TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 183
HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG DI CƯ QUA ĐẬP Ở HỒ CHỨA PHƯỚC HÒA VÀ
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CHO TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium
rosenbergii)
CURRENT STATE OF FISH-PASSAGE IN PHUOC HOA RESERVOIR AND
ADAPTION POSSIBILITY FOR FRESHWATER GIANT PRAWN (Macrobrachium
rosenbergii)
Vũ Văn Hiếu1, Vũ Cẩm Lương2, Nguyễn Nghĩa Hùng1,
Trần Hồng Thủy2, Di Tiến Học2, Nguyễn Tuyết Kiều Diễm2
1
Viện Khoa học Thủy lợ
11 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng đường di cư qua đập ở hồ chứa phước hòa và khả năng thích ứng cho tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i miền Nam
2
Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Đường di cư qua đập (ĐDCQĐ) ở hồ chứa Phước Hòa (PH) được xây dựng năm
2011 trên địa bàn xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nhằm giảm thiểu
các tác động của đập PH đối với các loài thủy sản di cư, trong đó có tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii). Tuy nhiên, kết quả hai đợt khảo sát trong mùa mưa
(tháng 7/2017) và mùa khô (tháng 3/2018) cho thấy tình trạng xói lở, lắng đọng bùn
cát và rác thải xuất hiện tại một số vị trí trên ĐDCQĐ; việc quản lý ĐDCQĐ còn
nhiều chồng chéo, chưa có cơ quan hay bộ phận quản lý trực tiếp; người dân vẫn
thường xuyên đi vào khu vực ĐDCQĐ để đánh bắt cá; và ĐDCQĐ chỉ hoạt động
chủ yếu trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm), trong khi các tháng
còn lại trong năm thì hầu như không có nước để hoạt động. Thêm vào đó, ĐDCQĐ
nằm cách xa đập Phước Hòa, vận tốc nước tại nhiều điểm trên ĐDCQĐ còn lớn
cũng như độ sâu và nền đáy của ĐDCQĐ chưa phù hợp có thể là các nguyên nhân
khiến TCX chưa có sử dụng ĐDCQĐ ở PH trong thời gian qua. Trong khi, tôm càng
xanh (TCX) là một trong các loài thủy đặc sản đặc trưng và có giá trị kinh tế cao ở
lưu vực sông Đồng Nai và đang chịu tác động mạnh của các đập nước xây ở vùng
cửa sông. Thêm vào đó, qua nghiên cứu tổng quan cho thấy, TCX có động lực di cư
mang tính bản năng; tập tính di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản phù hợp với việc di
chuyển qua ĐDCQĐ nếu được thiết kế phù hợp. Do đó, bài viết này nhằm đưa ra
các đánh giá về hiện trạng và khả năng thích ứng của ĐDCQĐ ở PH cho TCX (M.
rosenbergii) cũng như khả năng đi qua ĐDCQĐ dựa trên đặc điểm sinh học của
TCX, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐDCQĐ ở
PH khi xác định TCX là đối tượng mục tiêu của ĐDCQĐ.
Từ khóa: Đường di cư qua đập, Phước Hòa, tác động của đập, tôm càng xanh.
