Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Tài liệu Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt những năm qua, kể từ khi Việt nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), sở hữu trí tuệ luôn là một trong các nội dung đàm phán đa phương và nhiều cuộc đàm phán song phương quan trọng. Những nước quan tâm nhiều nhất đến vấn đề này là Hoa Kỳ, EU, Thuỵ Sỹ, Úc, Nhật Bản và thậm chí cả Mexico. Trong cuộc chơi này, Việt Nam đã phải xây dựng Luật sở hữu trí tuệ đáp ứng được sự quan tâm của các nước. Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) là một trong n... Ebook Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững nội dung lớn trong những cam kết của Việt Nam khi ra nhập WTO. Những năm đầu gia nhập WTO, quyền SHTT của Việt Nam sẽ là vấn đề có ảnh hưởng rõ nét nhất đến hoạt động kinh doanh, thương mại do những tác động trực tiếp từ các nguyên tắc, yêu cầu thực thi "Luật" của WTO. HIệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) - WTO buộc VN phải đạt được hai chuẩn mực lớn về nội dung bảo hộ (tính đầy đủ) và hiệu quả thực thi pháp Luật (tính hiệu quả) của hệ thống SHTT. Chính vì vậy em xin chọn đề tài "Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đề tài này, không tánh khỏi thiếu sót, rất mong được sự nhận xét của thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ có thể được khẳng định nghĩa một cách khái quát là sở hữu sự sáng tạo của trí tuệ con người. Quyền sở hữu trí tuệ (IPRS) là quyền hợp pháp chi phối chi phối việc sử dụng những sáng tạo này. Hiệp định có liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) có hiệu lực từ khi thành lập WTO ngày 1 - 1 - 1995. Các thành viên của tổ chức thương mại, cải cách thủ tục thương mại và đặc biệt là cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định TRIPS được 144 nước thành viên hiện tại của WTO bắt buộc áp dụng và cũng sẽ áp dụng cho các thành viên tương lai. Khi được áp dụng đầy đủ, hiệp định này sẽ tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gần như trên toàn thế giới - tạo ra sực mạnh chưa có hiệp ước quốc tế nào đạt tới. Quyền sở hữu trí tuệ (IPRS) được chia thành quyền sở hữu công nghiệp (đối với các phát và nhãn hiệu được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và thương mại) và quyền sở hữu về văn học, nghệ thuật hay nói cách khác là quyền sở hữu các tác phẩm văn hoá. Sự tách biệt này xuất phát minh sáng chế có tính chất thương mại. Quyền sở hữu trí tuệ được chia thành 4 dạng chính sau đây. 1. Bằng sáng chế (patent) cấp cho tác giả phát minh quyền ngăn chặn những người sử dụng, mua bán hoặc sản xuất theo phát minh đã đăng ký bảo hộ của mình trong một thời hạn nhất định (trong một quốc gia cụ thể). Thời hạn bảo hộ tối thiểu mà hiệp định TRPS yêu cầu là 20 năm kể từ ngày xin đăng ký. Một số nước thừa nhận mô hình thoả dụng hoặc patent nhỏ cấp quyền sử dụng một thời gian ngắn hơn cho những phát triển, cải tiến nhỏ có đầu tư thêm vào thiết kế, chế tạo. 2. Bằng sáng chế (patent) về sở hữu kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền về mẫu mã và mỹ thuật của sản phẩm. Hiệp định TRIPS yêu cầu sở hữu lĩnh vực này tối thiểu 10 năm. 3. Bằng sáng chế (patent) về sở hữu thương hiệu và nhãn hiệu dịch vụ, bảo hộ quyền của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu của một sản phẩm, một dịch vụ hay một mặt hàng. Mục tiêu chính là để giảm chi phí tìm kiếm của người tiêu dùng và tránh cho người tiêu dùng khỏi nhầm lẫn về chất lượng và xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ, qua mẫu mã và kiểu dáng, có thể nhận biết ngay đặc điểm địa lý chất lượng của một loại rượu vang, rượu mạnh hau hoa quả, thực phẩm của một vùng hay hãng sản xuất danh tiếng nào đó. 4. Bằng (Giấy) chứng nhận bản quyền tác giả của tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và văn học bảo hộ quyền thể hiện tác phẩm đó trong một thời gian, thường là khi tác giả còn sống cộng với 50 năm sau khi qua đời (ở Mỹ và các nước EU là 70 năm sau khi tác giả qua đời). Bản quyền chỉ bao hàm ý nghĩa là cấm bắt chước thể hiện chứ không hạn chế được khía cạnh ý tưởng. Vì vậy, phạm vi bảo hộ của bản quyền hạn hẹp hơn sáng chế (patent). Bản quyền cũng được "mở " khi đồng ý cho phép tái bản, dịch trình chiếu, biểu diễn, chuyển thể...