Hỗ trợ phát triển chính thức ODA - Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ODA - Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Hỗ trợ phát triển chính thức ODA - Thực trạng và giải pháp

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hỗ trợ phát triển chính thức ODA - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lêi nãi ®Çu Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó, nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định và nguồn vốn ngoài nước có vai trò quan trọng. Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vấn để tích luỹ vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang tính thời sự cấp thiết hiện nay. Chiến lược lâu dài là phải huy động tối đa nguồn vốn trong nước để chiếm tỷ lệ cao trong đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi mà nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế và có khả năng trả nợ. Cùng với FDI, ODA tạo thành nên vốn nước ngoài, và đã có đóng góp đáng kể trong việc cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Sau khi Việt Nam không còn nhận được viện trợ của Liên Xô đầu những năm 90, chúng ra đã gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, đến tháng 10 năm 1993, khi vốn ODA xuất hiện trở lại tại Việt Nam, nó đã đóng góp vào thành công to lớn của Việt Nam trên hầu hết các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là cải thiện cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn những tồn tại mà nếu không được khăc phục kịp thời thì nó có thể ảnh hưởng không tốt đên quan hệ của Việt Nam với các nhà tài trợ Với đề tài “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) – thực trạng và giải pháp”, em mong muốn cung cấp những vấn đề chung nhất, có tính chất cơ bản, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Thêu đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của thầy co và các bạn. Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 2004 Lê Mạnh Cường Ch­¬ng I: Nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n vÒ ODA I. Những vấn đề cơ bản về ODA ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra định nghĩa ODA là "một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Ðiều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%". Trên thế giới, việc cung cấp nguồn ODA thực chất đã được tiến hành từ nhiều thập kỷ trước đây, bắt đầu bằng kế hoạch Marshall của Mỹ viện trợ cho các nước Tây Âu nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tiếp đó, Hội nghị Colombo (năm 1955) hình thành những ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển. Sau khi OECD được thành lập vào năm 1960 và với sự ra đời của Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC) vào năm 1961, các nhà tài trợ đã tập hợp lại thành cộng đồng nhằm phối hợp các hoạt động chung về hỗ trợ hợp tác phát triển. 1. Các khái niệm Nguồn vốn bên ngoài đưa vào các nước đang và chậm phát triển có nhiều hình thức khác nhau. Phân theo đối tượng cho vay thì có : - Tài trợ phát triển chính thức (Official Development Finance - ODF) là nguồn tài trợ chính thức của chính phủ cho mục tiêu phát triển. Nguồn vốn này bao gồm : hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) và các hình thức ODF khác. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF. - Tín dụng thương mại từ các ngân hàng (Commercial Credit by Bank) là nguồn vốn chủ yếu hỗ trợ cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tự thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh cho riêng mình, tự đứng ra làm chủ sở hữu, tự quản lý hoặc thuê người quản lý cơ sở của mình (đầu tư 100% vốn), hoặc góp vốn với một hoặc nhiều xí nghiệp của nước sở tại thiết lập cơ sở kinh doanh, rồi cùng các đối tác của mình cùng làm chủ sở hữu và cùng quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này (xí nghiệp liên doanh). - Viện trợ cho không của các tổ chức chính phủ (NGO – Nongoverment Organization). - Tín dụng tư nhân : loại vốn này có ưu điểm là hầu như không gắn với các ràng buộc về chính trị - xã hội, nhưng lại có nhược điểm là điều kiện cho vay khắt khe (thời hạn hoàn vốn ngắn và mức lãi suất cao). Vốn được sử dụng chủ yếu để đáp ứng các yêu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Vốn này cũng được dùng để đầu tư phát triển và mang tính dài hạn. Tỷ trọng của vốn dài hạn trong tổng số có thể tăng lên đáng kể nếu triển vọng tăng trưởng lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của các nước đi vay là khả quan. Vậy : hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. 2. Đặc điểm 2.1. Tính ưu đãi Có 3 ưu điểm nổi bật của ODA để thể hiện tính ưu đãi cao là: - Vốn ODA có thời hạn cho vay (hoàn trả vốn) dài. Nhiều khoản vay có thời hạn cho vay rất dài (từ 30 đến 40 năm). - Thời gian ân hạn (chỉ trả lãi, chưa trả gốc) cao : lên tới 10 năm. Các khoản cho vay của Nhật Bản, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) có thời hạn cho vay lên tới 40 năm, thời gian ân hạn là 10 năm. - Lãi suất cho vay thấp (dao động bình quân từ 0,75% đến 2% năm). Ba yếu tố này tạo nên “thành tố hỗ trợ” hay “yếu tố không hoàn lại”; yếu tố này thấp nhất là 25% (viện trợ không hoàn lại có thành tố hỗ trợ là 100%. Thành tố hỗ trợ chính là tiêu thức để phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố này được xác định dựa trên việc so sánh giữa lãi suất viện trợ và lãi suất tín dụng thương mại (tiêu chuẩn quy ước là 10% năm). Khi cấp một khoản cho vay dựa trên cơ sở thương mại thuần túy, thì nhân tố viện trợ không hoàn lại là 0%, nhưng khi cấp viện trợ không hoàn lại thì nhân tố viện trợ không hoàn lại là 100%. Nhân tố viện trợ không hoàn lại trong ODA không được thấp hơn 25%. YẾU TỐ KHÔNG HOÀN LẠI TRONG ODA Các hình thức Thời gian (năm) Yếu tố không hoàn lại Hoàn trả Ân hạn Cho không 0 Vay thương mại(lãi suất 10% năm) 7 3 25 Vay thương mại(lãi suất 4% năm) 11 3 35 Vay thương mại(lãi suất 3% năm) 25 7 45 Vay thương mại(lãi suất 4% năm) 30 8 60 Vay thương mại(lãi suất 2,5% năm) 25 7 76 Vay thương mại(lãi suất 0% năm) 0 Ngoài ra, tính ưu đãi của ODA còn thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Trên thế giới hiện nay có khoảng chừng 150 quốc gia đang phát triển, chiếm khoảng 77% dân số thế giới. Tuy nhiên, tổng sản phẩm quốc gia GNP của các quốc gia này chỉ chiếm chưa tới 14% trong tổng số của toàn thế giới. Khoảng cách giàu nghèo trên thế giới hiện nay có xu hướng ngày càng tăng thêm. Các nước đang phát triển phải tìm cách thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. 2.2. Tính điều kiện Có hai điều kiện cơ bản nhất để các quốc gia đang phát triển có thể nhận được ODA: - Mức GDP bình quân đầu người thấp, nước có GDP bình quân đầu người thấp thường nhận được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn. Cho đến khi các quốc gia này vượt qua ngưỡng nhất định về đói nghèo thì sự ưu đãi này sẽ giảm dần. - Mục tiêu sử dụng vốn của các nước đang phát triển phải phù hợp với phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Điều này có nghĩa là nước nhận được ODA sẽ sử dụng vốn đó vào đâu? Có đúng với mục tiêu của các nước tài trợ đề ra hay không? Nếu vấn đề này không được làm sáng tỏ thì cơ hội nhận được viện trợ ODA sẽ là rất nhỏ. 2.3. Nguồn vốn ODA có khả năng gây nợ Khi tiến hành tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, các quốc gia không phát triển thường không nghĩ đến điều này vì ODA có tỷ lệ ưu đãi cao. Một số quốc gia sử dụng không hiệu quả nên có thể tạo ra sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần, không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu, trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó trong khi quy hoạch chính sách phải phối hợp các loại nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. 3. Vai trò của ODA đối với các nước đang và chậm phát triển 3.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Tất cả các nước khi tiến hành chương trình công nghiệp hóa đều cần vốn đầu tư lớn. Đó chính là trở ngại lớn nhất để thực hiện chương trình công nghiệp hóa đối với các nước nghèo. Trong điều kiện này, với những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật công nghệ, các nước tiến nhanh không chỉ bằng khả năng tích lũy trong nước mà còn bằng cả tận dụng khả năng thời đại. Bên cạnh nguồn vốn trong nước, còn có thể huy động nguồn vốn ngoài nước, nhiều khi với khối lượng lớn. Tuy nhiên vốn trong nước có vai trò quan trọng, vốn ngoài nước có khả năng thúc đẩy sự phát triển, song không phải là yếu tố quyết định sự phát triển. 3.2. Tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực Những lợi ích quan trọng mà hỗ trợ phát triển chính thức mang lại cho các nước đang phát triển là khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Đây mới chính là những lợi ích căn bản, lâu dài đối với các nước nhận tài trợ. Có điều đây là những lợi ích khó có thể lượng hóa được. Nhật Bản là quốc gia cung cấp nhiều ODA nhất cho Việt Nam, trong đó có bộ phận hợp tác kỹ thuật. 3.3. Cải thiện cơ cấu kinh tế Do dân số tăng nhanh, sản xuất chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả, các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước châu Phi, đang vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác để tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chính sách này dự định chuyển chính sách kinh tế nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng quốc gia. 3.4. Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển Các nhà đầu tư trực tiêp nước ngoài khi quyết định bỏ vốn vào một nước nào đó luôn luôn quan tâm khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại quốc gia đó. Họ cảnh giác với nguy cơ làm tăng phí tổn của chi phí đầu tư. Một hạ tầng cơ sở yếu kém, như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiên thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng (điện, nhiên liệu) không đủ cho nhu cầu sẽ làm các nhà đầu tư nản lòng.Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm các nhà đầu tư e ngại. Mặt khác sử dụng ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung vào công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.Chính vì vậy mà ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bỏ sung rất quan trọng cho các nước đang và chậm phát triển thì nó còn có tác dụng tăng khả năng thu hút vốn FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các quốc gia này. 4. Phân loại 4.1. Theo tính chất - Viện trợ không hoàn lại : các khoản cho không, không phải trả lại. - Viện trợ có hoàn lại : các khoản cho vay ưu đãi (vay tín dụng với điều kiện “mềm”). - Viện trợ hỗn hợp : gốm một phần cho không, phần còn lại được thực hiện theo hình thức vay tín dụng (có thể ưu đãi hoặc thương mại). 