Hệ thống tổng đài AXE - 106

Phần I: Nghiên cứu về tổng đài Chương I: Tìm hiểu về cấu trúc của tổng đài AXE-10 I. Giới thiệu chung về tổng đài số Chuyển mạch số là quá trình kết nối các khe thời gian giữa một số quá trình truyền dẫn số TDM (ghép kênh theo thời gian). Nó cho phép các tuyến số 2Mbps hoặc 1,5Mbps từ tổng đài khác hoặc tổng đài PABX số đến có thể trực tiếp kết cuối tại khối chuyển mạch số mà không cần chuyển đổi thành các kênh thoại cấu thành để chuyển mạch như trong tổng đài tương tự. Sự không cần thiết phả

doc97 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hệ thống tổng đài AXE - 106, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sử dụng cấu hình mỗi thiết bị cho một kênh tạo cho tổng đài số tiết kiệm được giá thành và giảm kích thước. Tuy nhiên bất kỳ một mạch tương tự nào kết cuối tại tổng đài số như đường thuê bao tương tự hoặc đường trung kế tương tự, phải được chuyển thành cấu trúc PCM (A/D) trước khi vào khối chuyển mạch. Thiết bị chức năng (A/D, báo hiệu, ghép kênh) Thiết bị chức năng (A/D, báo hiệu, ghép kênh) Chuyển mạch số PCM Các đường số đến các tổng đài khác Các đường tương tự đến tổng đài khác và thuê bao Các đường tương tự từ tổng đài khác và các thuê bao khác đến Các đường số từ các tổng đài khác đến (PCM) Tất cả các thao tác chuyển đổi tương tự sang số (A/D), số sang tương tự (D/A) và các chuyển đổi báo hiệu cần thiết được thực hiện tại thiết bị có tên là “thiết bị chức năng” (Function Device). Vai trò của thiết bị chức năng được mô tả tổng quát như hình trên: Các luồng số PCM trực tiếp truy nhập vào khối chuyển mạch tại thiết bị hợp kênh, trong khi đó các đường dây tương tự kết cuối tại các mạch chức năng riêng. Như vậy mỗi đường dây tương tự phải có một thiết bị chức năng, điều này làm tăng giá thành của các thiết bị chức năng giảm đi nhiều nên tổng đài số đã phát huy được tính ưu việt tuyệt đối của nó. II. ứNG DụNG CủA TổNG ĐàI AXE. AXE là tổng đài số, đa ứng dụng, được ứng dụng trong hệ thống viễn thông công cộng. AXE có dung lượng xử lý thời gian thực và có khả năng điều khiển điều khiển lưu lượng lớn. AXE có thể điều khiển các khối chức năng (chuyển mạch, thuê bao, truy nhập mạng, vận hành và bảo dưỡng, điều khiển luồng và tính cước…) ngay tại các nút. Hệ thống AXE có thể sử dụng cho rất nhiều loại tổng đài khác nhau. Hệ thống AXE cũng được sử dụng ở tất cả các lớp trong mạng cung cấp như tổng đài nội hạt, tổng đài quốc gia, tổng đài quốc tế. Tính linh hoạt của hệ thống AXE là ở chỗ nó tích hợp cho cả ba tính năng trên trong một tổng đài. AXE cung cấp một mạng rộng lớn các ứng dụng viễn thông cũng như các ứng dụng mạng chuyển mạch thoại công cộng (PSTN), mạng di động mặt đất công cộng (PLMN), mạng số đa dịch vụ (ISDN), mạng báo hiệu… Dưới đây là các ứng dụng chủ yếu của AXE: PLMN: Public Land Mobile Network BC: Business Communication GW: Gateway HLR: Home Location Register OPAX: OPerator EXchange RSS: Remote Subscriber Switch. SSPC: Service Switching and Control Point. STP: Signalling Transfer Point. TE: Transit Exchange. ISDN: Intergrated Service Digital Network. PSTN: Public Service Digital Network. IE: IntErnational. LE: Local Exchange. MSC: Mobile Services switching Center. VPN: Virtual Private Network. AXE (STP) PSTN RSS AXE(LE) thuê bao PSTN AXE(TE) AXE(LE) AXE(OPAX) ISDN AXE(LE) thuê bao ISTN AXE(TE) AXE(IE) AXE(OPAX) BC AXE(BG) –VPN Thuê bao PSTN Thuê bao ISDN PLMN AXE(BSC) AXE(GMSC) AXE(MSC) AXE(HLR) AXE(SSCP) AXE được triển khai trong mạng: Hệ thống tổng đài có thể đảm nhận được nhiều vai trò khác nhau trong hệ thống viễn thông. AXE được thiết kế theo tính module hoá cao cho việc thay thế, sửa chữa hay thêm bớt các chức năng cho tổng đài được dễ dàng. Bốn ứng dụng chủ yếu của AXE là đóng vai trò của Tổng đài nội hạt, Tổng đài chuyển tiếp, Tổng đài nội hạt và chuyển tiếp, Tổng đài cổng quốc tế. AXE - 10 được sử dụng trong hệ thống của đài ĐH&CMLT là tổng đài chuyển tiếp: AXE đảm nhận được vai trò trong mạng lưới viễn thông quốc gia và quốc tế. Nhiệm vụ của tổng đài chuyển tiếp là chuyển mạch các luồng thông tin giữa các tổng đài. AXE có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyển mạch cho mọi ứng dụng nhanh như mạng thông minh, mạng báo hiệu. AXE đảm nhận những vai trò sau: Tổng đài chuyển tiếp các quốc gia: thực hiện việc chuyển mạch các luồng thông tin giữa các tổng đài trong cùng một nước. Tổng đài chuyển tiếp quốc tế: thực hiện việc chuyển mạch các luồng thông tin đi quốc tế. Điểm chuyển báo hiệu: đảm bảo việc truyền và định hướng các luồng báo hiệu trong mạng bao hiệu III. Cấu trúc của tổng đài AXE Thiết bị chuyển mạch Máy tính Apz apt đường đến và đi từ các tổng đài khác 1. Nguyên lý cơ bản Lệnh Dữ liệu Dữ liệu lưu trữ Tổng đài AXE- 10 là một hệ thống chuyển mạch điện tử số SPC (Stored Program Control - điều khiển bằng chương trình ghi sẵn) do hãng ERICSSON cuả Thuỷ Điển sản xuất. Nét đặc trưng của tổng đài AXE là điều khiển tập trung. Hệ thống có một bộ xử lý trung tâm điều khiển toàn bộ các hoạt động của tổng đài và một số bộ xử lý vùng thực hiện các nhiệm vụ định kì cũng như thông báo những sự kiện quan trọng xảy ra trong hệ thống tổng đài và gửi lên bộ xử lý trung tâm. 2. Cấu trúc cơ bản của tổng đài Kiến trúc AXE có khả năng hỗ trợ toàn bộ phạm vi của các dịch vụ thông tin cho các nhà khai thác mạng lớn hoặc nhỏ trong mạng cố định và mạng di động. Kiến trúc AXE là một kiến trúc mở, do đó nó sẽ gia tăng đặc tính tiêu chuẩn hoá công nghiệp cho cả phần cứng và phần mềm. Chính điều này làm tổng đài AXE có thể thích nghi với tất cả các loại hình lưu lượng. ở tổng đài AXE có sự hội tụ của tất cả các nhu cầu như: gia tăng dung lượng xử lý, dung lượng lưu trữ, dung lượng chuyển mạch. Ngày nay, AXE được triển khai rộng rãi ở các nút thông tin trên thế giới và có thể thực hiện các hệ thống sau: Các tổng đài nội hạt, chuyển tiếp va cổng quốc tế. Các nút điện thoại di động. Các nút mạng thông minh. Các điểm chuyển tiếp báo hiệu. Các mạng riêng ảo quốc tế. Triết lý bên trong của AXE là module hoá. Module hoá là chìa khoá để phát triển hệ thống liên tục và là phương thức để đạt đến một hệ thống có tính chất mở nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của thông tin. Module hoá cho phép dễ dàng điều khiển và thích nghi với tất cả các ứng dụng. Các khả năng module hoá trong AXE là: Module hoá chức năng: các phần khác nhau của AXE được xác định với những chức năng mà chúng thực hiện. Điều này có nghĩa rằng các chức năng được thêm vào, loại bỏ hoặc thay đổi mà không gây ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống. Module hoá ứng dụng: điều này cho phép dễ dàng hơn trong việc giới thiệu ứng dụng mạng khác nhau vào trong cùng một nút như: module chức năng mạng thông minh, module chức năng ISDN, module chức năng thông tin thương mại… Module hoá phần mềm: các module phần mềm được xây dựng một cách độc lập với các phần khác. Các module này tương tự với nhau bằng các giao diện phần mềm được chuẩn hoá. Các lỗi được cô lập trong một module phần mềm sẽ không gây ra sai lệch dữ liệu của các module khác, đảm bảo một mức cao của bảo mật phần mềm. Module hoá công nghệ: cho phép các công nghệ và chức năng mới được đưa vào theo yêu cầu. Khả năng module hoá cao và cấu trúc linh hoạt trong từng bộ phận nhỏ của AXE cho phép nó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản của mạng thông tin. Toàn bộ hệ thống AXE là một tập hợp các chức năng riêng biệt, được thực hiện trong những khối chức năng. Những khối này được kết hợp với nhau để tạo thành các hệ thống con, trong một vài hệ thống con có tồn tại một nhóm trung gian của các khối chức năng được gọi là tập các bộ phận (Sets of Part). Cấu trúc hệ thống của AXE có hai loại: Hệ thống AXE không dựa trên các module ứng dụng (non - AM based). Hệ thống AXE dựa trên các module ứng dụng (AM - based). Tuỳ thuộc vào cấu trúc hệ thống được sử dụng như thế nào mà các hệ thống con sẽ được kết hợp tạo thành: APT và APZ trong hệ thống non - AM based. Các module ứng dụng (AM), nền tảng module tài nguyên (RMP) và hệ thống nguồn hiện hữu trong hệ thống AM - based (XSS). 