Hiện trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội

Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp Hà Nội ------------------ vũ thị diệP Hiện trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành: trồng trọt Mã số: 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: ts. Tống khiêm Hà Nội, 2008 Lời cam đoan - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ

doc124 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn. Vũ Thị Diệp Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tống Khiêm, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp, định hướng quý báu của các Thầy cô bộ môn Hệ Thống Nông Nghiệp trong quá trình thực hiện đề tài, hoàn chỉnh luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa đào tạo Sau đại học - Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Cảm ơn những tình cảm chân thành của tất cả bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Vũ Thị Diệp Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ATVSTP  : An toàn vệ sinh thực phẩm BVTV : Bảo vệ thực vật ĐHNNI : Đại học Nông nghiệp I FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nation): Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc. KHCN&MT : Khoa học công nghệ và môi trường. KLN : Kim loại nặng NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. TCQĐ : Tiêu chuẩn quy định. TCVN  : Tiêu chuẩn Việt Nam WHO  (World Health Organization): Tổ chức Y tế Thế Giới VSV : Vi sinh vật KIP (Key Informant Panel): Phương pháp thu thập thông tin từ nhóm người am hiểu về một chuyên đề nào đó. WEB : Là phương pháp phân tích những khó khăn hiện hữu trong cộng đồng Danh mục bảng 2.1. Lượng dinh dưỡng của một số loại cây trồng. 5 2.2. Nhu cầu bón đạm của các loại rau (kg N/ha) 11 2.3. Nhu cầu ka li của các loại rau 11 2.4. Độ pH thích hợp cho các loại rau 12 2.5. Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của một số thuốc BVTV trên rau tươi 14 2.6. Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng Nitrate (NO3-) trong một số sản phẩm rau tươi 16 2.7. Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong sản phẩm rau tươi (Theo FAO/WHO năm 1993) 17 2.10. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại phân theo vùng (1995- 2005) 24 2.11. Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số nước trong năm 2006. 26 2.13. Số lượng trứng giun đũa và giun tóc trong đất trồng rau ở Mai Dịch và Long Biên (Hà Nội, 1994) 35 4.1. Diện tích năng suất và sản lượng rau của một số địa phương trên địa bàn Hà Nội năm 2007 41 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng rau trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000-2007. 42 4.3. Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở một số vùng trên địa bàn Hà Nội từ 2000-2007 44 4.4. Cơ cấu các loại rau chính đã sản xuất tại một số cơ sở trên địa bàn Hà Nội 50 4.5. Cơ cấu chủng loại rau trong phạm vi nông hộ tại Hà Nội năm 2008. 51 4.6. Tình hình sử dụng phân bón trên rau của nông hộ tại Hà Nội năm 2008 52 4.7. Mức độ sử dụng phân chuồng trong sản xuất rau tại HTX Tằng My - Đông Anh năm 2008 54 4.8. Mức độ sử dụng phân đạm trong sản xuất rau (HTX Tằng My- Đông Anh) năm 2008 57 4.9. Mức độ sử dụng phân lân và kali trong sản xuất rau (HTX Tằng My- Đông Anh) năm 2008 60 4.10. Hàm lượng nitrate tích luỹ trong sản phẩm rau (mg/kg) 62 4.11. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau tại HTX Tăng My- Đông Anh (Vụ Xuân- Hè năm 2008) 64 4.12. Kết quả điều tra nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV trên rau tại Hà Nội năm 2008 66 4.13. Số loại thuốc bảo vệ thực vật và số lần phun trên một số đối tượng cây trồng từ (tháng 1- 4 năm 2008) tại HTX Tằng My- Đông Anh 68 4.14. Mức độ tích luỹ Cypermethrin trong sản phẩm rau vụ Xuân – Hè năm 2008 tại HTX Tằng My- Đông Anh (mg/kg) 70 4.15. Kết quả điều tra nông dân về thực trạng sử dụng nước và kỹ thuật tưới rau. 72 4.16. Kết quả điều tra nông hộ về thực trạng sử dụng giống rau. 73 4.17. Diện tích nhà lưới các quận, huyện ngoại thành Hà Nội 74 4.18. Hệ thống tưới tiêu cho rau ở các quận, huyện ngoại thành Hà Nội 76 4.19. Nguồn tiêu thụ và hiệu quả sản xuất rau của nông dân. 78 4.20. Hiệu quả kinh tế của một sô cây trồng trên địa bàn Hà Nội vụ Xuân – Hè 2008 79 4.21. ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ phát triển chiều dài thân chính cây dưa chuột vụ Xuân – Hè 2008 85 4.22 ảnh hưởng của phân bón đến đặc tính chống chịu của cây dưa chuột. 86 4.23 ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, chất lượng quả của dưa chuột vụ Hè – Xuân 2008 86 4.24 ảnh hưởng phân bón đến hiệu quả kinh tế của cây dưa chuột vụ Hè Xuân 2008 tại Đông Anh – Hà Nội 87 Danh mục sơ đồ và biểu đồ 4.1 Tốc độ tăng trưởng diện tích sản xuất rau trên địa bàn Hà Nội 43 4.2 Cơ cấu bố trí mùa vụ tại các nông hộ (từ 1/2008- 4/2008) 48 4.3 Kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm rau 79 4.4 Mô hình tổ chức - hoạt động của HTX sản xuất và kinh doanh rau an toàn 89 1. Mở đầu 1.1. Đặt vấn đề Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con người trên khắp hành tinh. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất lượng, số lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể kéo, dài tuổi thọ. Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nội địa và xuất khẩu. Rau xanh cũng như những cây trồng khác, để có giá trị kinh tế cao, ngoài yêu cầu về giống tốt, chủng loại đa dạng, thì vấn đề về kỹ thuật canh tác góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, sản lượng rau. Chính vì vậy, người trồng rau không ngừng cải tiến kỹ thuật canh tác, nâng cao đầu tư phân bón, bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên hiện nay xu hướng sản xuất rau hàng hóa ngày càng gia tăng, chạy theo lợi nhuận, đã dẫn đến tình trạng rau bị ô nhiễm do vi sinh vật, hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Sản xuất rau an toàn bảo vệ người tiêu dùng, không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong điều kiện Việt Nam vừa trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, mở ra thị trường lớn tiêu thụ trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhưng làm thế nào để có sản phẩm rau an toàn và đa dạng về chủng loại, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đảm bảo yếu tố bền vững đối với môi trường cho đến nay vẫn đang là vấn đề lớn được đặt ra. Nhằm giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Bộ NN&PTNT, đã ban hành các quy trình tổng hợp sản xuất rau an toàn. Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong lĩnh vực áp dụng quy trình này. Để cụ thể hoá, Sở KH&CN Thành phố Hà Nội đã xây dựng được trên 30 quy trình sản xuất rau an toàn cho các loại rau khác nhau. Việc áp dụng và kiểm soát nghiêm ngặt việc thực hiện quy trình này trong sản xuất bước đầu đã cho những kết quả hết sức khả thi. Tuy nhiên, tình hình sản xuất rau hiện nay vẫn chưa có một quy hoạch hợp lý, chưa có một hệ thống phân phối hợp lý và bền vững, hầu hết vẫn ở tình trạng manh mún, nhỏ lẻ. Thêm vào đó, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm rau cũng chưa được tiến hành đồng bộ. Đầu ra cho sản phẩm còn hạn hẹp, không ổn định, giá cả bấp bênh đã ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định của người dân trong việc tiếp thu và ứng dụng những quy trình này vào sản xuất thay cho lối trồng rau cũ. Dẫn đến sản phẩm rau không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Đánh giá đúng thực trạng sản xuất rau hiện nay nhằm tìm ra những hạn chế, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu, thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm rau, bảo vệ người tiêu dùng, tăng cao thu nhập cho người lao động vùng sản xuất rau là cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, được sự nhất trí của Bộ môn Hệ thống nông nghiệp, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hiện trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội” 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 1.2.1. Mục đích Đánh giá thực trạng sản xuất, tiềm năng phát triển rau an toàn trên địa bàn Hà Nội. Từ đó, tham gia xây dựng một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người lao động vùng sản xuất rau. 1.2.2. Yêu cầu. a. Đánh giá được tình hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội. b. Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nguồn nước tưới trong sản xuất rau. c. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội. 1.3. ý nghĩa của đề tài. 1.3.1.ý nghĩa khoa học Kết quả việc đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn của vùng sản xuất rau an toàn tại Hà Nội, sẽ là cơ sở cho những chỉ đạo sản xuất của địa phương theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở cho việc phát triển rau an toàn (về mặt kỹ thuật, sản xuất và tổ chức tiêu thụ). - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, bảo vệ cộng đồng. 1.4 Giới hạn của đề tài. - Đề tài chỉ nghiên trong thời vụ Xuân- Hè (từ tháng 1/2008- 4/2008). 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây rau. Ông bà ta xưa có câu : “Cơm không rau như đau không thuốc”, câu nói đó cho thấy rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, đặc biệt là đối với người châu á và người Việt Nam. 2.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau. Một số nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta cần khoảng 1300- 1500 calo năng lượng để sống và hoạt động, tương đương với lượng rau dùng hàng ngày trung bình cho một người vào khoảng 250 – 300gr/ ngày (tức khoảng 7,5 – 9kg/ người/tháng). Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, ông Dorolle (1942) đã cho biết : lượng rau phải cung cấp trung bình/người khoảng 360gr/ ngày, (tức khoảng 10,8kg/tháng/người) (dẫn theo Trần Khắc Thi, Nguyễn Ngọc Hùng) [25]. Rau là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài các chất khoáng như : Magiê, Can xi, Photpho, Chì... là những chất tạo lên máu và xương thì rau còn cung cấp các chất quan trọng cho cơ thể như: protein, lipit, axit hữu cơ và các chất thơm... Đặc biệt trong rau còn chứa các vitamin A, B, C, E và PP... có tác dụng trong quá trình phát triển cơ thể và hạn chế bệnh tật. Theo bác sỹ Paul Talalay trường đại học John Hopkin ở bang Marylan (Mỹ) (dẫn theo Đường Hồng Dật ) [5] cho biết: trong mầm cây súp lơ có chất Sulphoraphan có tác dụng phòng bệnh ung thư ở người. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, rau còn cung cấp các chất xellulo có tác dụng khử chất độc và cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hoá, nên ăn rau, quả hàng ngày, đặc biệt các loại rau lá xanh và quả, củ màu vàng (đu đủ, cà rốt, bí ngô...) là những thực phẩm chứa nhiều b- caroten là chất có khả năng phòng chống ung thư. Đặc biệt đối với trẻ em và người già, rau có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng của màng ruột, phát triển và ngăn ngừa tình trạng lão hoá của các tế bào, các mô bào trong cơ thể. Trong một số loại rau có chứa chất dầu và Ancoloit, đó là các chất kháng sinh, chất diệt khuẩn giúp bảo vệ con người chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của nhiều loại vi sinh vật. Mức đảm bảo 300gam rau/người/ngày hoặc 10kg rau/người/tháng. Tuy nhiên việc tiêu thụ rau quả của Việt Nam cũng còn rất thấp, khoảng 100gam/người/ngày, kể cả ở vùng nông thôn cũng ăn rất ít rau (Hội khoa học đất Việt Nam)[16]. So với các loại cây trồng chủ đạo khác thì rau có khả năng cung cấp dinh dưỡng trên một diện tích đất lớn hơn nhiều lần. Bảng 2.1. Lượng dinh dưỡng của một số loại cây trồng. Cây trồng Năng suất tiêu thụ (tấn/ha) Protein (kg/ha) - caroten(g/ha) VitaminC (kg/ha) Lúa 5,6 414 0 0 Đậu tương 2,5 167 1,9 0,28 Khoai lang 24,6 216 116,9 6,7 Khoai tây 23,9 345 - 4,8 Cải 39,7 707 537,0 20,6 Súp lơ 23,9 229 6,6 8,0 Hành 59,5 941 - 2,8 Tỏi 9,5 565 0 0,6 Cà chua 60,1 535 299,0 20,2 (Nguồn : Cẩm nang trồng rau Trần Văn Lài, Lê Thị Hà 2002) [17]. 