4.2. Theo mục đích - Hỗ trợ cơ bản : là nguồn lực được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi. - Hỗ trợ kỹ thuật : là những nguồn lực dành cho chuyển gia tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… Loại hỗ trợ này chủ yếu là viên trợ không hoàn lại. 4.3. Theo điều kiện - ODA không ràng buộc: việc sử dụng không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. - ODA có ràng buộc : + Bởi nguồn sử dụng : có nghĩa là việc mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). + Bởi mục đích sử dụng : chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc dự án cụ thể. - ODA có ràng buộc một phần : một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chi ở bất cứ nơi nào. 4.4. Theo hình thức - Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc vay ưu đãi. - Hỗ trợ phi dự án: bao gồm các hình thức sau : + Hỗ trợ cán cân thanh toán : thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hoá, hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hoá được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng vào hỗ trợ cho ngân sách. + Hỗ trợ trả nợ. + Viện trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. 5. Xu hướng vận động của ODA trên thế giới 5.1. Vai trò của viện trợ đa phương đã thay đổi Từ những năm 80, tỷ trọng viện trợ đa phương ngày càng tăng, từ 64,7% của các năm 1980 – 1982 lên hơn 73% năm 1994, Trong đó mức tăng của viện trợ song phương không hoàn lại còn nhanh hơn nữa, từ 50% tổng số ODA lên 61,1% tổng số ODA; ngược lại khoản ODA song phương có hoàn lại giảm dần tỷ trọng từ 17,2% xuống còn 11,7%; mặc dù về giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Do viện trợ song phương tăng dần tỷ trọng, viện trợ đa phương giảm tỷ trọng tương ứng, từ 32% của các năm 1980 – 1982 xuống còn gần 27% vào năm 1994. Trong đó, viện trợ đa phương không hoàn lại chỉ tăng tỷ trọng chút ít, từ 15,2% lên 16,6%, hỗ trợ ứng tiền mua thiết bị giảm đáng kể. 5.2. Cạnh tranh để nhận được vốn ODA tăng lên Giống như mọi khoản chi tiêu công cộng, ODA là đối tượng cạnh tranh gay gắt trong các ưu tiên phân phối ngân sách. Tuy nhiên, phân phối ODA lại là nguồn vốn dễ thất thoát nhất vì nhìn chung, nó không được quy định chặt chẽ bằng luật và các văn bản dưới luật. Gần đây, một số nước tài trợ có đặt ra những tập hợp mục tiêu của viện trợ để đảm bảo việc phân phối viện trợ được thực hiện đúng hướng. Cạnh tranh hiện nay xảy ra không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả giữa các quốc gia với nhau. Ở châu Á hiện nay, Trung Quốc là nước nhận được nhiều ODA nhất. Tuy nhiên vị thế này có lẽ cũng không tồn tại được lâu trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của Ấn Độ và các nước ASEAN. 5.3. Triển vọng gia tăng viện trợ ít lạc quan Mặc dù Liên hợp quốc đã đề xuất mục tiêu nâng tỷ lệ ODA/GNP lên 0,7% đối với các nước phát triển, nhưng có rất ít hy vọng ODA tăng đáng kể trong những năm sắp tới. Hy vọng tăng viện trợ đặt ra nhiều nhất đối với Nhật Bản và Pháp. Các nước Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Hà Lan đặt ra nhiệm vụ giữ vững tỷ lệ ODA so với GNP; hy vọng Đức và Anh duy trì mức viện trợ hiện tại; rất khó đánh giá triển vọng của Mỹ. II. Kinh nghiệm về sử dụng ODA Nhật Bản ở các nước ASEAN 1. Phân tích 1.1. Tình hình chung Trong số các quốc gia ASEAN, bốn thành viên cũ là Indonesia, Philipines, Malaysia, Thái Lan là những nước quốc gia có số vốn vay lớn nhất. Còn Singapore và Brunei ít vay Nhật Bản nhất vì thực tế, họ là những quốc gia tương đối giàu có, nên không phải sử dụng vốn ODA Nhật Bản để phát triển kinh tế. Hơn