Hiệu Quả Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước: Trường Hợp Công Ty Cổ Phần Xáng Cát An Giang

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN TS NGUYỄN TRI KHIÊM PHẠM THANH HÀ MSSV: DTC004475 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HÓA DNNN: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH LỜI CẢM TẠ -]U^- Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang, nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô ở trường và Ban Giám đốc Công ty, em đã hoàn thành luận văn đồng thời hiểu một cách cụ thể về những kiến thức đã học ở tr

pdf130 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hiệu Quả Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước: Trường Hợp Công Ty Cổ Phần Xáng Cát An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cô, bạn bè trường Đại học An Giang, nhất là khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh đã truyền đạt nhiều kiến thức quý giá cho em trong những năm qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Tri Khiêm đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, anh Lực phòng tổ chức đã giúp đỡ, giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của em và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận. u những ý kiến đánh giá, nhận xét của các thầy cô cũng như của Công ty để đề tài được hoàn thiện hơn. An Giang, ngày 01 tháng 05 năm Sinh viên thực hiện Phạm Thanh Hà # ......................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. An Giang, ngày .... tháng .... năm 2004 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP -] U ^- ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. An Giang, ngày .... tháng .... năm 2004 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -] U ^- # ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. An Giang, ngày .... tháng .... năm 2004 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN -]U^- # MỤC LỤC -] U ^- PHẦN MỞ ĐẦU Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................. 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 2 1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 2 1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 5 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.................... 5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................. 5 2.1.1.1. Công ty cổ phần .................................................................................. 5 2.1.1.2. Cổ đông ............................................................................................... 6 2.1.1.3. Cổ phần ............................................................................................... 6 2.1.1.4. Cổ phiếu .............................................................................................. 6 2.1.1.5. Trái phiếu ............................................................................................ 6 2.1.1.6. Cổ tức .................................................................................................. 6 2.1.2. Mô hình cổ phần hoá của Việt Nam ........................................................... 6 2.1.3. Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới............................................................................... 7 2.1.4. Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ...................... 8 2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC...................................... 9 2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam ............................................... 10 2.2.2. Quan điểm của tỉnh Đảng bộ tỉnh An Giang............................................. 13 2.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................ 13 2.3.1. Tỷ số thanh toán........................................................................................ 14 2.3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời................................................................. 14 2.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh ..................................................................... 15 2.3.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính........................................................................... 16 2.3.2.1. Tỷ số nợ............................................................................................. 16 2.3.2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay .................................................................... 17 2.3.2.3. Đảm bảo nợ ....................................................................................... 18 2.3.3. Tỷ số hoạt động......................................................................................... 19 2.3.3.1. Kỳ thu tiền bình quân........................................................................ 19 2.3.3.2. Vòng quay tồn kho............................................................................ 20 2.3.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định...................................................... 20 2.3.3.4. Vòng quay tổng tài sản...................................................................... 21 2.3.4. Tỷ số lợi nhuận.......................................................................................... 22 2.3.4.1. Doanh lợi tiêu thụ.............................................................................. 22 2.3.4.2. Tỷ lệ lãi gộp ...................................................................................... 22 2.3.4.3. Doanh lợi tài sản ............................................................................... 23 2.3.4.4. Doanh lợi vốn tự có........................................................................... 24 Chương III: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG 25 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ............................... 25 3.1.1. Lịch sử hình thành..................................................................................... 25 3.1.2. Quá trình phát triển ................................................................................... 28 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ..................................................................... 29 3.3. QUY MÔ PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT ......................................................... 32 3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................ 32 3.4.1. Thuận lợi ................................................................................................... 32 3.4.2. Khó khăn ................................................................................................... 33 3.4.3. Xu hướng phát triển .................................................................................. 33 Chương IV: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TRƯỚC KHI CỔ PHẦN HOÁ 35 4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ................................................... 35 4.2. ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH.............................................................................. 37 4.3. NHÂN SỰ......................................................................................................... 38 4.4. TỶ SUẤT LỢI NHUẤN SAU THUẾ TRÊN NGUỒN VỐN.......................... 39 Chương V: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY SAU KHI CỔ PHẦN HOÁ 41 5.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY .......................... 41 5.1.1. Tình hình doanh thu của Công ty.............................................................. 41 5.1.1.1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.................................................. 43 5.1.1.2. Thu nhập khác................................................................................... 45 5.1.2. Tình hình chi phí của Công ty................................................................... 46 5.1.2.1. Chi phí nhiên liệu.............................................................................. 48 5.1.2.2 . Chi phí nhân công ............................................................................ 48 5.1.2.3. Chi phí sửa chữa................................................................................ 49 5.1.2.4. Chi phí cẩu và vận chuyển ................................................................ 49 5.1.2.5. Chi phí khấu hao ............................................................................... 49 5.1.2.6. Chi phí quản lý.................................................................................. 50 5.1.2.7. Chi phí thuế tài nguyên ..................................................................... 50 5.1.3. Tình hình lợi nhuận của Công ty............................................................... 51 5.2. TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY.............................................................. 54 5.2.1. Tỷ số thanh toán........................................................................................ 54 5.2.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời................................................................. 54 5.2.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh ..................................................................... 57 5.2.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính........................................................................... 60 5.2.2.1. Tỷ số nợ............................................................................................. 60 5.2.2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay .................................................................... 