Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về công nghệ thông tin & bưu chính viễn thông

Tài liệu Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về công nghệ thông tin & bưu chính viễn thông: HIỆN ĐẠI HOÁ HỆ THỐNG LÃNH ĐẠO VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I. Khái quát chung về dự án “Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam” & dự án thành phần “Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về CNTT-TT và BCVT” 1. Dự án “Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam” Trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT). Như là một phần trong chiến lược Quốc gia nhằm tăng cường sự hội nhập của Việt Nam vào... Ebook Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về công nghệ thông tin & bưu chính viễn thông

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về công nghệ thông tin & bưu chính viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nền kinh tế thể giới và tạo ra công ăn việc làm mới, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động đánh dấu sự phát triển của CNTT-TT. Tuy nhiên, Chính phủ điện tử ở Việt Nam vẫn còn hạn chế về phạm vi hoạt động. Việc tin học hoá và việc kết nối Internet của nhiều cơ quan nhà nước vẫn ở mức độ tương đối thấp. Chính phủ Việt Nam rất coi trọng phát triển ngành CNTT-TT và đã yêu cầu Ngân hàng Thế giới hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu đó. Dự án được đề xuất, “Phát triển CNTT-TT ở Việt Nam”, sẽ tăng cường và mở rộng những lợi ích của Chương trình 112. Nó sẽ đảm bảo một sự phát triển đồng đều thích hợp các sáng kiến về CNTT-TT hiện hành tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục tăng cường hơn nữa những lợi ích của CNTT-TT ở Việt Nam. Nó sẽ củng cố chất lượng và khả năng truy cập vào thông tin thống kê then chốt và cải thiện khả năng có đủ thông tin để ra quyết định. Sẽ có 5 đơn vị thực hiện trong dự án này, BBCVT – đơn vị có trách nhiệm điều phối toàn bộ dự án, TCTK, UBNN thành phố Hà Nội, UBNN thành phố Đà Nẵng và UBNN thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào các lĩnh vực tăng cường sự lãnh đạo về CNTT-TT, xây dựng Chính phủ điện tử và hỗ trợ xây dựng năng lực CNTT-TT trong việc thúc đẩy phát triển CNTT-TT. Dự án này yêu cầu một tổng ngân sách là 115,7 triệu USD. Số tiền này bao gồm hai phần: tổng chi phí đầu tư là 109,6 triệu USD và chi phí hoạt động thường xuyên là 6,1 triệu USD tương ứng với 5% chi phí đầu tư. Tổng số tiền trên tài trợ cho các tiểu dự án sau: Đơn vị điều phối dự án thuộc BBCVT (1,3 triệu USD), BBCVT (22,6 triệu USD), TCTK (15,0 triệu USD), UBNN Hà Nội (35,7 triệu USD), Đà Nẵng (19,3 triệu USD), Thàn phố Hồ Chí Minh (21,8 triệu USD). Các tác động và kết quả dự kiến Dựa trên những nghiên cứu tương quan đã tiến hành ở các nơi các khu vực khác nhau trên thế giới, dự án có thể sẽ tạo ra sự tăng trưởng bổ sung về GDP ít nhất là 110 triệu USD /năm. Việc thực hiện thành công CNTT-TT trong các khu vực công và tư nhân có thể cải thiện tính hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày và luồng xử lý công việc, tiết kiệm thời gian và do vậy giảm được các chi phí giao dịch. Cải thiện việc cung cấp các dịch vụ công, mở rộng tính công khai minh bạch và sự tham gia của nhân dân vào các quá trình ra quyết định. Tạo ra các nguồn thu nhập mới, tạo ra được công ăn việc làm mới và các cơ hội kinh doanh, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là những tiền đề then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản lý và hành chính công. Nó sẽ hỗ trợ ba thực thể đã được các định trong chiến lược phát triển CNTT-TT quốc gia là: chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân và công dân. Trong mỗi tiểu dự án cũng sẽ thu được những lợi ích đặc thù, bao gồm việc tăng cường năng lực của BBCVT trong việc điều hành sự phát triển CNTT-TT, hỗ trợ TCTK thực hiện tổng điều tra dân số năm 2009, tăng cường tính trách nhiệm và minh