Lời nói đầu
ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Ximăng & xây dựng công trình Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
ở Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn. Việc xây dựng kế hoạch của Công ty mới chỉ dừng lại ở công tác kế hoạch hoá mà chưa có tầm chiến lược. Công ty có nhiều thuận lợi: Tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, song Công ty đang ngày càng mất dần thị trường do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp mới ra nhập ngành. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, sau thời gian thực tập tại Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn em đã chọn đề tài "Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn" nhằm tìm hiểu về công tác xây dựng kế hoạch của Công ty. Luận văn được bố cục làm 2 phần:
Phần 1: Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch ở Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn.
Phần 2: Một số giải pháp nhằm hoạch định chiến lược kinh doanh đến năm 2010 của Công ty xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn.
Chương I
Thực trạng thực hiện chiến lược ở Công ty xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1. Sự ra đời của công ty
Công ty xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn là một doanh nghiệp nhà nước thành lập vào tháng 10 năm 1960 lấy tên là xí nghiệp Vôi Phai Duốc trực thuộc Ty kiến trúc Tỉnh Lạng Sơn (Sở Xây Dựng). Nhiệm vụ là sản xuất vôi với quy mô nhỏ, số lượng công nhân viên chỉ có vài chục người.
Đến năm 1972 Ty kiến trúc tỉnh Lạng Sơn quyết định sáp nhập xí nghiệp với đội cơ giới đá Hồng Phong lấy tên là “Xí Nghiệp Vôi Đá”, lúc này ngoài nhiệm vụ sản xuất vôi , xí nghiệp còn sản xuất đá các loại , số lượng công nhân viên đã tăng lên trên 100 người.
Đầu năm 1978 Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh Lạng Sơn có chủ trương mở rộng mặt bằng xí nghiệp, lập dự án xây dựng một phân xưởng sản xuất xi măng lò đứng P300. Cuối năm 1978 “Xí Nghiệp Vôi Đá” được đổi tên thành “Xí Nghiệp Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng”.
Năm 1991 “Xí Nghiệp Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng” được đổi tên thành “Nhà Máy Xi Măng Lạng Sơn”. Sản lượng sản xuất xi măng ngày một tăng và trở thành sản phẩm chủ đạo của đơn vị.
Tháng 5 năm 2002, công ty đã đổi tên thành “Công ty xi măng và xây dựng công trình Lạng Sơn”. Lúc nay nhiệm vụ của công ty là sản xuất sản phẩm xi măng và các sản phẩm khác đồng thời tham gia xây dựng các công trình trong toàn tỉnh.
Tên giao dịch: Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn.
Trụ sở: Thành Phố Lạng Sơn - Tỉnh Lạng Sơn.
Điện thoại: 025.878.425
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty :
Công ty có các chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:
- Thực hiện chế độ hạch toán độc lập tự chủ về tài chính.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Công ty.
- Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn được giao.
- Chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Tỉnh ủy Lạng Sơn.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với khách hàng trong việc mua bán, vận chuyển hàng hóa; hợp đồng liên doanh, liên kết.
- Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.
- Làm tốt công tác bảo vệ, an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng
3. Cơ cấu tổ chức và lao động của công ty xi măng và XDCT Lạng Sơn
3.1. Cơ cấu tổ chức
Do đặc điểm sản xuất của nhà máy mang tính chất sản xuất công nghiệp ổn định nên tổ chức quản lý của nhà máytheo mô hình trực tuyến chức năng.
- Giám Đốc: Phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
- Phó GĐ kinh doanh: trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán, kế hoạch vật tư của nhà máy, quản lý các phòng ban.
- Phó GĐ kỹ thuật: Chỉ đạo sản xuất ở các bộ phận .
- Phòng tiêu thụ: Có nhiệm vụ mở rộng thị trường, đảm nhiệm việc tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng theo đúng số lượng, chất lượng.
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý, điều động cán bộ, tổ chức phát động thi đua trong nhà máy, thực hiện các hoạt động văn thư, lưu trữ hành chính trong toàn doanh nghiệp.
- Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư kịp thời, đảm bảo sản xuất được liên tục và tạo sự nhịp nhàng giữa các phân xưởng.
- Phòng kỹ thuật KCS: Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật sản xuất, giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng NVL đầu vào và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra của nhà máy.
- Phòng kế toán tài vụ: Quản lý công tác tài chính đảm bảo tiền vốn một cách kịp thời phục vị sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán chính xác kết quả kinh doanh của đơn vị.
- Phân xưởng liệu: Có nhiệm vụ sản xuất bột phối liệu.
- Phân xưởng lò: Có nhiệm vụ sản xuất clinke- nửa thành phẩm.
- Phân xưởng khai thác đá: Có nhiệm vụ sản xuất đá hộc, đá dăm , là nguyên liệu cho sản xuất xi măng.
- Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ sản xuất xi măng rời và xi măng bao.
- Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị sản xuất toàn nhà máy.
- Phân xưởng gạch bê tông: Có nhiệm vụ ssản xuất gạch bê tông, cột điện. Tình hình tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện ở sơ đồ 2.
Sơ đồ 1 : cơ cấu tổ chức của công ty xi măng và XDCT lạng sơn
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Phòng
Tiêu
thụ
Phòng kế hoạch
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng tài vụ
PX
Khai thác
đá
PX
lò
PX
Liệu
PX bê
Tông đúc sẵn
PX
Thành
Phẩm
PX
Cơ điện
3.2. Cơ cấu lao động
Nói chung lực lượng lao động của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn trong nhiều năm gần đây có xu hướng giảm dần về mặt số lượng và cơ cấu cũng có những thay đổi theo một chiều hướng nhất định.
Một số bảng cấu lao động của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn như sau:
+ Theo tính chất lao động :
Bảng 1. Phân loại lao động theo tính chất
Tiêu thức
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Lao động trực tiếp
525
495
472
Lao động gián tiếp
123
128
134
Tổng số lao động
648
623
606
( Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính )
Ta thấy tổng số lao động của công ty đang giảm, lượng giảm chủ yếu là lao động trực tiếp, bên cạnh đó lao động gián tiếp lại ngày một tăng ở mức ổn định là khoảng 4%.
+Theo trình độ :
Bảng 2. Phân loại lao động theo trình độ
Tiêu thức
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
CNKT
375
359
340
THCN
35
18
11
Cao đẳng, ĐH và trên đại học
115
118
121
( Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính )
Qua đây ta thấy rằng trình độ lao động chủ yếu trong công ty là CNKT chiếm số đông, số lượng lao đông trình độ THCN chiếm số lượng ít, và đều đang ở xu hướng giảm dần qua từng năm với mức ổn định. Bên cạnh đó lượng lao động ở trình độ Cao đẳng, ĐH và trên ĐH ngày càng tăng điều này thể hiện mức độ cải tạo cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên chức trong công ty. Lực lượng này tăng đều tương ứng với tăng lao động gián tiếp. Tuy vậy mặt bằng chung về trình độ lao động của công ty là tương đối thấp, hầu hết là những CNKT. Điều này thể hiện tính chất công việc không đòi hỏi cao trong sản xuất kinh doanh, những người có trình độ cao thường trong tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Tóm lại, tình trạng lao động của công ty hiện nay đang có xu hướng giảm đó là do công ty đang có chiến lược mới trong kinh doanh nên từng bước giảm dần lực lượng lao động gián tiếp thay vào những lao động trực tiếp.
