HIỆU quả ỨNG DỤNG HỆ THỐNG quản lý MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 tại MỘT SỐ Doanh nghiệp Ở Việt Nam

Tài liệu HIỆU quả ỨNG DỤNG HỆ THỐNG quản lý MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 tại MỘT SỐ Doanh nghiệp Ở Việt Nam: ... Ebook HIỆU quả ỨNG DỤNG HỆ THỐNG quản lý MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 tại MỘT SỐ Doanh nghiệp Ở Việt Nam

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2945 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu HIỆU quả ỨNG DỤNG HỆ THỐNG quản lý MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 tại MỘT SỐ Doanh nghiệp Ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Bước sang thế kỉ 21, thế giới đang có sự chuyển mình trong nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Việc các mặt hàng xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới có được thị trường khó tính này chấp nhận hay không trong quá trình hội nhập Vấn đề này tùy thuộc vào nhận thức của mỗi doanh nghiệp về tiêu chuẩn ISO 14000. Doanh nghiệp phải thực sự thấy cần có tiêu chuẩn ISO 14000 trong quá trình hội nhập - nó sẽ như tấm thông hành xanh vào thị trường thế giới - từ đó quyết tâm làm và làm nghiêm túc. Các doanh nghiệp nên xác định bỏ ra hàng trăm triệu đồng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 là kinh phí đầu tư chứ không phải kinh phí mất đi. Mục tiêu nghiên cứu. Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 14001, nội dung của tiêu chuẩn và quá trình đánh giá tiêu chuẩn đó. Nghiên cứu về hiệu quả ứng dụng của ISO 14001 trong các doanh nghiệp Việt Nam. Xem xét những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đưa ra kiến nghị và một số giai pháp. Phạm vi nghiên cứu. Chuyên đề này được nghiên cứu dựa trên các số liệu về một số doanh nghiệp của Việt Nam tham gia chứng nhận ISO 14001 do trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT thuộc tông cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng cấp chứng nhận. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề này là phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA). Kết cấu nội dung của đề tài. Đề tài gồm 3 phần: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001. Bộ tiêu chuẩn iso 14000. Lịch sử hình thành. Thị trường thế giới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường và Tổ chức Môi trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng cho thị trường những sản phẩm mang nhãn ''xanh và sạch''. Một sản phẩm gây ảnh hưởng đến môi trường sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự quan tâm quốc tế ngày càng tăng đối với các vấn đề môi trường và sự chấp thuận rộng rãi ISO 9000 đã khuyến khích tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu bắt tay vào việc xây dựng một loạt các tiêu chuẩn về các vấn đề quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Loạt các tiêu chuẩn mới này, gọi là ISO 14000, dự kiến là sẽ được phát hanàh vào năm 1996.Các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường gọi là ISO 14000 vào tháng giêng năm 1993, cũng giống như các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 đã được chấp thuận rộng rãi cảu tổ chức này trước đây. Mục tiêu của ISO 14000 là cải thiện hoạt động về môi trường của các tổ chức và kết hợp hài hòa các tiêu chuẩn quản lý môi trường giữa các quốc gia khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Trong vài năm gần đây, tại một số nước, người ta đã xây dựng một số lượng ngày càng tăng tiêu chuẩn và các hệ thống cấp nhãn hiệu sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường. Hiện tại, tiêu chuẩn ISO 14000 đã được ứng dụng rộng rãi ở hơn 138 quốc gia trên thế giới, và ngày càng được các