2.1. Hệ thống AXE không dựa trên các module ứng dụng. Tổng đài AXE - 10 đã được đề cập đến là một tổng đài số SPC có cấu trúc xử lý tập trung và có cấp độ module hoá cao. Hoạt động của tổng đài theo chương trình đã được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính. Để thay đổi hoạt động của tổng đài, chương trình lập sẵn cần được soạn thảo lại. Tổng đài AXE được phân cấp thành một số chức năng. Hệ thống tổng đài AXE có hai phần chính là APT và APZ: Hệ thống chuyển mạch gọi là APT (Telephone Part of AXE): chứa các thiết bị chuyển mạch các cuộc gọi và phần mềm được lưu giữ trong máy tính. Hệ thống điều khiển APZ (Control Part of AXE): chứa phần cứng và phần mềm cho xử lý bộ nhớ các thiết bị vào ra và các công việc được thực hiện bởi máy tính. Về mặt cấu trúc, hệ thống AXE được tạo nên từ APT và APZ, mỗi phần lại bao gồm nhiều hệ thống con, mỗi hệ thống con bao gồm một số khối chức năng, mỗi chức năng lại chia thành các đơn vị chức năng khác nhau. AXE APZ APTAOT EMS MCS CPS SSS TSS OMS OT BT CS BTU BRT HW ….. …… Kiến trúc AXE không dựa trên các AM. Cấu trúc chi tiết hoạt động của APT và APZ trong phần này sẽ được phân tích ở hai chương tiếp theo, lấy cơ sở lý thuyết và thực tế từ tổng đài AXE - 10 của Ericsson. 2.1.1. Cấu trúc khối chức năng Mỗi khối chức năng có thể gồm có thiết bị phần cứng, thiết bị phần mềm vùng, thiết bị phần mềm trung tâm, thiết bị phần mềm hỗ trợ: Phần cứng trực tiếp thực hiện chức năng của khối chức năng đó. Phần mềm vùng trực tiếp điều khiển phần cứng, nó được lưu trữ trong các bộ xử lý vùng RP. Phần mềm trung tâm thực hiện các chức năng phức tạp khác nhau như giám sát. Các khối chức năng giao tiếp với nhau thông qua các phần mềm trung tâm, được lưu trữ trong bộ xử lý trung tâm CP. Ngoài ra, để giao tiếp với các thiết ngoại vi cần thông qua phần mềm hỗ trợ lưu trữ trong bộ xử lý hỗ trợ SP. Các thiết bị phần mềm khối chức năng có các vùng dữ liệu và vùng chương trình: Vùng chương trình chứa các lệnh hoạt động. Vùng dữ liệu chứa các dữ liệu. 2.1.2. Sự tương tác giữa các khối chức năng Khi vận hành thiết bị yêu cầu phải có sự tương tác ở vài khối chức năng. Vùng chương trình của các khối chức năng khác chỉ có thể được truy nhập nhờ các tín hiệu phần mềm được chuẩn hoá. Các lỗi sẽ không gây nhiễu dữ liệu thuộc khối khác vì tất cả các tín hiệu này được so sánh với một tín hiệu đặc trưng. Tín hiệu này là một thông báo (message) phần mềm mang thông tin về các khối nhận và gửi. Tín hiệu cũng xác định nhiệm vụ mà khối nhận thực hiện. 2.1.2.1. Phần mềm trung tâm Báo hiệu chuẩn hoá trên được điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm CP thông qua ba bộ nhớ logic là: Bộ nhớ chương trình PS biểu thị vùng chương trình của các khối chức năng. Bộ nhớ dữ liệu DS biểu thị vùng dữ liệu của các khối chức năng. Bộ nhớ tham chiếu RS chứa chương trình và thông tin về địa chỉ dữ liệu cho mỗi khối chức năng. Và ba bộ nhớ này kết hợp với các phương pháp đánh địa chỉ đặc biệt là cơ sở module cho phần mềm. Tất cả các dữ liệu và chương trình có thể được định vị tại vùng nhớ mới bất kỳ lúc nào cần mà không làm gián đoạn việc đièu khiển lưu lượng. 2.1.2.2. Phần mềm vùng Thiết bị phần mềm vùng hoạt động trên cơ sở đã được lập biểu hoặc tiếp nhận tín hiệu từ CP. Mỗi thiết bị phần mềm vùng thuộc một khối chức năng riêng và chỉ có thể truy nhập vào thiết bị phần cứng thuộc khối đó. 2.2. Hệ thống AXE dựa trên các module ứng dụng Module ứng dụng (AM - Application Modularity) là một tập hợp của các nguyên lý được xác định kỹ cho việc xây dựng và thực hiện các ứng dụng phần mềm của AXE. Cấu trúc module ứng dụng được dựa trên nguyên lý đã sử dụng trong các mạng thông tin. Ví dụ, trong việc cung cấp dịch vụ cho người dùng đầu cuối thì các nút mạng cần phải có khả năng làm việc với nhau. Sự phối hợp này đạt được bằng việc sử dụng các giao thức và giao diện chung. Tương tự như vậy, mỗi module ứng dụng được tách rời một cách có hiệu quả với các module ứng dụng khác. Sự giao tiếp giữa các module ứng dụng cũng được thực hiện qua việc sử dụng các giao thức và giao diện được xác định kỹ lưỡng. Các module ứng dụng có thể được thêm vào, xoá bỏ hoặc nâng cấp mà không gây ảnh hưởng đến các ứng dụng khác. Một AM bao gồm các khối chức năng và các hệ thống con, trong một số trường hợp là một số tập các bộ phận. Cấu trúc của AXE dựa trên các AM được chỉ ra bởi hình sau: APSI Protocol Protocol Protocol XSS rmp AM Business Communication functions AM ISDN functions AM Intelligent network functions apz Hệ thống này bao gồm 5 phần chính: Các module ứng dụng (AM). Nền tảng module tài nguyên (RMP - Resource Module Platform). Hệ thống điều khiển (APZ). Hệ thống nguồn hiện hữu (XSS - eXisting Source System). Giao diện dịch vụ nền tảng của ứng dụng (APSI - Application Platform Service Interface). 2.2.1. Các module ứng dụng (AM) Các module này được sử dụng để mô hình hoá và thực hiện các chức năng hướng tới các ứng dụng. Một ví dụ là module ứng dụng chức năng điều khiển dịch vụ, nó thực hiện các chức năng điều khiển dịch vụ của mạng thông minh. Các module ứng dụng có các đặc tính sau: Một AM làm việc với các AM khác và với XSS qua các giao thức AM. Các giao thức loại AM là loại ngang hàng, mà theo nguyên tắc bao hàm rằng việc phân phối có tính địa lý trong các mạng thông tin sẽ được hỗ trợ. Các AM sử dụng các thông số chức năng và các đặc tính chung (giống như các số thuê bao) trong các giao thức. Các AM là độc lập với nhau, điều này có ý nghĩa rằng mỗi AM được thiết kế với những cấu trúc, những giảI pháp và những kỹ thuật phần mềm thích hợp nhất. 2.2.2. Nền tảng module tài nguyên (RMP) RMP phối hợp hoạt động của các hệ thống cho các AM. Tất cả các phần cứng được yêu cầu bởi AM được cung cấp bởi RMP. Các phần cứng này có thể được định vị trong RMP hoặc trong XSS. RMP phối hợp trong việc sử dụng những tài nguyên chung, những tài nguyên này là có sẵn cho các đối tượng sử dụng trong các AM và XSS. Sự phối này thực hiện bằng các giao diện được xác định rõ ràng là APSI. Các dịch vụ nền tảng ứng dụng đưa ra bởi RMP qua APSI bao gồm: Các dịch vụ kết nối: cho phép AM và XSS thành lập các kết nối chuyển mạch. Các dịch vụ giao tiếp: cho phép các AM hoặc XSS thành lập các kết nối chuyển mạch. Các dịch vụ truy nhập: cho phép các AM thực hiện điều khiển lưu lượng ISDN. RMP bao gồm các hệ thống con sau: Hệ thống con dịch vụ kết nối (COSS - Connection Service Subsystem): nó điều khiển các kết nối truyền dẫn tốc độ 64Kb/s cho mỗi cơ sở cuộc gọi. Ngoài ra COSS kết hợp sử dụng các tài nguyên chuyển mạch, các kênh giống nhau, sự thu/nhận số… Hệ thống con dịch vụ giao tiếp (COMS - Communication Service Subsystem): nó được dùng cho việc điều khiển và kết hợp của sự giao tiếp bên trong AM và giao tiếp giữa các AM trong cùng một nút vật lý. Hệ thống con dịch vụ tính cước (CHSS - Charging Service Subsystem): nó thực hiện chức năng tính cước. Hệ thống con chuyển mạch nhóm (GSS - Group Switching Subsystem ): thực hiện chức năng chuyển mạch chính. Hệ thống con chuyển mạch mở rộng trong RMP (ESS - R: ESS RMP located): chứa đựng tiếp điểm đa hướng và các hệ thống thông báo. Hệ thống con báo hiệu kênh chung (CCS): các phiên bản khác nhau của CCS tồn tại đáp ứng theo các chuẩn khác nhau của ITU - T, ANSI, Trung Quốc và Nhật Bản. RMP thực hiện tất cả các chuẩn nói trên. Hệ thống con vận hành và bảo dưỡng trong RMP (OMS - R: OMS RMP located). Hệ thống con chuyển mạch thuê bao trong RMP (SSS - R: SSS RMP located). 