63 5.2.2.3. Đảm bảo nợ ....................................................................................... 65 5.2.3. Tỷ số hoạt động......................................................................................... 68 5.2.3.1. Kỳ thu tiền bình quân........................................................................ 68 5.2.3.2. Vòng quay tồn kho............................................................................ 70 5.2.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định...................................................... 73 5.2.3.4. Vòng quay tổng tài sản...................................................................... 76 5.2.4. Tỷ số lợi nhuận.......................................................................................... 79 5.2.4.1. Doanh lợi tiêu thụ.............................................................................. 79 5.2.4.2. Tỷ lệ lãi gộp ...................................................................................... 82 5.2.4.3. Doanh lợi tài sản ............................................................................... 84 5.2.4.4. Doanh lợi vốn tự có........................................................................... 87 Chương VI: HIỆU QUẢ CHỦ TRƯƠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC..................................... 91 6.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH......................................................................... 93 6.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH................................................................................. 94 6.2.1. Về khả năng thanh toán............................................................................. 94 6.2.2. Về tỷ số cơ cấu tài chính ........................................................................... 96 6.2.3. Về tỷ số hoạt động .................................................................................... 98 6.2.4. Về tỷ số doanh lợi ..................................................................................... 98 Chương VII: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC............................. 100 7.1. ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG ...........................100 7.1.1. Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc ........................................................101 7.1.2. Bộ phận văn phòng ..................................................................................102 7.1.2.1. Bộ phận kế hoạch.............................................................................102 7.1.2.2. Bộ phận kế toán................................................................................102 7.1.2.3. Bộ phận tổ chức ...............................................................................102 7.1.3. Bộ phận sản xuất kinh doanh ...................................................................103 7.1.3.1. Bộ phận xáng guồng và xáng cẩu ....................................................103 7.1.3.2. Bộ phận công trình...........................................................................103 7.1.3.3. Bộ phận cơ khí .................................................................................103 7.1.3.4. Bộ phận máy bơm ............................................................................103 7.2. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC .................................................................104 7.2.1. Về phương pháp định giá doanh nghiệp ..................................................104 7.2.2. Về tư tưởng của Giám đốc doanh nghiệp nhà nước.................................104 PHẦN KẾT LUẬN Chương VIII: KẾT LUẬN......................................................................107 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khu vực kinh tế Nhà nước luôn chiếm vị trí chủ đạo, hoạt động trong lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện hiện nay, quá trình mở cửa và hội nhập với các nền kinh tế của các nước trên thế giới đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế của nước ta nói chung và đối với khu vực kinh tế nhà nước nói riêng. Xu thế hội nhập này tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, song nó cũng đặt các doanh nghiệp vào một cuộc chơi với quy luật “mạnh thắng, yếu thua”. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước vốn được biết đến là thành phần kinh tế có cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ; trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu; thiếu năng động trong kinh doanh; bộ máy quản lý cồng kềnh... từ nhiều năm nay. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả hơn, mà Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ ba (Khóa IX) đã khẳng định: “Đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tỉnh An Giang đã tiến hành thí điểm và triển khai cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước từ năm 1998. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh An Giang được đánh giá là có tiến trình cổ phần hóa đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra. Qua khảo sát thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng khá về sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, nộp ngân sách... Điều này cho thấy việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh An Giang là giải pháp đúng đắn và rất cần thiết đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Nhằm hiểu hơn về hiệu quả của chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đem lại ở tỉnh An Giang, tôi đã chọn đề tài “HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG” để nghiên cứu thực tập và làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Qua việc chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi muốn đánh giá hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua, mà ở đây là trường hợp Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang. Từ đó, đề ra những giải pháp góp phần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động ở Công ty, cũng như công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới ở tỉnh An Giang. Để đạt được mục đích của đề tài đã đề ra, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào các vấn đề sau: ƒ Tìm hiểu thực trạng của doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hoá. ƒ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty sau khi cổ phần hóa. ƒ Đánh giá hiệu quả của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Để có được dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã trực tiếp đến phỏng vấn Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch, Phòng Hành chính và Phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang. Ngoài những dữ liệu sơ cấp thu thập được, tôi còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp sau: ƒ Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX. ƒ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. ƒ Các bài viết về Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên các báo và tạp chí trong nước. ƒ Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang. 1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Do đề tài có phạm vi nghiên cứu trong một lĩnh vực mới nên việc phân tích dữ liệu được thực hiện với nhiều phương pháp: ƒ Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích kết quả kinh doanh và phân tích tỷ số tài chính thông qua việc so sánh các chỉ số của năm này với năm khác. Từ đó, nhận thấy được xu hướng biến động về tình hình kinh doanh cũng như tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu qua các năm, nhằm đề ra những giải pháp thích hợp trong kỳ kinh doanh tiếp theo. ƒ Phương pháp tỷ lệ thường được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh trong quá trình phân tích nhằm thấy được sự thay đổi về tỷ lệ phần trăm của các chỉ số qua các năm, giúp ta dễ dàng nhận ra được hiệu quả từng nội dung cần nghiên cứu. ƒ Phương pháp chuyên gia cùng với việc phân tích các dữ liệu thu thập được, tôi còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia về cổ phần hóa để đưa ra các nhận định, rút ra kết luận có tính chính xác hơn. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu mới nên tôi chỉ tập trung vào việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang – doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá đầu tiên trong tỉnh – để rút ra tính hiệu quả của chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Để có được cái nhìn bao quát, tôi đã thu thập số liệu của Công ty từ khi được thành lập (năm 1998) cho đến nay để tiến hành nghiên cứu. CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Công ty cổ phần (Điều 51, Luật Doanh nghiệp) ¾ Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: ƒ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; ƒ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; ƒ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản 1 Điều 58 của Luật này; ƒ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. ¾ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. ¾ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.1.1.2. Cổ đông: là một pháp nhân hoặc thể nhân chủ sở hữu phần vốn cổ phần của công ty cổ phần. 2.1.1.3. Cổ phần: là phần vốn góp tối thiểu mà mỗi cổ đông tham gia đầu tư vào công ty cổ phần. Đối với Việt Nam, giá trị của một cổ phần là 100.000 đồng. 2.1.1.4. Cổ phiếu: là giấy chứng nhận cổ phần. Được phát hành dưới hai hình thức: chứng chỉ và bút toán ghi sổ. Nó xác nhận quyền hợp pháp của người có cổ phiếu đối với tài sản và vốn của công ty cổ phần. 2.1.1.5. Trái phiếu: là một hợp đồng vay nợ, được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ thanh toán nợ của nhà phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. 