Tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh: LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới cải cách nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và nền kinh tế Thế Giới. Tiền lương là một trong những vấn đề khó khăn và phức tạp, luôn luôn thay đổi để phù hợp với cơ chế thị trường, đồng thời là nguồn tái tạo sức lao động và đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Nếu giải quyết tốt mối quan hệ tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động thì... Ebook Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển khuyến khích được người lao động hăng say lao động sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển trước những cạnh tranh gay gắt của thị trường, doanh nghiệp phải đổi mới và lựa chọn hình thức trả lương sao cho phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Nhà máy xi măng Lam Thạch thuộc Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh nơi em đang thực tập được khởi công và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1997. Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác tiền lương luôn là vấn đề cần phải đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế. Sau một thời gian thực tập tìm hiểu nghiên cứu và tham khảo ý kiến của cán bộ công nhân viên nhà máy, đặc biệt là cán bộ phòng tổ chức lao động tiền lương. Em thấy các hình thức trả mà nhà máy đang áp dụng vẫn còn có một số hạn chế cần phải hoàn thiện.
Bằng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Trần Xuân Cầu - Giảng viên trường ĐHKTQD và các cán bộ nhân viên phòng Tổ chức lao động tiền lương và một số phòng ban nhà máy em đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp đề tài về: “Hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh".
Chuyên đề được chia thành 3 phần chính sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hình thức trả lương
Phần 2: Đánh giá thực trạng các hình thức trả lương tại Nhà máy xi măng Lam Thạch .
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Nhà máy xi măng Lam Thạch .
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp:
1.1.1. Khái niệm tiền lương:
- Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, chịu tác động mang tính quyết định của quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động, phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật lao động.
- Tiền lương danh nghĩa: Là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp.
- Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa sau khi đã đóng góp một khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định.
“TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà - Giáo trình tiền lương tiên công- Trang 7-Trường Cao đẳng lao động xã hội - Nhà xuất bản lao động - xã hội “.
1.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp:
Việc tính toán và trả công lao động là một vấn đề phức tạp gây tranh cãi và thường xuyên phải điêù chỉnh, sửa đổi sao cho hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. Bởi không có chế độ tiền lương nào hoàn hảo, thoả mãn được cùng hai lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động luôn muốn hưởng lương cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống nhưng công việc lại phải nhàn hạ, điều kiện làm việc phải thuận lợi. Ngược lại người sử dụng lao động lại muốn khai thác và tận dụng tối đa khả năng của người lao động, nhưng lại muốn bỏ ra phần chi phí sử dụng lao động thấp nhất có thể được. Do đó nhà nước phải luôn luôn sửa đổi, bổ xung, ban hành chế độ tiền lương mới để doanh nghiệp vận dụng, trả lương tương xứng cho người lao động, dung hoà giữa hai lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng trong sản xuất kinh doanh và cũng có những hình thức trả lương khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những tồn tại trong công tác xây dựng đơn giá tiền lương và lựa chọn hình thức trả lương cho ngưòi lao động. Do đó các doanh nghiệp luôn mong muốn khắc phục những tồn tại và hoàn thiện các hình thức trả lương cho đơn vị mình với mục đích:
Phát huy tiềm năng trong mỗi cán bộ công nhân viên, kích thích, khuyến khích họ làm việc tận tụy có năng suất, chất lượng và hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp mới có điều kiện cải thiện đời sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương của người lao động thực sự trở thành giá cả sức lao động, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Làm cho họ yên tâm công tác, tin tưởng và gắn bó sự nghiệp của mình với sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp.
Các hình thức trả lương phải gắn với kết quả lao động thực tế, nhằm đáp ứng mức lương thoả đáng cho người lao động, từ đó họ quan tâm đến thành quả lao động của mình, tự giác làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp.
1.2. Các hình thức trả lương cho người lao động:
Trong thực tiễn sản xuất và trong quan hệ lao động tồn tại hai hình thức trả lương phổ biến đó là: Hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian.
Việc lựa chọn hình thức trả lương nào tuỳ thuộc vào thực tế điều kiện lao động và yêu cầu của sản xuất.
1.2.1.Trả lương theo thời gian.
- Khái niệm:
Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức. “TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Giáo trình tiền lương tiên công - Trang 169 -Trường Cao đẳng lao động xã hội – Nhà xuất bản lao động - xã hội “.