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn ta thông qua bảng sau:
Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh 03/02
So sánh 04/03
CL
Tỷ lệ (%)
CL
Tỷ lệ (%)
1. Tổng doanh thu (tỷ đồng)
15,253
17,587
24,254
+2,334
+15,3
+6,667
+37,9
2. Nộp ngân sách Nhà nước
(triệu đồng)
381,32
414,67
606,35
+33,35
+8,75
+191,68
+46,2
3. Thu nhập bình quân (người/tháng/ngàn đồng)
900
1000
1200
+100
+11,1
+200
+20,0
4. Lợi nhuận (tỷ đồng)
1,372
1,482
2,182
+0,110
+8,01
+0,700
+47,2
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm-Phòng tài vụ)
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2 năm qua cho thấy:
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy Doanh thu năm 2003 tăng 2,334 tỷ đồng so với năm 2002 tương ứng với 15,3%, doanh thu năm 2004 tăng 6,667 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng với 37,9%. Công ty đã đem lại khoản nộp ngân sách Nhà nước đáng kể với tổng mức nộp ngân sách hàng năm tăng lên qua các năm cụ thể năm 2003tăng 33,35 triệu đồng so với năm 2002 tương ứng với 8.75 %, 2004 tăng 191.68 triệu đồng so với năm 2003 tương ứng với 46,2 %.Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng qua các năm cụ thể năm 2002 là 900 nghìn đồng/người/tháng thì đến năm 2004 đã là 1200 nghìn đồng/người/tháng. Qua số liệu về lợi nhuận của công ty ta thấy chỉ tiêu này cũng tăng cụ thể năm 2003 tăng 0,11 tỷ đồng so với năm 2002 tương ứng với 8,01%, lợi nhuận năm 2004 tăng 0,7 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng 47,2%. Điều đó chứng tỏ công ty đang từng bước đi vào phát triển mạnh, đời sống người lao động được nâng cao.
II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định và thực hiện chiến lược của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty Xi Măng và XDCT Lạng Sơn là đơn vị sản xuất công nghiệp, sản phẩm của nhà máy mang hình thái vật chất cụ thể. Trong đó sản phẩm chính là xi măng, sản phẩm phụ gồm: vôi cục, ngói xi măng, gạch lát, bê tông, gạch bê tông, gạch 30*30, đá xây dựng.
Trong công ty ngoài bộ máy quản lý còn có các phân xưởng sản xuất như: phân xưởng liệu, phân xưởng lò, phân xưởng thành phẩm, phân xưởng cơ điện, phân xưởng khai thác đá, và phân xưởng sản xuất bê tông.
Đối với phân xưởng liệu có nhiệm vụ sản xuất bột phối liệu, số người trong phân xưởng khoảng 50 người.Trong đó có một quản đốc phân xưởng, hai phó quản đốc phân xưởng, hai thống kê và ba tổ trưởng, làm ba ca liên tục.
Đối với phân xưởng lò có nhiệm vụ sản xuất clinke, số người trong phân xưởng khoảng 53 người. Trong đó có một quản đốc phân xưởng, ba phó quản đốc phân xưởng, một thống kê và sáu tổ trưởng, làm ba ca liên tục.
Đối với phân xưởng thành phẩm có nhiệm vụ sản xướt xi măng rời và xi măng bao. Bao gồm một quản đốc phân xưởng, một phó quản đốc phân xưởng, một cán bộ kĩ thuật, một tổ trưởng và 98 công nhân sản xuất, làm ba ca liên tục.
Đối với phân xưởng cơ điện phục vụ sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị sản xuất toàn nhà máy. Số người trong phân xưởng có 35 người. Trong đó có một quản đốc phân xưởng, một phó quản đốc phân xưởng, một tổ trưởng, chủ yếu làm theo giờ hành chính.
Đối với phân xưởng khai thác đá có nhiệm vụ khai thác và sản xuất đá hộc, đá dăm, số công nhân viên trong phân xưởng là 47 người, trong đó bao gồm một quản đốc phân xưởng, một phó quản đốc phân xưởng, một thống kê, một tổ trưởng sản xuất, làm vào giờ hành chính.
Đối với phân xưởng sản xuất bê tông có nhiệm vụ sản xuất gạch bê tông, cột điện. Bao gồm một quản đốc phân xưởng, một phó quản đốc phân xưởng, một thống kê và 86 công nhân sản xuất, làm hai ca.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất xi măng ở công ty xi măng và XDCT Lạng Sơn
Trong công ty xi măng thì xi măng là sản phẩm theo dây truyền có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục. Quá trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến theo một quy trình nhất định. Quy trình này được điều khiển thông qua hệ thống máy vi tính hiện đại. Do vậy phân xưởng liệu, phân xưởng lò và phân xưởng thành phẩm hoạt động khép kín sản xuất.
