Đề TàI
“điều tra đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm biển của tỉnh cà mau - đề xuất qui trình kỹ thuật và định hướng phát triển cho các loại hình nuôi và sản xuất giống thích hợp cho tỉnh cà mau”
_________
Cơ quan chủ quản: sở khoa học công nghệ môi trường
Cơ quan chủ trì: phân viện nghiên cứu thủy sản minh hải
Chủ nhiệm đề tài: cử nhân vũ đông nam.
Cán bộ tham gia: - Thạc sĩ: Nguyễn Văn Tư
- Thạc sĩ: Nguyễn Văn Duyên
- Thạc sĩ: đỗ Văn Hoàng
- Kỹ sư: Cao Phương Nam
- Kỹ sư: Phạm Ngũ
56 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng và đề xuất quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển phát triển các loại hình nuôi và sản xuất giống tôm biển ở tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hanh
đề tài hòan thành và bảo vệ tháng 06 năm 1999
phần I
mở đầu
đặt vấn đề:
Tỉnh Minh Hải có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước với 120.000 ha, chiếm khoảng 60% diện tích nuôi thuỷ sản ở các tỉnh Nam bộ. Từ khi tách tỉnh (1997), tỉnh Cà Mau vẫn chiếm diện tích nuôi tôm biển đến 107.327,3 ha và sản lượng năm đầu vẫn đạt 21.000 tấn (so với 27.700 tấn năm 1996 của Bạc Liêu và Cà Mau) (4). Cũng như các tỉnh Nam bộ có rừng ven biển, Cà Mau có các loại hình nuôi tôm biển theo từng vùng sinh thái: Vùng một vụ lúa, một vụ tôm; vùng rừng xen tôm và vùng chuyên tôm. Về trình độ công nghệ, do có diện tích nuôi lớn, dân thưa nên phổ biến là quảng canh, một số ít diện tích quảng canh cải tiến. Năng suất bình quân do đó còn rất thấp: loại hình quảng canh chỉ đạt trung bình từ 200 - 250/kg/ ha/ năm. Loại nuôi xen canh tôm lúa chỉ đạt mức 3 tấn lúa + 150 kg tôm/ ha/ năm và loại nuôi xen canh tôm rừng chỉ đạt từ 100 kg - 150 kg tôm/ ha/ năm (3). So sánh lợi thế của loại đất nuôi thuỷ sản thì giá trị khai thác 1 ha mặt đất, nước như trên là quá thấp.
Với loại hình quảng canh là chủ yếu, truyền thống nuôi ở Cà mau từ lâu nay vẫn dựa vào con giống tự nhiên là chính. Thế nhưng, nguồn lợi tự nhiên này ngày một suy giảm và nay đã đến mức nghiêm trọng, chỉ còn khoảng 0,67 con giống/ m2 (30). Nguyên nhân chủ yếu là do hệ sinh thái bị đảo lộn do tác động của con người: nạn chặ phá rừng để làm vuông tôm và hầm than, khiến cho các bãi trú của ấu trùng tôm và nguồn thức ăn tự nhiên bị thu hẹp; Việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi và sự suy thái môi trường nghiêm trọng do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt dân cư... cũng là những ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng làm giảm lượng tôm giống tự nhiên. Từ nhu cầu con giống nhân tạo cho nghề nuôi, Cà Mau cũng đã phát triển các trại sản xuất giống và số lượng trại cũng tăng khá nhanh, theo đà nhu cầu giống tại chỗ. Cuối năm 1997, toàn tỉnh có 120 cơ sở được cấp giấy phép hành nghề, trong đó có 84 trại thực sự có sản xuất nhân tạo tôm giống và 36 cơ sở chỉ làm nhiệm vụ thuần hoá. Các cơ sở tại chỗ đã sản xuất được 100 triệu PL tôm sú, đáp ứng khoảng 15% (4) nhu cầu ở địa phương, (số nhập vào có kiểm soát vẫn chiếm số lượng lớn). Đến cuối năm 1998, toàn tỉnh đã có 367 cơ sở sản xuất giống (bằng 305,8% năm 1997) trong đó có 260 cơ sở sinh sản nhân tạo với 14.000 m3 bể ương. Các cơ sở sản xuất giống nhân tạo năm 1998 đã xuất bán 600 triệu PL tôm sú (gấp 6 lần năm 1997). Tuy vậy vẫn chỉ đáp ứng được xấp xỉ 1/4 nhu cầu con giống và vẫn phải nhập tỉnh 2,2 tỷ giống tôm sú (6). Những con số trên đây cho thấy con giống tôm sú nhân tạo đã dần chiếm ưu thế do các loại hình quảng canh cải tiến được mở rộng dẫn đến nhu cầu giống tôm sú cho nghề nuôi tăng lên nhanh chóng. Nhờ có sự quy hoạch lại và một phần tiến bộ trong công nghệ nuôi tôm mà đến năm 1998, diện tích nuôi tôm toàn tỉnh đã giảm 20.237 ha chiếm tỷ lệ 18,21%, trong đó trả lại cho rừng 9.302 ha và cho vùng lúa 11.034 ha (theo kế hoạch, diện tích nuôi thuỷ sản chỉ còn 62.000 ha vào năm 2010) (6). Điều quan trọng là mặc dù diện tích nuôi tôm giảm, nhưng số lượng tôm đông chế biến xuất khẩu vẫn tăng: Năm 1997: 16.441 tấn; Năm 1998: 16.637 tấn và giá trị thuỷ sản xuất khẩu cũng tăng cao: Năm 1997: 105 triệu USD và năm 1998: 115 triệu USD (4) (6). Có được những kết quả như trên là cố gắng rất lớn của các ban ngành trong tỉnh Cà Mau và sự hỗ trợ, đồng tình của nông ngư dân. Tuy nhiên ngành Thuỷ Sản Cà Mau nói chung và nghề nuôi thuỷ sản nói riêng còn nhiều bấp bênh do những nguyên nhân về khả năng chế ngự thiên nhiên, những tồn tại mang tính lịch sử và cả sự bất cập trong quá trình quản lý và điều hành:
Các năm 1994-1996, tôm chết trên diện rộng đã trở thành dịch bệnh, gây thiệt hại cho tỉnh Minh Hải (cũ) và Cà Mau sau này hàng trăm tỷ đồng. Dịch bệnh hiển nhiên đã làm chậm xu thế phát triển nghề nuôi tôm ở Cà Mau.
