I/HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
I.1/KHÁI NIỆM
*Kết quả kinh doanh:
Kết quả kinh doanh được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận…
Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm:
-Kim ngạch xuất khẩu.
-Doanh thu cho hàng xuất nhập khẩu.
-Lợi nhuận thu được từ hàng xuất nhập khẩu và các kết quả khác mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu đề ra trong kinh doanh.
Lợi nhuận trong kinh doanh xuất nhập khẩu thực chất là phần dôi ra trong hoạt động kinh
20 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh. Những giải pháp tăng kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí.
Tóm lại:
Lợi nhuận thương mại (kinh doanh xuất nhập khẩu) là phần dôi ra của bộ phận giá trị thăng dư do sản xuất nhường lại cho lưu thông và toàn bộ giá trị thăng dư do lao động có tính chất sản xuất trong khâu lưu thông tạo ra.
Kết quả xuất khẩu của một doanh nghiệp – người xuất khẩu, bề ngòai biểu hiện ở chênh lệch giữa chi phí (giá thành phẩm) và giá cả bán buôn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đối với doanh nghiệp ngọai thương kết quả là sự chênh lệch giữa giá ngọai thương bằng ngọai tệ được tính ra giá trong nước với giá mua của người sản xuất.
Đối với nhập khẩu, kết quả đó là sự chênh lệch giữa chi phí ngọai tệ nhập khẩu và giá trị nội địa của hàng nhập khẩu.
Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính tóan và phân tích hiệu quả. Kết quả chưa thể hiện được nó tạo ra ở mức và với phí nào.
Mỗi hành động của con người nói chung và trong sản xuất, trong kinh doanh thương mại, dịch vụ nói riêng là phải phấn đấu đạt kết quả nhưng không phải là kết quả bất ký mà phải là kết quả có mục tiêu và có lợi ích cụ thể nào đó. Đánh giá họat động ngọai thương không chỉ là đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng của nó. Mục đích hay bản chất của họat động kinh tế là với chi phí nhất định có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhất cho nên phạm trù hiệu quả ra đời.
Về mặt hình thức hiệu quả kinh tế là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được.
*Hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu.
Hiệu quả kinh doanh là kết quả kinh doanh tối đa trên chi phí kinh doanh tối thiểu.
Hiệu quả kinh doanh =Kết quả kinh doanh / Chi phí kinh doanh.
Tóm lại:
Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu là kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu thu được tối đa trên chi phí bỏ ra tối thiểu.
Trên góc độ nền kinh tế hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu được hiểu rộng lớn là:
-Đảm bảo khai thác có hiệu quả lợi thế của nền kinh tế như tài nguyên khoáng sản, lao động…
-Tăng kim ngạch xuất khẩu và thu lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo được đời sống nhân dân, nhất là đối với những mặt hàng xuất khẩu quan trọng như gạo, thuỷ hải sản…
-Tăng kim ngạch nhập khẩu và thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhưng không làm ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, không cản trở sự tiến bộ xã hội.
-Nhập khẩu thiết bị máy móc nguyên vật liệu đảm bảo phát triển sản xuất, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tiết kiệm ngoại tệ…
-Giá mua bán hàng hoá trên thị trường phải tranh thủ đem lại lợi ích cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và tương xướng với chất lượng, gía cả trên thị trường….
Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu xuất hiện trên cơ sở sự khác nhau về điều kiện địa lý – tự nhiên, về kinh tế, về trình độ khoa học công nghệ và quả lý và các sự khác nhau khác tồn tại giữa các quốc gia, các vùng kinh tế. Hiệu quả ngọai thương xuất hiện trên cơ sở sự khác nhau về chi phí sản xuất trong nước của các hàng hóa khác nhau.
Phân lọai hiệu quả kinh tế ngọai thương
-Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội của nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ họat động ngọai thương của từng doanh nghiệp, của từng thương vụ, mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hiệu quả kinh tế - xã hội mà ngọai thương đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của họat động ngọai thương vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng xuất lao động xã hội, tích lũy ngọai tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân…
Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở họat động có hiệu quả của các doanh nghiệp ngọai thương.
-Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp.
Bất kỳ nước nào khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, có thể phát triển sản xuất hàng hóa với chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu của bản thân và xuất khẩu. Đồng thời nước đó có thể nhập khẩu sản phẩm cần thiết mà việc tự sản xuất tốn kém hơn, nhờ đó mà chi phí chung để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa được sử dụng ở trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của cá nhân, sẽ thấp hơn khi ta bố trí sản xuất bằng sức lực riêng.
-Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh:
Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính tóan cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án khác nhau.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, người làm công tác quản lý và kinh doanh ngọai thương không nên tự trói mình vào một cách làm, mà phải vận dụng mọi hiểu biết đưa ra nhiều phương án khác nhau, rồi so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án đó để chon ra một phương án có lợi nhất.
I.2/CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ LỢI NHUẬN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.
I.2.1/CÁC CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN
Tên chỉ tiêu
Cách tính
Ý nghĩa
1)Tổng mức lợi nhuận.
TLNtrướcthuế=LNthuần+LNT/C+LNBT
LNthuần=Dtthuần-Giá vốn hàng bán-Chi phí bán-Chi phí quản lý doanh nghiệp
=Lg-Chi phí bán-Chi phí quản lý doanh nghiệp.
LNT/C=DTT/C-TcpT/C
LNBT=DTBT-TcpBT
LNsauthuế=LNtrướcthuế-Thuế thu nhập
LNthuần: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
LNT/C: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
LNBT: Lợi nhuận bất thường.
Lg: Lãi gộp.
DTT/C: Thu nhập từ hoạt động tài chính.
TcpT/C: Chi phí cho hoạt đông tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận chủ yếu quyết định toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp.
2)Tỷ suất lợi nhuận
PLN=(TLN/TDT)´ 100
PLNthuần=(LNthuần/Dtthuần) ´100
PLg=(Lg/DT) ´ 100
PLNthuần=PLg-PcbBH-Quản lý DN
PLN: Tỷ suất lợi nhận.
PLg: Tỷ suất lãi gộp
PcpBH+Quản lý DN: Tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN
Phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp.
I.2.2/ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU Đ1NH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGỌAI THƯƠNG.
-Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế ngọai thương:
Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả họat động ngọai thương. Tiêu chuẩn của họat động kinh tế ngọai thương là tiết kiệm lao động xã hội hay nói cách khác là tăng năng suất lao động xã hội.
Nếu tiêu chuẩn biểu hiện mặt chất lượng của hiệu quả, thì hệ thống chỉ tiêu biểu hiện đặc trưng số lượng của hiệu quả kinh tế ngọai thương.
-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ngọai thương
Mục đích sử dụng hệ thống chỉ tiêu:
+Nhằm phản ánh được giá trị hành hóa ở những mức độ và khía cạnh khác nhau .
+Vì mỗi chỉ tiêu có những nhược điểm nhất định nên việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu cho phép thấy được mối tương quan thu – chi một cách tòan diện và đầy đủ hơn.
Chỉ tiêu tổng hợp:
+Chỉ tiêu thu nhập quốc dân:
HQnt = NV/Np
Trong đó:
HQnt : Hiệu quả ngọai thương.
NV: Thu nhập quốc dân được sử dụng.
Np:Thu nhập quốc dân được sản xuất.
Để tăng hiệu quả kinh tế quốc dân sử dụng cần:
-Xác định hợp lý cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở tính tóan lợi thế của sản xuất trong nước.
-Sử dụng vốn nước ngòai và hướng nhập khẩu vào đầu tư và chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nước có hiệu quả, tạo điều kiện mở rộng thị trường nước ngòai.
-Tạo thêm công ăn việc làm nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất.
-Đảm bảo cán cân thanh tóan quốc tế lành mạnh, trong đó chú ý tới việc hạch tóan nghiệp vụ vay trả sao cho có hiệu quả.
+Chỉ tiêu điều kiện thương mại
TC = (PX1/PX0) : ( Pn1/Pn0)
Với:
TC: Điều kiện thương mại hay tỉ lệ trao đổi.
