Hệ thống quản trị nội dung (CMS - Content Management System)

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Công nghệ nội dung và công nghiệp nội dung là những thuật ngữ mang màu sắc của thời đại thông tin. Nó được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của các nền kinh tế. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp giờ đây lại xoay quanh nội dung thông tin chứ không còn xoay quanh đồng vốn và nhân lực. Doanh nghiệp nào có càng nhiều thông tin mang hàm lượng chất xám lớn thì càng dễ thành công. Trước đây nội dung thông tin được truyền đạt dựa

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hệ thống quản trị nội dung (CMS - Content Management System), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào các công nghệ nội dung truyền thống như: in ấn, phát thanh, truyền hình… Ngày nay công nghệ nội dung hiện đại đã áp dụng triệt để các kỹ thuật số vào mọi công đoạn. Tất cả các văn bản, âm thanh, hình ảnh,… đều được số hoá sau đó xử lý trên máy tính và được đóng gói dữ liệu dưới dạng thành phẩm. Việc áp dụng công nghệ nội dung vào sản xuất đại trà chính là xây dựng một nền công nghiệp nội dung. Nhằm rút ngắn thời gian sản xuất và/hoặc khoảng cách địa lý, những công đoạn trong công nghệ nội dung thường được triển khai trên nhiều thiết bị, liên kết với nhau qua một mạng truyền dữ liệu, phổ biến nhất là Internet. Rất hữu hiệu, Internet còn được dùng như một kênh tiếp thị, phân phối và cập nhật sản phẩm. Đơn giản vì Internet vừa nhanh, vừa rẻ lại vừa có thể nối với khách hàng trên toàn thế giới. Như vậy Internet mang trong mình một lượng thông tin khổng lồ - Cả thế giới đang nằm trên Internet. Để có thể tham gia vào Internet ta cần có một phần mềm ứng dụng Web, nói cách khác chính là một phần mềm quản lý nội dung. Trong đề tài thực tập này em sẽ trình bày về phân tích và thiết kế một hệ thống quản lý nội dung (CMS). Đây là bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng trong toàn bộ quá trình xây dựng một hệ thống quản lý nội dung hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn cô Tống Thị Minh Ngọc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do thời gian va trình độ còn có hạn, nên hệ thống còn nhiều thiếu sót, em sẽ cố gắng hoàn thiện, mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của cac thầy cô giáo và các bạn.,. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên : Nguyễn Hoàng Việt TỔNG QUAN Tóm tắt tài liệu Tài liệu này tập trung chủ yếu vào hai nội dung chính: Phân tích chi tiết và Thiết kế. của hệ thống CMS Phần phân tích chi tiết Phân tích hệ thống mới qua các mô tả: Mô hình nghiệp vụ: Tổng quan về nghiệp vụ của một hệ thống quản trị nội dung Mô hình hệ thống thông tin: phân tích mô hình các thành phần thông tin, mô hình quan hệ với các hệ thống chuyên ngành và mô hình các phân rã chức năng mà hệ thống cung cấp. Chính sách bảo mật: phân tích các yêu cầu bảo mật dữ liệu và chương trình. Yêu cầu truyền dữ liệu: phân tích các yêu cầu truyền thông. Phần thiết kế Phần thiết kế mô tả thiết kế của hệ thống mới, bao gồm các phần sau: Thiết kế kiến trúc hệ thống: mô tả kiến trúc hệ thống mới bao gồm mô hình xử lý, truyền tin, yêu cầu cấu hình tối thiểu. Thiết kế chức năng: mô hình phân rã chức năng, thiết kế chi tiết tới từng chức năng (thiết kế, mô tả theo use cases). Thiết kế cơ sở dữ liệu: thiết kế CSDL các tham số kỹ thuật, thiết kế các bảng CSDL, mô hình dữ liệu chi tiết. Thiết kế bảo mật: bảo mật dữ liệu, bảo mật chương trình. Thiết kế sao lưu phục hồi: giải pháp sao lưu phục hồi. Chuyển đổi dữ liệu: thiết kế chuyển đổi dữ liệu. Trao đổi dữ liệu: thiết kế trao đổi dữ liệu. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Xây dựng Hệ thống quản trị nội dung với các mục đích cung cap một hệ thống xuất bản thông tin tiện dụng, đầy đủ các chức năng cần thiết cho ngưới sử dụng, đơn vị sủ dụng, với nhiiều mục đích khác nhau. Mục tiêu cụ thể CMS đóng vai trò như là một bản tin điện tử, một địa điểm qui tụ các thành tố thông tin trong hệ thống thông tin tại cơ quan , đơn vị , doanh nghiệp . Là bộ mặt, là tuyên ngôn của họ Cung cấp một cơ chế xuất bản thông tin tiện dụng, đầy đủ chức năng dễ sử dụng, dễ cài đặt với thời gian phát triển nhanh nhất. Cung cấp được cơ chế xuất bản thông tin để phục vụ cho việc biên tập và phổ biến thông tin dạng văn bản, qua đó phục vụ cho công tác phổ biến các thông tin pháp luật, chủ trương, chính sách, tra cứu, hướng dẫn, qui định, v.v Cung cấp được các công cụ tiện ích (thư điện tử, diễn đàn trao đổi, v.v) để phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin Cung cấp cơ chế tích hợp để liên kết trang thông tin điện tử này liên kết với các trang thông tin điện tử của Chính phủ, của các Bộ, Tỉnh khác. Làm đề tài mẫu cho các bạn sinh viên khóa sau tham khảo và học hỏi. Phạm vi Phạm vi dự án Đối tượng phục vụ của CMS bao gồm: Doanh nghiệp. Tổ chức Đơn vị quản lý nhà nước Cá nhân…. Phạm vi tài liệu Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về một tài liệu phân tích thiết kế. Đáp ứng tốt các yêu cầu thực tế và cơ bản nhất của một trang bóa điện tử. Tuân thủ đầy đủ các quy đinh về viết báo cáo thực tập Bộ Môn CNTT TỔNG QUAN UML Tổng quát về UML Mục đích của UML Mục đích chính của UML: Mô hình được các hệ thống (không chỉ hệ thống phần mềm) và sử dụng được tất cả các khái niệm hướng đối tượng một cách thống nhất. Cho phép đặc tả, hỗ trợ để đặc tả tường minh (trực quan) mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản trong hệ thống, đồng thời mô tả được mọi trạng thái hoạt động của hệ thống đối tượng. Nghĩa là cho phép mô tả được cả mô hình tĩnh lẫn mô hình động một cách đầy đủ và trực quan. Tận dụng được những khả năng sử dụng lại và kế thừa ở phạm vi diện rộng để xây dựng được những hệ thống phức tạp và nhạy cảm như: các hệ thống động, hệ thống thời gian thực, hệ thống nhúng thời gian thực, v.v. Tạo ra những ngôn ngữ mô hình hoá sử dụng được cho cả người lẫn máy tính. Tóm lại, UML là ngôn ngữ mô hình hoá, ngôn ngữ đặc tả và ngôn ngữ xây dựng mô hình trong quá trình phát triển phần mềm, đặc biệt là trong phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng. UML là ngôn ngữ hình thức, thống nhất và chuẩn hoá mô hình hệ thống một cách trực quan. Nghĩa là các thành phần trong mô hình được thể hiện bởi các ký hiệu đồ hoạ, biểu đồ và thể hiện đầy đủ mối quan hệ giữa các chúng một cách thống nhất và có logic chặt chẽ. Quá trình phát triển phần mềm thống nhất với UML UML được phát triển để đặc tả quá trình phát triển phần mềm, nhằm mô hình hoá hệ thống. Quá trình phát triển phần mềm này gọi là quá trình phát triển phần mềm hợp nhất (USPD) hay quá trình hợp nhất Rational (RUP [17, 21]), gọi tắt là quá trình hợp nhất (UP). RUP là tập các qui tắc hướng dẫn về phương diện kỹ thuật và tổ chức để phát triển phần mềm, nhấn mạnh chủ yếu vào các bước phân tích và thiết kế. RUP được cấu trúc theo hai chiều: Chiều thời gian: chia quá trình thành các pha thực hiện và các bước lặp. Chiều thành phần: các sản phẩm cùng với các hoạt động được xác định đầy đủ. 1. Cấu trúc dự án theo chiều thời gian bao gồm các pha thực hiện: (i) Khởi động (Inception): xác định dự án tổng thể (ii) Soạn thảo dự án tỉ mỉ (Elaboration): + Lập kế hoặch cho những hoạt động cần thiết + Xác định những tài nguyên cần để thực hiện dự án + Xác định các tính chất, đặc trưng của dự án + Xây dựng kiến trúc cho hệ thống. (iii) Xác định những sản phẩm ở mỗi pha thực hiện. (iv) Chuyển giao: cung cấp sản phẩm cho cộng đồng người sử dụng. 2. Cấu trúc dự án theo chiều thành phần bao gồm các hoạt động: Mô hình hoá nghiệp vụ: thiết lập các khả năng của hệ thống cần xây dựng và nhu cầu của NSD. Phân