LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từ năm 1986. Cơ chế mới đã mở ra nhiều cơ hội và những thách thức mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với từng doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường này, để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh , chủ thể kinh tế nào cũng cần phải chủ động về vốn, vốn là yếu tốt cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế của bất kỳ một
31 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc gia nào.
Trước kia trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát vốn , lãi Nhà nước thu , lỗ Nhà nước bù. Do đó các doanh nghiệp không quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Ngày nay khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đối mặt với sự biến động của thị trường, với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn có được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của mình các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để huy động và sử dụng vốn sao cho hợp lý. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa quyết định đối với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia.
Xuất phát từ những vấn đề bức xúc nêu trên và qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long em quyết định lựa chọn đề tài: "Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long " làm báo cáo thực tập chuyên đề của mình.
Báo cáo này gồm 3 phần chính:
Phần 1 : Khái quát chung về Công ty
Phần 2 : Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long
Phần 3 : Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Trong quá trình viết báo cáo thực tập tổng hợp khó có thể tránh được những sai sót mong Thầy Cô Giáo và bạn đọc cho ý kiến để báo cáo được hoàn thiện hơn. Báo cáo được viết với sự giúp đỡ của PGS.TS Lê Công Hoa và T.S Đào Thanh Tùng cùng các cô chú cùng Anh Chị trong Công Ty Cổ Phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long.
PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
1.1 Thông tin chung về Công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long.
Trụ sở chính:16 tổ 40 thị trấn Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: 0422107707
Fax: 62874027
Mã số thuế: 0103675678
Tổng vốn điều lệ: 20 tỷ VND
Số cổ phần 1000 000
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu:
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình kỹ thuật.
+ Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35kv
+ Dịch vụ san lấp mặt bằng
+ Khai thác và chế biến khoáng sản
+ Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất và mua bán hàng điện tử điện lạnh.
+ Sản xuất và mua bán thiết bị viễn thông
+ Mua bán máy tính và các thiết bị văn phòng.
+ Sản xuất và mua bán các thiết bị thi công, xây lắp, máy chuyên dùng.
+ Mua bán ô tô và phụ tùng ô tô các loại.
+ Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và theo tuyến.
+ Sản xuất và mua bán sắt thép.
+ Sản xuất và mua bán gỗ và các sản phẩm từ gỗ
+ Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.
+ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
+ Thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kv
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần Tư vấn xây lắp va thương mại Thăng Long là một đơn vị tư nhân được thành lập ngày lập ngày 29 tháng 11 năm 2003 theo quyết định số 1434 – BXD/TCCB của Bộ Xây Dựng. Từ năm 2004, Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với trên 100 cán bộ công nhân viên.
Trong những năm qua,công ty không ngừng phát triển về mọi mặt,không ngừng vươn xa , chiếm lĩnh những thị trường mới ở trong và ngoài tỉnh.
Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long là một công ty còn non trẻ trên thị trường xây dựng. Với thời gian phát triển đang còn ít nhưng công ty cũng đã khá thành công trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy công ty ngày một lớn mạnh hơn.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất quản lý của Công ty Cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
P.Giám Đốc Tài Chính
P.Giám Đốc Kỹ Thuật
Phòng Tổ chức -Hành chính
Phòng Tài chính- kế toán
Phòng kinh tế -kế hoạch
Phòng Kỹ thuật-Thi công
Các
- Xưởng trực thuộc
- Đội sản xuất
Các
- BHĐ dự án
- BCH công trình
HĐ QUẢN TRỊ
ĐHĐ CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
1.3.2.1. Đại hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan tới phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong Điều lệ.
1.3.2.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ họp Đại Hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị bầu ra chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Giám đốc, người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
1.3.2.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại Hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra báo cáo tài chính hàng kỳ, xem xét các báo cáo của Công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ.
1.3.2.4. Phòng Giám đốc và 2 phó Giám đốc
Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, các nhiệm vụ được truyền từ trên xuống. Trong đó Giám đốc do chủ công ty đảm nhiệm.Các chỉ thị của giám đốc được truyền xuống cho 2 phó Giám đốc là phó Giám đốc Tài chính và phó Giám đốc kỹ thuật. Hai phó Giám đốc đảm nhiệm hai lĩnh vực khác nhau và bổ trợ cho nhau trong mỗi nhiệm vụ.Các chỉ thị lại được truyền xuống cho các phòng ban xử lý.
