mục lục
Nội dung: ` Trang
Phần I: Mở đầu
1. Đặt vấn đề 7
2. Mục tiêu thực hiện 7
3. Giới hạn chuyên đề 8
3.1Thời gian 8
3.2 Phạm vi nghiên cứu 8
Phần II : Tổng luận
A/ Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 9
I- Vai trò của nuôi thuỷ sản 9
Nuôi trồng thuỷ sản tạo nguồn dinh dưỡng có giá trị 9
Nuôi trồng thuỷ sản tạo công ăn việc làm cho người lao động 10
Nuôi trồng thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế xã hội 10
Nuôi trồng thuỷ sản giảm áp lực khai thác bảo vệ nguồn lợi
47 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng nghề nuôi cá ruộng huyện Mê Linh (47tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11
II- Hiện trạng và xu thế nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 12
2.1 Hiện trạng và xu thế nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 12
2.2 Xu thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới 14
B/ Tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 15
I-Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản trong nền kinh tế ở Việt Nam 15
II- Tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 16
2.1 Tiềm năng mặt nước 16
2.2 Các lợi thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 17
a. Điều kiện khí hậu 17
b. Điều kiện về nguồn lực lao động 17
c .Các chính sách về thị trường 17
d. Cơ chế chính sách 17
2.3 Các đối tượng và hình thức nuôi 18
a. Các đối tượng 18
b. Hình thức 19
2.4 Hiện trạng nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 19
III- Vài nét nuôi trồng thuỷ sản ở Vĩnh Phúc 20
IV- Vài nét nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Mê Linh … 21
Phần III: Phương pháp nghiên cứu
I-Thời gian nghiên cứu 22
II- Địa điểm nghiên cứu 22
III- Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu 22
1. Phương pháp nghiên cứu gián tiếp 22
2. Phương pháp nghiên cứu trực tiếp 22
3. Phương pháp điều tra 23
4. Phương pháp xử lý số liệu 23
Phần IV: kết quả nghiên cứu
I- Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở huyện Mê Linh 23
1.Vị trí địa lý , địa hình 23
2. Điều kiện kinh tế xã hội 24
3.Tình hình khí tượng thuỷ văn 25
Nhiệt độ trung bình 25
Thuỷ văn 26
ii- Hiện trạng nghề nuôi cá ruộng huyện Mê Linh 27
2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội ở các chủ hộ nuôi cá 27
2.1.1 Thông tin về chủ hộ 27
a.Tuổi chủ hộ 27
b.Thành phần chủ hộ tham gia nuôi cá 28
c.Trình độ học vấn 28
d. Nghề nghiệp chính 28
2.2.2 Các thông tin về chủ hộ 29
a. Số nhân khẩu và lao động của chủ hộ 29
b. Số năm nuôi cá 29
c. Diện tích đất canh tác 29
2.2 Đặc điểm ruộng đưa vào nuôi cá 30
2.2.1 Diện tic 30
2.2.2 Độ sâu mực nước trung bình 33
2.3 Hình thức nuôi và đối tượng nuôi 30
2.3.1 Hình thức 31
2.3.2 Đối tượng 31
2.4 Kỹ thuật nuôi 31
a. Chuẩn bị ruộng nuôi 31
b. Thời vụ nuôi giống và mật độ cá thẩ 31
c. Quản lý và chăm sóc ruộng nuôi 32
d. Thu hoạch, phương thức thu hoạch và cỡ cá thu hoạch 32
e. Năng suất cá thịt 33
2.5 Hiệu quả kinh tế 33
a. Hạch toán thu nhập từ lúa 33
b. Hạch toán thu nhập từ cá 33
c. Hạch toán thu-chi từ lúa và cá 34
2.6 Một số thông tin khác 34
2.6.1 Tình hình dịch bệnh 34
2.6.2 Những khó khăn và kiến nghị 35
iii- Giải pháp phát triển nghề nuôi cá ruộng tại vùng nghiên cứu 35
3.1 Giải pháp kỹ thuật 35
Hình thức nuôi cá ở ruộng cấy 2 vụ lúa 35
Hình thức nuôi cá ruộng cấy 1 vụ lúa 36
Giải pháp kinh tế - xã hội 37
a. Định hướng phát triển 37
b.Hành động cụ thể 37
Phần V: Kết luận và đề xuất ý kiến
I- Kết luận 38
II- Đề xuất ý kiến 38
Danh sách bảng.
