LỜI MỞ ĐẦU
Các Tổng công ty 91 và 90 được hình thành trong một bối cảnh kinh tế tập trung mà Nhà nước trực tiếp điều hành. Cơ chế này đã gây dựng cho Việt Nam một số cơ cấu kinh tế, thương mại, công nghiệp, kỹ thuật… với một logic quản lý nhất định. Hiện nay, cơ chế kinh tế thị trường đòi hỏi những thay đổi mà sự tự chủ, chủ động của các Tổng Công ty nói trên là điều cấp thiết. Trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế toàn cầu, những quyết định chiến lược cho sự thành bại của các doanh nghiệ
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện bộ máy quản lý của Tổng Công ty Đường sông miền Bắc theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p lớn cần có tính chất nhanh nhạy của Ban Tổng Giám đốc thì trình tự xét duyệt hiện nay trong cơ chế Tổng Công ty 91 và 90… có những bất cập về hệ thống và thực chất. Hệ thống vì tính chất “chủ quản và liên quan” đan chéo rườm rà. Thực chất, vì chủ thể duyệt có thể không nắm vững được sự biến động phức tạp tác nghiệp và kinh tế, đặc biệt là yếu tố hành chính, hay đòi hỏi sự chỉn chu, an toàn, ổn định, trọn vẹn mà logic doanh nghiệp kinh tế thị trường khó thoả mãn trong trình tự luận chứng xin duyệt.
Gần đây, giải pháp Công ty mẹ - Công ty con (mô hình tập đoàn doanh nghiệp tại các nước kinh tế phát triển) được bàn luận như là một bước đột phá về cơ cấu tổ chức của các Tổng Công ty 91 và 90 trong một tương lai gần tạo tiền đề cho sách lược xã hội hoá triệt để các khâu tác nghiệp kinh tế không thuộc diện an ninh quốc gia.
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC
1.1. Thông tin chung về Tổng công ty Đường sông miền Bắc
Tên giao dịch: Tổng công ty Đường sông miền Bắc.
Tên giao dịch quốc tế: Nothern Water Transport Corporation.
Tên viết tắt: NOWATRACO.
Trụ sở giao dịch: số 158 - Đường Nguyễn Văn Cừ - Phường Bồ Đề - Quận Long Biên – Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.8722482
Fax: 84.4.8723476
Tài khoản tiền Việt Nam: 710A – 00757 tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tài khoản ngoại tệ: 710B – 00757 tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Mã số thuế: 0100109480-1
TCT được áp dụng điều lệ về tổ chức và hoạt động của TCT Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 39/CP ngày 27/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ. TCT dựa vào Điều lệ mẫu, Luật doanh nghiệp Nhà nước xây dựng thành Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng của mình để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành chính thức.
1.2. Sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Đường sông miền Bắc
1.2.1. Bối cảnh ra đời Tổng công ty Đường sông miền Bắc
Trong khoảng gần 10 năm (1984 – 1993), việc thay đổi tổ chức và thử nghiệm các mô hình quản lý mới trong ngành đường sông, đặc biệt là ở phía Bắc đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty vận tải sông và các cảng. Nhiều doanh nghiệp khó lòng trụ vững thậm chí có nguy cơ bị giải thể như cảng Hà Bắc, cảng Hoà Bình, Nhà máy đại tu tàu sông số 1, Nhà máy cơ khí 75… vì thiếu việc làm, máy móc thiết bị hư hỏng, lạc hậu, đời sống cán bộ công nhân sút giảm, nhiều cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi xin chuyển công tác khác. Chính vì vậy, dù đã thành lập Cục quản lý chuyên ngành thì những hậu quả của gần 10 năm trước vẫn không thể khắc phục được, việc chỉ đạo sản xuất, kinh doanh của Cục không thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn nên cần phải có một giải pháp cách tân nhằm cứu vãn tình hình. Chủ trương của Chính phủ sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và tách các đơn vị sản xuất kinh doanh ra khỏi các cục quản lý Nhà nước chuyên ngành để thành lập các TCT theo Nghị định 90, 91 - CP đã mang lại sức sống mới cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước trong đó có ngành vận tải đường sông.