- Cơn bão số 5 (Linda) vào cuối năm 1997 lại gây thêm thiệt hại nặng nề cho Cà Mau. Riêng nghề nuôi tôm bị thiệt hại trực tiếp trên 91.000 ha nuôi, 74 trại sản xuất giống bị hư hại... thiệt hại vật chất lên đến hàng trăm tỷ đồng (2).
- Những nguyên nhân trên làm tăng cao tỷ lệ số hộ đói nghèo ở Cà Mau, từ 17,7% năm 1997 lên 27,97% năm 1998, mà các hộ đói nghèo này tập trung vào khu vực nuôi Thuỷ sản (7).
- Những bất cập trong quản lý, điều hành và những thiếu sót, cần nhanh chóng khắc phục như: Công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho dân về mùa vụ, chất lượng con giống, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, chưa đạt tới mức cần thiết. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho vùng nuôi chưa được đầu tư đúng tiêu chuẩn, chưa có mô hình hiệu quả cao để ngư dân áp dụng. Công tác quy hoạch trại giống và quản lý tôm giống chưa theo kịp nhu cầu phát triển; việc quản lý tôm giống nhập tỉnh vẫn còn phức tạp, vẫn còn tình trạng nhập lậu; cơ chế cho việc kiểm soát còn cần được hoàn thiện; công tác phân vùng và quy hoạch vùng nuôi còn chậm được triển khai...
Đứng trước thực trạng nêu trên, nhắm tới mục tiêu của chương trình xuất khẩu Thuỷ sản đến năm 2005 đã được chính phủ phê duyệt và mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Cà Mau, mà con tôm là đối tượng quan trọng. Sở KHCN & Môi trường tỉnh Cà Mau đã giao cho Phân Viện Nghiên Cứu Thuỷ Sản Minh Hải làm chủ nhiệm đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm biển ở tỉnh Cà Mau. Đề xuất quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển cho các loại hình nuôi và sản xuất giống thích hợp cho tỉnh Cà Mau”. Đề tài có sự phối hợp trực tiếp của Sở KHCN & Môi trường Cà Mau và Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau (Sở Thuỷ sản) và được thực hiện từ tháng 12/1997.
Mục tiêu chính của đề tài là phác hoạ hiện trạng nghề nuôi tôm biển (tôm sú), đấnh giá trình độ công nghệ, quy trình công nghệ của nghề nuôi và sản xuất giống tôm mà trọng điểm là 3 huyện chính: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước. Phân tích các yếu tố thuỷ hoá nguồn nước nuôi thuỷ sản và nguồn nước ô nhiễm bởi hoạt động nuôi và sản xuất giống thải ra. Trên cơ sở hiện trạng, đề xuất quy trình quỹ thuật và bước đi thích hợp cho các loại hình nuôi và sản xuất giống ở Cà Mau.
Từ một tỉnh mới được tách ra vào năm 1997, ngành thuỷ sản Cà Mau rất cần có những đánh giá hiện trạng và tư vấn về giải pháp làm cơ sở cho việc quy hoạch các vùng nuôi và sản xuất giống phù hợp với nhu cầu phát triển ngành trong tổng thể nền kinh tế địa phương. Để hoàn thành nội dung báo cáo, Ban chủ nhiệm đề tài nhận được sự giúp đỡ và khuyến khích của Sở KHCN & Môi trường, Sở Thuỷ sản, Sở NN & Phát triển Nông thôn cùng các ban ngành khác. Xin bày tỏ ở đây lòng biết ơn chân thành.
b- sự phát triển nghề nuôi tôm ở việt nam những năm gần đây:
Nghề nuôi Thuỷ sản ở Việt Nam là một trong số ít nghề có bước phát triển liên tục 18 năm qua, kể cả sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu. Xét về cơ cấu, giá trị xuất khẩu con tôm vẫn chiếm ưu thế (6 tháng đầu năm 1998 chiếm 55% giá trị). Tỷ lệ về tôm nuôi lại đóng vai trò quan trọng (năm 1997 tôm nuôi chiếm 62% về sản lượng và 68% về giá trị tôm xuất khẩu) (17) giá tôm xuất lại luôn ổn định và ở mức cao (năm 1997: 5,95 USD/ kg đến năm 1998 lên đến 6,91 USD/ kg và năm 1999 đã lên 7,4 USD/ kg) (29). Do có sự ổn định và hấp dẫn ở thị trường quốc tế nên nghề nuôi tôm ở Việt Nam không ngừng phát triển, nhất là khu vực có khí hậu thích hợp như miền Trung, Tây Nam bộ. Năm 1986, cả nước có 384.621 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, trong đó có 190.000 ha dành nuôi tôm. Đến năm 1997, diện tích nuôi thuỷ sản tăng lên 600.000 ha và nuôi tôm chiếm 300.000 ha (18), tính chung về diện tích nuôi tôm thường xấp xỉ 1/2 diện tich nuôi thuỷ sản. Thống kê về tôm nuôi những năm gần đây thường xếp Việt Nam sau những quốc gia Thái Lan, Ecuado, Indonesia, Trung Quốc, ấn độ và Bangladesh (14). Tuy có vị trí như vậy, nhưng năng xuất nuôi tôm ở Việt Nam còn rất thấp chỉ bằng 1/4 - 1/10 so với các quốc gia khu vực và thế giới.