1.3.2.5. Các phòng ban chức năng của Công ty
- Phòng Tài chính – Kế toán gồm có một Kế toán trưởng,được bổ nhiệm theo ý kiến của Giám đốc Công ty, và một số kế toán viên như: kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, thủ quỹ làm công tác nghiệp vụ theo sự phân công điều hành trực tiếp của Kế toán trưởng.
Phòng Tài chính – Kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Phòng có chức năng kiểm tra giám sát công tác tài chính kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn theo kế hoạch sản xuất của Công ty, trình Giám đốc Công ty phê duyệt. Phối hợp với các phòng chức năng khác của Công ty để xây dựng cơ chế khoán, lập kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trên cơ sở kế hoạch của Công ty gửi Phòng Kinh tế – Kế hoạch để tổng hợp báo cáo.
- Phòng Kinh tế – Kế hoạch có cơ cấu gồm một trưởng phòng và một số cán bộ, kỹ sư làm các công việc chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành trực tiếp của trưởng phòng.
Phòng Kinh tế – Kế hoạch có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh tế hợp đồng, kế hoạch sản xuất, thiết bị xe máy thi công, cung ứng vật tư, tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty. Chủ trì lập các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm trang thiết bị vật tư, là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng. Là đầu mối trong công tác tiếp thị, tìm kiếm công việc, tham gia làm hồ sơ dự thầu, đấu thầu, kiểm tra dự toán thiết kế, dự toán thi công của đơn vị thi công. Tham gia xây dựng đơn giá tiền lương với công nhân tại các công trình, xây dựng định mức và đơn giá đối với các công tác đặc biệt phát sinh trong quá trình thi công.
- Phòng Kỹ thuật – Thi công có một trưởng phòng và một số cán bộ, kỹ sư làm những công việc có tính chất chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công và điều hành trực tiếp của trưởng phòng. Phó giám đốc Công ty được phân công chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động của phòng.
Phòng Kỹ thuật – Thi công có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý xây lắp, giám sát chất lượng công trình, quản lý kỹ thuật, tiến độ, biện pháp thi công và an toàn lao động. Là đầu mối tiếp nhận các thông tin thay đổi công nghệ, áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật. Phối kết hợp với Phòng Tổ chức Hành chính về việc đào tạo thi nâng bậc cho công nhân. Phòng Kỹ thuật – Thi công chủ trì cùng các bộ phận khác để giải quyết tai nạn nếu xảy ra, phối hợp cùng Phòng Kinh tế – Kế hoạch tham gia lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu, thực hiện việc kiểm tra khối lượng dự toán, quyết toán của các đơn vị trực thuộc, kiểm tra công tác chuẩn bị mặt bằng thi công của các đơn vị, thựa hiện nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công các công trình.
- Phòng Tổ chức Hành chính có cơ cấu gồm một trưởng phòng và một số cán bộ nhân viên làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công của Công ty và chịu sự điều hành quản lý trực tiếp của trưởng phòng.
Phòng Tổ chức Hành chính có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ..., thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động. Thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý hành chính văn phòng của Công ty. Phối hợp với Phòng Tài chính – Kế toán xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương, các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định của nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra nội bộ, theo dõi tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại tố cáo. Phòng Tổ chức Hành chính là thường trực trong công tác tiếp dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực liên quan đến chức năng của phòng.
1.3.2.6. Các đơn vị sản xuất và ban điều hành
Nhiệm vụ chính của các xưởng là tổ chức sản xuất, cung cấp các sản phẩm cho khách hàng và Công ty thực hiện thi công các công trình xây lắp, các dự án đầu tư.
Nhiệm vụ chính của các đội thi công là thực hiện thi công xây lắp các công trình của Công ty, đảm bảo chất lượng công trình, hoàn thành đúng theo tiến độ dưới sự điều hành của Ban giám đốc trên cở sở nguồn cấu kiện của các xưởng sản xuất cung cấp.