nữa, chúng ta còn thấy một thực tế rằng vốn vay chiếm tỷ lệ khá lớn trong ODA. Vốn ODA Nhật Bản cho ASEAN 10 vay đến 1998 Đơn vị : tỷ yên STT Quốc gia Vay Viện trợ Hợp tác công nghệ Tổng 1 Indonesia 3.432,3 189,7 207,4 3.829,4 2 Philipines 1.772,6 211,6 129,6 2.113,8 3 Thailand 1.665,4 161,4 161,8 1.998,6 4 Malaysia 754,0 11,9 83,3 849,2 5 Vietnam 520,2 77,3 22,1 619,6 6 Myanmar 405,5 159,3 19,1 583,6 7 Laos 9,1 66,3 18,1 93,5 8 Cambodia 2,3 54,7 13,1 70,1 9 Singapore 12,7 3,1 21,4 37,2 10 Brunei 0,0 0,0 39,3 39,3 Nguồn : Bộ Ngoại giao Nhật Bản (2000) Vì vậy Việt Nam sẽ có thể rút ra các bài học kinh nghiệm bổ ích của bốn thành viên cũ :Indonesia, Philipines, Malaysia và Thái Lan trong việc sử dụng vốn vay của Nhật Bản trong suốt ba thập kỷ qua. Vốn ODA Nhật Bản cho 4 thành viên cũ của ASEAN vay đến 1998 Đơn vị : tỷ yên Ngành Indo -nesia Phili -pines Thái Lan Malay -sia Tổng Giao thông 725,2 542,8 681,0 129,4 2.078.4 Năng lượng 616,5 244,7 296,3 372,4 1.529.9 Viễn thông 148,1 50,4 102,8 13,4 314.7 Công nghiệp 110,8 91,8 112,7 75,6 390.9 Nông nghiệp 408,5 138,2 164,8 0,0 711.5 Ngành khác 1.664,6 716,1 326,3 157,3 2.864,3 Tổng 3.673,7 1.784,0 1.683,9 748,1 7.889,7 Nguồn : Bộ Ngoại giao Nhật Bản (2000) Vốn ODA của Nhật Bản được các quốc gia này sử dụng chủ yếu cho các ngành giao thông và năng lượng. Ta có thể thấy rằng giao thông là khoản mục đầu tư lớn nhất ở Indonesia, Philipines và Thái Lan trong khi năng lượng được đầu tư lớn nhất ở Malaysia. Điều đó chứng tỏ rằng bốn quốc gia này đã coi giao thông và năng lượng là những ngành quan trọng nhất trong cơ sở hạ tầng và sử dụng vốn vay Nhật Bản một cách triệt để để phát triển chúng. Bàn tới “các ngành khác” bên cạnh những ngành nêu trên, thì các ngành khác lại được Indonesia và Philipines đầu tư vốn vay lớn nhất. Điều đó cũng có nghĩa rằng Indonesia và Philipines không sử dụng triệt để vốn vay ODA của Nhật Bản cho những mục tiêu rõ ràng và trọng điểm. Các ngành khác bao gồm nhiều khoản mục nhưng hầu hết trong số này không có đóng góp hoặc đóng góp không đáng kể cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Mặt khác, “vốn vay hàng hoá” (chỉ có tác dụng cải thiện cán cân thương mại) chiếm một tỷ trọng lớn tại Indonesia và Philipines. Con số cụ thể là 280,5 tỷ yên tại Indonesia và 178,6 tỷ yên tại Philipines. Nhưng bên cạnh đó, Thái Lan và Malaysia đều không sử dụng vốn vay ODA cho mục đích đó. Đánh giá từ thực tế trên, bốn quốc gia trên được chia làm hai nhóm : nhóm sử dụng ODA của Nhật Bản hiệu quả và không hiệu quả. Malaysia và Thái Lan ở nhóm trước còn Indonesia và Philipines ở nhóm sau. Bằng phần phân tích dưới đây, chúng ta sẽ chứng minh được rằng Thái Lan là một quốc gia sử dụng vốn ODA đạt hiệu quả cao nhưng trong khi Philipines lại không làm được như vậy.. 1.2. So sánh giữa Thái Lan và Philipines Có thể so sánh Philipines với Thái Lan bởi dân số ( Thái Lan là 58 triệu và Philipines là 67 triệu người) và khối lượng vốn vay của hai quốc gia này từ Nhật Bản là tương đương. Mặt khác, Philipines và Thái Lan đều có những tương đồng cho sự so sánh : cả hai nước có thu nhập trung bình với dân số khoảng 60 triệu người. Năm 1960, Philipines đã từng phát triển hơn Thái Lan : tổng so quốc dân trên đầu người của Philipines là 253 USD, của Thái Lan là 97 USD. Nhưng Thái Lan đã tăng trưởng nhanh chóng và theo kịp Philipines vào năm 1980 ( tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người của Philipines là 675 USD, của Thái Lan là 693 USD). Sau đó khoảng cách giữa hai quốc gia về tổng sản phẩm quốc dân trên đầu người ngày