LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài và lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đi cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới là sự gia tăng không ngừng của những vấn đề môi trường, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Đó đang là vấn đề đặt ra đối với tất cả các quốc gia trên thế giới và đòi hỏi sự nỗ lực của toàn cầu để cải thiện tình hình này. Đối với một nước đang phát triển, quá trình đô thị hoá diễ
111 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3R (rác) để quản lý chất thải rắn tại thủ đô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ra nhanh chóng như ở Việt Nam thì các vấn đề môi trường đặt ra càng khó khăn hơn và không dễ để giải quyết. Tuy nhiên với sự nỗ lực của Chính phủ cũng như mỗi người dân Việt Nam thì việc khắc phục những vấn đề môi trường trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Sự nỗ lực của Việt Nam đã được thể hiện thông qua Luật Bảo vệ Môi trường ra đời vào năm 1993 và đã được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ 8 thông qua Luật sửa đổi vào ngày 29/11/2005, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý để điều chỉnh các hành vi của các cá nhân và tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam về các tác động đến môi trường.
Sau gần 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng với tốc độ tăng GDP hàng năm đạt khoảng 7-8%, các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và điều tất yếu kéo theo đó là lượng rác thải gia tăng không ngừng theo nhịp độ đô thị hoá, tốc độ phát triển công nghiệp. Từ đó đặt ra một vấn đề mà hiện nay chúng ta đang quan tâm và nỗ lực giải quyết đó là công tác quản lý rác thải đô thị còn rất nhiều bất cập. Có thể nói chúng ta chưa có được một hệ thống xử lý rác thải hiệu quả và việc tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề này là vô cùng quan trọng. Đó là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng. Nếu chúng ta không quan tâm tới vấn đề này đúng mức thì sẽ là mối đe doạ đến tốc độ phát triển của thành phố trong tương lai.
Đó là lí do quan trọng nhất để Sáng kiến 3R (Giảm thiểu- Tái chế - Tái sử dụng)được thực hiện tại thủ đô Hà Nội hiện nay. Việc thực hiện 3R thành công sẽ xây dựng được một xã hội tuần hoàn vật chất, tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống cho người dân. Sáng kiến 3R đã được thực hiện thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới và đó là xu hướng tất yếu hướng tới phát triển bền vững. Vì vậy, tôi nhận thấy việc nghiên cứu hiện trạng các hoạt động 3R đang diễn ra, từ đó tìm ra những giải pháp thực hiện thành công 3R tại Hà Nội và nhân rộng mô hình thực hiện ra các tỉnh thành trên toàn quốc là một đề tài nghiên cứu thú vị, mới mẻ song lại có tính thực tiễn cao.
Xuất phát từ những lí do đó, “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3R để quản lý chất thải rắn tại thủ đô Hà Nội” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề.
Mục đích và ý nghĩa của đề tài:
Mặc dù trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước khởi sắc trong công tác quản lí chất thải rắn nhưng chất lượng môi trường sống chưa được cải thiện đáng kể. Chất thải rắn từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu đô thị, các khu công nghiệp vừa và nhỏ, bệnh viện, cơ quan, trường học,… tuy đã được thu gom và có những biện pháp xử lí nhưng vẫn chưa được triệt để và hoàn toàn hiệu quả. Vì vậy một phương pháp được đưa ra đó là áp dụng 3R trong quản lý chất thải rắn, nếu thực hiện có hiệu quả thì sẽ mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn. Mục đích của đề tài là đưa ra giải pháp nhằm thực hiện thành công Sáng kiến 3R tại thủ đô Hà Nội, đó cũng là ý nghĩa thiết thực của đề tài.
Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục đích đó, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: “3R là gì?Thực trạng công tác thực hiện 3R để quản lý chất thải rắn ở thành phố Hà Nội như thế nào? Giải pháp sau khi nghiên cứu thực trạng là gì?”
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề đi sâu nghiên cứu về Sáng kiến 3R và việc thực hiện Sáng kiến 3R tại Hà Nội. Hiện nay việc thực hiện 3R mới chỉ chủ yếu áp dụng đối với chất thải sinh hoạt và vì vậy chủ yếu chuyên đề sẽ đi sâu và nghiên cứu hiện trạng áp dụng đối với loại chất thải này tuy nhiên cũng không bỏ qua cơ hội nghiên cứu trong khi áp dụng 3R trong quản lý các loại chất thải rắn khác. Đồng thời chuyên đề cũng đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm áp thực hiện 3R của các quốc gia trong khu vực và từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu trên sẽ thực hiện nghiên cứu giải pháp để 3R thực hiện có hiệu quả tại thủ đô Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu:
Đây là một phương pháp thông dụng và thường xuyên được sử dụng một cách có hiệu quả khi cần có thông tin về vấn đề nghiên cứu. Trong chuyên đề, đã sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin sau:
Các vấn đề lý luận chung về chất thải và kinh tế chất thải.
Các vấn đề lý luận về 3R (khái niệm, mục tiêu, nội dung)
Thực trạng quản lý chất thải rắn.
Kinh nghiệm thực hiện 3R để quản lý chất thải rắn của một số quốc gia
Hiện trạng thực hiện 3R tại Hà Nội và kết quả.
Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Sau khi tiến hành thu thập được các tài liệu cần thiết, thì các số liệu đó sẽ được phân tích rồi tổng hợp lại nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Nội dung và cấu trúc chuyên đề
Tên chuyên đề: “Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3R để quản lý chất thải rắn tại thủ đô Hà Nội”.
Nội dung của chuyên đề được cấu trúc như sau:
Lời mở đầu
Chương I: Một số lý luận chung về quản lý chất thải rắn và áp dụng 3R để quản lý chất thải rắn.
Chương II: Chương trình 3R tại thủ đô Hà Nội
Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3R đển quản lý chất thải rắn tại Hà Nội
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời cám ơn.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của giáo viên trực tiếp hướng dẫn- Tiến sĩ Lê Hà Thanh. Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo, sửa chữa những thiếu sót để em có thể hoàn thành được chuyên đề này. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Kinh tế, quản lí Tài nguyên và Môi trường đã tạo những điều kiện tốt nhất để em có cơ hội hoàn thành thực tập và thực hiện được chuyên đề đã giao.Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các chuyên viên Viện chiến lược chính sách Tài nguyên Môi trường đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp do chính tôi thực hiện, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Nếu có vấn đề gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
NỘI DUNG
Chương 1: Một số lý luận chung về quản lý chất thải rắn và áp dụng 3R để quản lý chất thải rắn.
1.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn.
1.1.1 Khái niệm chất thải rắn.
Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Theo quan điểm này, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:
- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị;
- Thành phố có trách nhiệm thu dọn.
Thành phần chất thải rắn: Thành phần chất thải rắn được định nghĩa là những thành phần riêng biệt tạo nên rác thải và thường được tính theo phần trăm khối lượng. Các thông tin liên quan đến thành phần chất thải rắn cần thiết để tính toán nhu cầu trang thiết bị, hệ thống xử lý, vận chuyển và quản lý rác.
Thành phần chất thải rắn đô thị ở nước ta có thể bao gồm:
Lá cây, rác hữu cơ.
Nilon, nhựa, cao su.
Giấy vụn, vải, carton.
Kim loại, vỏ lon.
Thuỷ tinh, sành sứ.
Đất cát và chất khác.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thành phần và khối lượng rác.
Thành phần và khối lượng rác thải thay đổi theo các yếu tố sau:
Dân số.
Thời điểm trong năm (mùa mưa hay mùa khô).
Điều kiện kinh tế - xã hội.
Sử dụng đất và loại nhà ở.
Thói quen và thái độ xã hội.
Quản lý và chế biến tại nơi sản xuất.
Chính sách của nhà nước về chất thải.
Khí hậu.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.
Các thông tin về nguồn gốc và dạng CTR cùng với các thông số liên quan đến thành phần và tốc độ gia tăng lượng phát thải là những yếu tố cơ bản trong thiết kế và vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn.
Những nguồn phát sinh CTR chính là:
Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…): Thực phẩm thừa, carton, plastics, vải, da, gỗ vụn, thuỷ tinh, lon, các kim loại khác, tro, lá cây, các chất thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện, dầu, lốp xe, …) và các chất độc hại sử dụng trong gia đình.
Thương mại (kho, quán ăn, chơ, văn phòng, khách sạn, nhà in, trạm xăng dầu, gara…): giấy, carton, plastics, gỗ, thức ăn thừa, thuỷ tinh, kim loại, các loại rác đặc biệt (dầu mỡ, lốp xe,…), các chất thải độc hại…
Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…): chất thải giống như chất thải thương mại.
Xây dựng, di dời (các địa điểm xây dựng mới, sửa chữa đường sá, di dời nhà cửa…): gỗ, thép, gạch, bêtông, vữa, bụi…
Dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa cảnh quan, công viên, bãi biển…): các loại rác đường, cành, lá cây, các loại rác công viên, bãi biển…
Các nhà máy xử lý ô nhiễm (xử lý nước, xử lý chất thải rắn, xử lý chất thải công nghiệp…): tro, bụi, cặn…
Công nghiệp (xây dựng, chế tạo, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, lọc dầu, nhà máy hoá chất, nhà máy điện…): Chất thải từ các quá trình công nghiệp , các chất thải không phải từ các quá trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro, bã, chất thải xây dựng, các chất thải đặc biệt, các chất thải độc hại …
Nông nghiệp (thu hoạch đồng ruộng, vườn, nông trại …): các loại chất thải nông nghiệp, chất thải độc hại.
1.1.3. Quản lý chất thải rắn đô thị tại Hà Nội.
1.3.1.1 Khái niệm quản lý chất thải rắn đô thị: Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả.
Quản lý chất thải rắn bao gồm các công đoạn:
Thu gom chất thải: Chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom có thể được tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau khi thu gom, rác có thể chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển.
Tái sử dụng và tái chế chất thải: Công đoạn này có thể được tiến hành ngay tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa.Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên dạng chất thải, không qua tái chế ( chẳng hạn tái sử dụng chai, lọ…); tái chế là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác (chẳng hạn tái chế nhựa, tái chế kim loại,…).
Xử lý chất thải: Phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tái sử dụng hoặc tái chế sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hoặc chôn lấp. Mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng.
Yêu cầu chung trong công tác quản lý chất thải rắn:
Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị nói chung, về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải. Đây là yêu cầu đầu tiên, cơ bản của việc xử lý chất thải nhưng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏi phải có nhiều cố gắng khắc phục.
Phải bảo đảm việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những người lao động trực tiếp tham gia việc quản lý chất thải phù hợp với khả năng kinh phí của thành phố và Nhà nước.
Đưa được các công nghệ và kỹ thuật , các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiến của các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, có trách nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước. Phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước theo hướng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế.
1.1.3.2. Hiện trạng chất thải rắn tại Hà Nội:
Bảng 1-1: Tình hình chất thải rắn tại Hà Nội
TT
Chất thải
Khối lượng
(Tấn/ ngày)
Thành phần chính
Hình thức xử lý
1
Chất thải sinh hoạt
~3000
1. Chất vô cơ: gạch, đá vụn, tro, xỉ than tổ ong, sành sứ,...
2. Chất hữu cơ: rau củ quả, rác nhà bếp,...
3. Nhựa, nylon, kim loại, giấy, thủy tinh.
4. Các chất khác còn lại
1. Chôn lấp hợp vệ sinh: 83%.
2. Sản xuất phân hữu cơ-vi sinh: 160 tấn/ngày, tương đương 7%.
3. Tái chế: 10%, tự phát tại các làng tái chế.
2
Chất thải
xây dựng
~1000
Đất đào hố móng, gạch, ngói, vôi vữa.
Chôn lấp hợp vệ sinh.
3
Chất thải công nghiệp
~300
Can sơn, dung môi, bùn thải công nghiệp, giẻ dính dầu mỡ, dầu thải,...
Xử lý tại Khu xử lý chất thải công nghiệp theo đúng QĐ 155/QD-TTg ngày 16/7/1999
4
Chất thải
y tế
~5.0
Bông băng, dụng cụ y tế nhiễm khuẩn,...
