Hoạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty may Thăng Long

Lời nói đầu Trong nền sản xuất hàng hoá ,sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra là để tiêu thụ trên thị trường ,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội .Chính vì vậy ,tiêu thụ thành phẩm là một mắt xích quan trọng không thể thiếu được trong quá trình liên tục :sản xuất - trao đổi - phân phối - tiêu dùng. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng là tối đa hoá lợi nhuận .Mà điều này chỉ có thể đạt được khi kết thúc giai đoạn tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp . Như vậy

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp .Nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay,các doanh nghiệp được tự do trong cạnh tranh ,được tự chủ trong quản lý và chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình .Muốn đạt được mục đích thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cách nào đó để xúc tiếnn tiêu thụ sanr phẩm của mình một cách tốt nhất ,hiệu quả nhất. Kế toán có vai trò như một công cụ quản lý đắc lực ,có nhiệm vụ thu thập xử lý và cung cấp thông tin một cách chính xác đầy đủ kịp thời giúp cho người điều hành doanh nghiệp có quyết định đúng đắn .Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ,đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả tốt đòi hỏi công tác tiêu thụ phản ánh ,giám sát chặt chẽ các chi phí và thu thập các vấn đề có liên quan đến hoạt động tiêu thụ nhằm xác định kết quả kinh doanh đúng đắn. Đại hội VI đã đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tế ,hình thành nền kinh tế hàng hoá với việc đa dạng các loại hình ngành nghề kinh doanh .Đứng trước thực tế như vậy việc sản xuất ra thành phẩm đã khó nhưng việc tiêu thụ thành phẩm còn khó khăn hơn nhiều ,nó đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự sống còn đối với doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các doang nghiệp là không ngừng tăng cường cả về số lượng và chất lượng sản phẩm ,mẫu mã sản phẩm,mở rộng tiêu thụ ,để luôn đứng vững và có sức cạnh tranh trên thị trường .Để đạt được kết quả kinh doanh doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm đặc biệt tới công tác thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm .Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty may Thăng Long em thấy được sự cần thiết của công tác tổ chức hoạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong việc xác định kết quả kinh doanh của công ty em đã hạn chế đề tài “ Hoạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may Thăng Long”. Nội dung chuyên để gồm 3 phần chính : Phần thứ nhất :Những vấn đề lý luận chung về hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại các doanh nghiệp. Phần thứ hai :Công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may Thăng Long. Phần thứ ba :Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hoàn thiện công tác kế toàn thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may Thăng Long. Phần thứ nhất Những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở doanh nghiệp sản xuất I. sự cần thiết tổ chức hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm . 1. Khái niệm về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm . Thành phẩm là sản phẩm được chế biến và đã hoàn thành ở tất cả các giai đoạn chế biến của quy trình công việc ,quyết định để sản xuất ra sản phẩm đó trong phạm vi các doanh nghiệp đã được bộ phận kỹ thuật kiểm tra xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã làm thủ tục nhập kho hoặc giao trực tiếp cho khách hàng . Nửa thành phẩm là những thành phẩm mới kết thúc 1 hay 1 số công đoạn trong quy trình công nghệ sản xuất mà chưa qua giai đoạn chế biến cuối cùng ,được nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra ngoài. Thành phẩm và nửa thành phẩm đều là sản phẩm của doanh nghiệp .Như vậy khái niệm “sản phẩm” có phạm vi rộng hơn khái niệm “thành phẩm” .Thành phẩm và nửa thành phẩm chỉ là khái niệm tương đối được xét trong 1 doanh nghiệp cụ thể vì trong nền kinh tế quốc dân 1 sản phẩm có thể là thành phẩm của doanh nghiệp này nhưng lại chỉ chỉ là nửa thành phẩm của doanh nghiệp khác ,điều này phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của mỗi doang nghiệp .Vì vậy tuỳ theo đặc điểm sản xuất của từng ngành cụ thể mà có sự xác định đúng đắn thành phẩm và nửa thành phẩm. Thành phẩm nói riêng và sản phẩm nói chung là thành quả lao động của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ,nên cần được quản lý và bảo vệ an toàn . Mỗi tổn thất đều ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ đã ký kết hay làm giảm thu nhập của doanh nghiệp . Vì vậy thành phẩm phải được quản lý chặt chẽ cả về mặt số lượng và chất lượng . Yêu cầu quản lý thành phẩm : Nói đến thành phẩm người ta thường nói đến số lượng và chất lượng .Trong doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều loại thành phẩm khác nhau nên quản lý thành phẩm phải đòi hỏi thường xuyên phản ánh giám sát tình hình nhập - xuất - tồn kho - dự trữ của từng loại sản phẩm ,kịp thời phát hiện những thành phẩm tồn đọng lâu trong kho không được tiêu thụ ,từ đó tìm biện pháp giải quyết tránh tình trạng ứ đọng vốn. Bên cạnh việc quản lý thành phẩm về số lượng và chủng loại thì việc quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng thành phẩm là một yêu cầu không thể thiếu được .Trong cơ chế thị trường hiện nay,nếu thành phẩm không đảm bảo chất lượng ,mẫu mã không được hoàn thiện và đổi mới thì không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Do vậy mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của xã hội để kịp thời thay đổi ,cải tiến mặt hàng .Bộ phận KCS phải làm tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm ,có chế độ bảo quản đối với từng loại sản phẩm khác nhau phát hiện kịp thời những sản phẩm kém phẩm chất để loại ra quá trình sản xuất .Có như vậy mới tránh được tình trạng lãng phí tài sản ,hoàn thành nhiệm vụ quản lý thành phẩm . Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm . Bán hàng (hay tiêu thụ) là quá trình thực hiện trao đổi thông qua phương tiện thanh toán để thực hiện giá tri và giá trị sử dụng của thành phẩm ,trong đó doanh nghiệp giao thành phẩm cho khách hàng và đồng thời thu ở khách hàng một số tiền tưoưng ứng với giá trị của thành phẩm .tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ. Yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm : Để quản lý khâu tiêu thụ cần phải nắm bắt ,theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng ,từng thể thức thanh toán ,từng khách hàng và từng loại thành phẩm ,tiêu thụ ,đôn đốc thanh toán và thu hồi đầy đủ ,kịp thời tiền vốn . Tính toán chính xác đúng kết quả từng loại hoạt động của doanh nghiệp,thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ quy định. Để đảm bảo tính liện tục quá trình sản xuất , sử dụng vốn có hiệu quả thì công tác quản ly tiêu thụ cần phải biết rõ từng khoản thu nhập ,nguyên nhân tăng giảm của các khoản thu nhập đó,phân tích các nguyên nhân để tìm ra các biện pháp tích cực nhằm tăng thu nhập ,quản lý chặt chẽ việc nghiêm chỉnh chấp hành chế độ tài chính tín dụng. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như hiện nay ,công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .Vì vậy trong quản lý tiêu thụ ,cùng với việc hoàn thành tốt kế hoạch tiêu thụ theo các hợp đồng kế toán đã ký kết ,thì doanh nghiệp phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường ,nắm bắt được các biến đổi về thị hiếu tiêu thụ ,coi trọng hoạt động Marketing doanh nghiệp phải có những gợi ý để khách hàng nói về những ưu điểm,nhược điểm của sản phẩm ,những vưỡng mắc trong mua bán ,những yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và nhu cầu trong thời gian tới ,những thiếu sót trong quan hệ giao dịch với doanh nghiệp...