Do xác định tôm nuôi xuất khẩu là mũi nhọn của ngành Thuỷ sản, Hội nuôi tôm xuất khẩu VN đã sớm hình thành và hoạt động hiệu quả ngay từ đầu thập kỷ 90 (sau này đối tượng của Hội rộng rãi hơn nên đã đổi tên thành Hội nuôi Thuỷ sản VN). Nhờ có hoạt động của Hội quần chúng này và các chi Hội ở các tỉnh, phong trào nuôi tôm đã phát triển khá nhanh do trao đổi thông tin, giới thiệu và phổ biến điển hình. ở miền Bắc phong trào nuôi tôm sú phát triển chậm do thời tiết không phù hợp với đời sống của con tôm. Từ năm 1996, nghề nuôi tôm sú cũng đã xuất hiện ở một số tỉnh ven biển. Năm này, các tỉnh phía Bắc nhận ở miền Trung 42 triệu PL tôm sú. Đến năm 1997 đã tiếp nhận cho các đầm nuoi gần 50 triệu PL15 và nuôi đạt sản lượng chung 299 tấn với doanh thu trên 25 tỷ đồng, trong đó: Hà Tĩnh 22 tấn, Nghệ An 50 tấn, Thanh Hoá 70 tấn, Nam Định 30 tấn, Thái Bình 20 tấn, Hải Phòng 65 tấn, Quảng Ninh 40 tấn và Ninh Thuận 2 tấn (12). Sau dịch bệnh tôm tràn lan từ năm 1993 - 1995, phong trào nuôi tôm lắng xuống và phát triển trở lại ở một góc độ cao hơn từ các tỉnh miền Trung. Từ năm 1997 bằng nhiều con đường du nhập công nghệ, trong đó có liên doanh VATECH (hợp tác công nghệ nuôi tôm Việt Nam - Australia) các Viện trường, công ty CP (Thái Lan) các tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận đã xuất hiện những mô hình nuôi tôm dạng công nghiệp, kiểm soát được nhiều yếu tố đầu vào, chế độ quản lý môi trường khá nghiêm ngặt, đã cho năng suất trung bình 1.300kg/ ha/ vụ, cá biệt đạt tới 3-5 tấn/ ha/ vụ. Các tỉnh này ngày càng hoàn thiện công nghệ theo hướng đơn giản sáng tạo, ngày càng phát triển diện tích nuôi tôm năm sau cao hơn năm trước.
ở các tỉnh Nam bộ: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Tiền Giang là các tỉnh sớm phát triển các dạng nuôi công nghiệp ngay sau dịch bệnh tôm. Ngay từ năm 1997, toàn tỉnh Trà Vinh đã có 897 ha nuôi bán thâm canh, góp phần làm tăng sản lượng tôm nuôi trong toàn tỉnh lên 25% so với năm 1996 (5). Với diện tích mặt nước tính theo đầu người thuộc loại thấp so với toàn vùng, thành công các loại hình nuôi công nghiệp quy mô nông hộ trang trại ở Trà Vinh là một hướng đi rất đúng đắn. Các mô hình thành công đáng chú ý do Viện NCNT TS II thực hiện và TT Khuyến ngư Trà Vinh thực hiện đều đạt từ 4,5 tấn - 5 tấn/ ha/ vụ. Các mô hình nuôi xen Tôm - lúa và luân canh Lúa - Tôm ở Mỹ Xuyên, trên diện tích xấp xỉ 10.00 ha liên tục thành công và khá ổn định.
Bạc Liêu là tỉnh có đầu tư nước ngoài vào trang trại nuôi tôm từ rất sớm, với 2 công ty Nam Hải và Hiệp Thành thuê các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài và áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sản lượng tôm ở 2 công ty này còn ở mức thấp, năng suất còn chưa ổn định, tuy có ao đạt mức 5 tấn/ ha/ vụ, nhưng chưa phổ biến và chưa chắc chắn. ở công ty Quốc doanh nuôi Thuỷ sản Vĩnh Hậu cũng trong tình trạng tương tự, công nghệ còn chưa ổn định, vụ trúng vụ thất. Công ty Vĩnh Hậu cũng đã áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất và có những ao đạt trên 5 tấn /ha/ vụ.
ở Tiền Giang, năm 1998 đã có mô hình phối hợp với Viện NCNT TS II trên diện tích nhỏ dưới 1 ha đã đạt tới năng suất gần 7 tấn/ ha/vụ.
Gần đây, năm 1998-1999, các tỉnh Nam bộ đã phát triển rộng hơn hình thức nuôi công nghiệp và các điểm nuôi thành công cũng đã tăng lên, cụ thể như: Vàm Láng (Tiền Giang), Duyên Hải (Trà vinh), Cần Giờ (TP. HCM), Xuyên Mộc (Đồng Nai), Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty nuôi Thuỷ sản Vĩnh Hậu (Bạc Liêu) v.v...