Xử lý bằng công nghệ lò đốt Delmonego 200 – Italia: 100%
Tổng số
~4305
Nguồn: URENCO Hà Nội
Bảng1-2: Khối lượng chất thải tại Hà Nội từ 2004 – 2008
Đơn vị: tấn /ngày
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Chất thải
Chất thải sinh hoạt
1500
1800
2000
2300
2600
3000
Chất thải xây dựng
600
670
740
810
900
1000
Chất thải công nghiệp
200
220
240
255
270
300
Chất thải y tế
2.8
3.2
3.6
4.0
4.4
5.0
Tổng số
2302.8
2793.2
2983.6
3369
3774.4
4305
Nguồn: URENCO Hà Nội
Từ số liệu của bảng trên ta có thể vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng rác thải tại Hà Nội như sau:
Hình 1-1: Biểu đồ về sự gia tăng lượng chất thải rắn tại Hà Nội
Nhận xét:
Khối lượng chất thải rắn tại Hà Nội ngày càng tăng (hơn 10%/ năm)do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng trong đô thị. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với môi trường sống. Như chúng ta đã biết phần lớn khối lượng rác thải thải ra được mang đi chôn lấp hợp vệ sinh tuy nhiên với tốc độ gia tăng như hiện nay thì sớm muộn chúng ta cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng do thiếu diện tích đất sử dụng để chôn lấp. Mặt khác, ý thức của cộng đồng dân cư trong công tác vệ sinh môi trường chưa cao vì vậy chất lượng môi trường sống ngày càng suy giảm. Một bài toán đặt ra là làm thế nào để cải thiện chất lượng môi trường sống, xây dựng một hệ thống quản lý rác thải hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế xã hội cao?
1.1.3.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại Hà Nội hiện nay.
A. Cơ cấu tổ chức hoạt động quản lý chất thải rắn:(Xem sơ đồ trang bên)
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO với 12 xí nghiệp thành viên, gần 3500 cán bộ công nhân viên trên 300 phương tiện vận tải và nhiều máy móc, thiết bị xử lý rác thải hiện đại.
Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thương mại, y tế và xây dựng
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hoá từ nguồn gốc phế thải: tái chế, tái sử dụng phế thải
Dịch vụ làm sạch đẹp nhà cửa, công trình công cộng, cải tạo môi trường sinh thái
Tư vấn và xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)
Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu
Cải tạo, sản xuất, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, thiết bị chuyên dùng và phương tiện cơ giới đường bộ
Đào tạo nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường đô thị
Tư vấn, dịch lập các dự án đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường
NHIỆM VỤ
Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, là cơ quan lớn nhất ở Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn và duy trì vệ sinh môi trường đô thị.
Việc quản lý chất thải của các huyện ngoại thành do các đơn vị môi trường thuộc UBND các huyện (Công ty Môi trường đô thị Đông Anh, Công ty Môi trường đô thị Gia Lâm,…) thực hiện.
Công tác xã hội hoá quản lý chất thải cũng đã được triển khai từ năm 1999, hiện tại có ba Công ty đã hình thành từ kết quả của công tác xã hội hoá, đó là Công ty Dịch vụ cổ phần Môi trường Thăng Long, Hợp tác xã Thành Công, Công ty Môi trường xanh. Các công ty này tham gia công tác thu gom, vận chuyển chất thải tại các quận nội thành xa trung tâm và một số huyện nội thành của Hà Nội.
B. Hiện trạng quản lý chất thải rắn:
Thu gom chất thải:
Chất thải sinh hoạt:
Hiện nay khối lượng chất thải sinh hoạt thu gom vào khoảng 3000 tấn/ ngày, xấp xỉ 95% tổng lượng chất thải sinh hoạt đường phố phát sinh ở các khu vực nội thành và 50-70% chất thải ở các khu vực ngoại thành, số còn lại đổ ở vườn, các ao hồ…Phân loại rác tại nguồn chưa được phổ biến và thực hiện rộng rãi, nhưng URENCO Hà Nội và các cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã và đang bắt đầu thực hiện thí điểm dự án (Phân loại rác tại nguồn hai loại chất thải hữu cơ và vô cơ) tại một số khu vực nội thành Hà Nội từ năm 2003.
Chất thải công nghiệp:
Chất thải công nghiệp phát sinh từ quá trình sản xuất của nhà máy, các cơ sở công nghiệp tự phân loại ngay tại nguồn, tuy nhiên vấn đề xử lý và quản lý, thống kê số liệu còn nhiều bất cập. Các cơ sơ công nghiệp có giấy phép chuyên ngành ký hợp đồng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo cách thức riêng biệt đối với chất thải công nghiệp (đốt, lưu trữ, chôn lấp an toàn,…).Một phần chất thải loại này được thu gom, vận chuyển bởi chính các cơ sở sản xuất hoặc một số đơn vị khác. Phần còn lại hiện vẫn đang được lưu giữ tại kho của các cơ sở sản xuất.
Một số cơ sở sản xuất công nghiệp hiện nay đang trong tình trạng ít vốn, công nghệ và thiết bị sản xuất không đồng bộ, tiêu tốn nhiều nguyên liệu nên lượng phát thải lớn. Mặc dù lượng phát thải từ các cơ sở này tương đối lớn nhưng do tình trạng thiếu vốn đầu tư nên các đơn vị đã tự xử lý, phân loại ngay từ nguồn mà không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với công ty Môi trường đô thị. Điều này đã dẫn đến tình trạng tăng lượng chất thải công nghiệp thải ra môi trường mà chưa được xử lý dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Chất thải y tế:
Thành phố Hà Nội có khoảng trên 70 bệnh viện chính, trong đó có 9 bệnh viện chuyên khoa, 21 bệnh viện cấp Trung ương, 6 bệnh viện cấp thành phố. Chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được thu gom và xử lý gần như 100%.
Việc thu gom chất thải y tế nguy hại được thực hiện theo Quy định tạm thời về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại (Ban hành theo Quyết định số 52/1999/QĐ-UB của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội). Chất thải được phân loại ngay tại nguồn (bệnh viện và các cơ sở ytế) thành 04 nhóm., bao gồm nhóm A (chất thải y sinh), nhóm B (vật cứng nhọn), nhóm C (dược phẩm, hoá chất) và nhóm D (chất thải phóng xạ). Mỗi nhóm chất thải được chứa trong các dụng cụ thích hợp (túi nilon, thùng nhựa từ 20-340 lít, thùng kim loại…)đảm bảo an toàn tuyệt đối không phát tán ra ngoài môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý.
Chất thải xây dựng:
Chất thải xây dựng được thu gom tại các điểm đổ chất thải xây dựng tập trung (đã được quy hoạch hoặc tự phát), sau đó được vận chuyển lên bãi chôn lấp chất thải xây dựng của thành phố. Một lượng chất thải này không được thu gom thường xuyên do bị đổ bậy ra một số ao hồ, kênh mương hoặc nơi công cộng. Hiện tại bãi Lâm Du tiếp nhận và xử lý khoảng 1000 tấn chất thải xây dựng một ngày, tương đương khoảng gần 365.000 tấn/ năm.
Vận chuyển chất thải:
URENCO Hà Nội là một trong những nhà thầu lớn nhất, Công ty xử lý vận chuyển được khoảng 70% tổng chất thải rắn phát sinh hàng ngày trên địa bàn Hà Nội.
Bảng 1-3:Bảng tổng hợp nguồn phát sinh chất thải rắn và
các công ty thu gom
TT
Đơn vị quản lý
Khu vực thu gom
Khối lượng
(tấn/ ngày)
1
Hà Nội URENCO
Nội thành Hà Nội
(6 quận)
2.500
2
Dịch vụ môi trường Thăng Long
Nội thành Hà Nội
(2 quận)
220
3
Hợp tác xã Thành Công
Văn Chương
Nhân Chính
Hạ Đình
Trung Văn
100
4
Công ty cổ phần Xanh
Quận Hoàng Mai
10
5
Các xí nghiệp Môi trường địa phương
Ngoại Thành
170
Tổng
3000
Nguồn: Báo cáo hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Hà Nội -URENCO
Công tác xử lý chất thải rắn:
Chôn lấp: Phương pháp xử lý hiện nay của thành phố chủ yếu là phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Các loại chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải xây dựng.
Thu hồi-Tái chế: Các chất thải có thể tái chế có trong chất thải sinh hoạt vẫn được thu gom một cách tự phát từ trước đến nay bởi những người đồng nát, người bới rác (trong thành phố và tại các bãi chôn lấp). Một phần chất thải loại này được thu gom bởi những người công nhân của Công ty Môi trường đô thị.Các chất thải tái chế này sau đó được đưa đến các cơ sở tái chế ở ngoại thành Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. Các nguyên liệu thu hồi chủ yếu là kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, bia catton, vải và túi nilông…
Sản xuất phân compost: Chất thải sinh hoạt với hàm lượng hữu có lớn (45%) thu gom từ các chợ trong thành phố được sử dụng để sản xuất phân compost. Nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn (được nâng cấp từ nhà máy chế biến phân compost xây dựng từ năm 1997) đã chính thức đi vào hoạt động từ quý IV năm 2000. Nhà máy có công suất 50.000 tấn/năm và sản xuất 13.500tấn phân compost có chất lượng tốt bằng công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức của Tây Ban Nha. URENCO Hà Nội là cơ quan quản lý nhà máy này.
Đốt chất thải: Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt áp dụng đối với chất thải y tế nguy hại và chất thải công nghiệp có nhiệt trị cao (theo quy định 155 – TTg/1999 ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý chất thải nguy hại).
Hiện tại, Hà Nội đang quản lý:
Lò đốt chất thải y tế DELMONEGO 200 – Italia: được lắp đặt tại Cầu Diễn, được đưa vào sử dụng từ năm 1999, có công suất 200kg/giờ, công nghệ của Italia. Lò đốt hoạt động tốt và đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
Lò đốt chất thải công nghiệp: Được lắp đặt tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn từ năm 2003, có công suất 150kg/giờ. Cho đến nay, Lò đốt vẫn đang hoạt ổn định và rất có hiệu quả.
Xử lý phân bùn bể phốt: Năm 2001, Hà Nội đã đầu tư xây dựng Trạm xử lý phân bùn bể phốt có công suất 250tấn/ ngày đêm. Tại đây, phân bùn xử lý sơ bộ để tạo lượng đạm cho quá trình ủ chất thải hữu cơ thành phân compost tại nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn.
Các công nghệ xử lý khác: Các công nghiệp xử lý khác như xử lý hoá học/ lý học, chủ yếu được áp dụng đối với chất thải công nghiệp. Nhà máy xử lý áp dụng các công nghệ này cũng được xây dựng tại Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn trong khu đất dành cho xử lý chất thải công nghiệp công suất 50 tấn/ giờ.
1.2. Tổng quan về chương trình 3R trong công tác quản lý
chất thải rắn.
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của 3R
1.2.1.1 Khái niệm:
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce- Reuse-Recycle
Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon…
Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước…
Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác.
Tài nguyên
Sản xuất
Phân phối, sử dụng
Thải
Thu gom, xử lý
Thải vào môi trường
1. Tái sử dụng:
Sử dụng sản phẩm đã dùng rồi
2. Tái chế:
Sản xuất lại nguyên liệu từ những sản phẩm không thể tái sử dụng
3. Giảm thiểu:
Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nâng cao tuổi thọ và chất lượng sản phẩm
Hình 1-2:Vị trí của 3R trong vòng đời sản phẩm
1.2.1.2. Mục tiêu:
Thông qua việc giới thiệu Phân loại rác tại nguồn và các hoạt động 3R, góp phần xây dựng “Xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” tại Hà Nội. “Xã hội tuần hoàn vật chất hợp lý” là một xã hội tái sử dụng nguồn tài nguyên và giảm thiểu các vấn đề suy thoái môi trường.
1.2.2 Các nội dung của 3R.
1.2.2.1 Phân loại tại nguồn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn( Solid Waste Seperation at Source) là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại. Công việc này liên quan trực tiếp đến việc tách riêng (phân loại) một số thành phần chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh trước khi nó được chuyên chở đi. Ví dụ đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thể phân làm ba loại: (1) các phế thải có khả năng tái sử dụng hoặc tái sinh như: giấy, nilon, nhựa, kim loại, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp; (2) các thành phần hữu cơ có thể sử dụng để làm phân compost; và (3) các thành phần còn lại.
Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn rất quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.Trước hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh/ tái chế. Điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác các tài nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý, do đó tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm cả về mặt bằng cho việc chôn lấp chất thải rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần không có khả năng tái chế.
Một ý nghĩa quan trọng khác của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là kích thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt để sản xuất phân compost, nếu việc phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng như tính ổn định của sản phẩm phân compost, qua đó sẽ góp phần mở rộng thị trường phân compost vốn chưa được ưa chuộng hiện nay.
Việc phân loại chất thải rắn, trên thực tế, thường được thực hiện tại 3 công đoạn: tại hộ gia đình và cộng đồng (tại nguồn); trong quá trình thu gom và vận chuyển bởi chính quyền địa phương và tại bãi chôn lấp từ những người nhặt rác. Tuy nhiên phân loại tại nguồn vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất bởi vì chất thải chỉ có thể được phân loại tốt nhất tại thời điểm phát sinh. Mọi thời điểm sau đó, khi đã bị trộn lẫn, hoặc bị phân huỷ theo thời gian, việc phân loại chất thải càng trở nên khó khăn hơn, thậm chí có khi không thể thực hiện được.