ABSTRACTS
The fish-passage in Phuoc Hoa Reservoir was constructed in 2011 at An Thai
commune, Phu Giao district, Binh Duong province to minimize the impact of the dam
on aquatic species migration, including the giant freshwater prawn (Macrobrachium
rosenbergii). However, the survey results in the rainy season (July 2017) and the dry
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
184 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
season (March 2018) showed that there are many problems related to the fish-passage
such as the appearance of erosion, sedimentation and rubbish in several locations on
the fish-passge, overlapping management of the fish-passage, without management
from any direct agencies or organizations, usually-carry-out-fishing-activities-in-the-
fish-passage fishermen, main operation of fish-passage in the rainy season (from May
to November) and lack of water for fish-passage operation in the dry seasons (from
December to April) . In addition, what the fish-passage is located far from Phuoc Hoa
Dam and has strong water velocity in several sites; the depth and bottom of the fish-
passage is not suitable for the giant freshwater prawn are the reasons why the prawn
has not used the fish-passage last time. While M. rosenbergii is one of the most special
and valuable aquatic species in the Dong Nai river basin and is strongly impacted by
dams in estuary. Moreover, the literature review proved that the instinctive migratory
motivation and the movement, nutrition and reproduction behavior of M. rosenbergii
are suitable for passing fish-passage if properly designed. Thereby, this article aims to
provide an assessment of the state of the fish-passage in Phuoc Hoa as well as
adaptability for the giant freshwater prawn (M. rosenbergii) and the fishway-passing
ability of the prawn based on the biological characteristics of M. rosenbergii in order
to provide solutions for improving the effectiveness of the fish-passage in Phuoc Hoa
and identifying M. rosenbergii as the main target for the design and construction of
fish-passage.
Keywords: Fish-passage, Phuoc Hoa, the impact of dam, the giant freshwater
prawn.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu về ĐDCQĐ đã được thực hiện nhiều trên thế giới, tuy nhiên đây là
vấn đề mới ở Việt Nam cả ở khía cạnh lý thuyết và thực tiễn. ĐDCQĐ đầu tiên và duy
nhất của Việt Nam ở đập thủy lợi Phước Hòa sau gần 7 năm đưa vào sử dụng hiện vẫn
chưa có các nghiên cứu đánh giá hiệu quả và hiện trạng. Mặt khác, ĐDCQĐ ở Phước
Hòa thuộc lưu vực sông Bé (một phụ lưu của hệ thống sông Đồng Nai) nơi có số lượng
các thủy sản di cư có tiềm năng di chuyển qua ĐDCQĐ rất đa dạng như tôm càng xanh
(M. rosenbergii), cá chình hoa (Anguilla marmorata), cá linh (Henicorhynchus
siamensis), cá dảnh (Puntioplites proctozysron), cá lăng (Mystus nemurus), cá chốt sọc
(Mystus mysticetus) (Vũ Vi An và Nguyễn Nguyễn Du, 2011) Trong đó, TCX được
xem là loài cần được ưu tiên theo dõi, bảo vệ và xây dựng ĐDCQĐ vì: (1) là loài di cư
sinh sản giữa các vùng nước lợ và ngọt nên chịu tác động lớn bởi các đập nước ở vùng
cửa sông, thậm chí có thể biến mất khỏi các lưu vực sông trong tự nhiên nếu các bãi đẻ
không được duy trì ở trên dòng chính và phụ lưu của sông; (2) là loài thủy sản kinh tế
được công nhận trong khu vực và trên thế giới; (3) là loài thủy sản bản địa đặc trưng ở
khu vực xung quanh ĐDCQĐ ở Phước Hòa. Do đó, nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện
trạng ĐDCQĐ ở đập thủy lợi Phước Hòa và khả năng thích ứng cho TCX để đề xuất
các giải pháp điều chỉnh, sửa chữa phù hợp đối với ĐDCQĐ ở PH cho đối tượng mục
tiêu là loài TCX (M. rosenbergii).