Xét về nghề nuôi tôm và phong trào nuôi tôm Công nghiệp thì Cà Mau là một tỉnh đặc biệt về điều kiện tự nhiên, không giống bất cứ tỉnh nào. Diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước. Diện tích tính theo đầu người cũng gấp 3 lần các tỉnh lân cận. Các loại hình nuôi năng suất rất thấp vì ít sự chăm sóc, nhiều nơi còn trông chờ con giống tự nhiên:
Quảng canh chỉ đạt: 200-250 kg/ha/ năm. Nuôi xen Lúa - Tôm chỉ đạt 3 tấn lúa + 150 kg tôm /ha/ năm. Nuôi xen Rừng - Tôm chỉ đạt 100 - 150 kg/ha/năm (3).
Có thể nói nghề nuôi tôm ở Cà Mau còn hết sức thô sơ, nhưng tiềm năng là rất lớn. Đầu năm 1999, đã có vài mô hình nuôi đạt trên 2,6 tấn/ha/ vụ, tuy là rất cá biệt và diện tích nhỏ.
Phần Ii
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghề nuôi tôm sú, bao gồm cả nghiên cứu nuôi thương phẩm và nghề sản xuất con giống tôm sú nhân tạo, trên đia bàn tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, phạm vi tập trung là 3 huyện trọng điểm: Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Cái Nước. Các huyện trọng điểm này chiếm 89,7 % diện tích nuôi tôm và tuyệt đại đa số các trại sản xuất giống nhân tạo toàn tỉnh.
Địa bàn cụ thể:
ở huyện Ngọc Hiển gồm các xã: Đất Mới, Hàm Rồng, Tam Giang và Viên An.
Huyện Đầm Dơi: gồm các xã: Nguyễn Huân, Tân Đức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Tiến.
Huyện Cái Nước: gồm các xã Cái Đôi Vàm và Tân Hưng Tây.
Huyện Thới Bình: xã Hồ Thị Kỷ.
Thành phố Cà Mau: phường 8
Huyện U Minh: xã Khánh An (kinh xáng Bình Minh).
Thời gian tiến hành nghiên cứu:
Thời gian chính thức từ 12/97- 3/99
Thời gian nghiên cứu tập trung: Mùa khô: 1997-1998
Mùa mưa: 1998
Phương pháp thu số liệu:
1. Điều tra hiện trạng bằng các phiếu điều tra, cụ thể như sau:
Điều tra tình hình nuôi tôm:
Thông tin chungvề các yếu tố pháp lý và tổ chức.
Thông tin các yếu tố vật chất và kỹ thuật, trình độ công nghệ.
Thông tin về yếu tố kinh tế.
Điều tra tình hình sản xuất tôm giống:
- Thông tin chung về pháp lý và tổ chức
Thông tin về thiết kế và công nghệ
Thông tin về nguồn tôm bố mẹ (sú, thẻ) và vụ mùa sản xuất
Thông tin về kinh tế và tổ chức phân phối
Thông tin về ảnh hưởng nước thải đến môi trường chung.
Kiểm tra bằng các nguồn tư liệu khác và kiểm tra bổ sung.
2. Phân tích chất lượng nước:
Yêu cầu cụ thể:
Về thời gian thu mẫu:
Đối với các huyện trọng điểm như Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước thu mẫu mỗi tháng 2 lần kỳ triều kiệt.
Đối với các huyện khác thu mẫu 1 lần vào kỳ triều kiệt.
Về địa điểm thu mẫu:
Địa điểm này được ổn định trong thời gian thu mẫu.
Đối với huyện Ngọc Hiển: cách trạm khuyến ngư xã Đất Mới 3 km (sông Năm Căn).
Huyện Đầm Dơi: cách bến tàu huyện 2 km (đầu kênh Lung Lắm về phía sông Tân Lợi).
Huyện Cái Nước cách bến tàu Cái Đôi Vàm 2 km về phía Rạch Chèo.
Huyện U Minh cách bến tàu huyện 2 km về phía Khánh Hội.
Huyện Thới Bình: cách bến tàu huyện 1,5 km về phía sông Trẹm
TP Cà Mau: cách km số 5 quốc lộ I: 100m về phía thành phố Cà Mau.
Các số liệu thu và ghi tại chỗ gồm: pH, t0 , và 0/0 0 (dùng máy đo pH, nhiệt kế và Reractometer)
Các số liệu thu về phân tích tại phòng thí nghiệm:
Phương pháp lấy mẫu: theo hướng dẫn TCVN 5996-95
Bảo quản mẫu và thiết bị phân tích:
BOD5 : Mẫu nước được chứa trong bình thuỷ tinh (hoặc nhựa) làm lạnh 20- 50c bảo quản trong 24 giờ. Đo bằng máy BOD.
DO: Mẫu nước được chứa trong chai nút mài 125ml, cố định tại chỗ bằng dung dịch A (1ml) và dung dịch B (1ml). Đo bằng phương pháp Winkler cải tiến.
NH3 - H2S: Mẫu nước chứa trong bình 1 lít, trong 24 giờ.
NH3 : đo bằng máy Apha 4.500- NH3.
H2S: đo bằng máy Apha 4.500- Iode.
Fe tổng số: đo bằng máy Apha 4.500- FeD
3. Phương pháp sử lý số liệu:
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê so sánh.
- Số liệu được phân tích chủ yếu từ 3 huyện nuôi trọng điểm: Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước. Các huyện này có diện tích nuôi và số trại sản xuất giống nhân tạo chiếm khoảng 90% toàn tỉnh. Các huyện này cũng tiêu biểu cho loại hình sinh thái về nôi tôm.
- Các số lẻ nhìn chung được làm tròn theo phép làm tròn quy ước và chỉ lấy 1 số lẻ ngoại trừ các số đo thuỷ hoá.