- Công thức tính: TLTG = ML x TLVTT
Trong đó:
TLTG:Tiền lương thời gian
ML: Mức lươngứng với các bậc lương trong thang lương, bảng lương.
TLVTT: Thời gian làm việc thực tế.
- Đối tương áp dụng:
+ Công chức viên chức.
+ Sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
+ Những người làm công tác quản lí, chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
+ Công nhân sản xuất chỉ nên áp dụng ở những bộ phận không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất hạn chế do việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực.
- Điều kiện áp dụng:
+ Phải thực hiện chấm công cho người lao động chính xác.
+ Phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp cuả công việc.
Trong thực tế trả lương thời gian có 2 chế độ: Chế độ trả lương thời gian giản đơn và chế độ trả lương thời gian có thưởng
1.2.1.1.Trả lương theo thời gian giản đơn: ( giờ, ngày, tháng...)
- Khái niệm:
Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc, chức vụ hay cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ. “TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Giáo trình tiền lương tiên công - Trang 170 -Trường Cao đẳng lao động xã hội – Nhà xuất bản lao động - xã hội “.
- Công thức tính: TLTG = MLCB x TLVTT
Trong đó:
TLTG: Tiền Lương thời gian.
MLCB: Mức Lương cấp bậc.
TLVTT: Thời gian làm việc thực tế.
Có 3 chế độ trả lương theo thời gian đơn giản:
- Chế độ trả lương giờ: Tính theo mức lương cấp bậc và số giờ làm việc.
- Chế độ trả lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc và số ngày làm việc thực tế.
- Chế độ trả lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng.
* Chế độ trả lương tháng:
- Khái niệm:
Là chế độ trả lương tính theo mức lương cấp bậc hoặc chức vụ tháng của công nhân viên chức.
+ Đối tượng áp dụng:
Chủ yếu áp dụng đối với công nhân viên chức làm việc trong khu vực nhà nước.
- Công thức tính:
ML tháng = MLCB,CV + Các khoản phụ cấp (nếu có)
- Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính.
Nhược điểm: Còn mang tính bình quân, chưa gắn tiền lương với hiệu suất công tác của từng người.
* Chế độ trả lương ngày:
- Khái niệm:
Chế độ trả lương ngày là chế độ tiền lương tính theo mức lương cấp bậc, chức vụ và số ngày làm việc thực tế.
- Đối tượng áp dụng:
Công nhân viên chức trong các cơ quan đơn vị có thể chấm công và hạch toán ngày công chính xác cho từng cán bộ công nhân viên.
- Công thức tính:
MLNgày = MLtháng / Ngày chế độ trong tháng
Tiền lương của người lao động được tính theo công thức sau:
Tiền lương = MLNgày x số ngày làm việc thực tế
- Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Giảm bớt tính bình quân trong trả lương, có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong tháng.
Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả trong ngày làm việc.
* Chế độ trả lương giờ:
- Khái niệm:
Chế độ trả lương thời gian theo giờ là chế độ tiền lương thời gian trả cho số giờ làm việc thực tế.
- Công thức xác định:
MLgiờ =MLNgày / Giờ chế độ
- Ưu nhược điểm:
Ưu điểm: khắc phục tính bình quân trong việc trả lương theo tháng và theo ngày. Năng cao hiệu quả sử dụng thời gian trong ngày làm việc.
Nhược điểm là: Việc áp dụng đòi hỏi phải tính toán chấm giờ công chính xác.
1.2.1.2. Trả lương theo thời gian có thưởng:
- Khái niệm:
Theo hình thức này thì tiền lương người lao động nhận được gồm tiền lương thời gian giản đơn và một khoản tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định như: nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao... “TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Giáo trình tiền lương tiên công - Trang 174 -Trường Cao đẳng lao động xã hội – Nhà xuất bản lao động - xã hội “.
- Đối tượng áp dụng:
Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với công nhân phụ, làm việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị... Ngoài ra còn áp dụng cho công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng.
- Công thức tính:
TLTG = ML x TLVTT + Tiền thưởng
- Ưu điểm: Chế độ trả lương này phản ánh trình độ thành tích công tác thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Do vậy khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. Do đó cùng với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật chế độ tiền lương này ngày càng được mở rộng hơn.
