Hình thức kiến trúc công sở tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 đến nay

Thơng báo Khoa học và Cơng nghệ * Số 2-2015 93 HÌNH THỨC KIẾN TRƯC CƠNG SỞ TỈNH PHƯ YÊN GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY ThS. Lê Tiến Vinh Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tĩm tắt: Nhìn lại chặng đường hơn 25 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh năm 1989, cĩ thể nhận thấy Phú Yên đã cĩ sự đổi thay nhiều mặt, thể hiện trực quan và rõ nét nhất ở lĩnh vực kiến trúc xây dựng. Bộ mặt kiến trúc đơ thị được định hình, trong đĩ kiến trúc cơng sở đĩng một vai trị rất quan trọng, với s

pdf7 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hình thức kiến trúc công sở tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự nổi bật về số lượng, quy mô và vị trí xây dựng. Dễ dàng nhận thấy hình thức kiến trúc công sở giai đoạn này có những biểu hiện khá đa dạng, phản ánh một cách sâu sắc quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đổi mới. Trong diễn biến hình thức kiến trúc ấy, bên cạnh những mặt tích cực góp phần làm đẹp thêm diện mạo đô thị còn tồn tại không ít những biểu hiện tiêu cực đã và đang kéo lùi nghệ thuật kiến trúc công sở nói riêng và kiến trúc Phú Yên nói chung. Từ khóa: hình thức kiến trúc, kiến trúc công sở. 1. Khái niệm “công sở” Theo Từ điển tiếng Việt (chủ biên Văn Tân, nhà xuất bản Khoa học xã hội), “Công sở là chỗ làm việc của các cơ quan chính quyền và chuyên môn”. Cụ thể hơn, điều 70 Luật Cán bộ Công chức được Quốc hội ban hành năm 2008 đã định nghĩa rằng: ― Công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc‖. 2. Khái quát quá trình phát triển kiến trúc công sở ở Phú Yên Năm 1611 phủ Phú Yên chính thức ra đời với hai đơn vị hành chính cấp huyện đầu tiên là Tuy Hòa và Đồng Xuân. Đến thế kỷ XIX, lỵ sở được đặt tại thành An Thổ (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An), một thành được xây theo kiểu kiến trúc Vauban, kích thước mỗi cạnh 200m. Tuy nhiên, hiện nay các công trình hành chính ở các dinh, phủ thời kỳ này đã không còn. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mở đầu thời kỳ thuộc địa đế quốc ở nước ta. Năm 1887, Pháp đặt tòa Công sứ tại thôn Tân Thạnh, tổng Xuân Đài huyện Đồng Xuân (tức Vũng Lắm), đây có thể coi là công sở đầu tiên sau thời Phong kiến trên đất Phú Yên, đáng tiếc cũng không có tài liệu nào nói về kiến trúc công trình này. Năm 1888 tỉnh thành Phú Yên dời ra đây để gần tòa sứ, nhưng năm 1889 tòa sứ dời ra Sông Cầu, tỉnh thành trở lại An Thổ, đến năm 1899 đời Thành Thái cùng dời ra Sông Cầu. Sau Cách mạng tháng 8-1945, tỉnh lỵ Phú Yên được chuyển về Tuy Hòa. Cho đến tận năm 1975, các công trình công sở được Pháp và Mỹ xây dựng giai đoạn này chủ yếu để phục vụ cho chiến tranh nên có quy mô nhỏ, kiến trúc thực Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 94 dụng với tường gạch, mái lợp ngói hoặc fibro xi măng, đơn thuần công năng, hình thức kiến trúc đơn giản, không có gì đáng chú ý. Có thể điểm qua các công trình tiêu biểu như Tòa hành chính tỉnh 1 tầng với tường gạch, mái ngói; Ty cảnh sát với nhà hành chính 2 tầng; một số ty khác như ty văn hóa thể thao, ty thuế vụ, điền địa được đặt trong các nhà phố. Hiện nay, hầu hết các công