Phần III
Kết quả và thảo luận
Hiện trạng nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Cà Mau:
Đánh giá chung về hiện trạng nghề nuôi tôm sú và sản xuất giống nhân tạo tại Cà Mau năm 1997-1998:
Nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau có thuận lợi vì có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước chiếm xấp xỉ 30% diện tích nuôi tôm của cả nước, dân cư thưa thớt, khí hậu, độ mặn và các điều kiện khác đảm bảo cho đời sống con tôm quanh năm. Tuy nhiên, từ khi lập tỉnh Cà Mau (đầu năm 1997 đến nay), nghề này đã trải qua nhiều thăng trầm. Ngay từ đầu năm 1997, thời tiết thuận lợi và tôm nuôi có đấu hiệu phục hồi, sản lượng đạt cao hơn cùng kỳ năm 1996. Mọi thuận lợi cho đến tháng 5/1997, tôm phát triển tốt và 90% số hộ đạt kết quả (trung bình 20-30 kg tôm các loại/ ha/ con nước) và đạt tới đỉnh cao vào tháng 4. Từ tháng 6 đến tháng 8, bắt đầu có hiện tượng tôm chết ở Tân Đức, Tạ An Khương (Đầm Dơi), Tân An, Viên An, Viên An Đông và Tam Giang (Ngọc Hiển), Sào Lưới, kênh Tư Nĩ và sông Bảy Háp (Cái Nước), Sông Đốc, Khánh Hải (Trần Văn Thời). Đến quí III năm 97 lượng tôm giống tự nhiên có nhiều, thời tiết thuận lợi trở lại và nghề nuôi tôm trở nên khá hơn. Nhiều hộ đã thả bổ sung, nuôi chuyên tôm sú thu hoạch đạt doanh số cao. Mô hình xen Lúa - Tôm cũng có kết quả tốt đồng đều. Đến tháng 11, cơn bão số 5 (Linda) đã làm thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm ở đây, ảnh hưởng trực tiếp trên 91.000 ha nuôi tôm (4).
Về trại giống nhân tạo, trong năm 1997 đã có 120 cơ sở sản xuất được cấp phép, trong đó 84 trại sản xuất giống và 36 cơ sở ương thuần hoá. Do việc du nhập kỹ thuật, phần lớn trong các trại giống đều đã sản xuất được tôm sú giống, tuy nhiên khả năng sản xuất còn thấp, sản xuất cả năm chỉ đạt 100 triệu con PL15 và chỉ thoả mãn chừng 15% nhu cầu con giống ở thời điểm đó ở Cà Mau (4). Con giống sản xuất tại chỗ qua so sánh thấy có ưu việt hơn giống nhập tỉnh, tính thích nghi cao hơn, tỷ lệ sống đến thương phẩm cũng cao. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vào mùa mưa do độ mặn nước sông giảm, nguồn tôm bố mẹ và các nguyên nhân khác làm cho khả năng sản xuất tôm giống ở các trại này gần như dừng lại.
Ngay từ đầu năm 1998 khi cơn bão đi qua, nghề nuôi thuỷ sản Cà Mau lại được khẩn trương xây dựng lại. Từ quý I năm 1998 đã có 61.000 ha nuôi tôm và 56 cơ sở sản xuất giống được khôi phục với tổng vốn lên tới 75 tỷ đồng. Thời kỳ này môi trường thuận lợi cho cả nuôi trồng và đánh bắt. Tôm sú nuôi thu hoạch cao và phát triển phong trào rộng khắp. Đến tháng 4/98, do sự khắc nghiệt của môi trường, nắng nóng kéo dài nên đã có hiện tượng tôm chết rải rác ở các xã thuộc các huyện điển hình: Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước. Tuy nhiên, tỉnh Cà Mau đã có chỉ thị kịp thời về thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng tôm chết, hiện tượng tôm chết đã được ngăn chặn. Sản lượng tôm nuôi của năm 1998 đã đạt 23.400 tấn, bằng 117% kế hoạch và 111% so với cùng kỳ năm 1997. Các cơ sở sản xuất giống cũng phát triển nhanh trong năm. Từ chỗ chỉ có 120 trại (năm1997) đến cuối năm 1998 đã tăng lên 367 trại (bằng305,8%) trong đó có 260 trại sản xuất giống với 14.000m3 bể ương. Năm 1998, các trại này sản xuất khoảng 600 triệu PL tôm sú, đáp ứng gần 1/3 nhu cầu con giống ở địa phương (6).
Hình 1: Sản lượng tôm nuôi 2 năm 1997- 1998.
Hình 2: Số trại sản xuất giống tôm sú và thẻ 1997- 1998.
Hình 3: Số lượng PL15 tôm sú sản xuất tại Cà Mau 1997-1998.
Nghề nuôi tôm đem lại nguồn ngoại tệ hàng năm trên 100 triệu USD, chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của tỉnh Cà Mau, giải quyết được một phần nhu cầu ngoại tệ cho nhập nhiều loại vật tư mà tỉnh cần. Tuy nhiên, xét về tiềm năng mặt nước và sự thuận lợi về vùng sinh thái và khí hậu thì kết quả đạt được qua các năm 1997-1998 còn quá hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều: do trình độ công nghệ chậm được nâng cao, do tỉnh mới tách còn nhiều quan tâm về tổ chức, do thời tiết vào các chu kỳ khắc nghiệt (bão số 5, Elnino, Lanina...) nhưng trong đó cũng có nhiều nguyên nhân về sự xuống cấp nghiêm trọng về chất lượng nước sông, rạch. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, các vuông tôm thải ra hàng năm ước tính 6,5 tỷ m3 nước không qua xử lý; 396.000 m3 nước thải trực tiếp ra sông của các trại sản xuất giống tôm và 90 triệu m3 bùn được sên vét... đây là vấn đề đáng báo động, xét về lợi ích chung và lợi ích riêng của ngành Thuỷ sản. Các giải pháp về công nghệ nếu muốn bền vững đều phải xem xét nghiêm chỉnh vấn đề này (9).