2.1.1.6. Cổ tức: là lợi tức của cổ phần, là phần lợi nhuận ròng của công ty phân phối cho cổ đông theo tỷ lệ cổ phiếu sở hữu. 2.1.2. Mô hình cổ phần hóa của Việt Nam Quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần là rất phức tạp. Nó dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong doanh nghiệp như: cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, hình thức sở hữu... Vì vậy, Nhà nước đã đề ra 3 mô hình cổ phần hóa cơ bản sau: ƒ Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động thêm vốn của xã hội để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà nước cần giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp và doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. ƒ Bán bớt phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác để chuyển thành công ty cổ phần. Hình thức này được áp dụng cho các doanh nghiệp chưa cần huy động thêm vốn, mà chỉ cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và biện pháp quản lý doanh nghiệp. ƒ Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, áp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tuỳ từng hoàn cảnh của mỗi doanh nghiệp mà có thể áp dụng hình thức nào hoặc kết hợp linh hoạt giữa các hình thức trên. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao để người lao động chiếm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá, tạo điều kiện để người lao động làm chủ thực sự doanh nghiệp, tạo động cơ để họ nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. 2.1.3. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới đã diễn ra sôi nổi ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80, đặc biệt là ở các nước Châu Âu(1). Điển hình: ƒ Ở Anh, từ năm 1979 đến năm 1988, Chính phủ đã bán ra 22,25 tỷ USD cổ phần Nhà nước trong các Ngành: bưu chính viễn thông, đóng tàu, hàng không... ƒ Ở Pháp, từ năm 1986 đến năm 1991, Chính phủ đã bán được 66 doanh nghiệp và ngân hàng của Nhà nước với tổng trị giá 275 tỷ Frăng. ƒ Ở CHLB Nga, từ năm 1991 đến năm 1996, Chính phủ đã chuyển đổi được 122.000 doanh nghiệp nhà nước. Gần đây là Trung Quốc với quan điểm “tiến hành chuyển đổi sở hữu từ từ, không nhanh, không chậm và luôn tỉnh táo, thận trọng”, tiến trình CPH đã diễn ra một cách bài bản với nhiều giai đoạn khác nhau từ năm 1978 đến năm 1997, kết quả Chính phủ đã cổ phần hóa được hơn 100.000 doanh nghiệp nhà nước. Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm thực hiện mô hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của các nước trên thế giới, hầu hết các nước đều đạt được mục tiêu đề ra và đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đi sau. Bên cạnh những thành công vẫn còn tồn tại không ít những bất cập đặt ra cho các nước như một thách thức cần phải giải quyết như: tình trạng lao động dôi dư, việc định giá doanh nghiệp... để quá trình cổ phần hóa thành công hơn. Nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian tới, việc nghiên cứu ứng dụng những bài học kinh nghiệm và khắc phục những mặt trái, những tồn tại còn vứng mắc ở các nước vào điều kiện cụ thể ở nước ta là việc làm cần thiết. 2.1.4. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Ở nước ta, công cuộc cổ phần hóa bắt đầu trong bối cảnh tiến trình cổ phần hóa của các nước trên thế giới đang diễn ra hết sức sôi nổi. Tuy chậm hơn so với các nước nhưng đây cũng là một lợi thế, vì có thể ứng dụng được nhiều bài học kinh nghiệm của các nước vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta hiện nay. Sau hơn 10 năm tiến hành thí điểm và triển khai thực hiện, ta đã xây dựng được một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh, làm cơ sở để các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang công ty cổ phầ._.n. Qua đó đã nổi lên một số doanh nghiệp với cách làm bài bản, hoàn chỉnh đã trở thành mô hình điển hình cho các doanh nghiệp khác học tập. Tính đến 12/2001, cả nước đã có 772 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước – chiếm khoảng 13% tổng số doanh nghiệp hiện có trong cả nước – đã hoàn thành chương trình cổ phần hóa (2). Đây là một thành công, điều này đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Biểu hiện qua một số thành công: ƒ Hầu hết các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa đều hoạt động có hiệu quả. ƒ Huy động được thêm nguồn vốn của xã hội. ƒ Vai trò của người lao động và thu nhập của họ được tăng lên đáng kể. ƒ Trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp được hiện đại hóa hơn. Bên cạnh những thành công đáng kể đó vẫn còn không ít những vướng mắc cần giải quyết để công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh hơn và thành công hơn. Một số vấn đề còn tồn tại: ƒ Cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý và bộ máy chỉ đạo tiến trình cổ phần hóa. ƒ Nhà nước vẫn còn giữ một lượng lớn cổ phần trong doanh nghiệp nhằm chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Điều này đã làm hạn chế khả năng tự chủ và giảm đi tính năng động của doanh nghiệp trong việc ra quyết định, hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh... ƒ Đa số các doanh nghiệp của ta thuộc loại vừa và nhỏ nên không đủ điều kiện để tham gia thị trường chứng khoán, làm hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. ƒ Việc xác định giá trị của doanh nghiệp và việc giải quyết tình trạng lao động dôi dư khi chuyển sang cổ phần hóa còn khó khăn. Để chương trình cổ phần hóa hoàn thành cơ bản vào năm 2005, vẫn còn nhiều việc phải giải quyết nhằm khắc phục những tồn tại trong thời gian qua và những năm tới. Đồng thời, cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được thông qua việc nhân rộng ra trong cả nước các mô hình cổ phần hóa thành công. Chặng đường sắp tới sẽ không thể diễn suôn sẻ, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, cố gắng lớn và luôn linh hoạt trước khó khăn, thử thách. 2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam Sau 30/4/1975, nền kinh tế nước ta được xây dựng và phát triển theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Hai thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã gánh trọng trách duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, sản xuất và cung cấp hàng hóa cho nhân dân cả nước. Tuy nhiên do cơ chế quản lý không phù hợp, trình độ công nghệ lạc hậu và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến hậu quả, vào những năm đầu của thập kỷ 80 nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, cung không đủ cầu, đời sống nhân gặp rất nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra con đường phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều thành phần kinh tế khác nhau ở trong và ngoài nước đã đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới để tăng khả năng kinh doanh và để tồn tại. Vì vậy, việc chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần là việc làm cần thiết và là xu hướng tất yếu để kiện toàn hơn vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của khu vực kinh tế nhà nước. Chủ trương này của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện xuyên suốt qua các kỳ Đại hội Đảng. Cụ thể: ƒ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 Khóa VII (12-1991) “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”. ƒ Nghị quyết Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ Khóa VII “Để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, cần thực hiện các hình thức cổ phần hóa ở mức độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; trong đó sở hữu nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối”. “Thí điểm việc bán một phần cổ phần, cổ phiếu của một số doanh nghiệp nhà nước cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp”. ƒ Nghị quyết số 10/NQ-TW (17-3-1995) “Tuỳ tính chất loại hình doanh nghiệp nhà nước mà tiến hành bán một số tỷ lệ cổ phần cho cán bộ công nhân viên chức... và cá nhân ngoài doanh nghiệp”. ƒ Nghị quyết Đại hội VIII (7-1996) “Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng, không phải để tư nhân hóa. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm đa số hay nắm tỷ lệ cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hay bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp, cho các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, vốn huy động được phải dùng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh”. ƒ Thông báo ý kiến của Bộ chính trị Khóa VIII/Số 63-TB/TW (04-04-1997) “Cổ phần hóa phải xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp nhà nước, nhằm huy động thêm vốn của cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để mở rộng ngành nghề, hiện đại hóa công nghệ, tạo thêm việc làm, phân công lại lao động, phát triển sản xuất, tích luỹ cho doanh nghiệp, đóng góp cho ngân sách và thu nhập cho người lao động. Cổ phần hóa phải làm tiềm lực kinh tế của Nhà nước tăng lên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng cao, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ”. ƒ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa VIII (12-1997) “Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, cần lập kế hoạch cổ phần hóa để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Sửa đổi, bổ sung các quy định, kiện toàn tổ chức chỉ đạo cổ phần hóa các cấp. Thí điểm việc bán cổ phần cho người nước ngoài. Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu, tham gia mua cổ phần ở các doanh nghiệp chế biến nông sản”. “Phân định loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh; xác định danh mục loại doanh nghệp cần nắm giữ 100% vốn nhà nước; loại doanh nghiệp nhà nước cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại doanh nghiệp nhà nước chỉ cần giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp”. ƒ Nghị quyết Đại hội IX (4-2001) “Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn”. “Hoàn thành cơ bản việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu vốn. Ưu tiên bán cổ phần cho người lao động, mở rộng việc bán cổ phần cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”. ƒ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Khóa IX (8-2001) “Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và có cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không được biến thành tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước ”. “Đối tượng cổ phần hóa là những doanh nghiệp nhà nước hiện có mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước hiện có thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp hoặc Nhà nước không giữ cổ phần”. 2.2.2. Quan điểm của tỉnh Đảng bộ tỉnh An Giang Chủ trương sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần ở An Giang được thực hiện từ năm 1998. Đây là nhiệm vụ tương đối quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương, khi mà thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước đang gặp khó khăn. Chủ trương này đã được Đảng bộ tỉnh An Giang chỉ đạo xuyên suốt từ năm 1996 cho đến nay qua các Kỳ Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh: ƒ Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000 “Việc đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp chuyển biến chậm. Khu vực kinh tế nhà nước chậm được sắp xếp, cổ phần hóa một số doanh nghiệp thiếu năng động trong sản xuất kinh doanh”. ƒ Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển thời kỳ 2001-2005 “Thực hiện nhanh cổ phần hóa và từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý các doanh nghiệp cổ phần”. ƒ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 “Đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước là hợp lực để phát huy thế mạnh và tăng cường sức cạnh tranh trong kinh doanh. Nghiên cứu thành lập một hoặc hai tổng công ty chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng và xuất khẩu, đồng thời tiến hành cổ phần hóa những doanh nghiệp kém hiệu quả và những doanh nghiệp cần tăng vốn đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh”. 2.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Quản trị tài chính là việc nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó có thể đưa ra các quyết định tài chính nhằm những mục tiêu khác nhau như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và các mục tiêu khác. Việc hoạch định tài chính của một doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm đề ra một kế hoạch tốt và hiệu quả trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Nó có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng phải dựa trên điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Một việc làm thường xuyên của các nhà quản trị tài chính là phân tích các tỷ số tài chính của doanh nghiệp, nó không những đáp ứng được nhu cầu của nhà quản trị mà còn giúp cho các chủ thể khác hiểu hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi quan tâm đến. Các tỷ số tài chính thường được chia làm 4 loại sau: 2.3.1. Tỷ số thanh toán (thanh khoản) Chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không, căn cứ vào đây nhà đầu tư quyết định cho doanh nghiệp vay vốn hay không. 2.3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời Chỉ tiêu này cho ta thấy khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng chính tài sản ngắn hạn của mình. Tỷ số này của doanh nghiệp tốt nhất là nằm trong khoảng từ 1,5 lần đến 2,5 lần. Tỷ số thanh toán hiện thời trung bình Ngành là: 2,0 lần. Được xác định bởi công thức sau: Tỷ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau: ƒ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là toàn bộ tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Đó là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong khoảng thời gian dưới một năm. Cụ thể bao gồm các khoản như: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho. ƒ Nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn trả dưới một năm kể từ ngày lập báo cáo. Vì vậy dùng tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn để trang trải các khoản nợ ngắn hạn là phù hợp. Cụ thể bao gồm các khoản như: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, vay tích luỹ và các khoản nợ ngắn hạn khác. Tỷ số này được chấp nhận hay không tuỳ thuộc vào sự so sánh với tỷ số thanh toán trung bình Ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc so sánh với các năm trước để thấy được sự tiến bộ hay giảm sút. ƒ Nếu tỷ số thanh toán hiện thời giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. ƒ Nếu tỷ số thanh toán hiện thời cao điều đó có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay nói cách khác là việc quản lý tài sản lưu động không hiệu quả. Ngoài ra, một doanh nghiệp nếu dữ trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện thời cao, mà hàng tồn kho là những hàng ứ đọng, hàng có phẩm chất kém. Vì vậy, trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiên thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ số thanh toán nhanh trung bình ngành là: 1,0 lần. Được xác định bởi công thức sau: Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Đó là tỷ lệ của những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho bởi vì hàng tồn kho là tài sản cần phải có thời gian bán chúng và có khả năng mất giá cao – nghĩa là nó có khả năng thanh toán kém nhất. 2.3.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính Cơ cấu tài chính được khái niệm như là việc điều hành thông qua các khoản nợ vay để khuếch đại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính được coi như một chính sách tài chính của doanh nghiệp, có vai trò và vị trí quan trọng. 2.3.2.1. Tỷ số nợ Chỉ tiêu này cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu từ nợ và qua đó đánh giá tình hình nợ vay của doanh nghiệp có hiệu quả không. Đây cũng là căn cứ để nhà đầu tư quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Tỷ số nợ trung bình Ngành là: 33%. Được xác định bởi công thức sau: Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau: ƒ Tổng nợ bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cho đến thời hạn lập báo cáo. Nợ ngắn hạn như: các khoản phải trả, các khoản nợ tích luỹ, các khoản vay ngắn hạn dưới một năm và các khoản nợ khác. Nợ dài hạn: các khoản nợ vay dài hạn của ngân hàng, nợ do phát hành trái phiếu, do mua hàng trả chậm. ƒ Tổng tài sản là toàn bộ tài sản hiện có cho đến thời điểm lập báo cáo, gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp thì món nợ càng được đảm bảo. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động thêm vốn bằng cách đi vay. Nhưng doanh nghiệp lại muốn tỷ số nợ cao, vì việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng vốn tự có để đáp ứng như cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm giảm quyền kiểm soát doanh nghiệp; còn việc tăng lợi nhuận bằng cách đi vay nợ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Và điều này làm hạn chế khả năng huy động thêm vốn cho doanh nghiệp một khi tỷ số nợ của doanh nghiệp cao. 2.3.2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay Được dùng để đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do việc sử dụng vốn để đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào. Tỷ số thanh toán lãi vay trung bình Ngành là: 8 lần. Được xác định bởi công thức sau: Tỷ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Chi phí lãi vay Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau: ƒ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể có để trả lãi vay trong năm. Ở đây phải sử dụng lợi tức trước thuế mà không phải là lãi ròng là vì lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi tính thuế thu nhập. ƒ Chi phí lãi vay là số tiền mà doanh nghiệp phải trả hàng năm cho các khoản vay nợ của mình như: lãi vay ngắn hạn ở ngân hàng, lãi nợ vay do phát hành trái phiếu. Chỉ tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng các khoản nợ vay có hiệu quả, nó là cơ sở để doanh nghiệp dễ dàng huy động thêm vốn vay từ các nhà đầu tư khác. Ngược lại, nếu doanh nghiệp quá yếu về chỉ tiêu này, các chủ nợ có thể nhanh chóng rút lại các khoản đầu tư vào doanh nghiệp và có thể đưa đến việc phá sản doanh nghiệp. 2.3.2.3. Đảm bảo nợ Được dùng để đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Tỷ số đảm bảo nợ trung bình Ngành là: từ 0% đến 100%. Được xác định bởi công thức sau: Đảm bảo nợ = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Tỷ số đảm bảo nợ cho phép có thể được giới hạn trong khoảng từ 0 đến 1: ƒ Nếu tỷ số đảm bảo nợ = 0, điều đó có nghĩa doanh nghiệp không sử dụng nợ cho việc mua sắm tài sản mà nguồn tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi 100 % vốn chủ sở hữu. ƒ Nếu tỉ số đảm bảo nợ =1, điều đó có nghĩa nguồn tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi 50 % nợ và 50 % vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm toàn bộ nguồn vốn và nguồn kinh phí. Nguồn vốn như: nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng và phúc lợi... Nguồn kinh phí như: quĩ quản lý của cấp trên, nguồn kinh phí sự nghiệp... 