Nguyên liệu chính: Đá vôi, đất sét
Nhiên liệu : Than
Phụ gia : Quặng sắt, quặng barit, thạch cao, xỉ ,đá đen
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng
ở công ty xi măng và XDCT Lạng Sơn
Ba rit
Quặng sắt
EĐá vôi
Than
Đất sét
Đập hàm
Đập
Đập búa
Sấy
Si lô than
Si lô đất sét
Quặng ba rít
Silô
đá vôi
Barít
Phối liệu bằng cân điện tử tử
Gầu nâng
Đập
VL hỗn hợp
Phân ly
Si lô P.lịệu
Nghiền phối liệu
Thạch cao
Vê viên nung Đo Đập Silô Silô VL Silô
Trộn ẩm clinke Lường Clinke Clinke hỗn hợp thạch cao
Phối liệu bằng cân điện tử
Silô xi măng phân ly nghiền xi măng
Xi măng rời xi măng đóng bao kho thành phẩm
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị.
Hệ thống sản xuất xi măng đen bao gồm những máy móc thiết bị chính sau:
4 Lò nung quay: Hệ thống lò nung quay do Rumani sản xuất và cung cấp thiết bị phụ tùng kem theo dây chuyền lò nung.
Máy nghiền nguyên liệu gồm : 5 cái. Công nghệ ướt do Rumani sản xuất
3 Máy bừa bùn năng suất thiết kế là 60 m3 / giờ máy
5 Giếng điều chế mỗi cái dung tích chứa 1.500 m3
3 Máy nghiền than ( hệ thống nghiền bi)
5 Máy sấy than năng suất 14 tấn / giờ máy
3 Bơm Pulles năng suất 35 tấn / giờ máy
6 Máy nghiền xi măng (Clinker) trong đó : 4 cái năng suât thiết kế 14,5 tấn / giờ máy và 2 cái năng suất thiết kế 16 tấn / giờ máy.
3 Máy nghiền đóng bao năng suất 34 tấn / giờ máy.
Phương tiện vận tải :
3 Máy cán đá trong đó : 2 cái với công suất 40 tấn / giờ cái và 1 cái 80 tấn giờ cái
2 Máy xúc
Cầu trục 10 tấn x 9 cái
Cần trục 10 tấn x 2 cái
Nhìn chung, hệ thống máy móc thiết bị trong Công ty đa dạng về chủng loại, đầy đủ về số lượng đảm bảo cho vận hành dây chuyền sản xuất 85.000 tấn xi măng một năm.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Đối với Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn , sản xuất theo công qui trình công nghệ khép kín do đó yêu cầu thời gian sản xuất liên tục suốt ngày đêm, chỉ khi nào thiết bị trong dây chuyền công nghệ bị sự cố hoặc dừng sửa chữa theo định kỳ thì mới ngừng hoạt động.
Chủng loại vật tư phục vụ sản xuất xi măng bao gồm :
Nguyên vật liệu chính :
+ Đá vôi; Đất sét ; Quặng sắt; Quỳ khê; Phụ gia; Thạch cao;
- Nguyên vật liệu phụ :
+ Gạch ngoại; Gạch nội; Gạch Cao nhuôm;Bi đạn dùng cho máy nghiền; Vỏ bao ; Dầu nhờn, mỡ máy
Nhiên liệu : Than cám Hòn Gai; dầu MFO ; dầu Diezel ; xăng
Năng lượng : Điện
Các thiết bị phụ tùng thay thế và các chủng loại vật tư dùng trong chế tạo phụ tùng thay thế cho sửa chữa thiết bị, lượng vật tư này cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn.
