Lời nói đầu
Trong quá trình sinh sống và phát triển của mình, loài người đã tác động nhiều đến thiên nhiên, làm thay đổi chúng và cũng là làm thay đổi khung cảnh sống của chính mình. Do không nhận biết được các quy luật tự nhiên hoặc do chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt, trong quá trình phát triển xã hội, loài người đã làm cho môi trường sống suy thoái, tài nguyên cạn kiệt.
Ngày nay môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và của cộng đồng quốc tế. các vấn đề ô nhiễm không khí,
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn nước, suy thoái đất đai, tàn phá rừng, sa mạc hoá, sự suy giảm tính đa dạng sinh học, nguy cơ diệt chủng nhiều loại sinh vật quý hiếm, mất cân bằng sinh thái... Đang trở thành phổ biến và trầm trọng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt là sự suy giảm tầng ozon. Sự nóng dần lên của khí quyển và do đó nguy cơ nâng cao mực nước biển đang đe doạ sự sinh tồn và phát triển của loài người. Đấu tranh để bảo vệ môi trường, giữ gìn ngôi nhà chung - trái đất chúng ta đang sống là nghĩa vụ của mọi người, vì sự phát triển chung của cả nhân loại. Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ mà gây tổn hại môi trường thì đó chính là hành động ngăn chặn quy trình phát triển của chính mình, nếu không nói là sự tự phá huỷ mình.
Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học thấm thía. Nhiều vùng rộng lớn trước kia đã từng có nền văn minh chói lọi nay trở thành xa mạc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển không đi đôi với bảo vệ môi trường, không tuân thủ các quy luật tự nhiên.
Để thực hiện chính sách môi trường vai trò quyết định nhất là con người. Mỗi người cần có ý thức, đầu đủ về các hành động của mình đối với môi trường. Nếu mọi người luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường, có những hiểu biết cần thiết về tác động qua lại giữa con người và môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp về bảo vệ môi trường thì nhất định có thể thực hiện được phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ được môi trường.
Cuộc sống diễn ra liên tục và khép kín của những thành phố và nông thôn. Đầu vào là hàng hoá, đầu ra là những rác thải. Nên ô nhiễm môi trường là vấn đề hết sức nan giải đang được toàn Đảng toàn dân huyện Văn Quan hết sức quan tâm.
Với nền kinh tế huyện Văn Quan hiện nay phát triển chủ yếu về ngành nông nghiệp và dịch vụ, ngành công nghiệp đang còn dần phát triển nhưng còn hạn hẹp. Vì vậy vấn đề môi trường của huyện phải là một nội dung thiết yếu không thể thiếu trong chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội.
Bài báo cáo này muốn nêu lên một số tình hình thực tại về môi trường trên địa bàn huyện Văn Quan. Nhất là vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường đang được phòng tài nguyên và UBND huyện đau đầu.
Dựa vào những kiến thức đã được học trên nhà trường và kết quả đi sâu điều tra, khảo sát tình hình hoạt động của phòng tài nguyên và môi trường. Em đã có một số nhận xét về tầm quan trọng trong công tác bảo vệ quản lý môi trường của phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan.
Do điều kiện thực tập thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, thiếu kiến thức và thực tế nên trong quá trình viết báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các cô chú phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan.
Chương I. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của huyện Văn Quan
I. Đặc điểm tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Văn Quan là một huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn. Trung tâm của huyện cách thành phố Lạng Sơn khoảng 45 km. Văn Quan có tổng diện tích đất tự nhiên là 54.949 ha. Phía Bắc giáo huyện Văn Lãng. Phía Nam giáp huyện Chi Lăng. Phía Đông giáp huyện Cao Lộc. Phía Tây giáp huyện Bình Gia và Bắc Sơn.