X,n: Chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu.
1,0: Thời kỳ 1 và thời kỳ gốc.
Để đạt điều kiện thương mại cần chú ý:
-Cải tiến cơ cấu và chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng tăng nhanh các mặt hàng nông sản chế biến và công nghiệp chế biến.
-Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, giá cả, vận dụng các phương thức buôn bán phù hợp để tranh thủ được điều kiện thị trường có lợi nhất.
Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cụ thể của các họat động xuất nhập khẩu:
1)Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu và nhập khẩu: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
2)Chỉ tiêu so sánh gía xuất nhập khẩu so với giá quốc tế.
3)Chỉ tiêu so sánh doanh thu xuất khẩu tính ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng nhà nước với giá thành xuất khẩu ở trong nước của từng mặt hàng, nhóm hàng, của từng chuyến hàng hay của từng thời kì xuất khẩu khác nhau.
4)Chỉ tiêu so sánh doanh thu bán hàng nhập khẩu ở trong nước với chi phí nhập khẩu tính ra đồng Việt Nam thei tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước của từng mặt hàng, từng nhóm hàng, từng chuyến hàng nhập khẩu hay của từng thời kì nhập khẩu.
5)Chỉ tiêu so sánh giá cả nhập khẩu của từng mặt hàng, nhóm hàng giữa các khu vực thị trường và các thương nhân khác nhau.
6)Chỉ tiêu hiệu quả xuất nhập khẩu kết hợp tính cho cả nước hay từng dịch vụ đổi hàng riêng lẻ.
Các chỉ tiêu trên thể hiện sự tiết kiệm lao động xã hội được thực hiện trực tiếp qua trao đổi ngọai thương. Khi tính tóan các chỉ tiêu trên, hai yếu tố giá trị tiền tệ và phương thức thanh tóan có ý nghĩa quan trọng.
I.3/CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
I.3.1/CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN:
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhận:
-Doanh thu bán hàng bao gồm giá cả hàng hoá, khối lượng hàng hoá và kết cấu hàng hoá. Các nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận.
-Giá vốn hàng bán bao cũng gồm giá cả hàng hoá, khối lượng hàng hoá và kết cấu hàng hoá ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận kinh doanh.
-Lãi gộp cũng bao gồm các yếu tố trên nhưng ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận. Vì vậy cho nên những nhân tố ảnh hưởng đến lãi gộp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.
-Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ảnh hưởnh ngược chiều với lợi nhuận.
-Thuế doanh thu.
Vì vậy cho nên những nhân tố ảnh hưởng đến đến các nhân tố trên cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu:
1)Mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm không đổi, doanh số tăng à Lợi nhuận tăng.
Mở rộng và tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá à Doanh thu tăng à Lợi nhuận tăng.
2)Cơ cấu hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu
Mỗi loại hàng hoá có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào
+Mức cạnh tranh trên thị trường.
+Chi phí kinh doanh.
+Thuế xuất nhập khẩu…
Kinh doanh mặt hàng có mức lãi suất cao, chiếm tỷ trọng cao à Lợi nhuận cao.
3)Nhân tố giá cả
+Giá cả hàng hoá
Giá mua hàng hoá cao à Lãi gộp giảm à Lợi nhuận giảm.
Giá cả định cao, thị trường có cạnh tranh à Lợi nhuận cao.
Giá cả định cao, thị trường có cạnh tranh à Sức mua giảm à Lợi nhuận giảm.
+Giá cả chi phí lưu thông.
Giá cả chi phí lưu thông cao à Chi phí lưu thông cao à Lợi nhuận giảm (dù lãi gộp có lớn).
+Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá ngoại tệ và đồng Việt Nam.
Tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá, ngoại tệ tăng giá) à xuất khẩu tăng à Lợi nhuận tăng.
4)Thuế: dựa vào biểu thuế của nhà nước để lựa chọn những mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chọn mặt hàng xuất khẩu hay nhập khẩu có mức thuế thấp à Chi phí giảm à Lợi nhuận tăng.