2.2.3. Hệ thống nguồn hiện hữu (XSS) Mục đích chính của XSS là để sử dụng lại phần mềm đã được thử và đang tồn tại. XSS có thể mô hình hoá để cung cấp cho bất kỳ tập hợp nào của các dịch vụ hoặc các ứng dụng. XSS được thích ứng cho hệ thống AM. XSS được chia thành các hệ thống con phù hợp với cấu trúc phân cấp của AXE. Các hệ thống con này được kết hợp vào một số các cách thức khác nhau để phù hợp với từng ứng dụng và đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Các khối chức năng trong XSS có thể là: chỉ là phần cứng, chỉ là phần mềm hoặc cả hai. Các hệ thống con trong XSS được chia làm hai phần: hệ thống con cơ bản (chứa các khối chức năng cơ bản và tuỳ chọn) và hệ thống con tuỳ chọn (chỉ chứa các khối chức năng tuỳ chọn). Các hệ thống con cốt lõi trong XSS: Hệ thống con vận hành và bảo dưỡng (OMS). Hệ thống con điều khiển lưu lượng (TCS). Hệ thống con trung kế và báo hiệu (TSS). Các hệ thống con tuỳ chọn trong XSS: Hệ thống con nhóm thương mại (BGS). Hệ thống con tính cước (CHS). Hệ thống con chuyển mạch mở rộng (ESS). Hệ thống con truy nhập internet (IAS - Internet Access Subsystem). Hệ thống con quản lý mạng (NMS). Hệ thống con giao diện hệ thống hỗ trợ hoạt động (OIS - Operation support Interface Subsystem). Hệ thống con người khai thác (OPS). Hệ thống con đo lường từ xa (RMS - Remote Measurements Subsystem). Hệ thống con điều khiển thuê bao (SCS). Hệ thống con dịch vụ thuê bao (SUS). Hệ thống con chuyển mạch thuê bao (SSS). Hệ thống con cung cấp dịch vụ (SES). Hệ thống con cung cấp dịch vụ (SES) bao gồm các chức năng dùng cho việc thực hiện các dịch vụ mạng tuân theo khái niệm kiến trúc của mạng thông minh. Nó độc lập với sự thực hiện của mạng mà nó tương tác. Hệ thống con này cũng bao hàm các chức năng giao diện với mạng (điều khiển tài nguyên và cuộc gọi trong AXE) và các chức năng chuyển tải giao thức của mạng thông minh với một dịch vụ từ xa. Điển cung cấp thông qua TCAP (Transaction Capability Application Part). 2.2.4. Giao diện dịch vụ nền tảng của ứng dụng (APSI) APSI là một giao diện hệ thống, nó đưa ra các dịch vụ kiểu khách - chủ cho các dịch vụ khác (đóng vai trò khách). Các dịch vụ của APSI được thực hiện hoặc trong RMP hoặc trong XSS. Các dịch vụ này cần được phối hợp trong việc sử dụng các tài nguyên chung giữa các AM khác nhau. Một trong những tài nguyên chung đó là chuyển mạch nhóm Một số dịch vụ của APSI là: Dịch vụ kết nối. Dịch vụ vận chuyển giao thức AM. Dịch vụ giao tiếp cơ bản đối tượng. Dịch vụ truy cập đi kèm. Dịch vụ bộ đệm bản tin. Dịch vụ các năng lực chuyển tải, CCITT7. Dịch vụ không kết nối SCCP, CCITT7. Dịch vụ chuyển tải bản tin không kết nối. Chương II: Hệ thống chuyển mạch APT I. KháI quát chung 1. Khái quát chung Chức năng cơ bản của một tổng đài là làm nhiệm vụ chuyển mạch, cho nên APT bao gồm toàn bộ các chức năng của tổng đài. Những hệ thống con chính nằm trong hệ thống APT được mô tả như sau: CHS OPS SCS CCS OMS DTS ESS STS SSS GSS MTS SUS NMS BGS TSS TCS TCS: Traffic Control Subsystem. TCS chỉ là phần mềm trung tâm được xem như là thay thế cho điều hành viên trong hệ thống bằng tau trước đây. Một vài chức năng của TCS như: Thiết lập, giám sát và kết thúc cuộc gọi. Chọn đường truyền ra. Phân tích số gọi đến. Lưu giữ các loại thuê bao. TSS : Trunk and Signalling Subsystem. Có nhiệm vụ tiếp nhận các tín hiệu báo hiệu khác nhau (CCS6 và CCS7) và giám sát việc liên lạc với các tổng đài khác. Nhờ có TSS mà người ta không cần thay đổi TCS cho mỗi loại báo hiệu. TSS gồm cả phần cứng và phần mềm. GSS: Group Switching Subsystem. Có nhiệm vụ thiết lập, giám sát, kết thúc kết nối thông qua chuyển mạch nhóm. GSS bao gồm cả phần cứng và phần mềm. OMS: Operation and Maintenance Subsystem. Bao gồm rất nhiều chức năng liên quan đến thông tin thu nhập được và giám sát. Đây là một trong những hệ thống con lớn nhất của APT. OMS bao gồm cả phần cứng và phần mềm. SSS: Subscriber Switching Subsystem. Có nhiệm vụ điều khiển lưu lượng trong liên lạc giữa thuê bao và tổng đài. Gồm cả phần cứng và phần mềm. CHS: CHarging Subsystem. Có chức năng tính cước, chỉ gồm phần mềm. SUS: SUbsciber Services Subsystem. Có chức năng dịch vụ thuê bao, ví dụ như dịch vụ quay số rút gọn. SUS chỉ có phần mềm. OPS: OPerator Subsystem. Điều hành cuộc nối của điện thoại viên, chỉ có phần mềm. CCS: Common Channel Signalling Subsystem. Hệ thống báo hiệu kênh chung. Hệ thống này gồm cả phần cứng và phần mềm. Có hai loại CSS: một cho báo hiệu số 7 và một cho báo hiệu số 6. CSS chứa các chức năng báo hiệu, định tuyến, giám sát và hiệu chỉnh được gửi đi ở các dạng bản tin theo quy định của CCITT. MTS: Mobile Telephony Subsystem. Hệ thống con điện thoại di động. Hệ thống này bao gồm cả phần cứng và phần mềm thực hiện chức năng quản lý lưu lượng đến từ các thuê bao di động. NMS: Network Management Subsystem. Hệ thống quản lý mạng, chỉ gồm phần mềm. NMS thực hiện chức năng giám sát dòng lưu lượng qua tổng đài và đưa vào dòng này các thay đổi tạm thời. Tuy vậy, để tiện cho việc nghiên cứu, tập hợp các chức năng trên được nhóm thánh các nhóm sau: Nhóm truy cập và dịch vụ. Nhóm chuyển mạch và báo hiệu. Nhóm vận hành và bảo dưỡng. 2. Nhóm chuyển mạch và báo hiệu Trong AXE thực hiện chuyển mạch và báo hiệu nằm ở các hệ thống con sau: Hệ thống con chuyển mạch nhóm GSS. Hệ thống con điều khiển lưu lượng TCS. Hệ thống con trung kế và báo hiệu TSS. Hệ thống con báo hiệu kênh chung CCS. Hệ thống con chuyển mạch mở rộng EES. 2.1. Hệ thống con chuyển mạch nhóm GSS 2.1.1. Giới thiệu chung Chuyển mạch nhóm là chuyển mạch thực hiện việc xử lý với các luồng PCM đầu vào và đầu ra. Một trong những chức năng quan trọng nhất của một tổng đài là chức năng chuyển mạch. Trong tổng đài AXE chức năng chuyển mạch chính nằm ở chuyển mạch nhóm, tất cả các phần cứng của APT đều được nối tới chuyển mạch nhóm. Hệ thống con chuyển mạch nhóm GSS (Group Switch Subsystem) thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch giữa các dòng số đã được ghép kênh theo thời gian và thiết lập tuyến nối giữa các thiết bị thông tin. Ngoài ra, GSS còn cung cấp xung đồng hồ để đồng bộ hoạt động của GSS và toàn bộ hệ thống. Chúng ta sẽ khảo sát cấu trúc linh hoạt của GSS, đây là nhân tố chính cho việc quản lý một cách dễ dàng. Hệ thống con chuyển mạch nhóm GSS là phần có liên quan mật thiết đến giao diện ET155 mà em nghiên cứu ở phần sau của đồ án do đó trong phần này em xin được trình bày chi tiết hơn. Đặc biệt là GSS cấu thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổng đài AXE - 106 (thế hệ mới của tổng đài Ericsson) nên em đã trình bày phần nghiên cứu về hệ thống con GSS trên quan điểm chung về khối GSS và quan điểm riêng về vai trò và cấu trúc của GSS trong AXE -106. 