1.2.2. Trả lương theo sản phẩm.
- Khái niệm:
Hình thức trả lương sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lương sản phẩm hay công việc đảm bảo chất lượng quy định, do một hay một nhóm công nhân đã hoàn thành. “TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Giáo trình tiền lương tiên công - Trang 150 -Trường Cao đẳng lao động xã hội – Nhà xuất bản lao động - xã hội “.
- Đối tượng áp dụng:
Cho công việc có thể định mức lao động để giao việc cho người lao động có thể trực tiếp sản xuất.
- Điều kiện áp dụng:
+ Phải xác định đơn giá sản phẩm chính xác.
ĐG =( LCBCV + PC) MTG
Hoặc: ĐG = LCBCV + PC / MSL
+ Phải tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc.
- Công thức tính:
Lsp = ( Qi x Đgi)
Trong đó:
Lsp: Lương theo sản phẩm.
Qi: Khối lượng sản phẩm i sản xuất ra.
Đgi: Đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i.
i: Số loại sản phẩm i.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm nổi bật của chế độ này là: Kết hợp được mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời hình thức này cũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên chế độ lương này còn làm cho người lao động dễ chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến công việc của tập thể.
1.2.2.1 Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
- Khái niệm:
Là chế độ trả lương cho công nhân căn cứ vào số lượng sản phẩm hay chi tiết sản phẩm đảm bảo chất lượng quy định và đơn giá tiền lương cố định.
- Đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình sản xuất của họ mang tính độc lập tương đối, công việc có định mức thời gian, có thể thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt.
- Công thức tính:
TLSP = Đg x Q
Trong đó:
TLSP: Tiền lương sản phẩm của công nhân
Q : Khối lượng sản phẩm thực tế hoàn thành
+ Ưu điểm nổi bật của chế độ này là: Kết hợp được mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời hình thức này cũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên chế độ lương này còn làm cho người lao động dễ chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến công việc của tập thể.
1.2.2.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể:
- Khái niệm:
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lươngcăn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể hoàn thành và đơn giá tiền lương của đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc. “TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Giáo trình tiền lương tiên công - Trang 152 -Trường Cao đẳng lao động xã hội – Nhà xuất bản lao động - xã hội “.
- Đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương này áp dụng để trả cho một nhóm lao động thường áp dụng đối với những công việc đòi hỏi tập thể công nhân cùng thực hiện, cố định mức thời gian dài, khó xác định kết quả của từng cá nhân.
- Công thức tính đơn giá tiền lương:
ĐG = ( LCBCV + PC) x MTG
Hoặc: ĐG = (LCBCV + PC )/ MSL
- Tiền lương sản phẩm tập thể:
TLSP = ĐG x Q
Sau khi xác định được tiền lương cho tập thể thì tiến hành chia lương cho từng công nhân. Tuỳ theo tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương pháp chia lương sau:
* Chia lương theo giờ – hệ số: Tiến hành qua 3 bước:
Bước 1: Quy đổi giờ thực tế làm việc của từng công ở từng bậc khác nhau ra số giờ làm việc của công nhân bậc 1.
TLqđ CNi = HSLCNi x TLVTT CNI
Tính tiền lương 1 giờ theo hệ số bằng cách lấy tiền lương cả tổ chia cho tổng số giờ hệ số của cả tổ đã tính quy đổi.
Tính tiền lương cho từng công nhân bằng cách lấy tiền lương thực tế của một giờ nhân với số giờ làm việc.
* Chia lương theo hệ số điều chỉnh: Làm 3 bước:
Bước 1: Tính tiền lương thời gian thực tế của từng công nhân.
TLTGTT CNi = MLTG CNi x TLVTT CNi
Bước 2: Xác định hệ số điều chỉnh (Hđc) cho cả tổ bằng cách lấy tổng tiền lương thực lĩnh chia cho số tiền lương thực tế nhận được.
Bước 3: Tính tiền lương cho từng người căn cứ vào hệ số điều chỉnh và tiền lương đã cấp bậc của mỗi người.
TLSP CNi = Hđc x TLTGTT CNi
* Phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương:
Bước 1: Tính điểm quy đổi của từng công nhân.
Điểm quy đổi = Điểm được bình x HSL cấp
của từng CN của từng CN bậc CN của họ
Bước 2. Tính tiền lương sản phẩm cho một điểm quy đổi:
TLSP 1 điểm quy đổi = TLSP của nhóm / Điểm quy đổi của nhóm
Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm của từng người:
TLSP CNi = TLSP 1 điểm quy đổi x Điểm quy đổi của một CN
+ Ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Hình thức này khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả của tổ, đồng thời quan tâm đến nhau hơn để giúp nhau cùng hoàn thành công việc, khuyến khích các tổ lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động theo tổ tự quản.
Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ nên ít kích thích công nhân nâng cao năng suất cá nhân.
1.2.2.3. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
- Khái niệm:
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp là chế độ trả lương cho công nhân phụ (công nhân phục vụ) căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động giao cho công nhân chính. “TS. Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà Giáo trình tiền lương tiên công - Trang 158 -Trường Cao đẳng lao động xã hội – Nhà xuất bản lao động - xã hội “.
- Đối tượng áp dụng:
Chỉ áp dụng đối với công nhân phục vụ, phụ trợ mà công việc của họ có tác động ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoàn thành số lượng và chất lượng của công nhân chính làm lương sản phẩm mà họ phục vụ.
- Tính đơn giá:
ĐGP = ( LCBCNP + PC) x MTG
Hoặc: ĐGP = (LCBCNP + PC )/ MSL
- Tính lương sản phẩm gián tiếp:
TLSP = ĐGPx Q
Trong đó:
TLSP: Tiền lương thực tế của công nhân phụ.
ĐGP: Đơn giá tiền lương phục vụ.
Q : Sản lượng thực hiện trong tháng của công nhân chính.
Ngoài ra: Tiền lương thực tế của công nhân phục vụ còn được tính theo công thức:
L =
Đg x L x In
M
Trong đó:
In: Là chỉ số hoàn thành năng xuất lao động của công nhân chính
- Ưu, nhược điểm:
+ Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính.
+ Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào năng suất lao động của công nhân chính. Do vậy tiền lương của công nhân phụ nhiều khi không phản ánh đúng kết quả lao động của công nhân phụ.
1.2.2.4. Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến.
- Khái niệm:
Là chế độ tiền lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm trong giới hạn mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn gía bình thường còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn giá luỹ tiến.
- Đối tượng áp dụng:
Chế độ trả lương này áp dụng ở những khâu trọng yếu của sản xuất hoặc khi sản xuất đang khẩn trương mà xét thấy việc giải quyết những tồn tại ở khâu này có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác có liên quan, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của doanh nghiệp.
- Công thức tính:
TLlt = Đg QI + Đg x k( Q1 – Q0)
Trong đó:
TLlt: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến.
Đg: Đơn giá cố địng tính theo sản phẩm.
Q1: Sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành.
Q0: Sản lượng đạt được mức khởi điểm.
k: Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá luỹ tiến.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm của hình thức tiền lương này: Là khuyến khích công nhân tăng nhanh số lượng sản phẩm, làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nên phạm vi áp dụng chỉ đối với khâu chủ yếu của dây chuyền hoặc vào những thời điểm nhu cầu thị trường về loại sản phẩm đó rất lớn hoặc vào thời điểm có nguy cơ không hoàn thành hợp đồng kinh tế.
+ Nhược điểm: áp dụng chế độ này rễ làm cho tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng xuất lao động của những khâu áp dụng trả lương luỹ tiến.
1.2.2.5. Chế độ trả lương khoán.
- Khái niệm:
Là chế độ trả lương cho một người hay một tập thể công nhân căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương quy định trong hợp đồng giao khoán.
- Đối tượng và điều kiện áp dụng:
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp không định mức được chi tiết cho từng công việc hoặc định mức được nhưng không chính xác hoặc những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định.
- Công thức tính:
TLI = Đgk x QI
Trong đó:
TLI: Tiền lương thực tế công nhân nhận được.
Đgk: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc.
QI: Số lượng sản phẩm được hoàn thành.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên với hình thức lương này thì khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để xây dựng đơn giá tiền lương chính xác cho công nhân nhận khoán.
1.2.2.6. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng.
- Khái niêm:
Là chế độ trả lương theo sản phẩm kết hợp với các hình thức tiền thưởng nếu công nhân đạt được các tiêu chuẩn thưởng quy định.
- Đối tượng áp dụng:
Đối với công nhân làm lương sản phẩm mà công việc có yêu cầu đòi hỏi thực sự để góp phần vào việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị.
Công thức tính:
LSPt = L +
L(m.h)
100
Trong đó:
TLSPt: Tiền lương sản phẩm có thưởng.