5)Các nhân tố khác:
Giảm tiền phạt, bồi thường do không thực hiện các cam kết kinh tế, giảm hàng hoá hao hụt, mất mát ở khâu kinh doanh, lưạ chọn phương thức thanh toán phù hợp… à Chi phí giảm à Lợi nhuận tăng.
I.3.2/CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
-Sức sản xuất của đồng vốn kinh doanh:
Sức sản xuất của đồng vố kinh doanh tăng à hiệu quả sử dụng vốn tăng àHiệu quả kinh doanh tăng.
-Sức sinh lợi của vốn kinh doanh:
Sức sinh lợi của vốn kinh doanh (tỷ suất lợi nhuận trên vốn, doanh lợi trên vốn kinh doanh) tăng à Hiệu quả sử dụng vốn tăng à Hiệu quả kinh doanh tăng.
-Chi phí:
Chi phí tăng, doanh thu không đổi à Hiệu quả sử dụng chi phí (DT/Tcp) giảm à Hiệu quả sử dụng vốn giảm à Hiệu quả kinh doanh giảm.
-Lao động, năng suất lao động:
+Số lao động tăng, lợi nhuận không đổi à Hiệu quả sử dụng lao động (LN/LĐ) giảm à Hiệu quả kinh doanh giảm.
+Lao động tăng, doanh thu không đổi à Năng suất lao động giảm à Hiệu quả sử dụng lao động giảm à Hiệu quả kinh doanh giảm.
-Lãi suất ngân hàng:
Tỷ suất lợi nhuận > lãi suất ngân hàng à hoạt động có hiệu quả.
-Lợi nhuận thực và tỷ suất lợi nhuận thực của doanh nghiệp
Lợi nhuận thực là lợi nhuận sau khi đã trừ yếu tố lạm phát.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỏ hưũ thực > tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sau khi đã trừ đi tốc độ lạm phát à kinh doanh có hiệu quả.
-Hệ thống kho tàng, mặt hàng kinh doanh, máy móc trang thiết bị… cũng tác động trực tiếp đến doanh số bán hàng và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu.
II/THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở VIỆT NAM.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh chưa cao
Mặc dù những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cĩ bước tiến bộ đáng kể, nhưng nhìn chung hiệu quả kinh doanh cịn thấp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp, 1 đồng vốn hoạt động trong 1 năm tạo ra 0,043 đồng lãi (4,3%), trong đĩ:
- Doanh nghiệp nhà nước 2,9%.
- Doanh nghiệp ngồi quốc doanh 2,3%.
- Doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi 10,0%; (doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi 1,8%; doanh nghiệp liên doanh 17,2% chủ yếu do lợi nhuận của doanh nghiệp khai thác dầu khí lớn, trên 45%).
Mức tỷ suất lợi nhuận này cịn thấp xa so với mức lãi suất tiền vay vốn, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp vay vốn nhiều thì hoạt động kinh doanh cĩ lãi chỉ đủ trả cho lãi suất tiền vay.
Tỷ lệ lãi trên doanh thu tiêu thụ tuy cĩ tăng, nhưng cũng quá thấp, mới đạt 5,1% trong đĩ:
- Doanh nghiệp nhà nước 4,2%.
- Doanh nghiệp ngồi quốc doanh 1,5%.
- Khu vực cĩ vốn đầu tư nước ngồi 13,6%; (doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi 2,7%; doanh nghiệp liên doanh 22,0% chủ yếu do khai thác dầu khí cĩ lợi nhuận cao).
Số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ vẫn cịn tới 21%, đặc biệt với khu vực cĩ vốn đầu tư nước ngồi gần 50% số doanh nghiệp thua lỗ (doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi cịn cao hơn: 56%), nếu loại trừ lãi của doanh nghiệp khai thác dầu khí, thì tổng mức lỗ của khu vực này gần bằng 50% tổng mức lãi của khu vực này tạo ra.
Các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ nhiều là do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Khấu hao thu hồi vốn của khu vực này cao với mục đích để thu hồi vốn nhanh, số liệu năm 2002 cho thấy tỷ trọng chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm 9,0% tổng giá trị sản xuất, bằng 11,8% giá trị tài sản cố định, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước tỷ lệ trên là 8,2% và 8,6%, khu vực ngồi quốc doanh là 3,0% và 7,2%.