quốc gia đưa vào sử dụng làm mục tiêu đánh giá chính, song song với tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000. Lo¹i ISO 14000 bao gåm c¸c tiªu chuÈn vÒ cÊp nh·n hiÖu sinh th¸i vµ ®¸nh gi¸ chu tr×nh sèng, tËp trung chñ yÕu vµo s¶n phÈm cña c«ng ty, còng như c¸c tiªu chuÈn vÒ c¸c hÖ thèng qu¶n lý m«i trưêng, ®Þnh gi¸ ho¹t ®éng vµ kiÓm to¸n tËp trung vµo c¸c hÖ thèng qu¶n lý cña nã. Về mặt nội dung TC 207 được chia ra thành 6 Tiểu ban (TB) mỗi Tiểu ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực quản lý môi trường cụ thể: • TB1 : Các hệ thống quản lý môi trường; • TB2: Kiểm toán môi trường; • TB3: Cấp nhãn hiệu môi trường; • TB4: Đánh giá hoạt động môi trường; • TB5: Đánh giá chu trình sống; • TB6: Thuật ngữ và định nghĩa Tiểu ban chịu trách nhiệm về việc ra quyết định chính thức để cho phép một Dự thảo công tác (WD), có được vị trí một Dự thảo của toàn Ban (CD). CD được chuyển tới các thành viên lấy ý kiến và bỏ phiếu thông qua và để đăng ký nó như là một dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS). Cần có 80% phiếu thuận để một tài liệu có thể chuyển sang bước tiếp theo. Mỗi nước thành viên tham gia sẽ có một phiếu bầu. Khi tiêu chuẩn đó đơợc chấp thuận là một tiêu chuẩn ISO, nó được phổ biến tới các nước thành viên để chấp thuận nó như là tiêu chuẩn quốc gia của mình. Trong tiến trình đạt được sự nhất trí về việc phê chuẩn một dự thảo, các Tiểu ban phải xem xét lại một loạt các ý tưởng và các cách tiếp cận có mâu thuẫn. Những triển vọng từ các nước, các ngành công nghiệp khác nhau hoặc thậm chí từ các công ty riêng lẻ phản ánh không chỉ sự khác nhau về văn hoá mà còn những kinh nghiệm khác nhau đối với các vấn đề môi trường và các lợi ích cá nhân của các thành viên tham gia. Các đoàn đại biểu của các quốc gia cũng có quan tâm tới việc bảo vệ các tiêu chuẩn quốc gia hiện có của mình. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000   ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường gồm hơn 20 tiêu chuẩn, trong đó ISO 14001 là một phần của hệ thống quản lý, tập trung vào kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu các tác hại xấu đến môi trường. ISO 14000 đã có mặt tại nước ta gần 10 năm nay với 2 phiên bản ISO 14001: 1996 và ISO 14001: 2004. Về cơ bản 2 phiên bản này không khác nhau nhiều nhưng ISO 14001: 2004 được làm ra để thay thế 14001: 1996 nhằm xác định rõ hơn các yêu cầu về quản lý môi trường và tăng cường tính tương thích với tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Cụ thể, ISO 14000 được chia thành các tiêu chuẩn nhỏ như sau: TCVN ISO 14001: 2005 ISO 14001: 2004 Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn TCVN ISO 14004: 2005 ISO14004: 2004 Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc và kỹ thuật hỗ trợ TCVN ISO 14010: 1997 ISO 14010: 1996 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung TCVN ISO 14011: 1997 ISO 14011: 1996 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường TCVN ISO 14012: 1997 ISO 14012: 1996 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường TCVN ISO 14020: 2000 ISO14020: 1998 Nhãn môi trường và công bố môi trường – Nguyên tắc chung ISO 14021: 1999 TCVN ISO 14021: 2003 Nhãn môi trường và công bố môi trường – Tự công bố về môi trường (ghi nhãn môi trường kiểu II) TCVN ISO 14024: 2005 ISO 14024:1999 Nhãn môi trường và công bố môi trường – Ghi nhãn môi trường kiểu I – Nguyên tắc, thủ tục ISO 14025: 2000 TCVN ISO 14025: 2003 Nhãn môi trường và công bố môi trường – Ghi nhãn môi trường kiểu III TCVN ISO 14040: 2000 ISO 14040: 1997 Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình sống của sản phẩm – Nguyên tắc và khuôn khổ TCVN ISO 14041: 2000 Quản