1.2.2.2. Giảm thiểu
Giảm thiểu phát sinh chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề cần thiết và phải được ưu tiên trong các hoạt động 3R. Với mức sống ngày càng được nâng cao, xu hướng xã hối tiêu thụ ngày càng phát triển, cần thiết phải thúc đầy giảm lượng chất thải sinh hoạt và tiêu dùng. Giảm thiểu chất thải sinh hoạt thường được thực hiện thông qua các biện pháp khuyến khích thay đổi hành vi, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, hướng tới tiêu dùng bền vững.
Giảm thiểu phát sinh chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu vào áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Trong thực tế các thay đổi không chỉ đơn thuần là thiết bị mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp.Giảm chất thải tại nguồn thông qua quản lý nội vi là một giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.
Giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn được thực hiện bằng việc áp dụng các giải pháp sử dụng tối ưu nguyên liệu, thày đổi công thức sản phẩm, giảm các vật liệu bao bì và đóng gói sản phẩm, thay đổi thói quen trong tiêu dùng.
Một cách tổng quát, các biện pháp giảm thiểu chất thải có thể tổng hợp như sau:
- Sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Thiết kế sản phẩm có tuổi thọ sử dụng cao, dễ tái sử dụng và thành phần nguyên liệu có thể tái chế được.
- Sử dụng các bộ phận, thành phần và nguyên liệu được tái chế, tái sử dụng.
- Giảm thiểu việc sử dụng các thành phần độc hại hoặc thay thế các thành phần độc hại trong sản phẩm.
- Sử dụng nhãn mác sinh thái.
- Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, thực hiện tiêu dùng bền vững.
1.2.2.3. Tái sử dụng
Tái sử dụng bao gồm các nội dung như: Khuyến khích các dịch vụ tái sử dụng sản phẩm (sửa chữa, cho thuê), tăng cường, khuyến khích sản xuất các thành phần sản phẩm có tuổi đời trung bình cao.
Tái sử dụng bao gồm các nội dung sau: Trong tái sử dụng sản phẩm được giữ nguyên về chất liệu kết cấu và hình dáng cũng như chức năng ban đầu và được đưa vào quá trình chuyển hoá (ví dụ như: bao bì đóng gói nhiều lần). Thông lệ thì sản phẩm như vậy không phải là chất thải, do đó trong nghĩa rộng có thể được hiểu là tái sinh, nhưng số lượt của chu trình tái sử dụng bị hạn chế. Ví dụ, chai sử dụng nhiều lần bị vỡ hay bị mất đi tính năng sử dụng đặc trưng. Người ta tính trung bình một chai có thể được tái sử dụng khoảng 20 lượt.
Đôi khi cũng có thể được tiếp tục sử dụng sản phẩm được nếu như sản phẩm với kết cấu chất liệu, hình dáng ban đầu được sử dụng theo một chức năng khác. Ví dụ, lốp xe ôtô là ghế đu hay đài hoa.
Tái sử dụng lại là một dạng của việc là giảm chất thải - mở rộng các nguồn cung cấp nguyên liệu và giảm năng lượng sử dụng và giảm ô nhiễm thậm chí hơn cả tái chế. Hoạt động tái sử dụng chất thải rắn có thể được thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong một số trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này trở thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.
1.2.2.4. Tái chế
Các yếu tố sản xuất đã tác động đến quá trình chuyển hoá vật liệu và năng lượng, do vậy có sự đòi hỏi đến môi trường – nơi cung cấo tài nguyên thiên nhiên. Điều đáng quan tâm là đặc tính tái tạo của vật liệu và nhiên liệu, do vậy cần phân biệt giữa vật liệu, nhiên liệu tái tạo lại được và vật liệu, nhiên liệu không tái tạo lại được.
Trên phương diện kinh tế, ngành kinh doanh có thể gặo một loạt các rắc rối khi quay vòng và tái sản xuất các sản phẩm, có khi tiết kiệm được chi phí, nhưng cũng có khi chi phí lại tăng lên do vậy cần thiết phải tính toán nhu cầu sản xuất và khả năng tiêu thụ các sản phẩm do có tái chế. Tái chế có thể ở dạng tái sinh hoặc tái tạo lại giá trị hoặc tiếp tục tận dụng giá trị.
Tái sinh là một khái niệm thời sự thông quan hình thức sử dụng lại hay tận dụng lại giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng, khái niệm này liên quan đến chất thải của sản xuất và tiêu dùng, những vật mà trước khi được đưa và quá trình tái sinh đã được của của nó coi như những thứ muốn vứt bỏ đi.
Tái sinh là sự kéo dài thêm một khoảng ngắn thời gian lưu của nguyên liệu và năng lượng trong quá trình chuyển hoá. Vì thế, công nghệ có tính đến giảm thiểu và công nghệ có tính đến phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Việc ti._.ếp tục sử dụng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, song tất cả các quá trình cũng chỉ là việc sử dụng lại nhiều lần, do đó vật chất và năng lượng có thể giữ được trong một thời gian có hạn và riêng biệt trong phạm vi của quá trình chuyển hoá kế tiếp nhau và sau đó được đưa và chu trình.
Đã sử dụng
Phế liệu
Sản phẩm mới
Nấu chảy
Sân phâm tiêu dùng
Sản phẩm tiêu dùng
Hình 1-3:Minh hoạ về tái tạo lại giá trị
Tái tạo giá trị: Tái tạo giá trị là quá trình trong đó chất liệu kết cấu ban đầu được tái tạo lại thông qua một quá trình xử lý. Hình thái ban đầu và chủ đích sử dụng ban đầu có thể được tái tạo. Ví dụ sử dụng sắt vụn trong công nghiệp luyện thép...
Tiếp tục tận dụng giá trị: Có thể áp dụng với cả hình thức vật chất và năng lượng. Đặc tính của việc tiếp tục tận dụng giá trị vật chất là sự chuyển hoá vật chất thông qua một quá trình xử lý và làm thay đổi chức năng của sản phẩm mới hình thành. Ví dụ ủ các chất hữu cơ hay sản xuất ván ép từ mùn cưa...
Các hoạt động tái chế có thể bao gồm:
- Tái sử dụng và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng.
- Khuyến khích việc mua bán, sản xuất và sử dụng các sản phẩm và nguyên liệu có thể tái chế được (thị trường tái chế).
- Phát triển các công nghệ tái chế, ngành công nghiệp tái chế .
1.3. Kinh nghiệm thực hiện quản lý, xử lý rác thải theo 3R
1.3.1. Kinh nghiệm áp dụng tại Nhật Bản.
1.3.1.1. Chiến lược 3R của Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản đã ban hành một số luật về tái chế bao gồm:
- Luật khuyến khích phân loại và tái chế vỏ chai, lọ và bao bì 1995,
- Luật tái chế các đồ dùng gia đình 1998,
- Luật Tái chế vật liệu xây dựng 2000,
- Luật Tái chế thực phẩm 2000,
- Luật Tái chế các phương tiện giao thông đã qua sử dụng 2002,
- Luật Mua sắm xanh 2000,
Các giải pháp này cùng với sự tự nguyện của khối doanh nghiệp đã mang lại tỷ lệ tái chế chất thải đạt 16,8% năm 2003, riêng đối với chất thải công nghiệp đạt 49% năm 2003. Hiện nay, sau 10 năm thực hiện, Hội đồng môi trường quốc gia và Hội đồng công nghiệp đã rà soát, đánh giá lại luật này, đề xuất sửa đổi với những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn việc sản xuất bao bì, vỏ chai.
Chính phủ cũng đã ban hành “Kế hoạch hỗ trợ thiết lập một xã hội tái chê” (Support Scheme for Establishing a Sound Material-Cycle Society) năm 2005 với mục đích thúc đẩy các hoạt động 3R thông qua việc thiết lập các cơ sở, thiết bị xử lý và tái chế chất thải (cơ sở thu hồi năng lượng, tái chế vật liệu và chất thải hữu cơ) rộng rãi trên toàn quốc với sự tham gia của chính quyền trung ương và địa phương. Một phần ba kinh phí cho các dự án này được chính phủ cấp, phần còn lại là đóng góp của địa phương. Tuy nhiên đối với những dự án công nghệ cao (như tận thu metan và các khí sinh học với hiệu suất cao), chính phủ trợ cấp đến 50% kinh phí. Trong năm 2005 có 237 thành phố/đô thị lớn nhỏ đã xây dựng xã hội tái chế theo mô hình này.
Về truyền thông, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến khuyến khích sử dụng furoshiki, một loại túi vải, khi mua hàng từ các siêu thị để giảm thiểu chất thải từ các loại túi nhựa bán sẵn. Mùa hè năm 2005, một chương trình quảng bá 3R đã được thực hiện trên cả nước Nhật Bản.
Về hợp tác quốc tế, Chính phủ Nhật Bản đã tổ chức hội thảo về chất thải điện tử tháng 11/2005 tại Tokyo, với sự phối hợp của Ban thư ký Công ước Basel. Hội thảo đã xây dựng chương trình hành động và đưa ra các khuyến nghị về thực hiện các dự án quản lý chất thải điện tử thân thiện với môi trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 11/2005 Mạng lưới châu Á về phòng ngừa vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới đã tổ chức hội thảo lần thứ hai thảo luận về các vấn đề trong lĩnh vực này. Các hội thảo, hội nghị về 3R cũng đã được Chính phủ Nhật Bản tích cực tổ chức với sự tham gia của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ Nhật Bản, thông qua tổ chức JICA cũng đã tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển trong lĩnh vực này.
Những kết quả về 3R ở Nhật Bản có thể kể đến tỷ lệ chất thải chôn lấp giảm từ 85 triệu tấn chất thải công nghiệp và 19 tấn chất thải đô thị xuống còn 40 và 9 tr. tấn và tỷ lệ tái chế tăng. Tỷ lệ tái chế một số loại sản phẩm đã tăng đáng kể, đến năm 2003: điều hoà: 81%, TV: 78%, tủ lạnh: 63%, máy giặt: 65%.
Kết quả này đạt được là nhờ những nỗ lực thực hiện các chính sách, xây dựng các diễn đàn về 3R. Một diễn đàn quan trọng là Diễn đàn thúc đẩy các hoạt động về 3R với sự tham gia của chính quyền địa phương, các công ty tư nhân, công nghiệp, viện nghiên cứu và các tổ chức chính phủ/phi chính phủ được thành lập tháng 1/2006. Diễn đàn này đã tổ chức hội thảo “Zero-Waste Partnership Conference” (tạm dịch “Hợp tác về Không chất thải”) với mục tiêu xây dựng xã hội không-chất-thải.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, việc giảm khối lượng chất thải phát sinh đang bị chậm lại. Vấn đề nữa là mặc dù việc chôn lấp chất thải bất hợp pháp (illegal dumping) và khối lượng chôn lấp có giảm song vẫn còn tồn tại. Chính phủ đã có một số biện pháp như tăng phí xử lý chất thải và chỉnh sửa lại Luật quản lý chất thải và vệ sinh công cộng để tăng mức phạt đối với hành động chôn lấp bất hợp pháp.
Về xuất nhập khẩu chất thải, Nhật Bản xuất khẩu các phế liệu kim loại (thép, đồng và nhôm), giấy, và nhựa với 90% sang Trung Quốc và Hồng Kông. Nhập khẩu các loại chất thải tái chế vào Nhật đã giảm xuống còn 60% so với 1990 với các chất nhập chủ yếu là dầu thực vật, xỉ lò cao và thép phế liệu. Cũng giống như các nước phát triển khác, việc phân biệt chất thải có thể tái chế nguy hại hay không ở các nước nhập khẩu thường không rõ ràng và gây cản trở. Mặt khác, các loại hàng cũ điện tử (second-hand) đôi khi cũngbị coi là chất thải và bị trả lại Nhật Bản.
Việc nhập xuất khẩu chất thải có thể tái chế như là phế liệu đôi khi có hiệu quả kinh tế cao, có lợi ích cho cả hai bên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp lợi dụng chủ trương này để xuất khẩu và vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới. Để tránh tình trạng này Nhật Bản thường xuyên cung cấp thông tin đến các đối tác thông qua Mạng lưới châu Á về phòng ngừa vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới.