bạch tại các cơ quan chính quyền cấp thành phố. Như vậy các mục tiêu tổng quát của dự án phát triển CNTT-TT ở Việt Nam là: (a) Tạo thuận lợi thực hiện các yếu tố ưu tiên trong chiến lược quốc gia về CNTT-TT của Chính phủ (b) Xây dựng một mô hình bền vững và có thể nhân rộng được về cung cấp dịch vụ công và giao tiếp trực tuyến qua chính phủ điện tử (c) Nâng cao nhận thức và kỹ năng CNTT-TT trong khu vực chính phủ, tư nhân và ngoài xã hội, và (d) Tăng cường có chọn lọc khuôn khổ quy chế và chính sách cho sự phát triển ngành CNTT-TT. Đặc biệt, dự án sẽ hỗ trợ (i) Tăng cường sự lãnh đạo CNTT-TT và hiện đại hoá BBCVT (ii) Hiện đại hoá công tác thống kê (iii) Chính phủ điện tử ở cấp thành phố, thông qua một chương trình đầu tư toàn diện vào cơ sở hạ tầng CNTT-TT, cải cách tiến trình và xây dựng năng lực, cũng như hỗ trợ cho đổi mới CNTT-TT. Các sắp xếp về thể chế Cơ quan điều phối dự án (PCU) - hiện nay là Viện chiến lược Bưu chính Viễn thông của BBCVT, sẽ là cơ quan chỉ đạo dự án nói chung và giám sát 5 đơn vị thực hiện dự án (PIU). PCU sẽ sẽ họp định kỳ hàng quý để thảo luận mức độ tiến triển thực hiện dự án do 5 giám đốc PIU và các uỷ ban chỉ đạo của các PIU báo cáo lên. Các PIU sẽ được thành lập theo quyết định của Bộ bưu chính viễn thông, TCTK và UBNN các thành phố tương ứng và sẽ chịu trách nhiệm điều phối cùng với Ngân hàng Thế giới, PCU và các sở ban ngành cấp tỉnh và tất cả các khía cạnh của việc thực hiện dự án. Họ sẽ phải báo cáo trực tiếp với Ban chỉ đạo. Các Ban chỉ đạo sẽ gồm những cán bộ cao cấp được các cấp chính quyền địa phương và các bộ tương ứng chỉ định phù hợp với các PIU. Họ sẽ được thông báo hàng tháng về tiến triển của các PIU và sẽ chính thức gặp nhau hàng quý để thảo luận sự tiến triển của việc thực hiện các dự án. Họ sẽ đưa ra đều đặn những ý kiến phản hồi có tính chất xây dưng cho các giám đốc PIU dựa trên những kinh nghiệm chuyên gia của họ và dựa trên sự hiểu biết của họ về những vấn đề liên quan. Vì vậy dự án tiền khả thi này khuyến nghị rằng PCU và các PIU sẽ phải được hỗ trợ bởi các tư vấn quốc tế và địa phương trong quá trình thực hiện dự án. Thực hiện dự án Với phạm vi sâu rộng và cấu trúc thực hiện phi tập trung của dư án, việc thực hiện dự án sẽ theo một phương pháp chia thành các giai đoạn. Các thành phần đã được lập thứ tự ưu tiên và sắp xếp trình tự một cách cẩn thận sao cho cái này sẽ dẫn đến cái kia hay cái này bổ sung cho cái khác. Quản lý mua sắm và tài chính Ngân hàng Thế giới sẽ tài trợ 86% tổng chi phí dự án, khoảng 99,9 triệu USD. Chính phủ Việt Nam sẽ đóng góp 15,8 triệu USD, hoặc là 14%, được chia ra thành chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên để đảm bảo hoạt động cho dự án. Đối với PIU của 3 thành phố thì Chính phủ sẽ tài trợ 10 % trên tổng chi phí đầu tư trong khi đối với BBCVT và TCTK thì Chính phủ sẽ tài trợ 7% và 0% tương ứng. Căn cứ vào các cơ quan báo cáo khác nhau (và các mức báo cáo khác nhau) của các đơn vị thực hiện dự án, mỗi đơn vị sẽ có sự độc lập về tài chính và mua sắm. Mỗi đơn vị thực hiện dự án sẽ có một tài khoản đặc biệt để dùng riêng. Liên quan đến luồng vốn tài trợ bên trong chính phủ Việt Nam, sẽ có 3 phương án lựa chọn đưa ra thảo luận. Phương án 1, Chính phủ Việt Nam sẽ lấy một số tiền tín dụng IDA dưới dạng tài trợ cho tất cả các đơn vị thực hiện dự án. Phương án 2, Chính phủ sẽ lấy số tiền tín dụng IDA dưới dạng tài trợ cho BBCVT và TCTK, tín dụng vay cho Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Phương án 3 và là phương án khuyến nghị, là sự thay đổi phương án 2 trong đó có một vài thành phần có thể ở dạng tài trợ trong khi các thành phần khác sẽ ở dạng vay tín dụng tuỳ thuộc vào thành phần nào có thể tạo thu nhập hoặc hoàn vốn. Chính phủ sẽ quyết định một cơ chế thích hợp nhất xử lý luồng vốn nội bộ. Tính bền vững của dự án Tính bền vững của dự án được coi là mạnh với điều kiện được sự ủng hộ toàn diện của lãnh đạo. Việc nhấn