Thực hiện phương án sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong ngành GTVT đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Ngày 13/8/1996, Bộ trưởng Bộ GTVT ký Quyết định số 2125/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Tổng Công ty Đường sông miền Bắc trên cơ sở tách 11 đơn vị sản xuất kinh doanh từ Cục Đường sông Việt Nam gồm có: Công ty Vận tải Đường sông số 1, số 2, Công ty vận tải thuỷ số 3, số 4, cảng Hà Nội, cảng Việt trì, Hoà Bình, Hà Bắc, Nhà máy Cơ khí 75, Nhà máy Đại tu tàu sông số 1, Công ty Thông tin điện tử đường sông. Để tạo điều kiện cho TCT phát triển, sản xuất ở khú vực Quảng Ninh, Bộ GTVT ra Quyết định số 2270 QĐ ngày 27/8/1996 thành lập Chi nhánh TCT Đường sông miền Bắc nâng tổng số đơn vị trực thuộc TCT là 12 đầu mối. Các doanh nghiệp vận tải quản lý 997 tàu, sà lan với tổng công suất 33.094 CV và 174.000 tấn phương tiện.
Nội dung quyết định nêu rõ: TCT Đường sống miền Bắc được kinh doanh các ngành nghề là: Vận chuyển hàng hoá và hành khách trong ngoài nước; Xếp dỡ hàng hoá, kinh doanh kho bãi, cảng sông, bến xe; Dịch vụ vận tải; Thiết kế, sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ, thiết bị nâng hạ; Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư máy móc thiết bị, phương iện, nông lâm, thuỷ hải sản; Xuất khẩu lao động; Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng; Kinh doanh nhà đất, khách sạn; Đào tạo và tư vấn việc làm… Đó là xơ sở pháp lý để TCT Đường sông miền Bắc có thể đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh trong các năm sau này.
1.2.2. Quá trình phát triển của TCT Đường sông miền Bắc
TCT Đường sông miền Bắc ra đời không những phù hợp với nguyện vọng của các doanh nghiệp thành viên trong ngành đường sông trung ương mà còn tác động lớn đến một số doanh nghiệp vận tải sông do địa phương quản lý. Vì vậy, trong bối cảnh đang gặp khó khăn tìm kiếm nguồn hàng ổn định lâu dài và phát triển bền vững, ngày 13/9/1996 theo Quyết định số 2423 QĐ-TCCB-LĐ, Bộ GTVT đồng ý tiếp nhận và chuyển nguyên trạng Công ty vận tải sông biển Nam Định và Quyết định số 3233 QĐ-TCCB-LĐ ngày 6/12/1996 tiếp nhận và chuyển nguyên trạng Công ty Vận tải sông biển Thái Bình về làm thành viên trực thuộc TCT Đường sông miền Bắc.
Trong thời gian bắt đầu tổ chức hoạt động, Văn phòng TCT không có nguồn thu nên mọi thứ rất thiếu thốn những cán bộ nhân viên vẫn nỗ lực làm việc, vượt qua nhiều trở ngại để làm tốt nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Sau một năm thành lập, TCT Đường sông miền Bắc đã có 17 thành viên, trong đó có 13 đơn vị hạch toán độc lập và 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc với tổng số 6.957 cán bộ, công nhân viên chia thành khối vận tải có 5.504 người, khối xếp dỡ có 1.029 người và khối cơ khí có 424 người.
Ngay trong hơn 1 năm đầu tiên (tính từ ngày 7/10/1996 đến hết năm 1997), nhờ có định hướng phù hợp cộng với sự chỉ đạo sâu sát của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cộng với tinh thần trách nhiệm cao của mỗi đơn vị thành viên vì sự tồn tại và phát triển của TCT, hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn TCT đạt được những kết quả khả quan, cơ bản ổn định tổ chức. Sản lượng vận tải đạt hơn 3,4 triệu tấn hàng hoá các loại (tăng 5% so với năm 1996), tổng doanh thu vận tải đạt gần 146 tỷ đồng (vượt 8% so với năm 1996) là một dấu hiệu đáng mừng trong hoàn cảnh TCT mới thành lập; Chứng minh cho việc TCT chủ động đứng ra thay mặt các thành viên ký kết hợp đồng vận chuyển than cho nhà máy điện và chuyển tải than phục vụ xuất khẩu đã mang lại hiệu quả kinh tế, giảm bớt sự bất bình hành, dồn ứ phương tiện so với thời kỳ các doanh nghiệp tự khai thác, ký kết hợp đồng lẻ. Khối cảng sông cũng vượt qua khó khăn do thiếu hàng, do giá cước thấp, bắt đầu khai thác thế mạnh từng khu vực để tăng doanh thu như xây thêm kho bãi cho chủ hàng thuê lâu dài ở cảng Hà Nội, khai thác cảng Hạ Lwuw, cảng Bích Hạ ở khu vực hồ thuỷ điện Hoà Bình hoặc như cảng Việt Trì tìm kiếm nguồn hàng mới như thạch cao, xỉ perrit… phục vụ sản xuất xi măng và xuất khẩu… Nhờ đó năm 1997, các cảng đã đạt sản lượng 1.156.000 TTQ và 1.457.000 TBX đạt 102% so với năm 1996. Doanh thu đạt hơn 18 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 1996. Riêng khối cơ khí, chưa thể thoát khỏi gian nan chung của ngành cơ khí trong nước lại cộng thêm máy móc công cụ lạc hậu, thiếu việc làm trầm trọng nên mặc dù các nhà máy cố gắng tìm việc làm để có thu nhập nhưng cả năm 1997 giá trị tổng sản lượng chỉ đạt hơn 15 tỷ đồng, bằng 80% so với năm 1996.
