Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện – thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC MỤC LỤC…………………………………………………………………………… 1 LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………… 3 LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG……………………………….. 6 1.1. Các hoạt động chủ yếu của Tổ chức tài chính phi ngân hàng......................... 6 1.1.1. Khái niệm Tổ chức tài chính phi ngân hàng…...…………………………... 6 1.1.2. Hoạt động chủ yếu của các Tổ chức tài chính phi ngân hàng….………….. 6 1.1.3. Vai trò c

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Tổ chức tài chính phi ngân hàng………………………………. 17 1.2. Hiệu quả hoạt động các Tổ chức tài chính phi ngân hàng…………………... 19 1.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Tổ chức tài chính phi ngân hàng…... 19 1.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện…………... 24 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Dịch vụ TKBĐ tại Công ty.. 25 1.3.1. Môi trường kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của Nhà nước…………… 25 1.3.2. Khách hàng và các đối thủ cạnh tranh……………………………………... 27 1.3.3. Các nhân tố thuộc về Công ty……………………………………………….. 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN….………………………… 30 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện…. 30 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện.. 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện…………............. 34 2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động kinh doanh của Công ty…………. 36 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Dịch vụ TKBĐ………………….. 39 2.2.1. Kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty…………………………………. 39 2.2.2. Hoạt động huy động vốn của Công ty………………………………………. 40 2.2.3. Công ty TKBĐ với việc sử dụng vốn………………………………………... 42 2.2.4. Kết quả hoạt động của Công ty……………………………………………… 46 2.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty…………………………………………. 50 2.3. Nhận xét qua nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty……. 55 2.3.1. Kết quả đạt được……………………………………………………………... 55 2.3.2. Hạn chế, nguyên nhân……………………………………………………….. 55 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN………………… 60 3.1. Phương hướng phát triển của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện……….. 60 3.1.1. Môi trường phát triển……………………………………………………….. 60 3.1.2. Định hướng phát triển của TKBĐ………………………………………….. 61 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện……………………………………………………………… 62 3.2.1. Đa dạng hóa dịch vụ…………………………………………………………. 62 3.2.2. Đưa ra mức lãi suất huy động hợp lý………………………………………. 64 3.2.3. Tăng cường hiệu quả đầu tư………………………………………………… 64 3.2.4. Giảm thiểu chi phí quản lý và hoạt động kinh doanh……………………… 65 3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Công ty……………………………. 67 3.2.6. Kế hoạch phát triển dịch vụ…………………………………………………. 69 3.2.7. Phương hướng phát triển kinh doanh………………………………………. 70 3.3. Đề xuất các điều kiện, tiền đề để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty………………………………………………… 71 3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động của Dịch vụ TKBĐ ở Việt Nam………………………………………………………………….. 71 3.3.2. Xây dựng cơ chế chính sách hợp lý đối với hoạt động TKBĐ…………….. 72 3.3.3. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cần quan tâm hơn nữa đến TKBĐ……………………………………………………………………… 72 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….. 76 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP…………………………………………. 77 LỜI CAM ĐOAN Tên em là : Nguyễn Thị Lam Lớp : Quản trị kinh doanh thương mại Khóa : K38A Hệ : Tại chức Trường  : Đại học Kinh tế Quốc dân Trong thời gian thực tập theo qui định của nhà trường, em thực tập tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Em chọn đề tài: Hiệu quả kinh doanh của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện – Thực trạng và giải pháp Em xin cam đoan những nội dung trong chuyên đề này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS Đặng Đình Đào và hoàn toàn không sao chép chuyên đề Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Lam LỜI MỞ ĐẦU Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ) là loại hình dịch vụ ngân hàng mới ở Việt Nam với chức năng huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư thông qua mạng lưới Bưu chính viễn thông công cộng nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chủ trương của Chính phủ. Sau gần mười năm đi vào hoạt động, TKBĐ đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng theo chủ trương phát huy nội lực, góp phần vào sự ổn định chung của hệ thống tài chính quốc gia, góp phần nâng cao tính cạnh tranh giữa các chủ thể huy động tiền gửi. Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện là thực hiện chuyển vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển) theo kế hoạch, trong khi đó hoạt động huy động lại thực hiện trên thị trường như các tổ chức tín dụng khác, đồng thời TKBĐ chủ yếu là huy động ngắn hạn nhưng lại cho vay trung hạn nên có tình trạng mất cân đối giữa huy động và sử dụng vốn. Lãi suất huy động tiết kiệm bưu điện do Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT)) quy định phù hợp với lãi suất thị trường, phù hợp với mặt bằng lãi suất của từng thời điểm trong khi lãi suất Ngân hàng Phát triển trả cho Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở lãi suất trái phiếu kho bạc Nhà nước cùng loại, cùng thời kỳ và có giá trị đến hết kỳ hạn cho vay. Công ty Dịch vụ Tiết kiệm gặp phải hàng loạt các khó khăn trong việc cân đối giữa vốn huy động và cho vay, vừa đảm bảo đủ kế hoạch vừa bù đắp được chi phí và có lãi. Thực tế trong thời gian hoạt động vừa qua, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là rất thấp. Đồng thời Công ty cũng phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn về lãi suất. Chuyên đề này được thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện trong thời gian qua. Tập trung phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Dịch vụ TKBĐ cũng như đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Dịch vụ TKBĐ. Trong thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Phòng Tổ chức – Hành chính, Kế toán thống kê tài chính và sự hướng dẫn nhiệt tình của GS.TS Đặng Đình Đào đã giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG 1.1. Các hoạt động chủ yếu của Tổ chức tài chính phi ngân hàng Khái niệm Tổ chức tài chính phi ngân hàng Tuy các ngân hàng là một tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch nhất, nhưng không phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, vay một món trả dần của một công ty tài chính để mua một xe hơi mới, hoặc mua một số cổ phiếu qua sự giúp đỡ của một người môi giới, chuyển nhanh một khoản tiền qua dịch vụ tiết kiệm bưu điện... Trong mỗi vụ giao dịch này bạn đang giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tổ chức tài chính phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Các tổ chức này bao gồm: Công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty đầu tư… và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. 1.1.2. Hoạt động chủ yếu của các Tổ chức tài chính phi ngân hàng 1.1.2.1. Công ty Bảo hiểm Hàng ngày chúng ta đối mặt với khả năng xảy ra những tai họa nào đó, chúng có thể đưa đến các tổn thất tài chính lớn. Tiền thu nhập của một cặp vợ chồng có thể mất đi do cái chết hoặc bệnh tật. Một tai nạn xe hơi có thể phải sửa chữa tốn kém hoặc các chi phí cho người bị thương. Bởi vì tổn thất tài chính do những khủng hoảng có thể là rất lớn so với các nguồn tài chính của chúng ta, để bảo vệ chính bản thân chúng ta cần mua một hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng đó sẽ thanh toán cho chúng ta một khoản tiền nếu các sự kiện tai họa xảy ra. Các công ty bảo hiểm sinh mạng chuyên môn hóa trong việc bán các hợp đồng bảo hiểm chu cấp thu nhập nếu một cá nhân bị chết, bị mất năng lực vì bệnh tật, hay về hưu. Do đối tượng bảo hiểm và cách thức bảo hiểm khác nhau nên công ty bảo hiểm chia thành hai loại: các công ty bảo hiểm sinh mạng, các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn. Các nguyên tắc quản lý bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm tương tự như các ngân hàng, thực hiện kinh doanh trung gian tài chính chuyển một dạng từ tài sản này thành một dạng khác cho công chúng. Các công ty bảo hiểm sử dụng các phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào các tài sản có, ví dụ như các trái khoán, các cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác; rồi từ những tài sản có này được dùng thanh toán cho những khiếu nại đòi bồi thường theo các hợp đồng đã bán. Thực tế, các công ty bảo hiểm chuyển các tài sản có, ví dụ như các trái khoán, các cổ phiếu và các món vay thành các hợp đồng bảo hiểm, việc đó tạo ra nhiều dịch vụ (ví dụ, dàn xếp khiếu nại bồi thường, các chương trình tiết kiệm, các đại lý bảo hiểm tin cậy). Nếu quá trình sản xuất chuyển đổi tài sản của một công ty bảo hiểm cung cấp có hiệu quả cho khách hàng của mình những dịch vụ bảo hiểm xứng đáng với giá hạ và nếu nó thu được lợi tức cao trong các vụ đầu tư của mình thì nó sẽ tạo ra lợi nhuận; còn nếu không thì nó sẽ chịu tổn thất. Trong trường hợp một hợp đồng bảo hiểm, rủi ro đạo đức xảy ra khi có bảo hiểm sẽ khuyến khích bên được bảo hiểm mang lấy rủi ro, việc này làm tăng khả năng của một vụ thanh toán bảo hiểm. Ví dụ, một cá nhân có bảo hiểm mất trộm ban đêm, có thể họ không thực hiện nhiều biện pháp đề phòng để ngăn ngừa mất trộm, bởi vì đã có công ty bảo hiểm đền bù cho người đó phần lớn các tổn thất nếu người đó bị mất trộm. Chọn lựa đối nghịch xảy ra khi những người dễ nhận được nhất các tiền bảo hiểm lớn là những người muốn mua bảo hiểm nhất. Ví dụ, một người đang bị một chứng bệnh khó qua khỏi sẽ muốn mua hợp đồng bảo hiểm y tế sinh mạng lớn nhất có thể có; vì thế công ty bảo hiểm này bị đặt trước những tổn thất tiềm ẩn to lớn. Cả lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đều có thể đưa đến các tổn thất lớn cho các công ty bảo hiểm bởi vì chúng tạo ra những khoản thanh toán cao cho các khiếu nại đòi bảo hiểm. Do đó việc làm tối thiểu hóa lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức để giảm các khoản thanh toán này là một mục tiêu cực kỳ quan trọng đối với các công ty bảo hiểm và mục tiêu này giải thích một loạt các phương thức thực hành bảo hiểm. Tóm lại để công việc quản lý có hiệu quả, đòi hỏi một số biện pháp thực hành: tập hợp thông tin và sàng lọc những người có xu thế mua bảo hiểm các phiếu bảo hiểm dựa trên cơ sở rủi ro, các điều khoản hạn chế việc ngăn ngừa gian lận, hủy bỏ bảo hiểm, các khoản khấu trừ, đồng bảo hiểm, và những mức giới hạn đối với số tiền bảo hiểm. Tất cả những phương thức thực hành này dùng để giảm rủi ro đạo đức và chọn lựa đối nghịch. Nghiệp vụ cơ bản của công ty bảo hiểm gồm: Khai thác vốn dưới hình thức thu phí bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm có thể là cá nhân, tổ chức tham gia đóng phí có quyền được nhận bồi thường khi xảy ra các rủi ro. Phí bảo hiểm là số tiền người tham gia bảo hiểm đóng góp cho người bảo hiểm về các đối tượng bảo hiểm. Sử dụng vốn để đầu tư hoặc tài trợ vào lĩnh vực nào đó. Do có sự không ăn khớp về mặt thời gian giữa hoạt động thu bảo hiểm (trên cơ sở hợp đồng) và chi bảo hiểm (khi rủi ro thực tế xảy ra) nên đã tạo ra các quỹ dự trữ lớn mà các tổ chức bảo hiểm có thể sử dụng để đầu tư, cho vay. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động bảo hiểm rất rộng và đa dạng, không chỉ về hình thức mà kể cả tổ chức bảo hiểm. Ngoài các tổ chức bảo hiểm độc lập, các công ty lớn hoặc tập đoàn kinh tế thường hình thành công ty bảo hiểm trực thuộc nhằm bành trướng thị trường tài chính. Thông thường mô hình công ty bảo hiểm thuộc các tổng công ty nhà nước được tổ chức dưới dạng công ty bảo hiểm cổ phần. Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hiện nay là một ví dụ. 1.1.2.2. Công ty Tài chính Các công ty tài chính thu vốn bằng cách phát hành thương phiếu hoặc cổ phiếu và trái khoán và dùng tiền thu được để cho vay (thường là các món tiền nhỏ) đặc biệt thích hợp với các nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Quá trình trung gian tài chính của các công ty tài chính có thể được mô tả bằng cách nói rằng họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ - một quá trình hoàn toàn khác với quá trình của những ngân hàng thương mại, các ngân hàng này phát hành các món tiền gửi với số lượng tiền nhỏ và sau đó thường cho vay với món tiền lớn. Công ty tài chính là một tổ chức tài chính trung gian mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là: Huy động vốn từ các nguồn: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá; vay của tổ chức tài chính, tín dụng; tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân. Cho vay chủ yếu trung và dài hạn. Việc huy động vốn của công ty tài chính trước hết đáp ứng cho hoạt động của công ty mẹ và các công ty con; phần còn lại mới cho vay trên thị trường. Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê và thuê mua; Cầm cố các loại hàng hoá, vật tư, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và các vật bảo đảm khác; Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vàng, bạc, đá quý, mua bán, chuyển nhượng chứng khoán ... Hình thức khá phổ biến của công ty tài chính là: Công ty tài chính người tiêu dùng và công ty tài chính kinh doanh - Công ty tài chính người tiêu dùng có chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với người mua hàng của công ty mẹ. Cách cho vay chủ yếu là cho vay thanh toán chậm thông qua hợp đồng mua hàng trả góp. - Công ty tài chính kinh doanh chủ yếu cung cấp các khoản tín dụng đặc biệt cho các thành viên của Công ty mẹ thông qua hai dạng: • Cấp tín dụng bằng tiền từ nguồn vốn huy động. • Cấp tín dụng bằng cách mua những hóa đơn nợ (còn gọi là bao thanh toán). Số tiền cho vay bằng số tiền trên hoá đơn nợ trừ đi phần chiết khấu của công ty tài chính. Khi hoá đơn nợ đến hạn thanh toán, công ty tài chính đòi nợ người mua. 1.1.2.3. Công ty cho thuê tài chính Công ty cho thuê tài chính là một loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng có nội dung kinh doanh thường xuyên là cho thuê tài chính. Nhưng cho thuê tài chính ở đây không phải cho thuê vốn bằng tiền mà cho thuê vốn dưới hình thức tài sản (máy móc và các động sản). Thông thường thời hạn cho thuê tài sản bằng 60 - 70% thời gian hữu dụng của tài sản, nên về bản chất, cho thuê tài chính là nghiệp vụ cấp tín dụng trung và dài hạn của công ty cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp. Tuy hoạt động của công ty cho thuê tài chính giữa các nước có khác nhau nhưng điểm cơ bản giống nhau là: - Không được nhận tiền gửi của khách hàng. - Được vay vốn của các trung gian tài chính và phát hành giấy nợ để huy động vốn trên thị trường. Mặc dù mới ra đời từ năm 1952 ở Mỹ, nhưng hoạt động trung gian tài chính của công ty cho thuê tài chính đã được đánh giá cao ở nhiều nước phát triển và đang phát triển từ những năm của thập kỷ 70. Ngày nay, các công ty cho thuê tài chính, thường được hình thành từ các ngân hàng thương mại, tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tế dưới nhiều hình thức sở hữu về vốn. 1.1.2.4. Quỹ Đầu tư Quỹ đầu tư là một trung gian tài chính vì nó là một tổ chức nhận tiền của các nhà đầu tư nhỏ và thay mặt họ đem tiền đó đi đầu tư. Các nhà đầu tư nhỏ không chỉ là dân chúng, mà bất kỳ doanh nghiệp và tổ chức nào khác. Do đặc điểm góp vốn như vậy nên quỹ đầu tư được coi như công ty đầu tư cổ phần. Sau khi phát hành cổ phần bán cho cổ đông để hình thành vốn hoạt động, quỹ đầu tư tiến hành dùng vốn của mình để đầu tư dài hạn thông qua mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh và đầu tư vào các chứng khoán khác với mục đích lợi nhuận. Nhưng cổ đông của quỹ đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu, trái phiếu mua bán hàng ngày mà họ hưởng phần lợi tức chia sẻ do một quá trình đầu tư, mua bán chứng khoán của quỹ đầu tư đưa lại. Ưu thế của quỹ đầu tư là khả năng đầu tư đa dạng do hợp vốn của nhiều người, trình độ quản lý chuyên nghiệp và cổ phần góp vốn vào quỹ có tính thanh khoản cao. Trên thế giới không ít tập đoàn kinh tế hình thành các mô hình quỹ đầu tư khác nhau. Việc hình thành các quỹ đầu tư của họ không chỉ để thực hiện chiến lược kinh doanh đa lĩnh vực mà bản thân tập đoàn kinh tế thường đủ khả năng cho sự ra đời mô hình quỹ đầu tư. 1.1.2.5. Quỹ Tiết kiệm và cho vay Quỹ tiết kiệm và cho vay được tổ chức dưới dạng hiệp hội hoặc hội. Nguồn vốn cho vay của quỹ chủ yếu là lượng tiền gửi của thành viên và một phần vay từ chính quyền địa phương và các tổ chức khác. Nguyên tắc cho vay của quỹ như sau: - Chỉ thành viên của quỹ mới được vay từ quỹ. - Định kỳ mỗi thành viên phải đóng vào quỹ một khoản tiền nhất định và được hưởng lãi tiền gửi. - Tổng số tiền huy động được từng định kỳ sẽ được quỹ cho vay “xoay vòng” các thành viên trên nguyên tắc đấu giá lãi suất cho vay không thấp hơn mức lãi tiền gửi. Thành viên vay vốn từ quỹ phải thế chấp nhà hoặc tài sản khác. Quỹ tiết kiệm và cho vay thuộc các hiệp hội hoặc hội là mô hình ngân hàng tương trợ của người lao động, nó đã xuất hiện tại nhiều nước cách đây hàng thế kỷ. Ở Việt Nam hiện nay, các quỹ tín dụng Hội nông dân, quỹ tiết kiệm và cho vay của Hội phụ nữ, tuy cách thức hoạt động không hoàn toàn giống, nhưng nó thuộc dạng này. 1.1.2.6. Quỹ tín dụng Quỹ tín dụng là loại hình sở hữu tập thể, các thành viên của quỹ tham gia góp vốn dưới hình thức cổ phần. Khi cần vốn họ được vay từ quỹ. Trước thập niên 80, các khoản cho vay của quỹ tín dụng được thực hiện dưới hình thức tín dụng ngắn hạn. Sau năm 1980, ở một số nước, nhất là ở Mỹ, điều luật điều chỉnh hoạt động tiền tệ có một số nới lỏng và quỹ tín dụng được cho vay trung và dài hạn. ở Việt Nam, loại hình hợp tác xã tín dụng trước đây chính là quỹ tín dụng, nhưng do phần lớn hợp tác xã tín dụng hoạt động như một ngân hàng đã dẫn đến đổ vỡ. Loại hình quỹ tín dụng nhân dân ngày nay được hình thành trên cơ sở giải quyết các tồn đọng của loại hình hợp tác xã tín dụng trước đây nhưng chưa đúng tính chất của mô hình quỹ tín dụng trên thế giới. 1.1.2.7. Công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính phi ngân hàng thực hiện kinh doanh chứng khoán Hoạt động chủ yếu: Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng; Mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của mình, buôn bán chứng khoán cho chính mình để hưởng chênh lệch giá (thương gia chứng khoán); Phân tích, đánh giá giá trị các loại chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư thực hiện việc mua bán chứng khoán có hiệu quả (tư vấn đầu tư chứng khoán); Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát hành; Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Nhờ có công ty chứng khoán mà các cổ phiếu, trái phiếu của Chính phủ, công ty được lưu thông, buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán. Qua đó, một số lượng vốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ những nguồn vốn lẻ tẻ, phân tán trong dân chúng được tập hợp lại. 1.1.2.8. Hệ thống Tiết kiệm Bưu điện Nhìn chung cho đến nay, trên thế giới các hình thức hoạt động của các trung gian tài chính với sự có mặt của Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ) ngày càng trở thành phổ biến. Hơn nữa, gần đây xuất hiện trào lưu ngân hàng đa năng đã làm cho ranh giới giữa NHTM và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nói chung đôi khi không dễ phân định, bởi sự "dung hợp" hết sức chặt chẽ và tinh vi giữa chúng. Hiện tại chưa có một định nghĩa nào thật chuẩn xác cho Dịch vụ TKBĐ trên thế giới. Tuy nhiên ta có thể hiểu như sau: Quá trình trung gian tài chính của Dịch vụ TKBĐ có thể mô tả bằng cách nói rằng họ vay những món tiền tiết kiệm nhỏ, lẻ từ dân cư nhưng thường cho Chính phủ vay những món tiền lớn và dài hạn, bên cạnh đó Dịch vụ TKBĐ cũng bao gồm các dịch vụ bổ trợ như thanh toán, chuyển tiền. Thông qua mạng lưới các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông rộng khắp mà không một Ngân hàng nào có thể so sánh được, Dịch vụ TKBĐ có điều kiện tiếp cận với mọi nguồn tiền nhàn rỗi kể cả nhỏ bé nhất để biến thành vốn đầu tư của Chính phủ. Với bề dầy về kinh nghiệp huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, Dịch vụ TKBĐ thật sự trở thành một kênh huy động quan trọng cho Ngân sách quốc gia trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cũng như việc bình ổn thị trường tài chính tiền tệ của quốc gia. Là một trung gian tài chính, Dịch vụ TKBĐ giống như NHTM ở góc độ huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của dân cư để tiến hành cho vay, cung ứng một số dịch vụ thanh toán, nhưng Dịch vụ TKBĐ khác NHTM ở góc độ chỉ huy động tiền tiết kiệm của dân cư mà không được huy động tiền gửi của tổ chức, được cung ứng một số dịch vụ thanh toán mà không được cung ứng toàn bộ các dịch vụ thanh toán; khi cho vay thường Dịch vụ TKBĐ tập trung cho vay trung và dài hạn và cho Chính phủ vay là chủ yếu. Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình thực tiễn của từng quốc gia, đặc biệt là đối với các Quốc gia có nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định, do yêu cầu mở rộng phạm vi hoạt động nên Dịch vụ TKBĐ nói riêng và các trung gian tài chính phi ngân hàng khác nói chung đều muốn mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ của mình để phục vụ khách hàng được nhiều hơn dẫn đến sự phân chia giữa chúng ngày càng mờ nhạt dần và không còn rõ rệt nữa. Sự tách biệt cũng như sự đan xen cạnh tranh lẫn nhau về nghiệp vụ, nội dung và phạm vi hoạt động của chúng có nhiều mặt tích cực, nhưng cũng có những hạn chế, tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, tuỳ theo sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc thù của mỗi quốc gia, Chính phủ mỗi nước thường can thiệp vào việc thiết lập Dịch vụ TKBĐ nói riêng và các trung gian tài chính khác nhằm qui định giới hạn, nội dung và phạm vi hoạt động của mỗi loại trung gian tài chính nhằm phát huy cao nhất thế mạnh của mỗi loại trong hệ thống tài chính quốc gia. Như ở Mỹ hiện nay, một số tổ chức tài chính phi ngân hàng có thể làm gần hết các chức năng của ngân hàng, vì vậy, các tổ chức phi ngân hàng này còn được gọi là "Ngân hàng phi Ngân hàng" (non-bank bank). Còn ở Pháp, Luật Ngân hàng ban hành năm 1984 định nghĩa một tổ chức tín dụng là một định chế đảm nhận ít nhất một trong ba hoạt động ngân hàng sau đây: nhận tiền gửi từ công chúng; cung cấp tín dụng và cung ứng những phương tiện chi trả khác như séc du khách, hối phiếu ngân hàng, thẻ tín dụng... Các tổ chức Tiết kiệm Bưu điện trên thế giới Trên thế giới việc huy động tiền tiết kiệm nói chung và thông qua hệ thống Bưu điện nói