2.3.3 Tỷ số hoạt động (Hiệu suất sử dụng – Doanh thu) Các tỷ số này đo lường hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để nâng cao chỉ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết là những tài sản nào chưa dùng hoặc không dùng không tạo ra thu nhập vì thế doanh nghiệp cần phải biết cách sử dụng chúng có hiệu quả hơn hoặc loại bỏ chúng đi. 2.3.3.1. Kỳ thu tiền bình quân Phản ánh số ngày thu tiền bình quân từ khi ghi nhận doanh thu. Kỳ thu tiền bình quân trung bình Ngành là: 20 ngày. Được xác định bởi công thức sau: Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu * 360 Doanh thu thuần Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau: ƒ Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chưa thu tiền về do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán... ƒ Doanh thu thuần là doanh số bán ra của doanh nghiệp trong năm sau khi trừ đi các khoản giảm trừ trong năm như: chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại và thuế doanh thu. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Về nguyên tắc, tỷ số này càng thấp càng tốt, nếu kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp thấp thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó cao do vốn ít bị chiếm dụng trong khâu thanh toán. Nếu kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp quá cao thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm do các khoản phải thu quá lớn, điều đó có nghĩa chính sách bán chịu của doanh nghiệp quá nhiều_ điều mà thông thường chỉ doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém mới thực hiện chính sách này để tiêu thụ hàng hoá. Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào chỉ số kỳ thu tiền trong kỳ mà kết luận tính hiệu quả về khả năng thu hồi vốn mà cần phải xem xét thêm một số yếu tố khác như: đặc điểm Ngành nghề kinh doanh, chiến lược phát triển, chính sách bán hàng của doanh nghiệp... 2.3.3.2. Vòng quay tồn kho Đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu… Đây là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng vì dự trữ nguyên vật liệu là để sản xuất, sản xuất hàng hoá là để tiêu thụ nhằm đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường. Quy mô tồn kho của một doanh nghiệp có thể lớn nhưng cũng có thể nhỏ, điều đó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và thời gian kinh doanh trong năm. Vòng quay tồn kho trung bình Ngành là: 9 lần. Được xác định bởi công thức sau: Vòng quay tồn kho = Doanh thu thuần Tồn kho Tồn kho là toàn bộ các loại tài sản như: nguyên vật liệu trong khâu dữ trữ, chi phí sản xuất dở dang trong khâu sản xuất và thành phẩm trong khâu lưu thông. 2.3.3.3 . Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường tính hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định trung bình Ngành là: 5 lần. Được xác định bởi công thức sau: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định Tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản cố định (tài sản cố định thuần) đến thời điểm lập báo cáo. Nó được xác định căn cứ vào nguyên giá của tài sản cố định sau khi khấu trừ phần khấu hao tích luỹ đến thời điểm lập báo cáo. Tỷ số này càng cao thì càng tốt. Vì khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công suất sử dụng tài sản cố định cao. Nếu hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp không cao thì doanh nghiệp cần xem lại nguyên nhân của việc sử dụng tài sản cố định không hiệu quả, thường là: đầu tư tài sản cố định quá mức cần thiết, tài sản cố định không sử dụng chiếm tỷ trọng lớn, tài sản cố định được sử dụng với công suất thấp hơn công suất được thiết kế. 2.3.3.4. Vòng quay tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, nghĩa là trong một năm tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần. Vòng quay tổng tài sản trung bình Ngành là: 2 lần. Được xác định bởi công thức sau: Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng tài sản được xác định báo gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản rất hiệu quả trong một kỳ kinh doanh. Nếu chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp phải xem xét việc sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động có hiệu quả không, bằng cách kết hợp với các chỉ tiêu: tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ số thanh toán nhanh và hiệu suất sử dụng tài sản cố định. 2.3.4. Tỷ số lợi nhuận (doanh lợi) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hàng loạt chính sách và quyết định của doanh nghiệp. Các tỷ số tài chính nói trên cho thấy phương thức mà doanh nghiệp được điều hành, thì các tỷ số về lợi nhuận sẽ cho thấy hiệu năng quản trị của doanh nghiệp. Trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp, các nhà đầu tư thường quan tâm đến các tỷ số về lợi nhuận và sự thay đổi của chỉ tiêu này như thế nào qua quá trình hoạt động kinh doanh bởi vì mức lợi tức sau thuế thu được có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư. 2.3.4.1. Doanh lợi tiêu thụ Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, chúng ta nên kết hợp chỉ tiêu này với mức sinh lợi tức sau thuế của năm trước để so sánh. Doanh lợi tiêu thụ trung bình Ngành là: 5%. Được xác định bởi công thức sau: Doanh lợi tiêu thụ = Lợi tức sau thuế Doanh thu thuần Lợi tức sau thuế là phần lợi nhuận còn lại của doanh thu thuần sau khi đã khấu trừ tổng chi phí và thuế thu nhập. Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả. Đây cũng là yếu tố để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Nếu chỉ tiêu này không cao có nghĩa là chi phí hoạt động của doanh nghiệp không được hợp lý so với các doanh nghiệp cùng Ngành. Do đó doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý các loại chi phí nhằm giảm thấp nhất chi phí để gia tăng mức sinh lời. 2.3.4.2 . Tỷ lệ lãi gộp Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời trước khi trừ chi phí chung, chi trả lãi vay, thuế thu nhập của doanh nghiệp trên doanh thu. Tỷ lệ lãi gộp trung bình Ngành là: 20%. Được xác định bởi công thức sau: Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp Doanh thu thuần Lãi gộp được xác định là phần doanh thu thuần của doanh nghiệp còn lại sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp cao cho thấy doanh nghiệp đang có chi phí sản xuất sản phẩm ở mức hiệu quả nhất, không ảnh hưởng lớn đến lãi gộp của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp phải xem lại chi phí sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả không so với các doanh nghiệp khác trong cùng Ngành. 2.3.4.3. Doanh lợi tài sản (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của các tài sản được đầu tư hay còn được gọi là khả năng sinh lời của đầu tư. Doanh lợi tài sản trung bình Ngành là: 10%. Được xác định bởi công thức sau: Doanh lợi tài sản = Lợi tức sau thuế Tổng tài sản Doanh lợi tài sản của doanh nghiệp cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả; cho thấy mức độ hiệu quả mà tổng tài sản của doanh nghiệp mang lại. Đồng thời, cũng cho ta thấy hiệu quả của việc sử dụng các khoản lãi vay trong doanh nghiệp đang rất tốt, nó không làm giảm lợi tức sau thuế quá nhiều. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp có nghĩa là việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp không tốt, tài sản của doanh nghiệp quá lớn trong khi lợi tức sau thuế không đổi, doanh nghiệp cần giảm lượng tài sản không cần thiết sử dụng và nâng cao năng suất sử dụng tài sản trong kỳ của doanh nghiệp. Ngoài ra chi phí lãi vay cũng là nguyên nhân làm giảm lợi tức sau thuế, dẫn đến giảm doanh lợi tài sản. 2.3.4.4. Doanh lợi vốn tự có (ROE) Doanh lợi vốn tự có hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận của vốn cổ đông, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu. Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu nhận được lợi nhuận so với vốn do họ bỏ ra để đầu tư. Doanh lợi vốn tự có trung bình Ngành là: 15%. Được xác định bởi công thức sau: Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận sau thuế Vốn tự có Khi đánh giá chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có của doanh nghiệp ta thường kết hợp với chỉ tiêu doanh lợi vốn tự có trung bình của Ngành và chỉ tiêu doanh lợi tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn tự có của doanh nghiệp cao hơn trung bình Ngành thì các chủ sở hữu hoàn toàn tin tưởng vào hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh lợi vốn tự có thấp hơn trung bình Ngành thì sẽ không được các chủ sở hữu tán thành. Tuy nhiên, nếu so sánh với doanh lợi tài sản mà doanh lợi vốn tự có không quá chênh lệch thì ta có thể nhận thấy doanh nghiệp đang sử dụng tỷ số nợ cao hơn mức bình thường. CHƯƠNG III GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY Tên Công ty : Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang. Vốn điều lệ : 1.920.000.000 đồng (Một tỷ chín trăm hai mươi triệu đồng). Địa chỉ : 22/2 Phan Bội Châu, P. Bình Khánh, Tp. Long Xuyên, An Giang. Điện thoại : 076.954211 – 076.954611. Fax : 076.841280. 3.1.1. Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang tiền thân là Bộ phận khai thác kinh doanh cát sông, trực thuộc Công ty Xây lắp và Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng An Giang (thường gọi là Công ty Xây lắp An Giang – đây là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang). Lĩnh vực hoạt động của đơn vị là kinh doanh và khai thác cát sông trong phạm vi tỉnh An Giang. Năm 1997, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và phương án thực hiện mục tiêu cổ phần hoá của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang từ năm 1998 – 2002, Công ty Xây lắp An Giang có đầy đủ điều kiện thực hiện cổ phần hoá bộ phận xáng cát: ƒ Xáng cát không thuộc loại Nhà nước đầu tư nắm giữ 100% vốn sản xuất kinh doanh. ƒ Công ty Xây lắp An Giang luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch trên giao, là một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong tỉnh. ƒ Điều kiện để phát triển tương đối thuận lợi, xét về tất cả các mặt như: thị trường, kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý và lực lượng nhân công kỹ thuật. ƒ Mức thu nhập bình quân ở Công ty Xây lắp An Giang tương đối cao so với các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh. Khi chuyển bộ phận Xáng cát sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, với cơ chế quản lý tự chủ và có hiệu quả sẽ vẫn đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức. ƒ Cán bộ công nhân viên chức của Công ty đã nhận thức được chủ trương cổ phần hoá của Nhà nước, có thái độ ủng hộ và quyết tâm thực hiện ở đơn vị mình. ƒ Tình hình kinh tế ổn định, chỉ số lạm phát ở mức thấp, giá cả được kiềm giữ không biến động lớn... và sự xuất hiện của các công ty kiểm toán và thị trường chứng khoán sắp được thành lập đã tạo cơ sở để mọi người dân, nhất là cán bộ công nhân viên trong Công ty Xây lắp An Giang yên tâm đầu tư vào Công ty. Do vậy, ngày 30/03/1997, bộ phận xáng cát của Công ty Xây lắp An Giang ngừng hoạt động để tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản và xây dựng phương án cổ phần hoá theo các căn cứ sau: ƒ Căn cứ vào Nghị định số 28/CP, ngày 07/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần; ƒ Căn cứ thông tư số 50TC/TCDN, ngày 30/08/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phiếu trong việc chuyển mốt số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo Nghị định 28/CP, ngày 07/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ; ƒ Căn cứ Quyết định số 01/CPH, ngày 04/09/1996 của Bộ trưởng Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cổ phần hoá về ban hành quy trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần; ƒ Căn cứ Thông tư số 17/LĐTBXH-TT, ngày 07/09/1996 hướng dẫn về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo Nghị định 28/CP, ngày 07/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ; ƒ Căn cứ Văn bản số 1104/TLĐ, ngày 13/09/1996 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn nội dung hoạt động Công đoàn khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo Nghị định 28/CP, ngày 07/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ; ƒ Căn cứ Quyết định số 7506/QĐ-UB ngày 15/12/1997 của UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện cổ phần hoá bộ phận xáng cát của Công ty Xây lắp An Giang để thành lập Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang; ƒ Căn cứ Bảng cân đối kế toán của bộ phận xáng cát đến ngày 30/03/1997 của Công ty Xây lắp An Giang đã được kiểm toán bởi Cục Quản lý Vốn và Tài sản Nhà nước tại An Giang. Ngày 06/08/1997, phương án cổ phần hoá được Ban chỉ đạo Cổ phần hoá tỉnh An Giang và Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt. Sau đó, từ tháng 09/1997 đến tháng 12/1997, Ban Cổ phần ho._. SỞ HỮU 400 1.279.500.000 1.332.682.539 I. Nguồn vốn - quỹ 410 1.279.500.000 1.332.682.539 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 1.279.500.000 1.279.500.000 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 0 17.994.924 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416 7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 35.187.615 0 8. Quỹ khen thưởng và phú 418 c lợi 9. Nguồn vốn đầu tư xây d ơ bản 419 ựng c III. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 3. Quỹ quản lý cấp trên 423 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.279.5 0.000 1.355.252.492 430 0 liệu chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằ âm dưới hình thức ghi trong ngoặc Ghi chú: số ng số đơn ( ). Mã số B 01-DN hành theo Q số 167/2000/QĐ C ngày 25 tháng 10 năm 2000 củ B n BẢNG CÂN ĐỐI K OÁN Ngày 31 tháng 12 n 999 ĐVT: VN ÀI SẢN Mà SỐ ĐẦ NĂM SỐ CU I KỲ Ban Đ /BT a ộ trưởng Bộ tài chí h Ế T ăm 1 Đ T SỐ U Ố 1 2 3 4 A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 203.702.492 752.252.706 100 I. Tiền 110 98.559.992 51.656.151 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 98.559.992 51.656.151 2. Tiền gởi ngân hàng 112 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 215.000.000 1. ứng khoán ngắn hạn 121 Đầu tư ch 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 215.000.000 3. Dự phòn giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 g III. Các khoản phải thu 130 12.051.000 290.468.503 1. Phải thu của khách hàng 131 826.000 290.468.503 2. Trả trướ cho người bán 132 c 3. Thu ế GTGT được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 11.225.000 6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 266.250 11.983.200 140 4. 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 4.266.250 11.983.200 143 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hóa tồn kho 146 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng (*) 149 tồn kho V. Tài sản lưu động khác 150 88.825.250 183.144.852 1. Tạm ứng 151 59.653.250 120.664.015 2. Chi phí trả trước 152 29.172.000 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 62.480.837 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 1 2 3 4 VI. Chi sự nghiệp 160 01. Chi sự nghiệp năm trước 161 02. Chi sự nghiệp năm nay 162 B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 1 1. 5 200 .151.550.000 056.408.56 I. Tài sản cố định 210 1.151.550.000 1.056.408.565 1. Tài sản cố định hữu hình 1.113.750.000 1.022.808.565 211 - Nguyên giá 212 1.237.500.000 1.269.958.565 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (123.7 .000) (247.1 .000) 213 50 50 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 33.600.000 217 37.800.000 - Nguyên giá 218 42.000.000 42.000.000 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219 (4.20 0) (8.40 0) 0.00 0.00 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 1.355.252.492 1.808.661.271 NGUỒN VỐN Mà SỐ S ĐẦU NĂM SỐ CU I KỲ Ố Ố 1 2 3 4 A-NỢ PHẢI TRẢ 300 22.569.953 488.409.995 I. Nợ ngắn hạn 310 22.569.953 488.409.995 1. Vay ngắn hạn 311 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 3.828.000 4. Người mua trả tiền trước 314 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 (11.31 .681) 505.344.580 8 6. Phải trả cho công nhân viên 316 (450.000) 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 30.510.634 (16.93 .585) 318 4 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay dài hạn 321 2. Nợ dài hạn 322 1 2 3 4 III. Nợ khác 330 1. Chi phí phải trả 331 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 333 B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1.332.682.539 1.320.251.276 I. Nguồn vốn - quỹ 410 1.320.251.276 1.332.682.539 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 1.279.500.000 1.279.500.000 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 17.9 24 17.9 24 94.9 94.9 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp việc làm 416 mất 7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 35.187.615 22.756.352 8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 419 III. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 3. Quỹ quản lý cấp trên 423 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1.355.2 2.492 1.808.661.271 430 5 u chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằ âm dưới hình thức ghi trong ngoặc Ghi chú: số liệ ng số đơn ( ). Mã số B 01-DN hành theo Q số 167/2000/QĐ C ngày năm 20 Bộ trư Bộ tài chính BẢNG CÂN ĐỐI K OÁN Ngày 31 tháng 12 n 000 ĐVT: VN ÀI SẢN Mà SỐ ĐẦ NĂM SỐ CU I KỲ Ban Đ /BT 25 tháng 10 00 của ởng Ế T ăm 2 Đ T SỐ U Ố 1 2 3 4 A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 752.252.706 511.616.180 100 I. Tiền 110 51.656.151 275.094.733 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 51.656.151 275.094.733 2. Tiền gởi ngân hàng 112 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 215.000.000 165.000.000 1. ứng khoán ngắn hạn 121 Đầu tư ch 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 215.000.000 165.000.000 3. Dự phòn giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 g III. Các khoản phải thu 130 290.468.503 5.974.410 1. Phải thu của khách hàng 131 290.468.503 5.974.410 2. Trả trướ cho người bán 132 c 3. Thu ế GTGT được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho .983.200 140 11 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 11.983.200 143 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hóa tồn kho 146 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng (*) 149 tồn kho V. Tài sản lưu động khác 150 183.144.852 65.547.037 1. Tạm ứng 151 120.664.015 65.547.037 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 62.480.837 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 1 2 3 4 VI. Chi sự nghiệp 160 01. Chi sự nghiệp năm trước 161 02. Chi sự nghiệp năm nay 162 B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 1.056.408.565 1.107.366.080 I. Tài sản cố định 210 1.056.408.565 1.107.366.080 1. Tài sản cố định hữu hình 211 1.022.808.565 1.077.966.080 - Nguyên giá 212 1.269.958.565 1.454.581.082 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (247.150.000) (376.625.002) 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 33.600.000 29.400.000 - Nguyên giá 218 42.000.000 42.000.000 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219 (8.400.000) (12.600.000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 1.808.661.271 1.618.982.260 NGUỒN VỐN Mà SỐ SỐ CUỐI KỲ SỐ CUỐI KỲ 1 2 3 4 A-NỢ PHẢI TRẢ 300 488.409.995 244.246.878 I. Nợ ngắn hạn 310 488.409.995 244.246.878 1. Vay ngắn hạn 311 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 4. Người mua trả tiền trước 314 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 505.344.580 235.650.017 6. Phải trả cho công nhân viên 316 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 (16.934.585) 8.596.861 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay dài hạn 321 2. Nợ dài hạn 322 1 2 3 4 III. Nợ khác 330 1. Chi phí phải trả 331 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 333 B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1.320.251.276 1.374.735.382 I. Nguồn vốn - quỹ 410 1.320.251.276 1.374.735.382 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 1.279.500.000 1.279.500.000 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 17.994.924 41.556.190 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416 7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 22.756.352 12.085.417 8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 41.593.775 9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 419 III. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 3. Quỹ quản lý cấp trên 423 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 1.808.661.271 1.618.982.260 Ghi chú: số liệu chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Mã số B 01-DN Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ/BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2001 ĐVT: VNĐ TÀI SẢN Mà SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI KỲ 1 2 3 4 A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 511.616.180 573.512.366 I. Tiền 110 275.094.733 162.801.820 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 275.094.733 46.305.120 2. Tiền gởi ngân hàng 112 116.496.700 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 165.000.000 165.000.000 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 165.000.000 165.000.000 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu 130 5.974.410 88.058.612 1. Phải thu của khách hàng 131 5.974.410 88.058.612 2. Trả trước cho người bán 132 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hóa tồn kho 146 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản lưu động khác 150 65.547.037 157.651.934 1. Tạm ứng 151 65.547.037 57.055.247 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 100.596.687 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 1 2 3 4 VI. Chi sự nghiệp 160 01. Chi sự nghiệp năm trước 161 02. Chi sự nghiệp năm nay 162 B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 1.107.366.080 1.463.179.242 I. Tài sản cố định 210 1.107.366.080 1.463.179.242 1. Tài sản cố định hữu hình 211 1.077.966.080 1.437.979.242 - Nguyên giá 212 1.454.581.082 1.630.928.151 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (376.625.002) (192.948.909) 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 29.400.000 25.200.000 - Nguyên giá 218 42.000.000 42.000.000 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219 (12.600.000) (16.800.000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 1.618.982.260 2.036.691.608 NGUỒN VỐN Mà S SỐ CUỐI KỲ SỐ CU I KỲ Ố Ố 1 2 3 4 A-NỢ PHẢI TRẢ 300 244.246.878 249.484.694 I. Nợ ngắn hạn 310 244.246.878 249.484.694 1. Vay ngắn hạn 311 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 16.710.890 4. Người mua trả tiền trước 314 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 235.650.017 73.298.191 6. Phải trả cho công nhân viên 316 125.522.301 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 8.596.861 318 33.953.312 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay dài hạn 321 2. Nợ dài hạn 322 1 2 3 4 III. Nợ khác 330 1. Chi phí phải trả 331 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 333 B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1.374.735.382 1.787.206.914 I. Nguồn vốn - quỹ 410 1.374.735.382 1.787.206.914 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 1.279.500.000 1.672.928.151 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 41.556.190 9.876.366 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 67.1 54 89.7 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp việc làm 416 mất 7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 12.085.417 901.357 8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 41.593.775 36.311.286 9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 419 III. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 3. Quỹ quản lý cấp trên 423 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 1.618.982.260 2.036.691.608 u chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc Ghi chú: số liệ đơn ( ). Mã số B 01-DN hành theo QĐ số 167/2000/QĐ C ngày 25 tháng 10 năm 20 Bộ trưởng Bộ tài chính BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31 tháng 12 n ĐVT: VNĐ TÀI SẢN Mà SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI KỲ Ban /BT 00 của ăm 2002 1 2 3 4 A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 573.512.366 1.618.436.198 I. Tiền 110 162.801.820 198.386.116 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 46.305.120 69.763.589 2. Tiền gởi ngân hàng 112 116.496.700 128.622.527 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 165.000.000 109.800.000 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 165.000.000 109.800.000 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu 130 88.058.612 (2.336.228.415) 1. Phải thu của khách hàng 131 88.058.612 (2.336.228.415) 2. Trả trước cho người bán 132 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 2.149.834.384 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 2.149.834.384 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hóa tồn kho 146 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản lưu động khác 150 157.651.934 1.496. 13 644.1 1. Tạm ứng 151 57.055.247 1.257.001.323 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 100.596.687 239.642.790 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 1 2 3 4 VI. Chi sự nghiệp 160 01. Chi sự nghiệp năm trước 161 02. Chi sự nghiệp năm nay 162 B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 1.463.179.242 2 .395.108.217 I. Tài sản cố định 210 1.463.179.242 2.395.108.217 1. Tài sản cố định hữu hình 211 1.437.979.242 1.754.199.169 - Nguyên giá 212 1.630.928.151 1.923.459.151 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (192.948.909) (169.295.982) 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 25.200.000 21.000.000 - Nguyên giá 218 42.000.000 42.000.000 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219 (16.800.000) (21.000.000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 619.909.048 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 2.036.691.608 4.013.544.415 NGUỒN VỐN Mà SỐ SỐ CUỐI KỲ SỐ CU I KỲ Ố 1 2 3 4 A-NỢ PHẢI TRẢ 300 249.484.694 1.860.527.047 I. Nợ ngắn hạn 310 249.484.694 1.860.527.047 1. Vay ngắn hạn 311 330.000.000 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả ch 313 16.710.890 o người bán 582.679.175 4. Người mua trả tiền trước 314 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 73.298.191 120.912.511 6. Phải trả cho công nhân viên 316 125.522.301 49.435.156 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 33.953.312 777.500.205 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay dài hạn 321 2. Nợ dài hạn 322 1 2 3 4 III. Nợ khác 330 1. Chi phí phải trả 331 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 333 B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1.787.206.914 2.153.017.368 I. Nguồn vốn - quỹ 410 1.787.206.914 2.153.017.368 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 1.672.928.151 1.958.578.151 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 9.87 366 31.580.390 6. 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 67.189.754 84.393.778 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416 7. Lợi nhuận chưa p 417 hân phối 901.357 12.999.882 8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 36.311.286 65.465.167 9. Nguồn vốn đầu tư xây d ơ bản 419 ựng c III. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 3. Quỹ quản lý cấp trên 423 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 2.036.691.608 4.013.544.415 Ghi chú: số liệu chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Mã số B 01-DN Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ C ngày 25 tháng 10 năm 2 Bộ trưởng Bộ tài chí BẢNG CÂN ĐỐI K OÁN Ngày 31 tháng 12 năm 2003 ĐVT: VNĐ TÀI SẢN Mà SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CU I KỲ /BT 000 của nh Ế T Ố 1 2 3 4 A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 1.618.436.198 1.369.043.535 I. Tiền 110 198.386.116 368.882.144 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 69.763.589 49.547.798 2. Tiền gởi ngân hàng 112 128.622.527 319.334.346 3. Tiền đang chuyển 113 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 120 109.800.000 102.160.000 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 40.000.000 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 109.800.000 62.160.000 3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 III. Các khoản phải thu 130 (2.336.228.415) (1.741.044.603) 1. Phải thu của khách hàng 131 (2.336.228.415) (1.741.044.603) 2. Trả trước cho người bán 132 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 4. Phải thu nội bộ 134 - Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 - Phải thu nội bộ khác 136 5. Các khoản phải thu khác 138 6. Dự phòng các KPT khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 2.149.834.384 1.235.388.186 1. Hàng mua đang đi trên đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 2.149.834.384 1.235.388.186 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hóa tồn kho 146 7. Hàng gửi đi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản lưu động khác 150 1.496.644.113 1.403.657.808 1. Tạm ứng 151 1.257.001.323 660.397.720 2. Chi phí trả trước 152 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 239.642.790 743.260.088 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 155 1 2 3 4 V I. Chi sự nghiệp 160 01. Chi sự nghiệp năm trước 161 02. Chi sự nghiệp năm nay 162 B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 2.395.1 217 4.170.201.522 08. I. Tài sản cố định 210 2.395.108.217 4.170.201.522 1. Tài sản cố định hữu hình 211 1.754.199.169 2.726.142.323 - Nguyên giá 212 1.923.4 151 2.945.515.270 59. - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 213 (169.2 82) (219. 