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 185
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Nghiên cứu đã khảo sát thực địa hai đợt đại diện cho mùa mưa (7/2017) và mùa
khô (3/2018) tại khu vực ĐDCQĐ ở PH. Trong quá trình khảo sát, tiến hành quan sát,
chụp ảnh và ghi nhận các thông tin về hiện trạng ĐDCQĐ ở PH, kết hợp khảo sát bằng
bảng câu hỏi soạn sẵn đối với 21 ngư dân; 3 cán bộ Phòng thủy sản thuộc Sở
NN&PTNT hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước; 2 cán bộ Ban Quản lý đập PH; 2 cán
bộ phụ trách mảng nông nghiệp và thủy sản của hai xã An Thái và An Linh tỉnh Bình
Dương. Nội dung bảng câu hỏi điều tra khảo sát bao gồm: thời gian hoạt động của
ĐDCQĐ trong năm, tình trạng người dân vào khu vực ĐDCQĐ để đánh bắt cá, hiệu
quả của ĐDCQĐ, tình trạng xạt lở hai bên bờ ĐDCQĐ, hiện trạng quản lý ĐDCQĐ
2.2. Phương pháp chuyên gia
Tiến hành trao đổi với một số chuyên gia đã từng làm dự án hoặc tư vấn cho dự án
xây dựng ĐDCQĐ ở PH ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2, Viện Khoa học
Thủy lợi miền Nam, Ban quản lý (BQL) đập Phước Hòa cũng như các chuyên gia về
thủy sản tại Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Khoa học tự nhiên và Trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Phương pháp tổng quan tài liệu
Tiến hành tổng quan tài liệu các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về đặc
điểm sinh học của TCX liên quan tới khả năng di cư qua ĐDCQĐ.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu về thiết kế ĐDCQĐ ở hồ thủy lợi Phước Hòa
Đường di cư qua ở PH được thiết kế theo mô hình ĐDCQĐ dạng kênh tự nhiên
với chiều dài 1,9 km, độ dốc dọc theo ĐDCQĐ thay đổi từ 0,7 đến 1,43% và vận tốc
nước được giới hạn dưới 0,6 m/giây. ĐDCQĐ được chia làm 3 phần: (1) Đoạn cửa ra
phía trên ĐDCQĐ: Bao gồm đoạn được xây dựng tường bao với chiều dài 144 m (hình
1) ra tới cống ngầm qua đường dân sinh. Trong cống ngầm có kết hợp van điều tiết
nước: Tiết diện chữ nhật, cửa van bằng thép, đóng mở bằng máy vít chạy điện kết hợp
thủ công (hình 2); (2) Đoạn đường dẫn chính: Tính từ van khóa nước xuống tới cửa vào
ĐDCQĐ, trong đó, phần lớn là đoạn kênh đất, chỉ có khoảng 400 m đoạn kênh được lót
đá cuội tạo thành các dốc nhám (hình 3). Thêm vào đó, nhiều hồ nghỉ cho cá được bố trí
dọc theo chiều dài của ĐDCQĐ (hình 4); (3) Cửa vào phía dưới ĐDCQĐ: Cửa vào
ĐDCQĐ dạng kênh đất có lót lớp đá cuội bên dưới (không được bê tông hóa) và được
đặt ở vị trí cách xa thân đập PH (hình 9 và hình 12).
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
186 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Hình 1. Đoạn cửa vào được xây dựng tường bao Hình 2. Van khóa điều tiết nước cho ĐDCQĐ
Hình 3. Lớp đá cuội được lót dưới nền ĐDCQĐ
Hình 4. Khu nghỉ cho cá được bố trí trên ĐDCQĐ ở PH
3.2. Hiện trạng đường di cư qua đập ở hồ chứa Phước Hòa
- Về cơ sở hạ tầng ĐDCQĐ:
Sau hơn 6 năm đưa vào sử dụng, hiện nay ĐDCQĐ đã xuống cấp nhiều so với
thiết kế ban đầu. Cụ thể, (1) hai bờ của ĐDCQĐ bị xói lở tại nhiều vị trí: Qua hai đợt
khảo sát cả trong mùa mưa và mùa khô cho thấy nhiều vị trí tại hai bên bờ ĐDCQĐ đã
bị xói lở nghiêm trọng do hai bờ kênh không được gia cố bê tông hoặc trồng cây (hình
5); (2) tại nhiều vị trí trên ĐDCQĐ đã bị lắng đọng bùn cát và rác thải nằm trong
ĐDCQĐ vào mùa khô (hình 6).