L: Tiền lương trả theo đơn giá cố định.
m: Tỷ lệ % tiền thưởng.
h: Tỷ lệ % hoàn thành vựơt mức sản lưọng được tính thưởng.
- Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Khuyến khích người lao động tích cực học hỏi làm việc, tích luỹ kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng.
+ Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng và tỉ lệ thưởng nếu xác định không chính xác hợp lí sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương.
PHẦN 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LAM THẠCH
2.1. Khái quát chung về Nhà máy xi măng Lam Thạch :
2.1.1. Sự hình thành và phát triển nhà máy xi măng Lam Thạch.
Nhà máy xi măng Lam Thạch thuộc Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh được thành lập trên cơ sở nhu cầu SXKD của công ty Xi măng và xây dựng Uông Bí dựa trên các văn bản pháp quy của nhà nước như:
Phương án phát triển xi măng đến năm 2000 của bộ Xây dựng trình thủ tướng chính phủ phê duyệt tại công văn số: 848/BXD-KH ngày 14/7/1993 với chỉ tiêu đạt 20 triệu tấn năm 2000.
Chương trình 3 triệu tấn/năm của bộ xây dựng.
Báo cáo khả thi của công ty tư vấn xây dựng công trình vật liệu xây dựng của bộ xây dựng về việc xây dựng nhà máy xi măng Lam Thạch Uông Bí Quảng Ninh.
Căn cứ vào các kết quả điều tra tự nhiên, tài nguyên kinh tế xã hội và nhu cầu về tiêu thụ xi măng trong khu vực vùng Đông bắc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Ngày 8/5/1995 UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Lam Thạch.
Tên giao dịch hiện nay: Nhà máy xi măng Lam Thạch thuộc Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh.
Địa chỉ: Xã Phương Nam – Uông Bí – Quảng Ninh.
Điện thoại: 033 855292 . Fax: 033 856468.
Giấy đăng kí kinh doanh số: 112 478 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 14/04/1998.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy xi măng Lam Thạch .
Cơ cấu tổ chức Nhà máy xi măng Lam Thạch theo mô hình trực tuyến chức năng, tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá sản xuất các cung đoạn (các phân xưởng sản xuất).
Sơ đồ 2.1. bộ máy tổ chức Nhà máy xi măng Lam Thạch
Giám đốc
nhà máy
Phó Giám đốc
Phòng kĩ thuật cơ điện an toàn
Phòng TC HC tổng hợp
Phân xưởng Cơ điện
Phân xưởng Nguyên liệu
Phân xưởng Lò nung
Phân xưởng Thành phẩm
Phòng kĩ thuật công nghệ KCS
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính tổng hợp nhà máy)
* Giám đốc nhà máy là người đại diện pháp nhân của nhà máy, chịu trách nhiệm cao nhất về tất cả các quyết đinh SXKD của mình trước pháp luật và trước Giám đốc công ty.
* Phó Giám đốc nhà máy: là người thực hiện những nhiệm vụ do Giám đốc giao, điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh các phòng ban phân xưởng sản xuất trong nhà máy, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao.
* Phòng tổ chức hành chính tổng hợp: Nhiệm vụ tham mưu giúp Giám đốc quản lí nhân lực, lao động tiền lương các chế độ chính sách đối với người lao động.
* Phòng kĩ thuật cơ điện an toàn: Quản lí vật tư thiết bị tổ chức lập kế hoạch và chỉ đạo các phân xưởng thực hiện kế hoạch sửa chữa định kì, sửa chữa thường xuyên, nghiệm thu và quyết toán vật tư các công trình sửa chữa trong nhà máy. Thực hiện kiểm tra công tác an toàn lao động trong nhà máy .
* Phòng kĩ thuật công nghệ KCS: Chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam 6260- 1997 và hệ thống quản lí chất lượng Iso 9001-2000 về quy trình sản xuất xi măng PC B30 và PC HS 40. Phân tích và giám sát các loại nguyên liệu và vật liệu đầu vào tổ chức kiểm tra, giám sát và chỉ đạo toàn bộ các bộ phận trong dây truyền sản xuất xi măng.
* Phân xưởng nguyên liệu: có nhiệm vụ chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, thực hiện các công đoạn xay và nghiền bột đảm bảo theo đúng phối liệu cung cấp đủ bột phối liệu đảm bảo chất lượng theo hệ thống quản lí chất lượng Iso 9001-2000 các thành phần hoá để cung cấp cho lò nung Clinke.
