Hoàn thành công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội

Lời nói đầu Chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt các doanh nghiệp đều phải hướng các hoạt động của mình tới các mục đích cuối cùng là lợi nhuận, vì có lợi nhuận doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được . Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố con người, yếu tố quyết định đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh là tiết ki

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thành công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện ảnh Băng hình Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm chi phí về lao động sống, góp phần vào việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và là điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp Chính vì vậy, công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần quan trọng không thể thiếu được trong công tác kế toán của doanh nghiệp.Tổ chức công tác kế toán này doanh nghiệp không chỉ điều hoà giữa lợi ích của mình với lợi ích người lao động mà còn là nhân tố góp phần cung cấp những thông tin đầy đủ chích xác giúp doanh nghiệp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình đi vào guồng máy chung của xã hội trong cơ chế mới Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, có bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ băng hình. Công tác kế toán lao động tiền lương và các khoẩn trích theo lương cũnh là một trong những vấn đề được công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội quan tâm hàng đầu.Công tác này được tổ chức tốt sẽ giúp công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội có một cái nhìn đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của mình Trong thời gian thực tập tại Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội được sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn Tiến sỹ Nguyễn Đình Đỗ cùng các cô, chú, anh chị trong Phòng Kế hoạch tài vụ, đặc biệt là kế toán tiền lương em đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu đề tài “Kế TOáN TIềN LƯƠNG Và CáC KHOảN TRíCH THEO LƯƠNG” nhằm tìm hiểu về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lưong của Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội trong những năm gần đây trong tinh thần học hỏi. * Nội dung báo cáo thực tập được chia làm 3 phần : - Phần một : Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trich theo lương tại doanh nghiệp sản xuất - Phần hai : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. - Phần ba: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội. Vì điều kiện và khả năng có hạn nên bản báo cáo thực tập còn nhiều hạn chế và thiếu sót em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán của Công ty Điện ảnh - Băng hình Hà Nội để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. ùHà Nội tháng 12 năm 2003 Phần I lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản xuất A Lý luận chung I. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán lao động tiền lương 1. Bản chất tiền lương, khái niệm tiền lương Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bao giờ cũng cần phải có 3 yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, lao động. Trong đó, lao động là yếu tố chính, có tính chất quyết định. Lao động là hoạt động chân tay, lao động trí óc con người, nhằm biến đổi những vật thể tự nhiên thành những vật thể cần thiết để thoả mãn nhu cầu cần thiết của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, tính chất quyết định của lao động con người đối với quá trình sản xuất, quá trình sáng tạo ra của cải vật chất càng biểu hiện rõ rệt.Theo Mác: “ Sức lao động là xương, là bắp của sản xuất”, có nghĩa là lao động không có giá trị riêng biệt mà lao động là lao động tạo ra giá trị. Cái mà người ta mua bán như hàng hoá không phải là lao động mà là sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hoá thì giá trị của nó được đo bằng lao động thể hiện và nó như là thể hiện trong một sản phẩm xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Người công nhân – người bán sức lao động nhận được giá trị của sức lao động dưới hình thái tiền lương. Khái niệm tiền lương được ra đời từ đó. Trong xã hội tư bản người công nhân chỉ nhận được tiền sau một thời gian nhất định cuối mỗi tuần, cuối mỗi tháng, có nghĩa là chính người lao động đã ứng trước sức lao động cho nhà tư bản chứ không phải là nhà tư bản ứng trước tiền lương chi công nhân. Chúng ta đều biết rằng giá trị hàng hoá do người công nhân sáng tạo ra bao gồm: C+V+m Trong đó: C là giá trị tư liệu sản xuất chuyển vào hàng hoá V+m là giá trị mới do ngời công nhân sáng tạo ra Nhà tư bản đã trích một phần (tức là V) để trả lương cho công nhân, còn phần m là nhà tư bản hưởng. Những hàng hoá chưa bán được nhà tư bản lấy tiền bán hàng do công nhân sáng tạo ra trong thời gian trước để trả lương cho anh ta. Điều đó chứng tỏ rằng, chính giai cấp công nhân đã tạo ra quỹ tiêu dùng để nuôi mình và cũng tạo ra giá trị thặng dư đủ nuôi sống và làm giâù cho nhà tư bản. Như vậy, trong chủ nghĩa tư bản, tiền công đã che dấu sự bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Tiền công nhà tư bản trả cho công nhân viên nhìn bề ngoài rất sòng phẳng, song kỳ thực thì nhà tư bản đã biết khai thác triệt để tiềm năng của yếu tố con người trong hoạt động sản xuất, nó che dấu một phần lao động thặng dư mà nhà tư bản cướp của công nhân. Nhà tư bản đã làm điều đó không ngoài mục đích nào khác là đem lại lợi nhuận lớn cho họ. Trong xã hội Xã hội Chủ nghĩa, tiền lương không phải là giá cả của sức lao động mà là một phần giá trị sản xuất trong tổng sản phẩm xã hội dùng để phân phát cho người lao động theo nguyên tắc:’Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu’, tiền lương đã mang một ý nghĩa tích cực tạo ra sự công bằng trong phân phối thu nhập quốc dân. Khái niệm tiền lương đã nêu trên thừa nhận sức lao động là hàng hoá đặc biệt và đòi hỏi trả lương cho người lao động theo sự đóng góp và hiệu quả cụ thể. ở Việt Nam trong thời kỳ bao cấp, một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quỹ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch. Tiền lương chịu tác động của quy luật đối về phát triển có kế hoạch chịu sự phân phối của Nhà nước thông qua các chế độ, chính sách lương do Hội đồng Bộ trởng ban hành. Tiền lương chủ yếu bao gồm 2 bộ phận: Phần trả bằng tiền trên hệ thống thang lương, bảng lương và phần trả bằng hiện vật thông qua chế độ tem phiếu, sổ (phần này chiếm tỷ lệ rất lớn). Theo cơ chế này tiền lương đã không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không phản ánh đúng giá trị sức lao động của người lao động, không đảm bảo một cuộc sống ổn định cho nhân dân. Vì vậy nó không tạo ra được động lực phát triển sản xuất. Sau khi tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Nhà nước là chủ đại diện cho sở hữu toàn dân”. Nghị quyết Đảng VII, do đó tập thể người lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người bán sức lao động làm thuê cho Nhà nước và được trả công. Lúc này, sức lao động trở thành yếu tố quyết định trong các yếu tố của lao động sản xuất- nghĩa là tiền lương là phạm trù của sản xuất nó cũng yêu cầu phải tính đúng, tính đủ trước khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương trong cơ chế mới đã tuân thủ quy luật cung cầu của thị trường sức lao động, chịu sự điều tiết của Nhà nước, hình thành qua lại sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trên số lượng và chất lượng. Tiền lương là phần mới sáng tạo ra của doanh nghiệp để trả cho ngời lao động.Bởi vậy trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương đã trở thành phương tiện quan trọng, đòn bẩy kinh tế để khuyến khích, động viên người lao