càng lớn. Năm 1996, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của Thái Lan đã tăng gấp 3 lần so với Philipines (của Thái Lan là 3.018 USD, của Philipines là 1.132 USD). Vốn vay ODA Nhật Bản cho Philipines và Thái Lan đến 1998 Đơn vị : tỷ yên Ngành Philipines Thái Lan 1968 -1979 1980 -1989 1990 -1998 1967 -1979 1980 -1989 1990 -1998 Giao thông 43,1 155,1 344,6 45,2 247,8 388,0 Năng lượng 30,5 111,7 102,5 63,8 72,9 159,5 Viễn thông 0,2 46,4 3,8 43,6 50,7 8,5 Công nghiệp 17,0 38,8 36,0 10,0 84,6 18,2 Nông nghiệp 20,7 43,0 74,5 23,6 98,7 42,6 Ngành khác 77,4 281,2 356,6 19,4 69,3 237,6 Tổng 188,9 676,2 918,0 205,6 624,0 854,4 Nguồn : Bộ Ngoại giao Nhật Bản (2000) Thái Lan đã sử dụng vốn vay Nhật Bản một cách mạnh mẽ cho giao thông trong những năm 1980 (39,7% vốn vay ODA của Nhật Bản) trong khi Philipines lại sử dụng vốn đó cho “các ngành khác” (41,6%). Trong đó, 49,7 tỷ yên cho “sắp xếp lại kế hoạch” và 98,1 tỷ yên cho “vốn vay hàng hoá”. Đồng thời, Thái Lan đã sử dụng nhiều vốn vay Nhật Bản cho công nghiệp và nông lâm thuỷ sản trong những năm 1980 còn Philipines sử dụng rất ít cho ngành này.Thái Lan đã sử dụng ít vốn vay Nhật Bản cho ngành năng lượng trong những năm 80 thế kỷ XX, trong khi Philipines sử dụng nhiều cho ngành này. Cơ cấu đầu ra của Philipines và Thái Lan (Giá trị gia tăng được tính theo %GDP) Ngành Năm Philipines Thái Lan Nông nghiệp 1980 25 23 1985 22 11 Công nghiệp 1980 39 29 1985 32 40 Sản xuất 1980 26 22 1985 23 29 Dịch vụ 1980 36 48 1985 46 49 Nguồn : Ngân hàng thế giới (1997) Có thể thấy rõ Thái Lan đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách nhanh chóng, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP đã tăng từ 28% năm 1980 lên 40% năm 1995, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP đã giảm từ 23% năm 1980 xuống còn 11% năm 1995. Hơn nữa, tỷ trọng ngành sản xuất trong GDP cũng tăng từ 22% năm 1980 lên 19% năm 1995. Kết quả này đã chứng minh một sự thật rằng : Thái Lan đã đạt được những thành công trong công nghiệp hóa. Với Philipines thì ngược lại, tỷ trọng công nghiệp trong GDP giảm từ 39% năm 1980 xuống 32% năm 1995, trong khi tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cũng giảm từ 25% năm 1980 xuống 22% năm 1995. Tỷ trọng ngành sản xuất trong GDP giảm từ 26% năm 1980 xuống 23% năm 1995. Kết quả này cũng nói lên sự thất bại trong không chỉ công nghiệp hóa mà còn trong cả lĩnh vực nông nghiệp. Đối với Philipines, tỷ trọng các ngành dịch vụ đã tăng từ 36% năm 1980 lên 46% năm 1995. Tuy nhiên, nó không đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế. Đã có rất nhiều nông dân từ khu vực nông thôn đã tràn về thành thị để kiếm việc làm nhưng ngành công nghiệp trong các khu vực thành thị không đủ sức để tạo ra việc làm cho họ. Tăng trưởng kinh tế ở Philipines và Thái Lan (% tăng trưởng bình quân hàng năm) Chỉ tiêu Thời kỳ Philipines Thái Lan GDP 1980 – 1990 1,0 7,6 1990 -1995 2,3 8,4 Chỉ số giảm lạm phát tuyệt đối GDP 1980 – 1990 14,9 3,9 1990 -1995 9,2 4,6 Giá trị gia tăng nông nghiệp 1980 – 1990 1,0 4,0 1990 -1995 1,6 3,1 Giá trị gia tăng công nghiệp 1980 – 1990 - 0,9 9,9 1990 -1995 2,2 10,8 Giá trị gia tăng dịch vụ 1980 – 1990 2,8 7,3 1990 -1995 2,7 7,8 Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 1980 – 1990 3,5 14,0 1990 -1995 9,4 14,2 Tổng đầu tư nội địa 1980 – 1990 -2,1 9,4 1990 -1995 3,2 10,2 Nguồn : Ngân hàng thế giới (1997) Bảng này cho ta thấy tương ứng với số liệu đã trình bày ở phần trên. Cụ thể là tỷ lệ tăng trưởng trong ngành công nghiệp là 9,9% ở Thái Lan từ năm 1980 