liên quan đều có sự phê duyệt của Chỉ huy trưởng công trình hay người được uỷ quyền. Vì phòng tài chính của Công ty chỉ nhận được chứng từ kế toán của công trình gửi lên để vào các sổ có liên quan, mà không thực hiện trực tiếp tại công trình do đó kế toán công trình phải chịu trách nhiệm lập và quản lý các chứng từ đó.
Khi công trình có nhu cầu về vật liệu thì ngay lập tức thông báo cho bộ phận Kế hoạch tiến hành ký hợp đồng với nhà cung cấp. Vật liệu về nhập kho phải đầy đủ các chứng từ gốc (hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho của người bán, hoá đơn giá trị gia tăng) thì thủ kho cùng với người giao hàng, người có chức năng tiến hành kiểm tra chất lượng, số lượng cũng như giá cả (có biên bản kiểm nghiệm) thì mới tiến hành nhập kho.
Vật tư hàng hoá mua về phục vụ sản xuất dù có hoá đơn hay chưa có hoá đơn đều phải lập ngay phiếu nhập kho. Về ngày nào thì phải nhập kho ngày đó và nếu xuất ra để sản xuất thì cũng lập chứng từ xuất kho.
Vật tư của công ty mua có thể giao thẳng tới công trình hoặc nhập kho để dự tính. Vật tư sử dụng cho thi công công trình bao gồm: vật tư nhập từ kho của công ty, vật tư công ty mua xuất thẳng tới công trình và vật tư do phân xưởng khác chuyển qua.
Đối với từng vật liệu sử dụng trực tiếp cho từng công trình thì vật liệu
xuất dùng cho công trình nào thì được hạch toán trực tiếp cho công trình đó theo giá thực tế:
- Đối với vật tư xuất từ kho của công trình kế toán dùng phương pháp nhập trước xuất trước để tính gía vật liệu xuất.
Trị giá thực tế của NVL xuất dùng
=
Giá trị đối với NVL nhập kho theo từng lần nhập trước
x
Số lượng NVL xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho
- Đối với vật tư đi mua xuất thẳng tới công trình thì giá thực tế vật tư xuất dùng được tính bằng giá mua ghi trên hoá đơn của người bán, cộng chi phí thu mua vận chuyển theo quy định:
Giá thực tế vật tư xuất dùng
=
Giá mua vật tư
+
Chi phí thu mua, vận chuyển
Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ do kế toán nguyên vật liệu phụ trách kho vật liệu của phân xưởng kiểm kê và lập và tính ra số vật tư sử dụng trong kỳ cho các đội theo công thức:
Tổng giá trị vật tư sử dụng trong kỳ
=
Giá trị vật tư tồn đầu kỳ
+
Giá trị vật tư nhập trong kỳ
-
Giá trị vật tư tồn kho cuối kỳ
Giá trị vật tư nhập kho trong kỳ
=
Giá trị vật tư đội tự mua
+
Giá trị vật tư nhập từ kho công ty
-
Giá trị vật tư nhập từ đội thi công khác
2.1.1.2- Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (công trình, hạng mục công trình...)
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình: Đường tuần tra biên giới, Kế toán sử dụng TK 6210207
TK621 0207
TK “chi phí CPNVLTT”
Chi tiết: 02 – công trình thứ 2; 07- công trình công ty thi công trong năm 2007.
TK 621 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Giá trị NVLTT xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm.
Bên Có:
Giá trị NVLTT xuất dùng không hết nhập lại kho
Giá trị phế liệu thu hồi
Kết chuyển và phân bổ chi phí NVLTT trong kỳ
TK 621 cuối kỳ không có số dư
* Các bút toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên cơ sở Nhật ký chung được phản ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK111,112 TK141 TK152 TK621 TK152
Tạm ứng VL nhập kho Xuất sản xuất Vật liệu thừa
TK1331
Thuế GTGT TK154
Mua vật liệu xuất thẳng cho sản xuất Kết chuyển
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
2.1.1.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Để lên sổ kế toán chi tiết căn cứ vào các chứng từ gốc sau:
Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là các phiếu xuất vật tư, các hoá đơn bán hàng, các giấy tờ tạm ứng, thanh toán, tiền cước phí vận chuyển, phiếu xuất nhận vật tư luân chuyển nội bộ... cùng các giấy tờ liên quan khác.
Trên chứng từ xuất, mọi vật tư hàng hoá xuất phục vụ sản xuất ghi cụ thể từng nội dung hạng mục công trình, từng sự việc và có đầy đủ chữ ký theo quy định. Nếu là xuất nhượng bán vật tư thì có hoá đơn hoặc phiếu xuất kho kèm theo chữ ký Giám đốc và đóng dấu của Công ty. Các đơn vị cá nhân có nhu cầu tạm ứng để phục vụ sản xuất đều viết giấy xin tạm ứng đề nghị Giám đốc duyệt. Khi xin tạm ứng ghi rõ ràng đầy đủ nội dung cần tạm ứng thanh toán kịp thời và đầy đủ chứng từ hoá đơn hợp lệ. Thời hạn thanh toán không quá 30 ngày kể từ ngày nhận tạm ứng và có thanh toán lần tạm ứng trước mới được tạm ứng lần kế tiếp.