tích các yêu cầu: chi tiết các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống. Phân tích thiết kế hệ thống: mô tả hệ thống thực hiện các yêu cầu và hỗ trợ cài đặt. Cài đặt chương trình: lập trình những kết quả thiết kế nêu trên để hệ thống hoạt động đúng theu yêu cầu. Kiểm thử, kiểm chứng các thành phần và toàn bộ hệ thống. Triển khai hệ thống: khai thác hệ thống và huấn luyện NSD. Giới thiệu tổng quát về UML UML được xây dựng dựa chính vào: Cách tiếp cận của Booch (Booch Approach), Kỹ thuật mô hình đối tượng (OMT – Object Modeling Technique) của Rumbaugh, Công nghệ phần mềm hướng đối tượng (OOSE – Object-Oriented Software Engineering) của Jacobson, Đồng thời thống nhất được nhiều ký pháp, khái niệm của các phương pháp khác. Quá trình hình thành UML bắt đầu từ ngôn ngữ Ada (Booch) trước năm 1990 (hình 2-1). Ada / Booch Booch 91 OOSE Jacobson OMT Rumbaugh OOSE 94 Booch 93 UML 0.9 Amigos UML 1.0 UML 1.1 OMT 94 UML 0.9 Booch /Rumbaugh 1990 1995 1997 11/ 1997 được chấp nhận Hình 2-1 Sự phát triển của UML Các phần tử của UML Gói Mô hình Hệ thống con Khung công việc Ca sử dụng Logic Thành phần Sự tương tranh Triển khai Ca sử dụng Lớp Giao diện Lớp tích cực Thành phần Cộng tác Nút Sự tương tác Máy trạng thái UML Các quan sát Các sự vật Các biểu đồ Các mối quan hệ Hành vi Cấu trúc Gộp nhóm Phụ thuộc Kết hợp Kết nhập Tổng quát hoá (kế thừa) Chú dẫn Ca sử dụng Lớp Đối tượng Trình tự Cộng tác Trạng thái Hoạt động Thành phần Triển khai Hình 2-2 Các thành phần cơ sở của UML Các quan sát Các quan sát (góc nhìn) theo các phương diện khác nhau của hệ thống cần phân tích, thiết kế. Dựa vào các quan sát để thiết lập kiến trúc cho hệ thống cần phát triển. Có năm loại quan sát: quan sát theo ca sử dụng, quan sát logic, quan sát thành phần, quan sát tương tranh và quan sát triển khai. Mỗi quan sát tập trung khảo sát và mô tả một khía cạnh của hệ thống (hình 2-3) và thường được thể hiện trong một số biểu đồ nhất định. Quan sát thành phần Quan sát triển khai Quan sát tương tranh Quan sát logic Quan sát ca sử dụng Hình 2-3 Các quan sát của hệ thống Quan sát các ca sử dụng (hay trường hợp sử dụng): mô tả các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống. Quan sát này thể hiện mọi yêu cầu của hệ thống, do vậy nó phải được xác định ngay từ đầu và nó được sử dụng để điều khiển, thúc đẩy và thẩm định hay kiểm tra các công việc của tất cả các giai đoạn của cả quá trình phát triển phần mềm. Nó cũng là cơ sở để trao đổi giữa các thành viên của dự án phần mềm và với khách hàng. Quan sát ca sử dụng được thể hiện trong các biểu đồ ca sử và có thể ở một vài biểu đồ trình tự, cộng tác, v.v. Quan sát logic biểu diễn cách tổ chức logic của các lớp và các quan hệ của chúng với nhau. Nó mô tả cấu trúc tĩnh của các lớp, đối tượng và sự liên hệ của chúng thể hiện mối liên kết động thông qua sự trao đổi các thông điệp. Quan sát được thể hiện trong các biểu đồ lớp, biểu đồ đối tượng, biểu đồ tương tác, biểu đồ biến đổi trạng thái. Quan sát logic tập trung vào cấu trúc của hệ thống. Trong quan sát này ta nhận ra các bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống thể hiện mọi quá trình trao đổi, xử lý thông tin cơ bản trong hệ thống. Quan sát thành phần (quan sát cài đặt) xác định các mô đun vật lý hay tệp mã chương trình và sự liên hệ giữa chúng để tổ chức thành hệ thống phần mềm. Trong quan sát này ta cần bổ sung: chiến lược cấp phát tài nguyên cho từng thành phần, và thông tin quản lý như báo cáo tiến độ thực hiện công việc, v.v. Quan sát thành phần được thể hiện trong các biểu đồ thành phần và các gói. Quan sát tương tranh (quan sát tiến trình) biểu diễn sự phân chia các luồng thực hiện công việc, các lớp đối tượng cho các tiến trình và sự đồng bộ giữa các luồng trong hệ thống. Quan sát này tập trung vào các nhiệm vụ tương tranh, tương tác với nhau trong hệ thống đa nhiệm. Quan sát triển khai mô tả sự phân bổ tài nguyên và nhiệm vụ trong hệ thống. Nó liên quan đến các tầng kiến trúc của phần mềm, thường là kiến trúc ba tầng: tầng giao diện (tầng trình diễn hay tầng sử dụng), tầng logic tác nghiệp và tầng lưu trữ CSDL được tổ chức trên một hay nhiều máy tính khác nhau. Quan sát triển khai bao gồm các luồng công việc, bộ xử lý và các thiết bị. Biểu đồ triển khai mô tả các tiến trình và chỉ ra những tiến trình nào trên máy nào. Các sự vật (các phần tử của mô hình) UML có bốn phần tử mô hình, đó là cấu trúc, hành vi, nhóm và chú thích. Phần tử cấu trúc: là các danh từ trong mô hình UML, biểu diễn cho các thành phần khái niệm hay vật lý của hệ thống. UML có bảy phần tử cấu trúc được mô tả như sau: + Lớp. Lớp là tập các đối tượng cùng chia sẻ với nhau về các thuộc tính, thao tác, quan hệ và ngữ nghĩa. + Giao diện. Giao diện là tập các thao tác làm dịch vụ cho lớp hay thành phần. Giao diện mô tả hành vi quan sát được từ bên ngoài thành phần. Giao diện chỉ khai báo các phương thức xử lý nhưng không định nghĩa nội dung thực hiện. Nó thường không đứng một mình mà thường được gắn với lớp hay một thành phần. + Phần tử cộng tác. Phần tử cộng tác mô tả ngữ cảnh của sự tương tác trong hệ thống. Nó thể hiện một giải pháp thi hành trong hệ thống, bao gồm các lớp, quan hệ và sự tương tác giưa chúng để thực hiện một ca sử dụng như mong đợi. + Ca sử dụng. Ca sử dụng mô tả một tập các hành động mà hệ thống sẽ thực hiện để phục vụ cho các tác nhân ngoài. Tác nhân ngoài là những gì bên ngoài có tương tác, trao đổi với hệ thống. + Lớp tích cực. Lớp tích cực được xem như là lớp có đối tượng làm chủ một hay nhiểu tiến trình, luồng hành động. + Thành phần. Thành phần biểu diễn vật lý mã nguồn, các tệp nhị phân trong quá trình phát triển hệ thống. + Nút. Nút thể hiện thành phần vật lý tồn tại khi chương trình chạy và biểu diễn cho các tài nguyên được sử dụng trong hệ thống. Phần tử mô tả hành vi: là các động từ của mô hình, biểu diễn hành vi trong sự tương tác của các thành phần và sự biến đổi trạng thái của hệ thống. Có hai loại chính là sự tương tác và máy biến đổi trạng thái. + Sự tương tác. Sự tương tác là hành vi bao gồm một tập các thông điệp trao đổi giữa các đối tượng trong một ngữ cảnh cụ thể để thực hiện một ca sử dụng. + Máy biến đổi trạng thái. Máy biến đổi trạng thái (ôtômát hữu hạn trạng thái) chỉ ra trật tự thay đổi trạng trái khi các đối tượng hay sự tương tác sẽ phải đi qua để đáp ứng các sự kiện xảy ra. Phần tử nhóm: là bộ phận tổ chức của mô hình UML. Phần tử nhóm có gói, mô hình và khung công việc. + Gói (package). Gói là phần tử đa năng được sử dụng để tổ chức các lớp, hay một số nhóm khác vào trong một nhóm. Không giống với thành phần (component), phần tử gói hoàn toàn là khái niệm, có nghĩa là chúng chỉ tồn tại trong mô hình vào thời điểm phát triển hệ thống chứ không tồn tại vào thời điểm chạy chương trình. Gói giúp ta quan sát hệ thống ở mức tổng quát. + Mô hình. Mô hình là những mô tả về các đặc tính tĩnh và/hoặc động của các chủ thể trong hệ thống. + Khung công việc. Khung công việc là một tập các lớp trừu tượng hay cụ thể được sử dụng như là các khuôn mẫu để giải quyết một họ các vấn đề tương tự. Chú thích: là bộ phận chú giải của mô hình, giải thích về các phần tử, khái niệm và cách sử dụng chúng trong mô hình. Các mối quan hệ UML cho phép biểu diễn cả bốn mối quan hệ giữa các đối tượng trong các hệ thống. Đó là các quan hệ: phụ thuộc, kết hợp, tổng quát hoá và hiện thực hoá. + Quan hệ phụ thuộc. Đây là quan hệ ngữ nghĩa giữa hai phần tử, trong đó sựu thay đổi của một tử sẽ tác động đến ngữ nghĩa của phần tử phụ thuộc. + Quan hệ kết hợp. Kết hợp là quan hệ cấu trúc xác định mối liên kết giữa các lớp đối tượng. Khi có một đối tượng của lớp này gửi/nhận thông điệp đến/từ chỗ đối tượng của lớp kia thì hai lớp đó có quan hệ kết hợp. Một dạng đặc biệt của quan hệ kết hợp là quan hệ kết nhập, biểu diễn mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận. + Quan hệ tổng quát hoá. Đây là quan hệ mô tả sự khái quát hoá mà trong đó một số đối tượng cụ thể (của lớp con) sẽ được kế thừa các thuộc tính, các phương thức của các đối tượng tổng quát (lớp cơ sở). + Hiện thực hoá. Hiện thực hoá là quan hệ ngữ nghĩa giữa giao diện và lớp (hay thành phần) để thực hiện cài đặt các dịch vụ đã được khai báo trong các giao diện. Các biểu đồ Biểu đồ là đồ thị biểu diễn đồ họa về tập các phần tử trong mô hình và mối quan hệ của chúng. Biểu đồ chứa đựng các nội dung của các quan sát dưới các góc độ khác nhau, một thành phần của hệ thống có thể xuất hiện trong một hay nhiều biểu đồ. UML cung cấp những biểu đồ trực quan để biểu diễn các khía cạnh khác nhau của hệ thống, bao gồm: Biểu đồ ca sử dụng mô tả sự tương tác giữa các tác nhân ngoài và hệ thống thông qua các ca sử dụng. Các ca sử dụng là những nhiệm vụ chính, các dịch vụ, những trường hợp sử dụng cụ thể mà hệ thống cung cấp cho người sử dụng và ngược lại. Biểu đồ lớp mô tả cấu trúc tĩnh, mô tả mô hình khái niệm bao gồm các lớp đối tượng và các mối quan hệ của chúng trong hệ thống hướng đối tượng. Biểu đồ trình tự thể hiện sự tương tác của các đối tượng với nhau, chủ yếu là trình tự gửi và nhận thông điệp để thực thi các yêu cầu, các công việc theo thời gian. Biểu đồ cộng tác tương tự như biểu đồ trình tự nhưng nhấn mạnh vào sự tương tác của các đối tượng trên cơ sở cộng tác với nhau bằng cách trao đổi các thông điệp để thực hiện các yêu cầu theo ngữ cảnh công việc. Biểu đồ trạng thái thể hiện chu kỳ hoạt động của các đối tượng, của các hệ thống con và của cả hệ thống. Nó là một loại ôtômát hữu hạn trạng thái, mô tả các trạng thái, các hành động mà đối tượng có thể có và các sự kiện gắn với các trạng thái theo thời gian. Biểu đồ hành động chỉ ra dòng hoạt động của hệ thống, bao gồm các trạng thái hoạt động, trong đó từ một trạng thái hoạt động sẽ chuyển sang trạng thái khác sau khi một hoạt động tương ứng được thực hiện. Nó chỉ ra trình tự các bước, tiến trình thực hiện cũng như các điểm quyết định và sự rẽ nhánh theo luồng sự kiện. Biểu đồ thành phần chỉ ra cấu trúc vật lý của các thành phần trong hệ thống, bao gồm: các thành phần mã nguồn, mã nhị phân, thư viện và các thành phần thực thi. Biểu đồ triển khai chỉ ra cách bố trí vật lý các thành phần theo kiến trúc được thiết kế của hệ thống. Các khái niệm cơ bản của biểu đồ và cách xây dựng các biểu đồ trên để phân tích, thiết kế hệ thống sẽ được giới thệu chi tiết ở các chương sau. Các khái niệm cơ bản của phương pháp hướng đối tượng trong UML Để phát triển được hệ thống theo mô hình, phương pháp đã lựa chọn thì vấn đề quan trọng nhất là phải hiểu rõ những khái niệm cơ bản của phương pháp đó. Ở đây chúng ta cần thực hiện phân tích, thiết kế hệ thống theo cách tiếp cận hướng đối tượng, do vậy trước hết phải nắm bắt được những khái niệm cơ sở như: đối tượng, lớp, và các mối quan hệ giữa các lớp đối tượng. Những khái niệm này cũng là các phần tử cơ bản của ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất UML. Các đối tượng Đối tượng là khái niệm cơ sở quan trọng nhất của cách tiếp cận hướng đối tượng. Đối tượng là một khái niệm, một sự trừu tượng hoá hay một sự vật có nghĩa trong bài toán đang khảo sát. Đó chính là các mục mà ta đang nghiên cứu, đang thảo luận về chúng Kế thừa Lớp Quan hệ Đối tượng Cá thể Bao gói Hàm Thông điệp Đa xạ Hình 2-4 Những khái niệm cơ bản của phương pháp hướng đối tượng Lớp đối tượng Đối tượng là thể hiện, là một đại biểu của một lớp. Lớp là một mô tả về một nhóm các đối tượng có những tính chất (thuộc tính) giống nhau, có chung các hành vi ứng xử (thao tác gần như nhau), có cùng mối liên quan với các đối tượng của các lớp khác và có chung ngữ nghĩa trong hệ thống Các giá trị và các thuộc tính của đối tượng Giá trị (value) là một phần của dữ liệu. Các giá trị thường là các số hoặc là các ký tự. Thuộc tính của đối tượng là thuộc tính của lớp được mô tả bởi giá trị của mỗi đối tượng trong lớp đó. Các thao tác và phương thức Thao tác là một hàm hay thủ tục có thể áp dụng (gọi hàm) cho hoặc bởi các đối tượng trong một lớp. Khi nói tới một thao tác là ngầm định nói tới một đối tượng đích để thực hiện thao tác đó. Một phương thức là một cách thức cài đặt của một thao tác trong một lớp [14]. Một số thao tác có thể là đa xạ, được nạp chồng, nghĩa là nó có thể áp dụng cho nhiều lớp khác nhau với những nội dung thực hiện có thể khác nhau, nhưng cùng tên gọi Tương tự như các dữ liệu thành phần, các phương thức cũng được quản lý truy cập và được ký hiệu như trên. Các mối quan hệ giữa các lớp Hệ thống hướng đối tượng là tập các đối tượng tương tác với nhau để thực hiện công việc theo yêu cầu. Quan hệ là kết nối ngữ nghĩa giữa các lớp đối tượng, trong đó thể hiện mối liên quan về các thuộc tính, các thao tác của chúng với nhau trong hệ thống. Các quan hệ này được thể hiện chính trong biểu đồ lớp. Giữa các lớp có năm quan hệ cơ bản: Quan hệ kết hợp, Quan hệ kết nhập, Quan hệ tổng quát hóa, kế thừa, Quan hệ phụ thuộc, Hiện thực hoá. Để hiểu rõ hơn về các mối quan hệ trong hệ thống, trước tiên chúng ta cần phân biệt các mối quan hệ giữa các lớp và giữa các đối tượng với nhau. Sự liên kết và kết hợp giữa các đối tượng Một liên kết là một sự kết nối vật lý hoặc logic giữa các đối tượng với nhau. Phần lớn các liên kết là sự kết nối giữa hai đối tượng với nhau. Tuy nhiên cũng có những liên kết giữa ba hoặc nhiều hơn ba đối tượng. Nhưng các ngôn ngữ lập trình hiện nay hầu như chỉ cài đặt những liên kết (phép toán) nhiều nhất là ba ngôi. Một sự kết hợp là một mô tả về một nhóm các liên kết có chung cấu trúc và ngữ nghĩa như nhau. Vậy, liên kết là một thể hiện của lớp. Liên kết và kết hợp thường xuất hiện ở dạng các động từ trong các tài liệu mô tả bài toán ứng dụng. Bội số Quan hệ kết hợp thường là quan hệ hai chiều: một đối tượng kết hợp với một số đối tượng của lớp khác và ngược lại. Để xác định số các đối tượng có thể tham gia vào mỗi đầu của mối quan hệ ta có thể sử dụng khái niệm bội số. Bội số xác định số lượng các thể hiện (đối tượng) của một lớp trong quan hệ kết hợp với lớp khác. Cũng cần phân biệt bội số (hay bản số) với lực lượng. Bội số là ràng buộc về kích cỡ của một tuyển tập, còn lực lượng là đếm số phần tử của tuyển tập đó. Do đó, bội số là sự ràng buộc về lực lượng của các phần tử trong một lớp tham gia vào quan hệ xác định trước. Các vai trò trong quan hệ Vai trò là tên gọi một nhiệm vụ thường là một danh từ, được gán cho một đầu của quan hệ kết hợp. Quan hệ kết nhập Kết nhập là một loại của quan hệ kết hợp, tập trung thể hiện quan hệ giữa tổng thể và bộ phận. Kết nhập thường biểu diễn cho quan hệ “có một”, “là bộ phận của” , hoặc “bao gồm”, v.v. thể hiện mối quan hệ một lớp tổng thể có, gồm, chứa hay liên kết với một hoặc nhiều lớp thành phần. Người ta chia quan hệ kết nhập thành ba loại: Kết nhập thông thường Kết nhập chia sẻ và Kết nhập hợp thành hay quan hệ hợp thành. 