- Khơng kiểm sốt được giá đầu vào và giá đầu ra, xu hướng diễn ra là giá đầu vào thường cao (giá thiết bị, giá nguyên vật liệu) và giá đầu ra thấp theo giá bao tiêu của cơng ty mẹ.
- Một số khoản chi phí dịch vụ, thuê chuyên gia, thuê tư vấn... chưa thật hợp lý.
Khu vực ngồi quốc doanh cịn 20,4% số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ với mức lỗ 1539 tỷ đồng (năm 2002), nguyên nhân chủ yếu là quy mơ nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất kinh doanh khơng ổn định.
Doanh nghiệp nhà nước phản ánh trên số liệu thống kê là khu vực sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả hơn, trong đĩ cĩ yếu tố thuận lợi từ phía nhà nước đem lại cho doanh nghiệp như: được ngân sách cấp vốn bổ sung hàng năm (năm 2002 trên 6704 tỷ đồng), được vay vốn lớn hơn và trên 82,5% vốn vay theo chế độ ưu đãi được dành cho doanh nghiệp nhà nước... Vì vậy thực chất, hiệu quả kinh doanh cũng chưa phải cao.
III/CÁC GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
III.1/CÁC GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN
-Mở rộng và tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
-Mỗi loại hàng hoá đều có một mức lợi nhuận riêng nên khi tiến hàng kinh doanh nên chọn những mặt hàng có mức sinh lợi cao thì sẽ có mức lợi nhuận cao.
-Muốn tăng lợi nhuận thì phải tìm cách gỉm giá cả mua hàng. Muốn giảm giá cả mua hàng thì phải thực hiện mua tận gốc và lựa chọn nhà cung cấp rẻ nhưng cũng phải chu ý đến chất lượng của hàng hoá.
-Trong điều kiện trong cơ chế thị trường thì nhà kinh doanh phải nắm vững thị trườngđể đề ra chính sách giá cả cho phù hợp để tăng doanh số bán, tăng mức lợi nhuận tuyệt đối cho doanh nghiệp.
-Giảm chi phí lưu thông bằng cách tăng tốc độ luân chuyển vốn. Muốn tăng tốc độ luân chuyển vốn thì phải tăng tốc độ luân chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.
Muốn tăng tốc độ luân chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu thì ta phải tránh các nhân tố sau:
+Dự trữ hàng hoá quá mức.
+Kết cấu hàng hoá không phù hợp.
+Chất lượng hàng kém, không đạt tiêu chuẩn do khách hàng yêu cầu.
+Tình hình vận chuyển hàng hoá khó khăn…
-Tăng giảm tỷ giá là nhân tố khách quan nhưng các doanh nghiệp phải theo dõi sát tình hình tỷ giá thay đổi để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh để tăng lợi nhuận như tỷ giá hối đối trong nước tăng chuyển ngoại tệ về nước, tỷ giá hạ mua hàng nhập khẩu có lợi hơn mang về nước.
-Các doanh nghiệp phải hiểu biết về việc xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu để lưụ chọn kinh doanh những mặt hàng được nhà nước khuyến khích thì sẽ giảm được thuế từ đó lợi nhuận tăng.
III.2/NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NGỌAI THƯƠNG.
*Nghiên cứu môi trường quốc tế của doanh nghiệp
-Những đặc điểm chung quan trọng nhất của môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và trong những năm gần đây , môi trường thế giới đã có những thay đổi lớn như:
+Việc quốc tế hóa nền kinh tế thế giới diễn ra một cách mạnh mẽ thể hiện qua sự phát triển nhanh thương mại quốc tế và đầu tư ở nước ngòai.
+Cạnh tranh trên thị trường quốc tế mãnh liệt hơn.
+Hình thành hệ thống tài chính quốc tế, đảm bảo hóan đổi tiền tự do hơn.
+Vai trò có tính quyết định của các công ty đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đầu tư và tiêu thụ sản phẩm quan trọng.