Song song với nhiệm vụ trước mắt là chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc luôn xác định có mở rộng sản xuất mới mở rộng được thị trường, giải thoát được tình hình cung lớn hơn cầu, có điều kiện tăng năng suất phương tiện, thiết bị và tăng giá cước vận chuyển, bốc xếp, tạo thêm việc làm cho người lao động. Chính vì vậy, ngay trong năm 1997, TCT đã xây dựng phương án khai thác vùng hồ Hoà Bình, đề nghị Bộ GTVT xin được tiếp tục đầu tư, tiến hành tiếp nhận cảng 3 cấp thượng lưu hồ Hoà Bình từ Bộ Công nghiệp chuyển giao cho cảng Hoà Bình quản lý và làm các thủ tục cần thiết đầu tư mở đường bộ nối quốc lộ 6 với cảng 3 cấp chiều dài hơn 2 km, kinh phí ước tính 16 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TCT cũng nghiên cứu phương thức vận tải container bằng đường sông nhằm tới mục tiêu đổi mới và hiện đại hoá ngành đường sông. Do vậy, TCT đã tổ chức khảo sát khu vực Hòn Nét, nghiên cứu đầu tư trang thiết bị xếp dỡ ở cảng Hà Nội… nhưng chưa hề triển khai được vì vốn đầu tư quá lớn. Tuy nhiên, TCT đã thống nhất triển khai đóng thử nghiệm đoàn tàu đẩy chở container trọng tải 1600 T xếp dỡ 72 TEU. Ngoài ra, còn tiến hành nghiên cứu, tính toán, phân tích những ưu, nhược điểm của các đội hình tàu đẩy loại 800, 1.000, 1.200 T để lựa chọn đội hình tối ưu nhất hoạt động trên các tuyến sông miền Bắc.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức và quản lý sản xuất, TCT phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp trên thương trường vận tải lẫn quan điểm chưa thống nhất ngay trong nội bộ TCT và các doanh nghiệp. Hơn nữa, suốt 10 năm qua, cơ chế thị trường đã tác động mạnh đến hoạt động vậ tải sông, nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời đầu tư vốn liếng đóng mới nhiều loại phương tiện cạnh tranh quyết liệt với đội tàu sông của TCT. Giữ lúc thị trường vận tải xáo trộn, thì giá nguyên liệu sắt thép, tôn tấm, que hàn, thiết bị phụ tùng phục vụ yêu cầu sửa chữa phương iện tăng cao cộng với giá công lao động cũng tăng đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của TCT.
Trên chặng đường đua giành vị trí số 1 trong thị trường vận tải sông phía Bắc, TCT phải xây dựng và quyết tâm thực hiện chiến lược phát triển đội tàu sông với những biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp vận tải. Nhiệm vụ trước mắt chính là hạn chế sự xuống cấp của các loại phương tiện đã cũ nát, tăng cường quản lý đội tàu thông qua công tác động viên và gắn chặt nhiệm vụ, quyền lợi của thuỷ thủ, thuyền viên với chất lượng phương iện, khuyến khích ý thức tự giác giữ gìn bảo quản phương tiện trên đường hành trình hoặc khi đậu đỗ ở bến cảng, giảm hư hỏng đột xuất.
1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Tổng công ty Đường sông miền Bắc
1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ
TCT Đường sông miền Bắc được xây dựng căn cứ theo Quyết định 90/TTg về việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, TCT có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ trong và ngoài nước.
- Xếp dỡ và kinh doanh kho bãi cảng đường sông.
- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá đường sông và vận tải đa phương thức.
- Sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải thuỷ bộ.
- Sản xuất, kinh doanh, khai thác vật liệu xây dựng.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải chuyên ngành.