mạnh vào năng lực và sự phát triển nhân lực CNTT-TT sẽ giúp các đơn vị tham gia làm quen tốt hơn với hệ thống thông tin và đảm bảo khả năng duy trì lâu dài của dự án. Các tiểu dự án đã được cân nhắc khi tiếp cận, đặc biệt liên quan đến lập trình tự thay đổi tổ chức và đưa công nghệ vào để đảm bảo rằng việc hiện đại hoá sẽ được kéo dài và không ngừng cải thiện. Công tác phê duyệt ban đầu sẽ đảm bảo rằng dự án sẽ tạo ra một động lực và làm thay đổi công việc hành chính, công nghiệp và kinh tế, CNTT-TT nhờ đó sẽ trở thành một trong những tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh. Dự án này bao gồm 5 tiểu dự án và mỗi tiểu dự án có riêng một đơn vị thực hiện dự án (PIU) và mỗi đơn vị thực hiện dự án có trách nhiệm đưa ra đầu ra và kết quả cho các thành phần và các tiểu thành phần dưới sự quản lý của PIU: Bộ bưu chính viễn thông TCTK UBND thành phố Hà nội UBND thành phố Đà nẵng UBND thành phố Hồ Chí Minh Sẽ có 5 đơn vị thực hiện trong dự án này, BBCVT – đơn vị có trách nhiệm điều phối toàn bộ dự án, TCTK, UBNN thành phố Hà Nội, UBNN thành phố Đà Nẵng và UBNN thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào các lĩnh vực tăng cường sự lãnh đạo về CNTT-TT, xây dựng Chính phủ điện tử và hỗ trợ xây dựng năng lực CNTT-TT trong việc thúc đẩy phát triển CNTT-TT. 2. Dự án thành phần "Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về CNTT-TT và BBCVT" Dự án này được hình thành với mục đích phát triển môi trường CNTT-TT ở Việt Nam và khuyến khích ứng dụng CNTT-TT. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc tạo lập môi trường cho phát triển CNTT-TT cũng như đi tiên phong trong việc phổ biến CNTT-TT tới nhân dân cũng như các cơ quan nhà nước chính là BBCVT. Đây chính là cơ sở để Chính phủ giao cho BBCVT trách nhiệm thực hiện dự án thành phần này. Đó được xem như là một bước quan trọng để hoàn thiện bộ máy của BBCVT cũng như nâng cao năng lực quản lý và điều hành của cơ quan này. Nhìn chung, dự án này có mục đích cải thiện tình hình phát triển CNTT-TT ở Việt Nam, phát triển các cổng giao dịch điện tử và giải quyết các thủ tục hành chính thông qua mạng điện tử ở các cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh và huyện. Thông qua các thử nghiệm và sau đó là triển khai mô hình Chính phủ điện tử và qua các chương trình đào tạo, nhận thức chung về CNTT-TT, kiến thức và năng lực ứng dụng nó trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và trong công chúng sẽ được nâng cao. II. Dự án thành phần “Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về CNTT-TT và BCVT” 1. Một số vấn đề khái quát chung và bố cảnh của dự án thành phần 1.1 Giới thiệu tổng quan về dự án Tên Dự án: “Hiện đại hoá hệ thống lãnh đạo về CNTT- TT và BCVT” Chủ dự án: Ban quản lý tiểu dự án phát triển CNTT- TT tại Việt Nam thuộc Bộ bưu chính viễn thông Đặc điểm của đầu tư: đầu tư phát triển Mục tiêu chủ yếu của dự án: Dự án này có mục đích cải thiện tình hình phát triển CNTT-TT ở Việt Nam, phát triển các cổng giao dịch điện tử và giải quyết các thủ tục hành chính thông qua mạng điện tử ở các cơ quan cấp bộ, cấp tỉnh và huyện. Triển khai mô hình Chính phủ điện tử và qua các chương trình đào tạo, nhận thức chung về CNTT-TT, kiến thức và năng lực ứng dụng nó trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và trong công chúng sẽ được nâng cao. Hỗ trợ triển khai chiến lược quốc gia về CNTT-TT Tự động hoá và tinh giản quá trình thực hiện chức năng quản lý và phát triển CNTT-TT của BBCVT 1.2. Sự tương thích của dự án đầu tư với các kế hoạch và chính sách của chính phủ Việt Nam Pháp lệnh số 43/2002/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Bưu chính- Viễn thông. Pháp lệnh này được ban hành với mục đích nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, đồng thời "khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh bưu chính, viễn thông trong môi trường cạnh tranh công bằng". Những mục tiêu cơ bản đã được Pháp lệnh khẳng định là: Phát triển và hiện đại hoá bưu chính và viễn thông; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bưu chính và viễn thông; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân tham gia vào lĩnh vực bưu chính và viễn thông. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã xác định bưu chính- viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Chính phủ Việt Nam đã đặt ra cho ngành bưu chính, viễn thông vai trò và trách nhiệm to lớn đối với sự phát triển và thịnh vượng của đất nước. Đây là hai trong số các lĩnh vực được xác định là mũi nhọn nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng và tiến bộ về kinh tế cũng văn hóa của Việt Nam. Dự án thành phần này là có những đóng góp trực tiếp và cụ thể đối với các chính sách và chiến lược của Chính phủ Việt Nam đã được nêu ra trong Pháp lệnh Bưu chính- Viễn thông, đồng thời phục vụ cho việc triển khai thi hành Pháp lệnh. Thêm vào đó, dự án này cũng sẽ hỗ trợ một phần cho Quy hoạch tổng thể về phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam đến năm 2010 hiện đang được soạn thảo. Mục tiêu tổng quát đến năm 2010 của Kế hoạch tổng thể về phát triển Chính phủ điện tử là “cải cách bộ máy và năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước của Việt Nam, tạo ra một hệ thống quản lý năng động, minh bạch, có hiệu lực và hiệu quả dựa trên sự áp dụng toàn diện CNTT-TT và tin học. Chính phủ điện tử của Việt Nam phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, tiến tới việc giải quyết các thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp thông qua mạng trực tuyến với cơ chế một cửa tại mọi thời điểm; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp làm việc với Chính phủ nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn và tiết kiệm thời gian”. Những mục tiêu này sẽ được hỗ trợ một phần bởi các mục tiêu của toàn bộ dự án nói chung và các dự án thành phần nói riêng. Có thể thấy, dự án này là một cơ hội lý tưởng để chứng minh quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển CNTT-TT và triển khai mô hình Chính phủ điện tử, là một ví dụ tốt cho Việt Nam cũng như cho các quốc gia khác trong khu vực hiện vẫn còn chậm trễ trong việc áp dụng mô hình Chính phủ điện tử. Ngoài ra, vào tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2010. Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin này có các mục tiêu chính liên quan chặt chẽ tới dự án Những mục tiêu đã nêu sẽ được hỗ trợ thực hiện bởi dự án thành phần này, có thể trực tiếp thông qua các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực như đào tạo CIO hoặc gián tiếp thông qua thúc đẩy và phát triển ngành CNTT-TT trong nước như hỗ trợ cho lĩnh vực phần mềm, số hoá hoặc dịch vụ công cộng. 1.3. Các đối tượng chịu tác động của dự án Đối tượng thụ hưởng chính của dự án là BBCVT, đặc biệt là Vụ Tổ chức và Cán bộ, Ban giám đốc Chương trình ứng dụng CNTT-TT, Vụ Viễn thông và Vụ Công nghệ thông tin, một số Sở Bưu chính- Viễn thông và Viện Chiến lược Bưu chính- Viễn thông. Bộ Bưu chính Viễn thông Việc xây dựng năng lực thông qua đào tạo người phụ trách bộ phận thông tin (CIO) (cho các cơ quan của nhà nước) và đào tạo về cơ chế, chính sách sẽ nâng cao năng lực của BBCVT trong việc giải quyết các vấn đề của ngành. Nhờ hiệu quả của BBCVT điện tử, BBCVT cũng như các cơ quan quản lý khác, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp khối tư nhân và mọi công dân sẽ được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ và thông tin liên quan đến CNTT-TT. BBCVT có vai trò tiên phong trong việc thiết lập Chính phủ điện tử ở Việt Nam do đó uy tín của nó sẽ gia tăng đáng kể trước các cơ quan nhà nước khác cũng như cộng đồng doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt thông qua hoạt động quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT. Các Bộ và các cơ quan nhà nước liên quan Lợi ích mà dự án thành phần này mang lại cho các Bộ và các