trình này đã bị phá dỡ. Có thể khẳng định dấu ấn kiến trúc Pháp trong thời kỳ thuộc địa ở Phú Yên là hết sức nhỏ bé. Giai đoạn 1975-1989 (thời điểm nhập và tách tỉnh Phú Khánh), với hoàn cảnh khó khăn sau chiến tranh, tỉnh lỵ là thành phố Nha Trang, thị xã Tuy Hòa ít được đầu tư về nhiều mặt, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, nên tốc độ phát triển rất chậm. Trong suốt 14 năm chung sức với Khánh Hòa, công sở Phú Yên đã không được chú trọng xây dựng mà chỉ có thể sửa sang, tận dụng các công trình cũ của thời kỳ trước để lại. Giai đoạn này chỉ có một điểm sáng duy nhất, đó là việc xây dựng mới Ủy ban nhân dân thị xã Tuy Hòa. Tháng 7-1989, tỉnh Phú Yên được lập lại khi tách tỉnh Phú Khánh, Tuy Hòa trở thành thị xã tỉnh lỵ, dần đi lên cùng với đà phát triển của đất nước thời ―mở cửa‖. Đồ án quy hoạch chung xây dựng tổng thể thị xã Tuy Hòa được xác lập và phê duyệt năm 1992 (được chỉnh sửa và phê duyệt năm 2000). Sau thời điểm đó, kiến trúc công sở Phú Yên khởi sắc với nhiều công trình cấp tỉnh đã được xây mới, đáp ứng cho nhu cầu của một bộ máy hành chính vừa được tái lập, tiêu biểu như Tỉnh ủy, trụ sở Công an tỉnh, sở Xây dựng, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,chủ yếu tập trung ở khu hành chính ven biển. Sau năm 2000, các đơn vị hành chính trong tỉnh Phú Yên đã có nhiều biến động như việc thành lập các huyện Phú Hòa (2002), Tây Hòa, Đông Hòa (2005), thị xã Sông Cầu (2009); riêng Tuy Hòa đã được công nhận là đô thị loại 3 (2002) rồi đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh (2013). Theo đó, các khu hành chính cấp huyện đã từng bước được đầu tư xây dựng mới (như Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa) hoặc cải tạo nâng cấp (như thị xã Sông Cầu) để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Trên những cơ sở đó, khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay là thời kỳ phát triển vượt bậc về lượng của kiến trúc công sở tỉnh Phú Yên. Tiêu biểu có thể kể đến trụ sở UBND Tỉnh, Sở Khoa học công nghệ (năm 2000); UBND và Huyện ủy Phú Hòa (2004); Sở Y tế, Sở Lao động thương binh và xã hội (2007); Thành ủy Tuy Hòa (2008); UBND và Huyện ủy Đông Hòa (2009); UBND huyện Tây Hòa, Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh (2010), Sở Tư pháp (2014), và đặc biệt là trụ sở Các ban Đảng đang được xây dựng, có thể nói đây là công trình công sở tập trung đầu tiên của tỉnh Phú Yên. Như vậy trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển (từ 1611) với tỉnh lỵ đã nhiều lần thay đổi, kiến trúc công sở Phú Yên phát triển tương đối chậm và chỉ thực sự khởi sắc từ khi tái lập tỉnh năm 1989 với nhiều hình thức kiến trúc khá phong phú. Những biểu hiện hình thức này cần được tổng kết, đánh giá cụ Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 95 thể để góp phần vào sự phát triển kiến trúc công sở nói riêng và kiến trúc Phú Yên nói chung trong tương lai. 3. Nhận dạng và đánh giá hình thức kiến trúc công sở tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 đến nay Hình thức kiến trúc công sở Phú Yên sau 25 năm kể từ ngày tách tỉnh có những hướng biểu hiện chủ đạo sau: 3.1. Hình thức kiến trúc công sở biểu hiện xu hƣớng kiến trúc Hiện đại Kiến trúc Hiện đại mà nòng cốt là chủ nghĩa Công