đối với các tác phẩm là sách, phim, nhạc và các phần mềm máy tính. Hiệp định TRIPS yêu cầu các chương trình phần mềm máy tính phải được bảo hộ bản quyền. Các nước có thể áp dụng mức độ cho phép khác nhau trong việc ứng dụng phần mềm máy tính theo thuyết "sử dụng công bằng" hoặc những hạn chế khác. Vì các chương trình phần mềm máy tính có thể sử dụng với mục đích thương mại, nên một số nước công nghiệp cho phép các hãng sản xuất đăng ký xin cấp bằng sáng chế sang một lĩnh vực mới bao hàm cả mục đích kinh doanh. Tiếp đó là xu hướng chấp nhận đăng ký bằng sáng chế (patent) cho một số khâu trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học như bảo hộ quyền phát minh giống cây trồng mới. Quyền này cho phép người phát minh giống cây trồng mới. Quyền này cho phép người phát minh giống cây mới đặc biệt và có gien ổn định. Một lĩnh vực tương tự là thiết kế các mạch tích hợp cũng được bảo hộ "riêng", hay còn gọi là bảo hộ "đặc biệt", bởi việc này tuy có sáng tạo nhưng không nhiều nên mới được cấp cả bằng sáng chế (patent) lẫn bằng bản quyền với thời hạn khoảng 10 năm. Có một loại sở hữu đặc biệt tuy không hoàn toàn giống với sáng chế hay bản quyền, chỉ quan hệ đến lĩnh vực kinh doanh nhưng lại chưa được bảo hộ thích đáng, đó là sở hữu bí mật trong một hãng hoặc một cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu đối thủ cạnh tranh có được những thông về bí mật đó thông qua thiết kế, tham chiếu một cách hợp thức thì người sáng tạo ban đầu không có quyền loại trừ sự ứng dụng này. Sự cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến những hoạt động như tình báo công nghiệp, mua chuộc lôi kéo nhân viên của đối thủ tiết lộ bí mật thương mại. Thậm chí có trường hợp nhân viên kỹ thuật tự ý bỏ hãng để ra ngoài sản xuất hoặc kinh doanh bằng chính công thức đã thu nhận được. Hiệp định TRIPS bao trùm tất cả các quyền sở hữu trí tuệ chính, gồm cả các lĩnh vực và quyền chưa được Luật quốc tế hay trong một số trường hợp cả Luật quốc gia của các nước công nghiệp đề cập tới. việc thực thi hiệp định này sẽ áp đặt các thay đổi về Luật sở hữu trí tuệ của một số nước thành viên WTO không có bất kỳ ngoại lệ nào. Những thay đổi này cũng tác động mạnh đến Luật, quy định và các thủ tục hiện hành của các nước đang phát triển áp dụng trong lĩnh vực kinh tế xã hội như nông nghiệp, y tế, giáo dục và văn hoá khi trở thành thành viên WTO. Các điều kiện khoản chính của hiệp định TRIPS có thể phân chia thành 5 nhóm: tiêu chuẩn, thực thi, giải quyết tranh chấp, các quy định và nguyên tắc chung. Cuối cùng là những thoả thuận chuyển đổi. 1. Tiêu chuẩn: Hiệp định TRIPS đưa ra những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu do các nước thành viên đề xuất trong mỗi linh vực chính của sở hữu trí tuệ. Lĩnh vực sở hữu bao gồm cấp bằng sáng chế (patent); bảo hộ giống cây trồng; bản quyền và các quyền liên quan (đó là các quyền của nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất băng ghi âm, các tổ chức phát thanh truyền hình); thông tin bí mật (bí mật thương mại, dữ liệu kiểm định); nhãn hiệu thương mại; dấu hiệu địa lý; thiết kế công nghiệp và thiết kế các mạch tích hợp. 2. Hiệu lực: Nhóm điều khoản chính thứ hai là các thủ tục và chế tài trong nước đối với hiệu lực của IPRS. Lần đầu tiên, trong các Luật quốc tế về IPRS, điều khoản chi tiết về thủ tục dân sự và hành chính, các chế tài, biện pháp đặc biệt liên quan đến phạm vi biên giới và vấn đề tội phạm được đặt ra. Các điều khoản này xác định thủ tục pháp lý, hình phạt tối thiểu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan pháp Luật, toà án hành chính... 