riêng được coi là một bộ phận quan trọng hệ thống tài chính quốc gia. Hiện đã có 107 tổ chức tiết kiệm thuộc 87 nước trên thế giới tham gia Hiệp hội ngân hàng tiết kiệm thế giới (WSBI) trong đó có nhiều thành viên (khoảng 60 thành viên, trong số đó có cả TKBĐ Việt nam 5/2002 ) đã và đang nằm trong hệ thống Bưu điện. Thật vậy, việc Bưu điện làm nhiệm vụ huy động tiền tiết kiệm trên thế giới đã trở nên rất phổ biến. Tiêu biểu là một số nước như sau: Tiết kiệm Bưu điện Nhật Bản Tiết kiệm bưu điện Nhật Bản ra đời từ rất sớm (1875), trước cả sự ra đời của các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung ương (1876). Dịch vụ này được Chính phủ giao cho ngành Bưu điện Nhật quản lý và cung cấp nhằm - Cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản một cách công bằng đến mọi người dân trên khắp đất nươớc thông qua việc cung cấp “một phương tiện đơn giản và an toàn cho các khoản tiết kiệm nhỏ”. - Tạo ra một kênh huy động vốn mới bên cạnh các kênh huy động của các Ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian khác. - Tạo nguồn cho đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm cải thiện chất lơượng cuộc sống nhân dân. - Tạo ra công cụ hỗ trợ các chính sách của Chính phủ: Công cụ phục vụ đối tượng chính sách: Tiết kiệm hưu trí, Công cụ hỗ trợ chính sách đối ngoại: Tiết kiệm cho hoạt động Tình nguyện quốc tế Dịch vụ TKBĐ đã thực sự trở nên phổ cập với người dân Nhật Bản: 96% người dân Nhật sử dụng dịch vụ TKBĐ và lượng tiền gửi của dân chúng vào hệ thống TKBĐ thường xuyên chiếm 1/3 tổng lượng tiền gửi của các Ngân hàng và định chế tài chính khác. Năm 2003 sẽ chuyển Dịch vụ TKBĐ sang hoạt động như một công ty Nhà nước hoạt động độc lập (Cơ chế tự đầu tư toàn bộ) Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc Quá trình hình thành tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc - Năm 1919: Bắt đầu triển khai dịch vụ huy động tiết kiệm từ dân cư. - Năm 1953: Tạm dừng dịch vụ do một số nguyên nhân. - Năm 1986: Triển khai trở lại dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Kể từ đó đến nay các dịch vụ không ngừng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ, trở thành một kênh huy động vốn lớn ở Trung Quốc chỉ đứng sau 4 Ngân hàng thương mại chiếm khoảng 6,8 % thị phần huy động (2000) TKBĐ Trung Quốc được hoạt động theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư hướng đẫn của NHNN, Bộ Tài chính và của Bưu chính Trung Quốc. Tiền tiết kiệm huy động được sẽ được chuyển cho NHNN. NHNN trả lãi suất tiền gửi cho Bưu điện (thường lãi suất này nhỏ hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ). Chênh lệch giữa lãi suất do NHNN trả và lãi suất trả cho dân được tính là doanh thu của TKBĐ (năm 2000 là vào khoảng 2,54%). Doanh thu TKBĐ còn bao gồm cả cước phí dịch vụ khác và phí hoa hồng đại lý. TKBĐ Trung Quốc được giữ 1 % số dư tiền gửi dân cư để làm dự trữ chi trả. TKBĐ có vai trò trong việc huy động vốn tiết kiệm cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tạo thêm các dịch vụ thuận tiện cho người dân. Tiết kiệm Bưu điện Philipines Ngân hàng Tiết kiệm Philipines ra đời ngày 21/07/1994, ngân hàng hoạt động nhằm huy động tiền gửi tiết kiệm và hỗ trợ cho các doanh nghiệp ở nông thôn vay thông qua các dịch vụ tài chính ngân hàng. Với mạng lưới 2.917 bưu cục trên khắp đất nước Philipines, ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng khác. Bên cạnh dịch vụ tiết kiệm Bưu điện truyền thống như tiết kiệm có kỳ hạn, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trả tiền lương, các dịch vụ tài khoản chuyển tiền tự động…, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Philipines còn cung cấp dịch vụ chuyển tiền đặc biệt. Ngân hàng Tiết kiệm Singapore Ngân hàng Tiết kiệm Singapore thành lập từ năm 1877 với mục đích nâng cao tinh thần tiết kiệm và huy động tiết kiệm trong dân để hỗ trợ cho quỹ phát triển quốc gia. Đến năm 1990, Ngân hàng lấy tên giao dịch là Postbank. Postbank là ngân hàng lớn nhất Singapore tính về số lượng khách hàng cũng như số lượng các chi nhánh và mạng lưới ATM. Cuối năm 1995, Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới với 136 chi nhánh, 660 máy ATM (Posbcash), 144 máy Self-service Passbook Updating , 38 máy Self-service Interative Bankinh Terminals. Ngoài các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm truyền thống, Ngân hàng Tiết kiệm Singapore còn cung cấp dịch vụ tiết kiệm Giro, các dịch vụ chuyển tiền, chuyển khoản… Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Thuỵ Sỹ Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Thuỵ Sỹ được thành lập vào ngày 01/01/1849 với chức năng cung cấp cho người dân các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, chuyển tiền, bảo hiểm nhân thọ…. Hàng năm, Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Thuỵ Sỹ thực hiện 826 triệu giao dịch thanh toán và quản lý 2,57 triệu tài khoản. Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Thuỵ Sỹ hoạt động cung cấp dịch vụ tại gần 3.000 bưu cục và 6 trung tâm hỗ trợ khách hàng về dịch vụ tài chính bưu chính. Ngoài ra, trên thế giới còn nhiều nước triển khai dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện rộng rãi và thành công như Pháp, Thái Lan…. Qua nghiên cứu Dịch vụ TKBĐ ở một số nước chúng ta cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để phát triển của Dịch vụ TKBĐ ở Việt Nam. Đó là tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ. Các hoạt động của Dịch vụ TKBĐ chỉ được tiến hành trong khuôn khổ của các văn bản pháp luật được soạn thảo một cách kỹ càng và thận trọng. Khi các luật còn để các khoảng trống thì cần phải có các quy chế hướng dẫn cụ thể và bù đắp những phần Luật chưa điều chỉnh tới. Thường xuyên nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ trong một xu thế hội nhập với kinh tế thế giới. Thêm vào đó, chúng ta cần nâng cao tính độc lập chủ động của Dịch vụ TKBĐ, đây là xu hướng chung của dịch vụ TKBĐ ở các nước. Trên cơ sở lý luận chung, thực tiễn ở các nước, với điều kiện thực tế ở Việt Nam, chúng ta cần đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện và phát triển Dịch vụ TKBĐ ở Việt Nam. 1.1.3.Vai trò của Tổ chức tài chính phi ngân hàng Cũng như các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng với nhiều loại hình khác nhau vừa đóng vai trò là trung gian tài chính, vừa góp phần đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Sự góp mặt của các tổ chức này vào hệ thống tài chính đã mang lại những tác động thiết thực hữu ích. - Kích thích và tập trung các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, lẻ. Nguồn vốn tiết kiệm của cá nhân, gia đình được tạo ra nhờ có sự vượt trội giữa thu nhập với chi phí hiện tại. Người có tiền tiết kiệm luôn có ý thức dùng nó để dự phòng, để sinh lãi. Vì vậy họ đem số tiền đó để cho vay và các tổ chức tài chính là nơi tương đối an toàn cung cấp các dịch vụ tài chính sinh lợi. Ngoài các ngân hàng thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng với mạng lưới rộng lớn, với sự linh hoạt trong hoạt động đã tập trung được các nguồn tiết kiệm. Đặc biệt là các món tiền nhỏ, lẻ để đưa vào thị trường tài chính. Khi cần tăng cường huy động vốn, họ gửi tín hiệu đến người tiết kiệm dưới hình thức lãi suất cao hơn và điều này sẽ khuyến khích các gia đình giảm bớt tiêu dùng tăng cường tiết kiệm để cho vay. - Tạo ra các cơ hội đầu tư sinh lời cho cá nhân. Bản thân mỗi cá nhân không thể dễ dàng làm lợi từ chính món tiền của mình. Món tiền đó có thể là quá nhỏ, đầu tư trực tiếp không những rủi ro cao mà phí giao dịch thì quá lớn. Việc đăng ký các thủ tục kinh doanh quá phiền hà, nhờ có các tổ chức tài chính phi ngân hàng các cơ hội đầu tư cho cá nhân tăng lên. Nguồn lợi sẽ mang lại cho cả hai nhờ tính kinh tế do quy mô, nhờ sự phân tán rủi ro do đa dạng hóa và nhờ việc giảm phí giao dịch trong tổng thể. - Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và làm xuất hiện nhiều tiến bộ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Đầu tư cho vay và một chức năng sinh lợi của các các tổ chức tài chính. Các tổ chức tài chính cung cấp tín dụng để hỗ trợ cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ, tài trợ cho đầu tư, xây dựng nhà cửa, xa lộ, cầu cống và ._.những công trình kiến trúc khác, đầu tư để mua máy móc thiết bị và kết quả là làm tăng của cải xã hội, tạo ra mức sống cao hơn cho mỗi cá nhân, gia đình. Sự tham gia của ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng làm cho đầu tư thêm sôi động, làm tăng tính cạnh tranh, giảm giá vốn và thúc đẩy sự ra đời nhiều tiến bộ tài chính mới. Những năm gần đây, do xuất hiện nhiều loại hình trung gian tài chính mới nên các sản phẩm tài chính càng trở lên đa dạng hơn. Áp lực cạnh tranh trong hệ thống đã làm cho chất lượng phục vụ được cải thiện, giá vốn đầu tư ngày càng giảm, tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng. Nếu như các ngân hàng đặc biệt chú trọng đến những khoản đầu tư ở những doanh nghiệp lớn thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạo ra nguồn đầu tư chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho các cá nhân, gia đình. Mỗi loại hình có thế mạnh riêng nhưng tất cả đều góp phần tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội. - Đáp ứng các nhu cầu khác nhau của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tổng việc bảo vệ và đầu tư tài chính. Trong cuộc sống thường nhật, rủi ro luôn là nguy cơ đối với tất cả chúng ta. Rủi ro xảy ra làm tổn thất tài chính vì vậy mọi người đều phải có dự phòng và tìm ra cách để bảo vệ tài chính. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng là nơi giúp chúng ta thực hiện vấn đề này. Họ cung cấp các hợp đồng bảo hiểm, các dịch vụ trả lương hưu… Trong hoạt động đầu tư, họ đáp ứng các nhu cầu về thông tin nếu chúng ta muốn hoặc nhận các ủy nhiệm nếu chúng ta cần. Với nhiều loại dịch vụ khác nhau nhưng tất cả đều nhằm mục đích bảo vệ tài chính, phân tán rủi ro cho mọi người. Đây là một khía cạnh đặc thù mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng cung cấp cho xã hội. Với sự kết hợp nhiều chức năng hoạt động, chắc chắn các tổ chức tài chính phi ngân hàng sẽ còn đi xa hơn nữa và ngày càng góp phần quan trọng vào tiến trình đối với kinh tế ở mọi quốc gia. 1.2. Hiệu quả hoạt động các Tổ chức tài chính phi ngân hàng 12.1. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Tổ chức tài chính phi ngân hàng Bất kỳ một tổ chức sản xuất kinh doanh nào cũng đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vì nó là một trong các nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức đó. Hiệu quả được định nghĩa là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Như vậy hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong một bối cảnh hay điều kiện xác định, đồng thời cũng xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu về hiệu quả. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn * Tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh khoản hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn) được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Tỷ số thanh khoản hiện thời = Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ số thanh khoản nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động khi tính toán. Tỷ số thanh khoản nhanh = Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn * Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động Tỷ số hoạt động tồn kho: để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty chứng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu Giá trị hàng tồn kho Kỳ thu tiền bình quân: tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Kỳ thu tiền bình quân = Giá trị khoản phải thu Doanh thu hàng năm/360 Vòng quay tài sản cố định: tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu Tài sản cố định ròng Vòng quay tổng tài sản: tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu Giá trị tổng tài sản * Tỷ số quản lý nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản: thường gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản Tỷ số nợ = Tổng nợ Giá trị tổng tài sản Tỷ số khả năng trả lãi: sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không, công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông Tỷ số khả năng trả lãi = Thu nhập trước thuế và lãi Chi phí lãi vay Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số khả năng trả nợ = Thu nhập trước thuế, lãi, khấu hao TSHH, khấu hao TSVH + Thanh toán tiền thuê Chi phí lãi vay + Nợ gốc + Thanh toán tiền thuê * Tỷ số khả năng sinh lợi - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông Doanh thu - Tỷ số sức sinh lợi cơ bản: tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính Tỷ số sức sinh lợi căn bản = Thu nhập trước thuế và lãi Tổng tài sản - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu * Tỷ số tăng trưởng - Tỷ số lợi nhuận tích lũy: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư. Do vậy nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Tỷ số lợi nhuận tích lũy = Lợi nhuận tích lũy Lợi nhuận sau thuế - Tỷ số tăng trưởng bền vững: tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận. Do vậy có thể xem tỷ số này phản ánh triển vọng tăng trưởng bền vững – tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại Tỷ số tăng trưởng bền vững = Lợi nhuận tích lũy Vốn chủ sở hữu * Tỷ số giá thị trường - Tỷ số P/E (Price/Earning Ratio): tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận của công ty Tỷ số P/E = Giá cổ phần Lợi nhuận trên cổ phần - Tỷ số P/C: tỷ số này ít phổ biến hơn tỷ số P/E nó chỉ sử dụng trong một số ngành mà giá cả cổ phiếu có quan hệ chặt chẽ với ngân lưu hơn là với lợi nhuận ròng Tỷ số P/C = Giá cổ phần Ngân lưu trên cổ phần - Tỷ số M/B: so sanh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu Tỷ số M/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): tỷ lệ này được đo bằng tỷ lệ hiệu số giữa thu từ lãi và chia cho lãi trên tổng tài sản. Tỷ lệ NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. 1.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện - Lợi nhuận sau thuế: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tuyệt đối của việc sử dụng vốn - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: chỉ tiêu này được đo bằng lợi nhuận sau thuế chi cho doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu - Hiệu suất vốn: thể hiện hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn để tạo ra doanh thu Hiệu suất vốn = Doanh thu thuần Tổng vốn bình quân - Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân - Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): tỷ lệ này được đo bằng tỷ lệ hiệu số giữa thu từ lãi và chia cho lãi trên tổng tài sản. Tỷ lệ NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. - Chênh lệch lãi suất bình quân: chỉ tiêu này được đo bằng thu từ lãi trên tổng tài sản sinh lời trừ đi tổng chi phí trả lãi chia cho tổng nguồn vốn phải trả. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả đối với hoạt động huy động và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện tại Công ty 1.3.1. Môi trường kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của nhà nước TKBĐ đã ra đời và phát triển lâu đời ở nhiều nước trên Thế giới và đặc biệt thành công ở một số nước châu Á như Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc. TKBĐ cho dù được cung cấp ở quốc gia hay vùng lãnh thổ nào thì cũng có cùng những mục tiêu như nhau: tạo kênh huy động vốn cho nguồn vốn đầu tư phát triển đất nước, cung cấp công cụ hữu hiệu cho người dân tiết kiệm đồng vốn nhỏ lẻ của mình và phát huy tối đa năng lực mạng lưới bưu cục của Bưu điện. Đối với một đất nước đang phát triển như Việt nam, vốn là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu cho phát triển kinh tế bên cạnh những nhân tố khác như công nghệ, nguồn nhân lực,…. Việc tạo ra một kênh thu hút vốn mới bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển của Chính phủ qua hệ thống bưu cục của Bưu điện đã đáp ứng được yêu cầu “phát huy nội lực” mà Đảng và Chính phủ đặt ra. Bên cạnh những lợi thế của ngành bưu điện như mạng lưới rộng khắp, gần dân, quen thuộc với mọi tầng lớp dân cư, TKBĐ còn mang tính phục vụ xã hội cao do chú trọng phát triển dịch vụ tài chính cho những người dân nông thôn, những người có thu nhập thấp, những đối tượng mà ngân hàng thường không chú ý đến. Với những ưu điềm nêu trên của TKBĐ ý tưởng cung cấp dịch vụ này ở Việt nam nhanh chóng nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng không ngừng đưa ra các dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng đặc biệt là các dịch vụ thanh toán nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng và do đó duy trì được sự trung  thành của khách hàng đối với ngân hàng, TKBĐ nếu không sớm có  những loại hình dịch vụ tiện ích, tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng khi đến với TKBĐ, hoạt động thu hút tiết kiệm trong các năm sắp tới chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Cơ chế hoạt động nhìn chung chưa được thuận lợi, các điều kiện khách quan như những biến động trên thị trường, những điều kiện chủ quan như kinh nghiệm quản lí điều hành đều còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều thách thức, nhưng trong những năm qua TKBĐ vẫn phát triển mạnh mẽ và đã hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Tiết kiệm Bưu điện thực sự trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu cho Chính phủ và ngày càng có uy tín với người dân. Tuy nhiên khi ngành tài chính ngân hàng đang có những bước phát triển vượt bậc, công nghệ và dịch vụ thay đổi từng ngày, TKBĐ cũng không thể đứng ngoài. Trong năm 2008, ngoài vấn đề về cơ chế được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển mới, bản thân TKBĐ cũng hướng tới một chiến lược phát triển mang tính cạnh tranh hơn. Khách hàng không chỉ đến các điểm giao dịch của Bưu điện để chỉ thực hiện một số các giao dịch cổ điển, thô sơ và thủ công như trước nữa, các bưu cục phải thực sự trở thành điểm giao dịch cộng đồng có khả năng cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ tài chính bán lẻ hiện đại, cần thiết cho đời sống thường nhật của người dân. TKBĐ cũng sẽ có mặt khắp nơi, phục vụ cho tất cả mọi người, từ thành thị đến nông thôn, từ công chức làm công ăn lương đến những người nông dân có thu nhập thất thường, tất cả đều sẽ là khách hàng của TKBĐ. Hiện Công ty đã được Chính phủ cho phép tham gia vào các dịch vụ khác như thẻ thanh toán (IC card), thanh toán qua điện thoại (telephone banking), thanh toán qua internet, dịch vụ thu hộ chi hộ 1.3.2. Khách hàng và các đối thủ cạnh tranh Chính nhờ vào sự tự tin ở chính mình, niềm tin tuyệt đối vào sự hiểu biết và thuỷ chung của khách hàng, cũng như tình cảm bấy lâu xã hội giành cho Bưu điện mà TKBĐ đã vượt qua được những cửa ải đầy thách thức năm 2008 vừa qua. TKBĐ tự hào và bước sang năm mới với một tầm vóc lớn hơn, cam kết tiếp tục được phục vụ khách hàng một cách thân thiện và thiết thực nhất. Về lĩnh vực Bưu chính, ngoài các dịch vụ truyền thống vẫn chiếm trọn niềm tin của khách hàng từ bấy lâu nay của VNPT, nhiều dịch vụ mới ứng dụng CNTT mạnh mẽ đưa vào khai thác đã được khách hàng chọn sử dụng và đánh giá cao, cả về mức độ tiện ích và giá cước hẫp dẫn. Hai trong số nhiều dịch vụ được nhắc đến nhiều là Datapost và EMS có công cụ định vị và tìm kiếm. Ngoài ra, mảng  tài chính Bưu chính đã phát triển vượt trội với Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện cùng cam kết "chìa khoá vàng trong tay bạn"  và "Gà đẻ trứng vàng cho khách hàng". Qua 10 năm cung cấp dịch vụ, đến nay đã có hơn 800 bưu cục cung cấp dịch vụ TKBĐ trên cả nước, thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư khoảng 43.000 tỷ đồng, chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển khoảng 6.200 tỷ đồng để đầu tư cho các công trình trọng điểm quốc gia. Với thục tục lập sổ tiết kiệm đơn giản, quy trình gửi tiền thuận tiện và giờ mở cửa giao dịch dài hơn ngân hàng, TKBĐ ngày càng hấp dẫn người gửi hơn cũng bởi nó thuộc nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch của Chính phủ. Cùng với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng như tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, gửi góp, rút từng phần, rút lãi định kỳ, tài khoản tiết kiệm cá nhân, bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ thanh toán qua tài khoản tiết kiệm cá nhân... TKBĐ cung cấp thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác, gọi chung là các dịch vụ tài chính bưu chính như các dịch vụ: Thanh toán; nhờ thu; nhờ trả; truy vấn tài khoản; thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động SMS và qua điện thoại (Telephone payment); gửi/rút tiền bằng thẻ thông minh (IC card)... đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tầm vóc mới và niềm tin khách hàng trọn gửi Đối thủ cạnh tranh 1.3.3. Các nhân tố thuộc về Công ty Mạng lưới: So sánh về lợi thế mạng lưới, TKBĐ có mạng lưới rộng khắp, phân bố đồng đều trên địa bàn cả nước và không ngừng mở rộng vùng phục vụ. Đây là ưu thế của bưu chính nếu như so sánh với một ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thành lập cho phép Bưu chính chấp nhận thanh toán đến từng bưu cục, tạo thuận lợi cho khách hàng do giờ mở cửa, sự thuận tiện của mạng lưới bưu cục phân bố trên khắp cả nước.   Vốn: Trong mô hình Tập đoàn, Bưu chính sẽ có thuận lợi về việc nhận được hậu thuẫn từ Tập đoàn cho việc cấp cho vốn điều lệ trên cơ sở quy định của Nhà nước (trong điều kiện hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO) đủ để bảo đảm cho Ngân hàng Bưu chính thành lập. Mức vốn dự kiến này (khoảng 1000 tỷ VNĐ) có thể hơn mức vốn điều lệ của các NHTM cổ phần nông thôn, NHTM cổ phần đô thị hiện nay. Hiện nay vốn điều lệ của TKBĐ được Tập đoàn cấp cho là 50 tỷ đồng Vốn điều lệ để giúp một NHTM có thể tồn tại và cạnh tranh trong giai đoạn Hội nhập theo tính toán của Vụ Chiến lược NH Nhà nước, khoảng 9000 tỷ đồng. Chính các NHTM nhà nước và các NHTM cổ phần đang phấn đấu để có được số vốn này bằng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau trong đó quan trọng nhất là tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty Dịch vụ TKBĐ là 50 tỷ VNĐ, để thành lập NH bưu chính có vốn điều lệ khoảng 1000 tỷ đồng (dự kiến), Bưu chính sẽ phải bổ sung khoảng 950 tỷ VNĐ. Như vậy, đây thực sự là thách thức không nhỏ với Bưu chính, khi mà đang cần nhiều vốn để hiện đại hoá mạng lưới của chính mình  Mạng lưới: Tuy có lợi thế mạng lưới bưu cục, tuy nhiên, Ngân hàng Bưu chính (nếu được thành lập), sẽ phải cạnh tranh thu hút khách hàng về bán kính phục vụ với tất cả các ngân hàng khác, chứ không chỉ một ngân hàng. Hiện nay, các NHTM nhà nước, NHTM cổ phần (đô thị và nông thôn), đều có mạng lưới các chi nhánh trên khắp cả nước. Trong khi các NH đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động, thì bưu chính sẽ gặp phải khó khăn khi gia nhập vào thị trường, thu hút khách hàng nếu như không có một chiến lược marketing hợp lý. Việc huy động tiền gửi tiết kiệm cũng sẽ gặp phải thách thức từ hơn 900 Quỹ tín dụng nhân dân. Việc các ngân hàng mở rộng bán kính phục vụ, phòng giao dịch, thành lập nhiều chi nhánh giao dịch tại các Tỉnh, thành trên cả nước, tăng cường các điểm chấp nhận thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động (ATM), cũng sẽ làm giảm ưu thế về thời gian mở cửa và bán kính phục vụ của NH bưu chính. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thực hiện nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh, thúc đẩy trang bị kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ khai thác dịch vụ. Đây chính là tiền đề để bắt kịp với nhu cầu thị trường, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ TIẾT KIỆM BƯU ĐIỆN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện Xu hướng cải cách bưu chính viễn thông hiện nay là tách kinh doanh bưu chính và viễn thông. Hiện nay chỉ còn 13% số nước trên thế giới đang duy trì kinh doanh bưu chính và viễn thông trong cùng một tổ chức. Thực tế cho thấy những nước có lĩnh vực bưu chính phát triển mạnh sau khi tách khỏi viễn thông như: Mỹ, Đức, Anh,... Dịch vụ Bưu chính thế giới ngày nay đã và đang vượt phạm vi thông tin, mở sang lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - bảo hiểm - thương mại. Việc cơ cấu lại dịch vụ bưu chính tạo ra nhiều dịch vụ bưu chính mới, vừa tạo công ăn việc làm cho số lao động quá đông đảo vừa tăng nhanh doanh thu để bưu chính có thể hạch toán độc lập tiến từ lỗ đến lãi, có tính chất đột phát. Đồng thời tiến trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày một mau lẹ đã thúc đẩy Tổng công ty Bưu chính – Viễn Thông Việt Nam cho ra đời Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Xuất phát từ nhu cầu góp phần ổn định đời sống nhân dân và tạo ra một lượng vốn trong nước đủ mạnh để thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hoá và hiện đại hoá, một trong các biện pháp hữu hiệu là đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền gửi tiền tiết kiệm, thành lập một hệ thống tiết kiệm quốc gia đủ mạnh nhằm thu hút vốn cho ngân sách Nhà nước. Hệ thống này phải có mạng lưới rộng khắp và được trang bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân gửi và rút tiền. Với những điều kiện sẵn có của mình Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam là đơn vị có khả năng thực hiện hiệu quả nhất nhiệm vụ trên. Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã sớm có nghiên cứu và thành lập Ban Đề án Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Năm 1999, Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện được thành lập theo Quyết định số 337/1999/QĐ-TCCB ngày 24/5/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Tuyên truyền). Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện có tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Postal Saving Service Company (VPSC), là doanh nghiệp Nhà nước - đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc VNPT, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Vốn điều lệ của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện do Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cấp hiện nay là 50 tỷ đồng. Trụ sở chính: Tầng 4 - 98 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội. Điện thoại: 04. 37555366 Fax: 04.37555337 Sau gần mười năm hoạt động, từ 1999 đến nay, Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện đã tạo được một kênh huy động vốn hiệu quả và ổn định. Với hệ thống bưu cục rộng khắp của VNPT, mạng lưới cung cấp các dịch vụ tiết kiệm bưu điện hiện đã triển khai đến trên 845 điểm bưu cục trên cả nước. Cùng với sự phát triển không ngừng của mạng lưới, của dịch vụ và số lượng khách hàng, nguồn vốn thu hút qua TKBĐ cũng không ngừng tăng lên, mỗi năm trung bình tăng thêm 2.000 tỷ đồng và số vốn chuyển giao cho Ngân hàng Phát triển do đó cũng tăng qua từng năm. Trước những biến động trên thị trường hoạt động thu hút vốn của TKBĐ năm 2003 có nhiều thăng trầm. Có những thời điểm do ảnh hưởng của thị trường nên thu ròng âm liên tục, nhưng do luôn theo sát và đánh giá chính xác tình hình cũng như việc duy trì dự trữ hợp lý nên cả năm hoạt động thu hút vốn đã đạt kết quả nhất định. Tổng số vốn thu hút năm 2003 là 8.100 tỷ đồng, chuyển cho Ngân hàng Phát triển là 1.800 tỷ đồng. Năm 2004 tổng số vốn huy động là 11.266 tỷ đồng, chuyển giao cho Ngân hàng Phát triển là 2.500 tỷ đồng. Năm 2005 đánh dấu sự trưởng thành của VPSC bằng sự hợp tác giữa VNPT và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Nam nhằm triển khai cung ứng dịch vụ bảo hiểm Nhân thọ của Prévoir Việt Nam tại các bưu cục có dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Điều này cho thấy sự phát triển đúng hướng của VNPT nói chung và VPSC nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng lưới bưu chính, đưa các dịch vụ tiết kiệm và thanh toán đến gần dân hơn, giảm lượng thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư. Thủ tướng Phan Văn Khải có Quyết định 270/QĐ-CP ký ngày 31/10/2005 cho phép Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) thuộc VNPT được tham gia sâu hơn nữa vào lĩnh vực ngân hàng. Trong đó sẽ được phép làm các dịch vụ gia tăng để hỗ trợ như: dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ rút tiền và dịch vụ nhờ thu nhận trả... Theo Quyết định này, VPSC vẫn có nhiệm vụ chính là huy động vốn cho các chương trình phát triển trọng điểm của Quốc gia, nhưng sẽ được phép làm các dịch vụ gia tăng để hỗ trợ như: dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ rút tiền và dịch vụ nhờ thu nhận trả, truy vấn tài khoản, thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động SMS và qua điện thoại (Telephone payment), gửi/rút tiền bằng thẻ thông minh (IC card)... Hiện nay rất nhiều ngành như điện, nước, điện thoại phải tổ chức lực lượng đến thu tiền tại nhà, gây lãng phí lao động xã hội, mất an toàn cho người đi thu và đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao. Với Quyết định này của thủ tướng, VPSC sẽ nhanh chóng triển khai các dịch vụ thanh toán. Khi đó, người có tài khoản TKBĐ có thể thanh toán tất cả các dịch vụ này bằng chuyển khoản, VPSC cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc huy động vốn. Năm 2006 và 2007 có thể đánh giá là những năm khó khăn đối với hoạt động của Công ty. Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thu hút vốn từ cá nhân đã ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút tiết kiệm. Thêm vào đó, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam lại tập trung trong quá trình chuyển đổi sang mô hình mới – Tập đoàn nên có nhiều sự xáo trộn trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của Công ty. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ CNV Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng số tiền huy động năm 2006 là 12.756 tỷ đồng; năm 2007 là 13.700 tỷ đồng. Năm 2008 được đánh giá là năm khó khăn nhất đối với Công ty dịch vụ TKBĐ trong gần 10 năm hoạt động vừa qua. Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động: những tháng đầu năm lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện các gói giải pháp kiềm chế lạm phát trong đó có việc tăng lãi suất cơ bản, thu hút tiền từ lưu thông về khiến cho lãi suất thu hút vốn và cho vay trên thị trường tăng lên rất cao, từ tháng 3/2008 đến tháng 7/2008, lãi suất huy động đã tăng lên gấp đôi, từ 9%/năm lên tới 18%/năm. Những tháng cuối năm tình hình lạm phát vừa cơ bản được kiềm chế thì nền kinh tế nước ta lại lâm vào khủng hoảng cùng với sự khủng hoảng của các nền kinh tế Thế giới. Lãi suất từ tháng 10/2008 bắt đầu đi xuống và mức lãi suất huy động trên thị trường đến cuối quí IV đã giảm khoảng 50-55% so với quí II. Những diễn biến phức tạp nêu trên của nền kinh tế và thị trường tài chính tiền tệ đã có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Huy động giảm sút nghiêm trọng, mức huy động ròng đạt mức thấp nhất từ trước đến nay (âm 1.300 tỷ đồng), mặc dù Công ty đã 15 lần điều chỉnh lãi suất tiền gửi cho phù hợp với diễn biến trên thị trường. Lượng tiền tiếp quĩ cho các BĐT tăng vọt, có ngày tiếp hơn 100 tỷ đồng. Số dư nợ huy động 31/12/2008 giảm 10% so với cùng kỳ năm 2007. Mặc dù lãi suất thu hút vốn năm 2008 ở mức cao - trung bình là 16,3%/năm, nhưng lãi suất chuyển vốn đối với hơn 3.000 tỷ đồng cho Ngân hàng phát triển (VDB) từ những năm trước vẫn chỉ ở mức 8,56%/năm. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc lỗ 66,6 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm của Công ty, vượt cả số vốn điều lệ 50 tỷ đồng và dự kiến cả năm số lỗ lên đến hơn 100 tỷ đồng. Như vậy, rõ ràng là tình hình kinh doanh của Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện trong năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của bản thân Công ty, sự hợp tác chặt chẽ của các Bưu điện tỉnh, thành phố tham gia cung cấp dịch vụ và sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Tập thể Lãnh đạo Công ty DVTKBĐ, Đảng bộ và Công đoàn Công ty đã nhận thức rõ nhiệm vụ nặng nề đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008, chủ động đề ra các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể, quyết tâm cùng toàn thể cán bộ CNV Công ty khắc phục khó khăn, cố gắng hoàn thành tốt các nhiệm vụ kinh doanh được Tổng công ty giao. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện Sơ đồ tổ chức Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế toán Thống kê Tài chính Phòng Thanh toán Đối soát Phòng Nghiệp vụ Phòng Kế hoạch Đầu tư Phòng Nghiên cứu Phát triển Phòng Tin học Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Cần Thơ Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh PHÓ GIÁM ĐỐC Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện áp dụng mô hình quản lý chức năng như sau: Ø Giám đốc: là người đứng đầu công ty, là đại diện pháp nhân của đơn vị theo điều lệ của công ty. Ban giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật. Ø Phó Giám đốc: thực hiện những công việc do Giám đốc giao phó hoặc ủy quyền, trợ giúp Giám đốc trong việc giám sát, đôn đốc hoạt động kinh doanh của Công ty. Ø Phòng Tổ chức Hành chính: là phòng chức năng giúp Giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý công tác tổ chức, nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, hành chính quản trị, quản lý công tác an ninh nội bộ, quân sự tự vệ; Giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và đối tác nước ngoài Ø Phòng Kế toán Thống kê Tài chính: là phòng chức năng giúp Giám đốc thực hiện việc quản lý công tác tài chính và thông tin kinh tế, công tác hạch toán kế toán thống kê. Ø Phòng Thanh toán Đối soát: đối soát chứng từ với các Bưu điện tỉnh Ø Phòng Nghiệp vụ: là phòng chức năng của Công ty giúp Giám đốc về nghiệp vụ các dịch vụ tài chính bưu chính, điều hành công việc nghiệp vụ hàng ngày trên mạng lưới khai thác dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện Ø Phòng Kế hoạch Đầu tư: là phòng chức năng của Công ty có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực: Xây dựng, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của Công; Quản lý, phân phối vật tư