Văn Quan có hệ thống giao thông khá thuận lợi, có hai tuyến quốc lộ đi qua. Quốc lộ 1B nối liền từ Đồng Đăng - Lạng Sơn và Bình Gia, Bắc Sơn, Thái Nguyên. Quốc lộ 279 chạy từ Bắc xuống Nam là tuyến giao lưu với Đồng Mỏ (Chi Lăng), và các tỉnh miền xuôi. Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng trong và ngoài huyện.
2. Thời tiết, khí hậu
Văn Quan thuộc khí hậu vùng núi đá nhiệt đới. Trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc. Thời tiết khô hanh, thường có những đợt rét đậm kéo dài và xuất hiện sương muối vào tháng 12, tháng 1 tháng 2. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng và ẩm. Lượng mưa trung bình là 1400mm. Cao nhất 2029 mm, thấp nhất là 756 mm lượng mưa phân bố trong năm không đều, thường tập trung vào tháng 6, tháng 7, tháng 8. Nhiệt độ trung bình của Văn Quan là 210C cao nhất là 39,80C. Thấp nhất từ 00C đến 30C. Từ những điểm trên phần nào ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh môi trường trên địa bàn, còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Giảm tiến độ sản xuất ngành nghề, tạo nguồn thu trên địa bàn huyện.
3. Địa hình
Huyện Văn Quan thuộc vùng núi cao trung bình của tỉnh Lạng Sơn. Có địa hình phức tạp và bị chia cắt bởi các dãy núi đá, xen kẽ, các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Độ cao trung bình so với mặt biển 400 m. Điểm cao nhất của huyện là đỉnh núi Khau Phai cao 868 m. Địa thế hiểm trở tạo ra những dãy núi đá vôi. Dốc đứng hang động và khe suối ngang dọc. Đó là những trở ngại hạn chế đến quá trình phát triển sản xuất và đi lại của người dân. Từ đặc điểm địa hình phức tạp nêu trên. Phần nào ảnh hưởng đến quá trình đi lại khó khăn, quá trình thu gom rác thải và quản lý môi trường gây rất nhiều trở ngại giao lưu giữa các vùng trong huyện bị hạn chế.
4. Thuỷ văn - Sông ngòi
Văn Quan có 2 con sống chảy qua:
- Sông Kỳ Cùng: bắt nguồn từ xã Bát Xa cao 1.166 m ở huyện Đình Lập, chảy qua huyện Cao Lộc đến Văn Quan. Sông có chiều dài khoảng 35 km. Từ Nà Kiểng đến Điềm He sông chảy qua theo hướng Đông Tây. Từ Điềm He sông chảy đến hết ranh giới huyện, sông chảy theo hướng Nam Bắc. Đây là con sông lớn chảy dọc theo ranh giới tự nhiên giữa huyện Văn Quan và huyện Cao Lộc. Chế độ dòng chảy của sông biến động rất lớn về mùa mưa, các cơn lũ thường xuất hiện vào tháng 6,7,8. Nhưng nói chung lũ trên sông Kỳ Cùng có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào tuỳ theo lượng mưa mà mức độ lớn bé của lũ xảy ra khác nhau. Về mùa khô, dòng chảy nhỏ và lưu lượng bé nhất xuất hiện vào tháng 12, tháng 1. Nhiều đoạn lòng sông hẹp, nông, người và gia súc dễ dàng vượt qua.
- Sông Thà Lải: bắt nguồn từ vùng núi phía nam của huyện ở độ cao 523 m, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Tri Lễ, Lương Năng, Xuân Mai, Vĩnh Lại, Song Giang và hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng với chiều dài khoảng 50 km. Sông Thà Lải uốn khúc quanh co trong các thung lũng hẹp, xen kẽ vùng núi đất, đá. Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ khác chảy theo hướng Nam Bắc bắt nguồn từ xã Ên Phúc chảy quan xã Bình Phúc lên xã Xuân Mai và gặp sông Thà Lải ở thị trấn Văn Quan.
ở các xã Vân Mộng, Việt Yên, Tân Đoàn... cũng có một mạng lưới khe suối nhỏ, kiệt nước về mùa khô, chảy len lỏi trong các khe đá, thung lũng nhỏ và vùng núi nhấp nhô.
Mật độ khe suối của Văn Quan khoảng 0,6 đến 1,2km/km2. Nhưng do địa hình phức tạp, dòng chảy nhỏ và biến động lớn nên hiệu ích sử dụng nước, lũ lụt hạn hán đã gây những tác hại thường xuyên và cục bộ ở mức độ khác nhau của từng vùng. Có thể ở các xã trong huyện, cần phải có sự can thiệp thích hợp và tốn kém của con người thì dòng nước ở một chừng mực nhất định đủ sạch để phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu nông nghiệp.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1. Đất đai
Nền kinh tế huyện Văn Quan phát triển chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, nên đất đai chiếm vị trí quan trọng, vì đó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 54.949 ha. Diện tích đất nông nghiệp là 5.679,93 ha, chiếm 10,34% chủ yếu là đất canh tác với 5.3738 ha chiếm 9,62%. So với đất nông nghiệp đây là điều kiện thuận lợi, để phát triển sản xuất trên địa bàn huyện.
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có diện tích qua các năm. Tổng diệc tích đất lâm nghiệp cả năm là 7856,0 ha. Tổng diện tích đất gieo trồng cả năm 2004 là 7850,0 ha chiếm 14,29%. Đây chính là thế mạnh của huyện khai thác phát triển kinh tế đất chuyên dùng, trong tổng diện tích đất tự nhiên có chiều hướng phát triển qua các năm. Đất chưa sử dụng là 19.743,09 ha, chiếm 35,93%. Đó là tiềm năng kinh tế phát triển nông - lâm nghiệp, do đó đất nông nghiệp chiếm diện tích chủ yếu.
2. Dân số và lao động
Văn Quan có 23 xã và 1 thị trấn. Tổng số dân hiện nay là 57.510 người theo năm 2004. Dân số nông thôn là 52,758 người chiếm 93,06%. Dân số thành thị là 3,931 người chiếm 9,64% (số liệu năm 2004). Tổng số lao động trong huyện là 25.539 lao động. Trong đó lao động nông -lâm nghiệp - thuỷ sản có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2004 là 29.425 người chiếm 96,67%.
Đây là nguồn lao động dồi dào để huyện phát triển kinh tế đi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên việc tăng dân số cũng là một áp lực lớn đòi hỏi phải giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, còn nhiều khó khăn. Đặc biệt việc tăng dân số ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
3. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Văn Quan
- Trong những năm vừa qua kinh tế huyện Văn Quan có sự tăng trưởng qua các ngành. Cụ thể năm 2004 tốc độ tăng trưởng GDP là 13,0%. Trong đó giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm nghiệp tăng 4,73%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng27,18%, ngành thương mại - dịch vụ tăng 22,01%. (theo số liệu 2004)
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp chiếm 52,09%. Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 15,08%. Ngành dịch vụ thương mại chiếm 32,73% (số liệu năm 2004). GDP bình quân đầu người đạt 4,27% triệu đồng.
- Về trồng trọt: toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 7.820,0 ha. Cây lương thực là 6.02.9,56 ha. độ che phủ rừng đạt 39%. (năm 2004)
- Về chăn nuôi: năm 2004 toàn huyện tổng đàn trâu có 19.108 con tăng 1,9%. Tổng đàn bò là 57.557 con tăng 0,8%. Tổng số con lợn là 27.242 con tăng 2,8% và các gia cầm khác.
Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thực hiện được 12,5 tỷ đồng đạt 66,5% tăng 45% so với cùng kỳ. Cụ thể khai thác đá ở Lùng Hang (phố Tân An) thị trấn Văn Quan. Đây là điều kiện thuận lợi cho giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương.
- Về cơ sở hạ tâng: hàng năm huyện đã quan tâm đầu tư - xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân. Đã đưa hạng mục công trình thuộc các nguồn vốn của các công trình mục tiêu, vốn ngân sách, vốn sự nghiệp có tính chất XDCB được đưa vào sử dụng, đã phát huy được hiệu quả phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn huyện là 67,5 tỷ đồng (năm 2004) 100% số xã đã có trụ sở làm việc, cơ sở vật chất trường học, y tế từng bước được xây dựng kiên cố. Công trình thuỷ lợi được quan tâm đầu tư, tu sửa nâng cấp, xây mới từng bước đảm bảo phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
- Tài chính - ngân hàng
Tổng thu ngân sách của huyện Văn Quan năm 2004 đạt 3,8 tỷ đồng, tổng chi ngân sách 40,36 tỷ đồng. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn và vay.
- Văn hoá - xã hội
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. kết quả thi chuyển cấp thi tốt nghiệp được nâng cao. Năm 2004 bậc trung học phổ thông tốt nghiệp được nâng cao đạt 95%
+ Về giáo dục - đào tạo: hiện nay huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất trường học, tăng cường bồi thường, nâng cao chất lượng dạy và học. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng dạy và học ở xã và thị trấn.
+ Về y tế: công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được tổ chức khám chữa có hiệu quả nên trong những năm gần đây trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra.
+ Về văn hoá - thông tin thể thao trong những năm vừa qua huyện đã tập trung tốt công tác tuyên truyền phục vụ cho chính quyền địa phương, khôi phục tổ chức các lễ hội truyền thống giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở địa phương.
Về hoạt động thể thao được phát triển sâu rộng cho nhân dân trên địa bàn huyện. Tuyên truyền những thông tin về môi trường góp phần cho nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.
- Về an nhin - quốc phòng
+ An ninh chính trị: trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện nhìn chung được giữ vững và ổn định, thực hiện tốt công tác phòng chống tộ phạm trên địa bàn huyện.
+ Về quốc phòng: hàng năm huyện đã thực hiện hoàn thành công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu trên giao. Quan tâm chỉ đạo xây dựng, củng cố lực lượng dân quân, nhằm nâng cao chất lượng đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.
4. Đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn của huyện
- Thuận lợi: trong những năm qua. Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Quan đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch, các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại phát triển, tình hình xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Bộ mặt nông thôn trong toàn huyện có sự thay đổi rõ rệt. Tiềm năng lao động, đất đai khoáng sản... khá dồi dào tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Với điều kiện thuận lợi như vậy sẽ đem lại nguồn thu cho ngân sách huyện.
Hiện nay trên địa bàn huyện việc bảo vệ môi trường đã và đang được quan tâm. Bước đầu đã có được những kết quả tốt trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
- Khó khăn
Bên cạnh những kết quả nêu trên huyện Văn Quan vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém chủ yếu sau:
+ Kinh tế của huyện phát triển còn chậm, quy mô sản xuất còn nhỏ bé, sản phẩm hàng hoá còn nghèo nàn, chủ yếu là tự cung, tự cấp.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm hiệu quả thấp. Tỷ trọng ngành công nghiệp thương mại dịch vụ còn thấp phần nào ảnh hưởng đến thu ngân sách.
+ Về ngân sách: việc tổ chức khai thác các nguồn thu chưa triệt để số thu còn thấp so với nhu cầu chi.
+ Hiệu quả quản lý điều hành ở một số cơ quan, đơn vị và cơ sở còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ. Trên một số lĩnh vực văn hoá - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, bức xúc như giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên đến tuổi lao động. Hộ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 21,6%. Các tệ nạn xã hội chưa ngăn chặn kịp thời.
Chương II. Giới thiệu tổng quan về phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan
I. Sự hình thành phòng tài nguyên và môi trường văn Quan
Phòng tài nguyên và môi trường làm việc đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của huyện uỷ, HĐND và sự điều hành trực tiếp của UBND huyện trong các hoạt động thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện.
Phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan nhận bàn giao công tác quản lý môi trường từ phòng Giao thông - Công nghiệp - Xây dựng (nay là phòng hạ tầng kinh tế) từ ngày 1/8/2004.
II. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan
1. Vị trí, chức năng
Là cơ quan chuyên môn UBND huyện: tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường trên địa bàn huyện, quản lý các dịch vụ công thuộc phạm vi tài nguyên môi trường trong địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện; chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND. Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn.
2. Nhiệm vụ
- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường.
- Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt.
- Giúp UBND huyện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn và dài hạn; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức kiểm tra thực hiện sau khi được xét duyệt.
- Thẩm định và trình UBND huyện xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các xã, thị trấn; kiểm tra thực hiện sau khi được xét duyệt.
- Trình UBND huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy CNQSD đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND huyện và tổ chức thực hiện.
- Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật chỉnh lý các tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với thực trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở tài nguyên và môi trường.
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn; kiểm tra việc thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai; lập và quản lý hồ sơ địa chính; xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Hướng dẫn, kiểm tra, việc sử dụng vảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường. Phòng chống khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai.
- Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; thu thập, quản lý, lưu trữ tài liệu về tài nguyên môi trường.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật. Giúp UBND huyện giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên môi trường.
- Báo cáo định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuấtg tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao với UBND huyện, chủ tịch UBND huyện, Sở tài nguyên và môi trường.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ địa chính xã, thị trấn. Tham gia với Sở tài nguyên và môi trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cong chức, viên chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường và cán bộ địa chính xã, thị trấn.
- Quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và phân công công của UBND huyện.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện và chủ tịch UBND huyện phân công.
- Hướng dẫn các xã trong việc điều tra, xác minh, viết báo cáo đưa vụ việc là giải quyết tranh chấp đất đai tại xã.
3. Quyền hạn
- Phòng tài nguyên và môi trường được quyền đề nghị các phòng chuyên môn trong bộ máy điều hành của UBND huyện, các đơn vị hữu quan đóng trên địa bàn và các xã, thị trấn; Cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường.
- Đôn đốc các cơ quan hữu quan, các xã, thị trấn thực hiện các quy định của pháp luật, văn bản Nhà nước, các quyết định, chỉ thị của cấp trên, của UBND huyện, của ngành dọc thuộc lĩnh vực phụ trách theo đúng yêu cầu và thời hạn. Kiến nghị với UBND huyện và ngành dọc cấp trên về các trường hợp không chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, quyết định của cấp trên; của UBND huyện và của ngành.
- Theo uỷ quyền của UBND huyện, phòng được trao đổi bằng văn bản liên quan đến lĩnh vực phụ trách với các đơn vị trên địa bàn huyện bằng: công văn và các văn bản hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ...
- Được tham gia chọn cán bộ cũng như đề nghị thực hiện hợp đồng lao động cho phòng; kiến nghị với UBND huyện, Sở tài nguyên và môi trường về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn, cán bộ chủ chốt của phòng.
4. Trách nhiệm
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn được ghi trong quy chế này.
- Không ngừng đổi mới áp dụng các biện pháp quản lý nhằm cải tiến phương pháp làm việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của phòng; nâng cao hiệu quả công tác của từng bộ phận chuyên môn và công chức, viên chức.
- Quy trách nhiệm đền bù vật chất đối với các trường hợp để xảy ra thiệt hại về kinh tế nếu không xác định được lý do chính đáng.
III. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nghiệp vụ, chuyên môn.
1. Lãnh đạo phòng
Gồm trưởng phòng và phó phòng
* Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và giám đốc Sở tài nguyên và môi trường về toàn bộ hoạt động của phòng.
- Chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và điều hành mọi hoạt động của cơ quan. Ký duyệt các văn bản của phòng, quản lý tài chính, tài sản của cơ quan.
- Phân công công việc cho các thành viên, các bộ phận trong cơ quan.
ã Nhiệm vụ cụ thể:
- Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, quản lý cán bộ cơ quan, quản lý tài chính, tài sản cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhệm hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc và điều hành mọi mặt của cơ quan trực tiếp phụ trách.
- Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai. Khảo sát đo đạc, lập hồ sơ thu hồi đất... Xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn, trung và dài hạn.
- Chịu trách nhiệm về công tác đối nội, đối ngoại của cơ quan.
- Quản lý theo dõi, nhận xét đánh giá cán bộ, đề xuất ý kiến về việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với các cán bộ công chức thuộc phòng quản lý.
* Phó trưởng phòng:
Là người giúp việc cho trưởng phòng được trưởng phòng phân công từng lĩnh vực công tác hoặc từng khối lượng công việc. Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng nhiệm vụ được phân công; Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc khi trưởng phòng uỷ quyền hoặc khi trưởng phòng đi vắng.
ã Nhiệm vu cụ thể:
Chủ động giải quyết công việc, đảm bảo việc thực hiện tốt các chủ trương chính sách pháp luật đất đai quy định. Trực tiếp phụ trách đăng ký đất đai; chỉnh lý biến động; cấp giấy CNQSD đất; vệ sinh môi trường, tài nguyên nước. Đôn đốc thực hiện công tác báo cáo của cơ quan.
2. Tài chính - kế toán
Xây dựng kế hoạch về tài chính, quản lý thu chi, thanh quyết toán đúng chế độ hiện hành; đảm bảo yêu cầu công tác cho hoạt động của cơ quan.
Quản lý kho quý, văn thư, đánh máy, công tác văn phòng đảm bảo cho mọi hoạt động của cơ quan.
3. Cán bộ chuyên môn
Có trách nhiệm giúp trưởng phòng, phó phòng hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của phòng.
Khi giải quyết công việc nếu có liên quan giữa các cán bộ chuyên môn với nhau thì phải chủ động trao đổi thống nhất nội dung, ý kiến. Nếu việc trao đổi không thống nhất được với nhau, phải báo cáo cán bộ phòng để cùng xem xét giải quyết, thu thập tài liệu cung cấp mọi thông tin liên quan cho cấp lãnh đạo.
IV. Hướng phát triển trong tương lai của phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan
Phòng tài nguyên và môi trường huyện Văn Quan phấn đấu từ nay đến năm 2010 đạt được các mục tiêu quan trọng sau:
Tập trung làm chuyển đổi nhận thức trong dân về bảo vệ môi trường, khai thác sử dụng, có kế hoạch và khoa học nguồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với việc bảo vệ nghiêm ngặt đa dạng sinh học. Tạo nếp sống con người hài hoà, thân thiện cùng thiên nhiên, phấn đấu xây dựng Văn Quan thành huyện có môi trường sinh thái lành mạnh - xanh - sạch đẹp.
- Quy hoạch và xây dựng bãi rác thải chôn lấp hợp vệ sinh của huyện.
- Các điểm chợ ở xã đều tổ chức thu gom được rác thải.
- Tổ chức khai thác khu nghĩa địa Tân An, Tân Long (Thị trấn Văn Quan); Quy hoạch thêm một số điểm nghĩa địa khác (Thị trấn thêm 2 điểm; Tân Đoàn: 1; Văn An: 1; Yên Phúc: 1; Khánh Khê: 2)
- 85 - 90% số hộ ở nông thôn có nhà xí hợp vệ sinh; 75 - 80% số chuồng gia súc được hướng dẫn và thực hiện xử lý chất thải (phân, nước tiểu) theo quy trình.
- Tất cả các bệnh viện tuyến huyện và xã đều có hệ thống thu gom, xử lý nước thải và rác thải y tế nguy hại. Từng đơn vị tự chủ động tổ chức thu gòm rác thải của bệnh viện theo quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng phấn đấu đến năm 2010 địa bàn huyện đạt độ che phủ 45 - 46%.
Chấm dứt nạn phá rừng làm rẫy; khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép; đánh, bắt cá bằng xung điện, thuốc nổ và các biệt dược độc gây hại và băng hoại môi trường.