3. Giải quyết tranh chấp: Hiệp định TRIPS quy định các tranh cãi giữa các thành viên WTO về sự tuân thủ nghĩa vụ theo hiệp định chịu sự điều chỉnh của thủ thục giải quyết tranh chấp của WTO. Hội nhập Bộ trưởng WTO lần thứ tư tại Doha (11 - 2001) đã thống nhất rằng các đơn kiện tranh chấp tồn đọng chưa xử lý có thể được xem xét kỹ hơn ở Hội đồng TRIPS và sẽ đưa ra báo cáo Hội nghị Bộ trưởng tiếp theo. 4. Những quy định và nguyên tắc chung: Hiệp định TRIPS đưa ra những nguyên tắc cơ sở như không phân biệt đối xử giữa những người nước ngoài khác nhau (tối huệ quốc), Hiệp định cho phép các nước tự do quyết định chính sách "nhập khẩu song song" đối với các hàng hoá nhập khẩu mà người nắm giữ IPRS đưa ra ở thị trường khác một cách hợp pháp. 5. Thoả thuận chuyển đổ: Các nghĩa vụ ghi trong hiệp đinh áp dụng một cách công bằng cho tất cả các thành viên. Nhưng đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi thì thời gian bắt đầu áp dụng muộn hơn (từ 1 - 1 - 2000) trong khi thành viên là các nước công nghiệp phải áp dụng tất cả các điều khoản của hiệp định từ 1- 1 - 1996, còn với các nước kém phát triển (LDCs) thì từ 1 - 1 - 2006. Riêng sản phẩm dược được nói rộng cho các nước LDCs đến năm 2016. Thực hiện các cam kết của WTO cụ thể là thực thi Hiệp định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ không thể thoái thác nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích to lớn cho các nước thành viên của tổ chức kinh tế quốc tế này. II. Nội dung chính của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam: Tại phiên họp cuối cùng ngày 18/11/2005 Quốc Hội đã thông qua Bộ Luật sở hữu trí tuệ, Bộ Luật này có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006. Đây được xem là một bước tiến mạnh trong ngành lập pháp nước ta hướng đến việc gia nhập wto trong tương lai . Từ năm 1995 đến năm 2005, toan bộ hệ thống các quy định hiện hành của nước ta về bảo hộ quyền SHTT chủ yếu được xây dựng trên cơ sở phần VI của Bộ Luật Dân sự. Ngoài ra còn có một số quy định liên quan đến SHTT được ghi nhận tạo một số văn bản pháp Luật thuộc các chuyên ngành khác như: Bộ Luật hình sự, Luật Khoa học và công nghệ, Luật hải quan, Luật Thương mại, Bộ Luật tố tụng dân sự, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, pháp lệnh giống cây trồng, Nghị định 63,...Để thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về SHTT và một số văn bản của Chính phủ. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này vẫn còn những điểm bất cập như: hệ thống các quy định về bảo hộ quyền SHTT nằm rải rác, tản mạn trong rất nhiều văn bản, phần lớn trong các văn bản quy phạm dưới Luật, hiệu lực thi hành thấp, gây khó khăn, phức tạp cho người vận dụng, vẫn có một số nội dung còn thiếu, chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tự bảo vệ quyến SHTT của mình nên chưa khắc phục được tình trạng nhầm lẫn giữa trách nhiệm của cơ quan nhà nước với trách nhiệm của bản thân tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc chung của Luật sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao các tài sản trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh và phát triển khoa học, công nghệ phục vụ phát tin kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Theo Luật này, phần VI phần xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ theo đó Bộ Luật lần đầu tiên đưa ra chi tiết vấn đề xử phạt đối với việc vi phạm sở hữu trí tuệ như tại điều 213, 214, 2115 quy định về giả mạo về sở hữu trí tuệ. Tại mục 02 phần VI của Bộ Luật nêu một vấn đề mới là việc kiểm soát hàng hoá xuất nhập liên quan đến sở hữu trí tuệ. Về mức phạt cũng có sự thay đổi, mức phạt theo quy định mới nặng hơn, cần thiết hơn so với các văn bản ban hành trước đây, trong đó toà án có quyền căn cứ mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để ấn định mức bồi thường thiệt hại về vật chất từ 5 - 200 triệu đồng, bồi thường thiệt hại về tinh thần từ 5- 50 triệu đồng. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp Luật về SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về nội dung Luật này có một số điểm chính: *Về phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. * Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ: 1. Đối tượng của quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, cuộc phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. 2. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. 3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Luật bao gồm 6 phần 18 chương và 226 điều Luật Phần 1: Những quy định chung Phần 2: Quyền tác giả và các quyền liên quan Phần 3: Quyền sở hữu công nghiệp Phần 4: Quyền đối với cây trồng Phần 5: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Điều khoản chuyển tiếp 1. Các quyền tác giả, các quyền liên quan được bảo hộ theo quy định pháp Luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực, nếu còn thời hạn bảo hộ vào ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục bảo hộ theo quy định tại Luật này. 2. Các đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu (trước đây là nhãn hiệu hàng hoá), tên gọi xuất xứ từ hàng hoá, thiết kế bố trí, giống cây trồng đã được nộp qua bưu điện có dấu bưu điện trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục xử lý theo các quy định của các văn bản pháp Luật có hiệu lực tại thời điểm nộp hồ đơn. 3. Mọi quyền và nghĩa vụ theo văn bằng bảo hộ được cấp theo quy định pháp Luật có hiệu lực trước ngày Luật này có hiệu lực và thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định tại Luật này. Riêng quy định về căn cứ huỷ bỏ hiệu lực các văn bằng bảo hộ chỉ ấp dụng quy định pháp Luật có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. 4. Các bí mật kinh doanh và tên thương mại đã tồn tại và được bảo hộ theo Nghị định số 54/2000/NĐ - CP ngày 03 - 10 - 2000 của Chính phủ về bảo hộ theo sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp tiếp tục được bảo hộ theo Luật này. 5. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, chỉ dẫn địa lý, kể cả các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Nghị định nêu tại khoản 4 Điều này, chỉ được bảo hộ sau khi đã được đăng ký theo quy định tại Luật này. Sự phù hợp giữa Hiệp định trips và Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam Khi ra nhập WTO, Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ theo hiệp định liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Việc thực hiện Hiệp định TRIPs có thể mang lại những tác động tích cực đối với tình hình đầu tư của Việt Nam. Cụ thể, TRIPs sẽ mang lại cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư từ đó giúp làm tăng vốn đầu tư đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra mạn mẽ hơn. Ngoài ra, quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng cũng sẽ giúp khuyến khích các sáng tạo, nghiên cứu cải tiến sản xuất trong nước, đặc biệt là trong các ngành phụ thuộc nhiều vào các sáng chế (trong phần sau của chuyên đề có phân tích cụ thể tác động của TRIPs tới ngành dược phẩm). Có thể hy vọng rằng trong khi hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ Việt Nam nhằm thực hiện cam kết TRÍP sẽ giúp hoạt động này nhan chóng trở nên quy củ và chuyên nghiệp hơn. 1. Về bản quyền tác giả: Từ năm 2005, Việt Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ. Vấn đề bản quyền tác giả đã được quy định và áp dụng theo quy Luật SHTT 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005. Theo