Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghĩa Đàn

Tài liệu Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghĩa Đàn: ... Ebook Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghĩa Đàn

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghĩa Đàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN E M xin chân thành cảm ơn đến cô giáo-Tiến sĩ Nguyễn Thị Sơn đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài tập khoa học này. Em cũng xin chân thành cảm ơn UBND, phòng địa chính và phòng thống kê huyện Nghĩa Đàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài. Với thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong có sự đóng góp của các thầy cô cùng các bạn để đề tài của mình được hoàn thiện hơn, tạo nền tảng cho việc thực hiện khoá luận sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn ! MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, là địa bàn phân bố dân cư, xã hội và an ninh quốc phòng. Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay (là một nước công- nông nghiệp) vấn đề sử dụng đất nông nghiệp như thế nào cho hợp lí luôn là vấn đề đặt ra cho Đảng và Chính phủ, làm thế nào vừa phải đảm bảo an toàn lương thực, đa dạng hoá nông nghiệp lại vừa phát triển được các ngành kinh tế khác. Huyện Nghĩa Đàn cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Nằm ở Tây Bắc tỉnh Nghệ An, trung tâm của vùng Phủ Quỳ, Nghĩa Đàn là một huyện thuần nông, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong bối cảnh phát triển chung của đất nước, Nghĩa Đàn không chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp mà còn phát triển các ngành kinh tế khác. Với quĩ đất có hạn làm thế nào để đảm bảo được yên cầu trên. Sử dụng hợp lí đất nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết được yêu cầu đó. Là một người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nghĩa Đàn, từng chứng kiến nhiều sự đổi thay của quê hương mình và luôn mong muốn sẽ có nhiều sự đổi thay tốt đẹp hơn nữa. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Nghĩa Đàn” với mong muốn tìm hiểu sâu những điều kiện kinh tế của huyện, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cũng như xây dựng thêm kinh nghiệm trước khi thực hiện bài khoá luận sắp tới. II. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 1.Mục đích, nhiệm vụ Tìm hiểu sâu các điều kiện phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là nguồn lực đất đai. Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, c¬ cÊu sö dông ®Êt n«ng nghiÖp vµ phương hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện. 2.Giới hạn đề tài Kh¸i qu¸t nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế-xã hội của huyện Nghĩa Đàn. Tìm hiểu và đánh giá nguồn tài nguyên đất đai của huyện. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện. Tìm hiểu phương hướng, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Phạm vi lãnh thổ: Nghiên cứu địa bàn trên một thị trấn và 31 xã. III. Quan điểm nghiên cứu 1. Quan điểm tổng hợp Áp dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lý đòi hỏi chúng ta có một cách nhìn tổng quát. Trong một lãnh thổ nhất định, các yếu tố tự nhiên và kinh tế-xã hội, luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một tổng thể thống nhất. Sự phát triển của sản xuất, của một ngành kinh tế, một đơn vị kinh tế… chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, khi nghiên cứu về vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, ta phải xem xét nó trong mối quan hệ đa chiều với các yếu tố khác. 2. Quan điểm lãnh thổ Việc nghiên cứu địa lý phải gắn liền với một lãnh thổ nhất định và đặt nó trong mối quan hệ với lãnh thổ khác, các quan hệ nội vùng, ngoại vùng. 3. Quan điểm lịch sử Các sự vật, hiện tượng đều phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Khi nghiên cứu đòi hỏi ta phải đặt nó trong cả quá trình phát triển với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. IV. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu. Phương pháp bản đồ, biểu đồ. 3  Chương I Kh¸t qu¸t ®iÒu kiÖn tù nhiªn, kinh tÕ - x· héi ph¸t triÓn n«ng nghiÖp huyÖn nghÜa ®µn I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.Vị trí địa lí Nghĩa Đàn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có toạ độ địa lý: Cực Bắc: 19o 33’ B Nam: 19o 35’ B Tây: 105o 18 Đ Đông: 1050 35’ Đ Với diện tích: 72769 ha, Nghĩa Đàn là huyện có diện tích tự nhiên khá lớn so với các huyện trong tỉnh. Phía nam giáp huyện Tân Kì và huyện Quỳnh Lưu; Phía B¾c giáp huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Thanh Hoá; phía Đông giáp huyện Quỳ Hợp. Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi. Đường bộ có quốc lộ 48, 15A, 15B đi các huyện trong tỉnh và trong nước, sang nước bạn Lào, đường thuỷ có từ sông Hiếu đi sông Con (Tân kỳ) ra sông cả về Bến Thuỷ, Cửa Lò. Như vậy, Nghĩa Đàn là cầu nối giữa miền Tây và miền Đông tỉnh Nghệ An, là trung tâm vùng Phủ Quỳ. Với vị trí này, Nghĩa Đàn có ý nghĩa lớn về cả tự nhiên lẫn kinh tế- xã hội và quốc phòng. 2. Địa hình Huyện Nghĩa Đàn có cấu tạo địa hình khá phức tạp: 27% là đồi núi cao, 65% thuộc dạng trung du bán sơn địa và 8% đất thấp bằng thung lũng ngập nước về mùa mưa. Đặc điểm trên đã chi phối đến các đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là sự hình thành đất, tạo điều kịên thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả… 3. Khí hậu Nhìn chung khí hậu Nghĩa Đàn mang những nét chung của khí hậu Nghệ Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ: mưa nhiều, nắng lớn có tổng nhiệt độ bình quân năm khá cao: 85030C, nhiệt độ bình quân các tháng là 230C; nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41,60C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: -0,20C. Nền nhiệt độ này có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành đất cũng như sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Khí hậu Nghĩa Đàn phân ra hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng được bắt đầu từ tháng IV đến tháng X, thời kì nóng nhất là từ tháng V đến tháng VIII. Mùa này nhiệt độ bình quân đạt 27oC – 29oC, nhiệt độ tối cao trung bình lên đến 34oC. Đây là thời kỳ khô nóng: nhiệt độ cao cùng với hoạt động của gió mùa Tây Nam (gió Lào). Mùa lạnh được bắt đầu từ tháng XI đến tháng III năm sau. Thời kỳ này ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và địa hình, nên nhiệt độ giảm xuống. Nhiệt độ trung bình tối thấp vào khoảng 17oC – 22oC, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 3.5oC và có khi xuống dưới 0oC. Với tổng nhiệt độ cao (8503oC), tổng giờ nắng trong năm 1579 giê, nhiệt lượng phong phú, ánh sáng dồi dào đã thúc đẩy quá trình hình thành đất cũng như đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi phát triển và cho năng suất cao, tạo điều kiện cho tăng vụ. Tuy nhiên, chế độ biến động nhiệt đã gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất. Mùa nóng, mùa lạnh ở đây diễn biến thất thường, khi sớm, khi muộn, năm dài, năm ngắn, làm cho tổng nhiệt lượng cung cấp cho cây trồng cũng biến động, ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, đặc biệt là ảnh hưởng của gió Lào. Nghĩa Đàn có lượng mưa khá lớn, tổng lượng mưa trung bình đạt: 1640 mm/năm (vùng Phủ Quỳ: 1563 mm , toàn tỉnh 1853 mm). Tuy nhiên lượng mưa biến đổi không đều theo thời gian và không gian. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X lượng mưa đạt 1464 mm (chiếm 87,6%), mùa khô XI – IV chiếm 12,4%. Để đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi và cung cấp một phần nước cho sinh hoạt, đời sống hàng ngày, đòi hỏi phải xây dựng thêm các hồ đập để điều tiết lượng nước trong năm (thoát lũ, chứa nước). Ở đây còn chịu ảnh hưởng của bão, hàng năm bị ảnh hưởng của 2 đến 3 cơn bão, một số cơn bão làm thiệt hại đến sản xuất cũng như sinh hoạt của con người: cơn bão số 6 năm 1980, số 2 năm 1984, số 7 năm 1982. Tóm lại, khí hậu Nghĩa Đàn có nhiều thuËn lợi để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi quanh năm với ưu thế của những cây con xứ nhiệt đới, cho phép chúng ta sản xuất 3 vụ /năm. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có những tháng nhiệt độ xuống dưới 20oc làm phong phú thêm cây trồng, vật nuôi. Có gió phơn Tây Nam tạo nên nét đặc biệt của các loại hoa quả vùng nhiệt đới. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có một số khó khăn do khí hậu mang lại: diễn biến khí hậu bất thường, phức tạp, năm rét sớm, năm rét muộn, năm gió Lào sớm, dài, năm gió Lào chậm, ngắn, năm bão ít, năm bão nhiều, có năm mưa tiểu mãn từ tháng V đến tháng VI với lượng mưa từ 300- 400 mm. Điều đó buộc chúng ta phải làm tốt công tác dự báo thời tiết dài hạn, ngắn hạn, xác lập nông dịch, bố trí cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây con thích hợp với từng thời kỳ, từng vùng và còn phải dự phòng biến động của thời tiết, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. 4.Thuỷ văn A, Nguồn nước mặt Nguồn nước mặt của toàn huyện Nghĩa Đàn do lưu vực sông Hiếu cung cấp. Sông Hiếu chảy trong địa phận Nghĩa Đàn dài 50 km, có hai nhánh lớn với 55 phụ lưu. Tổng diện tích lưu vực sông Hiếu thuộc huyện Nghĩa Đàn là 370km2. Dòng chính bắt nguồn từ huyện Quỳ Châu chảy cắt dọc theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, chia huyện làm hai phần Đông Hiếu và Tây Hiếu. Dòng sông không ổn định, độ dốc của lòng sông lớn, hai bên bờ sông xói lở nhiều lòng sông sâu cách xa mặt thung lũng. Mực nước lớn nhất là 50,7m và nhỏ nhất là 35,3m (chênh nhau 15,4m). Modul dòng chảy bình quân là 34 l/s/km2, vào mùa kiệt chỉ đạt 13l/s/km2. Nhiệt độ nước khoảng 19oc – 32oc, độ khoáng hoá từ 0,1 – 0,5 g/l, dùng cho sinh hoạt và sản xuất tốt. Chế độ nước của sông Hiếu phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ mưa. Sông Hiếu nhiều nước, khối lượng dòng chảy 3945. 106 m3, nhưng do lòng sông sâu nên việc lấy nước cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô rất khó khăn và tốn kém, hiệu quả kinh tế không cao. Các phụ lưu cấp 1 của sông Hiếu: + Sông Dinh: chảy từ huyện Quỳ Hợp, đoạn chảy qua Nghĩa Đàn dài 5km. + Sông Sào: bắt nguồn từ xã Nghĩa Lạc qua xã Nghĩa Bình, Nghĩa Trung vào sông Hiếu qua khe Tọ. Trên sông Sào có thể xây dựng thuỷ lợi. Hiện nay công trình thuỷ lợi đập sông Sào đang được xây dựng. Ngoài ra còn có các khe: Khe Cái dài 23 km Khe Hang dài 24 km Khe Diên dài 16 km Khe Đá dài 17 km, diện tích lưu vực: 50 km2 Nhìn chung, các khe suối ở đây ngoài nhánh nước có nước quanh năm còn có các khe suối nhỏ mùa khô kiệt nước. Các khe suối ở đây thường hẹp và sâu, mùa mưa đi lại rất khó khăn vì phải qua nhiều đập tràn ngầm ngập nước. Vì vậy, việc bảo vệ rừng và thảm thực vật để đảm bảo các dòng chảy quanh năm là yếu tố hết sức quan trọng, đồng thời không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng để hạn chế bớt nhiều khó khăn trong việc đi lại và mùa lũ. B, Nguồn nước ngầm Nguồn nước ngầm ở huyện Nghĩa Đàn có 2 dạng: Nước tiêu thuỷ trong có lỗ hổng, nước khe nứt và khe nứt Casxtơ. Nước tiêu thuỷ có ở trong những chỗ trũng, các thung lũng sông suối, sườn dốc thoải có thể có liên quan đến mặt nước khe nứt phân bố ở vùng Casxtơ. Mạch nước ngầm ở huyện Nghĩa Đàn tương đối sâu và có nhiều tạp chất của khoáng vật. Vì vậy, khả năng khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ cho các ngành sản xuất là khó khăn. Tóm lại, sông Hiếu và các khe suối đã hợp thành mạng lưới sông suối dạng xương cá, dẫn nước và giao thông đến các vùng trong huyện. Hệ thống sông suối của Nghĩa Đàn về mùa mưa tuy có gây ra lũ lụt, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng cũng là nguồn cung cấp phù sa, nước tưới cho các cánh đồng và cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. 