Đồng thời doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm một cách khoa học ,hợp lý đáp ứng nhu cấu hạch toán kinh nội bộ cũng như trong toàn bộ doanh nghiệp. 2. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Kế toán nói chung và kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm nói riêng muốn thực sự trở thanhf công cụ quản lý sắc bén ,có hiệu quả thì cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ sau: - Tổ chức theo dõi ,phản ánh và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ ,tính toán xác định chính xác giá vốn của hàng bán ,ghi chép đầy đủ các khoản chi phí bán hàng ,chi phí quản lý doanh nghiệp ,doanh thu bán hàng ,các khoản điều chỉnh giảm thu và các khoản thuế phải nộp để từ đó xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. - Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với bộ phận tiêu thụ . - Tổ chức theo dõi ,phản ánh chính xác ,đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ tình hình hiện có ,sự biến động (nhập,xuất) của từng loại thành phẩm trên cả hai mặt hiện vật và giá trị . - Tài liệu kế toán cung cấp phải đảm bảo tính chính xác ,khách quan và trung thực. - Tài liệu do kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm cung cấp phải rõ ràng ,dễ hiểu . - Tính toán chính xác doanh thu bán hàng từ đó xác định kết quả. 3. ý nghĩa. Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất ,quy trình sản xuất kinh doanh gồm hai giai đoạn chính đó là sản xuất và tiêu thụ .Ta có thể hiểu quy trình này như sau: Ban đầu doanh nghiệp bỏ vốn về kinh doanh mua vật tư ,máy móc thiết bị ,nhà xưởng ... Nguyêb vật liệu được qua quá trình chế biến lắp ráp sẽ trở thành sản phẩm của doanh nghiệp .Sau đó số sản phẩm này được đem đi tiêu thụ nhằm bù đắp số vốn ban đầu và thực hiện quá trình tái sản xuất. Sau khi kết thúc quá trình sản xuất , sản phẩm được đem ra tiêu thụ trên thị trường ,tức là sản phẩm được thực hiện giá trị và giá trị sử dụng .Và đứng trên góc độ luân chuỷên vốn thì tiêu thụ là quá trình chuyển hình thái giá trị của vốn ,từ hình thức hàng hoá thông thường sang hình thức tiền tệ . Do vậy quá trình tiêu thụ sản phẩm tốt hay xấu có tác động đến hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quy định đến sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Trước đây,trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp ,mọi hoạt động trong các xí nghiệp quốc doanh đều do nhà nước chỉ đạo :kinh phí do cấp trên cấp ,lỗ do nhà nước bù ,giá do nhà nước quy định ,sản xuất cái gì ,tiêu thụ như thế nào cũng do nhà nước định đoạt .Cơ chế kiinh tế này làm mất khả năng sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh ,mất tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường .Hơn nữa quy luật giá trị và các phạm trù của nó như chi phí sản xuất ,giá thành ,giá cả ,lợi nhuận không được tính đến .Người ta sản xuất với bất cứ giá nào mà không tính đến đầu vào ,đầu ra ,hiệu quả kinh tế như thế nào. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường ,mỗi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh ,tự mình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận luôn là mục tiêu cao nhất .Vì vậy ,ngoài việc lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp thì tiêu thụ sản phẩm là công việc rất cần thiết và quan trọng .Muốn tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả như mong muốn thì doanh nghiệp phải tìm thị trường ,khách hàng để tiêu thụ sản phẩm .Sản phẩm khi được tiêu thụ thì mới có điều kiện bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ ,đảm bảo quá trình tái sản xuất ,đồng thời thu được lợi nhuận . Hơn nữa căn cứ vào tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh ,tổ chức dây chuyền sản xuất kinh doanh ...mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất .Như vậy trong nền kinh tế thị trường sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm có tác động trực tiếp tới hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ,quyết định đến sự tồn tại ,phát triển hay phá sản của doanh nghiệp. Tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân .Bởi lẽ thực hiện tiêu thụ sản phẩm là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ ,giữa tiền và hành lang lưu thông ,đặc biệt đảm bảo cân đối giữa các ngành ,các khu vực trong nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển một cách độc lạap mà có mối quan hệ khăng khít với nhau ,doanh nghiệp này là tiền đề để doanh nghiệp khác phát triển trong sự ràng buộc của hệ thống phân công lao động xa hội mà mối quan hệ này được thể hiện qua việc tiêu thụ sản phẩm của nhau. Từ ý nghĩa của thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm đối với doanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân ,đòi các doanh nghiệp phải áp dụng nhiều các biện pháp khác nhau và sử dụng nhiều các công cụ khác nhau để tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh ,trong đó có tiêu thụ sản phẩm .Mà trong quản lý kế toán là một công cụ rất quan trọng ,nó được sử dụng như một công cụ sắc bén và có hiệu lực nhất định để phản ánh một cách khách quan và giám đốc một cách tòan diện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Chính vì vậy việc tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh là công việc không thể thiếu được trong mỗi doanh nghiệp. II. kế toán thành phẩm 1.Đánh giá thành phẩm. Thành phẩm nhập - xuất - tồn kho được phản ánh theo giá thực tế Đối với thành phẩm nhập kho. Với thành phẩm do các bộ phận sản xuất kinh doanh hoàn thành nhập khothì giá thực tế là giá thành công xưởng bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi phân xươngr như:chi phí nguyên vạt liệu trực tiếp ,chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung . Với thành phẩm thuê ngoái gia công thì giá thành thực tế bao gồm :trị giá thực tế của vật liệu xuất để chế biến gia công ,chi phí chế biến gia công ,tiền công phải trả cho hoạt động chế biến gia công và chi phí khác :chi phí vận chuyển ,bốc dỡ ,hao hụt ... Đối với thành phẩm xuất kho. Sản xuất trong doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố nên ở mỗi thời điểm khác nhau ,giá thành công xưởng của thành phẩm không giống nhau.Vì vậy cần xác định chính xác giá thành công xưởng thực tế của thành phẩm xuất kho .Để xác định giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho cho kế toán có thể sử dụng 1 trong các phương pháp hạch toán sau(Vì công ty may Thăng Long là doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng và việc xuất nhập thành phẩm xẩy ra thường xuyên nên chỉ áp dụng 1 trong 2 phương pháp ): - Tính theo đơn giá thực tế tồn đầu kỳ: Theo phương pháp này trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho được tính bằng công thức: Trị giá hàng hoá xuất kho =(Số lượng hàng hoá xuất kho)H(Đơn giá mua thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ) - Tính theo phương pháp bình quân gia quyền : Theo phương pháp này trước hết phải tính đơn giá bình quân của hàng luân chuyển trong kỳ theo công thức. Đơn giá Trị giá mua thực tế của hàng tồn đầu kỳ +Trị giá mua thực tế hàng nhập bình quân Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Trị giá thực tế hàng xuất kho=(Đơn giá bình quân) H( Số lượng hàng xuất kho) Nhưng do việc tính giá thành thực tế thành phẩm nhập kho thường thực hiện vào cuối kỳ hạch toán ,nên để theo dõi chi tiết tình hình biến động của thành phẩm trong kỳ kế toán sử dụng giá hạch toán. Doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để ghi chép kịp thời tình hình biến động hàng ngày của thành phẩm một cách ổn định .Giá hạch toán có thể là giá thành thực tế kế hoạch hoặc giá nhập kho thống nhất mà doanh nghiệp quy định . Mục đích của việc sử dụng giá hạch toán là nhằm đơn giản hoá công tác kế toán trong các doanh nghiệp có nghiệp vụ xuất nhập kho thành phẩm nhiều ,thường xuyên và giá thành biến động lớn . Theo cách này ,hàng ngày kế toán ghi sổ chi tiết về nghiệp vụ xuất nhập kho thành phẩm theo giá hạch toán .