đó, quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Trong quá trình đàm phán, trả lời câu hỏi liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia, đại diện của Việt Nam nói rằng, Luật SHTT năm 2005 bảo đảm thực hiện điều 3 của hiệp định TRPS công dân của nước thành viên Công ước Berne hoặc WTO sẽ được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam. Trong quá trình đàm phán, một số Thành viên có ý kiến cho rằng họ thấy một số cơ quan của Chính phủ Việt Nam sử dụng phần mềm máy tính mà chưa được phép của chủ sở hữu. Họ cũng lưu ý rằng một cơ quan của Chính phủ Việt Nam và một doanh nghiệp Nhà nước đang cung cấp truyền hình cáp không có bản quyền cho khách hàng Việt Nam. Những Thành viên này đề nghị Việt Nam chấm dứt tình trạng này trong quá trình đàm phán gia nhập WTO và thực thi nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS. Đại diện Việt Nam xác nhận rằng, trước ngày gia nhập, Việt Nam sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp Luật phù hợp với yêu cầu các cơ quan của Chính phủ sử dụng các phần mềm máy tính hợp pháp và không vi phạm quyền tác của các phần mềm này; quy định việc mua và quản lý tất cả phần mềm do các cơ quan Chính phủ sử dụng; ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc các nhà cung cấp truyền hình cáp chỉ được cung cấp các chương trình đã có phép đến khách hàng của họ. Về thù lao, nhuận bút, các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm đã được công bố hoặc bản ghi âm/ghi hình để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Chính phủ. Việt Nam lưu ý rằng các tổ chức phát sóng ở Việt Nam do Nhà nước quản lý, hoạt động bằng ngân sách nhà nước quản lý, hoạt động bằng ngân sách nhà nước, vì vậy chỉ những trường hợp có tài trợ, quảng cáo hoặc tiền dưới bất kỳ hình thức nào mới phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện ra toà án có thẩm quyền hoặc thông qua trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người xâm phạm có thể bị phạt đến 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm. 2. Về nhãn hiệu, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ: Nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định tại các điều từ 750 - 753 của Bộ Luật Dân sự 2005 và phần III của Luật SHTT năm 2005. Không có yêu cầu bắt buộc đăng ký nhãn hiệu đối với bất kỳ hàng hoá và dịch vụ nào. Tất cả các đăng ký nhãn hiệu đều được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Việt nam đã xác nhận rằng trong quá trình soạn thảo Luật SHTT, Việt Nam đã tham khảo các quy định của khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng do Hội đồng liên hiệp pari và Đại hội đồng của tổ chức SHTT thế giới (WIPO) thông qua vào tháng 9/1999. Hệ thống bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với hiệp định TRIPS và khoản 1 Điều 6 Công ước pari. 3. Về chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá: Chỉ dẫn địa lý được bảo họ theo quy định tại các điều 750 - 753 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và phần III của Luật SHTT năm 2005. Việt Nam lưu ý một chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo hộ nếu đã trở thành tên gọi chung ở Việt Nam. Chỉ dẫn địa lý nước ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt Nam. Bất kỳ chủ thể náo có quyền, theo luật pháp của nước ngoài, sở hữu, sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý ở nước xuất xứ đều có quyền nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam và có thể được ghi nhận trong Đăng bạ chỉ dẫn địa lý Việt Nam. Đại diện Việt Nam cho rằng Luật SHTT năm 2005 đã bảo hộ các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và nước ngoài phù hợp với HIệp định TRIPS. Theo đó, các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là Thành viên sẽ được áp dụng trong trường hợp có xung đột. 4. Kiểu dáng công nghiệp: Pháp luật hiện hành của Việt nam phù hợp với các yêu cầu của điều 26.1 Hiệp định TRIPS. VN lưu ý, mặc dù các quy định TRIPS nhưng các quy định của các quy định của các điều 123.1(a), 124.2 và 126.2 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng đã bao hàm việc sản xuất, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng "về cơ bản là bản sao" của kiểu dáng được bảo hộ. Thời hạn bảo hộ ban đầu đối với kiểu dáng công nghiệp là 5 năm tính từ ngày nộp đơn - có hiệu lực từ ngày đăng ký - và có thể được gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. 