cơ quan nhà nước khác thể hiện ở hai cấp độ. Ở khía cạnh chung, BBCVT là cơ quan nhà nước đầu tiên của Việt Nam triển khai mô hình Chính phủ điện tử. Điều này sẽ giúp hướng dẫn cho các cơ quan nhà nước khác ứng dụng CNTT-TT để nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ. Ở mức cụ thể hơn, đóng góp rất lớn cho mục tiêu đầu tiên và đảm bảo tiêu chuẩn hoá và độ chính xác ở mức cao hơn trong chu trình công việc của BBCVT và với các cơ quan nhà nước liên quan. Thêm vào đó, việc đào tạo cho các cán bộ nhà nước sẽ nâng cao trình độ về CNTT-TT và hình thành một môi trường làm việc thuận tiện hơn. Các DNNN, doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Sự hiển thị thông tin một cách kịp thời và chính xác tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp và như vậy, cũng sẽ hạn chế việc tham ô hay đưa và nhận hối lộ của một số tổ chức, cá nhân. Việc thúc đẩy và hỗ trợ (về mặt tài chính) cho các sáng kiến về CNTT-TT thông qua Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT sẽ giúp mở rộng phạm vi cũng như nâng cao năng lực của các tổ chức của Việt Nam trong lĩnh vực này. Điều này không chỉ đẩy mạnh tiến bộ về CNTT-TT mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT-TT của Việt Nam trong thời kỳ trung hạn và dài hạn. Công chúng Nâng cao kiến thức và kỹ năng về ứng dụng mạng điện tử trong những người dân Việt Nam. Tạo ra nguồn thu nhập mới và những cơ hội việc làm trong lĩnh vực này và các lĩnh vực liên quan ở Việt Nam. 2. Mô tả dự án Mục tiêu, phạm vi và đầu ra dự kiến Mục tiêu, phạm vi và đầu ra dự kiến của dự án thành phần được tóm tắt trong bảng như sau. Tóm tắt về dự án thành phần Mục tiêu Hỗ trợ triển khai chiến lược quốc gia về CNTT-TT Tự động hoá và tinh giản quá trình thực hiện chức năng quản lý và phát triển CNTT-TT của BBCVT Xác định và trong trường hợp có thể tư vấn về các phương thức xác định các vấn đề về chính sách viễn thông và công nghệ thông tin Phạm vi Tổng ngân sách dự kiến là US$22,6 triệu Các bên tham gia: một số vụ của BBCVT (theo những sắp xếp về thể chế) Đầu ra dự kiến Triển khai mô hình Chính phủ điện tử trong BBCVT và các đơn vị liên quan thông qua việc sắp xếp, tinh giản và hình thành quy trình xử lý các công việc giữa các đơn vị liên quan trên mạng trực tuyến và đưa lên mạng các dịch vụ hành chính được nêu dưới đây: quản lý tên miền quản lý chất lượng cấp phép nhập khẩu quản lý tần số cấp phép hoạt động viễn thông mua bán trực tuyến tiêu chuẩn hoá việc ứng dụng CNTT-TT Thiết lập cổng chủ đạo để BBCVT cung cấp các thông tin cần thiết cho tất cả các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp liên quan và tất cả nhân dân Đào tạo C-CIO và khoảng 400 CIO của các cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh, các tổ chức của nhà nước theo chiến lược CNTT-TT mới nhất Đào tạo toàn bộ các nhân viên của BBCVT và cán bộ chủ chốt của các SBCVT về sử dụng CNTT-TT, nâng cao trình độ về CNTT và về các chính sách CNTT Nâng cao năng lực của BBCVT trong việc nhận diện, lựa chọn và xác định thứ tự ưu tiên đối với các vấn đề chính sách và pháp lý về viễn thông, công nghệ thông tin Hình thành một Quỹ Hỗ trợ sáng tạo để hỗ trợ cho các sáng kiến kinh doanh về phát triển CNTT-TT được lựa chọn. Để đạt được các đầu ra dự kiến, dự án thành phần này được chia thành 7 hợp phần. Khái quát về các hợp phần của dự án Hợp phần Các tiểu hợp phần A.0 Quản lý dự án A.0.1 Thành lập và đào tạo đơn vị thực hiện dự án A.0.2 Quản lý và điều phối dự án A.1 BBCVT điện tử A.1.1 Xem xét và nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-TT hiện có của BBCVT, đánh giá nhu cầu trong tương lai A.1.2 Xem xét và nâng cấp hạ tầng CNTT-TT của SBCVT A.1.3 Sắp xếp lại các quy trình giải quyết công việc hành chính nhà nước (GPR) A.1.4 Lập và quản lý chương trình thí điểm cho 2 đến 3 dịch vụ hành chính của BBCVT điện tử được ưu tiên lựa chọn A.1.5 Triển khai các dịch vụ hành chính còn lại của BBCVT điện