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới……………………… …12
Cơ cấu sản lượng thuỷ sản theo khu vực nuôi …………………… …13
Sản lượng và tỷ các nhóm trong nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới …14
Tổng sản phẩm quốc nội và đóng góp của ngành thuỷ sản năm 1998 ..15
Tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam …………… …16
Nguồn gốc nội địa các loài cá Việt Nam ………………………… …18
Các loài cá được nhập vào Việt Nam đến nay……………………….18
Kết quả sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đến năm 1998 ở Việt Nam …………………………………………………20
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản huyện Mê Linh 21
Sản lượng thuỷ sản huyện Mê Linh 22
Giá trị sản xuất thuỷ sản huyện Mê Linh 22
Phương pháp nghiên cứu theo mẫu điều tra 23
Các số liệu về kinh tế xã hội huyện Mê Linh 25
Phân bố độ tuổi của chủ hộ nuôi cá 27
Thành phần chủ hộ tham gia nuôi cá 28
Nghề nghiệp của nông hộ 28
Nhân khẩu và lao động của nông hộ 29
Số năm nuôi cá của chủ hộ 29
Đặc điểm ruộng của vùng nghiên cứu 30
Mức nước trung bình qua các giai đoạn phát triển của lúa 30
Chuyển bị ruộng nuôi 31
Mật độ và quy cỡ cá giống thả 32
Cỡ cá thu hoạch 33
Năng suất cá thịt 33
Hạch toán thu nhập từ lúa 33
Hạch toán thu nhập từ cá 34 Bảng 27. Hạch toán thu - chi từ lúa và cá 34
Các chữ viết tắt.
1. AIT: Viện Công Nghệ Châu á.
2.ASIAN: Các nước Đông Nam á .
3. FAO: Tổ chức Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc.
4.NTTS: Nuôi trồng thuỷ sản.
5.VACR: Vườn -Ao - Chuồng- Ruộng.
6.UBND: Uỷ ban nhân dân.
Lời cảm ơn
Với tấm lòng kính trọng , em xin chân thành cảm ơn đến thầy: Cái Ngọc Bảo Anh -Thầy đã hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi cũng cám ơn tất cả các cán bộ công viên chức Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Mê Linh, Phòng Thống kê huyện Mê Linh, Sở Nông nghiệp phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành báo cáo này.
Cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo đã dạy tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Từ trong sâu thẳm đáy lòng mình con vô cùng biết ơn bố, mẹ , anh , chị , em trong gia đình đã động viên để con có được thành quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng xin cảm ơn đến bạn bè đồng nghiệp .
Vĩnh Phúc tháng 6 năm 2003
Sinh viên thực hiện:
Kiều Đức Nguyện.
Phần I : Mở đầu
I- Đặt vấn đề.
Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-2.000mm, bức xạ mặt trời cao(130kcal/cm2) từ đó đã tạo cho nước ta một tiềm năng lớn về năng suất sinh học (Vũ Đỗ Quỳnh,1991). Ngoài ra Việt Nam là nước Châu á có tiềm năng rất to lớn về nuôi trồng thuỷ sản kể cả 3 vùng ngọt, lợ, mặn.
Với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh khác nhau, 112 cửa sông lạc hòn và hàng nghìn đảo lớn nhỏ gần biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi chằng chịt ,các hồ thuỷ lợi ,thuỷ điện. Đã tạo cho nước ta có một tiềm năng rất lớn về mặt nước với khoảng 170.0000 ha.Trong đó ao hồ nhỏ 12.0000 ha, ruộng có khả năng đưa vào nuôi trồng thuỷ sản 580.000ha, vùng triều 660.000ha. (Nguồn: Bộ Thuỷ Sản tháng 5 năm 1999).
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích 137.136,18 m2; diện tích đất nông nghiệp là 66.780,85 ha; dân số 1.091.937 người trong đó có 623,78 ngàn người trong độ tuổi lao động, khu vực nông thôn có 76,744 ngàn người.
Khí hậu thời tiết Vĩnh Phúc chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đối gió mùa. .Nhiệt độ trung bình 22-23 oC. Lượng mưa giao động 1.800 mm/năm.Tổng số giờ nắng từ 1.600 - 1.750 giờ/năm, số ngày có nhiệt độ dưới 10o C, tần suất thấp, vì vậy nhờ có đặc điểm thuận lợi trên đã tạo cho Vĩnh Phúc có tính mở rộng về quy mô cũng như khả năng tận dụng tối đa cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản. (Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc ). Toàn tỉnh có tổng diện tích mặt nước: 24.903,5 ha. Trong đó :
+ Một vụ lúa: 9.439,21 ha =37,9%
+ Mặt nước dạng nuôi trông thuỷ sản là 2.170,70 ha=8,71%
+ Kênh mương (kể cả bờ 4.118,64 ha=16,53%)
+ Mặt nước chuyên dùng 2.524,13 ha =2,2%
+ Sông suối 6.097,67 ha =24,48%
Mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản 7468,34 ha=38,5% trong đó:
- Ao hồ nhỏ: 2.170,70 ha
- Đầm hồ sông lạch: 2.297,64 ha
- Ruộng trũng: 3.000 ha nhưng hiện toàn tỉnh chỉ mới sử dụng 3244,836 ha cho nuôi trồng thuỷ sản (Nguồn :Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc ).