Các Ban điều hành dự án có nhiệm vụ là nhận chỉ thị trực tiếp từ Giám đốc và truyền xuống các bộ phận dưới.Bên cạnh đó còn giám sát và chỉ huy trong các quá trình thi công.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
2.1. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Bảng biểu 01: Bảng kết quả kinh doanh của Công ty ( 2006 – 2008 )
(Đơn vị tính: 1000đ)
STT
Các chỉ tiêu
Năm
2006
2007
2008
1
Doanh thu
12.000.000
20.020.000
25.000.000
2
Vốn
5.000.000
10.000.000
10.000.000
4
Nộp ngân sách
126.000
576.800
700.000
5
Lợi nhuận sau thuế
324.000
1.483.200
1.800.000
6
Thu nhập bình quân
7.000
9.840
8.400
Nhận xét: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Thông qua một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh trên ( từ năm 2006 – 2008 ) ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt.Dẫn tới doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên không ngừng, thu nhấp của người lao động cũng ở mức khá cao. Cho thấy công ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
- Đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2007 doanh thu của công ty đã tăng trên 60% ( khoảng 66,83%) trong khi đó vốn của công ty năm 2006 là 5 tỷ đến năm 2007 tăng lên 10 tỷ ( tăng 50%) dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng lên rất cao từ 324.000.000vnđ lên tới 1.483.000.000vnđ tăng khoảng trên 300% cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006 – 2007 rất tốt dẫn tới thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng khoảng 40,1%. Do vậy mà nộp ngân sách của công ty tăng lên trên 200% góp phần xây dựng đất nước.
- Tuy nhiên đến giai đoạn 2007 -2008 do tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới do đó mà doanh thu của công ty tăng chậm so với giai đoạn 2006 – 2007 nhưng vẫn đảm bảo ở mức tăng 24,87% trong khi vốn của công ty trong năm 2008 vẫn giữ ở mức 10 tỷ như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đạt hiệu quả cao đã vượt qua được trở ngại của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2007 – 2008 giảm mạnh so với giai đoạn 2006 - 2007 nhưng vẫn tăng ở mức 21,4% và nộp ngân sách cũng tăng từ 576.800.000vnđ đến 700.000.000 khoảng 21%.
2.2 – Nguồn vốn
Bảng biểu 02: NGUỒN VỐN (2006 – 2008)
( đơn vị tính 1000vnđ )
STT
Các chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1
Vốn kinh doanh
5.682.000
2.202.600
6.902.907
2
Vốn nợ
7.000.000
10.000.000
10.000.000
3
Tổng vốn
12.682.000
12.202.600
16.902.907
Nguồn: Báo cáo tài chính (Phòng kế toán)
Nhận xét: nguồn vốn của công ty
- Từ bảng số liệu 02 ta có thể thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty luôn được tăng lên qua các năm, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày mở rộng. Giai đoạn từ 2006 – 2007 nguồn vốn tăng từ 7 tỷ vnđ đến 10 tỷ vnđ, mức tăng khoảng 43% cho thấy được quy mô cũng như hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển và ngày mở rộng. Tuy nhiên đến năm 2008 thì nguồn vốn kinh doanh của công ty vẫn ở mức 10 tỷ vnđ. Hoạt động của công ty đã có sự đình trệ trong giai đoạn 2007 – 2008 nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của công ty. Để đảm bảo nguồn tài chính cho thi công công ty thực hiện vay vốn để khắc phục tình trạng thiếu vốn và để hoạt động sản xuất kinh doanh được đảm bảo hiệu quả.
- Với nguồn vốn nợ, công ty nhằm đảm bảo hoạt động tài chình cho các hạng mục công trình và hoạt động của công ty diễn ra được tốt hơn. Nguồn vốn nợ của công ty trong năm 2007 thấp hơn nhiều so với năm 2006 và năm 2008 cho thấy được hiệu quả hoạt động sản xuất trong năm 2007 cụ thể chính ở bảng 01. Trong năm 2008 chính bởi khủng hoảng kinh tế, giá nguyên vật liệu bất ổn do vậy để hoạt động của công ty được đảm bảo công ty đã tăng nguồn vốn nợ lên tơi 6.902.907.000vnđ tăng hơn so với năm 2007, trên 200% và tăng hơn so với năm 2006 khoảng 21,5%.