Đến cuối kỳ hạch toán sau khi tính được giá thành thực tế thành phẩm nhập kho ,kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế,đồng thời xác định giá thực tế thành phẩm xuất bán trong kỳ và tồn kho cuối kỳ .Công thức sau: Giá thực tế thành Giá hạch toán thành Hệ số giá phẩmxuất kho trong kỳ phẩm xuất kho trong kỳ thành phẩm Hệ số giá Giá thực tế thành phẩm tồn đầu kỳ+Giá thực tế thành phẩm nhập trong kỳ thành phẩm Giá HT thành phẩm tồn đầu kỳ + Giá HT thành phẩm nhập trong kỳ 2. Kế toán thành phẩm. 2.1 Chứng từ sử dụng. Mọi nghiệp vụ biến động của thành phẩm đều phải được ghi chép ,phản ánh vào chứng từ ban đầu ,nhằm thiết lập một hệ thống thông tin ban đầu hợp lệ ,hợp pháp cho kế toán ghi sổ. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành số 1141/TT/QĐKT ngày 01/11/1995 của bộ tài chính các chứng từ kế toán thành phẩm sử dụng chủ yếu là :Phiếu nhập kho 01-VT ; phiếu xuất kho 02-VT; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03-VT; biên bản kiểm kê vận chuyển vật tư ,sản phẩm hàng hoá 08-VT; hoá đơn kiêm phiếu xuất kho 02-BH; thẻ kho 06-VT .Từ ngày 01/01/1999 có thêm hoá đơn giá trị gia tăng .Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể sử dụng thêm một số chứng từ có tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm 05-VT; phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 06-VT ... để giúp kế toán và người quản lý có thêm những thông tin và chỉ tiêu cần thiết cho quản lý. Đối với chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời ,đầy đủ và chính xác .Chứng từ về thành phẩm nói riêng phải tuân theo chế độ hiện hành và quy định cụ thể của doanh nghiệp ,phải đảm bảo nguyên tắc cập nhật của chứng từ và điều quan trọng là chứng từ phải là bằng chứng đáng tin cậy để ghi sổ kế toán và căn cứ để xem xét ,kiểm tra tình hình tăng giảm thành phẩm cũng như các loại vật tư ,tài sản và tiền vốn của doanh nghiệp. Tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm. Để đảm bảo mối quan hệ đối chiếu ,kiểm tra giữa phòng kế toán và thủ kho thành phẩm ,mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hạch toán chi tiết thành phẩm .Nội dung kế toán chi tiết thành phẩm cần phải theo dõi cụ thể cho từng nhóm ,thậm trí có thể đến từng thứ thành phẩm ở từng kho trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị .Mỗi doanh nghiệp dựa vào đặc điểm riêng của mình mà lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết cho phù hợp.Hiện nay kế toán chi tiết thành phẩm được tiến hành theo 1 trong 3 phương pháp sau: *Theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp này sẽ phù hợp với doanh nghiệp có ít chủng loại thành phẩm luân chuyển qua kho nhưng mật độ nhập ,xuất thành phẩm dày đặc ,với hệ thống kho tàng được bố trí tập trung ,đồng thời doanh nghiệp phải có điều kiện về lao động kế toán để thực hiện . - Tại kho : Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập ,xuất kho thành phẩm ,thủ kho tiến hành phản ánh tình hình nhập ,xuất kho thành phẩm vào thẻ kho về mặt số lượng .Mỗi chứng từ được ghi một dòng vào thẻ kho .Thẻ kho phản ánh từnh loại thành phẩm có trong kho.Cuối ngày tính ra số tồn kho và làm căn cứ để đối chiếu với kế toán thành phẩm .Định kỳ (từ 3 đến 5 tháng ) thủ kho gửi các chứng từ nhập ,xuất khothành phẩm đã được phân loại cho kế toán thành phẩm . - Tại phòng kế toán : Kes toán thành phẩm sử dụng sổ(thẻ) kế toán chi tiết thành phẩm để ghi chép tình hình biến động thành phẩm theo từng loại tương ứng với thẻ khotheo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị .Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết thành phẩm và tiến hành đối chiếu kiểm tra với thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng .Đồng thời kế toán lập bảng kê tổng hợp nhập ,xuất kho thành phẩm để đối chiếu với kế toán tổng hợp về mặt giá trị . Sơ đồ 1:Hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song. Phiếu nhập kho Kế toán tổng hợp nhập-xuất tồn Bảng tổng hợp nhập,xuất T/P Phiếu xuất kho Thẻ kho Thẻ(sổ)chi tiết T/P Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối ứng Phương pháp ghi thẻ song song là một phương pháp đơn giản ,dễ làm ,nếu trong điều kiện sản xuất lớn áp dụng phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian ,công sức do còn ghi trùng về chỉ tiêu số lượng .Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kịp thời của kế toán. Theo phương pháp đối chiếu luân chuyển: Phương pháp đối chiếu luân chuyển được hình thành trên cơ sở cải tiến một bước phương pháp thẻ song song .Theo phương pháp này ở kho vẫn mở thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng đối với từng thành phẩm. Tại phòng kế toán : Kế toán lập bảng kê nhập ,xuất là bảng kê chứng từ nhập xuất kho theo từng loại thành phẩm .Bảng kê này được ghi theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị . Cuối tháng kế toán căn cứ vào dòng cộng ở các bảng kê nhập ,xuất theo từng loại thành phẩm cả về chỉ tiêu số lượng và giá trị .Sổ đối chiếu luân chuyển được lập theo từng kho .Sau đó kế toán căn cứ vào sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu với thẻ kho phần số lượng và kế toán tổng hợp phần giá trị . Ưu điểm : áp dụng sổ đối chiếu luân chuyển ,công việc ghi chép của kế toán chi tiết thành phẩm được giảm nhẹ do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Nhược điểm: Toàn bộ công việc ghi chép ,tính toán ,kiểm tra dồn hết vào cuối tháng nên số lượng cung cấp không kịp thời ,công việc hạch toán lập báo cáo hàng tháng bị chậm trễ . Phương pháp này được áp dụng ở doanh nghiệp có chủng loại không nhiều ,khối lượng thành phẩm xuất ,nhập ,tồn không thường xuyên và là doanh nghiệp có quy mô vừa . Sơ đồ 2: hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp đối chiếu luân chuyển . Bảng kê nhập Phiếu nhập kho Kế toán tổng hợp Thẻ kho Sổ đối chiếu luânchuyển Phiếu xuất kho Bảng kê xuất Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Theo phương pháp sổ số dư. Phương pháp sổ số dư là một bước cải tiến căn bản trong việc tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm .Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ cuả thủ kho với việc ghi chép của phòng kế toán và trên cơ sở đó ,ở kho chỉ hạch toán về số lượng và phòng kế toán chỉ hạch toán về giá trị của thành phẩm .Như vậy đã xoá bỏ được việc ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán ,tạo điều kiện để việc kiểm tra thường xuyên và có hệ thống của kế toán đối với thủ kho và số liệu đảm bảo chính xác kịp thời. - Tại kho: Ngoài việc phản ánh các phiếu nhập kho ,phiếu xuất kho vào thẻ kho giống như hai phương pháp trên thì thủ kho còn phải tiến hành phân loaị chứng từ (chứng từ nhập riêng ,chứng từ xuất riêng theo từng loại thành phẩm) rồi định kỳ bàn giao lại cho kế toán kèm theo phiếu giao nhận chứng từ .Ngoài ra cuối tháng thủ kho sau khi tính số dư theo từng loại thành phẩm còn phải phản ánh vào sổ số dư .Sổ số dư được kế toán mở cho từng kho và cả năm ,trong đó chỉ phản ánh số dư của tựng loại thành phẩm . Sổ này do kế toán giữ và được giao cho thủ kho vào ngày cuối tháng để ghi sổ. - Tại phòng kế toán : Định kỳ sau khi nhận được các chứng từ do thủ kho bàn giao ,kế toán phải tiến hành kiểm tra phân loại chứng từ đó đồng thời tính ra đơn giá hạch toán để ghi vào cột số tiền trên giấy giao nhận chứng từ .Cuối tháng trên cơ sở phiếu giao nhận chứng từ tiến hành lập bảng luỹ kế nhập ,xuất ,tồn thành phẩm đồng thời đối chiếu số liệu của phần kế toán tổng hợp và đối chiếu với sổ số dư. Ưu điểm :Công việc được giàn đều theo định kỳ trong tháng ,khối lượng ghi chép được giảm nhiều ,không ghi trùng lặp chỉ tiêu khối lượng .Sử dụng phương pháp này sẽ tăng cường trách nhiệm của cả thủ kho và kế toán. Nhược điểm: Khó nhận biết được sự biến động của loại thành phẩm cũng như số lượng hiện có về kế toán chỉ ghi sổ theo chỉ tiêu giá trị .Khi kiểm tra đối chiếu mà có sự sai lệch giữa kho và kế toán thì việc kiểm tra ,phát hiện sai xót,lầm lẫn rất khó. Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với doanh nghiệp có chủng loại thành phẩm nhiều ,việc nhập xuất thành phẩm theo hệ thống giá hạch toán ,hệ thống kho tàng tổ chức phân tán ,nghiệp vụ quản lý kho tàng vững vàng . Đồng thời trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán và cán bộ quản lý đạt trình độ nhất định. Trách nhiẹm của mỗi người ghi chép phải đảm bảo chính xác ,trung thực và khách quan. Sơ đồ 3:hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp sổ số dư. Bảng luỹ kế nhập xuất tồn thành phẩm Phiếu giao nhận chứng từ Phiếu giao nhận chứng từ nhập Phiếu xuát kho Thẻ kho Phiếu nhập kho Kế toán tổng hợp Sổ số dư Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Kế toán tổng hợp thành phẩm. Để hạch toán thành phẩm kế toán có thể sử dụng 1 trong 2 phương pháp :Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ ,tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại doanh nghiệp cụ thể. Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo phương pháp này tài khoản thành phẩm được ghi chép một cách kịp thời ,phản ánh tình hình biến động tăng giảm của thành phẩm . Ưu điểm : Tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể biết được giá trị thành phẩm tồn kho. Nhược điểm: Đòi hỏi kế toán phải thường xuyên ghi chép ,phản ánh lên tài khoản ,do vậy khối lượng công việc kế toán rất nhiều . Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị lón,đặc tính ký thuật riêng biệt . Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tổng hợp thành phẩm kế toán thành phẩm sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 155: Thành phẩm Kết cấu: + Bên nợ: Phản ánh thực tế của các thành phẩm nhập kho. + Bên có: Giá thành thực tế bình quân của thành phẩm giảm trong kỳ. + Dư nợ : Phản ánh giá thành thực tế của các loại thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Tài khoản này không có tài khoản cấp 2 nhưng được mở chi tiết cho từng loại thành phẩm. Tài khoản 157: Hàng gửi đi bán . Kết cấu: + Bên nợ: Phản ánh tri giá thực tế của thành phẩm đã gửi đi cho khach hàng nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán. + Bên có: Kết chuyển giá tri thực tế của thành phẩm đã được gửi đi đã được xác nhận là tiêu thụ sang tài khoản 632. + Dư nợ: Trị giá thành phẩm đã gửi đi chưa được tiêu thụ còn lại cuối kỳ Tài khoản này không có tài khoản cấp 2 nhưng nó mở chi tiết để theo dõi với từng đại lý ,từng khách hàng một. Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán. Kết cấu: + Bên nợ: Phản ánh giá vốn hay trị giá thực tế của thành phẩm đã xác định tiêu thụ . + Bên có: Phản ánh trị giá thực tế của thành phẩm bị trả lại. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Nội dung hạch toán: Việc thực hiện hạch toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên có thể được khái quát theo sơ đồ sau: Tài khoản154 TK155(theo giá thực tế) TK157,632 Giá thành sản xuất của Xuất bán ,đổi ,biếu ,tặng thành phẩm nhập kho. hoặc dùng trả lương thưởng TK157,632 TK138,642,821 Hàng bán bị trả lại Giá trị thiếu khi kiểm kê TK642,3381 TK412 Thành phẩm thừa phát hiện Đánh giá giảm kiểm kê TK412 TK128 Đánh giá tăng Xuất góp liên doanh ngắn hạn TK222 Xuất góp vốn liên doanh dài hạn Theo phương pháp kiểm kê định kỳ. - Đặc điểm:Theo phương pháp này ,tình hình biến động của thành phẩm không được phản ánh kịp thời và tài khoản thành phẩm chỉ được phản ánh thành phẩm vào cuối kỳ .Vì vậy phương pháp kiểm kê định kỳ không cho biết tình hình hiện có.,biến động của thành phẩm tại bất kỳ thời điểm nào trong kỳ .Muốn xác định được giá trị thành phẩm xuất bán phải dựa vào kết quả kiểm kê. - Phương pháp này mặc dù giảm nhẹ việc ghi chép nhưng không cung cấp thông tin một cách kịp thời cho quản lý . Vì vậy phương pháp này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thành phẩm có giá trị đơn vị nhỏ ,thường xuyên xuất bán. Tài khoản sử dụng: + TK155 – Thành phẩm :Dùng để bán tri giá thành phẩm tồn kho. Kết cấu: Bên nợ:Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn đầu kỳ. Dư nợ: Trị giá thành phẩm tồn kho. +TK157 - Hàng gửi đi bán :Dùng để phản ánh trị giá hàng gửi đi bán Kết cấu: Bên nợ: Phản ánh trị giá hàng gửi đi bán hiện còn cuối kỳ. Bên có: Kết chuyển trị giá hàng gửi bán đầu kỳ. Dư nợ: Trị giá hàng hiẹn còn đang gửi bán . + TK632- Giá vốn hàng bán: Phản ánh tri giá vốn của hàng bán trong kỳ. Kết cấu: Bên nợ: Trị giá thành phẩm chưa tiêu thụ đầu kỳ và sản xuất hoàn thành trong kỳ. Bên có: Kết chuyển trị giá hàng chưa tiêu thụ cuối kỳ và tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản này không có số dư. TK155,157 TK632 TK155,157 Kết chuyển giá trị thành Kết chuyển giá trị thành phẩm phẩm chưa bán được chưa bán được cuối kỳ trong kỳ TK911 Kết chuyển giá vốn của các thành TK631 phẩm đã bán được trong kỳ Giá thành phẩm hoàn thành TK138 ,có thể bán trong kỳ Kết chuyển trị giá của thành phẩm xuất không phải bán trong kỳ 3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. 3.1 Tổ chức chứng từ kế toán và hạch toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng. Để hạch toán tiêu thụ thành phẩm kế toán phải căn cứ vào các chứng từ bán hàng .Một số chứng tưừ được sử dụng chủ yếu là :hoá đơn giá tri gia tăng; hoá đơn bán hàng 01a- BH ; hoá đơn kiểm phiếu xuất kho...Việc lập chứng từ bán hàng phải tuỳ thuộc vào loại hàng để chọn mẫu chứng từ thích hợp trong chỉ tiêu bán hàng .Căn cứ vào chứng từ bán hàng đã lập ,thủ kho hoặc người bán hay tại phân xưởng sản xuất sẽ giao nhận hàng với khách hàng . Việc tổ chức chi tiết nghiệp vụ bán hàng cần phải có sự căn cứ vào đối tượng cần chi tiết tức là ngành hàng kinh doanh và loại hình kinh doanh được tổ chức trong doanh nghiệp và yêu cầu báo cáo hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Căn cứ vào điều kiện trên kế toán mở sổ chi tiết bán hàng .Sôe này phải phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của tài khoản doanh thu bán hàng ,phản ánh các quan hệ đối ứng chủ yếu của tài khoản doanh thu và cho biết những thông tin cần thiết của hàng bán cũng như doanh thu thuần,giá vốn hàng bán và các khoản trừ doanh thu ,thuế giá trị gia tăng phải nộp và các khoản làm giảm trừ doanh thu . 3.2 Kế toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng . Tài khoản sử dụng. - Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng ,được dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện được trong một kỳ sản xuất kinh doanh . Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2 : + Tài khoản 5111 : Doanh thu bán hàng hoá. + Tài khoản 5112 : Doanh thu bán các thành phẩm. + Tài khoản 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ. + Tài khoản 5114 : Doanh thu trợ cấp trợ giá. - Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ ,phản ánh doanh thu tiêu thụ giữa các đơn vị thành viên trong tổng công ty hay giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị cấp dưới. Tài khoản 512 có 3 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 5121: Doanh thu bán hàng hoá. + Tài khoản 5122: Doanh thu bán các thành phẩm. + Tài khoản 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ. Kết cấu của tài khoản này giống kết cấu của tài khoản 511. - Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại ,tài khoản này phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511,512 để giảm doanh thu. - Tài khoản 532: Giảm giá bán hàng . Tài khoản này phản ánh số tiền giảm giá cho khách hàng và kết chuyển số tiền giảm giá sang tài khoản 511,512 để giảm doanh thu bán hàng . - Tài khoản 3331: Thuế giá tri gia tăng phải nộp.Dùng để phản ánh số thuế giá tri gia tăng (GTGT) đầu ra ,số thuế GTGT phải nộp ,số thuế GTGT đã nộp và số còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu tr._.ừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp hạch toán. - Khi bán hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế ,kế toán viết hoá đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT ,phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có),thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán và phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng ,cung cấp dịch vụ(chưa có thuế GTGT)ghi: Nợ tài khoản 111,112,131... (Tổng giá thanh toán). Có tài TK 511 Doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT)hoặc TK512. - Khi bán hàng dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT ,hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp ,kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán (giá đã có thuế) ghi: Nợ tài khoản 111,112,131... Có TK511- doanh thu bán hàng (tổng giá thanh toán). Có TK 512- doanh thu bán hàng nội bộ(tổng giá thanh toán). - Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính bất thường thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khẩutừ thuế như :Thu về cho thuê TSCĐ ;thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ ... ghi: Nợ TK 111,112,138... (tổng giá thanh toán). Có TK 711,721 (giá chưa có thuế GTGT). Có TK 3331- thuế GTGT phải nộp(TK 33311). - Đối với trường hợp cho thuê TSCĐ theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho 1 thời hạn thuê. Kế toán xác định doanh thu cung cấp dịch vụ là giá cho thuê chưa có thuế ,ghi: Nợ TK 111,112 (tổng số tiền nhận trước ) . Có TK 511- doanh thu chưa có thuế . Có TK 3331- thuế GTGT phải nộp. Trường hợp bán hàng đại lý ,doanh nghiệp được hưởng hoa hồng và không phải kê khai thuế GTGT .Doanh thu bán hàng là số tiền hoa hồng được hưởng .Khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý ,kế toán ghi vào Nợ TK 003- hàng hoá vật tư nhận bán hộ ,ký gửi . Khi bán hàng thu được tiền hoặc khách hàng đã chập nhận thanh toán ,kế toán ghi: Nợ TK 111,112,131... Có TK 511 (số tiền hoa hồng). Có TK 331- Phải trả cho người bán (số tiến bán hàng trừ hoa hồng). Đồng thời có ghi TK 003. Bán hàng trả góp ,kế toán ghi doanh số bán thông thường ở TK 511,số tiền khách hàng phải trả cao hơn doanh số bán hàng thông thường ,khoản thu đó được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính. + khi xuất háng giao cho người mua ,phản ánh giá vốn hàng tiêu thụ. Nợ TK 632 Có TK 155,154. + Phản ánh số thu của hàng trả góp . Nợ TK 111,112 :Số tiền người mua thanh toán lần đầu . Nợ TK 131 : Tổng số tiền phải thu ở khách hàng. Có TK 511: Doanh thu tính theo giá bán trả một lần. Có TK 711: Tổng số lợi tức trả chậm . Có TK 3331(33311): tính trên giá bán trả một lần. + Số tiền gốc và lãi ở các kỳ sau do người mua thanh toán. Nợ TK 111,112 Có TK 131 Phương thức bán hàng qua đại lý ký gửi : + Chuyển hàng cho cơ sở nhận làm đại lý hay bán ký gửi: Nợ TK 157 Có TK 154,155 + Khi bán hàng phản ánh doanh thu và thuế GTGT Nợ TK 111,112,131 :Tổng giá bán Có TK 511 Có TK 3331 + Kết chuyển giá vốn hàng đại lý ,ký gửi đã bán được Nợ TK 632 Có TK 157 + Phản ánh hoa hồng trả cho cơ sở nhận đại lý ,ký gửi. Nhận hoa hồng trên giá bán không có thuế GTGT Nợ TK 641 :Hoa hồng đã trả cho đại lý ,ký gửi Có TK 131 : Tổng số hoa hồng Nhận hoa hồng trên giá bán có thuế GTGT Nợ TK 641 : Hoa hồng đã trả cho đại lý, ký gửi Nợ TK 3331(33311):Thuế GTGT tính trên hoa hồng Có TK 131 :Tổng số hoa hồnh có thuế GTGT trả cho đại lý Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng. + Khi xuất hàng trao đổi ,ghi nhận doanh thu Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331 + Khi nhập hàng của khách Nợ TK 155 Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131 Hoặc Có TK 331 Nếu ghi vào TK 331 ,cuối kỳ phải đối chiếu để bù trừ Nợ TK 331 Có TK 131 - Trường hợp dùng hàng hoá ,vật tư sử dụng nội bộ cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT .Kế toán xác định doanh thu của số hàng này tương ứng với chi phí sản xuất hoặc hàng hoá để ghi vaò chi phí sản xuất kinh doanh hoặc bằng nguồn kinh phí. Nợ TK 621,627,641,642 Có TK 512 Đồng thời ghi thuế GTGT Nợ TK 133 Có TK 333 - Khi sử dụng thành phẩm để biếu tặng căn cứ vào chứng từ liên quan ,kế toán phản ánh doanh thu của sản phẩm đem đi biếu tặng ,Ghi: Nợ TK 641,642 Có TK 511 Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Trường hợp trả lương cho công nhân viên Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên Có TK 512- Doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Nợ TK 641,642 Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng phúc lợi Nợ TK 161- Chi sự nghiệp Có TK 3331 Có TK 512- (Chi phí sản xuất ra sản phẩm ) - Thành phẩm bán ra thuộc diện tinhá thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt .Kế toán xác định thuế XNK và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Nợ TK 511,512 Có TK 333(3332,3333) - Trong quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp bán lẻ so sánh giữa doanh thu bán hàng với số tiền thực nộp. Nếu số tiền thực nộp nhỏ hơn doanh thu bán hàng Nợ TK 111 (Số tiền thực nộp) Nợ TK 138 (Số tiền thiếu) Có TK 511 Nếu số tiền thực nộp lớn hơn doanh thu bán hàng Nợ TK 111 (Số tiền thực nộp) Có TK 511 Có TK 338 (Số tiền thừa ) Cuối kỳ ,kế toán tính ,xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ. + Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ . + Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước trong kỳ ghi. Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp Có TK 111,112 Trường hợp đơn vị được giảm thuế GTGT + Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp Nợ TK 3331-Thuế GTGT phải nộp Có TK 721- Thu nhập bất thường + Nếu số thuế GTGT được giảm trừ được ngân sách nhà nươc trả lại bằng tiền,ghi Nợ TK 111,112 Có TK 721 Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại ,kế toán ghi + Phản ánh doanh thu của số hàng bán bị trả lại ,ghi Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Có TK 111,112,131 + Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại nhập kho ,ghi Nợ TK 155 Có TK 632- Giá vốn hàng bán 3.3 Kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng cách so sánh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra gồm :Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; giá vốn hàng bán. Chi phí bán hàng TK 641:Được dùng để phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm trong kỳ. TK 641 có các TK cấp 2 sau: TK 6411 :Chi phí nhân viên. TK 6412 : Chi phí vật liệu bao bì. TK 6413 : Chi phí dụng cụ ,đồ dùng. TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6415 : Chi phí bảo hành. TK 6417 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác. Phương pháp hạch toán. - Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên ,chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. TK 334,338 TK 642 TK 111,138 Chi phí nhân viên Giảm chi phí TK 152,153 Chi phí vật liệu ,công cụ ,dụng loại phân bổ một lần TK 142,335 TK 142(1422) Trích trước,phân bổ các khoản Chi phí quản lý doanh chi phí trả trước vào chi phí kỳ nghiệp chuyển sang kỳ sau này TK 214 TK 911 Trích khấu hao TSCĐ TK 333 Các khoản thuế,phí,lệ phí phải nộp cho ngân sách nhà nước TK 139,159 Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ khó đòi TK 331 TK 133 Kết chuyển chi phí quản lý TK 111,112 doanh nghiệp để tính kết quả kinh doanh kỳ này Các khoản chi phí khác - Kế toán chi phí quản lý trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ ,chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. TK 334,338 TK 642 TK 111,138 Ghi giảm chi phí TK 611 TK 142,335 TK 142(1422) Chi phí quản lý quản lý DN chuyển sang kỳ sau TK 214 TK 911 TK 333 TK 139,159 TK 331 TK 111,112 Kết chuyển chi phí QLDN để tính kết quả kinh doanh kỳ này Kế toán kết quả tiêu thụ. Tài khoản sử dụng 911: “xác định kết quả kinh doanh” để xác định toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp .Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại hoạt động .Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh . Phương pháp hạch toán . TK 632 TK 911 TK 511,512 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần TK 641 Kết chuyển chi phí bán hàng TK 642 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp TK 142(1422) Chi phí bán hàng ,chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ trước tính cho kỳ này TK 421 TK 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ III. hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Để tiến hành công tác kế toán ,mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm của mình để lựa chọn hình thức sổ cho phú hợp. Hiện nay trong kế toán có 4 hình thức sổ kế toán là :nhật ký chứng từ ,nhật ký chung ,nhật ký sổ cái và chứng từ ghi sổ. Mỗi hình thức có ưu nhược điểm khác nhau, có điều kiện vận dụng khác nhau và hệ thống sổ sách cũng khác nhau. Trong phần này em chỉ nêu hệ thống sổ và trình tự hạch toán cho kế toán thành phẩm ,tiêu thụ thành phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh theo hình thức nhật ký- chứng từ. Đây cũng là hình thức hiện nay công ty may Thăng Long đang áp dụng .Hình thức này gồm: - Bảng kê số 8: Phản ánh tập hợp tình hình nhập ,xuất ,tồn kho thành phẩm theo giá thực tế và giá hạch toán. - Bảng kê số 10: Dùng để theo các loại thành phẩm ,hàng hoá gửi đại lý ,hoặc giao cho người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. - Bảng kê số 11:Dùng để theo dói tình hình thanh toán tiền hàng với người mua và người đặt hàng . - Sổ chi tiết theo dõi các TK 511,632,911 -Nhật ký chứng từ số 8: Dùng để phản ánh các phát sinh có của các TK 155,TK 156,TK 131,TK 511, TK 512, TK 521, TK 531, TK 632, TK 641, TK 642, TK 711, TK 721, TK 811, TK 911. Đây là sổ tổng hợp phản ánh tình hình thanh toán với khách hang và xác định kết quả tiêu thụ . sơ đồ hạch toán tiêu thụ theo hình thức nhật ký-chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Các sổ chi tiết TK632,511,911 Chứng từ gốc Chứng từ bán hàng Chứng từ thanh toán Nhật ký chứng từ số 8 Báo cáo tài chính Sổ các TK632,511,641,642 Bảng kê số 8,10,11 Phần hai Thực trạng công tác hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty may thăng long đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty may thăng long. Tên gọi : Công ty may Thăng Long . Tên giao dịch quốc tế: Thang Long Gament Company. Tên viết tắt: Thaloga. Trụ sở của công ty: 250 Minh Khai- Hai Ba Trưng-Hà Nội. 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. _Công ty may Thăng Long(Thaloga) là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty Dệt-May Việt Nam,được thành lập ngày 8-5-1958 hiện đóng tại 250 Minh Khai-Hà Nội .Công ty ra đời trong bối cảnh miền bắc được hoàn toàn giải phóng,bước vào thời kỳ phục hồi và cải tạo nền kinh tế.Khi chuẩn bị thành lập Bộ ngoại thương giao nhiệm vụ cho tổng công ty nhap khẩu thủ công mỹ nghệ nghiên cứu thành lập. Cuối năm 1958 hàng may mặc của Việt nam do công ty may Thăng Long sản xuất lần đầu tiên có mặt trên thị trường Liên Xô,đã chiếm lĩnh được thị trường và thu hút được nhiều người tiêu dùng ở Matxcơva.Sản phẩm chủ yếu lúc bấu giờ là:Chẻmin,Pigama,măng tô nam,nữ... Đến ngày 15-12-1958 công ty đã hoàn thành xuất sắc kế họach năm đâud tiên ủa mình với tổng sản lượng là 391192 sản phẩm so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đạt 112.8% ,giá trị tổng sản lượng tăng 840.882. Bước vào thực hiện 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)công ty đã có một số chuyển biến lớn: Chuyển tất cả các tổ hợp phân tán về cùng một địa điểm ,trang bị thêm một số máy đạp chân và một số công cụ khác . Hàng hoá của công ty đã được xuất khẩu sang một số nước như: Đức ,Tiệp khắc ,Mông cổ ... Năm 1966 là năm Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh ra miền Bắc ,các đơn vị sản xuất phải phân tán ,nguồn vật tư ,nguyên liệu phục vụ sản xuất còn thiếu nhưng lãnh đạo công ty đã từng bước tháo gỡ nên sản lượng vẫn hoàn thành mức kếa hoạch ddược giao 1.200.000 sản phẩm ,công ty đạt 1.262.000 sản phẩm với tỷ lệ 105.19%. Các năm tiếp theo mỹ điên cuồng đánh phá làm cho công ty khó khăn nghiêm trọng trong sản xuáat (có tháng chỉ còn 40% giờ sản xuất...)do đó số lượng chỉ đạt xấp xỉ kế hoạch đặt ra. Trong những năm 40 công ty đã phải 4 lần thây đổi cơ quan chủ quản ,4 lần thay đổi địa điểm ,5 lần phải thay đổi cán bộ chủ trí . Tuy nhiên công ty vẫn có những bước tiến mạnh mẽ để bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai của một ddất nước thống nhất . Năm 1990 thời kỳ đổi mới ,khi cơ chế bao cấp được xoá bỏ các doanh nghiệp bước vào cơ chế thị trường ,tiến hành mạnh mẽ công cuộc đổi mới . Công ty may Thăng Long cũng không nằm ngoài cơn lốc đó .Hơn nữa trong lúc này một thị trường lớn của công ty bị tan rã đó là Đông Đức .Trước những vấn đề nổi cộm đó ,công ty đã quyết định đầu tư ,trang bị thêm máy móc ,thiết bị , sắp xếp lại sản xuất ,cải tiến lại bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý mới. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh tiếp thị ,tìm thêm thị trường mới ,tập trung vào Tây âu ,Nhật Bản và chú ý hơn nữa thij trường may nội địa. Với kết quả thu được đáng kể trong quả trình đổi mới ,năm 1991 công ty may Thăng Long là đơn vị đầu tiên trong ngành may được nhà nước cấp giấy phép xuáat khẩu trực tiếp ,tạo được thế chủ động ,giảm phiền hà ,tiết kiệm chi phí... Đến nay công ty đã sáng tạo hàng trăm mẫu mã đẹp ,mới lạ để xuất khẩu và bán trên thị trường nội địa,ngoài ra công ty còn nhận ra công ,thêu ,mài...hàng năm ,công ty xuất từ 8-9triệu sản phẩm trong đó xuất khẩu chiếm 80% ,sản phẩm của công ty có mặt tại hơn 30 nước trên thế giới. Điều đó đã khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng của công ty trên thị trường . Công ty may Thăng Long từ khi thành lập đến nay ,42 năm trưởng thành và phát triển ,công ty đã vươn lên là một doanh nghiệp đứng đầu ngành dệt may Việt Nam. Nhiêm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ của công ty đặt ra là vừa nghiên cứu ,vừa thiết kế mẫu ,vừa tiến hành sản xuất đồng thời vừa tiêu thụ ,công ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước ,mang lại cho ngân sách nhà nước một khối lượng ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu các mặt hàng sản xuất. Với quan điểm sáng tạo ,sự đổi mới dám nghĩ ,dám làm của đội ngũ cán bộ công ty may Thăng Long mấy chục năm qua đã đưa công ty phát triển lớn mạnh. Vừa sản xuất làm ăn có hiệu quả , vừa làm tốt công tác xã hội ,giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhất là lao động nữ . Từ năm 1991 công ty đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang hơn 30 nước trên thế giới cả những thị trường “khó tính” như Nhật Bản ,Hàn Quốc ,Pháp,CHLB Đức ,HồngKông ,Hà Lan ,Thuỵ Điển,Đài Loan...Ngoài ra công ty còn có các cơ sở sản xuất nhựa và kinh doanh kho ngoại quan ,phục vụ ngành dệt may Việt Nam đóng tại Hải Phòng ,với tổng số tiền là 16 tỷ (trong đó vốn từ ngân sách nhà nước cấp là 12 tỷ) .Công ty đã có một năng lực sản xuất dồi dào ,khoảng 5.100.00 sản phẩm mỗi năm. Những mặt hàng sản xuất chủ yếu hiện nay của công ty đã và đang tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước như: + Quần áo bò + Quần áo sơ mi bò mài + áo sơ mi cao cấp + áo khoác các loại + áo Jacket + Quần áo trẻ em các loại ... Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển ,hnu cầu của người tiêu dùng đã có sự đổi mới ,họ từ nhu cầu ăn no mặc ấm sang nhu cầu ăn ngon mặc đẹp .Nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng và đi sâu nghiên cứu thị trường ,công ty đã tiến hành đầu tư thêm các loại trưng thiết bị máy móc hiịen đại để sản xuất ra các mặt hàng trung và cao cấp .Kiểu dáng của công ty thiết kế đẹp ,hợp kiều dáng và thị hiếu người tiêu dùng nên thi trường tiêu thụ của nó rất rộng lớn . Khi sản phẩm sản xuất ra đem đi tiêu thụ trên thi trường nội địa bao giờ cũng đợc công ty nghiên cứu ,xem xét kỹ lưỡng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng sau đó mới thiết kế mẫu mã rồi tiến hành sản xuất .Sản phẩm của công ty sản xuất ra để tiêu dùng nội địa chủ yếu là các loại mặt hangd như: quần áo bò ,quần âu ,áo sơ mi cao cấp,áo Jacket ,quần áo tre em... Sản phẩm được thiết kế hợp với kiểu dáng ,kích cỡ của người tiêu dùng trong nước và được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Công ty đã đặt đại lý ở nhiều nơi trên toàn quốc ,nhưng chủ yếu là tại các khu vực thành thị vì đa số là hàng trung và cao cấp. Sản phẩm dùng để xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80% tổng giá tri sản xuất) : Công ty đã chú trọng tổ chức công tác tiêu thụ ,giới thiệu sản phẩm ở nhiều nước khác nhau ,cho đến nay công ty đẫ có bạn hàng quen thuộc trên 30 nước khác nhau như: Pháp,Nhật ,HôngKông ,Đài loan ... Nhờ có dây chuyền hiện đại như máy thêu điện tử ,máy bỏ túi tự động ,hệ thống thiết kế bằng máy vi tính... nên đã chiếm được cảm tình của nhiều khách hàng trên thế giới . Công ty sản xuất sản phẩm để xuất khẩu theo đơn đặt hàng hoặc cũng có thể sản xuất để xuất khẩu trực tiấp theo từng thị hiếu của từng quốc gia khác nhau. Ngoài ra công ty còn có xưởng sản xuất nhựa và kho ngoại quan ở Hải Phòng ,chủ yếu là để tiêu dùng nội bộ ,số còn lại để bán ra bên ngoại Một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong các năm qua. Chỉ tiêu Đơn vi tính Năm 1996 Năm1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1.Tổng doanh thu Trđồng 54.846 64.500 86.168 94784,8 104002 2.Kim ngạch XK Tr usd 14 22,5 27 29,7 32,67 3.Giá tri tổng sản lượng Triệu đồng 42.000 66.570 78.675 86.542,5 95.194 4.Tổng lợi nhuận trước thuế Nt 1.885 1.200 1408 1549 1704 5.Nộp ngân sách Nt 1313 1505 3730 4103 4513 6.Vốn cố định trong đó vốn ngân sách cấp Nt 12393 8000 12393 8000 12393 8000 13632 8000 14995 8000 7.Vốn lưu động trong đó vốn ngân sách cấp Nt 3922 3690 4422 4180 4972 4744 5469 5190 6080 5705 8.Lực lượng lao động Người 2145 2003 1930 1935 1950 9.Thu nhập bình quân(đ/người) Tháng 617000 624000 671500 682540 690000 Qua số liệu bảng trên ta thấy 5 năm gần đây công ty đã liên tục làm ăn có hiệu quả :Doanh thu tăng với số lượng lớn qua các năm từ 54.846 triệu đồng năm 96 tăng lên 104002 triệu đồng . Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh làm tăng nguồn ngoại tệ cho quốc gia.Hơn nữa thu nhập bình quân đầu người cũng tăng qua các năm ,càng củng cố lòng tin ,lòng nhiệt tình ,gắn bó với công việc của công nhân viên công ty. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý ở công ty. 2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm . Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất và gia công các mặt hàng may mặc theo quy trình công nghệ từ A đến Z(bao gồm cắt,may ,là ,đóng gói,và nhập kho) với loại máy móc chuyên dùng và số lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải .Tính chất sản xuất của các loại hàng trong công ty là sản xuất phức tạp ,kiểu liên tục ,loại hình sản xuất hàng loạt ,chu kỳ sản xuất ngắn ,quy mô sản xuất lớn .Mô hình sản xuất của công ty bao gồm nhiều xí nghiệp thành viên. Công ty có 7 xí nghiệp thành viên phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm . Trong mỗi xí nghiệp may lại chia làm 5 bộ phận khác nhau. + Văn phòng xí nghiệp . + Tổ cắt. + Tổ may. + Tổ hoàn thành . +Tổ bảo quản. Ngoài các xí nghiệp chính phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ,công ty còn tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh như xí nghiệp phụ trợ ,cửa hàng thời trang. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm May (may cổ,may tay -ghép thành phẩm) Giặt,mài tẩy Cắt(trải vải- đặt mẫu-đánh số-cắt) Nguyên vật liệu (vải) Nhập kho thành phẩm Đóng gói Là Thêu Mô hình tổ chức sản xuất của công ty Tổ bảo quản Tổ hoàn thiện Tổ may Tổ cắt Văn phòng XN P xơn mài XN thêu XN phụ trợ CH thời trang XN may Nam Hải XN may HP XN V XN IV XN III XN II XN I Công ty Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình sản xuất phức tạp ,kiểu liên tục .Sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau . Công ty sản xuất ra nhiều sản phẩm với những chủng loại mẫu mã khác nhau ,nhưng đều phải trải qua 1 quy trình công nghệ như trên. Cụ thể như :Nguyên vật liệu nhận từ khô nguyên vật liệu theo từng chủng loại theo yêu cầu của từng loại mẫu mã khác nhau của từng mặt hàng ,sau đó đưa vào nhà cắt ,vải được trải ra ,đặt mẫu ,đánh số và được cắt thành bán sản phẩm ,tiếp theo nhập kho nhà cắt và chuyển cho các bộ phận may trong xí nghiệp . Tại đây được chia thành nhiều công đoạn :May cổ ,may tay, ghép thân ,hoàn thành sản phẩm (quá trình sản xuất sản phẩm phải sử dụng nguyên vật phụ như chỉ ,khuy...) sản phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận là ,sau đó đóng gói và nhập kho thành phẩm. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty may Thăng Long tổ chức quản lý theo kiểu “chức năng trực tuyến” có nghĩa là phòng ban tham mưu với giám đốc theo từng chức năng ,nhiệm vụ của mình ,giúp ban giám đốc điều hành đưa ra những quyết định đúng đắn ,có lợi cho công ty. Tổng giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất trong công ty,thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty mình. Ngoài công tác phụ trách chung các mặt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh ,tổng giám đốc cần trực tiếp điều hành giám sát các hoạt động của 1 số bộ phận ở công ty. Giám đốc điều hành kỹ thuật : Có nhiệm vụ giúp việc cho tổng giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất ,thiết kế của công ty. Giám đốc điều hành sản xuất : Có trách nhiệm giúp việc cho tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh . Giám đốc điều hành nội chính : Có nhiệm vụ giúp cho tổng giám đốc biết về các mặt đời sống công nhân viên và điều hành xí nghiệp dịch vụ đời sống. Các phòng ban chức năng bao gồm : +Văn phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ quản lý về mặt quân số ,mặt tổ chức của công ty ,tham mưu cho tổng giám đốc về mặt tổ chức . + Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ quản lý ,phác thảo ,tạo mẫu mã các mặt hàng theo đơn đặt hàng của khách và nhu cầu của công ty. + Phòng KCS: Phụ trách công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty ,xây dựng các phương án công nghệ kiểm tra ,đo lường chuẩn bị các phương tiện và điều kiện để đảm bảo chất lượng sản phẩm ,nhằm loại sản phẩm hỏng ,lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm. + Phòng kế toán tài vụ : Có trách nhiệm quản lý sản xuất kinh doanh về mặt số lượng và giá trị .Phân tích và tổng hợp để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh . +Phòng kế toán thị trường : Chịu trách nhiệm nghiên cứu khảo sát thị trường và lập kế hoạch sản xuất cho kịp thời ,đúng thời hạn được ký trong hợp đồng. + Cửa hàng dịch vụ :Làm công tác dịch vụ ,phục vụ thêm cho đời sống của công nhân viên trong công ty. +Trung tâm thương mại và giới thiẹu sản phẩm : Tại đây công ty trưng bày các mặt hàng sản xuất ,vừa giới thiệu sản phẩm vừa bán đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ người tiêu dùng. +Cửa hàng thời trang: Tại đây các mẫu mã quần áo được thiết kế riêng ở xưởng thời trang ,mang tính chất giới thiệu sản phẩm là chính . +Phòng kho: Bao gồm kho nguyên vật liệu ,kho thành phẩm ,nơi bảo quản đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất. +Phòng kế hoạch: Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty may Thăng Long 3. Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty. Đặc điểm. Với đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của công ty ,công tác hạch toán kế toán giữ vai trò quan trọng thực hiện đầy đủ chức năng kế toán của mình ,phản ánh giám đốc quá trình hình thành và vận động của tài sản .Cong tác kế toán tại công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình hạch toán ,từ khâu lập chứng từ ,ghi sổ kế toán để lập hệ thống báo cáo kế toán . Công ty có trang bị máy vi tính nhưng công việc kế toán không hoàn toàn trên máy mà đó chỉ là một phần trợ giúp .Các chứng từ phát sinh được thực hiện song song trên hai phương hướng là ghi sổ và nhập vào máy ,kết quả ghi sổ và trên máy được đối chiếu với nhau . Các báo cáo in ra từ máy nên công việc có giảm bớt nhưng không đáng kể. Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty. Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do bộ tài chính ban hành .Cụ thể: Phiếu nhập kho,phiếu xuất kho,phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ,phiếu báo vật tư ,sản phẩm hàng hoá. Thẻ kho. Phiếu thu ,phiếu chi ,giấy đề nghị tạm ứng ,giấy thanh toán tiền tạm ứng. Biên bản thu tiền ,bản kiểm kê quỹ . Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá TSCĐ. Thẻ TSCĐ,biên bản giao nhận TSCĐsửa chữa lớn hoàn thành . Hoá đơn bán hàng ,hoá đơn kiêm phiếu xuất kho,hoá đơn kiêm vận chuyển nội bộ ,hoá đơn giá trị gia tăng . Hoá đơn dịch vụ ,hoá đơn khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành . Hóa đơn cho thuê nhà ,phiếu mua hàng . Bảng thanh toán hàng gửi đại lý ,thẻ quầy hàng . Bảng chấm công ,bảng thanh toán tiền lương ,bảng thanh toán tiền thưởng . Phiếu nghỉ lương BHXH, bảng thanh toán BHXH. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành . Biên bản điều tra tai nạn lao động. Những chứng từ này được áp dụng ở công ty làm căn cứ ghi sổ kế toán ,cung cấp những thông tin cho quản lý. Tuy nhiên ,đây là những chứng từ mà công ty đang sử dụng,trên thực tế công ty không sử dụng hết các hoá đơn này. Hệ thống tài khoản của công ty: Công ty đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do bộ tài chính ban hành theo quyêts định 1141 QĐ/TC/CĐKT ngày 1/11/1995. Một số tài khoản công ty mở chi tiết nhằm theo dõi phần hạch toán chi tiết. Hình thức kế toán. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chứng từ .Đây là hình thức kế toán phù hợp với quy mô kinh doanh lớn ,loại hình kinh doanh phức tạp phát sinh nhiều ,nếu công ty áp dụng hình thức khác đều mang lại những bất lợi cho công ty .Vì xuất phát từ những đặc điểm kinh doanh quy mô của khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý ,trình độ kế toán . Sau đây là trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Thẻ và sổ kế toán chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng kê Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi cuối tháng. Việc áp dụng hình thức kế toán công ty sử dụng các loại sổ sau: - Sổ chi tiết: Sổ TSCĐ, Sổ chi tiết vật tư, Sổ chi tiết sản xuất kinh doanh ,Sổ chi tiết thanh toán với người mua, Sổ chi tiết doanh thu ,Sổ chi tiết tiền vay, Bảng phân phối tiền lương và bảo hiểm ,Bảng phân bổ nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ,Bảng tính và phân bổ khấu hao. Công ty mở tất cả các sổ cái cho các tài khoản đã đăng ký sử dụng. Theo quy định của nhà nước: + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả kinh doanh . + Thuyết minh báo cáo tài chính. Theo quy định của công ty phục vụ cho việc quản lý nội bộ của công ty. + Báo cáo chi tiết công nợ. + Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh. Sổ kế toán tổng hợp. + Nhật ký chứng từ số 1,2,4,5,7,8,9,10. + Bảng kê số 1,2,4,5,8,10,11. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc (phiếu nhập kho ,phiếu xuất kho) kế toán tiến hành ghi vào bảng kê ,sổ chi tiết ,sổ nhật ký chứng từ .Lấy số liệu tổng cộng ở nhật ký để ghi báo cáo . Như vậy với hình thức kế toán này việc hạch toán được thực hiện dựa trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết .Nhờ đó tạo điều kiện thúc đẩy việc tién hành công tác kế toán kịp thời ,đảm bảo số liệu chính xác đáp ứng yêu cầu trong quản lý. Bộ máy kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ,tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ của nhân viên kế toán .Bộ máy kế toán của công ty may Thăng Long được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức nhật ký- chứng từ . Phương pháp kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên ,hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ ,kế toán TSCĐ theo phương pháp khấu hao tuyến tính . Theo hình thức này phòng kế toán của công ty ở các xí nghiệp thành viên ,các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiẹm vụ hướng dẫn ,kiểm tra công tác hạch toán ban đầu ,thu thập chứng từ và ghi chép hạch toán giản đơn để truyền về phòng kế toán tập trung . Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ,ghi chép các kết quả của quá trình sản xuất ,kinh doanh của công ,lập các báo cáo tài chính ,cung cấp các thông tin kịp thời đầy đủ chính xác giúp chủ doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn . Bộ máy kế toán được tổ chức tai công ty may Thăng Long như sau: Nhân viên thống kê tại xưởng Kế toán tiền mặt Kế toán công nợ Kế toán tiêu thụ thành phẩm Kế toán tiền lương Kế toán TS CĐ Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp Kế toán thanh tra Kế toán trưởng Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng .Kế toán trưởng là người phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc của phòng kế toán . Đồng thời có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ khi kết thúc quý cho giám đốc về tình hình sử dụng vồn kinh doanh trong công ty. Kế toán tổng hợp là người tập hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp sau đó lập các báo cáo tài chính ,đồng thời là nhười giúp việc chính cho kế toán trưởng. Kế toán vật tư có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập,xuất ,tồn kho từng loại vật tư bao gồm : nguyên vật liẹu chính,nguyên vật liệu phụ,công cụ lao động nhỏ diễn ra hàng ngày. Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm ,trích khấu hao TSCĐ ,theo dõi các nguồn vốn ,các quỹ của công ty. Kế toán tiền lương co nhiệm vụ tính lương ,bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên của công ty,trích BHXH,BHYT,KPCĐ đồng thời làm phiếu chi lương cho các xưởng . Kế toán tiêu thụ thành phẩm có nhiệm vụ theo dõi tình nhập ,xuất kho thành phẩm ,hạch toán doanh thu. Kế toán công nợ có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán công nợ với khách hàng ,với nhà cung cấp và các ngân hàng mà công ty có giao dịch. Kế toán tiền mặt (thủ quỹ) có nhiệm vụ lập các phiếu thu ,phiếu chi trên cơ sở mở sổ theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt phát sinh hàng ngày tại công ty. thực tế công tác hạch toán thành phẩm ở công ty may thăng long 1.Đặc điểm thành phẩm công ty may Thăng Long. Công ty Thăng Long là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt- May Việt Nam. Sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29019.doc
Tài liệu liên quan