1.3.1.2. Các hoạt động cụ thể tại một số thành phố của Nhật Bản.
a. Kinh nghiệm về phân loại rác tại nguồn
Hệ thống phân loại tại nguồn rác thải rắn tại các thành phố của Nhật Bản
Hệ thống thu gom rồi phân loại rác tại nguồn rác thải rắn tại các thành phố ở Nhật Bản về cơ bản được chia làm 3 loại:
Thu gom theo nhóm
Thu gom tại các điểm
Thu gom ven đường
Bảng 1-4: Các hình thức thu gom rác thải
Hệ thống thu gom
phân loại rác
Tổ chức đảm nhiệm
Tần suất thu gom
Thu gom theo nhóm
Cộng đồng với sự hỗ trợ của chính quyền (kinh phí,v.v..)
Mỗi tháng 1 lần
Thu gom theo điểm
Cửa hàng bán lẻ và chính quyền
Bất cứ thời gian nào
Thu gom ven đường
Chính quyền
Mỗi tuần 1 lần
Nguồn: URENCO Hà Nội
Những thành phần của Hệ thống thu gom rác ven đường.
Các thành phần cần nói đến của hệ thống này bao gồm:
Thùng đựng rác: Các thành phố của Nhật Bản khi triển khai hoạt động cơ bản đầu tiên của 3R là phân loại rác tại nguồn họ đã sử dụng những thùng đựng rác khác nhau với ưu và nhược điểm khác nhau và ở mỗi một nơi trên địa bàn thành phố lại thích hợp để sử dụng các loại thùng đựng rác đó.
Bảng 1-5: Lựa chọn đối với từng hệ thống thu gom rác
Loại thùng đựng rác
Ưu điểm
Nhược điểm
Loại thùng hoặc túi đựng rác bất kỳ (túi nhựa hoặc thùng đựng rác)
Chính quyền không phải đầu tư bất kỳ loại thung hoặc túi đựng rác nào.
Rất khó kiểm tra tình trạng phân loại rác tại thời điểm thu gom nếu như rác đựng trong túi nhựa màu.
Cần phải xé và loại bỏ túi nếu muốn lấy rác ra tái chế.
Loại thùng hoặc túi theo quy định (túi trong suốt hoặc bán trong suốt)
Dễ kiểm tra tình trạng phân loại rác vào thời điểm thu gom hơn. Tạo thuận lợi cho việc phân loại rác.
Dễ dàng hơn cho người dân phân loại rác thải và rác tái chế.
Chính quyền cần phải đầu tư mua thùng đựng hoặc túi nhựa theo đúng yêu cầu.
Thùng đựng rác hữu cơ có khả năng tách nước khỏi rác (chỉ sử dụng để lọc rác thải hữu cơ)
Người dân có thể giữ rác thải hữu cơ tại nhà vì nước tách khỏi rác thải hữu cơ nên rác sẽ khó phân huỷ.
Rác hữu cơ rất dễ lên men.
Người dân sẽ thi thoảng phải rửa sạch thùng rác.
Dùng giấy báo hoặc túi giấy đã qua sử dụng (chỉ để đựng rác hữu cơ)
Không cần phải tách túi giấy khỏi rác tại nhà máy xử lý.
Có thể túi giấy không kịp phân huỷ mặc dù đã qua quy trình xử lý.
Rất khó kiểm tra tình trạng phân loại rác vào thời điểm thu gom.
Người dân trực tiếp mang rác đến thùng đựng tại các địa điểm quy định.
Không cần phải mua túi hay thùng đựng rác.
Cần phải chuẩn bị và bảo vệ các túi và thùng đựng rác tại các địa điểm quy định.
Nguồn: URENCO Hà Nội
Địa điểm để rác
Bảng 1-6: Lựa chọn địa điểm thu gom rác
Địa điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Thu gom tại một địa điểm quy định (cứ khoảng từ 10 đến 20 gia đình thì lại có một điểm thu gom)
Việc thu gom tại một điểm quy định sẽ hiệu quả hơn việc thu gom tại cửa từng hộ gia đình.
Trách nhiệm của người xả rác không được xác định rõ ràng.
Người dân phải chấp nhận mang rác đến địa điểm quy định.
Thu gom tại cửa từng hộ gia đình
Trách nhiệm của người xả rác được xác định rõ ràng.
Người dân thuận lợi trong việc mang rác đi đổ.
Hiệu quả thu gom kém hơn so với cách thức thu gom rác tại những địa điểm quy định.
Nguồn: URENCO Hà Nội
Tần suất thu gom
Rác tái chế: Mỗi tuần một lần.
Rác hữu cơ: Hai đến ba lần một tuần.
Rác có thể đốt: Hai đến ba lần một tuần.
Rác không thể đốt: Một tuần một lần.
Tại Nhật Bản, việc thu gom các loại rác khác nhau được tiến hành vào các ngày khác nhau, việc này giúp người dân nhận ra sự khác biệt giữa rác thông thường và rác tái chế - đó chính là mục đích cốt lõi của hệ thống phân loại rác thải ngay từ nguồn.
Một số công cụ dùng để giúp người dân phân loại rác thải
Những bảng thông báo tại điểm thu gom rác.
Thông thường, rác được mang đến các điểm thu gom quy định, cứ khoảng 10-20 hộ gia đình thì lại có một điểm thu gom như vậy. Lịch thu gom sẽ quy định mỗi ngày thu gom một loại rác nhất định. Nếu người dân mang loại rác khác đến vào ngày đó thì sẽ không được chấp nhận.Chính quyền thành phố cần thông báo cho người dân để họ biết mà làm theo quy định về lịch thu gom rác.
Không chấp nhận thu gom rác thải/ rác tái chế không đúng lịch.
Rất nhiều chính quyền thành phố tại Nhật Bản không chấp nhận thu gom rác thải/ rác tái chế mang đến điểm thu gom không đúng lịch. Trong tình huống như vậy người thu gom sẽ không mang số rác đó đi mà sẽ dán một miếng dính cảnh cáo lên túi đựng số rác đó.
Hướng dẫn người dân phân loại rác đúng cách.
Nhân viên chính quyền thành phố sẽ đi trên một chiếc xe đặc biệt đến gặp người người dân thường xuyên vi phạm lịch thu gom rác để nhắc nhở và giúp đỡ họ phân loại và đổ rác theo quy định.
b. Tái chế:
Công tác giảm, tái chế và quản lý rác thải tại Nhật là vấn đề được ưu tiên hàng đầu nhằm duy trì và phát triển bền vững trong thế kỷ hai mươi. Yêu cầu cấp thiết ở đây là tạo dựng một hệ thống kinh tế mới cân bằng giữa lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế.
“Hội đồng Cấu trúc Công nghiệp” của Chính phủ Nhật Bản trong năm 1999 đã đưa ra đề xuất có tiêu đề “Hướng tới một Hệ thống Kinh tế dựa trên Tái Chế”. Quan điểm chủ đạo trong đề xuất này là triển khai các chủ trương của 3R, đó là thực hiện giảm, tái chế và tái sử dụng rác thải, trong đó tái chế rác thải là trọng tâm của dự án.
Trong khi triển khai 3R tại Tokyo từ 1989 đến 2000, Chính quyền Thủ đô đã thực những nỗ lực sau:
Thực hiện chiến dịch giảm lượng thải
Phê duyệt gỗ thải từ vật liệu xây dựng
Xây dựng “Kế hoạch Hành động về Giảm lượng Thải”
Phổ biến túi rác bán trong suốt
Phát hành Sách trắng về chất thải tại Tokyo
Xây dựng “ Quy tắc Thu gom Tokyo năm 1996”
Thực hiện chiến dịch Túi rác của Tôi
Triển khai dự án Mô hình về phục hồi nguồn (Tokyo Rule I)
Xây dựng kế hoạch xử lý chất thải nội địa
“Trách nhiệm cá nhân thu gom” đối với chất thải từ hoạt động kinh doanh
Xây dựng kế hoạch khẩn nhằm mở rộng phạm vi sử dụng giấy cũ
Uỷ ban báo cáo về tình hình quản trị mới đối với quản lý chất thải công nghiệp
Hướng dẫn thăm quan (đối với chất thải cho phép)
Những hoạt động trong tương lai
Chính quyền trung ương và địa phương, các cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng đã cùng nhau bắt đầu bằng nhiều cách giúp xây dựng và tạo bước thành công cho hệ thống tái chế. Nhận thấy sự cần thiết cho các hoạt động trong tương lai, chính phủ Nhật Bản đang cho ra một khái niệm về 3R, bằng các phương pháp hữu hiệu, đảm bảo được những tác động thực tế và sự hợp tác trên thế giới để tiếp cận với các vấn đề 3R.
c. Giáo dục môi trường.
Quan hệ Công chúng và Giáo dục Môi trường về 3R tại Tokyo
Trong khi triển khai 3R tại Tokyo từ 1989 đến 2000, Chính quyền Thủ đô đã thực những nỗ lực sau
Thực hiện chiến dịch giảm lượng thải
Phê duyệt gỗ thải từ vật liệu xây dựng.
Xây dựng “Kế hoạch Hành động về Giảm lượng Thải”
Phổ biến túi rác bán trong suốt
Phát hành Sách trắng về chất thải tại Tokyo
Xây dựng “ Quy tắc Thu gom Tokyo năm 1996”
Thực hiện chiến dịch Túi rác của Tôi
Triển khai dự án Mô hình về phục hồi nguồn (Tokyo Rule I)
Xây dựng kế hoạch xử lý chất thải nội địa
“Trách nhiệm cá nhân thu gom” đối với chất thải từ hoạt động kinh doanh
Xây dựng kế hoạch khẩn nhằm mở rộng phạm vi sử dụng giấy cũ
Uỷ ban báo cáo về tình hình quản trị mới đối với quản lý chất thải công nghiệp
Hướng dẫn thăm quan (đối với chất thải cho phép)
Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu về Sáng kiến 3R và vì vậy việc thực hiện 3R ở Nhật Bản đã có nhiều thành công, trên đây là những hoạt động cụ thể nhất mà tôi đề cập đến để đưa ra những bài học đối với Việt Nam.
1.3.2. Kinh nghiệm áp dụng tại Thái Lan.
1.3.2.1. Chiến lược 3R tại Thái Lan.
Thái Lan đã xây dựng Kế hoạch quản lý chất thải tổng hợp với các nội dung khuyến khích phân loại và giảm thiểu chất thải tại nguồn, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ và sử dụng năng lượng tái tạo. Tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất cũng được áp dụng đặc biệt đối với ắc quy và điện thoại di động thông qua cơ chế thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng (take-back program).Chương trình này đã nâng tỉ lệ tái chế ắc quy lên tới 85%.
Các hoạt động 3R được phân cấp và thúc đẩy thực hiện ở cấp cộng đồng. Ở Thái Lan hiện tại có khoảng 200 cộng đồng (làng, xã) thực hiện các chương trình tái chế chất thải với kết quả giảm thiểu 30-50 %chất thải trước khi tiêu huỷ.
Một chương trình trao đổi chất thải công nghiệp đang được thực hiện nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế. Theo đó các công ty sẽ kê khai số lượng, chủng loại chất thải của mình, nhập vào cơ sở dữ liệu chung (được thiết lập và duy trì bởi Bộ công nghiệp và Viện Môi trường Thái Lan), qua đó tạo điều kiện để trao đổi chất thải.Tính đến năm 2005, đã có 450 cơ sở công nghiệp đăng ký và cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu này.
Thái Lan cũng đang thực hiện các chương trình mua sắm xanh. Chính phủ, ngành công nghiệp và các tổ chức phi chính phủ hiện đang thúc đẩy hệ thống cung cấp xanh (green supply chain) trên thị trường thông qua việc trao đổi thông tin về các sản phẩm doanh nghiệp và tiêu chí xanh. Hiện tại các tiêu chí về chương trình mua sắm xanh của Chính phủ đang được xây dựng để đưa ra hướng dẫn về việc mua sắm sản phẩm và dịch vụ xanh như giấy, mực in, bóng đèn neon, dịch vụ vệ sinh và khách sạn.
1.3.2.2. Thực hiện thí điểm 3R tại thành phố Hat Yai.
Chính quyền Hạt Hat Yai là chính quyền địa phương của Thành phố Hat Yai, thuộc tỉnh Songkhla, nằm ở cực Nam Thái Lan và chính quyền hành chính hiện nay do thị trưởng, người được bầu cử trực tiếp, đứng đầu.
Trong khoảng thời gian của Dự án nghiên cứu chung Thái – Nhật (2003-2006), có tất cả 30 cộng đồng, trong đó Klangna là nơi được lựa chọn để thực hiện thí điểm tại Hat Yai.
a. Sơ lược về phân loại rác thải tại Hat Yai
Năm 1998, Giáo sư Yoshifumi Fujii của trường đại học Bunkyo đã đến thăm Hat Yai. Được chứng kiến cảnh rác thải bị chôn lấp không hợp lý và ông cũng đã được học về tái chế với 3 nguồn phân loại: (1) Phân loại tại nguồn các loại rác (2) Phân loại bởi những người công nhân của thành phố - những người thu gom rác và (3) Phân loại bởi những người nhặt rác tại bãi chôn lấp.