- Vận tải hành khách bằng đường thuỷ nội địa, dịch vụ vận chuyển hành khách du lịch trên sông, trên vịnh, trên hồ.
- Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.
- Xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp dận dụng khác.
- Tư vấn việc làm và dạy nghề, thực hành nâng cao tay nghề.
- Xuất khẩu lao động.
- Thiết kế hoán cải, sửa chữa phương tiện thuỷ.
- Sửa chữa đóng mới, lắp đặt thiết bị nâng hạ.
- Phá dỡ tàu cũ.
- Sản xuất, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, tín hiệu điện tử.
- Đại lý các mặt hàng máy móc, vật tư, thiết bị, phụ tùng, nhiên liệu.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị, phụ tùng phương tiện vận tải chuyên ngành.
- Phòng chống bão lũ, va trôi.
- Thi công, xây lắp các công trình xây dân dụng và công nghiệp và các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện.
- Đường dây và trạm biến thế.
- Các công trình hạ tầng trong khu đô thị.
- Các công trình ngầm, cầu cảng, bến sông.
- Thực hiện trang trí nội ngoại thất công trình.
- Kinh doanh phát triển nhà và các khu đô thị.
- Kinh doanh và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị xây dựng.
- Gia công chế táo, lắp đặt kết cấu thép và các thiết bị công trình công nghiệp.
- Tổng thầu tư vấn và quản lý các dự án xây dựng, tư vấn xây dựng các khu dân cư, thuỷ lợi, bưu điện, đường dây trạm biến thế và các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, công trình ngầm, cầu cảng, bến sông, bao gồm: Lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát xây dựng, thí nghiệm, thiết kế, thẩm định dự án, giám sát kỹ thuật công trình.
- Khảo sát xây dựng bao gồm: đo đạc, khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thí nghiệm, kiểm tra các thông số kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và kiểm định, đánh giá chất lượng công trình xây dựng.
1.3.2. Vốn kinh doanh
Tính đến thời điểm 31/12/2005 TCT có 262,620 tỷ đồng, trong đó Vốn thuộc sở hữu Nhà nước là 215,108 tỷ đồng (chiếm 81,9%), vốn của các cổ đông là 47,512 tỷ đồng (chiếm 18,1%).
1.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
TCT và các đơn vị đang quản lý, khai thác một lực lượng phương tiện thiết bị rất lớn, tiềm năng: đa dạng về chủng loại, về tính năng kỹ thuật, trong đó tập trung chủ yếu:
a) Phương tiện vận tải thuỷ:
- Tàu đẩy, tàu kéo: 242 chiếc = 35.742 CV
- Tự hành: 30 chiếc = 12.650 tấn trọng tải.
- Sà lan: 843 chiếc = 189.738 tấn.
b) Phương tiện và thiết bị bốc xếp:
- Cần cẩu: 65 chiếc.
- Máy ủi: 20 chiếc.
- Ô tô vận tải: 30 chiếc.
c) Cơ khí:
Có 10 đơn vị đóng mới và sửa chữa phương iện vận tải thuỷ, có khả năng đóng các đoàn tàu đến 2000 tấn, tàu tự hành từ 2.500 tấn trở lên.
d) Xây dựng:
Có 2 đơn vị là Công ty tư vấn thiết kế và xây dựng công trình và Công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà.
e) Đất đai: đang quản lý và sử dụng 937.000 m2.
1.3.4. Lực lượng lao động
Tổng số lao động có trong danh sách của TCT hiện tại là 5.713 người, trong đó:
- Trên Đại học: 1 người (nữ: 0)
- Đại học, Cao đẳng: 641 người (nữ: 175)
- Trung cấp: 256 người (nữ: 117)
- Công nhân kỹ thuật: 4223 người (nữ: 581)
- Công nhân lao động phổ thông: 592 người (nữ: 352)
Lực lượng lao động của TCT nhìn chung được đào tạo có hệ thống, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, có khả năng tiép thu công nghệ tiên tiến.