động hăng say sản xuất tăng thêm sự quyết tâm của họ đối với công việc sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho xã hội. 2. Vai trò của hoạch toán tiền lương trong các doanh nghiệp Tiền lương là một phần cấu thành lên giá trị của sản phẩm mà sản phẩm là cơ sở để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Chính vì điều đó mà yêu cầu quản lý chặt chẽ về công tác hoạch toán lao động- tiền lương trên 2 phương diện chất và lượng là việc bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Về mặt chất lượng, các doanh nghiệp hoạch toán tiền lương trên cơ sở các điều kiện Nhà nước ban hành, lựa chọn các hình thức trả lương thích hợp đối với người lao động, phù hợp với điều kiện đặc điểm của doanh nghiệp mình. Về mặt số lượng, doanh nghiệp phải sử dụng lao động phù hợp để tiết kiệm chi phí tiền lương và giá thành sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Quản lý tốt không chỉ mang lại sự tiết kiệm trong chi phí tiền lương không lãng phí lao động mà doanh nghiệp sẽ hạn chế được sự di chuyển lao động nghĩa là người có tay nghề cao sẽ chuyển sang những khu vực có mức lương hấp dẫn hơn. Sự mất cân bằng trong cục bộ doanh nghiệp bị phá vỡ, tiến trình bình thương sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Mặt khác để tồn tại và đứng vững trên thương trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì không một doanh nghiệp nào mong muốn điều này. Đúng như một nhà kinh tế học đã nhận xét:’Nếu ta cắt xén của những người làm công cho ta thì họ sẽ cắt xén lại của ta và kế hoạch của ta’. Đó là lời cảnh báo đối với tất cả các doanh nghiệp dẫu biết phải đặt lợi nhuận lên hàng đầu nhưng phải biết cân đối giữa chi phí và kết quả khi đó hiệu quả kinh tế mới cao. Thêm vào đó khi công tác kế toán tiền lương tại doanh nghiệp được tổ chức khoa học hợp lý giúp cho việc hoạch toán kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đi vào nề nếp giảm bớt được những chi phí không cần thiết. Khi xã hội càng phát triển, chi phí tiền lương ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất nói chung luôn được đặt trong mối quan hệ chi phí khác. Kiểm soát chi phí tiền lương phải gắn liền với kiểm soát tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ của kế toán lao động - tiền lương Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh, là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp các cơ sở dữ liệu hoạt động kinh doanh nhằm mục đích cung cấp thông tin kinh doanh cho các nhà quản lý, những người trực tiếp và gián tiếp có lợi từ đó. Kế toán lao động tiền lương có chức năng cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết trong kỳ về việc tính toán phân bổ chính xác các khoản tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn góp phần trong việc tính toán tổng chi phí phát sinh trong kỳ làm cơ sở hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và cho doanh nghiệp. Để thực hiện chức năng kế toán trong điều hành, quản lý lao động của doanh nghiệp, góp phần tích cực quản lý lao động về tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, kế toán tiền lơng trong doanh nghiệp phải thực các yêu cầu sau: 3.1 Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách trung thực kịp thời đầy đủ chính xác tình hình hiện có và sử dụng lao động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng lao động và kết quả lao động, tính toán chính xác, kịp thời, đúng chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phụ cấp cho người lao động phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác tình hình thanh toán các khoản trên cho người lao động, tình hình chấp hành các chính sách chế độ về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, sử dụng quỹ lương và bảo hiểm xã hội. 3.2 Tính toán phân bổ đúng đối tượng các khoản tiền lương khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vào chi phí sản xuất kinh doanh hay thu nhập các bộ phận sử dụng lao động. Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về chế độ tiền lương, các khoản tính theo lương, mở sổ thẻ kế toán hoạch toán lao động tiền lương đúng chế độ phương pháp. 3.3 Lập báo cáo về lao động tiền lương, các khoản trích theo lương thuộc trách nhiệm của kế toán, tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, đề xuất cá biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động đấu tranh chống hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chế độ chính sách chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, chế độ phân phối theo lao động. II. Tiền lương trong doanh nghiệp Các chức năng của tiền lương Để phù hợp với khái niệm mới về tiền lương trong nền kinh tế thị trường Việt Nam có một yêu cầu là phải làm cho tiền lương thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, đó là các chức năng sau: 1.1 Chức năng tái sản xuất sức lao động Như đã phân tích ở phần đầu, quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua lương. Mác đã từng nói:’Sức lao động là toàn bộ khả năng về thể lực, trí tuệ con người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội’. Bản chất của lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện cao về chất lượng, còn bản chất tái sản xuất sức lao động là có một lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể: Duy trì và phát triển sức lao động của bản thân mình Sản xuất sức lao động mới (nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ sau) Tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ hoàn thiện kỹ năng lao động. Tiền lương đủ được thực hiện tốt chức năng này khi đảm bảo đúng vai trò: “Trao đổi ngang giá giữa hoạt động lao động, kết quả lao động”, nghĩa là đảm bảo tiền lương phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu trên. 1.2. Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động bao giờ cũng đứng trước hai sức ép: Chi phí hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh. Họ phải tìm cách giảm thiểu chi phí trong đó có chi phí tiền lương của người lao động. Chế độ tiền lương là đảm bảo có tính pháp lý của nhà nước về quyền lợi tối thiểu của người lao động được hưởng từ người sử dụng lao động cho việc hoàn thành công việc. Nhà nước thực hiện việc quản lý tiền lương, thông qua báo cáo tính toán, xét duyệt đơn giá và thực tế tiền lương của ngành, của từng doanh nghiệp để từ đó có một cơ chế tiền lương phù hợp ban hành nó như một văn bản pháp luật mà người sử dụng nó phải tuân theo. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức hạch toán tốt công tác này là góp phần nâng cao chức năng quản lý Nhà nước về lao động tiền lương. 1.3 Chức năng đòn bẩy kinh tế Thực tế cho thấy rằng khi được trả công xứng đáng, người lao động gắn chặt trách nhiệm của mình với lợi ích của doanh nghiệp nơi mà họ đang làm việc và cống hiến . Một mức lương thoả đáng là nhân tố để họ không ngừng phát huy tài năng, óc sáng tạo của mình vào sản phẩm họ làm ra, làm quá trình sản xuất kinh doanh đi vào guồng máy chung của xã hội nhanh hơn, hiệu quả hơn nghĩa là tiền lương đã thực sự trở thành công cụ kích thích vật chất, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội đi lên. 1.4. Chức năng điều hoà lao động: Khi một nền kinh tế càng phát triển, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong một lĩnh vực càng gay gắt thì những chính sách về tiền lương, tháng lương là không thể tách rời sự hấp dẫn đối với mức lương cao sẽ thu hút người lao động vào các nơi làm việc mà ở đó họ thấy sức lao động mà họ trả ra là thích đáng, điều này sẽ dẫn tới cơ cấu giữa các ngành nghề không đều mất cân đối. Do đó hệ thống lương bảng lương chế độ phụ cấp đối với từng ngành nghề phù hợp chính là công cụ để điều tiết. Nó sẽ tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, một sự phân bổ lao động đều trong phạm vi xã hội, góp phần vào sự ổn định chung của thị trường lao động của từng quốc gia. Với các chức năng như trên, tiền lương thực sự đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích người lao động trong công việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tiền lương thực hiện tốt các chức năng này, công tác tổ chức lao động tiền lương phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong tiền lương. 