Hoạch định chiến lược cạnh tranh tại các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

bộ giáo dục và đào tạo trường đại học kinh tế quốc dân Đề án môn học Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Giáo viên hướng dẫn : ths. Bùi đức tuân Sinh viên thực hiện : Hồ Anh tuấn Lớp : kế hoạch 42b hà nội - 2004 Lời nói đầu Nền kinh tế Việt Nam đang ở vào giai đoạn phát triển mới , chuyển qua giai đoạn đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với sự tồn tại nhiều thàn

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoạch định chiến lược cạnh tranh tại các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h phần kinh tế , và chịu sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN . Với đặc điểm của nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế . Đồng thời nền kinh tế còn có sự mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực . Từ những đặc điểm đó đã hình thành nên môi trường kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam . Với môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện theo đúng nghĩa của nó .Với các quy luật kinh tế , quy luật cạnh tranh làm quy luật chủ đạo của nền kinh tế . Và tính chất cạnh tranh trong kinh doanh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Trước những đặc điểm của nền kinh tế, của tính chất cạnh tranh trong kinh doanh của các doanh nghiệp , trước những vấn đề đặt ra cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp , đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong kinh doanh. Em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu "Hoạch định chiến lược cạnh tranh tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.". Để thấy được vai trò của hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp mà cụ thể là việc hoạch định chiến lược cạnh tranh ở các doanh nghiệp cho việc duy trì và cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự nhận thức và thực hiện quản trị chiến lược cạnh tranh tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện được các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Kết cấu đề án gồm có ba phần: I.Những khái luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh và vai trò của chiến lược cạnh tranh đối với doanh nghiệp. II.Thực trạng năng lực cạnh tranh nền kinh tế việt nam trong giai đoạn hiện nay. III.Thực trạng hoạch định chiến lược cạnh tranh tại doanh nghiệp và các giải pháp phát triển hoạch định chiến lược cạnh tranh I. Những lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh và vai trò của chiến lược canh tranh tại doanh nghiệp. 1. Khái luận về chiến lược kinh doanh. 1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh. Mượn thuật ngữ quân sự, từ "Chiến lược " đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô. Trong phạm vi vi mô, do có nhiều cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược mà các quan niệm về chiến lược đã được phát biểu cũng khác nhau. Mà cho đến nay cũng chưa có được một khái niệm chung và thống nhất về phạm trù chiến lược . Có thể nêu một số khái niệm tiêu biểu của các nhà khoa học kinh tế sau đây: -M. Porter cho rằng : Chiến lược là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ. -General Ailleret cho rằng: Chiến lược là "Việc xác định những con đường và những phương tiện vận dụng để đạt tới cá mục tiêu đã được xác định thông qua các chính sách". -F. J Gouillart phát biểu rằng: Chiến lược của các doanh nghiệp tức là :"Toàn bộ các quyết định nhằm vào việc chiếm được các vị trí quan trọng, phòng thủ và tạo các kết quả khai thác và dùng ngay được" . -G. Hirsch coi chiến lược là "Nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều chỉnh chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn". - Chiến lược của doanh nghiệp là nhằm: "Phác hoạ những quỹ đạo tiến triển đủ vững chắc và lâu dài, chung quanh quỹ đạo đó có thể sắp đắt những quyết định và những hành động chính xác của doanh nghiệp " . Đó là quan niệm của Alain Charles Martinet. (Nguồn : giáo trình Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp _NXB Giáo dục ) -Raymond Alain- Thiétart quan niệm rằng : Chiến lược là tổng thể các quyết định, các hành động liên quan tới việc lựa chọn các phương tiện và phân bổ nguồn lực nhằm đạt được một mục tiêu nhất định . (Nguồn : Chiến lược doanh nghiệp _NXB Thanh niên 1999 ) 1.2. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh. Tuy rằng còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược. Song các đặc trưng cơ bản của chiến lược lại được quan niệm gần như đồng nhất . Để hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh, chúng ta cần xem xét một số đặc trưng cơ bản của chiến lược sau đây. - Chiến lược phác thảo một hệ thống mục tiêu và phương hướng trong tương lai của doanh nghiệp mà doanh nghiệp tham muốn . Tức là chiến lược sẽ chỉ ra một số chỉ tiêu bao gồm cả định lượng và định tính về một số nội dung quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh. Mà trong tương lai, doanh nghiệp có khả năng thực hiện được, mà chính các mục tiêu này là điều mà lãnh đạo doanh nghiệp có tham muốn đạt được nó . - Chiến lược kinh doanh đảm bảo cho việc huy động và phối hợp các nguồn lực doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Đây là chức năng quan trọng của chiến lược đối với doanh nghiệp trong việc theo đuổi hệ thống các mục tiêu của mình trong kinh doanh. - Chiến lược kinh doanh thể hiện rõ tham vọng của doanh nghiệp . Vì rằng chiến lược là nhằm hướng tới những gì còn chưa đạt được trong khoảng thời gian tương lai và vì vậy nó phải có tư tưởng tiến công . Nó thể hiện tham vọng của doanh nghiệp về các vấn đề thuộc về kinh doanh như : thị trường, doanh thu, tăng trưởng… giành thắng lợi trên thị trường - Chiến lược kinh doanh luôn gắn một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai. Đây chính là khoảng thời gian được giới hạn cho việc thực hiện các mục tiêu trong kinh doanh và các chính sách kinh doanh cũng như các mưu lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phải phát huy được tác dụng và thu được hiệu quả. Trên đây là một số đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp . Với các đặc trưng này nó góp phần trong việc tiếp cận về phạm trù chiến lược tránh đi những sai lầm trong nhận thức và quan niệm về chiến lược. ty, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty theo đuổi,tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt các tiêu đích của công ty. - Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược này được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, và nó xác định xem một công ty sẽ cạnh tranh như thế nào với một hoạt đồng kinh doanh cùng với vị trí đã biết của bản thân công ty giữa những người cạnh tranh của nó . - Chiến lược cấp chức năng. Là chiến lược xác định cần phải hỗ trợ chiến lược cấp kinh doanh như thế nào . Những chiến lược ở cấp bộ phận chức năng như: nghiên cứu và phát triển, chế tạo, Marketing, nhân sự, tài chính …đều phải thiết lập thống nhất với các chiến lược cấp kinh doanh. 2. Khái niệm về chiến lược cạnh tranh. 2.1 Khái niệm chiến lược cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh là một loại của chiến lược kinh doanh , nó nhằm trả lới các câu hỏi cho doanh nghiệp như: + chúng ta là ai? (sản xuất cái gì? năng lực cạnh tranh như thế nào?) + Đối thủ cạnh tranh là ai? + Chúng ta đang cạnh tranh và sẽ cạnh tranh ở đâu?(địa phương , quốc gia ,quốc tế ) + Cạnh tranh như thế nào ? (giá , chất lượng ) 2.2. Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp: Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng một trong những chiến lược cạnh tranh: cạnh tranh bằng sự khác biệt của hàng hóa và dịch vụ, cạnh tranh bằng hệ thống phân phối, cạnh tranh bằng định hướng khách hàng. a. Cạnh tranh bằng sự khác biệt sản phẩm: Nhiều doanh nghiệp chọn hình thức cạnh tranh dựa trên sự khác biệt của sản phẩm và dịch vụ. Cách tiếp cận dựa trên sự khác biệt của sản phẩm đã phổ biến trong giai doạn phát triển của marketing hiện đại. Với niềm tin là “Chế tạo ra một chiếc bẫy chuột tốt hơn và khách hàng sẽ tìm đến mua”. Vì thế, các doanh nghiệp luôn cố gắng phát triển những sản phẩm mới và đặc thù cho thị trường hoặc là hoàn thiện những sản phẩm hiện có. Mục tiêu của doanh nghiệp là tiến một bước trước các đối thủ cạnh tranh bằng tính năng ưu việt của sản phẩm nhằm chiếm được cảm tình của khách hàng. Chiến lược dựa trên sự khác biệt của hàng hóa và dịch vụ được các doanh nghiệp áp dụng từ thập kỷ 50. Đến nay, chúng ta có thể thấy hầu hết các công ty sản xuất hàng tiêu dùng vẫn còn có cạnh tranh dựa trên những đặc tính ưu việt của sản phẩm. Họ vẫn tiếp tục thêm vào những đặc tính mới, công thức mới, mở rộng chủng loại sản phẩm, thay đổi màu sắc kiểu dáng – và những cách thức khác nhằm khác biệt hóa sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh. Một minh họa điển hình cho cách tiếp cận này là ngành bột giặt. Procter & Gamble đã tung ra thị trường 9 loại bột giặt với nhãn hiệu khác nhau: Cheer, Tide, Era, Oxydol, Bold, Dreft, Gain, Ivory Snow and Dash. Một loại bột giặt đều mang đến cho khách hàng một lợi ích cơ bản giống nhau: đó là giúp giặt sạch quần áo bằng các loại máy giặt. Tuy vậy, mỗi nhãn hiệu bột giặt đều hoàn toàn khác nhau ở một số khía cạnh. Chẳng hạn, Cheer bảo vệ màu sắc vải. Tide thì giúp giữ quần áo luôn mới. Era thì có khả năng giặt sạch các vết bẩn cứng đầu nhất. Trong khi đó, Lever cũng mang đến những sản phẩm tương tự nhưng với một số tính chất khác biệt và mong rằng sẽ mang đến những lợi ích khác cho khách hàng. Một câu hỏi được các nhà quản lý quan tâm là: liệu cách tiếp cận này có hiệu quả trong môi trường hiện nay? Tất nhiên, những cải tiến về sản phẩm luôn mang đến những lợi ích cho các doanh nghiệp nhưng với cách tiếp cận này thì chỉ một thời gian ngắn là các đối thủ cạnh tranh có thể tung ra thị trường một sản phẩm với các tính năng tương tự và có thể còn ưu việt hơn nữa. Chính vì vậy, lợi thế cạnh tranh được mang đến bằng cách tạo ra những sản phẩm khác biệt ngày càng mong manh. b. Cạnh tranh bằng chi phí sản xuất: Chiến lược dẫn đầu về giá nhằm mục tiêu phân phối đại trà sản phaamr ở thị trường. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phái có thiết bị sản xuât hiệu quả; năng suất được tăng lên khi sản xuất ở số lượng lớn; giảm thiểu chi phí nghiên cứu phát triển, dịch vụ khách hàng và quảng cáo… Chính nhờ chi phí sản xuất thấp mà doanh nghiệp có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong khi vẫn duy trì một mức lợi nhuận mong muốn. Một số công ty rất thành công khi áp dụng chiến lược này như Wall Mart, Alamo Rent-A-Car, Southwest Airlines, Times, và Gateway 2000. Nhờ duy trì được giá thành thấp nên doanh nghiệp có thể hạn ché sự thâm nhập thị trường của các thành viên mới. Giá thành thấp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì được lợi nhuận trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt. Với thị phần cao nên doanh nghiệp có vị thế thương lượng cao với các nhà phân phối. Với những lợi thế mang lại từ chiến lược dẫn đầu về giá nên doanh nghiệp có thể duy trì mức lợi nhuận trên mức trung bình. c. Cạnh tranh thông qua hệ thống phân phối ưu việt: Một lựa chọn khác, các doanh nghiệp có thể cạnh tranh thông qua hệ thống phân phối. Có nghĩa là, mục tiêu marketing cơ bản của họ là làm sao cho sản phẩm dễ dàng tiếp cận được khách hàng. Trong nhiều trường hợp thì các sản phẩm hay dịch vụ hoàn toàn giống nhau hoặc ít ra là giống nhau đối với sự cảm nhận của khách hàng. Phân phối sản phẩm ở khắp nơi sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khách hàng dễ dàng tìm ra sản phẩm, và giá cả thì gần giống nhau giữa các sản phẩm dịch vụ này. Chúng ta có thể thấy được hình thức cạnh tranh này với sản phẩm như là xăng dầu, nước ngọt, nhà hàng thức ăn nhanh và bánh kẹo. Chẳng