ấn phẩm và công cụ sản xuất phục vụ công việc kinh doanh của công ty; Thực hiện các công việc Marketing. Ø Phòng Nghiên cứu phát triển: là phòng chức năng của Công ty giúp Giám đốc trong việc: Xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư; Nghiên cứu đề xuất và xây dựng các phương án mở dịch vụ mới; Nghiên cứu đề xuất lãi suất tiền gửi Tiết kiệm Bưu điện, đầu tư vốn;. Ø Phòng Tin học: là phòng có chức năng tin học hóa các hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác của Công ty. Ø Các chi nhánh Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Nghệ An: có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Bưu chính. Kinh doanh các ngành nghề được Công ty giao phù hợp với quy định của Pháp luật và của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam. 2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động kinh doanh của Công ty Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện có nhiệm vụ thực hiện dịch vụ huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn nhằm bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước theo kế hoạch; cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua Bưu điện, thực hiện thanh toán chi trả trên tài khoản tiết kiệm Bưu điện và các dịch vụ tài chính Bưu điện khác. Là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc VNPT nên Công ty Dịch vụ TKBĐ có các đặc điểm của một thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty: Đó là Công ty được Tổng giám đốc giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với quy mô, nhiệm vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, số vốn được giao. Tổng giám đốc có quyền bổ sung vốn hoặc điều động vốn đã giao cho công ty để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, phục vụ của Tổng công ty. Công ty được chủ động bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế của công ty. Công ty được huy động vốn ngắn hạn và vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển theo uỷ quyền của Tổng giám đốc, đồng thời, công ty phải chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết và hợp đồng huy động vốn. Nguồn vốn tiết kiệm Bưu điện được giữ lại một phần (tối đa là 20% trên tổng số dư tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại mọi thời điểm) để chi trả thường xuyên, còn lại được chuyển giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng phát triển) sử dụng để cho vay vốn đối với các dự án đầu tư theo định hướng của Chính phủ và quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Trường hợp nguồn vốn sau khi đã chuyển cho Ngân hàng phát triển đủ theo kế hoạch và đảm bảo chi trả thường xuyên, nếu còn vốn được sử dụng để mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu công trình, trái phiếu do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam phát hành. Bộ Tài chính có trách nhiệm: hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thực hiện cơ chế chuyển giao, tiếp nhận, sử dụng và hoàn trả nguồn vốn tiết kiệm bưu điện giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ phát triển. Lãi suất huy động tiết kiệm bưu điện do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam uỷ quyền cho._. Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện 3.1.1. Môi trường phát triển * Chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Quan điểm của Đảng ta trong phát triển các dịch vụ tài chính, tiền tệ trong thời gian tới là “Mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đa dạng hoá các công cụ và hình thức tài chính tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch hoá với các chính sách kinh tế tài chính để định hướng và khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp tiết kiệm đầu tư kinh doanh. Hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng. ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích tạo thuận lợi và thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn, tín dụng cho sản xuất kinh doanh và đời sống chú trọng đến khu vực nông nghiệp nông thôn”. Như vậy, quan điểm chủ trương cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới đã nhấn mạnh rất cụ thể và rõ ràng sự phát triển các ngành dịch vụ nói chung, Bưu chính viễn thông và các dịch vụ tài chính tiền tệ nói riêng. Là một công ty của ngành Bưu chính Viễn thông thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính bưu điện, các định hướng phát triển của VPSC cũng được xây dựng trên cơ sở là các chủ trương chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. * Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam Từ cuối năm 2007, Bưu chính và viễn thông đã chia tách thành 2 ngành hoạt động độc lập. Theo đó, Công ty Dịch vụ TKBĐ sẽ là một công ty thuộc ngành Bưu chính, một ngành mà rất nhiều người e ngại sau khi chia tách sẽ bị lỗ vì thực tế trong thời gian qua hầu như các dịch vụ của Bưu chính đều được các dịch vụ viễn thông bù đắp san sẻ. Tuy nhiên, với thực tế hoạt động của Công ty Dịch vụ TKBĐ trong thời gian qua đã khẳng định mình là một công ty kinh doanh có hiệu quả và được đánh giá là đơn vị quan trọng của ngành Bưu chính sau khi chia tách. Như vậy, với trách nhiệm của một đơn vị quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh của ngành Bưu chính lại hoạt động trong một lĩnh vực có sự cạnh tranh khá gay gắt nên Công ty Dịch vụ TKBĐ càng phải nỗ lực và không ngừng đổi mới. Các giải pháp phát triển của công ty cũng cần được chú trọng và dựa trên tình hình đổi mới này của ngành Bưu chính Viễn thông. 3.1.2. Định hướng phát triển của TKBĐ Dịch vụ TKBĐ là một bộ phận trong hệ thống các Tổ chức tài chính phi ngân hàng của quốc gia, do đó phải được hoàn thiện và phát triển theo các định hướng cơ bản về đổi mới hệ thống trung gian tài chính ở Việt Nam. Các trung gian tài chính đóng vai trò cầu nối giữa bên tiết kiệm và bên đầu tư, là những doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. TKBĐ ngoài trọng trách là đơn vị trọng điểm huy động nguồn vốn trung hạn cho hỗ trợ phát triển kinh tế trong nước theo tinh thần của Luật khuyến khích đầu tư còn cần là đơn vị mũi nhọn phát triển tài chính Bưu chính, là khâu trọng yếu của ngành Bưu chính sau khi tách khỏi viễn thông đồng thời là một doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về kinh doanh, cân bằng thu chi và có lãi để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong thời gian tới, Mục tiêu lớn nhất của Công ty Dịch vụ TKBĐ là chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần vì vậy mà Công ty cần không ngừng nâng cao uy tín của dịch vụ TKBĐ, giữ vững lượng khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng tiềm năng. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, phát triển mạng lưới dịch vụ cả về chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời phải đa dạng hoá các loại sản phẩm trong huy động vốn đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng và tạo thế cân bằng với sử dụng vốn. Thúc đẩy việc mở rộng sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, Công ty Dịch vụ TKBĐ cũng cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động tại Công ty cũng như trên toàn mạng lưới dịch vụ TKBĐ nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, tác phong phục vụ khách hàng để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển, đi thẳng vào những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực tài chính tiền tệ; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động làm trọng tâm trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực sự cân bằng thu chi và có lãi, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững. 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện 3.2.1. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ TKBĐ Huy động và sử dụng vốn là hai hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau. Riêng với TKBĐ thì đẩy mạnh huy động vốn như thế nào thực sự là chiến lược vì phần lớn vốn được sử dụng có tính kế hoạch nên huy động vốn phải đáp ứng nhu cầu của sử dụng vốn cả về số lượng và cơ cấu. Giảm thiểu được chi phí huy động vốn, chủ động được số lượng và cơ cấu vốn huy động cũng chính là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty Dịch vụ TKBĐ cần đi sâu khai thác tâm lý hành vi người gửi tiền trong quá trình cạnh tranh để có được nguồn vốn ổn định và giá thành thấp. Theo đó phải đa dạng hoá hình thức huy động hiện nay đi vào phát triển các sản phẩm: Gửi một nơi rút nhiều nơi, gửi một lần rút nhiều lần, gửi nhiều lần rút một lần, gửi nhiều lần rút nhiều lần, đưa các sản phẩm thanh toán với nhiều tiện ích vào hoạt động. Đối với sản phẩm tiết kiệm gửi góp có thể có các hình thức mới như: TKGG mua nhà, TKGG cho mục đích đào tạo… Đối với sản phẩm tài khoản tiết kiệm cá nhân gửi rút nhiều nơi Công ty đã phát triển thêm các dịch vụ bổ trợ như: chuyển tiền, nhờ thu qua tài khoản, nhờ trả qua tài khoản. Trong tương lai không xa có thể phát hành các thẻ thông minh để rút tiền, thanh toán. Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ) là hình thức huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, được thực hiện trên mạng lưới Bưu chính viễn thông công cộng để chuyển giao cho Ngân hàng phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội, nhằm bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nguồn vốn vay đối với hộ nghèo và các đối  tượng chính sách khác theo  chủ trương của Chính phủ. Bưu điện tỉnh đã triển khai dịch vụ TKBĐ trên mạng lưới tại Cao Bằng từ ngày 1/9/1999. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 bưu cục tại Bưu điện trung tâm và 12 bưu điện huyện cung cấp dịch vụ. Bưu điện tỉnh không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ đa dạng hóa loại hình dịch vụ theo định hướng của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện (VPSC). Với phương châm: "Nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, không gây phiền hà cho khách hàng", trong giao tiếp, các giao dịch viên luôn thể hiện phong cách phục vụ "Văn minh bưu điện", với hình thức giao dịch một cửa và phục cả ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết... thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Những năm qua, TKBĐ tỉnh đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng với mọi tầng lớp nhân dân đến với loại hình dịch vụ này. Năm 2000, số tiền TKBĐ huy động được 22 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên đến 300 tỷ đồng, gấp 13,6 lần so với năm 2000. Năm 2008, huy động được 928,6 tỷ đồng, vượt 184,9% kế hoạch được giao. Nhiều năm qua, Bưu điện tỉnh liên tục là một trong 10 đơn vị có số dư TKBĐ huy động lớn nhất trên toàn mạng. Có được sự tăng trưởng, phát triển của dịch vụ là do Bưu điện tỉnh không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ mà còn đặc biệt chú trọng đến nghiệp vụ chuyên môn và đảm bảo an toàn kho quỹ, phòng, chống rửa tiền, tiền giả... Qua các đợt thanh tra, kiểm tra của Công ty Dịch vụ TKBĐ và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, đơn vị luôn được đánh giá tốt trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ; luôn thực hiện đúng pháp luật trong hoạt động huy động vốn. Hiện nay, ngoài các loại hình tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm có kỳ hạn rút từng phần, tài khoản tiết kiệm cá nhân, Bưu điện còn cung cấp các dịch vụ: chuyển tiền, nhờ thu, nhờ trả..., phát hành thẻ TKBĐ - thẻ thông minh với chíp điện tử vi mạch, được Chính phủ đảm bảo vì đây là kênh thu hút vốn của Chính phủ nhằm tham gia chủ yếu vào an sinh xã hội. Thời gian tới, Bưu điện tỉnh tiếp tục mở rộng mạng lưới cung cấp ích vụ, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao phong cách phục vụ, nâng cao chất lượng các dịch vụ nói chung và dịch vụ TKBĐ nói riêng nhâm phục vụ ngày càng tốt hơn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. 