Thủ kho ghi rõ thực tế xuất lên phiếu xuất và ký vào giao cho nhân viên vận chuyển phòng cung ứng hoặc của đội xây dựng. Sau khi vật liệu được chuyển tới đội sản xuất xây lắp, người nhận kiểm tra số lượng xong ký lên phiếu và giữ phiếu làm chứng từ thanh toán. Đội trưởng (quản đốc phân xưởng) tập hợp phiếu xuất vật tư này thành một quyển riêng, cuối kỳ lập bảng kê nhận vật tư từ kho của công ty.
Do các công trình thi công phân bố ở nhiều nơi, xa Công ty nên để tạo thuận lợi và đáp ứng tính kịp thời của việc cung ứng vật liệu, Công ty giao cho các đối tượng thi công tự tìm các nguồn cung cấp vật liệu bên ngoài dựa trên cơ sở định mức được đưa ra.
Để tiến hành mua ngoài vật liệu, trên cơ sở định mức đã có, đội trưởng đội thi công tiến hành viết giấy đề nghị tạm ứng gửi lên Phòng Tài chính kế toán, sau đó khi được xét duyệt và nhận tiền tạm ứng, Chỉ huy công trình hoặc nhân viên quản lý chủ động mua ngoài vật liệu và chuyển tới công trình, Thủ kho công trình tiến hành lập phiếu nhập kho. Sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng, thủ kho lập phiếu xuất kho vật tư sử dụng cho thi công công trình, giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh. Mặt khác, còn với việc các nguyên vật liệu mua về và được chuyển tới chân các công trình để sử dụng ngay sẽ được tiến hành lập phiếu nhập kho xuất thẳng.
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 16 tháng 12 năm 2009
Số:
Nợ TK 6210207
Có TK 152
Họ tên người nhận hàng: Lê Thuận Sơn
Địa chỉ (Bộ phận): Đội bê tông
Lý do xuất: Phục vụ công trình Đường tuần tra biên giới
Xuất tại kho: Đường tuần tra biên giới
STT
Tên vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Xi măng Hoàng Thạch
MX32
Tấn
40
40
950.000
38.000.000
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
´
´
´
´
38.000.000
Cộng thành tiền (Bằng chữ): Ba mươi tám triệu đồng chẵn./.
Xuất ngày 16 tháng 12 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận hàng
Thủ kho
(Ký, đóng dấu)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Cuối mỗi tháng, các phiếu xuất kho được kế toán đội tập hợp và lên bảng kê xuất kho vật tư. Bảng kê xuất kho vật tư phải được sự ký duyệt của đội trưởng hoặc Chỉ huy trưởng công trình, cán bộ kỹ thuật và kế toán đội.
Bảng 2.1: Bảng kê xuất kho vật tư
BẢNG KÊ XUẤT KHO VẬT TƯ
Tháng 12/2009 Công trình: Đường tuần tra biên giới
Chứng từ
Tên vật tư
Tổng số
CPNVLTT
CPMTC
CPSX chung
SH
NT
NVL
CCDC
PC600
12/12
Xăng, dầu
1.394.646
1.394.646
...
...
...
...
...
...
...
...
PC103
16/12
Xi măng
._.
38.000.000
30.000.000
...
...
...
...
...
...
...
...
PC534
20/12
Vòng bi
150.000
PC596
20/12
Xe cải tiến
1.089.000
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
1.031.902.097
5.461.031
4.255.175
8.363.850
Đội trưởng
Cán bộ kỹ thuật
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Định kỳ, khoảng 5 - 7 ngày, kế toán đội tiến hành thanh toán chứng từ lên phòng kế toán Công ty. Các chứng từ gồm: Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất kho vật tư hàng tháng vào cuối mỗi tháng, các chứng từ về thanh toán tạm ứng và các giấy tờ khác liên quan.
Cuối quý, trên cơ sở các bảng kê xuất kho vật tư, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp vật liệu cho mỗi công trình.
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp vật liệu
BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU
Quý IV/2009 – Công trình: Đường tuần tra biên giới
Mục đích
Thời gian
SD
Vật liệu trực tiếp
Sử dụng máy thi công
Sản xuất chung
NVL
CCDC
Tháng 10
906.979.332
2.767.714
3.780.832
2.596.534
Tháng 11
1.031.902.097
5.461.031
4.255.175
5.176.431
Tháng 12
1.524.967.332
6.700.000
4.568.424
8.363.850
Quý IV
3.463.849.016
14.928.745
12.604.431
16.136.815
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Từ những chứng từ gốc, kế toán ghi sổ chi tiết TK 621
Bảng 2.3: Sổ chi tiết - TK 621
SỔ CHI TIẾT - TK 621
Quý IV/2009
6210207 – Công trình: Đường tuần tra biên giới
Số dư đầu kỳ:......................
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
PC101
14/12
31/12
XK gạch đặc A1
152
15.000.000
...
...
...
...
...
...
...
...
PC103
16/12
31/12
XK xi măng
152
38.000.000
...
...
...
...
...
...
...
...
KC 0207-1
31/12
31/12
K\C CPNVLTT tháng 12
154
0207
1.524.967.332
Cộng phát sinh
´
3.463.849.016
3.463.849.016
Số dư cuối kỳ:...................
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
2.1.1.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp
Từ sổ chi tiết TK 621 sau đó lấy dòng tổng cộng trên sổ chi tiết vào sổ Nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản 621.
Bảng 2.4: Sổ Nhật ký chung
NHẬT KÝ CHUNG
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
PC101
14/12
24/12
Gạch đặc A1
621
15.000.000
(xuất kho)
152
15.000.000
...
...
...
...
...
...
...
...
PC103
16/12
26/12
Xuất kho
621
38.000.000
xi măng
152
38.000.000
...
...
...
...
...
...
...
...
KC 0207-1
31/12
31/12
K\C CPNVLTT tháng 12
154 0207
1.524.967.332
1.524.967.332
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
...
...
...
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Bảng 2.5: Sổ Cái TK 621
SỔ CÁI TK 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Quý IV/2009
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
PC103
16/12
31/12
XK xi măng
152
38.000.000
...
...
...
...
...
...
...
...
KC 0207-1
31/12
31/12
K\C CPNVLTT sang CP SXKDDD công trình- Đường tuần tra biên giới
154
0207
1.524.967.332
Cộng phát sinh
28.942.841.035
28.942.841.035
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1- Nội dung
* Chi phí nhân công trực tiếp trong các đơn vị xây lắp bao gồm thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp như tiền lương chính, tiền lương phụ, chi phí nhân công trực tiếp ở các đơn vị xây lắp khác với các doanh nghiệp sản xuất khác là không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như BHXH, BHYT,KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Nếu chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành mà không tập hợp riêng được thì có thể tập hợp chung sau đó chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ cho các đối tượng chi phí liên quan.
Tại Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng thứ 2 sau chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng công trình trong hay ngoài biên chế . Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý gián tiếp. Có thể chia chi phí nhân công trực tiếp ra thành 2 bộ phận chủ yếu là tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), kinh phí công đoàn (KPCĐ) được trích trên lương theo tỷ lệ quy định.
Đối với bộ phận công nhân viên chức trong danh sách Công ty trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành là phải trích 27% trong đó KPCĐ tính theo lương thực tế còn BHXH, BHYT, BHTN thì tính theo lương cấp bậc của người lao động. Trong đó 20% được hạch toán vào giá thành công trình, còn 7% người lao động phải nộp.
Tiền lương trả cho công nhân ngoài danh sách (mang tính chất công việc) Công ty coi là khoản thanh toán ngay bằng tiền mặt và cũng hạch toán vào chi phí nhân công như nhân công biên chế nhưng không trích BHXH, BHYT, BHTN chỉ trích KPCĐ 2% vào lương để nộp vào quỹ công đoàn công ty 1% và cấp trên 1%.
* Các bút toán về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trên sổ Nhật ký chung được phản ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK11,112 TK141 TK334 TK622 TK154
Tạm ứng Thanh toán TL TL phải trả CN
trong biên chế trong biên chế
Kết chuyển
TK3388
Thanh toán TL TL phải trả CN
CN thuê ngoài thuê ngoài
Thanh toán tiền lương công nhân thuê ngoài
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Trong tổng chi phí sản xuất của Công ty, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn. Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp vì vậy cũng có ý nghĩa quan trọng. Hạch toán đầy đủ và chính xác chi phí nhân công không những cung cấp thông tin hữu hiệu cho quản lý, phản ánh nhu cầu thực sự về lao động tại mỗi công trình để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp mà còn có tác dụng tâm lý đối với người lao động.
Tại Công ty hiện nay đang áp dụng hai hình thức trả lương: hình thức trả lương của đội thi công là do kế toán đội thực hiện có sự kiểm tra theo dõi của đội trưởng và Phòng tổ chức hành chính, Phòng Kế toán Công ty (khi thanh toán chứng từ).
Đối với lao động trực tiếp trong biên chế
Chứng từ ban đầu để hạch toán là các Hợp đồng làm khoán, Biên bản thanh lý hợp đồng, bảng chấm công cùng các chứng từ khác có liên quan. Hợp đồng làm khoán do chỉ huy công trình, kế toán công trình và tổ trưởng các tổ nhận khoán tiến hành lập khi giao khoán công việc. Trong hợp đồng làm khoán có ghi rõ ghi tiết về khối lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ
thuật và đơn giá khoán. Đơn giá khoán là đơn giá của từng phần việc.