1.34. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trong Tổng công ty Đường sông miền Bắc
Bộ GTVT
Hội đồng Quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Các công ty cổ phần
- CtyCP vận tải thuỷ 1
- CtyCP vận tải thuỷ 2
- CtyCP vận tải thuỷ 3
- CtyCP vận tải thuỷ 4
- CtyCP vận tải thuỷ Thái Bình
- CtyCP vận tải thuỷ Nam Định
- CtyCP cơ khí 75
- CtyCP vận tải và cơ khí thuỷ (đang CP)
- CtyCP vật tư kỹ thuật và XDCT đường thuỷ
- CtyCP cảng Hà Bắc
Đơn vị sự nghiệp
- Ban quản lý dự án TCT
- Trường dạy nghề Bán công
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc
- Cty Xây lắp và Tư vẫn thiết kế
- Cty Nhân lực và Thương mại Quốc tế
- Cty Đầu tư và xây dựng Hồng Hà
- Cty Đóng tàu và vận tải Kim Sơn
- Cảng Hà Nội
- Cảng Việt Trì
- Trung tâm Vận tải
- Trung tâm thương mại và dịch vụ kỹ thuật
- Chi nhánh TCT tại Quảng Ninh
- Chi nhánh TCT tại Tp. Hồ Chí Minh
Các phòng ban
- Phòng Kinh doanh
- Phòng Tài chính kế toán
- Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động
- Phòng Khoa học Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế
- Phòng Kế hoạch Đầu tư
- Phòng Đổi mới doanh nghiệp
- Văn phòng
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Đường sông miền Bắc
Bộ máy quản trị của TCT được xây dựng theo mô hình hỗn hợp, bao gồm:
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý TCT và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của TCT. HĐQT có 5 thành viên gồm: Chủ tịch HĐQT, Trưởng ban kiểm soát và 03 uỷ viên HĐQT kiêm nhiệm do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm, sau khi thống nhất với Bộ trưởng - Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ.
Ban kiểm soát: có chức năng giám sát các hoạt động của TCT đảm bảo đi đúng đường lối, chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tổng giám đốc: điều hành hoạt động kinh doanh của TCT theo chế độ Thủ trưởng, là đại diện pháp nhân của TCT trong quan hệ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước cấp trên và trước HĐQT về hoạt động của TCT. Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm theo đề nghị của HĐQT, sau khi thống nhất với Bộ trưởng - Trưởng ban tổ chức cán bộ của Chính phủ.
Phó Tổng giám đốc: gồm 05 người trong đó có 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Hành chính, 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Kế hoạch, 01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh, 01 Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn TCT. Các Phó Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm theo đề nghị của HĐQT và Tổng giám đốc.
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động kế toán – tài chính của TCT. Giúp việc có các kế toán viên trong TCT. Kế toán trưởng cũng do Bộ trưởng Bộ GTVT bổ nhiệm theo đề nghị của HĐQT và Tổng giám đốc.
Các phòng ban: có 07 phòng ban trong TCT có chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc theo chuyên môn.
Các đơn vị thành viên TCT gồm:
* 06 Công ty cổ phần (CtyCP) có vốn góp chi phối của TCT:
- CtyCP vận tải thuỷ số 1
- CtyCP vận tải thuỷ số 2
- CtyCP vận tải thuỷ số 3
- CtyCP vận tải thuỷ số 4
- CtyCP vận tải thuỷ Thái Bình
- CtyCP Cảng Hà Bắc
* 04 Công ty có vốn góp không chi phối của TCT nhưng tự nguyện là thành viên của TCT:
- CtyCP cơ khí 75
- CtyCp vận tải thuỷ Nam Định
- CtyCP vận tải và cơ khí đường thuỷ
- CtyCP vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ
* 02 đơn vị sự nghiệp có thu:
- Trường dạy nghề bán công giao thông vận tải thuỷ (đang xử lý để giải thể vì Nhà nước không duy trì loại hình trường dạy nghề bán công).
- Ban quản lý dự án.
* 10 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc:
- Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế.
- Công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà.
- Công ty nhân lực và thương mại quốc tế.
- Công ty đóng tàu vận tải Kim Sơn.
- Cảng Việt Trì.
- Cảng Hà Nội.
- Trung tâm thương mại và dịch vụ kỹ thuật.
- Trung tâm vận tải - dịch vụ và đại lý vận tải.
- Chi nhánh TCT tại Quảng Ninh.
- Chi nhánh TCT tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sông miền Bắc
1.4.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh
a) Thuận lợi
- Làm nhiệm vụ vận tải, lợi thế cạnh tranh lành mạnh nhất của TCT là lực lượng vận tải, hiện tại có 8 đơn vị chuyên về tổ chức vận tải với trên 200.000 tấn phương tiện, ngoài ra khối xếp dỡ cũng phát triển thêm các đội tàu để tạo thế đan xen, hỗ trợ lẫn nhau giữa xếp dỡ và vận tải, tránh độc canh.
- Có hệ thống cảng sông phân bố ở các vùng, phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hoá thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy lớn, như nhiệt điện, xi măng…
- Ngành nghề kinh doanh đa dạng, đa sản phẩm.
- Đội ngũ cán bộ lãnh dạo có chuyên môn ebefdày kinh nghiệm trong tổ chức vận tải, xếp dỡ.
b) Khó khăn
- Ngành vận tải nói chung và ngành vận tải thuỷ nói riêng có tính xã hội hoá rất cao nên sự cạnh tranh hết sức gay gắt, khốc liệt.
- Sự biến động của giá cả thị trường, vật tư, vật liệu v.v… nhất là nhiên liệu, sắt thép đã có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành vận tải. Chi phí cho sản xuất liên tục tăng, trong khi đó giá cước hầu như không tăng được.
c) Kết quả
Từ khi thành lập đến nay, TCT vừa sản xuất, vừa củng cố và xây dựng để không ngừng phát triển, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Tuy gặp rất nhiều khó khăn do tác động của cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa ngành vận tải thuỷ với các ngành vận tải khác, giá xăng dầu liên tục tăng, giá vật tư, sắt thép biến động thất thường nhưng TCT đã từng bước tìm ra các biện pháp tháo gỡ, khắc phục bằng cách nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất, tiết kiệm các chi phí đầu vào, giảm giá thành; mạnh dạn đổi mới, đầu tư phương tiện, thiết bị, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Vì vậy sản xuất kinh doanh của TCT liên tục phát triển, tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm.
Bảng 1.1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính của TCT (2003 – 2005)
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
% so với 2003
2005
% so với 2004
1. Sản lượng
- Tấn vận chuyển (triệu tấn)
4,118
6,107
148,300
7,175
117,488
- TKm (triệu)
624,789
699,619
111,977
830,626
118,725
- Tấn thông qua (triệu tấn)
1,553
2,026
130,457
2,092
103,258
- Tấn xếp dỡ (triệu tấn)
2,357
3,715
157,616
4,249
114,374
2. Cơ khí – Doanh thu (tỷ đồng)
71,981
92,877
120,030
96,298
103,683
3. Tổng doanh thu (tỷ đồng)
477,714
572,246
119,788
661,918
115,670
4. Đầu tư XDCB, mua sắm TB (tỷ)
46,11
70,95
153,871
96,169
135,545
5. Thu nhập bình quân (1000đ/người/tháng)
1.060
1.188
112,975
1.330
111,953
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
1.4.2. Về hoạt động tài chính của TCT
Bảng 1.2: Số liệu tài chính của TCT (2003 – 2005)
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Tổng doanh thu và thu nhập khác
477.714.845.017
572.246.761.335
661.918.590.208
- Doanh thu hoạt động SXKD
470.638.332.000
562.615.777.793
650.040.575.127
- Doanh thu hoạt động tài chính
967.087.856
1.357.620.919
1.456.857.692
- Thu nhập khác
6.109.425.161
8.273.362.623
10.421.157.389
2. Vốn kinh doanh
109.541.266.370
127.981.139.133
231.314.242.185
Trong đó: Vốn nhà nước
103.644.461.568
123.315.490.756
188.253.743.185
3. Lợi nhuận trước thuế
3.889.965.662
3.282.392.569
4.399.257.956
4. Lợi nhuận sau thuế
2.645.176.650
2.232.026.947
3.832.814.429
6. Các khoản phải nộp ngân sách
11.900.139.456
15.215.281.971
14.621.166.202
Trong đó:
- Thuế VAT
5.873.690.146
5.291.958.219
5.440.478.780
- Thuế TNDN
756.636.860
1.235.661.702
334.351.912
- Các loại thuế khác
5.629.812.450
8.687.662.050
8.846.335.510
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Trong 3 năm (2003 – 2005) TCT và các đơn vị thành viên trực thuộc sản xuất kinh doanh đều có lãi, không có đơn vị làm ăn thua lỗ, tình hình tài chính lành mạnh. Các chỉ tiêu về doanh thu, vốn kinh doanh,… năm sau đều cao hơn năm trước; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, thực hiện đầy đủ quyền lợi chính đáng đối với người lao động (không nợ bảo hiểm xã hội, mua đầy đủ bảo hiểm y tế), đời sống của cán bộ công nhân viên được nâng lên. Cụ thể như sau:
- Doanh thu hàng năm: năm 2003 đạt 477,7 tỷ đồng; năm 2004 đạt 572,246 tỷ đồng (tăng 19,79% so với năm 2003); năm 2005 đạt 661,918 tỷ đồng (tăng 15,67% so với năm 2004 và tăng 38,56% so với năm 2003).