Nói chung nguồn nguyên liệu sản xuất của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn là nguồn nguyên liêu thiên nhiên tương đối lớn cùng với địa thế của công ty nằm trong khu vực miền núi phía Bắc nên rất thuận lợi về nguồn nguyên liệu.
5. Đặc điểm về vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu được hình thành từ ngân sách của Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Bảng 4: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh của công ty từ năm 2002 - 2004:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Vốn cố định
3.562.218.955
3.111.832.922
2.204.016.820
Vốn lưu động
13.477.875.821
12.822.025.143
13.944.212.073
Tổng số vốn kinh doanh.
17.040.094.776
15.933.858.065
15.248.228.893
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm-Phòng tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ vốn cố định chiếm hơn 14% tổng số vốn kinh doanh, còn vốn lưu động chiếm khoảng trên 85%. Tuy nhiên ta thấy số vốn lưu động của công ty đang có xu hướng tăng qua các năm từ 2003 đến 2004. Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đang được mở rộng dần.
6. Đặc điểm về thị trường và khách hàng.
Sản phẩm xi măng Công ty đã có hơn 45 năm nay trên thị trường, nên có thể dễ dàng thấy rằng thị trường chính của công ty là những thị trường truyền thống mà công ty có sự uy tín, trách nhiệm cao.
Bảng 5: Bảng phân phối sản phẩm ra thị trường theo địa lý như sau
Các sản phẩm chủ yếu
Thị trường tiêu thụ
1. Xi măng đen
Lạng Sơn, Thái bình và 6 tỉnh phía bắc (Vĩnh phúc, Phú thọ, Yên bái, Lào cai, Hà Giang và Tiên quang.)
3. Clinker
Lạng Sơn, Thái bình, Hà nội, …
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Có thể nói thị trường tiêu thụ xi măng Lạng Sơn là trung bình, chủ yếu là thị trường truyền thống của công ty. Thị trường này tiêu thụ gần 80% tổng sản phẩm của công ty sản xuất ra trong đó riêng thị trường Lạng Sơn và một số vùng lân cận chiếm gần 60%. Chính từ đặc điểm của thị trường phân phối, ta thấy lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm xi măng Lạng Sơn chủ yếu là những khách hàng quen thuộc.
7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tổng hợp
Để đánh giá một cách chính xác toàn diện về thực trạng kinh doanh của công ty ta phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty từ đó tìm ra nguyên nhân giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Sau đây ta đi đánh giá chỉ tiêu về: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu =
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng điều kiện để có hiệu quả là tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 6: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (2002 - 2004)
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh 03/02
So sánh 04/03
CL
Tl (%)
CL
Tl (%)
Doanh thu
15,253
17,587
24,254
+2,334
+15,3
+6,667
+37,9
Lợi nhuận
1,372
1,482
2,182
+0,110
+8,01
+0,700
+47,2
Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu
0,089
0,084
0,091
-0,005
-5,6
+0,007
+8,3
Theo bảng trên ta thấy năm 2004 là năm có tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cao nhất và năm 2003 là thấp nhất. Cụ thể năm 2002 công ty giữ được 0,091 tỷ đồng, năm 2003 công ty còn giữ được 0,084 tỷ đồng và đến năm 2004 công ty đã giữ được 0,091 tỷ đồng. Qua phân tích như trên ta thấy chỉ tiêu này của công ty biến đổi thất thường. Chứng tỏ công ty vẫn chưa có phương án sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp nó phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khách quan, luôn biến động với cường độ khá lớn. Công ty cần có những biện pháp hợp lý để ổn định tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này.
III. Thực trạng công tác xây dựng và thực hiện chiến lược của Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn
1. Xác định mục tiêu
Sau khi dựa vào các căn cứ trên, phòng kế hoạch đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ phải thực hiện. Các mục tiêu được cụ thể hoá bằng hệ thống các chỉ tiêu: Doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, nộp ngân sách...