2. Các nguyên tắc cơ bản trong tiền lương: 2.1. Phải giải quyết hài hoà một mối quan hệ giữa người lao động và tiền lương theo nguyên tắc ghi ở Điều 55 trong Bộ luật lao động của Việt Nam. Cụ thể gồm: Mức lương được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mức lương ở hợp đồng lao động phải lớn hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là 290.000 đ/ tháng. Người lao động được hưởng theo năng suất lao động, chất lượng lao động và kết qủa công việc. 2.2. Trong việc tính và trả lương phải tuân thủ các nguyên tắc đã ghi ở điều 8 - NĐ / 1997/ CP ngày 31/12/1994. Cụ thể: Làm công việc gì, chức vụ gì phải hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó theo hợp đồng lao động và thoả ước tập thể, nghĩa là bất kỳ ai dù ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính dân tộc, tôn giáo, miễn là hoàn thành tốt công việc được giao thì sẽ được trả lương tương ứng với công viêc đó. Đây là điều kiện đảm bảo cho sự phân phối theo lao động, đảm bảo sự công bằng cho xã hội. III . các hình thức trả lương hịên nay. Thực chất của việc trả lương là các quy phạm được xác nhận để xác định tiền lương phải trả cho người lao động dựa trên sức lao động đã hao phí. Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động nó cũng được trả theo năng suất lao động, chất lượng hiệu qủa lao động. ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đang áp dụng hai hình thức trả lương chính: Trả lương theo thời gian. Trả lương theo sản phẩm. Ngoài ra trong quá trình lao động, người lao động còn được hưởng các khoản như: Chế độ phụ cấp. Chế độ tiền thưởng. Tiền lương khi ngừng việc hoặc sản xuất ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu. 1.Hình thức trả lương theo thời gian. Đây là hình thức mà lương được xác định dựa trên khả năng thao tác, trình độ kỹ thuật và thời gian làm việc thực tế. Hình thức này mang tính bình quân, không đánh giá đúng kết quả lao động của mỗi người, không đảm bảo nguyên tắc: “ Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Do những hạn chế trên mà hình thức này chỉ được áp dụng cho những công việc không thể xác định được hao phí lao động đã tiêu hao vào đó. Nó bao gồm các hình thức cụ thể sau: 1.1. Lương thời gian: Tiền lương được tính theo cách trả lương này dựa trên mức cấp bậc nên mang tính chất bình quân, vì thế không khuyến khích được người lao động trong làm việc cũng như phát huy tính sáng tạo chủ động đối với sản phẩm họ làm ra, nó không gắn quyền lợi cá nhân với quyền lợi tập thể. Xuất phát từ lý do đó mà hình thức này chỉ nên áp dụng đối với các bộ phận gián tiếp, bộ phận quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó giám đốc, các nhân viên phòng ban ); bộ phận quản lý phân xưởng sản xuất ( quản đốc, kế toán phân xưởng ) bộ phận dinh doanh. ở đây tiền lương được xác định dựa trên mức lương cấp bậc, công việc và thời gian làm việc thực tế gồm các chế độ: -Lương tháng: áp dụng cho người lao động làm những công việc kéo dài nhiều ngày. Tiền lương = lương cấp bậc công việc + phụ cấp ( nếu có ). - Lương ngày: áp dụng cho những công việc có thể chấm công theo ngày. Một ưu điểm của hình thức này là nó khuyến khích người lao động đi làm đều. Lương được tính cụ thể như sau: * * = Tiền lương Lương cấp bậc Hệ số phụ cấp Số ngày làm theo ngày công việc ( nếu có) việc thực tế . - Lương giờ : áp dụng cho những công việc đem lại kết quả trong một thời gian ngắn. - Lương công nhật: áp dụng cho các lao động tạm thời chưa xắp