Lớp đá cuội
Hồ nghỉ cho cá
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 187
Hình 5. Xói lở bờ ĐDCQĐ (tháng 2/2017) Hình 6. Rác thải nằm trong ĐDCQĐ
- Về hiện trạng quản lý ĐDCQĐ:
Kết quả khảo sát cho thấy, việc quản lý ĐDCQĐ ở PH còn nhiều chồng chéo,
chưa có cơ quan hay bộ phận quản lý trực tiếp nào. Cụ thể, khảo sát BQL đập PH và Ủy
ban nhân dân xã An Thái thì BQL cho rằng họ chỉ quản lý về thủy lợi và điều tiết nước
cho đập Phước Hòa, trong đó có điều tiết nước cho ĐDCQĐ chứ không quản lý về việc
khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản tại đây (việc này thuộc trách nhiệm quản lý của
chính quyền xã An Thái). Thêm vào đó, theo đại diện của phòng Thủy sản của Sở NN
và PTNT tỉnh Bình Phước cho rằng ĐDCQĐ thuộc về quyền quản lý của tỉnh Bình
Dương và về phía tỉnh Bình Dương thì lại cho rằng ĐDCQĐ thuộc quyền quản lý của
dự án thủy lợi PH mà trực tiếp là BQL đập PH.
Mặt khác, các văn bản qui định về quản lý nguồn lợi thủy sản và khai thác thủy
sản được các cơ quan ban hành cũng chỉ mang tính chất chung chung, chủ yếu là cho
khu vực đập chứ không có một văn bản cụ thể nào cho ĐDCQĐ (hình 7).
Hình 7. Quy chế đánh bắt cá ở khu vực đập PH (có áp dụng cho cả ĐDCQĐ)
- Về tình trạng vi phạm các quy định về đánh bắt thủy sản trong ĐDCQĐ ở PH:
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tình trạng người dân vào khu vực ĐDCQĐ ở PH
để đánh bắt thủy hải sản diễn ra thường xuyên và khó kiểm soát. Các hình thức người
dân đánh bắt thủy sản trong ĐDCQĐ bao gồm đi câu, đặt lú hoặc giăng lưới bắt cá tại
các khu vực nghỉ, lối vào ĐDCQĐ (hình 8 và hình 9).
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
188 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
Hình 8. Người dân câu cá trên ĐDCQĐ Hình 9. Người dân đặt lú ở lối vào ĐDCQĐ
- Về hiện trạng vận hành của ĐDCQĐ:
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, ĐDCQĐ được cung cấp nước để hoạt động chủ
yếu vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, còn trong mùa khô (từ khoảng
tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau) thì van điều tiết nước ở đầu trên của ĐDCQĐ
bị khóa để ưu tiên cho việc tích trữ nước trong hồ (hình 10 và hình 11). Mặt khác, tại
một số vị trí trên ĐDCQĐ có vận tốc nước lên tới 0,9 m/giây (Vũ Vi An và nnk, 2013)
vượt quá giới hạn cho phép 0,6 m/giây theo thiết kế ban đầu của ĐDCQĐ.
Hình 10. Nước bị chặn vào mua khô (3/2018) Hình 11. Nước được xả vào mùa mưa (7/2017)
3.3. Khả năng thích ứng của ĐDCQĐ ở PH cho đối tượng TCX
a. Sự cần thiết phải xây dựng ĐDCQĐ cho TCX
- Sự di cư qua đập ảnh hưởng tới sự tồn vong của TCX tại các lưu vực sông trong
tự nhiên: TCX (M. rosenbergii) là loài di cư sinh sản giữa nước mặn (lợ) và nước ngọt
nên nếu đường di cư của chúng bị chặn bởi các chướng ngại vật trên sông như các đập
nước, cống ngăn mặn thì sẽ tác động tiêu cực tới TCX: (1) TCX bị giới hạn trong một
phần nhất định của sông: Từ khi đập PH được xây dựng, TCX không thể vượt qua đập
này để lên thượng nguồn nên bị giới hạn trong phạm vi từ đập PH tới vùng cửa sông
Đồng Nai. Khi bị giới hạn trong một phạm vi nhất định như vậy thì khả năng tồn tại của