Hợp đồng làm khoán được lập thành hai (02) bản, một (01) bản giao cho bên giao khoán, một (01) bản giao cho bên nhận khoán để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình công việc. Cùng với Hợp đồng làm khoán là Biên bản thanh lý hợp đồng.
Trên cơ sở của Hợp đồng giao khoán, tổ trưởng các tổ tiến hành chấm công cho các tổ viên và có kế hoạch trả lương phù hợp. Hàng tháng, kế toán công trình lập bảng thanh toán lương cho từng tổ trên cơ sở bảng chia lương tại mỗi tổ. Bảng chia lương do tổ trưởng lập có sự ký duyệt của Chỉ huy công trình.
Tại quý IV năm 2009, công trình Đường tuần tra biên giới chủ yếu là thuê nhân công bên ngoài để tiến hành xây lắp, do đó hợp đồng làm khoán không lập trong thời gian này, vì thế việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Quý IV của công trình Đường tuần tra biên giới.
Đối với lao động trực tiếp thuê ngoài
Lao động trong biên chế của Công ty thường không nhiều mà nhu cầu sử dụng nhân công lại rất lớn nên Công ty phải thuê thêm lao động bên ngoài. Đối với lực lượng này, Công ty giao cho Chỉ huy công trình quản lý, trả lương theo hình thức khoán gọn, mức khoán dựa trên cơ sở định mức của từng phần việc. Tổng số lương phải trả cho nhân viên thuê ngoài được hạch toán vào tài khoản 3388.
Chứng từ ban đầu để hạch toán đối với lao động thuê ngoài là Hợp đồng giao khoán nhân công, Biên bản xác nhận khối lượng đã hoàn thành và Biên
bản thanh lý hợp đồng giao khoán nhân công.
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHÂN CÔNG
(Số 01/ HĐGKNC)
Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế;
Căn cứ vào yêu cầu thực tế của công trường
Hôm nay, ngày 10 tháng 09 năm 2007 tại công trình Đường tuần tra biên giới. Chúng tôi gồm:
1. Đại diện cho đơn vị giao thầu (Bên A)
- Ông: Nguyễn Tiến Sơn - Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô
2. Đại diện cho đơn vị nhận thầu (Bên B)
- Ông: Trần Văn Dũng- Chức vụ: Tổ trưởng
Sau khi bàn bạc thoả thuận thống nhất ký Hợp đồng giao khoán nhân công này với các điều khoản sau:
Điều 1: Khối lượng thanh toán
Căn cứ vào khối lượng thực tế
Điều 2: Đơn giá giao khoán
Tại công trình Đường tuần tra biên giới
TT
Nội dung
ĐVT
Đơn giá (đ)
1
Đổ dầm khung
M3
130.000
2
Cốt thép bê tông dầm
Tấn
900.000
Điều 3: Trách nhiệm của mỗi bên
3.1. Trách nhiệm Bên B:
Bên B có trách nhiệm thực hiện các công việc do kỹ thuật bên A yêu cầu. Đảm bảo bố trí nhân lực cùng thiết thiết bị phục vụ công tác thi công kịp thời để đáp ứng tiến độ thi công, đảm bảo các công tác kỹ thuật về các công việc trên.
3.2. Trách nhiệm Bên A:
Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B thi công. Cử cán bộ kỹ thuật giám sát và điều chỉnh khi có phát sinh
Điều 4: Hình thức thanh toán
...
Điều 5: Điều khoản chung
2.1.2.2- Tài khoản sử dụng
* Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT). Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí (công trình, hạng mục công trình...)
* Cụ thể đối với công trình: Đường tuần tra biên giới, chi phí nhân công trực tiếp TK 6220207 (02- công trình thứ hai; 07- công trình công ty thi công trong năm 2007).
TK 622 có kết cấu như sau:
Bên Nợ: CPNCTT thực tế phát sinh
Bên Có: Phân bổ và kết chuyển CPNCTT
Cuối kỳ tài khoản 622 không có số dư
2.1.2.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Căn cứ vào các chứng từ về lương và Bảng tổng hợp lương công nhân trực tiếp thi công, kế toán vào Sổ chi tiết TK 622 và các tài khoản có liên quan.