5. Thổ nhưỡng Nghĩa Đàn là vùng đất trù phú, đất đai màu mỡ, có tiềm năng. Với diện tích tự nhiên là 73.767 ha trong đó có 25477 ha đất nông nghiệp (năm 2000) chiếm 34,5% diện tích đất tự nhiên, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa canh với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, đặc biệt có 13.440 ha đất đỏ Badan rất thuần lợi cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. a. Phân loại Theo tài liệu mới nhât của sở địa chính tỉnh Nghệ An thì Nghĩa Đàn có 14 loại đất chính thuộc hai nhóm lớn được phân theo nguồn gốc phát sinh: Đất thuỷ thành và đất địa thành. a.1> Nhóm đất thuỷ thành Nhóm đất này có diện tích khoảng 17.400 ha (chiếm 25% diện tích đất tự nhiên của huyện ) gồm 6 loại đất sau: Đất phù sa ven sông đước bồi đắp hàng năm:1407 ha(1,9% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện) chủ yếu nằm dọc sông Hiếu, các chi lưu, phụ lưu sông Hiếu. Đất phù sa không được bồi chua, không glây hoặc glây yếu : 3.910 ha (chiếm 5,3%). Đất phù sa có nhiều sản phẩm feralit: 4680 ha (6,3%). Đất nâu vàng phát triển trên đất phù sa cổ và lũ tích : 3.610 ha ( chiếm 4,9%). Loại đất này được phân bố ở các xã: Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Lâm, hiện nay đang trồng cây lương thực và cây ăn quả. Đất dốc tụ ( đất firalit biến đổi do trồng lúa): loại đất này có diện tích là 3.811 ha (5,2%) phân bố ở các xã: Nghĩa Liên, Nghĩa Đức, Nghĩa Lâm, Nghĩa Mai, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Hội, Nghĩa Lợi, Nghĩa Hồng. Đất thuỷ thành được hình thành chủ yếu do phù sa sông suối bồi đắp. Đất thuỷ thành có độ phì cao, tỉ lệ đạm trung bình, có độ PH cao, thành phần cơ giới nhẹ đến nặng, thuận lợi cho trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. a.2> Nhóm đất địa thành Có diện tích là 54.114 ha chiếm 73,55% diện tích đất tự nhiên của huyện, gồm 8 loại đất chính sau: Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: 34.406 ha(46,6%) Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá Macma trung tính và bazơ (đỏ bazan): 13.440 ha (18,2%) phân bố tập trung ở các xã: Nghĩa An, Nghĩa Liên, Nghĩa Tiến, Nghĩa Đức và các nông trường. Hiện nay đất đỏ bazan được sử dụng chủ yếu để trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá vôi: 839 ha (1,1 %) Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá cát kết: 700 ha (0,9 %) Đất feralit vàng xám phát triển trên đá cát kết: 120 ha (0,16%) Đất feralit vàng phát triển trên đá biến chất: 60 ha (0,08 %) Đất đen tiêu tuyến (đất đen trên đá Toufe): 3.772 ha (5,1%), tập trung ở Tây Hiếu, Đông Hiếu, Nông trường 1/5, Nông trường 19/5. Đây là loại đất thích hợp trông cây công nghiệp dài ngày. Đất đen trên đá Cacbonat: 778 ha (>1,75%), phân bố ở các xã: Nghĩa Hưng, Nghĩa Mai; thích nghi với cây công nghiệp, đặc biệt là cây mía. Nhìn chung các loại đất địa thành khá tốt (trừ 700 ha đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá cát kết), thích nghi với các loại cây trồng. (Bảng các loại đất) b. Độ dày tầng đất Tầng dày của đất rất quan trọng trong việc canh tác, đối với một số cây trồng yêu cầu cao về độ dày của tầng đất, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày. Đất Nghĩa Đàn có các tầng cụ thể sau: Trên 100 cm : khoảng 21.500 ha. Từ 70-100 cm : khoảng 28.500 ha Từ 30-70 cm : 12.000 ha <30 cm : 8000 ha Trong 14 loại đất trên thì loại đất thì loại đất bazan là loại đất có tầng dày tới hàng chục mét, thành phần cơ cấu nặng, đất có cấu tượng tốt, độ xốp trung bình, thấm nước nhanh, khả năng giữ nước lớn, lượng mùn trung bình. Đây là loại đất rất thích hợp để trồng cây công nghiệp dài ngày. 6. Tài nguyên rừng Nghĩa Đàn là huyện miền núi, nên tài rừng cũng là một trong những thế mạnh kinh tế của huyện. Theo kết quả kiểm kê đến 1/1/2000, diện tích rừng của Nghĩa Đàn là 13445,97 ha, độ che phủ của rừng là 18,2 %. Trong tổng diện tích rừng có: Rừng tự nhiên: 10.424,09 ha (chiếm 77,45% tổng diện tích rừng) Rừng trồng: 3.031,88 ha (chiếm: 22,55% tổng diện tích rừng) Rừng tập trung chủ yếu ở các xã: Nghĩa Mai, Nghĩa Thọ và các vùng giáp huyện Quỳ Hợp, giáp tỉnh Thanh Hoá. Tóm lại: Nghĩa Đàn là huyện có vị trí thuận lợi, điều kiện tự nhiên đa dạng, thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Trong điều kiện tự nhiên đó khí hậu và tài nguyên đất là cơ bản tạo điều kiện cho Nghĩa Đàn có tập đoàn sinh vật phong phú, phát triển nhanh. Đặc biệt, Nghĩa Đàn có thể phát triển một số cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê, cam trên đất đỏ bazan. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên Nghĩa Đàn có nhiều hạn chế và có những thách thức không nhỏ, đó là: diễn biến thời tiết phức tạp, đặc biệt có hoạt động của bão, gió Tây Nam khô nóng đầu mùa hạ, gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Những khó khăn này không những ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động sản xuất của cả vùng. Diện tích rừng của huyện từ năm 1992 trở về trước bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên nước, đất đai trong huyện. Vì vậy việc phủ xanh đất trống đồi trọc là việc làm cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng. Từ năm 1992 trở lại đây, với chính sách cụ thể như: ®óng cửa rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao đất giao rừng cho nhân dân. V× vËy Nghĩa Đàn không những hạn chế được tối đa tình trạng chặt phá rừng lấy gỗ, mà còn trồng được nhiều diện tích rừng lớn, tính đến năm 2000 diện tích rừng trồng là 3031,88 ha. II. Điều kiện kinh tế-xã hội 1. Dân cư và nguồn lao động Nghĩa Đàn có nguồn lao động dồi dào, theo số liệu thống kê năm 1999 tổng dân cư của huyện là 183.679 người, tỉ lệ gia tăng dân số là 1,4%. Lực lượng lao động chiếm 47,6% (87596 người), trong đó lao động nông nghiệp là 73.510 người (chiếm 83,9% lực lượng lao động) Cơ cấu lao động được phân bố theo ngành như sau: Lao động trong ngành nông nghiệp : 83,9% Lao động trong công nghiệp : 11% Lao động trong ngành dịch vụ : 5,1% Biểu đồ 1: Biểu đồ cơ cấu lao động năm 1999: Chú giải: Lao Động Nông Nghiệp Lao Động Công Nghiệp Lao Động Dịch Vụ Về trình độ lao động, lao động có trình độ hết THCS là 64 %, hết PTTH là 24,5%. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên môn là 5,7%. Xét về chất lượng lao động, nằm trong tình hình chung của nông thông Việt Nam, trình độ lao động nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động hết THCS (64%), hiện nay đang từng bước nâng lên đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật. Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất, nhanh chóng thích hợp với cơ chế thị trường. Khi có chính sách khuyến khích sản xuất, người nông dân nhanh chóng bắt nhịp với thuận lợi mới, tìm mọi cách nâng cao năng suất lao động và chất lượng cuộc sống. Bước đầu, lực lượng sản xuất đã có ý thức sản xuất hàng hoá thúc đẩy sản xuất phát triển và phân công lao động. Với 83,9% lao động nông nghiệp và 94 % dân số sống ở nông thôn, số nhân khẩu nông nghiệp chiếm 92%. Đây là thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá lớn, nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày một tăng. Sự tăng trưởng của thị trường trong và ngoài huyện tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Nghĩa Đàn có 4 dân tộc chủ yếu, gồm dân tộc: Kinh, Thanh, Thái, Thổ. Ngoài ra còn có các dân tộc: Bana, Xuđăng, Giarai, Êđê (bộ đội miền Nam tập kết năm 1954). Cơ cấu dân cư đa dạng, phức tạp, hầu hết dân cư là người ở các tỉnh trong nước và các huyện miền xuôi đến xây dựng phát triển kinh tế. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên phong tục tập quán không đồng nhất, dân trí không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, tiếp cận với cơ chế mới còn nhiều hạn chế, có nơi còn bảo thủ trì trệ, chưa mạnh dạn trong qui mô kinh tế lớn. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp-nông thôn, nhiều nhân tố mới xuất hiện về phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. C¸c d©n téc thiÓu sè víi ph­¬ng thøc canh t¸c du canh du c­ ®èt n­¬ng lµm rÉy cã ¶nh h­ëng tiªu cùc ®Õn qu¸ tr×nh sö dông ®Êt, lµm t¨ng diÖn tÝch ®Êt trèng ®åi träc, ®Êt hoang ho¸. 