+Vẫn còn nhiều hàng rào cản trở thương mại được dựng lên để bảo hộ thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh nước ngòai.
+Nhiều thị trường mới được mở cửa như thị trường Trung Quốc, các nước SNG, các nước Đông Nam Á.
-Môi trường kinh tế của nước khách hàng
Ngòai việc nắm được những đặc điểm chung quan trọng nhất của nền kinh te,á thương mại, chính trị quốc tế, doanh nghiệp khi tiến hành họat động ở nước ngòai ta còn phải nghiên cứu nền kinh tế của nước ngòai như cơ cấu kinh tế, tính chất phân phối của nước đó.
Cơ cấu kinh tế của một nước quyết định nhu cầu của nó về hàng hóa, dịch vụ, mức thu thập và tỷ lệ người có công ăn việc làm.
Sự phân phối thu nhập chịu ảnh hưởng không chỉ của những đặc điểm kinh tế của đất nước mà cả của những đặc điểm của hệ thống chính trị.
Tính chất phân phối thu nhập làm cho một quốc gia nào đó có đặc điểm thu nhập của dân cư như sau:
+Có một số người giàu, thu nhập cao còn lại đại đa số có mức thu nhập rất thấp.
+Có mức thu nhập nhiều là thấp.
+Có mức thu nhập phần nhiều là trung bình.
-Môi trường chính trị – pháp luật của nước khách hàng
Các quốc gia khác nhau về môi trường chính trị – pháp luật nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu khi tiến hành kinh doanh phải chú ý đến các nhân tố sau:
+Thái độ của Chính phủ đối với việc mua hàng ngọai.
+Sự ổn định chính trị.
+Những hạn chế về ngọai tệ.
+Bộ máy nhà nước.
-Môi trường văn hóa
Mỗi quốc gia có những phong tục, tập quán, những quy tắc, những điều cấm kỵ riêng của mình. Để họat động kinh doanh thành công, người bán phải nghiên cứu kỹ xem những người mua ở nước ngòai chấp nhận mặt hàng này hay mặt hàng kia như thế nào và họ sử dụng chúng ra sao.
Các nước còn khác nhau cả về những nghiên tắc xử sự trong kinh doanh. Khi ra nước ngòai đàm phán, các nhà kinh doanh Việt Nam phải biết những đặc điểm đó.
Mỗi nước, thậm chí mỗi vùng có những truyền thống văn hóa riêng, sở thích riêng và những điềi kiên kỵ riêng mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần biết, cần nghiên cứu để công việc kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao nhất.
*Đánh giá thực trạng tiềm năng của doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – kỹ thuật của doanh nghiệp trong thời gian kinh doanh vừa qua giúp nhà quản lý doanh nghiệp nắm được bức tranh trong thời gian kinh doanh vừa qua.
-Đánh giá các nguồn tiềm năng của doanh nghiệp
Tiềm năng là những khả năng tiềm tàng mà doanh nghiệp có sẵn để họat động kinh doanh. Đó chính là phần nguồn lực chưa được sử dụng vì những lý do chủ quan và khách quan nào đó của bản thân doanh nghiệp và các nhân tố ngòai doanh nghiệp.
Tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nguồn lực về lao động, vật tư, tài nguyên thiên nhiên,điều kiện tự nhiên, về mặt hàng, chất lượng sản phẩm, tiềm lực khoa học – kỹ thụât về các yếu tố quản lý kinh doanh.
Do tiền năng của doanh nghiệp có nhiều nhưng khi đánh giá cần quan tâm đến những tiềm năng chủ yếu sau:
+Lao động: nguồn tiềm năng này thể hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng.
+Tiềm năng về tư liệu lao động gồm công cụ, máy móc, thiết bị, trình độ công nghệ của m1y móc thiết bị.
+Tiềm năng về nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất sản phẩm.
+Tiềm năng về vị trí địa lý.
+Tiềm năng tứ nước ngòai có thể khai thác được….
-Đánh giá tốc độ tăng trưởng và biến động doanh lợi của doanh nghiệp.