Chương III. Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện Văn Quan - Lạng Sơn
A. Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện
Theo xu hướng chung, xã hội và nền khoa học ngày càng được phát triển, các doanh nghiệp sản xuất ngày càng tăng lên, khả năng tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu ngày càng lớn... Kéo theo môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Vì vậy, hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2005 và tương lai có thể sẽ nảy sinh một số vấn đề nhấtg là hàm lượng khí độc và bụi. Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Vì vậy trong thời gian tới, cùng với sự phát triển cần phải quan tâm tới vấn để bảo vệ môi trường bằng các biện pháp giáo dục môi trường, quản lý môi trường, tích cực bảo vệ rừng và trồng thêm nhiều cây xanh tại các khối cơ quan và các khu dân cư.
I. Hiện trạng môi trường đất
Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng lao động độc đáo không thể thay thế được, là yếu tố cấu thành các hệ sinh thái trái đất. Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất sử dụng tốt sẽ góp phần phát triển sản xuất.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Văn Quan là 54.949 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chủ yếu đất canh tác là 5.137,38 ha chiếm 90,62% so với đất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp quá mức cũng lợi bất cập hại vì đất nông nghiệp sẽ xâm chiếm các vùng sinh thái tự nhiên, làm giảm tính đa dạng sinh học và cảnh quan của huyện. Sản xuất thâm canh thiên về độc canh thường phải sử dụng nhiều phân bón hoá học và thuốc trừ sâu sẽ gây ô nhiễm đất, làm thay đổi thành phần của đất ảnh hưởng tới sự hoạt động của vi sinh vật trong trái đất. Đất bị ô nhiễm thường sản sinh ra những vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, giun, sán phát triển gây bệnh cho người nhất là ở trẻ em. Hiện nay ở Văn Quan tỷ lệ nhập viện do các bệnh nêu trên năm sau tăng hơn năm trước.
Văn Quan thuộc địa hình vùng núi cao phức tạp và bị chia cắt bởi các núi đá, núi đất xe kẽ các thung lũng nhỏ. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 mm, cao nhất là 2.029 mm, thấp nhất là 756 mm.
Với lượng mưa này cộng thêm địa hình đồi núi hiểm trở nên đất canh tác hàng năm bị sói mòn, ít chất dinh dưỡng nên đất thoái hoá nhanh, đất xấu ngày càng gia tăng còn đất tốt lại giảm dần.
Từ các hoạt động sinh hoạt đất thường là chỗi tiếp nhận rác, phân gia súc và các chất thải rắn khác. ở các khu phố hàng ngày con người xả một lượng lớn các phế thải sinh hoạt từ con đường này hoặc con đường khác vẫn sẽ tập trung trong đất.
II. Hiện trạng môi trường nước.
- Môi trường nước ngầm: Do mật độ dân số huyện Văn Quan không lớn mặt khác phần lớn nguồn nước ngầm tự nhiên chưa bị ô nhiễm, do vậy vấn đề nghiên cứu nước ngầm ở huyện Văn Quan chưa được chú ý đúng mức. Để sơ bộ đánh giá về tiềm năng nước ngầm trong huyện ta có một số nhận xét sau:
Văn quan là một huyện có độ cao tương đối lớn, phân bố chủ yếu là núi đá vôi. Trong những khu vực như vậy, hệ thống hang động thường rút hết nước mặt và hạ thấp nước ngầm, cũng chính hệ thống hàng động làm cho hệ thống nước ngầm suất lộ và dễ bị ô nhiễm. Ngược lại trên địa hình các loại đá phiến phân bố ở vùng đồi núi thấp hơn thì tiềm năng nước ngầm có nhiều triển vọng.