chúng trong tự nhiên cũng bị suy giảm do dễ dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động
đánh bắt quá mức, động vật săn mồi hoặc khi gặp các sự cố về môi trường; (2) Làm
chậm hoặc ngăn cản quá trình di cư xuống bãi đẻ của TCX: Vào mùa sinh sản, đập PH
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 189
đã làm chậm hoặc ngăn cản quá trình di cư xuống bãi đẻ nằm ở vùng cửa sông của các
cá thể TCX trưởng thành phía trên đập PH. Khi các cá thể TCX trưởng thành mang
trứng không thể ra được vùng cửa sông thì ấu trùng của TCX phải nở trong nước ngọt
và những ấu trùng này sẽ phải nhanh chóng theo dòng nước để ra vùng nước lợ nếu
không trong vòng 4 - 5 ngày ấu trùng sẽ chết (Ling, 1969). Điều này sẽ ảnh hưởng tới
việc duy trì sự hiện diện của loài TCX ở phía trên đập PH trong tương lai nếu không có
giải pháp phục hồi đường di cư cho chúng; (3) Bị tổn thương hoặc tử vong khi đi qua
tuabin hoặc đập tràn: TCX trưởng thành phía trên đập PH khi đi qua đập tràn hoặc
tuabin để xuống bãi đẻ ở vùng cửa sông trong mùa sinh sản thì thường bị tổn thương
hoặc thậm chí có thể gây tử vong.
- TCX là một trong các loài có giá trị kinh tế cao: Ở Việt Nam, TCX là một trong
các loài thủy sản đặc trưng ở các tỉnh Nam Bộ và hiện rất được chú trọng sản xuất và
ương nuôi vì tôm có giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo báo
cáo của Tổng cục Thủy sản năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn
3,1 tỷ USD, trong đó, tôm chân trắng chiếm 62,1%, tôm sú chiếm gần 29,5%, TCX và
tôm biển khác chiếm 8,3%. Ngày 18/1/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế
hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, trong đó xác
định TCX là một trong các đối tượng trọng điểm để tập trung phát triển trong thời gian
tới. Cụ thể, tổng sản lượng TCX đạt 30.000 tấn trong giai đoạn 2017 - 2020 và 50.000
tấn trong giai đoạn 2021-2025.
- TCX là loài bản địa ở khu vực sông Bé: TCX phân bố rộng ở các khu vực Nam
Á và Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, Bắc châu Úc, Nam Trung Quốc và Đài
Loan, từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới (Nandlal và Pickering, 2005). Ở Việt Nam,
TCX phân bố từ Khánh Hòa trở vào, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và lưu vực sông Đồng Nai (trong đó có phụ lưu sông Bé thuộc hai tỉnh Bình
Dương và Bình Phước).
b. Khả năng di cư qua ĐDCQĐ dựa trên đặc điểm sinh học của TCX:
- TCX có động lực di cư qua ĐDCQĐ do vòng đời của chúng cần cả môi trường
nước lợ (hoặc mặn) và nước ngọt: Vòng đời của TCX có thể chia làm 3 giai đoạn: (1)
Giai đoạn ấu trùng: Trong môi trường thiên nhiên, những con cái mang trứng di chuyển
qua các độ mặn khác nhau xuống vùng cửa sông để trứng nở và ấu trùng phát triển
(Ismael and New, 2000). Tất cả các giai đoạn ấu trùng đều cần môi trường nước lợ,
tương ứng với độ mặn từ 20 - 40‰. Ấu trùng có thể nở ở cả vùng nước lợ và nước ngọt,
tuy nhiên những ấu trùng nở trong nước ngọt sẽ phải nhanh chóng theo dòng nước để di
chuyển ra vùng cửa sông (nơi có môi trường nước lợ) nếu không chúng sẽ chết trong
vòng 4 - 5 ngày sau khi nở (Ling, 1969); (2) Giai đoạn hậu ấu trùng: Trong điều kiện tự