- Tuy nhiên với nguồn vốn không lớn như vậy cũng gây ra một số khó khăn nhất định như khó mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. Nếu bị ứ đọng vốn ở công trình và không thu hồi kịp thòi dẫn tới tình trạng thiếu vốn cho các hoạt động khác của công ty và khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh khác là không cao.
2.3. Cơ cấu tài sản lưu động
Bảng biểu 03: VỐN LƯU ĐỘNG (2006 – 2008)
( đơn vị tính 1000vnđ )
TT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Tổng tài sản lưu động
5.682.000
100
2.202.600
100
6.920.907
100
I
Vốn bằng tiền
1.420.500
25
594.702
27
1.647.175
23.8
1
Vốn tiền mặt
502.000
226.832
430.545
2
Vốn tiền gửi ngân hàng
918.500
367.870
1.216.630
II
Các khoản phải thu
2.102.340
37
780.001
38,5
2.422.317
35
1
Phải thu khách hàng
900.512
302.345
1.374.923
2
Phải thu nội bộ
378.979
206.148
172.831
3
Trả trước cho người bán
706.344
126.450
720.106
4
Phải thu khác
85.466
54.940
53.555
5
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
31.039
90.118
100.902
III
Hàng tồn kho
1.619.370
28,5
572.676
26
1.730.226
25
1
NVL tồn kho
606.372
73.432
612.350
2
CCDC tồn kho
258.557
190.119
351.215
3
Chi phí sản xuất dở dang
331.001
251.077
312.357
4
Hàng gửi đi bán
423.440
58.048
454.304
IV
Vốn lưu động khác
539.790
9,5
176.208
8.5
1.121.186
16.2
Nguồn: Báo cáo tài chính (Phòng kế toán)
Nhận xét về nguồn vốn lưu động của Công ty
Qua số liệu ở bảng 03 ta nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã chuyển biến tốt bởi số tài sản lưu động của Công ty trong năm 2008 so với năm 2006 đã được huy động tăng thêm 21.8%. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2007 thì lại có một sự sụt giảm lớn, do chịu nhiều tác động của nền kinh tế thế giới.
* Lượng vốn bằng tiền của Công ty chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động chiếm 25% trong năm 2006 và 23,8% ở năm 2008. Lượng vốn bằng tiền của Công ty chiếm tỷ trọng lớn điều này chứng tỏ Công ty rất chủ động trong việc kinh doanh và khả năng thanh toán. Song điều này sẽ gây lãng phí vốn và phát sinh khoản chi phí cơ hội giữ tiền, khi đó Công ty nên sử dụng số tiền dư thừa đó thực hiện đầu tư có tính chất tạm thời hay ngắn hạn để có thể thu được lợi nhuận cao hơn thay vì gửi số tiền đó vào ngân hàng với lãi suất thấp.
* Năm 2008, các khoản phải thu chiếm 35% (tăng hơn 15% so với năm 2006). Nguyên nhân chính là do hàng bán cho khách hàng chưa thanh toán.
Do đặc trưng của ciệc kinh doanh mà chủ yếu là xây dựng, khách hàng không trả hết tiền hàng trong một lần mà thường nợ lại Công ty. Nên tăng doanh thu cũng dẫn đến việc tăng các khoản phải thu của Công ty. bên cạnh đó việc các khoản phải thu tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản lưu động chứng tỏ vốn của Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng nhiều. Doanh nghiệp nên quản lý tốt các khoản phải thu để vừa khuyến khích được người mua hàng, vừa tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
* Hàng tồn kho trong năm 2006 chiếm tỉ trọng 28,5% trong tổng tài sản lưu động, năm 2008 đã giảm xuống còn 25%. Hàng tồn kho có thể chuẩn bị cho kỳ sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu lớn làm ứ đọng vốn của Công ty và tăng chi phí bảo quản.