Tại Công ty có 3 loại mục tiêu là: Mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn
Mục tiêu chiến lược của Công ty đến năm 2015
- Phát triển quy mô sản xuất lên 3 triệu tấn xi măng một năm, tiếp tục phát triển công ty thành một tập đoàn kinh tế đủ sức vửân xuất xi măng, vừa thực hiện các công trình xây dựng, hình thành một tập đoàn thựchiện chiến lược liên kết theo chiều dọc một phần. Tức là tự đảm nhận cung ứng nguyên liệu cho quá trình sản xuất xây dựng. Nguyên liệu chính mà tập đoàn cung ứng là xi măng chất lượng cao.
- Tiến hành Cổ phần hoá Công ty nhằm chủ động hoạt động kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Đến năm 2008, Công ty phải hoàn thành mục tiêu này.
Mục tiêu dài hạn của Công ty đến năm 2010
- Đầu tư đổi mới côngnghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất hiện nay của công ty là công nghệ lò đứng. Công ty đang tiến tới sản xuất theo công nghệ xi măng lò quay với công suất là 3 triệu tấn một năm. Mục tiêu này phải hoàn thành vào năm 2010.
- Mở rộng thị trường và quy mô phân phối sản phẩm ra toàn quốc, đặc biệt chú trọng vào thị trường Miền Bắc.
Mục tiêu ngắn hạn
- Tăng cường chất lượng cho sản phẩm của Công ty, đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy cách của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng VIệt Nam.
- Tăng thu nhập cho người lao động trong Công ty, đảm bảo mức thu nhập phù hợp với tốc độ trượt giá bình quân của thị trường.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ và thiết lập các kênh phân phối sản phẩm ra toàn MIền trung chuẩn bị cho việc thực hiện mục tiêu trung hạn và dài hạn của Công ty.
- Doanh thu của Công ty đạt 30 tỷ vào năm 2008, 45 tỷ vào năm 2010, 50 tỷ vào năm 2015.
- Lợi nhuận đạt 5 tỷ vào năm 2008, 7 tỷ vào năm 2010, 15 tỷ vào năm 2015
Bảng 7: Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2005
2010
2015
1. Tổng doanh thu :
Tỷ VND
13
45
50
Sản xuất
10
40
45
Dịch vụ
3
5
5
2. Sản phẩm chủ yếu
-Sản xuất:
+ Xi măng đen
Triệu Tấn
0,85
3
5
+ Các chất phụ da
Ngàn Tấn
0,7
75
180
- Dịch vụ:
+ Xây dựng
Triệu VND
1.900
2.000
3.000
+ Vật liệu xây dựng
Triệu VND
1.000
2.500
3.500
3. Tổng số lao động:
Người
600
1000
1.100
- Trực tiếp
500
800
850
- Gián tiếp
100
200
250
4. Thu nhập bình quân
Triệu VND
1,5
3,0
5,0
5. Vốn đầu tư:
Triệu
VND
2.900
5.800
5.800
- Máy móc thiết bị
1.000
3.000s
3.000
- Xây dựng cơ bản
- Đầu tư KHKT
1.000
900
2.000
800
2.000
800
( Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật )
Như vậy, Công ty đã xác định mục tiêu phát triển đến năm 2015. Trong đó nêu rõ các mục tiêu về sản lượng, doanh thu, lao động, đầu tư... Đây chỉ là các mục tiêu đề ra, để thực hiện được các mục tiêu này, Công ty cần phải phân tích rõ môi trường kinh doanh, các nguồn lực hiện có, và xu hướng phát triển. Từ đó, Công ty lập chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể.
2. Phân tích môi trường
2.1. Phân tích môi trường bên ngoài
2.1.1. Môi trường quốc tế:
Ngày nay, xu hướng hội nhập (toàn cầu hoá, khu vực hoá) là xu hướng chung của toàn thế giới. Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng đều có ít nhiều chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế.