Mê Linh là huyện ven đê sông Hồng, nền kinh tế phát triển nhờ Nông nghiệp. Tuy nhiên huyện có lợi thế về triển vọng nuôi trồng thuỷ sản bởi nguồn nước cung cấp phục vụ tưới tiêu nông nghiệp qua hệ thống cống nên nguồn lợi thuỷ sản ở đây ngoài mang tính chất vốn có còn có thêm các đối tượng di cư từ sông vào như: trắm , vền… Mặt khác huyện còn có nhiều hệ thống kênh mương dày đặc tạo cho một tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản rất lớn. Dù vậy năng suất, sản lượng còn chưa cao, bên cạnh đó những nghiên cứu về tài liệu hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở đây chưa nhiều, kết quả thu được vẫn dựa vào tự nhiên. Vì vậy việc hệ thống hoá các số liệu đã có sẵn và đánh giá thực trạng nghề nuôi trồng thuỷ sản ở đây là rất cần thiết nhằm góp phần quy hoạch và định hướng phát triển bền vững để tương xứng với tiềm năng của nó. Vì vậy để hoàn thành chương trình đại học góp phần nhỏ bé vào sự phát triển thuỷ sản của huyện tôi đã chọn chuyên đề “Điều tra và giải pháp phát triển nghề nuôi cá ruộng”.
2. Mục tiêu thực hiện.
- Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng nghề nuôi cá ruộng.
-Trên cơ sở số liệu thu được bước đầu đề xuất một số giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích ruộng để góp phần vào mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
3. Giới hạn của chuyên đề.
3.1 Thời gian.
- Số liệu điều tra về tình hình nuôi cá ruộng ở Mê Linh là số liệu năm 2002
- Số liệu điều tra hiện trạng nuôi cá ruộng của nông hộ là số liệu bình quân trong 3 năm 2000 - 2003, được phỏng vấn trực tiếp từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2003
- Thời gian thực hiện chuyên đề từ: 10/1/03 - 31/5/ 03.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Do hạn chế về thời gian nên tôi chỉ tiến hành ở 3 xã đại diện cho phong trào nuôi cá ruộng ở huyện và mỗi xã chỉ ngẫu nhiên chọn 32-35 hộ .
- Những nội dung thực hiện đã cung cấp những số liệu tổng quát có tính nhất sơ bộ, khái quát nghề nuôi cá ruộng tại huyện nên đây là chuyên đề khó phục vụ cho cuối khoá học nhưng chuyên đề lại mang tính chất khoa họ, mặt khác do thời gian và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót nhất định kính mong được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Phần II: Tổng luận
A/Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới.
I -Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản.
Trong những năm của thập kỷ 80 trở về trước, sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên dồi dào lại nhiều chủng loại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản trên thế giới do đó thời kỳ này hoạt động về nuôi trồng thuỷ sản ít được phát triển. Nhưng xã hội ngày một phát triển nhu cầu của con người cao với các mặt hàng thuỷ sản, mặt khác sự bùng nổ về dân số quá mức dẫn tới nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt, đặc biệt việc sử dụng các phương tiện khai thác có tính chất huỷ diệt dẫn tới một số loài có nguy cơ tiệt chủng nên việc khai thác thuỷ sản về sản lượng ngày càng giảm (1,2%/năm) (BộThuỷSản, tạp chí thuỷ sản,12-1994 trang 8).
Do vậy nuôi trồng thuỷ sản ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống dân cư, cùng với sự phát triển của xã hội thì nuôi trồng thuỷ sản đem lại nhiều lợi ích kinh tế- xã hội và môi trường nhất là góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo đóng góp tích cực vào việc công nghiệp hoá hiện đai hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ mới nói chung và tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập giảm áp lực khai thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản nói riêng (Lê Thanh Lựu- 1998).
Ngày nay hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lại càng trở nên quan trọng hơn nó đã chiếm 65% tổng giá trị hàng hoá. ở Châu á thu nhập của 20 triệu người phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào nghề cá mà họ hầu hết là những người nghèo, ở Châu Phi 5% dân số (35 triệu người) phụ thụôc hoàn toàn vào nghề cá để sinh sống.
1.1 Nuôi trồng thuỷ sản tạo nguồn dinh dưỡng có giá trị .
Đến nay 85% dân số trong 750 triệu người các nước kém phát triển với mức thu nhập bình quân theo đầu người dưới 500 USD/năm, thì hơn 80% số dân sống ở khu vực nông thôn với phát triển nông nghiêp là chủ yếu vì vậy nguồn thu nhập chính của họ từ phát triển nông nghiệp. Với vai trò nuôi trồng thuỷ sản được ưu tiên hơn cả.
