Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội - Bắc Ninh. Đề xuất xây dựng 1 mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội

Tài liệu Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội - Bắc Ninh. Đề xuất xây dựng 1 mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội: ... Ebook Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội - Bắc Ninh. Đề xuất xây dựng 1 mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội - Bắc Ninh. Đề xuất xây dựng 1 mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Là một trong những quốc gia cam kết thực hiện phát triển bền vững , Việt Nam đã tích cực thực hiện những công việc nhằm tạo tiền đề cho phát triển bền vững . Phát triển bền vững của Việt Nam đã trở thành quan điểm của Đảng lãnh đạo và được khẳng định trong nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 9, trong chiến lược phát triển kinh tế –xã hội 10 năm 2001- 2010 và trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 là: “ phát triển nhanh , hiệu quả và bền vững , tăng trưởng kinh tế đi đôi với tién bộ , công bằng xã hội và bảo vệ môi trường “ và “ phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường , bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên , giữ gìn đa dạng sinh học “ Để đưa nước ta đi lên về kinh tế, Đại Hội VIII Đảng đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách nhất, cốt lõi nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn được quan tâm đặc biệt. Phát triển kinh tế phi nông nghiệp dựa trên những điều kiện sẵn có là cách làm đúng đắn nhất, và phát triển kinh tế làng nghề đã được Nhà Nước xem là con đường hữu hiệu để nâng cao đời sống xã hội nông thôn dựa trên những nguồn lực không tốn kém Tuy nhiên, nếu các làng nghề được coi là đi đầu trong công cuộc phát triển nông thôn thì vấn đề bảo vệ môi trường ở các làng nghề cũng cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng. Với đặc điểm hoạt động nghề thủ công diễn ra ngay trên khu vực sinh sống, người dân các làng nghề vừa là người gây ô nhiễm, vừa là người chịu ô nhiễm. Và tình trạng ô nhiễm đã và đang diễn ra với diễn biến khá phức tạp đòi hỏi cần phải có những phương hướng và giải pháp thích hợp để cải thiện tình trạng này nhằm đưa Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững. Đó chính là lý do vì sao em chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm môi trường ở làng sắt thép Đa Hội – Bắc Ninh. Đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội”. Trong quá trình thực tập em luôn nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Môi trường cũng như của tập thể các cán bộ Viện Sinh thái và Môi trường : Thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, trưởng khoa Kinh tế và quản lý Môi trường PGS.TS Nguyễn Đắc Hy, Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường Cô giáo: Nguyễn Thị Hoài Thu Thầy giáo: Đinh Đức Trường Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến các Thầy, các Cô, PGS.TS Nguyễn Đắc Hy và toàn bộ những cán bộ đã hướng dẫn em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Từ mục đích thực hiện đề tài cũng và dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đã đưa ra những nội dung chính của đề tài như sau: Chương I :Tiếp cận mô hình phát triển bền vững đối với một làng nghề truyền thống. Chương II. Hoạt động kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề sắt thép Đa Hội. Chương III. Đề xuất việc xây dựng một mô hình phát triển bền vững cho làng nghề Đa Hội. MỤC LỤC Nội dung Trang CHƯƠNG I. TIẾP CẬN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MỘT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 7 I. Khái niệm cơ bản về phát triển bền vững 7 II. Những nội dung cơ bản của phát triển bền vững 10 II.1 Tính bền vững của quá trình phát triển 10 II.2 Các chỉ số phát triển bền vững 12 II.3. Bền vững về kinh tế 15 II.4. Bền vững về xã hội 16 II.5. Bền vững về môi trường 19 III. Phát triển bền vững cho một làng nghề truyền thống 24 III.1. Phát triển kinh tế làng nghề 24 III.2Phát triển bền vững làng nghề 27 CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ SẮT THÉP ĐA HỘI 30 I. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội làng sắt thép đa hội 30 II. Hiện trạng sản xuất 31 II.1. Quy trình sản xuất 31 II.2. Nhu cầu nguyên nhiên liệu 34 II.3. Nguồn lao động 36 III. Hiện trạng ô nhiễm môi trường 37 III.1. Môi trường không khí 37 III.1.1. Môi trường không khí khu vực hộ sản xuất 37 III.1.2. Môi trường không khí khu vực dân cư 39 III.2. Hiện trạng môi trường nước 42 III.2.1. Tình hình sử dụng nước 42 III.2.1.1. Nguồn phát sinh ô nhiễm 42 III.2.1.2. Lượng nước thải ra môi trường 43 III.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước 43 III.2.2.1. Nước ngầm 43 III.2.2.2. Nước mặt 45 III.2.2.3. Nước thải từ quá trình sản xuất 46 III.3 Môi trường đất 47 CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT VIỆC XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO LÀNG NGHỀ ĐA HỘI 61 I. xây dựng mô hình 61 I.1. môi trường 61 I.1.1. Xử lý nước thải sản xuất 61 I.1.1.1. Thí nghiệm 62 I.1.1.2. Xây dựng mô hình công nghệ xử lý nước thải 64 I.1.1.3. Tính toán chi phí 65 I.1.2. Chất thải ở khu vực các lò nấu thép và nung thép 66 I.1.2.1. Xử lý chất thải rắn 66 I.1.2.2. Xử lý khí thải và bụi 66 I.1.3. Nước thải sinh hoạt 67 I.1.4. Rác thải và vệ sinh môi trường 68 I.1.4.1. Rác thải 68 I.1.4.2. Phân gia súc 68 I.2. Mô hình quản lý về văn hoá và xã hội 69 I.2.1. Các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 69 I.2.2. Mô hình quản lý văn hoá 70 II. Kiến nghị 71 KẾT LUẬN 74 CHƯƠNG I. TIẾP CẬN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI MỘT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG : Phát triển bền vững là sự phát triển đem lại lợi ích lâu dài về mặt kinh tế, xã hội và môi trường mà đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của những thế hệ tương lai. Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới đã định nghĩa “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của bản thân họ”.  Như vậy việc làm thoả mãn các nhu cầu và ước vọng của con người là mục tiêu chính của sự phát triển. Phát triển bền vững quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên, quan tâm đến việc bảo vệ và chọn lựa kế hoạch hành động thoả mãn nhu cầu cho mọi đối tượng. Nó cho phép sử dụng theo một cách tốt nhất những nguồn tài nguyên có thể bị suy thoái, và chú ý đến việc dùng thay thế bằng một nguồn tài nguyên khác đúng lúc. Sự phát triển bền vững kêu gọi cần nhấn mạnh hơn nữa việc bảo vệ các hệ thống thiên nhiên và nguồn tài nguyên cơ sở mà tất cả mọi sự phát triển đều phải dựa vào đó, cần quan tâm hơn nữa đến công bằng xã hội hiện nay giữa những nước giàu và nước nghèo, cần đặc biệt quan tâm đến tầng lớp người nghèo trên Thế giới và cần thiết phải đặt một kế hoạch về tầm nhận thức sao cho có thể đáp ứng được những nhu cầu và ước vọng của nhân loại ngày nay. Điều đó đòi hỏi phải có một sự kết hợp chặt chẽ những vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế khi làm quyết định. Quan điểm sinh thái nhân văn (Human ecology) đặt con người là tác nhân quyết định, là chủ thể của hành động và cũng là khách thể chịu hệ quả của hành động do chính mình gây ra. Con người vốn có tập quán canh tác, sinh sống và tổ chức xã hội riêng của dân tộc mình sao cho thích hợp với điều kiện tự nhiên do đó quản lý môi trường trước hết là giải quyết các chính sách kinh tế - xã hội, các cơ chế kích thích sự phát triển tổng hợp dân trí, dân sinh, dân chủ với đặc điểm dân tộc của mình. Quan điểm sinh thái phát triển (Eco - development) cho rằng sự phát triển phải trên cơ sở các điều kiện sinh thái và hệ thống phát triển luôn ở trạng thái cân bằng trong quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Quan điểm phát triển bền vững (Sustainable development) đòi hỏi sự phát triển trước mắt và lâu dài là không mâu thuẫn, phát triển trước mắt phải tạo cơ sở cho phát triển lâu dài. Phát triển là sự biến đổi theo thời gian, theo nhịp điệu và luỹ tiến. Các giai đoạn của quá trình phát triển đều được biểu thị bởi vectơ định hướng về bền vững, hài hoà giữa các mục tiêu sinh thái với mục tiêu kinh tế, vectơ định hướng đó được đo bằng chỉ tiêu tổng hợp GDP, các tiêu chuẩn chất lượng cuộc sống và tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên mọi sự phát triển đều có tính chất mâu thuẫn, nó diễn ra trong đấu tranh giữa các xu thế đối lập. Trong sinh thái học, đó là mâu thuẫn giữa sinh vật thích nghi với môi trường, giữa phát triển với bảo vệ môi trường. Quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quá trình sinh thái - kinh tế hoá luôn luôn biến đổi thích ứng nhằm bảo đảm cân bằng động thông qua điều khiển của con người. “Phát triển bền vững” (Sustainable development) đang là mục tiêu, là phương châm cho các hoạt động phát triển xã hội. Phát triển bền vững là quan hệ tổng hợp giữa xã hội, kinh tế và môi trường. Sơ đồ về mối quan hệ này như sau: XH KT MT XH: Xã hội KT: Kinh tế MT: Môi trường Sơ đồ 1: Mối quan hệ tổng hợp của phát triển bền vững Tài nguyên thiên nhiên và môi trường đóng vai trò cơ sở đối với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất, vào tổ chức, thể chế quản lý và nguồn lực trong xã hội. Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội phát triển về kinh tế với một nền môi trường trong lành và xã hội văn minh. Xã hội phát triển bền vững dựa trên một hệ thống cấu trúc quan hệ biện chứng giữa kinh tế - xã hội - môi trường. Hệ thống hoạt động theo các nguyên tắc, các chu trình, các quy luật vận động của tự nhiên, kinh tế và xã hội. Phát triển bền vững của hệ thống động trong hệ thống động mà vai trò cụ thể là con người là phát triển theo nhịp điệu quanh trục phát triển luỹ tiến theo thời gian, biên độ dao động phản ánh dao động ổn định hay mất ổn định. Khi biên độ dao động vượt qúa giới hạn cân bằng hay ngưỡng cân bằng khi đó xảy ra mất cân bằng, hay mất cân đối, và dẫn đến khủng hoảng. Đương nhiên các vấn đề về mất cân bằng hay mất ổn định còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh của hệ thống. II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG II.1. Tính bền vững của quá trình phát triển Xét một cách cụ thể, trong từng thời đoạn nhất định thì sự phát triển của các xã hội loài người không phải luôn luôn diễn ra theo chiều hướng đi lên. Tuy nhiên trong quá trình lịch sử lâu dài nhiều xã hội đã phải đối mặt với những khủng hoảng trầm trọng về tài nguyên và môi trường và đi đến lụi bại, thậm chí tiêu vong. Sự phát triển kỹ thuật sản xuất tạo nên khả năng cải thiện chất lượng môi trường cho con người, nhưng tới một mức độ nhất định, chính sự phát triển này lại là nguyên nhân làm suy thoái môi trường. Quá trình này đã diễn đi diễn lại liên tục từ thời thượng cổ tới nay. Chăn nuôi đã đem lại cho con người những điều kiện sống an toàn, ưu việt hơn nhiều lần so với săn bắt và hái lượm, nhưng chính chăn nuôi phát triển tới quy mô quá lớn đã tàn phá hàng triệu ha rừng, biến rừng nguyên thuỷ tại các nước châu Phi ven Địa Trung Hải thành vùng cây bụi, trảng cỏ xơ xác, rồi tiếp đó là sa mạc hoá. Các công trình thuỷ lợi thời thượng cổ và trung cổ đã tạo nên những xã hội phồn vinh, nhưng rồi sự sử dụng nguồn nước vượt ngưỡng cho phép của thiên nhiên đã tạo nên sự sụp đổ và hoang tàn của các xã hội này. Một thí dụ cụ thể hơn thường được nhắc tới là sự tàn lụi của nền văn minh Maya. Trong thời gian khoảng 6 thế kỷ từ năm 150 đến năm 800 người Maya đã thiết lập tại vùng Trung Mỹ một xã hội rất phát triển theo tiêu chuẩn đương thời. Họ đã xây dựng hàng trăm đô thị với những đền đài, cung điện nguy nga, tráng lệ tại nhiều nơi ở Mexico, Guatamala, Honduras, Salvador. Để xây khối