tử A.1.6 Khởi động BBCVT điện tử A.1.7 Quản lý cơ sở hạ tầng cổng điện tử và cổng kết nối A.2 Thiết lập cổng điện tử A.2.1 Thiết kế kiến trúc cổng điện tử A.2.2 Xây dựng và kích hoạt cổng thông tin của BBCVT A.2.3 Xây dựng và kích hoạt cổng tương tác của BBCVT A.2.4 Xây dựng và kích hoạt cổng giao dịch của BBCVT A.3 Đào tạo CIO A.3.1 Xây dựng nội dung công việc và trách nhiệm lãnh đạo về CNTT-TT của C-CIO và CIO A.3.2 Lập và thực hiện chương trình đào tạo C-CIO và CIO A.3.3 Tư vấn về xây dựng chiến lược tổng thể về công nghệ thông tin cho giai đoạn sau (2006-11) A.3.4 Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về CNTT-TT và xác định lộ trình thực hiện A.4 Đào tạo về pháp luật và chính sách CNTT-TT A.4.1 Thiết kế chương trình và thực hiện đào tạo về CNTT-TT cho các nhân viên của BBCVT và một số nhân viên được lựa chọn của SBCVT A.4.2 Thiết kế chương trình và thực hiện đào tạo về chính sách viễn thông cho các nhân viên của BBCVT và một số nhân viên được lựa chọn của SBCVT A.4.3 Thiết kế chương trình và thực hiện đào tạo về kinh tế quốc tế và pháp luật quốc tế về viễn thông cho các nhân viên của BBCVT A.4.4 Thiết kế chương trình và thực hiện đào tạo về quản lý nguồn lực cho một số nhân viên được lựa chọn của BBCVT và SBCVT A.4.5 Tổ chức hội nghị, hội thảo và khảo sát cho cán bộ quản lý của BBCVT A.5 Quản lý công nghệ thông tin và viễn thông A.5.1 Hỗ trợ thành lập Nhóm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính quốc gia (CERT) A.5.2 Hỗ trợ thành lập Tổ chức chứng thực A.5.3 Hỗ trợ xây dựng văn bản pháp luật về hạ tầng khóa công khai (PKI) A.5.4 Đánh giá về các chính sách và quy định về viễn thông của Việt Nam A.5.5 Xác định các vấn đề về chính sách và pháp luật về viễn thông căn cứ vào nhu cầu A.6 Thành lập Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT A.6.1 Tổ chức các cuộc thi, chỉ định các nhà tư vấn để lựa chọn các sáng kiến A.6.2 Phê chuẩn các hợp đồng tài trợ cho các sáng kiến về CNTT-TT trong nước A.6.3 Hỗ trợ các dự án thử nghiệm thành công Đóng góp của các hợp phần của dự án cho mục tiêu của Chính phủ Mục tiêu Các hợp phần Thúc đẩy phát triển và hiện đại hóa lĩnh vực bưu chính và viễn thông Đào tạo về pháp luật và chính sách CNTT-TT Quản lý viễn thông và công nghệ thông tin Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT Đào tạo các CIO Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước BBCVT điện tử Thiết lập cổng điện tử Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân tham gia vào lĩnh vực bưu chính và viễn thông Đào tạo về pháp luật và chính sách CNTT-TT Quản lý viễn thông và công nghệ thông tin 2.2. Đánh giá về mặt xã hội Dự án này sẽ góp phần phát triển xã hội nhờ chú trọng đặc biệt tới việc gia tăng ứng dụng CNTT-TT trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và công dân. Như vậy, nó sẽ có tác động tích cực lên cả ba đối tượng này. Các tác động cụ thể được dự tính trong một số hoạt động của dự án có thể được ví dụ như sau: BBCVT điện tử: Bằng việc cung cấp quy trình xử lý một số công việc hành chính trên mạng. Các doanh nghiệp và người dân sẽ hài lòng hơn và tin tưởng hơn về kết quả công việc dành cho họ và như vậy sẽ tin tưởng hơn vào các cơ quan nhà nước, đặc biệt là BBCVT Đào tạo: Hợp phần này bao gồm các chương trình đào tạo đa dạng. Tương ứng với các chương trình đào tạo, hợp phần này sẽ gia tăng việc ứng dụng CNTT-TT. Đầu tư và tài trợ: Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT, sử dụng để tài trợ cho cuộc thi quốc gia về CNTT-TT sẽ thúc đẩy cải tiến và phát triển lĩnh vực này. Điều này sẽ tác động đến ngành CNTT-TT của Việt Nam, thị trường việc làm nói chung, các tiêu chuẩn trong lĩnh vực CNTT-TT và có thể sẽ tạo ra những tác động kích ứng đối với thị trường quốc tế, mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế chặt chẽ, ví dụ như mối quan hệ Việt Nam hiện nay đã có với Nhật Bản. 2.3. Đánh giá về mặt kinh tế - tài chính Sự phát triển