* Cuối cùng ta xét tài sản lưu động khác của Công ty. Lượng tài sản này chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản lưu động chiếm 9,5% năm 2006 , tới năm 2007 tài sản lưu động này tăng nhẹ chiếm 8,2% trong đó chủ yếu là các khoản tạm ứng. Năm 2008 thì lượng tài sản này chiếm 16.2 %,với một số vốn khá đáng kể là 1.121.186.000 VND.
2.4. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long.
2.4.1. Ưu điểm
- Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của mình Công ty đã tạo được uy tín đối với khách hàng (chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh)
- Công ty đã tận dụng được nguồn vốn từ khách hàng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu chỉ dựa vào nguồn vốn sở hữu của Công ty thì Công ty sẽ bị thiếu vốn nên Công ty đã phải huy động thêm những nguồn vốn khác để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của mình do đó hoạt động kinh doanh của Công ty không bị gián đoạn, đồng thời nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Công tác kế hoạch hoá các khoản phải thu và các khoản phải trả của Công ty hợp lý để doanh nghiệp luôn luôn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản phải trả và các khoản phải thu. Tiếp theo nữa hạn chế các khoản nợ khó đòi tránh được các trường hợp khách hàng chiếm dụng vốn.
- Công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán đúng thời hạn nên đã tạo được uy tín của mình trên thương trường, thu hút được các nhà đầu tư.
2.4.2. Tồn tại
- Do sự phối hợp của các phòng ban chưa chặt chẽ công tác quản lý của Công ty vẫn còn trùng chéo chưa phân tách rõ ràng.
- Vốn bằng tiền chiếm tỉ trọng lớn ( 25% năm 2003 , 27% năm 2004 và 23,8% năm 2008 ). Do đó, việc trự trữ một khoản tiền lớn như thế Công ty sẽ chủ động hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khi đó sẽ ít sinh lãi, gây lãng phí vốn.
- Thực trạng công tác quản lý nợ phải thu còn nhiều bất cập. Tốc độ tăng của các khoản phải thu rất lớn cho thấy Công ty bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, gây ứ đọng vốn ở nơi thanh toán làm giảm vòng quay vốn lưu động và do đó cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Chi phí cho giá vốn hàng bán cao Công ty cần phải chú trọng hơn nữa trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên vật có uy tín, giá thành hạ cho mình để giảm chi phí cho khoản mục này.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
3.1.1. Những quan điểm cần quán triệt.
3.1.1.1. Quan điểm về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Một là: Bảo toàn vốn lưu động bằng cách không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài việc hoàn thành kế hoạch , công trình đang dở dang đúng thời hạn, ngoài ra phải đạt mức tăng trưởng nhất định để có phần tích luỹ và nâng cao đời sống cho công nhân viên chức. Muốn có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng phải tích cực nâng cao chất lượng công trình, chất lượng dịch vụ, tăng số lượng công trình tham gia , đẩy nhanh tiến độ công trình, giảm chi phí để đạt hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian tới Công ty định hướng sẽ phấn đấu tăng sản lượng tăng thu hàng năm từ 15đến 20%, giảm chi phí từ 10 đến 15%, tăng lợi nhuận từ 10 - 15%.
- Hai là: Bảo toàn và phát triển vốn lưu động bằng cách cải tiến cơ chế quản lý cho toàn Công ty.
Cụ thể là:
+ Xây dựng các định mức chi phí một cách hợp lý như: Chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí môi giới hoa hồng.
+ Quy định chế độ thanh toán bằng tiền - hàng đối với các đơn vị nội bộ. Hàng tháng sau khi thanh toán, phòng tài vụ tiến hàng kiểm tra, cân đối thực tế để xác định vốn thực tế tại đơn vị.
+ Tiến hành bước công khai hoá kết quả tài chính theo quý trong toàn ngành để từng bước đưa công tác quản lý đi vào nề nếp có chất lượng.
- Ba là: Bảo toàn và phát triển vốn lưu động trên cơ sở huy động vốn tại chỗ.