lượng nhà cửa khổng lồ này họ phải nung rất nhiều vôi và đã dùng gỗ làm nguyên liệu. Hàng chục vạn ha rừng đã bị triệt hạ. Đất đai bị xói mòn, cát lấp đầy các thửa ruộng màu mỡ, lương thực thiếu hụt, đói kém rồi chiến tranh nội bộ trong thời gian khoảng vài chục năm đã dẫn tới sự tiêu diệt nền văn minh Maya (Roberto Furlani, 1995). Cũng trong thời kỳ này tại châu Âu, đế chế La Mã, kinh thành Roma, trung tâm văn hoá rực rỡ một thời của nhân loại, đã bị huỷ hoại vào thế kỷ thứ 5 vì chiến tranh. Tuy nhiên theo một số nhà nghiên cứu thì những nguyên nhân đó chỉ là những biểu hiện cuối cùng. Lý do sâu sắc của sự tàn lụi này là sự mất cân bằng giữa tham vọng vô cùng của con người về phát triển và sự có hạn của tài nguyên thiên nhiên. Trong cố gắng phát triển kinh tế - xã hội ở các thập kỷ 1970, 1980 theo hướng công nghiệp hoá, con người đã thấy rõ hơn đe doạ mới về sự bền vững của phát triển đối với từng quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Trong các xã hội công nghiệp, với sự phát hiện những dạng năng lượng mới, vật liệu mới và công nghệ sản xuất tiến bộ, con người đã tác động mạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp, nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên, tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới tất cả các nước, kể cả nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển đều phải đi theo con đường công nghiệp hoá. Tiến bộ khoa học và công nghệ, bùng nổ dân số, phân hoá về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp lý trong nền kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do thừa thãi” gây ra bởi những người giàu có, có lối sống hướng về tiêu dùng xa xỉ tại các nước công nghiệp phát triển và một bộ phận người giàu có trong các nước đang phát triển, và “ô nhiễm do đói nghèo” gây ra chủ yếu bởi những cộng đồng dân có thu nhập quá thấp tại các nước nghèo. Có thể nói rằng mọi vấn đề môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như mọi sinh vật khác sống trên Trái đất không thể chống lại quy luật tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Đó là quy luật của cuộc sống, của tạo hoá mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hoặc không tự giác. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động tiêu cực tới môi trường. Phát triển đương nhiên sẽ làm biến đổi môi trường, vấn đề là phải làm sao cho môi trường tuy biến đổi nhưng vẫn làm đầy đủ được ba chức năng cơ bản của nó là: tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; cung cấp cho con người các tài nguyên cần thiết để sản xuất, sinh sống; xử lý, đồng hoá các phế thải sản xuất và sinh hoạt, đảm bảo phế thải không gây ô nhiễm môi trường. Đó chính là phát triển bền vững. II.2 . Các chỉ số về phát triển bền vững Xã hội bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nền sinh thái bền vững. Xã hội bền vững được đánh giá bằng việc xác định các chỉ số phát triển bền vững. Các tiêu chí bền vững được xác định trên quan điểm mục tiêu. Trong hệ thống mục tiêu có mục tiêu của hệ thống, có nhóm mục tiêu và mục tiêu theo yếu tố. Logic tương tự, hệ thống phát triển bền vững có tiêu chí bền vững hệ thống, tiêu chí bền vững theo nhóm và tiêu chí bền vững yếu tố. Các chỉ số bền vững được định lượng và có các tiêu chí được quy thành tiền. Các tiêu chí bằng tiền giúp cho việc phân tích và đánh giá trong hệ thống hạch toán quốc gia. Để đánh giá bền vững cần phải có các tiêu chí bền vững. Song cho đến nay việc xây dựng các tiêu chí bền vững là rất quan trọng, đòi hỏi những nghiên cứu khoa học về phương pháp luận xây dựng hệ thống chỉ tiêu bền vững. Nghiên cứu phương pháp luận về quan hệ giữa tiêu chí tổng hợp của hệ thống với tiêu chí các nhóm gồm các yếu tố liên quan và tiêu chí cho mỗi yếu tố. Tiêu chí thể hiện tính bền vững của hệ thống trong đó tìm ra biên độ dao động của hệ thống và giới hạn cân bằng của hệ thống theo các chu kỳ dao động, nhịp điệu luỹ tiến của hệ thống, trong quan hệ giữa các thành phần của hệ thống như GDP - Dân số - Chất lượng môi trường, chỉ số quan hệ giữa GDP với các GDP theo các ngành kinh tế, theo các yếu tố môi trường và các yếu tố xã hội. Kinh tế Môi trường Xã hội HỆ MÔI TRƯỜNG HỆ XÃ HỘI HỆ KINH TẾ GDP CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ Mức sống Đói nghèo Dân trí Lao động Việc làm Công nghiệp Nông nghiệp Giao thông Năng lượng Dịch vụ Không khí Nước Đất Đa dạng sinh học Các hệ sinh thái Xây dựng Sơ đồ 2: Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế – dân số – môi trường Xây dựng một xã hội phát triển bền vững được xác định trong tác phẩm “Cứu lấy Trái Đất” gồm 9 nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc 1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng. Nguyên tắc 2. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Nguyên tắc 3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái Đất. Nguyên tắc 4. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo. Nguyên tắc 5. Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái Đất. Nguyên tắc 6. Thay đổi thái độ và hành vi của con người. Nguyên tắc 7. Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình. Nguyên tắc 8. Xây dựng một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ. Nguyên tắc 9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường. II.3. Bền vững về kinh tế Tính bền vững về kinh tế có thể được thể hiện qua các chỉ tiêu về phát triển kinh tế quen thuộc như: Tổng sản phẩm trong nước: GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc gia: GNP (Gross National Product) Tổng sản phẩm bình quân đầu người: GDP/capita Tăng trưởng của GDP (GDP growth) Cơ cấu GDP GDP hoặc GNP khái quát hoá toàn bộ khả năng sản xuất và dịch vụ của một quốc gia vào một chỉ tiêu định lượng. Chỉ tiêu này cho phép ta so sánh mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia với nhau, cũng như để so sánh sự phát triển của một quốc gia trong những thời kỳ khác nhau. GDP thường được điều chỉnh bằng sức mua thực của GDP, gọi là PPP (Purchase Parity Power). GDP/người biểu thị giá trị trung bình về sản xuất, dịch vụ mà một người dân trong quốc gia đó có thể làm ra, nói lên quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số. Căn cứ vào GNP/người các tổ chức quốc tế thường phân các quốc gia thành các nhóm: thu nhập thấp; thu nhập trung bình thấp; thu nhập trung bình cao; và thu nhập cao. Tăng trưởng GDP thể hiện lượng tăng của GDP trong một năm cụ thể so với GDP năm trước tính bằng % của GDP năm trước. Cơ cấu GDP là tỷ lệ đóng góp vào GDP của 3 lĩnh vực lớn của nền kinh tế của một quốc gia: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Mỗi lĩnh vực có khả năng sinh lợi khác nhau. Thông thường dịch vụ và công nghiệp sinh lợi nhiều hơn nông nghiệp. Cùng một GDP bằng nhau, nền kinh tế nào có tỷ lệ dịch vụ và công nghiệp cao thì sẽ có khả năng tăng trưởng nhanh chóng hơn. Một quốc gia bền vững kinh tế phải đạt những yêu cầu sau: - Tăng trưởng GDP và GDP/người cao. Các nước thu nhập thấp có mức tăng trưởng GDP vào khoảng 5%. Nếu có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP/người thấp thì vẫn xem là chưa đạt tới mức bền vững. - Cơ cấu GDP hợp lý đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định. II.4. Bền vững về xã hội Tính bền vững về phát triển xã hội của các quốc gia cũng thường được đánh giá qua một số độ đo như: chỉ số phát triển con người; chỉ số bình đẳng thu nhập; chỉ số về giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hoá. • Chỉ số phát triển con người (Human Development Indicator, HDI) Sự không thành công của các chiến lược phát triển trong các thập kỷ cuối thế kỷ 20 đã đem lại một nhận thức mới về phát triển. Các nhà chiến lược cho rằng mục đích cơ bản của phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Con người vừa là mục tiêu phục vụ, vừa là