5. Sáng chế: Sáng chế có tính mới đối với thế giới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp được bảo hộ theo quy định tại các điều từ 750 đến 753 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Phần III của Luật SHTT năm 2005. Đặc biệt, đối tượng không phải bảo hộ theo Hiệp định TRIPS vẫn được bảo hộ tại VN. Sáng chế có tính mới đối với thế giới, và có khả năng áp dụng công nghiệp - thậm chí không có trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông thường - có thể được bảo hộ theo bằng độc quyền giải pháp hữu ích có độc quyền sử dụng, chuyển giao quyền sở hữu, và chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi xâm phạm và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại co hành vi xâm phạm gây ra. Thời hạn hiệu lực của những bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích tương ứng là 20 và 10 năm tính từ ngày nộp đơn - có hiệu lực từ ngày cấp. 6. Bảo hộ giống cây trồng: Các quy định về bảo hộ giống cây trồng mới theo các tiêu chuẩn của UPOV. Các điều kiện bảo hộ được áp dụng cho giống cây trồng theo quy định tại các điều từ 158 đến 162 của Luật SHTT năm 2005 hoàn toàn tương thích với các điều kiện bảo hộ quy định tại các điều từ 5 đến 9 của UPOV, bao gồm tính mới, tính khách biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Thời hạn vảo hộ quyền của người tạo giống là 25 năm đối với cây thân gỗ và cây nho và 20 năm đối với các giống cây trồng khác kể từ ngày các quyền được xác lập. Không mở rộng quyền của người tạo giống đối với sản phẩm thu hoạch hoặc sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ sản phẩm thu hoạch được từ việc sử dụng trái phép vật liệu nhân giống của giống cây được bảo hộ. 7. Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Đại diện VN khẳng định thiết ké bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ theo các Điều 4.4,6.3 (a) và phần III của Luật SHTT 2005. 8. Các yêu cầu đối với thông tin bí mật, bao gồm bí mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm: Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định mà không phải đăng ký. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền cấm việc sử dụng trái phép bí mật kinh doanh của mình và yêu cấu các có quan Nhà nước có thẩm quyền ra lệnh chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Đại diện VN xác nhận rằng Chính phủ VN sẽ tién hành tất cả các biện pháp cần thiết nhằm tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT kể từ ngày gia nhập WTO mà không viện dẫn đến bất kỳ thời hạn chuyển tiếp nào. III. Những vấn để đặt ra đối với Việt Nam và một số kiến nghị: 1.Tình hình thực thi quyền ở Việt Nam: 1.1. Việc thực thi quyền SHTT trước Việt Nam gia nhập WTO Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh, nội dung đã tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định của WTO, WIPO ....Hiện nay, VN đã là thành viên của các điều ước quan trọng như Công ước pari, Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, Hiệp ước hợp tác patent, Công ước Berne về bản quyền...và song phương liên quan đến việc khiếu nại, xét cử, trọng tài, thi hành bản án, quyết định, tương trợ tư pháp...giữa VN và các nước là những cơ sở quan trọng trong công tác thực thi quyền SHTT ở VN. Tuy nhiên, hiện nay, VN chưa