1. Kết nhập thông thường Quan hệ kết nhập thông thường, gọi tắt là kết nhập thể hiện mối liên kết giữa hai lớp, trong đó đối tượng của lớp này bao gồm một số đối tượng của lớp kia, song không tồn tại trong nội tại của lớp đó. 2. Kết nhập chia sẻ Quan hệ kết nhập chia sẻ là loại kết nhập, trong đó phía bộ phận có thể tham gia vào nhiều phía tổng thể 3. Kết nhập hợp thành Quan hệ chỉ ra một vật có chứa một số bộ phận và các bộ phận đó tồn tại vật lý bên trong vật tổng thể. Do vậy khi thực hiện huỷ bỏ, hay thiết lập mới bên tổng thể thì các bộ phận bên thành phần cũng sẽ bị uỷ bỏ hoặc phải được bổ sung. Quan hệ tổng quát hoá Tổng quát hoá và chuyên biệt hoá là hai cách nhìn dưới/lên và trên/xuống về sự phân cấp các lớp, mô tả khả năng quản lý cấp độ phức tạp của hệ thống bằng cách trừu tượng hoá các lớp. Tổng quát hoá là đi từ các lớp dưới lên sau đó hình thành lớp tổng quát (lớp trên, lớp cha), tức là cây cấu trúc các lớp từ lá đến gốc. Chuyên biệt hoá là quá trình ngược lại của tổng quát hoá, nó cho phép tạo ra các lớp dưới (lớp con) khác nhau của lớp cha. Trong UML, tổng quát hoá chính là quan hệ kế thừa giữa hai lớp. Nó cho phép lớp con (lớp dưới, lớp kế thừa, hay lớp dẫn xuất) kế thừa trực tiếp các thuộc tính và các hàm thuộc loại công khai, hay được bảo vệ (protected) của lớp cha (lớp cơ sở, lớp trên). Trong quan hệ tổng quát hoá có hai loại lớp: lớp cụ thể và lớp trừu tượng. Lớp cụ thể là lớp có các đại diện, các thể hiện cụ thể. Ngược lại, lớp trừu tượng là lớp không có thể hiện (đối tượng) cụ thể trong hệ thống thực. Các lớp con cháu của lớp trừu tượng có thể là lớp trừu tượng, tuy nhiên trong cấu trúc phân cấp theo quan hệ tổng quát hoá thì mọi nhánh phải kết thúc bằng các lớp cụ thể (lá của cây các lớp). Ta có thể định nghĩa các hàm trừu tượng cho các lớp trừu tượng, đó là những hàm chưa được cài đặt nội dung thực hiện trong lớp chúng được khai báo. Những hàm trừu tượng này sẽ được cài đặt trong các lớp con cháu sau đó ở những lớp cụ thể. Kế thừa bội Kế thừa bội cho phép một lớp được kế thừa các thuộc tính, các thao tác và các quan hệ kết hợp từ nhiều lớp cơ sở. Trong quan hệ kế thừa bội có thể dẫn đến sự pha trộn thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau từ các lớp được kế thừa. Quan hệ kế thừa đơn, một lớp được kế thừa từ một lớp cơ sở, thường tạo ra cấu trúc cây, còn kế thừa bội lại tổ chức các lớp thành đồ thị định hướng phi chu trình. Kế thừa bội là cơ chế mạnh trong mô hình hệ thống, nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra nhiều sự phức tạp về tính nhập nhằng, không nhất quán dữ liệu. Kế thừa bội từ những lớp phân biệt Một lớp có thể kế thừa từ nhiều lớp cơ sở khác nhau Kế thừa bội không có lớp cơ sở chung Kế thừa bội như trên là kế thừa có lớp cơ sở chung (lớp Nguoi). Chúng ta có thể tạo ra lớp kế thừa bội từ nhiều lớp mà chúng lại không có lớp cơ sở chung. Loại kế thừa này thường xuất hiện khi ta muốn pha trộn một số chức năng của các lớp thư viện khác nhau. Quan hệ phụ thuộc Sự phụ thuộc là một loại quan hệ liên kết giữa hai phần tử trong mô hình, trong đó thể hiện sự thay đổi trong một phần tử sẽ kéo theo sự thay đổi của phần tử kia. Quan hệ kết hợp thường là quan hệ hai chiều, nhưng quan hệ phụ thuộc lại thường là quan hệ một chiều, thể hiện một lớp phụ thuộc vào lớp khác. Lớp A phụ thuộc vào lớp B khi: Lớp A sử dụng một đối tượng của lớp B như là tham số trong các thao tác (lời gọi hàm), Trong các thao tác của lớp A có truy nhập tới các đối tượng của lớp B, Khi thực hiện một thao tác nào đó trong lớp A lại phải tham chiếu tới miền xác định của lớp B. Lớp A sử dụng các giao diện của lớp B. Tương tự, hai gói có thể phụ thuộc vào nhau khi có một lớp ở một gói phụ thuộc vào lớp của gói kia. Trong UML, quan hệ phụ thuộc được thể hiện bằng mũi tên đứt nét. Ví dụ, hình 2-18 mô tả quan hệ phụ thuộc giữa hai lớp và phụ thuộc của hai gói. LớpA LớpB GóiA GóiB Hình 2-18 Quan hệ phụ thuộc giữa các lớp và các gói Quan hệ hiện thực hoá Quan hệ hiện thực hoá thể hiện sự kết nối giữa các lớp và giao diện. Quan hệ này thường được sử dụng với các giao diện và những lớp làm nhiệm vụ cài đặt các dịch vụ (phương thức) đã được khai báo trong các giao diện. Quan hệ hiện thực hoá được ký hiệu là mũi tên đứt nét như hình 2-19. > ChoiceBlock setDefault() getChoice(): Choice PopUpMenu setDefault() getChoice(): Button Hình 2-19 Quan hệ hiện thực hoá Các gói Để hiểu được những hệ thống lớn, phức tạp có nhiều lớp đối tượng, thường chúng ta phải có cách chia các lớp đó thành một số nhóm được gọi là gói. Gói là một nhóm các phần tử của mô hình gồm các lớp, các mối quan hệ và các gói nhỏ hơn. Cách tổ chức hệ thống thành các gói (hệ thống con) chính là cách phân hoạch mô hình thành các đơn vị nhỏ hơn để trị dễ hiểu và dễ quản lý hơn. Gói được mô tả trong UML gồm tên của gói, có thể có các lớp, gói nhỏ khác và được ký hiệu như hình 2-20. GoiA LopA LopB GoiA1 Hình 2-20 Gói các lớp trong UML Khi phân chia các lớp thành các gói, chúng ta có thể dựa vào: các lớp chính (lớp thống trị), các mối quan hệ chính, các chức năng chính. Theo cách phân chia đó chúng ta có thể chia hệ thống thành các phân hệ phù hợp với cách phân chia trong hệ thống thực. Ví dụ, hệ thống quản lý thư viện có thể tổ chức thành bốn gói: gói giao diện, gói nghiệp vụ, gói CSDL và gói tiện ích như hình 2-21. Trong đó, Gói giao diện (UI – User Interface): bao gồm các lớp giao diện với người dùng, cho các khả năng quan sát và truy nhập vào dữ liệu. Các đối tượng trong gói này có thể thực hiện các thao tác trên các đối tượng tác nghiệp để truy vấn hay nhập dữ liệu. Gói nghiệp vụ (Business Package): chứa các lớp thực thể thuộc lĩnh vực bài toán ứng dụng. Gói CSDL: chứa các lớp dịch vị cho các lớp ở gói tác nghiệp trong việc tổ chức, quản lý và lưu trữ dữ liệu. Gói tiện ích: chứa các lớp dịch vụ cho các gói khác của hệ thống. Các gói của một hệ thống thường có mối quan hệ với nhau, như quan hệ phụ thuộc. Gói UI Gói nghiệp vụ Gói CSDL Gói tiện ích Hình 2-21 Tổ chức các gói của hệ thống thư viện Các qui tắc ràng buộc và suy diễn Trong mô hình hoá hệ thống với UML, ta có thể sử dụng ngôn ngữ ràng buộc đối tượng OCL [10] để đặc tả chính xác các phần tử của hệ thống và các ràng buộc chặt chẽ giữa các mối quan hệ, giới hạn phạm vi của mô hình hệ thống cho phù hợp với điều kiện ràng buộc thực tế. Trong UML có hai qui tắc chính: Qui tắc ràng buộc được sử dụng để giới hạn phạm vi của mô hình, ví dụ các qui tắc hạn chế, qui định rõ phạm trù của các mối quan hệ như kết hợp, kế thừa hay khả năng nạp chồng trong các lớp. Qui tắc suy dẫn chỉ ra cách các sự vật có thể suy dần được từ một số các thuộc tính khác, ví dụ tuổi của một người có thể suy ra được từ ngày / tháng / năm hiện thời trừ đi ngày / tháng / năm sinh. Rational Rose và quá trình phát triển phần mềm thống nhất Rational Rose [17] là phần mềm công cụ mạnh hỗ trợ cho quá trình phân tích, thiết kế hệ thống hướng đối tượng. Nó giúp cho việc mô hình hoá hệ thống trước khi viết chương trình, đồng thời có khả năng kiểm tra đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của kiến trúc hệ thống từ khi khởi đầu dự án. Rose hỗ trợ để xây dựng các biểu đồ UML mô hình hoá các lớp, các thành phần và mối quan hệ của chúng trong hệ thống một cách trực quan và thống nhất. Nó cho phép mô tả chi tiết hệ thống bao gồm những cái gì, trao đổi tương tác với nhau và hoạt động như thế nào để người phát triển hệ thống có thể sử dụng mô hình như kế hoạch chi tiết cho việc xây dựng hệ thống. Rose còn hỗ trợ rất tốt trong giao tiếp với khách hàng và làm hồ sơ, tài liệu cho từng phần tử trong mô hình. Rose hỗ trợ cho việc kiểm tra tính đúng đắn của mô hình, thực hiện việc chuyển bản thiết kế chi tiết sang mã chương trình trong một ngôn ngữ lập trình lựa chọn và ngược lại, mã chương trình có thể chuyển trở lại yêu cầu hệ thống. Rose hỗ trợ phát sinh mã khung chương trình trong nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: C++, Java, Visual Basic, Oracle 8, v.v. Ngoài ra Rose hỗ trợ cho các nhà phân tích, thiết kế và phát triển phần mềm: Tổ chức mô hình hệ thống thành một hay nhiều tệp, được gọi là đơn vị điều khiển được. Cho phép phát triển song song các đơn thể điều khiển được của mô