2.1.2. Giá trị sử dụng. Rau có giá trị sử dụng rộng rãi, đa dạng và phong phú trong ẩm thực: - Rau dùng để ăn tươi như những loại rau ăn lá (xà lách, các loại cải, rau gia vị...), rau ăn quả (cà chua, ớt xanh, dưa leo, mướp đắng...). - Rau dùng ăn xào, nấu: hầu hết các loại rau đều có thể ăn xào, nấu được. - Rau là nguyên liệu của ngành công nghệ thực phẩm như bánh, kẹo, mứt (bí xanh, cà rốt, khoai tây...), giải khát (cà chua, cà rốt, nước bí xanh, củ cải đỏ...), hương liệu (hạt mùi ta), công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, măng tây...). - Rau còn là dược liệu vô cùng quý báu như hành, tỏi chứa nhiều chất diệt khuẩn như Alicelin. Hành có thể kích thích hoạt động của tim, thận và đường tiêu hoá, hành còn có thể chữa đau mắt, viêm tai, viêm khớp. Tỏi ta lá vị thuốc trong y học cổ truyền của các nước trên thế giới (Theo: Đường Hồng Dật) [5]. Ngoài ra, rau còn là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ cho chăn nuôi trong gia đình cũng như trong các trang trại lớn. 2.1.3. Giá trị kinh tế Hiện nay sản xuất rau luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với những loại cây trồng khác. So với lúa, trên một diện tích, cây rau có giá trị sản xuất cao hơn từ 2-3 lần, thậm chí có loại cao gấp 3-5 lần (Phạm Văn Lầm)[18]. Mặc dù rau là loại cây yêu cầu thâm canh cao, công lao động nhiều, thời vụ nghiêm ngặt nhưng rau có tỷ xuất hàng hoá cao hơn nhiều so với những loại cây trồng khác, là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao [31]. Cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm nên sản lượng trên một đơn vị diện tích trong năm cao. Mức đầu tư sản xuất rau không lớn, có thời gian sinh trưởng ngắn, quay vòng được đất sản xuất nên giá thành sản xuất hầu hết các loại rau thấp hơn giá bán, do vậy sản xuất rau nhìn chung là có lãi. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau còn cao hơn nhiều lần nếu sản phẩm rau được chế biến. Tác giả Nguyễn Tiến Mạnh cho biết, khi sản xuất 1 ha dưa chuột và chế biến theo kiểu chẻ 4 dầm dấm thì lợi nhuận từ 18 – 20 triệu đồng, chế biến cà chua cô đặc lợi nhuận tăng từ 4,5 – 6,5 triệu đồng [6]. Theo Ngô Quang Vinh, Phạm Văn Biên, Meisaku Koizumi, tại Vĩnh Long, khi sản xuất mướp đắng trái vụ, nông dân lãi từ 40- 44 triệu đồng/ ha. Tại huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương khi gieo trồng dưa leo trái vụ, bà con nông dân lãi được trên 30 triệu đồng [38]. Tại Trà Vinh, với 1 ha dưa dấu trái vụ với kỹ thuật trồng bằng màng phủ nông nghiệp, bà con nông dân đã thu lãi được 14 triệu đồng [38], với giống bí đỏ trồng tại huyện Cầu Ngang –Trà Vinh vào mùa trái vụ nông dân có thể thu được lợi nhuận 17 triệu đồng [38]. Với kinh nghiệm trồng bí đỏ giống tại địa phương, trong năm 2000 ông Lê Chí Thắng ấp Giàn Dừa, xã sơn Kiên, Hòn Đất lãi được 33 triệu đồng /ha. Ngoài ra rau là loại cây trồng được đưa vào sản xuất có thể nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, thay đổi cơ cấu luân canh, nâng cao vòng quay vốn trong sản xuất nông nghiệp 2.1.4.Giá trị về mặt xã hội. Cây rau đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Rau không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày mà các sản phẩm được chế biến từ rau với hình thức đẹp mắt và hương vị lôi cuốn khác nhau tạo một cảm giác sảng khoái, tươi mát cho người sử dụng. Ngoài ra rau còn góp phần tạo lên nét đẹp văn hoá đặc thù cho từng vùng, miền dân tộc Cây rau còn là nhịp cầu nối cho nông dân tiếp cận với các chương trình khuyến nông, tiếp cận với khoa học kỹ thuật để mở mang kiến thức trồng trọt, làm cho các nhà sản xuất rau xích lại gần nhau hơn, hoàn thiện hơn. Ngoài ra cây rau còn góp phần tạo công ăn việc làm, giúp nâng cao năng suất và tinh thần lao động cho người dân. Trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam, khi các ngành công nghiệp và dịch vụ mới chỉ thu hút một phần nhỏ sức lao động, thì việc tạo công ăn, việc làm cho người dân từ việc sản xuất rau có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và các quan hệ khác. Thông qua việc sản xuất rau, người nông dân đã có nhiều cơ hội hơn trong việc hoà mình với thế giới bên ngoài, tăng cường kỹ năng sản xuất, kỹ năng thị trường và khả năng giao tiếp .v.v... Sản xuất rau thu hút nhiều loại hình lao động, nhiều lao động thất nghiệp có tính thời vụ trong nông thôn . Sản xuất rau bước đầu giúp người nông dân hình thành thói quen sản xuất nông nghiệp hàng hoá, gắn kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ. 2.2. Điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau Các loại rau có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Nguồn gốc có ảnh hưởng rất lớn đến các yêu cầu của cây đối với các điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Các biện pháp kỹ thuật canh tác trồng rau chỉ có thể mang lại những kết quả tốt khi xây dựng trên cơ sở các yêu cầu sinh học của cây rau. Loại hình tốc độ, đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả của quá trình phát triển lịch sử của loài rau. Trong quá trình phát triển đó cây rau sống trong môi trường thường xuyên chịu tác động của các yếu tố khí tượng và các tác động vật lý, hoá học, sinh học khác. Rau tiếp thu và đồng hoá có chọn lọc những tác động từ bên ngoài và từng bước hình thành nên những yêu cầu cụ thể đối với các yếu tố ngoại cảnh . 2.2.1.Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất đối với rau. Nhiệt độ tác động lên cây bằng nhiều cách : bằng số lượng, trị số nhiệt độ, bằng biến động của chỉ số nhiệt, bằng tần xuất xuất hiện các trị số nhiệt, bằng thời gian tác động dài hay ngắn, bằng thời kỳ tác động, bằng sự chênh lệch nhiệt độ theo thời gian v .v... Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây. Mỗi loài rau có một nhiệt độ thích hợp. Tuỳ theo xuất xứ của loại cây mà miền nhiệt độ có thể tương đối thấp (15-200C), trung bình (18-260C) và nhiệt độ cao (20-300C). Từ miền nhiệt độ thích hợp đi về 2 phía cao hơn hoặc thấp hơn sẽ hình thành các miền nhiệt độ ít thích hợp, gây hại và gây chết cây [11]. Theo Tạ Thu Cúc [4] tốc độ sinh trưởng cây rau phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, độ ẩm với điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất. Yêu cầu của cây rau đối với nhiệt độ phụ thuộc vào nguồn gốc, giống, kỹ thuật trồng trọt và sự thuần hoá bồi dục của con người. Mỗi loại rau ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau yêu cầu nhiệt độ thích hợp khác nhau. 2.2.2. Yêu cầu ánh sáng đối với rau ánh sáng là yếu tố cần thiết đối với sản xuất rau vì ánh sáng quyết định 90 đến 95% năng suất cây trồng [4]. Đối với rau, ánh sáng tác động thông qua thành phần ánh sáng, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng. Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ, thời vụ, mạnh nhất vào mùa hè, rồi mùa xuân và mùa thu, yếu nhất trong mùa đông. ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên đối với cây rau còn phụ thuộc vào độ dài ngày, độ cao so với mặt nước biển, mùa vụ trong năm, mật độ trồng, vĩ độ, mây, buị, không khí...v.v [4]. Đối với ruộng rau cường độ ánh sáng cũng khác nhau tuỳ thuộc vào sự bố trí mật độ trồng, hướng của luống, hình dáng cây và tình hình xen canh...v.v Các loại rau yêu cầu ánh sáng không giống nhau, nhu cầu ánh sáng của một loại rau nhưng ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau thì khác nhau. Thành phần ánh sáng cũng ảnh hưởng đến phẩm chất rau : ánh sáng chứa nhiều tia tím làm tăng hàm lượng VitaminC trong rau, ánh sáng đỏ kích thích sự vươn dài của lóng. 2.2.3. Yêu cầu nước đối với rau Nước là nguyên nhân hạn chế lớn nhất đến năng suất và chất lượng rau. Rau luôn cần nước trong quá trình sinh trưởng, phát triển. Trong cây rau có chứa đến 75-85% là nước [4]. Thiếu nước ảnh hưởng đến phẩm chất rau, rau nhiều xơ, già nhanh, đắng, ăn không ngon, cứng, chóng hoá gỗ. Nếu thừa nước cũng ảnh hưởng đến phẩm chất rau : lượng muối, đường hoà tan trong rau giảm, rau nhạt, mô bào mềm yếu, ít chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh. Nước là yếu tố cơ bản để quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, đến trạng thái chất nguyên sinh. Yêu cầu nước từng loại rau, từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau. Căn cứ vào yêu cầu của rau đối với độ ẩm tương đối của đất và không khí, người ta sắp xếp các loài rau vào các nhóm sau : Nhóm thích nghi với độ ẩm cao (85-90%), nhóm thích nghi với độ ẩm tương đối cao (70-80%), nhóm thích nghi với độ ẩm thấp (55-65%) và nhóm thích nghi với độ ẩm rất thấp (45-55%). 2.2.4. Yêu cầu dinh dưỡng đối với rau Rau là nhóm cây cho năng suất cao trên một đơn vị diện tích, thời gian sinh trưởng lại ngắn vì vậy phần lớn các loại rau đòi hỏi đất tốt, màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng (Theo Nguyễn Như Hà) [11]. Các loại rau yêu cầu về thành phần và số lượng các chất dinh dưỡng. Việc hút dinh dưỡng của rau tuỳ thuộc vào từng loại rau, khả năng hút của bộ rễ, năng suất rau cao hay thấp, tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm, điều kiện ngoại cảnh tốt hay xấu [11]. ở các thời kỳ sinh trưởng và phát dục khác nhau, rau có yêu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Thiếu đạm hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây rau, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt thừa đạm còn làm cho hàm lượng nitrate tồn đọng nhiều trong các bộ phận của cây rau, ảnh hưởng đến chất lượng rau và sức khoẻ người tiêu dùng [11]. Bảng 2.2. Nhu cầu bón đạm của các loại rau (kg N/ha) Rất cao (200-240) Cao (150-180) Trung bình (80-100) Thấp (40-80) Súp lơ, cải bắp đỏ, cải bắp sớm Cải thìa,bí đỏ, cà rốt muộn, tỏi tây, cải bắp Cải bao, dưa chuột, su hao, mùi, ca rốt sớm, cà chua... Đậu trắng, đậu Hà Lan, hành ta .... Nguồn :giáo trình phân bón cho cây trồng, 2006 [11] Ngoài đạm thì ka li và lân cũng là những yếu tố dinh dưỡng hết sức cần thiết cho cây rau. Cũng tuỳ từng loại rau, từng giai đoạn sinh trưởng mà cây rau chỉ cần hàm lượng yếu tố khác nhau, điều này đã được chứng minh qua bảng 2.3 bảng 2.3. Nhu cầu ka li của các loại rau Cao Trung bình Thấp Súp lơ, đậu cô ve, cải thìa,dưa chuột, bí ngô, cải bắp đỏ, cải bắp trắng, cà rốt Đậu hà lan, su hào, xà lách, cà chua, đậu ru, hành tây,cần tây, tỏi tây Rau diếp, hành ta,cải củ Nguồn: Giáo trình phân bón cho cây trồng, 2006 [11] Ngoài ra cây rau còn đòi hỏi về nhu cầu của các trung, vị lượng: Can xi (Ca), lưu huỳnh (S), Magiê (Mg), Bo (B), Đồng (Cu), Kẽm (Zn)...) [11]. 