Trên cơ sở của Hợp đồng giao khoán nhân công, Tổ trưởng các tổ sẽ tiến hành chấm công cho các tổ viên và có kế hoạch trả lương phù hợp. Hàng tháng, kế toán công trình lập Bảng thanh toán lương cho từng tổ trên cơ sở Biên bản xác nhận khối đã hoàn thành, Hợp đồng giao khoán nhân công
Bảng 2.6: Biên bản xác nhận khối lượng đã hoàn thành
BIÊN BẢN XÁC NHẬN KHỐI LƯỢNG ĐÃ HOÀN THÀNH
(Theo hợp đồng số: 01/HĐGKNC)
(Dùng để thanh toán lương)
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Công trình: Đường tuần tra biên giới
Tổ: Bê tông
TT
Công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá nhân công
Thành tiền
1
Đổ dầm khung
M3
281
130.000
36.530.000
2
Cốt thép bê tông dầm
Tấn
174,12
900.000
156.708.000
Cộng
´
´
´
193.238.000
Thanh toán đợt này:
Chỉ huy trưởng
Phòng QLKT
Kỹ thuật
Người đề nghị thanh toán
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Bảng 2.7: Bảng thanh toán lương tháng 12/2009
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 12/2009
Tổng quỹ lương được chi: Theo BB xác nhận khối lượng đã hoàn thành tháng 12/2009 theo HĐ số 01/ HĐGKNC
TT
Họ tên
Chức danh
Ngày công
Hệ số quy đổi
Ngày công qui đổi
Đơn giá công qui đổi
Lượng thực trả
Ký nhận
1
Trần Văn Dũng
Tổ trưởng
22
1,20
26,40
100.000
2.640.000
2
Nguyễn Tiến Đông
CN
22
1,00
22,00
100.000
2.200.000
3
Trần Đình Bảng
CN
22
1,00
22,00
100.000
2.200.000
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
4.611
4.615,4
193.238.000
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Cuối tháng, khi kế toán đội thanh toán chứng từ về tiền lương, kế toán tiền lương tiến hành kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho từng công trình.
Bảng 2.8: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Tháng 12/2009
TT
Đối tượng sử dụng
Ghi Nợ TK
Chi tiết ra công trình
Tổng
...
Đường tuần tra biên giới
...
A
TK 622
1
Tiền lương CNTTSX trong biên chế
0
2
Tiền lương CNTTSX thuê ngoài
216.808.108
Cộng A
216.808.108
B
TK 627
1
Tiền lương công nhân lái máy
0
2
Tiền lương NVQl trong biên chế
58.252.335
3
Tiền lương NVQL ngoài biên chế
0
4
Trích BHXH, BHYT, BHTN trên lương trong lao động biên chế
7.366.917
Cộng B
65.619.252
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Cuối quý, căn cứ vào các Bảng phân bổ lương và BHXH Kế toán Tiền lương lập Bảng tổng hợp lương công nhân trực tiếp thi công cho từng công trình.
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp lương công nhân trực tiếp thi công
TỔNG HỢP LƯƠNG CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP THI CÔNG
Số:
Quý IV/2009 – Công trình Đường tuần tra biên giới
TT
Tên tổ
Tổ trưởng
TL lao động thuê ngoài
Lao động trong biên chế
Tiền lương
7% khấu trừ
Còn lại được lĩnh
20% vào CP
1
Bê tông
Trần Văn Dũng
405.536.175
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
899.453.258
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Bảng 2.10: Sổ chi tiết tài khoản
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Quý IV/2009
6220207 – Công trình Đường tuần tra biên giới
Số dư đầu kỳ:....................
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Nợ
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
PC 140
31/12
31/12
CPNC thuê ngoài
3388
193.238.000
PC229
31/12
31/12
Thuê bảo vệ
1111
8.689.280
...
...
...
...
...
...
...
...
KC/ 0207-2
31/12
31/12
K\C CPNC trực tiếp tháng 12
154
0207
216.808.108
Cộng phát sinh
899.45.258
899.453.258
Số dư cuối kỳ:...................
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
2.1.2.4- Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
Từ sổ Chi tiết tài khoản, kế toán Tổng hợp vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái, và các tài khoản có liên quan.
Bảng 2.11: Sổ Nhật ký chung
NHẬT KÝ CHUNG
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
PC140
31/12
31/12
CPNC thuê ngoài
3388
193.238.000
...
...
...
...
...
...
...
...
PC229
31/12
31/12
Thuê bảo vệ
1111
8.689.280
...
...
...
...
...
...
...
...
KC/ 0207-2
31/12
31/12
K\C CPNC trực tiếp tháng 12
154
0207
216.808.108
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
...
...
...
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Bảng 2.12: Sổ cái TK 622
SỔ CÁI - TK 622
Quý IV/2009
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
PC 140
31/12
31/12
CPNC thuê ngoài
3388
193.238.000
...
...
...
...
...
...
...
...
KC/ 0207-2
31/12
31/12
K\CCPNCTT tháng 12 sang CP SXKDD công trình- Đường tuần tra biên giới
154
0207
216.808.108
Cộng phát sinh
4.734.440.337
4.734.440.337
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
2.1.3.1- Nội dung
* Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí liên quan đến máy móc tham gia việc thi công công trình nhằm hoàn thành khối lượng công việc. Chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm toàn bộ chi phí về vật tư, lao động và các chi phí về động lực, nhiên liệu, khấu hao máy móc thiết bị.
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.