lý môi trường – Đánh giá chu trình sống của sản phẩm - Xác định phạm vi và phân tích kiểm kê TCVN ISO 14050: 2000 ISO14050: 1998 Quản lý môi trường – Từ vựng Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường iso 14001 Giới thiệu chung về tiêu chuẩn ISO 14001 Tiêu chuẩn ISO 14001 đã đưa ra định nghĩa về HTQLMT như sau “Là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường”. Theo ISO 14001, HTQLMT có thể xây dựng chính sách môi trường, nhưng bản thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT. Nếu như theo định nghĩa thì vào thời điểm thiết lập chính sách môi trường, có thể chưa có hệ thống quản lý môi trường, nhưng khi đã có hệ thống quản lý môi trường thì chắc chắn là phải có chính sách môi trường. Mục đích của HTQLMT được nêu trong ISO 14001, phần: “ Hệ thống Quản lý môi trường cung cấp quá trình được cơ cấu để đạt được sự cải tiến liên tục...” Rõ ràng là, bằng cách thực hiện hệ thống quản lý môi trường, tổ chức có thể cải tiến liên tục kết quả hoạt động về môi trường của mình. Trong bối cảnh đó HTQLMT “là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường”. Theo định nghĩa này, việc thiết lập và áp dụng theo chính sách môi trường là yếu tố tiên quyết của hệ thống quản lý môi trường. Định nghĩa sau có vẻ chính xác hơn, nhưng mục đích sử dụng thì cả hai định nghĩa đều có thể sử dụng được. Hệ thống Quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới cải tiến liên tục. Hệ thống Quản lý môi trường có thể liên quan tới tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm hoặc dịch vụ từ khi hình thành cho đến giai đoạn thải bỏ cuối cùng của vòng đời sử dụng sản phẩm. Hệ thống Quản lý môi trường bao gồm rất nhiều quá trình và thủ tục. Từ quan điểm vòng đời sản phẩm, các quá trình và thủ tục này xuất hiện ở các thời điểm khác nhau. Ví dụ, tại giai đoạn đầu tiên của vòng đời, chủ yếu liên quan đến là các quá trình thiết kế. Các quá trình này phải được thiết kế nhằm giảm thiểu các các khía cạnh môi trường của sản phẩm mới. Khái niệm này có thể được hiểu là thiết kế không làm tổn hại đến môi trường. Giai đoạn tiếp theo của vòng đời sản phẩm là các quá trình chế tạo các sản phẩm, lúc này các nhà chế tạo lại tiếp tục tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất. Cuối cùng thì sản phẩm được bán ra cho người tiêu dùng sử dụng. Nếu sản phẩm có các khía cạnh môi trường (ví dụ như xe ô tô), thì các nhà thiết kế phải làm hết sức mình để giảm thiểu ô nhiễm khi vận hành các sản phẩm này. Ngoài ra, đó không phải là trách nhiệm của nhà sản xuất phải cố gắng hoặc bắt buộc người tiêu dùng phải sử dụng các sản phẩm một cách có trách nhiệm vì cuối cùng thì sản phẩm cũng bị hỏng và người tiêu dùng sẽ thải bỏ đi. Mức độ có thể tái chế các sản phẩm đó phụ thuộc vào nhà thiết kế ngay từ giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên việc khách hàng có lựa chọn phương án tái chế sản phẩm hay không thì nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà sản xuất. ISO đã nhận thấy rằng khi sản phẩm đã nằm trong tay của người tiêu dùng thì các tổ chức sản xuất khó có thể bắt buộc họ vận hành đúng được. Tiêu chuẩn ISO 14001 nêu rằng Hệ thống Quản lý môi trường chỉ có thể áp dụng được trong phạm vi mà “tổ chức ISO có thể kiểm soát và qua đó dự kiến chúng có ảnh hưởng”   Nhiều quốc gia tham gia vào việc xây dựng ISO 14000 hy vọng rằng các tiêu chuẩn ISO này sẽ được các chính phủ trên thế giới chấp thuận và đưa vào áp dụng, và chuyển các tiêu chuẩn không bắt buộc trước đây thành các tiêu chuẩn bắt buộc. Uỷ ban Tiêu chuẩn Châu Âu (CEN) có thể chấp thuận ISO 14000 theo khuôn khổ của kế hoạch quản lý và kiểm toán môi trường (EMAS). ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường với hơn 20 tiêu chuẩn. Trong đó ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường, tập trung vào kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu các tác hại ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình sản xuất, hoạt động. Từ năm 1996 đến 15-11-2004 thế giới áp dụng phiên bản  mang số hiệu ISO 14001: 1996. Đến ngày 15-11-2004, tổ chức ISO thế giới ban hành phiên bản thứ hai mang số hiệu ISO 14001:2004 thay thế cho phiên bản ISO 14001:1996. Phiên bản mới này không có sự thay đổi lớn về nội dung mà chủ yếu là làm rõ hơn các yêu cầu và tăng cường tính tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (tiêu chuẩn về quản lý). Theo hướng dẫn số GD4: 2004 ban hành ngày 20-12-2004 của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF) thì quá trình chuyển đổi từ phiên bản cũ sang phiên bản mới sẽ kéo dài 18 tháng kể từ ngày ban hành tiêu chuẩn mới. Theo Hướng dẫn trên, đối với các doanh nghiệp đã được chứng nhận theo ISO 14001:1996, quá trình chuyển đổi này được tiến hành như sau: Giai đoạn chuẩn bị - kéo dài 6 tháng, từ 16/11/2004 đến 15/5/2005 – Tổ chức chứng nhận vẫn tiến hành đánh giá giám sát theo ISO 14001:1996, trừ khi Doanh nghiệp có yêu cầu được giám sát theo ISO14001:2004 Giai đoạn thực hiện chuyển đổi – kéo dài 12 tháng, từ 16/5/2005 đến 15/5/2006 – Tổ chức chứng nhận buộc phải lập chương trình và tiến hành đánh giá giám sát theo ISO 14001: 2004 cho dù Doanh nghiệp không có yêu cầu. * Sau đánh giá giám sát, sự không phù hợp so với yêu cầu của ISO14001:2004 có thể được đưa ra nhưng không dẫn đến việc đình chỉ hay hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận theo ISO 14001:1996. * Sau quá trình đánh giá giám sát, nếu phù hợp, Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo ISO14001: 2004 với thời hạn hiệu lực trùng với thời hạn của Giấy chứng nhận theo ISO 14001: 1996. Tuy không bắt buộc, nhưng nếu Doanh nghiệp có yêu cầu Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá chuyển đổi theo tiêu chuẩn mới và để được cấp Giấy chứng nhận theo ISO 14001:2004 với thời hạn hiệu lực 3 năm. Như vậy, kể từ ngày 15-5-2005 các tổ chức chứng nhận sẽ dùng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 làm chuẩn chứng nhận hệ thống quản lý môi trường, mọi giấy chứng nhận theo phiên bản cũ đều không còn giá trị trên phạm vi toàn cầu. Mục đích của ISO 14001 Các nước phát triển thường sử dụng những tiêu chuẩn môi trường như rào cản thương mại đối với các nước đang phát triển. Vì vậy, các công ty, xí nghiệp phải xây dựng ISO 14000 và LCA, mà trước hết là ISO 14001 để đối phó với những rào cản này. Nếu hàng hóa chúng ta có ISO 14001, phía đối tác, do cạnh tranh không lành mạnh, cũng không có “lý do môi trường” để ngăn chặn. ISO 14001 cung cấp cơ sở cho việc hoà nhập các tiêu chuẩn hiện có cũng như các nỗ lực trong tương lai trong lĩnh vực này, nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế. ISO 14001 hỗ trợ việc bảo vệ môi trường cân đối với những nhu cầu kinh tế xã hội bằng cách đảm bảo cho các tổ chức có được công cụ để đạt được và cải thiện về biện pháp trong hoạt động môi trường. Việc thực hiện ISO 14001 đối với các công ty nói chung Một công ty muốn thực hiện các tiêu chuẩn ISO 14001, cần phải kết hợp các yếu tố chủ chốt đã được đề cập đến trong tiêu chuẩn vào trong cơ cấu tổ chức của mình. Công ty đó cần phải lập nên các hệ thống quản lý, kiểm toán và đánh giá hoạt động môi trường. Công ty cần phải tập trung sử dụng việc phân tích chu trình sống trong việc ra quyết định về các sản phẩm và các quy trình mới là những vấn đề cần có sự nghiên cứu. Hơn nữa, công ty sẽ phải xây dựng một quy trình truyền thống ra ngoài về