2.2.5. Phản ứng của rau đối với độ chua (pH) của đất Hầu hết các loại rau thích hợp với độ chua trung tính hoặc hơi chua. Đối với rau độ pH trong đất thích hợp từ 5,0 - 6,8 [4], nếu pH9,0 dễ gây độc cho rau, rau phát triển yếu tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi sinh vật gây bệnh Bảng 2.4. Độ pH thích hợp cho các loại rau pH:5,0 – 6,8 pH:5,5 - 6,8 pH: 6,0 – 6,8 Cà, khoai tây, Cà rốt, Hành ta,Thì là, Rau diếp, Dưa hấu Đậu cô ve, cải củ, su hào, súp lơ, cải xanh, dưa chuột, cà chua, tỏi ta, bí ngô Cải bắp, cải bao,rau cần tây, xà lách, hành tây, cần ta, cải soong Nguồn : Giáo trình phân bón cho cây trồng, 2006 [11] 2.3. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới 2.3.1.1. Chất lượng rau và các nguy cơ ô nhiễm sản phẩn rau trên thế giới ở các nước trên thế giới, nghề trồng rau rất phát triển và đã có một quá trình lịch sử lâu đời, vì vậy họ rất quan tâm đến chất lượng sản phẩn, năng suất và hiệu quả kinh tế. Chất lượng rau được đánh giá qua 2 chỉ tiêu : hàm lượng dinh dưỡng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau. Gía trị dinh dưỡng cơ bản của sản phẩm rau phụ thuộc vào các loại rau và các bộ phận thu hái khác nhau, kỹ thuật thâm canh và đặc tính di truyền của chúng . Có 4 tiêu chí để xác định độ an toàn của rau: hàm lượng nitrate, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu (dưới mức quy định của FAO, WHO và Việt Nam) và các vi sinh vật gây hại không được phép tồn dư trên rau. Nếu 1 trong 4 tiêu chí trên không đạt, loại rau đó không phải an toàn. * ảnh hưởng tồn dư chất bảo vệ thực vật (BVTV) Trên thế giới hiện nay có hàng trăm loại chất hoá học với hàng nghìn tên thương phẩm khác nhau được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Do có chứa các gốc, nhóm gây độc (vô cơ, hữu cơ) nên khi chúng tiếp xúc hoặc xâm nhập vào cơ thể con người thường gây ra sự rối loạn các quá trình sinh hóa hoặc phá huỷ các cơ quan của cơ thể. Chúng có thể gây ra trúng độc cấp tính cho cơ thể khi ở liều lượng cao và gây độc mãn tính khi ở liều lượng thấp. Thường thì sau khi sử dụng, các hoá chất bảo vệ thực vật sẽ để lại trên bề mặt lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước một lượng chất lắng gọi là dư lượng ban đầu. Theo thời lượng tồn dư còn lại lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào loại thuốc sử dụng, liều lượng sử dụng và thời gian cách ly. Đa số hoá chất bảo vệ thực vật phân huỷ trong nước rất chậm (từ 6 -24 tháng), tạo ra dư lượng đáng kể trong đất. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun rớt xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất – cây trồng - động vật - người. Theo Lichtentei (1961) một năm sau khi phun DDT còn 80%, Lindan 60%, Andrin còn 20%, sau 3 năm DDT còn 50% (Dẫn Theo Lê Thị Kim Oanh) [20]. Từ các nghiên cứu về sự phân huỷ của các hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau, quả cũng như khả năng bài tiết các chất này ra khỏi cơ thể con người mà các cơ quan y tế, lương thực, thực phẩm của các nước trên thế giới và của liên hợp quốc đã liên tục đưa ra những quy định về mức giới hạn tồn dư tối đa cho phép của các hoá chất bảo vệ thực vật trên từng loại sản phẩm rau, quả. Theo quy định của FAO/WHO năm 1994 về mức dư lượng tối đa của một số loại thuốc bảo vệ thực vật trên rau tươi đã được đưa ra. Bảng 2.5. Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của một số thuốc BVTV trên rau tươi (Theo FAO/WHO năm 1994) Tt Tên thương phẩm (Trade names) Tên hoạt chất (Common names) MRL (mg/kg) 1 Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu... Diazinon 0,7 Supracide, Suprathion... Methidathion 0,2 Chlorophos, Dipterex, Sunchlorfon... Trichlofon 0,2 Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher... Cypermethrin 0,1 Crackdown, Decis, K- Obiol, K- Othrin... Deltamethrin 0,5 Fenkill, Sagomicin, Sumicidin, Vifenva... Fenvalerate 10,0 Ambush, Fukill, Peripel, Map- Permethrin... Pemethrin 5,0 2 Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu... Diazinon 0,5 Factor, Forwothion, Sumithion, Visumit... Fenotrothion 0,5 Pyxolone, Saliphos, Zolone... Posalon 1,0 Chlorophos, Dipterex, Sunchlorfon... Trichlofon 0,5 Actellic... Pirimiphos- Methyl 5,0 Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher... Cypermethrin 2,0 Fenkill, Sagomicin, Sumicidin, Vifenva... Fenvalerate 2,0 Ambush, Fukill, Peripel, Map- Permethrin... Pemethrin 2,0 3 Comet, Sebaryl, Sevin, Vibaryl... Carbaryl 5,0 Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu... Diazinon 0,5 Bi 58, Dimecide, Nogor, Vidithoate Dimethoate 0,5 Supracide, Suprathion... Methidathion 0,1 Pyxolone, Saliphos, Zolone... Posalon 1,0 Actellic... Pirimiphos- Methyl 0,05 Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher... Cypermethrin 0,5 Fenkill, Sagomicin, Sumicidin, Vifenva... Fenvalerate 0,1 Ambush, Fukill, Peripel, Map- Permethrin... Pemethrin 0,1 4 Comet, Sebaryl, Sevin, Vibaryl... Carbaryl 3,0 Cardan, Padan, Tigidan, Vicarp... Cartap 0,2 Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu... Diazinon 0,5 Factor, Forwathion, Sumithion, Visumit... Fenitrothion 0,05 Pyxolone, Saliphos, Zolone... Posalon 1,0 Chlorophos, Dipterex, Sunchlorfon... Trichlofon 0,2 Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher... Cypermethrin 0,2 Fenkill, Sagomicin, Sumicidin, Vifenva... Fenvalerate 0,2 Ambush, Fukill, Peripel, Map- Permethrin... Pemethrin 0,5 Appencarb Super, Bavistin, Cadazim, Derosal Carbendazim 0,5 Apron, Foraxyl, No mildew, Ridomil... Metalaxyl 0.5 Nguồn : Theo FAO/WHO năm 1994 * ảnh hưởng của hàm lượng tích luỹ Nitrate (NO3-) Đạm là một yếu tố quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc và có thể chết. Hiện nay, với nền sản xuất nông nghiệp thâm canh thì đạm lại càng không thể thiếu bởi nó là một yếu tố cơ bản góp phần nâng cao năng suất cây trồng đặc biệt đối với sản xuất rau. Cũng chính vì lẽ đó mà trong nhiều năm gần đây, không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đã sử dụng đạm một cách lạm dụng: bón quá mức, không cân đối với các loại phân khác và bón quá gần ngày thu hoạch, điều đó càng làm giảm năng suất, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm rau, chai cứng, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước. Nhưng điều phát hiện mới là NO3- có liên quan đến sức khoẻ cộng đồng do gây lên 2 loại bệnh: - Methaemoglobinaemia : hội chứng xanh da ở trẻ sơ sinh (Blue baby diseases) - Ung thư dạ dày ở người lớn tuổi (hội khoa học đất Việt Nam 2000) [16] Khi sử dụng một lượng đạm quá mức trong rau, vào hệ thống tiêu hoá của người, NO3- bị khử thành NO2- làm chuyển biến oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không còn khả năng hoạt động là Methaemoglobin, ở liều lượng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp và phát triển các khối u. Nitrit khi vào cơ thể cũng có thể phản ứng với Amin tạo thành Nitrosoamin, một chất gây ung thư [16]. Vì vậy nên các nước nhập khẩu rau tươi đều kiểm tra hàm lượng NO-3 trước khi nhập sản phẩm. Tổ chức y tế thế giới (WHO) và cộng đồng kinh tế Châu Âu (EC) giới hạn hàm lượng Nitrat trong nước uống là 50g/l. Trẻ em thường xuyên uống nước với hàm lượng NO-3 cao hơn 45g/l sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể (Dẫn theo Nguyễn Công Hoan) [14]. Trẻ em ăn súp rau (puree) có hàm lượng NO-3 từ 80-130 mg/kg sẽ bị ngộ độc. WHO khuyến cáo hàm lượng NO-3 không quá 300mg/kg tươi, Mỹ lại cho rằng hàm lượng ấy phụ thuộc vào từng loại rau. Ngoài ra, lượng đạm bị mất trong quá trình sử dụng (NH3-, NO-3) còn góp phần làm phú dưỡng nguồn nước giúp quần thể các loài tảo phát triển và sau đó là sự suy giảm các loài thuỷ sinh [14]. Bảng 2.6. Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng Nitrate (NO3-) trong một số sản phẩm rau tươi (mg/kg) Stt Tên rau CHLB Nga WHO/FAO 1 Bắp cải 500 50._.0 2 Su hào 500 3 Sup lơ 500 300 4 Cải củ 1400 5 Xà lách 1500 2000 6 Đậu ăn quả 150 7 Cà chua 150 300 8 Cà tím 400 9 Dưa hấu 60 10 Dưa bở 90 11 Dưa chuột 150 150 12 Khoai tây 250 250 13 Hành tây 80 80 14 Hành lá 400 15 Bầu bí 400 16 Ngô rau 300 17 Cà rốt 250 18 Măng tây 150 19 Tỏi 500 20 ớt ngọt 200 21 ớt cay 400 22 Rau gia vị 600 (Nguồn ; Dự thảo quy định tạm thời về sản xuất rau “ an toàn vệ sinh thực phẩm” của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn năm 1997) * Về tồn dư kim loại nặng (KLN) trong sản phẩm rau. Bên cạnh hai vấn đề gây ô nhiễm sản phẩm rau kể trên thì hiện nay do việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều cùng với việc sản xuất rau ở các vùng ven đô thị, ven khu dân cư, các khu công nghiệp mà sản phẩm của các vùng trồng rau trên thế giới đều đang bị nguy cơ ô nhiễm do có dư lượng các kim loại nặng cao, cũng như các vi sinh vật gây bệnh. Theo Nguyễn Văn Bộ, có tới 70 nguyên tố được gọi là KLN, nhưng chỉ có một nguyên tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường [3]. Theo Sposito và Praga (1984) [41] các kim loại nặng như : chì, thuỷ ngân, kẽm, chì và đồng có nguồn gốc phát sinh từ hoạt động của con người lớn hơn từ 1-3 lần từ tự nhiên. Khi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, các hoá chất có thể rửa trôi xuống mương và ao hồ, sông, thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước. Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng còn thẩm thấu, hoặc từ nguồn nước thải thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau xanh hấp thụ. Ngoài ra việc bón lân cũng có thể làm tăng Cadimi trong đất và trong sản phẩm rau (1 tấn super Lân có thể chứa 50-170gr Cd) [3] Bảng 2.7. Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố trong sản phẩm rau tươi (Theo FAO/WHO năm 1993) Stt Tên nguyên tố Mức giới hạn (mg/kg,l) 1 Asen (As) 0,2 2 Chì (Pb) 0,5- 1,0 3 Thuỷ ngân(Hg) 0,005 4 Đồng (Cu) 5,0 5 Cadimi (Cd) 0,02 6 Kẽm (Zn) 10,2 7 Bo (B) 1,8 8 Thiếc (Sn) 200,0 9 Patulin (Độc tố) 0,05 10 Aflatoxin (độc tố) 0,005 2.3.1.2. Phát triển về sản xuất rau trên thế giới Theo Trung tâm rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng diện tích đất trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao (châu á cũng là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất trên thế giới hiện nay). Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhất lớn châu lục, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này [28]. Trong vòng 20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng trung bình trên 6%/ năm. So với mặt bằng chung của các nước đang phát triển trên thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau Trung Quốc cao hơn tới 3%/năm [28]. Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt 2,8 %/ năm, cao hơn 1,05% /năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/ năm sao với cây lấy dầu, 2,36%/ năm so với cây lấy rễ, 2,41%/ năm so với cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là 0,45%/ năm và 1,82%/năm [22]. Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) [33], do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. USDA cho rằng nếu như nhu cầu tiêu thị rau diếp và các loại rau xanh khác tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2002-2004. Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/ năm. Các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi trái vụ [33]. Bảng 2.8. Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 1999-2003 (1000 USD). Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Mehico 2.145.740 2.177.340 2.330.802 2.244.340 2.613.682 Trung Quốc 1.520.732 1.544.583 1.746.170 1.883.286 2.180.735 Hoa Kỳ 1.786.431 1.890.211 1.869.025 1.927.826 2.045.684 EU 15* 1.290.816 1.203.329 1.307.123 1.751.691 1.996.556 Canada 1.012.444 1.133.427 1.186.231 1.093.157 1.277.580 Tổng số 10.328.118 10.307.853 11.024.076 11.842.019 13.187.927 (Nguồn : Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc) * : Chưa tính 10 nước mới gia nhập. Bảng 2.9. Các nước nhập khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 1999-2003 (1000 USD). Năm 1999 2000 2001 2002 2003 Hoa Kỳ 2.572.523 2.649.443 2.961.114 3.137.699 3.608.033 EU 15* 2.655.180 2.497.698 2.595.432 2.616.852 3.020.397 Nhật Bản 2.057.448 2.027.249 1.962.375 1.683.568 1.762.682 Canada 974.688 1.083.313 1.118.506 1.250.723 1.337.656 Thuỵ Sỹ 360.325 329.157 342.805 365.265 437.631 Tổng 11.300.643 11.369.621 12.242.632 12.959.504 13.703.054 (Nguồn : Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc) * : Chưa tính 10 nước mới gia nhập. Đối với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU15*, hàng năm phải nhập một lượng rau tươi khổng lồ thì chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm rau quả là điều quan tâm hàng đầu. Vì vậy, từ những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân đội Mỹ đã xây dựng một quy mô lớn ở Nhật Bản để sản xuất rau an toàn trong dung dịch, năng suất cao gần gấp 3 lần so với trồng trên đất và năng suất hành cao gấp 2 lần so với trồng đất. Từ năm 1983-1984 ở Nhật Bản người ta đã trồng rau an toàn với công nghệ không dùng đất tăng khoảng 500 ha, năng suất cà chua đạt 130-140 tấn/ha/năm, dưa leo 250 tấn/ha/năm và xà lách đạt 700 tấn/ha/năm (Theo Hồ Hữu An) [1]. ở Pháp, từ năm 1975 người ta đã ứng dụng công nghệ này không những trồng rau mà còn trồng hoa với quy mô 300 ha. Tại Gabông với kỹ thuật trồng không dùng đất, năng suất dưa tây đạt 3 kg/m2 sau trồng 75 ngày, dưa chuột 7 kg/ m2 sau trồng 90 ngày. Tại Anh, người ta xây dựng một hệ thống kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng sử dụng nhiệt thừa của nhà máy điện với diện tích 8,1 ha để trồng cà chua [1]. Hà Lan là nước có nền công nghiệp phát triển, diện tích việc áp dụng trồng cây không dùng đất trong mấy năm qua tăng đáng kể. Từ 515 ha (1982) lên 800 ha (1983), 1000 ha (1984), 2000 ha (1986) và 3000 ha (1991) [1] ở Singapore, người ta đã trồng các loại rau diếp, bắp cải, cà chua, su hào và một số loại rau ôn đới khác với kỹ thuật Aeroponic. Trước đây, loại rau ôn đới trồng ở Singapore rất khó khăn, nhưng với kỹ thuật mới này thì các loại rau hiện nay được trồng tương đối dễ dàng. Có các loại rau ôn đới nếu được trồng theo kỹ thuật aeroponic thì chỉ tốn một nửa thời gian sinh trưởng so với trồng trên đất tự nhiên. ở Bắc Âu, năm 1991 đã có 4000 ha trồng rau trong dung dịch, ở Mỹ có 220 ha trồng trong nhà kính, trong đó có 75% diện tích rau được trồng bằng công nghệ không dùng đất. ở Hà Lan có 3600 ha và Nam Phi có 400 ha trồng rau trong dung dịch [1]. Hiện nay, công nghệ sản xuất rau an toàn : Trồng rau không dùng đất theo kiểu công nghiệp ở Mỹ đã đã được nhiều tiểu bang áp dụng. Cà chua có thể trồng quanh năm với diện tích khoảng 266,4 ha, năng suất đạt 500 tấn/ha/năm (18kg/cây), thời gian cho thu hoạch từ 7-8 tháng. Dưa chuột đạt 700 tấn/ha/3vụ/năm [1]. Theo thực nghiệm của Hồ Hữu An cùng Jesen M.H. Patrica A. Rorabaugh tại trường đại học tổng hợp AZ (Mỹ), năng suất dưa chuột đạt 212,8 tấn/ha/vụ, (nếu trồng 3 vụ/năm có thể đạt 640 tấn/ha/năm). Phải thừa nhận rằng tuy chi phí đầu tư ban đầu đối với sản xuất theo công nghệ cao là lớn hơn rất nhiều so với sản xuất rau ngoài đồng, nhưng sản xuất theo công nghệ cao đã có lợi thế hơn hẳn. Đặc biệt là sản xuất rau trong nhà kính, với một không gian được thu hẹp hơn nhiều lần so với sản xuất ngoài đồng, người ta dễ dàng hơn trong công tác bảo vệ thực vật, chăm sóc tốt hơn cùng với hệ số vòng quay của đất cao đã dẫn đến năng suất rau trong nhà kính cải thiện hơn nhiều nên đã góp phần hạ giá thành sản phẩm. Quan trọng hơn, sản xuất rau theo công nghệ cao phần lớn đã đẩy lùi được nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm rau do giảm nhiều được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật so với sản xuất ngoài đồng. Dinh dưỡng, phân bón cho sản xuất được quản lý , bên cạnh đó người ta đã chủ động bố trí sản xuất rau tránh xa các tác nhân gây ô nhiễm do khói bụi, nước thải và Vi sinh vật gây bệnh cho người. Trong 20 năm qua với sự gia tăng về dân số, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao nên sản lượng rau trên toàn thế giới không ngừng tăng. Năm 1990 sản lượng rau trên thế giới là 441 triệu tấn đến năm 2000 đã đạt 602 triệu tấn. Lượng rau tiêu thụ bình quân theo đầu người là 78kg/năm. Riêng châu á, sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng trưởng 3%/năm (khoảng 5 triệu tấn/năm). Trong đó các nước đang phát triển như: Trung Quốc đạt sản lượng rau cao nhất là 70 triệu tấn/năm, ấn Độ đứng thứ 2 với sản lượng 65 triệu tấn/năm (FAO,2001). ở Châu á, lượng rau trên đầu người bình quân đạt 84 kg/người/năm, nhưng thay đổi đáng kể tuỳ theo từng nước. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất rau như : kỹ thuật thuỷ canh, kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ nông nghiệp...) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo qui trình sản xuất nghiêm ngặt đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái. Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất rau theo phát triển kỹ thuật công nghệ cao chiếm ưu thế tuyệt đối. Cho đến nay, sản xuất rau ngoài đồng vẫn chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳng có gì thay thế được hình thức sản xuất này. Chẳng hạn như sản xuất rau trong nhà kính chỉ thực sự có nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ nước lạnh, trong khi sản xuất rau ngoài đồng vẫn có thể cho năng suất cao với chất lượng đảm bảo và giá thành hạ nếu được áp dụng các quy trình nghiêm ngặt. Thêm vào đó ngày nay, với các công nghiệp bảo quản, chế biến tiên tiến người ta có thể dự trữ và cung cấp rau ăn cho cả mùa đông. 2.3.2. Tình hình phát triển rau ở Việt Nam Việt Nam ta trải dài trên 15 vĩ độ, với địa hình không bằng phẳng bị chia cắt, nên hình thành nhiều vùng sinh thái nông nghiệp mang những nét đặc trưng riêng. Đối với nghề trồng rau, Việt Nam đã hình thành nên 4 vùng sinh thái rõ rệt [5] - Vùng khí hậu á nhiệt đới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng). Vùng này có mùa đông lạnh với nhiệt độ khoảng 4-5 0C đôi khi xuống dưới 00C, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại rau ôn đới. - Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh: Vùng đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc với khí hậu chia thành 4 miền rõ rệt, cho phép trồng rau quanh năm. Vụ Xuân Hè phù hợp cho việc trồng trọt các loại rau chịu nóng và ưa nước, vụ Thu Đông phù hợp cho các loại rau ưa lạnh và chịu hạn, đặc biệt vụ Đông ở các tỉnh đồng bằng, trung du và các tỉnh miền núi phía bắc có thể trồng trọt các loại rau có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới như xu hào, cà chua, cải bắp,... - Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng bao gồm các tỉnh cực nam Trung bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận... Phù hợp với sản xuất một số loại rau đặc thù như các loại dưa và hành tây. - Vùng nhiệt đới điển hình : Các tỉnh Nam bộ với khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm (mùa mưa và mùa khô) nên việc trồng rau gặp nhiều khó khăn hơn cả. Chính nhờ vào các đặc trưng khí hậu này mà rau nước ta rất phong phú và đa dạng về các chủng loại, đặc biệt là rau vụ đông. Có thể nói đây là thế mạnh của sản xuất rau Việt nam so với các nước trong khu vực. Sản lượng rau trên đất nông nghiệp được hình thành từ 2 vùng sản xuất chính : - Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 38- 40 % và 45- 50 % sản lượng [26]. Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu dùng của dân cư tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau vùng này rất phong phú và năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ an toàn thực phẩm rau xanh ở đây lại thấp hơn so với các vùng sản xuất khác. - Vùng rau hàng hoá được luân canh với cây lương thực trong vụ đông tại các tỉnh phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tại tỉnh Lâm Đồng. Sản phẩm rau tươi của vùng này ngoài cho tiêu dùng trong nước còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu sang các nước có mùa đông lạnh không trồng được rau. Nếu phát huy được lợi thế này, nghành sản xuất rau sẽ có tốc độ nhảy vọt. Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồng rau gia đình bình quân 30m2/ hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sản lượng rau cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân lượng rau xanh sản xuất tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/ người/ năm (tiêu thụ 80 kg) như kế hoạch đề ra năm 2005 chúng ta mới chỉ đạt chỉ tiêu về khối lượng rau cho tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu. Diện tích đất trồng rau ở nước ta, theo thống kê có khoảng 445 nghìn ha vào năm 2000, tăng 70% so với năm 1990, bình quân mỗi năm tăng 18,4 nghìn ha (mức tăng 7%/năm). Năm 2001 là 450.000 ha, so với năm 1991 diện tích trồng rau cả nước tăng 224% bình quân mỗi năm tăng 31.450 ha (ở mức 24,4%/năm). Trong đó các tỉnh phía bắc chiếm 56% diện tích (249.200 ha) và các tỉnh phía nam chiếm 44% (196.000 ha) diện tích canh tác (Cục thống kê Hà Nội) [27]. Năng suất rau Việt Nam nhìn chung không ổn định. Năm có năng suất cao nhất (1998) đạt 14,48 tấn/ha, bằng 80% so với năng suất trung bình toàn thế giới (xấp xỉ 18 tấn/ha). Năng suất rau năm 2001 là 13,8 tấn/ha, so với năng suất năm 1991 (11,55 tấn/ ha) thì năng suất bình quân cả nước trong mười năm chỉ tăng 2,25 tấn/ha [27]. Sản lượng rau năm 2001 đạt 6,2 triệu tấn so với sản lượng rau 1991 (3,21 triệu tấn) tăng 93%. Mức tăng sản lượng trung bình hàng năm (1991-2001) là 0,299 triệu tấn [27] Bảng 2.10. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại phân theo vùng (1995- 2005) ĐVT: DT- 1000ha; NS- tạ/ha; SL- 1000 tấn Stt Vùng Diện tích Năng suất Sản Lượng SS DT hiện trạng với QĐ 182 của CP 1995 2005 1995 2005 1995 2005 2010 % Cả nước 459.6 635,1 126,0 151,8 5792,2 9640,3 550 115,5 1 ĐBSH 126,7 158,6 157,0 179,9 1988,9 2852,8 130 112,0 2 TDMNBB 60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008,0 75 121,5 3 BTB 57,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2 60 114,2 4 DHNTB 30,9 44,0 109,0 140,1 336,7 616,4 60 73,3 5 TN 25,1 49,0 177,5 101,7 445,6 988,2 30 140,0 6 ĐNB 64,2 59,6 94,2 129,5 604,9 772,1 70 85,1 7 ĐBSCL 99,3 164,3 136,6 166,3 1350,5 2732,6 120 136,9 (Nguồn : Niên giám thống kê toàn quốc 2005) Qua bảng thống kê trên, so với các miền trồng rau trên cả nước, thì năng suất rau của Tây Nguyên là cao nhất (201,7 tạ/ha), nhưng sản lượng rau của Tây Nguyên còn thua nhiều so với sản lượng rau của một số vùng trong nước (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long). Theo thống kê của Bộ Thương mại, trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục tăng trưởng, từ mức 151,5 triệu USD vào năm 2003 lên 235,5 triệu USD vào năm 2005, trong 11 tháng 2005 đã đạt 210 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ, cao gần gấp rưỡi tốc độ chung, ước tính cả năm đạt 230 triệu USD. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau của nước ta đạt khoảng 600-700 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần so với năm vừa qua (Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc. 04/2007) [33]. Vào năm 2006, Việt Nam sản xuất rau thuộc nhóm cao nhất trên thế giới, bình quân khoảng 116kg/người/năm (Theo Phạm Thị Thuỳ) [29] cao hơn mức tiêu thụ của các nước phát triển như Hàn Quốc (93kg), Nhật Bản (52 kg). Trong 10 năm trở lại đây, ngành rau Việt Nam là ngành có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm. Viện rau quả cho rằng, năng lực sản xuất trong nước đã vượt khoảng 40% so với yêu cầu [29]. Theo tổ chức FAO, nhu cầu rau quả của thế giới trong thời gian gần đây đã tăng 3,6% trong khi mức cung chỉ đạt 2,8%. Từ đó, Việt Nam cũng đã xây dựng mục tiêu đến năm 2010 nâng kim nghạch xuất khẩu hoa quả lên hơn 1 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu đó, ngành rau quả Việt Nam cần đạt được năng suất và sản lượng cao hơn, nâng cao chất lượng, quy cách thống nhất, giảm giá thành và đảm bảo an toàn vệ sinh đáp ứng các yêu cầu quốc tế [29]. Rau quả Việt Nam xuất khẩu năm cao nhất đã sang trên 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có một số thị trường lớn. Bảng 2.11. Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang một số nước trong năm 2006. Thị trường Tháng 12/2006 (USD) so tháng 11/2006 (%) so tháng 12/2005 (%) 12 tháng/2006 (USD) so 12 tháng/2005 (%) Trung Quốc 2.367.719 7,72 -40,58 24.614.107 -29,54 Nhật 2.248.131 -6,51 15,39 27.572.523 -4,89 Mỹ 1.984.159 3,81 30,91 18.400.506 39,87 Nga 1.732.790 12,29 -10,88 22.070.119 23,81 Đài Loan 1.592.824 -13,78 -21,56 27.156.778 1,07 Thái Lan 889.871 -32,26 195,61 9.040.053 179,54 Hồng Kông 873.215 -18,65 -1,65 10.155.292 36,68 Singapore 804.293 21,95 -2,94 7.916.870 19,59 Hà Lan 631.509 -24,99 -20,91 8.938.850 11,22 Italia 539.220 -17,43 -14,45 4.622.745 12,62 Đức 461.268 28,84 41,00 2.948.495 -19,05 Pháp 405.967 23,27 -14,83 3.952.940 -35,08 Malaixia 355.877 74,91 0,81 4.196.830 -0,84 Canada 297.148 -0,62 24,94 3.208.989 38,68 Anh 276.689 38,73 -3,29 2.579.913 28,81 Australia 2503059 6,47 -83,48 4.487.036 -17,60 Campuchia 185.876 -25,57 15,57 3.919.827 87,10 Thuỵ Điển 95.810 62,18 158,49 687.795 26,60 Thuỵ Sỹ 93.868 36,72 -13,27 774.340 49,50 Ukraina 68.981 -2,62 6,68 2.655.999 83,59 Bỉ 63.407 48,29 -74,11 1.553.903 9,65 (Nguồn:http//www.rauhoaquavietnam.vn ) Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong thời gian qua nhưng chưa bền vững. 2.3.2.1. Những thành tựu đạt được trong sản xuất rau. Sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng diện tích rau đạt 5,54 %/ năm [33]. So với mục tiêu của chương trình đến 2010 : quy mô diện tích rau vượt 15,5% tuy nhiên về sản lượng chưa đạt (chỉ 87,6%). Cả nước đã hình thành nhiều vùng rau, sản phẩm có giá trị hàng hoá cao như vùng cà chua Lâm Đồng, cà rốt Hải Dương, nấm Tiền Giang- Vĩnh Long, dưa chuột Hải Phòng... Ngành hàng rau quả đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo nghị định số 09/NQ-CP ngày 15/06/2000 của chính phủ. Nhiều sản phẩm có chất lượng cao đã chiếm lĩnh được thị trường của nhiều nước trên thế giới. Nhiều tiến bộ khoa học mới đã được áp dụng trong sản xuất như khâu tạo giống mới sạch bệnh, thâm canh, bảo vệ thực vật... làm gia tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm [22]. Công tác giống : Với chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005 được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Sau 5 năm, chương trình đã tạo được nhiều giống mới, nhập nội được nhiều quỹ gen quý, nhân và cung cấp cho sản xuất một khối lượng lớn giống tiến bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. So với lúc bắt đầu chương trình giống, tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đã gia tăng 2-3 lần. Việc ban hành Pháp lệnh về giống cây trồng là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu quả quản lý giống cây trồng [22]. Trong chế biến : đã chú trọng đầu tư phát triển mới và nâng cấp nhiều cơ sở chế biến rau quả đã được trang bị đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đào tạo nguồn nhân lực : đã đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý vững về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần thúc đẩy ngành rau quả Việt Nam phát triển nhanh, mạnh và bễn vững [22]. Theo Trương Quốc Tùng [35], trong nhiều năm gần đây, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các dự án, đề tài phát triển rau sạch : Hà Nội có 3.756 ha rau an toàn (RAT) chiếm 44% diện tích trồng rau đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng. Diện tích an toàn ở Vĩnh Phúc là 1500 ha, ở Hà Tây gần 600 ha, thành phố Hồ Chí Minh hơn 3000 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu có hàng trăm mô hình trồng rau an toàn thành công và sẽ phát triển đến 1000 ha trong những năm sắp tới. Rau sạch cũng đang phát triển ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam, An Giang... Đáng mừng là đã có những chủ trương, kế hoạch phát triển rau sạch của nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng như sự hỗ trợ của quốc tế. 2.3.2.2. Những khó khăn bất cập cần quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được trong thời gian qua, việc phát triển rau ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại : qui trình canh tác chưa thống nhất, nhiều giống rau, quả còn sử dụng giống cũ, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay về chất lượng cũng như về kích thước, hình dáng, mẫu mã nên phần lớn chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu tươi và làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến công nghiệp. Rau quả chế biến của ta không những không cạnh tranh được với thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường trong nước, rau quả tươi cũng đang bị các sản phẩm nhập khẩu lấn át [28]. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân : do tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lên đến 25-30% tổng sản lượng, tỷ lệ rau quả qua chế biến xuất khẩu cũng chỉ chiếm khoảng 30%, do sản xuất còn manh mún, chất lượng quy cách không đồng đều, số lượng không tập trung, giá cao. Có nguyên nhân do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên dư lượng vượt mức cho phép còn chiếm tỷ trọng lớn (tại hội chợ nông nghiệp quốc tế vừa tổ chức tại Cần Thơ, chỉ có 12/26 mẫu trái cây tham gia đấu xảo không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, còn có 3/26 mẫu có dư lượng vượt quá mức cho phép, chiếm 11% số mẫu), do hàm lượng Nitrat trong rau cao, các vi sinh vật gây hại được phát hiện trên rau [28]. Qua báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau, quả, hoa cây cảnh đến năm 2010 của viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp – Bộ nông nghịêp và phát triển nông thôn [22] cho biết, hiện tại đối với công tác giống thì năng lực chọn tạo tuy được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất, quản lý nhà nước về chất lượng giống còn yếu kém, nhất là khâu quản lý chất lượng giống trên thị trường. - Kinh phí cho việc thẩm định vườn ươm, xét địa chỉ xanh rất hạn chế, gây khó khăn khi triển khai xuống tận cơ sở tổ chức sản xuất kinh doanh giống. - Công nghệ sau thu hoạch: tình hình chế biến rau quả còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng mặt hàng, chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán. Công nghệ và thiết bị còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường còn yếu. - Chính sách hỗ trợ phát triển ngành rau quả còn ít, tính hiệu quả chưa cao. Một số quyết định thông tư hướng dẫn liên quan đến vấn đề giống chỉ mới định ra chiến lược quản lý mà chưa đưa ra những quy trình, những khung pháp lý chi tiết, các biện pháp chế tài chưa cụ thể và đồng bộ giữa các tỉnh... để áp dụng về công tác quản lý giống chung trên phạm vi cả nước. Xuất khẩu rau quả Việt Nam vào Trung Quốc giảm mạnh là do chính sách thuế bất cập, năm 2005 chúng ta chịu mức thuế đối với rau là 13-15%, trong khi đó rau quả của Thái Lan xuất khẩu vào Trung Quốc ngay từ năm 2003 chỉ còn 5% và năm 2004 mức thuế bằng 0% [33]. *ảnh hưởng của các hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau Rau là loại cây trồng phát triển về sinh khối nhanh và cũng là “miếng mồi” ngon cho các loài sâu bệnh hại phát sinh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây rau. Hầu hết người sản xuất ít nhiều đều phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ sản phẩm làm ra, tuy nhiên vấn đề lạm dụng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép đã xảy ra hầu như ở tất cả các miền trồng rau trên cả nước. ở ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận nông dân tự ý tăng liều lượng thuốc BVTV cao hơn khuyến cáo trung bình từ 1,7-2,4 lần. Số lần sử dụng thuốc hoá học trung bình 9,7-15 lần/ vụ. Khoảng 60-90% nông dân thường hỗn hợp hai hay nhiều loại thuốc trừ sâu để phun (Theo Trần Văn Hai) [12]. Theo cơ cấu giá thành sản xuất cải bẹ xanh của nông dân thì riêng chi phí cho thuốc trừ sâu chiếm 53,58%. Khi phân tích mẫu rau này dư lượng thuốc trừ sâu Monogrotophos cao gấp 75 lần, Metamidophos cao gấp 55 lần và hàm lượng Nitrat cao gấp 2,4 lần tiêu chuẩn cho phép [12]. Theo Trương Quốc Tùng, hội khoa học- kỹ thuật BVTV cho biết : năm 2006 nhiều nơi chất lượng rau an toàn chưa đảm bảo, chưa thuyết phục được người tiêu dùng bỏ sự nghi ngờ về chất lượng rau, như “sự kiện rau Thanh Trì” ở Hà Nội là một sự kiện buồn. Hà Nội- nơi có những dự án rau an toàn lớn nhất cả nước vẫn còn những vùng rau chưa sạch hoặc bị nghi ngờ có căn cứ là chưa sạch. Qua điều tra của báo Nông nghiệp Việt Nam cho thấy riêng một xã Tây Tựu ở Từ Liêm, một vùng rau, hoa nổi tiếng của Hà Nội, trong một năm dùng hết 6 tỷ đồng thuốc BVTV. Sử dụng cả thuốc cấm, phun định kỳ cả chục lần trong một vụ rau, không đảm bảo thời gian cách ly..., vì vậy, người tiêu dùng rất lo ngại khi phải tiêu thụ các loại rau đó. Hiện trạng này không chỉ ở riêng Hà Nội mà còn ở nhiều nơi khác. Ngay ở vùng rau an toàn của Vĩnh Phúc, kết quả xét nghiệm cho thấy 40% số mẫu rau muống, rau cải vẫn có dư lượng thuốc BVTV và vi sinh vật gây bệnh. Một điều trăn trở khác không nhỏ là cho đến nay vẫn chưa có kết luận thuyết phục về mô hình trồng rau sạch [25]. Khi tiến hành nghiên cứu dư lượng hoá chất BVTV trong một số loại rau xanh ở Đăk Lăk, Gia Lai và Kon Tum năm 2002 có kết quả là 43,84% số mẫu có chứa dư lượng trong đó 21,34% số mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Mẫu rau chứa gốc Chlo hữu cơ chiếm 43,48%, gốc lân hữu cơ chiếm 66,66%. Phân tích trên từng loại rau kết quả cho thấy rau muống cạn có 76,92%, rau xà lách có 55,86%, rau cải ngọt có 53,30%, cải bắp 42,58%, rau dền 37,50%, cải cay 36,00% số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép [10]. Theo Bùi Vĩnh Diên và cộng sự 2005 [9] cho biết, khi xét nghiệm về hoá chất bảo vệ thực vật trong 312 mẫu rau xanh, có 43% số mẫu có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, trong đó 17,13% số mẫu vượt dư lượng cho phép. Trong số mẫu có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật thì dư lượng có nguồn gốc chlo hữu cơ 68,84%, lân hữu cơ 26,81%, Pyrethroid 4,43%. Trong số mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn cho phép thì gốc Chlo hữu cơ chiếm 56,36% và lân hữu cơ là 43,64%. Khảo sát 240 mẫu quả tươi về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật có 65,41% số mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn cho phép. Dư lượng thuốc trừ sâu không chỉ tìm thấy trong nông sản thực phẩm mà còn tìm thấy trong đất và trong nước với mức phổ biến. Thực tế cho thấy nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật đã cấm sử dụng từ 1992 như DDT, Lindan, 666... nhưng qua phân tích người ta thấy chúng còn tồn đọng trong đất, nước, điều đó chứng tỏ khả năng khá bền vững của những loại thuốc cấm sử dụng trong tự nhiên. Bảng 2.12. Phân tích dư lượng hoá bảo vệ thực vật theo loại rau. Stt Loại rau Số mẫu Có dư lượng Vượt tiêu chuẩn N Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 1 Rau muống cạn 30 13 43,33 10 33,33 2 Rau xà Lách 71 39 54,93 19 26,76 3 Cải ngọt 50 19 38,00 08 16,00 4 Mồng tơi 30 08 26,66 03 10,00 5 Cải cay 50 25 50,00 09 18,00 6 Cải bắp 27 09 33,33 03 11,11 7 Rau dền 29 10 34,48 03 10,34 8 Cải thảo 07 04 57,14 0 0,00 9 Súp lơ 07 03 42,85 0 0,00 10 Đậu Hà Lan 06 03 50,00 0 0,00 11 Cà rốt 07 02 28,57 0 0,00 12 Artyso 07 03 42,85 0 0,00 TC 321 138 43,00 55 17,13 Nguồn : Tập san y học dự phòng Tây nguyên, 2005 [8] Phân tích nước ở một số địa phương phía Bắc người ta thấy 32% số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% mẫu chứa lân hữu cơ Methamidophos, 6% Cypermethrin, 22% số mẫu có dư lượng Clo hữu cơ được chuyển hoá từ HCH, Linda, DDT,...Phân tích 80% mẫu đất ở độ sâu 0-15cm, người ta phát hiện thấy dư lượng Clo hữu cơ chiếm 10% chủ yếu là Linda. Ngược lại phân tích 70% mẫu đất ở độ sâu 15-30cm thì dư lượng Clo chiếm tỉ lệ 50% chủ yếu là Linda, DDT, còn Pyrethroid chiếm 10% [18]. Khi kiểm tra dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất và trong nước tại Đăk Lăk thì thấy rằng: trong các loại đất canh tác có chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn khá đa dạng. Số mẫu đất có chứa hoá chất bảo vệ thực vật chiếm 62,22% trong đó 44,44% số mẫu có hoá chất bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép. Riêng đất trồng rau có 66,66% số mẫu có dư lượng hoá bảo vệ thực vật trong đó có 60% số mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn cho phép [37]. Theo Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên khi nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu ở khu vực Tây Nguyên từ 1999-2003 đã cho thấy mức độ ô nhiễm như sau: 58,33% số mẫu có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và 20% số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước ruộng 66,66% mẫu có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đó 33,33% số mẫu vượt tiêu chuẩn [37]. Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất, trong nước đang ở mức báo động và có nguy cơ gia tăng do trong quá trình sử dụng hoá chất để bảo vệ cây trồng. * ảnh hưởng của phân bón và dư lượng Nitrat trong rau Việc tích luỹ nitrat trong cây trồng do nhiều yếu tố tác động. Người ta đã nhận thấy có gần 20 yếu tố ảnh hưởng đến việc tích luỹ nitrat trong cây trồng, từ sự can thiệp của người sản xuất bằng chế độ dinh dưỡng cho đến tác động của các yếu tố môi trường. Khi trời râm và độ ẩm cao, lượng nitrat tích luỹ trong cây cao gấp 3 lần bình thường. Lượng Nitrat cũng tăng cao khi trời nắng và nhiệt độ cao, nhưng trong điều kiện trời nắng và nhiệt độ thấp thì lượng tích luỹ nitrat trong cây giảm đi rất nhiều. Khả năng tích luỹ nitrat trong nông sản còn phụ thuộc vào từng chủng loại cây trồng và từng bộ phân khác nhau của nông sản [14]. Các cây trồng trong điều kiện bình thường có dư lượng NO3- thấp hơn cây trồng trong nhà kính từ 2-12 lần, nhất là các cây ăn lá [15]. Mật độ cây trồng cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm lượng Nitrat trong cây. Khi trồng dày, lượng Nitrat sẽ tăng lên do điều kiện chiếu sáng yếu. Tưới nước đầy đủ cho cây cũng làm giảm hàm lượng này ._.in đại chúng về địa chỉ các đơn vị đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau an toàn; các cơ sở vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh rau an toàn; triển khai thực hiện tốt các quy định về quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Đẩy mạnh hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát từ nơi sản xuất đến các cửa hàng, quầy hàng tiêu thụ rau an toàn. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn tại các vùng sản xuất, tiêu thụ rau của Thành phố. - Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, hỗ trợ công tác tuyên truyền, tập huấn, xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. - Hỗ trợ công tác chỉ đạo, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chứng nhận sản xuất theo quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. - Nghiên cứu, đề xuất chế tài nhằm xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. * Về tiêu thụ sản phẩm: Đối tượng khách hàng của các cơ sở sản xuất rau an toàn cần tập trung đó là những cơ quan, trường học, những doanh nghiệp có tổ chức bếp ăn trên địa bàn Thành phố bởi đây là những địa chỉ tiêu thụ thường có nhu cầu về khối lượng lớn và yêu cầu về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Với nhu cầu lượng rau đang sử dụng, đối tượng khách hàng này dễ dàng lựa chọn một tổ chức với đầy đủ chức năng pháp lý và đảm bảo cam kết về chất lượng sản phẩm để ký kết hợp đồng thay vì phải mua rau của những cá nhân riêng lẻ. Đối tượng thứ hai đó là các cửa hàng, siêu thị kinh doanh rau an toàn, những nhà hàng kinh doanh ăn uống và ngay cả những gia đình có nhu cầu sử dụng sản phẩm rau an toàn. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra thanh tra những điểm kinh doanh rau sạch này, vì có nhiều nơi, treo đầu dê bán thịt chó, trà trộn rau sản xuất truyền thống vào hệ thống sản phẩm, gây thiệt hại đến người tiêu dùng và lấn át thị trường rau an toàn, cũng cần nghiêm minh xử lý những trường hợp này, tạo được sự khác biệt cần thiết giữa rau sản xuất an toàn và ra thường. Kế hoạch tiêu thụ và phương án sản phẩm được hoạch định cụ thể trong từng mùa vụ dựa trên nhu cầu thị trường. Các hộ sản xuất sẽ đăng ký sản lượng và chủng loại rau theo từng hợp đồng tiêu thụ tuỳ theo khả năng đáp ứng về diện tích sản xuất và năng lực sản xuất của mình. Tiến hành sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói và vận chuyển đến từng địa chỉ cụ thể như đã đăng ký. Bên cạnh đó, vấn đề về thương hiệu cũng như bảo vệ thương hiệu sản xuất rất quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rau an toàn. Để tạo được lòng tin đối với khách hàng, việc chứng minh nguồn gốc của từng sản phẩm rau cũng như hình thức hàng hoá cần phải được chú trọng. Hình thức hàng hoá là kết quả của quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế và bao gói sản phẩm; đồng thời nguồn gốc hàng hoá cần được thông báo rõ trên bao bì của từng sản phẩm thông qua địa chỉ và thương hiệu của cơ sở, tên tuổi và địa chỉ cụ thể của từng nông hộ sản xuất trên đó. Thúc đẩy tiêu thụ đồng thời với việc tiếp thu những thông tin phản hồi của thị trường sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất. Bên cạnh đó, việc ký kết hợp đồng giữa cung và tiêu sẽ là sợi dây liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, nâng cao ý thức sản xuất hàng hoá cho những hộ sản xuất rau trong phạm vi quản lý của cơ sở. Quan trọng hơn cả là tạo ra một thị trường ổn định cho những sản phẩm an toàn của vùng sản xuất. Từ đó thúc đẩy sản xuất thông qua những yêu cầu và áp lực thị trường đặt ra. * Về sản xuất: Trên cơ sở kế hoạch sản lượng và yêu cầu về thời gian của những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ hoạch định những kế hoạch sản xuất và hỗ trợ kỹ thuật cho từng nông hộ. Đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vai trò lớn nhất của đội ngũ kỹ thuật đó là vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống quản lý dinh dưỡng, giống và bảo vệ thực vật. Đồng thời có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ gắn kết giữa khoa học với sản xuất. Giống rau cũng như các loại phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất được quản lý bởi các HTX. Mức độ, liều lượng và thời gian sử dụng các loại vật tư trong sản xuất tại các nông hộ sẽ được kiểm soát bởi đội ngũ kỹ thuật của HTX nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật, đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm rau. Từ đó hình thành định mức sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật cho thực tế sản xuất trên cơ sở áp dụng phù hợp các quy trình sản xuất rau an toàn đã được quy định. ở đây, ngoài năng lực và trình độ của đội ngũ kỹ thuật của HTX thì vai trò tư vấn và hỗ trợ của các chuyên gia, các nhà khoa học trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất là rất quan trọng. Thông qua những hoạt động tập huấn và ứng dụng ngay trong thực tế sản xuất, hạn chế sự lạm dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất và hiệu quả lâu dài hơn đó là khả năng nâng cao hiểu biết cũng như năng lực và tính chuyên nghiệp trong sản xuất cho người nông dân, từ đó, bản thân những người nông dân trở thành chuyên gia sản xuất rau an toàn. Đây chính là cơ sở để xây dựng một vùng sản xuất rau ổn định về sản lượng, đảm bảo về chất lượng sản phẩm mang tính hàng hoá. Đồng thời bảo vệ điều kiện sinh thái tại địa phương khỏi nguy cơ ô nhiễm do những hoạt động nông nghiệp gây ra. Mục đích cuối cùng là tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định, tăng hiệu quả thu nhập từ sản xuất rau cho nông hộ, đồng thời thực hiện quản lý sản xuất đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến, hình thành nền tảng cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững tại địa phương. 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Qua những kết quả thu được từ thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Tình hình sản xuất rau trên địa bàn Hà Nội 2 năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ về diện tích và sản lượng do tình hình đô thị hoá tăng nhanh. Tuy nhiên, chủng loại rau lại tăng, cùng với các sản phẩm rau vùng lân cận nên cũng đáp ứng được một phần nhu cầu của người tiêu dùng tại Hà Nội. 2. Sử dụng vật tư chưa hợp lý : - Việc sử dụng phân đạm trong sản xuất rau ở mức cao, kể cả những hộ sản xuất rau an toàn. Việc tăng lượng đạm nhất là ở giai đoạn thu hoạch đã không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng rau (do tích luỹ Nitrate) mà còn làm ảnh hưởng tới độ chai cứng của đất, nhất là làm tăng nguy cơ phát sinh sâu bệnh gây hại trên đồng ruộng. - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã có nhiều tiến bộ (số hộ sử dụng thuốc sinh học tăng), tuy nhiên, số lần phun thuốc còn cao, thời gian cách ly chưa đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm rau. 3. Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế: - Hệ thống thuỷ lợi chưa thuận lợi, dân phải sử dụng nước từ các giếng đào. Hệ thống vòi kỹ thuật tưới chưa được quan tâm, người dân chủ yếu tưới bằng vòi cao su đã đến tình trạng vừa thiếu nước lại vừa lãng phí nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình năng suất và chất lượng sản phẩm. - Cơ sở nhà lưới, nhà kính phục vụ công tác sản xuất rau chưa đáp ứng được nhu cầu của người sản xuất (số lượng còn rất hạn hẹp, đa số chỉ tập trung tại các vùng chuyên rau). 4. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm rau an toàn gặp rất nhiều khó khăn, thị trường bấp bênh, không ổn định. Giữa sản phẩm rau sản xuất theo quy trình rau an toàn và rau sản xuất thông thường chưa có sự phân biệt rõ rệt, người tiêu dùng không thể phân biệt được thế nào là rau an toàn, cơ sở duy nhất để lựa chọn rau an toàn trên thị trường chính là sự tin tưởng vào địa chỉ và nguồn gốc của sản phẩm rau. Chính hoạt động của các chương trình, dự án phát triển sản xuất rau an toàn là nhân tố tạo ra uy tín cho những nông hộ sản xuất rau an toàn, giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm của nông hộ thuận lợi hơn. 5. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: trong 3 công thức thực nghiệm, công thức số 2 (50% phân hoá học + phân sinh học Wegh) mang lại hiệu quả cao nhất, vừa đảm bảo năng suất và chất lượng, vừa đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng nitrate đạt tiêu chuẩn dưới ngưỡng cho phép). 5.2. Đề nghị 1. Tăng cường thông tin tuyên truyền, huấn luyện đào tạo nông dân hiểu và nâng cao nhận thức trách nhiệm cho người sản xuất và người tiêu dùng. 2. Vấn đề kỹ thuật sản xuất rau cơ bản đã giải quyết xong nhưng vấn đề tổ chức tiêu thụ còn nhiều bất cập, hạn chế, gây cho người sản xuất không yên tâm, người tiêu dùng không có cơ sở để tin cậy. Vì thế, cần có tổ chức cấp giấy xác nhận (chứng chỉ) về rau an toàn, đồng thời có hệ thống liên hoàn từ khâu sản xuất cho tới điểm tiêu thụ. 3. Cần nghiên cứu thêm loại phân Wegh để có kết luận chính xác về phương diện liều lượng, thời gian sử dụng (mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận loại phân này là phân vi sinh và thực tế đã đóng góp to lớn trong quá trình sản xuất trồng trọt ở phía Nam). 6. Tài liệu tham khảo 6.1. Tài liệu tiếng Việt 1. Hồ Hữu An (2005), “Báo cáo tổng quan chung về công nghệ sản xuất rau an toàn và các thiết bị phục vụ công nghệ’’ 2.Trương Thị Ba và cộng tác viên (1999), “Bước đầu nghiên cứu biện pháp hữu hiệu trừ sâu hại dưa leo”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học 1997-1999, Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Văn Bộ (2001), “ Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các nguồn phân bón”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 6. 4.Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 5. Đường Hồng Dật (2002), Sổ tay người trồng rau- tập 1,2, Nhà xuất bản Hà Nội. 6. Nguyễn Tuấn Đạt và cộng tác viên (2001), “Bước đầu điều tra tình hình ô nhiễm mầm0 bệnh giun sán đường ruột ở môi trường ngoại cảnh TP. Buôn Ma Thuột 1998-1999”, Tập san khoa học Đại học Tây Nguyên tháng 3/2001 7. Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng và cộng sự (2002), “ Đánh giá dư lượng hoá bảo vệ thực vật trong rau xanh tại cơ sở chuyên canh trồng rau ở Tây Nguyên”, Tạp chí y học Dự phòng. 8.Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2005), Tập san y học dự phòng Tây Nguyên 9.Bùi Vĩnh Diên và cộng sự (2005), theo “Báo cáo giám sát thực trạng vệ sinh thực phẩm khu vực Tây Nguyên”, của Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. 10. Bùi Vĩnh Diên, Vũ Đức Vọng (2004), Tìm hiểu hoá chất BVTV sử dụng trong nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. 11.Nguyễn Như Hà (2006), Giáo trình phân bón cho cây trồng, nhà xuất bản nông nghịêp. 12. Trần Văn Hai (1999), “ Điều tra thực trạng canh tác, sử dụng nông dược và biện pháp phòng trừ sâu hại trên cải xanh vụ hè thu 1998 tại Cần Thơ, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học 1997-1999. Đại học Cần Thơ. 13. Châu Hữu Hiền Phillipe, Nguyễn Tôn Tạo, Nguyễn Quang Thạch (2001), Báo cáo dự án tiền khả thi về sản xuất RAT cho thành phố Hà Nội, Sở NN & PTNT Hà Nội. 14. Nguyễn Công Hoan (2007), Diễn đàn dinh dưỡng và sức khoẻ. www.AVSN online.net. Viện dinh dưỡng quốc gia 15. Trương Hồng (2007), Khảo nghiệm một số giống rau và hoa xứ lạnh tại TP. Buôn Ma thuột, báo cáo khoa học, Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. 16. Hội khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 17. Trần Văn Lài, Lê Thị Hà (2002), cẩm nang trồng rau, nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 567 tr. 18. Phạm Văn Lầm (2005), “ Kỹ thuật bảo vệ thực vật”, nhà xuất bản lao động Hà Nội. 19. Nguồn từ www.nhandan.com.vn (08/03/2007) 20. Lê Thị Kim Oanh, “Tình hình sử dụng thuốc sâu ở vùng trồng rau họ thập tự ngoại thành Hà Nội và vùng phụ cận” Tạp chí bảo vệ thực vật số1/2002 21. Nguyễn Huy Phát (2003), Quy trình sản xuất rau an toàn, báo cáo khoa học 22. Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007 báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến năm 2010. 23. Nguyễn Quang Sáng (2006), bài giảng sinh lý thực vật dành cho cao học. 24.Trần Khắc Thi, Nguyễn Văn Thắng (2001), “Sổ tay người trồng rau”, nhà xuất bản nông nghiệp. 25.Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), “ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau”, nhà xuất bản Lao động Hà Nội. 26. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài (2005), Trồng rau vụ đông xuân trong vườn nhà, Nhà xuất bản lao động. 27. Cục thống kê Hà Nội, niên giám thống kê 2005-2007 do phòng thống kê phát hành. 28. Báo Thương mại – dịch vụ nguồn internet cập nhật 22/12/2006. 29. Phạm Thị Thuỳ (2006), “Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt”, nhà xuất bản Nông nghiệp. 30. Vũ Văn Tiến (2004), “ Nghiên cứư thực trạng sản xuất rau và ảnh hưởng của nó tới môi trường đất” luận văn Thạc sĩ. 31. Nguồn từ www.tinvietonline.com.vn, tháng 02/2007 32. Nguyễn Văn Tới, Lê Cao Ân, Thông tin khoa học công nghệ Lâm Đồng, số 4.1995 33. Nguồn từ Trung tâm Thông tin thương mại toàn cầu, Inc. 04/2007 34. Lê Trường, cục trồng trọt và BVTV. 35. Trương Quốc Tùng, Hội khoa học- kỹ thuật Bảo vệ thực vật, Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc, tháng 03/2007 36. Trần Danh Thìn và Nguyễn Huy Trí (2006), Hệ thống trong phát triển nông nghịêp bền vững. NXB nông nghiệp Hà Nội. 37. Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên- 2003, Tìm hiểu dư lượng HCBVTV trong môi trường đất tại Đăk Lăk- Tạp chí y học dự phòng Tây Nguyên, 2003. 38. Ngô Quang Vinh, Phạm Văn Biên, Meisaku Koizumi (2002), Kỹ thuật và kinh nghiệm trồng rau trái vụ, nhà xuất bản Nông nghiệp. 39. Nguồn từ www.vov.news.vn. “Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam” trên www.vov.news.vn, tháng 12/2006 : cập nhật ngày 06/12/2006. 6.2.Tài liệu nước ngoài 40. J.O.M Bockrics (1978), Environmental chemistry. 41. Spsito and Praga (1984), ‘‘Survey on the content of Cd, Cu, Pb, Zn in edible herbs in Korea’’, Agricultural Insitute of Korea. 42. F.O.A/ W.H.O (1993), Codex Alimentarius, Vol.2 43. Nowakovski T.Z. (1960) “The effect of different nitrogenous fertilizers applied as solids or solution on the yield and nitrate- content of established grass and newly sown ryegrass”, J Agron. Sci.56 44. Schuphan W. (1974), Significance of nitate in food and drinking water in effect of agriculture production on nitrate in food and water with perticular to isotope study. Proceeding and report of panel of experts, Wienna, 4-6 jun 1973. IAEA. 45. Grunes D.L.,W.H. Allway (1985), Nutritional quality of relation to fertilizer technology and use in “ Fertilizer technology and use”, Publishshed by soil science sociely of America, Inc Madison, wisconsin,USA. 46. FAO. Crop Primery, (online) Data Base Agriculture & Food trade, 25/6/2002. 47. Hubert Martin and David Woodcook (1983), The Scientific Principle of Crop Protection, Edward Arnold (Publisher) Pty Ltd, Australia. Phụ lục 1 những chỉ tiêu quy định đối với sản phẩm rau an toàn Bảng 1. Hàm lượng nitrate (N03-) cho phép trong các loại rau (Đơn vị tính : mg/kg rau tươi) Tt Loại rau Hàm lượng Nitrate (N03-) fao/who CHLB Nga Việt Nam 1 Cải bắp 500 500 500 2 Su hào - 500 500 3 Cà rốt - 250 250 4 Cà chua 300 150 150 5 Dưa chuột 150 150 150 6 Củ hành tây 80 80 80 7 Hành hoa - 400 400 8 Khoai tây 250 250 250 9 Ngô rau - 300 300 10 Dưa bở - 90 90 11 Dưa hấu - 60 60 12 ớt ngọt - 200 200 13 Su lơ 300 500 500 14 Măng tây - 150 200 15 Bầu - 400 400 16 Đậu ăn quả - 150 200 17 Cà tím - 400 400 18 Xà nách 2000 1.500 1500 19 Cải củ - 1.400 - Nguồn ; Bộ NN&PTNT; Viện NC Rau Quả TW và Viện BVTV, [27] Bảng 2. Quy định về hàm lượng tồn dư thuốc BVTV cho phép trên sản phẩm rau Thuốc BVTV Loại rau Thời gian cách ly (ngày) Ăn lá Ăn quả Ăn củ Basudin10G 0,5-0,7 0,5-0,7 - 14-20 Dipterex90WP 0,5 1,0 - 7 Carbaril80WP(Sevin 85WP) 1,0-1,5 1,0-1,5 - 7 Padan 0,2 - - 14 Sumicidin20EC 1,0 2,0 0,2 14-21 Decis2.5EC 0,1 - 0,2 ral(*): 7-10 raq (*):3-4 Sherpa2.5EC - - - ral: 7-10 raq:3-4 Karate 2.5EC 0,03 0,02 - 4-11 Trebon 10EC - - - 3 Appland 25 Mipc 25WP - - - 1-3 Oxiclorua đồng 20,0 20,0 10,0 ral: 21 raq: 14 Zineb 80WP 2,0 2,0 2,0 7-10 Benlate 50WP 1,0 - - ral: 28 raq: 4 Daconil W50 - - - 7-10 Aliette 80WP - - - 14 Anvil 5SC - - - 7-10 Topsin M 70WP 1,0 - - 7-10 Bayleton 25EC 0,1 - - 3-7 (*): ral: rau ăn lá; raq: rau ăn quả Bảng 3. Hàm lượng kim loại nặng và độc tố cho phép trong rau (Đơn vị tính :mg/kg sản phẩm) Tt Tên nguyên tố Mức tới hạn cho phép 1 Chì (Phân bón) 0,5 2 Cadimi (Cd) 0,03 3 Asen (As) 0,2 4 Đồng (Cu) 5,0 5 Aflatoxin 0,005 6 Kẽm (Zn) 10 7 Thiếc (Sn) 200 8 Thuỷ ngân (Hg) 0,02 9 Patulin 0,05 10 Vi sinh vật gây bệnh Không cho phép Nguồn : dẫn theo Đường Hồng Dật, 2002 [6] Bảng 4 : Một số loại thuốc Bảo vệ thực vật nông dân thường sử dụng trong sản xuất rau Thuốc trừ sâu I Nhóm thuốc nguồn gốc sinh học, thảo mộc Abatimec 1.8EC 2 Afatin 1.8 EC 3 BTH107 bào tử/mg dạng bột hoà nước 4 Crymax 35WP 5 Delfin WG (32BUI) 6 Kuraba WP 7 Tập kỳ 1.8EC 8 Vertimex 1.8 EC II Nhóm cúc tổng hợp 1 Antaphos 50EC; 100EC 2 Karate 2.5EC 3 Peran 50EC 4 Polytrin C440EC 5 Sherpa 25EC 6 Sumi- alpha 5EC 7 Sumicidin 10EC 8 Tiper 10EC; 15 EC III Nhóm Cacbamat 1 Bassa 50EC 2 Padan 50SP;95SP 3 Marshal 200SC; 5G 4 Sevin 85S 5 Netoxin 90WP, 95WP 6 Sát trùng đan 90BTN; 95 BTN 7 Shachong Shuang 50WP, 95WP IV Nhóm lân hữu cơ 1 Địch bách trùng 90SP 2 Dip 90SP 3 Ofatox 400EC 4 Selecron 500EC 5 Supracide 40EC 6 Vibaba 50ND V Nhóm khác 1 Actara 25WG 2 Ammate 150SC 3 Confidor 100SL 4 Ortus 5SC 5 Pegasus 500SC 6 Regent 800WG 7 Sutin 5EC 8 Thiodan 9 Mã lục Thuốc trừ bệnh 1 Zineb Bul 80WP 2 Ridomil MZ72WP 3 Daconil 75WP 4 Đồng oxychlorua 80BTN 5 Alliette 80WP 6 Anvil 5SC 7 Arygreen 75WP 8 Ben 50WP 9 Bordeaux 10 Copper –B 75WP 10 Kasai 21,2WP 12 Kasumin 2L 13 Kasuran 50 WP 14 Kitazin 50EC 15 Rampart 35SD 16 Score 250 EC 17 Tilt 250 EC 18 Topsin M70WP 19 TP Zep 18 EC 20 Validacin3L; 5L 21 Vicarben 50BTN 22 Zin copper 50WP Bảng 5: Một số kết quả xử lý số liệu Năng suất thực thu Anova: Two-Factor Without Replication SUMMARY Count Sum Average Variance CT1 3 167,88 55,96 91,9348 CT2 3 208,71 69,57 104,0067 CT3 3 90,03 30,01 14,5663 Lần 1 3 130,3 43,43333 249,1033 Lần 2 3 160,3 53,43333 496,0433 Lần3 3 176,02 58,67333 497,3176 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Rows 2423,628 2 1211,814 79,07381 0,000609 6,944272 Columns 