Đá bazan, quặng sắt là phụ gia xi măng nên nó tham gia hình thành nên giá thành xi măng. Hiện nay, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giá xi măng ở nước ta tương đối cao, trung bình 50-52 USD/tấn đối với xi măng bao cho khu vực phía Bắc và 60-62 USD/tấn ở khu vực phía Nam. Ta có thể so sánh giá xi măng với một số nước qua bảng sau:
Bảng 8 : Giá xi măng ở một số nước
Tên nước và vùng lãnh thổ
Giá xi măng lò quay (USD/tấn)
Trung Quốc
208,83-278,19 NDT
Hồng Kông
42 USDR và 45 USDB
Indonesia
40 USDR và 55,55 USDB
Nhật Bản
66,9 (giá ở Tokyo)
Hàn Quốc
50-55 USDR
Malaysia
48,95 USDR và 48,95 USDB
Philippin
39,34 USDR và 40,29 USDB
Singapre
37,00 USDR
Đài Loan
47,33 USDR và 54,50 USDB
Thái Lan
66,16 USDR và 69,59 USDB
Việt Nam
50-52 USDRB và 60-62 USDB
( Nguồn: Tạp chí xây dựng số 12/2004)
-( 1 USD = 8,3 NDT; USDR giá xi măng rời; USDB giá xi măng bao)
Đây là yếu tố bất lợi khi nước ta bước vào hội nhập khu vực và thế giới. Giá xi măng giảm thì kéo theo giá nguyên liệu đầu vào cũng phải giảm. Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến giá thành, gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành công nghiệp phụ gia xi măng.
Bên cạnh đó là yếu tố công nghệ. Cho đến nay, công nghệ sản xuất xi măng trên thế giới đã có sự tiến bộ rất nhiều nhưng nguồn nguyên liệu thay thế thì chưa có. Mặt khác, với công nghệ sản xuất xi măng hiện tại thì xi măng thường cần lượng phụ gia đá bazan khoảng 15- 25%, khoảng 5-6% quặng sắt nhưng với xi măng mác cao thì hầu như không cần loại phụ gia này. Hiện nay, tỷ lệ mác cao ở các nước đã sản xuất được loại xi măng này chiếm khoảng 1,5 -6% trong tổng sản lượng xi măng. Đây là một tỷ lệ thấp. Do đó nhu cầu về đá bazan, quặng sắt làm phụ gia xi măng còn khá cao.
2.1.2. Môi trường quốc dân
* Các nhân tố kinh tế
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta tương đối ổn định, trung bình gần 9%. Song song với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng. Từ năm 1998 - 2002, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam tăng từ 19% lên 24%. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh tạo sức ép về nhu cầu nhà ở đô thị ngày càng tăng. Hàng loạt các khu chung cư ỏ các thành phố lớn đã và đang được xây dựng: Khu chung cư Linh Đàm, Định Công ...( Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh...), ...
Mặt khác, trong xu hướng hội nhập, Việt Nam đã kí hiệp định thương mại Việt - Mỹ; là thành viên của ASEAN và từ ngày 1/1/2003 chính thức tham gia lộ trình AFTA. Vì vậy, Nhà nước phải xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và thu hút đầu tư nước ngoài. Hàng loạt các công trình xây dựng, đường xá đã được xây dựng: đường mòn Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 1A mới...
Đấy là những điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển. Theo số liệu thống kê, từ năm 1999 đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng tăng trưởng hàng năm từ 21% đến 23% ( giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng năm 2001 là 27.212 tỷ đồng và dự kiến năm 2002 là 33.076 tỷ đồng). Trong đó, xi măng tăng từ 11,8 triệu tấn (1999) lên 16,18 triệu tấn (2001) và 17,61 triệu tấn (2002).
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Nhà nước đã xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- Đưa GDP năm 2005 lên gấp đôi năm 1995 và GDP năm 2010 tăn gấp đôi năm 2000, trong đó giá trị tăng thêm của công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 10-10,5%
- Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP.
- Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 38 - 39% vào năm 2005 và 40 - 41% vào năm 2010.
- Tỷ trọng lao động công nghiệp trong tổng số lao động tăng lên 20 - 21% vào năm 2005 và 23 - 24% vào năm 2010.