đến năm 1999, trong khi ở Philipines là 0,9% trong cùng thời kỳ này. Điều đó chứng tỏ ngành công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ ở Thái Lan trong khi tốc độ tương ứng ở Philipines lại là một số âm Mặt khác, tỷ lệ tăng trưởng trong nông nghiệp của Thái Lan là 4,0% từ năm 1980 đến 1999, trong khi mức này ở Philipines chỉ là 1,0%. Như phân tích ở phần trên, có thể thấy rẳng tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của Thái Lan liên tục giảm từ 23% năm 1980 xuống còn 11% năm 1995. Điều đó không có nghĩa là nông nghiệp Thái Lan không tăng trưởng mà là do công nghiệp tăng trưởng quá mạnh. 1.3. Sự khác nhau về chính sách kinh tế Một thực tế nổi bật là công nghiệp hóa của Thái Lan đã bắt đầu trong những năm 60 của thế kỷ XX dưới sự bảo trợ của chiến lược thay thế hàng hoá nhập khẩu. Nhưng Thái Lan đã từng bước thay đổi chiến lược từ thay thế hàng hoá nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu thông qua sự xuất khẩu hàng hoá được sản xuất. Đặc biệt, Kế hoạch kinh tế lần thứ ba từ 1972 đến 1976 đã bắt đầu một thời kỳ mạnh mẽ của sự khuyến khích sản xuất. Chính vì điều này mà Thái Lan đã đạt được lợi thế so sánh cao trong khu vực. Xuất khẩu và nhập khẩu của Philipines và Thái Lan (triệu USD) Năm Philipines Thái Lan Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu 1986 4.771 5.046 8.872 9.173 1987 5.649 6.738 11.654 13.023 1988 7.032 7.164 15.953 20.285 1989 7.755 10.425 20.078 25.771 1990 8.068 12.244 23.070 33.771 1991 8.767 12.048 28.428 37.591 1992 9.752 14.490 32.472 40.868 1993 11.089 17.673 36.775 45.992 1994 13.304 21.278 45.130 54.459 1995 17.371 26.437 56.130 70.774 1996 20543 32.329 55.722 72.968 Tại Thái Lan, xuất khẩu tăng 81,8 lần trong khi kinh tế tăng trưởng là 25,1 lần trong cùng thời kỳ. Cụ thể, Thái Lan đã tăng xuất khẩu 7,5 lần trong những năm 70, 3,1 lần trong những năm 80 và 2,4 lần trong những năm 90. Với kết quả này, Thái Lan đã vượt được Philipines năm 1976 và sau đó đã vượt xa Philipines. Mức nhập khẩu của Thái Lan đã tăng 68,4 lần trong thời kỳ này trong khi mức tăng trưởng là 30,4 lần. Cụ thể, Thái Lan đã tăng nhập khẩu 5,5 lần trong những năm 70, 2,8 lần trong những năm 80 và 2,2 lần trong những năm 90. Trong khi đó, Philipines tăng nhập khẩu 5,5 lần trong những năm 70, 1,4 lần trong những năm 80 và 2,6 lần trong những năm 90. Những con số này rất có giá trị để khẳng định Philipines đã tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu 1,4 lần trong những năm 80. Có thể khẳng định quan hệ kinh tế đối ngoại của Philipines chưa thực sự phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Philipines và Thái Lan (tỷ yên) Năm 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 Philipines 132 78 167 473 804 961 778 284 520 2374 Thái Lan 870 953 1947 6250 7995 8029 4988 10022 4285 5875 Nguồn : Cục Kế hoạch kinh tế Nhật Bản (1997) Số liệu thống kê đã chứng minh rằng Thái Lan đã thành công trong chính sách mở cửa bởi khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng mạnh trong thời gian cuối những năm 80. Trong thời kỳ này, Thái Lan còn khuyến khích các chiến lược hành động đa dạng sau: tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty xuất khẩu, khuyến khích các dự án lớn trong công nghiệp nặng, tăng đầu tư để cải thiện kinh tế nông thôn, khuyến khích giảm bớt những thủ tục trong lĩnh vực tài chính… Những chiến lược này đã đóng góp không chỉ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp mà còn tạo ra việc làm mới trong lĩnh vực chế tạo. Chính vì vậy mà Thái Lan đã đạt được mức tăng