hạn, Coca Cola đã chọn kênh phân phối là nhân tố chính để tạo ra sự khác biệt của họ đối với các đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của họ là hiện diện ở mọi nơi – khách hàng chỉ cần với tay là có thể chạm vào sản phẩm. Hệ thống phân phối bao gồm các máy tự động, các nhà hàng, của hàng thức ăn, nhà bán sỉ-lẻ, đấu trường thể thao… Mỗi khi khách hàng cảm thấy khát thì Coca Cola muốn sản phẩm của họ phải có ở đó. Một số doanh nghiệp cũng sử dụng chiến lược này dưới những hình thức khác nhau. Mc Donald nghiên cứu xác định vị trí để xây dựng nhà hàng thức ăn nhanh. Các nhà hàng này phải xây dựng với một khoảng cách thích hợp so với các nhà hàng khác. Xác định vị trí của nhà hàng thì hoàn toàn linh động và phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. d. Cạnh tranh qua định hướng khách hàng: Chiến lược cạnh tranh này dựa trên định hướng tập trung vào một số đối tượng khách hàng nhất định, bao gồm 2 loại: tập trung vào giá thành sản xuất và tập trung vào sự khác biệt của sản phẩm. Tập trung vào giá thành sản xuất tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ với giá rẻ cho một số đối tượng khách hàng xác định. Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp mà khi tập trung vào phục vụ một số đối tượng khách hàng thì hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên một nhược điểm của chiến lược này là doanh nghiệp phải lựa chọn giữa lợi nhuận và thị phần. Tập trung vào sự khác biệt của sản phẩm để phục vụ cho một số đối tượng khách hàng nhất định. Sử dụng chiến lược này thì doanh nghiệp tìm kiến những nhu cầu trong một số phân khúc thị trường hoàn toàn khác biệt. Không có chiến lược cạnh tranh nào đảm bảo chắc chắn cho sự thành công. Một số công ty đã thành công trong việc áp dụng một chiến lược thì nhận thấy rằng lợi thế cạnh tranh được tạo ra thường không lâu dài. Với sự phát triển của công nghệ thì lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ sự khác biệt của sản phẩm ngày càng mong manh khi mà các đối thủ cạnh tranh sẽ tung ra được những sản phẩm có tính năng tương tự trong một thời gian ngắn. Còn với chiến lược giảm thiểu giá thành cũng không duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài vì các đối thủ cạnh tranh sẽ phải giảm giá trị để giành lấy thị phần. Bên cạnh đó, khách hàng luôn đòi hỏi những sản phẩm chất lượng ngày càng cao nên giá cả không phải là yếu tố duy nhất mà họ quan tâm. Tương tự, lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ kênh phân phối cũng không thể duy trì được lâu dài. Một câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là: liệu có chiến lược nào có thể giúp họ tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ XXI không? Chúng tôi tin rằng xây dựng thương hiệu sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh trong môi trường hiện nay. Những lợi thế cạnh tranh mới sẽ không phải là sự khác biệt về sản phẩm, giá cả hay hệ thống phân phối mà chính là mức độ nhận biết và tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu đó. 2.3. Lợi ích của chiến lược cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh nếu được xây dựng nó sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích quan trọng sau đây: - Hoạch định chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp sẽ đánh giá được điểm mạnh trong doanh nghiệp , tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh - Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi trong kinh doanh của mình trong tương lai để quản trị gia xem xét và quyết định tổ chức đi theo hướng nào và thực hiện xây dựng lợi thế cạnh tranh của mình theo yếu tố nào mà doanh nghiệp có thể thực hiện và phù hợp với môi trường kinh doanh của mình . - Giúp nhà quản trị luôn luôn chủ động trước những thay đổi của môi trường . Vì trên cơ sở phân tích môi trường của chiến lược, từ đó sẽ giúp nhà quản trị thấy rõ cơ hội và nguy cơ xảy ra trong kinh doanh hiện tại và tương lai, để