hình, Hỗ trợ mô hình dịch vụ nhiều tầng (ba tầng) và mô hình phân tán, cơ chế khách/chủ (Client/Server). Cho phép sao chép hay chuyển dịch các tệp mô hình, các đơn vị điều khiển được giữa các không gian làm việc khác nhau theo cơ chế “ánh xạ đường dẫn ảo” (Virtual Path Map), Cho phép quản lý mô hình và tích ._.hợp với những hệ thống điều khiển chuẩn, Rose cung cấp khả năng tích hợp với ClearCase và Microsoft Visual SourceSafe, v.v. Sử dụng các bộ tích hợp mô hình (Model Integator) để so sánh và kết hợp các mô hình, các đơn vị điều khiển được với nhau. Bản thân UML không định nghĩa quá trình phát triển phần mềm, nhưng UML và Rose hỗ trợ rất hiệu quả trong cả quá trình xây dựng phần mềm. PHÂN TÍCH CHI TIẾT Thông tin và chuẩn hóa thông tin Phân loại thông tin Thông tin cần thiết trong hệ thống được phân làm 2 loại: thông tin danh mục và thông tin trình diễn trên CMS. Thông tin danh mục: Là các thông tin chung phục vụ cho công tác quản lý khai thác CMS. Loại thông tin này chủ yếu dành cho bộ phận quản trị hệ thống để kiểm soát việc truy nhập, phân quyền, cung cấp và phân loại tin cũng như quản trị hiện thị thông tin trên trang web. Các thông tin này cần phải được chuẩn hoá. Thông tin trình diễn trên CMS: Đây là những nội dung thông tin cần thiết được tổng hợp, xuất bản, tích hợp và trình diễn trên CMS. Thông tin trình diễn là nguồn cung cấp chủ yếu cho trang thông tin điện tử. Mọi cán bộ, chuyên viên của Bộ cũng như của các đơn vị trực thuộc có thể xem và tìm hiểu các thông tin tuỳ theo vị trí công tác của từng đối tượng. Các loại thông tin được trình bày trong tài liệu này chỉ là những nội dung thông tin điển hình cần thiết phải có. Thông tin danh mục Thông tin danh mục bao gồm: Danh mục quyền người sử dụng Danh mục các lĩnh vực trao đổi, thảo luận Danh sách các chuyên mục thông tin Danh mục cấp thông tin của chuyên mục Thông tin trình diễn Đây là các nội dung thông tin cần xuất hiện trên CMS. Các nội dung thông tin này có thể phân thành các loại sau: Thông tin chung (tin tức, sự kiện, thông báo,…) Thông tin tra cứu Thông tin tổng hợp từ các hệ thống thông tin khác Các trang Web liên kết Nội dung cụ thể của mỗi phân loại thông tin trên được mô tả dưới đây. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng sự phân loại chỉ là tương đối vì cùng một nội dung thông tin có thể nằm trong những phân loại khác nhau. Qui trình nghiệp vụ tổng quát Mô hình sau là giải pháp mô hình một cửa truy cập tới mọi nguồn thông tin khác nhau trên cơ sở tích hợp thông tin từ các ứng dụng tác nghiệp phục vụ quản lý điều hành. Thông tin cũng được phân loại trước khi hiển thị trên màn hình giao tiếp với người sử dụng. Đối tượng sử dụng: bao gồm mọi đối tượng có nhu cầu (với điều kiện được cấp quyền truy cập phù hợp với vai trò, chức năng khai thác thông tin cụ thể của họ) khai thác thông tin trên CMS. Thông tin đầu vào: Các yêu cầu thông tin (câu hỏi đối với thông tin) của người sử dụng. Thông tin đầu ra: Thông tin trả lời, thông tin tra cứu trên cơ sở các yêu cầu thông tin của người dùng. Các thông tin tra cứu được sắp xếp, phân loại theo các chủ đề thông tin khác nhau để phục vụ yêu cầu khai thác thông tin đa dạng của người dùng. Các loại thông tin được phân thành 5 loại chính: thông tin dạng tin tức chung, thông tin báo cáo tổng hợp, thông tin điều hành tác nghiệp, thông tin tra cứu và thông tin trao đổi cộng tác. Qui trình xử lý: Người dùng tạo và gửi các yêu cầu khai thác thông tin (thông tin chung, thông tin điều hành tác nghiệp) thông qua trình duyệt Web tới CMS ĐH. CMS ĐH tiếp nhận, phân tích yêu cầu của người dùng. Thực hiện các module chức năng, truy xuất dữ liệu trong CSDL, giao tiếp với các hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp khác,... để hoàn tất công việc xử lý và trả lại kết quả cho người dùng. Người dùng thao tác với kết quả trả về trên trình duyệt Web. Qui trình nghiệp vụ chi tiết Để CMS đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ điều hành, tác nghiệp của Lãnh đạo, chuyên viên thì điều cần thiết phải có các qui trình thu thập, cập nhật, biên tập và xuất bản thông tin lên CMS. Do thông tin trên CMS khá phong phú và đa dạng, nên trong phần dưới đây trình bày về qui trình cập nhật, biên tập, xuất bản thông tin nói chung và qui trình cập nhật, biên tập, xuất bản thông tin cho một số loại thông tin có tính đặc thù. Sau đây là chi tiết về một quy trình thông dụng nhất Qui trình biên tập và xuất bản thông tin, văn bản, tài liệu. Các qui định trong tài liệu Ký hiệu, biểu tượng Mô tả ý nghĩa Ký hiệu bắt đầu trong lược đồ hoạt động. Ký hiệu kết thúc trong lược đồ hoạt động. Trong sơ đồ hoạt động, hình vẽ bên thể hiện hành động của một đối tượng. Ví dụ: hình vẽ bên thể hiện hành động Biên tập thông tin của Người biên tập. Trong sơ đồ hoạt động, hình vẽ bên thể hiện hành động kiểm tra một điều kiện nào đó trong quá trình thực hiện. Một Actor (tác nhân) là một người hoặc một hệ thống phần mềm bên ngoài khác có thực hiện –trao đổi thông tin với hệ thống đang đề cập tới (sẽ được xây dựng). Một UseCase A là hình ảnh ở mức cao của một phần tính năng mà hệ thống sẽ cung cấp, hay nói cách khác, một UseCase sẽ chỉ ra cách mà chúng ta sẽ sử dụng hệ thống. Quan hệ trực tiếp gjữa Actor và UseCase A với nhau được thể hiện bằng mũi tên nét liền. Quan hệ phụ thuộc giữa hai UseCase A và UseCase B thể hiện bằng mũi tên nét đứt. Thể hiện quan hệ UseCase A là tổng quát hóa của UseCase B, ngược lại UseCase B được gọi là cụ thể hóa của UseCase A. Thể hiện quan hệ một - nhiều giữa hai bảng Table A và bảng Table B. Document - Tài liệu Database - Cơ sở dữ liệu Qui trình biên tập và xuất bản thông tin, văn bản, tài liệu hh Dù thông tin xuất phát từ nguồn nào, tĩnh (bao gồm các trang văn bản rời rạc) hay động (các CSDL, các ứng dụng phần mềm), trước khi đến với người dùng đều cần phải trải qua qui trình biên tập và xuất bản chung như sau: Qui trình nghiệp vụ Mô hình xử lý Mô tả Nội dung chi tiết Đối tượng tham gia Tham gia vào qui trình gồm có 4 đối tượng sau: Người cập nhật: là cán bộ, chuyên viên thuộc bộ phận Biên tập (Ban biên tập) đảm nhận vai trò thu thập và cập nhật thông tin cho CMS ĐH. Nguời biên tập: là cán bộ, chuyên viên của Ban biên tập có vai trò xem và biên tập lại nội dung thông tin đã được cập nhật (đang trong trạng thái chờ biên tập). Nguời kiểm duyệt: người có vai trò kiểm duyệt nội dung thông tin đã đuợc biên tập, quyết định thông tin nào được xuất bản và thông tin nào cần biên tập lại hoặc thông tin nào bị hủy bỏ. Người xuất bản: người có vai trò xuất bản để thông tin chính thức được hiển thị trên CMS ĐH. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả các bộ phận, phòng ban và các đơn vị được giao nhiệm vụ tạo mới, cập nhật, phê duyệt để xuất bản thông tin, văn bản, tài liệu,.. lên CMS của . Thông tin đầu vào Các dạng thông tin sau đây làm thông tin đầu vào của quá trình xử lý bao gồm: Thông tin dạng tệp (file) văn bản, tài liệu: Các văn bản được lưu trữ ở dang giấy tờ với nội dung cần kiểm duyệt. Các tệp văn bản, bảng biểu dưới dạng Word, Excel, các văn bản chưa được sắp xếp, phân loại, ... Thông tin dạng bản tin (tin tức, sự kiện, chương trình, kế hoạch công tác,..): dạng thông tin có mức độ thay đổi thường xuyên, các thông tin tổng hợp, tin nhanh, … Thông tin đầu ra Các văn bản ở dạng điện tử với nội dung thông tin đã được kiểm duyệt, sẵn sàng trình diễn trên CMS. Các thông tin này đã được phân loại, sắp xếp và đánh chỉ số phục vụ cho các yêu cầu khai thác, tìm kiếm thông tin của người sử dụng. Quy trình xử lý Dưới đây là mô tả các bước trong qui trình cập nhật, biên tập và xuất bản thông tin: Tạo mới hoặc cập nhật thông tin: Thông tin nguồn được tạo mới hoặc cập nhật và lưu vào CSDL (điện tử hóa thông tin) bởi những người có chức năng thu thập thông tin (biên tập viên). Thông tin khi này được đặt ở trạng thái “chờ phê duyệt”. Biên tập thông tin: sau khi thông tin được người cập nhật tạo, thông tin được người biên tập thông tin biên tập lại nội dung cho chính xác cả về nội dung lẫn chính tả và được lưu trữ trong CSDL với trạng thái chờ phê duyệt. Duyệt và phê chuẩn xuất bản: Để bảo đảm tính đúng đắn và hợp lệ, khi thông tin được tạo mới hoặc bị sửa đổi, nó chưa thể đến với người sử dụng ngay, mà cần phải được thông qua (được phê duyệt) bởi người có thẩm quyền. Người có thẩm quyền duyệt nội dung và cho phép xuất bản, thông tin này được chuyển sang trạng thái chờ xuất bản, tức là sẵn sàng cho việc chuyển tới vùng người dùng có khả năng truy cập. “Xuất bản” thông tin: Thông tin được xuất bản trên Cổng thông tin chung, vùng người dùng có khả năng truy cập. Tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể mà các bước trong qui trình này có thể được rút ngắn lại, có thể gộp các bước kiểm duyệt và xuất bản thành một bước kiểm duyệt xuất bản thông tin,… HOẶC Nếu thông tin có nguồn từ các CSDL hoặc hệ thống thông tin khác thì tùy theo tính chất của thông tin mà qui trình trên có thể được tự động hóa (chương trình hóa) một phần hay toàn phần. Việc tự động hóa này sẽ được xác định cụ thể theo từng CSDL hoặc hệ thống thông tin khác mà thông tin được trích ra từ đó. Mô hình thực thể Bảng danh sách các thực thể Bảng dưới đây liệt kê danh sách các thực thể mang thông tin chính của CMS . Stt Tên thực thể Mô tả Quản lý và xuất bản thông tin news_group Thực thể chứa các thông tin của nhóm/danh mục/chủ đề thông tin. news_item Thực thể chứa các thông tin của một tin bài. Mô tả thực thể Biên tập, xuất bản thông tin Thực thể NEWS_GROUP Thực thể nhóm tin (danh mục thông tin), gồm các thông tin của nhóm chứa các tin bài. Stt Tên thuộc tính Mô tả ID ID của nhóm, khóa chính của bảng, giá trị được tăng tự động TITLE_EN Tiêu đề tiếng Anh TITLE_VN Tiêu đề tiếng Việt PARENT_ID Nhóm cha của nhóm (quy ước: nếu giá trị là 0 thì đây là nhóm mức 0 – không có cha) ADMIN_GROUP_ID ID của nhóm người quản trị nhóm tin (hiện tại chỉ có nghĩa với nhóm tin level 0) NEWEST_SHOW Số bản tin mới nhất được hiển thị trên trang chính của kênh ORDER Thư tự xuất hiện của nhóm tin trên trang Thực thể NEWS_ITEM Thực thể tin bài, gồm các mục thông tin của tin bài lưu trữ và thể hiện trên CMS ĐH Stt Tên thuộc tính Mô tả ID ID của mục tin. GROUP_ID ID của nhóm mà tin này thuộc về TITLE Tiêu đề tin CONTENT Tên file chứa nội dung DESCRIPTION Mô tả tóm tắt nội dung tin CREATOR_ID ID của người tạo tin CREATE_DATE Ngày tạo tin MODIFIER_ID ID của người sửa tin lần gần đât nhất MODIFY_DATE Ngày sửa tin gần đât nhất APPROVER_ID ID của người xác thực tin APPROVE_DATE Ngày xác thực tin APPROVED Đã xác thực hay chưa, 0-chưa xác thực, 1-đã xác thực IMAGE Tên file ảnh của tin REFDOC Tên file tài liệu tham chiếu LANGUAGE Ngôn ngữ là tiếng Việt hay tiếng Anh “vn”- tiếng Việt, “en”-tiếng Anh PRIORITY Thứ tự ưu tiên STATUS Trạng thái Mô hình chức năng Về mặt chức năng, CMS điều hành tác nghiệp của được chia thành các phân hệ chức năng chính Là : Phân hệ Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin Sơ đồ trên là mô hình phân rã chức năng mức tổng quan của CMS , các chức năng được phân rã đến mức kênh thông tin/ứng dụng (xin xem trong phần giải thích thuật ngữ), trong mỗi kênh này sẽ gồm nhiều chức năng nhỏ để hoàn tất các tác vụ do kênh đó quản lý (có thể hiểu mỗi kênh như một ứng dụng nhỏ đóng gói các chức năng của riêng nó như: các chức năng quản lý, nhập/xuất thông tin, dữ liệu, trình diễn thông tin; các chức năng về người dùng, bảo mật và phân quyền sẽ do Cms cung cấp). Các phần dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết tập trung chủ yếu vào phần Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin . Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin Phân hệ Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin gồm tập các kênh cho phép cung cấp các thông tin tổng hợp về các chủ . Trang chủ và đăng nhập: Trang chủ đóng vai trò quan trọng trong tổ chức của CMS. Từ đây chúng ta có thể thấy được các chức năng chính cũng như khả năng và tổ chức trình diễn trên CMS. Truy nhập CMS theo đúng địa chỉ sẽ xuất hiện trang chủ với những thông tin cơ bản chung nhất như cấu trúc trang chủ cùng sự bố trí các kênh thông tin trên đó. Phần này gồm ba chức năng chính: Trình diễn trang chủ. Đăng nhập một cửa (Single Sign On). Đăng xuất. Quản lý và xuất bản thông tin: Cung cấp các chức năng cho phép quản lý, lưu trữ và kết xuất thông tin dạng tin tức, sự kiện có tính cập nhật thường xuyên. Ứng dụng cung cấp các chức năng hỗ trợ và đảm bảo qui trình biên tập và xuất bản thông tin qua các bước Nhập-Kiểm duyệt-Xuất bản-Hiển thị, cung cấp đầy đủ các chức năng quản lý chủ đề, quản lý tin bài, quản lý việc kết xuất và hiển thị thông tin, kiểm soát quyền truy nhập để luôn đảm bảo thông tin được bảo mật, tránh bị xâm phạm một cách bất hợp pháp. Các chức năng tiêu biểu gồm: Cập nhật tin bài. Biên tập tin bài. Kiểm duyệt, xuất bản tin bài. Hủy xuất bản tin bài. Tìm kiếm tin bài. Các chức năng quản lý (thêm, xóa, sắp xếp tin bài). Các chức năng quản lý các chủ đề (thêm, xóa, chỉnh sửa chủ đề, gán quyền, v.v). Cá nhân hoá: Là một đặc trưng rất quan trọng của CMS, cho phép mỗi người sử dụng có tài khoản tự tạo giao diện riêng cho mình với các nguồn cung cấp tài nguyên từ hệ thống. Giao diện của CMS được chia thành các trang có tiêu đề riêng (gọi là các tab). Mỗi tab được chia thành các cột để bố trí, hiển thị các kênh và trên mỗi cột có thể có nhiều kênh do người sử dụng tự đưa vào. Tất cả các tab, các cột trong giao diện đều có thể do người dùng tự định nghĩa, thêm bớt. Đây chính là công cụ cho phép người sử có tài khoản sử dụng được các tính năng trên. Tìm kiếm thông tin: Cung cấp cho người dùng công cụ để tra cứu tìm kiếm nhanh các thông tin trên CMS. Đặc biệt cho phép người dùng tra cứu toàn văn tiếng Việt theo chuẩn Unicode trên toàn hệ thống CMS một cách đơn giản và nhanh chóng, chỉ yêu cầu người dùng nhập từ khóa hoặc chuỗi từ khóa để thực hiện tìm kiếm. Quản trị hệ thống Khối chức năng quản trị hệ thống bao gồm tập các công cụ cho phép người quản trị duy trì hoạt động và quản lý CMS ĐH. Hệ thống quản trị bao gồm các công cụ sau: Quản lý người dùng: Cung cấp công cụ để theo dõi danh sách các tài khoản người dùng của hệ thống, cho phép thay đổi thông tin của các tài khoản này như tên người sử dụng, mật khẩu,… hoặc cũng có thể loại bỏ tài khoản ra khỏi hệ thống. Quản lý nhóm: Cung cấp công cụ giúp người quản trị hệ thống tổ chức, phân loại người dùng và phân loại các kênh thông tin, ứng dụng. Đối với việc phân loại người dùng thành các nhóm kết hợp với việc thiếp lập các quyền khác nhau cho các nhóm khác nhau, người quản trị hệ thống có thể tự định nghĩa ra các vai trò (role) cho hệ thống. Công cụ quản lý nhóm có các chức năng chính liên quan đến quản lý nhóm kênh và quản lý nhóm người dùng, hệ thống Cms coi hai nhóm kênh và người dùng là như nhau về mặt quản lý. Quản trị kênh: Cung cấp công cụ xuất bản kênh – tạo thêm nguồn nội dung, dịch vụ cho hệ thống và là công cụ để quản lý danh sách các kênh đã xuất bản. Ngoài ra nó còn cho phép thiết lập quyền sử dụng kênh, phân loại kênh, sửa đổi các thông số của kênh,v.v. Khi một kênh được xuất bản (còn gọi là được đăng ký vào hệ thống), kênh đó có thể sẵn sàng cho người sử dụng truy cập bằng cách đưa kênh đó vào giao diện của riêng mình thông qua chức năng Cá nhân hóa. Chính sách bảo mật CMS ĐH cần được thiết kế và