trưởng GDP cao trong thời kỳ vừa qua. Đối với Philipines, nền kinh tế cũng tăng trưởng rất mạnh sau chiến tranh thế giới II, sau đó mức tăng trưởng giảm dần nhưng tỷ lệ GNP trên đầu người vẫn cao hơn Thái Lan cho tới năm 1979 (GNP/người của Philipines là 627 USD, của Thái Lan là 593 USD) Trong suốt thời kỳ này, Philipines vẫn theo đuổi chính sách bảo hộ và đưa ra chính sách thay thế hàng nhập khẩu như tăng cường quản lý nhập khẩu, duy trì tỷ giá hối đoái cao… Kết quả là sự tăng trưởng không thể dựa vào thị trường nhỏ bé trong nước trong khi sản xuất và việc làm cũng không tăng như mong muốn. Trước tình hình này, chính phủ Philipines đã cố gắng đa dạng hóa chiến lược kinh tế nhằm khuyến khích xuất khẩu để có thể tạm thời đưa nền kinh tế tăng trưởng cao. Nhưng những xáo trộn về chính trị đã khiến cho công cuộc cải cách không thành công. Kết quả là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp, khối lượng xuất khẩu tăng chậm, không thu hút được thêm vốn đầu tư nước ngoài. Cuối cùng, Philipines đã không sử dụng tốt vốn ODA Nhật Bản cho phát triển kinh tế trong tình trạng này (Philipines đã sử dụng 153,3 tỷ USD vốn ODA Nhật Bản cho việc sắp xếp lại kế hoạch từ năm 1985 đến 1992) 2. Bài học kinh nghiệm Qua phần phân tích trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm để Việt Nam có thể sử dụng hiệu qủa vốn ODA của Nhật Bản nói riêng và ODA nói chung cho sự nghiệp phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra: - Việt Nam thiếu vốn và công nghệ, nên sử dụng hiệu quả ODA mà trước hết là vốn cho phát triển kinh tế và Việt Nam cũng phải nhận ra rằng không một quốc gia nào có thể tăng trưởng ổn định nếu không có một chiến lược rõ ràng và dài hạn. Đây chính là khâu yếu nhất trong xây dựng chiến lược của Việt Nam. Bài học từ các nước NICs, các nước trong khu vực ASEAN cho thấy, công nghiệp hoá là chiến lược hiệu quả nhất đối với Việt Nam. Có hai con đường để công nghiệp hóa thành công là thay thế hàng nhập khẩu và hướng về xuất khẩu, trong đó chiến lược hướng về xuất khẩu hiệu quả hơn bởi ví dụ thực tế ở Philipines và Thái Lan đã chứng minh điều này. - Việt Nam nên tập trung sử dụng vốn ODA để cải thiện cở sở hạ tầng. Chúng ta đều biết rằng nguồn vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi cao, mà cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu… Vậy sử dụng ODA cho đầu tư phát triển cở hạ tầng là chiến lược sử dụng có hiệu quả nhất. Đặc biệt, kinh nghiệm từ các quốc gia ASEAN cho thấy sử dụng vào giao thông và năng lượng là hiệu quả hơn cả và thực tế cũng chứng minh rằng giao thông và năng lượng là hai nhân tố không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá. - Việt Nam nên kết hợp chiến lược công nghiệp hoá với chính sách mở cửa nền kinh tế để đạt được hiệu quả tăng trưởng cao. Phần phân tích trên đã chứng minh sự khác biệt về chính sách đã dẫn đến sự khác biệt về kết quả như thế nào tại Thái Lan và Philipines. Mà cụ thể hơn chính là việc cải thiện môi trường đầu tư thông qua cải cách thủ tục hành chính. - Việt Nam nên đẩy mạnh chính sách ngoại giao nhằm nâng cao vị thế của mình trên các diễn đàn, các tổ chức quốc tế. Có như vậy thì chúng ta mới có thể có thêm nhiều sự hợp tác giúp đỡ từ bên ngoài để thực hiện mục tiêu của mình. Ch­¬ng II: Thùc tÕ thu hót vµ sö dông vèn ODA t¹i ViÖt Nam I. Khái quát 1. Bối cảnh KT-XH thúc đẩy sự cần thiết thu hút vốn ODA vào Việt Nam Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vấn để tích luỹ vốn cho ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35659.doc
Tài liệu liên quan