Giáo sư Fujii đã có ý tưởng giới thiệu hệ thống quản lý rác thải cho Hat Yai, đó là sự ra đời của dự án nghiên cứu được phối hợp giữa trường đại học Bunkyo, Tổ chức phi chính phủ Nhật Bản, trường đại học hoàng gia Songkla và Hội đồng thí điểm, được tài trợ bởi JICA.
b. Mục tiêu của dự án nghiên cứu
Tìm kiếm phương pháp phân rác tại nguồn cho mục đích tái chế phù hợp thực tế của địa phương.
Giảm lượng rác thải thải ra.
c. Vùng mục tiêu
Hat Yai – cộng đồng Klangna
Kohong – thành phố Palm
Kuanlung – Kuuansanti
Vùng mục tiêu của mỗi cộng đồng được lựa chọn sao cho có khoảng 200-300 hộ gia đình để tạo điều kiện tốt cho việc đánh giá.
d. Dự án thí điểm:
Tháng 3 năm 2005, hoàn thành nhà máy phân vi sinh và nhà máy phân loại rác tái chế tại một nơi chôn lấp vệ sinh của Hat Yai. Sau đó là hàng chuỗi các chiến dịch giáo dục và khuyến khích về phân rác tại nguồn cho người dân, ví dụ như:
Họp hướng dẫn.
“Tiếp cận tới từng hộ gia đính” để giải thích về quy trình phân loại rác và thực hiện chiến dịch phân phát tài liệu minh họa đơn giản cho họ.
Các thiết bị phân loại rác sẽ được cung cấp tới những người dân mục tiêu, như là: một bộ xô rác chứa rác hữu cơ và một bộ túi nylon để đựng rác tái chế cho từng hộ gia đình.
Xe lưu động khuyến khích dân phân loại rác.
Thu gom rác đã được phân loại
Rác hữu cơ đã được phân loại từ các hộ gia đình sẽ được mang tới đổ vào các thùng thu gom tại những nơi nhất định. Xe ô tô thu gom sẽ thu gom rác hữu cơ này hàng ngày và chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ.
Với loại rác tái chế, người dân sẽ hoặc có thể bán trực tiếp cho đồng nát rồi giữ lại tiền cho riêng mình, hoặc có thể để chúng trong các tui nylon và đặt trước cửa nhà mình để nhóm thu gom của thành phố sẽ đến lấy đi rồi chuyển tới nhà máy phân loại. Nhóm thu gom sẽ đặt một cái túi nylon khác thay thế vào cái túi đã lấy đi.
Tháng 1 năm 2006, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không có nhiều rác được phân loại vì có sự hạn chế về xe thu gom tại hai điểm thu gom khác là Kohong và Kuanlung. Do vậy đã có sự sắp xếp lại hệ thống thu gom bằng việc ký kết hợp đồng với đơn vị tư nhân để họ đảm nhận thu gom rác hữu cơ và rác tái chế, còn các loại rác khác thì vẫn được mỗi thành phố thu gom như thường lệ. Bên cạnh đó, thùng rác hữu cơ và thùng rác tái chế cũng được đặt cạnh nhau tại những nơi công cộng mà người dân có thể dễ dàng đem rác tái chế của mình ra đó mỗi ngày thay vì thu gom một tuần một lần.
Xe thu gom của đơn vị tư nhân sẽ nổi nhạc nhắc nhở người dân đổ rác mỗi khi chúng đi qua khu dân cư và nó cũng giới thiệu về phân loại rác tời những người dân trong cộng đồng. Điều này làm nâng cao ý thức của người dân về phân loại rác và sự hợp tác của họ cũng được nâng lên. Xe thu gom của đơn vị tư nhân làm việc từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2006 (đến cuối dự án).
Đầu tháng 10 năm 2005, nhóm nghiên cứu đã khuyến khích việc phân rác tại nguồn đối với các đơn vị cơ sở khác như là các cửa hàng, khách sạn và họ đã mời đại diện của những đơn vị này tham gia vào nhóm vận động dự án. Ủy ban của nhóm này bao gồm có thành viên của nhóm nghiên cứu, nhóm làm việc được thành lập từ 3 thành phố thí điểm, các đại diện của cộng đồng và các đơn vị tư nhân. Ủy ban này thường xuyên họp định kỳ để xem xét hướng phát triển cho dự án thí điểm.
e. Kết quả của việc thực hiện dự án thí điểm
Từ việc giám sát và điều tra ý kiến của người dân, thấy kết quả như sau: 79.6% người dân ở Klangna biết về các hoạt động phân loại rác của dự án; 90.8% có thể phân rác đúng và 98.9% người dân có thể phân đúng rác hữu cơ.
Tuy nhiên người dân hợp tác trong việc phân loại rác hữu cơ nhiều hơn là hợp tác trong phân loại rác tái chế. Và cũng đã có nhiều rác hữu cơ được bỏ trực tiếp vào thùng rác công cộng mà không hề có sự phân loại trước đó.
f. Vấn đề và trở ngại:
Một số ngôi nhà ở Klangna là nhà cho thuê. Rất là khó để liên lạc hay tuyên truyền những thông tin về phân loại rác cho người dân ở đó. Do vậy, sự hợp tác nhận được là rất ít.
Klangna là một vùng đất mở, không hề có đường ráp danh nên bất cứ ai cũng có thể đến và đi một cách tự do, điều đó có nghĩa là không thể kiểm soát luôn luôn những người khách lạ đó đến và vứt rác đúng vào thùng rác công cộng được.
Là một khu dân cư thành thị, người dân ở đó cũng đến thì nhiều vùng miền khác nhau. Họ chỉ tạm thời sống hoặc học tập ở đây. Những người này không có ý thức là họ thuộc về nơi này và không hề có những người đứng đầu, dù là chính thức hay không chính thức, những người mà có quyền lực và ảnh hưởng để thúc đẩy việc hợp tác phân loại rác. Một chiến dịch liên tục về vấn đề này cũng rất cần thiết để đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Ủy ban cộng đồng dân cư đã không thể đóng vai trò nhiều về phân loại rác như mong đợi.
Năm 2004 đã có sự chấm dứt của ủy ban cộng đồng trước đó và đã có một cuộc bầu chọn được tiến hành mà ở đó người thắng cử sẽ thành lập một nhóm mới, nhóm này bao gồm những người không am hiểu về dự án và cũng đóng vai trò ít hơn trong cộng đồng về phân loại rác.
g. Những thất bại:
Có giả thuyết cho rằng việc giới thiệu nhà máy phân loại rác thải trong quá trình phân loại rác của dự án mà lẽ ra sẽ được chấp nhận và sẽ thành công trong việc quản lý rác hợp vệ sinh thì lại không được người dân chấp nhận trong thực tế vì họ có xu hướng là bán những rác tái chế trực tiếp cho đồng nát để gom tiền cho riêng mình hơn là phân loại rồi giao nó cho dự án.
Trong khoảng thời gian cuối khi thực hiện dự án, sau khi phân phát thêm thùng chứa rác tái chế cho người dân để phân loại rác, có thể nhận thấy rằng chính điều này đã khiến nhiều người nhặt rác đến “thăm” thùng rác hơn và họ đã bới nhặt rác tái chế trong đó. Khu dân cư vì thế mà cũng trở nên bừa bãi hơn và mất vệ sinh hơn những gì trước đó.
Phân loại rác tại nguồn đã không cải thiện được tính vệ sinh trong khu dân cư nếu như việc quản lý rác thải không đầy đủ và không thích hợp như được thấy trong dự án. Hơn 90% người dân trong dự án có thể phân rác đúng nhưng khu dân cư thì lại không gọn gàng và sạch sẽ hơn những gì mà nó vẫn thường thế. Thùng rác thì được đặt rải rác khắp mọi nơi nhưng vẫn còn hiện tượng xả rác bừa bãi.
h. Và thành công:
Cán bộ của thành phố đã có thể hiểu được khái niệm và những vấn đề chính về quản lý rác thải.
Dự án thí điểm đã chứng minh rằng người dân có thể phân loại rác ngay tại nguồn. Điều đó trái ngược với những nếp nghĩ cũ cho rằng người dân sẽ không hợp tác vì việc phân loại rác dường như rất tẻ nhạt, rắc rối và việc thay đổi hành vi của người dân là một việc làm hết sức khó khăn.
Quy trình đem rác đã được phân loại để tái sử dụng được hiện thực hóa, đặc biệt là việc sản xuất ra phân hữu cơ.
Nơi thí điểm đầu tiên,cộng đồng dân cư Klangna, là nơi đầu tiên để người dân từ các nơi khác đến chứng kiến và học tập phân loại rác và nó đem lại lợi ích như thế nào trong việc tái sử dụng.
Nhà máy sản xuất phân hữu cơ và phân loại rác là nơi để người dân và thanh niên đến học tập và nghiên cứu về phân loại rác cho mụch đích tái sử dụng.
Người nông dân là những người được hưởng lợi tức thì từ việc sử dụng phân vi sinh và rác hữu cơ.
Có nhiều cơ quan tổ chức được thành lập nhằm hợp tác và hỗ trợ thực hiện và mở rộng các hoạt động phân rác tại nguồn tại những vùng mở rộng khác trong thành phố Hat Yai.
i. Các hoạt động hiện tại:
Nhóm vận động dự án vẫn còn họat động và có cuộc gặp định kỳ với ngài phó thị trưởng thành phố, người đóng vai trò là chủ tịch của nhóm. Thành viên của nhóm này cũng rất sẵn lòng hợp tác cho sự tồn tại bền vững của các hoạt động phân rác tại nguồn.
Thành phố Hat Yai gần đây cũng đã mở rộng các hoạt động phân loại rác tới nhiều địa điểm hơn.
Thành phố Hat Yai rất chủ động trong việc giáo dục và đào tạo việc phân loại rác tới thành viên trong cộng đồng, các tình nguyện viên y tế công cộng, trẻ em các trường học. Chính quyền thành phố cũng sắp xếp những chuyến du lịch về phân loại rác thải cho cộng đồng, ví dụ như tham quan nhà máy phân vi sinh, nhà máy phân loại rác thải, để họ có thể nhìn thấy những sản phẩm làm từ rác đã phân loại.
Triển lãm về dự án phân loại rác thải, khuyến khích sử dụng phân vi sinh và các sản phẩm phân vi sinh cũng được phát tới dân chúng để họ thử dùng.
k. Kế hoạch tương lai:
Thực hiện quản lý chất lượng và đánh giá các sản phẩm phân vi sinh để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của Sở Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Thái Lan.
Tổ chức marketing về sản phâm phân vi sinh tới người nông dân.
Tiếp tục kéo dài các hoạt động phân loại rác thải tới các cộng đồng dân cư khác để tận dụng công suất tối đa của nhà máy sản xuất phân vi sinh với năng suất 1.5 tấn/ ngày (hiện nay, năng suất nhà máy này mới chỉ đạt 0.6-0.7 tấn/ngày).
Xây dựng vườn cây dùng các sản phẩm phân vi sinh để quảng bá.
1.3.3. Bài học cho Việt Nam
Nhìn chung trên thế giới việc áp dụng các giải pháp chính sách và kỹ thuật nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải đã được áp dụng rộng rãi. Đối với các nước phát triển, 3R đã được áp dụng một cách có hệ thống, có định hướng của nhà nước. Đối với các nước đang phát triển, mặc dù đi sau song họ cũng đã có những bước tiến quan trọng và thiết thực trong công tác 3R. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của hai nước Nhật Bản - một nước phát triển đi đầu về sáng kiến 3R và Thái Lan - một nước đang phát triển có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam, ta có thể thấy những vấn đề sau.
1.3.3.1. Bài học 1: Xây dựng và áp dụng hệ thống chính sách. luật pháp đồng bộ về quản lý chất thải và 3R.
Trên thực tế cho thấy hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều rất coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về 3R. Nhật Bản đã ban hành một số luật về tái chế bao gồm cả Luật khuyến khích phân loại và tái chế vỏ chai và bao bì. Ở hầu hết các nước phát triển và một số nước đang phát triển, bộ luật về bảo vệ môi trường đều có các luật về quản lý chất thải, tái chế các loại chất thải riêng biệt và cụ thể, điển hình như ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chúng ta thấy ở Nhật Bản, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, khuyến khích thúc đẩy, đồng thời giám sát việc thực hiện 3R đối với chất thải của các doanh nghiệp cũng như cộng đồng dân cư. Vai trò của nhà nước hầu hết được thể hiện thông qua các hoạt động của các cơ quan quản lý về môi trường như Cục bảo vệ Môi trường, Bộ Môi trường, v.v… Thông qua các văn bản chính sách, pháp luật, nhà nước thể hiện vai trò điều chỉnh, định hướng, quản lý, giám sát hoạt động 3R nhằm đạt mục tiêu cao nhất.