Xét về loại hình nuôi tôm ở Cà Mau, được chia làm 3 loại: Rừng - Tôm, chuyên Tôm và Lúa - Tôm, theo các vùng sinh thái khác nhau. Thống kê tháng 3/ 1998 cho thấy phân bố tương quan như sau:
TT
Loại hình
Nuôi
Ngọc
Hiển
đầm Dơi
Cái Nước
Trần
V Thời
Tp Cà
Mau
U
Minh
Thới Bình
Cộng
1
Rừng - Tôm (ha)
2.786,4
5.552,2
3.644.2
907,3
523,5
13.413,6
2
Chuyên Tôm (ha)
53,842,4
24.275,3
3.481,1
2.153,9
1.198,6
130,0
5.778,0
90.859,3
3
Lúa - Tôm (ha)
2.223,0
345,0
66,4
66,4
3.054,4
4
Tổng diện tích
56.628,8
32.050,5
7.470,3
3.061,2
1.265,0
653,5
6.198,0
107.327,3
Diện tích
TB hộ
3,6
ha/ hộ
2,4
ha/ hộ
3,1
ha/ hộ
5,9
ha/ hộ
2,4
ha/ hộ
2,4
ha/ hộ
3,5
ha/ hộ
3,3
ha/ hộ
Biểu 1: Diện tích và phân bố các loại hình nuôi tôm ở Cà Mau (tháng3/ 98)
Biểu trên cho thấy, loại hình chuyên tôm chiếm diện tích lớn nhất: 90.859,3 ha (84,7% tổng diện tích nuôi tôm) và toàn bộ các huyện, thị đều có loại hình này. Chiếm diện tích lớn nhất là huyện Ngọc Hiển 53.842,4 ha (59,3%) và nhỏ nhất là huyện U Minh 130 ha (0,14%).
Hình 4: Tương quan các loại hình nuôi tôm ở Cà Mau (tổng diện tích 107.327,3 ha)
Hình 5: Tỷ trọng loại hình chuyên tôm ở các huyện thuộc Cà Mau (Tổng diện tích 90.859,3 ha).
Loại hình Rừng-Tôm chiếm diện tích 13.413,6 ha (12,5% tổng diện tích nuôi tôm).
Loại hình này có ở 5 huyện, ngoại trừ TP Cà Mau và huyện Thới Bình.
Huyện có diện tích lớn nhất là huyện Đầm Dơi với 5.552,2 ha (41,4%) và huyện nhỏ nhất là huyện U Minh với diện tích 523,5 ha (4%)
Hình 6: Tỷ trọng các loại hình Rừng- Tôm ở Cà Mau (tổng diện tích 13.413,6 ha)
Loại hình nuôi Tôm - Lúa có 4/7 huyện thị (Trần Văn Thời, Ngọc Hiển và U Minh không có) với tổng diện tích 3.054,4 ha (chiếm 2,8% tổng diện tích). Huyện có diện tích nuôi lớn nhất là huyện Đầm Dơi với 2.223 ha (chiếm 72,8%) và huyện có diện tích nhỏ nhất là TP Cà Mau có 66,4 ha (chiếm 2,2%).
Hình 7: Tỷ trọng loại hình Lúa-Tôm ở Cà Mau (Tổng diện tích 3.054,4 ha)
Nếu tính chung toàn bộ diện tích nuôi tôm thì 3 huyện trọng điểm chiếm đa số mặt nước, trong đó Ngọc Hiển chiếm 56.628,8 ha (52,8%) Đầm Dơi chiếm 32.050,5 ha (29,9%) và Cái Nước 7.470,3 ha (7%).
Tổng diện tích nuôi tôm của 3 huyện chiếm tới 89,7% toàn bộ diện tích nuôi tôm ở Cà Mau. Xét về loại hình, 3 huyện trọng điểm cũng chiếm diện tích tuyệt đối: Rừng - Tôm chiếm 11.982,8 ha (89,3%) chuyên tôm chiếm 81.598,8 ha (89,8%) và Lúa - Tôm chiếm 2.568 ha (84%).
Hình 8: diện tích nuôi tôm của 3 huyện trọng điểm trong toàn bộ diện tích nuôi tôm Cà Mau
Hình 9: tổng diện tích nuôi theo loại hình của 3 huyện trọng điểm so với toàn bộ diện tích nuôi tôm ở Cà Mau
Diện tích dành nuôi tôm tính theo hộ gia đình ở Cà Mau cao nhất cả nước, đạt 3,3 ha/ hộ. Theo tiêu chuẩn này thì diện tích cao nhất ở huyện Trần Văn Thời, đạt 5,9 ha/ hộ. Thấp nhất ở Đầm Dơi, U Minh và TP. Cà Mau chỉ đạt mức 2,4 ha/ hộ.
Do có sự tập trung cao như nêu trên, các phân tích sau này nhằm chủ yếu vào 3 huyện trọng điểm của Cà Mau: Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước.
Tình trạng công nghệ nuôi tôm sú ở các huyện trọng điểm:
Về công trình vuông nuôi :
Diện tích vuông được khảo sát ở 3 huyện thì thấy nhỏ nhất là 5.000 m2 ở Tân Hưng Tây (Huyện Cái Nước) và vuông có diện tích lớn nhất là 80.000 m2 ở xã Đất Mới (Huyện Ngọc Hiển) và diện tích vuông tính trung bình từ lớn đến nhỏ là Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Cái Nước.