+Sau khi đánh giá các nguồn tiềm năng, cần đi sâu đánh giá tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhằm nắm được tình hình và xu thế ph1t triển kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những biện pháp hữu hiệu để mở rộng kinh doanh, nâng cao tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
+Đánh giá tốc độ biến động của doanh lợi nhắm giúp cho người quản lý doanh nghiệp biết được xu hướng biến động của nó để tìm ra những nhân tố dẫn đến biến động để đề ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngòai các vấn đề trên còn đánh gía các khía cạnh sau:
¬Sự biến động về lao động.
¬Sự biến động về thu nhập, tình hình đời sống cán bộ, nhân viên.
¬Khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nhất là mặt hàng xuất khẩu.
+Khả năng thanh tóan…
*Không vội vã quyết định việc kinh doanh ở thị trường ngòai nước khi chư có đủ thông tin
Trước khi vươn ra nước ngòai để tránh đổ bể doang nghiệp cần phải biết những thông tin cơ bản sau:
-Luật lệ và chính sách của nước bạn hàng, đặc biệt của nước đó đối với Việt Nam.
-Tình hình tiêu thụ, giá cả và tính chất cạnh tranh đối với hàng hóa ta muốn bán.
-Phương thức thâm nhập thị trường có hiệu quả nhất.
-Tìm hiểu khả năng kinh doanh của đối tác để biết được ai là bạn hàng đáng tin cậy, muốn làm ăn lâu dài, biết chăm lo lợi ích của cả hai bên. Tìm hiểu đối tác về:
+Vốn
+Kỹ thuật, công nghệ.
+Kinh nghiệm tổ chức, quản trị kinh doanh, Marketing.
+Uy tín và quan điểm kinh doanh của họ trên thị trường…
*Xác định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
-Xác định quy mô và địa bàn kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp
+Doanh nghiệp quyết dịnh cần cố gắng thực hiện bao nhiêu phần trăm khối lượng bán ra trên thị trường nước ngòai.
+Doanh nghiệp cần quyết định là chỉ bán hàng ở một nước hay ở nhiều nước. Không nên quá phân tán nỗ lực của mình ra nhiều thị trường khi khả năng cung ứng của doanh nghiệp còn nhỏ bé. Và nên phân lọai bạn hàng để có những chiến lược phù hợp thỏa mãn nhu cầu của bạn hàng.
-Quyết định phương pháp thâm nhập thị trường.
Sau khi quyết định tiến hành tiêu thụ sản phẩm ở một nước doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức tốt nhất để thâm nhập thị trường mới chọn. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường sau:
+Qua nhà xuất khẩu trong nước.
+Qua đại lý, công ty con của các hãng ngọai quốc tại nước mình.
+Qua phòng tiêu thụ hay chi nhánh tại ước ngòai.
+Qua nhân viên bán hàng.
+Trực tiếp bán cho các công ty nhập khẩu ngọai quốc….
Doanh nghiệp có thể liên doanh với nước ngòai, hay đầu tư trực tiếp vào nước ngòai để kinh doanh. Các cách thâm nhập thị trường này đòi hỏi phải gánh chịu nhiều trách nhiệm hơn, và rủi ro cũng nhềiu hơn, nhưng lại hứa hẹn lợi nhuận cao hơn.
-Quyết định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Cần quyết định cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sao cho hợp lý để họat động kinh doanh xuất nhập khẩu có hiêu quả. Cơ cấu tổ chức có thể là :
+Phòng xuất nhập khẩu thuộc doanh nghiệp.
+Lập chi nhánh công ty con họat động xuất nhập khẩu.
+Nếu có thể lập công ty đa quốc gia họat động kinh doanh quốc tế rộng lớn hơn.
*Cần một chính sách và cơ chế quản lý ngọai thương tạo cho doanh nghiệp làm giàu, kinh tế tăng trưởng nhanh
-Trong nền kinh tế thị trường nhiệm vụ cơ bản củ ngọai thương là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tự do kinh doanh trên thị trường trong nước và ngòai nước nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân theo định hướng chiến lược vạch ra.