có toà án, cơ quan thực thi, chuyên trách quyền SHTT, chưa có được các thẩm phán, công chức thực thi, xử lý chuyên trách các tội phạm, hành vi xâm phạm quyền SHTT...Bên cạnh đó, nhận thức của chính cộng đồng doanh nghiệp đối với vấn đề SHTT nói chung, thực thi quyền SHTT nói riêng mặc dù đã được cải thiện nhưng còn thấp. Theo thống kê của Cục SHTT Việt Nam, số lượng doanh nghiệp VN nộp đơn xác lập các quyền SHTT chiếm tỷ lệ thấp so với doanh nghiệp nước ngoài. Đơn đăng ký sáng chế chỉ là 9,24%, giải pháp hữu ích là 60,13%, kiểu dáng công nghiệp là 84,32%, nhãn hiệu hàng hoá là 58,12%, ....và số lượng văn bằng được cấp, sáng chế chỉ là 4,5% giải pháp hữu ích là 60%, kiểu dáng là 86%, nhãn hiệu hàng hoá là 53%... Trong khi đóm trên thế giới (ngay trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người ta coi SHTT là một yếu tố quan trọng cấu thành giá trị hàng hoá, dịch vụ. Cùng với việc dự báo về một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, số lượng đơn đăng ký quốc tế các đối tượng của quyền SHTT của các tập đoàn, công ty muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở VN sẽ tăng nhanh chóng trong những năm tới đối với vấn đề chính phải là cải thiện nhận thức từ cộng đồng doanh nghiệp VN đối với vấn đề SHTT nói chung, thực thi quyền SHTT nói riêng, đặc biệt là đăng ký xác lập và bảo vệ quyền. 1.2. Những điểm mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO: sau khi gia nhập WTO, chúng ta sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trong việc thực thi quyền SHTT. Chắc chắn các quan hệ thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ tăng nhanh chóng, đòi hỏi các cơ quan thực thi quyền SHTT và doanh nghiệp phải trang bị những kiến thức về pháp luật quốc tế (tư pháp quốc tế). Trong khi lâu nay chúng ta có thói quên chỉ sử dụng luật "nước mình". Việc áp dụng chính xác luật, việc dẫn chiếu pháp luật sử dụng thành thạo quy phạm xung đột pháp luật ...là rất quan trọng đối với các cơ quan thực thi và của chính doanh nghiệp. 2. Yêu cầu và giải pháp: 2.1. Yêu cầu: Nhìn chung, hiện có 9 loại tài sản trí tuệ đang được thừa nhận và bảo hộ bởi các công ước quốc tế. Đó là: - Các phát minh sáng chế trong lĩnh vực chế tạo (Công ước pari; Hiệp ước hợp tác về phát minh sáng chế; Hiệp ước Buddapest). - Các giải pháp hữu ích các thiết kế chức năng trong lĩnh vực chế tạo (Công ước pari) - Nhãn hiệu thương mại phân biệt hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau (Công ước pari; Hiệp định Mađít; Hiệp ước về Luật nhãn hiệu thương mại); - Thiết kế công nghiệp trong kĩnh vực may mặc, ô tô, điện tử (Hiệp ước Hague; Công ước pari; Hiệp ước pari; Hiệp định Lôcácnô). - Chỉ dẫn địa lý xác định nguồn gốc và đặc tính của các sản phẩm nông nghiệp như rượu, bia (Hiệp định Lixbon; Hiệp định Mađrit về những chỉ dẫn giả); - Bản quyền và các quyền cận kề trong các lĩnh vực in ấn, giải trí, phần mềm, phát thanh truyền hình (Công ước Bécnơ; Công ước Rôm; Công ước Giơnevơ; Công ước Brucxen; Công ước chung về bản quyền); - Các giống và sản phẩm cây non mới trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (Liên hiệp bảo hộ quốc tế đối với các loại cây trồng mới - UPOV); - Thiết kế mạch tích hợp trong công nghiệp vi điện tử (Hiệp ước Oasinhtơn); - Bí mật thương mại. Trừ UPOV, tất cả các hiệp định quốc tế nêu trên đều nằm trong sự quản lý của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO ) mà Việt nam là thành viên. Trong qua trình đàm phán gia nhập WTO, về nguyên tắc, chúng ta đã cam kết thực hiện các quy luật cơ bản của hiệp định trips của WTO. Hiệp định này bao gồm hầu hết các quy định của các công ước quốc tế về bảo hộ cao hơn mức yêu cầu của hiệp định TRIPs miễn là không trái với các quy định của nó. Các quy định có bản của hiệp định có thẻ chia thành 5 nhóm sau: - Nhóm 1 gồm các quy định liên quan