nhiên, ở giai đoạn hậu ấu trùng thường ở lại trong vùng nước lợ trong 1 - 2 tuần sau đó
bắt đầu di cư chầm chậm lên thượng nguồn nơi có độ mặn thấp hơn. Khi chúng khoảng
1 tháng tuổi, chúng có thể di chuyển khá nhanh. Sau 2 tháng tuổi, chúng có thể bơi
ngược các dòng nước mạnh hoặc vượt qua các ghềnh sông bằng cách sử dụng khả năng
bò của mình. Chúng có thể bò qua các đê hoặc đập cao 2 – 3 m miễn sao có một chút
nước nhỏ giọt trên đê hoặc đập đó (Michael, 2002). Thực tế cho thấy TCX có thể di cư
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
190 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
với khoảng cách trên 200 km tính từ vùng cửa sông (Upadhyay et al., 2014); (3) Giai
đoạn trưởng thành: Sự biến đổi từ giai đoạn ấu trùng sang giai đoạn hậu ấu trùng cũng
đánh dấu sự kết thúc chu kỳ sống của chúng trong môi trường nước lợ. Từ giai đoạn
này, chúng bắt đầu quá trình di chuyển một cách chủ động theo hướng dòng chảy và có
thể vượt qua những nơi có dòng chảy mạnh bằng cách bò bám chặt vào nền đáy của
sông. Chúng có thể di cư vào trong các hồ nội đồng hoặc vượt qua các đê bằng cách di
chuyển vòng qua các dòng suối hoặc khe nước nằm quanh đê. Từ khi bắt đầu quá trình
di cư lên thượng nguồn đến lúc trưởng thành, chúng ở lại môi trường nước ngọt trong
một thời gian dài (Ling, 1969). Tôm trưởng thành giao vỹ và đẻ trướng trong môi
trường nước ngọt, nhưng khi ôm trứng và ấp trứng, chúng có xu hướng di chuyển ra
vùng nước lợ (John, 2009).
Hình 12. Vòng đời của TCX (M. rosenbergii)
(Nguồn: Nandlal, S. et al., 2005).
- Tập tính di chuyển của TCX có thể được sử dụng để thiết kế mô hình ĐDCQĐ
phù hợp: Sau 2 tháng tuổi, TCX đã có thể bơi ngược các dòng nước mạnh, vượt qua các
đê cao 2 – 3 m hoặc ghềnh sông bằng cách sử dụng khả năng bò của mình (Michael,
2002). Khi trưởng thành, chúng bắt đầu quá trình di chuyển một cách chủ động theo
hướng dòng nước và có xu hướng di chuyển bằng cách bò bám chặt vào nền đáy để
vượt qua những nơi có dòng nước chảy mạnh (Ling, 1969).
- Tập tính dinh dưỡng có thể được sử dụng để giúp TCX tìm thấy cửa vào của
ĐDCQĐ: TCX là loài ăn tạp: (1) Ở giai đoạn ấu trùng, TCX ăn hầu hết động vật phù du
(chủ yếu là động vật giáp xác nhỏ), sâu nhỏ và giai đoạn ấu trùng của các loài giáp xác
Nước ngọt
Cửa sông
Con đực trưởng thành
Con cái mang trứng
Ấu trùng
Hậu ấu trùng
Trứng
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 191
khác; (2) Giai đoạn hậu ấu trùng và trưởng thành, TCX ăn tạp, háu ăn, ăn cả thực vật và
động vật (Nandlal and Pickering, 2005).
- Tập tính sinh sản của TCX có thể được sử dụng để xây dựng cơ chế và thời gian
vận hành ĐDCQĐ một cách hợp lý: Ở các vùng ôn đới, TCX sinh sản vào mùa hè,
trong khi ở các vùng nhiệt đới, TCX sinh sản khi bắt đầu mùa mưa. Chúng có thể đẻ
trứng hai lần hoặc nhiều hơn trong một mùa sinh sản (Ling, 1969).
c. Khả năng thích ứng của ĐDCQĐ ở PH cho đối tượng TCX
- Về mô hình thiết kế: ĐDCQĐ ở PH được thiết kế theo mô hình ĐDCQĐ dạng
kênh tự nhiên, đây là mô hình được ứng dụng cho đa loài (Schmutz et al., 2015). Do đó,
mô hình thiết kế này hoàn toàn phù hợp với loài TCX (M. rosenbergii).