359,7152 2 179,8576 11,73615 0,0212 6,944272 Error 61,3004 4 15,3251 Total 2844,644 8 CV = 7,550589 LSD 0.05= 8,874525 Khối lượng trung bình quả Anova: Two-Factor Without Replication SUMMARY Count Sum Average Variance CT1 3 421,5 140,5 219,25 CT2 3 431,1 143,7 171,57 CT3 3 393,3 131,1 288,73 Lần 1 3 373 124,3333 36,33333 Lần 2 3 412 137,3333 116,3333 Lần3 3 460,9 153,6333 8,973333 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Rows 257,36 2 128,68 7,808252 0,041579 6,944272 Columns 1293,18 2 646,59 39,23483 0,002353 6,944272 Error 65,92 4 16,48 Total 1616,46 8 CV = 2,932499 LSD0.05 = 9,202844 Khối lượng quả trên cây Anova: Two-Factor Without Replication SUMMARY Count Sum Average Variance CT1 3 6 2 0,12 CT2 3 7,02 2,34 0,0988 CT3 3 4,02 1,34 0,0468 Lần 1 3 4,7 1,566667 0,203333 Lần 2 3 6 2 0,28 Lần3 3 6,34 2,113333 0,308133 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Rows 1,5512 2 0,7756 97,76471 0,000402 6,944272 Columns 0,499467 2 0,249733 31,47899 0,003569 6,944272 Error 0,031733 4 0,007933 Total 2,0824 8 CV = 4,704362 LSD 0.05= 0,201916 Số quả trên cây Anova: Two-Factor Without Replication SUMMARY Count Sum Average Variance CT1 3 42,6 14,2 16,77 CT2 3 48,9 16,3 15,79 CT3 3 30,6 10,2 2,59 Lần 1 3 31,6 10,53333 4,203333 Lần 2 3 39,7 13,23333 7,343333 Lần3 3 50,8 16,93333 21,44333 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Rows 57,62 2 28,81 13,78469 0,016054 6,944272 Columns 61,94 2 30,97 14,81818 0,014142 6,944272 Error 8,36 4 2,09 Total 127,92 8 CV = 10,65614 LSD0.05 = 3,277303 Phụ lục 2 Các mẫu phiếu điều tra nông hộ Biểu 1: diện tích Đất trồng rau 1.Người điều tra:................................................................................................ 2.Tên chủ hộ:............................. ....Tuổi:.......Dân tộc:........Trình độ VH:........ 3. Địa chỉ:.......................................................................................................... 4. Nghề nghiệp chính: ....................................................................................... 5. Số khẩu :............................................Lao động trồng rau:.......................... 6. Thời gian trồng rau: ........................................................................................ Chỉ tiêu ĐVT Số Lượng Thành phần cơ giới Loại rau trồng Số vụ/ năm 1.Tổng diện tích đất canh tác Sào - Đất 2 vụ ,, - Đất 3 vụ ,, - Đất chuyên rau, màu ,, Biểu 2: cơ cấu, năng suất, sản lượng và chủng loại rau chính 1. Người điều tra: .............................................................................................. 2.Tên chủ hộ:................................Tuổi:.......Dân tộc:........Trình độ VH:........... 3. Địa chỉ:........................................................................................................... 4. Nghề nghiệp chính: ....................................................................................... 5. Số khẩu :..........................Lao động trồng rau:............................................. 6. Thời gian trồng rau: ....................................................................................... Chủng loại rau chính Mùa rét Mùa hè Thời vụ Chủng loại Thời vụ Chủng loại Loại rau nào sẽ phát triển trong tương lai:................................................ ......................................Tại sao lại phát triển loại rau đó? .......................... Biểu 3: tình hình về Sử dụng phân bón và thời gian cách ly 1. Người điều tra: ..................................................................................................................................... 2. Tên chủ hộ:.......................................Tuổi:...........Dân tộc:................Trình độ VH:.............................. 3. Địa chỉ:................................................................................................................................................. 4. Nghề nghiệp chính: ............................................................................................................................. 5. Số khẩu :............................................Lao động trồng rau:............................................................... 6. Thời gian trồng rau: ............................................................................................................................ Loại rau Loại phân Lượng sử dụng sào/vụ (kg) Hình thức sử dụng Thời gian sử dụng lần cuối đến thu hoạch Tổng chi phí (đồng) Ghi chú Hữu cơ (Phân chuồng, phân gà, loại khác...) Hoá học Sinh học Hoà nước tưới Bón kết hợp với tưới nước Bón gốc Cách khác Cải bắp R- muống Cải khác Mùng tơi Suplơ Cà chua đậu cô ve Đậu đũa Mướp ớt ngọt Dưa chuột Su hào Khoai tây Cải củ Hành tây Biểu 4: tình hình về Sử dụng thuốc bvtv và thời gian cách ly 1. Người điều tra: ................................................................................................................................................... 2.Tên chủ hộ:.......................................Tuổi:...........Dân tộc:.........Trình độ VH:................................................... 3. Địa chỉ:............................................................................................................................................................... 4. Nghề nghiệp chính: ........................................................................................................................................... 5. Số khẩu :............................................Lao động trồng rau:.............................................................................. 6. Thời gian trồng rau: ........................................................................................................................................... Loại cây Loại thuốc Nguồn gốc Thời kỳ phun Số lần phun Hỗn hợp thuốc Thời gian phun lần cuối đến thu Gốc độc Nồng độ Tổng chi phí Trừ sâu Trừ bệnh Trừ cỏ giai đoạn đầu giai đoạn sau Cả hai có (mấy loại) ko Đúng nồng độ Tăng nồng độ (mấy lần) Cải bắp R- muống Cải khác Mùng tơi Suplơ Cà chua đậu cô ve Đậu đũa Mướp ớt ngọt Dưa chuột Su hào Khoai tây Cải củ Hành tây Vị trí để vỏ bao bì: Vứt tự do trên đồng: Để tập trung: Vứt bãi rác địa phương: Biểu 5: tình hình về Sử dụng nguồn nước tưới 1. Người điều tra: ..................................................................................................................................................... 2.Tên chủ hộ:.......................................Tuổi:...........Dân tộc:...............Trình độ VH:................................................. 3. Địa chỉ:................................................................................................................................................................... 4. Nghề nghiệp chính: ............................................................................................................................................... 5. Số khẩu :............................................Lao động trồng rau:.................................................................................. 6. Thời gian trồng rau: .............................................................................................................................................. Loại rau Thời gian tưới Số lần tưới Kỹ thuật tưới Lượng nước tưới (khối) Nguồn nước Thành phần chính nước Giai đoạn đầu Giai đoạn sau Cả hai Tưới rãnh Tưới gốc Tưới phun Giếng khoan Nguồn tự nhiên(ao, hồ...) Nguồn khác Cải bắp Rau muống Cải khác Mùng tơi Suplơ Cà chua đậu cô ve Đậu đũa Mướp ớt ngọt Dưa chuột Su hào Khoai tây Cải củ Hành tây Biểu 6: tình hình tiêu thụ rau ở hộ sản xuất 1.Tên chủ hộ:......................................Tuổi:...........Dân tộc:.........Trình độ VH:................................. 2. Địa chỉ:............................................................................................................................................. 3. Nghề nghiệp chính: ......................................................................................................................... 4. Số khẩu :............................................Lao động trồng rau:............................................................ 5. Thời gian trồng rau: ........................................................................................................................ Loại rau Mang ra chợ bán Cho nhà hàng, bếp ăn, trường học... Buôn tại đại lý Cho chế biến xuất khẩu Cải bắp Đơn giá Lượng bán Đơn giá Lượng bán Đơn giá Lượng bán Đơn giá Lượng bán Rau muống Cải khác Mùng tơi Suplơ Cà chua đậu cô ve Đậu đũa Mướp ớt ngọt Dưa chuột Su hào Khoai tây Cải củ Biểu 7: tình hình về đầu tư 1. Người điều tra:............................................................................................ 2. Tên chủ hộ:..............................Tuổi:.......Dân tộc:..........Trình độ VH:...... 3. Địa chỉ:....................................................................................................... 3. Nghề nghiệp chính: .................................................................................... 4. Số khẩu :...................................Lao động trồng rau:................................ 5. Thời gian trồng rau: ................................................................................... 1. Cơ sở vật chất ý kiến nông hộ - Nhà lưới đơn giản Thường xuyên Không thường xuyên Không - Nhà lưới kiên cố 2. Đầu tư về kỹ thuật - Được tập huấn về kỹ thuật trồng - Tập huấn IPM - Được cấp giây chứng nhận cơ sở sản xuất rau an toàn 3. Hỗ trợ vốn. 4. Hỗ trợ khác (phân bón, thuốc BVTV…) Ghi chú : +> Nhà lưới đơn giản : cột bê tông hoặc cọc tre, hệ thống mái che bằng lưới nilon đơn giản). +> Nhà lưới kiên cố : Cọc thép hoặc bê tông, có hệ thống khung và giá đỡ khá chắc chắn với mái che kết hợp lưới nilon. Biểu 8: tình hình đầu tư sản xuất rau ở nông hộ 1.Tên chủ hộ:...................................Tuổi:.........Dân tộc:......Trình độ VH:........ 2. Địa chỉ:........................................................................................................... 3. Nghề nghiệp chính: ........................................................................................ 4. Số khẩu :........................Lao động trồng rau:............................................... 5. Thời gian trồng rau: ........................................................................................ Các yếu tố đầu vào Lượng dùng/sào Thời gian dùng nhiều nhất Ghi chú 1. Vốn (đầu tư bao nhiêu tiền/sào ?) 2. Lao động (bao nhiêu người/sào) 3. Vật chất 4. Phân bón Đạm Lân Kali NPK Hữu cơ(phân chuồng, gà,...) Sinh học 5. Thuốc BVTV Thuốc bệnh Thuốc sâu Thuốc cỏ Chất KTST 6. Năng lượng Dầu Xăng 7. Giống Của nhà tự để Mua ở cửa hàng vật tư Nguồn khác Câu hỏi thêm: 1. Lượng đầu tư như vậy nhiều hay ít?:............................................................. Tại sao? :........................................................................................................... .............................................................................................................................Tập thể ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT09059.doc
Tài liệu liên quan