2.1.1.1. Vị trí hoạt động của GSS GSS hoạt động trong sự tương tác với rất nhiều hệ thống con khác, một số hoạt động đó là: Với những cuộc gọi đi ra khỏi tổng đài, GSS tương tác với hệ thống con chuyển mạch thuê bao SSS và hệ thống con báo hiệu và trung kế TSS để kết nối một kênh thoại A nằm trên mạch thuê bao tới một kênh thoại B trên tuyến nối ra khỏi tổng đài. GSS tương tác với hệ thống con vận hành và bảo dưỡng OMS, nó được nối với các thiết bị kiểm tra để kiểm tra các tuyến nối. GSS tương tác với hệ thống chuyển mạch thuê bao SSS với hệ thống con điện thoại di động MTS để làm nhiệm vụ kết nối một kênh thoại A trên mạch thuê bao tới một BS trên mạng điện thoại di động 2.1.1.2. Các khối chức năng GSS bao gồm cả phần cứng và phần mềm phối hợp hoạt động với các hệ thống con khác để thực hiện việc trao đổi thông tin: GS MJ CLT Khối khai thác và bảo dưỡng O&M NS Khối bảo dưỡng chuyển mạch nhóm GSM1&GSM2 TSM SPM Thiết bị gọi hội nghị Khối đồng hồ Trường nối tham khảo Khối đồng hồ tham khảo Khối đồng hồ Natri (Cesium) Khối chuyển mạch nhóm GS: phần cứng là các chuyển mạch không gian và chuyển mạch thời gian, chúng tạo thành phần chính của GSS. Phần mềm của GS thực hiện nhiệm vụ chọn và giải toả các đường dẫn cho một cuộc nối. Khối bảo dưỡng chuyển mạch nhóm GSM1 và GSM2. Thiết bị hội nghị MJ: cho phép tới 32 thành viên tham gia vào cuộc gọi hội nghị trong chuyển mạch nhóm và sử dụng các dịch vụ khác. Khối tạo đồng hồ và định thời CLT: phần cứng của CLT gồm 3 đồng hồ cung cấp xung nhịp cho các khối chuyển mạch thời gian TSM và chuyển mạch không gian SPM. Khối đồng bộ mạng NS: gồm chức năng ở cả phần cứng và phần mềm cho đồng bộ mạng. Các khối khai thác và bảo dưỡng: thực hiện giám sát phần cứng, xử lý lệnh cảnh báo, xử lý phần cứng tạm thời và thực hiện chu trình kiểm tra phần cứng. 2.1.1.3. Cấu trúc phần cứng của GSS Giống như những phần khác thuộc tổng đài AXE, chuyển mạch nhóm GS cũng được thiết kế với cấu trúc module để đảm bảo được tính linh hoạt. Điều đó có ý nghĩa chuyển mạch nhóm có thể thay đổi được dung lượng tuỳ thuộc yêu cầu và phạm vi của tổng đài. 2.1.1.3.1. Tổng quan về GSS Chuyển mạch nhóm được thiết kế để làm việc trong một mạng với các hệ thống và phương tiện truyền dẫn khác nhau. Nó có thể kết nối các tuyến PCM số và tương tự. Các tuyến số từ một tổng đài thuê bao từ xa hoặc các chuyển mạch khác được kết nối với GSS thông qua các mạch kết cuối tổng đài (ETC - Exchange Terminal Circuits), còn đối với các tuyến tương tự thì sử dụng thiết bị điều xung mã (PCMD - PCM Device). Chức năng chính của GSS là chuyển mạch các kênh 64Kb/s, một kênh có 8 bit cho mỗi mẫu. GSS có thể kết nối một kênh (Time slot) thuộc hệ thống PCM này tới một kênh thuộc hệ thống PCM khác bất kể đó là hệ thống PCM 24 hay PCM 30/32. Sự thích nghi với tốc độ bit và quy tắc mã hoá khác nhau được thực hiện trong hệ thống con trung kế và báo hiệu TSS. Giao tiếp giữa GSS với các hệ thống con khác được thực hiện qua các giao diện chuẩn hoá. Sơ đồ chung về quan hệ giũa GSS và các hệ thống con khác được chỉ ra bởi hình sau: GSS SRS TSM SPM TSM LSM CCD CSR ETC TRA CLM CLM CLM RP CP-B CP-A APZ Net work Sync SSS ESS TSS MTS Mạng chuyển mạch được xây dựng từ các module chuyển mạch thời gian và module chuyển mạch không gian (TSM - Time Switch Module và SPM - Space Switch Module) theo cấu trúc kiểu T - S - T. Số lượng tối đa của đa tiếp điểm (mỗi một đa tiếp điểm tương ứng với một kêt nối của hai kênh 64Kb/s) là 128K (131072). Chuyển mạch nhóm bao gồm một số lượng tối đa là 2 * 256 STM (chia cho hai mặt A và B) và 2*32 SPM (chia cho hai mặt A và B), ba module đồng hồ và các giao diện đối với các két cuối mạng chuyển mạch (SNT - Switch Network Terminal). GSS có khả năng thực hiện chuyển mạch băng rộng (tốc độ N*64Kb/s) cả hai loại băng rộng liên tục và không liên tục đều được hỗ trợ. Trong GSS có chức năng chuyển mạch tốc độ thấp hơn 64Kb/s (Subrate Switch), cụ thể là những tốc độ N*8Kb/s (với n = 1,2,3…7). Phần cứng thực hiện chức năng này được ghép nối tới STM như là một SNT. Định thời trong chuyển mạch nhóm được thực hiện bởi ba module đồng hồ tham chiếu và một thuật toán phần mềm chứa đựng một số phương thức đồng bộ. 2.1.1.3.2. Chức năng của GSS Hệ thống chuyển mạch nhóm có các chức năng chính sau: Lựa chọn, kết nối và huỷ kết nối các đường thoại hoặc tín hiệu qua chuyển mạch nhóm hoặc chuyển mạch subrate. Giám sát các phần cứng trong hệ thống con một cách liên tục, tuần hoàn, ví dụ kiểm tra các điểm nối thông. Giám sát các tuyến số kết nối qua chuyển mạch. Duy trì sự ổn định của tần số đồng hồ và ổn định đồng bộ với mạng. Quản lý thích hợp các phần mềm khác nhau của phần cứng chuyển mạch nhóm mà có thể được sử dụng trong một hệ thống ứng dụng. Ngoài ra chuyển mạch nhóm còn có các chức năng sau : Quản lý và bảo dưỡng chuyển mạch nhóm. Đồng bộ mạng. Định thời cho toàn bộ tổng đài. Tính toán cơ sở dữ liệu đo lường cho các sets of part: GSBASE, SNT, NETSYNC, SRS. Các chức năng lưu lượng tốc độ N*8Kb/s trong chuyển mạch nhóm. Quản lý và bảo dưỡng chuyển mạch subrate. 2.1.1.3.3. Cấu trúc GSS Hệ thống con chuyển mạch nhóm bao gồm một số sets of part sau: GSBASE (Group switch core switching): thực hiện chức năng chuyển mạch cốt lõi bao gồm cả phần cứng và phần mềm. MAN (Group switch manager): thực hiện chức năng quản lý chuyển mạch nhóm, chỉ có phần mềm. SNT (SNT adaptation): thực hiện chức năng thích ứng kết cuối mạng chuyển mạch, chỉ có phần mềm. NETSYNC (Network synchronisation): thực hiện chức năng đồng bộ mạng, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. SRS (Subrate switching): thực hiện chức năng chuyển mạch subrate, gồm cả phần cứng và phần mềm. TESTPARTS: thực hiện chức năng kiểm tra đường truyền thoại hoặc tín hiệu qua chuyển mạch nhóm, chỉ có phần mềm. 2.1.1.3.3.1. GSBASE Hai khối chức năng trong GSBASE là GS (Group Switch) và khối phát xung đồng hồ và định thời CLT (Clock and Timing). Nhân của chuyển mạch: GS DLMUX TMS TMS SPM SNT Regional SW Central SW Các khối chức năng của GS DIP Khối chức năng GS được thực hiện trong phần cứng với các phần mềm vùng (Regional SW) và phần mềm trung tâm (Central SW). Phần cứng trong GS gồm: khối ghép kênh số (DLMUX - Digital Link MUX), chuyển mạch thời gian (TSM) và chuyển mạch không gian (SPM). Các thiết bị phần cứng này đều được nhân đôi thành hai mặt A và B. Khối GS thực hiện các chức năng sau: Chức năng lưu lượng bên trong phần cứng. Điều khiển lưu lượng và Time slot trong chuyển mạch. Chức năng giám sát TSM, SPM, SNT và các đường số (DIP -Digital Path). Kiểm tra phần cứng của TSM và SPM. Quản lý TSM và SPM. DLMUX làm việc giống như một bộ ghép kênh giữa SNT và TSM. Giao diện DL3 đối với module chuyển mạch thời gian trong GS hoạt động tại tốc độ 49Mb/s, nó mang 512 TS trong một khung. Các SNT với một giao diện DL2 được kết nối đến GS qua một DLMUX. DLMUX có thể ghép kênh 16 DL2 tới một DL3 hoặc phân kênh một DL3 tới 16 DL2. Cấu trúc của TSM Đến SPM Từ SPM SPM Control Tới từ thiết bị Đi đến thiết bị 511 511 511 511 0 0 0 0 Trong đó: SSA: Bộ nhớ thoại A, nhớ tạm thời các mẫu thoại đi vào. SSA được điều khiển theo chương trình ghi tuần tự, đọc ngẫu nhiên. SSB: Bộ nhớ thoại B, nhớ tạm thời các mẫu thoại đi ra. SSB được điều khiển theo kiểu ghi ngẫu nhiên, đọc tuần tự. CSAB: Bộ nhớ điều khiển quá trình ghi, đọc của các bộ nhớ SSA và SSB. CSC: Bộ nhớ điều khiển các tiếp điểm trong SPM. Trong khối GS, mỗi module TSM được kết nối tới các thiết bị số đó là: các mạch điện đầu cuối tổng đài ETC, các thiết bị xung mã PCD, các mạch điện đa chuyển tiếp MJC, qua DLMUX. Có 16 thiết bị như vậy có thể nối tới một TSM và dung lượng của mỗi đường (ứng với mỗi thiết bị đó) là 2Mb/s. Mỗi SPM có thể được nối tới tối đa 32TSM. Mỗi TSM có 512 kênh đầu vào và 512 kênh đầu ra do vậy các bộ nhớ SSA và SSB đều có 512 bộ nhớ. Cấu trúc của SPM Các tiếp điểm trong SPM được điều khiển theo cột, cột tiếp điểm thứ i do bộ nhớ CSC của TSM thứ i điều khiển. Có thể thấy từ hình vẽ một SPM cho phép