Theo thống kê của FAO năm 1980 có tới 40% dân số ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, dân số phát triển được về thể lực, trí tuệ đều dựa vào nguồn protein từ cá. Cung cấp 1/4-1/5 lượng protein trên thế giới. Đó là nguồn protein lý tưởng cho khẩu phần của họ ngoài gạo (GANES,1986). Theo ILLAY(1987) thì nuôi trồng thuỷ sản là một giải pháp thích hợp để tạo ra nguồn protein dẻ tiền nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện mức sống và đảm bảo an toàn thực phẩm trên thế giới. Các nước phát triển nhu cầu về tiêu thụ các mặt hàng về thực phẩm thuỷ sản ngày một tăng như : Nhật Bản tiêu thụ trên đầu người 83 kg /năm /người, Hồng Kông 37 kg/ năm/ người, Thái Lan 15,3 kg/ năm/ người, còn ở Việt Nam 11 kg/ năm/ người (Bộ thuỷ sản - tạp chí thuỷ sản, 3/1994).
Năm 1995 tổng sản lượng thịt động vật chăn nuôi trên toàn thế giới đạt 221,1 triệu tấn riêng nuôi trồng thuỷ sản góp 6,2%, từ năm 1994-1995 mức tiêu thụ nuôi trồng thuỷ sản tăng 163% đạt mức tăng trung bình hàng năm là 9,2%. Mức tiêu thụ bình quân đầu người từ sản phẩm thuỷ sản là 3,68kg, từ sản phẩm khai thác đạt 10,7 - 10,8 kg/người. Như vậy mức tiêu thụ từ nuôi trồng thuỷ sản đạt 13,38 kg/ người (Lê Thanh Lựu).
1.2 Nuôi trồng thuỷ sản tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Hiện nay dân số thế giới vẫn ở mức tăng nhanh đăc biệt các nước đang phát triển tập trung ở Châu á, Châu Phi. Năm 1980 dân số thế giới là: 4,4 tỉ người, đến năm 1995 đẵ là 5,7 tỉ người. hiện nay vấn đề gia tăng dân số thế giới là môt thách thức lớn đối với những quốc gia trên thế giới và với các ngành kinh tế, một loạt các vấn đề giải quyết trước mắt cũng như lâu dài về tình trạng công ăn việc làm', y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội …v.v…Trước sức ép về viêc gia tăng dân số làm diện tích đất canh tác lại càng thu hẹp bởi việc quy hoạch làm nhà cửa, phúc lợi công cộng dẫn tới sức sản xuất của đất đai bị giảm sút làm tình trạng thất ngiệp ngày một tăng ..v.v… Do đó yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài đặt ra đòi hỏi các nước này cần phối hợp chặt chẽ để giảm tỷ lệ tăng dân số, mở rộng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên không ngừng toạ ra của cải vật chất. Một trong hướng phát triển nhất: Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản cả về chiều sâu lẫn chiều rộng trong đó cải tạo nguồn lợi, tăng sức sản xuất của tư liệu sản xuất (đất) và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là yêu cầu cần thiết hơn cả, ngoài ra phải chú trọng về vốn, chính sách…Từ đó tạo nhiều công ăn việc làm từ vài nghìn đến hàng triệu người /năm đóng góp tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống, bài trừ tệ nạn, bảo vệ xã hội.
1.3 Nuôi trồng thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế.
Trước đây các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào sản xuất ở quy mô lớn nhằm đem lại thu nhập chính từ xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp.Tuy nhiên trong những năm gần đây chiến lược này không thể đảm bảo bền vững, lâu dài cho vấn đề an toàn thực phẩm của quốc gia họ, vì vậy việc chuyển hướng là yếu tố khách quan: “Từ sản xuất chủ yếu sang cung cấp đầy đủ”.Trong đó việc tạo ra nguồn protein có giá trị được ưu tiên trên cơ sở này chỉ có nuôi trồng thuỷ sản mới có khả năng đầy đủ và toàn diện hơn cả. Nên mục tiêu của các quốc gia đó luôn đặt trọng tâm để phát triển nuôi trông thuỷ sản để từng bước khôi phục và phát huy hiệu quả đúng với mục tiêu đề ra (Lê Thanh Lưu-1998).
Thế giới hiện nay tồn tại hai quy mô nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản ở các nông hộ hoặc trong các trang trại nhỏ. Hai là nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô lớn tập trung sản xuất các mặt hàng thuỷ sản có giá trị cao về kinh tế đem lại ngoại tệ cho quốc gia (Nguyễn Xuân Sức-1997).
*Nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô nhỏ:
Đây là hoạt động kinh tế tiêu biểu cho sản xuất hộ gia đình với mức đầu tư thấp. Có thể tận dụng được triệt để diện tích mặt nước, các sản phẩm phụ từ sản xuất nông- lâm nghiệp và chăn nuôi. Hình thức này góp phần đáng kể cho việc sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, sử dung hợp lý tài nguyên thiên nhiên sẵn có (AIT, 1986).
*Nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô lớn:
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản là một mô hình đặc trưng cho sản xuất thuỷ sản ở quy mô lớn, quy mô này nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn được chú trọng phát triền đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho nhiều quốc gia. Năm 1992 Mỹ đã thu từ xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản đạt: 631.980 USD, Canada thu 145.771 USD Brazin thu 129.495 USD (Phan Thanh Lâm-1997).
Châu á là một khu vực có thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản khá như năm 1992:Trung quốc đạt:11.624 triệu USD; Nhật bản 4.665 triệu USD ( FAO-1994 ).
1.4 Nuôi trồng thuỷ sản giảm áp lực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản .
Dân số thế giới ngày một tăng, nhu cầu thực phẩm ngày một lớn đặc biệt nhu cầu về thực phẩm từ các sản phẩm thuỷ sản tăng lên ( NASH-1995 ).
Trước thực tế đó ngành khai thác thuỷ sản không ngừng đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất với mục đích tăng sản lượng đánh bắt nhưng bên cạnh đó từ những lợi ích trước mắt, kết hợp với cơ chế pháp lý về quản lý còn lỏng lẻo làm nguồn lợi thuỷ sản ngày một cạn kiệt với nhiều hình thức khai thác có tính huỷ diệt, một số loài còn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đứng trước những thử thách to lớn đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những cơ chế quản lý chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền địa phương. Ngoài ra các quốc gia trên thế giới phải gần nhau hơn trong vấn đề bảo vệ.Vì vậy sản lượng đánh bắt cá trên thế giới tăng rất chậm (1,2% năm) và duy trì 80 - 85 triệu tấn (Bộ thuỷ sản -1997).
Khai thác thuỷ sản không thể đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày một tăng lên chỉ có nuôi trổng thuỷ sản được coi như là một biện pháp làm giảm áp lực khai thác bảo vệ nguần lợi thuỷ sản. Sản lượng nuôi trổng thuỷ sản trong những năm qua liên tục tăng, tỷ lệ sản lượng nuôi trồng thuỷ sản so với khai thác thuỷ sản đã tăng trong vòng 20 năm qua từ 10% năm 1975 lên 25% năm1995 (Lê thanh lựu-1998).
II- Hiện trạng và xu thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới.
2.1 Hiện trạng nghề NTTS trên thế giới.
Nuôi trồng thuỷ sản trong 10 năm qua đã được đánh giá một lĩnh vực có mức tăng trưởng nhanh, thậm chí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của một số nước trên thế giới. Theo công bố của FAO tổng sản lượng thuỷ sản trên thế giới năm 1995 đạt 112,9 triệu tấn thì sản lượng nuôi trồng đạt 27,8 triệu tấn (kể cả rong biển) và sản lượng từ khai thác là 85,1 triệu tấn ( tăng 2,98 lần ), trong khi đó sản lượng khai thác tăng không đáng kể (1,2% năm ) và tương quan giữa sản lượng nuôi trồng và khai thác thể hiện qua hình1( 1984-1995 ).
Nuôi 10% Nuôi nuôi 25%
Khai thác 90% K hai thác 75%
Năm 1984 Năm 1995
+Hình 1: Tương quan giữa nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ sản.
Cùng với sự gia tăng về sản lượng thì nuôi trông thuỷ sản cũng có sự tăng nhanh về giá trị. Năm 1994 tổng giá trị sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới đạt 40 tỷ USD (bao gồm: cá, nhuyễn thể, giáp xác, rong biển), so với năm 1984 tổng giá trị này đã tăng 3,1 lần năm 1995 .
+ Bảng1: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới.
Năm
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (triệu tấn)
Giá trị sản lượng (tỷUSD)
1984
7
13
1988
11
23
1992
14
32
1994
18,5
40
(Nguồn: Bộ thuỷ sản, 1997).
Nuôi trồng thuỷ sản gồm hai lĩnh vực: nuôi nước ngọt và nuôi hải sản. Các sản phẩm thuỷ sản nước ngọt được sản xuất từ hai phía: Khai thác tự nhiên và nuôi trồng. Sản lượng thuỷ sản trước đây chủ yếu dựa vào khai thác từ tự nhiên, nhưng nay do nguồn lợi cạn kiệt, khả năng khai thác không còn là chính, thay vào đó sản lượng nuôi trồng ngày một tăng. Năm 1993 sản lượng thuỷ sản nước ngọt của thế giới là 16 triệu tấn trong đó sản lượng nuôi 14,1 triệu tấn (Bộ thuỷ sản, thông tin KH- CN thuỷ sản số1 /1997).