các chính sách môi trường của mình. Những hệ thống sẽ đòi hỏi sự kết hợp thống nhất áp dụng trong các cấp và các quy trình sản xuất của công ty và sẽ ảnh hưởng tới các thông số cơ bản của việc quản lý và ra quyết định. Chúng yêu cầu có sự cam kết của tất cả các nhân viên tham gia vào những quy trình sản xuất này, đặc biệt là cam kết của những lãnh đạo cao nhất. Các yếu tố chủ chốt của một hệ thống quản lý môi trường bao gồm: Xác định chính sách: Xác định một chính sách quản lý môi trường cấp cao. Chính sách này bao gồm các mục tiêu tổ chức liên quan tới hoạt động môi trường. Nó phải được tư liệu hoá, truyền đạt cho mọi cán bộ và cho quảng đại quần chúng. Giai đoạn quy hoạch: Xác định các lĩnh vực môi trường và các yêu cầu pháp lý liên quan tới các hoạt động, các sản phẩm và các dịch vụ của công ty. Xây dựng và tư liệu hoá các mục tiêu và các đối tượng môi trường tại mỗi cấp tổ chức thích hợp. Các giải pháp kỹ thuật và các quan điểm của các bên quan tâm phải được lưu ý tới. Xây dựng một chương trình quản lý môi trường nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Định rõ trách nhiệm ở từng cấp tổ chức: tư liệu hoá và thông tin về những trách nhiệm này. Cụ thể hoá các biện pháp và thời hạn đạt được các mục tiêu nêu ra. Giai đoạn thực hiện: Cung ứng công nghệ, tài chính và nhân lực cần thiết cho các hệ thống quản lý môi trường, chỉ định đại diện quản lý cụ thể. Đào tạo và các phương pháp nâng cao nhận thức cho nhân viên. Các quy trình truyền thông nội bộ và ra bên ngoài; Tư liệu hoá và kiểm soát tài liệu. Kiểm soát việc vận hành hệ thống. Giai đoạn kiểm tra: Giám sát và đánh giá tiến trình vận hành cũng như việc thiết lập một chương trình kiểm toán hệ thống quản lý môi trường nhằm xác định sự tuân thủ theo các mục tiêu và các yêu cầu tiêu chuẩn và cung cấp thông tin cho việc thẩm định quản lý. Hoạt động phòng ngừa và sửa chữa trong trường hợp không tuân thủ và tư liệu hoá các hoạt động đó. Duy trì các hồ sơ môi trường, bao gồm cả các hồ sơ đào tạo, kiểm toán và các kết quả thẩm định. Thẩm định của cấp quản lý: Cấp quản lý phải thẩm định hệ thống quản lý môi trường nhằm đảm bảo là hệ thống vẫn tiếp tục một cách có hiệu quả, dựa vào các kết quả kiểm toán, việc thay đổi hoàn cảnh và sự cam kết cái thiện. Những thay đổi phải được tư liệu hoá. Cũng như đối với ISO 9000, các công ty áp dụng các tiêu chuẩn sẽ bị kiểm toán bởi một bên thứ ba (nơi đăng ký). Phần lớn các chuyên gia cho rằng ý kiến cho phép các công ty tự tuyên bố áp dụng ISO 14001, trong thực tế là sẽ không phù hợp. Nơi đăng ký sẽ có khả năng kiểm tra lại việc cam kết trên từng cấp chức năng, bằng cách điều tra công ty và trao đổi chuyện trò với công nhân. Thậm chí trong các công ty đã có chương trình môi trường, mức độ và nhận thức cần thiết của các cán bộ làm việc liên quan tới tiêu chuẩn cũng có thể là còn chưa có. Do việc phần lớn các công ty chưa quản lý đối với các lĩnh vực môi trường theo cách tiếp cận hệ thống, các chuyên gia cho rằng các tiêu chuẩn sẽ có tác động đáng kể đến việc là các công ty sẽ quản lý các vấn đề môi trường như thế nào trong tương lai. Việc xem xét này bao gồm bốn lĩnh vực trọng tâm sau: Xác định các khía cạnh môi trường, bao gồm các khía cạnh liên quan đến các điều kiện tác nghiệp bình thường, các điều kiện bất thường kể cả bắt đầu và ngừng hoạt động, các tình trạng khẩn cấp và sự cố. Xác định các yêu cầu pháp luật thích hợp và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. Kiểm tra thực tiễn và các thủ tục quản lý môi trường hiện tại, bao gồm cả các hoạt động mau sắm và ký kết hợp đồng liên quan. Đánh giá các tình trạng khẩn cấp và các sự cố trước đây. Các công cụ và phương pháp tiến hành xem xét