cực đại 32 TSM nối tới. Có nghĩa là với một SPM có thể cấu trúc một GS có dung lương 32*512 = 16384 đầu vào. GS này được gọi là GS 16K. Trong trường hợp có nhiều TSM hơn nữa cần phải xây dựng một ma trận SPM. SPM TSM_0 TSM_1 TSM_31 CSC inTSM_0 TSM_0 TSM_1 TSM_31 CSC inTSM_31 Với ma trận 4*4 SPM, dung lượng cực đại của GS có thể đạt tới 65536 đầu vào khi 128 TSM được nối tới ma trậ._.n này. Trường hợp này gọi là GS 64K. Trong AXE 106, dung lượng của GS có thể lên đến 128K bằng cách sử dụng hai ma trận như trên. Sau đây là hình mô tả: đầu nối và mở rộng khối chuyển mạch không gian SPM theo ma trận 4*4. TSM-0 TSM-31 SPM 0-0 SPM 0-1 SPM 0-2 SPM 0-3 SPM 1-0 SPM 1-1 SPM 1-2 SPM 1-3 SPM 2-0 SPM 2-1 SPM 2-2 SPM 3-3 SPM 2-0 SPM 2-1 SPM 2-2 SPM 3-3 TSM-96 TSM-127 SNT-0 SNT-15 SNT-496 SNT-511 SNT-1536 SNT-1551 SNT-2032 SNT-2047 0 31 32 63 64 95 96 127 96 127 64 95 0 31 32 63 0 31 32 63 64 95 96 127 0 31 32 63 Up to16K 64 95 96 127 Up to 32K Up to 48K Up to 64K 90 127 90 127 90 127 90 127 64 95 64 95 64 95 64 95 32 63 32 63 32 63 32 63 0 31 0 31 0 31 0 31 Các bước kết nối và mở rộng trường chuyển mạch không gian Cơ chế thoại qua chuyển mạch nhóm Một cuộc nối qua chuyển mạch nhóm phải thực hiện theo cả hai hướng (2 dây cho mỗi hướng). Mỗi một kênh thoại hoặc số liệu trước khi được ghi vào bộ nhớ SS là 10 bit song song (trong đó có 8 bit dữ liệu, 1 bit kiểm tra chẵn lẻ và 1 bit chọn plane). Hai khe thời gian nội bộ sử dụng cho chiều đi và về có sự liên quan theo công thức sau (công thức đảo pha): Khe về = Khe đi + 512/2 Độ tin cậy của chuyển mạch nhóm Chuyển mạch nhóm là phần quan trọng trong tổng đài AXE. Điều đó đòi hỏi khối chuyển mạch nhóm GS phải làm việc với độ tin cậy cao. Để tăng độ tin cậy, hệ thống chuyển mạch nhóm có cấu tạo gồm hai hệ thống giống hệt nhau cùng làm việc đồng thời, chúng được gọi là Plane A và Plane B. Thông tin được chuyển qua cả hai Plane, việc quyết định Plane nào thông qua bit Plane Select được thêm vào mỗi mẫu thoại. Tần số sử dụng trong GS Như đã biết một TSM được nối tới 16 luồng 2,048 Mb/s. Các luồng số này trước khi được đưa vào TSM thì phải được chuyển đổi từ nối tiếp sang song song (1 đường nối tiếp thành 8 đường song song). Sau đó chúng mới được ghép kênh tạo 8 luồng số, mỗi luồng số có tốc độ: 16 * 2,048Mb Như vậy, trong trường chuyển mạch dùng tần số 4,096Mb/s. Ngoài ra, trong tổng đài còn cần tần số 8Kb/s để lấy mẫu tín hiệu thoại và đồng bộ mạng. Đồng bộ trong chuyển mạch nhóm Cũng giống như các nguyên lý chuyển mạch khác, chuyển mạch nhóm đòi hỏi phải có các xung đồng bộ, các tín hiệu định thời để đảm bảo sự hoạt động. Tốc độ ghi và đọc mẫu thoại vào và ra khỏi bộ nhớ được quyết định bởi xung đồng bộ. GSS Chọn xung TSW CLM-2 CLM-1 CLM-0 Chọn xung SPM Do tính quan trọng và đòi hỏi sự chính xác của xung đồng hồ, người ta thiết kế trong chuyển mạch nhóm ba module đồng hồ (CLM). Cả ba module xung đồng hồ này đều gửi tín hiệu xung nhịp tới module chuyển mạch thời gian và không gian nhưng chỉ một tín hiệu được chấp nhận nhờ mạch lựa chọn. Giữa các module đồng này có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mỗi module đồng hồ gồm có một bộ dao động thạch anh của 3 module đồng hồ. Tại mạch đo sai pha chúng được so sánh giữa các xung với nhau và gửi kết quả tới các bộ xử lý vùng. Tại bộ xử lý vùng sẽ làm nhiệm vụ phân tích kết quả nhận được. Nếu như cần có sự điều chỉnh lại về tần số dao động tại bộ dao động thạch anh. Các module đồng hồ ngoài nhiệm vụ đồng bộ sự hoạt động của chuyển mạch nhóm, nó còn có nhiệm vụ cung cấp xung đồng hồ cho sự đồng bộ hoạt động của các cổng vào, ra của tổng đài. Nhằm mục đích hoạt động ổn định, tất cả các tổng đài trong mạng cần có cùng một tần số. Một tổng đài sẽ có chức năng hoạt động của MASTER, nó sẽ đưa tín hiệu đồng bộ tới các tổng đài SLAVER thông qua các đường PCM giữa các tổng đài. Chuyển mạch nhóm trong tổng đài SLAVER nhận tần số đồng bộ từ các ETC. CLM-2 CLM-1 CLM-0 Do Sai pha VCX0 Biến đổi D/A ~ Đồng hồ tham chiếu địa phương Tới chọn xung đồng hồ của TSM và SPM Tới các RP Từ các RP Tổng đài MASTER được trang bị một đồng hồ tham chiếu địa phương. Có hai loại đồng tham chiếu địa phương: Module tham chiếu (RCM), sử dụng bộ dao động thạch anh với độ chính xác 10 (-10)/ngày. Khối đồng hồ nguyên tử (Cesium Clock Module) với độ chính xác hơn nhiều. Khối CLT 8 KHZ 4096 kHz CLT CLM - 2 CLM - 1 CLM - 0 Regional SW Central SW Các khối chức năng trong CTL Khối chức năng phát xung đồng hồ và định thời được thực hiện trong các phần cứng là 3 module đồng hồ giống nhau với các phần mềm vùng và phần mềm trung tâm. Sở dĩ sử dụng 3 module đồng hồ giống nhau là cho mục đích nâng cao độ tin cậy và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, bộ dao động trong 3 module đó là dao động thạch anh được điều khiển bằng điện áp. CLT thực hiện các chức năng sau: Tạo các xung đồng hồ. CLT tạo một tín hiệu 8Kb/s và hai tín hiệu 4096Kb/s để phân phối đến tất cả các TSM và SPM trong GS. Phân phối các xung đồng hồ cho các khối trong chuyển mạch nhóm. Chốt pha và tần số của 3 module đồng hồ đối với nhau. Chốt pha và tần số của module đồng hồ được chọn với các chức năng đồng bộ mạng. 2.1.1.3.3.2 ETC: Exchange Terminal Circuit. PCD: Pulse Code modulation Device. SNTETC: SNT administration and maintenance of ETC. SNTPCD: SNT PCD administration. SNTPCDM: SNT PCD Maintenance. SNTPCD SNTPCDM SNTETC STN Connecttion and díconection Fault handling Connecttion díconection and Fault handling PCD ETC Switch Sets of part SNT chỉ là phần mềm, nó thực hiện chức năng giám sát các đường truyền số tới chuyển mạch nhóm. Các tuyến này kết nối các kết cuối chuyển mạch (gồm: ETC và PCD) với chuyển mạch nhóm. Khái niệm kết cuối mạng chuyển mạch (SNT) được sử dụng để tạo lập một giao diện vận hành và bảo dưỡng được chuẩn hoá tới chuyển mạch nhóm. Một SNT là một đơn vị mà có thể được kết nối tới chuyển mạch nhóm qua một hoặc nhiều tuyến số tốc độ 2048Kb/s hoặc 1554Kb/s. Có ba khối chức năng trong sest of part: Khối quản lý PCD của kết cuối mạng chuyển mạch (SNTPCD): thực hiện các chức năng kết nối và huỷ kết nối của các PCD. Khối bảo dưỡng PCD của kết cuối mạng chuyển mạch (SNTPCDM): thực hiện các chức năng chặn hoặc giải toả các PCD. Khối vận hành và bảo dưỡng ETC của kết cuối mạng chuyển mạch (SNTETC): thực hiện các chức năng kết nối, huỷ kết nối, chặn và giải toả các ETC. 2.1.1.3.3.3. SRS Sest of part chuyển mạch subrate thực hiện trong phần cứng và chức năng phần mềm cho các thiết bị subrate. Cũng giống GS, các module subrate cũng được nhân đôi và đưa vào hai mặt. Nó được coi như là một SNT. Chức năng chuyển mạch subrate chỉ được sử dụng trong các tổng đài có khả năng điều khiển kết nối tốc độ bit nhỏ hơn 64Kb/s. Chức năng này được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng chủ yếu trong các ứng dụng GSM số và nó không cần thiết trong đài mạng cố định. Chức năng chuyển mạch subrate bao gồm 3 phần: Chức năng lưu lượng: cho phép kết nối với các kênh tốc độ N*8Kb/s Chức năng quản lý: cho phép các nhân viên tổng đài có thể kết nối hoặc huỷ kết nối các khối chuyển mạch subrate tới từ chuyển mạch nhóm. Chức năng này cũng cho phép kết nối dữ liệu của khối chuyển mạch subrate để đưa ra in ấn. Chức năng bảo dưỡng: bao gồm phần tự trị và phần thủ công. Phần tự trị phát hiện sai lầm về hoạt động trong chuyển mạch subrate, còn phần thủ công cho phép người vận hành có thể thay thế phần cứng có lỗi và bảo dưỡng nó. 2.1.1.3.3.4. MAN Quản lý chuyển mạch nhóm (MAN) là một nền tảng phần mềm, nó cho phép hoạt động có các phần mềm thích hợp