Tiểu luận Triết học
***
Đề Tài:
Hình thái kinh tế xã hội
trong công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam
Trong những năm gần đây ở Việt Nam việc nghiên cứu và vận dụng lý luận hình thái kinh tế – xã hội vào sự nghiệp đổi mới đất nước đang là một yêu cầu cấp bách. Hàng loạt vấn đề mới mẻ đang đặt ra : liệu Việt Nam có thể thoát ra tình trạng các nước nghèo, tránh được nguy cơ tụt hậu để vươn lên thành một nước công nghiệp tiên tiến không? Làm thế nào để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại
15 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hình thái Kinh tế - Xã hội trong công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá khi điều kiện để thực hiện sự nghiệp đó ở nớc ta còn thiếu? Liệu chúng ta có thể xây dựng thành công hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa được không? Trước hết chúng ta cùng giải đáp vấn đề này qua nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Hình thái kinh tế xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là một phạm trù dùng để chỉ xã hội ở trong một giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên quan hệ sản xuất ấy. Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội, giữa LLSX và QHSX luôn tác động biện chứng với nhau. Sự tác động đó làm cho xã hội vận động và phát triển theo những quy luật nhất định.
Lực lượng sản xuất là tất cả những lực lượng vật chất và những tri thức, kinh nghiệm được sử dụng vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. LLSX bao gồm:
+ Người lao động với những kinh nghiệm sản xuất.
+Tư liệu sản xuất do xã hội sản xuất ra.
Trong đó, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sáng tạo ra tư liệu sản xuất và sử dụng nó để làm ra của cải vật chất.
QHSX bao gồm: + Các quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
+ Các quan hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất.
+Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
Trong tiến trình lịch sử, sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX lặp đi lặp lại trong quá trình sản xuất vật chất và hình thành quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX. Đây là quy luật cơ bản của xã hội loài người, nó chi phối quá trình vận động và phát triển của mọi thời đại. Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định, làm cho QHSX hiện có trở nên lỗi thời, đòi hỏi phải thay thế bằng QHSX mới tiến bộ hơn để thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển. Ngược lại khi một QHSX được xác lập lại tạo phương thức kết hợp tốt hơn giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, nhờ đó mà thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển mạnh hơn.
Bên cạnh việc vạch ra phép biện chứng giữa LLSX và QHSX, Mác còn vạch ra phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng ( CSHT ) và kiến trúc thượng tầng ( KTTT ) của mội xã hội:
Cơ sở hạ tầng là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của mỗi xã hội nhất định
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội và những thiết chế tương ứng của xã hội đó, được hình thành và phát triển trên một cơ sở hạ tầng nhất định
CSHT và KTTT của mỗi xã hội luôn gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Tính chất quá độ, đan xen về kết cấu của cơ sở hạ tầng làm cho nền kinh tế mang tính phức tạp. Kết cấu kinh tế này phản chiếu lên kiến trúc thượng tầng và đặt ra đòi hỏi khách quan là KTTT phải được xây dung phù hợp để đáp ứng yêu cầu của cơ sở kinh tế.
Và nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của LLSX:
LLSX ---> QHSX ----> Kiến trúc thượng tầng ----> hình thái kinh tế xã hội mới V.I.Lenin viết: “ Chỉ có đem quy những QHXH vào những QHSX, và đem quy những QHSX vào trình độ của những LLSX thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”.
Từ cơ sở khoa học là lý luận hình thái kinh tế xã hội, Đảng ta đã đề ra đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát triển mạnh mẽ LLSX, đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ TBCN. Đây là đường lối rất đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong xu hướng phát triển tất yếu của thời đại:
Nước ta chọn con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội.
Thành tựu trong việc vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội vào công cuộc đổi mới ở nước ta:
Quá trình vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội để đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu. Những thành tựu đã đạt được trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc vận dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội để đổi mới đất nước thể hiện ở những mặt sau:
*Về kinh tế:
GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 5 năm 2001 – 2005 là 7.5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản.
Cơ cấu công nghiệp 6 tháng đầu năm 2006 :
Sỏu thỏng đầu năm 2006, giỏ trị sản xuất cụng nghiệp ước đạt 257,3 nghỡn tỷ đồng, trong đú khu vực doanh nghiệp quốc doanh là 32% - ; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là 31% vẫn tiếp tục duy trỡ mức tăng cao 24,7%; khu vực cú vốn đầu tư nước ngoài là 37%.
Vốn đầu tư nước ngoài theo ngành năm 2006( cụng nghiệp: 63%; nụng, lõm nghiệp 11%...)
Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ đổi mới là phỏt triển sản xuất nụng nghiệp khoỏn gọn đến hộ nụng dõn, thừa nhận hộ nụng dõn là đơn vị kinh tế tự chủ ở nụng thụn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới liờn tục từ năm 1989 đến nay.