xếp vào bảng lương của doanh nghiệp và tiền lương phụ thuộc vào công việc thực tế. Lương công nhật được tính như sau: * = Lương công nhật được Mức lương công Số ngày làm việc tính trong tháng nhật ngày thực tế trong tháng 1.2 Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Đây là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn, kết hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất: Thưởng do tăng năng suất lao động thưởng do tiết kiệm nguyên vật liệu. Thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiền lương này được tính như sau: Tiền lương = Lương theo thời gian + Tiền thưởng. Hình thức này có tác dụng thúc đẩy công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, vật liệu và đảm bảo chất lượng sản phẩm. 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. Là hình thức trả lương cơ bản được áp dụng khá phổ biến hiện nay đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất. Với tiền lương được trả theo hình thức này nó đã khắc phục được một số nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian. Điều này được thể hiện qua một số điểm sau: Phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt giữa chất lượng lao động và số lượng lao động Người lao động không ngừng cố gắng hoàn thiện để đạt và vượt mức kế hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm Tạo dựng một môi trường tích cực trong sản xuất- kinh doanh một cơ chế tự điều chỉnh trong công tác quản lý, tổ chức lao động trong sự chuyển đổi nền kinh tế nhà nước ta cho phép các doanh nghiệp áp dụng một trong các hình thức trả lương dưới đây hoặc có thể kết hợp với các cơ chế này tuỳ thuộc vào mô hình sản xuất kinh doanhvà loại hình kinh doanh của đơn vị mình Trả lương sản phẩm trực tiếp Được áp dụng trực tiếp cho người lao động làm những công việc mang tính độc lập cao đã được chuyên môn hoá hoặc đã có định mức lao động. Cách tính : Tiền lương = ĐG* Q Trong đó : ĐG Đơn giá tiền lương cho sản phẩm i Q Số lượng sản phẩm i Cách trả lương này là một hình thức đánh giá đúng đắn nhất sức lao động đã hao phí, người lap động làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, điều đó sẽ khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn, họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm làm ra, song nó cũng có những mặt hạn chế nhất định đó là vì tính độc lập cao nên người lao động sẽ trở lên bị động nếu phải chuyển sang công việc khác và nảy sinh tính ích kỷ trong công việc Trả lương theo sản phẩm gián tiếp Được áp dụng cho các lao động phụ mà công việc của họ ảnh hưởng đến kết quả của người lao động chính Cách tính: Lcbcnv(lao động phụ) + phụ cấp (nếu có) ĐGp = Msl(do lao động chính làm ra) + Tiền lương của người lao động phụ: LP = ĐGP + Msl ( Do người lao động chính làm ra ) Trong đó: - ĐGP: Đơn giá tiền lương phụ cấp Lcbnv: Lương cấp bậc nhân viên Msl : Mức sản lượng Hình thức này đã khuyến khích người lao động phụ phải quan tâm phục vụ cho công nhân sản xuất bởi thu nhập của họ phụ thuộc vào người sản xuất chính, tiền lương này sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ của người lao động chính cho dù người lao động phụ có hoàn thành công việc của mình tới đâu. thực ra đây là hình thức trả lương thực sự không hoàn hảo, sẽ là tốt nếu giữa hai người lao động chính và phụ hợp tác và có trách nhiệm với nhau trong sản xuất và sẽ là không tốt nếu chỉ một trong hai người đi ngược lại quyền lợi của nhau. 2.3 Trả lương theo sản phẩm tập thể Trường hợp này thì tiền lương sản phẩm trước hết được tính chung cho cả tập thể sau đó là tính và chia cho từng người trong tập thể. Cách tính cụ thể như sau: + Xác định đơn giá cho từng sản phẩm: ( Lcbcnv + phụ cấp ) ĐG = Msl Trong đó: Lcbcnv: Lương cấp bậc công nhân viên Msl : Mức sản lượng từng cá nhân. + Xác định lương cho cả tập thể Tiền lương = ĐG x Sản lượng thực tế của cả tập thể. + Chia cho từng người lao