cho nhiều hơn một phần cứng chuyển mạch nhóm trong cùng một hệ thống ứng dụng. Tuy nhiên, tại một thời điểm chỉ một loại phần cứng được hoạt động trong tổng đài. MAN chứa đựng chức năng cho phép xác định hoặc loại bỏ các gói phần mềm chuyển mạch nhóm tích cực và hoạt động giống như một bộ định tuyến tín hiệu giữa các khối chức năng bên ngoài tới chuyển mạch nhóm và gói phần mềm tích cực riêng biệt bên trong chuyển mạch nhóm. 2.1.1.3.3.5. NETSYNC Chức năng đồng bộ mạng sử dụng trong tổng đài với môi trường số để giữ đồng bộ tổng đài. Mục đích của tất cả các chức năng đồng bộ mạng là điều khiển đồng hồ nội của tổng đài để duy trì tần số và chuẩn. Tần số này dùng để định thời cho các chức năng chuyển mạch. DIP ICM ICM2 ICM3 CCM RCM RCF CLM2 CLM1 CLM0 8kHz 8kHz 8kHz 8kHz 8kHz 2048kHz 330kHz 2048kHz 51kHz 1544kHz 64kHz 81kHz 6448kHz Local reference 8kHz ICM: Incoming frequence Conversion Module ICM2: Incoming frequence Conversion Module version2 ICM3: Incoming frequence Conversion Module version3 CCM: Cesium Clock Module RCM: Reference Clock Module CLM: Clock Module RCF: Reference Clock Field 2.1.1.3.3.6. TESTPATH Chức năng Testpath cho chuyển mạch nhóm sẽ cung cấp cho người khai thác các lênh để kết nối, huỷ kết nối và in ra các đường kiểm tra qua chuyển mạch nhóm và chuyển mạch subrate. Chức năng này cung cấp một phương thức để kiểm tra việc thành lập và huỷ kết nối của cả hai loại kết nối 64Kb/s và N*8Kb/s. 2.1.1.3.4.Sơ đồ phần cứng của GSS GSS SNT SNT SNT SNT DL-MUX TSM TSM TSM TSM TSM SPM EXT DIP RCM CCM ICM3 ICM2 ICM RCF SRSM RP RP RP RP RP RP CLM 0 15 7 DL2 DL2 DL3 TP1 Each interface has 512 limeslas BYB 50tr BYB 202 2.2. Hệ thống con điều khiển lưu lượng TCS 2.2.1. Các khối chức năng của TCS TCS TOM COF CL TOD SECA SC DA RA RE Theo quan điểm điều hành lưu lượng, TCS là phần mềm trung tâm. TCS chỉ bao gồm có phần mềm trung tâm chia thành 9 khối chức năng khác nhau: Khối chức năng thanh ghi RE: lưu giữ các chữ số thu được và điều hành việc thiết lập cuộc gọi. Khối chức năng giám sát cuộc gọi chất lượng: giám sát các cuộc gọi đang tiến hành và xoá chúng. Khối chức năng phân tích chữ số DA: chứa các bản phân tích chữ số do RE điều hành. Khối chức năng phân tích chọn tuyến RA: gồm các bảng để chọn tuyến ra do RE điều hành. Khối chức năng thể loại thuê bao SC: lưu giữ thể loại của tất cả các loại thuê bao nối với tổng đài. Khối chức năng quản lý cung cấp trung kế TOM: TOM thay thế chức năng của RE hay CL khi một thuê báo bận được giám sát bởi một điều hành viên. Khối chức năng số liệu cung cấp trung kế TOD: giống như TOM. Khối chức năng kết hợp các dịch vụ nhanh COF : tiếp nhận chức năng của CL khi có nhiều hơn hai thuê bao tham gia vào cuộc nối thông. Khối chức năng về các cuộc nối thông bán vĩnh cửu SECA: cho phép thuê bao nối thông bán vĩnh cửu qua chuyển mạch nhóm. 2.2.2. Các chức năng của TCS TCS có 4 chức năng: Chức năng cơ bản về điều khiển lưu lượng: Chức năng cơ bản về điều khiển lưu lượng bao gồm các công việc thiết lập cuộc gọi, giải phóng cuộc gọi và lưu trữ thể loại thuê bao. Các khối chức năng chính đi kèm là: Thanh ghi (RE): điều khiển cuộc gọi từ việc nhấc đặt máy cho đến khi thông qua các đường dây nối. RE nhận, lựa chọn và lưu trữ các số, sau đó đếm và gửi các chứng từ tới khối phân tích số DA để phân tích. Kết quả phân tích từ DA lại gửi tới các khối thích hợp như khối phân tích chọn tuyến RA. Thể loại thuê bao (SC): mỗi thuê bao thích hợp với một kiểu dịch vụ nhất định. Thể loại thuê bao nhằm xác định cuộc gọi tới và đi được điều khiển như thế nào. Khối SC lưu trữ các thông tin về mỗi thuê bao mà chúng nối tới tổng đài. Thông tin này được yêu cầu và kiểm tra khi thiết lập cuộc gọi. Giám sát và phối hợp các chức năng (CL và COF): khối này giám sát cả quá trình cuộc gọi, cung cấp thông tin về các cuộc gọi tới các khối chức năng khác và giải phóng cuộc gọi. Chức năng phân tích: Phân tích số thoại B (B number analysis): Mỗi số thoại được phân tích lần lượt trong khối DA. Việc phân tích được thực hiện nhờ bảng phân tích số thoại B. Phân tích số thoại A (A number analysis): Việc phân tích này cũng được thực hiện trong khối chức năng DA nhờ bảng phân tích số thoại A. Kết quả phân tích có thể gồm toàn bộ số thoại A để tính cước. Phân tích để xác định loại dịch vụ ISDN yêu cầu xem xét loại dịch vụ đó có đáp ứng được hay không. Việc này thực hiện trong khối chức năng SECA. Chức năng dịch vụ : Cung cấp trung kế: Chức năng này cho phép điều hành viên có thể xen vào giữa một cuộc gọi và báo hiệu cho thuê bao biết có cuộc gọi khác đang gọi cho thuê bao này. Sự cung cấp trung kế được thực hiện nhờ khối chức năng TOM, TOD. Các cuộc nối thông bán vĩnh cửu CESA cho phép thuê bao nối thông bán vĩnh cửu qua chuyển mạch nhóm. 2.3. Hệ thống con trung kế và báo hiệu TSS 2.3.1. Các chức năng của TSS Chuyển đổi báo hiệu giữa các đường trung kế đang được sử dụng như: Hệ thống báo hiệu kênh chung CSS: do đặc thù của tổng đài cổng quốc tế nên có rất nhiều loại báo hiệu kênh chung đang được sử dụng. Do đó TSS có nhiệm vụ phải tiếp nhận được tất cả các loại báo hiệu trên và chuyển đổi chúng về một dạng duy nhất mà TCS có thể hiểu được. Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp CAS. Giám sát, kiểm tra các đường trung kế. Chuyển đổi tín hiệu bên ngoài tới AXE thành các tín hiệu phần mềm bên trong AXE. 2.3.2. Các khối chức năng trong TSS GSS ET ETC PCD-D PCD ET CSD-D RT STN DIPST Đầu cuối tổng đài ET: chứa phần cứng là mạch đầu cuối ETC, ETC được nối tới chuyển mạch nhóm và hệ thống PCM 2M. Trung kế hai chiều BT: BT chỉ là phần mềm điều khiển, thiết lập và nối kết các cuộc gọi trung kế, BT điều khiển lưu lượng của TSS. Thu phát mã CSR: chứa phần cứng thu phát mã CSR dùng để phát mã đa tần MSC báo hiệu thanh ghi và nối trực tiếp tới chuyển mạch nhóm. Bộ CSR chứa 16 thiết bị, mỗi thiết bị có thể sử dụng để thu hoặc phát mã. Đầu cuối chuyển mạch STN: đây là một chức năng phối ghép thiết bị (giống ETC). Nó yêu cầu nối ghép tới chuyển mạch nhóm. Khối này bao gồm các dữ liệu nối kết, bảo dưỡng và giám sát cho ETC và hệ thống PCM32 kênh tới chuyển mạch nhóm, đồng thời kiểm tra và giám sát đường số DIPST. Thiết bị điều chế xung mã PCD: Chuyển đổi tín hiệu A/D. Thiết bị điều chế xung mã số PCD - D : Là thiết bị ghép kênh từ kênh 64 kb/s của đầu nối báo hiệu ST lên đường nối PCM 2M để nối với chuyển mạch nhóm. 2.4. Hệ thống con báo hiệu kênh chung CCS: Trong hệ thống báo hiệu chung thì hệ thống báo hiệu số 7 cung cấp khả năng báo hiệu cho nhiều loại dịch vụ mới như ISDN, mạng thông minh (IN), thông tin di động (GMS). Đường báo hiệu trong hệ thống CSS7 được thực hiện bởi việc thu và phát của đầu cuối báo hiệu(ST) trên một kênh truyền báo hiệu riêng. Kênh truyền báo hiệu này là một kênh theo một chiều truyền báo hiệu. Hệ thống báo hiệu số 7 có thể chia thành hai phần: Phần người sử dụng UP, và phần truyền báo hiệu MTP. Phần người sử dụng quản lý và xử lý nội dung của thông tin báo hiệu cho các ứng dụng khác nhau. Phần truyền báo hiệu đảm nhận việc truyền báo hiệu một cách trung thực. MTP nhận thông tin từ phần người sử dụng rồi đóng chúng thành các gói (có tiếp đầu địa chỉ) sau đó gửi chúng lên mạng báo hiệu. MTP còn đảm nhận việc phát hiện lỗi và xử lý lỗi để đảm bảo chắc chắn thông tin nhận được là hoàn toàn không có lỗi. Thiết bị xung mã số tập trung đường báo hiệu từ nhiều ST khác nhau thành đường nối PCM 2Mb/s để gửi tới chuyển mạch nhóm. Bất kỳ một kênh truyền nào trên đường nối PCM đều có thể sử dụng cho truyền báo hiệu số 0 (kênh này thường được sử dụng cho mục đích đồng bộ). Qua