Trong nuôi trồng thuỷ sản nuôi cá chiếm đa số ( 95 - 96% ). Còn lại là nuôi giáp xác và nuôi nhuyễn thể (Bộ thuỷ sản- thông tin KH- CN thuỷ sản số 6/1997). Sản lượng thuỷ sản nước ngọt trong vòng 10 năm trở lại đây tăng tới 72%, đây là mức tăng cao nhất trong các mặt hàng nông nghiệp. Châu á là khu vực có sản phẩm sản xuất từ cá nước ngọt lớn nhất thế giới: Trung Quốc; ấn Độ; Iđônêxia;Việt Nam.
Các nước đang phát triển cũng là các nước có nghề phát triển thuỷ sản nhanh, trong đó năm 1993 Trung Quốc: góp 8,87 triệu tấn; ấn Độ 1,51 triệu tấn; Nhật Bản 0.833 triệu tấn; Mỹ 0,433 triệu tấn; Thái Lan 0.41 triệu tấn. Nếu tính theo khu vực thì Châu á là nơi phát triển nuôi trồng thuỷ sản cao nhất tiếp theo đến Châu âu; Châu Mỹ; Liên Xô (cũ ) và châu Phi trong đó có 11 nước hàng đầu, chiếm 85% tổng sản lượng thuỷ sản của cả thế giới (Bộ thuỷ sản-1996-Đánh giá địa lý, xã hội kinh tế, bộ ngành thuỷ sản Việt Nam.T.5.60).
+Bảng2: cơ cấu sản lượng nuôi theo khu vực nuôi.
Châu lục
Sản lượng(%)
Sản lượng NTTS năm 1994 (triệu tấn)
1984
1994
1996
Châu á
80
86,6
90,1
16
Châu Âu
9
7,2
5,1
1,33
Bắc Mỹ
4
3,1
1,7
0,57
Nam Mỹ
2
1,5
1,8
0,3
Châu Phi
1
0,4
0,4
0,07
Châu Đại Dương
1
0,4
0,4
0,07
Liên xô (cũ)
3
0,8
0,6
0,15
(Nguồn Bộ Thuỷ Sản-Lê Thanh Lựu 1998).
*Các đối tượng nuôi trồng chính:
Do tính chất đặc điểm về điều kiện tự nhiên ở những vùng địa lý khác nhau nên các đối tượng nuôi cũng khác nhau. Nó thể hiện ưu thế đặc trưng cho mỗi vùng vì vậy đối tượng nuôi cũng khác nhau bao gồm: cá nước ngọt; rong câu; nhuyễn thể; giáp xác …Sản lượng cụ thể của từng nhóm loài như sau:
+Bảng 3 : Sản lượng các nhóm chính trong nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới .
Nhóm
Năm 1984
Năm 1995
Sản lượng
(tấn)
Tỷ lệ % so với sản lượng chung
Sản lượng (tấn)
Tỷ lệ % so với sản lượng chung
Cá nước ngọt
3.557.718
35
12.727.038
46
Rong tảo
3.446.524
34
6.812.879
25
Nhuyễn thể
1.997.002
20
5.087.068
18
Cá nước lợ
680.603
7
1.388.539
5
Giáp xác
231.795
2
1.126.932
4
Cá biển
209.684
2
573.322
2
(Nguồn: Lê Thanh Lựu 1998).
Sản lượng thuỷ sản nước ngọt cho thấy tăng nên nhanh chóng từ 35% đến 46% trong vòng 10 năm trở lại đây. Trong đó họ cá chép chiếm 80,72%, họ cá rôphi 6,9% (năm 1996).
2.2 Xu thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới.
Con người đã biết nuôi trồng thuỷ sản từ lâu, ở Trung Quốc nông dân đã biết nuôi cá thịt trong ao ít nhất 2.500 năm (AIT 1992).
Ngành nuôi trồng thuỷ sản ban đầu chưa phát triển chỉ mang tính tự phát do nguồn lợi thuỷ sản còn dồi dào, chủng loại phong phú đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
Vài thập kỷ trở lại đây nguồn lợi thuỷ sản suy giảm bởi việc khai thác quá mức, nhu cầu thuỷ sản trên thế giới tăng vì thế nuôi trồng thuỷ sản được đặt lên hàng đầu, trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn tới sản lượng và năng suất tăng nhanh.
Năm 1993 sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới đạt 16 triệu tấn (FAO -1993) trong đó chiếm 65% tổng giá trị hàng hoá các sản phẩm trên thế giới với tốc độ tăng trưởng 9,4%/năm trong vòng 10 năm qua: 1984-1994 (Theo FAO).
Khu vực Châu á Thái Bình Dương là vùng sản xuất thuỷ sản trên thế giới lớn nhất.Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của toàn thế giới là 16 triệu tấn trong đó 14,1 triệu tấn được sản xuất từ Châu á, chiếm 85% tổng sản lượng trên toàn thế giới (Theo báo cáo của FAO 1999).