- Chi phí sử dụng máy thi công thường xuyên như: tiền lương chính, phụ của công nhân trực tiếp điều khiển máy, phục vụ máy...(không bao gồm các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ), chi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí tạm thời về máy thi công: chi phí sữa chữa lớn máy thi công, chi phí lắp đặt, tháo gỡ vận chuyển máy thi công. Máy thi công phục vụ cho công trình nào có thể hạch toán riêng được thì hạch toán trực tiếp cho công trình đó. Nếu máy thi công phục vụ cho nhiều công trình, hạng mục công trình ngay từ đầu không thể hạch toán riêng được thì tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức hợp lý (số giờ máy hoạt động, lương của công nhân trực tiếp sản xuất...)
* Các bút toán hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trên sổ Nhật ký chung được phản ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
TK111,112 TK141 TK152,153 TK623 TK154
Tạm ứng Nhập kho CP NVL, CCDC
NVL, CCDC chạy máy
TK133
VAT được
khấu trừ Kết chuyển
CP máy thuê ngoài, CP khác
TK334
Thanh toán TL Lương công nhân
CN lái máy lái máy
TK214,335
CP khấu hao và
trích trước SCL
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Trong sản xuất xây lắp, quy mô thi công thường lớn, cường độ thi công cao. Do vậy sức lao động của con người đôi khi không đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Xuất phát từ thực tế đó, việc sử dụng máy thi công trong hoạt động xây lắp là việc làm tất yếu và có ý nghĩa kinh tế cao. Vì vậy, chi phí sử dụng máy thi công là chi phí đặc thù trong lĩnh vực xây lắp.
Đối với Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô, việc sử dụng máy thi công có một vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiến độ và chất lượng thi công công trình. Toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công của Công ty bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí thuê ngoài máy thi công,... và toàn bộ các chi phí trên được hạch toán trên TK 623. Nhưng có một số công trình do việc sử dụng máy thi công ít và việc thuê máy cũng không nhiều thì Công ty hạch toán chi phí nhân công vận hành máy thi công vào chi phí sản xuất chung (TK 6271 và TK 6278). Để tạo quyền chủ động trong việc thi công, Công ty giao tài sản, xe máy cho các đội quản lý. Việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động của nó được đặt dưới sự điêù khiển trực tiếp của đội và có sự giám sát của Công ty. Công tác tổ chức hạch toán chi phí sử dụng máy thi công diễn ra như sau:
Đối với máy thi công của đội
Hạch toán chi phí khấu hao máy thi công
Máy thi công của đội được theo dõi cả về mặt hiện vật và giá trị tại Phòng kỹ thuật và kế toán. Phương pháp khấu hao sử dụng tại Công ty là phương pháp khấu hao đều. Hàng tháng, kế toán tài sản cố định tính và lập bảng kê khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công. Máy thi công phục vụ trực tiếp cho công trình đó. Đây là cơ sở để kế toán hạch toán chi phí khấu hao máy thi công
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu chạy máy thi công
Việc hạch toán chi phí xăng, dầu chạy máy tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Căn cứ để kế toán Công ty hạch toán chi phí nguyên vật liệu chạy máy thi công là Phiếu xuất kho, Bảng kê xuất kho vật tư, Bảng tổng hợp vật liệu và các chứng từ liên quan khác như: Hoá đơn GTGT, hoá đơn mua hàng,...
Hạch toán tiền lương công nhân điều khiển máy thi công
Căn cứ vào tình hình sử dụng máy thi công, kế toán công trình lập Bảng chấm công cho công nhân điều khiển máy thi công. Sau đó căn cứ vào Bảng chấm công để lập Bảng thanh toán tiền tiền lương. Đây là cơ sở ban đầu để kế toán tính lương phải trả cho công nhân điều khiển máy thi công
Ngoài ra, còn một số chi phí khác phục vụ máy thi công như: chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí bảo hiểm máy thi công, chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động của máy. Quy mô phát sinh các khoản chi phí này thường nhỏ hoặc không phát sinh. Để hạch toán các khoản chi phí này, kế toán căn cứ vào các hoá đơn (GTGT), hoá đơn mua hàng, Hợp đồng thuê sửa chữa máy,...
Đối với máy thi công thuê ngoài
Trong trường hợp Công ty không có loại máy phù hợp cho việc thi công, hơn nữa, đối với những loại máy này, chi phí đi thuê ít hơn so với chi phí khấu hao của máy thi công thì Công ty sẽ đi thuê. Thông thường, phương thức thuê máy Công ty áp dụng là thuê cả máy và người lái máy cùng các loại vật tư cho máy chạy. Theo phương thức này, trong trường hợp hợp đồng thuê phải xác định rõ khối lượng công việc và tổng số tiền bên thuê phải trả cho bên cho thuê. Máy thi công thuê ngoài phục vụ cho công trình nào, kế toán hạch toán chi phí thuê máy thẳng vào công trình đó. Cơ sở pháp lý cho công tác hạch toán là Hợp đồng thuê máy, Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy, Biên bản xác nhận khối lượng giao nhận và Biên bản nghiệm thu. Hợp đồng thuê máy có mẫu như sau:
HỢP ĐỒNG THUÊ MÁY
Hôm nay, ngày 01 tháng 12 năm 2009
- Đại diện bên cho thuê (Bên A) là : Ông Trần Đại Nghĩa
Chức vụ: Đội trưởng - Địa chỉ: Công ty cơ giới và lắp máy
- Đại diện bên thuê (Bên B) là: Ông Nguyễn Hoàng Hải Anh
Chức vụ: Chỉ huy công trình Đường tuần tra biên giới - Địa chỉ: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô
Hai bên thoả thuận ký hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung hợp đồng
Bên A cho bên B thuê: 1 máy cẩu
Bên B thuê để sử dụng cho thi công công trình Đường tuần tra biên giới
Điều 2: Giá cả, phương thức thanh toán
1. Đơn giá thuê:
- Theo khối lượng công việc tính theo ca máy
...
Với khối lượng công việc tính theo ca máy (giờ), quá trình hoạt động của máy sẽ được theo dõi qua Nhật trình hoạt động của máy. Nhật trình hoạt động của máy do người vận hành máy lập và được sự ký duyệt của Chỉ huy công trình.
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp chi phí thuê máy
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THUÊ MÁY
Tháng 12/2009 – Công trình: Đường tuần tra biên giới
STT
Loại máy
Số ca hoạt động
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy cẩu
4
362.000
1.448.000
...
...
...
...
...
Cộng
´
´
17.583.020
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Đối với công trình Đường tuần tra biên giới, thì các khoản về tiền lương điều khiển máy thi công và chi phí thuê máy thi công sẽ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung trên hai tiểu khoản là 6271 và 6278 (TK 6271- Chi phí nhân công vận hành máy thi công; TK 6278- Chi phí dịch vụ mua ngoài).
2.1.3.2- Tài khoản sử dụng
* Tài khoản dùng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công.
+ Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo
phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy thì sử dụng tài khoản 623 – chi phí sử dụng máy thi công
+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623, các chi phí liên quan đến máy sẽ được hạch toán trực tiếp vào TK 621, 622, 627
* Cụ thể để hạch toán chi phí máy thi công Công ty sử dụng tài khoản 623 với công trình Đường tuần tra biên giới là TK 6230207: 02- công trình thứ 2; 07- công trình công ty thi công trong năm 2007.
2.1.3.3- Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Đến cuối quý, căn cứ vào các Bảng kê khấu hao và trích trước sữa chữa lớn máy thi công, Bảng tổng hợp nguyên vật liệu phục vụ máy thi công từng công trình, kế toán Tài sản cố định lập Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công theo từng công trình.
Bảng 2.14: Bảng kê khấu hao và trích trước sửa chữa lớn máy thi công
BẢNG KÊ KHẤU HAO VÀ TRÍCH TRƯỚC SỬA CHỮA LỚN
MÁY THI CÔNG
Tháng 12/2009 – Công trình: Đường tuần tra biên giới
STT
Tên máy
Mức khấu hao
Trích trước SCL
Cộng
1
Máy toàn đạc Nikon
4.498.000
4.498.000
2
Máy đầm Robin 1
15.714.286
15.714.286
...
...
...
...
...
Cộng
6.330.500
6.330.500
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Bảng 2.15: Bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công
TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Quý IV/2009 – Công trình: Đường tuần tra biên giới
STT
Loại chi phí
Số tiền
1
Chi phí nguyên vật liệu chạy máy
7.612.745
2
Chi phí khấu hao và trích trước sửa chữa lớn MTC
34.709.796
3
Chi phí bằng tiền khác
7.986.000
Cộng
50.308.541
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
2.1.3.2- Quy trình ghi Sổ chi tiết
Căn cứ vào các chứng từ trên, kế toán tổng hợp vào Sổ chi tiết TK 623.
Bảng 2.16: Sổ chi tiết tài khoản 623
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 623
Quý IV/2009
6230207 – Công trình: Đường tuần tra biên giới
Số dư đầu kỳ: .............
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
PC9
25/10
25/10
Xăng cho máy thi công
152
1.115.715
...
...
...
...
...
...
...
...
KH67
31/12
31/12
Khấu hao, SCL MTC
6424
6.330.500
KC 0207-3
31/12
31/12
K\C CP máy thi công T12
154
0207
15.021.574
Tổng phát sinh
50.308.541
50.308.541
Số dư cuối kỳ:.................
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
2.1.3.3- Quy trình ghi Sổ tổng hợp
Căn cứ trên Sổ chi tiết TK 623, Kế toán Tổng hợp vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái TK 623
Bảng 2.17: Sổ Nhật ký chung
NHẬT KÝ CHUNG
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
PC9
25/10
25/10
Xăng cho máy thi công
152
1.115.715
...
...
...
...
...
...
...
...
KH67
31/12
31/12
Khấu hao, SCL MTC
6424
6.330.500
...
...
...
...
...
...
...
...
KC 0207-3
31/12
31/12
K\C CP máy thi công T12
154
0207
15.021.574
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
...