CNTT-TT như là động lực của sự phát triển kinh tế Sự phát triển CNTT-TT là tiêu điểm của sự quan tâm đầu tư trong hơn một chục năm qua của nhiều Chính phủ trên toàn thế giới. Đó là do thực tiễn về tác động tích cực của CNTT-TT lên sự tăng trưởng kinh tế, lên năng suất lao động và tính cạnh tranh của một số nước đang phát triển, và tiềm năng của nó trong việc tăng tốc sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển đang ngày càng được ghi nhận. Các sản phẩm và dịch vụ của CNTT-TT cũng có thể coi như là đầu ra của công nghiệp CNTT-TT (ví dụ sự phát triển của phần mềm) và như đầu vào cho các ngành công nghiệp sử dụng CNTT-TT (ví dụ như là sự cần thiết mua các thiết bị để phát triển phần mềm). Vì vậy tác động của CNTT-TT đến chất lượng và sự tăng trưởng kinh tế là tác động 3 mặt: Sự tăng trưởng của tổng năng suất lao động nhân tố (TFP) trong các ngành sản xuất ICT. Làm tăng vốn theo chiều sâu. Sự tăng trưởng TFP thông qua việc tổ chức lại và sử dụng CNTT-TT. Rất nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng việc đầu tư cho CNTT-TT sẽ có một ảnh hưởng tốt về mặt kinh tế, cả vĩ mô cũng như vi mô. Nghiên cứu của tổ chức OECD năm 2003 đã chỉ ra rằng ở tất cả các nước có số liệu về đầu tư vào CNTT-TT, CNTT-TT nói chung đã đóng góp khoảng 0,3 đến 0,8% điểm vào sự tăng trưởng của GDP trên đầu người trong khoảng từ năm 1995 đến năm 2001, thậm chí kéo dài sang cả giai đoạn suy thoái kinh tế vào cuối những năm 90 và những năm đầu thế kỷ 21. Hơn thế nữa, sự tiến bộ nhanh về công nghệ trong công nghiệp sản xuất CNTT-TT đã đóng góp vào sự tăng năng suất lao động nhanh trong hầu hết các nước được nghiên cứu trên. Song không chỉ trong các nước phát triển mà cả trong các nước đang phát triển ở Châu Á, đầu tư vào CNTT-TT đã có tác động lớn lên sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các nước như Malaysia, Đài loan và Thái lan. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam có những cơ hội lớn để đẩy nền kinh tế thông qua đầu tư có mục tiêu vào ngành CNTT-TT. Mặc dù thực tiễn nêu trên rút ra từ các nước phát triển và những nghiên cứu toàn diện về các nước đang phát triển là tương đối hiếm vẫn có một ví dụ điển hình rất tốt cho Việt Nam về việc CNTT-TT phát triển có thể đóng góp một cách đáng kể hơn cho kinh tế Việt Nam. Dựa trên sự đánh giá tương đối khiêm tốn – khoảng 0,3 điểm về tăng trưởng GDP trên đầu người và GDP Việt Nam hiện nay là khoảng 39 tỷ USD, tác động của dự án này trong việc tạo tiền đề để CNTT-TT hiện nay trở nên hiệu quả là ở chỗ: nó có thể tạo ra ít nhất là 110 triệu USD mỗi năm đóng góp vào GDP. Phát triển doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo việc làm Có thực tiễn tốt cho thấy CNTT-TT thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và sức cạnh tranh, như sự phát triển gần đây ở Việt Nam tự nó đã minh hoạ. Tác động của chính phủ điện tử Chính phủ điện tử giúp cải thiện hiệu quả của Chính phủ. Bằng việc cải thiện hệ thống hoạt động nội bộ, - các hệ thống tài chính, các hệ thống thanh toán và mua hàng, liên lạc nội bộ và chia sẻ thông tin, xử lý các chương trình và thu xếp các giao nhận - Nó có thể tạo ra một hiệu quả hoạt động và cải tiến chất lượng công việc. Nâng cao chất lượng của dịch vụ đã là một trong những thành phần chính của cải cách hành chính công trong hơn hai thập ký qua, và việc sử dụng CNTT-TT để tạo ra những cải thiện trong dịch vụ sẽ là động lực đầu tiên cho hoạt động của Chính phủ điện tử. Việc tổ chức điều hành tốt hơn tự nó sẽ thúc đẩy việc đạt được mục tiêu chính sách kinh tế. Những hiệu ứng khác đặc biệt hơn có thể bao gồm nhiều loại, từ những tác động lên sản xuất CNTT-TT, thương mại điện tử, năng suất lao động của doanh nghiệp đến những hiệu quả gián tiếp chẳng hạn như giảm nhẹ những yêu cầu về tài khoá nhờ có các chương trình có hiệu quả hơn và tính hiệu quả trong bối cảnh một nền kinh tế rộng mở hơn. Chính phủ điện tử có thể thúc đẩy chương