*Về chính trị:
Với phương chõm Việt Nam muốn làm bạn và đối tỏc tin cậy với tất cả cỏc nước. Tớnh tới thỏng 7/2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại với 61 nước ( Italia, Phỏp, Hoa Kỳ, cỏc nước Asean, Phi, Mỹ La tinh…), đưa tổng số nước cú quan hệ ngoại thương với nước ta từ 50 nước năm 1990 lờn 170 nước năm 2000. Năm 2004, tổng mức lưu chuyển ngoại thương nước ta đạt 54,46 tỷ USD (tăng gấp 11,34 lần so với mức 5,10 tỷ USD năm 1990); trong đú xuất khẩu 26,50 tỷ USD tăng 11,02 lần; nhập khẩu 31,95 tỷ USD, tăng gấp 11,61 lần. Nhịp độ tăng bỡnh quõn hàng năm tổng mức lưu chuyển ngoại thương thời kỳ 1991-2004 đạt 18,94% trong đú xuất khẩu 18,70%; nhập khẩu 19,14%.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Lào
Tổng thống Môdămbich thăm Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Italia
Đặc biệt, năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành một thành viên của WTO đánh đấu một bướ ngoặt trong sự nghiệp đổi mới đất nước và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Chiều 11/1/2007, trao thẻ thành viên WTO cho Việt Nam
Hội nghị APEC
Hiện Việt Nam đó cú quan hệ ngoại giao với 169 nước, quan hệ kinh tế thương mại với trờn 180 nước và vựng lónh thổ, quan hệ đầu tư với hơn 70 nước và vựng lónh thổ... Chưa bao giờ mối quan hệ ngoại giao và kinh tế của Việt Nam lại phỏt triển sõu rộng và đa dạng như ngày nay.
* Về văn hoá thông tin - thể dục thể thao:
Trong năm 2006, đã thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của đất nước và tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao chào mừng những sự kiện trọng đại của đất nước và kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đâm Trâu
Thể dục thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi. Năm 2006, đã tổ chức 16 giải thể thao quần chúng, 9 giải thể thao dân tộc; tổ chức thành công Đại hội Thể dục Thể thao Sinh viên Đông Nam A lần thứ 13; Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất, Hội thi thể thao dân tộc Chăm toàn quốc lần thứ II
Hoạt động thể thao thành tích cao: Trong năm đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V và 142 giải thi đấu thể thao, trong đó có 19 giải quốc tế tại Việt Nam; tham dự đại hội thể thao châu á (ASIAD) tại Dohah, Quata.
Huy chương vàng cầu mây ASIAD 15
Huy chương vàng karatedo ASIAD 15
*Về giáo dục và đào tạo:
Sự nghiệp giỏo dục đạt nhiều thành tựu. Tỷ lệ dõn số từ 10 tuổi trở lờn biết đọc, biết viết đó tăng từ 88% năm 1989 lờn 91% năm 1999. Năm 2000 nước ta đó hoàn thành chương trỡnh mục tiờu chống mự chữ và phổ cập giỏo dục tiểu học. Giỏo dục trung học chuyờn nghiệp và đại học cú bước mở rộng nhanh về quy mụ đào tạo. Năm 1990 nước ta cú 105,9 nghỡn học sinh trung học chuyờn nghiệp, tớnh bỡnh quõn cho 1 vạn dõn cú 16 học sinh; thỡ đến năm 2004 là 465.300 và 97 học sinh. Năm 2004 so với năm 1990, số học sinh trung học chuyờn nghiệp tăng 4,39 lần. Giỏo dục đại học, cao đẳng năm 1990 cú hơn 93.000 sinh viờn đại học, cao đẳng, tớnh bỡnh quõn 1 vạn dõn cú 14 sinh viờn thỡ đến năm 2004 là 1.319.800 sinh viờn và 161 sinh viờn. Năm 2004 so với năm
1990 số sinh viờn đại học, cao đẳng tăng gấp 14,2 lần.
Tổng kết năm học 2005 – 2006, cả nước có 10.9 nghìn trường mầm non, mẫu giáo; 14.7 nghìn trường tiểu học; 10.3 nghìn trường THCS và 2.3 nghìn trường THPT. Tính đến cuối năm 2006, trong cả nước đã có 36/64 tỉnh, thành phố đạt phổ cập tiểu học đúng tuổi và 32/64 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục THCS.
Khai giảng năm học 2006 – 2007, cả nước có 476.4 nghìn trẻ em đi nhà trẻ, tăng 5.4% so với năm trước. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 80%, tỷ lệ học sinh phổ thông trung học đi học trong độ tuổi đạt 45% vào năm 2005.
* Về xã hội:
Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7/2006 ước tính là 43.44 triệu người, tăng 2.1% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ trọng lao động đang làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục giảm từ 57.2% trong năm 2005 xuống 55.7% trong năm 2006 để chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong các thành phần kinh tế, lao động thuộc thành phần nhà nước vẫn tăng nhẹ so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị tiếp tục giảm, đạt 4.4% trong đó tỷ lệ thất nghiệp của nam là 4.8%, của nữ là 3.9%.