2. Cơ sở hạ tầng- vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất- kỹ thuật là điều kiện quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế của một địa phương. Nếu nơi nào có cơ sở vật chất thuật lợi sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại. a. Hệ thống giao thông HÖ thèng giao th«ng ®­îc c¶i thiÖn dÇn t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho viÖc giao l­u gi÷a c¸c vïng trong ®Þa ph­¬ng vµ gi÷a vïng nµy víi c¸c vïng kh¸c, nèi vïng nguyªn liÖu víi c¸c c¬ së s¶n xuÊt chÕ biÕn. T¹o mèi quan hÖ trao ®æi s¶n phÈm gi÷a c¸c vïng trong huyÖn vµ víi c¸c huyÖn kh¸c ®­a s¶n phÈm n«ng nghiÖp ®Õn n¬i chÕ biÕn. §iÒu ®ã sÏ lµm t¨ng hiÖu qu¶ sö dông ®Êt. Giao thông vận tải đường bộ: huyện Nghĩa Đàn có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Đường giao thông chính: 48,15A và 15B nối với các huyện và các tuyến đường quốc gia dài 183 km. Đường 48 nối với Yên Lý và Thái Hoà đi Quỳ Hợp, đoạn đường Nghĩa Đàn dài 57 km, mặt đường rải nhựa khá tốt nhưng đường hẹp ( chỉ rộng có 6m)- đây là tuyến huyết mach quan trọng nhất. Đường 15A Thái Hoà đi Tân Kì dài 15 km, đường Thái Hoà đi Phú Xuân (Thanh Hoá) dài 13 km, đường 15B Thái Hoà đi NT 1/5 dài 7 km, đường giao thông nội bộ dài 61km. Giao thông vận tải đường sắt: Tuyến đường sắt Thái Hoà đi Cầu Giát dài 50km nối với đường sắt Quốc gia xuôi ngược Bắc-Nam. Giao thông vận tải đường thuỷ: Còn những hạn chế do chế độ thủy văn theo mùa rõ rệt, chủ yếu hoạt động vào mùa mưa. Trong huyện, sông Hiếu có vai trò quan trọng, từ sông Hiếu đi sông Con (Tân Kỳ) ra sông Cả về Bến Thuỷ. Ngoài các tuyến giao thông chính còn có 251km đường liên xã. Đường giao thông đi lại thuận tiện và không ngừng được xây dựng, đảm bảo đúng qui hoạch, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá, vận chuyển vật tư, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cùng với hệ thống đường giao thông phát triển, các phương vận tải cũng không ngừng được cải thiện, số lượng ngày càng tăng lên. Hệ thống giao thông vận tải nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, cần quan tâm xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, cải tạo hệ thống giao thông nội đồng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vận tải khi sản xuất phát triển. b. Hệ thống điện Hệ thống điện khá tốt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, có trạm biến thế điện 16.000 KV , có 6 hệ thống đường dây 35KV tải về các xã. Hiện nay, các huyện trong xã đều đã có điện. Điện phân phối cho sản xuất cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dùng cho thuỷ lợi bơm nước tưới tiêu. c. Hệ thống thủy lợi Hệ thống thuỷ lợi tương đối phát triển và đóng vai trò điều tiết nước và cung cấp nước cho đồng ruộng, cây cối. Toàn huyện đã xây dựng được 188 hệ đập và 22 trạm bơm, công suất 350 m3/h. Tổng diện tích tưới theo thiết kế là 2610 ha, diện tích tưới thực tế là 2289 ha (trong đó tưới cho lúa là 2000 ha, giữ ẩm là 289 ha). Trong điều kiện phát triển nông nghiệp còn phụ thuộc vào tự nhiên, huyện Nghĩa Đàn vẫn đang xây dựng và hoàn thiÖn hơn nữa hệ thống thuỷ lợi cả về qui mô và chất lượng để góp phần chủ động tưới tiêu nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, cho phép luân canh tăng vụ và tăng năng suất trong nông nghiệp. Đặc biệt, thuỷ lợi còn góp phần trong việc đưa diện tích đất chưa sử dụng vào hoạt động nông nghiệp, làm tăng diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, đập sông Sào đang xây dựng sẽ đảm bảo tưới tiêu diện tích 5620 ha. d. Trạm, trại giống Các trạm, trại giống trên địa bàn huyện cùng trạm khuyến nông, trung tâm nghiên cứu cây ăn quả cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó còn cung cấp kỹ thuật, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh, giúp nông dân đạt được hiệu quả năng suất cao. e. Hệ thống cơ sở chế biến-dịch vụ Hệ thống chế biến-dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đang được mở rộng thêm, có nhà máy chế biến nông sản thực phẩm, nhà máy chế biến dầu thảo mộc, nhà máy đường Nghệ An T&L (nằm giữa Nghĩa Đàn-Qùy Hợp), các xưởng chế biến cà phê, cao su…. Sử dụng nguồn nông sản lớn, tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. 