nên bao gồm các danh mục kiểm tra, tiến hành các cuộc phỏng vấn, kiểm tra thử nghiệm và đo lường trực tiếp, kết quả của các cuộc đánh giá trước đây hoặc các cuộc xem xét khác tùy thuộc vào bản chất các hoạt động. Một tổ chức được tự do và linh hoạt để xác định các ranh giới của mình và có thể lựa chon áp dụng tiêu chuẩn này cho toàn bộ tổ chức hoặc cho các bộ phận điều hành riêng biệt của tổ chức. Quy trình đánh giá ISO 14001. Sau khi đã tiến hành đánh giá nội bộ và hoàn thành việc sửa chữa những điểm còn thiếu sót, doanh nghiệp có thể đăng ký để tiến hành đánh giá. Việc lựa chọn cơ quan để đăng ký chứng nhận tuỳ thuộc vào doanh nghiệp. Hiện nay tại Việt nam có một số cơ quan chứng nhận có uy tín như Quacert thuộc Tổng cục TC – ĐL – CL hay một số công ty nước ngoài như BVQI, DNV, SGS... Thông thường, quá trình đánh giá của cơ quan chứng nhận bao gồm 2 giai đoạn: - Đánh giá trước chứng nhận - Đánh giá chứng nhận. Quá trình đánh giá trước chứng nhận chủ yếu là tiến hành đánh giá hệ thống tài liệu của HTQLMT. Sau khi tiến hành đánh giá trước chứng nhận khoảng 1 tháng (thời gian để doanh nghiệp khắc phục các điểm còn thiếu sót sau khi đánh giá trước chứng nhận), cơ quan đánh giá sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá chứng nhận. Nếu đạt thì sẽ được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận có giá trị trong vòng 3 năm, sau mỗi 3 năm doanh nghiệp sẽ phải tiến hành đánh giá lại. Trong 3 năm đó, cứ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm, cơ quan chứng nhận sẽ đến và đánh giá duy trì HTQLMT của doanh nghiệp. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001. ISO 14001 là hệ thống quản lý môi trường được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế. Đây là một chuẩn mực hoàn toàn dựa trên các hoạt động tự nguyện nhằm phát triển hệ thống quản lý về môi trường của một công ty. Kết quả của hệ thống quản lý môi trường sẽ giảm thiểu được tác động của các hoạt động kinh doanh sản xuất đến môi trường, thể hiện trách nhiệm của công ty đến cộng đồng cư dân, xã hội của doanh nghiệp. Việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường cùng với các công việc quản lý khác có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy các hoạt động giảm giá thành, tăng chất lượng, tăng cường và liên tục cải tiến mọi công việc, công đoạn, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững. Hệ thống quản lý môi trường và kiểm toán các tiêu chuẩn đặc biệt được hy vọng là sẽ được một số lớn các nước đưa vào áp dụng với tính cách là các tiêu chuẩn môi trường tự nguyện. Tác động chính của việc cấp chứng nhận hệ thống quản lý môi trường sẽ xảy ra trong giao dịch thương mại giữa các công ty. Hơn nữa, các chính phủ có thể yêu cầu giấy chứng nhận như là một điều kiện đối với những công ty xin đấu thầu. Các công ty bảo hiểm và các ngân hàng có thể sử dụng giấy chứng nhận của hệ thống quản lý môi trường như là một chỉ tiêu của khoản đóng bảo hiểm và các điều kiện cấp tín dụng. Nói chung, việc cấp chứng nhận có thể là quan trọng trong các ngành công nghiệp mà ở đó rủi ro môi trường cũng như việc dễ vi phạm luật pháp môi trường là rất cao, thí dụ như các ngành công nghiệp hoá chất và hoá dầu, khai thác mỏ, lâm nghiệp, công nghiệp thép và điện tử. Trong các ngành có tác động môi trường tương đối thấp, thì các tiêu chuẩn không chắc là sẽ trở thành thực tế kinh doanh. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở san xuất kinh doanh nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau: - Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS). - Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA). - Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE). - Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL). - Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA). - Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards). Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm. Các tiêu chuẩn về tổ chức: tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình. Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường. Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cách thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở công đoạn xả/thải ra còn ISO 14000 yêu cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến môi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa. Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cả về số lượng và qui mô, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có những tác động xấu đến môi trường và có nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Để tăng cường công tác quản lý môi trường, năm 1993 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường, sau đó, nhiều văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường đã được ban hành. Trong đó việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nam hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt được các yêu cầu: - Bền vững về kinh tế; - Bền vững về xã hội; - Bền vững về chất lượng; - Bền vững về tài nguyên thiên nhiên. ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý môi trường phù hợp với ISO 14000 Muốn xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, việc đầu tiên của các doanh nghiệp là phải có sự cam kết và đưa ra một chính sách môi trường được toàn thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo nhất trí. Sự cam kết và chính sách này phải được thể hiện bằng văn bản, ở đó phải đề ra được những mục tiêu, mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường. Hệ thống quản lý môi trường muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của doanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường có liên quan đến doanh nghiệp. Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững. Vì vậy muốn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình. Đối với một quốc gia thì sự cam kết đó thể hiện trong chính sách của Chính phủ về bảo vệ môi trường. Trong Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại (UNCTAD) và hội nghị của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) ISO 14001 có thể có cả tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với thưong mại. Yêu cầu về chứng chỉ ISO 14001, cho dù là do chính quyền hay do thị trường đưa ra, đều có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển bởi vì dù sao việc giành được chứng chỉ cũng là rất khó đối với họ. Những nhà sản xuất này có thể bị mất một phần khả năng cạnh tranh hoặc thậm chí mất thị trường tiêu thụ. Mặt khác, với những công ty đã được cấp chứng chỉ ở các nước đang phát triển, ISO14001 có thể có một số những ảnh hưởng tích cực như:             - Giảm giá thành sản phẩm, giảm chi phí xử lý sản phẩm hỏng và xử lý chất thải, hạn chế sự cố thiết bị, tai nạn nghề nghiệp và sự cố môi trường. Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đạo đức kinh doanh, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đem lại lòng tin và dễ dàng nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tài chính, bảo hiểm và cộng đồng dân cư.            - Dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế, trở thành đối tác của các các công ty hàng đầu thế giới nhờ cơ chế thừa nhận song phương, đa phương của các tổ chức chứng nhận và công nhận. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý nói chung, tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 nói riêng đã trở thành những công cụ quản lý hữu hiệu và không thể thiếu trong quá trình phát triển và hội nhập của hầu hết những doanh nghiệp có tên tuổi ở Việt Nam. Vì thế việc xây dựng, áp dụng, chứng nhận, duy trì, cải tiến và chứng nhận lại theo các tiêu chuẩn sau mỗi chu kỳ 3 năm đã trở thành thường lệ với khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam. HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM. Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam. Theo số liệu của Tổ chức ISO thế giới, tính đến cuối năm 2005 đã có 111.162 chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 138 quốc gia. Còn ở Việt Nam, đã có khoảng 100 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng và được cấp chứng chỉ áp dụng bộ tiêu chuẩn này, nhưng 2/3 trong số đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một số bảng thống kê về số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam. Tên nước Số chứng chỉ ISO 14001 đã đạt năm 1998 Anh 650 Nhật 618 Đức 390 Hà Lan 230 Hàn Quốc 160 Đài Loan 160 Thụy Sĩ 160 Thụy Điển 155 Mỹ 109 Áo 90 Nguồn: www.tcvn.gov.com Bảng1: Mười nước dẫn đầu về số lượng các công ty đạt được nhiều chứng chỉ ISO 14001 năm 1998. Tên quốc gia Chứng chỉ ISO 14001 đạt được năm 2004 Nhật Bản 19 584 Trung Quốc 8 862 Tây Ban Nha 6 473 Anh 6 253 Italia 4 785 Mỹ 4759 Đức 4 320 Thụy Điển 3 478 Pháp 2 955 Hàn Quốc 2 609 Nguồn: www.tcvn.gov.com Bảng2: Mười nước dẫn đầu về số lượng các công ty đạt được nhiều chứng chỉ ISO 14001 năm 2004. Qua 2 bảng số liệu thống kê trên, có thể thấy được rằng chỉ qua 6 năm áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, số lượng các công ty được cấp chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới tăng lên một cách dáng kể. Sau khi tiêu chuẩn ISO 14001 được đưa vào áp dụng năm 1996, bước đầu thống kê các doanh nghiệp đã đạt được chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới thì vương quốc Anh là quốc gia dẫn đầu với 650 doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 14001, với chỉ sau 2 năm đưa vào thực hiện ISO 14001. Nhật là quốc gia đứng thứ 2 với 618 doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 14001 này, tiếp sau đó là các nước như Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan,Thụy Sĩ, Thụy Điển, Mỹ, Áo. Áo là Quốc gia có số doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14001 thấp nhất cũng lên đến con số 90 doanh nghiệp. Tuy nhiên, tới năm 2004, chỉ sau 6 năm thống kê các doanh nghiệp được chứng nhận ISO 14001 (năm 1998), số doanh nghiệp được chứng nhận ISO 14001 tăng lên đáng kể. Nhật là quốc gia đã vươn lên đứng đầu với con số 19584 doanh nghiệp được chứng nhận ISO 14001. Vươn lên đứng thứ 2 là Trung Quốc với 8862 doanh nghiệp nhận được chứng chỉ ISO 14001. Thứ 3 là Tây Ban Nha với 6473 doanh nghiệp được nhận chứng chỉ ISO 14001. Theo thứ tự sau đó là các nước Anh, Italia, Mỹ, Đức, Thụy Điển, Pháp, Hàn Quốc. Như vậy, có thể thấy được rằng ISO 14001 là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ở mỗi quốc gia trên thế giới. Chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đang ngày các doanh nghiệp quan tâm và áp dụng rộng rãi, điển hình là Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 1998, tiêu chuẩn ISO 14001 chưa được nước này quan tâm áp dụng nhiều. Trung Quốc không nằm trong số mười nước có số các doanh nghiệp đạt được chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường nhiều nhất thế giới. Nhưng tới năm 2004, Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia đứng đầu thế giới với số doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO nhiều nhất. Hai nước nà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7537.doc
Tài liệu liên quan