Theo đó, nhu cầu về xi măng đến năm 2005 sẽ là 29,1 triệu tấn và đến 48,6 triệu tấn vào năm 2010. Nhu cầu về xi măng tăng kéo theo nhu cầu về phụ gia xi măng cũng tăng.
Song việc Việt Nam kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tham gia vào các thoả thuận khu vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA sẽ gây cho ngành công nghiệp phụ gia xi măng nói chung và Công ty Khoáng sản-Xây dựng-Phụ gia xi măng Thanh Hoá nói riêng không ít khó khăn. Theo đúng lộ trình, đến năm 2006, ngành công nghiệp xi măng phải hội nhập AFTA. Bên cạnh sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm thì giá thành xi măng của ta cũng cao hơn nhiều nước trong khu vực. Do đó, để cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất xi măng phải tìm cách giảm giá thành. Điều này sẽ kéo theo giá phụ gia xi măng cũng phải giảm.
Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho ngành công nghiệp phụ gia xi măng nói chung và Công ty xây dựng công trình Lạng Sơn nói riêng: nhu cầu về phụ gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
* Các nhân tố chính trị - pháp luật
Các quy định về khai thác tài nguyên – khoáng sản có phần thông thoáng hơn. Trước đây, để được khai thác đá bazan các doanh nghiệp phải bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học đá bazan có thể làm phụ gia xi măng nhưng bây giờ thì không cần. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp ra nhập ngành sau và giảm bớt rào cản ra nhập ngành.
* Các nhân tố văn hoá - xã hội
Để có thể thành đạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hoá.
Văn hoá là môi trường tổng hợp, bao gồm: kiến thức, lòng tin, nghệ thuật, pháp luật, đạo đức, phong tục và bất cứ khả năng, thói quen nào được con người chấp nhận. Vì vậy, văn hoá ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi mỗi cá nhân, hành vi của người tiêu dùng.
Về sắc thái văn hoá, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn ứng xử của người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hoá, dịch vụ mà họ cần mua. Chẳng hạn, yếu tố đạo Khổng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tầng lớp người già ở nhiều dân tộc á Đông. Ngay trên lãnh thổ Việt Nam, miền Bắc chịu ảnh hưởng của nho giáo nhiều hơn. Trong khi khẳng khái, cương trực, khí tiết là những phẩm chất cao đẹp của những nhà nho yêu nước chân chính thì những nét gàn dở, khách sáo và bệnh sỹ chi phối rất lớn lối nghĩ, cách thức tiêu dùng hàng hoá của không ít kẻ sỹ nữa mùa. Chẳng hạn, một số người ở niềm Bắc cứ giàu lên một chút là đua nhau mua sắm đủ thứ, thích nhà cao tầng - đã có thời là biểu tượng của sự giàu có, đi trước thiên hạ ... Ngày nay, truyền thống Đại gia đình không còn nhiều, hầu hết con cái sau khi lập gia đình đều không muốn ở chung với bố mẹ. Do đó, nhu cầu về nhà ở tăng lên. Như vậy, sự thay đổi truyền thống này sẽ kích cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được nâng cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ thuật, có đội ngũ công nhân có trình độ bậc thợ cao...
* Các yếu tố kỹ thuật - công nghệ
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dẽ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, ... Với Công ty Xi măng và Xây dựng công trình Lạng Sơn, đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những khó khăn: sự phát triển của công nghệ giúp Công ty có điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, nhưng khó khăn cho Công ty là hầu hết lao động của Công ty đều là lao động phổ thông, trình độ thấp. Mặt khác, khi áp dụng công nghệ mới, sử dụng máy móc thì lượng lượng lớn của Công ty hiện nay sẽ giải quyết như thế nào? Vì vậy, khi hoạch định chiến lược kinh doanh Công ty cần phải chú ý đến vấn đề này.
* Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... Yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng các mỏ đá bazan, quặng sắt. Các mỏ ở vị trí địa lý khác nhau sẽ có thành phần hoá học trong quặng sắt, đá bazan không giống nhau. Mặt khác, thời tiết cũng ảnh hưởng đế._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0562.doc