* Phân xưởng lò nung Clinke: có nhiệm vụ nhận bột từ Xilô đảo đồng nhất và cấp liệu đủ cho lò nung. Thực hiện cung đoạn vận hành lò nung tạo ra Clinke đảm bảo chất lượng đưa vào Xilô chứa kho ủ phục vụ cho công đoạn nghiền xi măng.
* Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ nhận nghiền chộn các phụ gia tạo ra xi măng đóng bao đảm bảo chất lượng, phân loại sản phẩm nhập kho nhà máy.
* Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ quản lí hệ thống điện nước, xe, máy, thông tin cung cấp phục vụ cho toàn bộ nhà máy. Thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa, lắp đặt các thiết bị máy móc đảm bảo cho công tác sản xuất xi măng được diễn ra liên tục thông suốt.
2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Nhà máy xi măng Lam Thạch.
Sơ đồ 2.2. quy trình công nghệ sản xuất xi măng
Nhà máy xi măng Lam Thạch
Đập búa, kẹp hàm
Đá
Than
Đất
Phụ gia
Nghiền liệu
Xilô chứa
Máy sấy khô
Xilô chứa
Xilô chứa
Trộn ẩm ve viên
Kho chứa Clinke
Lò nung
Kho chwá phụ gia, đá silic, thạch cao
Nghiền xi măng
Đóng bao nhập kho
Xilô chứa
Đá vôi, phụ gia,khoáng hoá
Than , đát sét, sỉ sắt
Các công đoạn sau:
Công đoạn gia công chế biến nguyên liệu thô.
Công đoạn sấy khô nguyên liệu đầu vào.
Công đoạn nghiền gia công bột nguyên liệu.
Công đoạn nung luyện Clinke.
Công đoạn ủ sấy Clinke bán thành phẩm.
Công đoạn nghiền xi măng thành phẩm.
7. Công đoạn đóng bao xi măng thành phẩm.
- Công đoạn gia công chế biến nguyên liệu thô:
Đá vôi được nhập từ xí nghiệp đá Uông Bí vào Nhà máy với tiêu chuẩn kích thước nhỏ hơn 300mm đảm bảo không lẫn tạp chất được đưa vào máy kẹp hạt đập búa đảm bảo kích thước nhỏ hơn 20 mm sau đó được chuyển vào xilô chứa các loại phụ gia, khoáng hoá(Basit, BaSo4).
- Công đoạn sấy khô nguyên liệu đầu vào:
Đất sét được nhập về chứa tại kho bãi sau nhà máy sau đó được máy xúc vận chuyển vào băng tải chuyền qua máy cán đảm bảo kích thước nhỏ hơn 20 mm, sau đó đưa vào thùng sấy quay sấy ở nhiệt độ 700 - 8000c đảm bảo độ ẩm nhỏ hơn 4%, sau đó được đưa vào Silô chứa.
Than cám loại 3 hoặc loại 4 được nhập về và kiểm tra chất lượng đảm bảo độ tro thấp hơn hoặc bằng 20%, chất bốc 4,5 - 8%, nhiệt lượng (Q) >6000Kcal/kg, độ ẩm, lưu huỳnh... đảm bảo tiêu chuẩn được đưa vào sấy khô ở nhiệt độ 300 - 4000c. Than sấy xong độ ẩm nhỏ hơn 4% được đưa vào các xilô chứa.
- Công đoạn nghiền gia công bột nguyên liệu:
Công đoạn nghiền được thực hiện trrên dây chuyền khép kín và được kiểm tra khống chế khối lượng thông qua hệ thống cân băng định lượng. nguyên liệu được nghiền đập mịn sau đó qua phân li khống chế độ mịn nhỏ hơn 15- 18%. Nguyên liệu đạt tiêu chuẩn được đưa vào các xilô chứa chuẩn bị cung cấp cho công đoạn nung Clinke.
- Công đoạn nung luyện Clinke:
Bột nguyên liệu được đưa vào máy trộn ẩm với tỉ lệ độ ẩm đạt 12- 14%, được đưa vào ve viên có kích cỡ đường kính 6mm- 10mm sau đó được đưa vào lò nung ở nhiệt độ 1100 – 14000c tạo ra bán thành phẩm Clinke. Clinke ra lò đảm bảo CaO tự do < 3%.