đến việc thực hiện sự bảo hộ theo nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc, đặc biệt đối với cấp bằng độc lập quyền, xác lập, hưởng, phạm vi, duy trì và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ; - Nhóm 2 gồm các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu về nội dung bảo hộ, các quyền kèm theo bằng và thời hạn bảo hộ tối thiểu của 7 loại quyền sở hữu trí tuệ sau; Phát minh sáng chế (20 năm từ ngày nộp đơn xin cấp bằng - điều 33); bản quyền và các quyền liên quan (phim: 50 năm, ảnh 25 năm, các loại khác: 50 năm hoặc suốt đời tác giả công thêm 50 năm, những người trình diễn và sản xuất đĩa ca nhạc: 50 năm - Điều 14:5; phát thành; 20 năm kể từ ngày cuối của năm phát thanh - điều 14:5); nhãn hiệu thương mại (7 năm cho mỗi lần đăng ký hoặc ký lại - điều 18); thiết kế công nghiệp (ít nhất là 10 năm - điều 26:3); thiết kế mạch tích hợp (10 năm từ ngày đăng ký hoặc sử dụng - điều 38:2 và 38:3);, thông tin mật kể cả bí mật thương mại (được bảo hộ chống lại việc tiết lộ không được pháp và việc sử dụng không công bằng vì mục đích thương mại - điều 39; chỉ dẫn địa lý (không cho phép đăng ký những nhãn hiệu thương mại gây hiểu lầm về nguồn gốc địa lý của hàng hoá, vía dụ champagne được hiểu là rượu được sản xuất tại phps chứ không phải nơi khác - điều 22 và 23); - Nhóm 3 gồm các quy định về quyền áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn chủ sở hữu trí tuệ lạm dụng quyền của minh hoặc có hành động hạn chế thương mại hay chuyển giao công nghệ một cách bất hợp lý; - Nhóm 4 gồm các quy định về bảo đảm việc thực thi sự bảo hộ các quy định về cơ chế tổ chức, thủ tục và đền bù có liên quan đến những việc như chủ sơ hữu có thể được hỗ trợ , trợ giúp tạm thời tổng luật dân sự; không để hải quan cho qua hàng ăn cướp hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trừng trị những kẻ làm hàng giả....; - Nhóm 5 gồm các quy định về thời hạn thực hiện việc điều chỉnh luật lệ quốc gia cho phù hợp với các quy định trên là 1 năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, và 11 năm đối với các nước kém phát triển nhất. Trong khuôn khổ hợp tác APEC và ÁEAN, Việt Nam và các thành viên khác đều cam kết thực hiện việc bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia và công khai của Hiệp định TRIPs vào năm 2000; đang triển khai các chương trình hợp tác tập thể và quốc gia của APEC như cung cấp danh mục địa chỉ liên lạc , các văn bản pháp luật và các cơ quan thực thi về quyền sở hữu trí tuệ; triển khai thực hiện Hiệp định khung ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực này (ký tháng 12- 1995), trong đó có việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống bằng sáng chế, phát minh và nhãn hiệu thương mại chung của ASEAN. Trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ta đã cam kết chấp nhận Công ước Giơneve 1971 về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép; Công ước Bécnơ 1971 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước pari 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; UPOV 1978 hoặc 1991 về bảo hộ giống thực vật mới; và Công ước Brucxen 1974 về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. Các cam kết cụ thể của ta được xây dựng trên cơ sở thừa nhận các nguyên tắc và nội dung quy định trong Hiệp định TRIPs và các công ước quốc tế khác. Cụ thể, ta đã chấp thuận bảo hộ 7 quyền sở hữu sau: 1. Quyền tác giả và quyền liên quan với thời hạn không ít hơn 75 năm đối với tác phẩm kể từ khi công bố nếu không căn cứ theo đời người; 2. Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá; 3. Nhãn hiệu hàng hoá không ít hơn 10 năm sau mỗi lần đăng ký và không hạn chế số lần đăng ký lại; 4. Sáng chế không dưới 20 năm kể từ khi nộp đơn; 5. Thiết kế bố t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20634.doc
Tài liệu liên quan