động lực của phát triển, vì vậy muốn phát triển thành công, điều cơ bản cần làm trước hết là phát triển con người. Nền kinh tế của thế giới đã phát triển tới mức cao và rất đa dạng. Nền kinh tế của từng quốc gia là bộ phận tổ thành hữu cơ của hệ thống hết sức phức tạp này. Những mô hình chung cho sự phát triển của các nước đang phát triển như “thay thế hàng ngoại nhập”, “hướng về xuất khẩu” trong các thập kỷ 1960, 1970 không còn hiệu nghiệm nữa. Từng quốc gia phải căn cứ điều kiện ban đầu đã có của mình và bối cảnh luôn luôn biến động của thế giới để tìm con đường đi và xác định chiến lược thích hợp của mình. Trong từng quốc gia thì từng ngành, từng địa phương, từng xí nghiệp cũng phải xác định chiến lược riêng của mình một cách tương tự. Đặc điểm này phù hợp với các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động xã hội. Để làm được những việc đó chiến lược khái quát chung là phải phát triển khả năng và phẩm chất của con người, thành tố cơ bản của mọi xã hội. Quan điểm phát triển con người đã được xây dựng từ nhận thức trên. Xuất phát từ quan điểm nêu trên, năm 1990 Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra “Chỉ số phát triển về con người” (Human Development Index, HDI). Chỉ số HDI tập hợp 3 độ đo về mức độ phát triển của con người vào một số đo chung. 3 độ đo hợp thành HDI của một xã hội là: (1) độ đo về kinh tế thể hiện qua PPP/người, (2) độ đo về sức khoẻ của con người thể hiện qua tuổi thọ trung bình l, (3) độ đo về trình độ học vấn trung bình của người dân e. Khái niệm về HDI cho rằng phát triển con người thực chất là sự mở rộng khả năng lựa chọn điều cần thiết và thích thú của con người. Sự lựa chọn này là vô hạn và luôn luôn thay đổi với thời gian. Tuy nhiên cho dù ở mức độ phát triển nào thì con người cũng mong muốn 3 điều quan trọng nhất là: có sức khoẻ, được sống lâu (1); có kiến thức (e); có nguồn lực tài chính để có thể có một mức sống vật chất thích hợp (PPP). Phát triển con người có hai mặt. Một là sự tạo nên khả năng của con người như tăng sức khỏe, kiến thức, kỹ năng. Mặt khác việc sử dụng các khả năng này vào các hoạt động sản xuất, công tác, hưởng thụ các giá trị của thiên nhiên, xã hội và cuộc sống. Sự bền vững về xã hội của một quốc gia hoặc một địa phương trong quốc gia thể hiện ở: (1) HDI tăng trưởng, (2) HDI đạt tới mức trên trung bình. HDI có ưu điểm là đã tập hợp nhiều độ đo khác nhau vào một chỉ số chung giúp cho sự so sánh mức tổ hợp phát triển trên nhiều mặt. Tuy nhiên HDI có những nhược điểm nhất định. Cách tính HDI tương đối phức tạp, chưa ổn định. Từ 1990 đến nay các tác giả đã nhiều lần thêm bớt các thành tố được đem ra xem xét trong HDI. Một vài giả định đưa ra trong tính toán như xem mức GDP/người từ 5.300 USD trở lên xem không khác gì nhau, nghĩa là sự khác nhau giữa GDP thí dụ của Thuỵ Điển (22.100 USD) và của Columbia (5.300 USD) có thể không cần xét đến, là điều không phù hợp với thực tế /TLTK2, Gillis, 1996/. • Chỉ số bình đẳng thu nhập (Hệ số GINI) Muốn bền vững một quốc gia hoặc một địa phương trong quốc gia, phải tránh được những bất ổn xã hội. Nguyên nhân cơ bản của bất ổn này là sự mất cân bằng trong phân phối thu nhập. Vì vậy chỉ số bình đẳng về thu nhập, thường gọi là chỉ số GINI, theo tên của người đề xuất chỉ số, được xem là một chỉ số về tính vững bền xã hội. Tình trạng phân phối thu nhập của các hộ dân trong một xã hội nhất định được mô tả trên sơ đồ đường cong Lorenz. • Chỉ số giáo dục, đào tạo, thường được cụ thể hoá thành những số liệu Chỉ tiêu về giáo dục, đào tạo được cụ thể hoá thành : tỷ lệ người biết chữ trong nhân dân ở một độ tuổi nhất định; tỷ lệ người được đi học các bậc tiểu học, trung học, đại học trong những lứa tuổi nhất định, số sinh viên trên 10.000 dân, trong đó % sinh viên trong các ngành công nghệ; số học sinh / giáo viên; ngân sách nhà nước chi cho giáo dục bằng % tổng ngân sách, hoặc % tổng GDP. Chỉ tiêu về dịch vụ xã hội y tế thường được cụ thể hoá thành; số trẻ sơ sinh bị chết/1000; tuổi thọ trung bình; số bác sĩ cho 1000 dân; số giường bệnh cho 1000 dân; tỷ lệ % dân được hưởng dịch vụ y tế xã hội, tỷ lệ % dân có nước sạch để dùng; tỷ lệ trẻ em dưới 12 tháng được tiêm phòng dịch bệnh; ngân sách nhà nước chi cho dịch vụ y tế bằng % tổng ngân sách hoặc % tổng GDP. Chỉ tiêu về hoạt động văn hoá, thường được cụ thể hoá bằng: số tờ báo, ấn phẩm thông tin được phát hành cho 1000 dân ; số người ứng với 1 máy thu thanh, thu hình, số thư viện/ 10.000 dân (Xã hội bền vững về giáo dục, y tế, văn hoá phải có sự tăng trưởng của các chỉ số nói trên). II.5. Bền vững về môi trường Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la. Trong đó có thái dương hệ, trong Thái dương hệ có Trái Đất, với khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, sinh quyển và trí quyển. Đối với từng cá thể con người cũng như cả loài người, môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng do có ba chức năng: 1.Môi trường là không gian sinh tồn của con người. Cũng như mọi sinh vật để tồn tại và phát triển, về mặt sinh lý, tâm lý và tinh thần con người cần có một không gian sống với những đặc điểm nhất định về lượng và chất. Môi trường trước hết là không gian sống. 2.Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên, kể cả vật liệu, năng lượng và thông tin cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. 3.Môi trường là nơi chứa đựng, xử lý, tái chế các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Môi trường luôn luôn biến động dưới tác động của tiến hoá của tự nhiên và hoạt động của các sinh vật, trong đó con người đang có những tác động mạnh mẽ nhất. Con người không thể bảo toàn giữ môi trường nguyên dạng nhưng phải bảo vệ ba chức năng nói trên của môi trường. Môi trường bền vững là môi trường luôn luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng nói trên. Bền vững về không gian sống của con người tại một khu vực lãnh thổ nhất định thể hiện ở mật độ dân số, mật độ hoạt động của con người không vượt quá khả năng chịu tải của khu vực đó. Về các yếu tố chất lượng môi trường sống của con người như sự trong sạch của không khí, nước, đất, không gian vật lý, cảnh quan, quá trình sử dụng không được làm giảm chất lượng của các yếu tố này xuống dưới giới hạn cho phép theo các quy định của từng vùng, Quốc gia và các tổ chức quốc tế. Bền vững về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là các tài nguyên tái tạo như : nước, một số dạng năng lượng, tài nguyên sinh vật được sử dụng tái tạo về số lượng và chất lượng. Bảng I.1: Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển bền vững Loại chỉ tiêu Chỉ tiêu I. Một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế 1. Mức tăng GDP trên đầu người 2. Tỷ trọng của các ngành kinh tế trong GDP, đặc biệt là các ngành liên quan đến khai thác tài nguyên. 3. Tỷ trọng chi phí cho bảo vệ môi trường trong GDP 4. Nguồn tài chính cho phát triển bền vững từ các nguồn: ODA, FDI,.. 5. Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân/người 6. Cơ cấu thu nhập quốc dân theo công, nông nghiệp, dịch vụ (%) II. Một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển bền vững xã hội 1. Tổng dân số và tốc độ tăng dân số 2. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói 3. Tỷ trọng chi phí cho giáo dục trong GDP 4. Tỷ trọng chi phí cho y tế, chăm sóc sức khoẻ trong GDP 5. Tỷ lệ người lớn biết chữ 6. Tuổi thọ trung bình của người dân 7. Tỷ lệ dân số đô thị 8. Diện tích nhà ở/đầu người 9. Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước sạch 10. Số dân di cư (người/năm) 11. Số người bị nhiễm các bệnh xã hội III. Một số chỉ tiêu phát triển bền vững về môi trường a. Nhóm các chỉ tiêu về môi trường đất 1. Diện tích đất có rừng che phủ 2. Diện tích đất bị ngập úng và nhiễm mặn 3. Diện tích đất ngập nước; tốc độ mất đất ngập nước hàng năm 4. Diện tích đất canh tác được tưới, tiêu bằng công trình (thuỷ lợi hoá) 5. Diện tích đất được trồng rừng phủ xanh trong năm 6. Diện tích đất đã bị thoái hoá 7. Hoá chất nông nghiệp: phân bón vô cơ, hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng hàng năm (tấn/năm; tấn/ha đất canh tác) b. Nhóm các chỉ tiêu về nước lục địa 1. Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch 2. Tỷ lệ nước thải được xử lý 3. Lượng nước thải đô thị và khu công nghiệp đổ vào nguồn nước mặt hàng năm 4. Lượng nước mặt sử dụng hàng năm 5. Trữ lượng nước ngầm 6. Chất lượng nước mặt 7. Chất lượng nước ngầm c. Nhóm các chỉ tiêu về môi trường nước biển 1. Chất lượng nước biển tại một số cửa sông, ven biển và biển khơi d. Nhóm các chỉ tiêu về tài nguyên thiên nhiên 1. Tiêu thụ năng lượng tính trên đầu người 2. Tỷ lệ sử dụng năng lượng từ các nguồn tái tạo trong tổng năng lượng tiêu thụ e. Nhóm các chỉ tiêu về không khí 1. Chất lượng không khí ở đô thị 2. Tổng lượng xả thải chất ô nhiễm vào khí quyển hàng năm 3. Tổng lượng xả thải chất ô nhiễm vào khí quyển theo một số lĩnh vực hoạt động 4. Độ ồn giao thông 5. Độ ồn trong sản xuất 6. Số lượng xe có động cơ 7. Diện tích cây xanh đô thị 8. Diện tích mặt nước, ao hồ ở đô thị f. Nhóm các chỉ tiêu về chất thải rắn 1. Lượng chất thải rắn hàng năm 2. Lượng chất thải độc hại 3. Khối lượng và tỉ lệ rác thải khu dân cư g. Nhóm các chỉ tiêu về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học 1. Tổng số loài 2. Tỷ lệ các loài bị đe doạ trong tổng số các loài 3. Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên so với tổng diện tích đất liền và biển 4. Diện tích rừng (độ che phủ rừng) 5. Tốc độ mất rừng 6. Tốc độ rừng phục hồi 7. Diện tích rừng được bảo vệ (ha) 8. Diện tích đầm phá (ha) 9. Khu bảo tồn biển 10. Tổng số các loài sinh vật đã được kiểm kê 11. Số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng h. Nhóm các chỉ tiêu về sự cố môi trường 1. Lũ lụt, nước dâng 2. Hạn hán 3. Bão, áp thấp 4. Trượt, sụt, lở, nứt đất 5. Động đất 6. Cháy rừng 7. Tràn dầu 8. Sự cố cháy nổ do hoá chất i. Nhóm các chỉ tiêu về quản lý và thể chế 1. Tỷ lệ các dự án môi trường trong tổng số các dự án phát triển kinh tế - xã hội 2. Tỷ lệ tái chế và sử dụng lại chất thải trong tổng lượng chất thải 3. Số lượng các hiệp định và tuyên ngôn toàn cầu đã ký kết, cam kết và đưa vào thực hiện có hiệu quả 4. Các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường đã ban hành 5. Các bộ tiêu chuẩn về môi trường đã ban hành 6. Số cán bộ trong biên chế Nhà nước về quản lý môi trường 7. Các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ môi trường đã được thiết lập 8. Số cán bộ làm trong các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ môi trường 9. Ngân sách Nhà nước về bảo vệ môi trường 10. Chi cho bảo vệ môi trường theo mục đích 11. Số vụ phạt vi phạm về môi trường và tổng số tiền phạt III. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO MỘT LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG III.1 Quan điểm phát triển kinh tế làng nghề Để đưa nước ta đi lên về kinh tế, Đại Hội VIII Đảng đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách nhất, cốt lõi nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn được quan tâm đặc biệt bởi các lý do sau: Lao động nông thôn chiếm phần đông trong lao động cả nước: 1996 : 29.028.000 người – chiếm 80,94% lao động cả nước 1997 : 28.963.800 người – chiếm 79.80% lao động cả nước 1998 : 29.757.600 người – chiếm 79.55% lao động cả nước Vì vậy đây là tiềm lực to lớn trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Lao động nông thôn có thời gian nhàn rỗi lớn: Tỷ lệ thời gian lao động chỉ chiếm 70.88%. Trong đó tỷ lệ thời gian lao động cho các hoạt động chính (trồng trọt, chăn nuôi …) mới đạt ở mức thấp: 61.37%. Riêng vùng đồng b._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29667.doc
Tài liệu liên quan