...
...
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Bảng 2.18: Sổ Cái tài khoản 623
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 623
Quý IV/ 2009
Số dư đầu kỳ: ...........................
Số CT
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giải
TK ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số dư
...
...
...
...
...
...
...
...
KH67
31/12
31/12
Khấu hao, SCL MTC
6424
KC 0207-3
31/12
31/12
K\C CP MTC tháng 12 công trình-Đường tuần tra biên giới
154
0207
15.021.574
Tổng phát sinh
2.275.259.146
2.275.259.146
Số dư cuối kỳ: .........................
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.1.4.1- Nội dung
* Chi phí sản xuất chung (CPSXC) là những chi phí phục vụ cho sản xuất của đội, công trường xây dựng, chi phí SXC bao gồm: tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy, nguyên vật liệu dùng cho quản lý đội, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc thiết bị sử dụng ở đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí chung bằng tiền khác.
Các khoản chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội...) cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.
Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:
Mức chi phí SXC phan bổ cho từng đối tượng
= *
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
* Các bút toán hạch toán chi phí sản xuất chung được phản ánh qua sơ
đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
TK111,112 TK141 TK152,153 TK627 TK154
Nhập kho VL
phụ CCDC
TK133
VAT được
Tạm ứng khấu trừ
Chi phí dịch vụ mua ngoài, Kết chuyển
chi phí khác bằng tiền
TK334,338
Thanh toán TL CPNV quản lý,
BHXH vận hành MTC
TK642
CP phân bổ cho
đội, công trình
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Để tiến hành hoạt động sản xuất một cách thuận lợi và đạt hiệu quả, ngoài các yếu tố cơ bản về nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất,... thực tế đòi hỏi phải tiêu hao một số yếu tố chi phí khác như: chi phí nguyên liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý, chi phí tiếp khách, kiểm nghiệm,... Những khoản chi phí này tuy không trực tiếp tham gia vào việc cầu thành thực thể xây lắp nhưng lại có một vai trò khác rất quan trọng là giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đều đặn. Đó là chi phí sản xuất chung. Ở Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô, khoản mục chi phí này gồm các yếu tố sau:
Chi phí nhân viên quản lý đội, chi phí nhân công vận hành máy thi
công (6271);
Chi phí vật liệu, chi phí công cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài phản ánh trên tài khoản 6278.
Các yếu tố trên được hạch toán như sau:
Chi phí nhân viên quản lý đội
Bao gồm tiền lương ban quản lý đội, quản lý công trình; các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương công nhân trực tiếp thi công, công nhân điều khiển máy, nhân viên quản lý đội, công trình (thuộc biên chế Công ty),...
Chứng từ ban đầu để hạch toán tiền lương ban quản lý đội, quản lý công trình là các Bảng chấm công. Hình thức trả lương là trả lương theo thời gian. Tiền lương theo thời gian phải trả cho bộ phận này được tính căn cứ vào số ngày công thực tế, đơn giá một ngày công, hệ số lương (khác nhau giữa các nhân viên phụ thuộc vào cấp bậc, thâm niên lao động) và được tính theo công thức:
Tiền lương
Số ngày công
Đơn giá
Hệ
Phải trả
=
thực tế
´
một ngày
´
số
trong tháng
Trong tháng
công
lương
Trên cơ sở Bảng chấm công cho bộ phận quản lý công trình, kế toán công trình lập Bảng thanh toán lương
Bảng 2.19: Bảng thanh toán lương
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG
Tháng 12/2009
Bộ phận: Quản lý – Công trình: Đường tuần tra biên giới
TT
Họ tên
Cấp bậc
Số công
Đơn giá
Hệ số lương
Số tiền
Ký nhận
Biên chế
Thuê ngoài
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
...
...
...
...
...
...
...
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Lũng Lô)
Đối với Ban quản lý đội thì người lập Bảng chấm công là Kế toán đội. Căn cứ vào Bảng chấm công, Kế toán đội lập Bảng thanh toán lương cho Ban quản lý đội. Mẫu Bảng chấm công và Bảng thanh toán lương tương tự đối với Ban quản lý công trình. Do một đội có cùng một lúc thi công nhiều công trình nên lương của bộ phận quản lý đội phải được phân bổ cho các công trình dựa trên chi phí nhân công trực tiếp của mỗi công trình.
Đến kỳ thanh toán chứng từ, căn cứ vào các Bảng thanh toán lương, Kế toán tiền lương lập Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Khoản chi phí này bao gồm chi phí nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng để bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình, các loại vật tư phục vụ cho việc quản lý công trình.
Việc hạch toán loại nguyên vật liệu được tiến hành tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn đối với các loại công cụ, dụng cụ phục vụ cho thi công, sửa chữa máy móc thiết bị thì do Công ty quản lý, đội và công trình nào sử dụng trong khoảnng thời gian nào thì phân bổ chi phí ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25551.doc