phân tích đánh giá dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai, tận dụng cơ hội, giảm nguy cơ đưa doanh nghiệp vượt qua cạnh tranh, giành thắng lợi. - Giúp doanh nghiệp sẽ khai thác và sử dụng được tối đa nguồn lực của mình trong hoạt động kinh doanh. Nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ .Do trên cơ sở xác định rõ các điểm mạnh mà doanh có và các nhân tố chủ đạo tạo nên lợi thế cạnh tranh mà môi trường kinh doanh , doanh nghiệp tham gia đòi hỏi. - Giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả. Một chiến lược sẽ cho các nhà quản trị biết được một cơ cấu phân bổ các nguồn lực của mình một cách hợp lý nhất, tránh được những chi phí không vần thiết trên cơ sở thực hiện được các mục tiêu trong cạnh tranh , và chính đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . - Nó huy động mọi nỗ lực của các bộ phận trong doanh nghiệp và tạo ra sự thống nhất giữa các bộ phận khi thực hiện các hoạt động chức năng của mình nhằm thực hiện các quy định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có được một chiến lược phù hợp đòi hỏi phải có một quy trình phối kết hợp một cách đồng bộ và tích cực giữa các đơn vị và các bộ phận chức năng. Không những thế để biến chiến lược thành hiện thực, thì yếu tố này lại càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng . - Giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình trong kinh doanh và phát triển bản thân. Chiến lược canh tranh sẽ tạo ra cho doanh nghiệp một lợi thế của mình trong môi trường kinh doanh , mà các doanh nghiệp khác không có . Đó là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình . 2.4. Hoạch định chiến lược kinh doanh là yêu cầu khách quan của doanh nghiệp . Như trên đã phân tích vế vai trò và lợi ích quan trọng mà chiến lược đem lại cho doanh nghiệp . Những lợi ích thiết thực đó sẽ giúp cho doanh nghiệp đương đầu với những biến động đầy phức tạp của môi trường kinh tế và sức ép ngày càng gê gớm của môi trường cạnh tranh . Hay nói cách khác việc xây dựng chiến lược kinh doanh trở thành một yêu cầu bức thiết khách quan của doanh nghiệp .Để hiểu rõ điều này, sau đây ta sẽ xem xét một số nguyên nhân được xuất phát từ hai nhân tố chính là môi trường kinh tế và bản thân doanh nghiệp. a. Những nguyên nhân từ môi trường kinh tế. Những tác động từ môi trường kinh tế là một yếu tố quan trọng góp phần tác động lên yêu cầu của doanh nghiệp về xây dựng chiến lược kinh doanh bởi các nguyên nhân chính sau đây: -Nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay khác hẳn với môi trường kinh doanh trong nền kinh tế bao cấp trước đổi mới, trước đây. Hiện nay khi Đảng và nhà nước ta thực hiện phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường . Do đó các phần tử của nó sẽ phải tuôn theo một cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN . Các quy luật kinh tế, qui luật giá trị, qui luật giá cả, qui luật cạnh tranh được coi trọng và là nến tảng cho sự vận động của nền kinh tế . Các doanh nghiệp được hoạt động trong một môi trường mới với những thuận lợi, những thời cơ, cơ hội lớn . Tuy nhiên cũng phải đương đầu với vô số áp lực mới, với các quy luất nghiệt ngã của cạnh tranh, đó là nắm được thời cơ thì vượt qua, phải hứng chịu các hiểm hoạ thì suy yếu . Đó là qui luật của kẻ mạnh thì chiến thắng kẻ yếu sẽ phải thất bại. - Yếu tố cạnh tranh từ nước ngoài, trở thành một nhân tố trong nền kinh tế. Nó trở thành một tác nhân quan trọng ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước . Do xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá của thế giới, và đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước . Nhằm phát triển nền kinh tế trong nước, khắc phục những yếu kém về công nghệ, khoa học, sự khan hiếm về nguồn tài chính và để phát huy nguồn lực trong nước.Tuy nhiên xu hướng này lại là khó khăn của các nước có nền kinh tế non trẻ, các nước còn có nền kinh tế yếu kém và năng lực cạnh tranh còn