- Công đoạn ủ sấy Clinke bán thành phẩm:
Clinke được đưa qua máy kẹp hàm nhỏ kích thước < 40mm. Sau đó được đưa qua các xilô chứa ủ tại chỗ, thới gian từ 5-10 ngày.
Sau khi ủ xong clinke được kiểm tra sàng lọc đạt tiêu chuẩn được đưa vào các xilo chứa chuẩn bị cho cung đoạn nghiền xi măng.
- Công đoạn nghiền xi măng:
Thiết bị chính là máy nghiền công suất 13- 18 tấn/giờ.
Thạch cao, đá Silic được đập nhỏ đưa vào bunke chứa chuẩn bị cấp cho máy nghiền.
Nguyên liệu đươc tổng hợp đưa vào máy nghiền được định lượng giám sát theo tiêu chuẩn qua cân điện tử. Sau khi nghiền xong tạo thành xi măng PC B300 hoặc xi măng PC HS40 theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam TC 6260-1997.
- Công đoạn đóng bao nhập kho:
Sau khi nghiền Xi măng được đưa qua đóng bao theo cân điện tử. Trọng lượng bao đóng xong đạt 50 +- 1kg theo quy định. Sau đó được nhập kho chuẩn bị cung cấp cho các kênh phân phối, đại lí bán buôn bán lẻ trong và ngoài tỉnh.
2.1.4. Đặc điểm lao động của Nhà máy xi măng Lam Thạch:
2.1.4.1. Lực lượng lao động của Nhà máy qua các năm từ 2005- 2007:.
Bảng 2.3 : Tình hình lao động tại Nhà máy từ 2005-2007.
Đơn vị : người
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh2005/2006
So sánh2006/2007
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tuyệt đối
Tương đối(%)
Tổng số lao động
453
448
445
-05
0,989
-03
0,993
Lao động KXĐTH
353
386
401
33
1,093
15
1,047
Lao động XĐTH
100
62
44
-38
0,62
-18
0,71
(Nguồn: phòng Tổ hành chính nhà máy )
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động tại nhà máy giảm dần qua các năm. Năm 2006 tổng số lao động tại nhà máy giảm đi 05 người tương ứng giảm 0,011%; Năm 2007 tổng số lao động so với năm 2006 giảm 03 người tương ứng giảm 0,007%. Tổng số lao động trong nhà máy liên tục giảm đi do nhà máy liên tục đầu tư trang thiết bị hiện đại tự động hoá các khâu sản xuất xi măng, thay thế sản xuất bán tự đông bằng thiết bị tự động hoá cao, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo độ chính xác cao. Trong đó lao động xác định thời hạn liên tục giảm mạnh, lao động không xác định thời hạn tă lên, cụ thể: năm 2007 tăng 4,7%. Điều này góp phần tạo niềm tin và sự gắn bó, ổn định cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy, từ đó tạo ra năng suất chất lượng cao, ổn định hơn.
2.1.4.2. Tình hình sử dụng lao động tại nhà máy .
- Tổng số lao động tại nhà máy tính đến 31/12/2007 là 445 người trong đó được chia ra thành 3 bộ phận:
+ Lao động quản lý 38 người, chiếm 8,54%. Trong đó nữ 19 người, chiếm 50%.
+ Lao động công nghệ là 295 người chiếm 66,29%. trong đó nữ 47 người chiếm 15,93%.
+ Lao động phù trợ là 112 người, chiếm 25,17%. Trong đó nữ 26 người chiếm 5,84%.
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Đại học, cao đẳng: 78 người chiếm 17,53%
Trung cấp các loại: 82 người chiếm 18,42%
Công nhân kĩ thuật: 227 người chiếm 51,01%
Lao động phổ thông: 63 người chiếm 14,15%
Qua số liệu trên ta thấy tình hình tổ chức sử dụng lao động của nhà máy là tương đối phù hợp.
Lao động quản lý 38 người chiếm 8,54% < 12% theo quy định, còn lại là lao động công nghệ và lao động phù trợ chiếm 91,46% được bố trí phù hợp theo từng phân xưởng sản xuất trong dây truyền công nghệ.
Song song với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm giảm bớt lao động phổ thông mang tính thủ công đòi hỏi nhiều lao động, chủ trương của lãnh đạo công ty và nhà máy đầu tư phát triển lao động có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu công việc.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12023.doc