trình cải cách. Thông qua việc tham gia của người dân, Chính phủ điện tử cũng có thể cải thiện được quan hệ lòng tin giữa người dân và Chính phủ. 2.4. Dự toán chi phí cho dự án 2.4.1 Chi phí đầu tư Nhu cầu về tài chính của 7 hợp phần và 30 tiểu hợp phần của dự án thành phần được giải trình chi tiết trong bảng dưới đây. Chi phí đầu tư được ước tính dựa vào cả phương thức tính theo chi phí tối đa và tối thiểu. Chi phí đầu tư chi tiết (US$ nghìn) Hợp phần/Tiểu hợp phần Tổng A.0 Quản lý dự án 500 A.1 BBCVT điện tử 7.010 A.2 Thiết lập cổng 1.515 A.3 Đào tạo CIO 3.510 A.4 Đào tạo về quản lý viễn thông và chính sách CNTT-TT 2.500 A.5 Quản lý viễn thông và công nghệ thông tin 2000 A.6 Thành lập Quỹ Hỗ trợ sáng tạo CNTT-TT 4.000 Tổng chi phí đầu tư 21.035 Tổng chi phí đầu tư, chưa tính chi phí hoạt động và chi phí dự phòng là US$21,0 triệu. Hợp phần 1, thiết lập BBCVT điện tử, đòi hỏi chi phí cao nhất: US$7 triệu 2.4.2 Các chi phí thường xuyên Chi phí thường xuyên (chi phí hoạt động) trong suốt thời gian thực hiện dự án ước tính khoảng US$0,5 triệu. Con số này chiếm 2,5% tổng chi phí dự án. Chi phí thường xuyên này bao gồm chi phí giám sát và đánh giá, chi phí bỏ thầu, lương nhân viên và các chi phí đào tạo cho dự án. Bảng dưới đây cung cấp tổng thể những hạng mục chi phí này Bản tóm tắt chi phí thường xuyên (US$ nghìn) Hợp phần Hợp phần A.0 Hợp phần A.1 Hợp phần A.2 Hợp phần A.3 Hợp phần A.4 Hợp phần A.5 Hợp phần A.6 Bộ phận A.6 Tổng 20 170 35 75 65 50 105 105 520 2.4.3 Kế hoạch tài trợ hàng năm Kế hoạch tài trợ theo năm dưới đây cho thấy số lượng vốn phải được cung cấp theo năm trong thời gian triển khai dự án. Nhu cầu vốn đầu tư lớn nhất là vào năm 2007, với hơn 1/3 tổng vốn tài trợ. Chi tiết được thể hiện rõ trong bảng sau. Kế hoạch tài trợ hàng năm cho các hợp phần (US$ nghìn) 2006 2007 2008 2009 2010 Bộ phận A.0 155 235 130 - - Hợp phần A.1 - 3.085 1.650 1.435 1.005 Hợp phần A.2 - 510 590 250 200 Hợp phần A.3 - 895 895 895 895 Hợp phần A.4 - 770 640 640 515 Hợp phần A.5 - 615 515 470 450 Hợp phần A.6 1.065 245 1.275 245 1.275 Dự phòng 85 320 290 175 190 Tổng số 1.305 6.675 5.985 4.110 4.530 2.4.4 Kế hoạch tài trợ hàng năm bằng nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng (US$ nghìn) 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn đầu tư trong nước 90 455 410 280 310 Vốn chi thường xuyên trong nước 30 150 140 90 105 Vốn ODA 1.185 6.070 5.435 3.740 4.115 Tổng số 1.305 6.675 5.985 4.110 4.530 2.4.5 Giải ngân theo quá trình thời gian PIU 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng BBCVT 1,485 6,953 6,253 4,414 4,845 23,950 2.5. Tổ chức quản lý và nhân sự của dự án BBCVT sẽ thành lập PIU. PIU chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, giám sát, đánh giá tiến độ, bên cạnh đó PIU sẽ chịu trách nhiệm quản lý nguồn tài chính mà mỗi hợp phần cần có. PIU có thẩm quyền triển khai và trong trường hợp cần thiết có thể bắt buộc triển khai các hợp phần của dự án ở cấp vụ và cấp SBCVT. Ban chỉ đạo sẽ giám sát tiến độ thực hiện và hỗ trợ cho việc ra các quyết định của PIU khi được yêu cầu cũng như can thiệp với PCU khi cần thiết. Đứng đầu Ban chỉ đạo là Giám đốc Viện chiến lược BCVT và Giám đốc của PIU, người sẽ cung cấp thường xuyên các báo cáo tiến độ. Các đơn vị này sẽ bao gồm: Viện Chiến lược BCVT, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Tổ chức và Cán bộ, Vụ Viễn thông, Ban giám đốc của chương trình ứng dụng CNTT-TT, Trung tâm thông tin bưu điện và Văn phòng Bộ. Hàng tháng, Ban chỉ đạo sẽ được PIU thông báo về tiến độ dự án và sẽ họp chính thức mỗi quý một lần để thảo luận về tiến độ triển khai dự án thành phần. Đứng đầu PIU là Giám đốc PIU. Người này cần phải hiểu biết về Chính phủ điện tử và các vấn đề liên quan đến CNTT-TT, đồng thời có kỹ năng thông thạo về tổ chức và quản lý con người. Giám đốc có những trác._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10986.doc
Tài liệu liên quan