thiết lập bảo mật trên nhiều mức khác nhau: Mức 1: Lớp mạng. Mức 2: Lớp hệ điều hành. Mức 3: Lớp Web Server. Mức 4: Lớp Database Server. Mức 5: Lớp ứng dụng. Do trang thông tin điện tử điều hành tác nghiệp cho phép truy xuất tới nhiều ứng dụng và cơ sở dữ liệu khác nhau, vì vậy nó cần phải được thiết lập một cơ chế bảo mật chặt chẽ. Hiện nay, hầu hết các hệ thống tương tự đều sử dụng việc kết hợp nhiều kỹ thuật bảo mật: Quản lý định danh và sử dụng dịch vụ “Single Sign On”, làm giảm rủi ro về để lộ các mật khẩu. Dễ quản trị, giảm thời gian hỗ trợ, và tăng tính dễ sử dụng cho hệ thống. Sử dụng các dịch vụ thư mục như Active Directory hay LDAP, để đảm bảo tính nhất quán cho việc kiểm soát quyền và các thông tin cá nhân. Phân quyền truy nhập tới từng vùng thông tin. Định nghĩa ra các luật để kiểm soát các vùng tin (về thời gian truy cập, thời lượng truy cập…) Các lỗi tiêu biểu về bảo mật thường gặp trong các ứng dụng Web Các thông số không hợp lệ Thông tin từ các yêu cầu Web thường không được xác nhận tính hợp lệ trước khi được một ứng dụng web sử dụng. Những kẻ tấn công có thế sử dụng những kẽ hở này để tấn công vào các thành phần backside thông qua ứng dụng web. Việc kiểm soát truy cập bị bẻ gẫy Những hạn chế mà người sử dụng hợp pháp phải tuân theo thường không có hiệu lực một cách hoàn toàn. Những kẻ tấn công có thể tận dụng những kẽ hở này để truy cập vào tài khoản của người khác, xem các file nhạy cảm, hoặc sử dụng những chức năng không được phép. Bẻ gẫy việc quản lý tài khoản và phiên làm việc Giấy ủy nhiệm tài khoản và các mã thông báo không được bảo vệ một cách tuyệt đối. Những kẻ tấn công có thể lấy password, các cookie hoặc các mã thông báo khác, loại bỏ những hạn chế xác nhận và giả danh danh tính của người dùng Cross-site scripting Ứng dụng web có thể được sử dụng như một cơ chế để truyền một sự tấn công tới trình duyệt của người sử dụng. Một cuộc tấn công thành công có thể lấy được mã làm việc của người sử dụng, tấn công vào máy cục bộ, hoặc nhại lại các nội dung để đánh lừa người sử dụng. Tràn bộ nhớ đệm Các thành phần của ứng dụng web trong một số ngôn ngữ mà không xác nhận tính hợp lệ của dữ liệu vào thì có thể bị xâm nhập, và trong một số trường hợp được sử dụng để điều khiển một tiến trình. Các thành phần này có thể bao gồm CGI, các thư viện, các driver, và các thành phần máy chủ ứng dụng web. Các vấn đề về kiểm soát lỗi Các lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường không được kiểm soát một cách tuyệt đối. Nếu một hacker có thể gây ra các lỗi mà ứng dụng web không thể kiểm soát được thì chúng có thể lấy được các thông tin hệ thống một cách chi tiết, từ chối dịch vụ, và là nguyên nhân dẫn đến cơ chế bảo mật bị hỏng hoặc thâm nhập vào server Sử dụng không an toàn việc mã hóa Các ứng dụng web thường xuyên sử dụng các hàm mã hóa để bảo vệ thông tin và credentials, những hàm và đoạn mã để tích hợp chúng đã được chứng minh là khó để mã hóa một cách tuyệt đối và thường xuyên nên dẫn đến việc bảo mật kém. Những kẽ hở của việc quản trị từ xa Nhiều ứng dụng web cho phép người quản trị truy cập site bằng cách sử dụng một giao diện web. Nếu các chức năng quản trị này không được bảo mật một cách cẩn thận thì một hacker có thể có được sự truy cập đầy đủ vào tất cả các bộ phận của site Cấu hình không phù hợp giữa web và máy chủ ứng dụng Có một chuẩn cấu hình của một server mạnh là tiêu chuẩn cho một ứng dụng web an toàn. Những server này có nhiểu lựa chọn về cấu hình và những lựa chọn này ảnh hưởng đến việc bảo mật và không an toàn ở bên ngoài Các mã không cần thiết và nguy hiểm Các mã không cần thiết có thể là nguyên nhân của tất cả các vấn đề trong quá trình bảo dưỡng và cập nhật. Những mã nguy hiểm được các hacker chèn vào sẽ hoạt động với đầy đủ các đặc quyền của ứng dụng web. Bẻ gãy tính an toàn của các thread Các ứng dụng web có tính đồng nhất cao (highly concurrent) và các vấn đề về sự an toàn của thread có thể dẫn đến những vấn đề bảo mật quan trọng. Việc lập trình đồng nhất là một trong những vấn đề khó khăn nhất của việc phát triển các ứng dụng web an toàn Từ chối dịch vụ Nhiều ứng dụng web dễ bị ảnh hưởng bởi một cuộc tấn công từ chối dịch vụ đơn giản, như là các yêu cầu được lặp lại đối với một URL. Việc khóa những cuộc tấn công này được thực hiện trong rất ít các ứng dụng web. Lạm dụng những thói quen cá nhân Việc thu thập thông tin cá nhân người dùng mà không được người dùng biết đến thường xảy ra trong nhiều website. Có nhiều thói quen tốt, quy định và các quy chế có thể ảnh hưởng đến việc những thông tin này phải được nắm giữ như thế nào Thói quen đăng nhập không tốt Nhiều log của ứng dụng web bao gồm những thông tin nhậy cảm như password, session id, và các mã khác. Một thiết kế đăng nhập tốt là chìa khóa cho một ứng dụng web an toàn Sự sai lệch dữ liệu Việc bảo vệ khỏi sự sai lệch dữ liệu là một vấn đề phức tạp bao gồm chữ ký số, kiểm tra tổng, và các đặc quyền. Bảo vệ khỏi sai lệch là một mối quan tâm chung cho các trang về chăm sóc sức khỏe và tài chính Caching, pooling, and reuse errors (các lỗi lưu trữ, pool, và sử dụng lại) Nhiều ứng dụng web sử dụng caching, pooling và sử dụng lại các đối tượng để tăng hiệu suất. Những sai sót trong việc sử dụng những cơ chế này có thể dẫn đến việc vi phạm bảo mật một cách không cố ý. Số lượng các luật có ảnh hưởng đến ứng dụng web đang lớn mạnh nhanh chóng. Mã của bạn có thể cần phải tuân theo HIPAA, GLBA, COPPA… Chất lượng mã Khâu bảo mật có liên quan trực tiếp với sự phức tạp. Các ứng dụng web an toàn sẽ có các thành phần bảo mật phải hoàn hảo, nonbypassable, và có thể kiểm tra được. Mã phải có cấu trúc tốt, được chú giải và dễ dàng kiểm tra Các chính sách đặc trưng Nhiều site có các chính sách riêng của chúng mà phải có hiệu lực với ứng dụng web. Những chính sách tùy biến này nên được sưu liệu cẩn thận và phải được thực hiện khi viết mã. Yêu cầu truyền dữ liệu Hệ thống đường truyền phải đảm bảo : Hệ thống mạng Hệ thống server Đường truyền … THIẾT KẾ Tổng quan về Cms Khái niệm Cms Một cách chung nhất, có thể tạm định nghĩa Cms như sau: Cms là một phần mềm ứng dụng web (web-based application) cung cấp hệ thống thông tin điện tử cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị cần để quảng bá, cung cấp thông tin và dịch vụ thông tin. Các đặc điểm chính của Cms Dưới đây là những đặc điểm chính của Cms, và chính những đặc điểm này đã tạo nên sự khác biệt lớn giữa công nghệ Cms với các công nghệ website truyền thống. Cá nhân hóa giao diện của người sử dụng (Personalization): Đây là một trong những thuộc tính quan trọng của Cms. Một Cms dứt khoát phải cung cấp cho người sử dụng một giao diện nhất quán và giao diện này phải do chính người sử dụng lựa chọn. Tổ chức phân loại thông tin (Category): Để giảm thiểu tình trạng quá tải thông tin của người sử dụng, thông tin được quản lý bởi Cms phải được phân loại và sắp xếp các theo các chủ đề (topic) sao cho người sử dụng có thể nhanh chóng tìm thấy thông tin mà mình cần. Các chủ đề thường được xây dựng theo cấu trúc hình cây, có nghĩa là mỗi chủ đề (topic) có thể có nhiều chủ đề nhỏ hơn phía dưới (sub topic), và cứ như vậy tiếp tục triển khai xuống các mức thấp hơn. Hỗ trợ khả năng tìm kiếm nhanh thông tin (Search): Một thuộc tính khác cũng có vai trò rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng quá tải thông tin là dịch vụ tìm kiếm thông tin nhanh. Dịch vụ này thực hiện tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của người sử dụng, thông qua mô tả thông tin cần tìm dưới dạng các từ khoá hoặc tổ hợp các từ khoá. Thông tin được tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau (Multi system intergration): Thông