3.2.2. Đưa ra mức lãi suất huy động hợp lý Việc đưa ra được lãi suất huy động hợp lý là mục tiêu có tính chất chiến lược của TKBĐ vì nó không chỉ là nhân tố quyết định chi phí đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ mà còn là công cụ có tính chất điều tiết đối với lượng vốn huy động trong từng thời kỳ. Xây dựng lãi suất huy động hợp lý còn bao hàm cả việc giảm thiểu khả năng rủi ro lãi suất. Trong 3 nhân tố đã phân tích ở các chương trên dẫn đến rủi ro lãi suất, có một nhân tố mà TKBĐ cần chủ động loại bỏ: Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài dự kiến của TKBĐ. Muốn bám sát được lãi suất thị trường để xây dựng được cơ chế lãi suất huy động linh hoạt, TKBĐ cần xây dựng một hệ thống thông tin quản lý. Đồng thời TKBĐ phải theo dõi sát sao các biến động trên thị trường liên ngân hàng. 3.2.3. Tăng cường hiệu quả đầu tư Đối với phần vốn dư thừa huy động được, TKBĐ có thể gửi tại các tổ chức tín dụng khác hoặc đầu tư vào tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc và trái phiếu công trình dưới hình thức trực tiếp tham gia đấu thầu hoặc mua trực tiếp từ kho bạc nhà nước khi Kho bạc nhà nước thực hiện phát hành trái phiếu theo hình thức bán lẻ. TKBĐ cần có bộ phận chuyên trách nghiên cứu các loại hình đầu tư và hiệu quả của từng loại hình để đưa ra những phương án đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất trong từng giai đoạn. 3.2.4. Giảm thiểu chi phí quản lý và hoạt động kinh doanh Để làm được điều này, Công ty Dịch vụ TKBĐ cần đào tạo đội ngũ thực hiện dịch vụ trên mạng lưới. Mở rộng mạng lưới tin học, đưa các ứng dụng phần mềm vào quản lý hệ thống. Cùng với việc mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ, hệ thống tin học cũng cần được đầu tư kịp thời. Tại các bưu cục ở những thành phố, trung tâm thị xã, thị trấn… cần được đầu tư nối mạng vi tính để giảm thiểu thời gian và quản lý dữ liệu một cách tốt nhất, sau đó tập trung đầu tư tin học hoá ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 5 cách giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí công nghệ - Công nghệ thông tin luôn được cho là cỗ máy “ngốn sạch sẽ” mọi khoản đầu tư dù to lớn tới cỡ nào. Phần nổi nhìn thấy được là những khoản đầu tư cho phần cứng, phần chìm còn có chí phí lớn hơn nhiều với các khoản chi phí bản quyền, đào tạo và xây dựng phần mềm. Do đó, để tiết giảm chi phí các đơn vị cần phải thay đổi thói quen sử dụng, dần thích nghi với các sản phẩm miễn phí và nguồn mở. Tuy chưa có tất cả mọi tính năng của bộ sản phẩm Microsoft Office nhưng OpenOffice sẽ trở thành lựa chọn phù hợp khi doanh nghiệp muốn cắt giảm chi phí công nghệ. Ở một ví dụ khác, trong khi phải bỏ ra tới $450 cho bộ Acrobat Professional của Adobe mà chỉ để tạo ra các tài liệu PDF thì sử dụng CutePDF miễn phí mới là giải pháp thông minh. - Theo một nghiên cứu của Gartner thì năm 2009 sẽ có tới 25% nhân viên văn phòng các công ty của Mỹ sẽ chuyển sang hình thức làm việc tại nhà. Giải pháp này sẽ giúp giảm các chi phí về xăng, môi trường và các chi phí văn phòng khác. Tuy nhiên để thực hiện cũng cần phải xét đến việc thuê dịch vụ hoặc xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng cho làm việc nhóm từ xa như BPWiki, Google Docs, LogMeIn, Central Desktop... - Hội họp luôn làm tốn thời gian, chi phí cho việc di chuyển, ăn nghỉ của các thành viên. Việc xây dựng phương án họp trực tuyến, hội nghị truyền hình đang được nhiều nơi ứng dụng. Hiện tại, một số cuộc họp giao ban của chính phủ và các bộ ngành cũng đã được triển khai theo mô hình này với hiệu quả cao. Để ứng dụng cho họp trực tuyến ở mô hình nhỏ thì về kỹ thuật không đòi hỏi đầu tư nhiều mà chỉ cần bổ sung tai nghe gắn míc, webcam cho mỗi máy tính và sử dụng Skype, GotoMeeting, NetMeeting hay WebEx của Cisco. - Tâm lý “đập hộp” các sản phẩm phần cứng cũng cần phải thay đổi. Thông thường hàng lỗi mốt, tồn kho hay chỉ bị chút xước sát nhỏ, còn ít thời gian bảo hành... đều có giá rẻ hơn hàng mới từ 30% đến 40% giá trị sản phẩm. Loại hàng này được gọi dưới cái tên refurbished, hàng tân trang lại. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về hàng tân trang đều được các hãng chỉ ra rõ ràng và nghiêm ngặt, không giống như khái niệm tân trang của dân IT trong nước. Thông tin về hàng refurbished nên tham khảo tại các trang mua bán trực tuyến có uy tín như Amazon, eBay.. - Một khoản chi phí “thường xuyên” khác, tuy nhỏ nhưng với mật độ lớn nên cũng cần phải xét đến đó là chi phí cho in ấn. Khoản chi phí này không chỉ đơn thuần là chi phí mua giấy in mà nó bao gồm từ việc đổ mực, bảo dưỡng, khấu hao thiết bị với vòng đời khá ngắn. Dẫu vậy, quá tiết kiệm không phải là giải pháp hay khi sử dụng giấy, mực chất lượng tồi, không có chế độ bảo dưỡng định kỳ sẽ khiến tuổi thọ máy giảm nhanh và chi phí sửa chữa, thay mới có thể lớn hơn khoản tiền tiết kiệm được. Giải pháp ở đây là nên tái sử dụng những bản in 1 mặt không còn giá trị, tận dụng mặt còn lại của bản in, photo tài liệu 2 mặt và in ở chế độ tiết kiệm mực. 3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của Công ty Dịch vụ TKBĐ ở Việt Nam là một dịch vụ hoàn toàn mới mẻ. Các cán bộ của công ty Dịch vụ TKBĐ một phần được chuyển từ Ngành Bưu điện, phần lớn được chuyển từ các Ngân hàng thương mại sang và tuyển dụng những người đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Ngân hàng. Do đó cần đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ tiếp cận với những công nghệ mới nhất cũng như có khả năng tổng hợp, phân tích, tư vấn cho lãnh đạo đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. "Hợp tác quốc tế - chiến lược và hành động” Có thể nói, hoạt động hợp tác quốc tế của Tiết kiệm Bưu điện (TKBĐ) Việt Nam có tuổi đời nhiều hơn cả tuổi đời của Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC). Ngay từ khi dịch vụ còn chưa ra đời, những thành viên đầu tiên của TKBĐ đã triển khai hoạt động hợp tác và đã nhận được sự trợ giúp rất nhiệt tình của TKBĐ Nhật Bản. Đây là một trong những bước khởi đầu quan trọng của công việc hợp tác quốc tế của TKBĐ Việt Nam. Với việc tham khảo mô hình TKBĐ của Nhật bản – một nước có TKBĐ phát triển bậc nhất trên thế giới, Việt nam đã lần đầu tiên đưa ra dân cư 1 hình thức huy động vốn rất mới mẻ và gần gũi với dân chúng - thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư thông qua hệ thống các bưu cục rộng lớn của ngành Bưu điện. Ngay từ khi thành lập, Lãnh đạo Công ty VPSC đã có chiến lược chú trọng phát triển công tác hợp tác quốc tế, coi đây là 1 định hướng quan trọng để tìm kiếm các hướng phát triển công ty trong tương lai vươn kịp tầm phát triển của thế giới và khu vực. Chiến lược đó là: - Đẩy mạnh việc hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức TKBĐ các nước trên thế giới như: TKBĐ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc … - Tìm kiếm các cơ hội đào tạo cán bộ nhân viên thông qua các khóa học hoặc tham quan tại các nước có TKBĐ phát triển để nâng cao năng lực và trình độ cán bộ. - Tham gia tích cực và phấn đấu trở thành thành viên hiệp hội các ngân hàng TKBĐ thế giới WSBI để học hỏi và tìm kiếm các đối tác phát triển dịch vụ - Làm việc với các tổ chức tài chính quốc tế khác như WB, UN, Eurogiro… để tìm ra các hướng phát triển mới cũng như tìm kiếm nguồn vốn ODA, các hoạt động tài trợ kỹ thuật, quản lý hoặc các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp tác với TKBĐ các nước và các tổ chức khác, các chương trình làm việc ngắn ngày và dài ngày với chuyên gia của Liên minh bưu chính thế giới (UPU), JICA, TKBĐ Nhật Bản, theo các chủ đề: - Tư vấn về hệ thống các văn bản pháp quy khai thác dịch vụ TKBĐ và giúp soạn thảo các thể lệ, quy trình cần thiết cho việc cung cấp dịch vụ. - Đánh giá sự hợp tác hỗ trợ và bàn bạc các hình thức hỗ trợ tiếp theo của TKBĐ Nhật Bản đối với TKBĐ Việt Nam; tư vấn về các vấn đề thủ tục xin hỗ trợ tài chính cho hệ thống mạng online TKBĐ, nguồn vay ODA và các nguồn vay tài trợ, cho vay trực tiếp cho dự án xây dựng mạng online TKBĐ. - Giới thiệu và hướng dẫn phát triển các dịch vụ e-commerce ở Việt nam: Telephone Banking, Internet Banking, IC Card, POS… - Giới thiệu và tư vấn về hệ thống kỹ thuật, loại hình và quy trình khai thác dịch vụ nhờ thu nhận trả. - Tư vấn về định hướng phát triển các dịch vụ tài chính bưu chính tại Việt Nam. Trong thời gian tới Công ty dự định: - Liên kết chặt chẽ hơn nữa hợp tác với các tổ chức quốc tế, thắt chặt mối quan hệ sẵn có và tăng cường trao đổi kinh nghiệm - Tham gia các chương trình đào tạo tại các nước có TKBĐ phát triển để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm thông qua các chương trình đào tạo tại chỗ hoặc tham quan, đào tạo của WSBI và TKBĐ các nước phát triển. - Mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng trong và ngoài nước để phát triển dịch vụ chuyển tiền quốc tế, đặc biệt chú trọng tới kiều hối. - Tham gia đầy đủ các hoạt động của WSBI, trở thành 1 thành viên tích cực của Hiệp hội để có thể học hỏi và nhận được nhiều hơn nữa sự trợ giúp của Hiệp hội. - Triển khai thành công các dự án hợp tác với Prevoir, WB… Việc phát triển hoạt động hợp tác quốc tế sẽ là một cơ hội lớn cho cán bộ nhân viên Công ty – một đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ có dịp cọ xát, trao đổi học tập với đối tác, nâng cao thêm sự hiểu biết và trình độ của nhân viên cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của TKBĐ nhanh chóng và tiến kịp với thế giới. 3.2.6. Kế hoạch phát triển dịch vụ Nghiên cứu, triển khai thử nghiệm dịch vụ mới như nhờ thu nhờ trả kèm theo chứng từ, tích hợp với các công nghệ thông tin hiện đại như SMS, internet; dịch vụ Ví điện tử; dịch vụ phát hành thẻ thanh toán ghi nợ với các đơn vị sử dụng dịch vụ nhờ thu nhờ trả; dịch vụ đại lý nhận lệnh giao dịch chứng khoán và các dịch vụ khác. Phối hợp với các Ban chức năng của Tổng công ty rà soát các văn bản pháp qui qui định hoạt động TKBĐ để trình Tổng công ty sớm ban hành bổ sung những văn bản cần thiết, tạo điều kiện cho hoạt động TKBĐ được thuận lợi hơn; Phối hợp với các Ban chức năng của Tổng công ty về việc đổi mới cơ chế quản lí DVTKBĐ để phát huy hiệu quả khai thác trên mạng lưới bưu chính; Phối hợp với Ban Tài chính - Kế toán xây dựng phương án bàn giao tài sản, thiết bị TKBĐ tại bưu cục cho BĐT quản lí; Làm việc với Viện Kinh tế Bưu điện về việc xây dựng phương án phân chia doanh thu DVTKBĐ phù hợp với cơ chế mới quản lí DVTKBĐ; Tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng để đẩy mạnh dịch vụ nhờ thu, nhờ trả, chú trọng công tác quảng bá thương hiệu DVTKBĐ Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Cán bộ CNV của Công ty trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu khi Công ty chuyển đổi thành Ngân hàng Bưu điện. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động TKBĐ trên toàn mạng, chú trọng công tác an toàn kho quỹ và quản lý chứng từ, quản lý và khai thác dữ liệu TKBĐ. Phối hợp thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp Công ty để phục vụ việc thành lập Ngân hàng TMCP trên cơ sở chuyển đổi Công ty dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện; 3.2.7. Phương hướng phát triển kinh doanh * Công tác nhờ thu nhận trả Tập trung công tác tiếp thị tận địa chỉ và phối hợp với phòng kinh doanh - Bưu chính Bưu điện tỉnh, thành phố để phát triển mạnh trên địa bàn Phối hợp với cộng tác viên qua hình thức trả hợp đồng hoa hồng môi giới tìm khách hàng. Trong năm 2009 đăng ký phát triển 3.000 tài khoản nhờ thu nhận trả. * Công tác phát triển thẻ Tập trung tiếp thị tận các trường phổ thông Trung học dân lập nội trú, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đẩy mạnh công tác trả lương sẽ kích thích tăng số lượng thẻ phát hành. * Công tác chuyển tiền Tập trung giới thiệu với đối tượng khách hàng là CB-CNV tham gia trả lương qua tài khoản Tiết kiệm Bưu điện sử dụng chuyển tiền, chuyển khoản đặt biệt sử dụng dịch vụ chuyển khoản qua điện thoại. Đẩy mạnh bằng biện pháp tiếp thị, hướng dẫn trực tiếp. * Công tác chăm sóc khách hàng Tặng quà cho khách hàng đã sử dụng dịch vụ với hình thức tặng nhân ngày khai trương dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện. Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện công tác nhờ thu nhận trả để giải quyết kịp thời những phát sinh xảy ra trong quá trình thực hiện. * Công tác điều hành và phát triển mạng lưới Công ty chú trọng quan tâm an toàn mạng lưới. Ngoài việc nhập số liệu đối soát hàng ngày Công ty còn tổ chức đi kiểm tra, khảo sát về nghiệp vụ, kế toán, công tác maketing chăm sóc khách hàng. 3.3. Đề xuất các điều kiện, tiền đề để thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động của Dịch vụ TKBĐ ở Việt Nam Hiện nay, việc tổ chức và hoạt động của công ty Dịch vụ TKBĐ vẫn chịu sự điều chỉnh chung của Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Mà luật các tổ chức tín dụng là luật chuyên ngành nhưng thực tế lại ra đời trước luật gốc là Luật doanh nghiệp nên còn khá nhiều bất cập. Hiện tại ngay trong Luật các tổ chức tín dụng cũng thiếu sự chặt chẽ và nhất quán khi đưa ra những khái niệm cơ bản về TCTD, về Ngân hàng, về tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, về hoạt động Ngân hàng. Cụ thể hơn nữa là Luật tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung cũng cần có qui định cụ thể để xác định mô hình của từng loại tài chính trung gian: Ngân hàng, TCTD phi Ngân hàng, các tổ chức khác hoạt động ngân hàng trong đó có Dịch vụ TKBĐ. Hiện nay Dịch vụ TKBĐ được phép huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn nên cũng có thể coi Dịch vụ TKBĐ như là một loại hình hoạt động Ngân hàng đặc biệt. Do đó có thể ban hành một Luật riêng điều chỉnh toàn bộ hoạt động của Dịch vụ TKBĐ (ở Trung Quốc và Hàn Quốc cũng làm theo hướng này). Bên cạnh đó, khi Công ty Dịch vụ TKBĐ muốn mở thêm dịch vụ mới phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước mà Công ty Dịch vụ TKBĐ hoạt động trong thị trường tài chính tiền tệ với các ngân hàng, trong khi các ngân hàng được phép khai thác tất cả các dịch vụ có thể để cung cấp cho khách hàng thì dịch vụ của TKBĐ còn bị hạn chế nhiều. Cùng hoạt động trong một môi trường, cùng hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, do vậy, khả năng cạnh tranh của TKBĐ với các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, TKBĐ có thể cùng với Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước ở những vùng sâu vùng xa nên rất cần được tạo điều kiện trong việc đa dạng hoá dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán. 3.3.2. Xây dựng cơ chế chính sách hợp lý đối với hoạt động TKBĐ Trước hết cần mở rộng đầu ra cho vốn huy động của Tiết kiệm Bưu điện. Dịch vụ TKBĐ có nhiệm vụ chuyển vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch, trong khi đó hoạt động huy động vốn lại diễn ra thường xuyên, liên tục. Vì vậy, việc dư thừa vốn tạm thời ở Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện là điều có thể xảy ra và thực tế đã xảy ra. Do đó, để mở rộng đầu ra cho vốn huy động được của TKBĐ, cần có thay đổi cơ bản trong Quyết định 215/1998/QĐ-Ttg ngày 04/11/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tiền gửi TKBĐ. Tiếp đó cần đổi mới cơ chế lãi suất hiện nay. Lãi suất Quỹ Hỗ trợ phát triển trả cho Tổng Công ty BCVT VN do Bộ trưởng Bộ Tài chính Quyết định trên cơ sở lãi suất trái phiếu Kho bạc Nhà nước cùng loại, cùng thời kỳ. Lãi suất này được cố định trong suốt thời gian vay vốn cho đến khi Quỹ Hỗ trợ trả hết nợ vay. Trong khi đó lãi suất huy động của TKBĐ phải phù hợp với lãi suất thị trường, với mặt bằng lãi suất của từng thời điểm trên thị trường tiền tệ. Do vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện. Trên cơ sở những cơ chế quy định chung về cách xác định lãi suất cho TKBĐ, Bộ Tài Chính tích cực nghiên cứu và có đánh giá đến mặt bằng lãi suất tại từng thời điểm để đưa ra mức lãi suất hợp lý cho vốn huy động của TKBĐ. 3.3.3. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) cần quan tâm hơn nữa đến TKBĐ Công ty VPSC đi vào hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đã mở ra một mảng hoạt động mới đầy triển vọng cho VNPT. Điều này cũng thích hợp với chiến lược phát triển của VNPT để tiến tới thành lập Tập đoàn bưu chính- viễn thông là đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, hoạt động đa ngành, đa nghề. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của TKBĐ nói riêng cũng như của toàn Tổng công ty nói chung, VNPT cần quan tâm hỗ trợ cho TKBĐ trong một số các khâu thiết yếu: - Tập trung đầu tư hệ thống tin học hiện đại cho mạng lưới dịch vụ TKBĐ, giúp TKBĐ phát triển các dịch vụ mới được thuận tiện. - Cần nhanh chóng có những quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa các bưu điện tỉnh/thành và Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện trong khâu quản lý, điều hành công việc. Tổng công ty nên có quy định cụ thể về việc chấp hành, triển khai các yêu cầu của TKBĐ khi khai thác nhiệm vụ đối với các bưu điện tỉnh/thành, hoặc có thể cho phép TKBĐ và các bưu điện tỉnh thành ký kết hợp đồng, bưu điện tỉnh làm đại lý cho TKBĐ nhằm xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên, cho phép TKBĐ chủ động trong việc huy động vốn, quản lý mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt công tác marketing chăm sóc khách hàng… So với nhiều nước trên thế giới, tiết kiệm bưu điện Việt Nam ra đời muộn vì thế chưa có điều kiện phát triển đa dạng hoá dịch vụ. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp... dịch vụ TKBĐ rất quen thuộc đối với mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ở Nhật Bản có tới 99,6% dân chúng sử dụng dịch vụ TKBĐ. Tại các nước này, các sản phẩm TKBĐ cung cấp rất đa dạng, bao gồm tiết kiệm thường, gửi góp, góp mua nhà, góp đi học, định kỳ, các loại dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế... Trong khu vực Đông Nam Á, TKBĐ cũng được một số nước như Thái Lan, Philippin ... áp dụng, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ so với các nước trong khu vực thì các dịch vụ TKBĐ Việt Nam đang cung cấp vẫn còn rất hạn chế, hiện chỉ mới khai thác với các loại dịch vụ tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tài khoản tiết kiệm cá nhân cùng với các dịch vụ thanh toán đơn giản như chuyển tiền từ ngoài vào tài khoản, chuyển tiền trực tiếp giữa hai tài khoản… chứ chưa được thực hiện các dịch vụ nhờ thu, nhận trả. Trong khi đó, ở một số nước Đông Nam Á kể trên, các dịch vụ TKBĐ cung cấp đã rất phong phú. Chẳng hạn ở Philippin, bên cạnh các dịch vụ tiết kiệm truyền thống như TK có kỳ hạn, TK gửi góp, dịch vụ thanh toán trả tiền lương, tài khoản chuyển tiền tự động... ngân hàng TKBĐ Philippin còn cung cấp dịch vụ chuyển tiền đặc biệt, phát hành séc, chuyển tiền điện tử... Tại Việt Nam, TKBĐ đang dần trở nên quen thuộc với đời sống xã hội. Tuy nhiên, với tiềm năng dân số trên 80 triệu dân và số vốn nhàn rỗi có thể huy động trong dân cư ước tính đạt trên 70.000 tỷ đồng, với lợi thế mạng lưới trên 3.000 bưu cục trên toàn quốc của VNPT, những gì TKBĐ Việt Nam đã và đang làm mới chỉ là những bước khởi đầu.   Lãnh đạo VNPT và VPSC cần có kế hoạch phát triển TKBĐ sao cho tương xứng với tiềm năng của mạng lưới hiện có cũng như nhu cầu của thị trường. Yêu cầu bức thiết trước mắt là đa dạng hoá các loại hình dịch vụ TKBĐ. Trong tương lai, TKBĐ Việt Nam sẽ phát triển các dịch vụ TKBĐ khác như gửi góp có mục đích, đổi ngoại tệ, thanh toán các loại tiền trợ cấp, tiền lương hưu, điện thoại, tiền nước qua tài khoản TKBĐ; các dịch vụ tài chính hiện đại như ngân hàng tại nhà, thương mại điện tử, thanh toán thẻ... Theo các chuyên gia TKBĐ Nhật Bản, dịch vụ TKBĐ Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ ban đầu, và giờ đây chính là thời điểm để Việt Nam phát triển dịch vụ này lên một mức mới cao hơn. Theo đó, TKBĐ Việt Nam sẽ phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức ngân hàng, tài chính khác. KẾT LUẬN Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đi lên từ một xuất phát điểm thấp nên nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển luôn là vấn đề bức thiết. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã huy động vốn từ rất nhiều nguồn trong và ngoài nước. Với tinh thần dựa vào sức mình là chính, Việt Nam luôn đánh giá cao nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn huy động của hệ thống Ngân hàng hiện nay để cho vay chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn dài hạn đầu tư cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế. Dịch vụ TKBĐ ra đời là nhằm thực hiện sứ mệnh tập trung những khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ của mọi tầng lớp dân cư đáp ứng cho sự nghiệp đầu tư phát triển của đất nước. Với lợi thế là cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của ngành Bưu chính viễn thông, TKBĐ đã tạo ra bước đột phá mới trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh của VNPT theo hướng đa ngành đa nghề. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng biệt với các tổ chức tín dụng và ngân hàng khác trong tổ chức huy động và sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của VPSC phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ chế chính sách. Để Dịch vụ TKBĐ phát huy được tối đa khả năng của mình, Công ty Dịch vụ TKBĐ cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện của Chính phủ, của Tổng Công ty, của Ngân hàng Nhà nước cũng như của dân chúng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả Chuyên đề Nghiên cứu phát triển các dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, 2002 2. Hệ thống hoá các Văn bản Tiết kiệm Bưu điện, Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, 2005 3. Tài liệu hội thảo Cơ chế điều hành lãi suất thị trường tiền tệ của ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2006 4. Luật Các Tổ chức Tín dụng 5. Luật Doanh Nghiệp và Các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Lao động, 2000 6. Phương án xây dựng dịch vụ TKBĐ ở Việt nam của Tổng ty Bưu chính viễn thông Việt nam. 7. Các báo cáo của các Đoàn khảo sát dịch vụ TKBĐ tại các nước Nhật bản, Hàn quốc và Trung quốc 8. Báo cáo thường niên, Báo cáo Tài chính, Công ty Dịch vụ Tiết kiệm 2006, 2007, 2008 9. Postal Savings in Japan 2001, 2002 10. Báo cáo lãi suất, Kho bạc Nhà nước 11. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2253.doc
Tài liệu liên quan