năng tỏ ra khá phù hợp với tình hình Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, đặc biệt ở các tỉnh có kinh tế chậm phát triển như Phú Yên. Căn cứ trên phương diện biểu hiện, có thể chia thành hai xu hướng: xu hướng Công năng đơn thuần và xu hướng Công năng phù hợp với điều kiện khí hậu và văn hóa bản địa. Hình thức công sở theo xu hướng Công năng đơn thuần Các công sở nằm trong xu hướng này chú trọng khai thác các đặc trưng hình học về đường, diện, khối, để làm cơ sở cho việc tạo hình kiến trúc, nhưng trên hết vẫn tuân thủ nguyên tắc công năng. Tiêu biểu như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trụ sở Điện lực Phú Yên, Trụ sở Cục Thống kê, Sở Công Thương, Sở Tư pháp (cũ), ở thập niên 1990. Từ năm 2000 trở lại đây, xu hướng mặt bằng hợp khối, một số công sở mới có sân trong. Hình thức kiến trúc phức tạp hơn, mảng khối và đường nét đa dạng, đôi khi có biểu hiện thoát ly công năng. Tiêu biểu là Sở Khoa học và Công nghệ (2000), Đài truyền hình, Viễn thông Phú Yên, Sở Y tế (2007), Sở Lao động thương binh và xã hội (2006), Điện lực Đông Hòa, Hình 1. Sở Nông nghiệp và PTNT Hình 2. Sở Lao động TB & XH Hình 3. Trụ sở Các Ban Đảng Những năm gần đây, kiến trúc Công năng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM chuyển biến theo xu hướng Quốc tế, chú trọng kết hợp yếu tố kỹ thuật hiện đại trong công nghệ và vật liệu với hình khối kiến trúc đơn giản. Ở Phú Yên, trụ sở Các Ban Đảng đang được xây dựng cũng thể hiện xu thế này. Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 96 Hình thức kiến trúc công sở theo xu hướng Công năng phù hợp với điều kiện khí hậu và văn hóa bản địa Kiến trúc công sở Phú Yên từ những năm đầu sau khi tái lập tỉnh đã có những công trình theo hướng Công năng nhưng có quan tâm đến điều kiện khí hậu địa phương, biểu hiện chủ yếu qua việc sử dụng hệ lam và tường hoa như một ―lớp áo‖ chắn nắng mưa. Tiêu biểu là UBND thành phố Tuy Hòa, trụ sở Tỉnh ủy,Kiến trúc truyền thống còn được thể hiện ở cách sử dụng hình thức mái ngói (UBND và huyện ủy Đồng Xuân), dầm mút thừa (UBND Đồng Xuân, Sở Y tế, Sở Tư pháp (cũ)), hoa văn trang trí theo môtip kiến trúc dân tộc (Tỉnh ủy, thị ủy Sông Cầu). Hình 4. Hệ lam ở UBND Tp Tuy Hòa Hình 5. Tường hoa ở Tỉnh Ủy Hình thức biểu hiện kiến trúc Hiện đại là xu hướng khá phổ biến ở công sở Phú Yên 25 năm qua. Theo đánh giá của giới chuyên môn, kiến trúc công sở Phú Yên những năm trước đây tương đối ―dễ nhìn‖, cái dễ nhìn ở đây đến từ sự mạch lạc, trong sáng của chủ nghĩa Công năng, không sa đà vào các kiểu kiến trúc hổ lốn thường mắc phải ở một số tỉnh thành khác mà ta quen gọi là ―Hội chứng kiến trúc Pháp‖. Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng khai thác kiến trúc cổ điển phương Tây lại ảnh hưởng mạnh lên hình thức công sở trong Tỉnh khiến cho bộ mặt kiến trúc công sở Phú Yên có nhiều biến đổi. 3.2. Hình thức kiến trúc công sở theo xu hƣớng khai thác kiến trúc cổ điển phƣơng Tây Trong những năm mới xuất hiện ở Phú Yên, kiến trúc cổ điển Phương Tây được khai thác khá hạn chế và dè dặt, chủ yếu khai thác bố cục đối xứng, nhấn mạnh khối trung tâm, vận dụng các thức cột đã được đơn giản hóa, các cuốn bẹt hay cung nguyên, nhìn chung tỉ lệ không quá sai lệch. Khá nhiều các công trình công sở của tỉnh được xây dựng trong nửa cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000 đi theo hướng này như Kho bạc, Bưu điện trung tâm, trụ sở Thanh tra tỉnh, Sở Giáo dục đào tạo, UBND thị xã Sông Cầu, UBND Tỉnh, Kết quả tuy không thể nói là tốt nhưng đã đạt được một số đặc điểm cần thiết đối với hình thức kiến trúc công sở, nhất là sự nghiêm trang, bề thế và vững chãi của công trình. Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 97 Hình 6. Trụ sở Thanh tra Tỉnh Hình 7. UBND Tỉnh Từ một vài biểu hiện dè dặt trong việc cóp nhặt các chi tiết được đơn giản hóa và bố cục của kiến trúc cổ điển phương Tây nhưng vẫn dựa trên nền tảng hình khối kiến trúc Hiện đại, trong những năm gần đây, kiến trúc công sở Phú Yên đã xuất hiện một số biểu hiện lệch lạc của căn bệnh hình thức, mầm mống “Hội chứng kiến trúc Pháp” bùng phát. Các môtip kiến trúc cổ điển phương Tây như các cột đôi vượt tầng, trán tường tam giác (pediment), mái mansard, mái vòm, cuốn cong, gờ chỉ xuất hiện ngày càng nhiều trên những công sở mới xây dựng, nhưng đáng tiếc cấu trúc và tỉ lệ đã có nhiều biến thể sai lệch so với nguyên bản và so với các công sở thời kỳ trước, nặng về trang trí hình thức. Có những công trình chỉ khai thác một vài môtip, có những công trình lại ―nhại‖ nguyên kiến trúc cổ. Những công trình lạ lẫm ấy được đặt ngay trung tâm, chiếm giữ các vị trí quan trọng của đô thị. Tiêu biểu như UBND và huyện ủy Phú Hòa, Huyện ủy Đông Hòa, Thành ủy Tuy Hòa, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát huyện Đông Hòa, Kho bạc Đông Hòa, Cục thuế tỉnh, Hình 8. UBND huyện Phú Hòa Hình 9. Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh Việc sao chép, theo đuổi hình thức, trang trí rườm rà, diêm dúa và chắp vá sai lệch tinh thần cổ điển ở nhiều công trình công sở Nhà nước đã trở thành một căn bệnh không riêng ở Phú Yên.“Căn bệnh này nếu xét theo góc độ tư tưởng thì đó là biểu hiện của nhận thức sai lệch về quan điểm giai cấp, ở góc độ sáng tác là đóng cửa sáng tạo, về kinh tế lại là sự lãng phí tiền bạc và về thời đại là biểu hiện của sự lạc hậu...”(Tôn Đại). Đáng buồn, xu hướng khai thác kiến trúc cổ điển phương Tây lại là một xu hướng mạnh mẽ trong công sở Phú Yên những Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 98 năm vừa qua. 3.3. Hình thức kiến trúc công sở theo chủ nghĩa Biểu hiện Một trong các công sở có kiến trúc đáng lưu ý nhất trong những năm đầu tái lập tỉnh (1989) là công trình Sở Công an (cũ). Kiến trúc Sở Công an Phú Yên là sự vận dụng tuyệt vời hình thức lam chắn nắng kết hợp với thủ pháp tạo hình độc đáo để tạo nên hình ảnh mang tính biểu tượng ngành_chiếc mũ của lực lượng công an nhân dân. Mặc dù chưa phải là một kiến trúc xuất sắc và còn gây nhiều tranh luận song công trình này toát lên dấu ấn chủ nghĩa Biểu hiện, một đặc điểm hiếm hoi của kiến trúc công sở cả nước nói chung và Phú Yên nói riêng. Hình 10. Trụ sở Công an Tỉnh (cũ) Hình 11. Trụ sở Công an Tỉnh (mới) Đáng tiếc, dù có một nền tảng đáng trân trọng như vậy nhưng trụ sở mới xây dựng của Công an Tỉnh lại thể hiện sự sáo mòn trong tư duy thiết kế với hình thức mặt đứng y hệt trụ sở Tổng Cục thống kê ở Hà Nội những năm 1960, bên cạnh đó việc bám mặt đường khiến tòa nhà hứng chịu hướng