+ Công ty sẽ tăng cường công tác thanh toán nợ theo định kỳ để thu hồi vốn, cần quan tâm hơn đến nghiệp vụ nợ do bán chịu hàng hoá cho đơn vị ngoài ngành. Thu hồi vốn nhanh là phương pháp tăng vòng quay tốt nhất.
3.1.1.2. Phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong Đại hội Đảng bộ Công ty vừa qua, lãnh đạo Công ty đã nêu rõ mục tiêu hoạt động của Công ty là : Trong những năm tới, Công ty cần tập trung đầu tư theo chiều sâu để phát triển kinh doanh. Củng cố và phất triển nền móng là nguồn nhân lực, đầu tư phát triển về máy móc chuyên dụng, phục vụ việc xây dựng. Tăng cường phát triển đầu tư, hướng ra thị trường ngoài tỉnh, mở rộng quy mô. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 10% - 20% đối với các chỉ tiêu cơ bản như: Doanh thu, sản lượng, nộp ngân sách, lợi nhuận và thu nhập của người lao động.
3.1.2. Phương hướng hoạt động.
Để hoạt động của Công ty ngày càng tốt hơn, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng một số chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. Các chỉ tiêu kế hoạch được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng biểu 04: Một số chỉ tiêu dự kiến đạt được trong những năm tới
Đơn vị tính 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Doanh thu
28.543.425
33.851.791
36.622.150
2. Chi phí
25.480.412
30.330.372
32.745.335
3. Lợi nhuận
1.913.250
2.510.750
2.992.362
4. Nộp Ngân sách
545.405
741.523
901.861
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần tư vấn xây lắp và thương mại Thăng Long
Qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn lưu động nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung có thể thấy bên cạnh những kết quả to lớn mà Công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Để công tác sử dụng vốn lưu động của Công ty đạt hiệu quả cao hơn, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1. Chủ động trong công tác huy động và sử dụng VLĐ.
3.2.1.1. Giải pháp tạo lập vốn cho Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty có thể huy động một lượng vốn tiền tệ nhất định. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Với ba nhiệm vụ là tư vấn, xây lắp, thương mại, trong đó nhiệm vụ chính là xây lắp , xây dựng thì vốn lưu động của Công ty cần phải chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Hàng năm để quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, Công ty thường phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu khá lớn. Nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả cao, theo em khi lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động Công ty cần chú trọng một số vấn đề sau:
- Trước hết phải xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo tính liên tục cho quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn cần thiết phục vụ cho tái đầu tư trong các lĩnh vực: Đổi mới trang thiết bị, đào tạo cán bộ công nhân viên ...Từ đó đề ra các biện pháp huy động nhằm cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng thiếu vốn như hiện nay, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Trên cơ sở xác định vốn lưu động như kế hoạch đã lập, Công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm: Việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định số vốn hiện có, số vốn cần bổ sung. Theo em để đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động, trước hết Công ty cần phải tìm cách huy động tối đa nội lực từ bên trong, tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn trước mắt, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến thời hạn thanh toán như các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến kỳ nộp, áp dụng hình thức tín dụng thương mại (Mua chịu đối với người cung cấp), bởi khi sử dụng các khoản vốn này giúp Công ty không phải bỏ ra chi phí, Công ty càng có nhiều điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Thực tế đã cho thấy số vốn bị chiếm dụng của Công ty hiện nay là quá lớn, buộc Công ty phải đi vay ngắn hạn để có vốn sản xuất. Như vậy nếu Công ty nhanh chóng thu hồi được các khoản phải thu thì sẽ có vốn để bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động , từ đó giảm được các khoản vay Ngân hàng, giảm được chi phí vay không đáng có. Để làm được điều này theo tôi Công ty nên áp dụng các biện pháp như: Chiết khấu, giảm giá ở một mức độ hợp lý đối với khách hàng quen thuộc và thanh toán trước thời hạn, đồng thời có biện pháp đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều như năm vừa qua.