Nước ta đã có một số văn bản nhất định về quản lý chất thải như Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, các qui định về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, song chưa có các văn bản về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Cần thiết phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất thải trong thời gian tới.
1.3.3.2. Bài học 2: Tthúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức cộng động về 3R một cách thiết thực, có hiệu quả.
Ngay cả ở những nước phát triển như Nhật Bản, Pháp, Canada nơi có mức sống cao và người dân thường có ý thức bảo vệ môi trường, hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng cũng rất được coi trọng. Canada hàng năm có tổ chức tuần lễ về 3R, Nhật Bản và Pháp đều có những phong trào phát động thực hiện 3R trên cả nước. Những hoạt động này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song nội dung chính cũng là cung cấp cho người dân những kiến thức về chất thải và giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. Từ đó nhận thức về giá trị của chất thải của người dân được nâng cao dẫn đến những thay đổi hành vi trong đời sống hàng ngày.
Một hình thức nâng cao nhận thức cộng đồng cũng rất quan trọng là đưa các hoạt động 3R và bảo vệ môi trường vào trường học, từ đó giáo dục cho các thế hệ kế tiếp ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
Chúng ta đã từng nghe nói tới khái niệm tiêu dùng bền vững và khái niệm này khá phổ biến ở các nước phát triển. Nội dung chính của hoạt động này là khuyến khích người dân tiêu dùng một cách có trách nhiệm với thế hệ mai sau, thực hiện lối sống thân thiện với môi trường. Đây cũng là một nội dung giúp việc thực hiện 3R một cách có hiệu quả. Ở nước ta, mức sống còn thấp, mức tiêu thụ của xã hội còn chưa cao, nên vấn đề này chưa được ưu tiên, song trong một tương lai không xa, tiêu dùng bền vững cũng cần phải được thúc đẩy áp dụng trong xã hội.
1.3.3.3. Bài học 3: Thực hiện cơ chế tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất
Trên thực tế, chính sách này đã được quy định tại Điều 67 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Chính phủ cần sớm ban hành Quyết định thực hiện chính sách thu hồi và xử lý sản phẩm sau khi sử dụng. Đây là một cơ chế quan trọng trong lĩnh vực 3R mà hầu như nước nào cũng đã áp dụng.
1.3.3.4. Bài học 4: Khuyến khích và tạo sự tham gia rộng rãi của cộng đồng, của các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý chất thải.
Nhà nước ta đang chủ trương xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. 3R là một trong những sáng kiến mà để thực hiện thành công thì cần nhất là sự đồng tình tham gia của cộng đồng - của chính những người dân trực tiếp tham gia phân loại rác tại nguồn, của các cơ quan doanh nghiệp với trách nhiệm của họ. Vì thế việc cộng đồng dân cư, doanh nghiệp tích cự tham gia cùng với phương pháp quản lý tốt của chính quyền địa phương sẽ tạo cho việc thực hiện các hoạt động 3R trở nên đơn giản hơn, đảm bảo môi trường sạch đẹp hơn đồng thời cũng mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn. Một kinh nghiệm mà chúng ta thấy khi thực hiện thí điểm phân loại rác tại thành phố Hat Yai đó là người dân hoàn toàn có thể phân loại rác nhưng do công tác quản lý không tốt việc cải thiện môi trường sống ở đây là không đáng kể. Và từ kinh nghiệm này chúng ta nên có những hướng đi thích hợp cho mình.
1.3.3.5. Bài học 5: Xây dựng các quỹ và cơ chế tài chính cho các hoạt động thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
Việc thành lập các ._. cũng đang học hỏi nước bạn tổ chức phong trào Mottainai – phong trào tiết kiệm chống lãng phí. Hiện nay chúng ta đang soạn thảo cuốn sách “Mottainai tại Hà Nội” là bộ sưu tập các kinh nghiệm của người dân Hà Nội về việc “Làm thế nào để tránh lãng phí” với mục đích giúp người dân có ý thức hơn trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên “rác”.Chúng ta cần thu thập thêm thông tin và hoàn thiện hơn cuốn sách này. Một hoạt động nữa của phong trào Mottainai là tổ chức ngày hội Mottainai - tại đây các hộ gia đình có thể mang những sản phẩm cũ của mình vẫn còn sử dụng được để trao đổi với nhau. Sau ngày hội những vật phẩm còn lại sẽ được mang đi quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là hoạt động thể hiện tinh thần tiết kiệm cao và mang lại lợi ích cho chính những người tham gia. Nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên thì đây sẽ là “sân chơi” để trao đổi đồ cũ và thực hành tinh thần tiết kiệm Mottainai. Như vậy Chính phủ cũng như các bộ ngành liên quan và các cấp chính quyền nên ủng hộ và tạo điều kiện để “sân chơi” lành mạnh này được diễn ra thường xuyên và được nhân rộng. Ngoài ra như chúng ta đã biết hoạt động tái chế rất phổ biến tại Việt Nam, ngay tại thủ đô Hà Nội cũng có rất nhiều các cơ sở tái chế, mạng lưới những người thu gom phế liệu rộng khắp. Mặt khác, vẫn còn rất nhiều người dân chưa hiểu rõ những thứ nào có thể tái chế và không biết tận dụng những đồ tái chế, vì vậy chúng ta có thể tổ chức một ngày hội tái chế, ngày hội này sẽ rất có ý nghĩa đối với cộng đồng. Việc tổ chức cũng diễn ra không quá khó khăn, ví dụ như trước ngày tổ chức, UBND hoặc là các trường học (trong trường hợp được tổ chức tại các trường học) sẽ thông báo đến tất cả người dân (học sinh) về thời gian địa điểm diễn ra và chỉ dẫn cho họ những thứ có thể mang đến ngày hội như nhựa cứng, kim loại, bìa carton, lon bia, vỏ chai… Dưới sự hướng dẫn của đơn vị tổ chức những đồ tái chế một lần nữa được phân loại lại và những cơ sở tái chế có thể mua được nguyên liệu đầu vào ở đây.
Hiện nay chương trình giáo dục 3R tại trường học đã được thực hiện thí điểm tại 3 trường tiểu học thuộc phường Nguyễn Du và Phan Chu Trinh (trường tiểu học Tây Sơn, Lý Tự Trọng và Võ Thị Sáu) với giáo án đã được bộ GDĐT phê duyệt và mang lại kết quả tốt. Các em học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, có cơ hội hiểu biết về 3R - một hoạt động mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế xã hội giúp các em có ý thức tham gia ngay tại nhà mình bằng cách cùng với thành viên trong gia đình thực hiện PLRTN. Chúng ta cần nhân rộng chương trình giáo dục này đến tất cả các trường tiểu học trên toàn thành phố để mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác giáo dục môi trường cho trẻ em.
Tất cả những đề xuất về giáo dục môi trường mà cụ thể là chương trình 3R trên đây nếu được thực hiện có hiệu quả thì trong tương lai không xa Sáng kiến 3R sẽ được thực hiện thành công tại Hà Nội và sẽ có khả năng nhân rộng ra các tỉnh thành khác.
3.1.2.Giải pháp tuyên truyền
Sáng kiến 3R còn khá mới mẻ với người dân trên địa bàn thành phố vì vậy công tác tuyên truyền cung cấp thông tin đến từng người dân là vô cùng quan trọng. Mục đích cụ thể của hoạt động tuyên truyền là : Tăng cường nhận biết của người dân về Sáng kiến 3R; truyền đạt chính xác thông tin về 3R đến với người dân, thúc đẩy các bên liên quan tham gia tích cực vào hoạt động 3R tại Hà Nội. Hiện nay dự án 3R – HN cũng đang được triển khai và một trong những hoạt động của dự án là tuyên truyền thông tin về 3R thông qua panô, áp phích, băng rôn, tờ rơi, áo phông 3R, túi eco –bag, đề can, tờ tin, các thông cáo báo chí, các mục quảng cáo trên truyền hình (HTV, VTV), bài hát 3R…Các hoạt động này cũng đã phần nào giúp người dân thủ đô có được thông tin về 3R. Như vậy, có thể thấy công tác tuyên truyền mang lại hiệu quả cao vì vậy cần phải thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện các hoạt động trên đây, tăng tần suất về những thông tin 3R trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với UBND các quận, phường, các hội, các tổ chức dân cư để tuyên truyền đến từng người dân, sử dụng tối đa lợi ích của hệ thống thông tin phường. Ngoài ra chúng ta có thể thúc đẩy việc tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh 3R vừa tạo hứng thú cho những người tham gia, vừa tuyên truyền đến tận những người dân. Liên tục tham gia các trưng bày các sản phẩm 3R tại các hội chợ, triển lãm như chúng ta đã thực hiện tại Lễ hội Hội An hay triển lãm AgroViet 2007. Các gian hàng trưng bày các sản phẩm 3R tại đây thu hút rất nhiều khách tham quan, gian hàng sản phẩm Phân hữu cơ sinh học được sản xuất tại nhà máy chế biến phế thải Cầu Diễn trong triển lãm AgroViet 2007 thu hút rất nhiều khách tham quan, đó là cơ hội tốt để mở rộng thị trường phân hữu cơ. Tích cực tổ chức các hoạt động tại cộng đồng giúp người dân tiếp cận dễ dàng với các thông tin về 3R. Ví dụ như có thể tổ chức các buổi hội thảo tại tổ dân phố thu hút mọi người tham gia và đưa ý kiến để việc thực hiện các hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy có thể thấy công tác tuyên truyền là rất quan trọng để thông tin đến được với mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền trên đây sẽ trợ giúp rất nhiều cho việc thực hiện thành công chương trình 3R tại thủ đô Hà Nội.
3.2. Nhóm giải pháp quản lý
3.2.1. Xem xét một cách hiệu quả công tác thu gom và vận chuyển chất thải.
Trong quá trình thực hiện thí điểm hoạt động phân loại rác tại nguồn tại bốn phường thí điểm mà điển hình là Phan Chu Trinh và Nguyễn Du, chúng ta vấp phải một vài bất cập và cần phải khắc phục để nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.Người dân phải làm quen với một hệ thống thu gom rác thải mới, khác với hệ thống trước đây về cả thời gian lẫn tần suất thu gom. Và vì thế có một số lượng lớn dân cư ngay trong khu vực thực hiện thí điểm vẫn thải rác không đúng giờ hoặc không đúng theo sự hướng dẫn của các chuyên viên. Đây là nguyên nhân khiến các xe thu gom vận hành không hiệu quả. Để khắc phục vấn đề này việc hướng dẫn cụ thể tới từng hộ gia đình là rất cần thiết và việc này nên được duy trì trong một thời gian để người dân quen với hệ thống mới, hình thành nên thói quen cho họ. Công tác này rất cần đến các Cộng tác viên 3R, vì vậy mà việc mở rộng mạng lưới Cộng tác viên trong thời điểm này là rất cần thiết. Đồng thời cũng nên xem xét mức độ thuận tiện của hệ thống thu gom đối với người dân, ví dụ như thay vì người dân có thể mang rác thải ra vào 20h – 21h thì nên mở rộng thời gian đổ rác từ 20h -22h, như thế sẽ thuận tiện hơn đối với những hộ gia đình do công việc quá bận rộn nên mọi sinh hoạt sẽ diễn ra muộn hơn so với những gia đình khác.
Như chúng ta đã biết thì trên địa bàn thành phố Hà Nội ngoài những tuyến phố lớn, công việc thu gom diễn ra dễ dàng thì còn có rất nhiều những con phố nhỏ với nhiều ngõ hẻm nhỏ và cả những khu tập thể cao tầng. Đây có thể coi là một khó khăn đối với công tác thu gom, vì vậy tôi có đề xuất là nên thu gom tại các địa điểm đã quy định,ví dụ như đặt hệ thống thùng thu gom tại đầu mỗi hẻm nhỏ, hay tại một góc sân của khu tập thể cao tầng và có nắp đậy kín, mở rộng thời gian thu gom cả buổi sáng và buổi tối.
UBND thành phố Hà Nội cũng đã có ý định thay đổi thời gian thu gom chất thải (từ ban ngày cho đến ban đêm) từ giữa tháng 10 năm 2007. Điều này có thể dẫn đến một số tác động không tích cực như tăng giá thu gom và lương trả cho công nhân, làm tăng gánh nặng đối với công nhân làm việc ca đêm. Và vì thế cần xây dựng một hệ thống thu gom đồng bộ, có thể thu gom vào cả buổi sáng sớm cùng với việc lựa chọn vị trí đặt thùng rác cho phù hợp để phân phối công việc đến các công nhân một cách thích hợp nhất. Ngoài ra cũng nên xem xét đến việc thu gom rác tại mỗi hộ gia đình, nên dùng túi hay dung thùng rác nhỏ. Theo ý kiến của tôi thì đối với các loại rác hữu cơ nên dùng thùng rác có nắp đậy kín và có thể tách được nước rác để tránh tạo mùi khó chịu và để được trong nhà trong thời gian dài hơn, còn đối với loại rác vô cơ và rác có thể tái chế thì có thể bỏ vào túi nilon có màu khác nhau.