- Nộp ngân sách nhà nước: năm 2003 là 11,9 tỷ đồng; năm 2004 nộp 15,215 tỷ đồng (tăng 28,85% so với năm 2003); năm 2005 nộp 14,621 tỷ đồng (đạt 96% so với năm 2004 và tăng 22,86% so với năm 2003).
- Lợi nhuận trước thuế: năm 2003 đạt 3,889 tỷ đồng; năm 2004 đạt 3,282 tỷ đồng (bằng 84,39% so với năm 2003); năm 2005 đạt 3,832 tỷ đồng (tăng 16,75% so với năm 2004, bằng 98,53% so với năm 2003). Nguyên nhân chính của lợi nhuận giảm là do sự tăng giá của xăng dầu, tôn, sắt théo tác động (đối với vận tải và sửa chữa chi cho xăng dầu và sắt thép chiếm tỷ trọng rất lớn), trong khi đó giá cước vận tải hầu như không tăng.
- Thu nhập bình quân (đồng/người/tháng): năm 2003 đạt 1.041.000 đồng; năm 2004 đạt 1.192.000 đồng (tăng 14,5% so với năm 2003); năm 2005 đạt 1.471.000 đồng (tăng 23,4% so với năm 2004).
Nhìn chung, tình hình tài chính của TCT là lành mạnh, tập trung được sức mạnh tổng hợp, đồng thời tạo thé chủ động cho các đơn vị thành viên trong sản xuất kinh doanh và bảo đảm được các chỉ tiêu Bộ GTVT giao.
Bảng 2.3: Số liệu tài chính của một số đơn vị thành viên năm 2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
CTVTT 1
CTVTT 2
CTVTT 3
CTVTT 4
ToànTCT
1. Tổng doanh thu và thu nhập khác
162.080
89.637
80.278
77.762
661.919
- Doanh thu sản xuất kinh doanh
160.011
89.535
79.744
76.609
650.041
- Doanh thu hoạt động tài chính
232
50,56
339
59
1.457
- Thu nhập khác
1.837
51,22
195
1.094
10.421
2. Vốn kinh doanh
35.466
27.674
10.844
28.515
231.314
Trong đó: vốn nhà nước
19.832
19.950
6.520
19.676
188.254
3. Lợi nhuận trước thuế
2.289
346
(121)
315
4.399
4. Lợi nhuận sau thuế
1.648
249
226
3.833
5. Thu nhập bình BQ người/tháng
1,646
1,355
1,527
1,289
1,471
6. Các khoản nộp ngân sách
4.105
1.915
2.261
1.902
14.621
7. Lợi nhuận trước thuế/vốn NN
0,12
0.02
0.02
0.33
8. Lợi nhuận sau thuế/vốn NN
0,08
0.01
0.01
0.24
(Ký hiệu viết tắt:CT VTT: Công ty vận tải thuỷ (1 – 4))
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
CỦA TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SÔNG MIỀN BẮC
2.1. Phương án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sông miền Bắc sang mô hình Công ty mẹ - Công ty con
2.1.1. Nguyên tắc chuyển đổi tổ chức
Việc chuyển TCT Đường sông miền Bắc sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con phải phù hợp với quy định của pháp luật. Công ty mẹ thực hiện kinh doanh ngành nghề chủ đạo trong lĩnh vực vận tải, xếp dỡ, cơ khí, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, là doanh nghiệp có phần vốn góp chi phối và không chi phối ở các công ty con.
Công ty mẹ thực hiện việc góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con và hưởng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con theo tỷ lệ vốn góp.
Sắp xếp lại TCT và các đơn vị trực thuộc TCT thành công ty mẹ và các công ty con theo hướng gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả; đảm bảo tính kế thừa, tích tụ tập trung các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính và lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh; từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ để tạo nội lực, nhằm nhanh chóng ổn định, phát triển theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện cho công ty mẹ và công ty con tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tạo điều kiện chuyên môn hoá cao, đầu tư công nghệ mới tiên tiến, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực.
2.1.2. Điều kiện chuyển đổi, tổ chức lại
a) Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 95/2005/QDD-TTg ngày 6/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc Bộ GTVT trong 2 năm 2005 – 2006, trong đó TCT Đường sông miền Bắc được chuyển sang tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Nghị định số 153/2004/NDD-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý TCT nhà nước và chuyển đổi TCT nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con, TCT Đường sông miền Bắc đủ điều kiện để chuyển đổi, tổ chức lại thành TCT nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Cụ thể là: TCT thuộc danh sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiếp tục do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước.
b) Cơ sở thực tế:
Tất cả các công ty thành viên của TCT đã và đang chuyển thành công ty cổ phần.