Cựng với thành tựu trong tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đó đạt được những kết quả xuất sắc trong xúa đúi giảm nghốo. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ưu tiờn phỏt triển nụng nghiệp và nụng thụn, vựng sõu, vựng xa đó thành cụng trong việc giải phúng sức sản xuất của dõn cư nụng thụn và khuyến khớch họ tự mỡnh phấn đấu cải thiện cuộc sống. Tớnh theo chuẩn nghốo chung, tỷ lệ nghốo đó giảm từ trờn 70% năm 1990 xuống cũn 32% năm 2000 và 28,9% vào năm 2001-2002. Như vậy so với năm 1990, năm 2000 Việt Nam đó giảm 1/2 tỷ lệ nghốo và về điều này nước ta đó đạt được mục tiờu phỏt triển của Thiờn niờn kỷ do Quốc tế đặt ra là giảm một nửa tỷ lệ đúi nghốo trong giai đoạn 1990-2015.
Đời sống dân cư nhìn chung ổn định. Đời sống của cán bộ, viên chức và người hưởng lương đã được cảI thiện đáng kể nhờ tăng lương theo các Nghị định của Chính phủ. Ơ nông thôn, đời sống đại đa số nông dân ổn định và từng bước cải thiện do sản xuất phát triển và giá nhiều loại nông sản, thực phẩm tăng. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và nhiều địa phương tiếp tục giảm, tình trạng thiếu đói giảm đáng kể trong năm 2006.
Chăm sóc trẻ mồ côi
Sự nghiệp y tế và chăm súc sức khoẻ nhõn dõn được quan tõm. Hệ thống y tế đó được phỏt triển từ tuyến cơ sở tới trung ương với nhiều loại hỡnh dịch vụ y tế đó tạo điều kiện cho người dõn được lựa chọn cỏc dịch vụ y tế phự hợp. Năm 1990, tớnh bỡnh quõn 1 vạn dõn cú 3,5 bỏc sĩ; đến năm 2004 là 6,1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi năm 1990 từ 51,5%; đến năm 2004 cũn 26,7%. Chỉ số về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cú nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tử vong của trẻ em đó giảm xuống bằng với mức phổ biến ở những nước cú thu nhập đầu người cao gấp 2-3 lần Việt Nam. Năm 2003 tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi chỉ cũn 26%.
Tỷ lệ sinh hàng năm giảm 0.5%o; tốc độ tăng dân số năm 2005 giảm xuống còn 1.2%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng lên 30% trong năm 2005, đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 22 – 25% vào năm 2005. Tuổi thọ bình quân vào năm 2005 lên 70, cung cấp nước sạch cho 60% dân số nông thôn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nước ta vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế:
- Nước ta vẫn là 1 nước nghèo với 80% dân số là nông dân.
- Nước ta vẫn là 1 nước nhập siêu.
-Tỷ lệ người nghèo vẫn rất cao so với các nước phát triển.
-Nạn quan liêu xảy ra liên tục đặc biệt trong năm 2006 là vụ PMU18.
- Buôn lậu xảy ra liên tục.
Buôn lậu ở Quảng Nam
Chặt phá rừng bừa bãi ở Quảng Nam
Mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước:
5 năm (2006 – 2010) có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu thế kỷ 21. Mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 – 2010 là đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh hơn, có chất lượng cao hơn, bền vững hơn. Đến năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng gấp 2.1 lần so với năm 2000; mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7.5 – 8% năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm.
Từng bước phát triển vững chắc thị trường tài chính, hoàn thiện thị trường tiền tệ; lành mạnh hoá các hoạt động giao dịch vốn ngắn hạn và mua bán các giấy tờ có giá trị trên thị trường. Phát triển mạnh thị trường vốn, thúc đẩy mạnh hơn hoạt động của thị trường chứng khoán gắn với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phát triển hình thức cổ phần và huy động các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển. Củng cố ngân hàng nhà nước, lành mạnh hoá, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty mua bán nợ, công ty đầu tư chứng khoán.
Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước. Theo đó có thể thấy phương hướng đã được vạch ra, vấn đề là phương thức nào phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất có thể.
Hình thái kinh tế xã hội là một học thuyết khoa học. Trong điều kiện hiện nay, học thuyết đó vẫn giữ nguyên giá trị. Nó đưa lại một phương pháp thực sự khoa học để phân tích các hiện tượng trong đời sống xã hội để từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn. Học thuyết đó đã được Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện cụ thể của nước ta, vạch ra đường lối đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Bằng việc ứng dụng lý luận hình thái kinh tế xã hội kể từ khi bắt đầu đổi mới năm 1986 Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt và không ngừng phát triển trong những năm qua. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể là điều không thể phủ nhận.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0429.doc