chuyển mạch nhóm và đầu nối cuối tổng đài kênh báo hiệu được thiết lập bán vĩnh cửu. 2.5. Hệ thống con chuyển mạch mở rộng ESS GSS TSS ESS CCD BCD MAS ANS Các đường trung kế Thuê bao Hệ thống con chuyển mạch mở rộng ESS được sử dụng để gửi những thông báo đã ghi sẵn tới thuê bao, cung cấp việc điều khiển và thực hiện dịch vụ điện thoại hội nghị của AXE. Thiết bị hội nghị CCD: sử dụng cho việc thực hiện dịch vụ gọi hội nghị , trong đó nhiều thuê bao có thể nói chuyện với nhau. Hệ thông báo ANS: đảm nhận việc gửi thông báo đã ghi sẵn tới thuê bao. Thông tin cần thông báo có thể là lời nói hay âm thanh. Những thuê bao được phép có thể ghi những lời nhắn của họ và gửi đến nhưng thuê bao nếu cần. Các thông báo có thể ở một trong các nội dung sau: Nhóm từ cố định, nội dung của các thông báo được cố định tại nơi sản xuất và ghi trong FROM. Nhóm từ biến đổi, nội dung của các thông báo được định nghĩa tại tổng đài. Nhóm từ có thể ghi được, nội dung thông báo được thực hiện bởi vận hành tồng đài và lưu trữ trong RAM, có thể thay đổi nội dung cần thiết. Quảng bá BS và thông báo chung MA: BS và MA được sử dụng cho việc phân phối những thông tin từ một nguồn, thường từ một máy thông báo cho tới nhiều thuê bao. BS thực hiện việc nối thuê bao với máy thông báo, trong khi MA thực hiện việc phân phối những thông báo khác nhau. 3. Nhóm vận hành và bảo dưỡng Thực hiện công việc vận hành và bảo dưỡng bao gồm các hệ thống con sau đây: Hệ thống con vận hành và bảo dưỡng OMS. Hệ thống con đo lường lưu lượng và thống kê STS. Hệ thống con quản lý mạng NMS. Hệ thống con tính cước CHS. 3.1. Hệ thống con vận hành và bảo dưỡng OMS Hệ thống con thực hiện chức năng vận hành và bảo dưỡng, đảm bảo cho tổng đài hoạt động bình thường, cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. “Vận hành” là đảm bảo các hoạt động của tổng đài không có lỗi, bao gồm: thiết lập và xoá cuộc nối, thay đổi dữ liệu của tổng đài (các dữ liệu về cấu hình vật lý), quản lý lưu lượng mạng, lựa chọn thống kê. “ Bảo dưỡng” là ngăn ngừa, phát hiện và sửa lỗi. OMS bao gồm một số thiết bị phần cứng, hệ thống phần mềm khu vực và phần mềm trung tâm. Đây là một hệ thống con trung tâm, cho nên nó hoạt động với hầu hết các hệ thống con khác. Hệ thống con OMS có 4 chức năng chính: Chức năng giám sát: đảm nhận nhiệm vụ liên tục giám sát hệ thống để phát hiện và sửa lỗi trước khi chúng có ảnh hưởng tới luồng thông tin. Hai chức năng chính là: giám sát đường dây thuê bao và giám sát đường dây trung kế. Khi hỏng hóc hoặc nhiễu loạn được phát hiện thì lập tức sẽ có cảnh báo. Kiểm tra và định vị lỗi: OMS có chứa các chức năng chuẩn đoán và kiểm tra, kết hợp với các cảnh báo và các báo cáo để địnhvị lỗi, kể cả lỗi bên trong cũng như lỗi bên ngoài tổng đài. Chức năng phân phối: OMS chứa các chức năng đáp ứng cho người vận hành có thể thay đổi dữ liệu tổng đài, nối thêm hay huỷ bỏ các thuê bao. Chức năng thống kê: OMS chứa các chức năng đảm nhận việc đo lường và in ra các dữ liệu như loại và độ lớn của các luồng thông tin chuyển qua tổng đài. Sự tập hợp các thông tin này rất cần thiết cho việc xây dựng và thiết lập các cấu hình cho tổng đài và mạng lưới. 3.2. Hệ thống con đo lưu lượng và thống kê STS Hệ thống con TST đáp ứng việc tập hợp, lưu trữ, xử lý và đưa ra các dữ kiện đã được xử lý. Các quá trình trong STS: Thông tin về lưu lượng được đọc nhờ bộ đếm, được tập và lưu giữ tại một số thời điểm nhất định. Giá trị của bộ đếm được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đo lường (Measurement Database). Một “chương trình báo cáo” đã được lập sẵn, sẽ đọc thông tin từ cơ sở dữ liệu đo lường, xử lý và đưa ra các bản báo cáo cho người quản lý và vận hành tổng đài. 3.3. Hệ thống con quản lý mạng NMS Hệ thống con quản lý mạng NMS đáp ứng việc quản lý tổng đài và mạng lưới. Mạng lưới được thiết kế để quản lý được trường hợp tăng lưu lượng thông tin, hiện tượng tắc nghẽn. NMS sẽ giảm nhỏ ảnh hưởng phụ của việc tràn và lỗi trong mạng lưới bằng cách điều khiển luồng thông tin qua tổng đài. Hoạt động điều khiển có thể thực hiện phân tán hoặc tập trung tại các Trung tâm quản lý mạng. Ngoài ra NMS còn có thể chuẩn đoán chi tiết của vấn đề lưu lượng. Khi có hiện tượng tràn và tắc nghẽn xẩy ra, các phương thức xử lý được xem xét. Nếu cần sẽ có sự hạn chế lưu lượng theo một hướng bận nào đó hoặc thực hiện việc đổi tuyến. Sau đó NMS tiếp tục giám sát mạng lưới và toàn bộ hạn chế lưu lượng được giải phóng khi luồng thông tin trở về trạng thái bình thường. NMS có hai dạng chức năng cơ bản sau: Chức năng thông tin, giám sát và báo cáo trung thực tình trạng của mạng lưới. Có 4 dạng thông tin: Giám sát, thực hiện việc liên tục quét mạng lưới và đưa ra các cảnh báo nếu mạng làm việc với tham số lớn hơn giá trị danh định. Phát hiện, đảm nhận việc phát hiện các sự thay đổi trạng thái hoạt động của mạng. Chẳng hạn có sự thay đổi giá trị tham số vận hành của mạng trên một tuyến nào đó. Đo đạc, cung cấp những giá trị đo được của mạng đang vận hành, chẳng hạn lưu lượng bị hạn chế vì có tắc nghẽn. Đọc, cung cấp việc đọc giá trị tức thời các tham số vận hành của mạng. Chức năng điều khiển: quản lý lưu lượng và các số lượng luồng hay địa chỉ trong mạng có thể truy nhập được. Có hai dạng chức năng điều khiển là chức năng bảo vệ và chức năng mở rộng. 3.4. Hệ thống con tính cước CHS Hệ thống con tính cước đảm nhận việc tính cước cuộc gọi và kiểm soát (thực hiện việc thanh toán giá cả và thu nhập giữa các mạng có sự phối hợp hoạt động khác nhau), CHS đảm nhận các chức năng sau: Chức năng tính cước cơ bản, CHS cung cấp những dữ liệu để tính cước với thuê bao cho các cước gọi của họ. Chức năng kiểm toán, CHS cung cấp dữ liệu để thực hiện việc thanh toán giữa các nhà vận hành mạng với nhau. Các dịch vụ phụ, cung cấp việc tính cước cho các dịch vụ đặc biệt, ví dụ như tính toán cho việc truyến số liệu. Việc tính toán cho cuộc gọi thông thường có thể thực hiện bằng phương pháp đếm xung, lập thẻ hoặc phối giữa hai phương pháp đó. Trong quá trình cuộc gọi thực hiện các thông tin được tập hợp và lưu trữ trong đồng hồ đo của thuê bao hoặc được gửi tới hệ thống con quản lý tệp FMS. Bình thường, việc tính cước bắt đầu được thực hiện khi thuê bao B trả lời. Tuy nhiên cũng có thể tính cước trước đó, và được gọi là cước thanh ghi. Trong cuộc gọi thường, tại thời điểm thiết lập cuộc gọi thì công việc phân tích tính cước được thực hiện. Phân tích cước quyết định tính cước một cuộc gọi, người bị tính cước và phương pháp tính cước. Việc phân tích này được thực hiện bằng lệnh và các tham số cố định. Một số thông tin của việc phân tích cước là: Số thuê bao gọi(A). Số thuê bao bị gọi (B). Các dữ liệu về thuê bao. Loại cuộc gọi (Telex, call, audio). Đầu ra của việc phân tích cước là chương trình tính cước. Mỗi một thuê bao có một hệ thống phần mềm lưu trữ những thông tin chi tiết cho việc tính cước. Như đã nói ở trên, có hai phương pháp tính cước là đếm xung và lập thẻ. Phương pháp đếm xung: Đếm xung là phương pháp tính cước dựa vào số xung đo được trong thời gian thực hiện cuộc gọi. Thông tin này sẽ tác động lên chương trình tính cước. Có hai phương pháp sử dụng xung đếm: Một số xung được cố định được biểu hiện trong thời gian cuộc gọi. Đo bằng một tần số cố định. Các xung được lưu trữ trong các đồng hồ đo cuộc gọi của thuê bao (trong phần mềm). Những đồng hồ này chứa số xung đo được và được đọc ra một cách định kì do người vận hành điều khiển. Những thông tin này làm cơ sở cho việc thiết lập nên các hoá đơn thanh toán gửi tới các thuê bao. Bằng phương pháp này ta có thể tính cước ưu tiên cho các cuộc gọi dựa vào thời điểm thực hiện cuộc gọi trong ngày, ngày trong tuần và thể loại cuộc gọi, bằng cách thay đổi tốc độ xung. Tuy nhiên phương pháp này không lưu trữ được nhiều thông tin về cuộc gọi. Phương pháp lập thẻ: Lập thẻ là phương pháp cung cấp nhiều thông tin về việc tính cước của cuộc gọi. Khi cuộc gọi kết thúc, dữ liệu lập thẻ được đóng gói và gửi tới hệ thống con quản lý tệp (FMS). Trong trường hợp cuộc gọi thực hiện với thời gian lâu, việc truyền thông tin này được thực hiện định kì. Từ FMS thông tin là các bản ghi cuộc gọi được gửi tới trung tâm tính cước để tạo hoá đơn thanh toán, các thông tin trong phương pháp lập thẻ bao gồm: Số thoại của thuê bao A. Số thoại của thuê bao B. Dữ liệu và thời gian bắt đầu tính cước. Thông tin về tuyến. 