Công ty cũng có thể vay của cán bộ công nhân viên, đây là một nguồn vốn rất hữu ích vì tiềm năng của nó nhiều khi là rất lớn. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của Công ty, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng theo, họ có điều kiện bỏ ra những khoản tiền tích luỹ, đầu tư. Công ty nên khai thác tập trung nguồn vốn này sẽ giúp cho Công ty có thêm vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải thông qua các thủ tục phức tạp, những đòi hỏi khắt khe của Ngân hàng khi muốn vay vốn. Hơn nữa, về phía cán bộ công nhân viên trong Công ty, việc cho Công ty vay vốn trước hết là họ sẽ được hưởng lãi suất thích đáng, đồng thời tăng thêm sự gắn bó của mình với Công ty, thúc đẩy họ hoạt động tích cực hơn bởi vì trong đó có cả số vốn mà họ đã đầu tư vào Công ty.
Khi đã huy động tối đa nguồn vốn từ bên trong mà vẫn chưa đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, lúc này Công ty có thể huy động thêm vốn từ nguồn bên ngoài bằng cách vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Trong những năm vừa qua số vốn vay Ngân hàng của Công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao, khi sử dụng nguồn vốn này Công ty phải trả một khoản lãi suất nhất định do đó tất cả các khoản vốn mà Công ty huy động được cần phải đưa vào sử dụng ngay, sử dụng có hiệu quả nếu không tình hình tài chính của Công ty sẽ không gặp phải không ít khó khăn. Đồng thời trong thời gian tới Công ty cần xây dựng được những dự án kinh doanh mới có hiệu quả và thuyết phục để có thể xin cơ quan quản lý cấp trên cấp thêm vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên để có thể khai thác tốt nguồn vốn này đòi hỏi Công ty phải hoạt động có hiệu quả và tình hình tài chính của Công ty phải ổn định, rõ ràng nhờ đó mới có thể nâng cao uy tín của Công ty đối với cán bộ công nhân viên, Ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý cấp trên, tạo niềm tin của họ và hoạt động kinh doanh của Công ty. Song song với kế hoạch tổ chức huy động vốn, Công ty cần chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng số vốn đã tạo lập được sao cho có hiệu quả nhất.
3.2.1.2. Về chiến lược sử dụng vốn của Công ty.
Khi đưa các nguồn vốn huy động được vào sử dụng, Công ty cần căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh đã lập, làm cơ sở điều trị cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Nếu trong trường hợp có phát sinh thêm nhu cầu vốn lưu động , Công ty cần chủ động đáp ứng kịp thời nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, không gián đoạn. Ngược lại, nếu thừa vốn lưu động Công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng sản xuất, cho các đơn vị khác vay... làm cho đồng vốn luôn vận động và không ngừng sinh sôi nảy nở .
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đối với các kế hoạch khác, do đó việc lập các kế hoạch này nhất thiết phải dựa vào sự phân tích tính toán và các chỉ tiêu kinh tế tài chính của các kỳ trước làm cơ sở, kế hoạch phải được lập sát, đúng, toàn diện và đồng bộ làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. Sau khi xây dựng kế hoạch huy động vốn, việc lựa chọn nguồn vốn nào phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế, nhưng tốt hơn là nên huy động nguồn vốn Công ty tự bổ sung từ các quỹ, nếu vẫn thiếu mới vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Khi vay vốn cần tránh để tình trạng vốn vay chiếm tỷ lệ lớn hơn tài sản lưu động. Nếu Công ty có nguồn vốn tự bổ sung lớn thì sẽ có sức hút mạnh đối với các nhà cho vay, các chủ nợ vì như vậy Công ty sẽ có khả năng trả các khoản nợ hơn. Công ty sẽ mạnh dạn trong việc ra quyết định đầu tư, khẳng định tiềm năng của mình. Tuy nhiên cần phải biết bảo quản, mở rộng vốn đi vay bằng cách khi bỏ ra một lượng vốn đầu tư phải làm sao cho vòng luân chuyển vốn lại thấp nhất. Ngoài ra Công ty nên tận dụng bộ phận tiền chưa sử dụng trong qũy để kinh doanh như vậy sẽ làm giảm bớt gánh nặng về lãi suất vay, từ đó có điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.2. Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh.
Điều hành và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh là một công tác quan trọng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doan._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31301.doc