ở các huyện khác, các thống kê cho thấy vuông nuôi có diện tích nhỏ nhất cũng cao hơn cùng loại ở Cái Nước. Cụ thể : U Minh 10.000 m2/ vuông (xã Khánh An),TP. Cà Mau 15.000m2/ vuông (phường 8) và Thới Bình 20.000 m2/ vuông. Nếu thống kê toàn bộ thì vuông nuôi lớn nhất là huyện Thới Bình 155.000 m2 (xã Hồ Thị Kỷ).
TT
Huyện
Diện tích nuôi tôm
Ghi chú
DT nhỏ nhất
DT lớn nhất
DT trung bình
1
Ngọc Hiển
10.000 m2 x
80.000 m2 xx
37.619 m2
x: Đất Mới 2 hộ
Viên An 1 hộ
xx: Đất Mới
2
Cái Nước
5.000 m2 x
60.000 m2 xx
23.739 m2
x: Tân.H Tây 1 hộ
xx:Tân.HTây 1 hộ
3
Đầm Dơi
7.000 m2 x
43.000 m2 xx
25.586 m2
x:Tân Duyệt 1 hộ
xx:Tân Tiến 1 hộ
Biểu 2: Quy cỡ các vuông nuôi được khảo sát ở 3 huyện trọng điểm
Về thi công: công trình nuôi tôm ở 3 huyện trọng điểm đều phần lớn dựa vào làm thủ công, vài nơi có kết hợp cơ giới. ở Đầm Dơi, các hộ được khảo sát đều làm thủ công hoàn toàn và kết thúc trong 60 ngày.
TT
Yếu tố KT
Ngọc Hiển
Cái Nước
Đầm Dơi
01
Chất đất
- Phèn mặn chiếm ưu thế
25/ 27 hộ.
- Đất thịt đen 2 hộ (xã Đất Mới)
- Hoàn toàn là đất thịt
- Đất thịt và thịt sét là chủ yếu.
- Bùn sét có 2 hộ (Tân Tiến và Tân Duyệt)
02
Phương
Pháp thi
Công
- Làm thủ công là chính (14 hộ)
- Kết hợp có cơ giới (12 Hộ)
- Thủ công là chính (21 hộ)
- Thủ công có cơ giới 2 hộ (Tân Hưng Tây)
Hoàn toàn thủ công.
03
Thời gian thi công
- Thấp nhất là 30 ngày.
- Cao nhất là 365 ngày (xã Đất Mới)
60 ngày
04
Thời gian thi công
- Cao nhất 80 triệu (xã Đất Mới)
- Thấp nhất 5 triệu (xã Đất Mới)
- Cao nhất 7,5 triệu (xã Nguyễn Huân).
- Thấp nhất 2 triệu (xã Tân Duyệt )
Biểu 3: Chất đất và thi công vuông tôm ở 3 huyện trọng điểm
ở các huyện khác được khảo sát, việc thi công vuông tôm tuyệt đại đa số đều làm thủ công. Huyện Thới Bình hoàn toàn làm thủ công; huyện U Minh chỉ có một hộ dùng cơ giới và TP. Cà Mau có 3 hộ kết hợp dùng cơ giới.
Về thiét kế kỹ thuật vuông nuôi: hình dạng các vuông nuôi ở Ngọc Hiển và Đầm Dơi hoàn toàn là hình chữ nhật. Huyện Cái Nước thì khảo sát lại cho thấy toàn bộ là hình vuông. Hầu như hoàn toàn các vuông tôm ở 3 huyện trọng điểm đều chỉ có một cống cấp và thoát chung, khẩu độ giao động từ 0.7-0.8 và chất liệu đều là bê tông.
TT
Yếu tố KT
Ngọc Hiển
Cái Nước
Đầm Dơi
01
Hình dạng
Vuông nuôi
Hoàn toàn hình chữ nhật
Hoàn toàn hình vuông
Hoàn toàn hình chữ nhật
02
Số lượng cống cấp
1 cống chung
(cấp- thoát)
1 cống chung
(cấp- thoát)
1 cống chung
(cấp- thoát)
03
Chất liệu cống
Bê tông
Bê tông
Bê tông
O4
Khẩu độ cống
TB: 0.7 m
-Lớn nhát: 1.4m (Đất Mới, vuông80.000m2)
-Nhỏ nhất: 0.6m (Đất Mới, Hàm Rồng, Viên An, vuông 10.000-20.000m2
TB: 0.7 m-0,8m
-Lớn nhát: 1.0m (Tân Hưng Tây, vuông60.000m2)
-Nhỏ nhất: 0.4m (Tân Hưng Tây, vuông 5.000m2-7.000m2 14.000m2
TB: 0.8 m
-Lớn nhát: 0.8m
-Nhỏ nhất: 0.5m (Tân Đức, vuông 17.000m2)
Biểu 4: Thiết kế mỹ thuật vuông nuôi ở 3 huyện trọng điểm
ở huyện Thới Bình, khẩu độ cống phổ biến lớn hơn mức trung bình ở nhiều huyện khác thường từ 1-1,2m (1m thường ở các vuông từ 20.000- 29.000m2 và 1,2m ở vuông 155.000m2) và chất lượng lại bằng gỗ là phổ biến. TP Cà Mau và U Minh, các vùng đều có khẩu độ cống nhỏ, cỡ 0,6m và tuyệt đại đa số cũng chỉ có một cống vừa cấp vừa thoát nước.
Về xử lý và cải tạo vuông nuôi: ở các huyện trọng điểm, trước khi thả giống đều có cải tạo ao nuôi, sên vét bùn đáy bằng phương pháp thủ công từ 0,15m - 0,4m. Việc diệt tạp chủ yếu bằng dây thuốc cá hoặc bằng saponin.