Một số nước đứng đầu Châu á với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở mỗi quốc gia đạt khoảng 100 nghìn tấn (1991) bao gồm: Trung Quốc; Nhật Bản; ấn Độ; Philipin, Indônẽia; Đài Loan…(Theo SACVAS -1991).Tổng tổng số 14,1 triệu tấn thuỷ
sản ở Châu á chỉ có 6,6 triệu tấn là sản phẩm của các vùng nội địa chiếm (46,5%) còn lại là nuôi biển.
B/Tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở việt nam.
I-Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam về cơ bản là một nước nông nghiệp, nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Ngành thuỷ sản được xác định ngành kinh tế mũi nhọn với hướng phát triển “Nghề cá nhân dân ” (Nguyễn Văn Thành 1998).
Theo thống kê 1998 tổng sản lượng quốc nội cả nước theo giá hiện hành đạt: 361.468 tỷ đồng với sự đóng góp của các ngành trong đó ngành thuỷ sản đượchân dung thể hiện rõ rệt và đặc trưng cho nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Việt Nam .
+ Bảng 4: Tổng sản phẩm quốc nội và đóng góp của ngành thuỷ sản năm 1998.
Các nghành kinh tế
Tổng giá trị(triệu đồng)
Tỷ lệ đóng góp và (%)
Nông -Lâm nghiệp
81.470
22,54
Thuỷ sản
11.598
3,21
Công nghiệp
97.042
26,84
Thương mại
68.394
18,92
Xây dựng
30.701
5,75
Các nghành khác
82.203
22,74
Tổng cộng
361.468
100
(Nguồn: Tổng cục thống kê 1999)
Trong mấy năm trở lại đây đóng góp của ngành thuỷ sản trong thu nhập quốc nội của đất nước đã giảm. Năm 1994 thu nhập quốc nội ngành thuỷ sản đạt 1 tỷ USD (=6,3% tổng thu nhập quốc nội Việt Nam ).Thì đến năm 1998 tỷ lệ này còn 3,21%. Những nguyên nhân chính không phải ngành thiếu sự quan tâm chỉ đạo mà do sự tăng đáng kể của một số ngành khác như: dầu khí, du lịch, thương mại…giá trị thương mại quan trọng của một số sản phẩm bị suy giảm (Bộ thuỷ sản 1996). Năm 2001 tuy có nhiều thiên tai dịch bệnh nhưng đã xuất khẩu được 1,8 tỷ USD và dự toán trong những năm tới Việt Nam sẽ đạt mức 2 tỷ USD.
+ Ngành thuỷ sản đã tạo công ăn việc làm cho 1.006.000 người trong đó nuôi trồng thuỷ sản là 569.000 người khai thác 447.000 người thêm vào đó là 59.000 người trong ngành chế biến thuỷ sản, số lao động thường xuyên trong nghành thuỷ sản ứng với 3,1% lực lượng lao động có việc làm trong cả nước (Bộ thuỷ sản 1996).
+ Ngành thuỷ sản cung cấp nguồn thuỷ sản đáng kể: Theo tài liệu của bộ thuỷ sản gần 95% khối lượng cá và sản phẩm nghề cá được tiêu thụ nội địa. Năm 1994 từ mức tiêu thụ bình quân đầu người là 11 kg, so với một số nước trong khu vực Việt Nam còn thấp nhưng nó cung cấp 30% tổng mức đạm động vật.Sự cung cấp và tiêu thụ cá chênh lệch rất khác nhau trong nước và các khu vực: Cao nhất là vùng ven biển, thấp nhất là miền núi cụ thể mức cung cấp và tiêu thụ của các vùng như sau:
* Miền Bắc : 6-8 kg/người/năm.
* Miền Nam : 50-60 kg/người /năm.
* Các vùng núi :2-3 kg/người/năm.
+ Nuôi trồng thuỷ sản góp phần chuyển đối cơ cấu kinh tế nông thôn : Một bộ phận ngư dân thu nhập chính gia đình từ khai thác tự nhiên. Nhưng không bảo đảm thu nhập lâu dài và bền vững từ đó nuôi trồng thuỷ sản được thay thế với việc tăng diện tích nuôi trồng chuyển ruộng trũng, rừng ngập mặn canh tác không hiệu quả được chuyển hoàn toàn sang nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp nông thôn.
II Tiềm năng và hiện trạng nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam .
2.1 Tiềm năng mặt nước
Với 3.260 km bờ biển 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, hàng ngàn hòn đảo ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt và hàng ngàn hồ thuỷ lợi thuỷ điện đã tạo nên cho nước ta một tiềm năng rất lớn về năng suất sinh học, Với khoảng 1.700.000 ha.Trong đó: Ao hồ nhỏ 120.000 ha hồ chứa dạng mặt nước lớn 340.000 ha, ruộng 580.000 ha, vùng triều 666.000 ha.