3. Đường lối, chính sách Đường lối chính sách chính là kinh chỉ nam định hướng cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng với những đường lối chung trong nông nghiệp của Đảng và Chính Phủ (như: Khoán 10, giao đất giao rừng…), huyện Nghĩa Đàn đã vạch ra những chiến lược phát triển riêng cho huyện mình, như: tăng cường cho nông dân vay vốn trong thời hạn 5 năm, 10 năm để tăng gia sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng- vật nuôi, đẩy mạnh cải tạo diện tích đất trống đồi núi trọc vào sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp….Những chính sách trên đã thúc đẩy nền nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn ngày một phát triển, sử dụng hợp lí có hiệu quả tiềm năng hiện có, đặc biệt là nguồn tài nguyên đất. Tóm lại: Nghĩa Đàn có nguồn lao động dồi dào, cần cù, khéo tay, đã từng gắn bó từ lâu với sản xuất nông nghiệp nên rất giàu kinh nghiệm và đây cũng là thị trương tiêu thụ rộng lớn, kích thích sản xuất phát triển. Cơ sở hạ tầng có xu hướng hoàn thiện dần nhờ có nhiều chính sách ưu tiên phát triển của huyện, tạo điều kiện cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Đó là tiền đề cho việc phát triển kinh tế, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. Bên cạnh đó điều kiện kinh tế-xã hội cũng gặp một số khó khăn: Cơ cấu dân cư phức tạp, chất lượng lao động còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp nói chung. Cơ sở hạ tầng tuy đã được tu bổ nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện. Hệ thống giao thông, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chậm phát triển, chưa kích thích được sản xuất theo hướng hàng hoá. Sự phát triển kinh tế, xã hội còn chưa cao, sức mua của dân còn hạn chế, thị trường nội huyện còn châm tăng trưởng. Vì vậy tăng chất lượng lao động, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật là giải pháp tối ưu thúc đẩy nông nghiệp Nghĩa Đàn phát triển. III. Khái quát về ngành nông nghiệp Nghĩa Đàn Nghĩa Đàn là một huyện nông nghiệp, chính vì vậy tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP cao, tuy nhiên xu hướng ngày càng giảm. Cơ cấu GDP của huyện Nghĩa Đàn thời kỳ 1991-1999 (%) Năm 1991 1991 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Nông Nghiệp 65,3 61,6 59,0 58,4 59,1 46,9 47,3 45,1 45,1 CN-Xây Dựng 24,0 27,6 28,8 29,4 28,6 15,5 15,4 12,9 13,5 Dịch Vụ 10,7 10,8 12,2 12,2 12,3 37,6 37,3 42,0 41,4 Như vậy, trước năm 1995, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp luôn chiếm khoảng 58-66% tổng giá trị sản xuất. Từ năm 1996, tỉ trọng ngành nông nghiệp bắt đầu giảm, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng to lớn so với các ngành khác. Cơ cấu ngành nông nghiệp: Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn những năm gần đây có những chuyển biến tích cực, tuy ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong nông nghiệp nhưng xu hướng hiện nay là giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt và tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi. Cơ cấu ngành nông nghiệp thời kỳ 1991-1999 (%) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Trồng trọt 61,3 63,9 62,6 64,1 68,9 66,7 66,1 64,0 62,8 Chăn nuôi 38,7 36,1 37,4 35,9 31,1 33,3 33,9 35,9 37,2 Trong mỗi ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng có sự thay đổi. Trong ngành trồng trọt tỉ trọng chuyển dich từ khu vực sản xuất lương thực sang sản xuất cây công nghiệp. Trong chăn nuôi, tính chất chăn nuôi có sự thay đổi rõ rệt từ tự cấp sang sản xuất hàng hoá và đã hình thành được những hé gia đình chuyên môn hoá chăn nuôi với số lượng tương đối lớn từ 10-15 con/năm, sản lượng xuất chuồng từ 1-2 tấn/năm. Tuy nhiên hiệu quả của ngành chăn nuôi chưa cao, do đó giá cả bấp bênh thị trường tiêu thụ hạn hẹp, do thiên tai, gia súc, gia cầm dễ bị mắc bệnh, ảnh hưởng tới việc đầu tư cho chăn nuôi với quy mô lớn. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất cho năng suất và sản lượng cao. Chương II HiÖn tr¹ng sö dông ®Êt n«ng nghiÖp ë huyÖn nghÜa ®µn A. Khái quát hiện tượng sử dụng đất đai huyện Nghĩa Đàn Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Nghĩa Đàn (theo thống kê năm 2000) là 73767,05 ha được sử dụng ở các mục đích khác nhau: I. Đất nông nghiệp: diện tích:25.477,68 ha (chiếm 34,5%) Đất trồng cây hàng năm: 14.453,47 ha. Đất vườn tạp: 3.859,61 ha. Đất trồng cây lâu năm: 6.8324,99 ha. Đất có dùng vào chăn nuôi: 11 ha. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 328,61 ha. II. Đất lâm nghiệp có rừng: 13.445,97 ha. (chiếm 18,2%) Rừng tự nhiên: 10.414,09 ha. Đất có rừng sản xuất: 4.501,09 ha. Đất có rừng phòng hộ: 5.388 ha. Đất có rừng đặc dụng: 525 ha. Rừng trồng: 3.031,88 ha. Đất có rừng sản xuất: 2.063,44 ha. Đất có rừng phòng hộ: 746,76 ha. Đất có rừng đặc dụng: 221,7 ha. III. Đất chuyên dùng: 7.629,07 ha (chiếm 10,4%) Đất xây dựng: 519,76 ha. Đất giao thông: 2692,85 ha. Đất thuỷ lợi và mặt đất chuyên dùng: 2778,90 ha. Đất di tích lịch sử-văn hoá: 1,65 ha. Đất quốc phòng-an ninh: 989,1 ha. Đất khai thác khoáng sản: 35,8 ha. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng: 50,92 ha. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 453,94 ha. Đất chuyên dùng khác: 106,15 ha. IV. Đất ở: 1.079,29 ha (chiếm 1,5%) Đất ở đô thị: 32,09 ha. Đất ở nông thôn: 1.047,2 ha. V. Đất chưa sử dụng và sông suối, đất đá: 26.135,05 ha (chiếm 35,4%) Đất bằng chưa sử dụng: 1.405,34 ha. Đất đồi núi chưa sử dụng: 21.135,53 ha. Đất có mặt nước chưa sử dụng: 232,8 ha. Sông suối: 1815,35 ha. Núi đá không có rừng cây: 817,52 ha. Đất chưa sử dụng khác: 728,52 ha. Biểu đồ cơ cấu đất đai huyện Nghĩa Đàn năm 2000 Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp có rừng Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá B. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn Với những chính sách, biện pháp hợp lí, diện tích nông nghiệp đang dần được mở rộng: năm 1999, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện là 19.621 ha, các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn là: Đông Hiếu (1698,3 ha), Tây Hiếu (1424,41 ha), Nghĩa Sơn (1070,5 ha). Đến năm 2000 diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên 25.477,68 ha và các xã có diện tích lớn là: xã Nghĩa Thọ (1695,4 ha), Nghĩa Bình (1537,2 ha), Đông Hiếu (1457,8 ha)… Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, nhìn chung diện tích đất sử dụng của từng loại đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau, tỉ trọng của mỗi loại đất cũng đang thay đổi Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 1999 và 2000 50,6% 15,4% 56,7% 15,2% 26.8% 1999 2000 1,5% 2% 32% Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất vườn tạp Đất cỏ chăn nuôi và mÆt n­íc nuôi trồng thuỷ sản I. Đất trồng cây hàng năm Có thể nói trước đây cho đến nay, tỉ trọng diện tích đất hàng năm đều chiếm đa số trong cơ cấu đất nông nghiệp của huyện: năm 1999 (50,6%) –2000 (56,7%), như vậy diện tích đất trồng cây hàng năm không những chiếm tỉ trọng cao mà còn có xu hướng ngày càng tăng, đây cũng là loại đất có tốc độ gia tăng diện tích lớn nhất: từ 9769 ha (1999) lên 14453,47 ha (2000) với tốc độ gia tăng là 47,9%. Đất trồng cây năm 2000 có diện tích lớn ở những xã sau: Nghĩa Mai (962,3 ha), Nghĩa Yên (851,29 ha), Nghĩa Lâm (812,18 ha)…, ở một số xã diện tích này quá ít, như: Thị trấn Thái Hoà (32,07 ha), Nghĩa Sơn ( 98,48 ha), Tây Hiếu (115,43 ha). Đất trồng cây hàng năm được chia ra các loại: Đất ruộng lúa, lúa màu Đất rương rẫy Đất trồng cây hàng năm khác. 1. Đất ruộng lúa, lúa màu So với một huyện miền núi với diện tích đất ruộng lúa, lúa màu là 3700,21 ha. Nghĩa Đàn là một trong những huyện trung du của tỉnh Nghệ An có diện tích đất ruộng lúa-lúa màu lớn. Do Nghĩa Đàn có diện tích đất thuộc đất phù sa khá lớn: 9937 ha, tương đối màu mỡ nằm dọc hai bên bờ sông Hiếu và các phụ lưu của nó, tương đối thuận lợi cho việc phát triển các ruộng lúa. Ngoài ra diện ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29540.doc
Tài liệu liên quan