-Kinh tế thị trường ngày nay là sự thống nhất của các quan hệ cạnh tranh và sự quản lý bằng những hình thức và phương pháp khác nhau của Nhà Nước. Và chỉ có họat động trong cơ chế như thế nền kinh tế mới có hiệu quả.
*Đào tạo và xây dựng đội ngũ các nhà kinh doanh giỏi
Đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có, đồng thời đào tạo mới một đội ngũ cán bộ kinh doanh ngọai thương giỏi là nhân tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế ngọai thương.
Để trở thành nhà doanh nghiệp giỏi cần:
-Am hiểu sâu sắc tình hình thị trường trong và ngòai nước.
-Có kiến thức về kinh doanh quốc tê, pháp luật, tập quán buôn bán.
-Giỏi ngọai ngữ.
-Biết cách đàm phán thương thuyết, có tinh thần hợp tác.
-Có đầu óc thực tiễn, biết tính tóan không chỉ lợi ích của doanh nghiệp mà còn cả lợi ích chung của nền kinh tế…
Để có các nhà kinh doanh giỏi, cần hòan thiện và chú ý việc đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh tại các trường đại học trong và ngòai nước. Khuyến khích và coi trọng kiến thức trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Mở rộng làm ăn tiếp xúc với các nhà doanh nghiệp nước ngòai. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn giỏi.
Tóm lại có khá nhiều biện pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh tế họat động ngọai thương nhưng có sáu biện pháp cơ bản sau:
-Cần hiểu biết đầy đủ, kỹ lưỡng môi trường quốc tế của doanh nghiệp như môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp của nước bạn hàng, môi trường văn hóa…
-Để xác định hướng kinh doanh ở thị trường nước ngòai doanh nghiệp cần tự đánh giá tiềm năng và nguồn lực của doanh nghiệp.
-Không vội vã quyết định kinh doanh ở thị trường nước ngòai khi không đủ thông tin.
-Doanh nghiệp phải xác định rõ quy mô, địa bàn kinh doanh trên thị trường quốc tế.
-Có hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô hướng tới khuyến khích họat động ngọai thương có hiệu quả cao, phát huy lợi hế của đất nước.
-Đào tạo nhằm có được đội ngũ cán bộ, doanh nhân biết làm giàu cho doanh nghiệp và đất nước.
Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, DN khơng những chỉ cĩ những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà cịn phải thường xuyên phân tích sự biến động của mơi trường kinh doanh của DN, qua đĩ phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. Cĩ thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường là:
Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của DN. Hiệu quả của mỗi quốc gia, ngành và DN phụ thuộc lớn vào trình độ văn hố, chuyên mơn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong cơng việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần.
Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong DN. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng cĩ hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy, DN cần phải cĩ kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải cĩ những biện pháp phịng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mơ DN, tránh khơng lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn...
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý DN. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luơn tơn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người. Cần tăng cường chuyên mơn hố, kết hợp đa dạng hố cùng với những phương án quy mơ hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mơ giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc tổ chức, phối hợp với các hoạt động kinh tế thơng qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
Bốn là, xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thơng tin trong DN. Lợi thế cạnh tranh của DN phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi và xử lý thơng tin. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Điều này địi hỏi cần phải hiện đại hố hệ thống trao đổi và xử lý thơng tin phục vụ khơng ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Năm là, vận dụng khoa học kỹ thuật cơng nghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất, kinh doanh. Các DN để khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, địi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật cơng nghệ tiên tiến vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải khơng ngừng cải tiến, đầu tư cơng nghệ để giúp DN hoạt động hiệu quả hơn.
Sáu là, quản trị mơi trường. Các khía cạnh thuộc về mơi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN như: cơ chế chính sách của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhĩm quốc gia; các tổ chức quốc tế,...Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh cĩ hiệu quả cần phải quản trị mơi trường. Đĩ là việc thu thập thơng tin, dự đốn, ước lượng những thay đổi, bất trắc của mơi trường trong và ngồi nước, đưa ra những biện pháp đối phĩ nhằm giảm bớt những tác động, những tổn thất cĩ thể cĩ do sự thay đổi, bất trắ._.