tin hiển thị trên Cms phải được tích hợp từ nhiều nguồn khác nhau, mà các nguồn tin này nằm rải rác trên mạng toàn cầu Internet. Nguồn thông tin có thể là các cơ sở dữ liệu dạng quan hệ, các văn bản phi cấu trúc, các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, .v.v... Hỗ trợ mô hình làm việc cộng tác (Collaboration or virtual community): Cms phải bao gồm các cộng cụ (tools) để tăng cường khả năng liên lạc, trao đổi thông tin, và năng suất xử lý công việc của các nhóm làm việc hoặc của một cộng đồng. Thư điện tử (Email), diễn đàn thảo luận (Forum), hỏi đáp (Q&A), .v.v… là những công cụ tiêu biểu để hỗ trợ các nhóm làm việc. Hỗ trợ mô hình tự động xử lý công việc theo qui trình đã xác định từ trước (workflow): Cho phép tích hợp trên Cms các phần mềm áp dụng của mạng nội bộ Intranet, mà các áp dụng này sẽ thiết lập một qui trình tự động để hoàn thành xử lý một công việc theo một qui trình đã xác định từ trước. Đăng nhập hệ thống một lần duy nhất (Single Sign-On): Thuộc tính này cho phép người dùng chỉ thực hiện đăng nhập hệ thống một lần duy nhất trước khi sử dụng tất cả các tài nguyên (thông tin, dịch vụ, phần mềm áp dụng, ...) được cung cấp hoặc được tích hợp trên Cms. Thiết kế kiến trúc hệ thống Mô hình khái niệm Mô hình sau đây sẽ thể hiện cấu trúc logic cũng như diễn tả chức năng tổng quát của CMS Giải thích mô hình Kiến trúc của hệ thống Giải thích mô hình: Mô hình kiến trúc CMS được xây dựng trên framework CMS bao gồm 3 tầng: tầng trình diễn, tầng ứng dụng và tầng cơ sở dữ liệu. Các phần dưới đây sẽ mô tả chi tiết vai trò và các thành phần của mỗi tầng. Tầng trình diễn Tầng trình diễn chịu trách nhiệm về cung cấp giao diện cho nhiều loại người dùng khác nhau, có nhiệm vụ tiếp nhận các yêu cầu, dữ liệu từ người dùng, có thể định dạng nó theo những qui tắc đơn giản (dùng các ngôn ngữ Script) và gọi các component thích hợp từ tầng Business Logic để xử lý các yêu cầu. Kết quả sau xử lý được trả lại cho người dùng. Tầng ứng dụng và Web server Là môi trường hoạt động của CMS , là nơi chứa phần mềm trang thông tin điện tử điều hành tác nghiệp. Là đầu mối tiếp nhận và xử lý yêu cầu của người dùng đầu cuối, phân tích, tiền xử lý yêu cầu và chuyển yêu cầu đã xử lý cho phần ứng dụng tương ứng xử lý. Tầng này bao gồm 2 thành phần chính: Web server: bao bên ngoài phần mềm CMS ĐH (framework CMS), đảm nhận nhiệm vụ đón các yêu cầu từ tầng trình diễn (yêu cầu phía client), đóng gói kết quả trả về cho phía client. Web server đồng thời có nhiệm vụ thực thi các thành phần điều khiển trình diễn của ứng dụng chủ cũng như thực thi các modules giao tiếp với các Server khác (E-mail server, LDAP server). Ngoài ra, Web server cũng là lớp bao bọc, ngăn chặn sự tấn công trái phép vào các ứng dụng hoạt động bên trong nó, bao gồm CMS ĐH. CMS : được xây dựng trên framework CMS, bao gồm các thành phần cơ bản được gắn kết chặt chẽ với nhau phục vụ cho việc tích hợp đa chiều các nguồn thông tin và dịch vụ, cho phép quản lý điều phối các nguồn thông tin, dịch vụ này nhằm mục đích đưa được thông tin, dịch vụ hữu ích nhất cho người sử dụng, đúng theo nhu cầu và đặc điểm của người sử dụng đó, cung cấp các ứng dụng, thực hiện các quy trình xử lý nghiệp vụ và điều khiển. CMS bao gồm thành phần chính sau: Khối quản lý và xác thực người dùng. Khối này bao gồm các các chức năng cơ bản liên quan đến việc đăng ký, quản lý tài khoản (tạo mới, sửa đổi, xóa, ...) của người sử dụng hoặc nhóm người sử dụng. Với quan điểm thông tin và dịch vụ chỉ được truy nhập bởi người dùng hợp lệ, CMS ĐH của cần thiết duy trì hệ thống kiểm tra và xác thực người dùng truy cập. Thêm nữa để tránh cho người dùng phải nhớ quá nhiều tên và mật khẩu khi truy nhập tài nguyên của mình, CMS ĐH của cũng cài đặt khả năng xác thực một cửa theo đó người sử dụng (đã được đăng ký và có tài khoản) chỉ cần đăng nhập một lần, nhưng có thể truy cập tới thông tin và dịch vụ (theo quyền truy cập) có trên CMS ĐH. Khối quản lý nội dung thông tin. Để giảm thiểu tình trạng quá tải thông tin của người sử dụng, thông tin cần được quản lý bởi CMS ĐH của phải được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề (topics, subtopics, ...) sao cho người dùng có thể nhanh chóng tìm thấy thông tin mà mình cần. Trong mục quản lý nội dung còn có các chức năng xuất bản thông tin bao gồm các bước tạo, phê duyệt và xuất bản thông tin, nhưng do vai trò quan trọng của khối này nên đã tách riêng. Khối quản lý các công cụ trao đổi thông tin. Khối này cung cấp và thực hiện quản lý các phần mềm công cụ (được cung cấp đi kèm với CMS) nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin 2 chiều giữa lãnh đạo và chuyên viên trong quá trình xử lý công việc. Khối xuất bản thông tin. Khối này cung cấp các chức năng cơ bản thể hiện qui trình xuất bản thông tin với sự tham gia của các bộ phận khác nhau như: tạo lập, biên tập nội dung bằng một hệ soạn thảo văn bản, và phê duyệt xuất bản. Khối tích hợp ứng dụng. Cung cấp các giao thức chuẩn, mà thông qua đó các ứng dụng được tích hợp vào CMS ĐH của , hoặc tạo lập các mối liên kết (links) với các CMS khác. Khối tìm kiếm thông tin. Với việc cài đặt một công cụ tìm kiếm nhanh thông tin trên CMS ĐH của , người dùng có khả năng tìm kiếm nhanh thông tin thông qua việc mô tả thông tin mà họ cần tìm dưới dạng các từ khoá hoặc tổ hợp các từ khoá. Khối dịch vụ Web. Khối này bao gồm một số dịch vụ web (Web Services) nhằm tạo ra các tiện ích hay thực hiện một số chức năng của CMS ĐH. Tầng cơ sở dữ liệu Bao gồm các hệ thống CSDL lưu trữ dữ liệu chính của CMS, CSDL chuyên ngành và CSDL tích hợp sẵn sàng phục vụ cho các hoạt động truy cập, xử lý, kết xuất và trình diễn thông tin ở các tầng trên. Cụ thể: CSDL CMS: gồm hệ thống CSDL chính của CMS phục vụ lưu trữ các thông tin dữ liệu về cấu hình, các tham số của hệ thống, dữ liệu người dùng, dữ liệu bản tin, các thông tin, dữ liệu phục vụ điều hành tác nghiệp,… Các CSDL này được liên thông với nhau và tạo thành một hệ thống phục vụ điều hành, tác nghiệp theo hướng QLHCNN. CSDL chuyên ngành: là hệ thống các CSDL phục vụ quản lý một lĩnh vực hoặc đối tượng đặc thù của Đơn vị. Đây cũng chính là hệ thống CSDL Quốc gia phục vụ một ngành dọc liên quan đến Đơn vị. Khi có yêu cầu, hệ thống sẵn sàng cho việc kết xuất và tổng hợp thông tin để cung cấp cho CMS ĐH. CSDL tích hợp: đây là hệ CSDL của CMS ĐH và các hệ thống khác cần liên thông dữ liệu với nhau. Hệ CSDL hoạt động theo cơ chế LDAP, cho phép tích hợp thông tin hệ thống của các hệ CSDL nền khác nhau. Công nghệ nền tảng Giải pháp CMS được phát triển trên các công nghệ tiên tiến, các công cụ và ngôn ngữ lập trình mạnh, phần dưới đây tóm lược các công nghệ, ngôn ngữ lập trình, môi trường phát triển CMS và mô hình tổng quan trên nền kiến trúc J2EE: Framework mã nguồn mở: uCms. Công nghệ và ngôn ngữ lập trình: Java, XML/XSL, J2EE, Web services,… Hệ điều hành : Windows family, Unix, Linux. Java Virtual Machine: Jdk 1.3+ Java Servlet Container: Tomcat, Jetty, Resin, iPlanet, WebSphere, Weblogic. Webserver: Apache. Hệ quản trị CSDL: PostgreSQL, MySQL, MS SQL Server, Oracle, … Directory server: OpenLDAP, iPlanet, Netscape Directory Server. Trình duyệt web: MS Internet Explorer 6, Nescape 5 trở lên. Mô hình kiến trúc phân tầng của CMS trên nền J2EE Với việc áp dụng framework và các nền tảng công nghệ tiên tiến nêu trên, giải pháp CMS cho phép vận hành độc lập trên các hệ điều hành khác nhau và tương thích với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau. Cung cấp một giải pháp phần mềm khung với độ ổn định và tính mở cao, luôn sẵn sàng cho v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0317.doc
Tài liệu liên quan