Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các Doanh nghiệp Thương NN

Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của luận án Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm. Nó xác định khả năng bán/tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nhưng bản thân nó không phải là sản phẩm mà người tiêu dùng cần mua để thoả mãn nhu cầu vật chất của họ. Từ xa xưa, người ta đã sử dụng bao bì, nhưng chủ yếu với mục đích để chứa đựng, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Sử dụng bao bì để bảo quản sản phẩm, để tiêu thụ/bán sản phẩm không phải là mục đích cơ bản khi nề

doc193 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các Doanh nghiệp Thương NN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kinh tế hàng hoá kém phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, việc hình thành các đơn vị kinh doanh thương mại tách khỏi hệ thống tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất thì vấn đề bao bì trở nên quan trọng hơn đối với cả người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa một sản phẩm và bao bì của nó là mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Một sản phẩm có chất lượng tốt còn cần phải có bao bì đẹp, thích hợp, hấp dẫn… mới có thể bán được trên thị trường. Bao bì mang lại cho hàng hoá sức cạnh tranh mới và thúc đẩy quá trình kinh doanh hàng hoá. Trong nhiều năm qua, bao bì sản phẩm ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, chưa được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế nói chung và hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế nói riêng. Việc sản xuất, sử dụng bao bì còn nhiều bất cập gây ra nhiều hậu quả đối với sự phát triển kinh tế, hiệu quả kinh doanh và vấn đề môi trường sinh thái. Hệ thống lý luận về bao bì, quản lý bao bì và sử dụng bao bì chưa được hoàn thiện, còn chắp vá. Trong các doanh nghiệp thương mại, việc sử dụng bao bì còn phụ thuộc nhiều vào ngành sản xuất hàng hoá, chưa chủ động khai thác tiềm năng của bao bì để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Thực trạng trên đặt ra vấn đề cần có sự nghiên cứu, hệ thống hoá các cơ sở lý luận và thực tiễn về bao bì và sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, trước hết là doanh nghiệp thương mại nhà nước để phát huy vai trò của bao bì, nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” làm luận án có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mong muốn của tác giả luận án là góp phần nhỏ bé vào việc tìm ra những giải pháp chủ yếu làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nói chung và các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án Làm rõ sự cần thiết của bao bì và sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại nói chung và ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng. Nghiên cứu tình hình sử dụng bao bì và ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng đúng đắn, hợp lý bao bì đối với sự phát triển nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Bao bì ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn Hà Nội từ năm 1991 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Phương pháp so sánh, phân tích hệ thống, điều tra, thống kê kết hợp với khảo sát, sử dụng chuyên gia. Vận dụng các chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh, trong từng thời kỳ một cách có hệ thống. 5. Điểm mới của luận án Đã tổng hợp và làm rõ được những vấn đề lý luận về bao bì, hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại; nghiên cứu các đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước và các yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng bao bì có hiệu quả. Khái quát và phân tích được hiệu quả sử dụng bao bì hiện nay, ảnh hưởng của việc sử dụng bao bì đến sự phát triển kinh doanh hàng hoá, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái. Đề xuất một số giải pháp có tính hệ thống để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước. 6. Nội dung và cơ cấu luận án a. Tên luận án: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)”. b. Cơ cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, các biểu bảng, phụ lục và các tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Bao bì và hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước. chương 1 bao bì và hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại 1.1. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại 1.1.1. Kinh doanh thương mại và những cơ sở của kinh doanh thương mại Nền kinh tế nước ta là một tổng thể kinh tế quốc dân thống nhất. Nó bao gồm nhiều ngành và mỗi ngành thực hiện một chức năng nhất định. Kinh doanh thương mại là một ngành kinh tế, một lĩnh vực hoạt động kinh tế, là một mắt xích quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất. 1.1.1.1. Thương mại và Kinh doanh thương mại [8] [10] Chúng ta đều biết rằng để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức (kinh tế, văn hoá, xã hội...) hay một quốc gia đều luôn có và phải thoả mãn các nhu cầu vô cùng đa dạng, phong phú, phức tạp của mình. Cách thức để thoả mãn những nhu cầu đó có thể thực hiện được bằng cách tự mình sản xuất, lao động ra những sản phẩm vật chất - tinh thần để tự đáp ứng cho mình. Nhưng với những nhu cầu đa dạng, phức tạp, cách thức đáp ứng này không đảm bảo về số lượng, chất lượng ngày càng cao của mỗi thành viên cũng như toàn xã hội. Khi sự phân công lao động xã hội xuất hiện, mỗi thành viên, mỗi tổ chức chuyên môn hóa một lĩnh vực hoạt động tạo ra nhiều loại sản phẩm hơn, khối lượng lớn hơn cho phép việc thoả mãn các nhu cầu một cách tốt hơn. Khi đó, mỗi người, mỗi tổ chức, quốc gia có thể thoả mãn nhu cầu của mình bằng cách trao đổi các kết quả hoạt động cho nhau. Tuy nhiên, khi sự phân công lao động ngày càng sâu sắc thì các dạng kết quả của hoạt động thể hiện ngày càng đa dạng phong phú. Kết quả hoạt động của các thành viên có thể được biểu hiện ở dạng vật chất cụ thể như xi măng, sắt thép, bánh kẹo, máy móc thiết bị... hoặc dưới các dạng một kết quả nghiên cứu, một quyết định quản lý, một lời khuyên (tư vấn) hoặc một văn bản pháp lý... ở đây, để khái quát kết quả hoạt động đó chúng ta dùng chung khái niệm “sản phẩm”. Với một dạng “sản phẩm” có những đặc trưng riêng về mục đích sử dụng, đối tượng tiêu thụ, tính chất kỹ thuật... do đó cách thức trao đổi cũng khác nhau: Cho không: là việc cung cấp các sản phẩm cho các thành viên để đáp ứng nhu cầu của họ mà không đòi hỏi bất kỳ sự hoàn trả nào, chẳng hạn như các hoạt động viện trợ nhân đạo, quà tặng, trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội... Cung ứng cho các lợi ích xã hội: Đây là dạng cung cấp sản phẩm với mục đích thoả mãn các nhu cầu công cộng, mang tích chất xã hội. Với hình thức này tất cả các thành viên trong xã hội đều phải có trách nhiệm đóng góp để “thanh toán” chi trả cho những nhu cầu đó như các nhu cầu quốc phòng an ninh, công tác quản lý xã hội, các sản phẩm hàng hóa công cộng. Trao đổi sản phẩm thông qua mua bán hàng hóa trên thị trường: Hình thức trao đổi này là phổ biến nhất. Với hình thức trao đổi này, các sản phẩm hàng hóa trong xã hội đều được trao đổi thông qua hành vi mua - bán bằng đồng tiền được diễn ra trong không gian và thời gian nhất định (thị trường). Hình thức trao đổi đó là thương mại. Thương mại có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau: + Thương mại là sự trao đổi hàng hóa thông qua mua - bán bằng đồng tiền trong nền kinh tế. Như vậy, ở đâu có mua bán, ở đó có thương mại. Thương mại đồng nghĩa với mua bán. + Thương mại cũng được hiểu là một hành vi làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa những người mua và người bán để thoả mãn nhu cầu của mỗi người. + Thương mại có thể là một hoạt động. Hoạt động thương mại bao gồm một số khâu hoặc tất cả các khâu của hành vi thương mại, có thể do một cá nhân hoặc một tổ chức hoặc toàn xã hội thực hiện. Nhìn chung có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại song có thể khái quát thương mại dưới các góc độ khác nhau: Thương mại, hiểu theo nghĩa hẹp, là “quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa”. Hành vi thương mại thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Theo Luật Thương mại, các hình vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hoá, gia công thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ triển lãm thương mại. Theo nghĩa rộng, thương mại là “toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường”. Thương mại được hiểu như các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu lợi nhuận của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. ở góc độ này, thương mại đồng nghĩa với kinh doanh. Cách hiểu này trùng hợp với cách hiểu của các nước như Anh, Pháp, Nga. Theo từ điển Nga- Việt, xuất bản 1977 thì TОРГОBLЯ được hiểu là nền (ngành, nghề, việc, sự) thương nghiệp, thương mại, buôn bán, mua bán mậu dịch [24, tr 452]. Kinh doanh thương mại [12, 39] Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa ngày càng sâu rộng với quy mô, cơ cấu ngày càng lớn, đa dạng, phong phú làm xuất hiện lĩnh vực kinh doanh mới - kinh doanh thương mại. Kinh doanh thương mại được hiểu là sự đầu tư tiền của, công sức của cá nhân, một tổ chức vào việc mua, bán hàng hóa nhằm thu lợi nhuận. Nói đến kinh doanh thương mại là nói đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức) có thể đầu tư một phần, đa số hoặc toàn bộ nguồn lực của mình để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hành vi thương mại, buôn bán. Dù biểu hiện dưới hình thức nào thì kinh doanh thương mại đòi hỏi các yêu cầu sau: - Phải có vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là toàn bộ tài sản (thể hiện bằng tiền) mà các chủ thể huy động vào hoạt động của mình. Đó là các khoản vốn bằng tiền và các tài sản khác như nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng... Tuỳ thuộc vào thành phần kinh tế tham gia kinh doanh mà nguồn vốn sẽ được hình thành theo các phương thức khác nhau, có thể do nhà nước cấp, do tự đóng góp vốn, do liên doanh, do tích luỹ, do vay dưới các hình thức khác nhau. Có vốn mới thực hiện được chức năng lưu thông hàng hóa, thực hiện được mua để bán các sản phẩm hàng hoá trên thị trường. - Thực hiện mua - bán hàng hoá. ở đây, "các đơn vị kinh doanh thương mại không phải mua hàng hóa để thoả mãn nhu cầu của mình mà “mua hàng hóa để bán lại” cho người khác, đáp ứng các nhu cầu của họ. Việc mua để bán này được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của mỗi đơn vị và chức năng của các đơn vị kinh doanh thương mại. Hay nói một cách khác, kinh doanh thương mại phải thực hiện việc buôn bán hàng hóa phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh của mỗi đơn vị. - Kinh doanh thương mại sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải đảm bảo bảo toàn được vốn kinh doanh và có lợi nhuận (lãi). Việc đảm bảo vốn kinh doanh cho doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc để thực hiện tái kinh doanh, nhưng mới chỉ ở mức độ giản đơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tăng trưởng, phát triển, để thực hiện mục tiêu an toàn và có vị thế trong cạnh tranh, kinh doanh phải có lãi. Lợi nhuận doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng để tích luỹ, tái kinh doanh mở rộng. Theo quy luật của kinh doanh hàng hóa, lợi nhuận của chu kỳ kinh doanh sau bao giờ cũng phải lớn hơn lợi nhuận kỳ trước. Công thức lưu chuyển T- H- T’ (trong đó T’= T + DT) mới thực sự là yêu cầu, là động lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghịêp. Lợi nhuận trong kinh doanh thương mại được thực hiện trực tiếp từ hành vi mua - bán. 1.1.1.2. Cơ sở của kinh doanh thương mại [7] Kinh doanh thương mại hình thành bắt nguồn từ phân công lao động xã hội và chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (TLSX) - cơ sở của sản xuất hàng hóa. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Sản xuất là khâu khởi đầu, tiêu dùng là khâu kết thúc, phân phối và trao đổi là khâu trung gian. Phân công lao động xã hội là quá trình chuyên môn hóa người sản xuất. Mỗi “người” chỉ chuyên sản xuất một hay một số sản phẩm thậm chí chỉ sản xuất một bộ phận (chi tiết) của sản phẩm. Để thoả mãn nhu cầu đa dạng, phong phú của mỗi thành viên nên họ phải trao đổi sản phẩm cho nhau, tức là sự chuyên môn hóa sản xuất gây ra sự cách biệt về mặt không gian, thời gian giữa những người sản xuất cá biệt và để thoả mãn nhu cầu của đời sống, sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có sự trao đổi giữa những người sản xuất với nhau. Xét trên phạm vi xã hội, sản xuất đồng nghĩa với tiêu dùng. Muốn sản xuất ra sản phẩm này, phải tiêu dùng, sử dụng loại sản phẩm khác mà bản thân họ không tự chế tạo ra được. Nhờ sự trao đổi này mà sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường, trong xã hội tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng “Nên hiểu sản xuất hàng hóa là một tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể riêng lẻ sản xuất ra. Mỗi người chuyên làm một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn nhu cầu của xã hội thì cần phải mua bán sản phẩm, vì vậy, sản phẩm trở thành hàng hóa mua bán trên thị trường” [28, tr 22] Phân công lao động xã hội đòi hỏi phải trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất với nhau. Đây là điều kiện cần của trao đổi hàng hóa. Nhưng bản thân sự phân công lao động xã hội không quyết định sự trao đổi phải được tiến hành theo hình thức nào. Chỉ khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập với nhau về kinh tế thì trao đổi hàng hóa mới ra đời. Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm cho các sản phẩm sản xuất ra thuộc quyền chiếm hữu của từng người sản xuất riêng lẻ, không ai có quyền lấy không của họ. Vì vậy, đòi hỏi sự trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất với nhau phải được tiến hành trên cơ sở trao đổi phải hoàn lại, không chỉ thế mà còn phải hoàn lại với một vật có giá trị tương đương. Từ đó sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường; trao đổi sản phẩm trở thành trao đổi hàng hóa - tiền tệ. Sản xuất và lưu thông hàng hóa là những phạm trù lịch sử. Sự hình thành ngành kinh doanh thương mại là nấc thang cao nhất trong những nấc thang của quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa. Kinh doanh thương mại được coi là đỉnh cao, là hình thái phát triển cao của trao đổi và lưu thông hàng hóa Kinh doanh thương mại: Khi quá trình phân công lao động trở nên sâu sắc, ở trình độ cao thì mức độ chuyên môn hóa của nền sản xuất xã hội cũng phát triển mạnh mẽ, hình thái các ngành với các chức năng rất cụ thể. Lưu thông hàng hóa được tách thành một chức năng độc lập khỏi chức năng sản xuất. Qúa trình này tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi. Bộ phận lao động này thực hiện chức năng lưu thông sản phẩm hàng hoá từ các nhà sản xuất đến nơi tiêu dùng, thực hiện hành vi mua để bán. Tiền tệ đóng vai trò là phương tiện để tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa của xã hội. Công thức tổng quát của kinh doanh thương mại là T- H- T’ với T’= T+ DT. Đặc trưng của hình thức này là: + Đã xuất hiện tầng lớp trung gian (thương nhân, tổ chức kinh doanh thương mại). Những trung gian này dùng tiền để mua hàng, sau đó bán hàng để thu tiền về. Khoản tiền bán hàng lớn hơn khoản tiền ứng trước để mua hàng. ở đây, kinh doanh thương mại (T- H- T’): mua để bán hay vì bán mà phải mua. + Kinh doanh thương mại một mặt làm tăng thêm khả năng mất cân đối giữa cung và cầu, giữa sản xuất với tiêu dùng, mặt khác chính nó cũng có khả năng điều hoà cung cầu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, làm cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa các ngành, các vùng và hơn nữa giữa các quốc gia. Như vậy, cơ sở của kinh doanh thương mại là sự phân công lao động xã hội, là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự xuất hiện tiền tệ trong quá trình lưu thông hàng hoá. Phân công lao động xã hội là điều kiện cần để hình thành sự trao đổi sản phẩm giữa các nhà sản xuất. Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất hình thành quyền độc lập về kinh tế giữa các nhà sản xuất với nhau. Do đó, việc trao đổi sản phẩm phải được tính toán phù hợp với lợi ích kinh tế của mỗi nhà sản xuất. Sự xuất hiện tiền tệ làm môi giới trung gian làm cho quá trình lưu thông - trao đổi sản phẩm diễn ra thuận lợi hơn, trôi chảy và kịp thời hơn khi nền sản xuất xã hội phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô, không gian và cơ cấu sản phẩm. Trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc buộc các nhà sản xuất phải từ bỏ một phần hoặc hoàn toàn chức năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình và hình thành một tầng lớp trung gian độc lập với sản xuất, thực hiện chỉ một chức năng lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng xã hội - đó là các tổ chức kinh doanh thương mại - một loại hình tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Sự xuất hiện của loại hình kinh doanh thương mại độc lập không phủ định lưu thông hàng hóa mà trái lại nó lấy lưu thông hàng hóa làm chức năng hoạt động của mình, làm cho hàng hóa lưu thông ngày càng rộng rãi hơn, thuận lợi, nhanh chóng hơn. Với tư cách là một ngành kinh tế tương đối độc lập trong nền kinh tế quốc dân, việc hình thành, phát triển kinh doanh thương mại gắn liền, phụ thuộc vào sự phát triển của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Cũng cần lưu ý rằng kinh doanh thương mại không trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất, nó chỉ phục vụ quá trình sản xuất và tiếp tục quá tình sản xuất trong khâu lưu thông mà thôi. Có nghĩa là kinh doanh thương mại thực hiện việc mua, bán hàng hoá, đảm nhận các dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thuần tuý và cả các dịch vụ có tính chất sản xuất). Những dịch vụ thuần tuý không làm tăng thêm giá trị của hàng hóa, nó chỉ phục vụ và gắn liền với quá trình mua bán hàng hóa nhằm thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền và ngược lại. Những dịch vụ mang tính chất sản xuất (vận chuyển, bảo quản, gia công, chế biến, phân loại hàng hóa, đóng gói làm đồng bộ sản phẩm...) nhằm bảo tồn và hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa. Do đó, các dịch vụ này làm tăng thêm giá trị của hàng hoá và thường chiếm chủ yếu. Các tổ chức kinh doanh thương mại cần thấy rõ chức năng và thực chất của kinh doanh thương mại để có định hướng đúng đắn trong nội dung hoạt động của mình. 1.1.2. Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước [7, 12, 39] Như trên đã phân tích, sự ra đời của các thương nhân, các tổ chức chuyên làm chức năng lưu thông hàng hoá trên thị trường là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Những tổ chức thương nhân đó là các đơn vị (doanh nghiệp) kinh doanh thương mại. V.I. Lênin đã mô tả một cách sinh động quá trình hình thành thương nhân từ việc chuyên môn hoá lao động trong những người làm nghề thủ công ở Nga trong tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga” như sau: Lúc đầu, do nhu cầu phải tiêu thụ hàng hoá sản xuất ra, những người làm nghề thủ công đã phân công một số người đưa hàng ra thị trường để bán, dần dần công việc đó được cố định vào một số người. Những người này lập tức biến quan hệ của họ thành quan hệ mua bán với những người làm nghề thủ công. Họ mở rộng quan hệ ra một số vùng rộng lớn và trở thành những thương nhân chuyên đảm nhận chức năng lưu thông hàng hóa [29] Như vậy, trong quá trình phát triển của mình, những người thương nhân chuyên nghiệp này trở thành các đơn vị kinh doanh thương mại, tập hợp thành một hệ thống to lớn như hiện nay ở các nước cũng như ở Việt Nam chúng ta. Đó là hệ thống các tổ chức kinh doanh thương mại - doanh nghiệp thương mại (DNTM). Quá trình hình thành và phát triển hệ thống các DNTM ở Việt Nam gắn liền với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và quan hệ sản xuất thiết lập trong mỗi giai đoạn. Doanh nghiệp thương mại là những tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là những đơn vị kinh tế “chuyên kinh doanh để kiếm lời thông qua hoạt động mua - bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường” [39, tr 10]. Đặc trưng cơ bản là lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống. Trong cơ chế thị trường, có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, để thực hiện mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong kinh doanh, các DNTM Việt Nam phải thực hiện các nội dung cơ bản sau đây: Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường để lựa chọn mặt hàng, ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng phải thực hiện nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường về các loại hàng hoá dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của mình. Nhu cầu của thị trường là cái quyết định hoạt động kinh doanh của DNTM. Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể có những đặc điểm riêng của nó về tính chất cơ lý hoá học, hình dạng, trạng thái và nhu cầu khác nhau về không gian, thời gian, quy mô, cơ cấu, đối tượng tiêu thụ, mục đích tiêu thụ. Với đặc trưng là mua để bán kiếm lời, do đó nếu nghiên cứu và xác định không chính xác, cụ thể nhu cầu thị trường thì tất yếu mua sẽ không bán được hoặc không thể đạt được mục tiêu kiếm lời. Bán quyết định mua. Trên cơ sở nhu cầu thị trường, cần xem xét đánh giá khả năng đảm bảo của nguồn cung ứng. Trong phạm vi một doanh nghiệp kinh doanh cụ thể, nguồn cung ứng có thể bao gồm nguồn do sản xuất trong nước (mua của các đơn vị sản xuất trong nước hoặc có thể tự sản xuất), mua của các đơn vị kinh doanh khác, nguồn nhập khẩu và các nguồn khác. Cần xác định chính xác khả năng của nguồn hàng, khả năng có thể khai thác, khả năng đặt hàng, mua hàng để có nguồn hàng đầy đủ về số lượng, tối ưu về chất lượng, phù hợp với thời gian, yêu cầu của thị trường. Có như vậy, việc mua mới bán được, nguồn hàng mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chính nhu cầu thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn hàng hoá là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng, ngành hàng kinh doanh, quyết định các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện kinh doanh. Việc nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường, xác định nguồn cung ứng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, đặc biệt trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường nước ta hiện nay. Trong đó cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng vì khách hàng và nhu cầu của họ chính là điểm xuất phát của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Chiến lược kinh doanh của DNTM là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp thương mại cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, các điều kiện, các biện pháp để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt khốc liệt như hiện nay, chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được hướng đi, bước đi, cách đi, mục đích cần đạt, chủ động được các điều kiện trong kinh doanh, thấy rõ được những cơ hội để khai thác, những rủi ro để đề phòng. Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong điều kiện kinh doanh có vô vàn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận song cũng đầy cạm bẫy rủi ro. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần quán triệt các nội dung: + Phải xác định được mục tiêu và phương hướng kinh doanh để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển vững chắc trong thời kỳ dài, phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước. + Phải có các chính sách, biện pháp đồng bộ, đặc biệt quan tâm đến các chính sách, biện pháp cơ bản quan trọng như chính sách thị trường, khách hàng, mặt hàng, ngành hàng kinh doanh, vốn, nhân sự... + Xác định trình tự thực hiện, các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn phù hợp với mục tiêu chiến lược. Việc xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh của DNTM có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trong phạm vi nền kinh tế, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích quốc gia, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Có nhà kinh tế đã từng nói: xác định sai một mặt hàng, mất một doanh nghiệp, xác định sai một doanh nghiệp, mất một ngành... Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn đã xây dựng, doanh nghiệp cần triển khai thực hiện chiến lược bằng việc xây dựng (lập) các kế hoạch kinh doanh. Lập kế hoạch là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đó trong từng thời kỳ để thống nhất và phối hợp các hoạt động. Lập kế hoạch kinh doanh cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi điều kiện kinh doanh, tránh được lãng phí, dư thừa, thiết lập được các tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể xây dựng các kế hoạch theo thời gian, theo quy mô, phạm vi của từng hoạt động nhưng phải đảm bảo tính thống nhất, tính hợp lý, tính khả thi, phù hợp với các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.[23] ở DNTM, kế hoạch kinh doanh cơ bản nhất là kế hoạch mua bán (lưu chuyển) hàng hoá. Đây là kế hoạch nền tảng cho mọi kế hoạch khác trong cùng hệ thống kế hoạch kinh doanh - kỹ thuật - tài chính của DNTM. Cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược và các kế hoạch kinh doanh của DNTM là kết quả nghiên cứu thị trường, là các chủ trương chính sách của nhà nước, của các cấp quản lý; là hệ thống căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật trong kinh doanh, sự phân tích các yếu tố môi trường nội tại và bên ngoài doanh nghiệp. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, điều kiện hội nhập của Việt Nam ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược, kế hoạch kinh doanh nhạy bén, đúng đắn mới không ngừng thúc đẩy được hoạt động của mình, nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường, kinh doanh có lãi. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh. Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, DNTM phải biết huy động mọi nguồn lực của mình, đưa chúng ra hoạt động để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động được bao gồm: + Vốn hữu hình như tiền, nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng, các thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh... + Vốn vô hình như sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, bí quyết kinh doanh, sự nắm giữ các thông tin thị trường… + Con người: Đây được xem là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Con người với tài năng và kinh nghiệm nghề nghiệp được đào tạo, tích luỹ, sự tận tâm với nghề nghiệp… là vốn quý nhất của doanh nghiệp. Vì nguồn lực bao giờ cũng có giới hạn, do vậy doanh nghiệp phải tìm mọi cách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó. Trên cơ sở các nguồn lực bên trong (nội lực), doanh nghiệp cần tìm ra các phương án kết hợp tối ưu với các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp nhằm tạo ra các cơ hội và thời cơ hấp dẫn để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ: mua, bán, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, khuyến mãi và các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của DNTM là mua hàng để bán lại hàng hoá đó cho khách hàng để thoả mãn những nhu cầu cụ thể của họ. Nghiệp vụ mua hàng, tạo nguồn hàng hoá là khâu nghiệp vụ đầu tiên của quá trình kinh doanh. Mua hàng và áp dụng các hình thức tạo nguồn hàng khác nhằm tạo ra khối lượng, cơ cấu hàng hoá phù hợp với những nhu cầu của khách hàng một cách cụ thể về số lượng, chất lượng, thời gian và khả năng thanh toán của họ. Tổ chức phân phối và bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng nhất vì thông qua nghiệp vụ này hàng hoá mới bán được, mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, mới thực hiện được việc chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm. Nhờ đó doanh nghiệp mới thu hồi được vốn kinh doanh, trang trải được các chi phí và có lợi nhuận. Thực hiện dự trữ hàng hoá là nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục, đều đặn trong mọi điều kiện, tận dụng được các cơ hội mới trong kinh doanh. Thực chất dự trữ hàng hoá như một nguồn hàng có tính cơ động, linh hoạt cao nhằm đáp ứng đầy đủ nhất, kịp thời nhất, đồng bộ và ổn định các nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện mua hàng, bán hàng, dự trữ hàng hoá, doanh nghiệp phải có chính sách tạo nguồn thích hợp, có phương thức và các hình thức bán tiến bộ, phải có cơ sở mạng lưới mua - bán hợp lý, có hệ thống kho hàng, cửa hàng được phân bố phù hợp với quy mô, tốc độ lưu chuyển hàng hoá. Thực hiện các hoạt động giao nhận, vận chuyển, thanh toán với người cung ứng, người mua nhằm thúc đẩy quá trình kinh doanh có hiệu quả nhất. Quản trị các yếu tố (vốn, phí, hàng hoá, thời gian, thông tin... và nhân sự) trong hoạt động kinh doanh và quản trị chặt chẽ, khoa học các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. + Quản trị vốn, phí, hàng hoá và nhân sự trong hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh của DNTM là thể hiện bằng tiền của tài sản lưu động và tài sản cố định; vốn hữu hình và vốn vô hình của doanh nghiệp. Quản trị vốn là thực hiện sử dụng vốn trong kinh doanh và theo dõi được kết quả sử dụng vốn là có lãi hay lỗ. Chi phí kinh doanh là các khoản chi cho quá trình mua, dự trữ và bán hàng hoá, trong đó có chi phí mua hàng (vốn) và chi phí lưu thông hàng hoá. Phải quản lý được các khoản chi và phải chi đúng mục đích, đúng kế hoạch và đúng hướng, chi phải có thu, chi phải tạo ra thu. Chi tiêu tiết kiệm, tránh những khoản chi có tính chất phô trương, hình thức và hạn chế các khoản thiệt hại làm tăng chi phí kinh doanh. Quản trị chi phí là phải có kế ._.hoạch chi, phải theo dõi và tính toán đúng đắn các khoản chi phí, tiết kiệm chi phí. Quản trị nhân sự là lựa chọn, bố trí, sắp xếp, phân công việc nào người ấy phù hợp, để hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. Quản trị nhân sự cũng như quản trị các hoạt động kinh doanh khác phải thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, cán bộ, chỉ huy và kiểm tra. Nhưng quản trị nhân sự là lĩnh vực liên quan đến con người, “dụng nhân như dụng mộc”, nhưng “mộc” ở đây là những con người có suy nghĩ, có tình cảm và lý trí. Do đó, suy cho cùng thì mọi quản trị cũng là quản trị con người, sử dụng con người đúng đắn thì thành công hoặc ngược lại. + Quản trị các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Để đảm bảo thành công trong kinh doanh, bên cạnh quản trị các yếu tố của quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện quản trị theo quá trình mang tính nghiệp vụ trong kinh doanh. Tức là cần có sự chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp (Quản trị tác nghiệp). Đây là nội dung có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của DNTM. Với cách tiếp cận như vậy, nội dung này bao gồm: quản trị chiến lược, quản trị kế hoạch kinh doanh, quản trị tạo nguồn và mua hàng, quản trị nghiệp vụ dự trữ hàng hoá, quản trị nghiệp vụ bán hàng, quản trị tổ chức, quản trị marketing, quản trị các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng... Các nội dung hoạt động của DNTM cần được nhận thức đầy đủ, thống nhất, thông suốt ở mỗi cá nhân, mỗi bộ phận và trong toàn doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là người đưa ra các quyết định về chiến lược, về chính sách, về tổ chức, phương thức thực hiện, đồng thời phải biết huy động, sử dụng tốt nhất các nguồn lực là người chỉ huy, nhà kiểm soát tài giỏi mới đem lại thành công cho doanh nghiệp. 1.1.3. Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của tất cả các ngành công nghiệp (trừ công nghiệp khai thác than, khoáng sản, ngành xây dựng cơ bản) sau khi rời khỏi quá trình sản xuất trực tiếp đều phải được bao gói, chứa đựng bằng một sản phẩm khác để thực hiện việc bảo quản, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Những sản phẩm dùng để bao gói đó theo cách gọi phổ biến là bao bì hàng hoá. Có nhiều quan niệm khác nhau về bao bì, song theo quan niệm chung nhất thì “bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng các sản phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm” [13, tr 192] Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, việc sử dụng có hiệu quả bao bì, đóng gói là sự cần thiết khách quan. Bởi lẽ: Do chức năng của kinh doanh thương mại: Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lưu thông hàng hoá. Nó là cầu nối trung gian cần thiết, tất yếu giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa cung và cầu trên thị trường. Kinh doanh thương mại có nhiều chức năng: + Kinh doanh thương mại thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng. Khi sản phẩm rời khỏi quá trình sản xuất, nó mới chỉ là sản phẩm ở trạng thái khả năng. Chỉ khi nào những sản phẩm đó được đưa vào quá trình sử dụng (cho tiêu dùng sản xuất/tiêu dùng cá nhân) thì sản phẩm mới trở thành sản phẩm thực sự, quá trình sản xuất mới hoàn thành. Người sản xuất có thể bán sản phẩm của mình theo các cách khác nhau, hoặc là bán trực tiếp cho người tiêu dùng, hoặc bán sản phẩm của mình cho người trung gian và người trung gian đó lại bán chính sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Ngược lại, người tiêu dùng (doanh nghiệp, cá nhân) cũng có thể mua các sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của mình tương ứng theo các cách thức phù hợp, hoặc là mua trực tiếp sản phẩm từ nhà sản xuất, hoặc phải mua qua những người trung gian. Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh lợi thế, lợi ích to lớn của việc trao đổi, mua bán hàng hoá thông qua người trung gian - các đơn vị kinh doanh - doanh nghiệp thương mại. Sản xuất, tiêu dùng không phải lúc nào cũng đồng nhất về không gian, thời gian, quy mô, cơ cấu và các đặc điểm kỹ thuật, các yêu cầu chất lượng của sản phẩm hàng hoá trao đổi mua bán. Vì vậy, doanh nghiệp thương mại - người trung gian tham gia vào quá trình mua bán hàng hoá giữa người sản xuất với người tiêu dùng không chỉ mang lại khả năng thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của cả người sản xuất với người tiêu dùng mà còn mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội. Doanh nghiệp thương mại cũng nhận được khoản thu nhập nhất định từ sự tham gia làm trung gian mua bán đó do chính những “nhà sản xuất và người tiêu thụ chấp nhận một cách tự nguyện và sẵn sàng trả công (chi phí và lợi nhuận) cho sự tham gia của người trung gian vào quá trình này” [39, tr 9] Thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, DNTM phải tổ chức tốt quá trình lưu thông hàng hoá, bảo đảm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của sản xuất, đời sống về số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm... Phải quan tâm cả mặt giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp thương mại phải bảo quản tốt lượng hàng hoá thu mua, tổ chức vận chuyển hợp lý, đáp ứng được số lượng, chất lượng hàng hoá theo yêu cầu của người tiêu dùng, vừa phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Bao bì hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc dự trữ, bảo quản vận chuyển hàng hoá trong quá trình lưu thông. Vì thực chất “bao bì cũng là một loại sản phẩm mà công dụng đặc biệt của sản phẩm này là để bao gói và chứa đựng sản phẩm khác” [13, tr 193]. Bao bì bảo vệ, bảo quản sản phẩm trong suốt quá trình lưu thông của nó từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đối với DNTM, bao bì được xem như một điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển... của lưu thông hàng hoá nhằm thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá từ nguồn hàng đến người tiêu dùng một cách thuận tiện và hiệu quả. Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông của doanh nghiệp thương mại. Kinh doanh thương mại là khâu trung gian giữa sản xuất với tiêu dùng. Nhưng nhu cầu tiêu dùng lại vô cùng đa dạng và phức tạp. Mỗi nhu cầu tiêu dùng có những yêu cầu cụ thể riêng mà các nhà sản xuất không thể đáp ứng được khi tạo ra các sản phẩm hàng hoá. Để thoả mãn tốt nhất những nhu cầu cụ thể đó, các DNTM phải thực hiện nhiều hoạt động như phân loại, chọn lọc, đóng gói làm đồng bộ sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển... Đó chính là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông mà các DNTM cần phải thực hiện nhằm hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cụ thể của tiêu dùng. Trong số các hoạt động nhằm thực hiện chức năng của kinh doanh thương mại, hoạt động chuẩn bị hàng hoá, đóng gói hàng hoá, gửi hàng cần phải sử dụng đến các loại bao bì. Việc chia nhỏ lô hàng thành các đơn vị hàng hoá thích hợp với tiêu dùng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn thuận tiện cho cả quá tình lưu thông hàng hoá (gửi hàng, vận chuyển...). DNTM cần lựa chọn các loại bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, từng điều kiện kinh doanh để đảm bảo sự hoàn thiện nhất của sản phẩm đem bán. Bao bì là một điều kiện vật chất để thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất, lưu thông của kinh doanh thương mại. Do đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp thương mại [38] Sản phẩm dưới góc độ của nhà sản xuất là những dạng vật chất cụ thể nhằm thoả mãn nhu cầu cụ thể nhất định của người tiêu dùng. DNTM có đặc điểm hoạt động khác với các doanh nghiệp sản xuất, do đó sản phẩm của DNTM không phải là các sản phẩm mà họ đang bán cho người tiêu dùng trên thị trường. Sản phẩm của DNTM cần phải được xem xét dưới góc độ người tiêu dùng về sự thoả mãn không chỉ một nhu cầu vật chất cụ thể mà là một số hoặc tất cả các nhu cầu về việc mua sắm các sản phẩm vật chất đó. Như vậy, sản phẩm của DNTM là những dịch vụ nhằm thoả mãn một chuỗi nhu cầu vật chất, tinh thần của người tiêu dùng. Một sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng có thể thể hiện ở 3 mức độ: Bán chịu Bảo hành Lắp đặt Dịch vụ sau bán hàng Tên nhãn hiệu Bao bì Kiểu dáng Chất lượng Thuộc tính Lợi ích căn bản Hàng hoá theo ý tưởng (1) Hàng hoá hiện thực (2) Hàng hoá hoàn chỉnh (3) Sơ đồ 1.1: Cấu trúc một hàng hoá hoàn chỉnh Sản phẩm mà người tiêu dùng nhận được từ DNTM là một sản phẩm hoàn chỉnh. Bao gồm sản phẩm từ nhà sản xuất chế tạo ra (thông thường là ở mức độ 1 và 2) và sản phẩm của đơn vị kinh doanh thương mại (mức độ 3) - các dịch vụ của DNTM. Như vậy, sản phẩm của DNTM mặc dù luôn gắn chặt với hàng hoá hiện vật mà họ buôn bán nhưng thực chất chỉ gồm các dịch vụ mà họ đáp ứng cho người sản xuất và người tiêu dùng. Trong những trường hợp nhất định như để thoả mãn tốt nhất những nhu cầu cá biệt của người tiêu dùng, DNTM phải tổ chức phân loại, đóng gói bảo quản, đồng bộ hoá sản phẩm. Trong những trường hợp đó, cần phải có những bao bì thích hợp để hình thành những “hàng hoá hiện thực” phù hợp với yêu cầu của họ. Thông thường các loại bao bì mà DNTM sử dụng và hình thức bao gói hàng hoá là do yêu cầu cụ thể của khách hàng, đặc biệt đối với các hàng hoá xuất, nhập khẩu. Bao bì đóng vai trò một yếu tố của quá trình sản xuất để hoàn thiện sản phẩm hàng hoá hiện thực. Đảm bảo quá trình kinh doanh liên tục, tránh kinh doanh mang tính thời vụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong kinh doanh Kinh doanh thương mại đòi hỏi phải đảm bảo thoả mãn các nhu cầu trong mọi điều kiện của tiêu dùng, sản xuất, đời sống. Trong điều kiện sản xuất và tiêu dùng không khớp nhau về không gian, thời gian đòi hỏi phải có lượng hàng hoá dự trữ đủ lớn về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, phù hợp về tiến độ tiêu dùng. Nhu cầu của nền kinh tế thị trường là vô cùng đa dạng, phong phú, có những nhu cầu thường nhật, có những nhu cầu mang tính thời vụ mang những đặc điểm riêng về nền văn hoá, tín ngưỡng (hội hè, lễ lạt). Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất tiến hành liên tục, đều đặn. Lượng hàng hoá tiêu dùng cho các nhu cầu không thường xuyên đó cần được các DNTM tổ chức dự trữ hợp lý, mới có khả năng thoả mãn kịp thời chính xác, đảm bảo chất lượng, thị hiếu tiêu dùng. Mặt khác, có những loại vật tư (nguyên vật liệu) dùng cho sản xuất lại chỉ được sản xuất theo thời gian, thời vụ nhất định, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp... nhưng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm là các vật tư đó lại được thực hiện liên tục trong các doanh nghịêp sản xuất. Để cung cấp các loại sản phẩm vật tư đó phục vụ quá trình sản xuất liên tục, đều đặn ở các doanh nghiệp sản xuất cũng cần phải có lượng dự trữ linh hoạt hợp lý. Dự trữ vật tư, hàng hoá tiêu dùng có hiệu quả kinh tế xã hội nhất là thực hiện ở các đơn vị kinh doanh thương mại. ở các DNTM, dự trữ vật tư hàng hoá có quy mô có quy mô lớn, chủng loại mặt hàng đa dạng phong phú, tính linh hoạt cao, khả năng điều tiết cung cầu lớn. Vì vậy, dự trữ được xem là một chức năng của kinh doanh thương mại mà DNTM là người thực hiện chức năng này có hiệu quả nhất. Bao bì hàng hoá với đầy đủ các yêu cầu của nó sẽ góp phần tích cực vào việc vào việc giữ gìn nguyên vẹn giá trị sử dụng của các loại vật tư hàng hoá dự trữ. Nhờ có bao bì hàng hoá thích hợp mà các DNTM có thể khắc phục được tình trạng kinh doanh lệ thuộc vào thời vụ sản xuất, thay đổi tập quán tiêu dùng theo thời vụ, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được liên tục, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo dựng và chiếm lĩnh được các cơ hội kinh doanh trong điều kiện kinh tế hội nhập. 1.2. Bao bì và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. 1.2.1. Bao bì hàng hoá và chức năng của nó 1.2.1.1. Lịch sử bao bì hàng hoá và khái niệm bao bì hàng hoá [20, 48, 49] Xét về lịch sử của bao bì hàng hoá, nhiều nhà nghiên cứu đã có những phát kiến thật thú vị. Từ thời cổ đại, người ta đã biết dùng những lá cây (như lá cây bầu, cây bí và các cây tương tự) làm vật bao gói những sản phẩm khác. Đó là những bao bì đầu tiên trong lịch sử. Dần dần, do yêu cầu của cuộc sống, sản xuất và trao đổi san phẩm, người ta đã biết sử dụng các loại vỏ cây, các loại da thú để làm những chiếc giỏ để đựng hàng, vận chuyển trái cây, các thứ kiếm được từ rừng mang về nơi trú ẩn của mình, từ nơi này sang nơi khác. Những chiếc giỏ bằng vỏ cây, da thú được sử dụng như những phương tiện chứa đựng, vận chuyển và bảo quản sản phẩm của họ trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, với những chất liệu từ vỏ cây, da thú, khả năng chứa đựng và vận chuyển sản phẩm được chú trọng hơn khả năng bảo quản sản phẩm. Một khi các loại bao bì đó đã bị thải loại do bị vỡ, rách hoặc tổn thất thì khả năng tái sử dụng bị hạn chế. Người ta đã nghĩ đến những loại vật liệu khác để chế tạo ra những bao bì có khả năng bảo quản sản phẩm tốt hơn và có thể sử dụng lại được. Các loại bao bì bằng gốm sứ thuỷ tinh đã bắt đầu xuất hiện. Tám ngàn năm trước, người Trung Quốc đã biết tạo ra những chiếc bình gốm để chứa đựng và bảo quản các sản phẩm dạng lỏng, dạng rắn rời. Các loại bao bì làm từ đất khi bị đổ vỡ dễ dàng bị thải loại và không thể dùng lại được. Nhưng với điều kiện kinh tế lúc đó, loại bao bì này đã phát huy được tác dụng nhất định. Các loại bao bì này đã tồn tại trong quá khứ và ngày nay chúng ta vẫn thấy ở những nước nghèo và một số nước đang phát triển. Các loại bao bì từ gốm không gây ô nhiễm, không gây nguy hiểm, độc hại cho nước, không khí và môi trường nói chung. Bao bì bằng thuỷ tinh đã xuất hiện để giải quyết một số khuyết tật của bao bì bằng gốm. Trước đây, bốn đến sáu ngàn năm, các loại chai lọ thuỷ tinh đã được sử dụng ở Ai Cập. Những bao bì này được sản xuất bằng phương pháp thủ công đơn giản. Chai lọ thuỷ tinh có thể sử dụng đa dạng hơn và được giữ lại để tái sử dụng cho đến khi bị vỡ. Chúng có khả năng tái sinh do có khả năng thu hồi và lập lại công nghệ “chế biến” chai lọ thuỷ tinh mới. Nhưng viêc tái sinh lại cũng gặp những khó khăn bởi sự thu hồi từ phía người tiêu dùng, việc sử dụng công nghệ “tái sinh” gây ô nhiễm không khí. Những chai lọ thuỷ tinh không được thu hồi đã gây ra tác hại với môi trường đất. Bao bì bằng thuỷ tinh ngày nay đã được sản xuất bằng công nghệ mới, tiên tiến. Hình thức, kiểu dáng, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng, vừa có chất lượng cao vừa có tính mỹ thuật. Công nghiệp bao bì liên tục được phát triển. Các loại vật liệu bao bì luôn được nghiên cứu, công nghệ mới để sản xuất bao bì cũng ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm đảm bảo cho sản phẩm bao bì đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Bao bì bằng chất liệu giấy đã ra đời ở Trung Quốc vào khoảng vài ba ngàn năm trước. Loại bao bì này có khả năng thu hồi, tái chế và thuận tiện trong lưu thông. Công nghệ sản xuất bao bì giấy được nhiều nước đang phát triển áp dụng và ngày càng được hoàn thiện. Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Từ thuở sơ khai, bao bì được làm bằng các phương pháp thủ công, khối lượng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ yếu để chứa đựng, vận chuyển. Đến ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu bao bì đa dạng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, khối lượng vô cùng lớn. Công dụng của bao bì đã được mở rộng trong cả lĩnh vực bảo quản, vận chuyển, thương mại... Nhìn lại lịch sử của bao bì để có nhận thức đầy đủ hơn sự phát triển các chức năng bao bì, định hướng trong sản xuất, trong sử dụng và quản lý bao bì tốt hơn, đáp ứng được các yêu cầu của bao bì trong sản xuất lưu thông và vấn đề môi trường. Khái niệm về bao bì Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, bao bì hàng hoá trở thành một vấn đề được nhiều nhà sản xuất kinh doanh thương mại quan tâm bởi vì bao bì tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chúng ta đều biết rằng, tất cả các ngành công nghiệp (trừ ngành khai thác than, khoáng sản, ngành xây dựng cơ bản) mọi sản phẩm của họ đều phải dùng một loại bao bì nào đó để bao gói, chứa đựng, bảo quản và vận chuyển sản phẩm của mình. Nhưng hiểu thống nhất về bao bì hàng hoá thì chưa có một khái niệm nào được đề cập. Mỗi góc độ xem xét của mỗi nhà sản xuất, kinh doanh có quan niệm khác nhau về bao bì. Theo các nhà sản xuất thì bao bì được xem là phương tiện thể hiện sản phẩm, là “cái ưu việt nhất” trưng bày về kiểu dáng, mẫu mã, là phương tiện thông báo tốt nhất về phẩm chất và tính sáng tạo... bao bì là bộ phận hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh. ở đây, các nhà sản xuất nhấn mạnh vai trò thể hiện của bao bì đối với sản phẩm của họ. Không có bao bì hàng hoá, sản phẩm sẽ không được nhận biết cụ thể và chi tiết. Đặc biệt trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng cơ bản của sản phẩm phải được xã hội thừa nhận, sản phẩm phải được cọ xát trên thị trường và phải được trở thành sản phẩm thực sự tức là phải được tiêu dùng. Bao bì hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh trong cơ cấu hợp lý với sản phẩm cơ bản (giá trị sử dụng cụ thể). Nhà sản xuất quan tâm đến “phương tiện biểu hiện” và chi phí bao bì khi sử dụng bao bì trong hoạt động thương mại. Theo các nhà kinh tế, bao bì được xem xét một cách toàn diện hơn. Người ta nghiên cứu bao bì gắn liền với quá trình lưu thông hàng hoá và các yếu tố chi phí liên quan đến quá trình đó. Bao bì là những biện pháp kinh tế mang lại cho sản phẩm sự thể hiện, sự bảo vệ, sự nhận biết thông tin, sự chứa đựng, thuận tiện cho người tiêu dùng. ở đây, bao bì được xem xét trong toàn bộ quá trình quản lý sản phẩm đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Quá trình đó diễn ra theo trật tự nhất định: từ lưu kho thành phẩm (lưu bãi) đến vận chuyển, trưng bày, sử dụng. Sản phẩm được đóng gói trong bao bì sẽ bị tác động của nhiều yếu tố trong mỗi khâu của quá trình vận động sản phẩm. Bao bì có thể được hiểu: - Là nghệ thuật, là khoa học và kỹ thuật công nghệ. - Là phương tiện để đảm bảo cho sản phẩm được an toàn về số lượng, chất lượng từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất, trong điều kiện tối ưu. - Là nguyên tắc về thực hiện công việc chuẩn bị hàng hoá một cách kinh tế nhất để vận chuyển, lưu kho, sử dụng, trưng bày hàng hoá. Quan niệm bao bì ở đây đã đề cập đến các yếu tố của sản xuất bao bì, sử dụng bao bì sao cho có hiệu quả nhất. Mục đích của bao bì đã được xác định trong mỗi khâu của quá trình vận động hàng hoá. Sử dụng bao bì gắn liền với thực hiện nghiệp vụ bao gói hàng hoá, những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bao bì. Bao bì được coi như chiếc chìa khoá để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua việc cung cấp những phương tiện để bảo vệ, chứa đựng, giữ gìn sản phẩm và cho phép sản phẩm được lưu thông đến khắp nơi trên thế giới. Do đó nó như một yếu tố để phát triển kinh tế. Các nhà nghiên cứu về bao bì lại có quan niệm bao bì dưới một góc độ khác. Các tác giả xem xét bao bì trên cơ sở nhấn mạnh chức năng của nó. Bao bì là loại sản phẩm dùng để “bao gói và chứa đựng sản phẩm khác”. Như vậy, bất kể sản phẩm nào dùng để bao gói chứa đựng sản phẩm khác đều là bao bì. Nhấn mạnh chức năng của bao bì để định hướng trong sản xuất bao bì phù hợp với tính chất kỹ thuật của sản phẩm, với những công nghệ thích hợp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản phẩm không phải sản xuất ra chỉ để tiêu dùng mà phải được trao đổi, lưu thông. Do đó, bao bì phải là điều kiện để vận chuyển sản phẩm bảo quản sản phẩm từ nơi này sang nơi khác. Bao bì phải giúp cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm để lựa chọn, biết cách sử dụng các sản phẩm chứa đựng trong bao bì. ở góc độ này, người ta lại nhấn mạnh tác dụng của bao bì trong lưu thông sử dụng sản phẩm. Bao bì gắn với sản phẩm nhưng người sử dụng không sử dụng hoặc có thể sử dụng bao bì chứa đựng những sản phẩm mà họ mua cho một mục đích nào đó. Giá trị bao bì gắn với giá trị sản phẩm. Việc chi phí một số tiền nhất định để tiêu dùng một sản phẩm nào đó có phần chi phí cho bao bì hàng hoá. Hơn nữa đối với bao bì không sử dụng khi tiêu dùng sản phẩm, bao bì sẽ bị thải loại gây ra các loại rác thải cho môi trường. Vì thế, vấn đề đặt ra cần phải có quan niệm khácvề bao bì sao cho nó vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của người tiêu dùng, người kinh doanh, vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường. Bao bì là loại sản phẩm cần được xem xét ở nhiều lĩnh vực khác nhau cả trong khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng và cả trong lĩnh vực môi trường. Theo Gerald K.Townshend bao bì theo nghĩa rộng là một nhân tố quan trọng bằng cách này hay cách khác hợp với các hoạt động kinh tế, kỹ thuật, xã hội thành một thể thống nhất. Rõ ràng bao bì được quan niệm một cách rộng lớn hơn, toàn diện hơn. Như trên đã phân tích, dù có những quan niệm khác nhau về bao bì hàng hoá song các khái niệm trên đều có những điểm thống nhất về chức năng, vai trò của bao bì, tuy về phạm vi, tác dụng của mỗi khái niệm có những giới hạn khác nhau do nhìn nhận những chức năng của bao bì có khác nhau. Từ đó có thể đi đến một khái niệm về bao bì: bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói, chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản phẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường. Khái niệm này đã làm rõ: - Thực chất bao bì cũng là một sản phẩm, là một hàng hoá đặc biệt được sản xuất theo một công nghệ nhất định. Nó bao hàm cả tính kỹ thuật, nghệ thuật, mỹ thuật. Đây là cơ sở cho sự phát triển của ngành công nghiệp bao bì hiện nay. - Nêu rõ được chức năng của bao bì. - Phản ánh được ý nghĩa kinh tế, xã hội của sản phẩm bao bì trong phạm vi nền kinh tế. Khái niệm này cũng nhấn mạnh muốn có một sản phẩm bao bì tối ưu và vấn đề sử dụng hiệu quả bao bì cần có sự kết hợp nhiều phía, từ các nhà sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và cả các nhà quản lý, môi trường. 1.2.1.2. Chức năng của bao bì [11] [35] [45] Theo quan niệm truyền thống, bao bì được xem là “vật bảo vệ sản phẩm” và thực hiện các chức năng của nó. Đứng ở góc độ thị trường, bao bì có ba chức năng cơ bản. Đó là: chức năng chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá trong quá trình lưu thông; chức năng nhận biết (thông tin); chức năng thương mại. Đây là các chức năng làm cho bao bì trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hoá trên thị trường. a. Chức năng chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hoá trong quá trình lưu thông Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất ra đều phải có bao bì, bao gói và chứa đựng, trừ sản phẩm của ngành khai khoáng (than, khoáng sản), ngành xây dựng cơ bản. Các sản phẩm khác đều phải được chứa đựng bằng phương tiện nào đó để thự hiện quá trình lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Bao bì ra đời để phục vụ cho yêu cầu đó. Chức năng này của bao bì đã xuất hiện từ thời cổ đại. Với những chất liệu đơn giản từ da thú với hình dáng đơn sơ của bao bì như các loại lá cây, vỏ cây, đồ gốm... bao bì đã thể hiện được chức năng cơ bản này và đã giúp cho con người chứa đựng vận chuyển những sản phẩm của họ kiếm được và sản xuất ra từ nơi này đến nơi khác. Bao bì giữ gìn giá trị sử dụng của sản phẩm tức là bảo vệ cho hàng hoá chống lại các tác động có hại của môi trường và các tác động khác trong thời gian lưu kho chuyên chở, bốc xếp và cả trong khâu tiêu dùng . Bao bì giữ gìn cho hàng hoá khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất lượng trong quá trình bảo quản, phân phối, lưu thông và cả mất mát do con người gây ra. Bao bì ngăn cản sự tác động của các yếu tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) các vật gặm nhấm, nấm mốc, các yếu tố cơ học làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng của hàng hoá mà bao bì chứa đựng. Tức là bao bì bảo vệ sản phẩm hàng hoá trên cả bốn mặt: cơ học, khí hậu, sinh vật học và hoá học, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong suốt quá trình lưu thông và ngay cả trong khâu sử dụng. b. Chức năng nhận biết (thông tin) Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình dáng bao gói, các phương pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác; sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm mà họ yêu cầu. Bao bì tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm là yếu tố cơ bản để “cá biệt hoá” sản phẩm. Màu sắc và các hình thức trang trí của bao bì là hiệu lệnh đầu tiên đối với người mua. Đặc biệt với nghệ thuật trình bày hàng hoá theo kiểu đối lập để làm nổi bật các loại hàng hoá khác nhau. Bao bì hàng hoá tạo ta một sự nhận biết nhanh chóng đối với khách hàng. Những thông tin trên bao bì ngoài các thông tin cần thiết để nhận biết sản phẩm còn có các thông tin thể hiện về mặt luật lệ, các thông tin cho người sử dụng sản phẩm. Chẳng hạn các thông tin hướng dẫn về điều kiện lưu kho, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, sử dụng, thời hạn sử dụng tốt nhất của sản phẩm; số, mã hiệu của kiện hàng, các điều kiện phòng ngừa (tránh nắng, mưa, dễ vỡ...); các thông tin về số lượng, chất lượng giúp cho khách hàng lượng hoá được lợi ích của mình khi quyết định mua hàng. c. Chức năng thương mại: Chức năng này thể hiện qua các nội dung về khả năng quảng cáo, thu hút, kích thích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi của bao bì Các thông tin đầy đủ, sinh động, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bì sẽ cuốn hút người mua hơn, tạo sự hứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của sản phẩm. Bao bì là phương tiện chuyển giao thông tin từ phía người bán hàng cho người mua hàng. Khả năng quảng cáo của bao bì đã được phát huy mạnh mẽ trong các siêu thị. Bao bì đóng vai trò như người bán hàng thầm lặng trong phương thức bán tự phục vụ và tự lựa chọn. Bao bì là hiện thân của hàng hoá khi nó tạo ra được những ấn tượng tốt, khó quên, đầy thiện cảm trong tâm trí người mua thông qua chức năng thể hiện (nhận biết thông tin, quảng cáo) của bao bì. Chức năng này của bao bì còn được thể hiện ở việc bao gói hàng hoá thành những đơn vị bao gói thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng hàng hoá và sử dụng bao bì (tháo, mở). Tức là bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thành những đơn vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển hợp lý với từng điều kiện tiêu dùng và phân phối, lưư thông. Bao bì được thiết kế với những kiểu dáng, kích thước, sức chứa thích hợp sẽ “hợp lý hoá” được các khâu trong quá trình vận động của sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và ngay cả trong khâu tiêu dùng sản phẩm chứa đựng trong bao bì; cả trong trường hợp bán buôn lẫn bán lẻ. Chức năng thương mại tạo điều kiện tăng năng suất trong khâu giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, thuận tiện cho việc sử dụng sản phẩm chứa đựng trong bao bì và sử dụng có hiệu quả lượng sản phẩm được bao gói, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một vật chứa đựng thực hiện một hoặc nhiều chức năng trên có thể được xem là bao bì sản phẩm. Chính những chức năng này của bao bì đã làm cho bao bì trở thành loại sản phẩm đặc biệt trong cơ cấu sản phẩm của nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động của các DNTM. 1.2.2. Phân loại bao bì hàng hoá [13] [36] Trong kinh doanh thương mại, việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp với từng phương thức kinh doanh, từng thị trường, từng loại hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Một sản phẩm hàng hoá tốt chưa chắc đã bán được khi nó không được bao gói phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, những áp lực môi trường đang đặt ra vấn đề cấp bách với các rác thải bao bì trong quá trình tái sản xuất. Một bao bì tốt gắn liền với loại sản phẩm tốt. Theo nghĩa rộng, chất lượng sản phẩm chính là thể hiện sự thoả mãn tối ưu các nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội. Bao bì gắn liền với hàng hoá và cũng gắn liền với vấn đề môi sinh. Chính vì vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh cần biết chọn đúng loại bao bì cần thiết. Việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp được dựa trên cơ sở phân loại các loại bao bì. Với những góc độ khác nhau, nhằm vào các mục đích khác nhau mà có thể phân chia bao bì theo các tiêu thức khác nhau. ở nhiều nước trên thế giới có ngành công nghiệp bao bì phát triển, người ta phân loại bao bì chủ yếu theo hai tiêu thức là theo vật liệu chế tạo và theo mục đích, tác dụng của bao bì đối với sản phẩm và lưu thông sản phẩm. Ví dụ: ở Ixraen, bao bì hàng hoá được chia theo vật liệu chế tạo. Theo đó bao bì được phân loại thành: bao bì chất dẻo, bao bì giấy và carton; bao bì bằng sắt tây và nhôm, bao bì thuỷ tinh và các loại khác (chủ yếu là gỗ). ở Đức, Hà Lan, bao bì được phân loại theo hai tiêu thức cơ bản: Tiêu thức 1: Phân loại bao bì theo vật liệu chế tạo bao gồm bao bì thuỷ tinh, sắt thép, nhôm, chất dẻo, vật liệu hỗn hợp (chủ yếu là carton); tiêu thức 2: Phân loại theo mục đích sử dụng, bao gồm: Bao bì thương phẩm (gồm túi, hộp, chai lọ, giỏ), bao bì ngoài (thứ hai) – bao bì trung gian (dùng để quảng cáo), bao bì vận chuyển (thứ ba) gồm hòm, bao... ở nước ta, với những mục đích nghiên cứu khác nhau, bao bì được phân loại theo các tiêu thức : a. Theo tiêu thức công dụng: bao bì được chia làm hai loại: - Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, thường được bán cùng sản phẩm. Do đó, giá trị của nó được cộng luôn vào giá trị sản phẩm đem bán. - Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn số lượng và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Tuỳ theo loại bao bì có thể thu hồi hay không mà giá trị của nó được tính ngay hoặc tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ. b. Theo số lần sử dụng: bao bì được chia làm hai loại: - Bao bì sử dụng một lần: đây là loại bao bì được “tiêu dùng”cùng với sản phẩm, chỉ phục vụ cho một lần lưu chuyển của sản phẩm từ khi sản phẩm được sản xuất ra đến khi sản phẩm được tiêu dùng trực tiếp. Do đó giá trị của nó được tính hết vào giá trị của sản phẩm. - Bao bì sử dụng nhiều lần: loại này có khả năng phục vụ cho một số lần lưu chuyển sản phẩm, tức là có khả năng sử dụng lại. Thường bao gồm các loại bao bì ngoài, bao bì trong, được sản xuất từ các vật liệu bền vững (như kim loại, chất dẻo tổng hợp...). Giá tr._.Chỉ tiêu này đánh giá việc lựa chọn quy cách, chủng loại bao bì có phù hợp với quy cách, chủng loại, hình dạng của hàng hoá hay không. Đánh giá trình độ bao gói, đóng gói hàng hoá trong bao bì hợp lý, tiết kiệm không (trên cơ sở quy phạm đóng gói). Thực hiện chỉ tiêu này cho phép giảm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho bình quân cho một đơn vị khối lượng hàng hoá kinh doanh. * Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư bao bì trong kinh doanh: Chỉ tiêu này so sánh mức tăng/tốc độ tăng chi phí cho bao bì hàng hoá với mức tăng/tốc độ tăng của doanh số bán hàng. Nếu mức/tốc độ tăng chi phí bao bì nhỏ hơn mức/tốc độ tăng của doanh thu bán hàng, được xem là đầu tư cho bao bì có hiệu quả. Chỉ tiêu này cũng có thể được tính bằng cách so sánh lợi nhuận thu được sau khi đầu tư cải tiến bao bì với tổng chi phí về bao bì. * Chỉ tiêu mức tăng tương đối của rác thải bao bì ra ngoài môi trường. Chỉ tiêu này so sánh khối lượng rác thải bao bì với khối lượng hàng hoá lưu chuyển. Đánh giá việc sử dụng các loại bao bì tiên tiến; bao bì ít phế thải, tự hủy. ở một số nước chỉ tiêu này dùng để phản ánh sức ép của bao bì thải loại đối với môi trường. Thể hiện cả về mặt khối lượng rác thải và mức độ ảnh hưởng có hại của các vật thải bao bì với môi trường nước, không khí, đến đời sống của nhân dân. Để các chỉ tiêu trên đi vào thực tế hoạt động kinh doanh của các DNTMNN cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, ở nhiều lĩnh vực (pháp luật, quản lý, công nghệ sản xuất, kỹ thuật bao gói, phương thức kinh doanh…), nhiều đơn vị liên quan (sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng). Mục đích của hệ thống chỉ tiêu là để đánh giá chính xác, toàn diện hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại. Bởi vậy, nhà quản trị cần phải dựa vào những cơ sở nhất định để xem xét, đánh giá. Theo kinh nghiệm của các nước và thực tế nghiên cứu, để có thể áp dụng các chỉ tiêu trên cần đảm bảo các điều kiện sau: * Xây dựng quy hoạch, định hướng đầu tư, phối hợp giữa các ngành, khắc phục sớm tình trạng manh mún, yếu kém về cơ sở vật chất kĩ thuật, phân tán hiện nay, nhanh chóng xây dựng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam, để đáp ứng tốt các nhu cầu bao bì cho nền kinh tế quốc dân. * Xây dựng hệ tiêu chuẩn hóa bao bì, luật bao bì hàng hoá để có cơ sở pháp lý đánh giá một cách khoa học, chuẩn xác tình hình bao bì và sử dụng bao bì. * Xây dựng hệ thống thông tin bao bì trong cả nước để nắm vững các mặt hoạt động có liên quan đến bao bì: năng lực sản xuất bao bì, trình độ kỹ thuật sản xuất; tình hình cung ứng và sử dụng bao bì, công tác quản lý bao bì, quản lý sử dụng bao bì; tình hình thu hồi tái chế, tái sử dụng bao bì trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bao bì đóng gói, chấn chỉnh công tác thống kê - kế toán trong lĩnh vực bao bì ở doanh nghiệp. Kết luận chương III Qua việc nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nói chung , phát triển thương mại nói riêng, dự báo nhu cầu bao bì , phân tích các yêu cầu trong sử dụng bao bì và phân tích các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì, chương 3 của luận án đã có những kết luận sau đây: 1. Định hướng phát triển kinh tế của Đảng ta trong đó định hướng phát triển thương mại những năm tới có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực bao bì nói chung và vấn đề sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các DNTMNN nói riêng, đặc biệt là trong điều kiện mở cửa hội nhập nền kinh tế. 2. Với mục tiêu sử dụng có hiệu quả các loại bao bì ở các DNTMNN, việc dự báo nhu cầu bao bì đặt ra các yêu cầu nhất định đối với sử dụng bao bì là cần thiết. Đó là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp lựa chọn, sử dụng hợp lý, hiệu quả các loại bao bì trong kinh doanh. 3. Để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì ở các DNTMNN, cần phải có các giải pháp đồng bộ. Trước hết các doanh nghiệp phải tìm ra các giải pháp của chính mình, phát huy triệt để nguồn lực nội bộ trên các phương diện tổ chức, quản lý và nghiệp vụ kinh doanh nói chung và lĩnh vực sử dụng bao bì nói riêng. Bên cạnh đó, những giải pháp từ phía nhà nước, đơn vị sản xuất bao bì, người tiêu dùng là những điều kiện vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong hệ thống đồng bộ các giải pháp. 4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì ở các DNTMNN là cần thiết, vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường xã hội. Kết luận chung Lịch sử phát triển bao bì hàng hoá đã chứng minh vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nó là chất xúc tác cho nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. "… Chúng tôi thấy không có dấu hiệu nào của sự tăng trưởng kinh tế thị trường lại không dính liền với bao bì…". Ông Gerry Berragan - Học viện bao bì Anh) đã đánh giá tầm quan trọng và vai trò to lớn của bao bì trong nền kinh tế Anh như vậy. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và DNTMNN nói riêng là yêu cầu, là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp để tồn tại, đứng vững, phát triển và hội nhập. Bao bì hàng hoá gắn liền chặt chẽ với quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Xét phạm vi toàn nền kinh tế cũng như phạm vi một doanh nghiệp, một hộ tiêu dùng cụ thể, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, chất lượng tiêu dùng có phần ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng bao bì hàng hoá. Lĩnh vực bao bì của nước ta trong những năm gần đây đã được chú ý quan tâm. Bao bì sản phẩm đã có những khởi sắc, phong phú đa dạng, đáp ứng được yêu cầu nhất định của thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, hiệu quả trong sử dụng bao bì ở các DNTMNN còn chưa cao, chưa tương xứng với các chức năng, vai trò của nó. Những yếu kém về công nghệ sản xuất, thiết kế quảng cáo, kỹ thuật bao gói, sự lộn xộn về quy cách, chủng loại… gây ra nhiều cản trở cho phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế đất nước cũng như những áp lực về bao bì đối với môi trường sinh thái. Hiệu quả sử dụng bao bì thấp trong các DNTMNN làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ngay trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Do vậy việc tìm kiếm các giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại ở các DNTMNN nói riêng là vấn đề cần thiết cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường ở nước ta. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong luận án "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (Lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)", có thể rút ra các kết luận chủ yếu sau: 1. Để có những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các DNTMNN cần khẳng định vai trò của bao bì đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Vai trò bao bì với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia. Khẳng định vai trò chủ đạo của các DNTMNN trong hệ thống kinh doanh thương mại đất nước. 2. Để có căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp, luận án đã nghiên cứu phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu bao bì hàng hoá, yêu cầu đối với việc sử dụng bao bì để đảm bảohiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất, đặc biệt là gắn sự nghiên cứu đó trong trạng thái động của nền kinh tế. Quá trình tăng trưởng, hội nhập kinh tế theo Nghị quyết đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam. 3. Luận án đã tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng bao bì ở các DNTMNN, rút ra những tồn tại, những nguyên nhân hạn chế hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại. 4. Luận án đã trình bày các quan điểm về hiệu quả sử dụng bao bì, dựa trên định hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân, của thương mại nhà nước nói riêng để dự báo nhu cầu bao bì, đặt ra các yêu cầu cần quán triệt để sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại có hiệu quả. 5. Luận án đã trình bày các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì một cách cơ bản, đồng bộ. Tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: - Đầu tư cho lĩnh vực sản xuất theo hướng tập trung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiêu chuẩn hóa. - Tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực bao bì hàng hoá. - Tạo lập mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, sản xuất bao bì, kinh doanh thương mại và người tiêu dùng trong lĩnh vực sử dụng bao bì. - Hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh của DNTMNN. - Tăng cường công tác quản lý sử dụng bao bì ở các DNTMNN. 6. Luận án đã bổ sung một số chỉ tiêu để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì ở các DNTMNN và đề nghị một số điều kiện để các chỉ tiêu nêu ra có tính khả thi. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Với những định hướng đúng đắn cho sự tăng trưởng nền kinh tế, hy vọng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam phát triển nhanh mạnh hoà nhập với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đó cũng chính là những điều kiện vô cùng quan trọng để lĩnh vực bao bì phát huy tốt hơn vai trò công cụ marketing, chất kết dính giữa người sản xuất - người kinh doanh - người tiêu dùng trong phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế. Tác giả luận án cũng hy vọng rằng các giải pháp nêu ra góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của các DNTMNN nói riêng để bao bì xứng đáng là nhân tố khởi động cho sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Hiệu quả sử dụng bao bì là một vấn đề mới, phạm vi sử dụng bao bì rất rộng. Mặt khác ở Việt Nam chưa có hệ thống quản lý thống nhất về bao bì hàng hoá, tình hình và các số liệu về sử dụng bao bì của các đơn vị kinh tế còn rất hạn chế. Hơn nữa do trình độ có hạn, luận án không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, nghiên cứu sinh mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp để luận án được hoàn thiện hơn. Một số công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu 1. Trần Văn Bão (1994) "Tâm lý khách hàng với hoạt động kinh doanh" Tạp chí "Thế giới trong ta số 3 - 1994 tr 40-42" 2. Trần Văn Bão (1994), "Bao bì hàng hoá trong nền kinh tế thị trường" Tạp chí kinh tế và phát triển số 3 tháng 9-10/1994 tr10-11" 3. Trần Văn Bão (2001), "Bao bì hàng hoá: Lợi ích và bất cập đối với nền kinh tế - xã hội", Tạp chí kinh tế và phát triển số chuyên đề tháng 11/2001. 4. Trần Văn Bão (2002) "Hạn chế rác thải bao bì - Một giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội của việc sử dụng bao bì trong hoạt động thương mại" - Tạp chí thương mại số 27 tháng 9/2002 trang 4. Tài liệu tham khảo [1] Tuấn Anh (1997) Bao bì trong sự phát triển kinh tế xã hội của một nước đang phát triển. Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ Thương mại (số 15/1998 tr11-12). [2] Tuấn Anh (1998). Bao bì trong sự phát triển kinh tế xã hội của một nước đang phát triển, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại (số 16/1998 tr4-5). [3] Quỳnh Anh (1998), Công nghiệp bao bì ở Brazil, Thông tin kinh tế kỹ thụt bao bì, Bộ thương mại (số 16/1998 tr6-8). [4] Quang Anh (1996), Hệ thống mã số mã vạch EAN Quốc tế, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại (số 11/1996) [5] L.K.A.(1998), Pháp chế bao bì Hà Lan, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại (số 16/1998 tr23-25) [6] Tăng Văn Bền (1998), Môi trường văn hoá với hoạt động Marketing của các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam , đề tài khoa học cấp Bộ - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội. [7] Nguyễn Duy Bột, Đặng Đình Đào (1997), Giáo trình kinh tế thương mại, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội. [8] Bộ chính trị (1996), Nghị quyết 12 - NQ/TW ngày 3 tháng 1 năm 1996 Về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà nội. [9] Đặng Đình Đào (1996) chủ biên, Kinh tế thương mại dịch vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. [10] Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2001) Chủ biên, Giáo trình kinh tế thương mại, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội. [11] Hoàng Minh Đường (1994) chủ biên, Kinh doanh kho và bao bì hàng hoá, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. [12] Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc (1996), Quản trị Doanh nghiệp Thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội. [13] Hoàng Minh Đường (1999), Giáo trình kinh doanh kho và bao bì, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội. [14] Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI; Nhà xuất bản sự thật, Hà nội. [15] Đảng cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản sự thật, Hà nội. [16] Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản sự thật, Hà nội. [17] Đảng cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội. [18]. Lê Hữu Duyên (1996), Thương nghiệp quốc doanh trong quá trình phát triển thương nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí thương mại (số 22 tháng 11/1996 tr 15). [19] Nguyễn Thị Gái (1997). Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản giáo dục , Hà nội.tr219. [20] Geraldk.Towrshend (1991). Bao bì ở các nước đang phát triển, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì. Bộ thương mại (số1/1991). [21] GF.Stewart. J.C Abbot (1992). Marketing trứng và gia cầm - Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội. [22] Gerry.Berragan. (1996), Kinh tế bao bì và môi trường, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì (số 12/1996). [23] Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (1997) Lý thuyết quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội. [24] K.Maliknop, V.VIvanop, I.Amankhanova (1977) Từ diển Nga - Việt, tập II; Nhà xuất bản tiếng Nga - Maxcova (tr45) [25] Trịnh Lê Kiều (1994). Vài suy nghĩ về vai trò chức năng của bao bì trong nền kinh tế thị trường, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại, Số 6/1994. [26] Hội khoa học kinh tế Việt Nam (1995). "Kinh tế 1994-1995 Việt Nam thế giới, Thời báo Kinh tế Việt Nam (số 17-1995. Tr5). [27] Hiệp hội bao bì Việt Nam. [28] Lênin toàn tập (1961). Nhà xuất bản sự thật, Hà nội tập I tr.22. [29] Lênin toàn tập (1976). Nhà xuất bản tiến bộ Maxcova tập III. [30] Hoàng Tịnh Lâm (1999). Hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ thương mại, thực trạng và giải pháp, Tạp chí thương mại (6-1999 tr7). [31] Mác - Anghen (1978). Về lưu thông hàng hoá và thương nghiệp, Nhà xuất bản sự thật, Hà nội. [32] Việt Mai (1997). Thị trường chất dẻo châu á, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì Bộ thương mại, Số 14/1997 tr10. [33] Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2000); Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhà xuất bản chính trị quốc gia; Hà nội. [34] Hoàng Quang Nghĩa (1998). Bao bì Cartong sóng, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại số 18/1997 tr17-18. [35] Đỗ Phan (1999), Trung tâm bao bì Thái Lan, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ Thương mại số 20/1999, tr 9. [36] Pierre Jlouis (1997), Sự bình ổn về bao bì Thải loại, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại số 15/1997 tr3-7. [37] Phan Gia Phú (1998), Công nghiệp bao bì châu á, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ Thương mại số 18/1998 tr7 - 9. [38] Nguyễn Xuân Quang (1999). Marketing thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội. [39] Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Thừa Lộc (1999) Quản trị doanh nghiệp thương mại (dùng cho cao học), Nhà xuất bản thống kê, Hà nội. [40] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật thương mại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội. [41] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Luật doanh nghiệp Nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội. [42] Lê Doãn Thảo (2000), Sử dụng Công cụ tiêu chuẩn hoá phục vụ quản lý nông nghiệp. Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ Thương mại (số 21/2000). [43] Nguyễn Thị Thuận (1996). Luật bao bì với thị trường thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại số 10/1996. [44] Phó Đức Trù (2000), Quản lý chất lượng theo ISO 9000, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại số 21/2000. [45] Nguyễn Hải Tịnh (1991). Bao bì và các yếu tố ảnh hưởng, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại số 1/1991. [46] Đinh Ngọc Viện (2002), Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế, Nhà xuất bản … [47] Hoàng Văn Sắc (1994), Một số giải pháp cho lĩnh vực bao bì, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại , (số 5/1994 tr1-3). [48] William C.PFlaum (1997), Bao bì tương lai và hiện tại, Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại, số 13/1997. [49] Joao.De Mrbelo (1997). Các nước đang phát triển, bao bì và môi trường. Thông tin kinh tế kỹ thuật bao bì, Bộ thương mại số 13/1997. [50] Tổng cục Thống kê (1995) Niên giám Thống kê 1994, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. [51] Tổng cục Thống kê (2001) Niên giám thống kê 2000, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội. Phụ lục 1 Mục tiêu thu hồi, tái chế bao bì ở một số nước Chỉ tiêu thu hồi lại của Fost Plus (Bỉ) về nguyên liệu Nguyên liệu Mức thu hồi theo yêu cầu năm 2001 Thủy tinh 80% Kim loại 80% Chất dẻo 70% Giấy và carton 80% Các loại khác 60 - 80% Mục tiêu tái sinh vật liệu bao bì của Hà Lan Đơn vị % Chất liệu Thực hiện 1994 Mục tiêu 1995 Mục tiêu 2001 Thuỷ tinh 72 80 80 Giấy và bìa 50 60 80 Nhựa 10 50 35 Kim loại 34 75 60 Chất tổng hợp 11 _ 40 Tổng số 46 _ 68 Mục tiêu tái chế các loại bao bì ở Pháp Nguyên liệu bao bì 1997 2002 Thủy tinh 60% 75% Thép 50% 75% Giấy và bìa cứng 50% 75% Nhựa 50% 75% Nhôm 50% 75% Mục tiêu tái chế của ARA Nguyên liệu Chỉ tiêu thu gom Chỉ tiêu tái chế Thủy tinh 70% 93% Chất dẻo 45% 40% Giấy carton 90% 90% Kim loại 50% 95% Bao bì đồ uống phức hợp bằng giấy 20% 40% Các loại khác 10% 5% Mục tiêu tái chế đến năm 1998 ở Đức Nguyên liệu 1993-1996 1996-1998 Thủy tinh 40% 70% Sắt 30% 70% Nhôm 50% 60% Giấy và carton 50% 60% Chất dẻo 50% 60% Phức hợp 20% 70% Chỉ tiêu tái sử dụng đối với bao bì đồ uống Các loại đồ uống Năm 1994 Năm 1997 Năm 2000 Nước giải khát 92% 94% 96% Bia 91% 92% 94% Nước chanh 80% 82% 83% Hoa quả ép 45% 60% 80% Sữa 40% 60% 80% Rượu 65% 70% 80% Sâmpanh 65% 70% 80% Phụ lục 2 Tiêu dùng vật liệu bao bì ở Brazil (triệu USD) 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1996 Bao bì nhựa LDPE 187 179 183 184 191 220 225 231 230 229 292 HDPE 120 126 122 124 133 161 164 169 177 176 250 PS 33 34 36 37 44 66 64 65 79 76 133 PVC 77 78 79 80 93 112 121 116 121 122 191 PP 200 203 199 207 233 268 288 283 297 301 370 Loại khác 22 23 22 24 27 36 36 36 38 37 58 Cộng 630 643 641 656 711 863 895 895 942 941 1294 Bao bì giấy 271 268 247 238 244 283 285 287 292 290 300 Giấy khác 118 118 118 127 134 155 160 162 168 168 227 Cộng 389 384 364 365 378 438 445 449 460 458 527 Tấm sợi ép 441 457 462 483 504 505 573 526 605 631 680 Bao bì carton 358 356 351 302 382 454 466 477 508 463 595 Bao bì mềm 532 535 547 533 578 654 662 710 712 701 917 Bao bì kim loại Nhôm 161 160 156 168 181 226 228 233 234 243 343 Sắt thép 583 599 591 613 630 712 734 760 807 785 991 Thùng thép 100 102 103 119 119 138 139 146 146 139 189 Cộng 844 861 850 898 930 1085 1101 1139 1187 1167 1523 Bao bì thuỷ tinh 376 364 360 376 409 508 487 509 509 503 680 Tổng cộng 3570 3599 3575 3675 3892 4570 4629 4712 4921 4764 6216 Nhu cầu vật liệu bao bì của ấn Độ tính theo tấn. Các vật liệu/bao bì 1991-92 1994-95 2000 Hộp sắt tây 465.090 523.160 636.500 Nhôm Giấy nhôm 16.330 20.571 30.225 Các loại ống 22.470 26.820 28.430 Nhựa các loại Loại cứng/nửa mềm 185.000 233.000 343.350 Màng các loại 280.000 375.000 610.000 Giấy và carton Hộp CFB 583.900 715.300 1.003.250 Thùng đa hợp 123.480 142.900 182.300 Túi gián phức hợp 38.720 51.500 82.900 Carton, giấy gói, túi xách 602.000 696.100 888.400 Tráng màng 155.000 225.000 418.600 Chai lọ thuỷ tinh 973.000 1.100.000 1.338.300 Đay (bao và mành) 1.167.000 1.300.000 1.300.000 Thùng gỗ (hòm, hòm thưa) (*) 7,7 7,7 7,7 Chú thích: (*): triệu mét khối. Nguồn số liệu: Thông tin Kinh tế Kỹ thuật bao bì, Bộ Thương mại Phần mở đầu chương 1 bao bì và hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 1.1. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại 1.1.1. Kinh doanh thương mại và những cơ sở của kinh doanh thương mại 1.1.2. Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước 1.1.3. Sự cần thiết phải sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 1.2. Bao bì và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. 1.2.1. Bao bì hàng hoá và chức năng của nó 1.2.2. Phân loại bao bì hàng hoá 1.2.3. Vai trò của bao bì đối với hoạt động kinh doanh thương mại 1.3. Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại và các chỉ tiêu đánh giá. 1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. 1.4.1. Tính chất của hàng hoá kinh doanh. 1.4.2. Sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng. 1.4.3. Sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. 1.4.4. Sự phát triển của công nghiệp bao bì. 1.4.5 Sự đổi mới phương thức kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự phát triển các hình thức dịch vụ trong kinh doanh thương mại. 1.4.6. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại. Chương 2 thực trạng sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước 2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước doanh nghiệp thương mại nhà nước và yêu cầu về bao bì của các doanh nghiệp thương mại nhà nước. 2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 2.1.2. Yêu cầu về bao bì hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 2.2. Thực trạng sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 2.2.1. Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 2.2.2 Thực trạng sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 2.3. Kinh nghiệm về hoạt động sản xuất, sử dụng bao bì ở một số nước 2.3.1. Kinh nghiệm về tổ chức quản lý 2.3.2. Hoạt động bao bì ở các nước 2.3.3. Một số sắc luật của nhà nước về bao bì ở một số nước 2.4. Đánh giá tổng quát tình hình sử dụng bao bì trong các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. 2.4.1. Những thành tựu: 2.4.2. Những hạn chế: 2.4.3. Những nguyên nhân chủ yếu: Chương III Nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 3.1. Dự báo phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói chung và các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng. 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới 3.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nói chung và của các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng 3.2. Dự báo nhu cầu bao bì hàng hoá và các yêu cầu đặt ra trong sử dụng bao bì để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước. 3.2.1. Dự báo về nhu cầu bao bì hàng hoá trong kinh doanh thương mại 3.2.2. Những yêu cầu đặt ra trong sử dụng bao bì 3.3. Một số giải pháp chủ yếu để sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước. 3.3.1. Đầu tư sản xuất bao bì theo hướng tập trung chuyên môn hoá hiện đại hoá theo tiêu chuẩn hoá, xây dựng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam hiện đại. 3.3.2. Tổ chức quản lý sản xuất bao bì. 3.3.3. Tạo lập mối liên kết giữa người sản xuất hàng hoá - nhà kinh doanh- người tiêu dùng để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì hàng hoá . 3.3.4. Cải tiến các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nước ngoài. 3.3.5. Tăng cường công tác quản lý và quản lý sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước. 3.3.6. Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước. 3.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại Nhà nước. 3.4.1. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại Nhà nước. 3.4.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại Việt Nam. 3.4.3. Điều kiện để thực hiện hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá. Mục lục Trang Phần mở đầu 1 Chương 1: Bao bì và hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại 4 1.1 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại 4 1.1.1 Kinh doanh thương mại và những cơ sở của kinh doanh thương mại 4 1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước 10 1.1.3 Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại 16 1.2 Bao bì và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 21 1.2.1 Bao bì hàng hoá và chức năng của nó 22 1.2.2 Phân loại bao bì hàng hoá 29 1.2.3 Vai trò của bao bì đối với hoạt động kinh doanh thương mại 33 1.3 Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại và các chỉ tiêu đánh giá 37 1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 38 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 47 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 48 1.4.1 Tính chất của hàng hoá kinh doanh 48 1.4.2 Sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng 50 1.4.3 Sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân 53 1.4.4 Sự phát triển của công nghiệp bao bì 55 1.4.5 Sự đổi mới phương thức kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự phát triển của các hình thức dịch vụ tiến bộ trong kinh doanh thương mại 56 1.4.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại 58 Kết luận chương 1 60 Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà nội) 61 2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước và yêu cầu của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 61 2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 61 2.1.2 Yêu cầu về bao bì hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 66 2.2 Thực trạng sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 68 2.2.1 Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại nhà nước. 68 2.2.2 Thực trạng sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh 82 2.2.2 Các loại bao bì chủ yếu sử dụng trong kinh doanh thương mại 83 2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 90 2.3 Kinh nghiệm về hoạt động sản xuất, tổ chức quản lý và sử dụng bao bì ở một số nước 102 2.3.1 Kinh nghiệm về tổ chức quản lý tư vấn sản xuất bao bì ở một số nước 102 2.3.2 Hoạt động sản xuất bao bì ở một số nước 104 2.3.3 Pháp luật của nhà nước về bao bì ở một số nước 106 2.4 Đánh giá tổng quát về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước 109 2.4.1 Những thành tựu 109 2.4.2 Những hạn chế 110 2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu 111 Kết luận chương 2 113 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước 114 3.1 Dự báo triển vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 114 3.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới 114 3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động thương mại dịch vụ nói chung và của doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng 116 3.2 Dự báo nhu cầu bao bì hàng hoá và các yêu cầu đặt ra trong sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước 120 3.2.1 Dự báo về nhu cầu bao bì hàng hoá trong kinh doanh thương mại 120 3.2.2 Những yêu cầu đặt ta trong việc sử dụng bao bì 123 3.3 Một số giải pháp chủ yếu để sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 131 3.3.1 Cải tiến các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước 131 3.3.2 Tăng cường công tác quản lý và quản lý sử bao bì ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước 142 3.3.3 Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước 147 3.3.4 Đầu tư sản xuất bao bì theo hướng tập trung chuyên môn hoá theo tiêu chuẩn hoá, xây dựng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam hiện đại 150 3.3.5 Tổ chức quản lý sản xuất bao bì 162 3.3.6 Tạo lập liên kết giữa người sản xuất hàng hoá- nhà kinh doanh- người tiêu dùng để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì hàng hoá 168 3.4 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước 171 Kết luận chương 3 174 Kết luận chung 175 Một số công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu 178 Tài liệu tham khảo 179 Phụ lục 1 183 Phụ lục 2 185 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4007.doc
Tài liệu liên quan