Tóm lại, việc tính toán sao cho hệ thống thu gom của chúng ta hiệu quả nhất là rất quan trọng, chúng ta nên thường xuyên có những hoạt động kiểm tra giám sát để cải thiện dần hệ thống về cả địa điểm thu gom cụ thể ở từng nơi cũng như phân chia hiệu quả thời điểm thu gom lần thứ nhất và lần thứ hai trong một ngày.
3.2.2. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các thành phần tham gia và các cấp chính quyền.
Như chúng ta có thể nhận thấy để thực hiện Sáng kiến 3R thì việc xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trở nên vô cùng quan trọng, bảo vệ môi trường không phải chỉ là việc của Chính phủ, của các tổ chức về Môi trường hay của các Công ty Môi trường đô thị mà là của toàn dân, của các cấp chính quyền địa phương, của từng tổ dân phố và của cả các tổ chức, các hội trong nhân dân. Nếu có được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp, các thành phần trong xã hội thì công tác bảo vệ môi trường sẽ không thể gặp khó khăn. 3R cũng là một trong những hoạt động giúp chúng ta cải thiện chất lượng môi trường sống và bảo vệ môi trường, vì thế cũng cần sự quan tâm hiểu biết của tất cả thành phần trong xã hội. Chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của các cấp chính quyền trong hoạt động này thông qua việc triển khai thí điểm tại các phường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để từng người dân tham gia vào các hoạt động 3R các Cộng tác viên 3R đã nỗ lực tuyên truyền giáo dục tại từng hộ gia đình, để có thể làm như vậy, UBND của các phường đã huy động các tổ chức trong nhân dân, tập hợp họ thành tổ chức Cộng tác viên 3R. Thông qua hoạt động của những Cộng tác viên người dân đã có hiểu biết đồng thời có ý thức thực hiện các hoạt động 3R. Như vậy việc phân công trách nhiệm thẩm quyền cho mỗi cấp, mỗi ngành một cách rõ ràng là hết sức quan trọng. Chính phủ có vai trò chỉ đạo đường lối thực hiện đồng thời có những chính sách hỗ trợ khác nhau nhằm giúp đỡ việc thực hiện Sáng kiến 3R. Các bộ ngành phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm cụ thể hoá sự chỉ đạo của Chính phủ để các hoạt động diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả như mong muốn. Và khâu quan trọng nhất đó là sự tham gia của cộng đồng dân cư. 3R là một hoạt động mang tính cộng đồng rất cao, có thể nói sự tham gia của cộng đồng dân cư, cụ thể là từng người dân, từng tổ chức xã hội là yếu tố quan trọng nhất để 3R thực hiện thành công. Và để mỗi người dân tham gia tích cực, có ý thức và dần tạo thành thói quen thì sự hỗ trợ UBND thành phố, UBND cấp phường là hết sức quan trọng, có thể nói UBND cùng các tổ chức trong dân cư phối hợp sẽ mang lại hiệu quả tối đa nhằm đưa 3R vào đời sống và dần trở thành một hoạt động tất yếu. Và công tác giáo dục tuyên truyền đến mọi tầng lớp dân cư cũng thông qua các tổ chức trong dân chúng và ở đâu có sự phối hợp nhịp nhàng của các cấp chính quyền địa phương thì ở đó công tác giáo dục tuyên truyền luôn đạt hiệu quả cao và ý thức của người dân được cải thiện đáng kể.
3.2.3. Các biện pháp về thể chế chính sách.
Sáng kiến 3R bắt đầu được áp dụng ở Việt Nam và hiện tại cũng chỉ đang áp dụng tại Thủ đô Hà Nội trong một thời gian ngắn. Việc phát triển Sáng kiến 3R là một xu thế tất yếu để hình thành xã hội tuần hoàn vật chất và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Tuy nhiên việc áp dụng ở một nước đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay sẽ gặp nhiều khó khăn. Và trong giai đoạn đầu khi mọi hoạt động chưa đi vào quỹ đạo của nó thì cần thiết phải có sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như các tổ chức khác. Về lâu dài sự hỗ trợ này có thể cải thiện dần hình thức để phù hợp hơn với tình hình đang diễn ra. Sau đây là một vài đề xuất nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện Sáng kiến 3R ở Hà Nội nói riêng và trong tương lai áp dụng trên toàn quốc.
a) Danh mục các lĩnh vực được ưu đãi và ưu đãi đặc biệt
Phần này sẽ đưa ra đề xuất về danh mục những lĩnh vực liên quan đến 3R nên được ưu đãi về tài chính.
Danh mục các lĩnh vực đề xuất được đặc biệt ưu đãi:
Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới về 3R chưa sử dụng tại Việt Nam.
Sản xuất thiết bị về 3R.
Thu gom, xử lý chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.
Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng môi trường sử dụng công nghệ phục vụ 3R tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Những lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác có đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ 3R chiếm trên 25% doanh thu.
Đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng môi trường có sử dụng công nghệ 3R ở các khu chung cư cao cấp tại các đô thị và khu công nghiệp lớn.
Danh mục các lĩnh vực đề xuất được ưu đãi:
Đầu tư xây dựng cơ sở, công trình kỹ thuật; phòng thí nghiệm, trạm trại thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ 3R vào sản xuất và đời sống;
Đầu tư thành lập các viện nghiên cứu phát minh và ứng dụng công nghệ 3R vào xử lý các vấn đề môi trường trong các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Đầu tư kinh doanh hạ tầng ứng dụng 3R tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn, các khu du lịch quốc gia, khu thương mại tập trung.
b) Các chính sách ưu đãi
Các chính ưu đãi được đề xuất bao gồm ưu đãi về đầu tư, thuế, đất đai, nhập khẩu máy móc, thiết bị, xuất khẩu, cụ thể như sau:
Chính sách ưu đãi về đầu tư:
Chính phủ thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư trên cơ sở triển khai chương trình đầu tư công cộng bằng nguồn vốn có gốc ngân sách và tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực 3R như những lĩnh vực ưu tiên đối với việc thiết lập một cơ chế mới về bảo vệ môi trường là xử lý thời đầu, trong và ngoài đường ống. Các ưu tiên về đầu tư tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:
Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng, đầu tư chiều sâu, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng sản xuất hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp 3R.
Xây dựng mới và duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng xã hội về khoa học công nghệ, y tế liên quan hoặc trực tiếp phục vụ 3R.
Thực hiện kế hoạch 3R có liên kết chặt chẽ với các hoạt động ưu tiên thuộc Chiến lược phát triển bền và Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phát triển có chọn lọc một số doanh nghiệp Nhà nước trong một số lĩnh vực then chốt thuộc 3R làm điểm trình diễn nhằm giải quyết căn bản vấn đề 3R tại những điểm lựa chọn;
Về mặt lãnh thổ ưu tiên đầu tư hạ tầng và kỹ thuật 3R cho các khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thời kỳ 5- 10 năm tiếp theo nghiên cứu đầu tư áp dụng áp dụng 3R cho các khu du lịch, khu tập trung dân cư… thuộc các vùng kinh tế trọng điểm Bắc và Nam Bộ.
Tăng cường các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước ( tích luỹ từ nguồn thu trong nước và vốn vay ODA) cho các mục đích hỗ trợ các dự án đầu tư cho công nghiệp công nghệ cao, khuyến khích đổi mới công nghệ, các ứng dụng có khả năng áp dụng quy trình 3R, đặc biệt là các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, có ý nghĩa chuyển đổi cơ cấu của các ngành các vùng, các dự án thuộc các ngành công nghiệp then chốt… các cơ sở hạ tầng xã hội và môi trường có khả năng thu hồi vốn; Ngoài ta một phần nguồn vốn ODA phải bố trí cho các hoạt động tăng cường năng lực và thể chế, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý theo hướng tạo môi trường thuận lợi ch việc áp dụng hiệu quả nguyên tắc 3R trong phát triển kinh tế xã hội.
Chính sách ưu đãi về thuế
Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Đề nghị áp dụng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức ưu tiên như sau:
Được miễn thuế 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phảo nộp cho 8 năm tiếp theo đối với các dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề đề nghị ưu đãi tài chính.
Được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 8 năm tiếp theo đối với các dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi tài chính.
Giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giảm 10% thuế suất thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án thuộc lĩnh vực và ngành nghề thuộc danh mục ưu đãi.
Giảm 15% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án thuộc lĩnh vực và ngành nghề thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi.
Thời hạn áp dụng mức thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đề nghị như sau:
Áp dụng mức thuế suất ưu đãi trong thời hạn 10 năm đối với các dự án thuộc danh mục ưu tiên.
Áp dụng mức thuế suất ưu đãi trong thời hạn 15 năm đối với các dự án thuộc lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên tài chính.
Giảm thuế thu nhập cá nhân: Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật 3R làm việc cho các dự án đầu có mục tiêu sản phẩm rõ ràng sử dụng công nghệ của 3R. Đối với lao động không có chuyên môn kỹ thuật 3R làm việc cho các dự án nêu trên giảm 30% thuế thu nhập cá nhân.
Chính sách ưu đãi về đất đai
Đề nghị áp dụng chính sách miễn thuế sử dụng đất cho các dự án hoạt động trong lĩnh vực 3R theo mức sau:
Miễn thuế sử dụng đất trong vòng 7 năm đối với các dự án thuộc các ngành và lĩnh vực ưu đãi tài chính.
Miễn thuế sử dụng đất trong vòng 9 năm đối với các dự án thuộc diện đặc biệt ưu đãi.
Miễn thuế sử dụng đất trong vòng 15 năm đối với các dự án thuộc danh mục đãi tài chính 3R có sản phẩm tái chế xuất khẩu.
Chính sách ưu đãi về nhập khẩu máy móc, thiết bị: Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề và lĩnh vực thuộc diện ưu đãi tài chính.
Chính sách ưu đãi đối với xuất khẩu:
Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: Nghiên cứu ban hành quy đinh một số nhóm sản phẩm tái chế được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Nguồn hỗ trợ tín dụng được trích từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ.
Thưởng kim ngạch xuất khẩu: Mở rộng diện xét thưởng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu sản phẩm tái chế.
Đối với thuế giá trị gia tăng: Áp dụng mức thuế 0% áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ 3R xuất khẩu; giảm thuế suất 20 % đối với các dịch vụ hỗ trợ 3R.
c) Các chính sách hỗ trợ: Các chính sách hỗ trợ bao gồm hỗ trợ về tài chính, về kiến thức và kinh nghiệm, về nhân lực, cụ thể như sau:
Về tài chính
Nhà nước hỗ trợ từ 20-40% kinh phí xây dựng các dự án và kinh phí xúc tiến đầu tư các dự án áp dụng quy trình 3R trong các lĩnh vực thuộc danh mục ưu đãi và ưu đãi đặc biệt.
Nhà nước hỗ trợ một phần lãi suất tín dụng cho các dự án đầu tư vào các ngành nghề và lĩnh vực hoạt động theo phương thức 3R. Mức độ hỗ trợ được quy định riêng cho các dự án thuộc danh mục ưu đãi và ưu đãi đặc biệt.
Nhà nước hỗ trợ (có thể từ nguồn ngân sách và nguồn vốn vay ODA) cho đầu tư đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dụng các khu xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải tập trung (tuỳ dự án hỗ trợ từ 20 – 40%).
Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xử lý môi trường thep hướng 3R tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao.
Về công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm
Hỗ trợ đầu tư chuyển giao công nghệ: Nhà nước có thể hỗ trợ bằng phương thức góp vốn công nghệ 3R nếu là công nghệ có khả năng nâng cao năng lực quản lý và tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu trong 3R hoặc tăng đáng kể khả năng cạnh tranh của sản phẩm tái chế.
Hỗ trợ thực hiện các dịch vụ đầu tư vào các lĩnh vực 3R bao gồm tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn dạy nghề và đào tạo kỹ năng quản lý, tư vấn về thị trường, thông tin khoa học, công nghệ, xúc tiến đầu tư.
Về nhân lực
Hỗ trợ đào tạo nhận lực chuyên môn làm việc trực tiếp trong các dự án sản xuất và xây dựng hạ tầng môi trường ứng dụng công nghệ 3R (ngân sách hoặc vốn hỗ trợ phát triển ODA).