4. Nhóm truy nhập và dịch vụ Nhóm truy cập và dịch vụ bao gồm những hệ thống con sau: Hệ thống con chuyển mạch thuê bao (SSS). Hệ thống con điều khiển thuê bao (SCS). Hệ thống con dịch vụ thuê bao (SUS). Hệ thống con nhóm thương mại (BGS). 4.1. Hệ thống con chuyển mạch thuê bao SSS Hệ thống con chuyển mạch thuê bao SSS là hệ thống truy cập cho các thuê bao trong một mạng cố định. Trong mạng thông tin di động, chức năng này được cung cấp bởi hệ thống con điện thoại di động MTS. SSS bao gồm cả phần cứng và phần mềm để điều khiển việc truy nhập các thuê bao thoại và các thuê bao ISDN. 4.1.1. Vị trí của SSS trong tổng đài Phần chính chuyển mạch trung tâm của tổng đài AXE là chuyển mạch của nhóm GSS. GSS thực hiện việc thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc nối giữa các đấu cuối thiêt bị thông tin. Đường dây thuê bao không trực tiếp nối tới chuyển mạch nhóm mà phải thông qua chuyển mạch thuê bao SSS. Hệ thống con SSS có nhiệm vụ tập trung các luồng thông tin từ vài đường thuê bao lên trên một kênh PCM để chuyển tới chuyển mạch nhóm. GSS SSS Telephony NT Personal computer Personal computer Chuyển mạch thuê bao trung tâm CSS: Trong trường hợp SSS đặt trong tổng đài nội hạt liền với GSS, SSS được coi là hệ thống chuyển mạch thuê bao trong trung tâm CSS. Cả thuê bao số và thuê bao tương tự đều có thể đấu nối với thuê bao trung tâm. Nếu thuê bao là thuê bao số thì nó phải đấu nối thông qua thiết bị đầu cuối mạng lưới NT. Một thuê bao có yêu cầu nối với một thuê bao khác có cùng CSS thì cuộc nối có thể chỉ cần thông qua GSS. Nếu như yêu cầu là nối với một thuê bao thuộc CSS khác thì cuộc gọi bắt buộc phải thông qua GSS. Chuyển mạch thuê bao kéo xa RSS: Khi SSS nằm ngoài tổng đài để nối với các thuê bao xa, SSS được xem như là hệ thống con chuyển mạch thuê bao xa RSS. Trường hợp này coi như một điển truy nhập từ xa tổng đài qua đường dây vật lý và GSS chịu sự điều khiển hoàn toàn của tổng đài mẹ. RSS cũng chuyển đầy đủ mọi dịch vụ tới thuê bao. Cũng giống như ở CSS, cuộc nối giữa hai thuê bao có cùng RSS có thể thực hiện thông qua hoặc RSS hoặc GSS, còn giữa hai thuê bao khác RSS bắt buộc phải thông qua GSS. Một nhóm các RSS có thể tập trung lại và gọi là đơn vị chuyển mạch kéo xa RSM. Nó tập trung các luồng thông tin để gửi tới CSS hoặc GSS mà không có chức năng chuyển mạch. Cả ba loại CSS, RSS, RSM đều cho phép truy nhập từ xa bằng vô tuyến. Các dạng chuyển mạch thuê bao SSS GSS SSS RSM NT RSM NT Telephony Personal Computer Telephony 4.1.2.Các khối ở SSS Hệ thống con chuyển mạch thuê bao hoạt động qua nhiều hệ thống con, SSS bao gồm các khối cơ bản sau: (hình vẽ trang bên) EMTS KRC ETB LIC LIR Phần cứng Telephony TSR KRR RTR Phần mềm vùng LIU TSU KRU RTU CJU LIC Đến / từ TCS Phần mềm trung tâm LIC LIC KRC LIC EMTS DP EMRP LSM (EM) Đến/từ GSS Telephony DP Đến / từ phần mềm trung tâm Khối giao diện đường dây LI: Gồm cả phần cứng là mạch giao diện đường dây L/C , phần mềm vùng chứa trong EMRP và phần mềm trung tâm. Khối chuyển mạch thời gian TS Khối này gồm phần cứng là EMTS (khối module chuyển mạch thời gian mở rộng), phần mềm vùng TSR và phần mềm trung tâm TSU. Khối mã đa tần KR2: Khối đầu cuối kéo xa RT: Gồm phần cứng là ETB (tấm mạch đầu cuối tổng đài), phần mềm vùng RTR (của RT) trong EMRP (bộ xử lý vùng module mở rộng) và phần mềm trung tâm RTU (của RT) trong CP. Khối đầu cuối nối JT: Gồm phần cứng là JTC (mạch đầu cuối nối), phần mềm vùng JTR (của JT) trong EMRP và trong phần mềm trung tâm JTU trong CP. Khối đầu cuối tổng đài ET: Gồm phần cứng là ETC (mạch đầu cuối tổng đài), phần mềm vùng ETR (của ET) trong EMRP và trong phần mềm trung tâm ETU trong CP. Khối chức năng kết hợp CJ. Khối chức năng kết hợp chuyển mạch ảo CJ-V. Khối tổng đài cơ quan PX. Khối lưu lượng tự quản khi sự cố đường truyền ALT . Khối đáp ứng đường thuê bao SULA. Khối thiết bị đặc biệt - điện thoại trả tiền xu SECOB. Khối thiết bị đặc biệt - máy đo cá nhân SEPRM. Khối phân bố đồng hồ CD. Khối này chịu trách nhiệm đồng bộ hoá giữa EMG và GS. Kỹ thuật đồng bộ ở đây được sử dụng theo kiểu chủ tớ. Việc điều chỉnh đồng hồ được điều chỉnh bởi phần mềm vùng CD thông qua một bộ biến đổi A/D. Khối tổ chức cuộc nối bán cố định SECAS. 4.1.3. Các vùng chức năng trong chuyển mạch thuê bao SSS Trong SSS có 3 vùng chức năng cơ bản: Truy cập, chuyển mạch và bảo dưỡng. Chức năng truy nhập: Chức năng truy nhập sẽ chuyển đổi tín hiệu từ đường dây thuê bao ngoài thành tín hiệu bên trong AXE và ngược lại. Có ba dạng truy nhập tới SSS, đó là: Truy nhập thuê bao tương tự : điều khiển cuộc nối giữa thuê bao tương tự và tổng đài qua đôi dây thông thường. Truy nhập Chuyển mạch Bảo dưỡng Tuyến PCM các loại truy tới GSS nhập thuê bao Truy nhập thuê bao cơ bản BA: điều khiển cuộc nối giữa thuê bao và tổng đài theo phương thức số trên đôi dây truyền thống. Bộ đầu nối mạng NT đặt cuối đường dây thuê bao tại phía đầu thuê bao. Truy nhập tốc độ sơ cấp PRA: điều khiển các tuyến 2 Mbps nối với tổng đài cơ quan ISDN, PABX. Các bộ chuyển đổi đầu cuối cho phép các thuê bao không phải ISDN có thể vào tuyến. Chức năng chuyển mạch: Chức năng chuyển mạch của của SSS đáp ứng việc chọn tuyến giữa hai khối truy nhập và chuyển mạch nhóm GSS. Tín hiệu tới từ dây thuê bao sẽ biến đổi thành các luồng PCM tốc độ 2 Mbps trong phần chuyển mạch của SSS và đưa tới GSS được chức năng chuyển mạch ghép kênh với nhau còn theo chiều ngược lại thì được phân công. Bộ chuyển mạch thời gian ngoài chuyển mạch luồng thông tin từ thuê bao tới nhóm chuyển mạch còn thực hiện chức năng chuyển mạch giữa thuê bao có chung SSS. Chức năng bảo dưỡng: Mỗi kiểu truy nhập thuê bao có chung một chức năng bảo dưỡng đi kèm. Chức năng này thực hiện việc kiểm tra các đường dây thuê bao. Ngoài ra chức năng này còn kịp thời can thiệp khi có lỗi xảy ra trong phần cứng. 4.1.4. Hoạt động của SSS nối tới một thuê bao tương tự Như đã đề cập ở trên, trong chức năng truy nhập có bao gồm một số dạng truy nhập, trong đó có truy nhập thuê bao tương tự. Truy nhập thuê bao tương tự. Truy nhập thuê bao tương tự điều khiển nhưng chức năng sau: Cung cấp dòng một chiều lên đường dây thuê bao. Chuyển đổi tín hiệu A/D. Phát các tín hiệu âm tần tới thuê bao. Báo hiệu đường dây. Thu nhập quay số (xung hoặc mã đa tần). Quản lý các thiết bị đặc biệt. 4.2. Hệ thống con điều khiển thuê bao SCS Hệ thống con điều khiển thuê bao phối hợp hoạt động với SSS để quản lý lưu lượng giữa các thuê bao. Trong khi SSS cung cấp giao tiếp với đường dây, điều khiển phần cứng và chuyển mạch giữa truy nhập và GSS thì SCS điều khiển phần chuyển mạch trong SSS. SCS đảm nhận các chức năng sau: Phối hợp quản lý lưu lượng trong SSS và giữa SSS với hệ thốngcon quản._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28705.doc
Tài liệu liên quan