thấp . Bởi các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về công nghệ, về tài chính và khoa học quản lý hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước, đồng thời họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh hơn hẳn các doanh nghiệp bản địa. Đã đẩy các doanh nghiệp trong nước vào tình thế cạnh tranh khó khăn hơn. Chính những thực tế đó mà các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại, phát triển, không muốn thất bại ngay tại sân nhà và tận dụng được lợi thế của xu hướng khu vực hoá, hiện đại hoá này đòi hỏi họ phải thay đổi chính mình .Phải có tầm nhìn trong cạnh tranh, phải hoàn thiện khoa học quan trị doanh nghiệp, phải xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh đúng đắn . - Cạnh tranh trở thành điều kiện sống còn của doanh nghiệp . Bởi cạnh tranh hiện nay là qui luật chủ đạo của nền kinh tế thị trường hiện đại. Cạnh tranh đã trở thành yếu tố không thể không có trong thị trường, nó ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn bao giờ hết . Cạnh tranh là bài toán khó khăn cho các doanh nghiệp cần phải tính toán nếu không muốn thất bại và để phát triển . Cạnh tranh là chứa đứng yếu tố thất bại, nhưng nếu không có cạnh tranh sẽ không có sự phát triển. Các doanh nghiệp luôn tâm niệm trong mình một qui luật đầy nghiệt ngã rằng, kẻ mạnh thì sẽ chiến thắng, còn kẻ yếu thì sẽ bị diệt vong. Chính vì vậy nó đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn lấy cạnh tranh làm nền tảng, phương hướng cho mọi hoạt động của mình . Vì vậy các doanh nghiệp phải tạo ra cho mình một năng lực vượt trội để qua mặt các đối thủ của mình . Phải luôn tìm kiếm những lỗ hổng, những điểm yếu của đối thủ để chiếm lĩnh lấy . Và để làm được điều đó, doanh nghiệp nhất thiết phải xây dựng cho mình một phương thức quản trị hiện đại . Phải phân tích được, nắm bắt được xu hướng biến đổi của nền kinh tế,của môi trường kinh doanh trong ngành .Phải có tầm nhìn dài hạn và xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với năng lực doanh nghiệp, với tình hình cạnh tranh và phải chứa đựng những yếu tố tham vọng và táo bạo . -Môi trường kinh tế ngày càng biến động bất thường. Đó là đặc điểm của nền kinh tế hiện đại . Khi mà các tác nhân tác động tới nền kinh tế ngày càng xuất hiện nhiều với mức độ tác động mạnh mẽ . Và hiện nay tất cả các hoạt động của xã hội loài người đều có tác động hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp tới hoạt động của nền kinh tế. Sự biến động đó còn là hậu quả của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá.Của sự phát triển như vũ bão của khoa học, của tri thức loài người . Khi mà hệ thống kinh tế khu vực và thế giới ngày càng trở thành một thể thống nhất, có sự liên hệ mật thiết với nhau thì sự bất ổn của hệ thống đó ngày càng lớn .Chỉ cần một mắt xích trong hệ thống có sự biến động thì sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới các mắt xích còn lại đồng thời tác động lên sự ổn định của hệ thống . Vì vậy mà các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với một mối hiểm hoạ từ sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành. Dù rằng từ hiểm hoạ đó sẽ là những cơ hội cho doanh nghiệp hoặc sẽ là mối đe doạ của doanh nghiệp thì họ vẫn luôn phải tính tới và cần nắm lấy nó . Đây cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự tồn tại về một phạm trù được gọi là khoa học quản trị chiến lược, cho một hoạt động không thể không có tại doanh nghiệp đó là xây dựng chiến lược kinh doanh . b. Những yêu cầu nội tại của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đứng trước một môi trường kinh tế mới chứa đựng nhiều nhân tố mới và phức tạp . Đồng thời môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng trở nên vô cùng phức tạp, biến đổi khôn lường thì doanh nghiệp nảy sinh rất nhiều những yêu cầu mới sau đây: - Muốn có một cái nhìn tổng quan và dài hạn về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp . Đây là một đòi hỏi bức thiết và quan trọng của doanh nghiệp . Để nắm bắt được những thông tin quan trọng có giá trị cao, nhắm bắt được những cơ hội và nhìn thấy sớm những mối hiểm hoạ .Từ đó có phương hướng hành động và các quyết định có lợi cho mình trong hoạt động kinh doanh. - Doanh nghiệp muốn đánh giá được chính xác năng lực cạnh tranh của mình và thấy rõ vị thế của mình trên thị trường . Từ đó có những quyết định nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của mình , nhằm chiếm ưu thế trước các đối thủ trong kinh doanh. -Doanh nghiệp muốn xác định rõ hướng đi của mình trong quá trình phát triển đầy sóng gió . Đó là vì nếu xác định được một hướng phát triển đúng đắn cho mình cho khoảng thời gian tương lai sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp luôn vững vàng về hướng phát triển của mình .Và từ đó sẽ có được các chính sách, các quyết định đúng đắn để thực hiện được cho đúng con đường đã chọn . Để đối phó với những sự biến động của môi trường bên ngoài. Vì nếu không xác định cho mình một hướng đi nhất định, thì khi đứng trước sự biến động, sự thay đổi từ bên ngoài sẽ làm cho doanh nghiệp bị giao động và mất phương hướng hoạt động . Sẽ dẫn đến các quyết định được đưa ra lại trái ngược nhau gây tác động ngược . Nó làm cho doanh nghiệp lãng phí về mặt thời gian và nguồn lực không cần thiết. Và làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng lúng túng không tìm thấy lối thoát cho mình khi gặp phải những khó khăn bất ngờ. - Một điều quan trọng nữa là doanh nghiệp luôn có nhu cầu sử dụng được tối đa nguồn lực có hạn của vào hoạt động kinh doanh với một hiệu quả cao. Muốn nắm bắt được nhanh các thời cơ, tận dụng được các cơ hội và vượt qua các mối đe doạ, trước các đối thủ . Đó là điều quan trọng mà doanh nghiệp chỉ bằng một nguồn lức hạn chế của mình để đi tới thành công mà tiêu tốn ít nguônf lực nhất và không gây ra một lãng phí nào . Điều mà trong hoàn cảnh cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay không cho phép tồn tại ở các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. - Doanh nghiệp mong muốn được chủ động và trở nên linh hoạt, có khả năng thay đổi và thích nghi với những biến động của điều kiện kinh doanh hiện nay . Khi mà hơn bao giờ hết, chỉ có một điều mà các doanh nghiệp biết chắc đó là sự thay đổi, khi mà cả số lượng và mức độ của những thay đổi tác động đến các doanh nghiệp đã tăng lên nhanh chóng . Và vì vậy chiến lược được xây dựng sẽ giúp cho doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dai đoạn dài . Như vậy, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan trên đây có thể kết luận được rằng.Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, và là một yêu cầu khách quan của doanh nghiệp trong cạnh tranh. 3.Quy trình hoạch định chiến lược. Quy trình tám bước hoạch định chiến lược kinh doanh . - Bước 1: Nghiên cứu những quan điểm những mong muốn ban lãnh đạo - Bước 2: Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh. - Bước 3: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo môi trường kinh doanh. - Bước 4: Phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp . - Bước 5: Tổng hợp phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp. - Bước 6: Xây dựng các mục tiêu chiến lược,các phương án chiến lược. - Bước 7:So sánh đánh giá và tiến hành lựa chọn những phương án chiến lược tối ưu. - Bước 8: Tổ chức thực hiện bằng các chương trình kế hoặch. Sơ đồ: các bước thực hoạch định chiến lược tại doanh nghiệp Phân tích môI trường kinh doanh Phân tích và dự báo về môI trường kinh doanh Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môI trường kinh doanh Phân tích nội bộ doanh nghiệp Đánh giá và dự báo thực trạng doanh nghiệp Tổng hợp đánh giá thực trạng Các quan điểm mong muốn kỳ vọng của lãnh đạo doanh nghiệp Hình thành các phương án chiến lược So sánh đánh giá và lựa chọn chiến lược tối ưu Xác định các nhiệm vụ nhằm thực hiện chiến lược lựa chọn II. thực trạng năng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 1. đặc điểm nền kinh tế việt nam hiện nay. 1.1. Nền kinh tế việt nam thời kỳ trước đổi mới, 1986. Với đặc điểm nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp , kéo dài trong một thời gian từ năm 1955 đến những năm đầu thập niên 80. Do tư tưởng nóng vội và nhận thức sai lầm về xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội , chúng ta đã vội vàng thực hiện phương thức sản xuất Xã Hội Chủ Nghĩa xoá bỏ các hình thức sở hữu tư nhân , duy trì nền kinh tế với hai hình thức sở hữu đó là sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân , với hai hình thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Với đặc điểm nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung.Tạo nên nền kinh tế với các đặc trưng sau đây: + Nền kinh tế chỉ tồn tại hai hình thức sở hữu là , sở hữu tập thể và sở hữu toàn dân với hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. + Các quy luật kinh tế không được coi trọng việc trả lời cho các câu hỏi , sản xuất cái gì ? sản xuất cho ai ? sản xuất như thế nào ? không phải xuất phát từ thị trường mà nó được quyết định bởi các chỉ tiêu pháp lệnh do cơ quan quản lý kinh tế quyết định hoàn toàn thoát ly khỏi thị trường . + Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế bị triệt tiêu, bởi các doanh nghiệp không được phép tự ra các quyết định sản xuất , không cần phải tính toán , xem xét các yếu tố đầu vào đầu ra của sản xuất. Đặc điểm vận hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là thực hiện các chỉ tiêu giao nhận . Chính việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung khi không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế , đã làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, đưa nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng chầm trọng , khả năng sản xuất trong nước giảm xút nghiêm trọng ,cung không đáp ứng nổi nhu cầu tiêu dùng trong nước , nền kinh tế phải nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong khi trong nước có khả năng sản xuất được như : lương thực , lạm phát cao và tình trạng thiếu việc làm trở nên chầm trọng . Đứng trước thực trạng nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng chầm trọng , yều cầu đặt ra là phải có sự đổi mới nhanh nhằm đưa nền kinh tế ra thoát khỏi khủng hoảng và phát triển . Phải thực sự cởi trói cho các doanh nghiệp , để họ thực hiện các quyết định kinh doanh của mình theo sự đòi hỏi của sản xuất, bởi chính khả năng sản xuất tại các doanh nghiệp là yếu tố quyết định tới việc giải quyết khủng hoảng của nền kinh tế của chúng ta hiện nay. 1.2 Đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Trước những khủng hoảng của nền kinh tế , nhận thức được những sai lầm trong tư duy , quản lý kinh tế. Đảng và nhà nước ta đã thực hiện bước đổi mới quan trọng trong tư duy về kinh tế , trong quản lý kinh tế . Mà đã được khởi đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 của Đảng . Từng bước chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế theo sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Sự đổi mới này ngay lập tức tạo nên một diện mạo mới , sự phát triển mới của nền kinh tế . Sự vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vốn dĩ là yêu cầu , đòi hỏi khách quan của nến kinh tế. Nó đã tạo ra một môi trường kinh tế mới với những đặc trưng của nền kinh tế thị trường . Các quy luật kinh tế được coi trọng , môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn . Các tế bào của nền kinh tế thực sự vận động trong một cơ chế mới , sản xuất và kinh doanh trong điều kiện áp lực cạnh tranh gay gắt . Nền kinh tế đổi mới của nước ta đã thực sự trở thành một khâu , một mắt xích trong hệ thống kinh tế khu vực và kinh tế thế giới . Nó là kết quả của đường lối mở cửa và h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35565.doc
Tài liệu liên quan