động Cách 1: Chia theo thời gian làm việc thực tế và hệ số lương Theo cách này chia làm 3 bước như sau: B1: ta tính đổi thời gian làm việc thực tế cảu người lao động ở các cấp bậc khác nhau về thời gain làm việc thực tế của người lao động bậc 1 để so sánh. Thời gian làm việc quy đổi từng người(Tqđ) Tqđ = Thời gian làm việc thực tế của người lao động(Ttt) x Hệ số lương cấp bậc của từng người B2 : Tính tiền lương của một đơn vị thời gian làm việc qui đổi Tiền lương của một đơn vị thời gian làm việc quy đổi Tiền lương của cả tập thể (Lqđ)= Thời gian làm việc quy đổi B3 : Tiền lương của từng người lao động Lnlđ=Tqđ x Lqđ Cách 2: Chia hệ số chênh lệch giữa tiền lương thơì gian và tiền lương sản phẩm, gồm ba bước B1: Tính tiền lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của từng người lao động TLnlđ= Lcbcnv(của một đơn vị thời gian) x Ttt B2 : Tính hệ số chênh lệch giữa tiền lương sản phẩm và tiền lương thời gian Lsp HS = TLnlđ B3 : Tính tiền lương của từng người lao động Lnlđ = Ltg x HS Cách 3: Chia theo đIểm bình và hệ số lương B1 : Qui đổi điểm bình của người lao động về điểm bình bậc1 ĐBqđi = ĐBi x HSlcb B2 : Tính tiền lương của từng người lao động Lnlđi = ĐBqđi x TLđbqđ Hình thức này có nhược điểm là kết quả lao động của cá thể phụ thộc vào ý thức trình độ của từng người lao động. Đồng thời việc chia lương nhiều khi không công bằng vì thường bao giờ cũng thiên về những người có hệ số lương cao thực sự nó chưa giải quyết tính công bằng giữa người lao động. 2.4 Chế độ lương khoán khối lượng cộng việc sản phẩm. Hình thức này áp dụng đối với những công việc lao đông lao động giản đơn có tính chất đột xuất. Cách tính tiền lương khoán của cả nhóm phụ thuộc vào giá trị hợp đồng khoán, sản lượng khoán hoàn thành. Khi chia lương cho từng cá nhân từng người lao động áp dụng 3 phương pháp nêu trên. 2.5 Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến. Hình thức này áp dụng như sau: Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành một điịnh mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến. Tiền lương phải trả công nhân viên theo hình thức này sẽ gồm hai bộ phận: + Căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động chính ta tính ra tiền lương phải trả theo sản phẩm định mức. + Căn cứ vào mức độ định mức ta tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên theo tỷ lệ luỹ tiến đem lại hiệu quả kinh doanh. Khi áp dụng hình thức này doanh nghiệp phải lưu ý một số vấn đề đó là áp dụng với những công việc hoàn thành đúng thời hạn hoặc hoàn thành trong một thời gian ngắn chỉ nên áp dụng với một số đối tượng trong một khoảng thời gian với phạm vi xác định để đem lại hiệu quả cao. Cách tính cụ thể như sau: Lnlđ = QI x ĐGcđ + e(QI-Qo) x ĐGcđ x K Trong đó: ĐGcđ: Đơn giá đối với những sản phẩm nằm trong định mức Lcbcnv + Phụ cấp(nếu có) ĐGcđ= Msl K: tỷ lệ luỹ tiến ( tuỳ thuộc vào từng đơn vị có cách tính tỷ lệ này phù hợp ) Lương trả theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng suất lao động vì vậy chỉ nên áp dụng trong trường hợp Xí nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng nào đó. Một nhược điểm của hình thức trả lương này là sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy nếu trong trường hợp không cần thiết thì không nên áp dụng hình thức này. Nếu khi áp dụng mà không tổ chức quản lý tốt sẽ phá vỡ nguyên tắc 2 trong tìên lương “ bảo đảm tốc độ tăng tiền lương bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động” 2.6 Trả lương theo sản phẩm có thưởng phạt. Là tiền lương trả theo sản phẩm có gắn với chế độ tiền thưởng trong sản xuất. Bao gồm: Thưởng nâng cao năng suất lao động. Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm. Thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng. Ngoài ra trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng gây lãng phí vật tư không đảm bảo đủ ngày công lao động thì có thể họ phải trả tiện phạt vào thu nhập của họ bằng tiền lương theo sản phẩm trực tiếp trừ đi khoản tiền phạt. 3. Trả lương theo công việc (Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 197/CP ) 3.1. Khi ngừng việc Được áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên phải ngừng việc do người khác gây ra hoặc khi chế thử sản xuất thử sản phẩm mới. Nguyên tắc: Lương làm việc lớn hơn lương ngừng việc Có sự phân biệt trong cách trả lương này tuỳ theo từng trường hợp ngừng việc cụ thể. Cách tính: Trong một ca nếu ngừng việc từ 2 giờ trở nên thi ngừng việc giờ nào thì được trả lương giờ đó Nếu ngừng hết ca thì trả đủ lương ca. Nếu ngừng việc hết tuần, hết tháng thì được trả đủ tiền lương theo tuần theo tháng. Mức lương được qui định tại Điều 14 Nghị định 197/CP. Ưu điểm của hình thức trả lương này là: Phần nào giúp được người lao động có một phần thu nhập khi có một trường hợp xấu xảy ra, nó vẫn phản ánh được gia trị sức lao động mà người công nhân đã đóng góp cho Xí nghiệp 3.2 Khi làm ra sản phẩm hỏng, xấu ( Theo TT97/TG ngày 29/9/1982 của Thủ tướng Chính phủ ) áp dụng với trường hợp người lao đông làm ra sản phẩm hỏng xấu quá tỷ lệ qui định Nguyên tắc: người lao dông làm ra sản phẩm hỏng xấu không được trả lương, nếu được trả lươpng phải thấp hơn khi làm ra sản phẩm tốt. Cách tính cụ thể; 0% tiền lương nếu làm ra sản phẩm hỏng. 70% tiền lương nếu làm ra sản phẩm xấu. 100% tiên lương nếu sản xuất sản phâm thử. Nếu sửa lại sản phẩm được hưởng 100% tiền lương theo sản phẩm nhưng không được hưởng lương cho thời gian sử sản phẩm. Hình thức trả lương này thực sự chưa thoả đáng với người lao động. IV. Quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp. Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền phải trả cho tất cả các loại lao dộng mà doanh nghiệp quản lý sử dụng trong và ngoài giờ. Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm hai loại chính: lương chính và lương phụ. 1. Lương chính Là toàn bộ các khoản tiền lương trả theo cấp bậc chức vụ và các khoản phụ cấp có tính chất như lương mà doanh nghiệp trả cho công nhân viên trong thời gian tham gia sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ được giao. Phần lương này bao gồm các khoản mục sau: Tiền lương theo tháng, theo hệ thống thang bảng lương của Nhà nước. Tiền lương trả theo sản phẩm. Tiền lương trả cho người lao động ngừng việc do những nhân tố khách quan. Tiền lương trả cho người công nhân lao đông khi làm ra sản phẩm, sản phẩm xấu. 2. Lương phụ Là khoản lương trợ cấp , phụ cấp trả cho người lao động trong thời gian làm việc khác nhưng vẫn được hưởng lương theo qui định. Bao gồm các khoản sau: Tiền lường trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác hoặc đi làm nghĩa vụ cho Nhà nước. Tiền lương trả cho cho ngươiù nghỉ phép định kỳ, nghỉ theo chế độ. Tiền lương trả cho người lao động đi học nhưng vẫn thuộc biên chế. Các loại tiền thưởng thường xuyên. Các phụ cấp ghi trong quỹ lương Việc phân chia quỹ lương thành lương chính và lương phụ nhơ trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác hạch toán tiền lương, phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, trong chi phí quản lý, chi phí lưu thông . Quản lý quỹ tiền lương thực chất là việc xác định mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc phân chia lợi ích trong một chu kỳ sản xuất. Mốt chốt là ở chỗ, các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp là những người trực tiếp kiểm tra đối chiếu thường xuyên giữa quĩ tiền lương thực tế và quĩ tiền lương kế toán của doanh nghiệp, phải thấy được tính hợp lý trong cơ cẩu trả lương xác định và sử lý các khoản lương bất hợp lý đã phát sinh trong kỳ. Việc xác định hao phí sức lao động cho một đơn vị sản phẩm, 1000 đồng doanh thu hay lợi nhuận ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3077.doc
Tài liệu liên quan