nắng Đông, Tây nhưng không có giải pháp xử lý khí hậu thỏa đáng. 4. Các đề xuất định hướng xây dựng mới và cải tạo các công trình công sở Phú Yên theo hướng tiên tiến, có bản sắc Để góp phần phát triển kiến trúc công sở Phú Yên theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tương lai. Tác giả xin đưa ra một số đề xuất sau: Thứ nhất, tiến hành quy hoạch khu trung tâm hành chính tập trung và sẽ xây dựng khi điều kiện tài chính cho phép, trong đó chú trọng trước tiên khối liên cơ quan các Sở, Ngành để tiết kiệm đất đai và vốn đầu tư cho việc cải tạo các trụ sở riêng lẻ (vì hiện nay mỗi công sở này chiếm một khu đất riêng ở khu hành chính dọc trục đường Lê Duẩn), trả lại không gian ven biển cho các chức năng khác của đô thị. Thứ hai, đối với các công sở đã xây dựng, cần nghiên cứu cải tạo hình thức mặt đứng theo hướng đơn giản hóa về ngôn ngữ, loại bỏ các chi tiết phi công năng, nhại cổ. Cải tạo sân vườn theo hướng tăng cường mảng xanh, mặt nước và cây có bóng mát, hài hòa thiên nhiên theo tinh thần kiến trúc truyền thống Việt, tạo môi trường làm việc thân thiện và gần gũi quần chúng, đưa công sở trở về đúng bản chất là phục vụ nhân dân. Riêng công trình Sở Công an (cũ), đây là một kiến trúc công sở khá độc đáo của Phú Yên, vì thế không nên đập bỏ mà chỉ nên sửa chữa nhỏ, chuyển đổi công năng nếu cần thiết để giữ gìn một Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 2-2015 99 công trình hiếm hoi mang âm hưởng kiến trúc Biểu hiện, tránh sai lầm đáng tiếc như việc phá bỏ Nhà Trăm Mái ở Đà Lạt trước đây. Thứ ba, đối với việc xây dựng mới và cải tạo lớn các công sở trong tương lai, cần phải từ bỏ hoàn toàn kiến trúc cổ điển Pháp bởi hình thức kiến trúc này không tồn tại ở Phú Yên như là một sản phẩm của lịch sử. Trong điều kiện kinh tế xã hội của Phú Yên, phát triển công sở theo hướng kiến trúc Hiện đại, phù hợp với khí hậu địa phương và khai thác kiến trúc truyền thống Việt kết hợp với kiến trúc Chăm là con đường đúng đắn và phù hợp nhất. Bên cạnh đó cần nghiên cứu và dần áp dụng kiến trúc Xanh vào công trình công sở trong điều kiện cho phép. Với việc mở rộng đô thị của một địa phương đang trên đà tăng trưởng, cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền và giới chuyên môn, kiến trúc công sở Phú Yên sẽ có cơ sở để đạt được những bước phát triển mới với hình thức kiến trúc tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc đúng như định hướng phát triển nền kiến trúc của nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] UBND tỉnh Phú Yên. 2003. Địa chí Phú Yên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên. 2012. Báo cáo Hồ sơ trích ngang công sở của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn Tỉnh, Phú Yên. [3] Tôn Đại. Tại sao công sở lại thích phong cách kiến trúc cổ điển phương Tây, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 1-2008. [4] Lê Thanh Sơn. 2007. Xu hướng sáng tác và những biểu hiện hình thức trong kiến trúc Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tham luận hội thảo Những biểu hiện hình thức chủ nghĩa trong kiến trúc công sở thời kỳ đổi mới, Hội KTS Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhinh_thuc_kien_truc_cong_so_tinh_phu_yen_giai_doan_1989_den.pdf
Tài liệu liên quan