TCT có quy mô lớn, có khả năng huy động và đầu tư vốn vào các đơn vị thành viên (công ty con) để chi phối; có bí quyết công nghệ, có thương hiệu, có thị trường rộng lớn, đủ khả năng chi phối các công ty con.
TCT có khả năng phát triển, kinh doanh đa ngành, đa nghề, trong đó có ngành kinh doanh chính là vận tải, xếp dỡ.
Mục tiêu của việc chuyển đổi, tổ chức lại TCT Đường sông miền Bắc thành TCT hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm chuyển đổi từ liên kết kiểu hành chính với cơ chế giao vốn giữa TCT với các đơn vị thành viên sang liên kết bền chặt bằng cơ cấu đầu tư tài chính là chủ yếu, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn, lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con; tạo điều kiện tăng cường năng lực sản xuất cho các đơn vị tham gia liên kết, phát huy có hiệu quả nguồn lực cho toàn tổ hợp…
Việc sắp xếp, chuyển đổi cũng nhằm xây dựng TCT Đường sông miền Bắc thành một TCT vận tải mạnh, phát triển TCT thành hạt nhân quan trọng làm tiền đề cho việc thành lập tập đoàn vận tải trong tương lai.
2.2. Mô hình tổ chức của công ty mẹ - công ty con
2.2.1. Công ty mẹ
- Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ VIỆT NAM
- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM WATERWAY TRANSPORT CORPORATION
- Tên giao dịch viết tắt: VIVASO
- Trụ sở chính: Số 158 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
TCT vận tải thuỷ Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riềng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
TCT là đơn vị trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề đã được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT.
TCT giữ quyền chi phối, đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào các công ty con.
2.2.1.1. Tổng công ty vận tải thuỷ Việt Nam được hình thành trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại:
Cơ quan TCT Đường sông miền Bắc, các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, các chi nhánh và thành lập thêm một số đơn vị, bao gồm:
- Cơ quan TCT;
- Trung tâm vận tải dịch vụ và đại lý vận tải;
- Trung tâm thương mại và dịch vụ kỹ thuật;
- Công ty xây lắp và tư vấn thiết kế;
- Công ty đầu tư xây dựng Hồng Hà;
- Công ty nhân lực và thương mại quốc tế;
- Cảng Việt Trì;
- Cảng Hà Nội;
- Công ty đóng tàu và vận tải Kim Sơn;
- Chi nhánh TCT tại Quảng Ninh;
- Chi nhánh TCT tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Chuyển công ty vật tư kỹ thuật và xây dựng công trình đường thuỷ về làm đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc TCT;
- Giải thể trường Dạy nghề bán công giao thông vận tải thuỷ và thành lập trung tâm dạy nghề và tư vấn việc làm hạch toán phụ thuộc trực thuộc TCT.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty:
a) Cơ cấu quản lý điều hành của TCT bao gồm:
- Hội đồng quản trị: 5 thành viên (trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng ban kiểm soát là thành viên chuyên trách, ba thành viên kiêm nhiệm).
- Ban kiểm soát: 3 thành viên (trong đó Trưởng ban kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị).
- Tổng giám đốc
- Phó tổng giám đốc: 4 người (trước mắt giữ nguyên số phó tổng giám đốc hiện có).
- Kế toán trưởng
- Bộ máy giúp việc: 6 phòng
+ Phòng tổ chức cán bộ lao động
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng kế hoạch đầu tư
+ Phòng khoa học kĩ thuật và hợp tác quốc tế
+ Phòng tài chính kế toán
+ Văn phòng
b) Các đơn vị trực tiếp sản xuất (hạch toán phụ thuộc)
* Trung tâm vận tải- dịch vụ và đại lý vận tải:
Đơn vị trực tiếp làm nhiệm vụ vận tải. Đây là lực lượng nòng cốt đảm nhận nhiệm vụ vận tải của công ty mẹ. Hiện nay có 26 tàu đẩy = 4124CV, 100 sà lan, tạo thành 25 đoàn phương tiện, trọng tải mỗi đoàn từ 800 đến 1600 tấn với tổng trọng tải là 24200 tấn phương tiện. Hàng năm vận chuyển từ 600 đến 700 ngàn tấn, và đạt từ 100 đến 110 triệu Tkm, phục vụ vận chuyển hàng hoá cho các nhà máy nhiệt điện, phân đạm: Phả Lại, Ninh Bình, Xi măng Hoàng Thạch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0310.doc