- Môi trường nước mặt: hệ thống nước mặt của huyện Văn Quan tập trung tất cả trên sông, hồ, kênh, mương. Ngoài chức năng điều tiết khí hậu, điều hoà nước mưa. Hệ thống này còn có chức năng nuôi cá và xử lý một phần nước thải do con người thải ra. Thế nhưng những người đổ rác không đúng nơi quy định đã biến ao, hồ, sông... thành những nơi chứa rác công cộng. Lượng rác thải ra các bờ sông, ao, hồ, cống rãnh sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp lên chất lượng nước mặt, nước ngầm của Văn Quan. Lượng nước này tích đọng trong các ao, hồ nhiều ngày sẽ tạo nên lớp bùn lắng đọng làm nâng cao đáy hồ. Rác thải sẽ làm cho sông trở lên hẹp, cản trở lưu lượng dòng chảy của sông, tắc cống rãnh thoát nước. Những thành phần hữu cơ bị phân huỷ trong nguồn nước có tác hại đến các loài thuỷ sinh, cản trở quá trình quang hợp trong nước, cản trở sự tự làm sách trong nước.
Nguồn nước thải tại khu vực thị trấn không tập trung do quy mô còn nhỏ, mặt khác các dãy phố mới hình thành đều bám theo quốc lộ chính, phía sau là cái khoảng đất rộng, các sườn núi, các thung lũng với thảm thực vật phong phú. Nước thải chưa được xử lý nên nước tự làm sạch trong quá trình thấm và bốc hơi.
III. Hiện trạng môi trường khí
Văn Quan là huyện miền núi, đất rộng, diện tích rừng chiếm 52,54%, mật độ dân số 3 người/1km2. Nền kinh tế chủ yếu là thần nông ngoài ra có một số cơ sở như xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, còn lại là chế biến lâm thổ sản. hệ thống giao thông trong huyện kém phát triển, mật độ xe tham gia giao thông không lớn, với những cơ sở trên có thể nói môi trường không khí huyện Văn Quan chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, xét một số điểm cụ thể, chúng ta thấy xuất hiện những yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường không khí đó là:
Việc san lấp, thi công các công trình xây dựng và giao thông ở thị trấn Văn Quan, vào mùa khô đã làm tăng mật độ bụi trong không khí.
Việc nghiền, khai thác chế biến quặng bôxit (ở khu vực xã Tân Đoàn) cũng có thể gây nồng độ bụi cao có thể gây ra khí độc hoặc do hoạt động của các lò gạch.
1. Các khí độc
Việc nghiền, khai thác đá ở Lùng Hang (phố Tân An) và chế biến quặng bôxits ở Tân Đoàn, cungc có thể gây ra các loại khí độc trong các lò gạch...
2. Bụi
Nếu xét 1 số điểm cụ thể, chúng ta thấy xuất hiện những yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường không khí đó là:
Việc san lấp, thi công các công trình xây dựng và giao thông ở thị trấn Văn Quan, vào mùa khô đã làm tăng mật độ bụi trong không khí.
Việc nghiền, khai thác chế biến quặng cũng có thể gây nồng độ bụi cao.
3. Tiếng ồn
Đường giao thông quốc lộ 1B chạy qua trung tâm thị trấn Văn Quan là nguyên nhân gây nên tiếng ồn vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép tại đây. Theo quan sát tại hiện trường, các xe cơ giới chạy qua thị trấn thường sử dụng còi hơn, tiếng ồn cực đại lên tới 100 dBA.
IV. Hiện trạng môi trường chất thải rắn
Hiện nay lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, ảnh hưởng và gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước trên địa bàn huyện lượng rác phát sinh trên một ngày khoảng 5-6m3 chất thải rắn (trên địa bàn thị trấn và phố Điềm He). Trung bình mỗi người thải rác ra là 0,004 kg/1ngày, đêm. Với các khối lượng rác thu gom được chỉ hạn chế được phần nào xong việc thu gom rác vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn như những khu vực vùng nông thôn, các xã trên địa bàn huyện.
Chất thải rắn tập trung chủ yếu ở trên địa bàn thị trấn và phố Điềm He và những nơi họp chợ, giao lưu hàng hoá, dịch vụ thương mại, cửa hàng ăn u._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT387.doc