- Về cửa vào ĐDCQĐ: Vị trí cửa vào phía dưới ĐDCQĐ nằm ở nơi dòng chảy
của sông khá chậm và nằm cách khá xa (khoảng hơn 500m) so với đập PH nên đã
không tận dụng được dòng nước chảy qua đập tràn và cửa xả của đập PH để thu hút các
loài thủy sản ở đây tìm thấy vị trí của cửa vào ĐDCQĐ (hình 12). Thêm vào đó, bề rộng
cửa vào cũng khá nhỏ cũng có thể là một trong những khó khăn cho các loài thủy sản có
thể tìm thấy cửa vào ĐDCQĐ.
Hình 13. Vị trí cửa vào ĐDCQĐ ở PH (Nguồn: Bản đồ Google)
- Về vận tốc nước trong ĐDCQĐ: Vận tốc nước trong ĐDCQĐ được duy trì trong
giới hạn 0,6 m/giây, chỉ một số vị trí vượt giới hạn trên với vận tốc 0,9 m/giây (Vũ Vi
An và nnk, 2013). Mặc dù, chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng bơi/bò của TCX
nhưng có thể nhận thấy rằng vận tốc nước trong ĐDCQĐ (dạng kênh tự nhiên) ở PH
luôn thấp hơn vận tốc nước ở sông Bé – nơi mà TCX thường di chuyển ngược sông để
lên thượng nguồn trước khi đập Phước Hòa được xây dựng.
- Mực nước trong ĐDCQĐ: Qua đợt khả sát cho thấy, một số vị trí trong ĐDCQĐ
có mực nước khá thấp, có thể thấy nền đáy của kênh (hình 3), trong khi, tập tính của
TCX là loài sống đáy và thường di chuyển bám chặt vào đáy để di chuyển qua các nơi
có dòng chảy mạnh nên cần một độ sâu nhất định để kích thích TCX di chuyển.
Cửa vào phía trên ĐDCQĐ
Đập PH
Cửa vào phía dưới ĐDCQĐ
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
192 VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM
- Nền đáy ĐDCQĐ: Đa phần nền đáy của ĐDCQĐ là nền đất (hình 14) và chỉ có
một số đoạn dốc mới có lớp đá cuội (hình 13) nên cũng có thể làm giảm khả năng di
chuyển ngược dòng nước đối với TCX (do TCX thường có tập tính lẩn trốn trong các khe
rãnh và bám vào nền đáy có độ ma sát cao để di chuyển qua các đoạn nước chảy siết).
Hình 14. Nền đáy lót đá cuội của ĐDCQĐ Hình 15. Nền đáy bằng đất trong ĐDCQĐ
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
- Hiện trạng cơ sở hạ tầng ĐDCQĐ đã xuống cấp song vẫn đảm bảo yêu cầu về
hoạt động, trong khi hiện trạng quản lý ĐDCQĐ còn nhiều bất cập, không có cơ quan
hay tổ chức nào quản lý trực tiếp và tình trạng người dân vào khu vực ĐDCQĐ để đánh
bắt cá còn diễn ra thường xuyên mà không bị cơ quan hay tổ chức nào ngăn chặn.
- Tôm càng xanh là một trong các đối tượng cần được xây dựng ĐDCQĐ do đóng
vai trò quan trọng về kinh tế, là đối tượng chịu tác động nặng nề bởi các đập nước trên
sông và là loài bản địa ở lưu vực sông Đồng Nai.
- Khả năng di cư qua ĐDCQĐ là hoàn toàn khả thi khi TCX có động lực di cư
mang tính bản năng, tập tính di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản phù hợp với việc di
chuyển qua ĐDCQĐ nếu được thiết kế phù hợp.