Hỗ trợ chuyên gia tư vấn thực hiện dịch vụ công nghệ; dịch vụ bảo hộ quyền tài sản trí tuệ, chuyển giao, thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, tuyên truyền về công nghệ và đổi mới công nghệ.
Trên đây là những biện pháp hỗ trợ tầm vĩ mô để 3R có thể được thực hiện rộng rãi, không chỉ tại Thủ đô Hà Nội như hiện nay mà sẽ nhân rộng mô hình trên toàn quốc, đó là một tương lai không xa nếu chúng ta nỗ lực thúc đẩy các hoạt động 3R ngay từ khi mới bắt đầu. Hiện tại có thể nói phần lớn người dân Thủ đô đã biết đến các hoạt động 3R đang diễn ra, quan trọng là nâng cao ý thức, hiểu biết để từng người dân tham gia vào thực hiện Sáng kiến cùng với những chính sách hỗ trợ như trên của Chính phủ đối với toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến 3R, tin rằng trong tương lai 3R sẽ được thực hiện thành công tại Hà Nội và sẽ có thể nhân rộng ra các tỉnh thành trên cả nước.
3.2.4. Biện pháp kinh tế
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải là công cụ kinh tế được áp dụng có hiệu quả nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta các loại phí bảo vệ môi trường cũng được áp dụng tuy nhiên nó chưa mang lại hiệu quả, chưa tạo ra áp lực để chủ thể đóng phí có trách nhiệm hơn đối với môi trường. Hiện nay mức phí thu gom chất thải cũng nằm trong tình trạng này, nó chưa được tính trên cơ sở khối lượng chất thải được thu gom, vận chuyển và sự phát triển chung của kinh tế xã hội. Một mức phí thu gom hoặc/ và vận chuyển chất thải sẽ phải được cân nhắc cụ thể bởi các điều kiện hiện tại mà người dân, doanh nghiệp, cơ quan sẵn sàng chi trả để có được mức phí thích hợp và hiệu quả đối với công tác quản lý chất thải hiện nay. Từ năm 2005, mức phí thu gom chất thải sinh hoạt là 2000đ/người/tháng và từ tháng 11/2007, thành phố Hà Nội đã áp dụng mức phí là 3000đ/người/tháng, mức phí này sẽ cần phải được tăng lên trong tương lai vì chi phí cao hơn gấp 2 lần mức phí hiện nay. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy một thực trạng là với mức phí như hiện nay cũng có rất nhiều hộ gia đình không chịu nộp phí. Không chỉ có vậy, mức thu phí đối với hộ kinh doanh hiện nay cũng chưa hợp lí và khó xác định vì chưa phân rõ loại hình và quy mô kinh doanh. Các hộ kinh doanh cũng chưa có nhận thức đúng đắn, nhiều cửa hàng bán đồ ăn, sau giờ bán hàng họ thải ra rất nhiều rác, đặc biệt là những hàng bán cơm bình dân. Với hiện trạng thu phí như hiện nay cần phải có một mức phí mới và cách thức thu phí hiệu quả.
Nguyên tắc tính phí thu gom và xử lý chất thải.
Việc tính mức chi phí và áp dụng thu phí cần chú ý để mọi thành phần kinh tế tham gia. Phí chất thải cần được tính theo khối lượng, tuy nhiên phụ thuộc theo các đối tượng khác nhau để có mức phí hợp lí.
Đối với chất thải sinh hoạt hộ gia đình nên tính phí theo mức bình quân đầu người.
Với các cơ quan, văn phòng nên tính theo khối lượng thải ra và thực hiện theo phương thức ký hợp đồng thu gom, xử lý. Tính phí cho các cơ quan nên tính theo khối lượng chất thải và theo thành phần chất thải. Loại chất thải khác nhau thì mức phí khác nhau (ví dụ đối với chất thải khó phân hủy hay chất thải nguy hại).
Đối với chất thải công nghiệp và y tế đã có rất nhiều công ty thu gom xử lý chất thải ngoài URENCO tham gia. Trên thực tế họ đã tính theo khối lượng chất thải và ký hợp đồng thu gom, xử lý.
Chất thải xây dựng cần phải có hợp đồng thu gom xử lý chất thải trước khii một công trình xây dựng được tiến hành. Tính phí đối với chất thải xây dựng phải tuỳ theo quy mô của công trình xây dựng và nên có chế tài xử phạt nếu công trình xây dựng đổ chất thải bừa bãi.
Phí chất thải thương mại cần phải có mức phí cao hơn so với chất thải sinh hoạt. Điều này phải được xây dựng thành luật và làm sao kích thích được các đối tượng tìm cách giảm thải và thực hiện phân loại tại nguồn.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tính theo loại hình sản xuất kinh doanh và tính theo khối lượng chất thải phát sinh. Đối với các cơ sở kinh doanh, mức phí theo khối lượng và quy mô kinh doanh có thể chia làm 3 – 4 loại để áp dụng.
Nên tách bạch chất thải hộ gia đình được thành phố trợ cấp, còn đối với các cơ sở kinh doanh, khu vực công nghiệp, dịch vụ, cơ quan văn phòng thì không được hỗ trợ.
Tính phí thu gom và xử lý chất thải.
Có thể tính mức phí chất thải trên cơ sở: lấy khoản kinh phí do Thành phố trợ cấp hiện tại trang trải cho khối lượng chất thải là bao nhiêu, sau đó lấy chi phí thu gom xử lý khối lượng chất thải trừ đi trợ cấp và chia cho bình quân đầu người.
Phí = (Tổng chi phí - Trợ cấp)/ Dân số
Ở một số nước khác, phí thu được phải đủ để bù chi phí và có lãi, tuy nhiên mức sống như ở Việt Nam hiện nay vẫn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên việc hỗ trợ này cũng chỉ có thể duy trì trong một thời gian nhất định và cần phải tăng cường trách nhiệm của chủ thể xả thải, khuyến khích hoạt động xã hội hoá trong bảo vệ môi trường. Mức phí và sự hỗ trợ sẽ tuỳ vào từng thời điểm phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội. Công ty Môi trường đô thị cần tính cụ thể mức phí thu gom, xử lý chất thải. Mức hỗ trợ cho thu gom, xử lý chất thải có thể đưa ra lộ trình theo tiến trình giảm dần mức hỗ trợ. Chẳng hạn như:
Năm thứ nhất: Nhà nước 50% + Người dân 50%.
Năm thứ hai: Nhà nước 40% + Người dân 60%.
Năm thứ ba: Nhà nước 30% + Người dân 70%.
Việc tính toán chi tiết mức phí thu gom, xử lý chất thải cần thành lập nhóm nghiên cứu để tính toán chi tiết, có luận cứ khoa học. Tính phí và đưa ra mức phí cần có sự thảo luận của khu vực dân chúng. Việc ra quyết định về mức phí là do Hội đồng nhân dân.
Áp dụng thu phí và phương thức thu.
Chúng ta cần có chế tài đối với những đối tượng phát thải không đóng phí chất thải. Chẳng hạn như UBND quận Cầu Giấy khi cấp giấy phép xây dựng cần phải có hợp đồng xử lý chất thải hợp lý thì mới được cấp phép (cụ thể phải đóng một khoản phí phù hợp). Đối với công dân, nếu không đóng phí thu gom, xử lý chất thải thì Chính quyền không cho xin dấu khi cần vì coi như họ chưa hoàn thành nghĩa vụ công dân.
Cần biểu dương những trường hợp tiêu biểu để làm gương cho mọi người noi theo. Công ty Môi trường cũng cần tăng dần chất lượng dịch vụ thu gom, xử lý kèm theo. Để tăng mức phí chất thải cần có hoạt động truyền thông tăng cường nhận thức của nhân dân.
Mức thu phí hợp lý đối với từng đối tượng khác nhau sẽ khuyến khích được tất cả các thành phần kinh tế tham gia. Cơ chế về phí chất thải sẽ khuyến khích các nhà hàng, khách sạn, cơ sở công nghiệp, thương mại sẽ tự nguyện thực hiện phân loại rác để giảm chi phí.
Cần giao trách nhiệm cho từng tổ chức tiến hành vận động, tuyên truyền vì dân trí không đồng đều, khi có mức phí mới phải có tuyên truyền để người dân được biết, thông qua các hình thức loa truyền thông, thông báo, họp tổ dân phố...
Phương thức thu phí: Một quý – 3 tháng/ 1 lần là hợp lý. Phải quy định một ngày thu phí cụ thể để người dân dễ nhớ và tạo thành thói quen. Thu phí nên có sự phối hợp giữa chính quyền và Công ty Môi trường đô thị.
Trên đây là một đề xuất về mức phí cũng như cách thức thu phí phù hợp với hệ thống thu gom rác thải và đồng thời cũng thúc đẩy người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn để giảm thiểu chất thải và giảm chi phí.
Như chúng ta đã biết việc người dân phân loại rác tại nguồn rất có lợi về mặt kinh tế xã hội. Hoạt động này làm cho môi trường sống sạch hơn, lượng rác thải ra ít hơn đồng thời khối lượng rác hữu có có thể được mang đi tái chế thành phân compost đem bán trên thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay chúng ta đang được sự hỗ trợ của tổ chức JICA và của chính phủ Việt Nam khi thực hiện hoạt động phân loại rác tại nguồn cũng như các hoạt động khác trong Sáng kiến 3R, tuy nhiên sự hỗ trợ này cũng chỉ trong một thời gian nhất định và khi kết thúc việc duy trì hệ thống phân loại như hiện nay sẽ như thế nào. Hiện nay chúng ta vẫn cung cấp những thiết bị phân loại cho người dân như túi để phân loại, các hệ thống thùng đựng rác, các công cụ giáo dục tuyên truyền... tuy nhiên thì trong tương lai khi sự hỗ trợ không còn thì việc tiếp tục cung cấp các thiết bị này sẽ gặp khó khăn. Vậy để duy trì việc cung cấp miễn phí các thiết bị, công cụ này thì nên áp dụng phương thức người được hưởng lợi phải mất chi phí. Tức là doanh nghiệp sử dụng các loại rác hữu cơ để chế biến phân compost hay sử dụng các loại rác tái chế để sản xuất các vật dụng khác nên có hình thức chi trả cho đối tượng phân loại rác. Họ sẽ phải trích một phần lợi nhuận của mình để hỗ trợ Công ty môi trường tiếp tục duy trì việc cung cấp thiết bị cho người dân phân loại rác. Trên đây là một ý kiến tôi đưa ra nhằm mục đích tạo động lực để người dân tích cực tham gia phân loại rác tại nguồn nhằm giảm thiểu lượng rác thải.
KẾT LUẬN
Đất nước chúng ta đang chuyển mình từng ngày từng giờ, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang làm thay đổi diện mạo của đất nước, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân về mọi mặt. Bên cạnh những tác động tích cực đó, sự phát triển của quá trình đô thị hoá cũng đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu không ít những thách thức môi trường, trong đó làm thế nào để có một hệ thống xử lý chất thải rắn đô thị hiệu quả là một bài toán khó đang cần được giải quyết. Trong những năm qua, Hà nội đã rất nỗ lực để cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn, thực hiện rất nhiều dự án nhằm xây dựng một mô hình quản lý tối ưu. Và chúng ta có thể thấy chất lượng môi trường sống đã được cải thiện, thủ đô đã xanh - sạch - đẹp hơn. Tuy nhiên biện pháp mà chúng ta sử dụng chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh, đây là cách thức xử lý không bền vững vì theo quá trình phát triển, khối lượng chất thải ngày càng gia tăng thì diện tích đất dành cho chôn lấp cũng phải tăng lên. Điều này làm ảnh hưởng tới quỹ đất dành cho các hoạt động khác, chưa kể đến những ô nhiễm do khu chôn lấp mang lại.
Gần đây, ở Hà Nội đã tiến hành triển khai sáng kiến 3R - có thể nói đây là giải pháp tối ưu để quản lý chất thải rắn, vừa tiết kiệm được tài nguyên, vừa mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn. Chuyên đề “ Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng 3R để quản lý chất thải rắn tại thủ đô Hà Nội“ mong muốn góp một phần nhỏ bé để cải thiện dần việc thực hiện 3R tại Hà Nội, giúp Sáng kiến 3R thành công, giải được bài toán khó về quản lý chất thải, cải thiện chất lượng môi trường thủ đô. Và tất nhiên, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, của mọi tầng lớp nhân dân mới là yếu tố quyết định thành công của Sáng kiến 3R.
Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tiễn sĩ Lê Hà Thanh – giáo viên trực tiếp hướng dẫn, ông Nguyễn Trung Thắng cán bộ Viện chiến lược chính sách Tài nguyên Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34827.doc