+Bảng 5 :Tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.
Loại hình mặt nước
Diện tích(ha)
Tỷ lệ %
Ao,hồ nhỏ
120.000
7
Mặt nước lớn
340.000
20
Ruộng trũng
580.000
34
Vùng triều
660.000
39
(Nguồn : Viện KTQH thuỷ sản 1997).
Theo bảng 5 cho thấy: tiềm năng về diện tích phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lớn hơn gấp 3 lần diện tích nước lợ. Khoảng 72% là diện tích của 2 miền là \miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long (727.000 ha còn lại 281.500 ha, còn có thể phát nuôi trồng thuỷ sản dọc theo bờ biển hẹp miền Trung và Tây Nguyên (Bộ thuỷ sản 1996).
Trong mấy năm trở lại đây cho thấy vùng triều chiếm 39% nhưng lại là vùng có tốc độ nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao do việc triển khai các đối tượng nuôi trồng có giá trị xuất khẩu.
2.2 Các lợi thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.
a.Điều kiện khí hậu.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho phát triển cho nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta. Các tỉnh phía Bắc dao động từ 10-38o C, nhưng ít có ngày nhiệt độ xuống tới 15o C, ở các tỉnh phía Nam nhiệt độ dao động từ 20-30 o C, thời gian chiếu sáng hầu như quanh năm do đó các sinh vật là cơ sở thức ăn tự nhiên cho cá có điều kiện phát triển thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cá (Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1995).
b.Điều kiện về nguồn lực lao động.
Lực lượng lao động ở nước ta dồi dào (51,72triệu người ), lao động nuôi trồng thuỷ sản gắn chặt với sản xuất nông thôn.Trong nông nghiệp lao động nghề cá đã thu hút được một lực lượng khá đông đảo bao gồm cả lao động phụ trong gia đình đều có thể tham gia nuôi cá (Phạm Thanh Lâm 1997).
Năm 1996 cả nước có trên 1.500 cán bộ đại học và trên đại học về nuôi trồng thuỷ sản , hàng ngàn cán bộ kỹ thuật trung học, hàng vạn công nhân kỹ thuật. Bên cạnh đó nhân dân luôn áp dụng sáng tạo vận dụng khoa học vào nghề nuôi cá, từng bước nâng cao năng suất và sản lượng các đối tượng nuôi. Có thể nói đây là một tiềm lực rất lớn trong việc phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam trong tương lai lâu dài.
c.Điều kiện về thị trường.
Ngoài việc giải quyết nguồn thực phẩm tại chỗ cho nhiều gia đình vùng nông thôn, đến nay nghề nuôi cá nước ngọt nói riêng và nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung ở nước ta có một số địa phương đã chuyển sang hướng sản suất hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương và thành phố.
Đối tượng cá nước ngọt xuất khẩu còn quá ít, hoặc chưa được chú ý đến trong nhiều năm qua song hiện nay đang có nhiều triển vọng phát triển các đối tượng cá có giá trị kinh tế cao như : Cá trê, cá quả, cá tai tượng, rôphi, ba sa, cá tra…Nhìn chung về phát triển nghề nuôi cá nước ngọt, trước mắt nhằm giải quyết nhu cầu thực phẩm tại chỗ là chính, đồng thời cuối thập kỷ 90 này chúng ta phải đưa vào nuôi một số thuỷ đặc sản có ý nghĩa về mặt xuất khẩu.
d.Về cơ chế chính sách.
Từ đại hội Đảng lần thứ 6 trở lại đây hàng loạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước đã trực tiếp tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và nghề cá nói riêng, nhất là nghị quyết 10 của Bộ chính trị về khuyến khích phát triển nông nghiệp các chính sách về quyền sử dụng đất đai, diện tích mặt nước, chính sách lao động, chính sách cho vay vốn cho từng hộ gia đình …Đã kích thích việc sử dụng đất đai mặt nước vào phát triển sản xuất, đầu tư vốn, lao động và khoa học kỹ thuật để tạo ra năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Kết quả của các chủ trương chính sách trên tạo ra bước nhảy vọt về phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề cá nước ngọt nói riêng .
2.3 Các đối tượng và hình thức nuôi.
a. Các đối tượng:
Các loài cá nuôi nội địa gồm 28 loài nằm trong 23 giống và 10 họ trong đó có 9 loài ở tỉnh phía bắc và 14 loài ở tỉnh phía nam ngoài ra còn một số loài phân bố rộng dãi trên cả hai miền (Bộ thuỷ sản 1996- chuyên đề nuôi trồng thuỷ sản T4-T7).
Tuy số lượng loài nhiều nhưng sản lượng của từng loài không lớn và tập trung ở một số đối tượng chính sau:
*Miền bắc: Mè trắng, chép, trôi, trắm đen, diếc.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT340.doc