- Mô hình thiết kế đường di cư qua đập ở Phước Hòa ứng dụng cho đa loài, nên
hoàn toàn phù hợp trong việc ứng dụng cho TCX, tuy nhiên do cửa vào phía dưới
ĐDCQĐ nằm cách xa đập Phước Hòa, vận tốc nước tại một số điểm trên ĐDCQĐ còn
lớn (vượt quá giới hạn 0,6 m/giây) hay độ sâu mực nước và nền đáy chưa phù hợp có
thể là các lý do TCX chưa có sử dụng ĐDCQĐ ở Phước Hòa trong thời gian qua.
4.2. Kiến nghị
- Nghiên cứu giải pháp khắc phục vị trí chưa hợp lý của ĐDCQĐ ở PH.
- Nghiên cứu cơ chế quản lý hiệu quả ĐDCQĐ ở Phước Hòa ở khía cạnh xử lý rác
thải và bùn lắng, thành lập đơn vị chuyên trách, quản lý hoạt động khai thác cá trên
ĐDCQĐ.
- Tiến hành các nghiên cứu, thiết kế ĐDCQĐ phù hợp và hiệu quả cho đối tượng
TCX ở các vùng cửa sông bị ảnh hưởng bởi đập chắn.
TUYEÅN TAÄP KEÁT QUAÛ KHOA HOÏC & COÂNG NGHEÄ 2017 - 2018
VIEÄN KHOA HOÏC THUÛY LÔÏI MIEÀN NAM 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ismael, D. and New, M. B. (2000). Biology In: New, M.B., Valenti, W.C. (Eds.) Freshwater
Prawn Culture, the Farming of Macrobrachium rosenbergii. Blackwell Science, Oxford.
pp. 69-90
[2] John, E. (2009). Physico-chemical studies of river Pumba and distribution of prawn,
Macrobrachium rosenbergii . Journal of Environmental Biology. 2009;30(5):709–712.
[3] Ling, S.W. (1969). General biology and development of Macrobrachiumrosenbergii.
FAO, Fisheries Representative 57: 589-606.
[4] Michael B. New (2002). Farming freshwater prawns. a manula for the culture of the
giant river prawn (Macrobrachium rosenbergii) FAO Fisheries Technical Paper.
2002;(428, 212)
[5] Nandlal, S., and Pickering, T. (2005). Freshwater Prawns Macrobrachium rosenbergii in
Pacific Island countries. Marine Studies Program, The University of the South Pacific.
[6] Schmutz, S. and C. Mielach (2015). Review of Existing Research on Fish Passage
through Large Dams and its Applicability to Mekong Mainstream Dams. MRC Technical
Paper No. 48. Mekong River Commission, Phnom Penh, Cambodia.
[7] Soesanto, V., Adisukresno, S. and Escritor, G. L. (1980). Báo cáo khóa học đào tạo Nuôi
tôm nước ngọt Châu Á và Thái Bình Dương, 1980.
[8] Upadhyay A. S, Kulkarni B. G and Pandey A. K (2014). Migration in prawns with
special reference to light and water current as inducers in Macrobrachium rosenbergii .
J. Exp. Zool. India Vol. 17, No. 1, pp. 33-48, 2014.
[9] Valenti, W.C. & Daniels, W. (2000). Freshwater prawn culture: the farming of
Macrobrachium rosenbergii. Recirculation hatchery systems and management. In M.B.
New & W.C. Valenti, eds. pp. 69-90. Oxford, England, Blackwell Science.
[10] Vũ Vi An và Nguyễn Nguyễn Du (2011). Báo cáo tạm thời quản lý thủy sản Phước Hòa
sông Bé. Gói thầu MT4, Dự án Thủy Lợi Phước Hòa. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản 2.
[11] Vũ Vi An, Nguyễn Minh Niên và Nguyễn Nguyễn Du (2013). Đánh giá kết quả bước đầu
về đường dẫn cá ở đập Phước Hòa. Gói thầu MT4, Dự án Thủy Lợi Phước Hòa. Viện
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2.
Phản biện: PGS. TS. Lương Văn Thanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_duong_di_cu_qua_dap_o_ho_chua_phuoc_hoa_va_kha_na.pdf