TT
Yếu tố KT
Ngọc Hiển
Cái Nước
Đầm Dơi
01
Cải tạo ao
Hầu hết có cải tạo
Có cải tạo
Có cải tạo
02
Sên vét bùn đáy
Từ 0.15-0.20m
0.4m
Từ 0.3-0.4m (cá biệt có 0.5m)
03
Phương pháp
sên vét
Bằng thủ công
Bằng thủ công (cá biệt có cơ giới)
Bằng thủ công
04
Phương pháp
diệt tạp
Chủ yếu bằng dây thuốc cá
Dây thuốc cá và Saponin
Biểu 5: Xử lý và cải tạo vuông nuôi
Cá biệt trong xử lý kỹ thuật ở 3 huyện: ở Ngọc Hiển có một vuông không cải tạo ở xã Đất Mới (vuông có diện tích 35.000m2). ở huyện Cái Nước có những vuông được cải tạo cơ giới (vuông ở Cái Đôi Vàm 20.000m2 và vuông Tân Hưng Tây 24.000m2). ở Đầm Dơi, có vuông nạo vét tới 0,5m (Tân Thuận: vuông 30.000m2 và Tân Tiến: vuông 25.000m2).
So sánh các huyện trong tỉnh thì phần việc này các hộ nuôi ở TP Cà Mau và huyện U Minh có kỹ thuật cao hơn: tất cả các vuông nuôi đều được cải tạo, khử trùng bằng vôi bột và diệt tạp bằng dây thuốc cá.
Thời gian xử lý vuông từ 7-10 ngày.
Huyện U Minh cũng như TP Cà Mau, đều có khử trùng và diệt tạp bằng vôi bột và dây thuốc cá. Thời gian xử lý vuông từ 5-8 ngày.
Về bón phân gây màu:Đây là một yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng trong nghề nuôi tôm nhưng ở huyện nuôi lớn nhất tỉnh là Ngọc Hiển lại không làm. Hai huyện nuôi tiếp theo là Cái Nước và Đầm Dơi cũng có rất ít vuông tôm có bón phân gây màu. ở các nơi trong tỉnh, còn lại thì TP Cà Mau, Thới Bình và U Minh phần lớn thực hiện việc này khá tốt.
TT
Yếu tố KT
Bón phân gây màu
Loại phân
Liều lượng phổ biến
01
Ngọc Hiển
Hoàn toàn không
02
Cái Nước
Hầu hết không
03
Đầm dơi
Hầu hết không
04
TP. Cà Mau
Đa số có bón
NPK-DAP-LÂN-UREA
60-300 kg/ha
05
Thới Bình
Bón phổ biến
NPK-DAP-LÂN-UREA
10 kg/ ha
06
U Minh
Đa số bón
NPK-DAP
100 kg/ ha
Biểu 6: Bón phân gây màu vuông nuôi ở các huyện
ở huyện Cái Nước có ngoại lệ, vuông 20.000m2 ở Tân Hưng Tây có bón 20 kg/ha NPK. ở đầm dơi có ngoại lệ, vuông 21.000m2 ở xã Tân Tiến bón 20-30 kg/ha NPK. ở huyện Thới Bình, bón gây màu mức thấp nhất là 5 kg/ha (xã Hồ Thị Kỷ, các vuông 24.000m2, 39.000m2 và 32.000m2) và cao nhất là 15 kg/ ha (xã Hồ Thị Kỷ, các vuông 24.000m2 và 20.000m2).
Về nguồn gốc con giống, thức ăn và thời vụ: Các huyện trọng điểm nuôi là Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Cái Nước đều có điểm chung giống nhau là dùng nguồn giống tự nhiên, bổ sung nguồn giống nhân tạo với mật độ phổ biến là 2-3 con/ m2. Tất cả đều không cho ăn.
TT
Yếu tố KT
Ngọc Hiển
Cái Nước
Đầm Dơi
01
Cỡ giống phổ biến
PL15
PL12- PL15
2-3 cm
02
Mật độ phổ biến
2-3 con/ m2
2-3 con/ m2
2-3 con/ m2
03
Loại thức ăn
Không cho ăn
Không cho ăn
Không cho ăn
04
Thời gian nuôi
4-5 tháng
Chủ yếu là 6 tháng
Chủ yếu là 4 tháng
05
Số vụ nuôi/ năm
Vụ 1:thả giống tháng
Vụ 2:thả giống tháng
2 vụ là phổ biến
2,3,10,11
3, 4, 7, 8, 9, 10
Hầu hết là 2 vụ
11, 12
5, 6
Hầu hết là 2 vụ
1->4,8,9->12
2->6,8,9,10,12
Biểu7: Con giống, thức ăn và thời vụ ở 3 huyện trọng điểm
Các hộ nuôi ở huyện Ngọc Hiển thường thả giống PL15. Tuy nhiên, cũng có nơi dùng giống cỡ 2-3 cm, cụ thể: xã Hàm Rồng - vuông 35.000 m2 và xã Tam Giang - vuông 25.000 m2 . Nguồn giống bổ sung mua chủ yếu ở ngoài tỉnh. Một số vuông mua giống ở địa phương: xã Đất Mới và xã Hàm Rồng. Thời gian nuôi ở Ngọc Hiển là 4 tháng, số nuôi 5 tháng chỉ chiếm 38% số hộ điều tra. Về vụ nuôi, cũng có 1 hộ nuôi 1 vụ và 8 hộ quanh năm (27,6%). ở huyện Cái Nước, có hộ thậm chí 1 con/ m2. Thời gian nuôi 5 tháng chỉ có 2 vuông ở xã Tân Hưng Tây.
ở Đầm Dơi, việc thả giống cỡ 2-3 cm k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA8010.doc