72.947) 95.9 3 2. TSCĐ thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 21.000.000 16.800.000 - Nguyên giá 218 42.00 00 0.000 42.000.0 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 219 (21.00 0.000) (25.200.000) II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 619.909.048 1.427.259.199 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 4.013.544.415 5.539.245.057 NGUỒN VỐN Mà SỐ SỐ CUỐI KỲ SỐ CUỐI KỲ 1 2 3 4 A-NỢ PHẢI TRẢ 300 1.860.527.047 2.124.416.568 I. Nợ ngắn hạn 310 1.860.527.047 2.124.416.568 1. Vay ngắn hạn 311 330.000.000 1.250.200.000 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả cho người bán 313 582.679.175 450.799.067 4. Người mua trả tiền trước 314 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315 120.912.511 365.392.180 6. Phải trả cho công nhân viên 316 49.435.156 30.802.260 7. Phải trả cho các đơn vị nội 317 bộ 8. Các khoản phải trả, phải n 318 777 ộp khác .500.205 27.223.061 II. Nợ dài hạn 320 1. Vay dài hạn 321 2. Nợ dài hạn 322 1 2 4 3 III. Nợ khác 330 1. Chi phí phải trả 331 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 333 B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 2.153.0 368 9 17. 3.414.828.48 I. Nguồn vốn - quỹ 410 2.153.01 68 9 7.3 3.414.828.48 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 1.958.578.151 0 2.987.515.27 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư phát triển 414 31.58 0.390 266.195.581 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 84.39 3.778 109.829.169 6. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 416 7. Lợi nhuận chưa phân phối 417 12.999.882 6.305.910 8. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 65.465.167 44.982.559 9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 419 III. Nguồn kinh phí 420 1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 3. Quỹ quản lý cấp trên 423 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 4.013.544.415 5.539.245.057 Ghi chú: số liệu chỉ tiêu trong các dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). Mẫu số B 02-DN Ban hành theo QĐ số 16 000/QĐ ngày 25 tháng 10 năm 2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài Chính BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 1998 Đơn v Đ ỉ tiêu M Lũy kế từ đầu năm 7/2 -BTC ị tính: VN Ch ã số Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.286.500.000 01 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 25.730.000 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 25.730.000 1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 03) 1 10 .260.770.000 2. Giá vốn hàng bán 11 733.843.040 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 526.926.960 4. Chi phí bán hàng 24 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 134.991.794 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20-(24+25)] 30 391.935.166 7. Doanh thu hoạt động tài chính 31 525.000 8. Chi phí tài chính 32 9. Lợi nhuận HĐTC (40=31-32) 40 525.000 10. Thu nhập khác 41 50.464.900 11. Chi phí khác 42 32.621.798 12. Lợi nhuận khác (50=41- 42) 50 17.843.102 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 410.303.268 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 51.287.909 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 359.015.360 Mẫu số B 02-DN Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày của Bộ Tài Chính BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: VNĐ ỉ tiêu Mã số Lũy ăm 9/10/2002 Năm 1999 Ch kế từ đầu n Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 01 .507.244.220 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 03) 2.507.244.220 10 2. Giá vốn hàng bán 1 11 .538.944.469 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 968.299.751 4. Chi phí bán hàng 24 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 653.536.394 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20-(24+25)] 30 314.763.357 7. Doanh thu hoạt động tài chính 31 15.300.000 8. Chi phí tài chính 32 9. Lợi nhuận HĐTC (40=31-32) 40 15.300.000 10. Thu nhập khác 41 123.506.946 11. Chi phí khác 42 65.421.569 12. Lợi nhuận khác (50=41- 42) 50 58.085.377 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 388.148.734 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 62.103.797 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 326.044.937 Mẫu số B 02-DN Ban hành theo QĐ số 167/2000 ửa đổi bổ sung TT-B ngày 9/10/2002 Tài Chính ÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: VNĐ ỉ tiêu Mã số Lũy kế từ đầu năm /QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 và s theo TT số 89/2002/ của Bộ TC B Năm 2000 Ch Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 01 .832.580.022 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 03) 10 2.832.580.022 2. Giá vốn hàng bán 11 1.021.742.506 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 1.810.837.516 4. Chi phí bán hàng 24 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.201.616.672 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20-(24+25)] 30 609.220.844 7. Doanh thu hoạt động tài chính 31 6.012.565 8. Chi phí tài chính 32 9. Lợi nhuận HĐTC (40=31-32) 40 6.012.565 10. Thu nhập khác 41 23.067.000 11. Chi phí khác 42 12. Lợi nhuận khác (50=41- 42) 50 23.067.000 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 638.300.409 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 174.024.845 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 464.275.564 Mẫu số B 02-DN Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ửa đổi bổ sung TT-B ngày 9/10/2002 Tài Chính ÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2001 Đơn vị tính: VNĐ ỉ tiêu M Lũy kế từ đầu năm ngày 25 tháng 10 năm 2000 và s theo TT số 89/2002/ của Bộ TC B Ch ã số Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 3 .485.985.312 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 03) 10 3.485.985.312 2. Giá vốn hàng bán 11 2.197.357.576 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 1.288.627.736 20 4. Chi phí bán hàng 24 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 662.900.895 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20-(24+25)] 30 625.726.841 7. Doanh thu hoạt động tài chính 31 60.279.160 8. Chi phí tài chính 32 9. Lợi nhuận HĐTC (40=31-32) 40 60.279.160 10. Thu nhập khác 41 500.000 11. Chi phí khác 42 12. Lợi nhuận khác (50=41- 42) 50 500.000 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 686.506.001 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 171.626.500 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 514.879.501 Mẫu số B 02-DN Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài Chính BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Lũy kế từ đầu năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 4.076.481.260 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 03) 10 4.076.481.260 2. Giá vốn hàng bán 11 2.818.742.301 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 1.257.738.959 4. Chi phí bán hàng 24 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 554.068.716 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20-(24+25)] 30 703.670.243 7. Doanh thu hoạt động tài chính 31 42.619.000 8. Chi phí tài chính 32 9. Lợi nhuận HĐTC (40=31-32) 40 42.619.000 10. Thu nhập khác 41 11. Chi phí khác 42 12. Lợi nhuận khác (50=41- 42) 50 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 746.289.243 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 238.812.555 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 507.476.688 Mẫu số B 02-DN Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài Chính BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2003 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Lũy kế từ đầu năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 6.814.128.527 Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07) 03 + Chiết khấu thương mại 04 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp 07 1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 03) 10 6.814.128.527 2. Giá vốn hàng bán 11 5.159.304.829 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 1.654.823.698 4. Chi phí bán hàng 24 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 667.647.906 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20-(24+25)] 30 987.175.792 7. Doanh thu hoạt động tài chính 31 27.618.107 8. Chi phí tài chính 32 9. Lợi nhuận HĐTC (40=31-32) 40 27.618.107 10. Thu nhập khác 41 3.300.000 11. Chi phí khác 42 12. Lợi nhuận khác (50=41- 42) 50 3.300.000 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 60 1.018.093.899 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 325.790.046 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 80 692.303.853 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1045.pdf
Tài liệu liên quan